Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản của bò h’mông nuôi tại huyện đồng văn tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.27 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN XUÂN VŨ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN
CỦA BÒ H'MÔNG NUÔI TẠI HUYỆN ĐỒNG VĂN,
TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 62.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Huê Viên

THÁI NGUYÊN - 2012


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
các tài liệu tham khảo trích dẫn trong Luận văn đều có nguồn gốc xuất xứ
thực tế và đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2012
Tác giả luận văn


Trần Xuân Vũ


ii

LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới: PGS.TS. Trần Huê Viên người hướng dẫn khoa học đã tận
tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh đạo và tập thể các thầy cô
trong Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Các thầy cô trong Khoa Chăn
nuôi – Thú Y của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã dạy dỗ, hướng
dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin bày tỏ lòng cảm ơn tới ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công
nhân viên Trung tâm Giống gia súc và cây trồng Phố Bảng Đồng Văn, Trạm
thụ tinh nhân tạo bò Quyết Tiến, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, khích lệ và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên
khuyến khích tôi hoàn thành luận văn này./.

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2012
Tác giả luận văn

Trần Xuân Vũ


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. ix
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................. 3

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm sinh sản của bò cái ................................................................. 3
1.1.1.1 Hoạt động chu kỳ tính........................................................................... 3
1.1.1.2. Tuổi phối giống lần đầu ..................................................................... 11
1.1.1.3. Tuổi đẻ lứa đầu.................................................................................. 11
1.1.1.4. Thời gian hồi phục của tử cung sau khi đẻ ........................................ 12
1.1.1.5. Thời gian động dục lại sau khi đẻ ..................................................... 13
1.1.1.6. Thời gian phối giống có chửa sau khi đẻ ......................................... 14
1.1.1.7. Khoảng cách lứa đẻ........................................................................... 14
1.1.1.8. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bò cái.............. 15
1.1.2. Đặc điểm sinh sản của bò đực............................................................... 17
1.1.2.1. Đặc điểm của tinh trùng bò ................................................................ 17
1.1.2.2. Đặc điểm lý hoá học của tinh trùng .................................................. 20
1.1.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá số lượng và chất lượng tinh dịch............... 21
1.1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh dịch.............. 26
1.1.3. Một số đặc điểm về sinh trưởng và sinh sản của bò H’Mông.................. 28
1.1.3.1. Đặc điểm sinh trưởng của bò H’Mông................................................ 28



iv
1.1.3.2. Đặc điểm sinh sản của bò H’Mông ...................................................... 29
1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi bò ở trong và ngoài nước ........................... 29
1.2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi bò ở nước ngoài...................................... 29
1.2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi bò ở Việt Nam ........................................ 30
1.3. Khái quát một số đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang............................................................. 34
1.3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 34
1.3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 34
1.3.1.2. Địa hình .............................................................................................. 34
1.3.1.3. Khí hậu thủy văn ................................................................................ 34
1.3.1.4. Giao thông, thủy lợi ........................................................................... 35
1.3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ....................................................................... 36
1.3.2.1. Một số chỉ tiêu về kinh tế đã đạt được trong năm 2011 .................... 36
1.3.2.2. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ........................................................ 36
1.3.2.3. Tình hình đời sống xã hội .................................................................. 36
1.3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp............................................................ 37
1.3.3.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt................................................... 37
1.3.3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi .................................................. 40
1.3.3.3. Công tác thú y .................................................................................... 42
1.3.4. Một số thuận lợi và khó khăn của huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang............. 43
1.3.4.1. Thuận lợi ............................................................................................ 43
1.3.4.2. Khó khăn ............................................................................................ 43
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 45

2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 45
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu................................................................ 45

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 45
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 45
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 45


v
2.3.1. Thực trạng tình hình phát triển đàn bò H’Mông tại huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang ................................................................................. 45
2.3.2. Đặc điểm sinh sản của bò cái H’Mông ................................................ 45
2.3.3. Đặc điểm sinh sản của bò đực H’Mông.............................................. 46
2.4. Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu............................................... 46
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 46
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 48
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 49

3.1. Kết quả khảo sát thực trạng tình hình phát triển đàn bò H’Mông tại
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang............................................................. 49
3.1.1. Khảo sát số lượng đàn bò của huyện Đồng Văn năm 2011.................. 49
3.1.2. Đánh giá sự biến động về số lượng và sự phân bố đàn bò
H’Mông tại huyện Đồng Văn (từ năm 2009 - 2011) .............................. 51
3.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh sản của bò cái H’Mông .................... 53
3.2.1. Tuổi phối giống lần đầu ........................................................................ 53
3.2.2. Tuổi đẻ lứa đầu...................................................................................... 56
3.2.3. Thời gian phối giống có chửa sau khi đẻ .............................................. 58
3.2.4. Khoảng cách lứa đẻ............................................................................... 60
3.2.5. Khả năng thụ thai và tỷ lệ đẻ toàn đàn.................................................. 62
3.3. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản của bò đực H’Mông ....... 64
3.3.1. Chu vi bìu dái của bò đực H’Mông....................................................... 64
3.3.2. Màu sắc tinh dịch của bò đực giống H’Mông....................................... 66
3.3.3. Khả năng sản xuất tinh của bò đực giống H’Mông .............................. 67

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 76

1. Kết luận ....................................................................................................... 76
2. Tồn tại ......................................................................................................... 76
3. Đề nghị ........................................................................................................ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 78


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tên đầy đủ

Chữ viết tắt
A

Hoạt lực tinh trùng

C

Nồng độ tinh trùng

Ca

Can xi

cm

Centimet


CS

Cộng sự

Cv%

Hệ số biến dị

DNA

A xít đề oxy ribo nucleic

ĐVT

Đơn vị tính

FSH

Follicle Stimulating Hormone

GnRH

Gonadotropin Releasing Hormone

HF

Holstein Friesian

HSP


Hệ số phối

K

Kali

K

Tỷ lệ kỳ hình

kg

Kylogam

LH

Luteinizing Hormone

m

Mét

ml

Mililit

mm

Milimet


n

Dung lượng mẫu nghiên cứu

Na

Natri

NST

Nhiễm sắc thể

P

Phốt pho

PTDTNT

Phổ thông dân tộc nội trú


vii

Scyt I

Tinh bào cấp I (Spermatocyte)

Scyt II


Tinh bào cấp II (Spermatocyte)

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TLĐTĐ

Tỷ lệ đẻ toàn đàn

TLTT LPĐ

Tỷ lệ thụ thai lần phối đầu

TLTTTĐ

Tỷ lệ thụ thai toàn đàn

TTGDTX

Trung tâm giáo dục thường xuyên

V

Lượng tinh


x

Trung bình cộng

mx

Sai số của số trung bình


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Số lượng đàn bò năm 2005 và phân bố đàn bò theo vùng sinh thái...... 31
Bảng 1.2: Số lượng và quy mô trang trại bò phân bố theo vùng trong cả nước . 31
Bảng 3.1: Số lượng đàn bò của huyện Đồng Văn (năm 2011) ....................... 50
Bảng 3.2: Số lượng và sự phân bố đàn bò H’Mông tại huyện Đồng Văn (từ
năm 2009 - 2011) ......................................................................... 52
Bảng 3.3: Tuổi phối lần đầu của bò cái cái H’Mông tại Đồng Văn.............. 54
Bảng 3.4: Tuổi đẻ lứa đầu của bò cái cái H’Mông........................................ 56
Bảng 3.5: Thời gian phối giống có chửa sau khi đẻ của bò cái H’Mông ..... 58
Bảng 3.6: Khoảng cách lứa đẻ của bò cái H’Mông....................................... 60
Bảng 3.7: Khả năng thụ thai và tỷ lệ đẻ toàn đàn.......................................... 63
Bảng 3.8: Chu vi bùi dái của bò đực H’Mông qua các độ tuổi..................... 65
Bảng 3.9: Màu sắc tinh dịch bò đực giống H’Mông ..................................... 67
Bảng 3.10: Khả năng sản xuất tinh của bò đực giống H’Mông .................... 68


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 1: Các giai đoạn của chu kỳ động dục ở bò ............................................. 5
Hình 2: Các liên hệ trong trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng ................. 7
Hình 3: Biến đổi hàm lượng các hormone trong chu kỳ động dục của bò cái . 8
Hình 4: Các hormone và sự kiện chính trong các giai đoạn của chu kỳ động dục ...9
Hình 5: Những biến đổi về nội tiết, sinh lý và hành vi liên quan đến hiện
tượng động dục ở bò cái, .................................................................... 9
Hình 6: Các sóng phát triển noãn bao trong một chu kỳ tính ......................... 10
Hình 7: Vi cấu trúc của tinh trùng bò.............................................................. 20
Hình 8: Các dạng kỳ hình phổ biến của tinh trùng ......................................... 24
Biểu đồ 3.1: Số lượng bò H’Mông tại huyện Đồng Văn (từ năm 2009 - 2011)... 53
Biểu đồ 3.2: Tuổi phối lần đầu của bò cái cái H’Mông tại Đồng Văn............ 55
Biểu đồ 3.3: Tuổi đẻ lứa đầu của bò cái cái H’Mông ..................................... 57
Biểu đồ 3.4: Thời gian phối giống có chửa sau khi đẻ của bò cái H’Mông ... 59
Biểu đồ 3.5: Khoảng cách lứa đẻ của bò cái H’Mông .................................... 61
Biểu đồ 3.6: Chu vi bùi dái của bò đực H’Mông qua các độ tuổi .................. 65


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển mạnh
mẽ, cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước thu nhập của người dân ngày
càng được nâng lên, nhu cầu về thịt trên thị trường cũng tăng lên đáng kể, đặc
biệt là loại thịt có hàm lượng dinh dưỡng cao và được chăn nuôi theo hình thức
tự nhiên đang được người tiêu dùng rất ưu chuộng.
Xuất phát từ nhu cầu thị trường người tiêu dùng, mà người chăn nuôi
cũng bắt đầu quan tâm đến những giống gia súc, gia cầm bản địa vốn có khả
năng thích nghi cao và chất lượng thịt thơm, ngon.
Bò H’Mông được nuôi tại huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang là địa

phương có điều kiện tự nhiên và môi trường không khí rất trong lành, ở độ
cao trên 1000m so với mặt nước biển, trong các thôn bản của đồng bào tộc
người H’Mông. Do được nuôi trong điều kiện môi trường với nguồn thức ăn
chủ yếu là cây cỏ tự nhiên và nguồn nước uống tinh khiết từ các suối nguồn và
nước mưa tự nhiên của vùng núi Cao nguyên đá Đồng Văn, nên sản phẩm thịt
đảm bảo được chất lượng, không có tồn dư kháng sinh, không có hormone sinh
trưởng và đảm bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh.
Tuy nhiên, việc phát triển đàn bò H’Mông tại địa phương còn mang
tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa có các mô hình chăn nuôi lớn dẫn đến hiệu quả kinh
tế đem lại từ chăn nuôi còn thấp. Bên cạnh đó cho đến nay chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách hệ thống về đặc điểm, khả năng sinh trưởng, khả
năng sản xuất của giống bò H’Mông nuôi tại huyện Đồng Văn. Với những lý
do trên chúng tôi tiến hành triển khai đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm
sinh sản của bò H’Mông nuôi tại huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang”.


2

2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được thực trạng về số lượng, sự phân bố của giống bò
H’Mông hiện nay tại huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang.
- Đánh giá được đặc điểm, khả năng sinh sản của giống bò H’Mông
nuôi tại huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang.
- Góp phần thúc đẩy, khai thác và phát triển nguồn gen giống bò
H’Mông tại huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang có hiệu quả và bền vững.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
+ Đóng góp thêm thông tin số liệu về thực trạng tình hình chăn nuôi,
đặc điểm và khả năng sinh sản của giống bò H’Mông, làm cơ sở để xây dựng
kế hoạch, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi, khai thác và phát triển

giống bò H’Mông tại địa phương.
+ Kết quả của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ công
tác nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất.
- Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu đánh giá khả năng sinh sản của đàn bò H’Mông nuôi
tại huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang là cơ sơ để đề ra các giải pháp góp phần
thúc đẩy việc nhân rộng và phát triển đàn bò H’Mông cho địa phương nói
riêng và các huyện của tỉnh Hà Giang nói chung.


3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Đặc điểm sinh sản của bò cái
1.1.1.1 Hoạt động chu kỳ tính
a. Sự thành thục tính dục
Trong quá trình trưởng thành một con đực hoặc cái đạt được mức thành
thục về tính dục là khi chúng có khả năng sản sinh giao tử và biểu hiện đầy đủ
các hệ quả tập tính sinh dục. Ở con cái thành thục về tính là lúc bộ máy sinh
sản đã đủ phát triển, sản sinh ra tế bào trứng có khả năng thụ tinh và mang
thai (Kunitada, 1992) [36].
Gia súc sau khi sinh ra, cơ thể tiếp tục sinh trưởng, phát triển. Đến một
giai đoạn nhất định con vật có những biến đổi, chuẩn bị cho việc sản sinh ra
các giao tử hoạt động, thời kỳ này gọi là dậy thì. Tiếp theo, khi mà hoạt động
sinh sản đã hội tụ đầy đủ các yếu tố để sản sinh ra đời sau - đó là sự "thành
thục" về tính dục (Nguyễn Đức Hùng và CS, 2003)[11].
Một cơ thể thành thục về tính khi bộ máy sinh dục của cơ thể đã phát

triển căn bản hoàn thiện. Dưới tác động của thần kinh, nội tiết tố, con vật xuất
hiện các hiện tượng của hưng phấn sinh dục (các phản xạ về sinh dục), khi đó
có các noãn bào chín và tế bào trứng rụng (Trần Tiến Dũng và CS, 2002)[6].
Ở bê một tháng tuổi trên buồng trứng đã xuất hiện nang trứng nhưng bê
cái không động dục, trứng không rụng cho tới khi bê cái được 8 - 11 tháng
tuổi. Có đến 70% chu kì động dục đầu tiên của bò cái tơ không biểu hiện rõ
dấu hiệu mặc dù chúng có rụng trứng và hình thành thể vàng.
Lần động dục tiếp theo, biểu hiện động dục rõ ràng và mạnh mẽ hơn.
Tuổi thành thục về sinh dục ở bò khoảng 8 - 12 tháng và phụ thuộc vào nhiều


4

yếu tố, đặc biệt là dinh dưỡng. Giống bò có thể vóc lớn thành thục về tính
muộn hơn bò giống nhỏ con.
Trong điều kiên nuôi dưỡng tốt bò cái thành thục về tính sớm hơn so với
điều kiện nuôi dưỡng kém (Đinh Văn Cải và Nguyễn Ngọc Tấn, 2007) [2].
Các giống bò khác nhau thì thời gian thành thục về tính cũng khác
nhau. Các giống bò có tầm vóc nhỏ thành thục sớm hơn giống bò có tầm vóc
lớn (Nguyễn Xuân Tịnh và CS, 1996) [20].
Biểu hiên động dục lần đầu xuất hiện ở những con bò tơ hướng sữa
thường sớm hơn so với những con thuộc các giống hướng thịt. Bò sữa ôn đới
có tuổi xuất hiện động dục lần đầu tiên vào khoảng 10 tháng tuổi (4 - 18
tháng), sớm hơn so với các giống bò nhiệt đới (18 - 24 tháng tuổi), (Nguyễn
Xuân Trạch, 2003) [21].
b. Chu kỳ tính
Khi gia súc thành thục về tính thì cơ thể con cái đặc biệt cơ quan sinh
dục có biến đổi kèm theo sự rụng trứng. Sự phát triển của trứng dưới sự điều
tiết của hormone thuỳ trước tuyến yên làm cho trứng chín và rụng một cách
có chu kỳ và biểu hiện bằng những triệu chứng động dục theo chu kỳ, được

gọi là chu kỳ tính. Thời gian 1 chu kỳ tính là từ lần rụng trứng trước đến lần
rụng trứng sau (Nguyễn Xuân Tịnh và CS, 1996) [20].
Sau khi thành thục tính dục, gia súc cái bắt đầu có hoạt động sinh sản.
Dưới sự điều hoà của hormone tuyến yên, nang trứng tăng trưởng, thành thục
(chín) và rụng trứng, kèm theo nó là sự biến đổi toàn thân và cơ quan sinh dục
được biểu hiện ra các triệu chứng đặc biệt, gọi là triệu chứng động dục. Quá
trình này được lặp đi, lặp lại trong một khoảng thời gian nhất định, được gọi
là chu kỳ động dục. (Nguyễn Đức Hùng và CS, 2003) [11].
Thời gian của một chu kỳ động dục ở bò trung bình là 21 ngày, dao
động trong khoảng 18 - 24 ngày. Nhiều nhà nghiên cứu đã chia chu lỳ động


5

dục của bò thành 4 giai đoạn (Hình 1) với những đặc trưng cơ bản như sau:

Hình 1: Các giai đoạn của chu kỳ động dục ở bò
- Tiền động dục: Đây là giai đoạn diễn ra ngay trước khi động dục,
trong giai đoạn này trên buồng trứng một noãn bao lớn bắt lớn nhanh (sau khi
thể vàng của chu kỳ trước bị thoái hoá). Vách âm đạo dày lên, đường sinh dục
tăng sinh, xung huyết. Các tuyến sinh dục phụ tăng tiết dịch nhờn trong suốt,
khó đứt, âm môn hơi bóng mọng, cổ tử cung hé mở, bò bỏ ăn, hay kêu rống
và đái rắt, nhưng chưa chịu đực.
- Động dục: Đây là một thời kỳ ngắn biểu hiện hiện tượng "chịu đực"
của bò cái. Thời gian chịu đực dao động trong khoảng 6 - 30 giờ, bò tơ trung
bình 12 giờ, bò cái sinh sản 18 giờ. Lúc này niêm dịch chảy ra nhiều, càng về
cuối càng trắng đục như hồ nếp, độ keo dính tăng, âm môn màu hồng đỏ,
càng về cuối càng thẫm, cổ tử cung mở rộng, hồng đỏ, thời điểm này bò chịu
đực cao độ.
- Hậu động dục: Tính từ lúc con vật thôi chịu đực đến khi cơ quan sinh

dục trở lại trạng thái bình thường (khoảng 5 ngày). Con cái thờ ơ với con đực
và không cho giao phối, niêm dịch trở thành bã đậu. Sau khi thôi chịu đực 10
- 12 giờ thì rụng trứng. Khoảng 70% số lần rụng trứng vào ban đêm, có


6

khoảng 50% bò cái và 90% bò tơ bị chảy máu trong giai đoạn này.
- Giai đoạn yên tĩnh: Đây là giai đoạn yên tĩnh giữa các chu kỳ động
dục được đặc trưng bởi sự tồn tại của thể vàng (corpus luteum). Nếu không có
chửa thì thể vàng sẽ thành thục khoảng 8 ngày sau khi rụng trứng và tiếp tục
hoạt động (tiết progesteron) trong vòng 8 - 9 ngày nữa và sau đó thoái hoá,
lúc đó một giai đoạn tiền động dục của một chu kỳ mới lại bắt đầu.
Nếu trứng được thụ tinh thì giai đoạn này được thay thế bằng thời kỳ
mang thai (thể vàng tồn tại và tiết progesteron), đẻ và một thời kỳ không có
hoạt động chu kỳ sau khi đẻ trước khi bò cái trở lại có hoạt động chu kỳ tiếp
(Nguyễn Xuân Trạch, 2003) [21].
c. Điều hoà chu kỳ tính
Chu kỳ tính (chu kỳ động dục) của bò cái diễn ra rất phức tạp bao gồm
các quá trình liên hệ với nhau từ những biến đổi sinh lý bên trong buồng trứng,
các cơ quan của bộ máy sinh dục và những biểu hiện ra bên ngoài, chi phối cả
hoạt động của bò cái trong thời gian động dục. Các quá trình phức tạp này được
Nguyễn Xuân Trạch và CS, (2003) [21] phân tích rất cụ thể như sau:
- Liên hệ thần kinh - nội tiết giữa vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng:
Hoạt động sinh dục của bò cái được điều hoà sự phối hợp thần kinh - nội tiết
trong trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng (Hình 2). Vùng dưới đồi
(Hypothalamus) tiết GnRH (Gonadtropin Releasing Hormone). GnRH tác
động làm chuyển đổi thông tin thần kinh trong não thành tín hiệu nội tiết để
kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết FSH (Follicle Stimulating Hormone) và
LH (Luteinizing Hormone). FSH và LH được tiết vào hệ tuần hoàn chung và

được đưa đến buồng trứng, kích thích buồng trứng phân tiết estrogen,
progesteron và inhibin.
Các hormone buồng trứng cũng ảnh hưởng đến việc tiết GnRH, FSH và


7

LH thông qua cơ chế tác động ngược. Progesteron chủ yếu tác động lên vùng
dưới đồi để ức chế tiết GnRH, trong khi đó estrogen tác động lên thuỳ trước
tuyến yên để điều tiết FSH và LH. Inhibin chỉ kiểm soát (ức chế) việc tiết FSH.

Progesteron

Hình 2: Các liên hệ trong trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng
- Điều hoà hoạt động chu kỳ tính và động dục: Chu kỳ động dục ở bò
cái có liên quan đến những sự kiện kế tiếp nhau trong buồng trứng, tức là sự
phát triển noãn bao, rụng trứng, sự hình thành và thoái hoá của thể vàng, dẫn
đến hiện tượng động dục. Các sự kiện này được điều hoà bởi trục dưới đồi tuyến yên - buồng trứng thông qua các hormone (Hình 2). Những biến đổi
hàm lượng các hormone trong chu kỳ động dục của bò cái được phác hoạ ở (Hình 3).
Trước khi động dục xuất hiện (tiền động dục), dưới tác dụng của FSH do
tuyến yên tiết ra, một nhóm noãn bao buồng trứng phát triển nhanh chóng và sinh
tiết estradiol với số lượng tăng dần. Estradiol kích thích huyết mạch và tăng
trưởng của tế bào đường sinh dục để chuẩn bị cho quá trình giao phối và thụ tinh.
FSH cùng với LH thúc đẩy sự phát triển của noãn bao đến giai đoạn cuối.
Khi hàm lượng estradiol trong máu cao sẽ kích thích thần kinh gây ra
hiện tượng động dục. Sau đó (hậu động dục) trứng sẽ rụng sau một đợt sóng
tăng tiết LH (LH surge) từ tuyến yên. Sóng này hình thành do hàm lượng
estradiol trong máu cao kích thích vùng dưới đôì tăng tiết GnRH. Sóng LH



8

cần cho sự rụng trứng và hình thành thể vàng vì nó kích thích trứng chín, làm
tăng hoạt lực các enzyme phân giải protein để phá vỡ các mô liên kết trong
vách noãn bao, kích thích noãn bao tổng hợp prostaglandin là chất có vai trò
rất quan trọng trong việc làm vỡ noãn bao và tạo thể vàng.
Sau khi trứng rụng thể vàng được hình thành trên cơ sở các tế bào ở đó
được tổ chức lại và bắt đầu phân tiết progesteron. Hormone này ức chế sự
phân tiết gonadotropin của tuyến yên thông qua hiệu ứng ức chế ngược, do đó
mà ngăn cản động dục và rụng trứng cho đến chừng nào mà thể vàng vẫn còn
hoạt động (pha thể vàng của chu kỳ).

Hình 3: Biến đổi hàm lượng các hormone trong chu kỳ động dục
của bò cái (Nguyễn Xuân Trạch và CS, 2003) [21]
Tuy nhiên, trong pha thể vàng (luteal phase) các hormone FSH và LH
vẫn được tiết ở mức cơ sở (tonic) dưới kích thích cuả GnRH và ức chế ngược
của các hormone steroid và inhibin từ các noãn bao đang phát triển. FSH ở
mức cơ sở (thấp) này kích thích sự phát triển của các noãn bao buồng trứng
và kích thích chúng phân tiết inhibin. Mức LH cơ sở cùng với FSH cần cho sự
phân tiết estradiol từ các noãn bao lớn và progesteron từ thể vàng trong thời
kỳ yên tĩnh của chu kỳ.


9

Hình 4: Các hormone và sự kiện chính trong các giai đoạn của
chu kỳ động dục (Nguyễn Xuân Trạch và CS, 2003) [21]
Diễn biến nồng độ các hormone chính trong chu kỳ động dục được thể
hiện trong Hình 3. Vai trò của các hormone và các sự kiện chính diễn ra trong
giai đoạn khác nhau của chu kỳ động dục được thể hiện trong Hình 4. Những

biến đổi về nội tiết sinh lý và hành vi liên quan đến hiện tượng động dục được
phác hoạ ở Hình 5.

Hình 5: Những biến đổi về nội tiết, sinh lý và hành vi liên quan đến
hiện tượng động dục ở bò cái (Jainudeen và CS., 1993,
trích theo Nguyễn Xuân Trạch và CS, 2006) [23]


10

Thực ra trong mỗi chu kỳ động dục không phải chỉ có một noãn bao
phát triển mà có nhiều noãn bao phát triển theo từng đợt sóng với khoảng
cách đều nhau. Đối với bò thường có 2 - 3 đợt sóng/chu kỳ. Mỗi đợt sóng
như vậy được đặc trưng bởi một số noãn bao có nang nhỏ cùng bắt đầu
phát triển, sau đó 1 noãn bao được chọn thành noãn bao trội, noãn bao trội
này sẽ ức chế sự phát triển tiếp theo của các noãn bao cùng phát triển còn
lại trong nhóm đó. Sự ức chế của noãn bao trội này thông qua inhibin do nó
tiết ra làm ức chế tiết FSH của tuyến yên. Tuy nhiên, chừng nào còn có mặt
của thể vàng (hàm lượng progesteron trong máu cao) thì noãn bao trội
không cho trứng rụng được mà bị thoái hoá và một đợt sóng phát triển noãn
bao mới lại bắt đầu (Hình 6).

Hình 6: Các sóng phát triển noãn bao trong một chu kỳ tính
(Ginther và CS, 1989, trích theo Nguyễn Xuân Trạch và CS, 2006 [23])
Nếu trứng rụng của chu kỳ trước không được thụ thai thì đến ngày 17 18 của chu kỳ nội mạc tử cung sẽ tiết prostaglandin F2 alpha, hormone này có
tác dụng làm tiêu thể vàng và kết thúc pha thể vàng của chu kỳ. Noãn bao trội
nào có mặt tại thời điểm này sẽ có khả năng cho trứng rụng nhờ có hàm lượng
progesteron trong máu thấp.



11

Việc giảm hàm lượng progesteron sau khi tiêu thể vàng làm tăng mức
độ và tần số tiết GnRH và do đó mà tăng tiết FSH của tuyến yên. Kết quả là
noãn bao tiền rụng trứng (trội) tăng sinh tiết estradiol và gây ra giai đoạn tiền
động dục (pha noãn bao) của một chu kỳ mới.
Tuy nhiên, nếu trứng rụng trước đó đã được thụ tinh thì thể vàng không
tiêu biến và không có trứng rụng tiếp. Thể vàng trong trường hợp này sẽ tồn
tại cho đến gần cuối thời gian có chửa để duy trì tiết progesteron cần cho quá
trình mang thai. Thể vàng thoái hoá trước khi đẻ và chỉ sau khi đẻ hoạt động
chu kỳ của bò cái mới dần dần dược hồi phục.
1.1.1.2. Tuổi phối giống lần đầu
Trong chăn nuôi bò cái sinh sản thì chỉ tiêu tuổi phối giống lần đầu ảnh
hưởng tới khả năng sinh sản của chúng. Tuổi phối giống lần đầu quyết định
tới tuổi đẻ lứa đầu. Nên khi tuổi phối giống lần đầu quá sớm, sẽ gây ảnh
hưởng tới khối lượng bê con sinh ra, bò mẹ khó đẻ do khung xương chậu
chưa phát triển hoàn thiện và kìm hãm sự phát triển của thể vóc, thậm chí ảnh
hưởng tới cả tuổi sử dụng của bò cái. Còn khi phối giống lần dầu quá muộn,
có thể do dinh dưỡng quá thiếu khi gia súc đang trong thời kỳ sinh trưởng,
phát dục gây ảnh hưởng tới khả năng thành thục, kéo dài tuổi phối giống lần
đầu và tuổi đẻ lứa đầu.
Đối với bò sữa do khả năng thành thục sớm nên tuổi phối giống lần đầu
thường sớm. Theo (Nguyễn Văn Đức và CS, 2008) [6] nghiên cứu trên đàn bò
Holstein Friesian nuôi tại Mộc Châu có tuổi phối giống lần đầu 18,71 ± 4,43
tháng. Chỉ tiêu này thường muộn hơn đối với bò Brahman. (Hoàng Văn Trường
và Nguyễn Tiến Vởn, 2008) [24] nghiên cứu trên đàn bò Brahman nuôi trong
nông hộ ở Bình Định cho thấy tuổi phối giống lần đầu là 29,3 – 30,7 tháng.
1.1.1.3. Tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi đẻ lứa đầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả



12

năng sinh sản của gia súc cái. Tuổi đẻ lứa đầu được quyết định bởi tuổi phối
giống lần đầu. Tuy nhiên, tuổi đẻ lứa đầu còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
Di truyền, ngoại cảnh, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và phụ thuộc vào kết quả
của phối giống lần đầu, mà kết quả của phối giống lần đầu lại phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố như: Sự theo dõi động dục, thời điểm phối giống, kỹ thuật
phối. Do đó tuổi đẻ lứa đầu thường không ổn định, biến động lớn và kéo dài
do ảnh hưởng của các yếu tố trên.
Trong điều kiện nước ta, do ảnh hưởng của của khí hậu và chế độ dinh
dưỡng không hợp lý cho nên tuổi đẻ lứa đầu đối với bò thường cao. Theo
(Đinh Văn Tuyền và CS, 2008) [25] thì tuổi đẻ lứa đầu của bò Brahman nuôi
tại Thành Phố Hồ Chí Minh là 38,3 tháng (biến động từ 35 đến 49,5 tháng).
Tuổi đẻ lứa đầu của bò Brahman nuôi trong nông hộ ở Bình Định biến
động từ 43,1 đến 47,2 tháng (Hoàng Văn Trường và Nguyễn Tiến Vởn,
2008)[24]. Nghiên cứu trên đàn bò lai hướng sữa nuôi tại Ba Vì, (Tăng Xuân
Lưu và CS, 2000) [13] cho thấy tuổi thành thục sinh dục trung bình là 26,9
tháng (biến động 13,8 – 61 tháng), đẻ lứa đầu lúc 38,7 tháng (biến động 24 –
72 tháng). Đối với bò sữa Holstein Friesian (HF) thuần nuôi ở Lâm Đồng thì
tuổi phối giống lần đầu 16,84 ± 0,11 tháng, tuổi để lứa đầu 27,87 ± 0,52 tháng
(Nguyễn Xuân Trạch và CS, 2004) [22].
1.1.1.4. Thời gian hồi phục của tử cung sau khi đẻ
Tử cung của gia súc cái là một bộ phận của cơ quan sinh dục có khả
năng co giãn rất lớn. Trong thời gian mang thai khối lượng và kích thước
của tử cung được tăng lên gấp hàng chục lần so với bình thường. Sau khi đẻ,
tử cung lại có khả năng co rút trở lại kích thước và khối lượng gần như bình
thường, để rồi lại bắt đầu một chu kỳ sinh sản mới. Thời gian từ sau khi đẻ,
để tử cung hàn gắn các vết thương trong quá trình đẻ, vết thương tách núm
nhau và đào thải hết các hỗn dịch còn lại sau khi đẻ ra ngoài. Cùng với sự co



13

rút của cơ tử cung trở lại kích thước ban đầu đồng thời khôi phục lại chức
năng của tử cung, gọi là thời gian hồi phục của tử cung sau khi đẻ.
Kích thước tử cung của bò sau khi đẻ được hồi phục trở lại gần như
bình thường vào khoảng ngày thứ 30 nhưng cần khoảng 15 ngày nữa thì
trương lực tử cung mới được hồi phục hoàn toàn. Như vậy, quá trình hồi phục
tử cung của bò sau đẻ, nếu không có biến chứng, cần khoảng 45 ngày và đây
gọi là giai đoạn chờ phối chủ động. Vì thế, không nên phối giống cho bò
trước 45 ngày sau khi đẻ (Đinh Văn Cải và Nguyễn Ngọc Tấn, 2007) [2], sự
hồi phục của tử cung sau khi đẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Cá thể, điều
kiện chăm sóc nuôi dưỡng, quá trình đẻ, sự can thiệp khi đẻ và sự hộ lý chăm
sóc sau khi đẻ. Thời gian hồi phục của tử cung sau khi đẻ có ảnh hưởng quyết
định tới thời gian động dục lại sau khi đẻ và thời gian phối giống có chửa sau
khi đẻ, do đó ảnh hưởng tới khoảng cách giữa hai lứa đẻ và năng suất sinh sản
của bò cái.
1.1.1.5. Thời gian động dục lại sau khi đẻ
Sau khi đẻ, khi tử cung hay cơ quan sinh dục cái đã hồi phục hoàn toàn
thì gia súc bắt đầu vào một chu kỳ sinh sản mới bằng hiện tượng động dục.
Trong điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc hợp lý và tình trạng sức khoẻ bình
thường của gia súc cái thì thời gian động dục lại sau khi đẻ cũng đồng thời
với thời gian hồi phục của tử cung sau khi đẻ, hay nói cách khác thời gian
động dục lại sau khi đẻ phản ánh khả năng hồi phục của tử cung sau khi đẻ.
Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều yếu tố tác động đến làm cho thời gian
động dục lại sau khi đẻ bị kéo dài ra như: yếu tố thời tiết, khí hậu, điều kiện
nuôi dưỡng, chăm sóc hộ lý sau khi đẻ, tình trạng sức khoẻ và bệnh tật cũng
như các yếu tố bên trong cơ thể con vật (sự hoạt động không bình thường của
các tuyến nội tiết, của buồng trứng...) và đó cũng là nguyên nhân gây ra hiện

tượng vô sinh tạm thời.


14

Trong thực tế, sự phát hiện động dục trở lại sau khi đẻ đôi khi gặp khó
khăn, có thể do sự hồi phục chưa hoàn toàn của cơ quan sinh sản ở gia súc cái
hoặc do một nguyên nhân nào đó làm cho lần động dục trở lại sau khi đẻ có
biểu hiện không rõ dàng, động dục nhẹ (động dục ngầm) dẫn đến không phát
hiện được. Vì thế xác định thời gian động dục lại sau khi đẻ thường thiếu
chính xác.
1.1.1.6. Thời gian phối giống có chửa sau khi đẻ
Thời gian phối giống có chửa sau khi đẻ là một trong những chỉ tiêu
quan trọng đánh giá khả năng sinh sản của gia súc cái. Nó có ảnh hưởng lớn
nhất tới khoảng cách hai lứa đẻ, bởi thời gian mang thai của bò ít biến động
(Từ 275 - 285 ngày). Trong thực tế có những bò cái thời gian động dục lại sau
khi đẻ rất sớm khoảng 30 ngày, nhưng người ta cũng không cho phối giống
ngay mà đợi thêm 1 - 2 chu kỳ sau mới phối. Vì khi đó tỷ lệ thụ thai cao, hơn
nữa phải có thêm thời gian để cơ thể bò cái hồi phục hoàn toàn.
Trong điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, tình trạng sức khoẻ gia súc
cái bình thường, không bị mắc bệnh ở đường sinh dục, theo dõi động dục, kỹ
thuật phối giống tốt và tinh dịch đảm bảo thì thời gian phối giống có chửa sau
khi đẻ cũng đồng thời với thời gian phối giống lại sau khi đẻ. Nhưng trong
thực tế, thời gian phối giống có chửa sau khi đẻ thường bị kéo dài so với thời
gian phối lại sau khi đẻ do ảnh hưởng cuả những yếu tố trên.
1.1.1.7. Khoảng cách lứa đẻ
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ được tính từ lần đẻ lứa trước tới lần đẻ lứa
sau nó là thước đo khả năng sinh sản của gia súc một cách rõ rệt nhất, khoảng
cách giữa hai lứa đẻ ảnh hưởng đến toàn bộ thời gian cho sản phẩm, ảnh
hưỏng tới tổng số bê con sinh ra của bò mẹ.

Khoảng cách giữa hai lứa đẻ bằng khoảng thời gian phối giống lại có
chửa sau khi đẻ và thời gian mang thai. Thời gian mang thai của bò thường ổn


15

định, ít biến động (275 - 285 ngày) do đó khoảng cách giữa hai lứa đẻ phụ
thuộc lớn nhất vào thời gian phối giống có chửa sau khi đẻ.
Ngoài ra còn một nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất tới khoảng cách
giữa hai lứa đẻ đó là hiện tượng sẩy thai. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra
hiện tượng sẩy thai như: Bệnh sẩy thai truyền nhiễm (Brucelloris), chế độ
quản lý, chăm sóc, viêm nhiễm đường sinh dục, thời tiết khí hậu...
Như vậy, để có nhiều sản phẩm chăn nuôi (có nhiều bê; có nhiều sữa...)
và nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi, cần phải làm sao cho bò cái, trong
cả quãng đời của chúng, đẻ càng nhiều càng tốt, tức là phải rút ngắn khoảng
cách giữa các lứa đẻ. Không phát hiện kịp thời kỳ bò động dục trở lại sau khi
đẻ, chậm phối giống hoặc phối giống nhưng không thụ thai là những nguyên
nhân chủ yếu kéo dài khoảng cách giữa 2 lứa đẻ. Để rút ngắn thời gian chửa
lại sau khi đẻ thì cần phải nuôi dưỡng chăm sóc tốt để con vật sớm động dục
trở lại, đồng thời phải theo dõi phát hiện động hớn kịp thời và dẫn tinh với tỷ
lệ thụ thai cao (Nguyễn Xuân Trạch, 2003) [21].
1.1.1.8. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bò cái
a. Yếu tố di truyền
Các tính trạng sinh sản thường có hệ số di truyền (h2) thấp. Hầu hết các
biến đổi quan trọng quan sát thấy về khả năng sinh sản đều do ảnh hưởng của
điều kiện ngoại cảnh. Các giống khác nhau và ngay cả các cá thể thuộc cùng
một giống cũng có khả năng sinh sản khác nhau. Tuy nhiên hệ số di truyền về
khả năng sinh sản rất thấp, nên sự khác nhau về sinh sản chủ yếu là do ngoại
cảnh chi phối thông qua tương tác với cơ sở di truyền của từng giống và cá
thể. Những giống hay cá thể có khả năng thích nghi cao với khí hậu, chống đỡ

bệnh tật tốt trong một môi trường cụ thể sẽ cho khả năng sinh sản cao hơn
(Nguyễn Xuân Trạch, 2003) [21].


×