Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đề tài xây dựng bài giảng điện tử môn đại cương cơ sở văn hóa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.35 KB, 26 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
KHOA NGOẠI NGỮ
 fl 









Người thực hiện đề tài :
Ths. Lâm Ngọc Như Trúc



Vũng Tàu 2009
- 1 -





MỞ ĐẦU
- 2 -


1. Lí do chọn đề tài
Văn hoá Việt Nam vốn là sự kết tinh những giá trị truyền thống tốt đẹp


trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thế giới tự
nhiên. Đó còn là sự đúc kết giữa cuộc sống và thực tiễn đấu tranh dựng nước
và giữ nước của con người Việt Nam qua mấy nghìn năm lịch sử. Truyền
thống ấy luôn được giữ gìn và góp phần vào sự phát triển chung của nền văn
hoá thế giới. Văn hoá Việt Nam có vai trò to lớn trong việc bồi dưỡng trí tuệ,
đạo đức và tâm hồn người Việt Nam, xây dựng cho con người Việt Nam một
thế giới quan tốt đẹp, hướng con người tới những giá trị Chân, Thiện, Mỹ cao
đẹp.
Trong những năm gần đây, ở nước ta xuất hiện ngày càng nhiều những
hoạt động văn hoá. Nhu cầu thực tiễn xác định việc nâng cao tầm nhìn, tầm
hiểu biết về văn hoá là có thực. Trong nhiều trường hợp văn hoá được đề cập
như một lĩnh vực khoa học thực tiễn, vì một lẽ hiển nhiên là đất nước Việt
Nam đang ở vào giai đoạn phát triển cùng lúc những tiềm năng kinh tế, tiềm
năng văn hoá, tiềm năng du lịch… Các cuộc cách mạng khoa học công nghệ,
cách mạng khoa học xã hội… đòi hỏi con người trong xã hội hiện đại phải có
kiến thức toàn diện trên nhiều lĩnh vực mà trong đó, văn hoá có vai trò quan
trọng. Văn hoá vừa là động lực, vừa là hệ quả quá trình “sống” của con người
trong lịch sử dân tộc. Sự hiểu biết về văn hoá dân tộc và lối sống văn hoá sẽ
giúp con người điều chỉnh chính mình cùng với sự phát triển của xã hội.
Chính vì lẽ đó mà “Đại cương cơ sở văn hóa Việt Nam” đã trở thành môn
học bắt buộc trong chương trình giáo dục đại học dành cho khối ngành ngoại
ngữ và khoa học xã hội theo quyết định số 3244/GD-DT của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo (ngày 12/9/1995).
Bên cạnh đó, trong hơn 10 năm trở lại đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
không ngừng yêu cầu các cơ sở giáo dục và đào tạo chuyển đổi mục tiêu,
- 3 -


chương trình, giáo trình, nội dung, phương pháp, lượng giá theo hướng giảng
dạy tích cực và theo hướng lấy người học làm trung tâm. Không phải chỉ

giảng những kiến thức thầy sẵn có mà phải giảng những kiến thức, kỹ năng
sinh viên cần phải có để đáp ứng được các nhu cầu ngành nghề xã hội. Đây là
một phương pháp giảng dạy mới có hiệu quả đào tạo, làm người học có khả
năng tự học trong trường và cả sau khi đã tốt nghiệp ra trường, do đó có khả
năng thích ứng cao với nghề nghiệp.
Điều đó có nghĩa là mục tiêu đào tạo của Trường đại học phải chuyển
hướng từ chỗ chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng tiếp cận nội
dung, tức là cung cấp cho sinh viên đầy đủ kiến thức để sau khi ra trường có
thể hành nghề được ngay. Phải chuyển sang hướng xây dựng chương trình
đào tạo theo hướng tiếp cận với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, sự bùng
nổ thông tin trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, tức là chỉ đủ thời gian đào
tạo cho sinh viên những phần kiến thức cốt lõi (phần kiến thức phải học) của
ngành nghề và rèn luyện cho sinh viên có khả năng tự học các phần kiến thức
nên học, phần kiến thức học được thì càng tốt để sinh viên có thể tự học, tự
phát triển được sau khi tốt nghiệp ra trường, tức là vẫn tự học được ngay cả
khi không có thầy hướng dẫn. Để làm được điều đó không có cách gì khác là
phải đổi mới phương pháp giảng dạy - giảng dạy theo phương pháp tích cực.
Phương pháp giảng dạy tích cực là gì? Làm thế nào để nâng cao chất lượng
bài giảng và rèn luyện khả năng tự học cho sinh viên… là những điều mà
chúng tôi luôn băn khoăn, trăn trở. Trải qua quá trình nghiên cứu lí thuyết và
nhất là sau gần 2 năm thực nghiệm việc đổi mới phương pháp giảng dạy và
ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong việc giảng dạy môn “Đại cương
cơ sở văn hóa Việt Nam”, chúng tôi nhận thấy rằng việc dạy bằng giáo án
điện tử (GAĐT) đối với bộ môn này đã đem lại những hiệu quả nhất định.
Nếu được đầu tư cẩn thận, phương pháp này sẽ tạo hứng thú cho sinh viên,
- 4 -


đặc biệt là khi giảng những nội dung có minh hoạ bằng tranh ảnh, âm thanh,
sơ đồ, biểu bảng Mặt khác, việc trình diễn nội dung bài dạy bằng màn hình

vừa mới lạ đối với sinh viên vừa giúp cho giảng viên tiết kiệm một lượng lớn
thời gian ghi bảng, giảng viên sẽ sử dụng thời gian đó vào việc mở rộng vấn
đề, liên hệ những kiến thức bên ngoài góp phần làm cho bài học phong phú,
sinh động, và sâu sắc hơn. Sự giải phóng đôi tay cho cả giảng viên và sinh
viên cho phép các em có thể tương tác nhiều hơn với thầy cô giáo, làm nâng
cao hiệu quả giờ học… Đây chính là lí do để tôi chọn đề tài “Xây dựng bài
giảng điện tử môn Đại cương cơ sở văn hóa Việt Nam” làm đề tài nghiên
cứu của mình.
Tuy nhiên, tập bài giảng này có những chỗ đậm nhạt khác nhau là do
nguồn tài liệu, nhất là khả năng và trình độ của người thực hiện đề tài còn hạn
chế. Do vậy, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của tất cả những ai
quan tâm đến đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong quá trình giảng dạy môn “Đại cương cơ sở văn hóa Việt Nam”
tại Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, tôi đã có điều kiện tiếp xúc với nhiều
giáo trình dùng cho việc giảng dạy môn học này, trong đó phải kể đến 2 giáo
trình “Cơ sở văn hóa Việt Nam” tiêu biểu – một là của GS.TSKH Trần Ngọc
Thêm và một là của GS. Trần Quốc Vượng. Có thể nói rằng 2 giáo trình trên
đã giúp tôi có nguồn tài liệu đáng tin cậy và có những định hướng rõ ràng
trong công tác giảng dạy của mình. Tôi không có tham vọng vượt qua 2 “cây
đại thụ” trong làng văn hóa Việt Nam vì tôi biết rằng trình độ chuyên môn của
mình còn nhiều hạn chế nhưng tôi vẫn muốn thử xây dựng một tập bài giảng
mới mang nhiều “cái riêng” của trường chúng tôi. Do vậy, mục đích chính
của đề tài “Xây dựng bài giảng điện tử môn Đại cương cơ sở văn hóa Việt
Nam” là :
- 5 -


- Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy
người học làm trung tâm.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm tạo hứng thú học
tập cho sinh viên và đạt kết quả giáo dục cao.
- Nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cho giảng viên.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Theo đánh giá của nhà nghiên cứu Phạm Khiêm Ích, ở nước ta việc
nghiên cứu và giảng dạy văn hóa học với tính cách một môn khoa học, mới
chỉ bắt đầu. Cách đây hơn 60 năm, Đào Duy Anh đã đặt viên gạch đầu tiên
cho văn hóa học, khi cuốn "Việt Nam văn hóa sử cương" của ông được Quan
Hải Tùng Thư ấn hành (năm 1938). Cùng thời với Đào Duy Anh có tiến sĩ
Nguyễn Văn Huyên - người đã đi đầu trong việc khai phá xã hội học văn hóa
và nhân học văn hoá ở Việt Nam Tuy nhiên, những hướng nghiên cứu mới
về văn hóa mà các ông mở ra đã không được tiếp tục trong một thời gian dài.
Gần đây có các công trình nghiên cứu của Phan Ngọc về "Văn hoá Việt
Nam - Cách tiếp cận mới" (1994) và "Bản sắc văn hoá Việt Nam" (1998).
Năm 1993 Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia đã cho xuất bản
hai công trình tập thể về "Văn hoá và phát triển" nhân Thập kỷ quốc tế về
phát triển văn hóa. Gần đây nhất là công trình "Văn hóa Việt Nam: Những
vấn đề lý luận và thực tiễn".
Một số giáo trình về "Văn hóa học" và "Xã hội học văn hóa" của Đoàn
Văn Chúc, "Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam" của Trần
Quốc Vượng, "Cơ sở văn hoá Việt Nam" của Trần Ngọc Thêm cũng đã được
xuất bản.
- 6 -


Nhìn chung những xuất bản phẩm đó đã đáp ứng được phần nào nhu
cầu nghiên cứu và giảng dạy văn hoá Việt Nam trong tình hình hiện nay. Tuy
nhiên thực tế cho thấy là có rất ít tài liệu được lưu hành trong nước đề cập
một cách có hệ thống về các khái niệm và phương pháp của văn hoá học. Đây
là một trong những lý khiến nhiều ấn phẩm viết về văn hoá Việt Nam vẫn

mang tính dài trải và nặng về chất liệu lịch sử. Chia sẻ nhận định ấy, giáo sư
Phan Ngọc viết: “Từ trước đến nay, có vô số công trình đã viết về văn hoá.
Nhưng trong các công trình đã xuất bản, thường thiếu một sự nhất quán về
phương pháp, khái niệm. Nếu như các mặt được xem là thuộc về văn hoá như
xã hội, chính trị, giáo dục, văn học, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng được
trình bày, thì người đọc có cảm tưởng là lấy ở những ngành khoa học hữu
quan rồi đưa vào sau khi đã rút lại cho gọn. Người đọc không thấy cái mặt
văn hoá của các phương diện này. Theo người viết, để làm điều này, phải lo
xây dựng hệ thống khái niệm của văn hoá học cho nhất quán: các khái niệm
này đều phải có giá trị thao tác tức là cho phép chúng ta hành động có kết quả
chứ không phải chỉ cung cấp kiến thức”.
Do đó, việc hệ thống hoá và sau đó là ứng dụng các khái niệm và
phương pháp của văn hoá học vào nghiên cứu văn hoá Việt Nam đang là nhu
cầu cần thiết hiện nay đối với giới nghiên cứu văn hoá trong nước.
Chỉ trên cơ sở thấu hiểu và vận dụng văn hoá học vào nghiên cứu văn hoá
Việt Nam, mới có thể tạo dựng được nền móng khoa học cho những nghiên
cứu ứng dụng về văn hoá Việt Nam. Nói cách khác, văn hoá Việt nam cần
phải thể hiện ra là một lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng của văn hoá học
.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
“Đại cương cơ sở văn hóa Việt Nam” có thể dạy như một môn học độc
lập cho sinh viên khối ngành ngoại ngữ và khoa học xã hội, nhưng cũng có
- 7 -


thể xem là một môn học trong hệ thống của bộ môn Văn hóa học. Do vậy, đối
tượng nghiên cứu của đề tài này bao gồm:
- Hệ thống lí luận về văn hóa học: những tri thức cơ bản cần thiết cho
việc tìm hiểu về văn hóa Việt Nam.

- Hệ thống văn hóa Việt Nam: chủ thể văn hóa Việt Nam, diễn trình lịch
sử văn hóa Việt nam, không gian văn hóa Việt Nam, hệ thống văn hóa
vật chất và tinh thần của người Việt Nam…
Tuy nhiên, do yêu cầu của việc giảng dạy theo hệ thống tín chỉ, trên cơ
sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo chúng tôi hướng đến việc
tăng thời lượng xêmina (chiếm khoảng 30 – 50% trên tổng số tiết của học
phần tùy theo trình độ của từng lớp sinh viên) để mỗi sinh viên thể hiện được
phương pháp tư duy khoa học và tập làm quen với cách thuyết trình một vấn
đề lí luận khoa học . Do vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở một số
lĩnh vực sau:
- Chương I: Khái quát về văn hóa học và văn hóa Việt Nam
• Mục 1.1 (Văn hóa học): được biên soạn đầy đủ, có hệ thống
• Mục 1.2 (Văn hóa Việt Nam): chỉ biên soạn những bài học khó và
tiêu biểu (chủ thể văn hóa Việt nam, văn hóa Việt Nam thời tiền sử
và sơ sử, vùng văn hóa Tây Bắc – Tây Nguyên – Nam Bộ), phần còn
lại sinh viên tham khảo trong các giáo trình và thuyết trình trước lớp.
- Chương II: Văn hóa nhận thức
Đây là một chương mục tương đối khó, việc trình bày và giảng giải
toàn bộ chương mục là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, sinh viên vẫn
phải tự học và chuẩn bị thuyết trình một số vấn đề nhỏ trong chương
mục này (Xem cụ thể ở phần nội dung).
- 8 -


- Chương III: Văn hóa tổ chức cộng đồng
• Mục 3.1 (Tổ chức Nhà – Làng – Nước): được biên soạn đầy đủ, có
hệ thống.
• Mục 3.2 (Tín ngưỡng và phong tục) và mục 3.3 (văn hóa giao tiếp và
nghệ thuật ngôn từ) sinh viên tham khảo trong các giáo trình và
thuyết trình trước lớp.

- Chương IV: Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội
Trình bày rõ ràng, đầy đủ. Sinh viên nghe giảng, chọn chủ đề và
thuyết trình trước lớp.
5. Những đóng góp của đề tài
Nội dung nghiên cứu của đề tài được thực hiện trên cơ sở tiếp thu
những thành tựu nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Tuy vậy, chúng tôi cố
gắng đóng góp một số điểm mới trong đề tài của mình:
- Trình bày một bức tranh tương đối đầy đủ, có hệ thống về văn hóa
Việt Nam và khắc phục một số nhược điểm của các công trình nghiên cứu
trước đó. Cụ thể:
• Bổ sung những kiến thức cơ bản và thực tế về các vùng văn hóa
Việt Nam…
• Nghiên cứu và viết lại toàn bộ chương 2 (Văn hoá nhận thức), đưa
triết lí âm dương về đúng với tư tưởng ban đầu của cư dân Việt cổ,
phân tích những nhận thức về vũ trụ, về con người và xã hội trên
nền tảng văn hoá gốc Việt Nam
- 9 -


- Hình thành hệ thống bài giảng với các hình ảnh minh họa sinh động,
các videoclip phản ánh nội dung bài giảng một cách cụ thể, chi tiết. Qua đó
góp phần tạo nên động cơ và hứng thú học tập môn “Đại cương cơ sở văn hóa
Việt Nam” cho sinh viên
Do vậy, đề tài sẽ là tài liệu tham khảo, học tập và giảng dạy cho sinh
viên, giảng viên của Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu và cho tất cả những
ai quan tâm đến đề tài.
6. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài được tiến hành trên quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước

CHXHCN Việt Nam.
Về những vấn đề phương pháp nghiên cứu, tác giả vận dụng phương
pháp lịch sử kết hợp chặt chẽ với phương pháp logic và các phương pháp liên
ngành, thể hiện cụ thể ở các mặt sau đây:
- Thu thập, sưu tầm, nghiên cứu và xử lí các nguồn tư liệu thành văn để
rút ra những sự kiện, những tài liệu cần thiết cho việc thực hiện đề tài.
- Quy nạp, đúc kết ra những gì có thể là những giá trị tiêu biểu nhất, bản
chất nhất của nền văn hóa Việt Nam.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Thư mục tài liệu tham khảo,
Nội dung đề tài gồm 4 chương:
• Chương I: Khái quát về văn hóa học và văn hóa Việt Nam
• Chương II: Văn hóa nhận thức
• Chương III: Văn hóa tổ chức cộng đồng
- 10 -


• Chương IV: Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội


- 11 -





NỘI DUNG

- 12 -








KẾT LUẬN
- 13 -


Tập bài giảng điện tử môn “Đại cương cơ sở văn hóa Việt Nam” được
xây dựng từ chính quá trình nghiên cứu và giảng dạy của tác giả nên đã đáp
ứng được phần nào nhu cầu thực tiễn đề ra. Việc vận dụng những tiến bộ của
công nghệ thông tin vào trong giảng dạy đã tạo nên một diện mạo mới cho
môn học này và góp phần thiết thực trong việc thực hiện chủ trương đổi mới
phương pháp dạy và học của Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tuy nhiên đổi mới phương pháp dạy học còn phải bao gồm cả việc thay
đổi cách học của sinh viên. Sinh viên phải thấy được học tập là hoạt động tự
thích nghi đòi hỏi có sự nỗ lực của bản thân người học, chỉ có tiếp thu kiến
thức bằng con đường tự chiếm lĩnh, khám phá thì kiến thức đó mới vững chắc.
Đồng thời sinh viên phải được tạo điều kiện tốt nhất để hoạt động học luôn
chủ động, sáng tạo, vì đó là những phẩm chất không thể thiếu cho thực tế
công việc của các em sau này. Đây là công việc không dễ thực hiện trong một
sớm một chiều mà cần có sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ giữa người dạy –
người học và nhà trường.
Mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng tập bài
giảng điện tử môn “Đại cương cơ sở văn hóa Việt Nam” nhưng do hạn chế
về mặt thời gian, nguồn tài liệu và nhất là khả năng, trình độ của người thực
hiện đề tài còn hạn chế nên vẫn không thể tránh khỏi sai sót. Do vậy, chúng

tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của tất cả những ai quan tâm đến đề
tài này.


- 14 -


THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 fl 
- 15 -


PHỤ LỤC
 fl 

Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu
KHOA NGOẠI NGỮ

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
Độc lập-Tự do- Hạnh phúc


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

I. THÔNG TIN VỀ HỌC PHẦN
1. Thông tin chung
- Tên học phần: ĐẠI CƯƠNG CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
- Mã học phần: VCUL072232
- Số tín chỉ: 2
- Học phần: Bắt buộc 

- Các mã học phần tiên quyết: không có
- Các yêu cầu đối với họcphần:
• Dự lớp: từ 80% trở lên
• Trong quá trình học, sinh viên phải hoàn thành các bài tập sau:
1 bài thuyết trình (nhóm) – nộp (file powerpoint) qua địa chỉ email
của giảng viên sau khi thuyết trình xong 1 ngày.
1 bài tiểu luận (cá nhân) – nộp (bản in) sau khi bộ môn kết thúc 1
ngày.
2. Mục tiêu của họcphần
- 16 -


- Kiến thức: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về văn hóa Việt
Nam kiến thức nền tảng để tiếp thu khối kiến thức chuyên ngành về văn
hóa các dân tộc phương Đông.
- Kỹ năng: rèn luyện kỹ năng phân tích và tổng hợp vấn đề.
- Thái độ, chuyên cần: có thái độ học tập tích cực và chủ động để tiếp
thu phần lớn khối lượng kiến thực của chương trình.
3. Tóm tắt nội dung học phần: Môn học gồm có các phần cơ bản như
khái niệm về văn hóa và hệ thống văn hóa, tiến trình lịch sử của văn
hóa Việt Nam, đặc trưng văn hóa của cộng động người Việt, các vùng
văn hóa Việt Nam…
4. Nội dung chi tiết học phần: Gồm 4 chương
- Chương I: Khái quát về văn hóa học và văn hóa Việt Nam
- Chương II: Văn hóa nhận thức
- Chương III: Văn hóa tổ chức cộng đồng
- Chương IV: Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã
hội
II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY-HỌC
NỘI DUNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

Lên lớp

thuyết
Bài
tập
Thảo
luận
Thực
hành,
điền dã
Tự học,
tự
nghiên
cứu
Chương 1. Khái quát về văn hóa
học và văn hóa Việt Nam
1.1 Văn hóa học
1.1.1 Khái niệm văn hóa và các
5

2





4




18

4

- 17 -


khái niệm khác
1.1.2 Đặc trưng và chức năng của
văn hóa
1.1.3 Cấu trúc của hệ thống văn
hóa
1.1.4 Các loại hình văn hóa
1.2 Văn hóa Việt Nam
1.2.1 Chủ thể văn hóa Việt Nam
1.2.2 Tiến trình lịch sử của văn
hóa Việt Nam
1.2.3 Các vùng văn hóa Việt Nam






3
1

1

1



















2

2

2



2
14
2


6

6
Chương 2. Văn hóa nhận thức
2.1 Nhận thức về vũ trụ
2.1.1 Triết lí âm dương
2.1.2 Mô hình tam tài, ngũ hành
2.1.3 Mô hình tứ tượng, bát quái
2.1.4 Lịch pháp và hệ can chi
2.2 Nhận thức về con người
3
2




1
3
2




1
12
8
2
2
2
2

4
Chương 3: Văn hóa tổ chức cộng
đồng
3.1 Tổ chức Nhà – Làng – Nước
3.2 Tín ngưỡng và phong tục
3.3 Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật
ngôn từ
3

1
1
1
6

2
2
2
18

6
6
6
Chương IV: Văn hóa ứng xử với
môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội
4.1 Văn hóa tận dụng và đối phó với
2


1

4


2
12


6
- 18 -


môi trường tự nhiên
4.2 Văn hóa đối phó với môi trường
xã hội

1

2

6
Tổng 13 17 60

III. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌCPHẦN VÀ PHƯƠNG PHÁP, HÌNH
THỨC KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HỌC PHẦN
1. Chính sách đối với học phần
- Những sinh viên học tập tích cực, chủ động (thường xuyên phát biểu ý
kiến, có đóng góp xây dựng cho các nhóm thuyết trình hoặc có công
trình nghiên cứu khoa học liên quan đến bộ môn…) sẽ được xem xét để
cộng điểm vào điểm thi giữa học kì (điểm cộng tối đa không vượt quá 3
điểm/đóng góp ý kiến và không vượt quá 5 điểm/công trình nghiên cứu

khoa học).
- Những sinh viên không làm bài tập nhóm hoặc vắng mặt trong các buổi
thuyết trình thì sẽ không được công nhận điểm thuyết trình của cá nhân
sinh viên đó.
- Nộp bài tập trễ hạn (1 – 7 ngày) sẽ bị trừ từ 10% đến 70%/ tổng số
điểm. Sau thời hạn 1 tuần thì sẽ không được tính điểm.
2. Phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập học
phần
2.1 Kiểm tra – đánh giá thường xuyên;
2.2 Kiểm tra – đánh giá chuyên cần và thái độ học tập, bao gồm:
- Tham gia học tập trên lớp: chuyên cần, chuẩn bị bài và thảo luận
- Phần tự học, tự nghiên cứu: hoàn thành tốt nội dung, nhiệm vụ mà
giảng viên giao cho cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/ học
kỳ…
- 19 -


- Hoạt động theo nhóm: thuyết trình
2.3 Thi đánh giá giữa kỳ, tiểu luận, bài tập lớn;
2.3 Thi đánh giá cuối kỳ.
(Trọng số của từng phần theo quy định chung của Trường)
IV. TÀI LIỆU HỌC TẬP
- Tài liệu bắt buộc
1. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Tp. HCM, 2000
2. Lâm Ngọc Như Trúc, Tập bài giảng “ Cơ sở văn hóa Việt Nam”
3. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục,
2001
- Tài liêụ tham khảo
1. Chu Xuân Diên, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Tp.
HCM, 2002

2. Phan Ngọc, Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, NXB Văn hóa
thông tin, 1994
3. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tp. HCM,
2001
V. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN
- Họ và tên: Lâm Ngọc Như Trúc
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ
- Thời gian, địa điểm làm việc: Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
- Địa chỉ liên hệ: 80 Trương Công Định, P.3, TP. Vũng Tàu
- Điện thoại, Email:
Điện thoại: 0908. 373. 472
Email:
- Các hướng nghiên cứu chính (chuyên ngành sâu):
- 20 -


Đông Phương học (văn hóa, lịch sử và kinh tế Phương Đông, tiếng
Nhật)
Lịch sử
Quan hệ quốc tế
Trưởng Khoa Trưởng Bộ môn Giảng viên biên soạn
(Ký, ghi rõ họ và tên) (Ký, ghi rõ họ và tên) (Ký, ghi rõ họ và tên)

- 21 -


THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 fl 
1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB TP. Hồ Chí
Minh.

2. Toan Ánh (1992), Nếp cũ, Tập 1 - 6, NXB TP. Hồ Chí Minh.
3. Phan Kế Bính (chủ biên) (1995), Văn hóa xã hội chủ nghĩa, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm & Mạc Đường (1990), Văn hóa và
cư dân ĐBSCL, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Trần Ngọc Bình (2008), Văn hóa các dân tộc Việt Nam, NXB Thanh
Niên, TP. HCM.
6. Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp (1991), Văn hóa Chăm,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Trần Lâm Biền (1993), Hình tượng con người trong nghệ thuật tạo
hình truyền thống Việt, NXB Mĩ Thuật Hà Nội.
8. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người,
NXB Văn hoá thông tin, Tạp chí Văn học nghệ thuật, Hà Nội.
9. Chu Xuân Diên (1995), Văn hóa dân gian và phương pháp nghiên cứu,
Trường ĐH. Tổng hợp TP. HCM.
10. Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải (1995), Văn hóa Óc Eo –
những khám phá mới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
11. Ngô Văn Doanh (1994), Văn hóa Chămpa, NXB Văn hoá thông tin,
Hà Nội.
- 22 -


12. Nguyễn Văn Huy (chủ biên) (2005), Bức tranh văn hóa các dân tộc
Việt Nam, NXB Giáo dục.
13. Nguyễn Văn Huyên (1995-1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt
Nam, Tập 1 - 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
14. Đinh Gia Khánh (1993), Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh
Đông Nam Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
15. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển
của xã hội Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đinh Gia Khánh & Cù Huy Cận (Chủ biên) (1995), Các vùng văn hóa
Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội.
17. Vũ Ngọc Khánh (chủ biên) (2007), Văn hóa lễ hội truyền thống cộng
đồng các dân tộc Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, TP. HCM.
18. Vũ Khiêu (Chủ biên) (1993), Nho giáo xưa và nay, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội.
19. Vũ Tự Lập (Chủ biên) (1991), Văn hóa và cư dân đồng bằng sông
Hồng, NXB Văn học, Hà Nội.
20. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới,, NXB
Văn hoá thông tin, Hà Nội.
21. Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh (1992), Văn
hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
22. Vũ Công Qúy (1991), Văn hóa Sa Huỳnh, NXB Văn hóa dân tộc và
Viện Đông Nam Á, Hà Nội.
23. Hà Văn Tấn (Chủ biên) (1994), Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
- 23 -


24. Trần Ngọc Thêm (1996), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trường Đại học
Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và
cách tiếp cận mới,, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.
25. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn
hóa ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
26. Ngô Đức Thịnh (1994), Trang phục cổ truyền của các dân tộc Việt
Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
27. Trương Thìn (Chủ biên) (1995), Văn hóa phi vật thể xứ Huế, NXB
Văn hoá thông tin, Hà Nội.
28. Nguyễn Khắc Thuần (2005), Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam,
Tập 1, NXB Giáo dục.

29. Nguyễn Khắc Thuần (2004), Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam,
Tập 2, NXB Giáo dục.
30. Nguyễn Khắc Thuần (2005), Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam,
Tập 3, NXB Giáo dục
31. Nguyễn Tài Thư (1988), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội.
32. Nguyễn Khắc Tụng (1994), Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam,
Tập 1, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam – Trung tâm nghiên cứu kiến
trúc – Đại học Kiến trúc Hà Nội.
33. Lê Ngọc Trà (Tập hợp và giới thiệu) (2007), Văn hóa Việt Nam – đặc
trưng và cách tiếp cận, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
34. Lê Trung Vũ (Chủ biên) (1992), Lễ hội cổ truyền, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội.
- 24 -


35. Trần Quốc Vượng (Chủ biên) (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB
Giáo Dục, Hà Nội.

×