Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của các biện pháp cấp thoát nước ,chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai áp dụng cho lưu vực sông hương tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.2 MB, 122 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI








ĐẶNG TIẾN DIỆN






NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA CÁC BIỆN PHÁP
CẤP THOÁT NƯỚC, PHÒNG CHỐNG LŨ LỤT VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI
ÁP DỤNG CHO LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ





LUẬN VĂN THẠC SĨ













Hà Nội-2011

LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ và tên: ĐẶNG TIẾN DIỆN. Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 20 – 04 – 1978. Nơi sinh: Thái Bình
Quê quán: Lê Lợi - Huyện Kiến Xương - Tỉnh Thái Bình. Dân tộc: Kinh
Chức vụ, đơn vị công tác trước khi đi học tập, nghiên cứu: Chuyên viên, Vụ
Quản lý nguồn nước và nước sạch nông thôn- Tổng cục Thủy lợi- Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Số 18, ngõ 6, Lê Trọng Tấn-Hà Đông-Hà Nội
Điện thoại cơ quan: 043.733.5603 Điện thoại nhà riêng: 0912.440560
Fax: E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO.
1. Trung học chuyên nghiệp:
Hệ đào tạo: Thời gian đào tạo từ / đến /
Nơi học (trường, thành phố):
Ngành học:
2. Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy. Thời gian đào tạo từ: 08/1995 đến 07/2000
Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Thuỷ Lợi – Hà Nội.
Ngành học: Thủy nông cải tạo đất.

Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Quy hoạch cải tạo, nâng cấp hệ
thống thuỷ nông Hồng Vân tỉnh Hà Tây.
Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:Ngày 10/06/2000 tại
Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội.
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Quang Vinh.
3. Thạc sĩ:
Hệ đào tạo: Sau đại học. Thời gian đào tạo từ tháng 9/2009 đến tháng 12/2010.
Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Thuỷ lợi Hà Nội.
Ngành học: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước.
Tên luận văn: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của các biện pháp cấp
thoát nước, phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai áp dụng cho lưu vực
sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày và nơi bảo vệ:…………………………… ……………………… …….
Người hướng dẫn: PGS.TS Lê Quang Vinh.

5. Trình độ ngoại ngữ (biết ngoại ngữ gì, mức độ): Tiếng Anh, TOEFL 557.
6. Học vị, học hàm, chức vụ kỹ thuật được chính thức cấp; số bằng, ngày và nơi
cấp:

III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC:
Thời gian
Nơi công tác
Công việc đảm nhiệm
Tháng 8/2000 đến
tháng 3/2002
Viện Khoa học thủy lợi Nghiên cứu viên
Tháng 4/2002 đến
3/2010
Phòng quản lý quy hoạch- Cục

Thủy lợi- Bộ Nông nghiệp và PTNT
Chuyên viên
Tháng 3/2010 đến
nay
Vụ Quản lý nguồn nước và nước
sạch nông thôn- Tổng cục Thủy lợi-
Bộ Nông nghiệp và PTNT
Chuyên viên

IV KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH HỌC CAO HỌC.


IV. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ:


XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CỬ ĐI HỌC Ngày tháng năm 2011
(Ký tên, đóng dấu) Người khai ký tên



Đặng Tiến Diện
MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU:………………………………………………………………… 1
Chương 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Điều kiện tự nhiên:………………………………… ………………. 4
1.1.1. Vị trí địa lý:………………………………… ……………… 4
1.1.2. Đặc điểm địa hình:………………………………… ………… 4

1.1.3. Đặc điểm địa chất:………………………………… ………… 6
1.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng:………………………………….… …. 6
1.1.5. Đặc điểm khí tượng, khí hậu:……………………….……… 8
1.1.6. Đặc điểm mạng lưới sông ngòi và chế độ thủy văn:……….…. 11
1.1.7. Đặc điểm thủy triều:…………………………………………… 13
1.2. Cơ sở hiện trạng kinh tế - xã hội:……………………………….… 13
1.2.1. Dân số và cơ cấu dân cư:……………………………….……… 13
1.2.2. Cơ cấu và hiện trạng các ngành kinh tế:……………………… 15
1.3. Hiện trạng thủy lợi
:………………………………… ………………

20
1.3.1. Hiện trạng công trình cấp nước tưới cho nông nghiệp:…… … 20
1.3.2. Hiện trạng cấp nước công nghiệp và sinh hoạt:……………… 21
1.3.3. Hiện trạng công trình tiêu và phòng chống lũ lụt:… ………… 22
1.4. Các khó khăn của yếu tố tự nhiên:……………………….……….… 22
1.4.1. Hạn hán:…………………………………………………… … 23
1.4.2. Lũ lụt:……………………………………………………… … 24
1.4.3. Xâm nhập mặn:…………………………………….……… … 24
1.4.4. Suy thoái môi trường:……………………………………… … 24
1.5. Nhận xét và đánh giá chung về nội dụng nghiên cứu chương 1: 24
Chương 2: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC
2.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực:…………… 27
2.1.1. Tốc độ phát triển kinh tế:………………………………… … 27
2.1.2. Phương hướng phát triển nông nghiệp:………………………. 27
2.1.3. Phương hướng phát triển lâm nghiệp:…………………………. 29

Trang

2.1.4. Phương hướng phát triển thủy sản:……………………………… 29

2.1.5. Phương hướng phát triển các ngành kinh tế khác:……………… 30
2.2. Phân vùng cấp nước:…………………………………………… …… 31
2.2.1. Nguyên tắc phân vùng cấp nước:……………………… ……… 31
2.2.2. Phân vùng cấp nước cho lưu vực sông Hương :………………… 32
2.3. Tính toán xác định yêu cầu cấp nước cho các ngành kinh tế
34
2.3.1. Yêu cầu cấp nước cho nông nghiệp:………………………… 34
2.3.2. Yêu cầu cấp nước cho nuôi trồng thủy sản:…………………… 42
2.3.3. Yêu cầu cấp nước cho sinh hoạt, chăn nuôi:……………………. 42
2.3.4. Yêu cầu cấp nước cho công nghiệp:……… …………………. 44
2.3.5. Yêu cầu cấp nước cho một số ngành khác:….…………………. 44
2.3.6. Tổng hợp yêu cầu nước cần cấp cho từng vùng và toàn lưu vực 45
2.4. Tính toán cân bằng cấp nước:…………………………………… …. 50
2.4.1. Nguyên tắc chung:………………………………….……… …. 50
2.4.2. Các tài liệu tính toán:……………………………………… …. 50
2.4.3. Chọn tuyến cân bằng cân bằng nước :………………… ……… 51
2.4.4. Kết quả tính cân bằng nước :………………………………….… 53
2.5. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tạo nguồn cấp nước:……… … 56
2.5.1. Nguyên tắc chung:…………… …………………………… … 57
2.5.2. Xây dưnựng các hồ chứa trên dòng chính:…….…………… … 57
2.5.3. Các giải pháp cấp nước cho công nghiệp, sinh hoạt:……… …. 58
2.5.4. Các giải pháp cấp nước cho nông nghiệp:…………… ……… 58
2.5.5. Cơ sở khoa học và khả năng áp dụng vào thực tiễn của các giải
pháp đề xuất:…….
73
Chương 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TIÊU NƯỚC
VÀ PHÒNG CHỐNG LŨ

3.1. Tổng quan về lũ và các giải pháp phòng chống lũ:………….…….…. 76
3.2. Đề xuất các giải pháp tiêu nước và phòng chống lũ:………………

78
3.2.1. Tiêu chuẩn phòng chống lũ cho các vùng nghiên cứu:…… … 78

Trang

3.2.2. Các giải pháp đề xuất chống lũ:…………………………… …. 79
3.2.3. Các giải pháp đề xuất tiêu nước:……… ………………… …. 83
3.2.4. Cơ sở khoa học và khả năng áp dụng vào thực tiễn của các giải
pháp đề xuất:…………………………………………………………….…
88
3.3. Một số nhận xét, đánh giá chung về kết quả nghiên cứu chương 3:. 89
Chương 4: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ HIỆU QUẢ KINH TẾ -
XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

4.1. Hiệu quả kinh tế
:………………………………………………… …

90
4.1.1. Nguyên tắc chung:………………………………………… … 90
4.1.2. Các công trình thủy lợi cần xây dựng để cấp nước, phòng chống
lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai:………… ………………………………
90
4.1.3. Ước toán kinh phí đầu tư:………………… ……………… …. 90
4.1.4. Tính toán hiệu quả kinh tế:………………………………… … 92
4.2. Hiệu quả về mặt xã hội:…………………….………….………… …. 96
4.3. Hiệu quả về mặt môi trường
:…………………………….……… ….

98
4.4. Một số nhận xét và đánh giá về kết quả nghiên cứu chương 4:………… 101

KẾT LUẬN:…………………………………………………………… … 102
TÀI LIEU THAM KHẢO:…………………….……………………… … 104


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của Đề tài
Sông Hương với diện tích lưu vực 2.987 km
P
2
P, dòng sông chính dài 104 km
bắt nguồn từ sườn đông của dãy Trường Sơn ở độ cao trên 900 m chảy xuống thành
phố Huế và ra biển qua cửa Thuận An, nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Kể từ năm 1802 khi Nhà
Nguyễn chính thức chọn Huế làm kinh đô của nước Việt thì sông Hương còn có
một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân xứ Huế nói
riêng và người Việt Nam nói chung.









Hình 1.1. Sông Hương và cảnh ngập lụt thành phố Huế ngày 25/10/2008
Kể từ ngày Nhà Nguyễn đào sông Lợi Nông nối sông Phú Cam với Rạch
Quan, lấy nước ngọt của sông Hương phục vụ nhu cầu sinh hoạt, phát triển nông

nghiệp vùng hạ lưu và phát triển giao thông thủy, đến nay trên lưu vực sông Hương
đã có hàng trăm công trình thủy lợi lớn nhỏ đã và đang được nghiên cứu, đầu tư xây
dựng. Tuy nhiên trong những năm gần đây tình trạng xâm nhập mặn và cạn kiệt
nguồn nước trong mùa khô, ngập úng và lũ lụt trong mùa mưa thường xuyên xảy ra
đã tác động rất xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên toàn lưu vực nói
Ảnh minh Phố cổ Hương Vinh – TP.


2
chung và vùng hạ lưu sông Hương nói riêng. Theo số liệu thống kê, trong tổng số hơn
34.600 ha đất đang canh tác trên lưu vực mới chỉ có khoảng 19.100 ha được tưới
bằng công trình thủy lợi, số còn lại hoặc do thiếu nguồn nước hoặc chưa có công
trình tưới. Các công trình tiêu úng mới chỉ đảm bảo tiêu được khoảng 6.000 ha trong
tổng số 15.700 ha đất nông nghiệp có nhu cầu tiêu.
Cùng với quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá và sự phát triển của các
ngành kinh tế trên lưu vực, sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, du lịch,
các công trình thuỷ điện làm cho nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng và nẩy sinh
mâu thuẫn giữa các hộ dùng nước, chỉ trong vòng 20 năm gần đây trên lưu vực sông
Hương xảy ra khoảng 10 trận lũ đặc biệt lớn gây úng ngập trên diện rộng đặc biệt là
khu vực thành phố Huế, gây thiệt hại rất lớn về tài sản và tính mạng của nhân dân.
Sự biến đổi theo chiều hướng cực đoan của thời tiết làm thay đổi về nguồn
nước, thiên tai khắc nghiệt hơn, mực nước biển dâng, ảnh hưởng nhiều đến phương
án cấp nước, tiêu nước và phòng chống, giảm nhẹ thiên tai trong tương lai.
Trong quá trình phát triển, cần có quy hoạch tổng thể thủy lợi trên lưu vực
sông Hương và vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn tới nhằm bảo vệ,
khai thác hiệu quả, phát triển bền vững tài nguyên nước trên cơ sở quản lý tổng hợp
đáp ứng nhu cầu cấp nước, tiêu nước phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp, dân
sinh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường
trong đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chủ động phòng, chống, hạn
chế đến mức thấp nhất tác hại do nước gây ra.

Vì vậy đề tài khoa học: nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của các biện
pháp cấp thoát nước, phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai áp dụng cho lưu vực
sông Hương và vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế là rất cần thiết. Kết quả
nghiên cứu của đề tài là có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Mục đích của Đề tài:
Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích kỹ đặc điểm tự nhiên, hiện trạng kinh tế -
xã hội, cơ sở hạ tầng và hiện trạng về thủy lợi, sản xuất nông nghiệp, tình hình phát
triển của các ngành kinh tế-xã hội trên lưu vực sông Hương và vùng phụ cận, luận

3
văn sẽ đề xuất các giải pháp kỹ thuật có thể ứng dụng trong thực tế để giải quyết chủ
động việc cấp thoát nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp, các
ngành kinh tế khác, hạn chế tác hại do thiên tai (xâm nhập mặn, hạn hán, úng lụt )
trên nguyên tắc sử dụng tổng hợp, hiệu quả nguồn nước và nghiên cứu cơ sở khoa
học, khả năng ứng dụng và hiệu ích kinh tế - xã hội của các giải pháp đề xuất.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là hệ thống công trình thủy lợi cấp thoát nước cho
nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, hạn chế tác hại của thiên tai gây ra cho lưu
vực sông Hương.
- Nghiên cứu tiếp thu và sử dụng có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác
giả đã nghiên cứu liên quan đến đề tài.
- Điều tra thu thập tài liệu, khảo sát, nghiên cứu thực tế, phân tích đánh giá và
tổng hợp tài liệu để rút ra các cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng vào thực tiễn.
- Tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của thầy để đạt được các mục tiêu nghiên
cứu nêu trên
4. Kết quả nghiên cứu đã đạt được
- Đánh giá các điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội và phương hướng
phát triển kinh tế trên lưu vực sông Hương đến năm 2020;
- Đánh giá hiện trạng công trình thủy lợi (cấp thoát nước và phòng chống lũ)
và năng lực phục vụ của chúng;

- Đánh giá tình hình thiên tai, hạn hán, lũ lụt và nguyên nhân của những thiên
tai đó;
- Đề xuất các giải pháp tạo nguồn nước cấp cho sản xuất và đời sống;
- Đề xuất các giải pháp phòng chống lũ và tiêu thoát nước nội đồng;
- Cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng các giải pháp đề xuất;
- Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động đến môi trường của các
giải pháp đề xuất.



4
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu
1.1.1. Vị trí địa lý
Vùng nghiên cứu bao gồm lưu vực sông Hương và vùng phụ cận thuộc tỉnh
Thừa Thiên Huế, có diện tích tự nhiên 3.947,9 km
P
2
P, gồm các huyện: Nam Đông,
Hương Thuỷ, Hương Trà, Thành phố Huế và một phần thuộc các huyện Phong
Điền, Quảng Điền, A Lưới, Phú Vang, Phú Lộc. Có toạ độ địa lý từ 16
P
0
P00’ đến 16P
0
P
40’ vĩ độ Bắc và từ 107
P
0
P00’ đến 109P

0
P15’ kinh độ Đông và có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông giáp phá Tam Giang và biển Đông.
- Phía Tây giáp dãy Trường Sơn.
- Phía Bắc giáp dãy Bạch Mã và tỉnh Quảng Trị.
- Phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng.








Hình 1.2. Vị trí tỉnh Thừa Thiên Huế và vị trí lưu vực sông Hương
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình tỉnh và vùng nghiên cứu rất phức tạp và đa dạng, bao gồm các dạng
địa hình như vùng đồi và núi cao, vùng đồng bằng và vùng cửa sông, hệ đầm phá
Trong đó dạng địa hình đồi núi chiếm ưu thế, vùng đồng bằng chỉ có một dải nhỏ
hẹp phía hạ lưu của sông Hương. Địa hình lưu vực có xu hướng dốc từ tây sang
đông, từ nam ra bắc và có nhiều dãy núi cao ở phía tây và phía nam.
Lưu vực

sông Hương


5













Hình 1.3. Địa hình tỉnh Thừa Thiên Huế và vùng nghiên cứu
Địa hình vùng núi cao: Chủ yếu phân bố ở phía Tây và Tây Nam của lưu vực.
Các dãy núi chạy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc tạo thành các vách phân cách các
tiểu lưu vực, độ dốc lớn trên 30
P
0
P. Xen kẽ với các dãy núi là các thung lũng khá rộng,
nhiều vị trí có thể xây dựng được các hồ chứa nước lợi dụng tổng hợp nhất là chứa
trong mùa lũ để cắt giảm lũ cho hạ du.
Địa hình vùng đồng bằng: Đồng bằng sông Hương có thế nghiêng theo hướng
Nam Bắc và Tây Đông tạo thành các lòng máng trũng với độ cao biến đổi trong
khoảng (-0,5) đến (+2,5)m. Địa hình vùng đồng bằng có thể phân thành hai vùng
chính là vùng Bắc sông Hương và vùng Nam sông Hương, đây là khu vực đã được
khai thác tối đa để sản xuất nông nghệp và các ngành kinh tế khác.
Địa hình vùng đầm phá: Đây là dạng địa hình đặc biệt của Thừa Thiên - Huế
nằm giữa cồn cát ven biển và đồng bằng, ở dạng địa hình này có 2 vùng Phá Tam
Giang - Cầu Hai và đầm Lăng Cô. Phá Tam Giang - Cầu Hai có diện tích 22.000 ha.
Chiều dài 80 km, nơi rộng nhất 8-10 km, nơi hẹp nhất 0,5 - 0,7 km. Phá này được
thông với biển bằng hai cửa Thuận An và Tư Hiền. Đầm Lăng Cô có diện tích

6

khoảng 1.800 ha độ sâu mặt nước trung bình 2 - 2,5m, chịu tác động của thuỷ triều và
nước mặt. Đầm Lăng Cô đang là điểm phát triển thuỷ hải sản biển của Phú Lộc.
1.1.3. Đặc điểm địa chất
- Vùng nghiên cứu nằm trong vùng tiếp giáp giữa sườn đông dốc Trường Sơn
và địa chất ven biển. Đất đá chủ yếu lầ trầm tích Paleozoi, Meozoi, bị chia cắt bởi các
khối xâm nhập lớn. Trầm tích Paleozoi gồm hệ tầng A Vương phân bố trên diện tích
hạn chế ở Phú Lộc. Hệ tầng Long Đại phân bố rộng rãi hơn với 2 hệ tầng.
Hệ tầng thống trên với thành phần chủ yếu là phiến sét xen bột kết, cát kết.
Hệ tầng thống dưới phân bố rộng với thành phần trầm tích cát kết ít khoáng.
Trầm tích Đề vôn tạo thành dải dài theo rìa Đông Bắc của phần trung và
thượng các lưu vực sông với thành phần chủ yếu là cuội sạn kết, đá phiến sét hoặc cát
kết ở tầng dưới tới bột kết xen cát kết ở tầng giữa chuyển dần lên bột kết, đá vôi sét .
- Địa chất thuỷ văn:
Nước dưới đất vùng nghiên cứu rất phức tạp, kết quả khảo sát, khoan thăm dò,
thí nghiệm của đoàn địa chất 708 cho thấy các lỗ khoan gặp nước nhạt có tỷ lưu
lượng (q) lớn hơn 0,2 l/sm chiếm 31,41%, các lỗ khoan gặp nước mặn có độ khoáng
lớn hơn 1 g/l chiếm 45,7%, các lỗ khoan nghèo nước có tỷ lưu lượng nhỏ hơn 0,2
l/sm chiếm 22,8%. Nguồn nước dưới đất tại trong vùng nghiên cứu như sau:
+ Tầng chứa nước lỗ hổng - vỉa thành tạo Hôloxen trên
(mvQR
IV
RP
3
P).
+ Phức hệ chứa nước lỗ hổng - vỉa thành tạo Pleistoxen giữa - trên (amQR
II-III
R).
+ Một số tầng phức hệ chứa nước bị nhiễm mặn và chứa nước kém.
+ Các loại đá gốc thống Dê Vôn dưới đều bị nhiễm mặn.
+ Các loại đá gốc thống Dê Vôn dưới - giữa hệ tầng tân lâm (D1-2 tl) hệ tầng

Long Đại (O3 - S1 lđ)…đều chứa nước kém (nếu không bị ảnh hưởng bởi khe nứt
gãy kiến tạo). Nguồn nước dưới đất trong các loại đất đá này đều không đạt yêu cầu
cung cấp nước với nhu cầu lớn.
1.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng
Theo phương pháp phân loại đất của Fao-Unesco, vùng nghiên cứu có các
nhóm đất chính sau:

7
- Nhóm đất cát và cồn cát biển: chiếm khoảng 34.000 ha, phân bố chủ yếu ở
các huyện ven biển Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thuỷ,
Phú Lộc, chiếm 8,7% tổng diện tích tự nhiên vùng nghiên cứu. Loại này có thành
phần cơ giới nhẹ, rời rạc, tỷ lệ sét thấp, nghèo mùn, nghèo chất dinh dưỡng các
Cation trao đổi thấp, khả năng giữ nước kém. Loại đất này cần cải tạo bằng phân
hữu cơ tạo mùn, chủ động nguồn nước, canh tác mới có hiệu quả. Tiềm năng đất
loại này ở tỉnh còn rất lớn cần có kế hoạch khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp,
nông lâm nghiệp kết hợp.
- Nhóm đất nhiễm mặn: có diện tích khoảng 5.000 ha được hình thành từ
nguồn gốc phù sa sông, biển và hỗn hợp sông biển. Loại này được phân bố ở địa
hình thấp ven đầm phá thuộc huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Hương Trà,
chiếm 1,25% tổng diện tích tự nhiên vùng nghiên cứu. Thành phần cơ giới loại này
phức tạp, đất có phản ứng trung tính, hàm lượng mùn (1 ÷ 1,5%), đạm tổng số trung
bình, nghèo lân, loại này đang sử dụng trồng lúa nhưng năng suất thấp có thể cải tạo
để nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ rất tốt.
- Nhóm đất phèn: có diện tích khoảng 5.500 ha hình thành ở địa hình trũng
thấp, ngâm nước lâu ngày bị yếm khí tích tụ lưu huỳnh. Đất này phân bố ở vùng
trũng Phú Lộc, Hương Thuỷ, Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền,
chiếm 1,36% quỹ đất. Thành phần cơ giới nặng, đất chua, hàm lượng mùn khá, đạm
và ka li khá, lân nghèo.
- Nhóm đất phù sa: có khoảng 32.000 ha, bao gồm đất phù sa không được
bồi hàng năm, đất phù sa bị glây, đất phù sa phủ trên phần cát biển. Đất loại đất này

phân bố ở hầu hết các thung lũng suối và đồng bằng các lưu vực sông như đồng
bằng sông Ô Lâu, đồng bằng sông Hương, đồng bằng Phú lộc, các sông suối thuộc
Nam Đông, A Lưới, chiếm 8,11% tổng quỹ đất. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến
sét. Đất có phản ứng từ chua vừa đến chua, hàm lượng mùn từ (1÷1,5%), hàm lượng
đạm tổng số và lân tổng số khá, lân dễ tiêu trung bình. Đất này đang được sử dụng
trồng lúa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Nếu có chế độ canh tác tốt, đầy đủ
nguồn nước sản xuất trên đất này cho năng suất cao.

8
- Nhóm đất đỏ vàng: Nhóm đất này có diện tích lớn nhất 271.317 ha, chiếm
68,74% tổng quỹ đất, phân bố chủ yếu ở Nam Đông, A Lưới, Hương Trà Phong
Điền, Hương Thuỷ, Phú Lộc và Thành Phố Huế. Đất này phù hợp với cây lâu năm,
cây công nghiệp lâu năm như chè, cá phê, cao su, các loại cây ăn quả.
- Nhóm đất vàng đỏ trên núi: loại đất này có diện tích khoảng 12.000 ha
chiếm 3,15% quỹ đất, phân bố ở A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc trên độ cao từ 500 ÷
900m, độ dốc địa hình lớn 15 ÷ 250 loại này dễ bị xói và rửa trôi do độ dốc địa hình
lớn, đất thích hợp cho rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng tự nhiên.
Với tình hình thổ nhưỡng như trên trong sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp
cần bảo vệ thảm phủ thực vật, nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi trọc. Vùng đồng
bằng trũng thấp trong quá trình canh tác phải gắn liền với cải tạo đất, nâng cao độ
phì của đất, cải tạo chua phèn, glây bằng biện pháp chủ động tưới, tiêu tạo điều kiện
lấy phù sa hàng năm để cải tạo đất. Khắc phục những hạn chế về thổ nhưỡng của
đất để nâng cao năng suất cây trồng và tăng cường bảo vệ độ phì của đất.
1.1.5. Đặc điểm khí tượng, khí hậu
1.1.5.1. Đặc điểm khí hậu
Vùng nghiên cứu nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc với khí hậu
miền Nam. Hầu hết các loại thiên tai đều xuất hiện ở đây như: bão, mưa rào cường
độ lớn gây ra lũ, hạn hán, mưa đá, gió Tây khô nóng, rét đậm…Địa hình là một
trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng, quyết định đến tính chất và sự đa dạng
của các vùng tiểu khí hậu của vùng.

1.1.5.2. Đặc điểm mưa
Mưa trong vùng nghiên cứu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa ít
mưa. Lượng mưa bình quân năm tăng dần từ Bắc vào Nam, trung tâm mưa lớn nhất
là sườn Bạch Mã. Lượng mưa trung bình năm tại Tà Rụt 2.381 mm. Tại A Lưới
3.408 mm, tại Phú Ốc 2.733 mm, tại Huế 2.745 mm, tại Nam Đông 3.385 mm,
lượng mưa bình quân năm miền núi lớn hơn ở đồng bằng, lượng mưa năm cũng có
sự biến động rất lớn, năm mưa nhỏ chỉ đạt 60% lượng mưa bình quân năm, những
năm mưa lớn gấp 2 đến 3 lần lượng mưa bình quân năm. Ví dụ như năm 1973 ở

9
Nam Đông mưa 5.182 mm, năm 1982 ở Bạch Mã 8.664 mm, năm 1990 lượng mưa
ở A Lưới 5.086 mm.
Số ngày có mưa trong năm giữa các vùng cũng chênh lệch nhau, vùng miền
núi trung bình có từ 200 đến 220 ngày có mưa trong một năm, vùng đồng bằng và
ven biển trung bình có từ 150- 160 ngày có mưa trong một năm. Tuy nhiên số ngày
có mưa cũng phân bố không đều trong các tháng, từ tháng I đến tháng XIII có số
ngày mưa ít hơn từ tháng IX đến tháng XII, có nhiều năm cả tháng trời không mưa,
xuất hiện vào các tháng II, III, ngược lại có những năm có tháng mưa liên tục cả
tháng, xuất hiện vào các tháng VII, VIII.
Mùa khô trong vùng nghiên cứu bắt đầu từ tháng I đến tháng VIII. Tổng
lượng mưa trong mùa khô chỉ đạt 25-30% tổng lượng mưa năm. Giữa mùa khô có
thời kỳ mưa tiểu mãn tháng IV, tháng V. Lượng mưa bình quân thời kỳ tiểu mãn chỉ
đạt 12-15% tổng lượng mưa năm. Trong các tháng từ tháng I đến tháng IV thường
có mưa nhỏ 20-30 mm/trận. Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất vụ đông xuân.
0
200
400
600
800
1000

1200
I II III
IV V VI
VII VIII IX X XI XII
mm
Huế
Nam Đông
A Lưới

Hình 1.4. Lượng mưa trung bình tháng các trạm trong vùng
1.1.5.3. Bốc hơi
Bốc hơi bình quân năm dao động từ 900 – 1.000 mm, ở vùng núi từ 800 –
900 mm. Lượng bốc hơi cao nhất tập trung vào mùa khô chiếm 75 - 80% tổng
lượng bốc hơi năm. Trong mùa mưa từ tháng IX đến tháng XII, tổng lượng bốc hơi

10
chỉ chiếm 20 -25%. Tháng có lượng bốc hơi bình quân lớn nhất là tháng VII đạt tới
150 mm/tháng. Tháng XII bốc hơi nhỏ nhất là tháng chỉ đạt khoảng 30 mm/tháng.
0
20
40
60
80
100
120
140
160
I
II III
IV V VI VII VIII IX X XI

XII
mm
Huế
Nam Đông
A Lưới

Hình 1.5. Lượng bốc hơi trung bình tháng các trạm trong vùng
1.1.5.4 . Chế độ nhiệt
Theo tài liệu đo đạc của các trạm khí tượng, nhiệt độ ở Huế thuộc vùng
tương cao và mang tính điển hình của chế độ nhiệt đới.
Nhiệt độ trong vùng nghiên cứu biến đổi theo địa hình rất rõ nét, vùng đồng
bằng có tổng nhiệt năm lớn hơn vùng miền núi. Tổng nhiệt độ năm đạt từ 8.500-
9.000
P
0
PC, từ 100- 500 m đạt từ 8.000- 8.500P
0
PC, trên độ cao lớn hơn 500 m tổng nhiệt
năm đạt dưới 8.000P
0
PC. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình tháng ở đồng bằng 20P
0
PC,
ở miền núi 17 - 18P
0
PC. Trong mùa hè tháng VI; VII nhiệt độ trung bình dao động từ
28- 29P
0
PC ở đồng bằng và từ 24 - 25P
0

PC ở vùng núi cao.
15
17
19
21
23
25
27
29
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
oC
Huế
Nam Đông
A Lưới

Hình 1.6. Nhiệt độ hơi trung bình tháng

11
1.1.5.5. Chế độ gió, bão
Có hai mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hè.
Mùa đông từ tháng X đến tháng XII, hướng gió thịnh hành là hướng Tây
Bắc, tốc độ gió trung bình từ 1,6- 1,8 m/s.
Mùa hè hướng gió thịnh hành là hướng Nam và Đông Nam, tốc độ gió bình
quân 1,7 m/s.
Trong trường hợp cực đoan như gặp bão, tốc độ gió đạt tới 40 m/s. Theo số
liệu thống kê trong vòng 116 năm (1884- 2000) số cơn bão đổ bộ trực tiếp vào vùng
nghiên cứu là 120. Trong đó bão xảy ra nhiều nhất vào tháng XIII đến tháng X .
So với các vùng trong toàn quốc số lượng cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh
hưởng tới vùng nghiên cứu có tác hại rất nghiêm trọng.
1.1.6. Đặc điểm mạng lưới sông ngòi và chế độ thủy văn

- Hệ thống sông ngòi
Hệ thống sông Hương gồm 3 nhánh chính: Bồ, Tả Trạch và Hữu Trạch, nhánh
sông Bồ xuất phát từ vùng núi phía Tây Nam thuộc huyện A Lưới chảy qua vùng núi
thuộc 2 huyện Hương Trà và Phong Điền, qua vùng đồng bằng Quảng Điền, Hương
Trà, đổ vào sông Hương ở ngã ba Sình cách thành phố Huế 8 km về phía Bắc.
Hai nhánh Tả Trạch và Hữu Trạch bắt nguồn từ dãy núi phía Nam thuộc
huyện Nam Đông, A Lưới chảy theo hướng nam bắc và gặp nhau tại ngã ba Tuần tạo
ra sông Hương và tiếp tục chảy theo hướng nam bắc qua thành phố Huế, hoà vào phá
Tam Giang, đổ ra biển bằng hai cửa Thuận An và Tư Hiền.
Dòng chính sông Hương hình thành hai đoạn khá rõ rệt: Đoạn chảy qua vùng
đồi núi thì dốc, nhiều ghềnh thác, không ảnh hưởng nhiều của triều mặn (nhánh Tả
Trạch từ Tân Ba trở lên); nhánh hưu Trạch từ Bình Điền trở lên, nhánh sông Bồ từ
núi Bân trở lên. Mùa lũ thì vận tốc dòng chảy lớn. Khó khăn cho việc vận tải thuỷ.
Mùa kiệt thì mực nước thấp, lòng sông cạn trơ sỏi đá, lòng sông gồ ghề, dốc, cao độ
đáy sông của nhánh Tả Trạch từ đoạn Khe Tre về đến Dương Hoà thay đổi từ (+40)
đến (-2); (-3). Đoạn từ Dương Hoà đến Tuần thay đổi từ (-2,00); (-3,00) đến (-4,00);
(-5,00). Thỉnh thoảng có những vực sâu (-11,00) đến (-12,00). Với nhánh Hữu Trạch

12
đoạn từ Bình Điền đến ngã ba Tuần lòng sông có cao độ thay đổi từ (-1,4) đến (-
3,00); (-4,00) cũng có những vực sâu (-5,00); (-6,00). Đoạn phía trên Bình Điền thì
nhiều ghềnh thác, lòng sông hẹp và rất dốc. Đối với nhánh sông Bồ, đoạn sông từ núi
Bân trở lên lòng sông chảy trong vùng rừng núi, dốc lắm thác ghềnh. Đoạn chảy
trong vùng đồng bằng thì dòng sông hiền hoà hơn, độ dốc mặt nước bé, chịu ảnh
hưởng của triều mặn. Dòng sông chảy quanh co, cao độ đáy sông thay đổi trong
khoảng từ (-2,50) đến (-7,00); (-8,00) đặc biệt do ảnh hưởng của lũ và điều kiện địa
chất mềm yếu cho nên dòng sông, bờ sông bị xói lở, bồi lấp nhiều đoạn. Trên sông
Hương đoạn từ ngã ba Tuần về chùa Linh Mụ cả hai bờ sông đều bị xói lở mạnh, trên
sông Bồ đoạn từ Cổ Bi về đến ngã ba Bác Vọng, 2 bờ sông cũng bị xói lở nhiều.
Trong vùng đồng bằng thuộc lưu vực sông Hương, ngoài dòng chính sông

Hương, sông Bồ còn có nhiều sông đào có tác dụng “dẫn thuỷ nhập điều “ tiêu thoát
lũ nhanh chóng được xây dựng thời nhà Nguyễn, từ những năm 1835 - 1863: ở phía
bắc sông Hương có kênh (hói) 5 xã, kênh (hói) 7 xã thuộc huyện Hương Trà nối sông
Hương ở cầu Xước Dũ với sông Bồ. Kênh ngã tư nối sông Bồ với phá Tam Giang ở
Quán Cửa, đi qua vùng đồng bằng Quảng An, Quảng Thành … ở phía Nam sông
Hương thì có sông Đại Giang nối sông Hương với phá Cầu Hai (có đoạn gọi là sông
An Cựu, sông Lợi Nông) có chiều dài khoảng 30 km, sông Như Y nối từ đập Đá
vòng qua các xã Thuỷ Vân, Thuỷ Thanh rồi nối với sông Đại Giang ở địa phận xã
Phú Lương … với chiều dài khoảng 15 km, các kênh chợ Mai, Phú Thượng, La Ỷ nối
sông Hương với đầm phá, với các vùng xung quanh thành phố Huế để đảm bảo cho
việc tiêu thoát, lưu thông dễ dàng, nông thương đều có lợi.
- Chế độ dòng chảy
Dòng chảy năm trên các lưu vực sông thuộc vùng nghiên cứu cũng biến động
lớn theo không gian và thời gian. Lượng dòng chảy của các sông tăng dần từ Bắc vào
Nam và từ đồng bằng lên miền núi.
Về mùa mưa tổng lượng dòng chảy chiếm tới 70% tổng lượng dòng chảy
năm và kéo dài từ tháng IX đến tháng XII, 8 tháng mùa kiệt lượng dòng chảy chỉ
chiểm 30%.

13
Đối với các sông chảy qua vùng núi dòng chảy mạnh và tập trung nhanh,
khi chảy qua vùng đồng bằng vận tốc dòng chảy nhỏ và chế độ chảy thường bị ảnh
hưởng của thuỷ triều. Các sông nhỏ vùng đồng bằng và ven biển có chế độ chảy rất
phức tạp và thường bị xâm nhập mặn.
1.1.7. Đặc điểm thủy triều
- Vùng biển ven bờ Thừa Thiên- Huế kéo dài khoảng 120km nhưng thuỷ
triều biến đổi khá phức tạp. Từ Bắc vào Nam, thuỷ triều thuộc loại bán nhật không
đều, hầu hết số ngày trong tháng là bán nhật triều với độ lớn trung bình từ 1,2 ÷
0,6m và giảm dần về phía Nam.
+ Tại khu vực cửa Thuận An, thủy triều thuộc chế độ bán nhật triều đều.

Biên độ triều không lớn từ 0,35 ÷ 0,5m (nhỏ nhất so với các khu vực khác trong
toàn quốc). Xa dần vùng cửa Thuận An về phía Bắc và Nam, biên độ dao động triều
đều tăng dần. Tại Thuận An, mực nước cao nhất 0,55m, mực nước trung bình
0,196m, mực nước thấp nhất -0,217m;
+ Tại khu vực cửa Tư Hiền nằm trong vùng bán nhật triều không đều: Biên
độ triều thấp trung bình 0,5 ÷ 0,6m.
- Dòng triều có tính chất bán nhật triều không đều và nhật triều không đều
riêng khu vực lân cận cửa Thuận An là bán nhật triều đều. Tốc độ dòng triều khá
mạnh, trung bình từ 25-30 cm/s, ở vùng nước có độ sâu từ 10-15 m và giảm dần ra
ngoài khơi và xuống sâu. Các dòng toàn nhật và bán nhật có cùng bậc ở cửa Thuận
An. Do vậy vực hạ lưu hệ thống sông Hương chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ thủy
triều Bắc Bộ và chế độ lưu lượng nước của các sông.
1.2. Cơ sở hiện trạng kinh tế - xã hội
1.2.1. Dân số và cơ cấu dân cư
Trong vùng nghiên cứu có 8 đơn vị hành chính cấp huyện và một thành phố
trực thuộc tỉnh với 152 xã phường. Trong đó, tổng số xã là 119, số phường là 24, và
thị trấn là 9.
Tính đến tháng XI/2009 toàn vùng có 1,15 triệu người với mật độ dân số
trung bình là 227 người/km2. Mật độ dân số cao ở vùng thị trấn, thị tứ, vùng đồng

14
bằng và thành phố Huế; mật độ dân số ở thành phố Huế là 4.786 người/km2, trong
khi đó ở huyện A Lưới và Nam Đông trung bình là 35 người/km2. Dân số vùng
thành thị chiếm 1/3 dân số toàn tỉnh, còn lại là dân số vùng nông thôn. Trong tổng
số dân nông thôn có tới 11% sống bằng ngư nghiệp ven phá, trên sông và đánh bắt
thủy hải sản ngoài khơi. Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm có xu thế giảm, năm
2000 tỷ lệ tăng dân số là 1,6%, đến năm 2009 là 1,21%.









Hình 1.7. Tỷ lệ tăng dân số giai đoạn 1999-2008
Bảng 1.1. Dân số năm 2009 các huyện trong vùng nghiên cứu
TT Huyện
Tổng số
(người)
Phân theo thành thị nông thôn (người)
Thành thị
Nông thôn

Tổng số
1.148.324
401.628
746.696
1
TP. Huế
339.822
308.120
31.702
2
H. Phong Điền
107.122
6.566
100.556
3
H.Quảng Điền

91.799
10.226
81.573
4
H. Hương Trà
117.654
8.080
109.574
5
H. Phỳ Vang
176.896
20.249
156.647
6
H. Hương Thuỷ
97.278
14.774
82.504
7
H. Phú Lộc
151.636
23.573
128.063
8
H. A Lưới
42.392
6.493
35.899
9
H. Nam Đông

23.725
3.547
20.178
Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế năm 2009
0
0.5
1
1.5
2
2.5
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
%

15
1.2.2. Cơ cấu và hiện trạng các ngành kinh tế
1.2.2.1. Cơ cấu kinh tế
Vùng nghiên cứu có vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển một nền kinh tế đa
dạng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp. Trong đó tập trung phát
triển công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Xu hướng dịch chuyển
này thể hiện rõ nét trong giai đoạn 1999-2008. Năm 2008, giá trị sản xuất của ngành
nông, lâm nghiệp và thủy sản là 3.782,5 tỷ đồng chiếm 14,8% tổng giá trị sản xuất,
ngành công nghiệp và xây dựng là 1.2201,5 tỷ đồng chiếm 47,7%, và ngành dịch vụ
là 9.578,9 tỷ đồng chiếm 37,5%.
1.2.2.1. Nông nghiệp
- Trồng trọt:
Trong thời gian qua, diện tích cây lương thực dao động trong khoảng 42.000
ha. Trong đó diện tích cây lúa màu 32.000 ha; diện tích cây khoai lang dao động
trong khoảng 5 nghìn ha; diện tích cây sắn khoảng 7 nghìn. Diện tích trồng lúa chủ
yếu tập trung ở các huyện vùng đồng bằng và ven biển như Hương Trà, Hương
Thuỷ, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc. Diện tích ngô chủ yếu tập

trung ở các huyện A Lưới, Nam Đông, và Hương Trà. Diện tích sắn chủ yếu tập
trung ở hai huyện Phong Điền và A Lưới.
Cây công nghiệp hàng năm chiếm vị trí chủ đạo là lạc, các loại cây còn lại
như mía, thuốc lá, vừng chiếm tỷ lệ nhỏ. Diện tích lạc chủ yếu tập trung ở
hai huyện là Phong Điền và Hương Trà, chiếm hơn 50% tổng diện tích lạc.
Cây công nghiệp dài ngày bao gồm chè, cà phê, cao su, dừa, hồ tiêu, và cây
điều. Trong đó diện tích cây cao su chiếm 55% tổng diện tích cây công nghiệp dài
ngày, cây cà phê chiếm 30%, cây hồ tiêu chiếm 9%, các cây còn lại diện tích nhỏ
không đáng kể. Toàn bộ diện tích cây cà phê tập trung ở huyện A Lưới, trong khi
cây cao su lại được phát triển nhiều ở Nam Đông, Hương Trà và Phong Điền.

16
Bảng 1.2. Diễn biến diện tích gieo trồng các loại cây qua các năm
Đơn vị: ha
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
I. Cây hàng năm 71.092 71.526 71.576 71.915 70.918
1. Cây lương thực
63.489
63.520
63.791
64.193
63.911
- Lúa cả năm
51.316
50.357

50.241
50.419
50.846
+ Đông Xuân
26.323
25.924
25.661
25.731
25.797
+ Hè Thu+Mùa
24.993
24.433
24.580
24.688
25.049
- Ngô
1.381
1.800
1.807
1.734
1.554
- Sắn
5.948
6.628
7.075
7.339
7.248
Khoai lang
4.844
4.735

4.668
4.701
4.263
2. Cây công nghiệp hàng năm
5.588
5.814
5.654
5.573
4.792
- Mía
212
260
262
298
215
- Lạc
4.675
4.834
4.726
4.704
4.096
- Thuốc lá
97
92
126
94
56
- Vừng
604
628

540
477
425
3. Cây hàng năm khác(đậu)
2.015
2.192
2.131
2.149
2.215
II. Cây lâu năm
4.593
5.336
5.595
5.451
5.667
1. Cây công nghiệp
1.485
1.977
2.329
1.904
2.137
- Chè
52
47
52
20
19
- Cà phê
345
502

501
502
651
- Cao su
825
1134
1477
1.090
1.170
- Hồ tiêu
160
176
181
181
190
- Dừa
103
118
118
111
107
2. Cây ăn quả
3.108
3.359
3.266
3.547
3.530
- Dứa
741
735

717
705
638
- Chuối
581
592
603
625
637
- Cam, quýt
944
1116
1233
1429
1486
- Xoài
99
105
105
112
112
- Cây ăn quả khác
743
811
608
676
657
Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế năm 2009
- Chăn nuôi
Chăn nuôi chủ yếu phát triển ở quy mô hộ gia đình, chăn nuôi với quy mô

công nghiệp còn rất nhỏ. Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi chiếm khoảng 30%
giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên để phát triển cần chuyển đổi chăn nuôi qui
mô hộ gia đình sang chăn nuôi theo mô hình trang trại, nuôi công nghiệp đồng
thời giải quyết tốt khâu lương thực, chế biến, tiêu thụ.

17
Bảng 1.3. Diễn biến đàn gia súc, gia cầm qua các năm
Đơn vị: con
Vật nuôi

Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Đàn gia súc
311.402
320.004
335.627
332.799
280.164
- Trâu
30.272
32.241
36.932
37.975
30.860
- Bò
21.560

22.976
28.159
28.018
26.907
- Lợn
259.570
264.787
270.536
266.806
22.2397
- Dê
2.419
3.299
3.803
5.556
6.312
Đàn gia cầm
2.141.400
1.722.000
1.399.600
1.631.500
1.646.700
- Gà
1.081.400
1.015.300
918.400
1.047.300
1.053.900
- Vịt
1.060.000

706.700
481.200
584.200
592.800
Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế năm 2009
Đàn trâu tập trung đông nhất ở huyện Phong Điền và Phú Lộc, trong khi đàn
bò lại được phát triển ở huyện A Lưới và Nam Đông. Ngoại trừ thành phố Huế và
hai huyên miền núi Nam Đông và A Lưới, các huyện còn lại có đàn lợn phân bố khá
đều và dao động trong khoảng 30 nghìn con.

Bảng 1.4. Đàn gia súc gia cầm phân theo huyện năm 2009
Đơn vị: con
Vật
nuôi
TP.
Huế
Phong
Điền
Quảng
Điền
Hương
Trà
Phú
Vang
Hương
Thuỷ
Phú
Lộc
Nam
Đông

A
Lưới
- Trâu 159 7.102 2215 3.549 3.390 3.239 7.318 1.445 2.443
- Bò 653 2.496 1.756 2.495 2.994 2.036 3.075 4.160 7.243
- Lợn 9.496 31.864 28572 35.056 42.651 31.888 29.669 6.209 6.992
- Dê 1.340 93 241 - 330 647 156 3.505
- Gà 4.900 180.900 135.000 124.000 181.100 127.800 223.700 24.200 32.300
- Vịt 300 82.700 170.500 34.700 134.600 51.700 95.800 11.900 30.600
Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế năm 2009
-Thuỷ sản
Ngành thuỷ sản đang trở thành 1 ngành sản xuất chiếm ưu thế và có giá trị
xuất khẩu cảo của vùng. Trong những năm gần đây ngoài việc tăng cường năng lực
cho đánh bắt xa bờ việc nuôi trồng thuỷ sản trên cát, ven đầm phá đang phát triển
rất mạnh. Diện tích nuôi trồng nước mặn, lợ chiếm khoảng 70% tổng diện tích nuôi

18
trồng thủy sản. Giá trị nuôi trồng chiếm khoảng 44%, và giá trị khai thác chiếm
khoảng 53% tổng giá trị sản xuất thủy sản. Ngành thuỷ sản chiếm tới 44,43% tổng
thu nhập của các huyện ven biển và đầm phá trong đó nuôi trồng chiếm 19,69%,
đánh bắt 24,74%. Diễn biến diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh.

Bảng 1.5. Diễn biến diện tích nuôi trồng thuỷ sản qua các năm
Đơn vị: ha
Hạng mục
Năm
2005 2006 2007 2008 2009
Tổng số
5.090
5.204
4.821

5.371
5.367
Diện tích nước mặn, lợ
4.022
3.880
3.767
3.773
3.769
Nuôi cá
2,5 12 7,5 7,5 36
Nuôi tôm
3.998 3.464 3.024 3.053 2.733
Nuôi hỗn hợp
24 404 743 720 1.000
Diện tích nước ngọt
1.068 1.324 1.054 1.598 1.598
Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế năm 2009
- Lâm nghiệp
Theo số liệu thống kê năm 2009, vùng nghiên cứu có diện tích tự nhiên là
394.790 ha trong đó có 180.807 ha đất có rừng (chiếm 45 %) và 92.658 ha đất đồi
núi chưa sử dụng và 42.589 ha đất bằng chưa sử dụng. Trong diện tích đất có rừng
có 80.132 ha là rừng sản xuất, 50.192 ha là rừng phòng hộ và 50.483 là rừng đặc
dụng. Đất lâm nghiệp và rừng chủ yếu tập trung ở A Lưới, Nam Động, Phú Lộc và
các dải cát ven biển.
Trong sản xuất lâm nghiệp, khai thác gỗ đã được hạn chế đồng thời tăng
cường công tác bảo vệ, chăm sóc và trồng mới. Do đó rừng ở Thừa Thiên Huế đang
từng bước được phục hồi và phát triển.

- Công nghiệp
Tốc độ bình quân hàng năm của giá trị sản lượng ngành công nghiệp trên địa

bàn nghiên cứu giai đoạn 2003- 2009 là 21,4%, trong đó công nghiệp khai thác
10,1%, công nghiệp chế biến 18,3%, công nghiệp khác 9,1%. Sản xuất thực phẩm đồ
uống là ngành công nghiệp quan trọng của vùng. Hiện tại, trong vùng có hơn 2.800

19
cơ sở sản xuất thực phẩm và đồ uống trong đó chủ yếu là cơ sở cá thể và 6 cơ sở nhà
nước, 3 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là ngành có tốc độ phát triển nhanh
trong giai đoạn 1996- 2000. Hiện tại có hơn 300 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, có
4 cơ sở nhà nước, trong đó có nhà máy xi măng Luksvaxi ở Hương Trà với công suất
500.000 tấn/năm, xi măng Long Thọ công suất 120.000 tấn/năm.
Công nghiệp dệt may, công nghiệp chế biến lâm sản, công nghiệp cơ khí hoá
chất, công nghiệp khai thác khoáng sản so với năm 1990 sản phẩm tăng ước 60%.
Quặng Emenic tăng gấp 2,3 lần; Zincol, Mamazit tăng 3 lần nhưng quy mô nhỏ.
Điện năng tính đến 2009 tổng chiều dài đường dây hạ thế là 848,5km. Toàn
vùng có 80 trạm biến áp với tổng dung lượng 8.365kVA. Lượng điện tiêu thụ bình
quân đầu người 281 kWh/năm có 93,3% số xã có điện và 77% số hộ dân dùng điện.
1.2.2.2 Cơ sở hạ tầng
- Du lịch thương mại

Được coi là ngành mũi nhọn dựa vào thế mạnh các Lăng tẩm, cung điện, và
thành cổ Huế với các khu du lịch sinh thái. Để phục vụ cho ngành du lịch, các nhà
hàng, khách sạn phát triển mạnh. Ngành thương mại phát triển hệ thống cung cấp
bán lẻ phục vụ khách du lịch, hệ thống bưu điện, viễn thông. Ngành du lịch thu hút
khách quốc tế tăng hành năm lên 29,8%, khách nội địa 12,8% ngành du lịch đóng
góp vào tăng trưởng kinh tế của vùng 7,7%/năm. Thương mại đã tạo được nhiều
nguồn hàng phong phú góp phần bình ổn giá cả, xu thế phát triển du lịch ngày càng
đa dạng nhiều thành phần.
- Vận tải, bưu điện
Hệ thống giao thong, vận tải trong vùn tương đối thuận tiện, có hệ thống

đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh đi dọc địa bàn vùng nghiên cứu. Đường
hàng không có sân bay Phú Bài đi Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo thuận
lợi cho khách du lịch đến Huế dễ dàng. Cảng Chân Mây đã đi vào hoạt động và
đang hoàn thiện. Với hệ thống giao thông đa dạng: đường bộ, hàng không, cảng
biển và đường sắt tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển và hội nhập.
Ngành bưu điện đã có những bước phát triển đáng kể. Số thuê bao điện thoại
cố định tăng từ 99 nghìn vào năm 2006 lên 210 nghìn thuê bao vào năm 2009, đạt tỷ

×