1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
2
Giaó viên hướng dẫn: THS. Phan Đặng My Phương
Sinh viên thực hiện : Nhóm 1
Đề tài : Bạn có nghĩ rằng những cuộc cách
mạng tài chính trong những năm vừa
qua đã ảnh hưởng đến cá nhân bạn
hay không? Giải thích?
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
STT TÊN LỚP
NỘI DUNG
CÔNG VIỆC
MỨC ĐỘ ĐÒNG
GÓP
1 Phan Thị Thanh Tâm 38k05 Làm word 12.5%
2 Ngô Hà Kiều Anh 38k05 Làm word 12.5%
3 Nguyễn Thị Thu Hiền 38k05 Làm slide 12.5%
4 Đinh Ngọc Đông Sang 38k05 Tìm tài liệu 12.5%
5 Bùi Thùy Linh 38k05 Tìm tài liệu 12.5%
6 Huỳnh Thị Lời 38k05 Tìm tài liệu 12.5%
7 Lê Thị Thúy 38k05 Tìm tài liệu 12.5%
8 Trịnh Ngọc Thùy Trang 36K13 Làm slide 12.5%
DANH SÁCH NHÓM 1
3
MỤC LỤC
4
Đề tài : Bạn có nghĩ rằng những cuộc cách mạng tài chính trong những năm vừa qua
đã ảnh hưởng đến cá nhân bạn hay không? Nó đã làm cho cuộc sống bạn tốt lên hay
xấu đi? Giải thích.
I. Đặt vấn đề:
Hiện nay, cùng với sự phát triển phát triển của thế giới, Việt Nam đã có những thay
đổi trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, tài chính, chính trị , xã hội. Và để thực hiện những
điều đó, nhiều cuộc cách mạng đã diễn ra. Nổi bật nhất trong đó là cuộc cách mạng tài
chính. Vậy cách mạng tài chính là gì? Nó ảnh hưởng đến cá nhân mỗi người như thế nào?
II. Giải thích vấn đề:
1. Cách mạng tài chính:
Cách mạng là xóa bỏ cái cũ và thay thế cái mới tiến bộ hơn, là một thay đổi sâu sắc,
thường là xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn. Các cuộc cách mạng có thể dẫn đến
một thay đổi trong các thể chế chính trị - xã hội, hoặc một thay đổi lớn trong một nền
kinh tế hay văn hóa. Cách mạng đã từng xảy ra trong lĩnh vực như: xã hội, chính trị, văn
hóa, kinh tế, công nghiệp…
Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới
hình thức giá trị. Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ
của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất
định.
Vậy cách mạng tài chính là công cuộc xóa bỏ cái cũ và thay thế cái mới trên mọi
lĩnh vực của tài chính.
Công cuộc thay đổi nền tài chính Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua đã trải qua
nhiều giai đoạn với những kết quả tích cực như: quy mô nền kinh tế tăng nhanh với tốc
độ tăng trưởng kinh tế hằng năm trung bình đạt 7,2% GDP, bình quân đầu người đạt
khoảng 1.200 USD góp phần đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có mức thu nhập
trung bình … Bên cạnh đó Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn: tốc độ tăng trưởng còn
5
thấp và chưa bền vững, mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào yếu tố tăng vốn hay còn gọi
là mô hình chi tiêu tài chính theo chiều rộng, chậm phát triển theo chiều sâu.
Đặc biệt trong những năm gần đây, tốc độ và quy mô nợ Chính Phủ tăng nhanh,
thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) thường xuyên ở mức cao, lưu ý là sự kéo dài việc
đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả ở khu vực công.
Cuộc cách mạng tài chính diễn ra qua các năm và chia thành các giai đoạn:
Năm 2012: Nhà nước đã thực hiện các chính sách như:
• Thêm ưu đãi bảo hiểm nông nghiệp cho người dân: đối với cây trồng sẽ
được bảo hiểm thêm vào giông và lốc xoáy bên cạnh các thiên tai bão,
lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại,…Bên cạnh đó cũng thêm vào các dịch
bệnh bạc lá và sâu đục ngoài những bệnh vàng lá, lùn xoắn lá, lùn sọc
đen…Ngoài ra, vật nuôi theo quy định mới không còn dựa vào số lượng
vật nuôi tham gia bảo hiểm.
• Bổ sung vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay học sinh, sinh
viên: tạo điều kiện cho sinh viên không có khả năng chi trả học phí có
cơ hội được học tập và sinh hoạt. Năm 2012, số tiền cho vay là 1.035 tỷ
đồng còn năm 2013 thì tăng lên 1.465 tỷ đồng.
• Thuế giá trị gia tăng: trước tình hình sản xuất, kinh doanh còn khó khăn
bên cạnh việc sửa đổi giảm tần suất kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT)
từ 1 tháng lên 3 tháng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được Bộ Tài
chính sửa đổi.
• Trợ cấp chế độ thai sản do bảo hiểm xã hội chi trả: sau khi được thay
đổi, mức hưởng ứng chế độ thai sản mà người lao động nhận được từ
quỹ bảo hiểm xã hội được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ thuế
thu nhập cá nhân.
Năm 2013: đạt được những kết quả nhất định nên năm 2013 sẽ thay đổi trong
chính sách.
• Thêm ưu đãi cho doanh nghiệp: theo thông tư mới sẽ có thêm như
doanh nghiệp ưu tiên lần đầu gia hạn 36 tháng sau đó căn cứ vào pháp
luật sẽ thêm từ 36 – 60 tháng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp ưu tiên được
6
hưởng nhiều lợi thế khi được cơ quan, tạo thuận lợi cho thủ tục thuế,
được hưởng chế độ ưu tiên về thuế khóa, miễn kiểm tra hồ sơ…
• Sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng:
Thông tư số 107/2013/TT-BTC về việc sửa đổi mức thuế suất thuế nhập
khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2707, 2902 và 3902
tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Theo đó, mức thuế suất thuế nhập khẩu
ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2707, 2902 và 3902 tại
Thông tư số 193/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính đều
được điều chỉnh tăng dần từ năm 2013 đến năm 2015. Thông tư này có
hiệu lực kể từ ngày 26/9/2013.
Hiện tại, các mặt hàng này đang được hưởng mức thuế suất thuế nhập
khẩu ưu đãi là 0%.
Các mặt hàng có mức thuế thay đổi chủ yếu là dầu và các sản phẩm
khác từ chưng cất hắc ín than đá ở nhiệt độ cao; các sản phẩm tương tự
có khối lượng cấu tử thơm lớn hơn cấu tử không thơm.
2. Tác động:
Việc tác động của cách mạng tài chính cũng ảnh hưởng đến bản thân của mỗi người,
nên sẽ có những mặt tích cực và tiêu cực.
a) Về mặt tích cực : đạt được những kết quả rất cơ bản.
Ảnh hưởng đến kinh tế chính trị xã hội Việt Nam:
- Về kinh tế chính trị: Chính phủ triển khai việc thực hiện đồng bộ và tập trung các
chính sách tài chính tiền tệ đã tạo ra hiệu ứng tích cực đối với nền kinh tế nước ta.
• Duy trì sản xuất kinh doanh, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lí trong
điều kiện khủng hoảng
Ví dụ: năm 2009, kinh tế thành phố HCM trong 8 tháng tiếp tục tăng trưởng: giá trị
sản xuất công nghiệp tăng 5,5%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
7
dung tăng 19,9%, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt gần 12,4 tỷ USD, nếu không tính
dầu thô đạt 8.3 tỷ USD tăng 3,4 % cùng kì năm 2008.
• Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình, công trình trọng điểm.
Trong đó đẩy mạnh việc thực hiện các dữ án lớn về cơ sở hạ tầng về phát
triển đô thị mới, về xây dựng khu công nghệ cao, đều đảm bảo duy trì và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm tiếp theo.
• Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục được đẩy
mạnh, theo hướng sản xuất hàng hóa (phát triển vùng nguyên liệu, nuôi
trồng thủy hải sản, phát triển khu du lịch sinh thái chuyên canh theo các
lĩnh vực sản xuất phù hợp với đặc điểm và điều kiện đia lí tự nhiên ) và
ứng dụng công nghệ cao.
• Duy trì sự định và phát triển thị trường tài chính tiền tệ:
o Đối với hoạt động ngân hàng cơ bản tiếp tục và phát triển, đây là kết
quả quan trọng trong điều kiện khủng hoảng kinh tế- tài chính toàn cầu.
Kết quả này không chỉ góp phần duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn có ý nghĩa lợi thế cạnh tranh của
quốc gia rất lớn. Bởi vì trong thời gian qua, nhiều chính phủ của các
quốc gia đã chi phí rất nhiều cho việc giữ ổn định tài chính tiền tệ và
ngân hàng đều ổn định hoạt động của toàn hệ thống. Chính sựu ổn định
của hệ thống ngân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, khách
hàng và nền kinh tế tiếp cạn vốn thuận lợi hơn để phát triển sản xuất
kinh doanh.
o Việc thực hiện hiệu quả chính sách hổ trợ lãi suất vay tín dụng ngân
hàng là kết quả nổi bật trong thời gian qua, góp phần quan trọng giảm
giá thành sản phẩm, tăng doanh thu bán hàng, duy trì và phát triển sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân trong nền
kinh tế.
8
- Về xã hội: đảm bảo an sinh xã hội, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao
động.
Ví dụ: Trong thời gian qua, mặt dù gặp những khó khăn nhất định do môt số doanh
nghiệp thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động. Song thông qua việc thực hiện các giải pháp
của chính phủ đã hạn chế được tỉ lệ mất việc làm, do suy giảm kinh tế, đồng thời tăng
cường tạo việc làm mới cho người lao động nên tp HCM đã giải quyết được việc làm cho
194,4 nghìn lao động trong đó có 91,2 ngàn chổ làm mới được tạo ra.
Ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của đại đa số sinh viên:
- Chính sách tín dụng của học sinh sinh viên:
• Đời sống vật chất: Nguồn vốn của nhà nước thông qua chính sách vay vốn
đến tay sinh viên đã góp phần trang trải đời sống sinh hoạt.
• Điều kiện học tập: khi có nguồn vốn sinh viên có điều kiện mua sắm dụng
cụ học tập, sử dụng đầy đủ các dịch vụ học tập như học thêm, đi thực tế…
- Làm cho sinh viên có cái nhìn tích cực hơn về chế độ cảm thấy rằng chế độ họ đang
sống học tập và rèn luyện là chế độ trọng nhân tài, họ cũng thấy được coi trọng do vậy họ
tích cực phấn đấu và bảo vệ chế độ.
- Việc đầu tư của nhà nước làm cho các đối tượng đại học, cao đẳng, trung cấp, học
nghề được mở rộng, không hạn chế như những năm chưa có chính sách tín dụng. Chính
sách tín dụng của nhà nước đối với sinh viên được đánh giá là chính sách thực thi nhất
trong thời gian vừa qua. Nhờ chính sách này mà những con em dân tộc thiểu số ở vùng
cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo có điều kiện sống thiếu thốn kinh tế còn
nhiều khó khăn đươc theo học ở những nơi có chất lượng đào tạo cao.
- Chế độ học bổng và miễn giảm học phí: làm giảm bớt phần nào gánh nặng cho sinh
viên về vấn đề học phí và trang trải cuộc sống trong quá trình học tập ở trường.
Ảnh hưởng đến bản thân:
- Góp phần trang trải một phần nào đó cho cuộc sống sinh hoạt và học tập của bản
thân.
9
-Khuyến khích bản thân phấn đấu học tập tu dưỡng và rèn luyện để hoàn thiện tốt quá
trình học tập và đạo đức bản thân.
-Tạo ra sự hứng thú trong học tập.
- Những quỹ học bổng cũng như phần quà cũng phần kích lệ tinh thần học thần học
tập của bản thân
- Đầu tư và trang thiết bị cho học tập nhờ các khoản tiền của nhà nước từ ngân sách
đã tạo nhiều điều kiện cho bản thân được học tập và có điều kiện phát triển.
b) Về mặt tiêu cực:
Ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam:
- Về kinh tế - chính trị: hàng loạt doanh nghiệp bị đóng cửa. Tình trạng khách hàng ồ
ạt rút tiền khỏi ngân hàng do chính sách của nhà nước đã làm cho ngân hàng cho vay với
số tiền lớn nên khi rút tiền sẽ rất khó làm cho ngân hàng khó hoàn trả các khoản nợ. Do
chính sách nhà nước và sự tồn tại các “bong bóng đầu cơ”, khi trang trải các khoản thâm
hụt ngân sách làm ảnh hưởng đến tỷ giá cố định:
• Người dân mất lòng tin vào nội tệ và chuyển sang tích trữ ngoại tệ làm tỷ
giá tăng.
• Thị trường luôn tồn tại “bong bóng” đầu cơ, ẩn chứa đỗ vỡ. Khi một quốc
gia có đồng tiền mạnh đột ngột phá giá đồng tiền của mình hoặc mất đi khả
năng hoàn trả các khoản nợ quốc gia sẽ gây khủng hoảng tiền tệ.
Ảnh hưởng đến xã hội: làm mất cân bằng trong xã hội, có sự phân biệt giàu nghèo.
Ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của đại đa số sinh viên:
- Vấn đề giá tiêu dùng: lương thực, thực phẩm tăng giá làm cho bữa cơm sinh viên đã
đạm bạc nay còn trở nên đạm bạc hơn, không đảm bảo đủ dinh dưỡng cho việc học tập.
Thêm vào đó, chi phí phục vụ cho việc học như là mua sách gặp nhiều khó khăn, đa số
sinh viên chỉ dùng sách photo gây ra những vấn đề liên quan đến luật pháp như là xâm
phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của tác giả.
10
- Giá xăng: giá xăng tăng nhanh gây cản trở lớn đến việc đi lại, sinh viên chọn cách đi
bộ, xe đạp thay vì đi xe máy như trước đây.
- Giá điện: giá điện hiện nay đã và sẽ tăng thêm nữa, dẫn đến tình trạng các bạn sinh
viên muốn tiết kiệm nên hạn chế sử dụng đèn điện, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc
học.
- Và những chi tiêu trong sinh hoạt : bên cạnh việc tiết kiệm các khoản chi tiêu hàng
ngày thì các bạn sinh viên còn siết chặt cả khoản “tình phí” bằng nhiều cách khác nhau
như:
• Thay đổi chốn hẹn hò: thay vì hẹn hò trong những quán cà phê sang trọng,
nhiều cặp “tình nhân sinh viên” chọn cho mình một nơi hò hẹn khác như ghế
đá, công viên hay thậm chí là sân trường.
• Những món quà tự chế: thời kỳ bão giá, các bạn sinh viên chọn cách tặng quà
cho nhau bằng những món quà tự tay mình làm ra với các chất liệu dễ làm
như khăn len, các tấm thiệp làm từ bìa cứng….
• Những kế hoạch mới: cùng với những kế hoạch tiết kiệm, sinh viên còn “rủ
nhau” kinh doanh, vừa kiếm thêm thu nhập, lại vừa có thời gian ở bên nhau.
• Có những dịp đi chơi với lớp trong những ngày lễ thì cũng gay không ít khó
khăn “tài chính” không cho phép nên buộc các sinh viên phải ngậm ngùi ở
nhà. Hay là “mặt dày” mượn tiền.
- Tìm kiếm việc làm thêm: khủng hoảng kinh tế trong những năm gần đây khiến cho
cơ hội tìm kiếm việc làm của những bạn sinh viên đã tốt nghiệp và những bạn muốn có
cơ hội làm thêm giúp đỡ gia đình cũng trở nên ít hơn.
- Mức vốn cho vay thấp với nhu cầu thực tế của sinh viên, trên thực tế cho thấy với
số tiền là 800 nghìn đồng/ tháng, mà lại học tập ở những trung tâm giáo dục đào tạo lớn
thì sinh viên không đủ để trang trải cuộc sống.
Thời bão giá, sinh viên tiết kiệm được những gì thì cố hết sức để tiết kiệm. Chính vì
vậy, việc ăn vặt hay mua sắm được coi là đề tài bàn tán sôi nổi nhất của các cô cậu sinh
11
viên thì giờ cũng trở nên “nguội lạnh” cùng với mức độ lạm phát chóng mặt như hiện
nay.
Ảnh hưởng đến bản thân:
- Cuộc sống trở nên khó khăn hơn trong thời buổi lạm phát, đồng tiền bị mất giá.
- Việc chi tiêu cũng hạn hẹp, dè chừng hơn so với trước đây như: mỗi tháng gia đình
cho một triệu đồng để đi lại, ăn uống, đổ xăng và có thể tặng sinh nhật bạn bè những
món quà tương đối nhưng bây giờ cũng với số tiền đó nhưng cần phải tiết kiệm hơn
không thể tiêu xài thoải mái được để đảm bảo cho việc chi tiêu mà không bị thiếu hụt.
-Trong việc sinh hoạt tập thể cũng gặp nhiều bất lợi hơn. Chẳng hạn như việc đi cắm
trại cùng lớp, sẽ có một khoản đóng góp nho nhỏ, nhưng vì số tiền được ba mẹ gửi vào
hàng tháng không đủ để chi tiêu vào những việc này nên khó có thể sinh hoạt tập thể
cùng với lớp.
III. Kết luận vấn đề:
Cuộc Cách mạng tài chính trong những năm vừa qua đã ảnh hưởng không nhỏ
đến cuộc sống không nhỏ của đại đa số sinh viên trong đó có bản thân cá nhân mỗi
chúng ta.
Cuộc cách mạng tài chính không những ảnh hưởng đến mặt tích cực mà còn
cả mặt tiêu cực. Nó tác động theo chiều hướng tốt hơn nhưng cũng xấu đi. Tốt hơn
có thể kể đến rất nhiều nhưng chú trong nhất vẫn là chính sách tín dụng của nhà
nước dành cho sinh viên, cuộc sống sinh viên giờ đây đã không còn trât vật như
xưa trái lại có những nét khả quan, có nơi ăn chốn ở đầy đủ, các khoản tiền trang
trải cho cuộc sống học tập cũng trở nên tôt đẹp hơn. Từ đó tạo cho sinh viên có thể
phát huy hết khả năng cống hiến sức trẻ cho xã hội tương lai trở nên tươi sang hơn.
Tuy nhiên, cách mạng cũng tạo nhiều thách thức những cuộc khủng hoảng tài
chính tác động đến sinh viên khó khăn cũng không ít đòi hỏi sinh viên phải thông
minh và có những kĩ năng vốn sống để vượt qua.
12
CÂU HỎI CUỐI BÀI:
1. Cách mạng tài chính là gì?
A. Là công cuộc thay đổi thay đổi trong lĩnh vực tài chính.
B. Là công cuộc xóa bỏ cái cũ thay thế cái mới trên mọi lĩnh vực của tài chính.
C. Là cách mạng được thực hiện để tài chính được cải thiện.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Chọn câu B.
2. Công cuộc thay đổi nền kinh tế tài chính Việt Nam đã làm cho quy mô nền kinh
tế tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm trung bình đạt:
A. 7,2 GDP.
B. 7,1 GDP.
C. 2,7 GDP.
D. 1,7 GDP.
Chọn câu A.
3. Năm 2012: Nhà nước đã thực hiện chính sách:
A. Ưu đãi bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân.
B. Bổ sung vốn cho Ngân hàng chính sách xã hội cho vay vốn học sinh, sinh
viên.
C. Trợ cấp chế độ thai sản do bảo hiểm xã hội chi trả.
D. Cả ba ý trên.
Chọn câu D.
4. Ảnh hưởng tiêu cực của cách mạng tài chính đến xã hội Việt Nam.
A. Làm mất cân bằng xã hội có sự phân biệt giàu nghèo.
13
B. Người dân mất lòng tin vào nội tệ và chuyển sang tích trữ ngoại tệ làm tỉ giá
ngoại tệ tăng.
C. Cả 2 ý trên đều sai.
D. Cả 2 ý trên đều đúng.
Chọn câu A.
5. Chính sách nào của nhà nước tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cuộc sống học
tập của sinh viên.
A. Cấp học bổng cho sinh viên nghèo.
B. Chính sách tín dụng học sinh, sinh viên.
C. Miễn giảm học phí.
D. Tất cả ý trên đều đúng.
Chọn câu B.
14
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Cổng thông tin bộ Tài chính www.mof.gov.vn
2. Tạp chí tài chính www.tapchitaichinh.vn
3. Diễn đàn sinh viên www.kenhsinhvien.net
4. Tra cứu các định nghĩa về tài chính trong trang www.tailieu.vn
5. Các báo điện tử:
- báo thanh niên www.thanhnien.vn
-báo tuổi trẻ www.tuoitre.vn
6.Nghiên cứu cuốn sách:
- Giao trình tài chính- tiền tệ của trường Đại học kinh tế Đà Nẵng
- Tạp chí sinh viên 2! Sinh viên
15