LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung luôn luôn đóng
vai trò là trung tâm của nền kinh tế. Với vai trò là trung gian dẫn vốn, thị trường chứng
khoán đã mang lại cho doanh nghiệp trong nước cơ hội tiếp cận được với một kênh huy
động vốn mới cũng như cơ hội đầu tư cá nhân, tổ chức trong thị trường tài chính. Vì là
một thị trường mới nổi, thị trường chứng khoán Việt Nam bộc lộ thuộc tính đặc trưng của
nó đó là tính không ổn định và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của “ tâm lý bầy đàn”. Điều này
gây rất nhiều khó khăn cho nhà đầu tư, các tổ chức tài chính lớn. Do đó vấn đề đặt ra là
cần phải có một phương pháp đầu tư hiệu quả, vừa mang tính dài hạn đồng thời phải phù
hợp với những biến động ngắn hạn của thị trường với mục đích cuối cùng là tối đa hóa
giá trị của khoản đầu tư.
Dĩ nhiên, tùy thuộc vào quan điểm, mục tiêu và kì vọng của từng nhà đầu tư mà quy
trình và phương pháp đánh giá cho từng loại cổ phiếu khác nhau. Xuất phát từ vấn đề
thực tiễn trên, đè tài của em mông muốn đưa ra quy trình phân tích, đánh giá cổ phiếu
một cách cẩn trọng trong việc lựa chọn danh mực đầu tư của mình. Với hi vọng đó, em
quyết định chọn đề tài: “ Phân tích cơ bản cơ hội đầu tư vào công ty cổ phần điện lực
Khánh Hòa (KHP) “.
1
CHƯƠNG 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN
Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis) :Là phương pháp phân tích cổ phiếu
dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng có tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả
của cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị nội tại (intrinsic value) của cổ phiếu trên thị trường.
Các nhân tố cơ bản cần nghiên cứu bao gồm: phân tích thông tin cơ bản về công
ty; phân tích báo cáo tài chính của công ty; phân tích hoạt động kinh doanh của công ty;
phân tích ngành mà công ty đang hoạt động; và phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh
hưởng chung đến giá cả cổ phiếu. Sau khi nghiên cứu, nhà phân tích có nhiệm vụ phải
chỉ ra được những dự đoán cho những chỉ tiêu quan trọng như thu nhập kỳ vọng, giá trị
sổ sách trên mỗi cổ phiếu, giá trị hợp lý của cổ phiếu, các đánh giá quan trọng cũng như
khuyến nghị mua/bán cổ phiếu trên thị trường.
Cụ thể, các nhân tố cần chú trọng trong phân tích cơ bản về cổ phiếu là:
• Hoạt động kinh doanh của công ty
• Mục tiêu và nhiệm vụ của công ty
• Khả năng lợi nhuận (hiện tại và ước đoán)
• Nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty
• Sức ép cạnh tranh và chính sách giá cả
• Kết quả sản xuất kinh doanh theo thời gian
• Kết quả SXKD so sánh với công ty tương tự và với thị trường
• Vị thế trong ngành
• Chất lượng quản lý
Ở góc độ tổng quát, phân tích cơ bản có thể được sử dụng theo phương pháp phân
tích từ nhân tố vĩ mô đến nhân tố vi mô có ảnh hưởng đến cổ phiếu (thường gọi là
phương pháp top-down) gồm 5 cấp độ như sau:
• Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô
• Phân tích thị trường tài chính - chứng khoán
• Phân tích ngành mà công ty đang hoạt động
• Phân tích công ty
• Phân tích cổ phiếu
Trong thực tế, tùy vào mục tiêu và khả năng phân tích mà nhà phân tích có thể
sử dụng một trong năm mức độ phân tích nêu trên. Ví dụ, trong phân tích về công ty, ta
có thể sử dụng phương pháp phân tích phi tài chính; đó là đánh giá về bộ máy quản lý
doanh nghiệp, về nguồn nhân lực, khả năng phát triển sản phẩm mới, thị trường và thị
phần, khả năng cạnh tranh Cũng trong phân tích công ty, nhà phân tích có thể sử dụng
cách tiếp cận thường được gọi là phương pháp SWOT, với việc xác định và đánh giá tập
trung vào 04 khía cạnh sau của công ty:
2
• Điểm mạnh (Strengths)
• Điểm yếu (Weaknesses)
• Cơ hội (Opportunities)
• Thách thức (Threats)
Một cách phân tích nhanh về cổ phiếu, nhà đầu tư có thể phân loại cổ phiếu thành 06
loại cơ bản dựa trên tính chất thu nhập mà nó mang lại là: cổ phiếu hàng đầu (blue-
chips), cổ phiếu tăng trưởng (ổn định và bùng nổ), cổ phiếu phòng vệ, cổ phiếu chu kỳ,
cổ phiếu thời vụ.
Riêng trong mức độ cốt lõi nhất và cũng khó khăn nhất là phân tích cổ phiếu, bản chất
của phương pháp phân tích cơ bản ở đây là việc định giá cổ phiếu nhằm dự đoán giá trị
nội tại của cổ phiếu đó. Với mục tiêu này, thông thường có 05 phương pháp định giá cổ
phiếu là:
• Phương pháp định giá dựa trên luồng cổ tức
• Phương pháp định giá dựa trên luồng tiền
• Phương pháp định giá dựa trên hệ số P/E
• Phương pháp dựa trên các hệ số tài chính
• Phương pháp định giá dựa trên tài sản ròng
3
CHƯƠNG 2- GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC KHÁNH HÒA
2.1. Địa chỉ
Trụ sở: Số 11. Lý Thánh Tôn -TP. Nha Trang - Khánh Hoà
Điện thoại: (058)2220220
Fax: (058)3823828
Email:
Website:
2.2. Lịch sử hình thành Công ty
Sở quản lý và phân phối điện Phú Khánh được thành lập theo quyết định số
3799 QĐ/TCCB ngày 14/4/1976 của Bộ điện và than. Sở trực thuộc Công ty
Điện lực miền Trung – Bộ điện và than.
Từ tháng 4/1976 đến 1981: Sở quản lý và phân phối điện Phú Khánh trực
thuộc Công ty điện lực miền Trung - Bộ điện và than.
Từ năm 1981 đến tháng 10/1989: Sở điện lực Phú Khánh trực thuộc Công ty
Điện Lực 3 - Bộ Năng lượng.
Từ tháng 10/1989 đến tháng 6/1993: Sở điện lực Khánh Hòa trực thuộc Công
ty điện lực 3 – Bộ năng lượng (do tách hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa).
Công ty cổ phần Điện Lực Khánh Hoà tiền thân là Sở Điện Lực Khánh Hoà
trực thuộc Công ty điện lực 3 – Bộ năng lượng, được thành lập theo Quyết
định số 554 NK/TCCB-LĐ ngày 30/06/1993 của Bộ trưởng Bộ năng lượng.
Ngày 08/03/1996 Sở Điện Lực Khánh Hoà được đổi tên thành Điện Lực
Khánh Hoà, trực thuộc Công ty điện lực 3 - Tổng công ty Điện Lực
Việt Nam theo Quyết định số 261/ĐVN/TCCB-LĐ của Tổng công ty Điện Lực
Việt Nam.
Ngày 06/12/2004 theo Quyết định số 161/2004/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp, Điện Lực Khánh Hoà trực thuộc Công ty Điện Lực 3 được
chuyển thành Công ty cổ phần Điện Lực Khánh Hoà.
Ngày 01/07/2005 Công ty cổ phần Điện Lực Khánh Hoà chính thức hoạt động
với vốn điều lệ là 163.221.000.000 đồng, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 3703000162 ngày 30/06/2005 do Sở Kế hoạch đầu tư Khánh Hoà
cấp.
Ngày 12/7/2005 TTGDCK Hà Nội có quyết định số 06/QĐ-TTGDCKHN về
việc chấp thuận đăng ký giao dịch cổ phiếu Công ty cổ phần Điện lực Khánh
Hòa.
Ngày 08/12/2006 UBCK Nhà Nước cấp giấy phép niêm yết số 107/UBCK-
GPNY cho cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên Trung Tâm Giao dịch
Chứng Khoán TPHCM, ngày 27/12/2006 cổ phiếu KHP của Công ty chính
thức giao dịch tại Trung tâm GDCK TPHCM (Nay là Sở Giao dịch Chứng
khoán TP Hồ Chí Minh).
4
Ngày 05/09/2007 phát hành thêm và niêm yết bổ sung 1.086.986 cổ phiếu
nhằm tăng vốn điều lệ từ nguồn thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2006 được
miễn và chia cổ tức đợt 3 năm 2006: 10.869.860.000 đồng. Vốn điều lệ:
174.090.860.000 đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 51% tương đương
88.792.320.000 đồng.
Ngày 29/7/2009, Công ty phát hành thêm và niêm yết bổ sung 3.480.982 cổ
phiếu nhằm tăng vốn điều lệ từ nguồn thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2007
được miễn, giảm năm 2008 và chia cổ tức đợt 3 năm 2008. Vốn điều lệ hiện tại
của KHPC là 208.900.680.000 đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 51% vốn
điều lệ của Công ty - tương đương 106.550.780.000 đồng.
2.3. Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của Công ty
Sản xuất và kinh doanh điện năng; Quản lý, vận hành lưới điện phân phối có cấp
điện áp đến 110 kV.
Xây dựng, lắp đặt, quản lý, vận hành và sửa chữa các nhà máy thuỷ điện, nhiệt
điện nhỏ, các nhà máy điện diesel, máy phát điện diesel; Xây lắp các công trình
điện, lưới và trạm điện có cấp điện áp đến 110 kV, các công trình viễn thông công
cộng, công trình công nghiệp và dân dụng;
Tư vấn lập dự án đầu tư, quản lý dự án nhà máy nhiệt điện nhỏ, đường dây và
trạm biến áp có cấp điện áp đến 110kV và các công trình viễn thông.
Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bê tông ly tâm.
Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị điện. Kinh doanh thiết bị viễn thông.
Kinh doanh thương mại, thiết bị và phần mềm máy vi tính. Đại lý bán hàng vật tư,
thiết bị điện.
Dịch vụ khách sạn.
Kinh doanh bất động sản. Cho thuê văn phòng.
Đại lý các dịch vụ viễn thông công cộng; Kinh doanh các dịch vụ viễn thông công
cộng và Internet;
Vận chuyển hàng hóa.
Thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp cấp điện áp đến dưới 110kV cấp 2,
nhà máy điện cấp 4. Thí nghiệm thiết bị điện đến cấp điện áp 110kV. Kiểm định
công tơ điện.
Kinh doanh dịch vụ quảng cáo.
Gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí (trừ máy móc thiết bị).
Đại lý bảo hiểm.
2.4. Cơ cấu tổ chức
2.4.1. Hội đồng quản trị
1.Ông Trần Đình Nhân Chủ tịch Hội đồng quản trị
2.Ông Nguyễn Thanh Lâm Ủy viên Hội đồng quản trị
3.Ông Trịnh Minh Quang Ủy viên Hội đồng quản trị
4.Ông Nguyễn Thanh Bình Ủy viên Hội đồng quản trị
5.Ông Dương Như Hùng Ủy viên Hội đồng quản trị
5
2.4.2. Ban tổng giám đốc
1.Ông Nguyễn Thanh Lâm Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc
2.Ông Nguyễn Kim Hoàng Phó Tổng Giám đốc
3.Ông Trần Đăng Hiền Phó Tổng Giám đốc
4.Ông Nguyễn Cao Ký Phó Tổng Giám đốc
2.4.3. Ban kiểm soát
1.Ông Tô Hiếu Thuận Trưởng Ban kiểm soát
2.Ông Hồ Thăng Thu Thành viên Ban kiểm soát
3.Ông Nguyễn Thành Cử Thành viên Ban kiểm soát
6
CHƯƠNG 3- PHÂN TÍCH CƠ BẢN
3.1. Phân tích tình hình thế giới
3.1.1. Những nét cơ bản tình hình kinh tế thương mại thế giới trong giai đoạn hiện
nay
Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ quốc tế, năm 2009 kinh tế thế
giới giảm sút toàn diện, đặc biệt là trong nửa đầu năm kinh tế của các nước phát triển trải
qua một cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ những năm 30 của thế kỷ trước đến nay.
Cùng với sự ổn định về tiền tệ, thực hiện kế hoạch kích thích kinh tế của các nước, đến
nửa cuối năm 2009 thị trường tiền tệ quốc tế dần ổn định trở lại, tiêu dùng và đầu tư hồi
phục với tốc độ chậm, kinh tế tụt dốc giảm tốc độ và bắt đầu hồi sinh. Theo số liệu mới
nhất của Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF), năm 2009 kinh tế thế giới năm giảm 0,6% và
đồng thời cho rằng, thời kỳ khó khăn nhất của kinh tế thế giới đã qua đi, thị trường vốn
của các quốc gia chủ yếu đã dần dần ổn định trở lại, công nghiệp chế tạo đã bắt đầu hồi
phục tăng trưởng, thương mại XNK đã tăng rõ nét, dự kiến trong năm 2010 kinh tế thế
giới sẽ hồi phục tăng trưởng, tốc độ đạt 4,2%, trong đó tăng trưởng của các nước phát
triển là 2,3%, còn thị trưởng mới nổi và các nước đang phát triển là 6,3%. Đến năm 2011,
dự kiến tăng trưởng của kinh tế thế giới đạt 4,3%, trong đó các nước phát triển đạt 2,4% ,
còn thị trường mới nổi và các nước đang phát triển là 6,5%.
Suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến nhu cầu của thị trường quốc tế thu hẹp, biện
pháp bảo hộ mậu dịch tăng lên, mậu dịch thế giới giảm rõ rệt. Theo số liệu thống kê của
WTO, năm 2009 kim ngạch mậu dịch hàng hóa toàn cầu giảm 23%, xuống còn 12.150 tỷ
USD, lượng mậu dịch thế giới giảm 12,2%, đây là mức giảm lớn nhất kể từ hơn 70 năm
trở lại đây. Trong đó, kim ngạch XK của Mỹ giảm 13,9%, EU giảm 14,8%, Nhật Bản
giảm 24,9%, đều cao hơn mức giảm bình quân của thế giới. Bước vào năm 2010, cùng
với việc kinh tế hồi phục với tốc độ chậm, ngoại thương của các nền kinh tế chủ yếu xuất
hiện sự tăng trưởng mang tính hồi phục. Trong 2 tháng đầu năm, nhập khẩu và xuất khẩu
của Mỹ tăng trưởng lần lượt là 16% và 14,8%; khu vực đồng Euro tăng trưởng lần lượt là
3% và 7%. Trong tháng 3, nhập khẩu và xuất khẩu của Nhật tăng trưởng lần lượt là
20,7% và 43,5%. Tăng trưởng mậu dịch của các nước lớn thuộc các nước đang phát triển
như Trung Quốc, Braxin …càng rõ nét hơn. WTO dự báo, thương mại thế giới trong năm
2010 sẽ tăng 9,5%; trong đó, XK của nước phát triển tăng 7,5%, XK của các nước đang
phát triển tăng 11%, nhưng kim ngạch của thương mại thế giới không thể đạt được mức
trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế.
Cuộc khủng hoảng tiền tệ quốc tế gây tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI), quy mô đầu tư giảm mạnh. Trong báo cáo của Cơ quan thương mại và phát triển
Liên hợp quốc (UNCTAD) đã nêu rõ, FDI toàn cầu từ mức 1.700 tỷ USD của năm 2008
giảm xuống còn 1.040 tỷ trong năm 2009, giảm 39%. Trong đó, nguồn vốn FDI chảy vào
các nước phát triển giảm 41%, nguồn vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển và thị
7
trường mới nổi giảm lần lượt là 35% và 39%. Mỹ là nước nằm trong vùng chấn động của
cuộc khủng hoảng, thu hút được 137 tỷ USD, giảm 57% so với năm 2008. Báo cáo của
UNCTAD nhận xét, do môi trường đầu tư và tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp
không ngừng được cải thiện, dự kiến trong năm 2010 nguồn FDI toàn cầu có khả năng
xuất hiện việc tăng trở lại một cách ôn hòa, sang năm 2011 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.
Trong các khu vực thu hút được nguồn vốn quốc tế, thì Trung Quốc và các nước mới nổi
thuộc châu Á vẫn sẽ là một trong những khu vực có sức thu hút hấp dẫn nhất.
3.1.2. Hiện nay những vấn đề đáng quan tâm nhất trong phát triển kinh tế thương
mại của thế giới
Xét theo tình hình hiện nay, kinh tế thế giới hồi phục rõ nét, nhưng do thực chất
của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lần này là cuộc tổng bùng nổ của các mâu thuẫn về
cơ cấu kinh tế toàn cầu, có rất nhiều mâu thuẫn sâu không thể giải quyết triệt để trong
một thời gian ngắn, con đường hồi phục của kinh tế thế giới vẫn còn nhiều trở ngại.
3.1.2.1. Vấn đề lựa chọn thời cơ rút khỏi chính sách kích thích
Sau khi bùng nổ khủng hoảng tiền tệ quốc tế, các nước phát triển như Mỹ, EU, Nhật
Bản và các nước kinh tế mới nổi trong đó bao gồm cả Trung Quốc lần lượt đưa ra kế
hoạch kích thích kinh tế lớn. Cùng với việc kinh tế thế giới dần dần hồi phục trở lại thì
hướng đi của chính sách vĩ mô trở thành tiêu điểm được chú ý trong năm 2010. Đối với
Mỹ và các nước thuộc khu vực đồng Euro mà nói, do rủi ro trong tổ chức tiền tệ vẫn còn,
có nhiều tổ chức tiền tệ vẫn còn bị lỗ; nền kinh tế mặc dù đã bắt đầu hồi sinh, đã bước
vào quỹ đạo tiếp tục hồi phục toàn diện, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn rất cao, việc đột
ngột rút bỏ chính sách kích thích có khả năng mang lại suy thoái lần thứ hai cho nền kinh
tế. Đối với đại đa số các quốc gia đang phát triển mà nói, việc chiến lược rút bỏ thực hiện
quá sớm, tức là thực hiện việc rút bỏ trước khi tiêu dùng cá nhân và đầu tư chưa kịp thực
sự trở thành động lực thúc đẩy kinh tế hồi phục, dẫn đến việc hồi phục kinh tế có khả
năng vì thế mà đứt gánh. Nhưng nếu như chiến lược rút bỏ thực hiện quá muộn thì nguồn
cung ứng tiền tệ khổng lồ sẽ gia tăng áp lực lạm phát trên toàn cầu. Dự kiến trong khoảng
thời gian ngắn, khả năng các nền kinh tế chủ yếu như Mỹ, EU thực hiện chiến lược rút bỏ
với quy mô lớn là không nhiều, một số nước mà tình hình hồi phục kinh tế chưa được lý
tưởng lắm như Anh, Nga và Nhật Bản thì có khả năng vẫn tiếp tục áp dụng biện pháp
kích thích, trong tương lai chính sách kinh tế vĩ mô trên toàn cầu có xu hướng ngày càng
phân hóa.
3.1.2.2. Gánh nặng tài chính của các nền kinh tế chủ yếu không ngừng tăng lên
Nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tiền tệ, các nước không ngừng gia tăng mức độ
kích thích tài chính, khiến cho khoản chi của chính phủ tăng với tốc độ nhanh, thâm hụt
tài chính tăng vọt.Theo tài liệu của tạp chí “Kinh tế học nhân” của Anh, tính đến tháng
2/2010, tổng khoản nợ của các nước trên thế giới đã vượt qua con số 36.000 tỷ USD, dự
kiến đến năm 2011 con số này sẽ vượt quá 40.000 tỷ USD. Khoản thâm hụt tài chính
năm 2010 của Mỹ là 1.420 tỷ USD, chiếm 9,2% GDP. Tỷ lệ thâm hụt tài chính của các
nước thuộc khu vực đồng Euro đều vượt qua 3% GDP – vạch giới hạn, năm 2010 Pháp
dự tính khoản thâm hụt sẽ chiếm 8,2% GDP, con số này của Đức là 5,5% GDP, tổng
8
thâm hụt của khu vực sử dụng đồng Euro có khả năng vượt quá 7% GDP, trong 27 nước
thuộc EU thì có đến 20 nước xuất hiện vấn đề thâm hụt tài chính vượt quá giới hạn cho
phép. Tổng giá trị khoản vay nợ của Chính phủ Nhật Bản sẽ chiếm 229% GDP, đứng đầu
trong các nước phát triển. Khoản thâm hụt mang tính toàn cầu tăng cao, kéo theo nó là
các khoản nợ toàn cầu cũng tăng cao. Trong tình trạng kinh tế phục hồi yếu ớt, các nước
đưa ra kế hoạch cắt giảm khoản thâm hụt, phải đối mặt với rất nhiều trở ngại và rủi ro,
các nước muốn đạt được cân bằng giữa “bảo đảm tăng trưởng”, “bảo đảm công ăn việc
làm” với “cắt giảm thâm hụt” và mong muốn này sẽ gặp phải vô vàn khó khăn.
3.1.2.3. Muốn khôi phục toàn diện vấn đề việc làm cần phải có một khoản thời
gian tương đối dài
Cuộc khủng hoảng tiền tệ quốc tế dẫn đến tình hình nghiêm trọng trong vấn đề việc
làm, hiện nay tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ, Nhật vẫn rất cao, tỷ lệ thất nghiệp ở EU tiếp tục
tăng cao, lập kỷ lục cao trong những năm gần đây. Kinh nghiệm qua những cuộc khủng
hoảng kinh tế tiền tệ cho thấy, sau khi kinh tế bắt đầu phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp thông
thường cần một khoảng thời gian tương đối dài mới có thể dần khôi phục được mức độ
như trước khủng hoảng. IMF trong báo cáo của mình đã dự kiến, năm 2010 – 2011 sự
phục hồi kinh tế không có khả năng làm giảm tỷ lệ thất nghiệp; năm 2010, mặc dù số
người có việc làm tăng lên, thế nhưng số việc làm mới không đủ đáp ứng với lực lượng
lao động không ngừng phát triển, tỷ lệ thất nghiệp cao không giảm khó có thể cải thiện
cơ bản trong một thời gian ngắn. Trong năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp của các nước phát
triển là 8,8%, dự kiến trong năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ khó có thể giảm xuống
dưới 9%; trong năm 2011 tỷ lệ thất nghiệp của các nước phát triển vẫn giữ ở mức khoảng
9%, chính phủ các nước này vẫn cần phải áp dụng các biện pháp có hiệu quả nhằm giải
quyết vấn đề việc làm tăng chậm trong dân doanh.
3.1.2.4. Uy hiếp của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch vẫn tồn tại
Sau khi phát sinh khủng hoảng tiền tệ quốc tế, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư co lại,
thương mại quốc tế suy giảm nghiêm trọng, làm gia tăng cạnh tranh thương mại giữa các
nước với nhau. Một số nước và khu vực muốn thông qua việc mở rộng xuất khẩu nhằm
nhanh chóng hồi phục kinh tế, thậm chí thông qua sự mất giá mạnh của đồng bản tệ và
các thủ đoạn khác để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nước mình, trăm phương
nghìn kế nhằm chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Nhằm thúc đẩy nền kinh tế bản địa hồi
phục nhanh chóng, tính cố chấp của các nền kinh tế chủ yếu lại tăng thêm nhằm ưu tiên
giải quyết vấn đề như việc làm, phát triển sản nghiệp trong nước, liên tiếp đưa ra các biện
pháp hạn chế thương mại và biện pháp bảo hộ. Hiện nay, do kinh tế thế giới còn chưa
thoát ra khỏi bóng đen của cuộc khủng hoảng, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch vẫn còn tồn tại
trong một số lĩnh vực, thậm chí còn có khả năng lan sang một số lĩnh vực khác như tỷ giá
hối đoái, bản quyền trí tuệ, kinh tế ít cacbon, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng…
3.1.2.5. Áp lực lạm phát tăng thêm
Do chịu tác động của các nhân tố như kinh tế thế giới hồi phục chậm, tiêu dùng và
đầu tư giảm sút, năng lực sản xuất nói chung dư thừa, năm 2009 không xuất hiện tình
trạng lạm phát trong phạm vi toàn cầu. Nhưng, cùng với việc tình hình kinh tế của các
9
nước có chuyển biến tốt thì áp lực lạm phát trong năm 2010 lại tăng rõ nét. Đặc biệt là
các nước đang phát triển rất có khả năng trở lại con đường tăng trưởng với tốc độ cao,
nhu cầu đối với dầu thô, kim loại màu và các sản phẩm có khối lượng lớn có phần tăng
lên. Đồng thời, để củng cố tình hình hồi phục kinh tế thế giới, các nước tạm thời sẽ
không rút bỏ chính sách kích thích với quy mô lớn, một số nước mà tình trạng hồi phục
kinh tế chậm thậm chí còn tăng cường chính sách vĩ mô nhằm kích thích kinh tế hồi
phục, vì vậy nguồn vốn lưu động trên toàn cầu sẽ tương đối nới lỏng. Dưới tác động tổng
thể của các nhân tố như nguồn vốn lưu động dư thừa, đồng USD chịu áp lực mất giá và
hoạt động đầu cơ thì giá cả của hàng hóa có khối lượng lớn trên thị trường quốc tế có khả
năng tăng cao, tăng thêm áp lực lạm phát đối với các nước.
3.1.3. Tương lai kinh tế của các nước và khu vực chủ yếu trong năm 2010
Mặc dù trong quý 4/2009 kinh tế nước Mỹ tăng mạnh, đạt 5,6%, đạt mức độ tăng
trưởng trong một quý cao nhất trong 6 năm gần đây, nhưng do tình trạng suy thoái
nghiêm trọng trong quý 2 và 3/2009 nên trong năm 2009 kinh tế vẫn giảm 2,4%, là mức
giảm lớn nhất kể từ năm 1946 đến nay. Lượng tồn kho trở lại bình thường, đầu tư đổi
mới thiết bị là nguyên nhân chủ yếu làm cho GDP của Mỹ tăng trưởng trong quý 4/2009.
Từ đầu năm đến nay, nền kinh tế Mỹ tiếp tục phát triển với tốc độ của cuối năm 2009,
trong tháng 2 tiêu dùng cá nhân tăng 0,3%, liên tục tăng trong 5 tháng liền, điều này cho
thấy sự hồi phục của kinh tế Mỹ đang tiếp tục. Thế nhưng tỷ lệ thất nghiệp xấp xỉ 10% là
một khó khăn lớn nhất đối với kinh tế Mỹ. Từ tháng 12/2008 đến nay, Cục dự trữ liên
bang Mỹ luôn giữ mức lãi suất cơ bản ở mức thấp nhất từ trước đến nay là từ 0 ~ 0,25%,
và đến nay vẫn sẽ áp dụng mức lãi suất này trong một thời gian dài. Dự kiến kinh tế Mỹ
trong quý 1/2010 sẽ đạt mức tăng trưởng trong khoảng từ 2,5%~3,4%.
Tại khu vực sử dụng đồng Euro, do Chính phủ thực hiện kích thích chính sách tiền tệ
và chính sách tài chính, do tác động thúc đẩy của tồn kho và xuất khẩu đều tăng, trong
quý 3 và quý 4/2009, GDP của khu vực sử dụng đồng Euro đã ngừng giảm và tăng trở lại
so với quý 1 và 2/2009, thế nhưng tăng trưởng kinh tế trong cả năm vẫn giảm 3,9%.
Bước vào năm 2010, do tác động tăng trưởng kinh tế và đơn hàng xuất khẩu tăng của
Đức và Pháp, chỉ số thu mua trong ngành chế tạo trong tháng 3 của khu vực sử dụng
đồng Euro từ mức 54,2 của tháng 2 tăng lên 56,6, đạt mức cao nhất trong 40 tháng trở lại
đây. Thế nhưng, tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực này tiếp tục tăng cao, trong tháng 2, tỷ lệ
thất nghiệp từ 9,9% của tháng 1 tăng lên 10,0%, đây là mức cao nhất kể từ tháng 8 năm
1998 trở lại đây. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp của các nước sử dụng đồng Euro vẫn
phải đối mặt với nhu cầu suy giảm, mức độ hồi phục không đủ để hạn chế doanh nghiệp
cắt giảm lao động. Khủng hoảng nợ của Hy Lạp gây thêm khó khăn cho việc hồi phục
kinh tế nội khối, thêm vào đó là tình trạng khó khăn tương tự về tài chính cúa các nước
Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ireland, dự kiến kế hoạch viện trợ cho Hy Lạp sẽ không
làm cho các nước trong nội khối bớt lo lắng, vấn đề tài chính của các nước châu Âu luôn
luôn có thể lan sang các khu vực ngoài Hy Lạp. Cơ quan hữu quan dự kiến, tốc độ tăng
trưởng kinh tế chung trong năm 2010 của các nước sử dụng đồng Euro là 1,2%, kém nhất
trong các nước phát triển. Cùng với tỷ lệ thất nghiệp cao không giảm, xu hướng lão hóa
trong nhân khẩu làm cho khoản chi công không ngừng tăng lên, gánh nặng tài chính
trung và dài hạn ngày càng lớn, khoản nợ công tiếp tục tăng mạnh sẽ gây uy hiếp nghiêm
trọng cho sự tăng trưởng và ổn định kinh tế trong khu vực sử dụng đồng Euro.
10
Nhật Bản do chịu tác động của khủng hoảng tiền tệ quốc tế, tăng trưởng GDP trong
quý 1/2009 giảm mạnh 8,8%, kéo theo kinh tế trong cả năm giảm hơn 5%, là mức giảm
lớn nhất kể từ sau Thế chiến lần thứ 2. Bước vào năm 2010, do tác động mạnh mẽ của
hồi phục kinh tế thế giới, đặc biệt là sự tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi
tại khu vực châu Á, nhu cầu của thị trường quốc tế có chuyển biến tốt, xuất khẩu trở
thành động lực của tăng trưởng kinh tế Nhật Bản. Tình hình ngoại thương phát triển tốt
đã kéo theo sản xuất công nghiệp trong tháng 1 tăng tới 18,2% so với cùng kỳ năm trước,
sản xuất thiết bị vận chuyển tăng 5,5% so với tháng 12/2009, tỷ lệ thất nghiệp có phần
giảm. Dự kiến trong năm 2010, trong tình trạng giảm phát, Ngân hàng TW Nhật Bản vẫn
tiếp tục phải đối mặt với áp lực của các vấn đề yêu cầu họ phải nới lỏng hơn nữa chính
sách tiền tệ. Các nhà nghiên cứu kinh tế dân gian Nhật Bản dự kiến, trong năm 2010,
tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong quý 1 và 2 lần lượt đạt 1,3% và 1,1%, tăng
trưởng kinh tế trong cả năm sẽ đạt 1,6%.
Đối với các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển mặc dù đa số thị trường
và các nước này đều chịu sự tấn công của cuộc khủng hoảng tiền tệ quốc tế lần này,
nhưng các nền kinh tế mới nổi chủ yếu của châu Á sớm hồi phục và kéo theo kinh tế toàn
cầu hồi phục. Rất nhiều quốc gia châu Phi từ phía nam Shahara trong năm 2009 chỉ phải
trải qua sự suy giảm nhẹ. Do kinh tế của rất nhiều thị trường mới nổi hồi phục với tốc độ
tương đối nhanh, nguồn vốn chảy vào các thị trường này được hồi sinh, giảm một phần
nào áp lực vốn, nhưng đồng thời cũng làm tăng rủi ro bong bóng tài sản cho các quốc gia
này. Do được hưởng lợi từ nhu cầu trong nước và hạ tầng kinh tế tốt, kinh tế của khu vực
Mỹ La Tinh chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ quốc tế tương đối nhỏ, tiêu
dùng và đầu tư khiến cho kinh tế trong năm 2009 của khu vực này xuất hiện tăng trưởng.
Ngân hàng Thế giới dự báo, kinh tế của các nước đang phát triển có triển vọng hồi phục
tương đối mạnh, năm 2010 sẽ tăng trưởng 5,2% và năm 2011 sẽ tăng trưởng 5,8%, đều
cao hơn mức 1,2% của năm 2009.
3.2. Phân tích tình hình Việt Nam
Bước vào năm 2011, năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm
2011-2015, nước ta có những thuận lợi cơ bản: Tình hình chính trị ổn định; kinh tế-xã hội
phục hồi trong năm 2010 sau hơn một năm bị tác động mạnh của lạm phát tăng cao và
suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, ngay sau đó những khó khăn, thách thức tiềm ẩn trong nội tại nền kinh tế
thế giới với vấn đề nợ công, tăng trưởng kinh tế chậm lại. Giá hàng hóa, giá dầu mỏ và
giá một số nguyên vật liệu chủ yếu tăng cao và có diễn biến phức tạp. Ở trong nước, lạm
phát và mặt bằng lãi suất cao gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư.
3.2.1. Tăng trưởng kinh tế
3.2.1.1.Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010,
tuy thấp hơn mức tăng 6,78% của năm 2010 nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất
khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức
tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý. Tổng sản phẩm trong nước tăng đều trong cả ba
khu vực và một lần nữa lại thể hiện rõ tính trụ đỡ của khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp
11
và thủy sản. So với cùng kỳ năm trước, tổng sản phẩm trong nước quý I tăng 5,57%; quý
II tăng 5,68%; quý III tăng 6,07% và quý IV tăng 6,10%. Trong 5,89% tăng chung của
nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%, đóng góp 0,66 điểm phần
trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,53%, đóng góp 2,32 điểm phần trăm và
khu vực dịch vụ tăng 6,99%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm. Kết quả trên khẳng định
tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành
và chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994
2010 2011
Tổng số 6,78 5,89
Phân theo khu vực kinh tế
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 2,78 4,00
Công nghiệp và xây dựng 7,70 5,53
Dịch vụ 7,52 6,99
Phân theo quý trong năm
Quý I 5,84 5,57
Quý II 6,44 5,68
Quý III 7,18 6,07
Quý IV 7,34 6,10
a.Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2011 theo giá so sánh 1994 ước
tính đạt 245,9 nghìn tỷ đồng, tăng 5,2% so với năm 2010, bao gồm: Nông nghiệp đạt
177,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4,8%; lâm nghiệp đạt 7,8 nghìn tỷ đồng, tăng 5,7%; thuỷ sản
đạt 60,5 nghìn tỷ đồng, tăng 6,1%.
b.Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12/2011 tăng 4,8% so với tháng trước và
tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ số sản xuất công nghiệp cả năm 2011 tăng 6,8%
so với năm trước, bao gồm: Công nghiệp khai thác mỏ giảm 0,1%; công nghiệp chế biến
tăng 9,5%; sản xuất, phân phối điện, ga, nước tăng 10%.
Một số ngành công nghiệp chủ yếu có chỉ số sản xuất năm 2011 tăng cao so với
năm 2010 là: Sản xuất đồ gốm, sứ không chịu lửa (trừ gốm sứ dùng trong xây dựng) tăng
139,3%; sản xuất đường tăng 33,7%; đóng và sửa chữa tàu tăng 28,4%; sản xuất mô tô,
xe máy tăng 19,6%; sản xuất bia tăng 16,4%; sản xuất sản phẩm bơ, sữa tăng 15,8%; sản
xuất trang phục (trừ quần áo da lông thú) tăng 13,3%; sản xuất sợi và dệt vải tăng 11,6%;
chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản tăng 11,3%. Một số ngành có chỉ số
sản xuất tăng khá là: Sản xuất thức ăn gia súc tăng 10,9%; sản xuất và phân phối điện
tăng 10,3%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 9,5%; sản xuất thuốc lá tăng 9,3%;
12
sản xuất giày, dép tăng 8,3%. Một số ngành có chỉ số sản xuất tăng thấp hoặc giảm là:
Khai thác, lọc và phân phối nước tăng 6,8%; sản xuất xi măng tăng 6,8%; sản xuất sắt,
thép tăng 1,8%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 1,3%; khai thác dầu thô và
khí tự nhiên giảm 0,8%; sản xuất cáp điện và dây điện có bọc cách điện giảm 19,6%.
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mười một tháng năm 2011
tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao là: Sản xuất xe
có động cơ tăng 138,7%; sản xuất đường tăng 37,8%; sản xuất gạch, ngói và gốm, sứ xây
dựng không chịu lửa tăng 33,1%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 17,3%. Một số ngành có
chỉ số tiêu thụ tăng thấp hoặc giảm là: Sản xuất trang phục (trừ quần áo da, lông thú) tăng
15,9%; sản xuất sản phẩm bơ, sữa tăng 15,7%; sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn
tăng 12,6%; xay xát, sản xuất bột thô tăng 12,5%; sản xuất thức ăn gia súc tăng 9,8%;
chế biến bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản tăng 8,6%; sản xuất giày, dép tăng
6%; sản xuất xi măng tăng 3,9%; chế biến và bảo quản rau quả giảm 6,3%; sản xuất cáp
điện và dây điện có bọc cách điện giảm 7,5%.
Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/12/2011 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo tăng 23% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó các ngành có chỉ số tồn kho tăng
cao là: Sản xuất đồ gốm sứ không chịu lửa (trừ gốm sứ dùng trong xây dựng) tăng
96,8%; sản xuất xi măng, vôi, vữa tăng 64,1%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng
57%; sản xuất các sản phẩm khác từ plastic tăng 55,6%; sản xuất mô tô, xe máy tăng
41,7%; sản xuất bia và mạch nha tăng 21,7%. Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm mạnh
là: Sản xuất đường giảm 12,1%; sản xuất xe có động cơ giảm 14,6%; sản xuất sản phẩm
bơ, sữa giảm 19,5%; sản xuất đồ uống không cồn giảm 31%.
3.2.1.2.Hoạt động dịch vụ
a.Bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2011 ước tính
đạt 2004,4nghìn tỷ đồng, tăng 24,2% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng
4,7%. Trong tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm nay, kinh
doanh thương nghiệp đạt 1578,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 78,8% tổng mức và tăng 24,1% so
với năm trước; khách sạn nhà hàng đạt 227 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,3% và tăng 27,4%;
dịch vụ đạt 181 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,0% và tăng 22,1%; du lịch đạt 18,2 nghìn tỷ
đồng, chiếm 0,9% và tăng 12,2%.
b.Vận tải hành khách và hàng hóa
Vận tải hành khách năm 2011 ước tính đạt 2845,3 triệu lượt khách, tăng 14,6%
và 120,9 tỷ lượt khách.km, tăng 11,9% so với năm 2010, bao gồm: Vận tải trung ương
đạt 41,8 triệu lượt khách, tăng 10,5% và 27,9 tỷ lượt khách.km, tăng 9,2%; vận tải địa
phương đạt 2803,5 triệu lượt khách, tăng 14,9% và 93 tỷ lượt khách.km, tăng 12,5%. Vận
tải hành khách đường bộ ước tính đạt 2621,2 triệu lượt khách, tăng 15,1% và 90,8 tỷ lượt
khách.km, tăng 12,6% so với năm trước; đường sông đạt 191,9 triệu lượt khách, tăng
9,9% và 4,1 tỷ lượt khách.km, tăng 15%; đường hàng không đạt 13,6 triệu lượt khách,
tăng 11% và 21,1 tỷ lượt khách.km, tăng 9,7%; đường biển đạt 6,7 triệu lượt khách, tăng
1,9% và 404,5 triệu lượt khách.km, tăng 3,1%; đường sắt đạt 11,9 triệu lượt khách, tăng
3,5% và 4,6 tỷ lượt khách.km, tăng 4,4%.
Vận tải hàng hóa năm 2011 ước tính đạt 806,9 triệu tấn, tăng 12,1% và 213 tỷ
tấn.km, giảm 2,2% so với năm trước, bao gồm: Vận tải trong nước đạt 761,5 triệu tấn,
13
tăng 12,7% và 69,8 tỷ tấn.km, tăng 6,3%; vận tải ngoài nước đạt 45,4 triệu tấn, tăng 4,3%
và 143,2 tỷ tấn.km, giảm 6,9%. Vận tải hàng hoá đường bộ đạt 620,6 triệu tấn, tăng 13%
và 33,5 tỷ tấn.km, tăng 11,2%; đường sông đạt 124,5 triệu tấn, tăng 12,2% và 14,9 tỷ
tấn.km, tăng 15,6%; đường biển đạt 54,4 triệu tấn, tăng 5% và 160 tỷ tấn.km, giảm 6,8%;
đường sắt đạt 7,2 triệu tấn, giảm 8,2% và 4,1 tỷ tấn.km, tăng 3,5%.
c.Bưu chính, viễn thông
Số thuê bao điện thoại phát triển mới năm 2011 đạt 11,8 triệu thuê bao, giảm 12,9% so
với năm 2010, bao gồm 49,6 nghìn thuê bao cố định, giảm 76,1% và 11,8 triệu thuê bao
di động, giảm 11,9%. Số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 12/2011 ước
tính đạt 133,1 triệu thuê bao, tăng 3,9% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 15,5
triệu thuê bao cố định, tăng 0,1% và 117,6 triệu thuê bao di động, tăng 4,4%.
Số thuê bao internet băng rộng trên cả nước tính đến cuối tháng 12/2011 ước tính
đạt 4,2 triệu thuê bao, tăng 16,1% so với cùng thời điểm năm trước. Số người sử dụng
internet tại thời điểm cuối tháng 12/2011 đạt 32,6 triệu người, tăng 22% so với cùng thời
điểm năm trước. Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông năm 2011 ước tính đạt
167,1 nghìn tỷ đồng, tăng 19,3% so với năm 2010.
d.Khách quốc tế đến Việt Nam
Khách quốc tế đến nước ta năm 2011 ước tính đạt 6014 nghìn lượt người, tăng
19,1% so với năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 3651,3
nghìn lượt người, tăng 17,4%; đến vì công việc 1003 nghìn lượt người, giảm 2%; thăm
thân nhân đạt 1007,3 nghìn lượt người, tăng 75,5%. Khách quốc tế đến nước ta bằng
đường hàng không là 5031,6 nghìn lượt người, tăng 23,9% so với năm 2010; đến bằng
đường biển 46,3 nghìn lượt người, giảm 8,3%; đến bằng đường bộ 936,1 nghìn lượt
người, giảm 0,2%.
Trong năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam từ hầu hết các quốc gia và vùng lãnh
thổ đều tăng so với năm trước, trong đó khách đến từ Trung Quốc đạt 1416,8 nghìn lượt
người, tăng 56,5%; Hàn Quốc 536,4 nghìn lượt người, tăng 8,2%; Nhật Bản 481,5 nghìn
lượt người, tăng 8,9%; Hoa Kỳ 439,9 nghìn lượt người, tăng 2,1%; Cam-pu-chia 423,4
nghìn lượt người, tăng 66,3%; Đài Loan 361,1 nghìn lượt người, tăng 8,1%; Ôx-trây-li-a
289,8 nghìn lượt người, tăng 4,2%; Ma-lai-xi-a 233,1 nghìn lượt người, tăng 10,3%;
Pháp 211,4 nghìn lượt người, tăng 6,1%.
3.2.2. Ổn định kinh tế và kiềm chế lạm phát
3.2.2.1.Xây dựng, đầu tư phát triển
Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ,
các cấp, các ngành đã thực hiện cắt giảm và điều chuyển 81,5 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư
phát triển khu vực Nhà nước. Khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn
được khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi. Giá trị sản xuất
xây dựng năm 2011 theo giá thực tế cả nước ước tính đạt 676,4 nghìn tỷ đồng, bao gồm:
Khu vực Nhà nước đạt 119,6 nghìn tỷ đồng; khu vực ngoài nhà nước đạt 529,4 nghìn tỷ
đồng; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 27,4 nghìn tỷ đồng.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2011 theo giá thực tế ước tính đạt 877,9
nghìn tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2010 (Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì bằng 90,6%
14
năm 2010) và bằng 34,6% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước 341,6 nghìn tỷ đồng,
chiếm 38,9% và tăng 8% so với năm trước; khu vực ngoài Nhà nước 309,4 nghìn tỷ
đồng, chiếm 35,2% và tăng 3,3%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 226,9
nghìn tỷ đồng, chiếm 25,9% và tăng 5,8%
Vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế thực hiện năm 2011
Nghìn
tỷ đồng
Cơ cấu
(%)
So với năm
2010 (%)
TỔNG SỐ 877,9 100,0 105,7
Khu vực Nhà nước 341,6 38,9 108,0
Khu vực ngoài Nhà nước 309,4 35,2 103,3
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 226,9 25,9 105,8
Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện
năm 2011 ước tính đạt 178 nghìn tỷ đồng, bằng 101,8% kế hoạch năm và tăng 6,7% so
với năm 2010, gồm có:
- Vốn trung ương quản lý đạt 42 nghìn tỷ đồng, bằng 100,4% kế hoạch năm và tăng 7,1%
so với năm trước, trong đó vốn đầu tư thực hiện của Bộ Công thương là 4079 tỷ đồng,
bằng100% và tăng 8%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 3882 tỷ đồng,
bằng 105,7% và tăng 7,8%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 945 tỷ đồng, bằng 105,1% và
tăng 5,7%; Bộ Y tế 922 tỷ đồng, bằng 102,5% và tăng 5,2%; Bộ Xây dựng 873 tỷ đồng,
bằng 89% và tăng 7,2%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 593 tỷ đồng, bằng 106,4% và
tăng 3,9%.
- Vốn địa phương quản lý đạt 136 nghìn tỷ đồng, bằng 102,3% kế hoạch năm và tăng
6,5% so với năm 2010. Một số địa phương có khối lượng vốn đầu tư thực hiện lớn là:
Thành phố Hồ Chí Minh đạt 17862 tỷ đồng, bằng 97% kế hoạch năm và giảm 4,3% so
với năm 2010; Hà Nội 16859 tỷ đồng, bằng 80,6% và tăng 12,7%; Đà Nẵng 7697 tỷ
đồng, bằng 134,6% và tăng 3,3%; Quảng Ninh 5120 tỷ đồng, bằng 81,6% và tăng 3,3%;
Thanh Hóa 4396 tỷ đồng, bằng 123,7% và tăng 4,3%.
3.2.2.2.Tài chính, tiền tệ
Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2011 ước tính đạt 674,5 nghìn tỷ đồng, bằng
113,4% dự toán năm và tăng 20,6% so với năm 2010 (Mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số
11 của Chính phủ là tăng 7-8%). Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2011 ước tính 796
nghìn tỷ đồng. Bội chi ngân sách Nhà nước bằng 4,9% GDP (Kế hoạch đề ra là 5,3%).
Tổng phương tiện thanh toán năm 2011 ước tính tăng 10% so với tháng 12/2010
(Kế hoạch là 15-16%); tổng dư nợ tín dụng tăng 12% (Kế hoạch là dưới 20%).
3.2.2.3.Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
a.Xuất khẩu hàng hóa
15
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 12/2011 ước tính đạt 8,9 tỷ USD, tăng 0,5%
so với tháng trước và tăng 18% so với cùng kỳ năm 2010. Tính chung năm 2011, kim
ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010, bao gồm: Khu
vực kinh tế trong nước đạt 41,8 tỷ USD, tăng 26,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
(gồm cả dầu thô) đạt 54,5 tỷ USD, tăng 39,3%. Nếu không kể dầu thô thì kim ngạch xuất
khẩu hàng hoá của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm nay đạt 47,2 tỷ USD, tăng
38,4% so với năm trước.
Trong năm 2011, có 14 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD[2] là:
Dệt may 14 tỷ USD, tăng 25,1% so với năm 2010; dầu thô 7,2 tỷ USD, tăng 45,9%; điện
thoại các loại và linh kiện 6,9 tỷ USD, tăng 197,3%; giày dép 6,5 tỷ USD, tăng 27,3%;
thủy sản 6,1 tỷ USD, tăng 21,7%; điện tử máy tính 4,2 tỷ USD, tăng 16,9% ; máy móc
thiết bị, dụng cụ phụ tùng 4,1 tỷ USD, tăng 34,5%; gỗ và sản phẩm gỗ 3,9 tỷ USD, tăng
13,7%; gạo 3,6 tỷ USD, tăng 12,2%; cao su 3,2 tỷ USD, tăng 35%; cà phê 2,7 tỷ USD,
tăng 48,1%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm gần 2,7 tỷ USD, giảm 5,2%; phương tiện
vận tải và phụ tùng 2,4 tỷ USD, tăng 51,3%; xăng dầu 2,1 tỷ USD, tăng 53,6%.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 tăng mạnh chủ yếu do đơn giá của nhiều mặt
hàng trên thị trường thế giới tăng, trong đó giá hạt tiêu tăng 65%; giá hạt điều tăng 42%;
giá cà phê tăng 44%; giá cao su tăng 29%; giá gạo tăng 9%, giá sắn và sản phẩm của sắn
tăng 9%; giá than đá tăng 15,6%, giá dầu thô tăng 40,8%, giá xăng dầu tăng 36%. Nếu
loại trừ yếu tố tăng giá thì kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2011 tăng 11,4% so với
năm trước.
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay có một số thay đổi so với năm
2010: Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 35,2%, tăng 4 điểm
phần trăm, là nhóm hàng đóng góp vào mức tăng kim ngạch xuất khẩu cao nhất với mức
47,5%; nhóm hàng công nghiệp nhẹ chiếm 40,6%, giảm 2 điểm phần trăm so với năm
trước; tỷ trọng nhóm hàng nông, lâm, thủy sản giảm nhẹ từ 22,5% năm 2010 xuống
21,9% năm 2011; vàng và các sản phẩm vàng chiếm 2,3%, giảm so với 3,8% của năm
2010.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ vẫn là thị trường có kim ngạch cao
nhất trong năm 2011 với 16,7 tỷ USD, chiếm 17,4% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu
của nước ta và tăng 17,5% so với năm 2010; thị trường EU đạt 16,5 tỷ USD, chiếm
17,2% và tăng 45,4%; thị trường ASEAN đạt 13,6 tỷ USD, chiếm 14,1% và tăng 31,5%;
Nhật Bản đạt 10,6 tỷ USD, chiếm 11,1% và tăng 37,8%; Trung Quốc đạt 10,8 tỷ USD,
chiếm 11,2% và tăng 47,6%.
b.Nhập khẩu hàng hóa
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 12/2011 ước tính đạt 9,6 tỷ USD, tăng 1,9%
so với tháng trước và tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2010. Kim ngạch hàng hóa nhập
khẩu năm 2011 đạt 105,8 tỷ USD, tăng 24,7% so với năm trước, bao gồm: Khu vực kinh
tế trong nước đạt 58 tỷ USD, tăng 21,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 47,8 tỷ
USD, tăng 29,2%. Kim ngạch nhập khẩu của nhiều mặt hàng năm nay tăng so với năm
trước, chủ yếu vẫn là nhóm hàng máy móc thiết bị và nguyên liệu phục vụ sản xuất trong
nước, trong đó máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 15,2 tỷ USD, tăng 12%; xăng,
dầu đạt 9,9 tỷ USD, tăng 62,2%; vải đạt 6,8 tỷ USD, tăng 26,1%; chất dẻo đạt 4,7 tỷ
USD, tăng 25,7%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép 2,9 tỷ USD, tăng 12%; hóa chất đạt
16
2,7 tỷ USD, tăng 25,7%; sản phẩm hóa chất đạt 2,4 tỷ USD, tăng 16,3%; thức ăn gia súc
và nguyên phụ liệu đạt 2,3 tỷ USD, tăng 7,2%.
Đơn giá nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới tăng cao là một trong những
nguyên nhân chủ yếu làm tăng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay, trong đó giá
bông tăng 72%; giá xăng, dầu tăng 46%; giá cao su tăng 22%; giá khí đốt hoá lỏng tăng
18%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2011 chỉ tăng 3,8% so
với năm 2010.
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay không có sự thay đổi lớn so với
năm trước, trong đó nhóm tư liệu sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 90,6%, tăng
0,6 điểm phần trăm so với năm 2010; nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng giảm từ 8,8% năm
2010 xuống còn 7,6%; nhóm vàng và các sản phẩm vàng tăng từ 1,2% lên 1,8%.
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất của
nước ta với kim ngạch đạt 24,6 tỷ USD, tăng 22,7% so với năm 2010; tiếp đến là thị
trường ASEAN đạt 20,9 tỷ USD, tăng 27,7%; Hàn Quốc đạt 13 tỷ USD, tăng 33,6%;
Nhật Bản đạt 10,2 tỷ USD, tăng 13%; EU đạt 7,5 tỷ USD, tăng 18%; Hoa kỳ 4,3 tỷ USD,
tăng 14,5%.
Tốc độ tăng cao của kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu năm nay có phần đóng
góp khá lớn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức tăng xuất khẩu là 39,3% và
mức tăng nhập khẩu là 29,2%. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực này (kể cả dầu thô)
chiếm 56,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó một số mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ
trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng tương ứng của cả nước là: Dệt may
chiếm 60,5%; giầy dép chiếm 76,3%; điện tử máy tính chiếm 96,4%; dây điện và cáp
điện chiếm 90,4%; máy móc thiết bị phụ tùng chiếm 89,7% và sản phẩm chất dẻo chiếm
67,3%. Kim ngạch nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 45,2% tổng
kim ngạch nhập khẩu, trong đó một số mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao trong tổng
kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng ương ứng của cả nước là: Điện tử, máy tính và linh
kiện chiếm 79,5%, dây điện và cáp điện chiếm 74%, sản phẩm từ chất dẻo chiếm 71,7%,
bông chiếm 70,1% và cao su chiếm 61%.
Nhập siêu hàng hóa năm 2011 ước tính 9,5 tỷ USD, bằng 9,9% tổng kim ngạch hàng hóa
xuất khẩu. Mức nhập siêu của năm 2011 là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua và là
năm có tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu thấp nhất kể từ năm 2002.
Nhập siêu hàng hóa qua một số năm
2007 2008 2009 2010 2011
Nhập siêu (Tỷ USD) 14,2 18,0 12,9 12,6 9,5
Nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu
(%)
29,2 28,8 22,5 17,5 9,9
c. Xuất, nhập khẩu dịch vụ
17
Kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2011 ước tính đạt 8879 triệu USD, tăng 19% so
với năm 2010, trong đó dịch vụ du lịch đạt 5620 triệu USD, tăng 26,3%; dịch vụ vận tải
2505 triệu USD, tăng 8,7%. Kim ngạch dịch vụ nhập khẩu năm 2011 ước tính đạt 11859
triệu USD, tăng 19,5% so với năm 2010, trong đó dịch vụ vận tải đạt 8226 triệu USD,
tăng 24,7%; dịch vụ du lịch 1710 triệu USD, tăng 16,3%. Nhập siêu dịch vụ năm 2011 là
2980 triệu USD, tăng 21,1% so với năm 2010 và bằng 33,6% kim ngạch dịch vụ xuất
khẩu năm 2011.
3.2.2.3.Chỉ số giá
a. Chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng tuy vẫn ở mức cao nhưng đã có xu hướng giảm. Chỉ số giá
tiêu dùng tháng 12/2011 tăng 0,53% so với tháng trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng
1,38% và 1,98% của cùng kỳ năm 2009 và năm 2010. Tháng Mười Hai là tháng thứ năm
liên tiếp trong năm nay có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp hơn 1%. Trong các nhóm hàng
hóa và dịch vụ, các nhóm có chỉ số giá tăng cao hơn mức tăng chung là: May mặc, mũ
nón, giày dép tăng 0,86%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,69% (Lương thực
tăng 1,40%; thực phẩm tăng 0,49%); Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,68%. Các nhóm
hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng thấp hơn mức tăng chung gồm: Nhà ở và vật liệu
xây dựng tăng 0,51%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,49%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng
0,35%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,24%; giao thông tăng 0,16%; giáo dục tăng 0,05%.
Riêng nhóm bưu chính viễn thông có chỉ số giá giảm 0,09%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 so với tháng 12/2010 tăng 18,13%. Chỉ số giá
tiêu dùng bình quân năm 2011 tăng 18,58% so với bình quân năm 2010.
Chỉ số giá vàng tháng 12/2011 giảm 0,97% so với tháng trước; tăng 24,09% so với
cùng kỳ năm 2010. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2011 tăng 0,02% so với tháng trước;
tăng 2,24% so với cùng kỳ năm 2010
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) các tháng năm 2011
Đơn vị tính: %
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12
So
với
tháng
trước
101,74 102,09 102,17 103,32 102,21 101,09 101,17 100,93 100,82 100,36 100,39 100,53
So
với
tháng
12
năm
2010
101,74 103,87 106,12 109,64 112,07 113,29 114,61 115,68 116,63 117,05 117,50 118,13
b. Chỉ số giá sản xuất
18
Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản
năm 2011tăng 31,8% so với năm trước, trong đó chỉ số giá bán sản phẩm của người sản
xuất hàng nông nghiệp tăng 33,49%; hàng lâm nghiệp tăng 13,58%; hàng thủy sản tăng
27,23%. Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp
năm nay tăng 18,43% so với năm trước, trong đó chỉ số giá bán sản phẩm của người sản
xuất sản phẩm khai khoáng tăng 30,33%; sản phẩm công nghiệp chế biến tăng 16,49%;
điện, nước tăng 11,92%.
Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất năm 2011 tăng 21,27% so với
năm 2010, trong đó chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất của một số
ngành tăng cao là: Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 30,65%; thực phẩm, đồ
uống và thuốc lá tăng 22,75%; than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 27,68%; khí đốt,
nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 21,8%; hóa chất và các sản phẩm hóa
chất tăng 18,33%.
Chỉ số giá cước vận tải năm 2011 tăng 18,52% so với năm trước, trong đó giá
cước vận tải hành khách tăng 22,96%; vận tải hàng hóa tăng 16,23%. Chỉ số giá cước vận
tải đường sắt năm 2011 tăng 20,34% so với năm 2010; đường bộ tăng 18,77%; đường
thủy tăng 16,65%; đường hàng không tăng 13,13%.
c. Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa
Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá năm 2011 tăng 19,62% so với năm trước, trong
đó chỉ số giá lương thực, thực phẩm tăng 21,41%; hàng phi lương thực, thực phẩm tăng
13,27%; nguyên liệu tăng 25,40%; máy móc, thiết bị tăng 7,74%. Chỉ số giá nhập khẩu
hàng hoá năm nay tăng20,18% so với năm trước, trong đó chỉ số giá lương thực, thực
phẩm tăng 20,65%; hàng phi lương thực, thực phẩm tăng 18,60%; nguyên liệu tăng
22,89%; máy móc, thiết bị tăng 12,72%.
3.2.3. Hoạt động ngân hàng và tình hình thị trường tiền tệ, tín dụng
3.2.3.1. Chính sách tiền tệ, tín dụng của NHNNVN.
Thực hiện nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng chính
phủ đặc biệt là Nghị quyết số 51 của Quốc Hội và Nghị Quyết 11 của Chính Phủ.
NHNN trong năm 2011 đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng nhằm
thực hiện mục tiêu kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh
toán ở mức thấp, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Các chính sách tiền tệ của NHNN năm
2011 chủ yếu gồm:
a.Chính sách lãi suất của NHNN.
- Trong năm 2011, NHNN giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 9% nhưng liên tục
điều chỉnh tăng lãi suất chiết khấu từ mức 7% vào đầu năm 2011 lên 13% vào
01/05/2011 và duy trì đến cuối năm. Lãi suất tái cấp vốn cũng liên tục được điều chỉnh
tăng nhiều lần từ mức 9% vào đầu năm lên tới 15% (10/10/2011). Lãi suất cho vay qua
đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong
thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng cũng được nâng lên từ 14%/năm
lên 16%/năm (10/10/2011).
19
- Ngày 07/09/2011, NHNN tiếp tục ban hành chỉ thị 02 về việc chấn chỉnh thực
hiện quy định lãi suất huy động bằng VNĐ và USD thị trường 1 ( tổ chức kinh tế và
dân cư). Theo đó, lãi suất huy động bằng VNĐ không được vượt quá 14%, lãi suất huy
động bằng USD không vượt quá 2%, đồng thời NHNN đã mạnh tay xử lý một số Ngân
hàng thương mại vi phạm trần lãi suất huy động.
- Ngày 28/9/2011 NHNN tiếp tục ban hành quy định Thông tư số 30 quy định lãi
suất huy động VNĐ kỳ hạn 1 tháng tối đa không vượt quá 6%.
b.Chính sách tỷ giá ngoại hối.
- Trong năm 2011, NHNN đã thực hiện điều hành chính sách tỷ giá ngoại hối trên
cơ sở cung-cầu ngoại tệ, tăng tính thanh khoản cho thị trường như: thực hiện điều
chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng VN với USD với tổng cộng 26 lần
điều chỉnh. Đáng chú ý nhất trong năm là lần điều chỉnh tỷ giá vào ngày 11/2/2011 khi
tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng
9,3% từ 18.932 lên 20.693 đồng/USD, đồng thời biên độ mua bán tỷ giá của các Ngân
hàng TM được điều chỉnh giảm từ +,- 3% xuống còn +,-1% so với tỷ giá bình quân
liên Ngân hàng của NHNN. Tính chung cả năm 2011, tỷ giá bình quân liên Ngân
hàng của NHNN đã tăng 10,01% từ 18.932 đồng/USD lên 20.828 đồng/USD vào cuối
năm. Tỷ giá bán USD của các Ngân hàng TM ngày 31/12/2011 ở mức 21.036
đồng/USD.
c Chính sách tín dụng của NHNN.
NHNN thực hiện mạnh mẽ các biện pháp điều hành nhằm kiểm soát tốc độ tăng
trưởng tín dụng dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng từ 15%-16% và điều
chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất
khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ; hạn chế cho vay phi sản xuất để
đảm bảo tỷ trọng cho vay đối với lĩnh
vực phi sản xuất là 22% đến 30/06/2011 và 16%
đến 31/12/2011.
Bên cạnh đó nhằm giảm áp lực tỷ giá và hạn chế cho vay ngoại tệ để chuyển
dần qua giao dịch mua bán ngoại tệ khi có nhu cầu trong nền kinh tế, chống đô la hóa
…Ngày 24/3/2011, NHNN đã ban hành Thông tư 07 ngày 24/3/2011 các quy định cho
vay bằng ngoại tệ đối với khách hàng. Cuối tháng 8, NHNN đã ban hành Thông tư 27
quy định tăng thêm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ và là lần tăng thứ
ba kể từ đầu năm nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng ngoại tệ, tạo điều kiện ổn định thị
trường tiền tệ và ngoại hối
3.2.3.2. Tình hình tiền tệ, tín dụng trong năm 2011
- Huy động vốn thị trường 1 (tổ chức kinh tế và dân cư): Theo số liệu công bố
chính thức từ NHNN, tính đến cuối tháng 12/2011, tốc độ tăng trưởng huy động vốn
đạt 9,89%.
- Tổng phương tiện thanh toán cả năm 2011: Tăng 9,27% so với đầu năm và
thấp hơn
20
nhiều so với giới hạn mức tăng mà Chính Phủ và NHNN đặt ra từ đầu năm là không
quá 15% - 16%. Như vậy tốc độ tăng trưởng huy động vốn và tổng phương tiện
thanh toán đều thấp hơn nhiều so với các năm trước.
- Tín dụng cho vay nền kinh tế: Theo số liệu công bố chính thức từ NHNN, tính
đến cuối tháng 12/2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ của toàn nền kinh tế đạt 10,90% so
với đầu năm. Tăng trưởng dư nợ tín dụng cũng thấp hơn nhiều so với giới hạn tăng
trưởng tín dụng 20% mà Ngân hàng Nhà nước quy định từ đầu năm trong đó tăng
trưởng tín dụng VND chỉ tăng khoảng 10,2% trong khi tăng trưởng tín dụng ngoại tệ
tăng tới 18,7%.
21
CHƯƠNG 4- PHÂN TÍCH CƠ HỘI ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN
LỰC KHÁNH HÒA
4.1. Phân tích cổ phiếu ngành điện
Ngành điện được coi là ngành có khả năng phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế
quốc dân do nhu cầu điện năng ngày càng tăng để phục vụ cho quá trình công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nước.
Bên cạnh lợi thế có tính độc quyền cao, giá bán điện lại đang bị quản lý để kiểm
soát chi phí đầu vào của nền kinh tế nên tính đột biến về kết quả hoạt động kinh
doanh của ngành này qua các năm không nhiều.
Tuy nhiên, với P/E trung bình ngành ở mức ~7 lần, cổ phiếu ngành điện, chúng tôi
cho rằng việc đầu tư vào ngành này trong thời gian dài hạn được xem là ý tưởng hay
và an toàn.
Hiện tại, với mức vốn hoá chiếm 2,6% tổng vốn hóa thị trường và được rất nhiều
nhà đầu tư quan tâm, tính thanh khoản cao và mức giá hợp lý được xem là điểm
mạnh của ngành này trên 2 sàn niêm yết. Trong bản báo cáo này, ngoài việc phân
tích chung toàn ngành điện, chúng tôi cũng phân tích chuyên sâu một số mã cổ phiếu
được cho là tiêu biểu nhất để nhà đầu tư tiện theo dõi.
4.1.1.Tổng quan về ngành điện
Ngành điện tại Việt Nam được xem như ngành mang tính độc quyền cao với Tập
đoàn điện lực (EVN) là người mua và người bán điện duy nhất đến người tiêu dùng.
Trong thời gian qua, ngành điện luôn đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển của nền
kinh tế. Tính chung giai đoạn từ 1995 - 2008, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm ở
nước ta luôn ở mức cao nhất trong khu vực và trên thế giới, bình quân đạt 15,06%
(GDP tăng bình quân 7,49%). Việc đáp ứng tốc độ tăng trưởng này đã đòi hỏi những
cố gắng vượt bậc của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong đầu tư - xây dựng - vận
hành và kinh doanh.
Sản lượng điện năm 2009 tăng 12.9% so với năm 2008. Sản lượng điện thương
phẩm đạt 74,76% kWh tăng 12.86% so với năm 2008. Thực tế cho thấy tốc độ tăng
sản lượng điện thương phẩm tăng gấp đôi so với tăng trưởng GDP. Số liệu thống kê
22
cho thấy, lũy kế 5 tháng đầu năm 2010, tổng sản lượng điện của toàn hệ thống ước
đạt khoảng 36,9 tỷ kwh, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong năm 2009, EVN đã và đang đầu tư 40 dự án nguồn điện với tổng công suất
27.654MW trong đó 19 dự án đang trong giai đoạn thi công. Tiến độ dự kiến là trong
năm 2010 sẽ có 14 nhà máy điện được đưa và vận hành với tổng công suất lắp đặt là
3.335MW bổ sung cho lưới điện quốc gia. Ngoài ra, còn có khoảng 300MW công
suất các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ. Nhưng tại thời điểm hết quý I/2010, Cục Điều
tiết điện lực rà soát tiến độ thực tế vận hành của các nhà máy thì đều chậm hơn so với
kế hoạch, ít nhất khoảng 450MW, khiến hệ thống điện luôn trong tình trạng thiếu
điện trầm trọng.Nhu cầu về điện năng tăng mạnh trong Quý 1 năm 2010 dẫn tới tình
trạng thiếu điện nghiêm trọng trong hai tháng 5 và tháng 6 này. Nhu cầu về điện tăng
cao trong mùa khô, nắng nóng kéo dài kể từ tháng 4 năm 2010 kết hợp với nguồn
cung điện thấp từ các nhà máy thủy điện (do mực nước ở các hồ lớn rất thấp), dẫn
đến việc thiếu điện thường xuyên xảy ra, đặc biệt vào những giờ cao điểm. Tuy
nhiên, ngoại trừ 2 nguyên nhân này, thì một nguyên nhân nữa không kém phần quan
trọng là tiến độ triển khai nhiều nhà máy điện bị chậm do hàng loạt các nguyên nhân
khác nhau như khó khăn về vốn, vướng đền bù, giải phóng mặt bằng, hạn chế về
năng lực thiết kế, thi công của các đơn vị tham gia.
Theo ước tính từ đầu năm của EVN, nhu cầu phụ tải năm 2010 sẽ tăng đến mức
tối đa 15%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhu cầu về điện tăng khoảng 20%, vượt xa
những ước tính ban đầu. Phụ tải trung bình toàn hệ thống trong các tháng của quý II
ước tính vào khoảng 285-300 triệu kwh/ngày trong khi sản lượng điện cung cấp chỉ
đạt khoảng 275-280 triệu kwh/ngày. Trong năm 2010 giá bán điện sẽ tăng để phù hợp
với chi phí đầu vào. Từ ngày 1/3/2010, giá bán điện bình quân là 1.058 đồng/kWh,
tăng 6,8% cụ thể giá bán điện bình quân cho các ngành sản xuất tăng 6,3%, thấp hơn
0,5% so với mức tăng giá điện bình quân chung; Giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang
tăng 6,8%, bằng tỷ lệ tăng giá điện bình quân; Giá bán lẻ điện bình quân cho cơ quan
hành chính sự nghiệp và kinh doanh có tỷ lệ tăng tương ứng là 6,3% và 6,1%. Tuy
nhiên, việc tăng giá điện chưa ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người
dân. Theo tính toán, tỷ lệ tăng giá điện ở mức 6.8% thì làm cho CPI tăng khoảng
0.16% nên chỉ ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất ở mức thấp
23
Trong quý I/2010, các công ty sản xuất và phân phối điện đang đàm phán giá
điện với EVN vẫn chỉ ghi nhận 90% giá bán theo hợp đồng cũ, và nếu việc đàm phán
giá mới được hoàn thành trong quý II, kết quả kinh doanh quý I và quý II sẽ được
điều chỉnh lại theo giá bán mới. Thoả thuận hợp đồng mua bán điện với EVN là một
số công ty cổ phần vẫn đang đàm phán hợp đồng giá điện (PPA) mới với EVN như
TBC, VSH, PPC cho 4 năm tới (2010-2013).
4.1.2. Phân tích ngành – Mô hình PORTER’s 5 forces
4.1.2.1.Đối thủ tiềm ẩn
Dự án đầu tư cho ngành đòi hỏi lượng vốn lớn cho công nghệ, thời gian thi công
lâu.
Chính phủ và nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi với ngành do đó ngành có được
nhiều lợi thế phát triển. Chính sách giá mua điện của chính phủ, việc tăng giá mua điện
ảnh hưởng đối với sản lượng điện sản xuất của các nhà máy cũng như thu hút đầu tư
tham gia góp vốn vào các dự án phát triển nguồn điện.
Doanh nghiệp trong ngành dễ dàng tiếp cận nguồn đầu tư vồn từ nước ngoài do
lượng vốn FDI tăng cao, hơn nữa nhu cầu điện năng trong nước luôn trong tình trạng cầu
vượt cung.
Nhu cầu về điện năng khó dự đoán, phụ thuộc nhiều và sức khỏe nền kinh tế cũng
như điều kiện tự nhiên. Khi tình trạng kinh tế đi xuống, sản xuất đình trệ kéo theo nhu
cầu điện năng giảm.
Hiện tại ngành điện chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài trong sản xuất
và kinh doanh. Sự đầu tư mang tính chất trao đổi khoa học công nghệ.
4.1.2.2.Nhà cung cấp
Có rất nhiều nhà cung cấp nguyên liệu cho ngành, nguồn cung dồi dào và ổn định.
Được sự ưu đãi từ chính sách của nhà nước do đó các nhà cung cấp khó có thể liên kết
nâng giá than cho ngành điện.
Nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất chủ yếu là than, dầu khí đang trong
tình trạng giá cả tăng nhanh, trong tương lai sẽ phải nhập khẩu than cho sản xuất. Nguồn
nước thì phụ thuộc vào thiên nhiên nên rất khó điều tiết được sản lượng.
4.1.2.3.Khách hàng
Sản phẩm của ngành là điện năng do đó đối tượng dịch vụ của ngành điện khá đa
dạng: người dân, cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp và mỗi đối tượng này lại
có một yêu cầu khác nhau.
24
Sự tăng trưởng của nền kinh tế chuyển biến tích cực t từ nông nghiệp sang kinh tế
công nghiệp, đặc biệt một số ngành công nghiệp nặng như luyện thép, hóa chất, xây dựng
nên nhu cầu điện tăng cao, các địa phương xây dựng nhiều khu công nghiệp.
Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng cải thiện do đó nhu cầu về điện
năng tăng cao.
4.1.2.4.Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Là ngành độc quyền nên sự cạnh tranh là gần như không có. Tập đoàn điện lực
(EVN) là người mua và người bán điện duy nhất đến người tiêu dùng. Các công ty sản
xuất điện không được bán trực tiếp cho người tiêu dùng mà bán cho EVN theo hợp đồng
do đó sự cạnh tranh giữa các công ty sản xuất điện là không có.
Lộ trình hình thành thị trường điện cạnh tranh chưa song hành được với thị
trường nhiên liệu sơ cấp nên việc đàm phán giá điện gần như không khả thi. Đây cũng là
nguyên nhân sâu xa của tình trạng thiếu điện do các nhà máy điện đang xây dựng bị
chậm tiến độ so với kế hoạch.
Rào cản thoát ra khỏi ngành cao, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong khi hiệu quả
sản xuất thấp
Tốc độ phát triển ngành khá cao (15.06%) mang lại nhiều cơ hội lợi nhuận.
4.1.2.5. Sản phẩm thay thế
Không có sản phẩm thay thế cho điện năng do đó trong tương lai sự phát triển của
ngành là rất cao.
4.1.3. Phân tích SWOT
Điểm mạnh:
- Được ưu đãi về thuế và chính sách lãi
suất của chính phủ nên hoạt đọng của
ngành ít chịu rủi ro do biến động tài
chính tiền tệ trong thời gian qua.
- Có nguồn tài nguyên dồi dào. Việt Nam
là nước có tiềm năng về thủy điện rất
lớn, theo nghiên cứu thì hiện tại Việt
Nam chỉ khai thác được 16% tiềm năng
thủy điện. Trữ lượng than tương đối
lớn, đảm bảo cho nhu cầu nhiệt điện
trong thời gian tới.
Điểm yếu:
- - Vốn đầu tư cho sản xuất điện là rất lớn,
thời gian dài, trong khi đó EVN đang hạn
chế về vốn dẫn đến khó khăn trong việc
phát triển, mở rộng đầu tư. Tốc độ thu hồi
vốn chậm, cơ cấu tái sản xuất chậm sinh
lời chỉ để duy tu.
- - Tình hình sản xuất kinh doanh phụ thuộc
rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên, sự
biến đổi khi hậu không những ảnh hưởng
đến sản xuất mà còn cả tiêu thụ.
- - Quy mô sản xuất nhỏ, phân tán,quản lý
25