Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

ĐỀ TÀI Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở các đơn vị trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.83 KB, 14 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh của đề tài.
2. Lí do chọn đề tài
3. Phạm vi và đối tượng của đề tài
4. Mục đích của đề tài:
5. Điểm mới cơ bản nhất của đề tài.
6. Tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của đề tài.
II/ Các hình thức tiền lương, quĩ tiền lương và quĩ bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn
2.1. Hình thức trả lương thời gian
Hình thức tiền lương thời gian là hình thức tiền lương được trả cho cán bộ
công chức viên chức căn cứ vào thời gian làm việc thực tế của họ.
+ Tiền lương tháng
Mức lương phải Mức Hệ Phụ
Trả = lương x số + cấp
tối thiểu lương (nếu có)
III. Nội dung kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
3.1. Kế toán tiền lương
3.1.1. Các chứng từ kế toán sử dụng
- Bảng chấm công: Là một chứng từ kế toán lao động, dùng để theo dõi ngày
công làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội và là căn cứ
để tính trả lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người.
- Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội: Giấy này do sở y tế cấp
cho từng cá nhân, nhằm cung cấp số ngày người lao động được nghỉ và hưởng khoản
trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Bảng thanh toán lương: Là chứng từ để hạch toán tiền lương, căn cứ vào đó
để thanh toán tiền lương, phụ cấp cho cán bộ công chức viên chức đồng thời là căn cứ
để hạch toán tiền lương;
Người viết đề tài: Đặng Văn Hiền
1


- Danh sách người lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảng này được mở
để theo dõi cho cả nhà trường về các chỉ tiêu như họ tên, nội dung từng khoản bảo
hiểm xã hội cho người lao động được hưởng trong tháng;
3.1.2. Tài khoản kế toán sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 3341 “phải trả người lao động” để phản ánh các
khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công chức viên chức về
tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản thuộc về thu nhập của công
chức viên chức.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như:
TK 1111: Tiền mặt
TK 1121: Tiền gửi ngân hàng (kho bạc)
TK 3321: Bảo hiểm xã hội
TK 3322: Bảo hiểm y tế
TK 3323: Kinh phí công đoàn
TK 3324: Bảo hiểm thất nghiệp
TK: 46121: Nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên (nguồn: 13)
TK 46122: Nguồn kinh phí hoạt động không thường xuyên (nguồn 12, 14).
TK 66121: Chi hoạt động thường xuyên (nguồn: 13)
TK 66122: Chi hoạt động không thường xuyên (nguồn: 12, 14)

3.1.3. Phương pháp kế toán tiền lương
- Hàng tháng khi kế toán hoàn thành hồ sơ rút lương tại kho bạc, kế toán ghi
sổ:
Nợ TK 1111
Có TK 46121; 46122
- Sau khi thủ quỹ hoàn thành việc rút lương về nhập quỹ tiền mặt và trả lương
cho công chức viên chức thì được hạch toán:
Nợ TK 3341
Có TK 1111
Người viết đề tài: Đặng Văn Hiền

2
- Đến ngày 31 hàng tháng kế toán phải quyết toán lương của tháng đó bằng bút
toán:
Nợ TK 66121, 66122
Có TK 3341
3.2. Kế toán các khoản trích theo lương
+ Bảo hiểm xã hội: Tỷ lệ trích là 24% trên tổng quĩ lương cơ bản, trong đó
ngân sách nhà nước cấp 17%, còn lại trừ vào lương của cán bộ công chức viên choc
7%;
+ Bảo hiểm y tế: Tỷ lệ trích là 4,5% trên tổng quĩ lương cơ bản , trong đó 3%
do ngân sách nhà nước cấp, 1,5% còn lại trừ vào lương của cán bộ công chức viên
chức;
+ Bảo hiểm thất nghiệp: Tỷ lệ trích là 2% trên tổng quĩ lương cơ bản , trong
đó 1% do ngân sách nhà nước cấp, 1% còn lại trừ vào lương của cán bộ công chức
viên chức;
+ Kinh phí công đoàn: Tỷ lệ trích là 3% trên tổng quĩ lương cơ bản, trong đó
2% do ngân sách nhà nước cấp, 1% còn lại trừ vào lương của cán bộ công chức viên
choc ( được để lại cơ quan, đơn vị )
3.2.1. Các chứng từ kế toán sử dụng
+ Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội: Là chứng từ về lao động
tiền lương, dùng để xác nhận ngày nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động của công
chức viên chức làm căn cứ để tính trợ cấp bảo hiểm xã hội trả thay lương theo chế độ
qui định.
+ Danh sách người lao động hưởng trự cấp Bảo hiểm xã hội: Là bảng tổng hợp
và thanh toán trợ cấp bảo hiểm xã hội trả thay lương cho công chức viên chức bị ốm,
thai sản, tai nạn lao động
+ Bảng tiền lương và bảo hiểm xã hội và một số chứng từ khác.
+ Bảng chấm công
3.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng
TK 3321: Bảo hiểm xã hội

TK 3322: Bảo hiểm y tế
Người viết đề tài: Đặng Văn Hiền
3
TK 3323: Kinh phí công đoàn
TK 3324: Bảo hiểm thất nghiệp
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số TK khác
3.2.3. Phương pháp kế toán các khoản trích theo lương
3.2.3.1. Người sử dụng đóng góp Bảo hiểm (21%)
Bảo hiểm xã hội (bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) = (HS L + PC CV + PC
TN) x tỷ lệ BHXH x mức lương tối thiểu.
- Hàng tháng khi kế toán trích nộp 21% Bảo hiểm cho Bảo hiểm xã hội, kế
toán ghi:
Nợ TK 3321; 3322; 3324
Có TK 46121; 46122
- Đến ngày 31 hàng tháng kế toán quyết toán 21% bảo hiểm tháng đó, kế toán
ghi:
Nợ TK 66121; 66122
Có TK 3321; 3322; 3324
3.2.3.2. Người lao động đóng góp Bảo hiểm (9,5%)
- Khi kế toán trích nộp 9,5% Bảo hiểm cho Bảo hiểm xã hội, kế toán ghi:
Nợ TK 3321; 3322; 3324 (trích nộp 7,5% Bảo hiểm)
Hoặc Nợ TK 1121 (Trích 2% BHXH vào TK tiền gửi)
Có TK 46121; 46122
- Sau khi trích nộp 9,5% bảo hiểm kế toán khấu trừ lương của công chức viên
chức phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, kế toán ghi:
Nợ TK 3341
Có TK 3321; 3322; 3324 (Trích đủ 9,5% Bảo hiểm)
- Đến ngày 31 hàng tháng kế toán quyết toán 9,5 Bảo hiểm, kế toán ghi:
Nợ TK 66121; 66122
Có TK 3341

- Nếu trong tháng đó có phát sinh đơn vị rút tiền từ tài khoản tiền gửi để chi trả
các chế độ của giáo viên, kế toán ghi:
Nợ TK 1111
Người viết đề tài: Đặng Văn Hiền
4
Có TK 1121 (2% Bảo hiểm trong TK Tiền gửi)
và: Nợ TK 3321 (2% Bảo hiểm trong TK Tiền gửi)
Có TK 1111
- Nếu trong tháng đó đơn vị không có phát sinh số tiền trong tài khoản tiền gửi
thì đơn vị giữ nguyên đến cuối quý chuyển trả 2% số tiền bảo hiểm cho Bảo hiểm, kế
toán ghi:
Nợ TK 3321 (2% Bảo hiểm trong TK Tiền gửi)
Có TK 1121
3.2.3.2. Người sử dụng đóng góp KPCĐ(2%)
2% KPCĐ = (HS L + PC CV + PC trách nhiệm + PC thâm niên vượt khung +
PC khu vực + PC trách nhiệm) x 2% x mức lương tối thiểu.
- Hàng tháng khi kế toán chuyển 2% KPCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 3323
Có TK 46121; 46122
- Đến ngày 31 hàng tháng kế toán quyết toán 2% KPCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 66121; 66122
Có TK 3323
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI TRƯỜNG THCS TÂN KHÁNH HÒA
1. Tổ chức sổ kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại các đơn vị trường
học
1.1. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán
Các đơn vị trường học là một đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện kinh phí
khoán. Hệ thống sổ sách áp dụng hình thức sổ kế toán “chứng từ ghi sổ” với một hệ

thống sổ sách tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với công tác kế toán cuat nhà trường.
Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp thực hiện gồm có: Hệ thống tài khoản kế toán,
hệ thống báo cáo tài chính, chế độ chứng từ kế toán, chế độ sổ kế toán đều thực hiện
theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006.
1.2. Chứng từ kế toán sử dụng
Chứng từ kế toán sử dụng để hạch toán tiền lương gồm
Người viết đề tài: Đặng Văn Hiền
5
Bảng chấm công;
Bảng thanh toán tiền lương.
Bảng chiết tính thêm giờ.
1.3. Tài khoản kế toán sử dụng trong kế toán tiền lương
TK 334: Phải trả cho công chức viên chức
TK 46121: Kinh phí hoạt động
TK 6661211: Chi hoạt động
Và các TK có liên quan như: TK 1111, TK 112
2. Phương pháp kế toán tiền lương của nhà trường
Hàng tháng khi kế toán hoàn thành hồ sơ rút lương tại kho bạc, kế toán ghi
sổ:
Nợ TK 1111
Có TK 46121; 46122
3. Kế toán chi tiết các khoản trích theo lương
3.1. Các khoản trích theo lương
Ngoài tiền lương cán bộ công chức viên chức còn được hưởng mức trợ cấp
BHXH trong các trường hợp như: ốm đau, con ốm, thai sản, tai nạn lao động
Mức trợ cấp ở trường hợp cụ thể được áp dụnh theo đúng qui định hiện hành ở
cơ quan bảo hiểm xã hội.
Chứng từ để thanh toán gồm có:
- Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, nghỉ con ốm do y,
bác sĩ của bệnh viện hoặc các cơ sở y tế cấp có xác nhận của đơn vị về số ngày nghỉ

thực tế hưởng bảo hiểm xã hội.
- Giấy chứng nhận nghỉ thai sản, tai nạn lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm
xã hội với trường hợp nghỉ do tai nạn lao động cần có thêm biên bản điều tra tai nạn
lao động.
Căn cứ vào các chứng từ trên, kế toán đối chiếu với bảng chấm công để xác
định số ngày thực tế nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội.
Người viết đề tài: Đặng Văn Hiền
6
Từ các giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội, kế toán tiền lương
lập “danh sách người lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội”, để cơ quan bảo hiểm
xã hội chi trả tiền.
Toàn bộ quĩ bảo hiểm xã hội nộp lên cơ quan bảo hiểm cấp trên. Nhà trường
thanh toán với cán bộ công chức viên chức khi có chứng từ hợp lệ và được cơ quan
bảo hiểm xã hội duyệt chi. Nhà trường lập báo cáo chi trợ cấp ốm đau , thai sản lên
cơ quan bảo hiểm xã hội cuối quí.
+ Bảo hiểm y tế: Được sử dụng để thanh toán các khoản tiền chi phí như:
Khám chữa bệnh cho người lao động trong thời gian ốm đau, thai sản. Quĩ bảo hiểm
y tế được hình thành bằng cách tính 4,5% trên tổng quĩ lương cơ bản, trong đó:
- 3% ngân sách nhà nước cấp;
- 1,5% trừ vào lương người lao động.
+ Bảo hiểm thất nghiệp: Được hình thành chủ yếu do các đơn vi dụng lao động
trích một tỷ lệ % nhất định trên tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp để nộp cho
cơ quan bảo hiểm xã hội. Theo qui định hiện nay thì mức trích là 2% trên quĩ lương
cơ bản và các khoản phụ cấp thường xuyên. Trong đó 1% Nhà nước cấp; 1% khấu trừ
vào lương của cán bộ công nhân viên chức.
+ Kinh phí công đoàn: Kinh phí công đoàn được hình thành bằng cách tính
theo tỷ lệ 3% theo quĩ lương thực tế. Theo quy định hiện nay thì người sử dụng lao
động sẽ đóng góp 2% và 1% do người lao động đóng góp.
3.2. Chứng từ kế toán sử dụng
- Giấy chứng nhận nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ tai nạn lao động hưởng bảo

hiểm xã hội;
- Danh sách người lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;
- Bảng tiền lương và các khoản trích theo lương.
3.3. Tài khoản kế toán sử dụng
TK 332: Các khoản nộp theo lương
TK 3321: Bảo hiểm xã hội
TK 3322: Bảo hiểm y tế
TK 3323: Kinh phí công đoàn
Người viết đề tài: Đặng Văn Hiền
7
TK 3324: Bảo hiểm thất nghiệp
Và một số tài khoản có liên quan như: TK 111, TK 112
3.4. Phương pháp kế toán các khoản trích theo lương
Hàng tháng khi kế toán trích nộp 21% Bảo hiểm cho Bảo hiểm xã hội, kế toán
ghi:
Nợ TK 3321; 3322; 3324
Có TK 46121; 46122
4. Những thuận lợi khó khăn gặp phải.
a. Thuận lợi.
Hiện nay nhà trường đã sử dụng phần mếm kế toán Misa Mimosa 2012 để
phục vụ công tác kế toán trong đơn vị vì vậy các con số kế toán trong đơn vị có độ
chính xác cao.
b. Khó khăn.
Trong những năm qua việc hạch toán các nghiệp vụ kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương theo thực trạng nêu trên là chưa đúng so với nguyên lý kế
toán. Khi các nghiệp vụ kế toán bị hạch toán sai sẽ dẫn đến các loại sổ sách liên quan
đến công tác tài chính kế toán cũng sẽ bị sai so với nguyên lý kế toán.
Nhân viên kế toán chưa tận dụng hết các công dụng của phần mềm kế toán
Misa Mimosa 2012 mà đơn vị đang sử dụng.
CHƯƠNG III

BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI TRƯỜNG THCS TÂN KHÁNH HÒA
Nhằm giải quyết các thực trạng nêu trên về công tác kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương của trường THCS Tân Khánh Hòa cũng như của một số
trường hiện nay trên địa bàn huyện Giang Thành tôi xin trình bày một số giải pháp
nhằm hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại trường THCS
Tân Khánh Hòa như sau.
Các nghiệp vụ kế toán được áp dụng trong tháng 3 năm 2013 tại trường THCS
Tân Khánh Hòa.
1. Tài khoản sử dụng
Người viết đề tài: Đặng Văn Hiền
8
TK 1111: Tiền mặt
TK 1121: Tiền gửi ngân hàng (kho bạc)
TK 3321: Bảo hiểm xã hội
TK 3322: Bảo hiểm y tế
TK 3323: Kinh phí công đoàn
TK 3324: Bảo hiểm thất nghiệp
TK 3341: Phải trả công chức, viên chức
TK: 46121: Nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên (nguồn: 13)
TK 46122: Nguồn kinh phí hoạt động không thường xuyên (nguồn 12, 14).
TK 66121: Chi hoạt động thường xuyên (nguồn: 13)
TK 66122: Chi hoạt động không thường xuyên (nguồn: 12, 14)
2. Phương pháp kế toán.
2.1. Phương pháp kế toán tiền lương
Tiền lương tháng được áp dụng tại trường THCS Tân Khánh Hòa gồm:
- Lương chính = HS lương x mức lương tối thiểu.
- PC chức vụ = HS lương x PC chức vụ x mức lương tối thiểu.
- PC thâm niên = (HS L + PC CV)x tỷ lệ PC Thâm niên x mức lương
tối thiểu.

- PC khu vực = HS PC khu vực(0,2) x mức lương tối thiểu.
- PC thu hút = (HS L + PC CV) x 70% x mức lương tối thiểu.
- PC ưu đãi = (HS L + PC CV) x 70% x mức lương tối thiểu.
- PC đặc biệt = (HS L + PC CV) x 30% x mức lương tối thiểu.
- PC trách nhiệm = HS PC trách nhiệm x mức lương tối thiểu.
- PC lâu năm = HS PC lâu năm x mức lương tối thiểu.
- Ngày 01/3/2013 đi rút tiền lương và các khoản phụ cấp T3/2013 tại kho bạc,
kế toán ghi sổ:
Nợ TK 111: 139.646.863 đ
Có TK 46121: 139.646.863 đ
- Ngày 01/3/2013 thủ quỹ hoàn thành việc rút lương về nhập quỹ tiền mặt và
trả lương cho công chức viên chức thì được hạch toán:
Người viết đề tài: Đặng Văn Hiền
9
Nợ TK 3341: 139.646.863 đ
Có TK 1111: 139.646.863 đ
- Ngày 31/3/2013 kế toán phải quyết toán lương T3/2013, kế toán ghi:
Nợ TK 66121: 139.646.863 đ
Có TK 3341: 139.646.863 đ
2.2. Phương pháp kế toán các khoản trích theo lương
2.2.1. Người sử dụng đóng góp Bảo hiểm (21%)
Bảo hiểm xã hội (bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) = (HS L + PC CV + PC
TN) x tỷ lệ BHXH x mức lương tối thiểu.
- Ngày 01/3/2013 chuyển 21% bảo hiểm người sử dụng lao động trích cho Kho
bạc, kế toán ghi:
Nợ TK 3321: 15.111.099 đ
Nợ TK 3322: 2.666.667 đ
Nợ TK 3324: 823.780 đ
Có TK46121: 18.601.546 đ
- Ngày 31/3/2013 quyết toán 21% bảo hiểm T3/2013, kế toán ghi:

Nợ TK 66121: 18.601.546 đ
Có TK 3321: 15.111.099 đ
Có TK 3322: 2.666.667 đ
Có TK 3324: 823.780 đ
2.2.2. Người lao động đóng góp Bảo hiểm (9,5%)
Hiện nay theo quy định của Bảo hiểm thì 9,5% các khoản Bảo hiểm mà người
lao động phải đóng góp thì đơn vị sẽ chuyển trực tiếp 7,5% số tiền bảo hiểm cho
Phòng BHXH còn 2% BHXH thì đơn vị sẽ giữ lại trong tài khoản tiền gửi để chi trả
các chế độ thai sản, ốm đau… cho công chức viên chức trong đơn vị.
* Đối với trường hợp chuyển 7,5% cho Bảo hiểm xã hội.
- Ngày 01/3/2013 chuyển 7,5% Bảo hiểm do người lao động đóng góp T3/2013
cho Bảo hiểm xã hội, kế toán ghi:
Nợ TK 3321: 4.444.442 đ
Nợ TK 3322: 1.333.338 đ
Người viết đề tài: Đặng Văn Hiền
10
Nợ TK 3324: 823.780 đ
Có TK46121: 6.601.560 đ
- Ngày 31/3/2013 Tính khấu trừ 7,5% Bảo hiểm do người lao động đóng góp
T3/2013, kế toán ghi:
Nợ TK 3341: 6.601.560 đ
Có TK 3321: 4.444.442 đ
Có TK 3322: 1.333.338 đ
Có TK 3324: 823.780 đ
- Ngày 31/3/2013 quyết toán 7,5% Bảo hiểm T3/2013, kế toán ghi:
Nợ TK 66121: 6.601.560 đ
Có TK 3341: 6.601.560 đ
* Đối với trường hợp giữ 2% trong Tài khoản tiền gửi.
- Ngày 01/3/2013 chuyển 2 % Bảo hiểm vào tài khoàn tiền gửi của đơn vị, kế
toán ghi:

Nợ TK 1121: 1.777.777 đ
Có TK 46121: 1.777.777 đ
- Ngày 31/3/2013 kế toán tính khấu trừ 2% Bảo hiểm do người lao động đóng
góp T3/2013, kế toán ghi:
Nợ TK 3341: 1.777.777 đ
Có TK 3321: 1.777.777 đ
- Ngày 31/3/2013 Quyết toán 2% bảo hiểm T3/2013, kế toán ghi:
Nợ TK 66121: 1.777.777 đ
Có TK 3341: 1.777.777 đ
- Nếu trong tháng đó có phát sinh đơn vị rút tiền từ tài khoản tiền gửi để chi trả
các chế độ của giáo viên, kế toán ghi:
Nợ TK 1111
Có TK 1121
Đồng thời hạch toán: Nợ TK 3321
Có TK 1111
Người viết đề tài: Đặng Văn Hiền
11
- Ngày 31/3/2013 chuyển 2% Bảo hiểm trích lại trong tài khoản tiền gửi để trả
Phòng BHXH, kế toán ghi:
Nợ TK 3321: 1.777.777 đ
Có TK 1121: 1.777.777 đ
* Lưu ý: Nếu trong quý đó đơn vị sử dụng ngân sách không có giáo viên nào
nghỉ thai sản, ốm đau,… thì đơn vị đó nên chuyển hết 9,5% số tiền bảo hiểm cho
phòng Bảo hiểm. Lúc đó các bút toán sẽ giống như chuyển 7,5% bảo hiểm đã nêu ở
trên.
2.2.3. Người sử dụng đóng góp KPCĐ(2%)
2% KPCĐ = (HS L + PC CV + PC trách nhiệm + PC thâm niên vượt khung +
PC khu vực + PC trách nhiệm) x 2% x mức lương tối thiểu.
- Ngày 01/3/2013 chuyển 2% KPCĐ T3/2013 cho Liên đoàn lao động tỉnh
Kiên Giang, kế toán ghi:

Nợ TK 3323: 1.814.610 đ
Có TK 46121: 1.814.610 đ
- Ngày 31/3/2013 quyết toán 2% KPCĐ T3/2013, kế toán ghi:
Nợ TK 66121: 1.814.610 đ
Có TK 3323: 1.814.610 đ
3: Trình tự xử lý số liệu, sổ sách kế toán thông qua phần mềm kế toán
Ghi hàng ngày
Xử lý phần mềm
Kết xuất dữ liệu cuối kỳ
CHƯƠNG IV
TÍNH HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
Người viết đề tài: Đặng Văn Hiền
12
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cung loại
- Đối chiếu dự toán
- Đối chiếu kinh phí
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
MISA.
MIMOSA
MÁY VI TÍNH
SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
Đề tài đã trình bày các bước hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương theo đúng nguyên lý kế toán hành chính sự nghiệp và rất dễ sử dụng trên
phần mềm kế toán Misa. Mimosa 2012.

Đề tài “Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” là một
cẩm nang để các bạn mới được tuyển dụng công việc kế toán có thể sử dụng trong
các đơn vị hành chính sự nghiệp theo các bước như trong giải pháp nêu trên.
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm rút ra từ đề tài.
Kế toán tiền luơng và các khoản trả theo lương là một trong những phần hành
quan trọng đối với công tác kế toán, đặc biệt là đối với đơn vị hành chính sự nghiệp
nói chung, trường THCS Tân Khánh Hòa nói riêng. Đây là khoản thu nhập chính của
người lao động
Nhận thức được tầm quan trong của công tác kế toán nói chung, kế toán tiền
lương nói riêng, các đơn vị sự nghiệp đó luôn quan tâm đến việc tổ chức công tác kế
toán, đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán, đầu tư trang bị máy vi tính, phần mềm để hỗ trợ
cho công tác kế toán nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác kế toán, phục vụ
đắc lực cho hoạt động của nhà trường cách ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác mọi
hoạt động tài chính của nhà trường.
Do trình độ bản thân có hạn. Rất mong được sự bổ sung, đóng gúp ý kiến của
đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn. Cuối cùng xin được sự đóng gúp của BGH nhà
trường giúp tôi thực hiện đề tài này với hiệu quả cao.
2. Khả năng ứng dụng của đề tài.
Đề tài “Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các
đơn vị trường học” có thể sử dụng cho các đơn vị trường học nói riêng và các đơn vị
hành chính sự nghiệp trên địa bàn huyện Giang Thành nói chung.
3. Kiến nghị và đề xuất
Đề nghị Phòng GD&ĐT Giang Thành tổ chức một số buổi tập huấn thêm về
nghiệp vụ kế toán tài chính trường học giúp nâng cao trình độ cũng như việc học hỏi
ở các đồng nghiệp để hoàn thành tốt hơn công tác kế toán trong đơn vị.
Người viết đề tài: Đặng Văn Hiền
13
Tân Khánh Hòa, ngày 02 tháng 5 năm 2013
Người viết

Đặng Văn Hiền
Người viết đề tài: Đặng Văn Hiền
14

×