Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Sở giao dịch chứng khoán và hệ thống giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán hà nội, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.34 KB, 43 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA – KHOA KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
ĐỀ TÀI:
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VÀ HỆ THỐNG GIAO DỊCH TẠI SỞ
GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Giáo viên hướng dẫn : TRẦN THỊ YẾN
Sinh viên thực hiện : NHÓM 09
Lớp : NCKT5BTH
THANH HÓA, THÁNG 06 NĂM 2013
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng Khoán GVHD: Trần Thị Yến
DANH SÁCH NHÓM 09
TT
HỌ VÀ TÊN
MSSV GHI CHÚ
1 Lê Hồng Dương 11009493
2 Lê Thị Hà 11024663
3 Lê Thị Vân 11007523
4 Lê Thị Phương Anh 11025053
5 Phạm Thị Luyến 11010513
6 Cao Thị Lan Anh 11010983
Nhóm 09 – Lớp: NCKT5BTH
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng Khoán GVHD: Trần Thị Yến
LỜI CẢM ƠN
Nhóm sinh viên chúng em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành
đến cô Trần Thị Yến, người đã tận tâm giảng dạy truyền đạt những kiến thức và kinh
nghiệm để chúng em hoàn thành bài tiểu luận này. Với kiến thức còn chưa nhiều cùng với


thời gian tìm hiểu có hạn nên chắc hẳn vẫn có nhiều thiếu sót, chúng em rất mong nhận
được sự đóng góp quý báu của cô cùng các bạn sinh viên trong lớp để bài tiểu luận của
chúng em được tốt hơn.
Cuối cùng em xin chúc cô lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành nhất.
Nhóm 09 – Lớp: NCKT5BTH
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng Khoán GVHD: Trần Thị Yến
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


















Thanh Hóa, ngày … tháng … năm 2013
Giảng viên
Nhóm 09 – Lớp: NCKT5BTH
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng Khoán GVHD: Trần Thị Yến
MỤC LỤC

Nhóm 09 – Lớp: NCKT5BTH
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng Khoán GVHD: Trần Thị Yến
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hiện đại ngày nay với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Thị trường chứng khoán đóng một vai trò hết sức quan trọng. Với việc tạo ra các công cụ
có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của
vốn một cách có hiệu quả phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế. Tránh sự độc quyền của
hệ thống Ngân hàng. Sự phát triển của thị trường chứng khoán góp phần thực hiện tái
phân phối công bằng hơn. Tạo điều kiện cho việc tách biệt giữa sở hữu và quản lý Doanh
nghiệp. Thị trường chứng khoán là người bạn đồng hành của Chính phủ các nước. Tạo cơ
hội cho Chính phủ huy động các nguồn vốn tài chính mà không chịu áp lực về lạm phát.
Mặc dù còn một số tiêu cực nhưng chúng ta không thể phủ nhận được vị thế to lớn của
thị trường chứng khoán, đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế đang phát triển
như nước ta. Chúng ta có Uỷ ban chứng khoán nhà nước, là cơ quan quản lý Nhà nước về
các hoạt động liên quan đến chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam trong đó bao gồm hai
Trung tâm giao dịch chứng khoán tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Và việc nghiên
cứu, tìm hiểu và phân tích về cơ chế giao dịch chứng khoán sẽ giúp ích rất nhiều cho việc
phát triển hệ thống chứng khoán có khoa học, có quy mô và ngày càng hoàn thiện. Với lý
do đó nhóm sinh viên chúng em đã chọn đề tài tiểu luận “Sở giao dịch chứng khoán và
hệ thống giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh”.
Đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Sở giao dịch chứng khoán.
Chương 2: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho Sở giao dịch chứng
khoán.
Nhóm 09 – Lớp: NCKT5BTH Trang 6
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng Khoán GVHD: Trần Thị Yến
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

1.1. KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN.
1.1.1 Khái niệm.
Sở Giao dịch Chứng khoán là một pháp nhân được thành lập theo quy định của
pháp luật thực hiện việc tổ chức giao dịch chứng khoán cho các chứng khoán của tổ chức
phát hành đủ điều kiện niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán.
Theo tính chất tổ chức thị trường, Sở Giao dịch Chứng khoán là thị trường chứng
khoán tập trung; trong đó việc giao dịch chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập
trung là sàn giao dịch hay qua hệ thống mạng thông tin máy tính điện tử do các thành
viên của Sở Giao dịch Chứng khoán thực hiện. Các chứng khoán được giao dịch tại Sở
Giao dịch Chứng khoán thông thường là chứng khoán của các công ty có uy tín, công ty
lớn đáp ứng đủ điều kiện hay tiêu chuẩn niêm yết.
1.1.2 Đặc điểm.
Sở giao dịch chứng khoán là nơi gặp gỡ của các nhà môi giới chứng khoán để
thương lượng đấu giá mua bán chứng khoán, là cơ quan phục vụ cho hoạt động giao dịch
mua bán chứng khoán. Như vậy, Sở giao dịch chứng khoán không tham gia mua bán
chứng khoán, mà chỉ cho thuê địa điểm để người mua bán thực hiện giao dịch và đưa ra
các loại chứng khoán được mua bán trên thị trường.
Sở giao dịch chứng khoán không có hàng hóa và không có người mua bán cuối
cùng, chỉ có những nhà môi giới, vì ở các nước thông thường chứng khoán đều được ký
gửi tại ngân hàng. Ngân hàng sẽ cho khách hàng một tài khoản gọi là tại khoản lưu ký
chứng khoán, nên khi mua bán chỉ cần qua người môi giới.
Là một địa điểm lý tưởng cho những cuộc giao lưu vốn của xã hội, Sở GDCK có
thể giúp số vốn luân chuyển một cách dễ dàng và nhanh chóng từ người này sang tay
người khác. Nhà đầu tư có thể dẽ dàng đa dạng hóa đầu tư, thay đổi lĩnh vực đầu tư một
cách dễ dàng và nhanh chóng. Chính đặc điểm này đã hấp đẫn nhà đầu tư đến với Sở
GDCK.
1.1.3 Chức năng.
Giúp việc giao dịch mua bán chứng khoán được thuận tiện dễ dàng, hợp pháp.
Làm tăng tính thanh khoản của các chứng khoán đã phát hành. Thông qua SGDCK,
Nhóm 09 – Lớp: NCKT5BTH Trang 7

Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng Khoán GVHD: Trần Thị Yến
chứng khoán phát hành được giao dịch liên tục, các tổ chức phát hành có thể phát hành
tăng vốn thông qua thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có thể mua bán chứng khoán
niêm yết một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Chức năng xác định giá cả công bằng. Đây là một chức năng cực kỳ quan trọng
trong việc tạo ra một thị trương liên tục. Giá cả được xác định trên cơ sở so khớp các lệnh
mua và bán chứng khoán, được chốt bởi cung – cầu trên thị trường. Qua đó SGDCK mới
có thể tạo ra được một thị trường tự do, công khai và công bằng hơn. Hơn nữa, SGDCK
mới có thể đưa ra được các báo cáo một cách chính xác và liên tục về chứng khoán, tình
hình hoạt động của các tổ chức niêm yết, các công ty chứng khoán, đem đến cho nhà đầu
tư một cái nhìn toàn diện, minh bạch về thị trường.
1.1.4 Các hình thức tổ chức của Sở giao dịch chứng khoán.
* Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức dưới hình thức một “câu lạc bộ Mini” hay
được tổ chức theo chế độ hội viên:
Đây là hình thức tổ chức SGDCK có tính tự phát và phổ biến ở thời kỳ đầu mới
xuất hiện TTCK tập trung.
Tự tổ chức và quản lý theo luật pháp không có sự can thiệp của nhà nước.
Không nộp thuế cho nhà nước.
Các thành viên của SGDCK bầu ra một hội đồng quản trị để quản lý SGDCK và
HĐQT bầu ra ban điều hành.
* SGDCK được tổ chức dưới hình thức một công ty cổ phần:
Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay. Cổ đông là các công ty thành viên, hoạt
động theo luật công ty cổ phần
Có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước và chịu sự giám sát của một cơ quan chuyên
môn do Chính Phủ lập ra. Cơ quan chuyên môn này là UBCK quốc gia là cơ quan quản
lý của Nhà nước về chứng khoán và TTCK.
Các công ty thành viên bầu ra HĐQT, HĐQT bầu ra ban điều hành SGDCK. HĐQT
SGDCK có quyền ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của SGDCK, kết nạp và khai
trừ các thành viên, cho phép loại chứng khoán nào được phép yết giá để giao dịch.
Theo hình thức này thì SGDCK cũng là một tổ chức kinh doanh. Nguồn thu của

SGDCK gồm: Phí thành viên thu hàng năm, phí mua chỗ ngồi tại sàn giao dịch, phí giao
dịch thu theo trị giá chứng khoán mua hoặc bán, phí thuê mua trang thiết bị. Nguồn chi
Nhóm 09 – Lớp: NCKT5BTH Trang 8
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng Khoán GVHD: Trần Thị Yến
gồm: chi cho bộ máy quản lý, chi trang thiết bị kỹ thuật, nộp thuế.
* SGDCK được tổ chức dưới hình thức một công ty cổ phần nhưng có sự tham gia
quản lý và điều hành của Nhà nước:
Đây là hình thức phổ biến phần lớn ở các nước Châu Á. Cơ cấu tổ chức quản lý và
điều hành cũng tương tự như hình thức trên, nhưng trong thành phần HĐQT có một số
thành viên do UBCK Quốc gia đưa vào, giám đốc điều hành SGDCK do UBCK quốc gia
bổ nhiệm.
Hình thức này phù hợ với những nước mà SGDCK mới thành lập, vì có sự tham gia
của Nhà nước, hạn chế mức thấp nhất những nhân tố tiêu cực của TTCK và tạo tiền đề để
TTCK hoạt động có hiệu quả.
1.1.5. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán.
1.1.5.1 Khái quát chung.
SGDCK có các thành viên giao dịch chính là các nhà môi giới hưởng hoa hồng
hoặc kinh doanh chứng khoán do chính mình tham gia giao dịch trên hoặc thông qua hệ
thống giao dịch dã được điện toán hóa.
Để trở thành thành viên của SGDCK, các công ty phải đảm bảo những điều kiện
sau:
Được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp giấy phép hoạt động.
Có vốn tối thiểu theo quy định
Có những chuyên gia kinh tế, pháp lý đã được đào tạo phân tích và kinh doanh
chứng khoán.
1.1.5.2 Các nghiệp vụ của thành viên.
Môi giới trung gian mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng.
Mua bán chứng khoán cho chính mình bằng nguồn vốn của chính mình để hưởng
chênh lệch giá (kinh doanh chứng khoán).
Làm dịch vụ tư vấn chứng khoán, trung gian phát hành chứng khoán, hoặc bảo lãnh

phát hành chứng khoán.
1.1.5.3 Nghĩa vụ của các thành viên.
- Nghĩa vụ báo cáo: bất kỳ thay đổi nào của thành viên đều phải thông báo cho
SGDCK để có thể nắm được thực trạng bảo vệ quyền lợi công chúng đầu tư tăng tính
công khai của việc quản lý các thành viên
Nhóm 09 – Lớp: NCKT5BTH Trang 9
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng Khoán GVHD: Trần Thị Yến
- Thanh toán các khoản phí: phí thành viên gia nhập, thành viên hàng năm, lệ phí
giao dịch dựa trên doanh số giao dịch của từng thành viên
Ngoài ra phải đóng các quỹ hỗ trợ thanh toán đảm bảo quá trình giao dịch nhanh
chóng và các khoản bảo hiểm cho hoạt động môi giới chứng khoán.
- Tuân thủ các quy định về hoạt động kinh doanh chứng khoán của SGDCK
- Chịu sự kiểm tra giám sát của SGDCK.
1.1.5.4 Quyền lợi của thành viên.
- Thông thường các thành viên được tham gia giao dịch và sử dụng các phương tiện
giao dịch trên SGDCK để thực hiện quá trình giao dịch tuy nhiên chỉ thành viên chính
thức được tham gia biểu quyết và nhận tài sản từ SGDCK khi giải thể.
- Các thành viên được sử dụng hệ thống các giao dịch trên SGDCK
- Được thu các loại phí cung cấp dịch vụ cho khách hàng
- Được rút khỏi thành viên của SGDCK khi được Hội đồng của Sở chấp nhận.
- Được quyền bầu Ban giám đốc và kiểm toán viên của SGDCK.
1.1.5.5. Thủ tục kết nạp.
Nhóm 09 – Lớp: NCKT5BTH Trang 10
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng Khoán GVHD: Trần Thị Yến
Trong vòng 5
kể từ ngày
nhận hồ sơ

Trong vòng 5 ngày sau khi
hồ sơ hợp lệ


Trong vòng
Trong vòng 10 ngày khi
10 ngày sau CTCK hoàn tất
khi nhận quyết công việc chuẩn
định chấp nhận bị triển khai
Sơ đồ tóm tắt thủ tục cấp chứng nhận tư cách thành viên
1.1.6. Quản lý và điều hành SGDCK.
Hội đồng quản trị và ban điều hành của SGDCK quản lý và điều hành SGDCK.
Tất cả các quyết định đều do HĐQT đưa ra. HĐQT có quyền quyết định những
thành viên nào được phép tham gia buôn bán tại SGDCK, những loại chứng khoán nào
đạt tiêu chuẩn niêm yết tại phòng giao dịch, có quyền đình chỉ niêm yết hoặc hủy bỏ một
loại chứng khoán, có quyền kiểm tra và xử phạt các thành viên của SGDCK các thành
viên có hành vi vi phạm như nộp phạt, đình chỉ việc kinh doanh hoặc tước đoạt quyền
thành viên.
Nhóm 09 – Lớp: NCKT5BTH Trang 11
Công bố thông tin
tiếp nhận hồ sơ
Tiếp nhận hồ sơ
Sở GDCK Hà
Nội
CTCK
Nộp hồ sơ
Bổ sung hồ sơ
- Nộp phí
- Kết nối thiết bị với
SGDCKHN
Thông báo và kiểm
tra cơ sở vật chất
CTCK

Kiểm tra hồ sơ
Quyết định chấp
thuận nguyên tắc
Thành viên chính thức
nhận tư cách
thành viên
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng Khoán GVHD: Trần Thị Yến
1.1.7. Giám sát chứng khoán.
SGDCK có một bộ phận chuyên theo dõi, giám sát các hoạt động giao dịch mua,
bán chứng khoán để ngăn chặn kịp thời các vi phạm trong SGDCK, đảm bảo cho các
giao dịch công bằng, đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư.
Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận giám sát: kiểm tra, theo dõi và ngăn chặn các hành
vi vi phạm như gây nhiễu giá, giao dịch trong tay, giao dịch có dàn xếp trước.
1.2. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA SGDCK.
1.2.1 Nguyên tắc trung gian.
Mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán đều
được thực hiện thông qua các trung gian, hay còn gọi là các nhà môi giới. Các nhà môi
giới thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng và hưởng hoa hồng. Ngoài ra, nhà môi
giới còn có thể cung cấp các dịch vụ khác như: cung cấp thông tin và tư vấn cho khách
hàng trong việc đầu tư…
Theo nguyên tắc trung gian, các nhà đầu tư không thể trực tiếp thỏa thuận với nhau
để mua bán chứng khoán. Họ đều phải thông qua các nhà môi giới của mình để đặt lệnh.
Các nhà môi giới sẽ nhập lệnh vào hệ thống để khớp lệnh.
1.2.2 Nguyên tắc đấu giá.
Giá chứng khoán được xác định thông qua việc đấu giá giữa các lệnh mua và các
lệnh bán. Tất cả các thành viên tham gia thị trường đều không thể can thiệp vào việc xác
định giá này. Có hai hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp và đấu giá tự động.
Đấu giá trực tiếp là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn giao dịch và trực tiếp
đấu giá.
Đấu giá tự động là việc các lệnh giao dịch từ các nhà môi giới được nhập vào hệ

thống máy chủ của Sở giao dịch chứng khoán. Hệ thống máy chủ này sẽ xác định mức
giá sao cho tại mức giá này, chứng khoán giao dịch với khối lượng cao nhất.
1.2.3 Nguyên tắc công khai.
Tất cả các hoạt động trên thị trường chứng khoán đều phải đảm bảo tính công khai.
Sở giao dịch chứng khoán công bố các thông tin về giao dịch chứng khoán trên thị
trường. Các tổ chức niêm yết công bố công khai các thông tin tài chính định kỳ hàng năm
của công ty, các sự kiện xảy ra bất thường của công ty, nắm giữ cổ phiếu của giám đốc,
Nhóm 09 – Lớp: NCKT5BTH Trang 12
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng Khoán GVHD: Trần Thị Yến
người quản lý, cổ đông đa số, các thông tin càng được công bố công khai minh bạch, thì
càng thu hút được nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán.
Các nguyên tắc trên đây nhằm đảm bảo cho giá cả chứng khoán được hình thành
một cách thống nhất, công bằng cho tất cả các bên giao dịch. Do đó ở hầu hết các nước
trên thế giới hiện nay. Mỗi nước chỉ có một sở giao dịch chứng khoán duy nhất (Tuy
nhiên, người dân mọi miềm đất nước đều có thể tiếp cận thị trường thông qua các phòng
giao dịch của công ty chứng khoán mở tới các điểm dân cư).
Một số nước khác còn tồn tại vài Sở giao dịch chứng khoán do lịch sử để lại thì đều
nối mạng với nhau hoặc giao dịch những chứng khoán riêng biệt.
1.3. PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA SGDCK.
1.3.1 Các lệnh mua và bán chứng khoán.
1.3.1.1 Lệnh thị trường (MP).
(Áp dụng trong thời gian giao dịch liên tục).
Là lệnh mua tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán tại mức giá mua cao nhất hiện
có trên thị trường.
Nếu sau khi so khớp lệnh theo nguyên tắc ở trên mà khối lượng đặt lệnh của lệnh
MP vẫn chưa thực hiện hết thì lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn
hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp thei hiện có trên thị trường.
Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn còn theo nguyên tắc ở trên và không thể
tiếp tục khớp thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh LO mua (bán) tại mức giá cao
(thấp) hơn một bước giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó.

Không nhập được khi không có lệnh đối ứng
1.3.1.2 Lệnh giới hạn (LO).
(Áp dụng trong khớp lệnh định kỳ về liên tục).
Là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn.
Hiệu lực của lệnh: kể từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến lúc kết
thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
1.3.1.3 Lệnh dừng để mua hoặc để bán.
Lệnh dừng để bán: một lệnh dừng để bán luôn định giá thấp hơn giá thị trường hiện
tại
Lệnh dừng để mua: Lệnh dừng để mua luôn đặt cao hơn giá thị trường hiện tại.
Nhóm 09 – Lớp: NCKT5BTH Trang 13
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng Khoán GVHD: Trần Thị Yến
1.3.1.4 Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh (ATO).
(Áp dụng trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa).
Là lệnh mua hoặc bán tại mức giá mở cửa.
Lệnh ATO ưu tiên trước lệnh giới hạn khi so khớp lệnh.
Tự động hủy bỏ khi khớp lệnh nếu lệnh không được thực hiện hoặc không thực hiện
hết.
1.3.2 Định chuẩn lệnh.
Là khoảng thời gian có hiệu lực cho các nhà môi giới thực hiện lệnh của khách
hàng. Có các định chuẩn lệnh sau:
Lệnh có giá trị trong ngày: là lệnh có ghi rõ “có giá trị yrong ngày”.
Lệnh có giá trị cho đến khi hủy bỏ, còn gọi là lệnh mở.
Lệnh với giá mở cửa: nếu không thực hiện giá mở cửa thì hủy bỏ.
Lệnh không bắt buộc chịu trách nhiệm: cho phép người môi giới tùy ý quyết định
thời gian và giá cả.
Lệnh thục hiện toàn bộ hoặc không có gì cả: Toàn bộ chi tiết trên lệnh phải được
thực hiện trên cùng một giao dịch.
1.4. NGHIỆP VỤ MUA BÁN CHỨNG KHOÁN TRẢ NGAY.
1.4.1 Quy trình giao dịch tại một thị trường chứng khoán tập trung.

Thứ nhất: nhà đầu tư bắt đầu việc giao dịch của mình bằng cách liên hệ với một
công ty chứng khoán thành viên của Sở giao dịch chứng khoán để ký hợp đồng giao dịch.
Công ty chứng khoán mở tài khoản giao dịch cho khách hàng.
Thứ hai: nhà đầu tư đưa ra yêu cầu mua hay bán chứng khoán bằng cách đặt lệnh
cho công ty chứng khoán thực hiện.
Thứ ba: Công ty chứng khoán rà soát lại các phiếu lệnh, kiểm tra tính hợp lệ, hợp
pháp của chúng trước khi chuyển qua nhà môi giới tại sàn.
Thứ tư: chuyển lệnh sang nhà môi giới tại sàn.
Thứ năm: Nhà môi giới đăng ký lệnh.
Thứ sáu: So khớp lệnh, đấu giá hay đấu lệnh. Giá khớp được thông báo công khai
và là giá thống nhất cho cả bên mua lẫn bên bán
Thứ bảy: Nhà môi giới thông báo kết quả mua bán được về công ty chứng khoán.
Nhóm 09 – Lớp: NCKT5BTH Trang 14
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng Khoán GVHD: Trần Thị Yến
Thứ tám: công ty chứng khoán chuyển kết quả giao dịch để thực hiện việc thanh
toán tại Trung tâm quản lý chứng khoán và thanh toán bù trừ.
1.4.2 Phương thức giao dịch.
1.4.2.1 Giao dịch đấu giá.
Trong thị trường đấu giá, các nhà tạo lập thị trường đưa ra giá chào mua và giá chào
bán cho một số loại chứng khoán nhất định. Các báo giá này được đưa vào hệ thống và
được chuyển tới mọi thành viên của thị trường. Giá được lựa chọn để giao dịch là giá
chào mua và giá chào bán tốt nhất của những chào giá này. Người đầu tư thực hiện giao
dịch với tư cách là đối tác của các nhà tạo lập thị trường qua việc lựa chọn những chào
giá thích hợp. Thu nhập của những nhà tạo lập thị trường là khoảng chênh lệch giữa giá
mua và giá bán.
1.4.2.2 Giao dịch đấu lệnh.
Trong một thị trường đấu lệnh, lệnh của các nhà đầu tư được ghép với nhau ngay
sau khi mua các lệnh mua, bán được đưa vào hệ thống với mức giá phù hợp theo nguyên
tắc ưu tiên về giá và thời gian. Giá cả được xác định thông qua sự cạnh tranh giữa các
nhà đầu tư. Các công ty chứng khoán nhận phí hoa hồng từ khách hàng để thực hiện giao

dịch. Nói chung, chi phí giao dịch thường thấp hơn so với thị trường đấu giá, do người
đầu tư chỉ phải trả phí hoa hồng giao dịch mà không phải chịu khoản chênh lệch giữa giá
mua và giá bán cho các nhà tạo lập thị trường.
Các hình thức đấu (khớp) lệnh:
Khớp lệnh định kỳ:
Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp lệnh mua và bán chứng
khoán tại một thời điểm nhất định.
Giá khớp lệnh:
Là mức giá thực hiện được khối lượng giao dịch lớn nhất.
Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn mức giá trên thì mức giá trùng hoặc gần với mức
giá thực hiện của lần thực hiện gần nhất sẽ được chọn.
Các lệnh mua và bán được chuyển vào hệ thống giao dịch trong một khoảng thời
gian nhất định. Trong thời gian này, mặc dù các lệnh được đưa vào liên tục nhưng không
có giao dịch được thực hiện. Vào đúng thời điểm khớp lệnh, tất cả các lệnh sẽ được so
khớp đê chọn ra mức giá có khối lượng giao dịch lớn nhất.
Nhóm 09 – Lớp: NCKT5BTH Trang 15
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng Khoán GVHD: Trần Thị Yến
Khớp lệnh liên tục:
Là phương thức giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và bán chứng khoán ngay
khi lệnh được nhập vào sổ lệnh.
Giá khớp lệnh: Được xác định trên cơ sở mức giá của lệnh giới hạn đối ứng đang
nằm chờ trên sổ lệnh.
Các lệnh so khớp theo thứ tự ưu tiên:
Ưu tiên về giá: lệnh mua có giá cao nhất và lệnh bán có giá thấp nhất.
Ưu tiên về thời gian: lệnh vào trước
Giao dịch được thực hiện lên tục thông qua việc so khớp các lệnh có giá phù hợp
(nghĩa là giá mua bằng hoặc cao hơn giá bán) ngay khi có lệnh mới đưa vào sổ lệnh.
Nhìn chung, hình thức đấu lệnh được áp dụng ở hầu hết các Sở giao dịch, nhất là trong
khu vực Châu Á.
* Nguyên tắc hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán:

- Tôn trọng quyền tự do mua, bán, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán của tổ chức,
cá nhân.
- Công bằng, công khai, minh bạch.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
- Tự chịu trách nhiệm về rủi ro.
- Tuân thủ quy định của pháp luật.
1.4.3 Thứ tự ưu tiên thực hiện lệnh.
Trong quá trình đấu giá khớp lệnh, có rất nhiều các lệnh mua bán được đưa ra,
chứng được xắp xếp theo thứ tự ưu tiên:
Ưu tiên về giá: ưu tiên cho giá mua cao và giá bán thấp.
Ưu tiên về thời gian: các lệnh đưa ra cùng mức giá, lệnh nào đưa ra trước sẽ được
thực hiện trước.
Ưu tiên về khối lượng: các lệnh đưa ra cùng mức giá và thời gian thì sẽ xét đến khối
lượng. Lệnh nào có khối lượng lớn hơn sẽ được thực hiện trước.
(1) Công cụ đặt lệnh
Lệnh giới hạn (LO).
Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh (ATO)
(2) Đơn vị giao dịch
Nhóm 09 – Lớp: NCKT5BTH Trang 16
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng Khoán GVHD: Trần Thị Yến
Đơn vị giao dịch trong phương thức giao dịch khớp lệnh được quy định như sau:
Cổ phiếu: 10 cổ phiếu.
Trái phiếu: 10 trái phiếu.
Chứng chỉ quỹ đầu tư: 10 chứng chỉ.
(3) Biên độ dao động giá
Là biên độ giá trong ngày giao dịch. Biên độ dao động giá trong phương thức giao
dịch khớp lệnh được quy định như sau:
- Biên độ giao động giá được áp dụng cho cở phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư là ±7%.
- Không áp dụng biên độ dao động giá đối với trái phiếu.
(4) Thời gian hiệu lực của lệnh

Lệnh giới hạn: được nhập vào hệ thống giao dịch có hiệu lực cho đến khi kết thúc
ngày giao dịch. Trong đợt khớp lệnh tiếp theo, nếu lệnh giới hạn chỉ được khớp một phần
hoặc không được khớp thì hệ thống giao dịch sẽ tự động chuyển toàn bộ số chứng khoán
chưa được giao dịch sang đợt khớp lệnh tiếp theo.
Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh (ATO) chỉ có giá trị trong một đợt khớp lệnh.
Nghĩa là, sau thời điểm khớp lệnh, nếu lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh chỉ được
khớp một phần hoặc không được khớp, hệ thống giao dịch sẽ tự động hủy toàn bộ số
chứng khoán còn lại chưa được giao dịch của lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh
(ATO).
(5) Thời gian nghỉ giữa các đợt
Các thao tác liên quan đến lệnh của khách hàng (nhập, sửa hoặc hủy lệnh), đại diện
giao dịch không thể thực hiện được.
(6) Sửa, hủy lệnh
Lệnh nhập vào hệ thống giao dịch không được phép hủy bỏ trong cùng đợt khớp
lệnh.Đại diện giao dịch được phép sửa khi nhập sai lệnh giao dịch của khách hàng nhưng
phải xuất trình lệnh gốc và được Trung tâm giao dịch chứng khoán chấp nhận.Trình tự
sửa lệnh được quy định chi tiết trong Quy trình sửa lệnh.
Trong đợt khớp lệnh tiếp theo, đại diên giao dịch được phép hủy phần còn lại của
lệnh gốc hoặc lệnh gốc chưa được thực hiện ở lần khớp lệnh trước.
Việc sửa đổi lệnh giao dịch chỉ có hiệu lực khi lệnh gốc chưa được thực hiện hoặc
phần còn lại của lệnh gốc được thực hiện.
Nhóm 09 – Lớp: NCKT5BTH Trang 17
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng Khoán GVHD: Trần Thị Yến
(7) Giá tham chiếu của cổ phiếu mới niêm yết
Đối với cổ phiếu mới niêm yết trong ngày giao dịch đầu tiên, Trung tâm giao dịch
chứng khoán chỉ nhận lệnh giới hạn (LO), không áp dụng biên độ dao động giá và chỉ
khớp lệnh một lần.
Nếu trong lần khớp lệnh đầu tiên, giá giao dịch của cổ phiếu mới niêm yết chưa
được xác định thì Trung tâm giao dịch chứng khoán tiếp tục nhập lệnh trong đợt khớp
lệnh tiếp theo.

Mức giá khớp lệnh trong ngày giao dịch đầu tiên sẽ được làm giá tham phiếu cho
ngày giao dịch kế tiếp. Biên độ giao động giá được áp dụng từ ngày giao dịch kế tiếp.
(8) Cùng mua, cùng bán một loại chứng khoán.
Nhà đầu tư không được phép đồng thời đặt lệnh mua và bán một loại cổ phiếu trong
cùng một ngày giao dịch, cụ thể như sau:
- Nếu lệnh đặt bán (hoặc mua) của người đầu tư đã được khớp hoặc khớp một phần
trong đợt khớp lệnh trước thì sẽ không được tiếp tục đặt lệnh mua (hoặc bán) trong đợt
khớp lệnh tiếp theo hoặc trong trường hợp giao dịch thỏa thuận.
- Nếu lệnh đặt bán (hoặc mua) của người đầu tư trong đợt khớp lệnh trước không
được khớp và đã được hủy thì được phép đặt lệnh mua (hoặc bán) trong đợt khớp lệnh
tiếp theo hoặc trong thời gian giao dịch thỏa thuận.
(9) Ký quỹ
Khi đăt lệnh bán chứng khoán, khách hàng phải đặt có đủ số lượng chứng khoán đặt
bán trên tài khoản chứng khoán.
Khi đặt lệnh mua giới hạn (LO) mua chứng khoán,số dư tài khoản bằng tiền của
khách hàng phải đáp ứng quy định tối thiểu là 70% giá trị chứng khoán đặt mua.
Khi đặt lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh (ATO) mua chứng khoán phải đáp ứng
quy định ký qũy tối thiếu là 70% số lượng chứng khoán đặt mua.
1.4.4 Trung tâm lưu ký chứng khoán và thanh toán bù trừ.
Lưu ký chứng khoán là hoạt động nhận ký gửi, bảo quản an toàn, chuyển giao và
ghi nhận sở hữu chứng khoán của khách hang trên hệ thống tài khoán lưu ký chứng
khoán do Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) quản lý nhằm đảm bảo các
quyền lợi ích liên quan đến chứng khoán của người sở hữu.
Nhóm 09 – Lớp: NCKT5BTH Trang 18
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng Khoán GVHD: Trần Thị Yến
Theo quy định của Luật chứng khoán, chứng khoán của công ty đại chúng ( bao
gồm chứng khoán của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và chứng
khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết) phải được lưu ký tập trung tại vốn sử
dụng trước khi thực hiện giao dịch.
1.4.4.1 Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Trung tâm lưu ký chứng khoán là một pháp nhân thành lập và hoạt động theo mô
hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Là nơi tập trung lưu trữ chứng
khoán.
Trung tâm lưu lý chứng khoán có thể được tổ chức theo ba mô hình sau:
Mô hình quản lý một cấp:
+ Là mô hình quản lý tài khoản trực tiếp của nhà đầu tư.
+ Tài khoản của nhà đầu tư được ghi có và ghi nợ trực tiếp tại trung tâm lưu ký.
Mô hình quản lý hai cấp: Là mô hình tài khoản thành viên lưu ký.Theo đó chỉ có
các thành viên lưu ký được mở tài khoản tại trung tâm lưu ký. Người sở hữu mở tài
khoản và ký gởi chứng chỉ chứng khoán của mình tại thành viên lưu ký tải lưu ký chứng
khoán tại trung tâm lưu ký.
Mô hình quản lý tài khoản hỗn hợp: Người sở hữu chứng khoán được mở tài khoản
và lưu ký chứng khoán tại hai nơi: tại thành viên lưu ký hoặc trực tiếp tại trung tâm lưu
ký.
* Trung tâm lưu ký chứng khoán của Việt Nam.
Theo mô hình quản lý hai cấp thì trung tâm lưu ký chứng khoán là nơi tập trung lưu
trữ chứng khoán. Theo đó, các thanh viên lưu ký là các công ty chứng khoán thành viên
được mở tài khoản tại trung tâm lưu ký chứng khoán.
Trung tâm lưu ký chứng khoán có các chức năng như sau:
- Nhận lưu ký chứng khoán.
- Tiến hành thanh toán, thực hiện chuyển khoản, cầm cố thông qua các bút toán ghi
sổ.
- Thực hiện quyền của người sở hữu chứng khoán đối với chứng khoán lưu ký.
1.4.4.2 Trung tâm thanh toán bù trừ.
∗ Khái niệm.
Bù trừ là việc dựa trên kết quả giao dịch để tính toán theo một số phương pháp nhất
Nhóm 09 – Lớp: NCKT5BTH Trang 19
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng Khoán GVHD: Trần Thị Yến
định nhằm đưa ra được số lượng chứng khoán và tiền mà các bên tham gia vào dao dịch
sẽ được nhận và phải trả. Còn thanh toán chính là việc giao nhận chứng khoán cho bên

mua và tiền cho bên bán.
∗ Các nguyên tắc thanh toán bù trừ.
Thực hiện bù trừ theo kết quả giao dịch.
Thực hiện bù trừ theo kết quả giao dịch.
Đảm bảo việc giao bán chứng khoán đồng thời với việc thanh toán tiền.
∗Phương thức bù trừ.
Phương thức thanh toán từng giao dịch: là việc thanh toán theo từng giao dịch phát
sinh.
Phương thức bù trừ song phương: là việc tính toán số lượng thuần tiền và từng loại
chứng khoán phải thanh toán trước giữa các cặp đối tác giao dịch.
Phương thức bù trừ đa phương: là việc tính toán số lượng thuần tiền và từng loại
chứng khoán mà mỗi thành viên lưu ký phải thanh toán. Phương thức bù trừ này được áp
dụng phổ biến nhất hiện nay .
CHƯƠNG 2: SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI VÀ SỞ
GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN.
2.1.1 Lịch sử thành lập Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Nhóm 09 – Lớp: NCKT5BTH Trang 20
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng Khoán GVHD: Trần Thị Yến
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (tên tiếng Anh là Hanoi Stock Exchange, viết tắt
là HNX) tiền thân là Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội, được thành lập theo
quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ, chính thức đi
vào hoạt đọng từ năm 2005 với các hoạt động chính là tổ chức thị trường giao dịch chứng
khoán niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu. Ngày 2/1/2009. Thủ tướng
Chính phủ đã ra quyết định số 01/2009/QĐ-TTg chuyển đổi TTGDCK Hà Nội, thành Sở
GDCK Hà Nội. Ngày 26/6/2009 Sở GDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động theo
hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu nhà nước với vốn
điều lệ là 1.000 tỷ đồng. Sau gần 7 năm hoạt động, quy mô của Sở phát triển mạnh mẽ
với 3 thị trường giao dịch thứ cấp trên một nền công nghệ hiện đại: cổ phiếu, thị trường
trái phiếu Chính phủ và thị trường UPCoM; song song với đó Sở GDCK Hà Nội cũng tổ

chức các hoạt động đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu Chính phủ.
Chức năng của Sở GDCK Hà Nội là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và
điều hành thị trường giao dịch chứng khoán. Mục tiêu hoạt động của Sở GDCK Hà Nội
là tổ chức vận hành thị trường giao dịch chứng khoán minh bạch, công bằng, hiệu quả,
phát triển hạ tầng cơ sở và các sản phẩm mới phục vụ cho thị trường, tăng cường thu hút
đầu tư trong nước và quốc tế, thể hiện vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền
kinh tế, đảm bảo lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia thi trường.
Với những đóng góp và thành tích hoạt động của mình, Sở GDCK Hà Nội đã được
chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng Nhì năm 2010.
2.1.2 Lịch sử thành lập Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 11/7/1998 Thủ Tướng Chính Phủ đã ra quyết định 27/1998/QĐ-TTg thành
lập Trung tâm giao dịch chứng khoán. Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh là một đơn vị sự nghiệp có thu.
Ngày 20/7/2000 Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh chính
thức khhai mạc và đi vào hoạt động.
Ngày 28/7/2000 phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam đã
chính thức được tổ chức tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh.
Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là một mô hình của Sở
giao dịch chứng khoán thu nhỏ vì một số lý do sau:
Thị trường chứng khoán Việt Nam còn chưa phát triển, quy mô của thị trường còn
Nhóm 09 – Lớp: NCKT5BTH Trang 21
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng Khoán GVHD: Trần Thị Yến
nhỏ bé, giá trị giao dịc còn ít, công ty niêm yết chưa nhiều.
Cơ sở vật chất chưa đầy đủ, hệ thống giao dịch, thanh toán, giám sát vẫn chưa được
tự động hóa hoàn toàn.
Về nhân sự hoạt động trong nghành chứng khoán còn rất nhiều thiếu thốn, chưa có
nhiều kinh nghiệm trong quản lý thị trường cũng như trong hoạt động kinh doanh chứng
khoán.
Do đó, bước đầu thị trường thứ cấp của Việt Nam chỉ mới có một Trung tâm giao
dịch chứng khoán đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong chiến lược phát triển

thị trường chứng khoán của Chính phủ, trong tườn lai mô hình này sẽ được nâng cấp
thành Sở giao dịch chứng khoán.
Ngày 8/8/2007 Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh chính
thức trở thành Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh gọi tắt là HOSE.
Hình thức sở hữu là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sở hữu của Nhà
nước. Với điều lệ 1.000 tỷ đồng.
2.2 QUÁ TRÌNH GIAO DỊCH TẠI HAI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN.
HNX HOSE
Điều
kiện
thành
viên
- Là CTCK được cấp phép hoạt động môi giới chứng khoán
- Được trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam chấp thuận là thành
viên.
- Có đủ điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Có ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên có đủ năng lực và phẩm chất:
+ Tổng Giám đốc phải đáp ứng được các điều kiện quy định của pháp
luật
+ Có nhân viên đủ điều kiện được cử làm đại diện giao dịch.
+ Lãnh đạo công nghệ thông tin phải có bằng tốt nghiệp đại học
chuyên nghành trở lên với ít nhất 1 năm kinh nghiệm.
+ Có ít nhất 2 cán bộ chuyên môn về công nghệ thông tin có bằng đại
học chuyên nghành công nghệ thông tin trở lên, trong đó ít nhất 1 cán bộ
Nhóm 09 – Lớp: NCKT5BTH Trang 22
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng Khoán GVHD: Trần Thị Yến
có chứng chỉ chuyên môn như hệ thống mạng, bảo mật, phần mềm.
+Tất cả nhân viên công ty phải tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp
Quyền
của

thành
viên
- Sử dụng hệ thống giao dịch và các
dịch vụ do SGDCK Hà Nội cung cấp.
- Nhận các thông tin về thị trường giao
dịch chứng khoán từ SGDCK Hà Nội.
- Đề nghị SGDCK Hà Nội làm trung
gian hòa giải khi có tranh chấp
- Đề xuất và kiến nghị các vấn đề có
liên quan đến hoạt động của SGDCK
Hà Nội và hoạt động của thành viên
trên SGDCK Hà Nội
- Được rút khỏi tư cách thành viên sau
khi được SGDCK Hà Nội chấp thuận.
- Thực hiện giao dịch qua hệ
thống giao dịch của SGDCK
Tp. HCM.
- Nhận thông tin về thị trường
giao dịch chứng khoán tại
SGDCK Tp. HCM theo hợp
đồng ký kết.
- Đề nghị SGDCK Tp.HCM
làm trong gian hòa giải khi có
tranh chấp.
- Tham gia cuộc họp định kỳ
giữa SGDCK Tp.HCM và các
thành viên. Đề xuất, kiến nghị
các vấn đề liên quan đến hoạt
động của SGDCK Tp.HCM.
- Rút khỏi tư cách thành viên

sau khi có sự chấp thuận của
SGDCK Tp.HCM
Nghĩa
vụ của
thành
viên
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của
SGDCK Hà Nội.
- Nộp phí thành viên, phí giao dịch và
các phí khác theo quy định của Bộ Tài
- Chịu sự kiểm tra, giám sát
của SGDCK Tp.HCM về tổ
chức giao dịch chứng khoán
niêm yết, thực hiện quy chế
thành viên.
- Nộp phí thành viên, phí giao
Nhóm 09 – Lớp: NCKT5BTH Trang 23
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng Khoán GVHD: Trần Thị Yến
chính.
- Công bố thông tin theo quy định tại
điều 104 Luật chứng khoán, Thông tư
số 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010
của bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn
về việc công bố thông tin trên TTCK,
các văn bản hướng dẫn có liên quan và
quy chế công bố thông tin đối với
TTCK niêm yết của SGDCK Hà Nội.
- Hỗ trợ các thành viên khác theo yêu
cầu của SGDCK Hà Nội trong trường
hợp cần thiết.

- Tuân thủ các quy định tại quy chế tổ
chức và hoạt động của công ty chứng
khoán, quy chế giao dịch chứng khoán
và các quy chế khác do SGDCK Hà
Nội ban hành.
dịch và các phí khác theo quy
định của Bộ Tài chính.
- Công bố thông tin theo quy
định tại Điều 104 Luật Chứng
khoán, Thông tư 38/2007/TT-
BTC ngày 18/4/2007 của Bộ
Tài chính hướng dẫn về công
bố thông tin trên thị trường
chứng khoán và quy chế công
bố thông tin của SGDCK
Tp.HCM.
- Hỗ trợ các thành viên khác
theo yêu cầu của SGDCK
Tp.HCM trong trường hợp
cần thiết.
- Tuân thủ các quy định tại
quy chế tổ chức và hoạt động
của CTCK, quy chế giao dịch
chứng khoán và các quy chế
khác do SGDCK Tp.HCM
ban hành.
Quy
trình
tham
gia giao

dịch
Bước 1: Nhà đầu tư mở tài khoản và giao dịch chứng khoán tại
công ty chứng khoán thành viên của SGDCK.
Bước 2: Lưu ký chứng khoán và ký quỹ tiền trước khi giao dịch.
Nhà đầu tư phải lưu ký chứng khoán tại công ty chứng khoán và
đảm bảo có đủ số lượng chứng khoán đặt bán trên tài khoản giao dịch
Nhóm 09 – Lớp: NCKT5BTH Trang 24
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng Khoán GVHD: Trần Thị Yến
chứng khoán.
Khi đặt lệnh mua chứng khoán, nhà đầu tư ký quỹ tiền giao dịch
theo mức thỏa thuận với công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài
khoản.
Bước 3: Lựa chọn chứng khoán giao dịch.
Nhà đầu tư tìm hiểu thông tin về chứng khoán công ty niêm yết,
công ty đăng ký giao dịch trên Upcom trên các phương tiện công bố
thông tin và lựa chọn chứng khoán giao dịch.
Bước 4: Đặt lệnh giao dịch.
Nhà đầu tư đặt lệnh mua/ bán chứng khoán theo mẫu phiếu lệnh
của Công ty chứng khoán, giá đặt mua/bán của nhà đầu tư phải nằm
trong phạm vi biên độ dao động giá của ngày giao dịch quy định cho
từng thị trường.
-Nếu chọn hình thức giao dịch khớp lệnh liên tục: Các lệnh nhập
vào hệ thống sẽ được tự động khớp ngay với các lệnh đối ứng có mức
giá thoản mãn tốt nhất đã chờ sẵn trong hệ thống.
-Nếu chọn hình thức giao dịch thỏa thuận:
• Trường hợp đã tìm được đối tác giao dịch, Nhà đầu tư thực hiện phương
thức thỏa thuận thông thường và CTCK nhập kết quả giao dịch vào hệ
thống.
• Trường hợp chưa tìm được đối tác giao dịch, nhà đầu tư tham khảo
thông tin chào mua/chào bán tôt nhất trên thị trường qua hệ thống thông

tin giao dịch trực tuyến tại các công ty chứng khoán, và yêu cầu công ty
chứng khoán thực hiện lệnh mua bán cho mình theo giá tốt nhất có thể
tông qua phương pháp thỏa thuận điện tử.
Bước 5: Nhận tiền kết quả giao dịch.
Nhà đầu tư nhận được kết quả giao dịch chi tiết tại công ty chứng
khoán nơi mở tài khoản.
Nhóm 09 – Lớp: NCKT5BTH Trang 25

×