TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA – KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC:
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ CÔNG CỤ GIÚP
CHÍNH PHỦ ĐIỀU HÀNH NỀN KINH TẾ VI MÔ, EM HIỂU NHƯ
THẾ NÀO VỀ ĐIỀU ĐÓ VÀ CHO VÍ DỤ
GIẢNG VIÊN HD : TRẦN THỊ YẾN
SINH VIÊN TH : NHÓM 07
LỚP : NCKT6ATH
THANH HÓA, THÁNG 01 NĂM 2014
Tiểu luận môn thị trường chứng khoán
GVHD: Trần Thị Yến
DANH SÁCH NHÓM 07
TT HỌ VÀ TÊN MSSV GHI CHÚ
1 Mai Thị Hoà 12006443
2 Mai Thị Hồng 12006743
3 Lưu Hữu Đông 12009823
4 Vũ Ngọc Quý 12006503
5 Phạm Thị Khánh Linh 12009893
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên thực hiện: Nhóm 07
Tiểu luận môn thị trường chứng khoán
GVHD: Trần Thị Yến
MỤC LỤC
Sinh viên thực hiện: Nhóm 07
Tiểu luận môn thị trường chứng khoán
GVHD: Trần Thị Yến
A.LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán ra đời từ rất sớm cùng với sự ra đời với các thị
trường khác. Nó là công cụ tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển và đặc biệt
trong nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay thì thị trường chứng khoán đã
trở thành một yếu tố không thể thiếu trong nền kinh tế, nó ra đời và tồn tại
cùng với nền kinh tế thị trường.Thông qua thị trường chứng khoán, tình hình
hoạt động của nền kinh tế được phản ánh một cách trung thực và rõ nét, từ
đó giúp cho các chính phủ các quốc gia có những chính sách kinh tế xã hội
phù hợp thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Thị trường chứng khoán là công cụ giúp cho các chính sách kinh tế của
nhà nước có hiệu quả, mà hiệu quả nhất là công cụ làm giảm lạm phát, giúp
cho các chính sách tiền tệ hoạt động có hiệu quả. Thị trường chứng khoán với
chức năng chính là huy động vốn đầu tư, nó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp làm
ăn có hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Khi xu hướng hội nhập kinh tế
quốc tế thì đầu tư ra nước ngoài là mét xu thế, và thông qua thị trường
chứng khoán sẽ giúp cho quá trình đấu tư này diễn ra một cách thuận lợi và
có hiệu quả. Đây cũng chính là nguồn thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các
nước đang phát triển.
Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là một trong những thị
trường tiềm năng, đang phát triển rất nóng, đang nhận được sự quan tâm rất
lớn từ công chúng đến Chính phủ vì nó có vai trò quan trọng trong việc huy
động vốn, cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng, tạo môi trường giúp
Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô.Với vai trò quan trọng đó thì
một câu hỏi đặt ra là thị trường chứng khoán Việt Nam đã làm tốt vai trò của
mình chưa? Hay nó còn nhiều hạn chế và chưa phát huy hết tính hiệu quả của
nó.Và đề tài: “Thị trường chứng khoán là công cụ giúp Chính phủ điều
hành vĩ mô nền kinh tế” cũng nằm trong một phần của câu hỏi đặt ra.
Sinh viên thực hiện: Nhóm 07 Trang 5
Tiểu luận môn thị trường chứng khoán
GVHD: Trần Thị Yến
Do kiến thức tích lũy còn hạn chế,tiểu luận không thể tránh khỏi sai
sót,rất mong nhận được ý kiến đánh giá và nhận xét của cô.
B.NỘI DUNG
I. Thị trường chứng khoán
1.Nguyên nhân hình thành của thị trường chứng khoán
Việc hình thành thị trường chứng khoán là một hiện tượng kinh tế cần
thiết khi phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường. Kinh ngiệm thế giới cho
thấy các nước phát triển theo cơ chế thị trường thì đều phải tuân theo các
quy luật khắt khe của thị trường: Quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh và quy
luật cung cầu.
Trong nền kinh tế thị trường, các yếu tố sản xuất là hàng hoá và do đó
đòi hỏi khách quan phải có các loại thị trường giành cho từng loại hàng hoá
đó. Vì thế, trong cơ cấu thị trường của các nước kinh tế thị trường bên cạnh
thị trường hàng hóa cho tiêu dùng, còn có thị trường tư liệu sản xuất, thị
trường sức lao động, thị trường dịch vụ, thông tin và thị trường chứng
khoán… Điều đó chứng tỏ thị trường chứng khoán là một yếu tố cấu thành
đặc biệt quan trọng của nền kinh tế thị trường và nó cũng có đầy đủ các đặc
trưng của một thị trường. Nó tồn tại khách quan và ra đời tự phát trong nền
kinh tế thị trường. Nhình chung
thị trường chứng khoán đều hình thành một cách tự phát dưới tác động của
một số các yếu tố khách quan sau đây.
- Sự phát triển ngày càng cao của phân công lao động xã hội theo hướng
chuyên môn hoá theo ngành, nghề trong cơ cấu sản xuất của nền kinh tế. Quá
trình chuyên môn hoá theo ngành nghề càng cao thì khách quan đồi hỏi sự
giao lưu, sự luân chuyển các yếu tố của lực lượng sản xuất, trong đó có sự
luân chuyển các nguồn vốn tài chính giữa các doanh nghiệp, và công cụ thuận
lợi nhất là các cổ phiếu và trái phiếu.
Sinh viên thực hiện: Nhóm 07 Trang 6
Tiểu luận môn thị trường chứng khoán
GVHD: Trần Thị Yến
- Sự luân chuyển các nguồn vốn tài chính giữa các doanh nghiệp được
diễn ra thông qua các hoạt động mua bán tự do cổ phiếu, trái phiếu chủ yếu
được thực hiện trên thị trường chứng khoán.
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, chính phủ, các pháp nhân và các
cá nhân thiếu vốn để đầu tư sản xuất và phục vụ lưu thông hàng hoá, các đối
tượng này tổ chức phát hành các giấy vay nợ ngắn hạn, trung và dài hạn. Các
chứng khoán nhà nước, các trái phiếu của các pháp nhân, thể nhân có khả
năng thanh toán và đòi hỏi sự giao lưu, chuyển đổi từ chủ sở hữu này sang
chủ sở hữu khác.
- Quá trình quốc tế hoá nền kinh tế ngày càng cao, làm cho các quan hệ
thị trường nội địa nhanh chóng thay đổi theo xu hướng phát triển của thị
trường thế giới.
Những lí do cơ bản nói trên đã dẫn đến sự xuất hiện thị trường chứng
khoán như một hiện tượng kinh tế tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị
trường.
2.Khái niệm của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua
bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Tuy
nhiên, đó có thể là TTCK tập trung hoặc phi tập trung. Tính tập trung ở đây là
muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tập trung theo một địa điểm vật
chất.
Hình thái điển hình của TTCK tập trung là Sở giao dịch chứng khoán
(Stock exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), các giao dịch được
tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham
gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch.
TTCK phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter). Trên
thị trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty
chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng
Sinh viên thực hiện: Nhóm 07 Trang 7
Tiểu luận môn thị trường chứng khoán
GVHD: Trần Thị Yến
điện tử. Giá trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả
thuận.
Thị trường chứng khoán là một định chế tài chính tất yếu của nền kinh
tế thị trường phát triển. TTCK là chiếc cầu vô hình nối liền giữa cung và cầu
vốn trong nền kinh tế. Một thị trường chứng khoán lành mạnh có hiệu quả sẽ
tạo điều kiện khai thác tốt các tiềm năng kinh tế, tạo sự lành mạnh trong việc
thu hút và phân phối vốn trong nền kinh tế có hiệu quả nhất.
3.Bản chất và cơ cấu của thị trường chứng khoán
3.1 Bản chất của thị trường chứng khoán
Có nhiều định nghĩa về thị trường chứng khoán
- Thị trường chứng khoán theo tiếng la tinh là Bursa nghĩa là cái ví đựng
tiền, còn gọi là sở giao dịch chứng khoán, là một thị trường có tổ chức và hoạt
động có điều khiển.
-Thị trường chứng khoán được định nghĩa theo Longman dictionnary of
business English, 1985 như sau: "an organize market where securities are
bought and sold under fixed rulers". Dịch ra tiếng việt là : một thị trường có tổ
chức là nơi các chứng khoán được mua bán tuân theo những quy tắc đã được
ổn định. Định nghĩa này đưa ra một thuật ngữ là chứng khoán mà cổ phiếu và
trái phiếu cũng chính là hai dạng của chứng khoán. Chứng khoán nghĩa là
bằng cứ, giấy trắng mực đen về quyền sở hữu.
- Quá trình phát triển kinh tế xã hội đã dần dần làm biến đổi các khái
niệm và các yếu tố của nền kinh tế, có khái niệm cũ mất đi, có khái niệm mới
ra đời, có khái niệm giữ nguyên được hình thức cũ nhưng nội dung của nó đã
bao hàm nhiều cái mới hoặc chỉ được biểu hiện trong những khoảng không
gian và thời gian nhất định.Thị trường chứng khoán là một trong những khái
niệm như vậy.
Ngày nay ở các nước có nền kinh tế phát triển, thị trường chứng khoán
Sinh viên thực hiện: Nhóm 07 Trang 8
Tiểu luận môn thị trường chứng khoán
GVHD: Trần Thị Yến
được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại chứng khoán
trung và dài hạn. Việc mua bán này được diễn ra ở thị trường sơ cấp khi
người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành chứng
khoán và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã
được phát hành từ thị trường sơ cấp. Xét về mặt hình thức, các hoạt động
mua bán trao đổi chuyển nhượng các chứng khoán chỉ là việc thay đổi các
chủ thể nắm giữ chứng khoán, còn xét về thực chất đây chính là quá trình vận
động tư bản ở hình thái tiền tệ, tức là quá trình chuyển tư bản sở hữu sang tư
bản kinh doanh. Các quan hệ mua bán chứng khoán trên thị trường chứng
khoán phản ánh sự thay đổi các
chủ thể sở hữu về chứng khoán. Chủ thể tham gia thị trường chứng khoán với
tư cách là người bỏ vốn đầu tư, anh ta là chủ sở hữu tư bản, còn khi tham gia
với tư cách là người sử dụng vốn đầu tư, anh ta thực hiện chức năng tư bản
kinh doanh.
Do đó, thị trường chứng khoán xét về bản chất không phải chỉ phản ánh
các quan hệ trao đổi mua bán một số lượng nhất định các tư liệu sản xuất và
các khoản vốn bằng tiền, mà là các quyền sở hữu tư liệu sản xuất và vốn bằng
tiền. Nói cách khác, thị trường chứng khoán là nơi mua bán quyền sở hữu về
tư bản. Tư bản hiện nay được lưu thông như một hàng hoá thông thường có
giá trị và giá trị sử dụng. Thị trường chứng khoán là là hình thức phát triển
cao của nền sản xuất hàng hoá.
3.2/ Cơ cấu của thị trường chứng khoán
a. Theo phương diện pháp lí, thị trường chứng khoán được chia thành
hai loại:
- Một là : thị trường chứng khoán chính thức, hay còn gọi là thị trường
chứng khoán tập trung là thị trường hoạt động theo đúng các quy luật pháp
định, là nơi mua bán các loại chứng khoán đã được đăng biểu hay được biệt
lệ.
Sinh viên thực hiện: Nhóm 07 Trang 9
Tiểu luận môn thị trường chứng khoán
GVHD: Trần Thị Yến
Chứng khoán đăng biểu là loại chứng khoán đã được cơ quan có thẩm
quyền cho phép bảo đảm, phân phối và mua bán qua các trung gian kinh kỉ và
công ty kinh kỉ, tức là hội đủ các tiêu chuẩn đã định.
Chứng khoán biệt lệ là loại chứng khoán được miễm giấy phép của cơ
quan có thẩm quyền, do chính phủ trong các cơ quan công quyền, thành phố,
quận, huyện…phát hành và bảo đảm.
- Hai là: Thị trường chứng khoán phi chính thức, hay còn gọi là thị
trường chứng khoán phi tập trung, là thị trường mua bán bên ngoài sở giao
dịch chứng khoán, không có địa điểm tập trung ngững người môi giới, những
người kinh doanh chứng khoán như ở sở giao dịch chứng khoán. Ở đây không
có sự kiểm soát của hội đồng chứng khoán, không có ngày giờ hay thủ tục
nhất định mà do sự thoả thuận giữa người mua và người bán. Các chứng
khoán liên hệ ở đây thường là loại không được đăng biểu và ít người biết đến
hay mua bán.
b. Xét về quá trình luân chuyển chứng khoán, thị trường chứng khoán bao
gồm hai bộ phận cấu thành:
- Một là : thị trường sơ cấp còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường
phát hành, hàm ý chỉ nơi diễn ra hoạt động giao dịch mua bán những chứng
khoán mới phát hành lần đầu, kéo theo sự tăng thêm quy mô vốn đầu tư.
Nguồn cung ứng vốn chủ yếu tại thị trường này là nguồn tiết kiệm của dân
chúng cũng như của một số tổ chức phi tài chính. Thị trường sơ cấp là thị
trường tạo vốn cho đơn vị phát hành.
- Hai là : thị trường thứ cấp còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường
lưu thông, là nói đến nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng
khoán đến tay thứ hai, tức là việc mua bán tiếp theo lần đầu tiên. Nói cách
khác, thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các chứng khoán đã
được phát hành ở thị trường sơ cấp.
Điểm khác nhau căn bản giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
Sinh viên thực hiện: Nhóm 07 Trang 10
Tiểu luận môn thị trường chứng khoán
GVHD: Trần Thị Yến
không phải là sự khác nhau về hình thức mà là sự khác nhau về nội dung, về
mục đích của từng loại thi trường. Bởi lẽ, việc phát hành cổ phiếu hay trái
phiếu ở thị trường sơ cấp là nhằm thu hút mọi nguồn vốn đầu tư cho quá
trình phát triển kinh tế. Còn ở thị trường thứ cấp, dù việc giao dịch diẽn ra rất
nhộn nhịp, có hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng ngàn tỉ đô la chứng khoán
được mua đi bán lại, nhưng không làm tăng thêm quy mô vốn đầu tư. Nó chỉ
có tác dụng phân phối lại quyền sở hữu chứng khoán từ chủ thể này sang chủ
thể khác, đảm bảo tính thanh khoản của chứng khoán.
Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp gộp lại được gọi là thị trường
chứng khoán. Hai thị trường này tồn tại quan hệ mật thiết với nhau được ví
như hai bánh xe của một chiếc xe, trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở, là tền
đề. Thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp thì sẽ
chẳng có chứng khoán để lưu thông trên thị trường thứ cấp, và ngược lại,
nếu không có thị trường thứ cấp thì việc chuyển đổi chứng khoán thành tiền
sẽ rất khó khăn, khiến cho nhà đầu tư sẽ dè dặt khi mua chứng khoán. Do đó
thị trường sơ cấp sẽ bị thu nhỏ, hạn chế khả năng huy động vốn cho nền kinh
tế.
Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp chỉ có ý nghĩa về
mặt lí thuyết. Trong thực tế, tổ chức thị trường chứng khoán không có sự
phân biệt đâu là thị trường sơ cấp, đâu là thị trường thứ cấp. Nghĩa là trong
một thị trường chứng khoán vừa có giao dịch của thị trường sơ cấp, vừa có
giao dịch của thị trường thứ cấp, vừa có hoạt động phát hành chứng khoán
mới, vừa có hoạt động mua bán chứng khoán đã phát hành.
c. Nếu căn cứ phương thức giao dịch, thị trường chứng khoán được chia
thành thị trường giao dịch ngay, thị trường tương lai. Nếu căn cứ vào các đặc
điểm các loại chứng khoán thì thị trường chứng khoán có thể chia thành thị
trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường công cụ có nguồn gốc
chứng khoán.
Sinh viên thực hiện: Nhóm 07 Trang 11
Tiểu luận môn thị trường chứng khoán
GVHD: Trần Thị Yến
II.Chức năng của TTCK
1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền
nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp
phần mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở
các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và
đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.
2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với
các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác
nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa
chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình.
3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở
hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng
thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với
người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư.
TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các
chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao.
4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản
ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt
động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra
một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,
kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ
mô
Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy
Sinh viên thực hiện: Nhóm 07 Trang 12
Tiểu luận môn thị trường chứng khoán
GVHD: Trần Thị Yến
bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở
rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy
các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu
của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các
chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái
phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý
lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện
pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển
cân đối của nền kinh tế.
III.Những mặt tích cực và tiêu cực của thị trường trứng khoán
1.Những mặt tích cực :
1.1/ TTCK là công cụ khuyến khích dân chúng tiết kiệm và sử dụng
nguồn vốn tiết kiệm vào đầu tư.
Vai trò đầu tiên của TTCK là thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân
dân để hình thành các nguồn vốn đầu tư khổng lồ có khả năng tài trợ cho các
dự án đầu tư phát triển dài hạn nền kinh tế cũng như tài trợ tăng vốn để sản
xuất kinh doanh.TTCK tạo nên 1 môi trường lành mạnh,các cơ hội thuận tiện
để người dân sử dụng tiền tiết kiệm một các tích cực mang lại hiệu quả qua
việc đầu tư vào các loại chứng khoán,mặt khác khiến cho dân cư có thể theo
dõi hoạt động của các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch.TTCK có thể
sinh lời nhanh chóng nên sẽ thu hút được 1 phần lớn khoản tiền trong nhân
dân và gây ra ý muốn tiết kiệm để đưa tiền vào đầu tư.Ngoài ra trong xã hội
cũng tồn tại các trung gian tài chính khác như: ngân hàng đầu tư,ngân hàng
thương mại,các quỹ bảo hiểm…đều có mục đích khuyến khích tiết kiệm,nhưng
các quỹ tiền tệ này cũng chỉ phát huy hết tác dụng của nó khi có 1 TTCK hoạt
động song hành với nói.Vì thế có thể nói TTCK là công cụ khuyến khích dân
chúng tiết kiệm và sử dụng nguồn vốn tiết kiệm ấy vào đầu tư.Đối với nước
ta,khi mà các nguồn vốn lớn còn tiềm tàng trong nhân dân chưa được đưa
Sinh viên thực hiện: Nhóm 07 Trang 13
Tiểu luận môn thị trường chứng khoán
GVHD: Trần Thị Yến
vào sản xuất kinh doanh thì việc cần có 1 TTCK song hành với sự ra đời của
các công ty cổ phần là một chiến lược kinh tế trước mắt cũng như lâu dài.
1.2/ TTCK đảm bảo tính thanh khoản.
Tính thanh khoản của các chứng khoán được đảm bảo trên thị trường
sơ cấp.TTCk đảm bảo cho việc chuyển nhanh chóng thành tiền mặt của các
chứng khoán có giá,chi phí về tiền và thời gian để chuyển là rất thấp.Chứng
khoán càng hấp dẫn thì tính thanh khoản càng cao.Đây chính là 1 yếu tố quan
trọng thu hút nhà đầu tư đến với thị trường chứng khoán
1.3/ TTCK là phương tiện huy động vốn, góp phần thúc đẩy sự phát
triển nhanh chóng nền kinh tế
Chức năng cơ bản của TTCK là công cụ huy động vốn đầu tư cho nền
kinh tế và tăng tiếc kiệm quốc gia thông qua việc phát hành và luân chuyển
chứng khoán có giá. Việc mua đi bán lại chứng khoán trên TTCK đã tạo điều
kiện di chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn, tạo điều kiện chuyển
hướng đầu tư từ ngành này sang ngành khác, từ đó góp phần điều hòa vốn
giữa các ngành kinh tế, phá vỡ “tính ỳ” của đầu tư trong sản xuất tạo ra
những động năng trong sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên sự phát triển
nhanh và đồng đều của nền kinh tế.
TTCK là một định chế rất cơ bản trong hệ thống thị trường tài chính, là
chất xúc tác quan trọng trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển và thúc
đẩy các hoạt động kinh tế.
1.4/ TTCK tạo điều kiện thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài
Không chỉ thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư,TTCK còn là 1 công
cụ hữu hiệu trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.Việc đầu tư vốn từ
nước ngoài có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có đầu
tư vốn thông qua TTCK. Đây là hình thức đầu tư dễ dàng và hữu hiệu. Với
nguyên tắc công khai, TTCK là nơi mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể theo
dõi và nhận định một cách dễ dàng hoạt động của các ngành, các doanh
Sinh viên thực hiện: Nhóm 07 Trang 14
Tiểu luận môn thị trường chứng khoán
GVHD: Trần Thị Yến
nghiệp trong nước. Hơn nữa, TTCK thu hút vốn thong qua mua bán chứng
khoán, từ đó tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Họ chỉ cần bỏ vốn đầu tư bằng cách mua cổ phiếu hoặc trái phiếu trên thị
trường. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đang diễn ra trong sự cạnh tranh
gay gắt giữa các nước trên thế giới. Dòng chảy nguồn vốn quốc tế sẽ đi tới thị
trường an toàn, có tính luân chuyển cao và thuận lợi nhất. Mặt khác, nếu
không có chính sách khống chế và biện pháp quản lý tốt thì các nhà đầu cơ
tiền tệ, đầu cơ chứng khoán quốc tế sẽ có khả năng chi phối thị trường của
các nước nhận đầu tư, gây ra những hậu quả không tốt tới nền kinh tế.
1.5/ TTCK kích thích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lành mạnh
và có hiệu quả hơn
Với nguyên tắc công khai của thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư
có thể theo dõi, đánh giá, kiểm soát các công ty một cách dễ dàng. Đồng thời,
với sự tự do lựa chọn của nhà đầu tư trong việc mua hay bán chứng khoán,
loại chứng khoán của công ty nào, các doanh nghiệp muốn huy động được
vốn và duy trì vốn hoạt động thong qua TTCK phải tính toán, làm ăn đàng
hoàng, lành mạnh và có hiệu quả ngày càng cao. Nếu không thì doanh nghiệp
và ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ được quyết định bởi thị trường.
1.6/ TTCK là phương tiện giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế,
tài chính.
Một trong những mục tiêu của chính sách kinh tế, tài chính của Nhà
nước là ổn định và phát triển kinh tế. Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính
quan trọng để Nhà nước thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của mình.
Bên cạnh việc tăng thu ngân sách từ thuế, Nhà nước thường sử dụng biện
pháp trái phiếu Nhà nước – một hình thức tín dụng nhà nước Nhà nước,
trong đó Nhà nước vay tiền của công chúng. Như vậy, TTCK chính là phương
tiện giám sát tình hình hoạt động của Ngân sách Nhà nước.
Về kinh tế, việc Nhà nước vay tiền của dân có ý nghĩa lớn về kinh tế và
Sinh viên thực hiện: Nhóm 07 Trang 15
Tiểu luận môn thị trường chứng khoán
GVHD: Trần Thị Yến
chính trị vì Nhà nước có thể quản lý cung tiền tệ, thực hiện được mục tiêu ổn
định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, lành mạnh nền tài chính quốc gia.Trong
những trường hợp cần thiết,NHTW với vai trò điều tiết hệ thống tiền tệ sẽ
bán trái phiếu kho bạc với lãi suất cao để thu bớt số vốn đang lưu hành,làm
giảm áp lực lạm phát.Tuy nhiên biện pháp phát hành trái phiếu chính phủ ở
Việt Nam không mang lại nhiều hiệu quả,mua trái phiếu chính phủ không
phải là dân cư mà chủ yếu là các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại
1.7/ TTCK là công cụ đánh giá hoạt động kinh doanh và là phong vũ
biểu của nền kinh tế.
TTCK phản ánh tình trạng của các doanh nghiệp và của nền kinh tế quốc
gia. Các thị giá chứng khóan được thể hiện thường xuyên tren thị trường đã
phản ánh được giá tri phần tài sản có của doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá
thực trạng của doanh nghiệp, mức độ đầu tư trạng thái kinh tế. Chỉ có những
doanh nghiệp làm ăn lành mạnh, có hiệu quả cao, hứa hẹn triển vọng tương
lai tốt thì giá trị thị trường của chứng khoán công ty mới cao và ngược lại.
Ngoài sự đánh giá các doanh nghiệp, TTCK còn là phong vũ biểu của nền
kinh tế, giúp những người đầu tư và những người quản lý có cơ sở đánh giá
thực trạng và dự đoán tương lai của nền kinh tế. Diễn biến của thị giá chứng
khoán và khái quát hơn là chỉ số chứng khoán đã phản ánh thong tin da9
dạng và nhiều chiều cho người đầu tư trước diễn biến của các rủi ro tiền tệ
(như mức độ lạm phát dự đoán) và rủi ro tài chính. TTCK còn phản ứng rất
nhạy cảm trước các chính sách kinh tế vĩ mô, các biến động của nền kinh tế. Vì
vậy, các nhà hoạch định chính sách và quản lý thường thông qua TTCK để
phân tích, dự đoán, đề ra các chính sách điều tiết kinh tế và phương pháp
kinh tế thích hợp, qua đó mà tác động tới các hoạt động của nền kinh tế quốc
dân.
Tóm lại, TTCK là cầu nối giữa Cung – Cầu về vốn, giữa đầu cơ nâng giá
và đầu cơ hạ giá chứng khoán, giữa nhu cầu vay vốn dài hạn và các hoạt
Sinh viên thực hiện: Nhóm 07 Trang 16
Tiểu luận môn thị trường chứng khoán
GVHD: Trần Thị Yến
động ch vay ngắn hạn mà nhiều nhà đầu tư ưa thích. Rõ ràng, với cách thức
hoạt động mềm dẽo linh hoạt của TTCK, TTCK đã phát huy vai trò tích cực và
có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường.
2.Những mặt tiêu cực :
Bên cạnh những tác động tích cực,thị trường chứng khoán cũng còn
một số những mặt tiêu cực làm ảnh hưởng đến nền kinh tế
Cấu kết đầu cơ lũng đoạn thị trường:
Đó là hiện tượng một hoặc nhiều người cấu kết với nhau để cùng mua
hoặc bán liên tục một loại chứng khoán nào đó, dẫn tới sự khan hiếm hoặc
thừa thải về loại chứng khoán đó trên thị trường một cách giả tạo; làm cho
giá chứng khoán tăng lên hoặc giảm xuống một cách không bình thường.Một
số nhà đầu tư chuyên nghiệp,những người giữ 1 lượng cổ phần không nhỏ
trên thị trường có thể tạo nên một xu hướng giả tạo về thị trường trong một
khoảng thời gian ngắn nào đó để kiếm lợi nhuận
Luật TTCK các nước không cấm hoàn toàn hoạt động đầu cơ, nhưng các
hoạt động như nâng giá, ép giá một cách giả tạo, tích trữ quá mức, hoặc mọi
sự cấu kết đầu cơ lũng đoạn thị trường sẽ bị trừng phạt theo luật định.
Mua bán nội gián:
Đó là hiện tượng một cá nhân lợi dụng thông tin nội bộ để thực hiện
mục đích đầu cơ của mình gây ảnh hưởng đến giá trị chứng khoán và gây bất
lợi cho người khác. Điều này vi phạm nguyên tắc và đạo đức hoạt động của
TTCK là mọi nhà đầu tư phải có cơ hội như nhau. Vì vậy, mua bán nội gián
được coi là hành vi phi đạo đức thương mại. Việc cấm mua bán nội gián đã
được đưa vào luật của các nước có TTCK như Mỹ 1934, Anh quốc 1986…và
hiện nay, mua bán nội gián có thể bị xử theo luật hình sự.
Phao tin đồn không chính xác hoặc thông tin lệch lạc về hoạt động của
một doanh nghiệp:
Điều này gây tác động đến tâm lý của những người đầu tư, dẫn tới thay
Sinh viên thực hiện: Nhóm 07 Trang 17
Tiểu luận môn thị trường chứng khoán
GVHD: Trần Thị Yến
đổi xu hướng đầu tư, gây ảnh hưởng đến thị giá chứng khoán của doanh
nghiệp trên thị trường và gây thiệt hại cho đại đa số người đầu tư. Việc nhận
thức đúng đắn và đầy đủ về tính hai mặt của TTCK có ý nghĩa rất quan trọng
trong quá trình nghiên cứu và vận dụng thực tiễn, đặc biệt ở Việt Nam, khi
mà TTCK vẫn còn là vấn đề mới mẻ và đòi hỏi hệ thống luật pháp hoàn chỉnh
và sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước.
IV.Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của TTCK ở Việt Nam
Khi gia nhập WTO, cũng có nghiã là phải mở cửa vào hội nhập,phải
chấp nhận những điều khoản phải kí kết với các đối tác nước ngoài và cửa
WTO, trong đó có lĩnh vực dịch vụ, bao gồm cả tài chính, ngân hàng và đương
nhiên có cả TTCK.Trong điều kiện đó,sự phát triển của TTCK vừa có những
thuận lợi rất cơ bản, nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức khó
khăn.
1.Cơ hội đối với sự phát triển của TTCK ở Việt Nam
Theo ông Phạm Đức Thắng - Tổng giám đốc FLCS, về cơ bản, thị trường
chứng khoán năm 2012 đã chạm đáy, nên trong dài hạn, xu hướng chung của
năm 2013 sẽ là đi lên, cho dù, sự đi lên ấy mạnh hay yếu phụ thuộc vào những
biến động vĩ mô. Tuy nhiên, sự đi lên của thị trường mạnh hay yếu phụ thuộc
vào hiệu quả hoạt động của công ty xử lý nợ xấu (VAMC) và ý chí của các cơ
quanchứcnăng.
Chúng ta sẽ phải đón chờ xem cách thức VAMC xử lý đối với nợ xấu như
thế nào, hiệu quả hay không hiệu quả, luồng tiền có đi được đến cái đích cần
đến hay không, việc triển khai các hoạt động tái cấu trúc nền kinh tế quyết liệt
đến đâu để đưa ra những nhận định cụ thể hơn.
“Kể cả trong tình huống các phương án xử lý này không tốt thì về mặt vĩ
mô, thị trường chứng khoán 2013 vẫn có ấm dần lên. Bản thân nền kinh tế
hiện nay vẫn đang tái cấu trúc, những doanh nghiệp đang gặp khó khăn đã và
đang bị đào thải, những doanh nghiệp đang trên đà phát triển vẫn đang tiếp
Sinh viên thực hiện: Nhóm 07 Trang 18
Tiểu luận môn thị trường chứng khoán
GVHD: Trần Thị Yến
tục được hưởng lợi. Tổng quan, nền kinh tế đang ấm dần lên với những tín
hiệu khả quan”, ông Thắng tự tin nói.
Để thiết lập một mặt bằng giá hợp lý, về trung hạn, thời gian tới, giá cổ
phiếu vẫn giảm, tạo nên quá trình tái tích lũy, thị trường chứng khoán vẫn có
những đợt sóng lớn đón chờ các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư nhanh nhạy, nắm
bắt được các cơ hội này để lướt sóng sẽ thu được lợi nhuận. Với tình hình kinh
tế hiện nay, dự báo năm 2013 sẽ là năm của những con sóng lớn trên thị
trường chứng khoán.
2.Thách thức đối với sự phát triển của TTCK ở Việt Nam
Năm 2013 vẫn là năm đầy thách thức đối với chứng khoán Việt Nam
trong bối cảnh các vấn đề nổi cộm của nền kinh tế hiện nay vẫn chưa được
giải quyết triệt để. Nền kinh tế còn chịu thách thức bởi tình trạng khó khăn
trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp; đặc biệt tình trạng đóng
băng trong lĩnh vực bất động sản.
Thêm vào đó, sau những cú sốc kể từ “sự kiện 21/8”, tâm lý nhà đầu tư
vẫn chưa lấy lại trạng thái cân bằng thể hiện qua dòng tiền tham gia thị
trường đang yếu đi rõ rệt trong giai đoạn cuối năm khiến cho quá trình hồi
phục của các chỉ số trở nên khó khăn hơn.
Vừa qua một số chỉ tiêu kinh tế trong năm 2013 được Chính phủ thông
qua bao gồm các mục tiêu cụ thể như: kiềm chế lạm phát ở mức khoảng 8%,
tăng trưởng GDP ở mức ổn định 5.5%, tăng trưởng tín dụng trong khoảng 8
-– 10%. Chúng tôi cho rằng với các chỉ tiêu tăng trưởng vừa phải như trên thì
trọng tâm chính trong 2013 của Chính phủ nhằm duy trì nền kinh tế ổn định
hơn là mục tiêu tăng trưởng nhanh.
Hy vọng rằng năm 2013 sẽ là năm bản lề trong việc xử lý những bất ổn
trong lĩnh vực ngân hàng, tăng trưởng kinh tế từng bước phục hồi, lạm phát
tiếp tục ổn định. Qua đó, niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước dần
được khôi phục, họ sẽ quan tâm và tham gia thị trường nhiều hơn. Đây là các
Sinh viên thực hiện: Nhóm 07 Trang 19
Tiểu luận môn thị trường chứng khoán
GVHD: Trần Thị Yến
yếu tố cần thiết giúp TTCK Việt Nam từng bước phát triển bền vững; khi đó
hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán cũng sẽ được cải thiện.
V. Thực trạng và định hướng của TTCK ở Việt Nam
1.Thực trạng
Trong giai đoạn 2000-2005: là giai đoạn khởi động của thị trường
chứng khoán. Giai đoạn này có quy mô của thị trường còn nhỏ với giá trị vốn
hóa nhỏ hơn 5%GDP. Bên cạnh đó,cơ chế hoạt động của thị trường chưa hoàn
chỉnh,năng lực quản lí của thị trường chưa đám ứng được yêu cầu phát triển
lâu dài của thị trường,cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu đã làm ảnh hưởng đến
hệ thống giao dịch,khả năng cập nhật thông tin,xử lí và dự báo của thị trường
Bước sang giai đoạn 2005-2009 được xem là giai đoạn tăng tốc của thị
trường với sự tăng trưởng đột phá.Tỉ lệ vốn hóa/GDP vượt xa so với chiến
lược phát triển của thị trường đến năm 2010(ở mức 10-15%GDP)
Năm
Chỉ số
2006 2007 2008 2009
Số cty niêm yết 193 253 338 385
% vốn hóa/GDP 22,7 43 17,5 38
(Nguồn:UBCK nhà nước)
Với quy mô thị trường trong giai đoạn này số lượng công ty chứng
khoán và người đầu tư cũng tang trưởng mạnh.Nếu như năm 2000 với 6
công ty chứng khoán vốn điều lệ trung bình không qua 50 tỉ đồng thì đến cuối
năm 2009 cả nước đã có 105 công ty chứng khoán vốn điều lệ trung bình 175
tỉ đồng,trong đó có những công ti vốn lớn lên trên 1000 tỉ đồng như công ty
CP chứng khoán Sài Gòn (SSI) 1533 tỉ đổng,công ti chứng khoán Ngân hàng Á
Châu (ACBS) 1500 tỉ đồng…
Trong giai đoạn này ngoài tăng trưởng,thị trường chứng khoán cũng
đón nhận những sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác quản lí khi tháng
1/2007 luật chứng khoán có hiệu lực. Năm 2007 Trung tâm giao dịch chứng
Sinh viên thực hiện: Nhóm 07 Trang 20
Tiểu luận môn thị trường chứng khoán
GVHD: Trần Thị Yến
khoán TPHCM thực hiện chuyển đổi thành Sở giao dịch chứng khoán
TPHCM(HOSE) nhằm tạo sự chủ động hơn trong công tác quản lí,góp phần
thúc đẩy thị trường phát triển.Năm 2008,mặc dù chịu ảnh hưởng không ít do
suy thoái kinh tế toàn cầu song khối lượng giao dịch bình quân tại HOSE vẫn
đạt 13 triệu đơn vị/phiên, triển khai giao dịch trực tuyến,khớp lệnh liên tục
góp phần thúc đẩy hoạt động giao dịch của thị trường.Bước xang năm 2009
với chủ chương kích cầu của chính phủ va dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế
vào những tháng cuối năm đã giúp cho thị trường khởi sắc trở lại.Tính đến
cuối năm 2009 mức vốn hóa toàn thị trường đạt 620nghìn tỉ đồng,tương
đương 38%GDP.
Có thể thấy những kết quả đạt được sau 10 năm thị trường chứng
khoán hình thành và phát triển khá rõ nét xong ngay trong những giai đoạn
thị trường tăng trưởng mạnh nhất vẫn bộc lộ những hạn chế như tính thanh
khoản của thị trường thấp dẫn đến mất cân đối cung cầu làm giá cả biến
động thất thường.Sự tăng trưởng của thị trường chưa bắt nguồn từ động cơ
tích cực khi nhà đầu tư còn chạy theo phong trào,thị trường thiếu vắng nhà
đầu tư dài hạn.Hệ thống các tổ chức trung gian hỗ trợ cho hoạt động của thị
trường còn nhiều hạn chế,khung pháp lí của thị trường còn nhiều bất cập khi
mà luật chứng khoán đã ban hành xong chưa đầy đủ của một số hành vi như
giao dịch khống,giao dịch tín dụng, giao dịch các sản phẩm phát sinh…
2.Định hướng cho những năm tới
Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2011 – 2020, mục tiêu phát triển
ổn định, vững chắc, cấu trúc hoàn chỉnh với nhiều cấp độ, đồng bộ về các yếu
tố cung – cầu; tăng quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm,
nghiệp vụ, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả và trở thành kênh huy
động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế Bên cạnh đó,chú trọng
việc mở rộng phạm vi,tăng cường hiệu quả quản lí,giám sát thị trường,bảo vệ
quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người đầu tư,nâng cao khả năng cạnh
Sinh viên thực hiện: Nhóm 07 Trang 21
Tiểu luận môn thị trường chứng khoán
GVHD: Trần Thị Yến
tranh và hội nhập thị trường tài chính quốc tế.
Phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu vào năm 2020 đạt
khoảng 70%GDP.
Với định hướng chung thị trường chứng khoán cũng cố và hoàn thiện
hoạt động đảm bảo sự phát triển bền vững và lành mạnh.Hay nói cách khác
thị trường cần đặt chuẩn mực chung của một thị trường chứng khoán hiệu
quả với độ tin cậy của số liệu thông tin trên thị trường,thị trường có tính
thanh khoản cao góp phần hình thành giá cả hợp lí,năng lực các công ti
chứng khoán đảm bảo sự tín nhiệm.
VI. Một số giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
Để phát triển mạnh thị trường chúng khoán thì cần đẩy mạnh việc cải
cách, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và tạo động lực cho cách doanh
nghiệp, cách thành phần kinh tế huy động được các nguồn vốn đầu tư chung
và dài hạn cho đầu tư phát triển qua TTCK. Đồng hành với sự phát triển của
Sinh viên thực hiện: Nhóm 07 Trang 22
Tiểu luận môn thị trường chứng khoán
GVHD: Trần Thị Yến
thị trường chứng khoán, các thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái, thị
trường chính khoán phát sinh, thị trường bảo hiểm cũng cần được hoàn
thiện, về mặt thể ché tạo xa sự thôngs nhất, đồng bộ cho thị trương tái chính.
Ngoài ra, thị trường và các thành viên cũng rất cần chủ động hội nhập thị
trường quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh
VII.Một số thông tin về Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công
thương Việt Nam
Là một trong những Công ty chứng khoán thành lập đầu tiên ở Việt Nam,
Công ty Chứng khoán Công thương luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng
đầu và xây dựng sự tin cậy của khách hàng trên cơ sở chất lượng các dịch vụ
chuyên nghiệp
Trụ sở chính 306 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Số lượng nhân sự 124
Số lượng chi nhánh
Web site www.vietinbanksc.com.vn
Thông tin giao dịch
Đóng cửa trước 7,30
Biến động trong ngày
7,40 -
7,50
Khối lượng 103.400
Biến động trong 52 tuần
5,64 -
7,74
Khối lượng trung bình (10
ngày)
353.454
Thị giá vốn 567,23 tỷ
Số cổ phiếu đang lưu hành
77,70
triệu
Thông tin cơ bản
P/E 9,21x
Tổng cộng tài sản
2.297,85
tỷ
Vốn chủ sở hữu 928,95 tỷ
Hôm nay 7 ngày 1 tháng 3 tháng 6
tháng 1 năm 10 năm
Chứng khoán Việt Nam hiện nay là thị trường hết sức nhạy cảm.Theo
Sinh viên thực hiện: Nhóm 07 Trang 23
Tiểu luận môn thị trường chứng khoán
GVHD: Trần Thị Yến
các nhà đầu tư, thị trường chứng khoán Việt Nam đang lâm vào khủng hoảng
và có nguy cơ sụp đổ nếu Chính phủ không có biện pháp kịp thời, hiệu quả để
cứu nguy.
Thực tế có thể nói thời gian vừa qua TTCK Việt Nam lạm phát quá nhiều
cổ phiếu. Với những sự chủ quan, dễ dãi của cơ quan quản lý; với những Công
ty không thực sự có dự án tiềm năng nhưng vẫn được phép phát hành; với
những ''đội lái'' làm giá, thao túng giá CP. Cuối cùng điều cốt lõi là các ''tay
to'' đã ôm trọn mớ tiền thu được từ phát hành CK lao vào thị trường nhà đất,
vàng nhưng không kịp thoát ra để tái đầu tư vào sản xuất - đây là yếu tố cơ
bản của nền kinh tế. Kéo theo thất nghiệp gia tăng, tiêu dùng sụt giảm, xã hội
bất an, lòng tin của nhân dân vào Đảng và Chính Phủ không còn(nói một cách
chân thực theo một nhà kinh tế chính trị học thì có nghĩa là: khi lòng tin
không còn thì mọi thứ có thể sụp đổ).
Sinh viên thực hiện: Nhóm 07 Trang 24
Tiểu luận môn thị trường chứng khoán
GVHD: Trần Thị Yến
C.KẾT LUẬN
Thời gian thành lập chưa được bao lâu nên TTCK của Việt nam vẫn
đang còn rất non trẻ và trên dà học hỏi.Việc xây dung TTCK là một mục tiêu
quan trọng của chính sách tài chính quốc gia.Nhằm phuc vụ cho chiến lược
phát triển kinh tế một cách lâu dài và có hiệu quả.TTCK không thể thiếu được
của nền kinh tế thị trường,qua đó các luồng vốn trong nước và ngoài nước
được tập trung sử dụng cho các dự án đầu tư,mở rộng sản xuất,phát trienr
kinh tế …Tuy nhiên,TTCK củng không thể tránh được mặt trái của nó.Những
tác động nguy hiểm lôi kéo, phá hỏng nền kinh tế khi nó không vận hành theo
đúng nguyên tác của thị trường.Nhưng nếu chung ta biết tìm cách khác phục
đươc những mặt trái của nó và vận dụng tốt những điểm lợi thế của thị
trường chứng khoán bằng nhưng chính sách hợp lí đúng đắn chắc chắn trong
tương lai không xa thị trường chứng khoán sẻ phát triển một cách bền vửng
tạo đà cho nền kinh tế của chúng ta đi lên
Sinh viên thực hiện: Nhóm 07 Trang 25