BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
VŨ THỊ HỒNG GIANG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC TÍNH SINH HỌC PHÂN TỬ
CỦA VIRUS LỞ MỒM LONG MÓNG PHÂN LẬP
ðƯỢC TRÊN ðÀN LỢN Ở TỈNH THÁI BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ : 60.64.01.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LAN
HÀ NỘI - 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi việc giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 9 năm 2013
Tác giả luận văn
Vũ Thị Hồng Giang
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ii
LỜI CẢM ƠN
rong thời gian học tập và rèn luyện tại trường ðH Nông Nghiệp Hà
Nội, tôi ñã trưởng thành và nâng cao về nhân cách, trình ñộ chuyên
môn. Tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ, chỉ bảo tận tình của các Thầy,
Cô giáo ñặc biệt là các Thầy, Cô Khoa Thú y ñã truyền dạy kiến thức
chuyên môn cũng như tư cách ñạo ñức của người Bác sỹ thú y, của một tri
thức trẻ trong thời ñại mới.
Nhân dịp hoàn thành luận văn tốt nghiệp cao học cho phép tôi ñược
bày tỏ hơn nữa lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới các Thầy, Cô giáo.
Xin ñược gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Lan - Bộ
môn Bệnh Lý, Khoa Thú y - Trường ðH Nông Nghiệp Hà Nội, người
hướng dẫn khoa học - người ñã tận tình giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian
làm luận văn tốt nghiệp.
ðồng thời tôi cũng bày tỏ sự biết ơn ñến các anh chị Phòng thí
nghiệm trọng ñiểm Công nghệ sinh học Thú y; các Thầy, Cô trong Bộ môn
Bệnh Lý, Khoa Thú y – Trường ðH Nghiệp Hà Nội ñã tạo mọi ñiều kiện ñể
tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin ñược bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia ñình, bạn bè - những
người ñã luôn ñộng viên, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà nội, ngày 09 tháng 09 năm 2013
Tác giả luận văn
Vũ Thị Hồng Giang
T
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC
ĐÍCH
CỦA
ĐỀ
TÀI 3
Ý NGHĨA KHOA HỌC 3
Ý NGHĨA THỰC TIỄN 3
Chương I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. KHÁI QUÁT VỀ BỆNH LMLM 4
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH LMLM TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 4
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu và tình hình bệnh LMLM trên thế giới 4
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu và tình hình bệnh LMLM ở Việt Nam 10
1.3. CĂN BỆNH 13
1.3.1. Hình thái và cấu trúc của virus 13
1.3.2. Phân loại và phân bố các type virus LMLM 14
1.3.3. Sức đề kháng của virus LMLM 17
1.3.4. Đặc tính nuôi cấy 18
1.4. TRUYỀN NHIỄM HỌC 19
1.4.1. Loài vật mắc bệnh 19
1.4.2. Chất chứa mầm bệnh và quá trình truyền lây 19
1.4.3. Cơ chế sinh bệnh 20
1.5. TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH BỆNH LMLM 21
1.5.1. Triệu chứng 21
1.5.2. Bệnh tích 22
1.6. CHẨN ĐOÁN VÀ PHÒNG TRỊ 23
1.6.1. Các phương pháp chẩn đoán 23
1.6.2. Vacxin LMLM phòng bệnh. 25
1.6.3. Kỹ thuật PCR 26
1.6.4. Kỹ thuật giải trình tự gen 26
1.6.5. Xây dựng cây phát sinh chủng loại 28
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iv
Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 29
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 29
2.3. ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP 29
2.4. NGUYÊN LIỆU 29
2.4.1. Dụng cụ, máy móc, thiết bị 29
2.4.2. Hóa chất, môi trường 30
2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.5.1. Phương pháp thu thập mẫu 30
2.5.2. Phương pháp phân lập virus LMLM 31
2.5.3. Phương pháp tách chiết RNA tổng số của hệ gen virus 33
2.5.4. Phương pháp RT-PCR 36
2.5.5. Phương pháp điện di kiểm tra sản phẩm 37
2.5.6. Phương pháp tinh sạch sản phẩm RT-PCR 38
2.5.7. Phương pháp giải trình tự tự động 39
2.5.8. Phương pháp tinh sạch sản phẩm PCR giải trình tự 40
2.5.9. Phương pháp đọc kết quả 41
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
3.1. KẾT QUẢ THU THẬP MẪU NGHIÊN CỨU 42
3.2. KẾT QUẢ PHẢN ỨNG RT-PCR 43
3.3. KẾT QUẢ PHÂN LẬP VIRUS LMLM 45
3.4. KẾT QUẢ ĐỊNH TYPE VIRUS LMLM 47
3.5. KẾT QUẢ GIẢI TRÌNH TỰ GEN VIRUS LMLM 49
3.6. KẾT QUẢ XÂY DỰNG CÂY PHÁT SINH CHỦNG LOẠI 54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 56
KẾT LUẬN 56
KIẾN NGHỊ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT. 57
TÀI LIỆU TIẾNG ANH 59
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả thu thập mẫu từ thực địa 42
Bảng 3.2. Kết quả phản ứng RT-PCR 44
Bảng 3.3. Kết quả phân lập virus LMLM trên lợn 45
Bảng 3.4. Trình tự mồi sử dụng để định type virus LMLM 48
Bảng 3.5. Kết quả định type virus LMLM 49
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc viron của virus LMLM 14
Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc RNA của virus LMLM 14
Hình 1.3. Sự phân bố các type virus LMLM 15
Hình 1.4. Bản đồ dịch tễ dịch bệnh LMLM ở DHMT từ 2003 – 2010 17
Hình 3.1. Kết quả điện di sản phẩm phản ứng RT-PCR 43
Hình 3.2. Tế bào BHK-21 chưa gây nhiễm 47
Hình 3.3. CPE sau 36h gây nhiễm mẫu bệnh phẩm dịch mụn nước của L1 47
Hình 3.4. Kết quả định type virus LMLM 48
Hình 3.5. Giản đồ giải trình tự tự động nucleotide của chủng virus nghiên cứu 50
Hình 3.6. Trình tự nucleotide của 05 chủng virus LMLM phân lập được 52
Hình 3.7: cây phát sinh chủng loại của 05 chủng virus LMLM phân lập được 1
trên đàn lợn ở tỉnh Thái Bình 1
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt
BHK Baby Hamster Kidney
bp Base pair
cs Cộng sự
DNA Deoxyribonucleic acid
DMEM
Dulbecco's Modified Eagle's
Medium
ELISA
Enzyme linked immunosorbent
Assay
KHBT Kết hợp bổ thể
FMD Foot and Mouth disease
LMLM Lở mồm long móng
OIE Tổ chức dịch tễ thế giới
ORF Open Reading Frame
PCR Polymerase Chain Reaction
RNA Ribonucleic acid
RT-PCR
Reverse transcriptase
polymerase chain reaction
UTR Untranslated region
WRLFMD
World reference laboratory FMD
CPE Cytopathic effects
DHMT Duyên hải miền Trung
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1
MỞ ðẦU
ðẶT VẤN ðỀ
Ngành Nông nghiệp nước ta chiếm trên 60% tỷ trọng nền kinh tế.
Chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia súc đã đóng góp lượng thực phẩm lớn
cho nhu cầu thịt của toàn dân. Theo Tổng cục Thống kê (GSO) năm 2012,
nước ta có tổng đàn trâu 2.627,8 nghìn con, đàn bò 5.194,2 nghìn con, đàn
lợn 26,5 triệu con, đàn gia cầm 308,5 triệu con.
Đối với đời sống nhân dân, sự phát triển kinh tế của ngành chăn nuôi giữ
một vai trò rất quan trọng. Yếu tố ảnh hưởng và luôn đe dọa đến hiệu quả kinh
tế trong chăn nuôi, đến vấn đề môi trường sống và sức khỏe cộng đồng đó
chính là dịch bệnh, trong đó phải kể đến dịch bệnh Lở mồm long móng.
Bệnh Lở mồm long móng (viết tắt là LMLM) là bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm của động vật móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, hươu,
nai Sự nguy hiểm của bệnh là khả năng lây lan rất nhanh, rất mạnh. Sự
lây lan không chỉ do tiếp xúc giữa động vật khoẻ với động vật mắc bệnh
mà còn qua nhiều đường kể cả qua không khí. Vì vậy bệnh thường phát
thành đại dịch gây thiệt hại về chăn nuôi, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội
nhiều nước thuộc nhiều châu lục trên thế giới. Do bệnh không lây sang
người nên đôi khi công tác phòng chống dịch bệnh không nhận được sự
hưởng ứng và tham gia tích cực của cộng đồng.
Bệnh LMLM được xếp vào danh mục các bệnh bắt buộc phải khai báo
và Luật Thú y thế giới quy định nước hoặc vùng có bệnh LMLM không được
xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật và hạn chế xuất khẩu các loại nông
sản khác. Mọi quốc gia trên thế giới đều phải quan tâm và có chương trình
phòng chống bệnh LMLM. Bệnh thường gây nên những hậu quả nghiêm
trọng về các mặt kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường nên được xếp là bệnh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
2
truyền nhiễm nguy hiểm của gia súc, đồng thời cũng được ghi trong các hiệp
định buôn bán, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật giữa các nước.
Bệnh thường gây thiệt hại lớn cho các loài gia súc chăn nuôi cao sản
như bò sữa, bò thịt, lợn hướng nạc. Gia súc mắc bệnh thường giảm tăng
trọng, giảm sản lượng sữa và là động vật mang trùng vì vậy các nước có
nền chăn nuôi, kinh tế phát triển rất quan tâm. Thông thường, bệnh LMLM
không làm chết nhiều gia súc, tỷ lệ chết ở gia súc trưởng thành chỉ khoảng
2%, ở gia súc non khoảng 20%. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tỷ lệ
gia súc chết do mắc bệnh rất cao (lên tới 100%). Gia súc khỏi bệnh, cụ thể
là trâu bò có thể mang trùng từ 2 đến 3 năm, vì vậy dịch có thể thường
xuyên tái phát do khó khăn trong việc quản lý, đánh dấu, cách ly hoặc xử lý
gia súc đã mắc bệnh. Việc sử dụng vacxin phòng bệnh được đặt lên hàng
đầu sao cho phù hợp với các chủng virus LMLM đang lưu hành ở nước ta.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của
Đảng và Nhà nước nên ngành Nông nghiệp nói chung và ngành Chăn nuôi
- Thú y nói riêng đã có những bước chuyển biến rõ rệt đặc biệt là trong
công tác phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên tình hình dịch bệnh vẫn diễn
biến hết sức phức tạp, trong đó có bệnh LMLM vẫn liên tiếp xảy ra ở trong
nước cũng như trong khu vực. Do vậy phòng chống dịch bệnh LMLM luôn
là chính sách của mỗi Quốc gia trên Thế giới.
Virus gây bệnh LMLM là một loại RNA virus, thuộc họ
Picornaviridae, giống Apthovirus (Belsham, 1993), có hướng thượng bì.
Virus được chia thành 7 serotype: O; A; C; SAT 1; SAT 2; SAT 3 và Asia
1, trong đó mỗi type lại có nhiều subtype khác nhau (Carillo và cs, 2005;
Alexandersen và cs, 2002). Trong những năm gần đây ở Việt Nam, ngoài
type O đã xuất hiện từ lâu thì các type A, Asia 1 cũng lần lượt xuất hiện tại
các ổ dịch LMLM.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3
Thêm vào đó là hiện tượng virus biến chủng và sự xuất hiện ngày
càng nhiều topotype khác nhau. Các serotype này gây bệnh có triệu chứng
lâm sàng giống nhau nhưng lại không tạo đáp ứng miễn dịch chéo cho
nhau. Chính vì vậy chương trình phòng bệnh bằng vacxin gặp nhiều khó
khăn do cấu trúc kháng nguyên khác nhau. Việc xác định chính xác trình tự
nucleotide của các chủng virus LMLM, xây dựng thành công cây phát sinh
chủng loại để xác định nguồn gốc, mối quan hệ của các chủng virus LMLM
gây bệnh tại Việt Nam hiện nay và trước đây là điều kiện quyết định sự
thành công để xây dựng chương trình quốc gia phòng chống dịch LMLM
và tiến tới thanh toán dịch bệnh bằng vacxin.
Xuất phát từ tình hình trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số ñặc tính sinh học phân tử của virus Lở mồm
long móng phân lập ñược trên ñàn lợn ở tỉnh Thái Bình”
MỤC
ðÍCH
CỦA
ðỀ
TÀI
Nhằm xác định được trình tự nucleotide của virus LMLM phân lập
được ở lợn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Bình, từ đó có thể xây dựng được
cây phát sinh chủng loại biểu hiện nguồn gốc và mối quan hệ giữa các
chủng virus LMLM.
Ý NGHĨA KHOA HỌC
Nắm được một số đặc tính sinh học phân tử của virus LMLM
Làm tài liệu tham khảo, phục vụ các nghiên cứu khoa học khác
Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Nghiên cứu, phát triển, sản xuất và sử dụng hiệu quả vacxin phòng
bệnh LMLM
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4
Chương I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI QUÁT VỀ BỆNH LMLM
Bệnh Lở mồm long móng (LMLM) còn có tên khác
(Apthaeepizooticae, Foot and Mouth Disease (FMD) – Anh, Khẩu đề dịch
– Trung Quốc).
Bệnh LMLM là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, lây lan
nhanh, mạnh đối với các loài động vật móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn,
dê, cừu, hươu, lạc đà,… Bệnh do một loại virus hướng thượng bì gây ra với
những đặc điểm đặc trưng là sốt, hình thành những mụn nước ở miệng,
lưỡi, vành móng, kẽ móng, chân và vú ở các loài động vật cảm thụ
(Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).
Mặc dù bệnh LMLM xuất hiện như là bệnh nhẹ, tỷ lệ tử vong thấp
nhưng bệnh lại lây lan nhanh có thể gây ra những ổ dịch lớn nên sự thiệt
hại về kinh tế rất trầm trọng. Theo số liệu của Tổ chức dịch tễ thế giới
(OIE), bệnh LMLM gây sảy thai khoảng 25% ở động vật có chửa, làm
giảm sản lượng thịt 25%, giảm sản lượng sữa 50% và ở cừu năng suất lông
giảm 25% (Văn Đăng Kỳ và Nguyễn Văn Thông, 2001).
Do tính chất nguy hiểm nên bệnh LMLM được OIE xếp đầu bảng A
(bảng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật) và bắt buộc các
nước thành viên phải khai báo (Cục thú y, 2003).
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH LMLM
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu và tình hình bệnh LMLM trên thế giới
* Lịch sử nghiên cứu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5
Năm 1514 Heironymus Frascastorius - một tu sĩ người Italia đã mô
tả về một ổ dịch giống như dịch bệnh LMLM (Andersen, 1980). Năm 1922,
Valle và Carre (Pháp) lần đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của hai type virus
LMLM ở bò gọi là type A và O. Năm 1926, hai nhà khoa học Đức là
Waldman và Trautwein đã phát hiện thêm 1 type virus LMLM gây bệnh
nữa là type C (Tô Long Thành, 2000). Sau đó, Lawrence xác định sự có
mặt của các type SAT 1, SAT 2 và SAT 3 từ những bệnh phẩm từ Châu Phi
gửi đến viện Pirbright và type Asia 1 từ những bệnh phẩm ở Đông Nam Á,
Hồng Kông, Ấn Độ, Miến Điện (Trần Thanh Phong, 1997).
Năm 1938 Waldman và Kobe đã thông báo sử dụng thành công
vacxin trên thực địa. Năm 1947-1951, Frenkel và cs đã đưa ra phương pháp
nuôi cấy virus LMLM trên tế bào, phương pháp này đã được hoàn thiện và
dùng trong việc sản xuất vacxin hiện nay (Tô Long Thành, 2000).
Năm 1952, Brooksky (Anh) đã nghiên cứu hoàn thiện phản ứng kết
hợp bổ thể (KHBT) và cho rằng có thể sử dụng phản ứng này chẩn đoán
phân biệt các type virus LMLM với nhau. Một số phản ứng huyết thanh
học khác như: kết hợp bổ thể, ngăn trở ngưng kết hồng cầu v.v… cũng
được sử dụng để chẩn đoán và định type virus LMLM.
Năm 1963, Brown và cs thông báo rằng vacxin chế vô hoạt bằng
acetylthylencimin có hiệu quả tương tự vacxin formalin (Tô Long Thành,
2000).
Nhiều viện nghiên cứu bệnh LMLM cũng được thành lập trên toàn
thế giới như: Viện nghiên cứu Alfort (Pháp, năm 1901), Viện nghiên cứu
Pirbright (Anh, năm 1924), Viện nghiên cứu về bệnh LMLM ở Lyon
(Pháp, 1947) v.v Vào năm 1958, Pirbright trở thành phòng thí nghiệm
tham chiếu thế giới về bệnh LMLM (World Reference Laboratory for FMD
- WRLFMD) (Lê Văn Phan và cs., 2004).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6
Theo OIE, tiêu chuẩn quốc tế dùng cho chẩn đoán FMDV là dùng
phản ứng ELISA (kháng nguyên và phát hiện kháng thể), phản ứng trung
hòa virus giới thiệu bởi ông Jef Hammond thuộc Viện nghiên cứu sức khỏe
động vật (Institute for Animal Health), Phòng thí nghiệm Pirbright –
Vương quốc Anh; hoặc Test kiểm tra Protein phi cấu trúc được đưa ra bởi
ông Rossana Allende, Trung tâm Panamericano - Brazil.
* Tình hình dịch LMLM trong những năm gần ñây
Vào những năm 80 thế kỷ trước, dịch LMLM có mặt ở nhiều châu
lục như Châu Á, Châu Phi, Mỹ La tinh và Châu Âu. Theo thông báo của
OIE và FAO trong 5 năm (1981-1985) dịch đã xuất hiện ở 80 nước trên thế
giới, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế của những nước này.
Năm 1985, dịch LMLM do virus type Asia 1 xảy ra ở Hi Lạp. Năm
2001, dịch đầu tiên xảy ra ở Anh, sau đó lan ra Pháp, Hà Lan, Ireland qua
con đường vận chuyển gia súc. Nguyên nhân chính của việc tái phát các vụ
dịch được cho là do sự di chuyển bất hợp pháp gia súc sống từ vùng
Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ vào phần lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ ở Châu Âu.
Tại Nam Mỹ, Chile, Guyana, Suriname không thấy bệnh LMLM
trong thập kỷ 90 và trong khoảng vài năm trở lại đây đã có những tiến bộ
đáng kể về hiệu quả của các chương trình khống chế bệnh LMLM
(Fogeby.E., 1963). Mặc dù các bằng chứng đưa ra kém thuyết phục hơn
nhưng một số nước khác như Argentina, Paraguay, Uruguay, Bolivia,
Colombia, Brazil,… cũng rất cố gắng trong việc phòng chống bệnh LMLM
với kết quả làm giảm thiểu số lượng ổ dịch được công bố.
Ở Châu Á, dịch đã có mặt ở 11 nước và hầu hết các ổ dịch cũng do
virus type Asia 1. Virus LMLM thuộc type O và A có mặt ở hầu hết các
nước vùng Trung Đông, cùng với sự thâm nhập của type Asia 1 vào Saudi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7
Arabia. Ở Ấn Độ việc khống chế bệnh LMLM là rất khó bởi số lượng đầu
gia súc là rất lớn, ước tính 164 triệu cừu, dê; 200 triệu bò; 80 triệu trâu …
Ở khu vực Đông Nam Á, một số nước có dịch như Lào, Campuchia, Thái
Lan, Myanmar, Philippines, Malaysia và Việt Nam đã chịu những thiệt hại
rất lớn do dịch gây ra (Hoffmann B. và cs, 2009).
Ở Châu Phi dịch gây thiệt hại ở nhiều nước, đặc biệt là Kenia và
Ethiopia (1984-1985). Từ những năm 80 trở đi dịch LMLM liên tục xảy ra
ở nhiều nước.
Năm 2001, dịch LMLM do type O tái bùng phát ở Châu Âu gây tổn
thất nặng nề đặc biệt là ở Anh. Tính đến cuối tháng 04/2001, Chính phủ
Anh đã chi phí cho việc tiêu hủy gia súc bệnh, dập dịch, cộng với những
thiệt hại do dịch gây ra lên đến 14 tỷ USD. Sau đó, dịch xảy ra ở một loạt
các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Á. Tính đến tháng
07/2001, có trên 20 nước xảy ra dịch LMLM (Văn Đăng Kỳ, 2002).
Trong năm 2002, WRLFMD đã phân lập được virus type O từ Ả Rập
Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran; type A được phân lập từ Thổ Nhĩ Kỳ, Irắc và
Iran; type Asia 1 từ Iran. Tháng 02/2002, 21 ổ dịch LMLM type O đã xuất
hiện tại miền Tây Mông Cổ. Tháng 05-06/2002 xuất hiện 16 ổ dịch LMLM
lợn type O tại Hàn Quốc (Phan Quang Minh, 2003).
Đến cuối năm 2003, dịch xảy ra ở vùng Đông Nam Á (Thái Lan,
Lào, Campuchia, Malaysia, Myanma, Philippines và Việt Nam). Một năm
sau, dịch lan tới Trung Quốc, Nga, Mông Cổ và tiếp tục ở Myanma. Trong
2 năm 2005 và 2006, dịch tràn tới Nam Mỹ ở các quốc gia như Brasil,
Argentina và Paraquay cũng như ở Nam Phi. Có 48 nước báo cáo dịch
LMLM trong năm 2004 với các type virus gây bệnh khác nhau theo vùng
địa lý.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
8
Từ 01-11/2005, bệnh LMLM đã xảy ra ở Brazil (type O), Colombia
(type A), Nga (type Asia 1), Trung Quốc (type Asia 1), Hồng Kông (type
Asia 1), Mông Cổ (type Asia 1), ở Botswana (type SAT 2), ở Congo (type
SAT 1, 2, 3 và A). Trong năm 2005 và đầu năm 2006, các nước trước đây
có các vùng được công nhận là sạch bệnh LMLM có hoặc không áp dụng
biện pháp tiêm phòng như Brazil, Argentina và Bostwana thì nay lại báo
cáo xuất hiện các ổ dịch mới (Tô Long Thành và cs., 2006).
Trong năm 2010, theo số liệu của Tổ chức Dịch tễ Thế giới (OIE), có
tổng cộng 716 ổ dịch LMLM xảy ra trên 21 quốc gia thuộc châu Phi và
châu Á. Tổng cộng có 211.445 con bò, 31.218 gia súc nhai lại nhỏ (dê,
cừu) và 315.460 con heo bị phơi nhiễm trước virus LMLM. Trong số đó, số
gia súc thực sự nhiễm LMLM là 11.999 con bò, 20.091 gia súc nhai lại nhỏ
(dê, cừu…) và 13.954 con heo. Số gia súc bị chết và tiêu hủy do LMLM là
53.624 con bò, 21.513 gia súc nhai lại nhỏ (dê, cừu…) và 304.346 con lợn.
Trong số 716 ổ dịch này, chủ yếu là nhiễm virus LMLM serotype O (93%),
mỗi loại serotype A, Asia 1và SAT 2 chỉ chiếm 2% và thấp nhất là serotype
SAT 1 với 1%.
Năm 2011, dịch LMLM đã gây ra hậu quả nghiêm trọng ở Hàn Quốc
làm 1,4 triệu đầu lợn và 107 nghìn gia súc đã buộc phải tiêu hủy để ngăn
chặn sự bùng nổ của dịch bệnh. Đến cuối năm 2011, thế giới đã có hơn 100
quốc gia nói không với LMLM, những đất nước đang có dịch bệnh luôn là
mối đe dọa với những quốc gia đang an toàn này bởi nhiều vấn đề như du
lịch, thương mại, vận chuyển … giữa các quốc gia, khu vực là không thể
tránh khỏi. Theo những khuyến nghị của hội nghị quốc tế đầu tiên về
LMLM được tổ chức vào năm 2009 ở Asuncion thì chiến lược kiểm soát
LMLM toàn cầu đã được thiết lập trong khuôn khổ của OIE/FAO (chiến
lược kiểm soát dịch bệnh LMLM toàn cầu của OIE).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
9
Một số khu vực trên thế giới như Trung và Bắc Mỹ, châu Úc đã
thành công trong việc khống chế dịch bệnh LMLM trong nhiều thập kỷ
qua; còn khu vực châu Âu, Nam Mỹ và một số nước Đông Nam Á tỷ lệ
nhiễm bệnh đã giảm. Dịch bệnh vẫn còn lưu hành ở nhiều nước châu Phi,
Trung Đông và châu Á, nguy cơ lây lan là rất cao. Điều đó thể hiện rằng
gần đây (2010-2011) dịch bệnh đã xuất hiện ở Nhật bản, Triều Tiên và Hàn
Quốc gây thiệt hại kinh tế to lớn.
Trong tháng 04/2012, đã có một số nước thông báo có dịch LMLM
trên gia súc, bao gồm: Nga, Nam Phi, Libya, Botswana, Palestine, Đài
Loan (Đài Bắc, 11/04/2012, trong đó có 4 ca bệnh trên 3.055 heo bị mẫn
cảm LMLM)…. Tháng 05/2012, trong tổng số 178 nước thành viên của
OIE thì có 102 nước vẫn còn dịch LMLM, 66 nước được cho là chính thức
sạch bệnh (65 nước không tiêm phòng và 01 nước có tiêm phòng), 10 nước
có các vùng được coi là sạch bệnh (06 vùng không tiêm phòng và 04 vùng
có tiêm phòng), và trong 102 nước đang lưu hành dịch nói trên có 06 nước
đang ở trong tình trạng không chắc chắn, chưa có thông tin chính xác.
Theo các báo cáo gửi đến tổ chức Dịch tễ thế giới thì năm 2012 –
2013 dịch bệnh LMLM vẫn xảy ra ở một vài quốc gia vùng lãnh thổ như ở
ngôi làng Tibet (Trung Quốc) ngày 10/05/2013 trên cả trâu bò, cừu, lợn;
hay ở Zimbabwe dịch LMLM đã xảy ra gần nhất trước đó là 15/08/2012,
và đến 12/04/2013 dịch lại xuất hiện.
Nhiều nước trên thế giới đã thanh toán được bệnh dịch LMLM như
Australia, New Zealand, các nước thuộc quần đảo Thái Bình Dương, các
nước thuộc EU, các nước thuộc vùng Bắc Trung Mỹ. Các nước trên đều
phải thực hiện một chương trình quốc gia về tiêm phòng nhiều năm, kiểm
dịch và các biện pháp khác theo quy định của Tổ chức Dịch tễ thế giới
(Valarcher J.F.và cs, 2009).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu và tình hình bệnh LMLM ở Việt Nam
* Lịch sử nghiên cứu
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978) ở Việt Nam, bệnh LMLM đã xuất
hiện từ lâu, ổ dịch LMLM đầu tiên ở nước ta xảy ra tại Nha Trang năm
1898, sau đó bệnh được phát hiện ở nhiều tỉnh đặc biệt là các tỉnh miền
Trung, miền Nam và các tỉnh biên giới. Cùng thời gian này bệnh cũng xuất
hiện ở các nước lân cận như Lào, Campuchia, Thái Lan. Năm 1984, bằng
phản ứng kết hợp bổ thể, Lombard đã phát hiện bệnh có ở Nha Trang do
virus type O gây nên.
Ngoài việc dựa vào triệu chứng lâm sàng, một số cơ sở chẩn đoán
của Cục Thú y (Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, Cơ quan Thú y
Vùng VI tại TP. Hồ Chí Minh) đã sử dụng phương pháp ELISA để chẩn
đoán, định type virus từ bệnh phẩm là biểu mô lưỡi, mụn nước. Đến nay, ở
Việt Nam đã phát hiện được 3 type virus LMLM gây ra các ổ dịch là virus
type O, A và Asia 1.
Trong những năm gần đây, có nhiều bài viết và công trình trong
nước nghiên cứu về bệnh LMLM:
Năm 1997, Hoàng Mạnh Lâm và cs đã nghiên cứu một số đặc điểm
dịch tễ học bệnh LMLM trên trâu bò ở Đăk Lăk và biện pháp phòng trị.
Năm 2000, Nguyễn Đăng Khải và cs đã sử dụng kĩ thuật ELISA để chẩn
đoán và định type virus LMLM ở nước ta.
Năm 2003, Hồ Đình Chúc và Ngô Thanh Long đã sử dụng phương
pháp 3ABC-ELISA để phát hiện kháng thể ở trâu, bò bị nhiễm virus
LMLM, phân biệt với kháng thể do vacxin LMLM tạo nên. Sau đó Hồ
Đình Chúc cũng tiếp tục nghiên cứu bệnh LMLM và xây dựng bản đồ dịch
tễ về dịch bệnh LMLM. Cũng trong năm 2003, Nguyễn Tùng và cs đã
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11
nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của trâu, bò với vacxin LMLM tại một số
tỉnh miền Bắc.
Năm 2004, Tô Long Thành và cs đã thiết lập được phương pháp RT-
PCR để chẩn đoán định type virus LMLM trong bệnh phẩm thu thập từ
thực địa Việt Nam. Đến năm 2006, nhóm nghiên cứu này đã đưa ra kết quả
chẩn đoán và giám sát sự lưu hành của virus và lựa chọn vacxin phòng
bệnh LMLM giai đoạn 1985-2006.
Năm 2011, Nguyễn Viết Không và cs đã tiến hành giám sát phân tử
và nguyên nhân diễn biến phức tạp của dịch LMLM.
Bên cạnh đó, mỗi khi dịch bệnh xảy ra, để xác định subtype của
virus LMLM gây bệnh trên thực địa, Cục Thú y gửi bệnh phẩm qua
WRLFMD (World Reference Laboratory for FMD) tại Vương quốc Anh.
Những năm gần đây, hệ thống các phòng thí nghiệm cũng được quan
tâm và đầu tư ở hệ thống các trường đại học và các viện nghiên cứu có liên
quan, nên việc nghiên cứu đi sâu, tìm hiểu để từ đó có những giải pháp hữu
hiệu cho chiến lược phòng chống dịch bệnh LMLM ở nước ta.
* Tình hình dịch LMLM trong những năm gần ñây
Ở Việt Nam, ổ dịch LMLM đầu tiên được phát hiện ở Nha Trang
năm 1898, sau đó bệnh lan rộng ra cả 3 miền Bắc, Trung, Nam (Nguyễn
Vĩnh Phước, 1978). Từ đó tới nay bệnh LMLM vẫn liên tục xảy ở nước ta.
Trong gần trọn một thế kỷ, bệnh này đã tồn tại và phát triển trên địa
bàn 107 huyện trong tổng số 229 huyện thuộc 26 tỉnh, gây nên hàng trăm ổ
dịch, làm cho hàng chục vạn trâu, bò và lợn bị bệnh. Từ năm 1996-2011,
bệnh LMLM đã xảy ra tại 2.873 (26% trong tổng số 11.020) xã, làm tổng
số là 5.630 lượt xã có dịch thuộc 463 (66,7% trong tổng số 694) huyện thị,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
12
thành phố của tất cả 63 tỉnh, thành phố. Tổng số có 238.669 trâu, bò và lợn
bị bệnh trong giai đoạn này (Kiều Mạnh Hùng, 2012).
Từ năm 2007 có Chương trình quốc gia khống chế và thanh toán
bệnh LMLM.
Theo Cục Thú y những tháng đầu năm 2012 dịch LMLM xuất hiện
trở lại trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Theo Chi cục Thú y Thái Bình, bệnh
xuất hiện đầu tiên ở xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư (được nghi là “tâm bão”
của dịch LMLM), sau đó dịch lan ra các xã Đông Kinh huyện Đông Hưng,
xã Quỳnh Lâm huyện Quỳnh Phụ Trong tháng 2/2012 dịch LMLM đã
xảy ra trên địa bàn 04 tỉnh Thái Bình, Hà Giang, Nam Định, Hà Nam. Đầu
tháng 02 ở 7 xã thuộc 4 huyện của tỉnh Thái Bình làm gần 240 con lợn mắc
bệnh; đến cuối tháng 02 phát sinh dịch ở Hà Giang, Nam Định, Hà Nam
đến hết tháng 03/2012 dịch đã được khống chế.
Đầu năm 2013, đã xuất hiện dịch bệnh LMLM trên địa bàn tỉnh Sơn
La vào cuối tháng 02/2013 làm 641 con mắc (19 trâu, 622 lợn) thuộc 17
bản của 06 xã, thị trấn ở 02 huyện Sông Mã và Sốp Cộp. Sang tháng
03/2013, phát sinh dịch ở Bắc Ninh, xảy ra ở 13 hộ thuộc 03 thôn của xã
Liên Bảo, huyện Tiên Du làm 100 con ốm chết và được tiêu hủy. Cuối
tháng 03/2013 dịch lại bùng phát trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (05 xã của 02
huyện Nông Cống và Tĩnh Gia) làm 198 con mắc và tiêu hủy 184 con; trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (02 xã của 02 huyện Can Lộc và TX Hồng Lĩnh) làm
159 con mắc.
Diễn biến tình hình dịch LMLM ở nước ta có 3 đặc điểm chính sau:
- Sự xuất hiện của type mới: song song với diễn biến phức tạp của
dịch LMLM là sự xuất hiện của các type virus mới trên nền của type O,
năm 2003 có sự xuất hiện type A tại Ninh Thuận. Năm 2005, có sự xuất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
13
hiện của type Asia 1 tại Khánh Hòa. Tần suất xuất hiện type O là 0,72 (phổ
biến nhất), type A là 0,2 và type Asia 1 là 0,08.
- Hiện tượng nhiễm đa type tại một ổ dịch: tại Khánh Hòa năm 2005,
lập lại ở Quảng Trị (type Asia 1 xuất hiện tại ổ dịch QT-06 ngày 23/5/2007
trên nền virus LMLM type O đang lưu hành); tương tự, tại Thừa Thiên
Huế, type A xuất hiện ở nơi đang có lưu hành type O năm 2007, chứng tỏ
diễn biến dịch ngày càng phức tạp.
- Sự lưu hành đồng thời nhiều type ở một địa phương ngày càng phổ
biến. Theo thời gian, các type O, A và Asia 1 có khuynh hướng phủ khắp
khu vực (Nguyễn Viết Không và cs, 2011).
Hiện nay, dịch LMLM đang tạm thời lắng xuống, không có ổ dịch
nào được báo cáo. Tuy nhiên dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức
tạp, chúng ta luôn phải chủ động trong công tác phòng chống.
1.3. CĂN BỆNH
1.3.1. Hình thái và cấu trúc của virus
Virus LMLM thuộc họ Picornavirideae, giống Apthovirus (Nguyễn
Vĩnh Phước, 1978). Virus LMLM là loại virus nhỏ nhất, không có vỏ bọc,
có thể qua được các máy lọc Berkefeld, Chamberland và màng lọc Seitz
(Nguyễn Như Thanh và cs., 2001). Dưới kính hiển vi điện tử, virus thường
có hình cầu, đường kính 20-28 nm, gồm 20 mặt đối xứng, 30 cạnh và 12
đỉnh. Hạt virus chứa 30% acid nucleic, đó là một đoạn RNA chuỗi đơn, có
hệ số sa lắng là 35S, không có tính sinh kháng thể và đặc tính kháng nguyên
nhưng có vai trò trong quá trình gây nhiễm (Hyattsville M.D., 1991).
Vỏ capxit của virus có hơn 60 đơn vị (capsome). Mỗi capsome có 4
loại protein cấu trúc giống nhau là VP1, VP2, VP3 và VP4. Trong đó VP1,
VP2 và VP3 tạo nên một bề mặt của khối 20 mặt đối xứng, còn VP4 là
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
14
protein ở bên trong capxit, kết dính RNA virus với mặt trong của capxit.
VP1 ở ngoài cùng tham gia vào việc cố định virus trên những tế bào, đóng
vai trò quan trọng nhất trong việc gây bệnh, đồng thời là loại kháng nguyên
chính tạo ra kháng thể chống lại bệnh LMLM.
Hình 1.1. Cấu trúc viron của virus LMLM
Hình 1.2. Sơ ñồ cấu trúc RNA của virus LMLM
1.3.2. Phân loại và phân bố các type virus LMLM
Virus LMLM thuộc họ Picornavirideae, giống Apthovirus (Belsham,
1993). Virus LMLM có 2 đặc tính đặc biệt liên quan đến dịch tễ học đó là:
tính có đa type và tính dễ biến đổi kháng nguyên.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
15
Virus LMLM có 7 type khác nhau gồm: O, A, C, SAT 1, SAT 2,
SAT 3 và Asia 1 (Carillo và cs., 2005; Alexandersen và cs., 2002). Các
type này có tính kháng nguyên khác nhau, có độc lực khác nhau và không
gây miễn dịch chéo cho nhau. Những virus này luôn biến đổi tạo thành các
subtype mới.
Virus LMLM được hai nhà khoa học Đức là Loefler và Frosch phân
lập lần đầu tiên vào năm 1897, sau đó đã phát hiện ra nhiều chủng loại với
tên gọi, ký hiệu khác nhau. Cho đến năm 1952, các nhà khoa học trên thế
giới đã thống nhất gọi các type là O, A, C. Type Asia 1 do Brooksby và
Rogere (1957) tìm thấy ở Pakistan, đây là type hay gây bệnh phổ biến ở lục
địa Châu Á (cận Đông, Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Hồng
Kông…). Type SAT 1, SAT 2, SAT 3 (Southern African Teritoties) tìm
thấy ở Nam Phi và được giám định tại viện Pirbright (Anh) trên các bệnh
phẩm bò ở miền Nam và Bắc Rhodesia. Các type này chủ yếu có trên lục
địa Châu Phi (Nam, Trung và Đông Phi, Saudan, Ai cập…) phổ biến nhất
là các type SAT 1, mới đây cũng thấy type SAT 1 tại vùng Trung Cận
Đông (Kiều Mạnh Hùng, 2012).
Hình 1.3. Sự phân bố các type virus LMLM
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
16
Virus LMLM type O được chia thành 11 subtype có tính kháng
nguyên khác nhau. Type A là type có tính kháng nguyên đa dạng nhất, có
đến 32 subtype đã được xác định từ đầu những năm 1970. Các virus type C
phân lập ở Châu Âu, Nam Mỹ được chia thành 5 subtype dựa trên mối
tương quan từ phản ứng kết hợp bổ thể. Theo Hội Chăn nuôi Đài Loan năm
1997, type Asia 1 được xem là có tính kháng nguyên ít đa dạng nhất so với
các type O, A, C, chỉ có 3 subtype được xác định từ những năm 1960; các
type SAT 1, SAT 2, SAT 3 có các subtype lần lượt là 7, 3, 4.
Và hiện nay người ta vẫn chưa thống nhất được với nhau về số
lượng kiểu di truyền của virus type A khi giải trình tự gen VP1. Với virus
type C việc giải trình tự gen VP1 cho phép phân chúng thành 8 nhóm di
truyền. Virus type Asia 1 có sự đa dạng di truyền ít nhất, chỉ có 1 nhóm di
truyền. Giải trình tự gen VP1, type SAT 1 có 3 nhóm, SAT 2 có 2 nhóm và
SAT 3 có 3 nhóm di truyền phân bố theo khu vực địa lý rõ ràng.
Theo tài liệu định loại năm 1962 (FAO) thì các type chính nói trên
phổ biến theo vùng nhất định :
Ở Châu Âu chỉ có các type O, A, C (type O ở trâu, bò, type C có
nhiều ở lợn, type A tương đối phổ biến ở các loài). Các type SAT chỉ có ở
Châu Phi (Nam, Trung, Đông Phi, Xu Đăng và Ai Cập), phổ biến nhất là
SAT 1, mới đây cũng thấy SAT 1 ở Trung Cận Đông (Irắc, Israel, Xyri ).
Type Asia 1 gặp ở Cận Đông, Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Trung Quốc, Lào,
Hồng Kông. Type O thấy phổ biến ở Đông Nam Á (Oudridge E.J, 1987).
Tại Việt Nam căn cứ vào kết quả phân tích gen của một số virus
LMLM được Cục Thú y gửi sang Phòng thí nghiệm tham chiếu LMLM tại
Pirbright (Anh) cho thấy virus LMLM serotype O hiện có 3 topotype có
nguồn gốc từ Đông Nam Á đang lưu hành là Topotype SEA, Topotype
Cathay, Topotype ME-SA.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
17
Hình 1.4. Bản ñồ dịch tễ dịch bệnh LMLM ở DHMT từ 2003 – 2010
Những virus này thường biến hóa không ngừng thành những chủng
phụ mới có khác biệt về tính kháng nguyên, tồn tại bền vững, đã có hơn 70
subtype được xác định. Vì vậy phải thường xuyên chẩn đoán định chủng
virus chính xác qua xét nghiệm tại phòng thí nghiệm thì mới chọn được
loại vacxin thích hợp để phòng cho từng vùng và từng thời kỳ. Các type
virus LMLM gây những triệu chứng lâm sàng giống nhau, nhưng không có
miễn dịch bảo hộ chéo với nhau. Đây chính là một khó khăn về kỹ thuật và
gây tốn phí lớn về kinh tế trong việc sản xuất vacxin phòng bệnh thích hợp
cho từng khu vực dịch (Nguyễn Viết Không và cs, 2011).
Phương pháp phân loại virus chủ yếu dựa trên cấu trúc của virus, của
kháng nguyên. Cho đến nay chưa phát hiện thêm type nào mới nhưng các
chủng virus LMLM do có genome là RNA nên liên tục có sự biến đổi tạo ra
các subtype mới. Trước đây các subtype thường được ký hiệu bằng số mũ như
O
1
, A
32
… sau đó là hệ thống ký hiệu O
1
, A
32
…, hiện nay chủ yếu gọi và ký
hiệu là topotype căn cứ theo vùng địa lý phát hiện ra chủng virus mới đó.
1.3.3. Sức ñề kháng của virus LMLM
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
18
Sức đề kháng của virus đối với ngoại cảnh tương đối mạnh, tùy
thuộc vào chất chứa của nó, đặc biệt khi nó dính vào các chất khô và những
chất protein.
Virus bị bất hoạt ở nhiệt độ >50
0
C (Chinsangaram J., 2001). Nhiệt
độ lạnh virus tồn tại khá lâu: trong tủ lạnh virus có thể tồn tại 425 ngày.
Virus bền vững trong khoảng pH = 7-7,7, nhanh chóng bị vô hoạt ở pH cao
(pH > 9) hoặc thấp (pH < 6) và hoàn toàn mất hoạt tính ở môi trường pH <
2 và pH > 11 (Ndiritu và cs., 1983). Các chất hóa học thông thường có thể
diệt virus một cách dễ dàng: NaOH 1%, cloroform 1%, formol 2%.
Virus có thể sống trong sữa, các sản phẩm từ sữa, tủy xương hạch
lympho ; 3 tháng trong thịt đông lạnh, 2 tháng trong thịt hun khói, giăm
bông, xúc xích ; hàng năm trong đất ẩm, lông súc vật tồn tại 4 tuần, cỏ khô
sống được 8-15 tuần (Chinsangaram, 2001). Ở phân, nước tiểu, máu, những
chỗ loét hay với nước bọt trâu, bò, virus có thể tồn tại từ 5-10 ngày sau khi
nhiễm ở 18
0
C (Kiều Mạnh Hùng, 2012).
1.3.4. ðặc tính nuôi cấy
Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) virus LMLM có một số đặc
tính nuôi cấy như sau:
- Virus LMLM là một virus có hướng thượng bì, do đó có thể nuôi
cấy virus trên tổ chức da của thai lợn, thai bò còn sống; trên động vật thí
nghiệm như thỏ, chuột lang, chuột nhắt trưởng thành (virus thường bị biến
đổi và mất tính gây bệnh); trên màng niệu phôi gà có khi được khi không;
tốt nhất là trên tổ chức thượng bì của lưỡi bò trưởng thành. Sau nhiều lần
tiếp đời, độc lực của virus vẫn luôn ổn định.
- Ngoài ra có thể nuôi cấy virus vào môi trường nuôi tế bào tổ chức như
tế bào thận bê, thận cừu non hoặc tế bào thận của chuột Hamster (BHK21).