Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

thực trạng và giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong cơ chế tự khai tự nộp thuế tại tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 122 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH



HOÀNG THỊ THẢO




THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC
TUYÊN TRUYỀN, HỖ TRỢ NGƢỜI NỘP THUẾ TRONG CƠ CHẾ
TỰ KHAI TỰ NỘP THUẾ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN




LuËn v¨n Th¹c sÜ kinh tÕ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế









Thái Nguyên – 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH




HOÀNG THỊ THẢO




THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC
TUYÊN TRUYỀN, HỖ TRỢ NGƢỜI NỘP THUẾ TRONG CƠ CHẾ
TỰ KHAI TỰ NỘP THUẾ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 01


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Hoàng Thị Thu







Thái Nguyên - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là Hoàng thị Thảo, Tôi đƣợc công nhận là học viên cao học khóa 7 (2010-
2012) của trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh theo quyết định số 369/QĐ-
SĐH ngày 22/4/2010 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên.
Sau thời gian học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn
thành chƣơng trình học tập theo quy định và hoàn thành luận văn Thạc sĩ. Tôi xin
cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài mang tên: “Thực trạng và giải pháp nâng cao
công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế tại
tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu nghiên cứu thu
đƣợc từ thực nghiệm và không sao chép.


Học viên



Hoàng thị thảo











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn
thành chƣơng trình học tập theo quy định và hoàn thành luận văn Thạc sĩ với đề tài
mang tên: “Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền, hỗ trợ người
nộp thuế trong cơ chế tự khai tự nộp thuế tại tỉnh Thái Nguyên”

Tôi xin phép đƣợc bày tỏ lời cảm ơn:
Trƣớc tiên, xin chân thành cảm ơn TS Hoàng Thị Thu đã tạo mọi điều kiện, hƣớng
dẫn tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa sau Đại học, các thầy cô giáo bộ
mon và Hội đồng chấm đề cƣơng luận văn đã tham gia phê bình, đánh giá, đóng góp ý
kiến để tôi có cơ hội chỉnh sửa, bổ sung luận văn có giá trị cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cục thuế Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi trong
quá trình nghiên cứu: thu thập số liệu, tham khảo tài liệu để có những tƣ liệu, dữ liệu
phục vụ cho việc hoàn thiện luận văn, gửi lời cảm ơn đến Phòng tuyên truyền, hỗ trợ
ngƣời nộp thuế thuộc Cục thuế Thái Nguyên đã nhiệt tình giùp đỡ trong quá trình
điều tra khảo sát, thu thập thông tin thực tế tại địa phƣơng.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các bạn đồng nghiệp, các bạn cùng lớp, cùng
khoá đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên- 2012
Học viên

Hoàng Thị Thảo



MỤC LỤC


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
Trang phụ bìa
Trang
Lời cam đoan
i
Lời cảm ơn
ii
Mục lục
iii
Danh mục chữ viết tắt
viii
Danh mục các bảng, biểu
ix
MỞ ĐẦU
1
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
4
2.1.Mục tiêu chung
4

2.2. Mục tiêu cụ thể
4
3. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu
4
3.1. Đối tượng nghiên cứu
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
5
4. Những đóng góp mới của luận văn
5
5. Kết cấu đề tài nghiên cứu
5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ VÀ
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, HỖ TRỢ NGƢỜI NỘP THUÊ
TRONG CƠ CHẾ TKTN THUẾ
6
1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế
6
1.1.1 Khái niệm về thuế
6
1.1.2. Phân loại thuế
7
1.1.2.1 Phân loại theo đối tượng chịu thuế
7
1.1.2.2 Phân loại theo phương thức đánh thuế
8
1.1.3. Đặc điểm của thuế
9
1.1.3.1 Tính bắt buộc
9

1.1.3.2 Tính không hoàn trả trực tiếp
9
1.1.3.3 Tính pháp lý cao
9
1.1.4. Chức năng của thuế
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
1.1.4.1 Chức năng huy động nguồn lực tài chính cho nhà nước
10
1.1.4.2 Chức năng điều tiết kinh tế
10
1.1.5. Hệ thống thuế ở Việt Nam
11
1.2. Những vấn đề cơ bản về cơ chế tự khai, tự nộp thuế
12
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm về cơ chế tự khai, tự nộp thuế
12
1.2.1.1. Khái niệm
12
1.2.1.2. Đặc điểm
12
1.2.2. Điều kiện để thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế
13
1.2.2.1. Hệ thống luật thuế phải thực sự minh bạch, người dân có thể
dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu chính sách thuế
13
1.2.2.2. Trình độ dân trí cao, sự hiểu biết và tuân thủ pháp luật của
người dân tốt, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đạt hiệu quả

thiết thực
13
1.2.2.3. Các cơ quan hành pháp phải có năng lực cao và phối hợp tốt
với cơ quan thuế trong công tác quản lý hành chính
13
1.2.2.4. Các thủ tục như đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế ,
phải đơn giản. Các chương trình thanh tra thuế và cưỡng chế thuế
phải có hiệu quả và hiệu lực.
14
1.2.2.5. Cần có chế tài pháp luật đủ nghiêm để răn đe các hành vi, vi
phạm
14
1.2.3. Ƣu điểm của cơ chế tự khai, tự nộp
14
1.2.3.1 Tiết kiệm thời gian, công sức
14
1.2.3.2 Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính về thuế
15
1.2.3.3 Nâng cao trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế
15
1.2.3.4 Tạo tiền đề nâng cao hiệu quả công tác của cơ quan Thuế
15
1.2.4. Hạn chế của cơ chế tự khai, tự nộp
16
1.2.4.1. Nguy cơ trốn lậu thuế, thất thoát thuế lớn nếu trình độ dân trí
thấp và không có biện pháp quản lý thuế phù hợp
16
1.2.4.2. Đòi hỏi cao về cơ sở vật chất và trình độ quản lý của các cơ
quan Nhà nước.
17

1.2.5. Đổi mới hoạt động thanh tra - dịch vụ tuyên truyền, hỗ trợ
và hƣớng dẫn nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ chế tự khai, tự nộp
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
1.3. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT trong cơ chế TKTN thuế
18
1.3.1. Khái niệm và sự cần thiết của công tác tuyên truyền, hỗ trợ
NNT
18
1.3.2. Mục đích, vai trò của công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT
trong cơ chế TKTN thuế
20
1.3.2.1. Mục đích
20
1.3.2.2. Vai trò của công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT
22
1.3.3. Các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ NNT
25
1.3.3.1. Các hình thức TTHT gián tiếp
26
1.3.3.2. Các hình thức TTHT trực tiếp
27
1.4. Kinh nghiệm về công tác tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế ở
nƣớc ngoài và trong nƣớc
29
1.4.1. Kinh nghiệm ở nƣớc ngoài
29
1.4.1.1. Kinh nghiệm của Cục thu nội địa Singapore (IRAS)

29
1.4.1.2. Kinh nghiệm của cơ quan thuế Australia (ATO)
31
1.4.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam
33
1.4.3. Kinh nghiệm của Cục thuế Hà Nội
36
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
39
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu
39
2.2. Mô hình nghiên cứu giả định
39
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
40
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin
40
2.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
40
2.3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
41
2.3.2. Phƣơng pháp tổng hợp, xử lý số liệu
43
2.3.2.1. Đối với thông tin thứ cấp
43
2.3.2.2. Đối với thông tin sơ cấp
43
2.3.3. Phƣơng pháp phân tích thông tin
44
2.3.3.1. Phương pháp phân tổ

44
2.3.2.2. Phương pháp so sánh
44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
44
CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN
TRUYỀN, HỖ TRỢ NNT TRONG CƠ CHẾ TKTN THUẾ CỦA
TỈNH THÁI NGUYÊN
45
3.1. Đặc điểm Tỉnh Thái Nguyên
45
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
45
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu
46
3.1.3.Đánh giá chung
48
3.2. Tổng quan chung về công tác TT,HT NNT của tỉnh Thái
Nguyên.
48
3.2.1. Công tác TTHT thuế tại Việt nam
48
3.2.2. Công tác TTHT thuế tại Thái Nguyên
51
3.2.3.Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác TT,HT tại Thái Nguyên
55
3.2.3.1. Môi trường pháp lý

55
3.2.3.2. Môi trường địa phương
55
3.2.3.3.Nhân tố thuộc về Cục thuế Thái Nguyên
55
3.2.3.4.Nhân tố người nộp thuế
56
3.2.3.5. Các ban, ngành liên quan
56
3.3. Kết quả điều tra về công tác TT,HT ngƣời nộp thuế tại tỉnh
Thái Nguyên.
56
3.3.1. Kết quả điều tra qua các số liệu lƣu trữ tại Cục thuế Thái
Nguyên
57
3.3.1.1.Công tác tuyên truyền thuế
57
3.3.1.2.Công tác hỗ trợ NNT
57
3.3.2. Kết quả điều tra đối với cán bộ thực hiện công tác TT,HT tại
cơ quan thuế
58
3.3.2.1. Thông tin về người được hỏi
58
3.3.2.2. Kết quả điều tra về công tác TT, HT NNT
58
3.3.3 Kết quả điều tra mức độ thoả mãn của NNT về chất lƣợng
công tác TT,HT NNT.
64
3.3.3.1. Thông tin về người được hỏi

65
3.3.3.2. Kết quả điều tra mức độ thoả mãn của DN về công tác TT,HT
67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
NNT.
3.3.4. So sánh kết quả điều tra đánh giá về công tác TT,HT NNT
giữa cán bộ thực hiện công tác TT,HT tại cơ quan thuế và nhân
viên làm kế toán thuế tại DN.
72
3.4. Nhận xét về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT trong việc thực
hiện cơ chế TKTN thuế ở Thái Nguyên
73
3.4.1 Những mặt đã làm đƣợc
73
3.4.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân
76
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, HỖ TRỢ NNT TRONG CƠ
CHẾ TKTN THUẾ TẠI THÁI NGUYÊN
81
4.1. Quan điểm định hƣớng
81
4.1.1 Mục tiêu tổng quát phát triển công tác TTHT tại Thái
Nguyên
81
4.1.2. Mục tiêu cụ thể
81
4.2. Các giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác

TT,HT NNT trong điều kiện tự khai, tự nộp thuế tại Thái Nguyên
82
4.2.1. Các giải pháp cụ thể
82
4.2.1.1.Tăng cường chất lượng TTHT của Cục thuế Thái Nguyên
82
4.2.1.2. Giải pháp với NNT
88
4.2.1.3. Phối hợp với các ban ngành, tổ chức, cá nhân khác trong toàn
tình.
88
4.2.1.4. Các giải pháp khác
89
4.2.2. Kiến nghị
91
4.2.3. Những hạn chế nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục
nghiên cứu để hoàn thiện công tác TT,HT NNT tại Thái Nguyên
92
KẾT LUẬN
93
PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Ký hiệu chữ viết tắt
Nguyên văn chữ viết tắt


NNT
Ngƣời nộp thuế
SAS
Hệ thống tự khai tự nộp
TTHT
Tuyên truyền hỗ trợ
TKTN
Tự khai tự nộp
iHTKK
Nộp hồ sơ khai thuế qua mạng
internet
TTHC
Thủ tục hành chính
VAT
Thuế giá trị gia tăng
TNDN
Thuế thu nhập doanh nghiệp
TNCN
Thuế thu nhập cá nhân
HĐH
Hiện đại hoá
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn
CTCP
Công ty cổ phần
DNTN
Doanh nghiệp tƣ nhân














DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ix

Trang
Sơ đồ 1.1: Hệ thống thuế ở Việt Nam
11
Hình 2.1: Mô hình đánh giá công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp
40
Bảng 2.1: Phân phối tần số ngƣời trả lời

42
Bảng 2.2: Thang điểm đo
43
Bảng 3.1: Kết quả công tác tuyên truyền qua các năm
57
Bảng 3.2: Kết quả công tác hỗ trợ NNT qua các năm
57
Bảng 3.3: Số lƣợng phiếu điều tra phát ra thu về
58
Bảng 3.4: Kết quả điều tra trình độ chuyên môn, thâm niên công tác của cán
bộ làm công tác TT,HT ở cơ quan thuế
58
Bảng 3.5: Đánh giá về Nội dung tuyên truyền
59
Bảng 3.6: Đánh giá về Hình thức tuyên truyền
60
Bảng 3.7: Đánh giá về công tác Giải thích pháp luật về thuế
61
Bảng 3.8: Đánh giá về công tác Tƣ vấn thủ tục hành chính thuế
62
Bảng 3.9: Đánh giá về Những khó khăn của công tác TT, HT
63
Bảng 3.10: Số lƣợng phiếu điều tra phát ra thu về
65
Bảng 3.11: Kết quả điều tra về trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán thuế ở
doanh nghiệp
65
Bảng 3.12: Kết quả điều tra độ tuổi bình quân và thâm niên công tác
66
Bảng 3.13: Loại hình doanh nghiệp, ngành nghề, vốn kinh doanh

66
Bảng 3.14: Đánh giá nội dung của công tác tuyên truyền
67
Bảng 3.15: Đánh giá vê hình thức tuyên truyền
68
Bảng 3.16: Đánh giá về công tác Giải thích pháp luật về thuế
69
Bảng 3.17: Đánh giá về tƣ vấn thủ tục hành hành chính
70
Bảng 3.18: Đánh giá về lợi ích doanh nghiệp nhận đƣợc sau khi đƣợc TT,HT.
71
Bảng 3.19: Tổng hợp kết quả điều tra về công tác TT,HT NNT
72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
Quản lý thuế là hoạt động đảm bảo thực thi chính sách thuế trong thực
tế, trong đó vai trò của cơ quan thuế rất quan trọng khi tác động lên ngƣời nộp
thuế (NNT) để đảm bảo tính hiệu lực - đáp ứng mục đích thu cho ngân sách
nhà nƣớc.
Quản lý thuế đối với doanh nghiệp là một quá trình thực hiện các chức
răng quản lý thuế và cung cấp các dịch vụ phục vụ tốt nhất cho quá trình tuân
thủ thuế của doanh nghiệp - khách hàng và là yếu tố quan trọng nhất của cơ
quan thuế. Sự thành công của quản lý thuế đối với doanh nghiệp đòi hỏi cơ
quan thuế phải thực hiện các giải pháp đổi mới, hoàn thiện các dịch vụ và
hoạt động quản lý đảm bảo thực thi chiến lƣợc quản lý thuế theo hƣớng tăng
cƣờng tối đa sự tuân thủ của các doanh nghiệp đặc biệt là sự tuân thủ tự
nguyện. Trong đó giải pháp đặc biệt quan trọng để thực hiện chiến lƣợc này

đó là hệ thống tự khai tự nộp. Quản lý thuế theo hệ thống tự khai, tự nộp là
phƣơng thức quản lý thu thuế hiện đại đang đƣợc hầu hết các nƣớc trên thế
giới áp dụng. Theo phƣơng thức này, các doanh nghiệp nộp thuế tự đánh giá
và kê khai khoản thuế phải nộp vào các bản kê khai thuế trên cơ sở các kết
quả kinh doanh trong kỳ theo nghĩa vụ và quy định của pháp luật và tự thực
hiện nộp số thuế đã kê khai vào ngân sách nhà nƣớc. Nhƣ vậy đặc trƣng của
hệ thống tự khai, tự nộp (SAS) là doanh nghiệp nộp thuế chứ không phải cơ
quan thuế có trách nhiệm kê khai và đánh giá các khoản thuế phải nộp.
Phƣơng thức này yêu cầu NNT kiểm soát dữ liệu thuế để thể hiện sự tuân thủ
tự nguyện và đáng tin cậy bằng việc lƣu giữ sổ sách, tính toán thuế và kê khai
các bản khai thuế. Phƣơng thức tự khai, tự nộp cũng yêu cầu cơ quan thuế tập
trung vào điều tra, nhƣ vậy sẽ loại trừ hoặc tối thiểu hoá quá trình cán bộ thuế
đánh giá thuế bóp nghẹt sự tuân thủ tự nguyện. Khi sử dụng hệ thống tự khai,
tự nộp doanh nghiệp có lợi ích là: Tăng cƣờng dân chủ và tính tự chủ của
doanh nghiệp trong việc ủy quyền cho doanh nghiệp thực hiện chức năng tự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
đánh giá và kê khai thuế, tự nộp thuế vào ngân sách; Giảm gánh nặng về thủ
tục hành chính cho doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế;
Tăng tính tự chủ cho doanh nghiệp tác động vào yếu tố tâm lý xã hội đến sự
tuân thủ thuế thông qua giảm tần suất và sức ép của hoạt động thanh tra thuế;
Giảm gánh nặng chi phí tuân thủ thuế tác động vào yếu tố kinh tế của sự tuân
thủ, đặc biệt giảm sự thoả hiệp và thƣơng lƣợng về thuế phải nộp giữa NNT
và cơ quan thuế; Và cuối cùng, hệ thống SAS thúc đẩy sự nộp thuế đầy đủ và
đúng hạn. Trong phƣơng thức quản lý cũ, NNT ỷ lại cơ quan thuế, trách
nhiệm không rõ ràng; một số nơi cán bộ thuế đánh giá thuế quan liêu và chủ
yếu là thoả thuận, thƣơng lƣợng thuế, vì vậy hạn chế sự tác động của cơ quan
quản lý thuế đến sự tuân thủ của NNT.
Quản lý thuế theo hệ thống tự khai, tự nộp, cơ quan thuế cũng có lợi ích

là: Giảm gánh nặng công việc quản lý thuế bằng uỷ quyền cho NNT thực hiện
công việc kê khai thuế, và tự kiểm tra, tự chịu trách nhiệm: Cơ quan thuế có
điều kiện chuyên môn hoá váo các chức năng quản lý thuế khác nhƣ hỗ trợ,
tuyên truyền nâng cao ý thức tuân thủ của NNT, Hệ thống SAS hiệu quả, ít
tốn kém đặc biệt là quản lý thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập do loại trừ
đƣợc chức năng kê khai đánh giá thuế và tập trung thanh tra có trọng điểm đối
với một số trƣờng hợp có xác suất rủi ro trốn thuế cao; SAS là hệ thống hiệu
quả và hiệu lực trong việc chống tham nhũng bằng việc giảm thiểu sự tiếp xúc
giữa cơ quan thuể và khách hàng.Việc tiếp xúc quá mức giữa NNT và cán bộ
thuế cũng tạo ra những cơ hội cho hối lộ và giảm thu ngân sách nhà nƣớc. Để
thực hiện đƣợc phƣơng thức tự khai tự nộp thì việc đầu tiên và mang tính chất
quyết định đó là hệ thống tự khai tự nộp phải thực hiện song song với các
chƣơng trình hỗ trợ, tƣ vấn tuyên truyền và giáo dục hiểu biết luật thuế, nghĩa
vụ thuế và nâng cao ý thức văn hoá thuế trong cộng đồng các doanh nghiệp
nộp thuế. Đây là chức năng đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu tuân
thủ thuế một cách tự nguyện. Đồng thời, các chƣơng trình thanh tra thuế cần
hiệu lực trong việc lựa chọn trƣờng hợp thanh tra thuế. Sự thiếu hụt của các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
chƣơng trình này sẽ làm giảm sự tuân thủ vì nếu đối tƣợng chắc chắn rằng họ
không phải là đối tƣợng thanh tra, động cơ tuân thủ thuế sẽ giảm; Chƣơng
trình đơn giản hoá quy trình thủ tục tuân thủ thuế nhằm giảm thiểu chi phí
tuân thủ thuế. Mặt khác, phải đổi mới hệ thống thúc đẩy sự tuân thủ, hệ thống
hình phạt và cƣỡng chế thuế. Dƣới hệ thống này, sự không tuân thủ phải đƣợc
xử lý chính xác, nghiêm khắc và nhanh chóng nhằm thúc đẩy đa số doanh
nghiệp tuân thủ thuế. Một hệ thống thúc đẩy và xử phạt yếu sẽ là điều kiện
làm lan nhanh sự không tuân thủ sang các đối tƣợng khác; Đổi mới mô hình
cơ cấu tổ chức cơ quan thuế theo hƣớng phục vụ và quản lý tốt nhất các nhóm
NNT khác nhau trên cơ sở chuyên môn hóa hợp lý các chức năng quản lý

thuế. Đó là điều kiện để giảm thiểu chi phí tuân thủ thuế, chi phí quản lý hành
chính thuế và tiếp cận tốt hơn đối với các doanh nghiệp nộp thuế; Hiện đại
hoá quản lý thuế với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nhằm giảm thiểu thời
gian và chi phí kê khai nộp thuế, giảm thiểu gánh nặng quản lý thuế theo kiểu
thủ công truyền thống, hỗ trợ tốt hơn cho thanh tra thuế dựa theo tính toán xác
suất rủi ro và phục vụ tốt nhất cho tuyên truyền tƣ vấn thuế.
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu
Tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế là nội dung quan trọng, là khâu đột
phá của toàn bộ lộ trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế. Công tác này có
tầm quan trọng đặc biệt, không những nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và
tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của ngƣời nộp thuế, góp phần thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ của ngành, mà còn tạo mối quan hệ gắn kết giữa cơ quan
thuế và ngƣời nộp thuế.
Một trong những tiêu chí để đánh giá hệ thống thuế tốt là tính hiệu quả
của hệ thống đó mà thể hiện rõ nét là tính tự giác tuân thủ tự nguyện cao trong
việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nƣớc của ngƣời nộp thuế.
Tạo lập mối quan hệ bình đẳng, thân thiện giữa cơ quan quản lý thuế và
ngƣời nộp thuế theo hƣớng ngƣời nộp thuế là ngƣời đƣợc phục vụ, là khách
hàng của cơ quan thuế và cơ quan thuế là ngƣời phục vụ đáng tin cậy nhất của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
ngƣời nộp thuế. Cơ quan thuế và ngƣời nộp thuế là bạn đồng hành trong việc
thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nƣớc.
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ thuế đạt hiệu quả khi nào ngƣời nộp thuế
am hiểu, thực hiện chính sách, pháp luật thuế tốt, khi ngƣời nộp thuế thể hiện
sự quan tâm, gần gũi, xây dựng với thuế và khi nào cơ quan thuế và ngƣời
nộp thuế là bạn đồng hành thì công tác tuyên truyền - hỗ trợ sẽ hoàn thành
nhiệm vụ và mang lại một ý nghĩa sâu sắc.
Bản thân tôi nhận thấy công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế

trong cơ chế tự khai tự nộp rất quan trọng, đây là cầu nối để chính sách, pháp
luật thuế đến với ngƣời nộp thuế. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng và
giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong cơ
chế tự khai tự nộp thuế tại tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục tiêu chung: Thông qua nghiên cứu đề tài hệ thống hoá các vấn đề lý
luận của công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế. Đánh giá thực trạng
chất lƣợng công tác TTHT, sự thỏa mãn của ngƣời nộp thuế khi đƣợc tuyên
truyền và đề nghị hỗ trợ. Từ đó đƣa ra những giải pháp, kiến nghị nâng cao
công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT.
2.2. Mục tiêu cụ thể: Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng, các vấn đề
còn tồn tại trong công tác tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế trong cơ chế
tự khai tự nộp thuế tại tỉnh Thái Nguyên. Từ đó đƣa ra các giải pháp, kiến
nghị nhằm tăng cƣờng, hoàn thiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp
thuế tại Thái Nguyên, góp phần tăng thu ngân sách nhà nƣớc.
3. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu chính đƣợc xác định là:
Thứ nhất: Công tác tuyên truyền về thuế tại tỉnh Thái Nguyên.
Thứ hai: Công tác hỗ trợ ngƣời nộp thuế tại tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian và trình độ có hạn nên đề tài xin đƣợc nghiên cứu trong
phạm vi nội dung, không gian và thời gian nhƣ sau:
 Về nội dung: Nghiên cứu công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế
trong quản lý thuế.
 Về mặt không gian: Địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
 Về thời gian: Từ năm 2009 đến năm 2011.

4. Những đóng góp mới của luận văn
Hệ thống hoá công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế trong quản lý
thuế, nâng cao nhận thức của cán bộ thuế và ngƣời dân với công tác tuyên
truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế.
Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế tại Thái
Nguyên góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nƣớc.
Đề tài gián tiếp góp phần mang lại lợi ích kinh tế cho cả ngƣời nộp thuế
và cơ quan thuế (chính là lợi ích của Nhà nƣớc). Sự tự giác chấp hành nghĩa
vụ thuế và chấp hành đúng sẽ làm giảm chi phí quản lý của cơ quan thuế nhƣ
chi phí cho công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, truy thu, cƣỡng chế nợ thuế.
5. Kết cấu đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục . Luận văn bao gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thuế, công tác tuyên truyền, hỗ
trợ ngƣời nộp thuế trong cơ chế tự khai tự nộp thuế.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Phân tích thực trạng công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp
thuế trong cơ chế tự khai tự nộp thuế của Tỉnh thái Nguyên.
Chƣơng 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên
truyền, hỗ trợ trong cơ chế tự khai tự nộp thuế tại Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ VÀ CÔNG TÁC TUYÊN
TRUYỀN, HỖ TRỢ NGƢỜI NỘP THUÊ TRONG CƠ CHẾ TKTN THUẾ

1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế
1.1.1 Khái niệm về thuế
Cho đến nay trong các sách báo kinh tế trên thế giới vẫn chƣa có thống
nhất tuyệt đối về khái niệm thuế. Đứng trên các góc độ khác nhau theo các

quan điểm của các nhà kinh tế khác nhau thì có định nghĩa về thuế khác nhau.
Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze trong cuốn “Tài chính công” đƣa ra
một định nghĩa tƣơng đối cổ điển về thuế: “ Thuế là một khoản trích nộp bằng
tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp
cho nhà nƣớc thông qua con đƣờng quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu
của Nhà Nƣớc.”.
Trên góc độ phân phối thu nhập: “ Thuế là hình thức phân phối và phân
phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quỹ
tiền tệ tập trung của nhà nƣớc để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc.”
Trên góc độ ngƣời nộp thuế: “Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ
chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nƣớc theo luật định để đáp ứng
nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc.”
Trên góc độ kinh tế học: “Thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, nhà nƣớc
sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tƣ sang khu
vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của nhà nƣớc.”
Theo từ điển tiếng việt: “Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà ngƣời dân
hoặc các tổ chức kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp… buộc
phải nộp cho nhà nƣớc theo mức quy định.”
Từ các định nghĩa trên ta có thể rút ra đƣợc một số đặc trƣng chung của thuế là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Thứ nhất, nội dung kinh tế của thuế đƣợc đặc trƣng bởi các mối quan hệ
tiền tệ phát sinh dƣới nhà nƣớc và các pháp nhân, các thể nhân trong xã hội.
Thứ hai, những mỗi quan hệ dƣới dạng tiền tệ này đƣợc nảy sinh một
cách khách quan và có ỹ nghĩa xã hội đặc biệt- việc chuyển giao thu nhập có
tính chất bắt buộc theo mệnh lệnh của nhà nƣớc.
Thứ ba, xét theo khía cạnh pháp luật, thuế là một khoản nộp cho nhà
nƣớc đƣợc pháp luật quy định theo mức thu và thời hạn nhất định.

Từ các đặc trƣng trên của thuế , ta có thể nêu lên khái niệm tổng quát
về thuế là: “ Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp
nhân cho nhà nƣớc theo mức độ và thời hạn đƣợc pháp luật quy định nhằm sử
dụng cho mục đích công cộng.”
1.1.2. Phân loại thuế
Phân loại thuế là việc sắp xếp các sắc thuế trong hệ thống thuế thành
những nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. Có nhiều tiêu thức
phân loại khác nhau, mỗi tiêu thức phân loại có nhiều loại thuế khác nhau:
1.1.2.1 Phân loại theo đối tượng chịu thuế
Căn cứ vào đối tƣợng chịu thuế có thể chia hệ thống thuế thành các sắc thuế sau:
+ Thuế Giá trị gia tăng: thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu
đánh trên khoản giá trị tăng thêm cuả hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá
trình từ sản xuất, lƣu thông đến tiêu dùng.
+ Thuế Thu nhập doanh nghiệp: Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại
thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp.
+ Thuế Thu nhập cá nhân: Thuế TNCN là loại thuế trực thu đánh vào
phần thu nhập của từng cá nhân.
+ Thuế Tiêu thụ đặc biệt: Là loại thuế gián thu đánh vào sự tiêu dùng
một số loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt theo danh mục do Nhà nƣớc qui định.
+ Thuế nhập khẩu, xuất khẩu: Là một loại thuế đánh vào các hàng hoá mậu
dịch, phi mậu dịch đƣợc phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
+ Thuế tài nguyên: Thuế tài nguyên là một khoản thu bắt buộc đối với các
tổ chức và cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên không phụ
thuộc vào cách thức tổ chức và hiệu qủa sản xuất kinh doanh của ngƣời khai thác
+ Thuế Môn bài: Là một loại thuế thu vào khai trƣơng nghề nghiệp trong
một năm, đƣợc tính vào đầu năm đối với các thể nhân, pháp nhân có hoạt
động sản xuất kinh doanh.

+ Thuế Nhà đất: Thuế nhà đất là thuế thu đối với nhà và đối với đất ở,
đất xây dựng công trình.
+ Thuế Sử dụng đất nông nghiệp: Tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất
nông nghiệp đều phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp (gọi chung là hộ nộp thuế).
Hộ đƣợc giao quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không sử dụng vẫn
phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.
1.1.2.2 Phân loại theo phương thức đánh thuế
Theo phƣơng thức đánh thuế thì hệ thống thuế gồm 2 loại sau:
Thuế trực thu: Là thuế mà ngƣời, hoạt động, đồ vật chịu thuế và nộp
thuế là một. Ví Dụ nhƣ một ngƣời nhập hàng hóa từ nƣớc ngoài về và tiêu
dùng luôn, hay nhƣ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tài
sản Thuế đánh lên thu nhập hoặc tài sản với kỳ vọng rằng ngƣời bị thu thuế
sẽ thực sự là ngƣời bị mất sức mua.
Thuế gián thu: là thuế mà ngƣời chịu thuế và ngƣời nộp thuế không
cùng là một. Chẳng hạn, chính quyền đánh thuế vào công ty (công ty nộp
thuế) và công ty lại chuyển thuế này vào chi phí tính vào giá hàng hóa và dịch
vụ, do vậy đối tƣợng chịu thuế là ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ: thuế
VAT, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đƣợc thu từ nhà sản xuất,
ngƣời bán hàng với kỳ vọng chúng sẽ đƣợc chuyển sang cho ngƣời tiêu dùng.
Thuế này chuyển sức mua khỏi ngƣời tiêu dùng cuối cùng bằng cách tạo
khoảng chênh lệch giữa số tiền chi trả cho nhà sản xuất và giá bán.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
1.1.3. Đặc điểm của thuế
Thuế có những thuộc tính tƣơng đối ổn định qua từng giai đoạn phát
triển và biểu hiện thành những đặc trƣng riêng có của nó, qua đó giúp ta phân
biệt thuế với các công cụ khác. Những đặc trƣng đó là:
1.1.3.1 Tính bắt buộc

Tính bắt buộc là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế để phân biệt giữa
thuế với các hình thức động viên tài chính khác của ngân sách nhà nƣớc.
Đặc điểm này cho ta thấy rõ nội dung kinh tế của thuế là những quan hệ
tiền tệ đƣợc hình thành một cách khách quan và có một ý nghĩa xã hội đặc
biệt- việc động viên mang tính chất bắt buộc của nhà nƣớc. Phân phối mang
tính chất bắt buộc dƣới hình thức thuế là một phƣơng thức phân phối của nhà
nƣớc, theo đó một bộ phân thu nhập của ngƣời nộp thuế đƣợc chuyển giao
cho nhà nƣớc mà không kèm theo một sự cấp phát hoặc những quyền lợi nào
khác cho ngƣời nộp thuế, mà hành động đóng thuế là hành động thực hiện
nghĩa vụ của ngƣời công dân.
1.1.3.2 Tính không hoàn trả trực tiếp
Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế đƣợc thể hiện ở chỗ: thuế
đƣợc hoàn trả gián tiếp cho ngƣời nộp thuế thông qua việc cung cấp các dịch
vụ công cộng của nhà nƣớc. Sự không hoàn trả trực tiếp đƣợc thể hiện kể cả
trƣớc và sau thu thuế. Trƣớc khi thu thuế, nhà nƣớc không hề cung ứng trực
tiếp một dịch vụ công cộng nào cho ngƣời nộp thuế. Sau khi nộp thuế, nhà
nƣớc cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho ngƣời nộp thuế.
1.1.3.3 Tính pháp lý cao
Thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao, đƣợc quyết định bởi
quyền lực chính trị của nhà nƣớc và quyền lực ấy đƣợc thể hiện bằng pháp luật.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
1.1.4. Chức năng của thuế
Chức năng của thuế là sự thể hiện công dụng vốn có của thuế, và nó có
tính ổn định tƣơng đối. Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển thuế luôn
luôn thực hiện hai chức năng cơ bản sau.

1.1.4.1 Chức năng huy động nguồn lực tài chính cho nhà nước
Ngay từ lúc phát sinh, thuế luôn luôn có công dụng là phƣơng tiện đông
viên nguồn tài chính cho nhà nƣớc, là chức năng cơ bản của thuế. Nhờ chức
năng huy động nguồn lực tài chính mà quỹ tiền tệ tập trung của nhà nƣớc đƣợc
hình thành, qua đó đảm bảo cơ sở vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của nhà
nƣớc. Chức năng này đã tạo ra những tiền đề để nhà nƣớc tiến hành phân phối
và phân phối lại tổng sản phẩm của xã hội và thu nhập quốc dân trong xã hội.
Thuế là một nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất cho ngân sách nhà nƣớc.
1.1.4.2 Chức năng điều tiết kinh tế
Chức năng điều tiết kinh tế của thuế đƣợc thực hiện thông qua việc quy
định các hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tƣợng chịu thuế
và đối tƣợng nộp thuế, xây dựng chính xác các mức thuế phải nộp có tính đến
khả năng của ngƣời nộp thuế, sử dụng linh họat các ƣu đãi và miễn giảm thuế.
Trên cơ sở đó, nhà nƣớc kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ
đạo chung, phù hợp lợi ích của xã hội. Nhƣ vậy, bằng cách điều tiết và kích
thích, chức năng điều tiết kinh tế của thuế đã đƣợc thực hiện.
Giữa chức năng huy động nguồn lực tài chính và chức năng điều tiết
kinh tế có mỗi quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Chức năng huy động nguồn
lực tài chính quy định sự tác động và sự phát triển của chức năng điều tiết.
Ngƣợc lại, nhờ sự vận dụng đúng đắn chức năng điều tiết kinh tế đã làm cho
chức năng huy động nguồn lực tài chính của thuế có điều kiện phát triển.
Chức năng huy động nguồn lực tài chính càng tăng lên nhằm đảm bảo nguồn
thu nhập cho nhà nƣớc đã tạo ra những điều kiện để nhà nƣớc tác động một
cách sâu rộng đến các quá trình kinh tế và xã hội. Điều này tạo ra tiền đề tăng
thêm thu nhập cho các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cƣ, do đó mở rộng
cơ sở thực hiện chức năng huy động nguồn lực tài chính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Cùng với sự thống nhất đó, thì giữa hai chức năng này của thuế cũng

không loại trừ những mặt mâu thuẫn. Sự tăng cƣờng chức năng huy động tập
trung tài chính làm cho mức thu nhập của nhà nƣớc tăng lên. Điều đó đồng
nghĩa với việc mở rộng khả năng của nhà nƣớc trong việc thực hiện các
chƣơng trình kinh tế- xã hội. Mặt khác, việc tăng cƣờng chức năng huy động
một cách quá mức sẽ làm tăng gánh nặng thuế và hậu quả của nó là giảm
động lực phát triển kinh tế và làm xói mòn vai trò điều tiết kinh tế.
Do vậy, trong quá trình quản lý thuế, hoạch định các chính sách thuế ở
mỗi giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau cần phải chú ý đến mối quan hệ giữa
chức năng điều tiết kinh tế và chức năng huy động nguồn tài chính của thuế.
1.1.5. Hệ thống thuế ở Việt Nam
Hệ thống thuế là tổng hợp các hình thức thuế khác nhau mà giữa chúng
có mỗi quan hệ mật thiết với nhau để thực hiện các nhiệm vụ nhất định của
nhà nƣớc trong từng thời kỳ.











Sơ đồ 1.1: Hệ thống thuế ở Việt Nam
Hệ thống thuế
Thuế trực thu
Thuế gián thu
Thuế
thu

nhập
DN
Thuế
thu
nhập

nhân
Thuế
sử
dụng
đất
nông
nghiệp
Thuế
Giá
trị gia
tăng
Thuế
Xuất
khẩu,
Nhập
khẩu
Thuế
nhà
đất
Thuế
Tiêu
thụ
đặc
biệt

Thuế
tài
nguyên

Thuế
môn
bài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
1.2. Những vấn đề cơ bản về cơ chế tự khai, tự nộp thuế
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm về cơ chế tự khai, tự nộp thuế
1.2.1.1. Khái niệm
Cơ chế tự khai tƣ nộp thuế là cơ chế quản lý thuế trong đó NNT tự giác
căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh trong kì kê khai của mình và căn cứ
vào những quy định của pháp luật tự xác định nghĩa vụ thuế của mình, kê
khai, nộp thuế vào ngân sách Nhà nƣớc, và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật
về tính trung thực, chính xác của việc kê khai.
1.2.1.2. Đặc điểm
Cơ chế tự khai, tự nộp thuế là một phƣơng thức quản lý thuế đƣợc xây
dựng dựa trên nền tảng là sự tuân thủ tự nguyện của NNT, quản lý thuế dựa
trên kĩ thuật quản lý rủi ro.
Cơ chế tự khai tự nộp thuế đòi hỏi các tổ chức, cá nhân nộp thuế phải nâng
cao trách nhiệm vì hồ sơ khai thuế là do tổ chức, cá nhân nộp thuế tự lập trên cơ
sở sản xuất kinh doanh của mình và chính sách chế độ về thuế mà không cần có
sự xác nhận của cơ quan thuế. Tổ chức, cá nhân nộp thuế phải chịu trách nhiệm
về kết quả của việc tính thuế, kê khai thuế của mình trƣớc pháp luật.
Theo cơ chế này cơ quan thuế không can thiệp vào quá trình kê khai ,
nộp thuế của tổ chức, cá nhân kinh doanh nhƣng cơ quan thuế sẽ tiến hành
thanh tra, kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử phạt, cƣỡng chế theo luật định

đối với những trƣờng hợp có hành vi vi phạm pháp luật về thuế nhƣ: không
nộp thuế, trốn thuế, gian lận về thuế …
Áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp, cơ quan Thuế phải tăng cƣòng công tác
tuyên truyền, phổ biến và giải đáp các vƣớng mắc về chính sách, chế độ thủ
tục về thuế mà các tổ chức, cá nhân thƣờng gặp trong quá trình kê khai nộp
thuế để NNT thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của mình đối với Nhà nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Cơ chế tự khai, tự nộp là cơ chế quản lý thuế hiện đại, hiệu quả, đƣợc
hầu hết các nƣớc trên thế giới áp dụng, nó cho phép các cơ quan thuế phân bổ
nguồn lực theo hƣớng chuyên môn hóa, chuyên sâu trong quản lý cải tiến các
quy trình quản lý rõ ràng làm tăng sự minh bạch trong quản lý thuế, đồng
thời giảm bớt chi phí quản lý, thúc đẩy cải cách hành chính thuế.
1.2.2. Điều kiện để thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế
Việc thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi các điều kiện sau:
1.2.2.1 Hệ thống luật thuế phải thực sự minh bạch, người dân có thể dễ dàng
tiếp cận và tìm hiểu chính sách thuế
Để áp dụng cơ chế quản ký thuế tiên tiến đòi hỏi ngƣời nộp thuế phải
nắm chắc các quy định của luật thuế để tự mình kê khai, tính toán đúng số
thuế phải nộp cho Nhà nƣớc. Muốn vậy, các luật thuế phải đơn giản , dễ hiểu,
minh bạch, từng quy định trong các luật thuế phải đƣợc rõ ràng, không mơ hồ,
không làm cho ngƣời dân muốn hiểu thế nào cũng đƣợc.
1.2.2.2 Trình độ dân trí cao, sự hiểu biết và tuân thủ pháp luật của người dân
tốt, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đạt hiệu quả thiết thực
Vì NNT là ngƣời trực tiếp tính toán số thuế mà mình phải nộp cho ngân
sách nhà nƣớc, do đó đòi hỏi họ phải có một kiến thức cơ bản để hiểu đƣợc các
quy định của luật thuế. Mặt khác, cơ chế tự khai, tự nôp đòi hỏi sự tự giác cao
của ngƣời nộp thuế do vậy mà ngƣời dân cần phải có ý thức tuân thủ pháp luật
tốt. để đạt đƣợc điều kiện này thì cơ quan quản lý thuế phải đổi mới và nâng cao

hiệu quả của công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến các chính sách thuế.
1.2.2.3 Các cơ quan hành pháp phải có năng lực cao và phối hợp tốt với cơ
quan thuế trong công tác quản lý hành chính
Trong khi cơ chế tự khai, tƣ nộp thuế đòi hỏi ngƣời nộp thuế phải có sự
tự giác tuân thủ cao thì có một bộ phận không nhỏ dân chúng có ý thức chấp
hành pháp luật chƣa tốt. Vì vậy, đòi hỏi các cơ quan hành pháp nói chung và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
cơ quan thuế nói riêng phải có trình độ quản lý cao để đảm bảo thực hiện
đúng những quy định của pháp luật.
1.2.2.4 Các thủ tục như đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế , phải đơn giản.
Các chương trình thanh tra thuế và cưỡng chế thuế phải có hiệu quả và hiệu lực.
Các thủ tục về thuế phải đơn giản để giúp các tổ chức, cá nhân dễ dàng
hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với Nhà nƣớc. Đồng thời cơ quan thuế phải
luôn luôn thanh tra, kiểm tra viẹc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT vì gian
lận, trốn lậu thuế là một căn bệnh kinh niên tồn tại song song cùng với việc
thu thuế của Nhà nƣớc.
1.2.2.5 Cần có chế tài pháp luật đủ nghiêm để răn đe các hành vi, vi phạm
Khi áp dụng mô hình quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thì các
chế tài pháp luật nghiêm minh là rất cần thiết, rất quan trọng trong bối cánh
khả năng lợi dụng sự cho phép tự giác của Nhà nƣớc để trốn lậu thuế là khá
cao, nhất là đối với nƣớc ta- một nƣớc có trình độ phát triển chƣa cao về mọi
mặt.
1.2.3. Ƣu điểm của cơ chế tự khai, tự nộp
Cơ chế tự khai, tự nộp thuế đã đƣợc áp dụng ở nhiều nƣớc trên thế giới,
đây là cơ chế hành thu tiên tiến đem lại nhiều lợi ích cho cả cơ quan thu thuế
và tổ chức , cá nhân nộp thuế. Cơ chế này có những ƣu điểm sau:
1.2.3.1 Tiết kiệm thời gian, công sức
Khi áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thì hàng tháng cán bộ quản lý thu

thuế sẽ không phải mất thời gian để tính toán lại số thuế phải nộp của ngƣời
nộp thuế, không phải mất thời gian đi gửi thông báo thuế cho NNT. Hơn nữa,
trong cơ chế “Thông báo thuế” trƣờng hợp NNT đã thực hiện nghiêm túc luật
thuế, kê khai và tính toán chính xác số thuế phải nộp thì rõ ràng việc phải tính
toán lại của cơ quan thuế là thừa và lãng phí thời gian, công sức. Còn đối với
ngƣời nộp thuế thì với việc cơ chế tự khai, tự nộp sẽ làm giảm đƣợc các thủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×