Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

nghiên cứu đặc điểm một số thảm thực vật thứ sinh phục hồi sau nương rẫy ở xã yên đổ, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 93 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



MAI THÙY LINH



NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ THẢM THỰC VẬT THỨ
SINH PHỤC HỒI SAU NƢƠNG RẪY Ở XÃ YÊN ĐỔ, HUYỆN PHÚ
LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60.42.60



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐINH THỊ PHƯỢNG



THÁI NGUYÊN – 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi cùng với sự
hƣớng dẫn khoa học của TS. Đinh Thị Phƣợng (Trƣờng ĐHSP Thái Nguyên).
Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Nếu
sai tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả



Mai Thùy Linh




















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Đinh Thị Phượng (Trường
ĐHSP Thái Nguyên) đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thiện luận văn thạc sỹ.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Ban Chủ nhiệm khoa
Sinh - KTNN, khoa Sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, cùng
các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong học
tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ huyện Phú Lương, cán bộ xã Yên Đổ
cùng các tổ chức, cá nhân đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động
viên, giúp đỡ tôi về nhiều mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 23 tháng 03 năm 2013
Tác giả


Mai Thùy Linh







MỤC LỤC

Lờ i cam đoan……………………………………………… ………………… i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii

Lờ i cả m ơn………………………………………………….………………… ii
Mục lục…………………………………………………….………………… iii
Danh mụ c cá c chƣ̃ viế t tắ t…………………………………….……………… iv
Danh mụ c bảng………………………………………….…………………… v
Danh mục hình…………………………………………………………………vi
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………. 1
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………….…………… 1
2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………… 2
3. Phạm vi nghiên cứu……………………………………….………………….3
4. Ý nghĩa của đề tài…………………………………………………………… 3
5. Cấu trúc của luận văn……………………………………….………………. 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU…………… … 4
1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu………………………. 4
1.1.1. Khái niệm về thảm thực vật……………………………….…………. …. 4
1.1.2. Thảm thực vật thứ sinh………………………………………………… 5
1.1.3. Tái sinh rừng……………………………………………….…………….5
1.2. Những nghiên cứu về thực vật……………………………….……………6
1.2.1. Những nghiên cứu về thành phần loài…………………….…………… 6
1.2.2. Những nghiên cứu về thành phần dạng sống……………….……………9
1.2.3. Những nghiên cứu về cấu trúc của thảm thực vật…………….……… 11
1.2.4. Những nghiên cứu về quá trình tái sinh rừng………………………… 16
1.3. Những nghiên cứu về thực vật ở Thái Nguyên………………….……….17
1.3.1. Những nghiên cứu về thành phần loài…………………………………. 17
1.3.2. Những nghiên cứu về thành phần dạng sống………………….……… 19
1.3.3. Những nghiên cứu về cấu trúc thảm thực vật………………………… 19

1.3.4. Những nghiên cứu về quá trình tái sinh của rừng……………….…… 20
CHƢƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHÊN CỨU…21
2.1. Điều kiện tự nhiên……………………………………………….……… 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv

2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới………………………………………….… … 21
2.1.2. Đặc điểm địa hình………………………………………….………… 21
2.1.3. Địa chất, thổ nhƣỡng……………………………………….………… 23
2.1.4. Điều kiện khí hậu, thủy văn……………………………….…… 23
2.1.5. Tài nguyên khoáng sản…………………………………….………… 25
2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu…………………………… 26
2.2.1. Dân số, dân tộc…………………………………………….……………26
2.2.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội…………………………………….…… … 27
CHƢƠNG 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU………………………………………… ……………………………….30
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu…………………………….…………………… 30
3.2. Địa điểm nghiên cứu……………………………….…………………… 30
3.3. Nội dung nghiên cứu………………………….………………………… 30
3.3.1. Xác định các trạng thái thảm thực vật tự nhiên tại khu vực nghiên
cứu……………………………………………………….…………………….30
3.3.2. Nghiên cứu các đặc điểm chính của các trạng thái thảm thực vật thứ sinh
trong khu vực nghiên cứu…………………………………………………… 30
3.3.3. Xác định chiều hƣớng động thái của trạng thái thảm thực vật và đề xuất
các biện pháp lâm sinh góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi rừng tại vùng
nghiên cứu………………………………………………… …………………30
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………… 30
3.4.1. Phƣơng pháp điều tra……………………………………………… 31
3.4.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu………………………………………… 32

3.4.3. Phƣơng pháp phân tích mẫu………………………………………… 32
3.4.4. Phƣơng phá p điề u tra trong nhân dân 34
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUN… …………….35
4.1. Các trạng thái đặc trƣng của thảm thực vật sau nƣơng rẫy tại khu vực
nghiên cứu…………………………………….……………………………….35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v

4.2. Đặc điểm các trạng thái thảm thực vật thứ sinh ở khu vực nghiên
cứu………………………………………………………………….………….35
4.2.1. Sự phân bố các taxon thực vật trong các trạng thái nghiên cứu……… 35
4.2.2. Thành phần loài thực vật trong trạng thái thảm thực vật…………….…39
4.2.3. Thành phần dạng sống thực vật trong trạng thái thảm thực vật trong khu
vực nghiên cứu……………………………………………………….…….….43
4.2.4. Đặc điểm cấu trúc hình thái các kiểu thảm thực vật…………….…… 49
4.2.5. Đặc điểm tái sinh tự nhiên trong các kiểu thảm thực vật…………….…54
4.3. Chiều hƣớng biến đổi của các trạng thái thảm thực vật tại khu vực nghiên
cứu…………………………………………………………………….……….60
4.4. Đề xuất một số biện pháp lâm sinh gó p phầ n thú c đẩ y quá trì nh phụ c hồ i
rƣ̀ ng tạ i khu vƣ̣ c nghiên cƣ́ u………………………………………… ……… 61
KẾ T LUẬ N - KIẾ N NGHỊ …………………………………………….…… 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………… 65
PHỤ LỤC 1…………………………………………………………….… 71
PHỤ LỤC 2……………………………………………………………… 83











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. Hvn: Chiều cao vút ngọn
2. KVNC: Khu vực nghiên cứu
3. OTC: Ô tiêu chuẩn
4. ODB: Ô dạng bản
5. TTV: Thảm thực vật
6. UBND: Uỷ ban nhân dân


















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa tỉnh Thái Nguyên năm 2012
Bảng 4.1. Thống kê thành phần các taxon thực vật tại KVNC
Bảng 4.2. Sự phân bố các taxon giữa lớp Mộc lan và lớp Hành trong ngành Mộc lan
Bảng 4.3. Số lƣợng và tỷ lệ phần trăm về số loài, chi và họ thực vật trong các TTV ở
KVNC
Bảng 4.4. Thành phần dạng sống thƣ̣ c vậ t trong KVNC
Bảng 4.5. Thành phần dạng sống thƣ̣ c vậ t trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC
Bảng 4.6. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao ở KVNC
Bảng 4.7. Cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh trong các thảm thực vật ở KVNC
Bảng 4.8. Chất lƣợng và nguồn gốc cây tái sinh ở KVNC




















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii




DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí ODB trong OTC ở rừng thứ sinh
Hình 4.1. Biể u đồ biể u diễ n sự phân bố của các bậc taxon ở KVNC
Hình 4.2. Biể u đồ biể u diễ n sự phân bố các taxon trong ngành Mộc lan
Hình 4.3. Biểu đồ biể u diễ n về số loài, số chi và số họ thực vật trong KVNC
Hình 4.4. Biểu đồ biể u diễ n thành phần dạng sống thƣ̣ c vậ t trong KVNC
Hình 4.5. Biểu đồ sự phân bố dạng sống thực vật tại các trạng thái TTV tại KVNC
Hình 4.6. Biểu đồ phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao ở KVNC
Hình 4.7. Biể u đồ biể u diễ n chất lƣợng của cây gỗ tái sinh trong các trạng thái TTV ở KVNC
Hình 4.8.
Biể u đồ biể u diễ n nguồn gốc của cây gỗ tái sinh trong
các TTV ở KVNC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Có thể nói, rừng có vai trò to lớn trong việc bảo vệ đất, nƣớc, không khí tạo
nên sự cân bằng sinh thái và sự phát triển bền vững của sự sống trên trái đất, là nơi
cƣ trú và cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật. Thảm thực vật rừng còn có vai
trò rất quan trọng cung cấp nguồn nguyên liệu cho các hoạt động của con ngƣời
nhƣ lấy gỗ, giấy, xây dựng nhà cửa và các trang thiết bị nội thất, cho dầu béo, tinh
dầu, làm thuốc, làm cảnh và nhiều giá trị sử dụng khác. Rừng có một ý nghĩa vô
cùng quan trọng, đó là một loại tài nguyên đặc biệt có khả năng tự tái tạo, có vai
trò quan trọng đối với môi trƣờng sinh thái, đời sống kinh tế xã hội. Vì vậy, công
tác bảo vệ phát triển rừng là vấn đề có tính chiến lƣợc gắn liền với sự nghiệp phát
triển toàn diện kinh tế xã hội, sẽ không có một nền kinh tế bền vững nếu không
quan tâm phát triển bền vững. Mặc dù nƣớc ta có tài nguyên rừng phong phú đa
dạng, có nhiều loại gỗ và lâm sản có giá trị cao, từ lâu rừng đã gắn bó với cuộc
sống của hàng chục triệu ngƣời dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc sống ở trong
rừng và gần rừng. Bƣớc vào thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc, vai
trò của rừng đối với việc bảo vệ môi trƣờng, cung cấp lâm sản cho nền kinh tế,
đáp ứng các nhu cầu của con ngƣời ngày càng tăng lên.
Nhƣng trong những năm vừa qua diện tích rừng tự nhiên của chúng ta ngày
càng giảm sút cả về số lƣợng và chất lƣợng. Theo số liệu thống kê của Viện điều
tra quy hoạch rừng, năm 1945 tổng diện tích rừng tự nhiên của nƣớc ta là 14 triệu
ha, tƣơng đƣơng với độ che phủ là 43%, đến năm 1990 tổng diện tích rừng nƣớc
ta chỉ còn là 9,175 triệu ha, tƣơng đƣơng với độ che phủ là 27,2%. Và đến nay chỉ
còn 6,5 triệu ha (tƣơng đƣơng 19,7%). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất rừng là
do chiến tranh, khai thác bừa bãi, đốt nƣơng làm rẫy. Từ khi Chính phủ có chỉ thị
286-TTg (năm 1996) cấm khai thác rừng tự nhiên, trồng rừng và khoanh nuôi
phục hồi rùng thì diện tích rừng và độ che phủ đã tăng lên. Năm 2003 tổng diện
tích rừng nƣớc đã là 12 triệu ha, tƣơng đƣơng với và độ che phủ là 36,1%, trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2


đó rừng tự nhiên chiếm 10 triệu ha và rừng trồng chiếm 2 triệu ha. Độ che phủ của
rừng đã tăng ở những năm gần đây, đến cuối năm 2008 đạt 38,7% với tổng diện
tích rừng toàn quốc khoảng hơn 13 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên khoảng hơn 10
triệu ha, rừng trồng chiếm khoảng gần 3 triệu ha, rừng mới trồng là 342.730 ha.
Tuy diện tích rừng tăng lên song chủ yếu vẫn là rừng trồng, rừng non mới phục
hồi, chất lƣợng rừng còn thấp.
Phú Lƣơng là huyện miền núi, nằm ở phía bắc tỉnh Thái Nguyên, cách
Trung tâm của tỉnh 22km. Huyện có 16 đơn vị hành chính (14 xã và 2 thị trấn),
với tổng diện tích tự nhiên 36.894,65 ha, trong đó đất nông, lâm nghiệp là 30.563
ha (đất sản xuất nông nghiệp 12.483,44 ha; đất lâm nghiệp 17.246,33 ha), dân số
trên 106 nghìn ngƣời. Phú Lƣơng là một trong những huyện của tỉnh Thái Nguyên
có diện tích rừng và tiềm năng rừng rất lớn nhƣng qua nhiều năm diện tích rừng
ngày càng thu hẹp bởi nhiều nguyên nhân nhƣ khai thác rừng, chăn nuôi gia súc
hay đốt rừng làm nƣơng rẫy… Rừng ở Phú Lƣơng chủ yếu là rừng phục hồi sau
nƣơng rẫy, sau khai thác và rừng trồng, diện tích rừng tự nhiên còn rất ít.
Xã Yên Đổ là một xã vùng cao khó khăn của huyện Phú Lƣơng , tỉnh
Thái Nguyên, có diện tích rừng khá lớn nhƣng hiệ u quả sƣ̉ dụ ng rƣ̀ ng cò n thấ p .
Ngƣời dân ở đây chủ yếu tham gia nông lâm nghiệp là chính tuy nhiên năng
suất, sản lƣợng cây trồng, vật nuôi còn chƣa cao. Yên Đổ là một trong những
xã diện tích rừng chủ yếu là rừng phục hồi sau nƣơng rẫy. Để nghiên cứu các
đặc điểm cấu trúc của thảm thực vật tái sinh làm cơ sở cho việc sử dụng và bảo
vệ rừng một cách hợp lý, góp phần làm cho kinh tế - xã hội ở địa phƣơng phát
triển và cải thiện môi trƣờng, chúng tôi chọn đề tài : “Nghiên cứu đặc điểm
một số thảm thực vật thứ sinh phục hồi sau nương rẫy ở xã Yên Đổ, huyện
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các trạng thái đặc trƣng của thảm thực vật tự nhiên tại khu
vực nghiên cứu.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3

- Xác định các đặc điểm về thành phần loài, thành phần dạng sống thực
vật, đặc điểm về cấu trúc hình thái, khả năng tái sinh tự nhiên của các kiểu
thảm thực vật ở khu vực chọn nghiên cứu. Từ đó xác định chiều hƣớng biến đổi
của trạng thái thảm thực vật và đề xuất các biện pháp lâm sinh góp phần thúc
đẩy quá trình phục hồi rừng tại vùng nghiên cứu.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2013 tại xã
Yên Đổ, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên. Do điều kiện hạn chế về thời
gian và kinh phí, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về đặc điểm thành phần loài,
thành phần dạng sống thực vật, đặc điểm về cấu trúc hình thái, khả năng tái
sinh tự nhiên của thực vật ở ba trạng thái thảm thực vật phục hồi tự nhiên sau
nƣơng rẫy: Rừng thứ sinh, thảm cây bụi và thảm cỏ.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Cung cấp thêm những dẫn liệu về tái sinh rừng, các đặc điểm cấu trúc
của thảm thực vật tái sinh.
4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Dựa vào những kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc để làm cơ sở cho việc đề
xuất các biện pháp lâm sinh trong việc khoanh nuôi phục hồi rừng.
5. Cấu trúc của luận văn
Phần mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu
Chƣơng 2: Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội vùng nghiên cứu
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu
Kết luận và đề nghị
Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm về thảm thực vật
Thảm thực vật là lớp thực bì của trái đất và các bộ phận hợp thành khác
nhau của nó – Theo J.Schmithusen (1976) [38]. Nhiều nhà khoa học khác cũng
đƣa ra nhiều khái niệm về thảm thực vật: Thái Văn Trừng (1978) [49] đã định
nghĩa “Thảm thực vật gồm có các quần thể thực vật phủ lên trên bề mặt trái đất
nhƣ một tấm thảm xanh”. Hay Trần Đình Lý (1998) [28] thì “Thảm thực vật là
lớp phủ thực vật ở một vùng cụ thể hay trên toàn bộ bề mặt trái đất”. Chúng ta
thấy, dù hiểu theo khái niệm nào đi nữa thì thảm thực vật mới chỉ là khái niệm
chung chƣa chỉ rõ đặc trƣng hay phạm vi không gian của đối tƣợng cụ thể nào.
Nó chỉ có ý nghĩa và giá trị cụ thể khi có các định ngữ kèm theo nhƣ thảm thực
vật rừng, thảm thực vật động cỏ, thảm thực vật cây bụi, thảm thực vật tỉnh Thái
Nguyên…
Không phải từng cá thể hay từng loài thực vật riêng rẽ mà là tổ hợp của
chúng, tức là các quần thể hay các khoảnh của các quần thể thực vật mới chính
là đơn vị của thảm thực vật, nó quyết định tính chất và mạo ngoại cảnh quan.
Tổ hợp đó đƣợc coi là xã họi của cây cỏ, nó ảnh hƣởng và phụ thuộc lẫn nhau
trong quá trình tồn tại và phát triển. Trong hệ thống học thực vật (Systematic),
ngƣời ta coi loài (species) là đơn vị phân loại cơ bản. Từ đó giới thực vật đƣợc
xếp theo trật tự trên dƣới của nó (trên bậc loài là chi, liên chi, tổng, họ…dƣới
loài là loài phụ, thứ…). Đối với thảm thực vật thì đơn vị phân loại nào là cơ sở.
Đó là vấn đề tranh cãi rất lâu mà tới nay vẫn chƣa có sự nhất trí hoàn toàn.
Những ngƣời theo trƣờng phái lấy hình thái ngoại mạo và cấu trúc làm

thay đổi chủ yếu để phân loại thì coi quần hệ (formation) hay kiểu thảm thực
vật (vegetation type), kiểu quần lạc (Biocenosetype) là đơn vị cơ sở của thảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5

thực vật. Đại diện cho trƣờng phái này là: Mobius, Schimper, Aubreville,
Champion, Steenis, Beard,…
Những ngƣời theo trƣờng phái lấy thành phần loài thực vật làm tiêu
chuẩn chủ yếu để phân loại thảm thực vật thì coi quần hợp (Association) là đơn
vị cơ sở cho phân loại thảm thực vật. Đó cũng là đơn vị nghiên cứu cơ bản
thảm thực vật. Đại diện cho trƣờng phái này là Braun – blaquet, Schubert và
nhiều học giả Tây Âu khác.
1.1.2. Thảm thực vật thứ sinh
Thảm thực vật thứ sinh là các trạng thái thảm thực vật xuất hiện sau khi
thảm thực vật nguyên sinh bị mất đi do các nguyên nhân khách quan hay chủ
quan: có thể do biến động của vỏ trái đất hay do con ngƣời khai thác, chiến
tranh, đốt rừng làm nƣơng rẫy…Thảm thực vật thứ sinh hình thành theo thời
gian thƣờng bao gồm các trạng thái sau: thảm cỏ, thảm cây bụi, rừng non, rừng
trƣởng thành rừng già. Cấu trúc của thảm thực vật thứ sinh và thảm thực vật
nguyên sinh rất khác nhau ở thành phần thực vật, cấu trúc tầng tán, khả năng
phát triển, sinh khối, hoàn cảnh rừng và nhiều yếu tố khác.
1.1.3. Tái sinh rừng
Tái sinh rừng (Foresty regeneration) là một thuật ngữ đƣợc nhiều nhà
khoa học sử dụng để mô tả sự tái tạo (phục hồi) của lớp cây con dƣới tán rừng.
Theo Phùng Ngọc Lan (1986) [24] tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp là
quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Theo
nghĩa rộng, là sự tái sinh của một hệ sinh thái rừng. Tái sinh đƣợc coi là một
quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng. Vai trò lịch sử của
thế hệ cây con là thay thế thế hệ cây gỗ già cỗi.

Theo Nguyễn Xuân Lâm (2000) [25] tái sinh rừng là sự xuất hiện một
thế hệ cây con của những loài cây gỗ dƣới tán rừng hoặc trên đất rừng (sau khi
làm nƣơng rẫy), thế hệ cây tái sinh này sẽ lớn dần lên thay thế thế hệ cây gỗ già cỗi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6

Ngƣời ta chia 3 kiểu tái sinh căn cứ vào nguồn giống nhƣ sau: tái sinh
nhân tạo, tái sinh bán nhân tạo và tái sinh tự nhiên. Trong đó, tái sinh tự nhiên
có nguồn hạt (nguồn giống) hoàn toàn tự nhiên.
Tóm lại, tái sinh rừng là một khái niệm chỉ khả năng và quá trình thiết
lập lớp cây con dƣới tán rừng. Đặc điểm cơ bản của quá trình này là lớp cây
con đều có nguồn gốc từ hạt và chồi có sẵn, kể cả trong trƣờng hợp tái sinh
nhân tạo thì cây con cũng phải mọc từ nguồn hạt do con ngƣời gieo vào trƣớc
đó. Nó đƣợc phân biệt với các khái niệm khác (nhƣ trồng rừng) là sự thiết lập
lớp cây con bằng việc trồng cây giống đã đƣợc chuẩn bị trong vƣờn ƣơm. Vì
thế nên tái sinh là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của các hệ sinh thái
rừng.
1.2. Những nghiên cứu về thực vật
1.2.1. Những nghiên cứu về thành phần loài
Thành phần loài là một dấu hiệu quan trọng của quần xã thực vật. Vì vậy
khi nghiên cứu sinh thái thảm thực vật, thành phần loài là nội dung rất quan
trọng. Trên thế giới, theo Ramakrisnan (1981 - 1992) khi nghiên cứu thảm thực
vật sau nƣơng rẫy ở vùng Tây Bắc Ấn Độ đã cho biết chỉ số đa dạng loài rất
thấp, chỉ số loài ƣu thế cao điểm nhất ở pha đầu của quá trình diễn thế và giảm
dần theo thời gian bỏ hóa. Longchun và cộng sự (1993) nghiên cứu về đa dạng
thực vật ở hệ sinh thái nƣơng rẫy tại Xishuang Bana tỉnh Vân Nam Trung Quốc
đã nhận xét: Tại Bana khi nƣơng rẫy bỏ hóa đƣợc 3 năm thì có 17 họ, 21 chi,
21 loài thực vật tái sinh tự nhiên với các loài ƣu thế là Chromolaena odorata,
Digitaria sanguinalis, Melastoma polyanthum. Còn nếu đƣợc bỏ hóa 19 năm

thì có 60 họ, 134 chi, 167 loài với các loài ƣu thế là Spatholobus, Phoebe
lanceolata, Schima wallichii, Sclerophylum wallichiana. (Dẫn theo Phạm Hồng
Ban, 2000) [1].
Những nghiên cứu về thành phần loài là một trong những nghiên cứu
đƣợc tiến hành từ lâu trên thế giới. Ở Liên Xô (cũ) có nhiều công trình nghiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7

cứu của Alokhin (1904), Craxit (1927), Sennhicốp (1933), Creepva
(1978)…Nói chung theo các tác giả thì mỗi vùng sinh thái sẽ hình thành thảm
thực vật đặc trƣng, sự khác biệt của thảm này so với thảm khác biểu thị bởi
thành phần loài, thành phần dạng sống, cấu trúc và động thái của nó. Vì vậy,
việc nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống là chỉ tiêu quan trọng
trong phân loại loại hình thảm thực vật [31].
Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về thành phần loài thực vật đã
đƣợc nghiên cứu từ lâu và có rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề
này. Hoàng Chung (1980) [8] nghiên cứu về đồng cỏ vùng núi phía bắc Việt
Nam đã công bố 233 loài thực vật thuộc 54 họ và 44 bộ.
Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993) [20] trong công trình “Cây cỏ Việt Nam”
đã thống kê đƣợc số loài hiện có của hệ thực vật Việt Nam là 10.500 loài, gần
đạt số lƣợng 12.000 loài theo dự đoán của nhiều nhà thực vật học.
Lê Mộng Chân (1994) [7] điều tra tổ thành vùng núi cao Vƣờn quốc gia
Ba Vì đã phát hiện đƣợc 483 loài thuộc 323 chi, 136 họ thực vật bậc cao có
mạch trong đó gặp 7 loại đƣợc mô tả lần đầu tiên.
Lê Ngọc Công (1998) [12] khi nghiên cứu tác dụng cải tạo môi trƣờng
của một số mô hình rừng trồng trên vùng đồi núi trung du một số tỉnh miền Bắc
nƣớc ta đã thống kê đƣợc 211 loài thuộc 64 họ.
Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) [43] khi tổng kết các công trình nghiên cứu
về khu hệ thực vật ở Việt Nam đã ghi nhận có 2393 loài thực vật bậc thấp và

1373 loài thực vật bậc cao thuộc 2524 chi và 378 họ.
Nguyễn Thế Hƣng (2003) [21] đã thống kê trong các trạng thái thảm
thực vật nghiên cứu ở Huyện Hoành Bồ, Thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh) có 324
loài thuộc 251 chi và 93 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch.
Nguyễn Quốc Trị (2006) [48] trong công trình “Những nghiên cứu mới
về hệ thực vật ở vƣờn Quốc gia Hoàng Liên” đã xây dựng thành công bản danh
lục thực vật ở vƣờn Quốc gia Hoàng Liên gồm 2432 loài thuộc 898 chi, 209 họ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8

thuộc 6 nghành. So với số liệu cũ của Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời
(1997) nghiên cứu này đã bổ sung thêm 408 loài, 127 chi và 9 họ. Đặc biệt đã
phát hiện một số taxon mới đƣợc ghi nhận trong hệ thực vật Việt Nam đó là:
Họ Tứ trụ - Tetracentraceae với loài duy nhất là Tetracentron sinense, phát
hiện bổ sung 4 loài mới khác cho Việt Nam.
Kết quả đã ghi nhận đƣợc 838 loài thuộc 5 ngành 142 họ 479 chi trong đó:
- Ngành thông đất có 2 họ 3 chi 8 loài
- Ngành cỏ tháp bút có 1 họ 1 chi 2 loài
- Ngành dƣơng xỉ có 14 họ 29 chi 53 loài
- Ngành hạt trần có 5 họ 8 chi 10 loài
- Ngành hạt kín có 120 họ 439 chi 765 loài gồm:
+ Lớp hai lá mầm 97 họ 357 chi 627 loài
+ Lớp một lá mầm 23 họ 82 chi 138 loài
Đỗ Ngọc Đài, Phan Thị Thuý Hà (2008) [14] “Đánh giá tính đa dạng hệ
thực vật bậc cao có mạch vùng đệm vƣờn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh” đã
xác định đƣợc 349 loài, 215 chi và 79 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao là
ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta), ngành
Thông (Pinophyta), và ngành Mộc lan (Magnoliophyta) .
Hoàng Thị Hạnh, Đỗ Ngọc Đài, Phạm Hồng Ban, Nguyễn Đình Phƣơng

(2008) [18] nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật tái sinh tự nhiên sau nƣơng rẫy
vùng đệm vƣờn Quốc gia Bến En – Thanh Hoá đã cho thấy, thành phần loài vật
ở đây xác định đƣợc 369 loài, 245 chi, 93 họ của 4 ngành thực vật.
Phùng Văn Phê, Trần Minh Hợi, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thị Hân
(2008) [33], trong đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật góp phần bảo tồn
chúng ở rừng đặc dụng Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh” đã phát hiện và thống kê
đƣợc 711 loài thực vật, thuộc 427 chi và 154 họ của 4 ngành thực vật bậc cao
có mạch là Thông đất (Lycopodiophyta), Dƣơng xỉ (Polypodiophyta), Hạt trần
(Gymnospermae) và Hạt kín (Angiospermae).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9

Dƣơng Viết Tình (2009) [47], khi đánh giá đa dạng loài thực vật ở đất
rừng trồng phòng hộ đầu sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhận xét: Dƣới
tán rừng trồng các thực vật vẫn rất đa dạng 30 họ với 79 loài, tuy nhiên nó phụ
thuộc vào mật độ, tuổi rừng, loài cây rừng.
Phạm Hồng Ban, Nguyễn Đình Hải, Trần Văn Kỳ, Đỗ Ngọc Đài (2010)
[2] khi “Phân tích tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch ở vùng phía tây
khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hoá” đã xác định đƣợc 333 loài thực
vật thuộc 196 chi và 100 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch là: ngành Cỏ
tháp bút (Equisetophyta), ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Dƣơng xỉ
(Polypodiophyta), ngành Thông (Pinophyta), và ngành Mộc lan
(Magnoliophyta).
1.2.2. Những nghiên cứu về thành phần dạng sống
Ngƣời đầu tiên đề cập đến khái niệm dạng sống của thực vật là Warming
(1901). Từ đó tới nay đã tồn tại nhiều cây phân loại dạng sống, nguyên tắc để
mô tả và phân chia dạng sống thực vật đó là tìm những phản ứng biểu hiện qua
hình dáng bên ngoài của thực vật với môi trƣờng sống, sự khác nhau chỉ là sử
dụng bao nhiêu dấu hiệu để phân chia.

Trên thế giới có nhiều phƣơng pháp phân loại dạng sống thực vật. Nhƣng
phƣơng pháp phân loại của Raunkiaer (1934) là đƣợc chú ý hơn cả vì nó đảm
bảo tính khoa học, đơn giản và dễ áp dụng. Cơ sở phân chia dạng sống của
Raunkiaer thƣờng đƣợc sử dụng thông qua các dấu hiệu vị trí chồi so với mặt
đất trong thời gian bất lợi của năm.
Raunkiaer đã chia ra 5 nhóm dạng sống cơ bản:
1. Nhóm cây có chồi cao trên mặt đất: Phanerophytes (Ph). Cây mà trong
mùa không thuận lợi cho sự sinh trƣởng và phát triển chồi ngọn vẫn nằm ở trên
mặt đất khoảng 25 cm.
2. Nhóm cây có chồi sát mặt đất: Chamactophytes (Ch). Cây mà trong mùa
không thuận lợi chồi ngọn sẽ héo đến sát đất hay trên mặt đất nhƣng dƣới 25 cm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10

3. Nhóm cây có chồi nửa ẩn: Hemicryptophytes (He). Cây mà trong mùa
không thuận lợi bộ phận trên mặt đất héo cả, chồi chỉ nhô ngang mặt đất.
4. Nhóm cây có chồi ẩn: Criptophytes (Cr) Cây mà mùa không thuận lợi
chồi trên mặt đất chết hết, chồi mọc lên từ bộ phận mọc dƣới đất.
5. Nhóm cây sống một năm: Theophytes (Th). Cây mà trong mùa không
thuận lợi cơ thể chết đi, sự sống chỉ tồn tại trong hạt giống và bào tử chờ cho
mùa sinh trƣởng thuận lợi mọc trở lại.
Ông đã xây dựng đƣợc phổ dạng sống tiêu chuẩn (SN)
SN = 46Ph + 9Ch + 26He + 6Cr + 13Th .
Xêrêbriacốp (1964) đƣa ra bảng phân loại dạng sống mang tính chất sinh
thái học hơn của Raunkiaer. Trong bảng phân loại này, ngoài những dấu hiệu
hình thái sinh thái Xêrêbriacốp sử dụng cả những dấu hiệu nhƣ ra quả nhiều lần
hay một lần trong cả đời của cá thể bao gồm: ngành, kiểu, lớp và lớp phụ.
Trong bảng phân loại này không bao gồm những cây thuỷ sinh. Trong bảng
phân loại này ông còn chia ra các đơn vị nhỏ hơn là nhóm, nhóm phụ, tổ và các

dạng đặc thù.
Ở Việt Nam cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành phần dạng
sống của thực vật, cụ thể nhƣ sau:
Thái Văn Trừng (1978) [49] cũng áp dụng phƣơng pháp phân loại của
Raunkiaer khi phân chia dạng sống của khu hệ thực vật ở Việt Nam.
Nguyễn Bá Thụ (1995) [45] cũng phân chia dạng sống thực vật ở vƣờn
quốc gia Cúc Phƣơng theo nguyên tắc của Raunkiaer. Tác giả đã phân tích sự
thay đổi phổ dạng sống cho hệ thực vật miền Bắc là:
SB = 52,21 Ph +40,68 ( Ch, He, Cr) + 7,11 Th
Phạm Hồng Ban (2000) [1] nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh
thái sau nƣơng rẫy ở vùng Tây Nam - Nghệ An đã đƣa ra phổ dạng sống
SB = 67,40 Ph + 7,33 Ch + 12,62 He + 8,53 Cr + 4,09 Th

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11

Nguyễn Thế Hƣng (2003) [21] nghiên cứu dạng sống trong trạng thái
thảm thực vật thứ sinh tại Hoành Bồ (Quảng Ninh) đã có kết luận: Nhóm cây
chồi trên mặt đất có 196 loài chiếm 60,49% tổng số loài của toàn hệ thực vật;
Nhóm cây có chồi sát đất có 26 loài (8,02%); Nhóm cây có chồi nửa ẩn có 43
loài (13,27%); Nhóm cây có chồi ẩn có 24 loài chiếm 7,47%; Nhóm cây một
năm có 35 loài chiếm 10,80%.
Đặng Thị Thu Hƣơng (2005) [22] khi nghiên cứu đặc điểm và đánh giá
năng lực tái sinh tự nhiên của thảm thực vật cây bụi tại Trạm đa dạng Sinh học
Mê Linh (Vĩnh Phúc) đã có kết quả phổ dạng sống thực vật trong các kiểu thảm
là:
SB = 75,4Ph + 6,3Ch + 6,6He + 5,4Cr + 6,3Th
Vũ Thị Liên (2005) [26] phân chia dạng sống trong các kiểu thảm thực
vật sau nƣơng rẫy ở Sơn La theo thang phân loại của Raunkiaer đã có kết quả
phổ dạng sống nhƣ sau:

SB = 69,66Ph + 3,76Ch + 9,29He + 10,84Cr + 6,42Th
1.2.3. Những nghiên cứu về cấu trúc của thảm thực vật
Các nghiên cứu về cấu trúc đã đƣợc các nhà khoa học lâm nghiệp quan
tâm từ lâu và rất nhiều công trình đƣợc công bố.
Theo tác giả G. N. Baur (1964) [3] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở
sinh thái nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng nói riêng,
trong đó đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp
dụng cho rừng mƣa tự nhiên. Từ đó tác giả đƣa ra các nguyên lý tác động xử lý
lâm sinh cải thiện rừng
Các nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mƣa nhiệt đới đã đƣợc P.
W.Richards (1952), G. N. Baur (1964), E. P. Odum (1971)… tiến hành. Những
nghiên cứu này đã nêu lên quan điểm, các khái niệm và mô tả định tính về tổ
thành, dạng sống và tầng phiến của rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12

P. W. Richards (1959, 1968, 1970) [37] đã phân biệt tổ thành rừng mƣa
nhiệt đới làm hai loại là rừng mƣa hỗn hợp và rừng mƣa đơn ƣu có tổ thành
loài cây đơn giản. Cũng theo tác giả thì rừng mƣa thƣờng có nhiều tầng
(thƣờng có 3 tầng, trừ tầng cây bụi và tầng cây cỏ). Trong rừng mƣa nhiệt đới,
ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài thân thảo còn có nhiều loại dây leo cùng
nhiều loài thực vật phụ sinh trên thân hoặc cành cây.
Kraft (1884) lần đầu tiên đƣa ra hệ thống phân cấp cây rừng, ông phân
chia cây rừng thành 5 cấp dựa vào khả năng sinh trƣởng, kích thƣớc và chất
lƣợng cây rừng. Phân cấp của Kraft phản ánh đƣợc tình hình phân hoá cây
rừng, tiêu chuẩn phân cấp rõ ràng, đơn giản và dễ áp dụng nhƣng chỉ phù hợp
với rừng thuần loài đều tuổi. Việc phân cấp cây rừng cho rừng tự nhiên hỗn loài
nhiệt đới là một vấn đề phức tạp, cho đến nay vẫn chƣa có tác giả nào đƣa ra
phƣơng án phân cấp cây rừng cho rừng nhiệt đới tự nhiên đƣợc chấp nhận rộng

rãi.
Nhƣ vậy, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về tầng thứ thƣờng đƣa ra
những nhận xét mang tính định tính, việc phân chia tầng thứ theo chiều cao
mang tính cơ giới nên chƣa phản ánh đƣợc sự phân tầng của rừng tự nhiên
nhiệt đới.
Việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã có từ lâu và đƣợc chuyển dần từ mô tả
định tính sang định lƣợng với sự thống kê của toán học và tin học, trong đó
việc mô hình hoá cấu trúc rừng xác lập giữa các nhân tố cấu trúc đã đƣợc nhiều
tác giả nghiên cứu có kết quả. Vấn đề về cấu trúc không gian và thời gian đƣợc
các tác giả tập trung nhiều nhất nhƣ: Rollet B (1971), Brung (1970), Loeth et al
(1976). Rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu cấu trúc không gian và thời gian
của rừng theo định lƣợng và dùng các mô hình toán học để mô phỏng các quy
luật cấu trúc (dẫn theo Trần Văn Con, 1991) [11] .
Catinot R (1965), (1969) [5], [6]; Plaudy J [34], các tác giả đã mô tả cấu
trúc rừng mƣa bằng những phẫu diện đồ ngang và đứng. Theo các tác giả này,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13

cấu trúc rừng đã đƣợc mô tả, phân loại thông qua những khái niệm về dạng
sống, tầng phiến… Rollest (1971) đã đƣa ra hàng loạt phẫu đồ mô tả cấu trúc
hình thái rừng mƣa, tác giả đã nghiên cứu tƣơng quan giữa chiều cao và đƣờng
kính D1,3 và biểu diễn chúng bằng hàm hồi quy. Việc nghiên cứu định lƣợng
các quy luật phân bố số cây theo đƣờng kính thân cây ở chiều cao 1,3 m (D1,3),
phân bố số cây theo cỡ chiều cao cây đƣợc nhiều tác giả thực hiện có kết quả.
Trong đó việc mô hình hoá cấu trúc cấu trúc đƣờng kính D1,3 đƣợc nhiều
ngƣời quan tâm nghiên cứu và biểu diễn chúng theo dạng phân bố xác suất
khác nhau. Balley. D (1973) [52] đã sử dụng hàm Weibull để nghiên cứu cấu
trúc rừng. Các dạng hàm Pearson, Meyer, hàm mũ, Poisson… cũng đƣợc nhiều
tác giả sử dụng trong nghiên cứu cấu trúc rừng.

Những nghiên cứu về cấu trúc rừng ở nƣớc ta phát triển từ chỗ những
nghiên cứu chỉ là mô tả, định tính dần phát triển nghiên cứu định lƣợng cấu
trúc rừng. Đồng Sỹ Hiền (1974) [19] đã dùng hàm Meyer và họ đƣờng cong
Pearson để nắm các phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ đƣờng kính của rừng
tự nhiên phục vụ cho việc lập biểu thể tích và biểu độ thân cây đứng rừng Việt
Nam.
Thái Văn Trừng (1978) [49] khi nghiên cứu kiểu rừng kín thƣờng xanh
mƣa ẩm nhiệt đới nƣớc ta đã đƣa ra mô hình cấu trúc tầng vƣợt tán, tầng ƣu thế
sinh thái, tầng dƣới tán, tầng cây bụi và tầng cỏ quyết.
Nguyễn Văn Trƣơng (1983) [50] khi nghiên cứu cấu trúc rừng hỗn loài
đã xem xét sự phân tầng theo hƣớng định lƣợng, phân tầng theo cấp chiều cao
một cách cơ giới. Từ những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc, Vũ
Đình Phƣơng (1987) [36] đã nhận định, việc xác định tầng thứ của rừng lá rộng
thƣờng xanh là hoàn toàn hợp lý và cần thiết, nhƣng chỉ trong trƣờng hợp rừng
có sự phân tầng rõ rệt có nghĩa là khi rừng đã phát triển ổn định mới sử dụng
phƣơng pháp định lƣợng để xác định giới hạn của các tầng cây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14

Theo Phùng Ngọc Lan (1986) [24] cấu trúc của nhiều khu rừng nƣớc ta
đƣợc xác định làm căn cứ cho việc đề xuất các biện pháp lâm sinh, phục vụ
khai thác, nuôi dƣỡng rừng.
Vũ Đình Phƣơng (1987) [36] đã đƣa ra phƣơng pháp phân chia rừng
phục vụ cho công tác điều chế với phân chia theo lô và dựa vào 5 nhân tố:
Nhóm sinh thái tự nhiên, các giai đoạn phát triển và suy thoái của rừng, khả
năng tái tạo rừng bằng con đƣờng tái sinh tự nhiên, đặc điểm về địa hình, thổ
nhƣỡng với một bảng mã hiệu dùng để tra trong quá trình phân chia.
Vũ Nhâm (1988) [32], Phạm Ngọc Giao (1994) [16], Trần Văn Con
(1991) [11] đã áp dụng hàm Weibull để mô phỏng cấu trúc đƣờng kính ở các

kiểu rừng khác nhau. Đối với hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Thái Văn
Trừng (1978) [49] dựa vào sự ghép nối của 2 hệ thống phân loại: hệ thống phân
loại đặc điểm cấu trúc mạo làm tiêu chuẩn và hệ thống phân loại thảm thực vật
dựa trên yếu tố hệ thực vật làm tiêu chuẩn đã phân chia thảm thực vật Việt
Nam thành 5 nhóm kiểu thảm (gọi là 5 nhóm quần hệ) với 14 kiểu quần hệ (gọi
là 14 quần hệ). Mặc dù còn một số điểm cần bàn luận và chỉnh lý bổ sung thêm
nhƣng bảng phân loại thảm thực vật Việt Nam của GS. Thái Văn Trừng từ bậc
quần hệ trở lên gần phù hợp với hệ thống phân loại của UNESCO (1973). Khi
nghiên cứu cấu trúc, việc mô hình hoá quy luật phân bố số cây theo đƣờng kính
và theo chiều cao đƣợc chú ý nhiều hơn. Đây là quy luật cơ bản nhất trong các
quy luật kết cấu lâm phần. Biết đƣợc quy luật phân bố, có thể xác định đƣợc số
cây tƣơng ứng từng cỡ kính hay từng cỡ chiều cao, làm cơ sở xác định trữ
lƣợng lâm phần.
Đào Công Khanh (1996) [23] đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm
cấu trúc rừng lá rộng thƣờng xanh ở Hƣơng Sơn, Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất
một số biện pháp lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dƣỡng rừng.
Khi nghiên cứu rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên trên đất sau nƣơng rẫy ở
Sơn La, Lê Đồng Tấn (2003) [40] đã đƣa ra kết luận: Phần lớn diện tích tự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15

nhiên của tỉnh Sơn La đƣợc che phủ bởi các quần hệ rừng kín thƣờng xanh.
Đây là một hệ sinh thái rừng nhiệt đới có cấu trúc và thành phần hết sức đa
dạng, phong phú. Tuy nhiên, cho đến nay do sự tác động của con ngƣời, đã làm
cho rừng bị suy thoái nghiêm trọng cả về lƣợng và số lƣợng. Thay thế vào đó là
các trạng thái thứ sinh nhân tác ở các giai đoạn khác nhau của quá trình diễn
thế.
Nguyễn Tiến Dũng, Trần Văn Con (2007) [15] khi nghiên cứu một số
đặc điểm cấu trúc rừng làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm

quản lý rừng bền vững ở Kon Hà Nừng – Tây Nguyên đã nghiên cứu cấu trúc
tổ thành, phân bố loài theo D1,3; phân bố theo cỡ đƣờng kính (N/D); cấu trúc
tầng thứ và phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/D). Phân bố trữ lƣợng theo
cấp đƣờng kính (M/D), xây dựng các mẫu định hƣớng.
Bùi Chính Nghĩa, Trần Văn Con (2008) [30] đã đƣa ra phƣơng pháp
nghiên cứu cấu trúc và động thái của rừng thứ sinh giai đoạn phục hồi. Tác giả
đã xác định diện tích tối thiểu của ô tiêu chuẩn để đại diện cho đồi rừng phục
hồi sau khai thác kiệt ở vùng Tây Bắc Việt Nam, diện tích cần thiết tối thiểu
của ô tiêu chuẩn để điều tra nghiên cứu cấu trúc và động thái tổ thành loài từ
900 – 1250m
2
. Xác định chỉ tiêu lâm học có thể dùng để phân biệt các pha diễn
thế trong giai đoạn 10 năm đầu của rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác kiệt.
Ngoài ra, do chính sách giao đất, giao rừng tới hộ nông dân, chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, nên nhiều tác giả đã nghiên cứu cấu trúc, năng suất và sinh
khối của các loại hình rừng trồng. Khi đánh giá vai trò của rừng trồng trong cải
tạo môi trƣờng ở lƣu vực sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Dƣơng Viết Tình
(2008) [46] không chỉ đánh giá hiệu quả che phủ của các mô hình rừng trồng,
mà còn đánh giá sinh khối của các mô hình rừng trồng. Ông đã xác định đƣợc
tổng sinh khối khô của các mô hình rừng trồng khác nhau (Keo tai tƣợng, bạch
đàn, keo lá tràm, keo lai, rừng hỗn giao và rừng bản địa) tại trại lâm nghiệp
Hƣơng Vân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16

1.2.4. Những nghiên cứu về quá trình tái sinh rừng
Quá trình tái sinh rừng liên quan rất mật thiết tới các trạng thái thảm thực
vật, xu hƣớng diễn thế, chất lƣợng đất rừng.
Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về quá trình tái sinh

rừng. Greig – smith (1967) đề ra phƣơng pháp và cách thức điều tra đo đếm
cây tái sinh. Barmard, Rollet (1974) (1996) nghiên cứu về phân bố cây tái sinh
rừng nhiệt đới và cho rằng, trong các ô có kích thƣớc nhỏ (1x1m; 1x1,5m) cây
tái sinh tự nhiên có dạng phân bố cụm, một số có dạng phân bố ngẫu nhiên (dẫn
theo Nguyễn Thế Hƣng, 2003) [21].
Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu ý nghĩa của nhân tố ánh sáng đối với
cây tái sinh dƣới tán rừng. Theo Richards (1964) [37] rừng mƣa nhiệt đới sự
thiếu hụt ánh sáng ảnh hƣởng chủ yếu đến sự phát triển của cây con, còn đối
với sự nảy mầm và phát triển của mầm non thƣờng không rõ. H. Lamprecht
(1989) nghiên cứu nhu cầu sử dụng ánh sáng của các loài thực vật, đã phân chia
cây rừng nhiệt đới thành ba nhóm cây: nhóm cây ƣa sáng, nhóm cây nửa chịu
bóng, nhóm cây chịu bóng. Nhƣng một số tác giả nghiên cứu tái sinh tự nhiên
rừng nhiệt đới Châu Á nhƣ Budowski (1956), Antinot (1965), Bava (1954) cho
rằng nhìn chung có đủ số lƣợng cây tái sinh mục đích có giá trị kinh tế (dẫn
theo Nguyễn Duy Chuyên, 1988) [10]. Van Steenis (1956) nghiên cứu có hai
kiểu tái sinh phổ biến đó là kiểu tái sinh phân tán liên tục dƣới tán rừng của các
loài cây chịu bóng và kiểu tái sinh theo vệt trên các lỗ trống của các loài cây ƣa
sáng (dẫn theo Lê Ngọc Công, 2004) [13]. Một số tác giả đề nghị trong nghiên
cứu tái sinh rừng cần nghiên cứu quá trình ra hoa kết quả, mùa vụ hạt giống,
các tác nhân phát tán giống, sự phù hợp của mùa vụ hạt giống với điều kiện khí
hậu (Baur, 1976; Richards, 1964).
Nghiên cứu về tái sinh tự nhiên rừng ở nƣớc ta đã đƣợc nghiên cứu từ
lâu với nhiều nội dung rất phong phú về rừng hỗn loài, đới ẩm thƣờng xanh.

×