Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

nghiên cứu đánh giá sinh trưởng cọc rào (jatropha cur cas) trên các mô hình trồng thử nghiệm tại bắc và nam trung bộ làm cơ sở để lựa chọn xuất xứ tạo nguồn giống có triển vọng phục vụ cho sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.23 KB, 93 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

-*
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN VĂN DẺO





"NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SINH TRƢỞNG CỌC RÀO
(JATROPHA CUR CAS ) TRÊN CÁC MÔ HÌNH TRỒNG
THỬ NGHIỆM TẠI BẮC VÀ NAM TRUNG BỘ LÀM CƠ SỞ
ĐỂ LỰA CHỌN XUẤT XỨ TẠO NGUỒN GIỐNG
CÓ TRIỂN VỌNG PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT"

Chuyên ngành: Lâm nghiệp
Mã số: 606260



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. TS. VŨ THỊ QUẾ ANH


2. THS. LÊ QUỐC HUY


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
Ũ THỊ QUẾ
2.THS


THÁI NGUYÊN - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực, chƣa đƣợc công bố trong
bất kỳ công trình nào.
Thái nguyên ngày 15/10/2010
Ngƣời viết cam đoan.




Nguyễn Văn Dẻo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên theo chƣơng trình đào tạo Cao học lâm nghiệp khoá 16, giai đoạn
2008 - 2010.

Luận văn là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng của đề tài
khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng cây bản
địa đa mục đích: Ƣơi (Scaphium macropodum), Cọc rào (Jatropha curcas)
do thạc sỹ Lê Quốc Huy làm chủ nhiệm đề tài.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận đƣợc
sự quan tâm, giúp đỡ của Khoa Sau đại học cũng nhƣ của các thầy, cô giáo
Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và các cán bộ nghiên cứu Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn
về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trƣớc hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS. Vũ Thị
Quế Anh và thạc sỹ Lê Quốc Huy – là nhũng ngƣời hƣớng dẫn khoa học, đã
tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu và dành những tình cảm
tốt đẹp cho tác giả trong suốt thời gian công tác, học tập cũng nhƣ trong thời
gian thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học, đặc biệt là TS. Lê Sỹ Trung
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả học tập và hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin cảm ơn Trung tâm công nghệ sinh học Lâm nghiệp, các
Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển Ninh Phƣớc tỉnh Ninh Thuận, Vĩnh
Linh tỉnh Quảng Trị, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả triển khai đề
tài cũng nhƣ thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và
ngƣời thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian
học tập và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày 15/10/2010
Tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1

2. Mục tiêu nghiên cứu. 3
2.1. Mục tiêu chung của đề tài. 3
2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài. 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 3
3.1. Ý nghĩa khoa học. 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn. 3
CHƢƠNG 1. TÔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 5
1.1. Giới thiệu chung về Cọc rào. 5
1.1.1 Đặc điểm thực vật học. 5
1.1.2. Điều kiện sinh thái. 5
1.1.3. Phân bố. 6
1.1.4. Công dụng. 6
1.2. Khảo nghiệm loài và xuất xứ Cọc rào 7
1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. 11
1.3.1. Nghiên cứu về Cọc rào trên thế giới 11
1.3.2. Nghiên cứu về Cọc rào ở Việt Nam. 15
1.4. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu. 22
1.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên vùng Nam Trung Bộ. 22
1.4.1.1. Về đất đai. 22
1.4.1.2. Về khí hậu thủy văn. 22
1.4.1.3.Đặc điểm thực vật. 23
1.4.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ. 24
1.4.2.1. Đặc điểm địa hình. 24
1.4.2.2. Đặc điểm đất đai. 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1
1.4.2.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn. 25

CHƢƠNG 2. 28ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI
DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 28
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 28
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 28
2.2.1. Địa điểm. 28
2.2.2. Thời gian. 29
2.3. Nội dung nghiên cứu. 29
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu. 29
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa. 29
2.4.2.Thu thập số liệu ở hiện trƣờng. 29
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu. 32
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1. Kết quả khảo nghiệm tại Ninh Phƣớc-Ninh Thuận 33
3.1.1. Đặc điểm lập địa tại Ninh Phƣớc-Ninh Thuận. 33
3.1.2. Đặc điểm sinh trƣởng của các xuât xứ khác nhau của Cọc rào tại
khu vực Ninh Phƣớc-Ninh Thuận. 34
3.1.2.1. Sinh trƣởng về đƣờng kính tán của Cọc rào . 34
3.1.2.2. Sinh trƣởng về chiều cao của Cọc rào. 36
3.1.2.3. Sinh trưởng về cành nhánh 38
3.1.3. Đặc điểm vật hậu của các xuất xứ. 40
3.1.3.1. Số chùm hoa. 41
3.1.3.2. Số chùm quả. 42
3.1.3.3. Số quả cao nhất trên chùm. 44
3.1.3.4. Tổng số quả trên cây. 46
3.1.4. Chỉ tiêu chất lƣợng của các xuất xứ: Sức sống, khả năng chống sâu
bệnh, hình thái cây. 48


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



2
3.1.5. Đề xuất lựa chọn xuất xứ. 50
3.2. Kết quả nghiên cứu tại Vính Linh – Quảng Trị. 52
3.2.1. Đặc điểm lập địa tại Vính Linh – Quảng Trị. 52
3.2.2. Đặc điểm sinh trƣởng của các xuất xứ khác nhau của Cọc rào tại
Vĩnh Linh-quảng Trị 53
3.2.2.1. Sinh trƣởng về đƣờng kính tán của Cọc rào . 53
4.2.2.2. Sinh trưởng về chiều cao Cọc rào 55
3.2.2.3. Sinh trƣởng về cành nhánh. 57
3.2.3. Đặc điểm vật hậu của các xuất xứ. 58
3.2.3.1. Số chùm hoa. 59
3.2.3.2. Số chùm quả. 60
3.2.3.3. Số quả cao nhất trên chùm. 62
3.2.3.4 . Tổng số quả trên cây. 64
3.2.4. Chỉ tiêu chất lƣợng của các xuất xứ. 66
3.2.5. Đề xuất lựa chọn xuất xứ. 68
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 70
1. Kết luận. 70
2. Tồn tại của đề tài. 72
3. Kiến nghị. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 73
PHỤ LỤC 77


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Đặc điểm khí hậu nơi khảo nghiệm 28

Bảng 2.2. Phiếu phân tích đất 31
Bảng 2.3. Điều tra sinh trƣởng cây Cọc rào. 32
Bảng 3.1: Số liệu khí tƣợng ở một số trạm chính vùng Nam Trung Bộ 23
Bảng 3.2: Số liệu khí tƣợng ở một số trạm chính vùng Bắc Trung Bộ 26
Bảng 4.1: Bảng tổng hợp điều tra thực địa tại Ninh Phƣớc-Ninh Thuận 33
Bảng 4.2: Sinh trƣởng đƣờng kính tán trung bình của các xuất xứ Cọc rào
tại Ninh Phƣớc-Ninh Thuận 35
Bảng 4.3: Sinh trƣởng chiều cao trung bình của các xuất xứ Cọc rào tại Ninh
Phƣớc-Ninh Thuận 37
Bảng 4.4: Số cành nhánh trung bình của các xuất xứ Cọc rào tại Ninh Phƣớc-
Ninh Thuận. 39
Bảng 4.5: Số chùm hoa trung bình của các xuất xứ Cọc rào tại Ninh Phƣớc-
Ninh Thuận 41
Bảng 4.6 Số chùm quả trung bình của các xuất xứ Cọc rào tại Ninh Phƣớc-
Ninh Thuận. 43
Bảng 4.7: Trung bình số quả cao nhất trên chùm của các xuất xứ Cọc rào tại
Ninh Phƣớc-Ninh Thuận 45
Bảng 4.8 Số quả trung bình trên cây của các xuất xứ Cọc rào tại Ninh
Phƣớc-Ninh Thuận. 47
Bảng 4.9. kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu chất lƣợng của các xuất xứ Cọc
rào tại Ninh Phƣớc-Ninh Thuận. 49
Bảng 4.10. kết quả lựa chọn xuất xứ Cọc rào có triển vọng cho sản xuất khu
vực Nam Trung Bộ. 50
Bảng 4.11: Bảng tổng hợp điều tra thực địa tại Vính Linh – Quảng Trị 52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1
Bảng 4.12: Sinh trƣởng đƣờng kính tán trung bình của các xuất xứ Cọc rào

tại Vĩnh Linh-Quảng Trị. 54
Bảng 4.13: Sinh trƣởng chiều cao trung bình của các xuất xứ Cọc rào tại
Vĩnh Linh-Quảng Trị. 55
Bảng 4.14: Số cành nhánh trung bình của các xuất xứ Cọc rào tại Vĩnh Linh-
Quảng Trị. 57
Bảng 4.15 Số chùm hoa trung bình của các xuất xứ Cọc rào tại Vĩnh Linh-
Quảng Trị 59
Bảng 4.16 Số chùm quả trung bình của các xuất xứ Cọc rào tại Vĩnh Linh-
Quảng Trị 61
Bảng 4.17: Trung bình số quả cao nhất trên chùm của các xuất xứ Cọc rào tại
Vĩnh Linh-Quảng trị. 63
Bảng 4.18: Trung bình số quả trên cây của các xuất xứ Cọc rào tại Vĩnh
Linh-Quảng Trị 65
Bảng 4.19: Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu chất lƣợng của các xuất xứ
Cọc rào tại Vĩnh Linh-Quảng Trị. 67
Bảng 4.20. kết quả lựa chọn xuất xứ có triển vọng cho sản xuất khu vực Bắc
Trung Bộ. 68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1.Sơ đồ chung của một chƣơng trình cải thiện giống cây rừng. 9
Hình 1.2 . Khái quát các bƣớc khảo nghiệm chọn xuất xứ hạt Cọc rào. .10
Hình 2.1: Phƣơng pháp đào phẫu diện đất. 30
Hình 2.2: Lấy mẫu đất để phân tích 30
Hình 3.1: Địa điểm khảo nghiệm Cọc rào ở Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. 27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 4.1: Đƣờng kính tán trung bình của các xuất xứ Cọc rào tại Ninh
Phƣớc - Ninh Thuận. 36
Biểu đồ 4.2: Chiều cao trung bình của các xuất xứ Cọc rào tại Ninh Phƣớc-
Ninh Thuận. 38
Biểu đồ 4.3: Số cành nhánh trung bình của các xuất xứ Cọc rào tại Ninh
Phƣớc-Ninh Thuận 40
Biểu đồ 4.4: Số chùm hoa trung bình của các xuất xứ Cọc rào tại Ninh Phƣớc-
Ninh Thuận. 42
Biểu đồ 4.5: Số chùm quả trung bình của các xuất xứ Cọc rào tại Ninh Phƣớc-
Ninh Thuận. 44
Biểu đồ 4.6: Số quả cao nhất trên chùm trung bình của các xuất xứ Cọc rào
tại Ninh Phƣớc-Ninh Thuận. 46
Biểu đồ 4.7 Số quả trung bình trên cây của các xuất xứ Cọc rào tại Ninh
Phƣớc-Ninh Thuận 48
Biểu đồ 4.8. Đƣờng kính tán trung bình của các xuất xứ Cọc rào tại Vĩnh
Linh-Quảng Trị. 55
Biểu đồ 4.9: Chiều cao trung bình của các xuất xứ Cọc rào tại Vĩnh Linh-
Quảng Trị. 56
Biểu đồ 4.10: Số cành nhánh trung bình của các xuất xứ Cọc rào tại Vĩnh
Linh-Quảng Trị. 58
Biểu đồ 4.11: Số chùm hoa trung bình của các xuất xứ Cọc rào tại Vĩnh Linh-
Quảng Trị. 60
Biểu đồ 4.12: Số chùm quả trung bình của các xuất xứ Cọc rào tại Vĩnh Linh-
Quảng Trị. 62
Biểu đồ 4.13: Trung bình số quả cao nhất trên chùm của các xuất xứ Cọc rào
tại Vĩnh Linh-Quảng Trị. 64
Biểu đồ 4.14: Trung bình số quả trên cây của các xuất xứ Cọc rào tại Vĩnh
Linh-Quảng Trị. 66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



1
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Theo dự báo của tổ chức OPEC, với xu hƣớng khai thác và sử dụng
nhƣ hiện nay chỉ trong khoảng 40-50 năm nữa, nguồn nguyên liệu hóa thạch
(dầu mỏ, than đá, khí đốt…) trên thế giới sẽ can kiệt. Nhân loại nhất thiết phải
có những phƣơng án nhiên liệu và năng lƣợng thích hợp để thay thế thích
đáng các nguồn năng lƣợng hóa thạch cạn kiệt này. Cùng với hàng loạt các
vấn đề môi trƣờng khu vực và toàn cầu ngày một gia tăng nghiêm trọng,
nhiên liệu sinh học đã và đang trở thành một phƣơng án thay thế rất quan
trọng trên cơ sở sử dụng các quá trình sinh học, quang hóa của thực vật, vi
sinh vật để đảm bảo một nguồn nhiên liệu tái tạo, an toàn ổn định và bền
vững. Phƣơng án nhiên liệu sinh học thay thế dầu mỏ đi theo 2 hƣớng chính
đó là cồn etanol sinh học và dầu Diesel sinh học [3].
Ngày 19/6/2008, bộ trƣởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã
ký quyết định số 1842/QĐ-BNN-LN phê duyệt đề án quốc gia theo yêu cầu
của thủ tƣớng chính phủ về “Nghiên cứu, phát triển và sử dụng sản phẩm cây
cọc rào ở Việt Nam giai đoạn 2008-2015 và tầm nhìn đến năm 2025 [3].
Cây Cọc rào hay còn gọi là cây ba đậu nam (Jatropha cur cas) thuộc họ
Thầu dầu (Euphorbiacea), cây có nguồn gốc Châu Mỹ, đƣợc du nhập vào Việt
Nam từ 600 năm trƣớc. Sản phẩm quan trọng nhất của Jatropha hiện nay là
dầu từ hạt. Sản phẩm này đƣợc đánh giá là một phƣơng án nhiên liệu sinh học
thay thế quan trọng của con ngƣời. Dự báo trong những năm tới nhiên liệu
cho sản xuất Diesel sinh học từ Jatropha sẽ chiếm hơn 19% tổng số nhiên liệu
sử dụng từ các nguồn khác (Mitel bach, 2008).
Cây Cọc rào là cây bụi lớn, có chu kỳ lâu tới 50 năm, cây thƣờng xanh,
cho quả, hạt sớm hàng năm, năng suất 7-8 tấn/ha/năm, lƣợng dầu trong hạt tới


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2
32-60%, tƣơng đƣơng sản lƣợng 2000-2500 lít dầu/ha/năm. Cây Cọc rào có
các ƣu điểm vƣợt trội so với các cây lấy dầu khác, đó là nhiên liệu dầu thực
vật không ăn đƣợc, Cây Cọc rào không cạnh tranh đất canh tác với cây trồng
lƣơng thực khác, do có cộng sinh với nấm rễ Mycozhiza, Cọc rào còn có thể
trở thành loài cây tiềm năng trong việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, sống
trên khu vực ô nhiễm bãi thải, có tác dụng cải tạo đất, làm sạch môi trƣờng.
Cây thƣờng xanh, chỉ cần thu hái quả hàng năm, không phải đốn hạ cây, tạo
ra thảm thực vật che phủ ổn định, có tác dụng phòng hộ, khả năng hấp thụ
CO
2
cao, rất tiềm năng cho các dự án CDM [4]
Đây là loài cây có ý nghĩa to lớn trong cải thiện đời sống cộng đồng các
vùng nông thôn khó khăn, đất đai cằn cỗi, trồng 1 ha cây cọc rào (Jatropha)
có thể cho năng suất hạt 7-8 tấn/ha mang lại thu nhập cho ngƣời dân từ 15-18
triệu đồng/ha/năm. Có thể sử dụng bã ép hạt chế biến thức ăn gia súc với hàm
lƣợng dinh dƣỡng cao và phân bón hữu cơ, thành phần hoạt chất của phế liệu
có thể sử dụng làm thuốc trừ sâu sinh học [4].
Trên thực tế sản xuất tại Việt Nam, chƣa có giống Cọc rào đƣợc chính
thức công nhận, nguồn nguyên liệu gây trồng chƣa đƣợc kiểm soát, nên có
nhiều nguồn hạt Cọc rào chất lƣợng thấp đang lƣu hành, tạo ra các rủi ro cao
cho các dự án gây trồng và sản xuất. Để có thể đề xuất nguồn giống đảm bảo
chất lƣợng cho trồng rừng Cọc rào. Trung tâm Công nghệ Sinh học Lâm
nghiệp- Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với các địa phƣơng
thực hiện khảo nghiệm giống tại Quảng Trị và Ninh Thuận từ năm 2007-
2010. Đƣợc sự nhất trí của giáo viên hƣớng dẫn và phối hợp với nhóm thực

hiện đề tài của Viện Lâm Nghiệp, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ”Nghiên
cứu đánh giá sinh trưởng Cọc rào (Jatropha cur cas ) trên các mô hình
trồng thử nghiệm tại Bắc và Nam Trung Bộ làm cơ sở để lựa chọn xuất xứ
tạo nguồn giống có triển vọng phục vụ cho sản xuất”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3

2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu chung của đề tài.
Lựa chọn đƣợc các xuất xứ Cọc rào có sinh trƣởng cao và khả năng cho
quả cao nhất trên các mô hình khảo nghiệm tại Bắc và Nam Trung Bộ để tạo
nguồn giống ban đầu phục vụ sản xuất
2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài.
- Xác định đƣợc xuất xứ Cọc rào có năng suất cao về quả , thích nghi
tốt với một số vùng sinh thái nƣớc ta, nhằm cung cấp vật liệu giống đáp ứng
nhu cầu trồng rừng cung cấp nguyên liệu của các địa phƣơng, đồng thời làm
cơ sở nghiên cứu tiếp theo của một chƣơng trình cải thiện giống.
- Góp phần nâng cao đời sống cộng đồng xã hội, cải thiện kinh tế nông
thôn thông qua các cơ hội việc làm, thu nhập sản phẩm mới, năng suất và hiệu
quả từ cây Cọc rào.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
3.1. Ý nghĩa khoa học.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ cơ sở khoa học về vai
trò của kiểu gen tới các tính trạng kiểu hình và sự tƣơng tác qua lại giữa kiểu
gen với các điều kiện môi trƣờng, hiện trƣờng nghiên cứu tới kiểu hình và
biến dị kiểu hình, xác định giá trị di truyền của các biến dị kiểu hình bên
ngoài.

- Kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trƣởng của các xuất xứ Cọc rào
trên các vùng sinh thái khác nhau sẽ là tài liệu cho các sinh viên, nhà nghiên
cứu tham khảo về loài cây này.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn.
- Từ kết quả nghiên cứu lựa chọn đƣợc ra xuất xứ Cọc rào có triển vọng
đƣa vào sản xuất cho các khu vực, địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
- Kết quả nghiên cứu sẽ tạo ra tiền đề để nghiên cứu các biện pháp kỹ
thuật gây trồng Cọc rào, đặc biệt áp dụng cho các vùng đất cằn cỗi kém hiệu
quả.
- Góp phần nâng cao đời sống cộng đồng xã hội, cải thiện kinh tế nông
thôn thông qua các cơ hội việc làm, thu nhập sản phẩm mới, năng suất và hiệu
quả từ cây Cọc rào.




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
CHƢƠNG 1
TÔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

1.1. Giới thiệu chung về Cọc rào.
Tên khoa học: Jatropha curcas

Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae)
Tên khác: Cây Diesel, Dầu mè, Ngô đồng, Dầu lai, Đậu cọc rào
Tên tiếng Anh: Physic nut
1.1.1 Đặc điểm thực vật học.
Cọc rào là cây bụi, vỏ xám nhẵn, có nhựa màu hơi ngà, loãng. Cây
thƣờng cao 3- 5m, trong các điều kiện thích hợp cây có thể cao 8- 10m. Lá
rộng xanh hoặc xanh nhạt, 3- 5 lá đối nhau xoắn ốc quanh trục, cuống lá 6-
23cm. Cụm hoa ở nách lá, hoa đơn tính và hoa cái thƣờng to hơn hoa đực, ra
hoa vào mùa hè. Cây thụ phấn nhờ côn trùng, đặc biệt là ong mật. Quả hình
thành vào mùa đông khi có sự rụng lá hoặc hình thành quả trong năm nếu có
độ ẩm tốt và nhiệt độ thích hợp tƣơng đối cao. Mỗi cụm hoa cho khoảng 10
bầu quả. Vỏ quả hình thành sau khi hạt trƣởng thành và thịt quả khô. Hạt
trƣởng thành sau khoảng 2- 4 tháng khi vỏ quả chuyển từ xanh sang vàng. Hạt
có vỏ hơi đen, hình thuôn dài. Cây sinh trƣởng và có thể khai thác trong vòng
30- 40 năm.
1.1.2. Điều kiện sinh thái.
Theo vùng khí hậu, Cọc rào thấy ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới,
nóng, mặc dù nó sống tốt ở vùng nhiệt độ thấp và có thể chịu lạnh nhẹ. Nhu
cầu nƣớc của nó rất thấp và có thể chịu hạn trong một thời gian dài bằng cách
rụng lá để giảm lƣợng thoát hơi nƣớc. Cọc rào cũng thích hợp cho ngăn chặn
xói mòn đất và rửa trôi cát.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
Thích hợp với độ cao: 0- 500m, nhiệt độ trung bình: 20- 28
0
C, lƣợng
mƣa trung bình 300- 1000 mm.

Sinh trƣởng tốt trên đất thoát nƣớc và thoáng khí, thích nghi với vùng
đất khó canh tác do nghèo dinh dƣỡng. Trên đất nặng, sự hình thành rễ giảm.
Cọc rào sinh trƣởng ở hầu khắp các nơi, thậm chí trên cả đất sỏi, đất cát và
đất mặn. Chúng có thể sinh trƣởng tốt trên đất đá nghèo ngay cả trên vách núi
đá. Cọc rào là loài có khả năng thích nghi rộng nhƣng tiềm năng sinh trƣởng
của chúng thể hiện ƣu thế nhất trên đất khô và nghèo kiệt.
1.1.3. Phân bố.
Đến nay vẫn chƣa biết chính xác nguồn gốc, nhƣng nó đƣợc cho là có
nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ, sau đó đƣợc chuyến sang Châu Phi, Châu
Á và hiện nay đã trở thành loài cây phổ biến trên toàn thế giới. Ở Việt Nam,
cây Cọc rào có mặt từ rất sớm, mọc nhiều ở những vùng núi, chủ yếu đƣợc
ngƣời dân trồng để làm hàng rào.
1.1.4. Công dụng.
Hạt của cây Cọc rào đƣợc sử dụng làm nguyên liệu cung cấp cho công
nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học (biofuel). Các kết quả thử nghiệm cho thấy
cứ 1 ha cây Cọc rào sẽ cho 1.000-3.000 lít dầu diesel sinh học. Dầu diesel ép
ra từ quả của cây có thể dùng trực tiếp cho các động cơ diesel mà máy vẫn
hoạt động tốt (Du, 2006).
Tất cả các bộ phận của cây Cọc rào đều có ích nhƣ làm phân bón, lấy
gỗ, làm than gỗ, làm thuốc. Hạt cây Cọc rào sau khi ép sẽ cho 60% bã chứa
chứa 20% protein có thể dùng làm phân hữu cơ phục vụ nông nghiệp rất tốt,
mỗi tấn có thể bán với giá 1 triệu đồng. Trong Từ điển cây thuốc và động vật
làm thuốc ở Việt Nam có viết: Nhựa mủ cây Cọc rào đƣợc dùng ngoài để trị
vết thƣơng, cầm máu, chữa bỏng, bệnh ngoài da; dịch ép lá bôi ngoài chữa trĩ;
dầu hạt trị bệnh da, thấp khớp, đau dây thần kinh hông, liệt , các bộ phận còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7

lại của cây nhƣ thân, ngọn, lá, vỏ, rễ, nhựa đều có thể dùng để làm thuốc trị
bệnh: cầm máu, nhuận tràng (nhựa cây); trĩ, phù, rắn cắn (rễ cây); trị bệnh sốt
rét, bạch cầu (lá cây). Cọc rào là cây chịu hạn, có thể trồng trên các vùng đất
khô cằn, là loài cây rất thích hợp cho việc cải tạo và phủ xanh những vùng đất
hoang hóa
1.2. Khảo nghiệm loài và xuất xứ Cọc rào
Khảo nghiệm loài và xuất xứ là một trong những khâu đầu tiên trong
bất kỳ một chƣơng trình nào về cải thiện giống cây rừng là chọn loài và xuất
xứ phù hợp với mục tiêu kinh tế (và/hoặc phòng hộ) đƣợc đặt ra và có đặc
điểm sinh thái phù hợp với từng vùng gây trồng cụ thể [9]
Khảo nghiệm loài thực chất là sự tập hợp các nguồn hạt một số loài cây
nhất định theo mục tiêu kinh tế và xây dựng các khu khảo nghiệm so sánh
giống ở một số vùng sinh thái chính nhằm chọn ra một hoặc một số loài cây
thích hợp cho mỗi vùng [9]
Khảo nghiệm xuất xứ là bƣớc tiếp theo của khảo nghiệm loài, là sự tập
hợp nguồn hạt của những vùng sinh thái khác nhau trong những loài đã đƣợc
xác định, xây dựng khảo nghiệm so sánh giống nhằm tìm ra một hoặc một số
xuất xứ tốt nhất, có tỷ lệ sống lớn, năng suất cao theo mục tiêu kinh tế và có
khả năng phòng chống sâu bệnh cũng nhƣ các điều kiện bất lợi khác [9]
Trong một số trƣờng hợp chúng ta có thể kết hợp khảo nghiệm loài và
xuất xứ khi đã biết rõ một số thông tin cần thiết về đối tƣợng nghiên cứu,
nghĩa là biết đƣợc khả năng cung cấp sản phẩm kinh tế, vùng phân bố của
loài, yêu cầu sinh thái và khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi Và
khảo nghiệm này đƣợc gọi là khảo nghiệm loài và xuất xứ. Đây cũng là
phƣơng thức rút ngắn đƣợc thời gian đi từ nghiên cứu đến sản xuất và đang
đƣợc áp dụng ở nhiều nƣớc trên thế giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



8
Chỉ có thông qua khảo nghiệm loài và xuất xứ chúng ta mới biết đƣợc
một cách chắc chắn (mà không phải suy đoán) xuất xứ (nguồn giống) thích
hợp nhất để sử dụng cho một chƣơng trình trồng rừng trên một số vùng sinh
thái nhất định, đặc biệt là khi đƣa cây từ nơi khác đến [9]
Cây rừng sinh trƣởng và phát triển trải qua hàng nghìn năm, mỗi loài
cây rừng có các khu phân bố nhất định. Dƣới tác động của chọn lọc tự nhiên
và chọn lọc nhân tạo đã mở rộng phạm vi thích ứng của loài trên nhiều vùng
sinh địa lý, sinh thái khác nhau trong phạm vi phân bố của loài, cũng do chọn
lọc tự nhiên mà cây rừng đã hình thành nên các biến dị di truyền hết sức
phông phú cả về hình thái, tập tính sinh trƣởng và khả năng chịu đựng. loài có
phạm vi càng rộng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau thì càng có nhiều biến
dị di truyền và do đó càng có nhiều khả năng để lựa chọn những biến dị di
truyền phù hợp với mục tiêu chọn giống ở từng khu vực [9]
Khảo nghiệm loài và xuất xứ chính là sự lợi dụng các biến dị di truyền
sẵn có trong thiên nhiên một cách có cơ sở khoa học, thông qua việc thực
nghiệm gây trồng trên những lập địa mới. Đây là phƣơng pháp chọn giống
nhanh nhất và rẻ nhất.
Theo Zobel và Talbert (1984) đã cho rằng: “Bất luận kỹ thuật chọn
giống tinh vi nhƣ thế nào, tăng thu lớn nhất, nhanh nhất và rẻ nhất trong các
chƣơng trình cải thiện giống cây rùng là sự bảo đảm nguồn hạt thích hợp nhất
cho trồng rừng, đặc biệt khi gây trồng cây ngoại lai”. [9]
Theo Anderson (1996): “Một xuất xứ đáng tin cậy sẽ sản xuất ra một
giống cây rừng với 90% khả năng chắc chắn hơn là một xuất xứ xuất sắc,
song chỉ có 50% khả năng’’
Công việc đầu tiên của bất kỳ một chƣơng trình chọn giống nào cũng
phải bắt đầu từ khâu khảo nghiệm loài và xuất xứ. Đối với loài cây nhập nội
nhƣ Cọc rào thì bƣớc đầu tiên lại càng hết sức quan trọng ( xem hình 1.1 )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



9




















Hình 1.1.Sơ đồ chung của một chƣơng trình cải thiện giống cây rừng.
( Lê Đình Khả, 1996 )
Xuất phát từ những cơ sở lý luận nhƣ vậy, ở Việt Nam đã tiến hành
khảo nghiệm thành công đối với các xuất xứ Thông, Keo, Bạch đàn Kết quả
tạo ra nhiều xuất xứ có giá trị kinh tế cao phù hợp với từng vùng sinh thái nhất
định trong cả nƣớc.Mặt khác do nhu cầu tìm nguồn nhiên liệu sinh học thay
thế ngày càng gia tăng trên thế giới và Việt Nam, trong giai đoạn 2007 đến nay

Khảo nghiệm
loài (chọn loài)

Khảo nghiệm xuất
xứ (chọn xuất xứ)

Chọn lọc cây trội

Khảo nghiệm
giống

Vƣờn giống

Rừng giống

Vật liệu giống (hạt,
hom)

Rừng trồng mới


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
đã tiến hành tuyển chọn các xuất xứ Cọc rào trong và ngoài nƣớc đồng thời
tiến hành trồng khảo nghiệm trong toàn quốc với mục tiêu tuyển chọn ra
những xuất xứ Cọc rào cho năng suất quả và hạt cao ép lấy dầu thay thế nguồn
nhiên liệu hóa thạch xăng dầu đang bị cạn kiệt dần phục vụ cho nhu cầu tiêu

thụ trong cả nƣớc và xuất khẩu. Có thể tóm tắt quy trình đó theo hình 1.2.



































Hình 1.2 . Khái quát các bƣớc khảo nghiệm chọn xuất xứ hạt Cọc rào
Phân tích đánh giá tỷ lệ nẩy mầm, hàm lƣợng dầu béo,
dự đoán năng suất hạt
Xuất xứ hạt bản địa thu
thập tuyển chọn đƣợc
Xuất xứ hạt nhập nội
Tập hợp cây trội đƣợc chọn
Xuất xứ tốt nhất đƣợc chọn
Phân tích đánh giá sinh trƣởng, năng
suất hạt và hàm lƣợng dầu: >30%
Nhân nhanh sản xuất hạt giống và cây
con
Trồng thử nghiệm, khảo
nghiệm
Trồng rừng nguyên liệu SX hạt tại
các vùng đã khảo nghiệm, thử
nghiệm

Trồng rừng nguyên liệu SX hạt tại
các vùng đã khảo nghiệm, thử
nghiệm
Phân tích đánh giá, chọn lọc lại, tiêu
chí hình thái & HL dầu (>32%)
Vƣờn cây trội/vƣờn giống
Trồng khảo nghiệm, thử

nghiệm
Trồng khảo nghiệm, thử
nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11

1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
1.3.1. Nghiên cứu về Cọc rào trên thế giới.
Trên thế giới, các nghiên cứu về cây Cọc rào đƣợc thực hiện khá đầy
đủ. Đây là những dữ liệu quan trọng cho việc áp dụng vào điều kiện cụ thể ở
Việt Nam
Theo Budowski (1987 ), Cọc rào là một trong những loài cây thƣờng
đƣợc trồng làm hàng rào, nó đƣợc tìm thấy ở phần lớn các vùng của
Elsanvador. Nó cũng là một trong những cây trồng chính làm hàng rào ở
Upper Guinea ( Diallo, 1994 ). Ở Mali có hàng trăm kilomet hàng rào
Jatropha và cũng đƣợc trồng khá phổ biến ở Burkina Faso ( Zan, 1985 ). Gần
đây ở Cape verde, Cọc rào còn đƣợc trồng ở những vùng đất khô cằn để cải
thiện độ xói mòn đất. Trồng thử nghiệm ở Nepal khi bón phân xanh cho lúa
bằng lá, vỏ quả Cọc rào đã làm năng suất lúa tăng thêm 11% [ 16 ]
Theo kế hoạch của Bộ năng lƣợng Ấn Độ, đến năm 2013, pha trộn 13
triệu tấn nhiên liệu từ Cọc rào với nhiên liệu hóa thạch từ nƣớc ngoài, nghĩa là
lƣợng nhiên liệu từ cây này gấp 1000 lần lƣợng nhiên liệu sản xuất năm 2006.
Trong giai đoạn đầu dự kiến trồng 40.000 ha, giai đoạn 2 mở rộng phạm vi
trồng trong cả nƣớc với 33 triệu ha sẵn sàng để trồng cây Cọc rào [ 31 ].
Theo Norman Jones và Ioan H.Miller (1999), các kỹ thuật gây trồng
Cọc rào cũng đƣợc nghiên cứu khá đầy đủ, đặc biệt là ở Ấn Độ. Các nghiên
cứu chủ yếu tập trung vào kỹ thuật gây trồng, sản xuất cây giống và thu hái

hạt. Hiện nay cây Cọc rào đƣợc gây trồng dƣới 2 hình thức phổ biến là trồng
phân tán và trồng rừng tập trung trên diện rộng. Mô hình trồng rừng tập trung
chủ yếu phát triển ở các nƣớc Châu Phi (Cape Verde, Ivory Coast,
Madagascar) và Châu Mỹ (Brazil). Ngoài ra ấn Độ cũng là nƣớc đang phát
triển mạnh cây Cọc rào với diện tích trồng ƣớc chừng khoảng 3 triệu ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12
Nhà khoa học RoBert Manurung cho biết một công ty đang xúc tiến
bao tiêu sản phẩm 1 triệu ha Cọc rào với nông dân 3 tỉnh Papua, Kliman tan
và NusaTenggara. Một công ty Hà Lan đã đặt mua 1 triệu tấn dầu Cọc rào
nguyên chất của Indonesia. Ủy ban quốc gia về nghiên cứu phát triển nhiên
liệu sinh học của nƣớc này đã trình Chính phủ dành 5 triệu ha đồi trọc để
trồng cây Cọc rào. mía và sắn để sản xuất nhiên liệu sinh học. Hiện nay
Indonesia đã trồng đƣợc 20.000 ha cọc rào và đã ra quyết định đầu tƣ 10 triệu
ha đất để trồng cây này.
Trung Quốc đang lập kế hoạch trồng 80.000 mẫu ở Tứ Xuyên và hy
vọng có 1 triệu ha trong vòng 4 năm. Năm 2007, Trung Quốc đã công bố kế
hoạch trồng 70.000 mẫu tại Quảng Tây và 10.000 mẫu ở Vân Nam. Đến năm
2010 trung Quốc trồng 13 triệu cây này và công ty DI OIL của Anh liên
doanh với công ty Chinese Chua Technology Company Ltd đầu tƣ trồng 2
triệu ha và xây dựng các nhà máy chế biến diesel sinh học cho thị trƣờng
nƣớc này. Năm 2006, Trƣờng Đại học Tứ Xuyên đã đầu tƣ 120.000 USD cho
nghiên cứu về năng lƣợng sinh học [ 32 ].
Từ năm 2004 tại huyện San Sai, Chiang Mai của Thái lan, một dự án
sản xuất diesẹl sinh học đã đƣợc khởi công. Tính từ tháng 6/2004 đến tháng 6/
2005, các trạm sản xuất diesel sinh học ở đây đã cung cấp hơn 490.000 lít
diesel loại B2 và B5 cho các xe ô tô chạy thử nghiệm. Hiện nay công suất của

trạm San Sai đã đạt 250.000 lít/tháng. Đến nay đã có hàng ngàn xe ô tô, chủ
yếu là xe tắc xi sử dụng nhiên liệu này. Đến cuối năm 2006 cả Thái Lan mới
có 10 trạm sản xuất diesel sinh học với tổng công suất khoảng 160.000
lít/ngày. Năm 2007 Bộ Năng lƣợng Thái Lan dự kiến xây dựng 4 nhà máy sản
xuất diesel sinh học nâng công suất lên 1.7 triệu lít/ngày. Nƣớc này đề ra mục
tiêu đến 2011 lƣợng diesẹl sinh học đạt 3% tƣơng đƣơng đạt 2.4 triệu lít/ngày
và năm 2012 đạt tỷ lệ 10% tƣơng đƣơng 8.5 triệu lít/ngày [ 32 ].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13
Ở Philippin, tập đoàn Philippin National Oil Co-Alternative Fuel Corp (
PNOC-AFC ) là đơn vị đứng ra tổ chúc trồng Cọc rào. Tập đoàn này đã thuê
500 ha đất của quân đội để làm vƣờn ƣơm ở Fort Magsaysay, Nueva Ecija. Ở
Mindanao, tập đoàn này đang tìm kiếm khoảng 12 triệu ha để làm trung tâm
trồng Cọc rào. Ngân hàng đất Philipin đã thỏa thuận cung cấp cho PNOC-
AFC từ 5-10 tỷ peso đầu tƣ cho chƣơng trình. Mục tiêu trƣớc mắt của Chính
phủ là dành 1 triệu ha đất để trồng cây Cọc rào. Tuy vậy, vấn đề còn tồn tại ở
quốc gia này là chƣa có giống cho năng suất và hàm lƣợng dầu trong hạt cao,
các giống địa phƣơng có hàm lƣợng dầu từ 28-32%. Vì vậy cần phải nhập
khẩu giống tốt từ bên ngoài [ 32 ].
Ở Singapore, tháng 3/2007 tập đoàn Van Der Horst Biodiessel JVC đã
đầu tƣ xây dựng một nhà máy chế biến Biodiesel từ dầu Cọc rào và các loại
dầu khác có công suất 200.000 tấn/năm với số vốn khoảng 26.3 triệu USD.
Công ty này cũng đầu tƣ trồng cây này tại Campuchia, Indonesia, Ấn Độ, Lào
và Việt Nam.
Theo Praveen. Rao. Dr. V. 2008, trong tài liệu” Jatropha cur cas L, các
lựa chọn kỹ thuật nông nghiệp và chỉ tiêu kinh tế để sản xuất thức ăn gia súc:”
và trong một công trình nghiên cứu và phát triển Jatropha cur cas ở Indonesia

chỉ ra rằng thời điểm bắt đầu thu hái Cọc rào khi vỏ quả có màu vàng. Quả
xanh ( màu xanh thẫm ) có hàm lƣợng dầu là 20.7%. Quả màu vàng có hàm
lƣợng dầu là 30.3 %. Quả chín ( vỏ quả từ màu vàng sang màu đen hoặc màu
nâu thẫm ), có hàm lƣợng dầu là 31.5-35%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp
với nghiên cứu về thời vụ thu hái quả Cọc rào của Nuss và cộng sự, 2008 khi
vỏ quả bắt đầu chuyển sang màu đen là lúc thu hái cho hàm lƣợng dầu cao
nhất [8 ], [21 ].
Theo Matsuno và cộng sự ( 1985 ), ở Paraguay sản lƣợng hạt tính trên
ha/năm của cây Cọc rào trồng từ tuổi thứ 3 đến tuổi thứ 8 giao động từ 100 kg

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
đến 4.000 kg, trong đó ở tuổi thứ 7 là 3.000 kg và tuổi thứ 8 là 5.000 kg. Sản
lƣợng hạt cây 1 năm tuổi ở Thái Lan là 794 kg/ha ( Stienswat và cộng sự,
1986 ). Cây ở độ tuổi thứ 3 tại Ấn Độ cho sản lƣơng hạt là 1.733 kg/ha/năm (
Bhay Mal, 1985 ). Theo nhiều tác giả sản lƣợng hạt ở các vùng trồng thuộc
các nƣớc Nicaragua, Mali, Thái Lan Giao động từ 2.146 đến 5.100
kg/ha/năm.
Theo Ellis và các cộng sự (1985 ), cách giữ hạt của họ thầu dầu thông
thƣờng là giảm độ ẩm của hạt và nhiệt độ bảo quản. Thử nghiệm bảo quản hạt
của họ Thầu dầu đƣợc để trong những túi mở bằng nhựa ở nhiệt độ môi
trƣờng ( khoảng 20
0
C) trong 5 tháng và tỷ lệ nảy mầm trung bình đạt 62% (
thay đổi tỷ lệ nảy mầm từ 19-79% ) so với ban đầu. Khi cất trữ trong kho lạnh
7 năm với hạt giống đƣợc đóng bao vào bao nilon bịt kín thì tỷ lệ nảy mầm
trung bình là 47%. Khi phân tích thành phần hóa học của các hạt đã lƣu trữ
trong 3 năm thì thấy các hạt này có hàm lƣợng ẩm là 6.2% [ 6 ].

Một khảo sát khác của Kobilke (1989 ), nghiên cứu sức sống và hàm
lƣợng dầu trong hạt cây Cọc rào sau thu hái trong khoảng thời gian từ 1-24
tháng, với điều kiện bảo quản bình thƣờng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hạt
Cọc rào sau 15 tháng bảo quản thì tỷ lệ nảy mầm giảm xuống dƣới 50%.
Nguyên nhân chính của sự giảm tuổi thọ hạt giống phụ thuộc vào hàm lƣợng
nƣớc trong hạt và nhiệt độ khi bảo quản [16] . Còn Praveen.Rao.Dr.V.2008,
đã xác định hàm lƣợng nƣớc cho bảo quản hat Cọc rào là 7% [ 21 ].
Đối với cây Cọc rào biện pháp giâm hom đã đƣợc ngƣời dân ở nhiều
nƣớc trên thế giới sử dụng, phƣơng thức sử dụng phổ biến là chặt cành của
cây mẹ để trồng. Cho tới nay kỹ thuật này vẫn đang đƣợc duy trì do đặc tính
dễ trồng, dễ sống của loài cây này. Việc sử dụng chất hormon sinh trƣởng để
nhân nhanh và duy trì nguồn giống những cây Cọc rào có đặc tính tốt nhƣ sai
quả, hàm lƣợng dầu cao đã đƣợc nhiều nƣớc sử dụng ở trên thế giới trong một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


15
số năm trở lại đây. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng phổ biến ở các nƣớc Ấn
Độ, Thái Lan, Inđônêsia, Malaixia, Trung Quốc, Singapore, các nƣớc Châu
Mỹ, Châu Phi [ 16 ].
Ở Inđônêsia cây Cọc rào đƣợc mọi ngƣời biết rộng rãi, tuy vậy loài cây
này không đƣợc trồng và sử dụng một cách tốt nhất, mới chỉ đƣợc trồng bằng
các nguồn giống địa phƣơng. Do vậy từ năm 2005-2007, Inđônêsia đã tiến
hành công tác cải thiện giống cây Cọc rào. Các bƣớc chọn giống đƣợc Trung
tâm nghiên cứu và phát triển cây trồng trang trại của Inđônêssia ( ICERD )
xác định là: Chọn cây ƣu việt, phát triển nghiên cứu kỹ thuật trồng, chế biến
sau thu hoạch và kinh tế xã hội [ 8 ]
Mặt khác năm 2008, Praveen.Rao.V, khi nghiên cứu ảnh hƣởng của
IBA đến ra rễ của hom thân Cọc rào cho thấy với nồng độ 100 mg/l tỳ lệ ra rễ

đều đạt 100%, trong khi đó kết quả của đối chứng là 64%. Trồng bằng cây
hom tác giả đề nghị lƣu ý đến đặc tính của hom nhƣ chiều dài, đƣờng kính,
tuổi cây lấy hom, tuổi cành, vị trí lấy hom, cách thức bảo quản, xử lý hom
Tác giả cũng nêu lên những ƣu và nhƣợc điểm của việc trồng bằng cây hạt và
cây hom. Kết quả nhân giống bằng nuôi cấy mô cây Cọc rào mới có thông
báo ban đầu về nuôi cấy đỉnh sinh trƣởng trong bình thí nghiệm. Khi nhân
giống bằng mô tác giả gợi ý cần quan tâm các nội dung: Hệ số nhân hom, tỷ
lệ thành cây, thời gian trồng thích hợp, đồng dạng về kích thƣớc và hình dạng,
nhân nhanh, cây không sâu bệnh [ 21 ]
1.3.2. Nghiên cứu về Cọc rào ở Việt Nam.
Ở nƣớc ta, Cọc rào đƣợc trồng phân tán, chủ yếu để làm rào dậu. Trong
chƣơng trình nghiên cứu của TS Lê Võ Định Tƣờng (Phân viện Hóa học và
các hợp chất thiên nhiên thành phố Hồ Chí Minh), đã tiến hành trồng thử
nghiệm nuôi hom Cọc rào những giống có thể cho năng suất cao tại vùng đất
thoái hóa Lê Hồng Phong, huyện Bắc Bình và xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong

×