Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên đề kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.42 KB, 38 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi :
- Phòng đào tạo – Học viện Ngân Hàng
- Bộ môn Kế toán-kiểm toán – Học viện Ngân Hàng.
Tên em là: Vũ Thanh Vân- sinh viên chuyên ngành kế toán, trường Học viện
ngân hàng khóa 2010-2014
Em xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm chuyên đề một cách khoa học,
chính xác, và trung thực.
Các kết quả, số liệu nêu trong chuyên đề đều có thật, thu được trong quá
trình nghiên cứu và chưa từng được công bố trong bất kỳ tài liệu khoa học
nào.
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2014


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I : ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN
XUẤT NHẬP KHẨU.
1.1Đặc điểm kinh doanh
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
1 1.2 Lĩnh vực kinh doanh
1.2 Đặc điểm công tác kế toán
1.2.1 Hình thức kế toán trong công ty
1.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán trong công ty
1.2.3 Chế độ kế toán
1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
1.3.1 Thứ nhất là tập quán thương mại qui định điều kiện thương mại.
1.3.2 Thứ hai là phương thức thanh toán


1.3.3 Thủ tục tiến hành xuất, nhập khẩu
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU NAM DƯƠNG
2.1 Kế toán nhập khẩu
2.1.1 Giai đoạn 1:Chuẩn bị
2.1.2 Giai đoạn 2 : Thanh toán và nhận hàng
2.1.3 Phương pháp hạch toán
2.2 Kế toán xuất khẩu
2.2.1 Các chứng từ sử dụng hạch toán
2.2.2 Tài khoản sử dụng
2.2.3 Phương pháp hạch toán
3.1.Bút toán thuế xuất khẩu
2.3 Sổ sách và báo cáo kế toán
2.3.1 Sổ sách kế toán
2.3.2 Qui trình luân chuyển
2.3.3 Phương pháp lập các sổ kế toán
2.3.4 Cách lập các báo cáo kế toán
CHƯƠNG III : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN
3.1 Những thuận lợi trong việc thực hiện công tác kế toán tại công ty
3.2 Những hạn chế trong kế toán xuất nhập khẩu tại công ty
3.3 Giải pháp cùng hoàn thiện công tác kế toán xuất nhập khẩu
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, mỗi quốc gia đều cần đến nhau để
phát triển, không thể tồn tại một nền kinh tế “ tự cung tự cấp “ trong một xã hôi
phát triển. Chính vì thế hội nhập trở thành xu hướng tất yếu đối với các quốc gia
trên toàn thế giới.
Hoạt động xuất nhập khẩu là một hoạt động phức tạp, sôi động, có tính
cạnh tranh cao trên trường quốc tế. Thực tế cho thấy cùng với xuất khẩu, nhập
khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế xã hội. Để có thể

quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì hạch toán kế toán là một công cụ
không thể thiếu, nó cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về tình hình sản
xuất kinh doanh cho các nhà quản lý.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, thông qua công tác
kế toán xuất nhập khẩu doanh nghiệp biết được thị phần nào, mặt hàng nào, lĩnh
vực khinh doanh nào mà mình đang kinh doanh có hiệu quả. Từ đó đảm bảo cho
doanh nghiệp cạnh tranh được trên thị trường đầy biến động và cho phép doanh
nghiệp đạt được các mục tiêu mà mình đặt ra: Lợi nhuận, thị phần thị trường, uy
tín kinh doanh.
Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu
Nam Dương, em đã nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng tại công ty và viết chuyên đề
thực tập tốt nghiệp với đề tài :” Kế toán hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa “.
Trong chuyên đề này em xin trình bày ba chương sau:
Chương I: Đặc điểm kinh doanh đối với hoạt động kế toán xuất nhập khẩu.
Chương II: Thực trạng công tác hạch toán xuất nhập khẩu hàng hóa tại công ty cổ
phần thương mại xuất nhập khẩu Nam Dương.
Chương III: Đánh giá thực trạng công tác kế toán.
CHƯƠNG 1: Đặc điểm kinh doanh đối với hoạt động kế toán xuất nhập
khẩu.
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty
- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP
KHẨU NAM DƯƠNG
- Tên Tiếng anh: NAM DUONG IMPORT EXPORT TRADING JOINT STOCK
COMPANY.
- Tên viết tắt: NAM DUONG IMEXTRACO.
- Địa chỉ trụ sở chính: số 194, Đà Nẵng, phường Lạc Viên, quận Ngô Quyền,
thành phố Hải Phòng
- Điện thoại/ Fax : 0313.552.195
- Mã số thuế: 0201.275.734

- Số tài khoản: 0200.10.10.10.1297 tại ngân hàng Maritime Bank – CN Hải
Phòng- Vốn Điều Lệ :5.000.000.000 đồng (Viết bằng chữ: Năm tỷ Việt Nam đồng)
- Danh sách thành viên góp vốn:
1 Nguyễn Tuấn Anh - Địa chỉ: 194 Đà Nẵng, Lạc Viên, Ngô Quyền, Hải
Phòng, Việt Nam 4.500.000.000
2 Nguyễn Thanh Nhã- Địa chỉ:194 Đà Nẵng, Lạc Viên, Ngô Quyền, Hải
Phòng, Việt Nam 350.000.000
3 Nguyễn Thanh Tùng-Địa chỉ:194 Đà Nẵng, Lạc Viên, Ngô Quyền, Hải
Phòng, Việt Nam 150.000.000
- Người đại diện theo pháp luật của công ty:
+ Họ và tên: Nguyễn Thanh Nhã
+ Chức danh: Giám đốc
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Trước khi được tách ra hoạt động riêng lẻ thì công ty Cổ phần Thương mại
Xuất nhập khẩu Nam Dương là một phần của công ty TNHH Thương mại và dịch
vụ vận tải Nam Tùng. Tuy nhiên do các yêu cầu khách quan cũng như chủ quan thì
đến tháng 8 năm 2012 công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Nam Dương
đã ra đời theo giấy phép đăng kí kinh doanh số 0201275734 do Sở kế hoạch và đầu
tư Hải Phòng cấp
Những ngày đầu thành lập công ty chỉ hoạt động với tổng số nhân viên là 5
người nhưng qua hơn một năm hoạt động và phát triển công ty đã mở rộng quy mô
và t7uwngf bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức. Hiện tại công ty có 8 cấn bộ công
nhân viên chính thức và chưa kể một số nhân viên kí hợp đồng ngắn hạn (dưới 3
tháng).
1.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty


(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
• Giám đốc - Nguyễn Thanh Nhã: Là người có quyền hành cao nhất chịu trách

nhiệm chung đối với các hoạt động cảu công ty từ tổ chức sản xuất kinh doanh đến
đời sống cán bộ công nhân viên, trực tiếp quản lý các phòng ban
• Phó giám đốc - Nguyễn Tuấn Anh: Là người giúp việc giám đốc điều hành
một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công ủy quyền của giám đốc
và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân
công
• Phòng tài chính kế toán – Lương Thị Thu Trang, Khổng Thị Thu Trang
+ Thống kê kế toán và hạch toán kinh tế nội bộ
+ Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, tổ chức ghi chép ban đầu, tổ chức luân
chuyển chứng từ
+ Kiểm tra chứng từ chi tiền và thực hiện chi tiền
+ Khai thác ngồn vốn
+ Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và quản lý tài sản
• Phòng giao nhận xuất nhập khẩu: Phan Hoàng Anh, Nguyễn Quang Đạt
+ Định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh giao nhận xuất nhập khẩu của công
ty;
+ Theo dõi chặt chẽ và nắm bắt kịp thời tình hình thị trường, giá cả, nhu cầu hàng
hóa xuất nhập khẩu để tham mưu cho giám đốc trong việc đàm phán tiến tới ký kết
các hợp đồng kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu;
+ Nghiên cứu theo dõi các chủ trương chính sách xuất nhập khẩu, thuế của Nhà
nước ban hành để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định;
+ Thực hiện tốt nghiệp vụ thủ tục xuất nhập khẩu đúng quy định cũng như theo dõi
tình hình thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng;
+ Thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định của Nhà nước và theo yêu cầu
của giám đốc công ty, xây dựng các kênh thông tin về thương mại, đồng thời quản
lý các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh giao nhận xuất nhập khẩu của
công ty thông qua các hệ thống thông tin;
+ Tìm kiếm nguồn khách hàng có nhu cầu mua bán hàng hóa, dịch vụ ngoại
thương.
+ Thực hiện cung cấp chứng từ xuất nhập khẩu, hóa đơn xuất nhập hàng hóa, đồng

thời quản lý chặt chẽ hàng hóa và hệ thống kho hàng của công ty;
+ Thực hiện chức năng quản lý thương hiệu của công ty. Theo dõi và báo cáo cho
giám đốc về công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu.
+ Phối kết hợp với các phòng, ban, đơn vị có liên quan giúp giám đốc các cuộc tiếp
khách, đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng với khách hàng ;
+ Và các nhiệm vụ khác do giám đốc công ty phân công.
• Phòng vận tải: Nguyễn Việt Dũng, Trần Đức Phong
+ Giúp giám đốc quản lý đội xe của công ty
+ Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu theo các hợp đồng
+ Theo dõi chặt chẽ và nắm bắt kịp thời tình hình thị trường, giá cả, nhu cầu vận
chuyển hàng hóa để tham mưu cho giám đốc trong việc đàm phán tiến tới ký kết
các hợp đồng vận chuyển hàng hóa
+ Nghiên cứu theo dõi các chủ trương chính sách giao thông vận tải, của Nhà nước
ban hành để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định
+ Tìm kiếm nguồn khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa, dịch vụ ngoại
thương.
1.1.4 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty.
- Sản xuất,lắp ráp mua bán ,bảo hành,bảo dưỡng và cho thuê các thiết bị phục vụ
ngành công nghệ thông tin ,điện tử viễn thông và phát thanh truyền hình ,thiết bị
bưu chính viễn thông và thiết bịvăn phòng.
- Giao nhận chuyên xử lý các mặt hàng lạ, nặng thô sơ.
- Làm đại lý hãng tàu.
- Sản xuất ,mua bán trang thiết bị y tế.
1.2 Đặc điểm công tác kế toán .
1.2.1 Hình thức kế toán trong công ty.
Công ty đang áp dụng hình thức kế toán máy , sử dụng phần mềm kế toán fast
Accouting trên tất cả các phần hành gồm:
- Phần hành kế toán
- Phần hành kế toán tiền lương.
- Phần hành kế toán tài sản cố định.

- Phần hành kế toán thuế.
- Phần hành kế toán chi phí.
- Phần hành kế toán mua hàng và công nợ phải thu.
1.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán trong công ty.
* Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán


1.2.3 Chế độ kế toán
Công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định
số 15/2006 ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính.
Công ty đã áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng
dẫn chuẩn mực do nhà nước ban hành.
Công ty áp dụng kỳ kế toán theo năm dương lịch, Bắt đầu từ ngày 01/01 tới
31/12 .
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng việt nam ( VND ).
1.2.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Kinh doanh xuất nhập khẩu có những đặc điểm sau :
1.2.4.1 Tập quán thương mại quy định điều kiện thương mại.
Hoạt động xuất nhập khẩu đa dạng về hình thức, Căn cứ hình thức giao
dịch gồm :
- Giao dịch trực tiếp.
- Giao dịch qua trung gian.
Kế toán trưởng
Kế toán tiền lương
Kế toán TSCĐKế toán tiền mặt và tiền gửi ngân
hàng
Kế toán công nợ phải thu phải trả
Kế toán thuế
- Buôn bán đối lưu ( hàng đổi hàng )
- Giao dịch tại hội trợ và triển lãm.

- Gia công xuất khẩu.
- Hình thức tái xuất khẩu.
- Hình thức đấu thầu quốc tế.
Tại Việt Nam giao dịch phổ biến nhất là giao dịch trực tiếp và giao dịch qua
trung gian, cụ thể xuất nhập khẩu trực tiếp/ ủy thác.
Hoạt động xuất nhập khẩu là cách nói thông thường của kinh doanh ngoại
thương, là sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia với nhau, và phải tôn trọng thỏa
thuận giữa hai bên mua và bán và pháp luật nước người mua và bán đó. Hiện nay
trong thương mại quốc tế người ta áp dụng Inconterms nhiều nhất.
Inconterms là một bộ qui tắc nhằm hệ thống hóa các tập quán thương mại
được áp dụng phổ biến bởi các doanh nhân khắp thế giới và là ngôn ngữ quốc tế
trong giao nhận vận chuyển hàng hóa ngoại thương. Nó là phương tiện để đẩy
nhanh tốc độ đàm phán, kí kết hợp đồng ngoại thương.
Inconterms là cơ sở quan trọng để xác định giá cả mua bán hàng hóa. Đây
là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện khiếu nại và giải quyết tranh chấp( nếu
có ) giữa người mua và người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại
thương.
Trong báo cáo này các ví dụ em đưa ra đều được áp dụng theo incoterms 2000.
Incoterms 2000 là văn bản về điều kiện thương mại ban hành sau cùng
nhất trước khi có Incoterms 2010 và được nhiều doanh nghiệp ở các nước trên thế
giới hưởng ứng và áp dụng vì nó phù hợp nhất với tập quán thương mại hiện đại: là
phương tiện chuyên chở bằng container ngày càng nhiều; các chứng từ điện tử
trong xuất nhập khẩu hàng hoá ngày càng phổ biến. Incoterms 2000 tương tự như
Incoterms 1990, có 13 điều kiện thương mại chia làm 4 nhóm:
a. Nhóm E ( 1 điều kiện )
EXW – Ex Works (named place): giao hàng tại xưởng (địa điểm quy định)
Đặc điểm : Người bán chịu chi phí tối thiểu, giao hàng tại địa điểm quy định là hết
nghĩa vụ.
b. Nhóm F ( 3 điều kiện )
FCA – Free Carrier (named place): giao hàng cho người vận tải (tại địa điểm quy

định)
FAS – Free Alongside Ship (named port of shipment): giao hàng dọc mạn tàu (tại
cảng bốc hàng quy định)
FOB – Free On Board (named port of shipment): giao hàng lên tàu (tại cảng bốc
hàng quy định)
Đặc điểm : Người bán không trả cước phí vận tải chính, giao hàng cho người
chuyên chở do người mua chỉ định là hết nghĩa vụ.
c. Nhóm C ( 4 điều kiện )
CFR – Cost and Freight (named port of destination): tiền hàng và cước phí (cảng
đến quy định)
CIF – Cost, Insurance and Freight (named port of destination): tiền hàng, bảo hiểm
và cước phí (cảng đến quy định)
CPT – Carriage Paid To (named place of destination): cước phí trả tới (nơi đích
quy định)
CIP – Carriage and Insurance Paid to (named place of destination): cước phí, bảo
hiểm trả tới (nơi đích quy định)
Đặc điểm : Người bán phải trả cước phí vận tải chính. Địa điểm chuyển rủi ro về
hàng hóa tại nơi gửi hàng (nơi đi)
d. Nhóm D ( 5 điều kiện )
DAF – Delivered At Frontier (named place): giao hàng tại biên giới (địa điểm quy
định)
DES – Delivered Ex Ship (named port of destination): giao hàng tại tàu (cảng đến
quy định)
DEQ – Delivered Ex Quay (named port of destination): giao hàng tại cầu cảng (tại
cảng đến quy định)
DDU – Delivered Duty Unpaid (named place of destination): giao hàng chưa nộp
thuế quan (tại nơi đích quy định)
DDP – Delivered Duty Paid (named place of destination): giao hàng đã nộp thuế
quan (tại nơi đích quy định)
Đặc điểm: Người bán chịu mọi chi phí để đưa hàng tới địa điểm đích quy định. Địa

điểm chuyển rủi ro về hàng hóa tại nơi hàng đến
Mỗi điều kiện thương mại Incoterms được sử dụng phổ biến cho các loại phương
tiện vận tải khác nhau :
- 4 điều kiện thương mại sau đây chỉ áp dụng với phương tiện vận tải thủy:
FAS, FOB, CFR, CIF.
- Còn 9 điều kiện thương mại khác: EXW, FCA, CPT, CIP, DAF, DES, DEQ,
DDU, DDP, áp dụng với bất cứ phương tiện vận tải nào: đường bộ, đường
thủy, đường sắt, đường hàng không, và vận tải đa phương thức.
1.2.4.2 Phương thức thanh toán.
Trong buôn bán quốc tế lựa chọn tập quán hai bên thực hiện cùng với lựa
chọn phương thức thanh toán là những điều quan trọng mấu chốt trong công tác
hạch toán kế toán xuất nhập khẩu :
- Phương thức thanh toán nhờ thu: nhờ thu phiếu trơn, nhờ thu kèm chứng từ.
- Phương thức thanh toán chuyển tiền: Kiểu điện báo, Kiểu thư chuyển tiền.
- Phương thức đổi chứng từ trả tiền.
- Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: Thư tín dụng có thể hủy bỏ, thư
tín dụng không thể hủy ngang, thư tín dụng có xác nhận, thư tín dụng không
thể hủy ngang miễn truy đòi, thư tín dụng chuyển nhượng, thư tín dụng giáp
lung, thư tín dụng tuần hoàn, thư tín dụng dự phòng, thư tín dụng đối ứng,
thư tín dụng có điều khoản đỏ…
Thư tín dụng không thể hủy ngang là phương thức phổ biến nhất hiện nay
trong kinh doanh quốc tế vì độ an toàn của nó rất cao đối với cả hai bên mua và
bán.
1.2.4.3 Thủ tục tiến hành xuất nhập khẩu.
a) Thủ tục tiến hành xuất khẩu trực tiếp, phương thức thanh toán L/C
- Người xuất khẩu và người nhập khẩu ký kết hợp đồng xuất khẩu.
- Người xuất khẩu giục người nhập khẩu đến ngân hàng phục vụ người nhập
khẩu mở L/C. Ngân hàng tiến hành kiểm tra L/C, xem chứng từ có hợp lệ
không, nếu không hợp lệ thì trả lại, còn nếu hợp lệ thì tiến hành các bước tiếp
theo.

- Người bán đến cơ quan nhà nước( bộ công thương, bộ nông nghiệp, bộ tài
nguyên môi trường …) có liên quan xin giấy chứng nhận xuất khẩu. Đây là căn
cứ để lập:
+ Phiếu đóng gói hàng hóa
+ Hóa đơn thương mại
+ Bảng kê chi tiết
- Người bán đến lãnh sự quán người mua xin giấy chứng nhận nguồn gốc, tờ
khai hải quan.
- Chuẩn bị thuê tàu, thuyền để giao hàng.
- Đến công ty bảo hiểm lấy giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Chuẩn bị hàng để giao:
+ Xin giấy chứng nhận số lượng.
+ Xin giấy chứng nhận trọng lượng.
+ Xin giấy chứng nhận quy cách sản phẩm.
+ Xin giấy xác nhận kiểm định.
+Xin giấy chứng nhận vệ sinh.
- Đến cơ quan hải quan khai báo số hàng.
- Tiến hành giao hàng – lập vận đơn.
- Sau khi giao hàng đem bộ chứng từ phù hợp với phương thức thanh toán đã
thỏa thuận đến ngân hàng phục vụ mình để nhận tiền.
b) Thủ tục tiến hành nhập khẩu trực tiếp, phương thức thanh toán L/C.
- Xin giấy phép nhập khẩu.
- Đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương.
- Nếu lựa chọn phương thức thanh toán bằng thư tín dụng trong hợp đồng thì
nhiệm vụ của người mua trong bước này là tới ngân hàng phục vụ mình mở
1 thư tín dụng cho người hưởng lợi là đối tác xuất khẩu.
- Người vận chuyển thông báo hàng tới địa điểm dỡ hàng cho cả bên mua và
bán. Người mua làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đồng thời ngân hàng thanh
toán kiểm tra bộ chứng từ người bán gửi đến đòi trả tiền với nội dung trong
L/C. Thỏa mãn thì đồng ý thanh toán, báo nợ cho người mua. Không thỏa

mãn thì người mua có quyền từ chối thanh toán.
Xuất nhập khẩu có những đặc thù chung sau:
- Chia làm nhiều giai đoạn.
- Thời gian kéo dài, thường là vài tháng.
- Liên quan tới nhiều loại chứng từ.
- Hàng hóa trao đổi phát sinh vấn đề về thuế quan, tỉ giá, giá trên hợp đồng,
giá trong nước, giá có thuế, giá chưa thuế…
CHƯƠNG 2: Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần thương mại
xuất nhập khẩu Nam Dương.
2.1 Kế toán nhập khẩu.
Tóm tắt nghiệp vụ kinh tế phát sinh :
Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Nam Dương kí hợp đồng ngoại
thương mua 1 lô hàng của công ty SAMWOO GEOTECH có trụ sở tại
Seoul,Hàn Quốc.
Theo hợp đồng đã kí trong 10 ngày, từ 21/4/2014 tới 1/5/2014 Nam Dương
đặt cọc 30% giá trị hợp đồng là 14670.3$.
Và cũng theo hợp đồng 2 bên đã kí, phía Nam Dương 4 tuần trước khi giao
hàng phải mở L/C tại ngân hàng Industrial bank of Korea , chi nhánh Hàn
Quốc trị giá 70% hợp đồng đã kí là 34230.7$.
Lô hàng trên bao gồm : ( giá trị theo giá CIF Hải Phòng)
- 107 chiếc SW-RCD Anchor W/4 strands(18,5m) : 24091.05$
Để thuận tiện cho việc theo dõi, vì nghiệp vụ nhập khẩu có nhiều giai đoạn,
liên quan tới nhiều chứng từ nên em sẽ chia ra 2 giai đoạn:
2.1.1 Giai đoạn 1: Chuẩn bị
Trong thời gian này công việc của bên nhập khẩu trước khi bên xuất khẩu
chuyển hàng để bán là thực hiện việc đặt cọc ( nếu quy định trong hợp
đồng ) và tiến hành mở thư tín dụng L/C. Bộ phận kế toán căn cứ chứng từ
liên quan sau để hạch toán.
2.1.1.1 Chứng từ sử dụng
a) Phiếu kế toán

Khế ước vay nợ ngân hàng, hợp đồng vay dài hạn
Phiếu kế toán do kế toán tổng hợp lập ( bằng giấy ) để phân biệt với phiếu kế
toán trong Fast, chứng từ này định khoản ngững nghiệp vụ phát sinh không
có chứng từ gốc như khấu hao, kết chuyển thuế, lãi lỗ…
Phiếu kế toán được lập theo nhu cầu hạch toán của công ty, có thể lập phiếu
kế toán cho tất cả các nghiệp vụ, đánh số. Khi cần tìm thì tra nội dung trong
số trước rồi tìm theo số thứ tự sau.
Trong phần mềm kế toán phiếu kế toán có bản chất tương tự phiếu kế toán
lập bằng giấy phản ánh những nghiệp vụ không thuộc những phần hành còn
lại: Tiền, mua hàng và công nợ phải trả, bán hàng và công nợ phải thu, thuế.
Căn cứ lập phiếu kế toán là nhưng chứng từ không sử dụng trực tiếp để ghi
sổ như khế ước, bảng phân bổ khấu hao, bảng phân bổ tiền lương, bảng
thanh toán lương và các khoản phải trả theo lương…
Nội dung 1 phiếu kế toán gồm:
Đơn vị kinh doanh Ngày … tháng… năm…
Địa chỉ… Số hiệu…quyển số
Tài khoản bên nợ: Số tiền ( ghi cả số và chữ )
Tài khoản bên có: Số tiền ( ghi cả số và chữ )
Diễn giải: Tóm tắt nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Người lập phiếu Kế toán trưởng
( Kí, họ tên ) ( Kí, họ tên )
Như vậy phiếu kế toán lập cho bút toán đặt cọc và mở L/C có sử dụng chứng
từ là khế ước nhận nợ ,hợp đồng vay vốn.
Khế ước nhận nợ là một giao nhận nợ giữa một bên là người vay một bên là
ngân hàng.Khế ước này do phòng kế toán ngân hàng cho vay lập một bản
chính duy nhất ,mọi bản khác bản chính chỉ mang tính chất đối chiếu .
Có nhiều form cho khế ước nhưng nói chung 1 khế ước phải thể hiện được
những nội dung sau :
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KHẾ ƯỚC NHẬN NỢ VAY
Số khế ước đăng ký tại Đơn vị NH:
1. Đơn vị vay vốn:
2. Hợp đồng tín dụng số: ngày tháng năm
3. Tổng số tiền vay:
Bằng số:
Bằng chữ:
4. Lãi suất: %
5. Thời hạn vay: Thời hạn trả nợ
Bắt đầu trả nợ từ:
6. Tài khoản tiền vay:
, ngày tháng năm
ĐẠI DIỆN BÊN CHO VAY ĐẠI DIỆN BÊN VAY
ĐƠN VỊ NHPT
GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
- Khế ước chỉ có một bản chính duy nhất do kế toán Đơn vị
giữ có giá trị pháp lý. Mọi bản sao chụp chỉ có giá trị đối chiếu.
- Người được uỷ nhiệm ký nhận tiền vay bắt buộc phải có giấy uỷ
nhiệm kèm theo và được lưu kèm khế ước này.
NHẬN TIỀN VAY VÀ TRẢ NỢ
Ngày
tháng năm
Số hiệu
chứng từ
Nhận tiền vay
Số tiền vay Người nhận tiền vay
Họ và tên Giấy ủy
quyền ( số

ngày tháng
năm )
Ký nhận
1 2 3 4 5 6
THEO DÕI TRẢ NỢ VÀ CHUYỂN NỢ QUÁ HẠN:
Ngày,
tháng,
năm
Số hiệu
chứng từ
Trả nợ
tiền vay
(nợ gốc)
Số tiền
chuyển
nợ quá
Dư nợ Phụ
trách
TCKT
Tổng số Trong đó
quá hạn
hạn
1 2 3 4 5 6 7
THEO DÕI TRẢ LÃI
Ngày,
tháng, năm
Số hiệu
chứng từ
Số lãi phải
trả

Lãi đã trả Lãi chưa
trả
Lãi ân hạn
1 2 3 4 5=3-4 6
THEO DÕI THAY ĐỔI
STT Nội
dung
Số tiền Thời
hạn trả
( hoặc
lãi
suất )

Thời
hạn trả
nợ
( hoặc
lãi
suất)
mới
Văn bản duyệt
Văn
bản
mới Số,
ngày,
năm
Cấp
quyết
định
Ngày có

hiệu lực
1 2 3 4 5 6 7 8
Khế ước này được tất toán
ngày
PHỤ TRÁCH TCKT ĐƠN VỊ NHPT
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Hợp đồng vay vốn là một cam kết pháp lý giữa ngân hàng với doanh nghiệp
nhận vay về việc ngân hàng giải ngân vốn cho doanh nghiệp trong thời gian
thỏa thuận trong hợp đồng.
Mối quan hệ giữa khế ước và hợp đồng là mỗi lần ngân hàng giải ngân một
số tiền theo cam kết trong hợp đồng với lãi suất trong thời gian xác định là
một lần lập khế ước.
Nam Dương có kí hợp đồng vay vốn dài hạn với ngân hàng Công thương
Việt Nam ( Vietin bank ) theo hợp đông số 12.081.0000.46545 với lãi suất
10%/năm trong thời gian 96 tháng với tổng giá trị khoản vay là 15 tỉ đồng
Việt Nam.
2.1.1.2 Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 331- chi tiết phải trả ngắn hạn ,nợ đầu tư,tên người bán ,ngoại tệ
- Tài khoản 144 - kí quĩ ,kí cược ngắn hạn
- Tài khoản 341- vay dài hạn ,chi tiết vay dài hạn ngân hàng
- Tài khoản 007 - ngoại tệ các loại(chi tiết loại ngoại tệ,quỹ hay ngân
hàng,ngân hàng nào)
2.1.1.3Phương pháp hạch toán
a) Bút toán đặt cọc
Việc đặt cọc thường thực hiện khi 2 bên mua và bán chưa có sự tin tưởng
nhau đầy đủ nên đặt cọc là sự đảm bảo cần thiết của bên mua với bên bán.
Hợp đồng ngoại thương giữa Nam Dương và công ty SAMWOO Hàn Quốc
có qui định bên mua phải đặt cọc số tiền trị giá 30% tổng giá trị hợp đồng
,bên bán phải làm nghĩa vụ mua bảo lãnh bán hàng trị giá 10% tổng giá trị
hợp đồng.

Vì Nam Dương sử dụng tiền vay ngân hàng cho dự án tòa nhà xanh ,kể cả
tiền đặt cọc, ngân hàng thực hiện chuyển tiền Nam Dương vay sang tài
khoản người bán tại ngân hàng phục vụ người bán .Đồng thời trên tài khoản
của Nam Dương mở tại ngân hàng phục vụ mình có bút toán ghi nợ ,có đồng
thời,cùng số tiền.
Trên phần mềm kế toán ,chọn phần hành kế toán tổng hợp ,chọn cập nhật số
liệu,chọn phiếu kế toán.
Căn cứ khế ước vay nợ giữa công ty và ngân hàng cho vay và hợp đồng
ngoại thương để vào phiếu kế toán nghiệp vụ đặt cọc.
Những dòng trên cùng là thông tin về ngày tháng lập và hoàn thành phiếu kế
toán, diễn giải nội dung kinh tế ,cập nhật tỉ giá hối đoái:loại ngoại tệ đem đi
đặt cọc tại ngày ngân hàng gửi giấy báo nợ số tiền đem đặt cọc.
Nội dung chính :
- Dòng 1 là tài khoản 331(chi tiết) ,chọn mã khách và tên khách hàng
trong nghiệp vụ, cột phát sinh nợ ngoại tệ là số tiền tính bằng ngoại tệ ,cột
phát sinh nợ VNĐ là số tiền bằng số tiền cột phát sinh nợ ngoại tệ * tỉ giá
hối đoái trên.
- Dòng 2 là tài khoản 341,cột phát sinh có bằng ngoại tệ và VNĐ là số
tiền đúng bằng ở dòng 1.
Nếu có sự chênh lệch ngày giữa ngày ngân hàng gửi tiền vào tài khoản ngân
hàng cho công ty vay và ngày ngân hàng chuyển khoản đem đặt cọc thì có
chênh lệch tỉ giá hối đoái, lúc này có sự xuất hiện của tài khoản 635/515.
b) Bút toán mở L/C
Mở L/C là 1 thao tác của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Phương thức này là một sự thỏa thuận mà trong đó ,một ngân hàng (ngân
hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín
dụng ) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng
lợi số tiền của thư tín dụng ) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba kí
phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng
bộ chứng từ thanh toán phù hợp những qui định đề ra trong thư tín dụng.

L/C không hủy ngang là phương thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay vì
độ an toàn cao của nó với cả bên mua và bên bán trong kinh doanh ngoại
thương.
Mở L/C là trách nhiệm của người mua hàng nếu cả 2 bên lựa chọn phương
thức thanh toán này theo thỏa thuận .Các công việc cần thiết của việc mở 1
thư tín dụng.
• Nhà nhập khẩu làm giấy đề nghị mở L/C và nộp vào ngân hàng các
giấy tờ cần thiết ,thực hiện kí quỹ theo yêu cầu để ngân hàng phát hành L/C
cho người xuất khẩu hưởng lợi .
Trên phần mềm Fast,đăng nhập, vào phần hành kế toán tổng hợp – cập nhật
số liệu -chọn phiếu kế toán
Căn cứ giấy đề nghị mở L/C và hợp đồng ngoại thương đã kí; L/C đã mở lập
phiếu kế toán phản ánh nghiệp vụ mở L/C.
Những dòng trên cùng là thông tin về ngày tháng lập và hoàn thành phiếu kế
toán, diễn giải nội dung kinh tế ,cập nhật tỉ giá hối đoái của ngoại tệ đem mở
L/C của ngày L/C được mở :
- Dòng 1 là tài khoản 144(chi tiết L/C nào) ,cột phát sinh nợ ngoại tệ ,
cột phát sinh nợ VNĐ là số tiền bằng giá trị cột phát sinh nợ ngoại tệ* tỉ giá
ngoại tệ trên.
- Dòng 2 là tài khoản 341 cột phát sinh có bằng ngoại tệ và VNĐ là số
tiền đúng bằng ở dòng 1.
Phản ánh chênh lệch tỉ giá (nếu có)
2.1.2 Giai đoạn 2 : Thanh toán và nhận hàng
2.1.2.1 Chứng từ sử dụng
- Phiếu kế toán (như giai đoạn 1)
- Tờ khai hải quan.
- Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.
- Hóa đơn thương mại (commercial invoice).
- Vận đơn đường biển (ocean bill of ladding).
- Các chứng từ khác đi kèm:bản kê chi tiết hàng hóa (packing list).

- Chứng nhận chất lượng và số lượng (certificate of quanlity and quan
tity).
- Chứng nhận nguồn gốc (certificate of origin).
- Chứng thư bảo hiểm ( insuarance of policy).
a) Hóa đơn thương mại(commercial invoice)
Là chúng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán đòi người
mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn.
• Trong trường hợp bộ chứng từ có hối phiếu kèm theo ,qua hóa đơn người
mua có thể kiểm tra lệnh đòi tiền trong hối phiếu ,khi không có hối phiếu
,hóa đơn có tác dụng thay thế cho hối phiếu, làm cơ sở cho việc đòi tiền và
trả tiền.
• Trong khai báo hải quan,hóa đơn nói lên giá trị của hàng hóa và là bằng
chứng của việc mua bán ,trên cơ sở đó người ta tiến hành giám sát ,quản lí
và tính tiền thuế.
• Hóa đơn cung cấp những chi tiết về hàng hóa cần thiết cho việc thống
kê ,đối chiếu hàng hóa với hợp đồng và theo dõi thực hiện hợp đồng.
Do đó trong tờ hóa đơn phải nêu được :đặc điểm của hàng hóa ,đơn giá,tổng
giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng ,phương thức thanh toán ,phương
tiện vận tải …
Hóa đơn thường được lập làm nhiều bản ,để dùng trong nhiều việc khác
nhau:gửi ngân hàng đòi tiền,trình công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm,cho
hải quan tính thuế,…
Theo hóa đơn thương mại số SAMWOO-140421 ngày 21/4/2014 của công
ty SAMWOO GEOTECH
- Trên hóa đơn thương mại thể hiện:
+Người cung cấp hàng hóa : công ty SAMWOO GEOTECH địa chỉ : Tầng
4 tòa nhà SAMWOO , SEOUL, Hàn Quốc.
+Lô hàng đã mua gồm :
- 107 chiếc SW-RCD Anchor W/4 strands(18,5m) : 24091.05$
+Tổng số tiền phải trả cho lô hàng là 24091.05$

b) Tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan là một trong những thủ tục quan trọng nhất để hàng hóa
được thông quan, thể hiện sự kiểm soát của nhà nước đối với các mặt hàng
ra vào biên giới, thể hiện sự chấp hành nghĩa vụ thuế của tổ chức ,cá nhân
xuất nhập khẩu với Nhà nước.
Thời gian và địa điểm làm tờ khai hải quan :
Theo điều 18 của luật hải quan và nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày
15/12/2005 của Chính phủ qui định với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện
trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu tại trụ sở chi cục
hải quan cửa khẩu.Nam Dương làm thủ tục hải quan cho lô hàng tại chi cục
hải quan thành phố Hải Phòng.
Người nhập khẩu:công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Nam Dương
194 Đà Nẵng, Lạc Viên, Ngô Quyền, Nguyễn Tuân, Hải Phòng.
Người xuất khẩu: SAMWOO GEOTECH LTD
Lô hàng nhập khẩu theo hợp đồng số SW-20140421 ngày kí 21/4/2014 Hóa
đơn thương mại mà công ty xuất khẩu phát hành số SAMWOO- 140421
ngày 21/4/2014
Trên phương tiện vận tải có số hiệu 9999 LANTAU BAY0010s ngày đến
2/5/2014
Theo vận tải đơn số HTSIHPH14040566 ngày 28/4/2014
Nước xuất khẩu :Korea
Cảng xếp hàng: incheon, Korea
Cảng dỡ hàng :Hải Phòng
Điều kiện giao hàng:CIF Hai Phòng
Đồng tiền thanh toán:usd
Tỉ giá tính thuế:21036(VND)
Phương thức thanh toán:L/C
Kê khai tính thuế:
-Tên hàng qui cách phẩm chất:
- 107 chiếc SW-RCD Anchor W/4 strands(18,5m) : 24091.05$

Trị giá nguyên tệ : 24091.05$
Trị giá tính thuế nhập khẩu :trị giá nguyên tệ *tỉ giá tính thuế =
24091*21036=506778276(VND)
Thuế suất thuế nhập khẩu 5%
Trị giá tính thuế giá trị gia tăng = Trị giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập
khẩu=506778276*1.05=532117189.8(VND)
Thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%
Số thuế thuế giá trị gia tăng = Trị giá tính thuế giá trị gia tăng* Thuế suất
thuế giá trị gia tăng = 53211718.98(VND)
c) Các chứng từ khác
• Phiếu đóng gói : Là bản kê khai tất cả hàng hóa đựng trong một kiện
hàng (thùng hàng, container).phiếu đóng gói được lập khi đóng gói hàng hóa
.Phiếu đóng gói tạo điều kiện kiểm tra gàng hóa trong mỗi kiện.
- Nội dung:tên người bán và người mua,số hiệu hợp đồng,số L/C ,tên
tàu,ngày bốc hàng ,cảng bốc hàng,cảng dỡ hàng,số thứ tự của kiện hàng,cách
đóng gói,số lượng hàng hóa đựng trong kiện hàng ,trọng lượng hàng hóa
đó,thể tích kiện hàng,số lượng container,số container,…
- Được lập làm 3 bản :một bản để trong kiện hàng để người nhận hàng
đối chiếu,kiểm tra;một bản tạo thành bộ đầy đủ xếp vào kiện hàng thứ nhất
của lô hàng;một bản tạo thành một bộ khác kèm theo hóa đơn để đòi tiền.
• Vận đơn đường biển: Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận
là họ đã nhận hàng để chở;là bằng chứng về những điều khoản của một hợp
đồng vận tải đường biển;quan trọng nhất là vận đơn thể hiện sự sở hữu hàng
hóa, qui định hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng đích,do đó cho phép mua bán
hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L.
- Vận đơn dùng để làm căn cứ khai hải quan,làm thủ tục xuất
nhập khẩu hàng hóa;làm tài liệu về hàng hóa kèm theo trong bộ chứng từ
thương mại dùng để thanh toán;làm chứng từ để mua bán ,cầm cố ,chuyển
nhượng hàng hóa;làm căn cứ xác định số lượng hàng đã gửi để dựa vào đó
ghi sổ ,thống kê ,theo dõi việc thực hiện hợp đồng.

• Giấy chứng nhận xuất xứ do hãng chế tạo: Là chứng từ do nhà sản
xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền ( thường là phòng thương mại )cấp để xác
nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa.
• Chứng từ bảo hiểm: Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người
được bảo hiểm ,nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và để điều tiết quan
hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm .trong mối quan hệ này
,tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro
mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm ,còn người được bảo
hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất định gọi là phí bảo
hiểm.chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm và giấy chứng
nhận bảo hiểm đi theo những điều kiện của hợp đồng ngoại thương đã kí.
• Giấy chứng nhận chất lượng /số lượng hàng hóa : Là chứng từ xác
nhận chất lượng và số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng thực giao và
chứng minh phẩm chất số lượng hàng phù hợp với các điều khoản của hợp
đồng . Giấy chứng nhận phẩm chất có thể do người cung cấp hàng ,có thể do
cơ quan hàng xuất nhập khẩu cấp ,tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên mua
bán.
2.1.2.2 Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 241-2411 (chi tiết dự án,công trình)
- Tài khoản 133 -1332 - thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của tài sản cố
định
- Tài khoản 33312 : Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu :phản ánh số thuế
giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu phải nộp,đã nộp,còn phải nộp vào ngân
sách
- Tài khoản 3333: Thuế xuất ,nhập khẩu:phản ánh số thuế xuất khẩu,nhập
khẩu phải nộp,đã nộp,còn phải nộp vào ngân sách.
- Tài khoản 515 - doanh thu hoạt động tài chính ( Không có số dư cuối kỳ)
- Tài khoản 635-chi phí tài chính ( Không có số dư cuối kỳ )
2.1.2.3 Phương pháp hạch toán
a) Bút toán hạch toán giá trị hàng nhập khẩu theo tỉ giá thực tế - căn cứ hóa

đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn
Trên phiếu kế toán có 2 menu hạch toán và hóa đơn thuế.
Những dòng trên cùng phản ánh thông tin ngày tháng của phiếu kế toán
đang lập và tỉ giá hối đoái trên hóa đơn thương mại do nhà xuất khẩu phát
hành.
Nội dung trên menu hạch toán :
- Dòng 1 là tài khoản 241 (chi tiết dự án, mua sắm tài sản ) ,cột phát
sinh ngoại tệ bên nợ là số ngoại tệ tổng trị giá theo hóa đơn của lô hàng ,cột
phát sinh nợ VNĐ là số tiền = giá trị cột phát sinh ngoại tệ bên nợ* tỉ giá hối
đoái cập nhật trên.
- Dòng 2 là tài khoản 3331(chi tiết :đầu tư,người bán) ,cột phát sinh bên
có bằng ngoại tệ và VNĐ tương ứng số tiền dòng 1.
b) Bút toán hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu-căn cứ tờ khai hải quan
nhập khẩu
Trong menu hạch toán :thông tin các loại thuế mà lô hàng nhập khẩu phải
chịu .Lô hàng trên được miễn thuế nhập khẩu,chịu thuế giá trị gia tăng 5 %
- Dòng 1 là tài khoản 241(chi tiết dự án,mua sắm tài sản) số tiền ghi
trong tờ khai hải quan hàng nhập khẩu cho lô hàng trên cột phát sinh ngoại
tệ bên nợ là số thuế tính ra ngoại tệ,cột phát sinh nợ VNĐ là số tiền = giá trị
cột phát sinh ngoại tệ bên nợ* tỉ giá hối đoái cập nhật trên.
- Dòng 2 là tài khoản 333(chi tiết 33312) số tiền đối ứng dòng 1.
c) Bút toán hạch toán hàng hóa dịch vụ đi kèm-căn cứ hóa đơn thương mại
Theo ví dụ trên còn phải hạch toán chi phí thiết bị trong nước đi kèm căn cứ
chứng từ là hóa đơn thương mại số SAMWOO-140421 do công ty
SAMWOO GEOTECH phát hành,phiếu đóng gói,hợp đồng ngoại thương số
SW-20140421 kí ngày 21/4/2014 giữa Nam Dương và công ty SAMWOO
GEOTECH.
Phiếu kế toán được lập với nội dung thiết bị cung cấp trong nước và dịch vụ
liên quan lô hàng nhập khẩu.
Trên phiếu kế toán hạch toán các chi phí liên quan tới lô hàng nhập khẩu:phí

kí quĩ,phí mở L/C,lệ phí hải quan,…căn cứ các chứng từ giấy báo nợ của
ngân hàng về các loại lệ phí thực hiện qua ngân hàng ,tờ khai hải quan .
Trên phiếu kế toán:
Menu hạch toán
- Dòng 1 là tài khoản 241(chi tiết như trên) số tiền tổng cộng phí dịch
vụ ngân hàng (giấy báo nợ)và lệ phí hải quan(tờ khai) và chi phí khác
(chứng từ :hóa đơn GTGT,hóa đơn dịch vụ, )liên quan ,cột phát sinh nợ
phản ánh số tiền
- Dòng 2 là tài khoản 331-nếu chưa trả tiền;tài khoản 112-nếu trả bằng
tiền gửi ngân hàng;tài khoản 111-nếu trả tiền mặt số tiền tương ứng dòng 1 ở
cột phát sinh có.
d) Bút toán thanh toán
Khi nhận giấy báo nợ của ngân hàng về việc trả tiền cho người xuất khẩu ,kế
toán ghi nhận bút toán thanh toán .
Trên phiếu kế toán cần cập nhật tỉ giá hối đoái của loại ngoại tệ đã dùng
thanh toán vào ngày ngân hàng phát hành giấy báo nợ.
- Dòng 1 là tài khoản 331(chi tiết người bán) số tiền trên giấy báo nợ
ngân hàng phục vụ người nhập khẩu số tiền trả người xuất khẩu,cột phát
sinh nợ ngoại tệ là số ngoại tệ trên giấy báo nợ;,cột phát sinh nợ VNĐ là số
tiền = số tiền cột phát sinh nợ ngoại tệ * tỉ giá bên trên
- Dòng 2 là tài khoản 112 (chi tiết ngân hàng) ,số tiền ở 2 cột phát sinh
có bằng ngoại tệ và VNĐ số tiền tương ứng dòng 1
Phản ánh chênh lệch tỉ giá giữa tỉ giá ghi sổ và tỉ giá thanh toán .

2.2 Kế toán xuất khẩu tại công ty Nam Dương
Công ty thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu theo các đơn đặt
hàng theo cả hai phương thức trực tiếp.

×