Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Đề tài: Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền ở lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.96 KB, 19 trang )

Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền ở lớp 10
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thể dục thể thao ra đời và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người.
Lao động sản xuất là nguồn gốc cơ bản của thể dục thể thao, hay nói cách khác nó là
cơ sở sinh tồn cho mọi hoạt động. Mặt khác, thể dục thể thao chỉ sự ra đời khi con
người ý thức về tác dụng và sự chuẩn bị của họ cho cuộc sống tương lai, đặc biệt là
cho thế hệ trẻ.
Phong trào thể dục thể thao và nền kinh tế xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Cho nên muốn khoẻ để lao động và bảo vệ tổ quốc, thì đòi hỏi mọi người phải
thường xuyên tập luyện thể dục thể thao theo lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của
Bác Hồ năm 1946: Tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định “ Dân cường nước thịnh”
làm nền tảng định hướng cho công tác giáo dục thể chất. Nhận thức được tầm quan
trọng của sức khoẻ ”Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì
cũng cần có sức khoẻ mới thành công” Hồ Chủ Tịch đã gắn vận mệnh đất nước với
sức khoẻ của từng người dân vì ” Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước
yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần làm cho cả nước
mạnh khoẻ”. Từ đó Hồ Chủ Tịch đã xác định “Vậy nên tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ
là bổn phận của mỗi người dân yêu nước” Bác kêu gọi “ Tôi mong đồng bào ta ai
cũng cố gắng tập thể dục” Và “Tự tôi ngày nào cũng tập”
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước xã hội chủ nghĩa thì con người
là yếu tố quyết định, mà sức khoẻ là vốn quý nhất của con người. Để có con người
hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì giáo dục cần phải
đáp ứng hai yêu cầu: trí lực và thể lực. Vì thế trong công tác giáo dục hiện nay,
ngoài việc trang bị cho con người về mặt tri thức thì việc giáo dục thể chất trong nhà
cũng đóng góp một vai trò quan trọng.
1. Cơ sở lí luận:
Trong giai đoạn hiện nay mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường nhằm
góp phần thực hiện mục tiêu của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo “Nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ trở thành
những con người phát triển toàn diện, có sức khoẻ dồi dào, thể chất cường tráng, có
dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng một cách đắc lực và


- 1 -
Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền ở lớp 10
sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh. Có nghĩa là dạy thể dục để giúp cho con
người khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần, có khả năng lao động trí óc, lao động chân
tay, sáng tạo trong sản xuất, học tập và mưu trí dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ tổ
quốc, bảo vệ sự nghiệp cách mạng của Đảng, thực hiện tốt cuộc cách mạng công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, muốn đạt được mục đích của giáo dục thể
chất thì cần làm cho môn thể dục trở thành môn yêu thích của học sinh. Tuy nhiên,
qua thực tế giảng dạy đa phần học sinh còn xem nhẹ môn thể dục và coi thể dục chỉ
là môn phụ, còn e ngại và lười biếng trong luyện tập. Chính vì thế, chất lượng giáo
dục thể chất vẫn chưa cao.
2.Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay thể thao tự chọn là một nội dung được học tập xuyên suốt ở các cấp
học với số tiết được phân bổ ngày càng nhiều hơn. Chính vì thế thể thao tự chọn là
nội dung có tầm quan trọng trong quá trình giáo dục thể chất ở nhà trường
Thể thao tự chọn là một nội dung được giảng dạy nhằm đi sâu vào sự yêu
thích của học sinh, và phát triển năng khiếu cá nhân. Do đó thể thao tự chọn được
học sinh yêu thích và say mê tập luyện. Trong số các môn thể thao tự chọn (Bóng
chuyền, Bóng đá, Bóng rổ, Bơi, Đẩy tạ…) thì môn bóng chuyền là môn thể thao
được giáo viên lựa chọn để giảng dạy cho học sinh, bởi vì môn Bóng chuyền là môn
thể thao được đa số học sinh yêu thích và phù hợp với điều kiện tập luyện của nhiều
nhà trường, và huyện Tân Hiệp là nơi có nhiều sân bãi cũng như nhân lực về bóng
chuyền.
Môn Bóng chuyền có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của các em về
mọi mặt trí - thể - mĩ. Nếu tiết dạy thể dục có chất lượng sẽ tạo được những giờ học
vui vẻ bổ ích cho học sinh.
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy cần phải đầu tư ở môn Bóng chuyền nhiều hơn
ở các mặt để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất ở trường. Đặc biệt là
đối với học sinh lớp 10 là học sinh ở đầu cấp cần nắm vững những kĩ thuật cơ bản
về môn thể thao này là một điều hết sức cần thiết để thuận lợi cho việc phát triển của

học sinh về môn Bóng chuyền. Vì vậy, việc tìm ra phương pháp để truyền đạt cho
- 2 -
Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền ở lớp 10
học sinh là một vấn đề cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học môn Bóng
chuyền.
Chính vì thế, tôi mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu “ Phương pháp để giảng
dạy tốt môn bóng chuyền ở lớp 10” để có thể giảng dạy môn Bóng chuyền tốt hơn.
Giúp học sinh học tập tiến bộ và yêu thích môn Bóng chuyền nhằm góp phần làm tốt
hơn nữa công tác giáo dục sức khoẻ cho học sinh.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Thực trạng:
1.1/ Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường,
và các Ban ngành đoàn thể.
- Phần lớn Học sinh yêu thích, và chịu khó tập luyện.
- Ở trường có nhiều giáo viên yêu thích và chơi tốt môn Bóng chuyền từ đó
lôi cuốn học sinh chơi và tập luyện.
- Trường có sân bóng chuyền và có bóng.
1.2/ Khó khăn:
- Sân tập còn thiếu, và gần nơi lớp học, nhiều giờ học rất nắng không gây
được hứng thú tập cho học sinh.
- Các tiết học, các nội dung thường bị ngắt quãng bởi điều kiện thời tiết.
- Nhiều em nhà xa học hai buổi không thể về nhà nghĩ ngơi nên chất lượng
học chưa tốt.
- Nhiều lớp học thể dục cùng buổi nên sân tập rất hạn chế, và khó tập.
- Mặt khác việc dạy các tiết học do thời gian hạn chế nên giáo viên chỉ hướng
dẫn học sinh tập, rồi học sinh tự tập là chính, không có điều kiện sữa sai nhiều, thời
gian để các em thi đấu, vui chơi cũng hạn chế.
2. Kết quả thực trạng ban đầu:(chưa áp dụng)
Qua thời gian giảng dạy theo điều kiện thiếu thốn về cơ sở vật chất, và điều

kiện không được thuận lợi về thời tiết cũng như sân bãi tập luyện, thì kết quả đạt
được còn thấp.
Kết quả đạt được như sau:
- 3 -
Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền ở lớp 10
Năm
Lớp
Điểm
Qua kết quả kiểm tra thực trạng ở trên cho thấy kết quả của các em là thấp, có hơn
% học sinh đạt điểm dưới trung bình của nội dung Bóng chuyền. Để đạt kết quả tốt
hơn, tôi đã mạnh dạn cải tiến phương pháp giảng dạy và tập luyện nhằm nâng cao
chất lượng của môn Bóng chuyền.
III. GIẢI PHÁP VÀ KẾT QỦA:
1. Nội dung và biện pháp thực hiện:
A.Phần mở đầu:
* Nhận lớp:
- Học sinh: Cán sự tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.
- Giáo viên: Hỏi thăm sức khoẻ học sinh, phổ biến mục tiêu, yêu cầu.
Phương pháp:
+ Đội hình tập hợp: 


 
GV
* Khởi động:
• Chung: Học sinh chạy di chuyển thành vòng tròn và đi đều
- Vừa di chuyển vừa thực hiện: Đánh tay cao thấp, Tay ngực, Lưng bụng, Vặn
mình, Lườn.
- Đứng tại chỗ: Xoay các khớp: Xoay cổ, cổ tay; cổ chân, khuỷu tay, vai,
hông, gối, ép dọc, ép ngang. Căng cơ tay, vai

Một số trò chơi với bóng: Chuyền và bắt bóng tiếp sức, chuyền bóng qua
người ở giữa.
Phương pháp:
- 4 -
Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền ở lớp 10
+ Đội hình khởi động chung: ( 2x8 nhịp)
  
 
 CS 
 
 
GV
Đội hình khởi động này có thể thay đổi tuỳ vào điều kiện của trường
         
         
         
         
CS
• Chuyên môn:
- Khởi động không bóng:Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy gót chạm
mông, di chuyển ngang, tiến, lùi, bật nhảy.
- Khởi động với bóng: Đập bóng xuống đất cho dẻo cổ tay bằng một tay, hai tay.
Phương pháp:
+ Khởi động chuyên môn: (1x20m)

 20 m


GV
+ Nam khoảng cách 10-15m + Nữ khoảng cách 8-10

           
GV
           
B. Phần cơ bản:
Các kỹ thuật trong bóng chuyền ở lớp 10:
 Tư thế chuẩn bị, kĩ thuật di chuyển:
- 5 -
Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền ở lớp 10
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trong quá trình thi đấu vận động viên bóng
chuyền phải thực hiện các tư thế đứng và các dạng di chuyển khác nhau. Do đó, các
tư thế đứng và di chuyển là biện pháp cơ bản và là nền tảng cho việc thực hiện có
hiệu quả các nhiệm vụ vận động.
• Tư thế chuẩn bị:
- Tư thế thứ nhất: Đứng hai chân rộng bằng vai, hơi ngã người về trước, hai
tay co tự nhiên, khuỷu tay ngang hông, cẳng tay song song với đùi.
- Tư thế thứ hai: Giống tư thế thứ nhất, nhưng đứng chân trước chân sau,
trọng lượng cơ thể dồn lên chân trước nhiều, bàn chân sau hơi kiễng.
- Tư thế thứ ba: Giống tư thế thứ nhất, nhưng hai bàn chân hơi kiễng, trọng
lượng cơ thể dồn lên hai nửa bàn chân.
• Kĩ thuật di chuyển: Chạy, bước thường, bước chéo, xoạc, nhảy.
- Chạy: khi bóng ở xa.
- Bước thường: Khi bóng không xa, tốc độ chậm.
- Bước chéo: Khi bóng ở hai bên.
- Bước xoạc: Sử dụng để cứu bóng ở tầm thấp phía trước hoặc hai bên.
Phương pháp:
+ Giáo viên giới thiệu tên các động tác kỹ thuật cho học sinh nắm.
+ Thị phạm và phân tích kỹ thuật (kết hợp cho xem phim, tranh ảnh nếu có).
+ Gọi 1-2 em lên làm thử, cả lớp nhận xét, Giáo viên nhận xét.
+ Giáo viên điều khiển tập đồng loạt cho cả lớp. Giáo viên cho học sinh thực
hiện theo nhóm tập, các cán sự điều khiển. GV theo dõi quan sát sửa sai.

          
          
          
          
GV
Nhóm 1 Nhóm 2
                   
                   
- 6 -
Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền ở lớp 10

* Giáo viên củng cố lại kiến thức, nhắc học sinh những sai lầm thường mắc và
cách chữa sai :
+ Tư thế chuẩn bị sai vì đứng khoảng cách giữa chân trước và chân sau quá lớn
hoặc để bàn chân sau chạm đất bằng cả bàn chân và dồn trọng tâm nhiều vào chân
sau, nên khi di chuyển rất chậm và khó khăn.
Cách sửa : Chỉ dẫn cho các em tư thế của hai bàn chân và khoảng cách, sau đó
cho học sinh tập riêng tư thế chân để giáo viên đi sửa. Tiếp theo cho tập kết hợp với
di chuyển không bóng, rồi tập có đón và bắt bóng, tập chuyền bóng bằng hai tay ở tư
thế trung bình.
+ Di chuyển sang ngang sai vì bật nhảy người lên quá cao khi di chuyển.
Cách sửa : Giáo viên làm mẫu, chỉ dẫn. Cho học sinh tập và luôn nhắc về tư thế
bàn chân và thân người để học sinh điều chỉnh động tác của mình
+ Bước chạy sai vì xuất phát chậm, do tư thế đứng chuẩn bị không đúng. Dừng lại
không dừng được ngay, do không biết dùng gót chân chạm đất ở bước cuối cùng.
Cách sửa : Tập lại tư thế đứng chuẩn bị cơ bản. Tập đứng tại chỗ đưa một chân
ra trước chạm đất bằng gót bàn chân. Tập chạy và dừng lại hoặc thay đổi hướng theo
tính hiệu (còi và hướng chỉ tay của giáo viên).
 Kĩ thuật chuyền bóng cao bằng hai tay ( trước mặt):
Đây là khâu nối tiếp giữa phòng thủ và tấn công, nó là trọng tâm để điều chỉnh và

tổ chức các phối hợp chiến thuật trong tấn công củng như trong phản công.
- 7 -
Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền ở lớp 10
Phương pháp:
+ Giáo viên giới thiệu tên các động tác kỹ thuật, tính năng tác dụng cho học
sinh nắm.
+ Giáo viên thị phạm và phân tích cấu trúc kỹ thuật động tác, những điểm cần
chú ý (Các giai đoạn chuẩn bị, tiếp xúc bóng, chuyền bóng đi, kết thúc động tác).
Giáo viên kết hợp cho xem tranh ảnh (nếu có).
+ Gọi 1-2 em giỏi lên làm thử, cả lớp nhận xét, Giáo viên nhận xét.
+ Giáo viên điều khiển tập đồng loạt cho cả lớp ( Không bóng ). Giáo viên chia
nhóm cho học sinh tập luyện theo đội hình từng đôi một, tập từ không bóng đến có
bóng, từ không lưới đến có lưới. Từng bạn phục vụ cho bạn kia tập từ cầm bóng đến
ném bóng với cự li hợp lí. Giáo viên theo dõi quan sát sửa sai. Giáo viên chú ý cự li
tập luyện cho hợp lý tránh chấn thương xảy ra.
+ Đội hình tập luyện ( tập không bóng ):

          
          
          
          
GV
+Tập với bóng
Nam khoảng cách 5-6m Nữ khoảng cách 4-5 m
           
GV
           
* Giáo viên củng cố lại kiến thức, nhắc học sinh những sai lầm thường mắc và
cách chữa sai :
+ Chuyền bóng cao tay sai vì hình tay và tầm chuyền bóng không đúng. Di

chuyển chậm theo hướng bóng đến do vậy không kịp thực hiện tư thế chuẩn bị hoặc
khi di chuyển đến hướng bóng không kịp chuyển thân theo đúng hướng bóng cần
chuyền đi. Để bóng chạm vào gan bàn tay hoặc để bóng lọt qua hai tay do hình tay
không đúng. Phối hợp toàn thân không nhịp nhàng.
- 8 -
Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền ở lớp 10
Cách sửa : Tập hình tay. Tập tư thế hai bàn tay kết hợp với di chuyển theo các
hướng ở khoảng cách gần ( Không bóng ). Tập di chuyển đến chuyền bóng (bóng
do bạn tung cho). Tập chuyền bóng theo nhóm hai người
 Kĩ thuật đệm bóng:
Đây là kỹ thuật cơ bản được sử dụng trong phòng thủ. Đồng thời củng được
yểm hộ tấn công, yểm hộ chắn bóng để tổ chức tấn công hoặc phòng thủ phản công.

Phương pháp:
+ Giáo viên thị phạm và phân tích cấu trúc kỹ thuật động tác, những điểm cần
chú ý (Các giai đoạn chuẩn bị, tiếp xúc bóng, chuyền bóng đi, kết thúc động tác).
Giáo viên kết hợp cho xem tranh ảnh (nếu có).
+ Gọi 1-2 em giỏi lên làm thử, cả lớp nhận xét, Giáo viên nhận xét.
+ Giáo viên điều khiển tập đồng loạt cho cả lớp ( Không bóng ). Giáo viên chia
nhóm cho học sinh tập luyện theo đội hình từng đôi một, tập từ không bóng đến có
bóng, từ không lưới đến có lưới. Từng bạn phục vụ cho bạn kia tập từ cầm bóng đến
ném bóng với cự li hợp lí. Giáo viên theo dõi quan sát sửa sai. Giáo viên chú ý cự li
tập luyện cho hợp lý tránh chấn thương xảy ra.
+ Đội hình tập luyện ( tập không bóng ):
          
          
          
          
GV
+ Tập với bóng

Nam khoảng cách 5-6m Nữ khoảng cách 4-5 m
           
GV
           
- 9 -
Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền ở lớp 10
* Giáo viên củng cố lại kiến thức, nhắc học sinh những sai lầm thường mắc và
cách chữa sai :
+ Đệm bóng sai vì di chuyển chậm nên không kịp đến để đệm bóng; Thân ngã
quá nhiều về trước; hai tay gập ở khớp khuỷu; vị trí tiếp xúc bóng không đúng.
Cách sửa : Nhắc lại những kỹ thuật cơ bản của động tác ; từng HS dùng hai tay
tung bóng lên cao từ 2-3m, sau đó di chuyển thực hiện động tác đệm bóng và có thể
đệm bóng liên tục; một người tung bóng, người kia đệm bóng; hai học sinh đệm
bóng cho nhau.
 Kĩ thuật phát bóng thấp tay chính diện:
Phát bóng là một trong những kỹ thuật quan trọng của bóng chuyền. Phát
bóng không chỉ đơn thuần là quả bóng khởi đầu mà nó còn là vũ khí tấn công sắc
bén.
Phương pháp
+ Giáo viên giới thiệu tên các động tác kỹ thuật, tính năng tác dụng cho học
sinh nắm.
+ Giáo viên thị phạm và phân tích cấu trúc kỹ thuật động tác, những điểm cần
chú ý ( Các giai đoạn chuẩn bị, tung bóng, đánh bóng đi, kết thúc động tác ). Giáo
viên kết hợp cho xem tranh ảnh (nếu có).
+ Gọi 1-2 em giỏi lên làm thử, cả lớp nhận xét, Giáo viên nhận xét.
+ Giáo viên điều khiển tập đồng loạt cho cả lớp, tập mô phỏng kỹ thuật phát
bóng ( Không bóng ), tập tung bóng. Giáo viên chia nhóm cho học sinh tập luyện
theo đội hình từng đôi một, tập từ không bóng đến có bóng, từ không lưới đến có
lưới. Khi đã thực hiện tốt thì tăng dần khoảng cách và cuối cùng là phát bóng ở
đường biên ngang.

+ Đội hình tập luyện ( tập không bóng ):
          
- 10 -
Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền ở lớp 10
          
          
          
GV
+ Tập với bóng
Nam khoảng cách 12-15m Nữ khoảng cách 10-12 m
           
GV

           
 
 
 
 
Giáo viên theo dõi quan sát sửa sai. Chú ý cự li tập luyện cho hợp lý tránh chấn
thương xảy ra.
* Giáo viên củng cố lại kiến thức, nhắc học sinh những sai lầm thường mắc và
cách chữa sai :
+ Những sai lầm thường mắc trong phát bóng thấp tay : Tung bóng không đúng;
Điểm tiếp xúc bóng chưa đúng nên bóng đi không đúng hướng, yếu; Phối hợp
chuyển trọng tâm lên cao với việc vung tay đánh bóng thiếu nhịp nhàng.
Cách sửa sai : Tại chỗ tập lại động tác chuẩn bị ( không có bóng ) phối hợp
chuyển trọng tâm lên cao với việc vung tay đánh bóng và xoay người về phía lưới ;
Tại chỗ tập động tác tung bóng theo chiều thẳng đứng, để bóng rơi xuống đất. Phối
hợp tung bóng với vung tay đánh bóng nhưng không đánh vào bóng ; Tập tung bóng
và đánh bóng cho bạn ; Hai người tập phát bóng cho nhau; Tập phát bóng qua lưới

vào các vị trí khác nhau của sân bên kia.
 Một số điều luật:
- 11 -
Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền ở lớp 10
* Sân bãi:
- Sân có hình chữ nhật, dài 18m, rộng 9m, khu vực giới hạn tấn công 3m, khu
vực giới hạn phát bóng 8m, cột Ăngten cao 1m80.

9m 3m
18m
- Lưới: dài 9,5m, rộng 1m, lưới nam cao 2,43m, lưới nữ cao 2,24m.
- Bóng: hình cầu, bằng da, ruột cao su, trọng lượng 260-280g, chu vi 65-
67cm.
* Phát bóng:
- Phải tung bóng trước khi phát.
- Trước khi bóng rời tay chân không được chạm đường biên ngang.
- Bóng phát chạm lưới và rơi vào sân.
- Chỉ được phát bóng khi có hiệu lệnh.
- Phát bóng trong thời gian quy định 8 giây.
* Chạm bóng :
- Mỗi đội được chạm bóng 3 lần không kể lần chắn bóng.
- Mỗi vận động viên không được chạm bóng hai lần liên tiếp.
- Lỗi dính bóng.
+ Chạm bóng:
Bóng có thể chạm mọi phần cơ thể.
Bóng có thể chạm nhiều phần cơ thể nhưng phải cùng một lúc.
Trong chắn bóng một cầu thủ có thể chạm bóng được nhiều lần.
 Một số trò chơi bổ trợ:
- Trò chơi bổ trợ kĩ thuật chuyền bóng.
- Trò chơi bổ trợ kĩ thuật di chuyển.

- 12 -
Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền ở lớp 10
- Trò chơi phát triển thể lực.
- Trò chơi phát triển sức mạnh tay.
 Đấu tập, thi đấu:
Chia lớp thành nhiều đội để thi đấu với nhau nhằm giúp học sinh vận dụng
các kĩ thuật đã học vào thực tế và cũng là biện pháp rèn luyện nâng cao sức khoẻ,
tinh thần đoàn kết. Ngoài ra, tạo không khí vui chơi, rèn luyện thể lực.
Phương pháp:
TT
   
   
 
 
TT
C. Phần kết thúc:
 Thả lỏng, hồi tĩnh:
- Đứng hai chân dạng rộng bằng vai, hai tay dang ngang lên cao hít vào bằng
mũi, buông tay xuống thở ra bằng miệng.
- Đứng khom người thả lỏng tay, bả vai.
- Đứng hai tay chống hông lắc duỗi chân.
- Ngồi, hai chân chống đất phía trước hai tay chống đất phái sau lắc hai bắp
cẳng chân thả lỏng.
 Nhận xét:
Ưu khuyết điểm, biểu dương học sinh làm tốt, sửa và nhắc nhở học sinh còn
sai, ý thức học tập chưa tốt.
 Bài tập về nhà:
- 13 -
Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền ở lớp 10
 Làm thủ tục xuống lớp

Phương pháp:
- Đội hình thả lỏng:
          
          
          
          
GV
- Đội hình kết thúc:



 
GV
- Giáo viên nhận xét, giao bài tập về nhà.
- Học sinh: cán sự tập hợp lớp.
Giáo án minh hoạ:
Giáo án số 18
Tuần: 9
Khối lớp: 10
Tiết PPCT: 17 Bài dạy: ĐÁ CẦU - BÓNG CHUYỀN - CHẠY BỀN
1) MỤC TIÊU:
*Đá cầu: Ôn: Di chuyển tâng “búng” cầu.
*Bóng chuyền: Ôn: Kĩ thuật chuyền bóng cao bằng hai tay trước mặt.
*Chạy bền: luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên.
YÊU CẦU:
- Thực hiện được cơ bản kĩ thuật Di chuyển tâng “búng” cầu.
- Thực hiện được cơ bản Tư thế chuẩn bị, kĩ thuật di chuyển, kĩ thuật chuyền
bóng cao bằng hai tay trước mặt.
- Vệ sinh nơi tập và đảm bảo an toàn trong luyện tập.
- Trật tự, nghiêm túc trong giờ học.

- 14 -
Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền ở lớp 10
2) ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN, THỜI GIAN:
- Sân trường THPT Thạnh Đông, còi, tranh ảnh (nếu có), cầu đá (22 quả),
Bóng chuyền( 22 quả).
- Thời gian: 45 phút.
3) TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
NỘI DUNG
THỜI
LƯỢNG
PH ƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
I. Phần mở đầu:
1. Nhận lớp:
- HS: tập hợp lớp, điểm số báo cáo
sĩ số
- Giáo viên: Hỏi thăm sức khoẻ
học sinh, phổ biến mục tiêu, yêu
cầu.
2. Khởi động:
* Chung: Học sinh chạy di chuyển
thành vòng tròn.
+ Vừa di chuyển vừa thực hiện:
Đánh tay cao thấp, Tay ngực, Lưng
bụng, Vặn mình, Lườn.
+ Đứng tại chỗ: Xoay các khớp:
Xoay cổ, cổ tay; cổ chân, khuỷu
tay, vai, hông, gối, ép dọc, ép
ngang. Căng cơ tay, vai
* Chuyên môn:
10 phút

1 phút
8 phút
2x8 nhịp
1x10m
+ Đội hình tập hợp:






GV
+ Đội hình khởi động chung:
  
 
 CS 
 
 
GV
+Khởiđộngchuyênmôn:

 10 m


- 15 -
Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền ở lớp 10
+ Khởi động không bóng: Chạy
bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy
gót chạm mông, di chuyển ngang,
tiến, lùi, bật nhảy.

3. Kiểm tra bài cũ: thực hiện kĩ
thuật chuyền bóng cao bằng hai tay
trước mặt.
1 em
1 phút
GV
+ Kiểm tra bài cũ: 1em thực
hiện , 1em phục vụ bóng
Cả lớp quan sát nhận xét, giáo
viên nhận xét và cho điểm.
II. Phần cơ bản:
1. Đá cầu: ôn : Di chuyển tâng “
búng “ cầu:
2. Kĩ thuật chuyền bóng cao bằng
hai tay ( trước mặt):

30 phút
10 phút
10 phút
Giáo viên nhắc lại nội dung
tập luyện và hướng dẫn học
sinh tập theo nhóm:Nhóm nữ
tập đá cầu, nhóm nam tập
bóng chuyền sau đó đổi nhóm
tập luyện.
1. Tập Đá cầu:
Giáo viên cho học sinh tập
luyện theo đội hình từng đôi
một với cầu. Từng bạn phục
vụ cho bạn kia tập, Người tập

thực hiện tâng “búng” cầu lên
cao sau đó bắt cầu lại và phục
vụ ngược lại cho người vừa
phục vụ. Hai người đứng đối
diện cách nhau 3- 5 m.
     

     
GV
- 16 -
Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền ở lớp 10
3. Chạy bền: Luyện tập chạy bền
trên địa hình tự nhiên:
+ Phối hợp nhịp thở khi chạy: hai
bước hít vào bằng mũi, hai bước thở
ra bằng miệng.
+ Phân phối sức hợp lí.
+ Biết khắc phục cực điểm.
+ Tránh cười nói , đùa giỡn khi
chạy.
+ Đi lại nhẹ nhàng thả lỏng khi kết
thúc cự li, tránh ngồi hoặc nằm.
4. Củng cố:
Giáo viên củng cố lại kiến thức,
nhắc học sinh những sai lầm
thường mắc và sữa sai. Học sinh
lên thực hiện lại kĩ thuật.
8 phút
Nam 6
vòng

Nữ 4
vòng
2 phút
Cán sự quản lí, Giáo viên theo
dõi quan sát sửa sai.
2. Tập bóng chuyền:
Giáo viên cho học sinh tập
luyện theo đội hình từng đôi
một với bóng. Từng bạn phục
vụ cho bạn kia tập, ném bóng
với cự li hợp lí.
+Tập với bóng:
Nam khoảng cách 5-6m
Nữ khoảng cách 4-5 m
     

     
GV
Cán sự quản lí, Giáo viên theo
dõi quan sát sửa sai.
Giáo viên chú ý cự li tập
luyện cho hợp lý tránh chấn
thương xảy ra.
3. Chạy bền: nhóm nam tập
trước nhóm nữ chạy sau.
  
 
 
 
 

GV
Học sinh quan sát thực hiện
nhận xét, giáo viên nhận xét
- 17 -
Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền ở lớp 10
III. Phần kết thúc:
1.Thả lỏng, hồi tĩnh:
- Đứng hai chân dạng rộng bằng
vai, hai tay dang ngang lên cao hít
vào bằng mũi, buông tay xuống thở
ra bằng miệng.
- Đứng hai tay chống hông lắc duỗi
chân.
- Đứng khom người thả lỏng tay,
bả vai.
- Ngồi, hai chân chống đất phía
trước hai tay chống đất phái sau lắc
hai bắp cẳng chân thả lỏng.
2.Nhận xét:
Ưu khuyết điểm, biểu dương
học sinh làm tốt, sửa và nhắc nhở
học sinh còn sai, ý thức học tập
chưa tốt.
3. Bài tập về nhà:
Làm thủ tục xuống lớp
5 phút
3 phút
chung.
+ Đội hình thả lỏng:
     

     
     
     
GV
+ Giáo viên nhận xét, giao bài
tập về nhà.
+ Học sinh: cán sự tập hợp
lớp.
Giáo viên hô “ Giải tán”, học
sinh hô”khoẻ”.
+ Đội hình kết thúc:



 

GV
2. Kết quả:
Khi áp dụng phương pháp này vào từng tiết dạy thì thấy kết quả học tập của
học sinh có những chuyển biến tích cực hơn, lớp học sôi nổi và sinh động hơn. Chất
- 18 -
Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền ở lớp 10
lượng giờ học được nâng cao, học sinh hứng thú và say mê tập luyện hơn, kết quả
đạt được cao hơn.
Năm
Lớp
Điểm
IV. KẾT LUẬN, BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1. Kết luận:
Vận dụng chuyên đề này đã giúp giáo viên tích luỹ thêm những phương pháp

dạy học tích cực, biết vận dụng bài giảng một cách khoa học. Tiết học thực sự sinh
động, học sinh không bị nhàm chán. Do đó theo bản thân tôi có thể áp dụng phương
pháp này vào từng tiết dạy để giảng dạy cho học sinh.
Những kinh nghiệm được trình bày trên đây là xuất phát từ thực tiễn. Bản
thân công tác chưa lâu nên chắc chắn kinh nghiệm còn hạn chế và thiếu xót, rất
mong nhận được sự đóng góp chân thành từ đồng nghiệp.
2. Bài học kinh nghiệm:
Giáo dục thể chất là một môn học rất có ý nghĩa, mang tính giáo dục cao,
không chỉ tạo ra những con người khoẻ mạnh về thể chất, mà thông qua đó còn giáo
dục về đạo đức, ý chí tính kiên trì , lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết…Vì vậy để
đạt được ý nghĩa ấy của môn thể dục thì giáo viên phải có phương pháp để cho
những giờ dạy đạt kết quả cao, giáo viên phải luôn bám sát từng khâu lên lớp, giảng
dạy cần phải lựa chọn hình thức đa dạng, hấp dẫn, tạo không khí sôi nổi, thoải mái,
vui vẽ, lôi cuốn các em, tạo sự hưng phấn khi tập luyện, làm cho học sinh hứng thú,
say mê trong giờ học, hiểu được ý nghĩa của việc tập luyện. Từ đó học sinh mới ý
thức được việc tập luyện, và vận dụng những điều đã tiếp thu được vào cuộc sống
học tập, lao động và vui chơi.
- 19 -

×