Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Luận văn đông phương học tìm hiểu về nghệ thuật sân khấu kabuki của nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 115 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
WX



BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU VỀ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU
KABUKI CỦA NHẬT BẢN





Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ THU VÂN

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. ĐOÀN LÊ GIANG









BIÊN HÒA, 12/ 2010

LỜI CẢM ƠN
Trải qua 4 năm rèn luyện và học tập dưới mái trường Đại Học Lạc Hồng, em
đã được trau dồi và tiếp thu những kiến thức và kinh nghiệm quý báu không những
từ sách vở mà còn từ cuộc sống và những hoạt động thực tế do nhà trường và Ban
lãnh đạo khoa Đông Phương tổ chức cho sinh viên. Đó là sự biết ơn vô cùng to lớn
của sinh viên chúng em.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Nhà tr
ường, Ban lãnh đạo khoa
Đông Phương, quý Thầy Cô, bố mẹ, bạn bè,…đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện
để em có thể hoàn thành bài báo cáo nghiên cứu khoa học của mình một cách tốt
nhất. Đặc biệt, cho em được gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS. TS. Đoàn Lê Giang,
người đã dẫn dắt em từng bước trong việc nghiên cứu của mình. Từ lúc ban đầu, bỡ
ngỡ và mới mẻ, trải qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu gặp r
ất nhiều khó khăn và
cho đến khi hoàn thành bài báo cáo này, Thầy đã tận tình chỉ dạy và hướng dẫn.cho
em. Thầy vừa tạo điều kiện để em có thể vận dụng hết khả năng tư tư duy sáng tạo
của mình vừa dẫn dắt em theo những hướng đi khoa học và hiệu quả. Đó là tấm
lòng cao quý của một người thầy.
Là một sinh viên theo học nghành Nhật Bản học t
ại khoa Đông Phương,
nghiên cứu khoa học là quá trình để em tự vận dụng kiến thức và kinh nghiệm trau
dồi được từ 4 năm theo học tại trường vào bài nghiên cứu, cũng là quá trình để em
tự kiểm tra và củng cố lại kiến thức của mình. Từ đó, em có thể xác định được
hướng đi cần thiết cho bản thân mình. Vì vậy, em cũng xin được gửi đến Nhà
trường, Ban lãnh đạo khoa Đông Ph
ương, quý Thầy Cô, lời biết ơn chân thành nhất.
Những người đã tạo cho em những điều kiện tốt nhất để em có thể học tập, nghiên
cứu và sáng tạo bằng chính khả năng và sự cố gắng của bản thân em.


Với khả năng có thể và bằng những kiến thức và kinh nghiệm của bản thân,
em đã hoàn thành bài nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, cũng không thể tránh khỏi
những sai sót. Vì vậy, em mong rằng có thể nhận được những lời nhận xét, sửa chữa
và bổ sung của quý Thầy Cô và bạn đọc!
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện đề tài
Trần Thị Thu Vân

MỤC LỤC
A. PHẦN DẪN LUẬN 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2
3. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 3
6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI 4
B. PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I:
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KABUKI 5
1.1. Nguồn gốc và sự ra đời của Kabuki nữ 1603-1629 5
1.1.1. Tiểu sử người sáng tạo ra Kabuki 5
1.1.2. Sáng tạo ra Kabuki 5
1.1.3. Okuni và Kabuki những năm sau đó 7
1.2. Kabuki nam bắt đầu từ năm 1653 8
1.2.1. Kabuki của các nam diễn viên trẻ 8
1.2.2. Sự hình thành Yarou kabuki 9
1.3. Kabuki thời Genroku 1673-1735 10
1.4. Kabuki sau cuộc Minh Trị Duy Tân 12

1.5. Kabuki ngày nay 12
1.6. Các soạn giả và các vở kịch nổi tiếng 14
1.6.1. Soạn giả Chikamatsu Monzaemon (1653-1724) 14
1.6.2. Soạn giả Namiki Shozo (1703-1773) 15
1.6.3. Soạn giả Namiki Gohei (1747-1804) 15
1.6.4. Soạn giả Tsuruya Nanboku (1755-1829) 16
1.6.5. Soạn gi
ả Kawatake Mokuami (1816-1893) 17
CHƯƠNG II: GIÁ TRỊ CỦA KABUKI 19
2.1. Văn hóa Edo trong các vở kịch Kabuki 19
2.2. Nhân vật 23

2.3. Kết cấu vở kịch 26
2.5. Hóa trang và trang phục 30
2.5.1. Hóa trang 30
2.5.2. Trang phục 32
CHƯƠNG III:
NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU KABUKI VÀ KABUKI TRONG ĐỜI
SỐNG VĂN HÓA NHẬT BẢN 35
3.1. Nghệ thuật sân khấu 35
3.1.1. Thiết kế sân khấu 35
3.1.1.1. Hanamichi (Hoa đạo) 35
3.1.1.2. Mawari-butai (Sân khấu xoay) 37
3.1.1.3. Seri (Cửa sập) 38
3.1.1.4. Chuunori (Bay giữa không trung) 38
3.1.1.5. Hikidougu (Xe đẩy sân khấu) 38
3.1.2. Trợ lý sân khấu 38
3.1.3. Đạo diễn sân khấu 39
3.1.4. Diễn xuất 40
3.1.5. Nhà hát 44

3.2. Kabuki trong đời sống tinh thần của người dân Nhật Bản 47
C. PHẦN KẾT LUẬN 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
1

A. PHẦN DẪN LUẬN

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Tôi biết đến Nhật Bản qua cái tên gọi là đất nước Phù Tang và qua các hình
ảnh như: những cành hoa anh đào dịu dàng, những cô gái Nhật nổi bật trong những
chiếc áo Kimono, ngọn núi Phú Sĩ oai nghiêm, xinh đẹp hay những bộ phim truyền
hình hấp dẫn đầy ấn tượng. Và có những giờ học lịch sử tôi cũng được nghe thầy
giảng dạy về đất nước Nhật Bản với một nền vă
n hóa nhân văn sâu sắc. Tôi biết
ngoài những điều mà tôi đã nói, Nhật Bản còn có rất nhiều những đặc sắc, những đa
dạng trong cái gọi là văn hóa ấy. Tất cả làm cho tôi có cảm giác muốn khám phá về
đất nước này. Trở thành sinh viên nghành Nhật Bản học như bây giờ cũng là mong
muốn lớn của tôi, nó bắt nguồn từ những động lực từ thuở nhỏ. Và cho tới ngày
hôm nay tôi đã có c
ơ hội để thực hiên được điều mà tôi đã mơ ước từ lâu. Tôi đã
quyết đinh tìm hiểu về nó dù là ở khía cạnh nào hay chỉ là một yếu tố nào trong cái
nền văn hóa rộng lớn. Vì tôi biết ở một mặt nào trong đời sống của con người cũng
có thể thể hiện lên được nét đẹp văn hóa.
Một lý do nữa mà tôi rất tâm huyết mang tính học hỏi giao lưu củ
a giới trẻ
Việt Nam nữa đó là tại ngôi trường mà tôi đang theo học và sắp sửa kết thúc khóa
học, các bạn sinh viên có thể tự xây dựng và hóa thân trở thành các diễn viên trong
các vở nhạc kịch Kabuki của chính mình. Chính vì vậy mà khi tiến hành tìm hiểu về

đề tài nhạc kịch Kabuki tôi sẽ cố gắng hoàn thiên một bài nghiên cứu hoàn chỉnh,
đầy đủ và hệ thống nhằm có thể cung cấp và giúp đỡ cho chính tôi và các bạn về
cách nhìn,cách cảm nhận, cách ti
ếp thu về môn nghệ thuật này.
Cũng như du khách nước ngoài khi đặt chân đến Việt Nam, không thể bỏ qua
múa rối nước, chèo, tuồng hay cải lương thì khi đặt chân đến đảo quốc Phù Tang,dù
là người ưa náo nhiệt nhất cũng ít nhất một lần tự ép mình vào nhà hát để được đắm
mình trong bầu không khí của nước Nhật cổ xưa qua một loại hình nghệ thuật với
tên gọi là Kabuki. So với 3 loại hình nghệ thu
ật là: No, Kyogen và Bunraku, thì
2

Kabuki ra đời muộn nhất nhưng được đánh giá là hấp dẫn và mang nhiều nét đặc
trưng hơn cả. Nghiên cứu Kabuki cũng chính là cách để đắm mình vào những nét
đẹp cổ truyền và tinh túy của nó.
Với những lý do trên, tôi đã chọn cho mình đề tài này với mong muốn hoàn
thành nó bằng sự cố gắng nhất mà tôi có thể. Vì vậy tôi cũng rất mong nhận được
sự giúp đỡ và cộng tác của mọi người.

2. L
ỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Trong phạm vi trường Đại học Lạc Hồng thì chưa có ai nghiên cứu về đề tài
này nhưng ở phạm vi rộng lớn hơn thì đã có rất nhiều người tìm hiểu về đề tài này.
Tuy nhiên những nghiên cứu của họ chủ yếu là đi sâu vào tìm hiểu một mảng, một
khía cạnh nào đó trong Kabuki chẳng hạn như: kịch bản, sân khấu, diễn viên, hóa
trang, … Trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi sẽ ti
ến hành nghiên cứu, tìm hiểu
một cách hệ thống, tổng quát mọi khía cạnh, mọi mặt của Kabuki mà tôi có thể.
Có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu về nhạc kịch Kabuki và tôi cũng được

tham khảo rất nhiều về nó nhưng quả thật không chỉ với riêng tôi mà còn với rất
nhiều người,Kabuki, môn nghệ thuật truyền thống nổi tiếng từ hàng thế kỉ nay vẫn
luôn là điều mới m
ẻ. Tại Nhật bản, cuốn sách nói về “đời sống” Kabuki của tác giả
Shoriya Aragoro là một trong những cuốn sách bán chạy nhất. Điều đó cho thấy
Kabuki có một sức sống vĩnh cửu trong cuộc sống của người Nhật nhờ sự trân trọng
và gìn giữ những giá trị truyền thống dân tộc cùng những tư liệu của nhiều người
về nó.

3. MỤC TIÊU VÀ PHẠ
M VI NGHIÊN CỨU

Kabuki là một loại hình văn hóa lâu đời và rất đặc sắc của Nhật Bản. Kabuki
được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân
loại vào ngày 24 tháng 11 năm 2005. Hiện nay Kabuki là loại hình kịch truyền
3

thống của Nhật Bản được yêu thích nhất. Chính vì vậy, đối với tôi-một sinh viên
đang theo học chuyên nghành Nhật Bản học, việc quyết định nghiên cứu tìm hiểu
về loại hình văn hóa này là việc để tôi hiểu biết nhiều hơn về Kabuki và muốn giới
thiệu rộng rãi đến nhiều người, nhiều đối tượng một cách hệ thống và hoàn chỉnh.
Kabuki là một đề tài thuộc lĩnh vực văn hóa truyền thống là một lĩnh vực rất
rộng bao gồm nhiều yếu tố mà khả năng người viết thì có hạn. Vì vậy, đề tài sẽ tìm
hiểu về lịch sử phát triển của kabuki, những nét đặc sắc của kabuki và kabuki trong
đời sống xã hội Nhật bản.
Vì thời gian có hạn, những tài liệu mà mình tìm được cũng trong tầm giới
hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót v
ề kiến thức và cách xây dựng nghiên
cứu một đề tài. Tuy nhiên, tôi sẽ hết sức cố gắng tìm hiểu và hoàn thiện bài nghiên
cứu của mình một cách tốt nhất.


4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Về phương pháp nghiên cứu, để hoàn thành bài viết, tôi đã sử dụng các
phương pháp sau đây:
Phương pháp lịch sử: phương pháp này tạo cho bài viết một phong cách trình
bày khoa học, rõ ràng cùng những sự kiện lịch sử có liên quan đến đề tài.
Phương pháp phân tích-tổng hợp: dựa vào nguồn tài liệu có được từ những
tác giả đi trước và nguồn tài liệu khác như: sách, báo, trang web, … bài viết thu
thập, tổng hợp, phân tích và liên kết các dữ li
ệu lại nhằm đảm bảo tính hệ thống và
hoàn chỉnh của bài viết.

5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài đóng góp một phần nhỏ vào lịch sử các công trình nghiên cứu về văn
hóa Nhật Bản. Đề tài tìm hiểu về môn nghệ thuật sân khấu Kabuki, môn nghệ thuật
truyền thống của Nhật Bản. Từ những tìm hiểu của bài nghiên cứu, đề tài sẽ đưa đến
4

cho người đọc những hiểu biết về giá trị văn hóa, từ đó tiếp thu và học hỏi những
tinh hoa của nhân loại, nâng tri thức của con người lên một tầm cao mới.

6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

Để xây dựng bài viết theo đúng mục tiêu và đảm bảo được tính khoa học
cũng như là có thể dễ dàng truyền đạt đến người đọc nội dung của bài nghiên cứu
một cách có hiệu quả nhất,tôi đã xây dựng cấu trúc của bài nhiên cứu theo 3 chương
như sau:

• Chương I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
KABUKI
Trong chương này, tôi sẽ nghiên cứu về nguồn gốc và sự phát triển của nghệ
thuậ
t nhạc kịch Kabuki qua các thời kì lịch sử. Qua đó làm nổi bật giá trị lịch sử lâu
đời của Kabuki.
• Chương II: GIÁ TRỊ CỦA KABUKI
Tổng hợp, phân tích các yếu tố đặc sắc trong Kabuki để làm rõ các giá trị
truyền thống cũng như giá trị nghệ thuật của nó là nội dung chính của chương này.
• Chương III: NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU KABUKI VÀ KABUKI
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NHẬT BẢN
Từ nh
ững giá trị được phân tích ở chương II, chương III sẽ tìm hiểu về tầm
ảnh hưởng của Kabuki trong đời sống văn hóa Nhật Bản.









5

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KABUKI
1.1. Nguồn gốc và sự ra đời của Kabuki nữ 1603-1629


1.1.1. Tiểu sử người sáng tạo ra Kabuki

Okuni sinh ra và lớn lên ở gần một ngôi đền có tên gọi là Izumo, nơi cha cô
làm nghề thợ mộc và những người thân trong gia đình làm việc ở đó. Khi lớn lên
Okuni cũng vào đền làm việc với tư cách là một Miko, có nghĩa là cô gái trẻ phục
vụ trong đền thờ đạo Shinto. Cô dần nổi tiếng không chỉ về múa đẹp, biểu diễn giỏi
mà còn được biết đến cả về sắc đẹp của mình nữ
a. Theo phong tục thời kì đó, pháp
sư, miko, và những người khác làm việc trong đền luôn muốn cống hiến cho đền
thờ sẽ được đi tới Kyoto để biểu diễn các điệu múa và bài hát linh thiêng phục vụ
cho thần linh.
Khi lên Kyoto, với những màn trình diễn xuất sắc của mình cô nổi danh với
những điệu múa cách tân trong bi
ểu diễn. Đó là điệu múa Nembutsu, điệu múa ngợi ca Phật A Di Đà. Điệ
u múa
này được biết đến vì vẻ đẹp có tính nhục cảm và có những ám chỉ bóng gió về tình
dục. Cùng với việc thể hiện điều đó trong những điệu múa và vở kịch, cô thu được
rất nhiều sự chú ý và bắt đầu thu hút một lượng lớn khán giả đến xem mình biểu
diễn. Ngay lúc đó, cô bị gọi về lại đền thờ nhưng cô không quan tâm đến việc trở về
tuy nhiên cô vẫn đều đặn gửi tiền về cho các hoạt động trong đền thờ .
1.1.2. Sáng tạo ra Kabuki


Hình 1.1. Người sáng tạo ra Kabuki,
Izumo no Okuni
[Nguồn hình: ] [19]




6




Đến khoảng năm 1603, Okuni thành lập một gánh hát ở vùng Shijougawara,
sông Kamo. Gánh hát tập hợp những người vô gia cư hay những kẻ có địa vị xã hội
thấp, những kẻ đã bị gắn liền với cái tên Kabukimono. Kabuki xuất phát từ động từ
Kabuku, có nghĩa là: dựa vào hướng nào đó. Mono có nghĩa là người. Okuni dạy
cho những người trong gánh hát cách diễn xuất, múa, hát một cách tự nhiên. Và bà
đặt tên cho đoàn kịch của mình là Kabuki. Những buổi biểu diễn ban đầu mới của
đoàn kịch chỉ có múa và hát mà không có cốt truyện chính, nội dung cụ thể. Vì vậy,
nó bị một số người coi rẻ vì sự lòe loẹt, chối tai, nhưng nói một cách công bằng thì
những buổi biểu diễn ấy nó cũng được tán dương vì tính công phu và cầu kì trong
vẻ đẹp hóa trang và màu sắc sặc sỡ của trang phục, sân khấu. [17- trang 106]
Bản thân Okuni yêu cầu các nam diễn viên trong đoàn kịch đóng giả vai nữ và
ngược lại nhưng chính cô lại đóng vai của cả hai vai nam, nữ. Đặc biệt, cô nổi tiếng
nhất với vai diễn Samurai và nhân vật cha sứ. Trong các lần biểu diễn, có một lần
trong lúc nhập vai cô gái làng chơi, Okuni đã thể hiện một cách thái quá với những
hành động kì qu
ặc khiến cho người xem phải lúng túng vì nó mang tính chất nhạy
cảm. Ngay lập tức, những cô gái làng chơi chuyên nghiệp thời kỳ đó liền bắt chước
những hành động thái quá mà Okuni đã biểu diễn và xem cô như một thần tượng.
Về sau, với sự tài trợ của Ujisato Sanzaburou, người giúp đỡ cho Okuni về
phương diện tài chính cũng như nghệ thuật, những màn trình diễn của đoàn kịch đã
chính thức tr
ở thành một môn kịch có tên gọi là Kabuki. Theo như cách diễn giải
của một số tài liệu thì: Kabuki được đọc theo âm Hán-Việt là ca vũ kỹ. Ca có nghĩa
là hát, vũ có nghĩa là múa, kỹ có nghĩa là kỹ năng. Theo đó đôi khi Kabuki cũng
được dịch là nghệ thuật múa hát. Tuy nhiên nếu xét theo loại chữ phụ thuộc vào

cách phát âm mà không phụ thuộc vào các ký tự cấu thành lên nó thì nó sẽ không
giải thích được đúng ngh
ĩa từ nguyên gốc. Từ Kabuki cũng có thể bắt nguồn từ
động từ Kabuku, có nghĩa là “tựa vào” hay là “chống vào”, “dựa vào”. Nếu hiểu
7

theo nghĩa của sân khấu thì nó có nghĩa là “tiên phong, đi trước” hay là “dị thường”.
[7- trang 440]
Về mặt riêng tư, người ta nói rằng, Sanzaburou là người tình của Okuni, mặc
dù họ không kết hôn với nhau. Sau khi Sanzaburou chết, bà vẫn tiếp tục phát triển
Kabuki, tiếp tục kết hợp và phát triển giữa kịch nghệ với âm nhạc và các điệu múa.
Cứ như thế, sự nổi tiếng của bà và đoàn kịch Kabuki đã lan rộng khắ
p nước Nhật
cùng với những nghệ thuật biểu diễn do bà sáng tạo ra.
1.1.3. Okuni và Kabuki những năm sau đó

Okuni lui về nghỉ hưu năm 1610, rồi từ đó lặng thinh, không thấy bà xuất
hiện trên các sân khấu nữa.
Có rất nhiều người và các đoàn kịch khác đã có các hoạt động bắt chước theo
Kabuki. Đặc biệt, ở các nhà chứa còn tổ chức các buổi biểu diễn mang tính bắt
chước này để làm trò vui thích, giải trí cho những vị khách giàu có. Họ cũng tiếp
nhận những cô gái có khả năng múa hát và diễn xuất
để họ có thể biểu diễn trên sân
khấu kiêm thêm nghề gái điếm. Từ những điều đó, các loại hình biểu diễn Kabuki
lúc bấy giờ nhanh chóng cuốn hút những loại khán giả hủ bại, và lôi cuốn sự chú ý
của rất nhiều đàn ông. Những người trân trọng và yêu quý nghệ thuật Kabuki cũng
như chính quyền chức sắc không vừa lòng với loại thu hút cách cảm nhận lệch lạc
v
ề nghệ thuật. Họ cảm thấy như thể phụ nữ đã làm mất đi cái phẩm giá của nghệ
thuật Kabuki. Cho nên đến năm 1629, phụ nữ bị cấm diễn xuất Kabuki và bất kì

một hình thức sân khấu nào khác. [2-trang 134]
Nói về Okuni, có vài thuyết nói về khoảng thời gian bà qua đời, có thuyết nói
rằng bà mất năm 1613, số khác lại cho rằng con số1658 mới chính xác.
Năm 2003, một tượng đ
ài được dựng lên để tôn vinh và tưởng nhớ đến công
ơn của bà, trên đường Kawabata, ở phía Bắc Shijou Ouhashi, gần bờ sông Kamo ở
Kyoto. [16- trang 275]
8

1.2. Kabuki nam bắt đầu từ năm 1653
1.2.1. Kabuki của các nam diễn viên trẻ
Cái này vừa cấm đã mọc ra cái khác theo nhu cầu hiển nhiên của xã hội.Vì
Kabuki đã quá nổi tiếng và đang rất được yêu thích, nên các nam diễn viên trẻ, gọi
là wakashu (diễn viên nam trẻ), đã tiếp nối vị trí của phụ nữ sau khi họ bị cấm biểu
diễn. Những nam diễn viên trẻ mặc quần áo phụ nữ và đảm nhận vai trò onnagata
(nữ vai trò). Những thanh niên này có thể thay thế vai trò của phụ nữ vì nam tính
trong những người thanh niên chưa trưởng thành này chưa bộc lộ rõ và họ có giọng
cao hơn so với những người đàn ông trưởng thành. Những nam diễn viên trẻ này
đảm nhận những vai diễn có sức hấp dẫn đã trở nên phổ biến và thường được trình
bày trong bối cảnh có tính chất khiêu dâm.













Hình 1.2. Một cuộc hẹn hò giữa một người đàn ông và một diễn viên nam trẻ
[Nguồn hình: ][19]

Cùng với sự thay đổi về vai trò giới tính của người biểu diễn còn dẫn đến sự
thay đổi trong sự nhấn mạnh hiệu suất bằng cách tăng sự căng thẳng trong kịch tính
giống như các bộ phim truyền hình nhằm cuốn hút sự theo dõi của khán giả hơn là
9

nhấn mạnh đến kỹ thuật các điệu múa. Các buổi biểu diễn của họ nói chung đều tục
tĩu và các diễn viên nam đặc biệt là những diễn viên trẻ, đẹp trai cũng bắt đầu bước
vào việc hành nghề mại dâm. Khách hàng bao gồm cả hai đối tượng: phụ nữ và nam
đồng tính. Trong các buổi biểu diễn hay là sau các buổi biểu diễn có nhiều khán giả
thường làm loạn lên và thường xảy ra những vụ cãi vã om sòm đôi khi biến thành
ẩu đả, nguyên nhân chính là do việc tranh giành nhau để được qua đêm với các diễn
viên trẻ, đẹp trai, nổi tiếng. Vì điều này chính quyền Mạc phủ đã quyết định cấm vai
trò Wakashu vào năm 1652, có nghĩa là cấm các chàng trai chưa trưởng thành trở
thành diễn viên Kabuki. Điều này đã tạo nền móng cho sự hình thành Yarou
Kabuki.

1.2.2. Sự hình thành Yarou kabuki











Hình 1.3. Hai diễn viên kabuki Bando Zenji và Sawamura Yodogoro trong tranh
của Sharaku (1974).
[Nguồn hình: ][29]
Song song với quyết định đó, từ năm 1653, quyết định mới ra đời quy định chỉ
có đàn ông trưởng thành thực sự mới được tham gia biểu diễn Kabuki. Kabuki phát
triển thành một loại hình sân khấu phức tạp và cách điệu hóa gọi là Yarou kabuki
(dã lang ca vũ kỹ, đại ý là Kabuki nam). Sự biến đổi về nội dung trong phong cách
10

mới này có ảnh hưởng lớn đến các nhà hát hài kịch, đặt dưới sự quản lý của Mạc
phủ. Vì Kyogen vào thời gian đó cũng rất nổi tiếng.
Từ đó, tất cả các vai trong vở kịch Kabuki tiếp tục do đàn ông đảm trách. Hình
thức các diễn viên nam chuyên đóng các vai nữ, được gọi là onnagata hay oyama
(có nghĩa là nữ hình)bùng nổ. Những gia đình truyền thống của các onnagata bắt
đầu hình thành rất nhiều và trong những năm sau này, phần lớn các onnagata
chuyên nghiệp xuất thân từ những gia đình truyền thống đó.
Diễn viên onnagata có thể làm cho khán giả nghĩ họ chính là phụ nữ thật vì họ
trang điểm rất đậm và lối diễn, giọng nói cũng giống như là các diễn viên nữ đang
đảm nhận vai trò đó vậy. Onnagata xuất hiện nhiều trong các cảnh lãng mạn. Các
cảnh này họ thường diễn xuất chung với một diễn viên khác. Những người đàn ông
biết cách giấu thể hình và kích cỡ thật của mình để trông giống nữ giới như thật. Họ
nói bằng cái giọng the thé, lảnh lót. Có lẽ đó là cái cách mà đàn ông vẫn thường
nghĩ về phụ nữ nên họ đã đưa chúng vào trong lối diễn của mình.
Sau hơn 250 năm từ khi có quy định cấm phụ nữ trình diễn Kabuki, diễn viên
onnagata đóng vai trò chính trong các vở kịch Kabuki và trong các nhà hát Kabuki.
Cho đến trước khi lệnh cấm trên bị dỡ bỏ vào năm 1879, thì vai trò của phụ nữ cũng
đã trở nên không còn quan trọng nữa vì các diễn viên nam đã có được các kĩ năng
diễn những vai loại này. Vì loại Kabuki này thiếu s

ức hấp dẫn so với hai loại
Kabuki thời kỳ trước về phương diện dung mạo bong sắc nên diễn viên đã tập trung
sức lực nghiên cứu kỹ thuật trình diễn hòng lôi cuốn khán giả. Dần dần, Kabuki đã
thành hình với tư cách là một sân khấu tuồng mà vai trò của diễn xuất được đặt lên
hàng đầu.
1.3. Kabuki thời Genroku 1673-1735
Trong suốt thời kì Genroku (Nguyên Lộc 1688-1704), Kabuki phát triển rất
hưng thịnh từ vùng kinh kỳ Kamigata cho tới Edo, trung tâm chính trị mới. Thời kì
này cấu trúc, nội dung của một vở kịch Kabuki đã được chính thức hóa, cũng như
sự xuất hiện của nhiều yếu tố cách điệu hóa của văn học. Các loại hình nhân vật
trong vở kịch thường được xác định rõ ràng. Sân khấu Kabuki và Ningyou joururi,
11

thể loại sân khấu múa rối sau đó được biết đến với cái tên Bunraku, trở thành mối
liên kết chặt chẽ với nhau trong thời kì này và cả hai đều có ảnh hưởng đến sự phát
triển của nhau.[1-trang 397]
Trong Kabuki thời kỳ này, hai loại vai quan trọng được chú trọng phát triển
đó là: aragoto (phong cách thô ráp) do Ichikawa Danjuuro (1660-1704) khám phá
ra ở Edo, và wagoto (phong cách êm dịu) bởi diễn viên Kamigata vĩ đại và Sakata
Tojuurou (1604-1709) sáng tạo ra ở vùng Kyoto-Osaka. Hai loại vai này có những
đặc điểm trái ngược, khác biệt nhau. Aragoto là loại vai có phong cách phô trương,
mạnh mẽ, theo đó các diễn viên thường phóng đại từ ngữ, điệu bộ, thậm chí đến cả
trang phục, chân cẳng và trang điểm. Kịch nghệ trong Aragoto thường nhấn mạnh
vào hành động. Ngược lại, đặc điểm của loại vai Wagoto là thường có lời nói và
điệu bộ bình thường, nhẹ nhàng và kịch tính. Nội dung thường chú trọng về các bi
kịch lãng mạn. Tính cách của vai diễn là nhạy cảm, dễ xúc động. Truyền thống của
hai loại này phát triển và hoàn thiện đến ngày nay và đời nào cũng có người mang
tiếp tên tuổi nối nghiệp tổ tiên.
Vào giữa thế kỷ 18, Kabuki bị Bunraku thay thế chỗ đứng trên sân khấu.
Bunraku được biểu diễn dành cho những tầng lớp thấp hơn của xã hội. Nguyên

nhân một phần là do sự xuất hiện một vài nhà viết kịch Bunraku tài năng vào thời
điểm đó. Đó chính là những soạn giả như Chikamatsu Monzaemon và Ki no Kaion.
Về mặt kết cấu vở tuồng và mô tả tâm lý con người thì Bunraku có sự tiến bộ và
phát triển trước Kabuki một bước. Từ lúc bị thế chỗ, không có gì nổi bật trong sự
phát triển của Kabuki cho đến cuối thế kỷ đó và cho đến khi Kabuki nổi tiếng trở
lại và giành lại vị thế trong lòng khán giả.
Tuy rằng loại hình sân khấu Kabuki coi trọng diễn viên và kỹ thuật trình diễn
được đặt lên hàng đầu nhưng dần dần nội dung, tính chất của các bản tuồng cũng
được thay đổi. Vì vậy cùng với thời gian, nó bộc lộ được tính kịch nghệ trong lối
diễn xuất và cấu trúc vở kịch. Đó là điều đáng chú ý trong lịch sử phát triển Kabuki.
Trước thời Meiji những bản tuồng không được sao chép, truyền bá. Chúng được lưu
giữ theo thời gian bằng các vở kịch diễn đi diễn lại nhiều lần và biến hóa tùy theo
12

phong cách diễn xuất của diễn viên. Do đó bắt đầu từ khi này, trong Kabuki, diễn
viên có vai trò quan trọng hơn cả soạn giả. [13- trang 46]
1.4. Kabuki sau cuộc Minh Trị Duy Tân

Cuộc cải cách văn hóa to lớn của Nhật Bản vào năm 1868 kéo theo sự sụp đổ
của Mạc phủ Tokugawa, xóa bỏ đi tầng lớp Samurai, và sự mở cửa của Nhật Bản
đối với phương Tây đã giúp cho Kabuki một lần nữa hồi sinh. Trong khi nền văn
hóa đất nước đang vật lộn để khắc phục sự thiếu thốn nét đặc trưng và sức thu hút
c
ủa mình, thì các diễn viên Kabuki cố gắng tăng cường tiếng tăm, uy tín, vai trò của
Kabuki trong giới thượng lưu và ra sức hòa trộn, thích ứng giữa phong cách truyền
thống với khẩu vị đương thời. Cuối cùng họ cũng chứng tỏ được thành công về điều
này bằng một suất diễn phục vụ Nhật Hoàng Minh Trị vào ngày 21 tháng 4 năm
1947. [12- trang 95]
Rất nhiều nhà hát Kabuki bị phá hủy do bị ném bom và bị l
ực lượng quân đội

chiếm đóng trong thế chiến thứ II. Sau chiến tranh, Kabuki lại bị ngăn cấm biểu
diễn trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, đến năm 1947, lệnh cấm bị bãi bỏ và việc
biểu diễn Kabuki lại được tiếp tục trở lại.
1.5. Kabuki ngày nay

Thời gian từ sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc là một thời gian
khó khăn đối với Kabuki. Bên cạnh sự tàn phá của chiến tranh phần lớn các thành
phố Nhật Bản mà nó còn kéo theo xu hướng đương thời đó là từ chối những giá trị
truyền thống và những tư tưởng của quá khứ. Kabuki cũng không nằm ngoài xu
hướng đó.
Để tồn tại và tìm lại sự đón nhận củ
a khán giả, Kabuki tự tìm cách thay đổi
chính mình. Những vở kịch Kabuki truyền thống trước kia được cải tiến lại mang
tính chất đổi mới, hiện đại của đạo diễn Tetsuji Takechi rất được công chúng hoan
nghênh vào thời điểm đó. Chúng đã mang lại sự hồi sinh mạnh mẽ cho Kabuki và
tình yêu của khán giả đối với Kabuki ở vùng Kansai.
Cùng với công lao của những đạo diễn Kabuki tài năng, không thể không nói
đến công lao của nhữ
ng diễn viên Kabuki trong việc gìn giữ và phát triển nó. Nói
13

đến các ngôi sao Kabuki, trong số những ngôi sao trẻ tuổi đã biểu diễn cùng
Takechi Kabuki thì Nakamura Ganjiro III (sinh năm 1931) là diễn viên hàng đầu.
Ông lần đầu được biết đến với cái tên Nakamura Senjaku, và để vinh danh ông, thời
kì đó trong giới Kabuki gọi là “ Thời kỳ Senjaku” để vinh danh ông. [11- trang
200]
Ngày nay, Kabuki vẫn khá được ưa chuộng – có thể nói nó là loại hình kịch
truyền thống Nhật Bản được ưa chuộng nhất – và các ngôi sao Kabuki cũng thường
xuất hiện với các vai diễn xuấ
t sắc khác trên Tivi hay màn ảnh rộng. Ví dụ, vai diễn

Onnagata nổi tiếng có tên gọi là Bandoo Tamasaburo V đã xuất hiện trong vài vở
kịch không phải là Kabuki và điện ảnh – vai mà họ đảm nhận thường là vai nữ.
Kabuki cũng đươc một loại hình nghệ thuật hiện đại nổi tiếng khác của Nhật Bản
tham khảo đó là Anime.
Mặc dù có không nhiều các nhà hát lớn ở Tokyo, Kyoto, Osaka, nhưng lại có
rất nhiều các nhà hát nhỏ ở Osaka, và trên kh
ắp đất nước. Đoàn kịch Ooshika
Kabuki, ở Ooshika, tỉnh Nagano, là một ví dụ. Một vài đoàn kịch Kabuki đã bắt đầu
giao cho phụ nữ đảm nhận các vai onnagata, và Ichikawa Kabuki-za (đoàn kịch toàn
nữ) được thành lập sau chiến tranh thế giới thứ II.
Sự quan tâm và yêu thích Kabuki đã lan sang cả các nước phương Tây. Các
đoàn kịch Kabuki thường sang Châu Âu và Châu Mỹ lưu diễn. Cũng có một vài vở
kịch của phương Tây đã được soạn sang cho vi
ệc biểu diễn Kabuki, chẳng hạn như
các vở kịch của Shakespeare.
Ngược lại, các nhà viết kịch và tiểu thuyết gia phương Tây cũng đã thử sức
sáng tạo nghệ thuật với đề tài Kabuki, ví dụ như vở Hiroshima Bugi (2004) của
Gerald Vizenor. Nhà văn Yukio Mishima là một người có công trong việc tiên
phong và phổ biến phong cách biểu diễn Kabuki theo lối hiện đại, và làm hồi sinh
những loại hình nghệ thuật truyền thống khác, như
Noh, cho phù hợp và tồn tại với
phong cách hiện đại.
14

Ở Australia, đoàn kịch Za Kabuki của Đại học Quốc gia Australia đã bắt đầu
biểu diễn kịch từ năm 1976, đây là một đoàn biểu diễn kịch Kabuki có sự tồn tại và
phát triển lâu nhất ở bên ngoài nước Nhật. [8- trang 256]
Kabuki đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền
khẩu của nhân loại vào ngày 24 tháng 01 năm 2005. [6- trang 301]
1.6. Các soạn giả và các vở kịch nổi tiếng.


1.6.1. Soạn giả Chikamatsu Monzaemon (1653-1724)










Hình 1.4: Soạn giả Chikamatsu Monzaemon (1653-1724)
[Nguồn hình: ]

Nhà soạn kịch nổi tiếng Chikamatsu Monzaemon, một trong những nhà soạn
kịch Kabuki đầu tiên và tài năng, ông có một số tác phẩm có tầm ảnh hưởng lớn
trong giới sáng tác Kabuki. Vở thường được coi là tác phẩm quan trọng nhất của
ông là vở Sonezaki Shinju (Tự sát vì tình ở Sonezaki), mặc dù thực chất vở này bắt
nguồn từ kịch bản Bunraku. Thế nhưng cũng gi
ống như nhiều vở kịch Bunraku, nó
được sửa lại cho phù hợp với sân khấu Kabuki. [2-trang 136]
Từ nó có thể làm xuất hiện nhiều bản tương tự. Trong lịch sử, vở này và
những vở có nội dung tương tự đã gây ra nhiều vụ tự tử phỏng theo kịch bản khiến
chính phủ ban hành lệnh cấm trình diễn những vở kịch có đề tài Shinjumono (kịch
vì việc hai người yêu nhau phả
i tự tử) vào năm 1723. [2-trang 140]
15

1.6.2. Soạn giả Namiki Shozo (1703-1773)

Người đóng vai trò then chốt trong sự phục hưng của Kabuki là soạn giả
Namiki Shozo (1730-1773). Ông chịu ảnh hưởng của phong cách sân khấu Jooruri-
tiền Bunraku vì là ông học trò của soạn giả Jooruri nổi tiếng Namiki Sosuke (1695-
1751). Ông đã biết đem cách kết cấu tình tiết phức tạp của tuồng Jooruri vào trong
Kyogen của Kabuki, cũng như đã biết thay đổi cách trang trí phông cảnh sân khấu,
sáng chế ra sân khấu quay vòng tròn, dùng những dụng cụ đồ sộ, công phu hơn để
cảnh quay sân khấu rộng lớn thêm lên và do đó, đáp ứng được nhu cầu của ngày
càng nhiều khán giả. Namiki Sosuke là người soạn ra tác phẩm “Con Thuyền Ba
Mươi Thạch lên đường” “Sanjikkoku Yofune no Hajimari” (Tam Thập Thạch Đăng
Thủy), truyện kể về loại thuyền buôn “ba mươi thạch” (trọng tải trên 5 tấn vì 1
“thạch” hay “hộc” tương đương 180 lít) chở hành khách và hàng hóa trên sông
Yodogawa ở vùng Osaka.
1.6.3. Soạn giả Namiki Gohei (1747-1804)
Môn đệ của Namiki Shozo là Namiki Gohei (1747-1804). Namiki Gohei có
sở trường về Sewakyogen tức là loại Kabuki nói về nhân tình thế thái đương thời,
và ông đã thừa kế sự nghiệp của thầy. Gohei trở thành soạn giả số một của vùng
kinh kì nhưng đến năm Kansei (Khoan Chính) thứ 6 (1794) ông lại bỏ sang miền
Đông, mang theo cả tác phong tả thực của Kabuki vùng Kyoto-Osaka sang Edo.
Cùng lúc, soạn giả đồng thời đại với Namiki Gohei bấy giờ là Sakurada Jisuke
(1734-1806) cũng nổi tiếng với những vở tuồng mang tinh thần giải trí sắc thái nhẹ
nhàng tươi mát của phong cách nghệ thuật Edo. Ông là người đã kết hợp, pha trộn
các loại tuồng Kabuki mà trước đây khi mỗi vở ra đời liền được sắp xếp vào một
“nhóm tuồng” cố định có tên gọi riêng chứ không có sự hòa hợp(gọi là “sekai” và
vào thời Bunsei (1818-1803) người ta đã tính ra có tới trên 120 “sekai”). Cách pha
trộn, hài hòa phong cách của Sakurada Jisuke I là gọi là “maizame”.
Namiki Gohei có vở “Cây Ngô Đồng Cửa Chùa” (Kinmon Gosan no Kiri) do
Ishikawa Goen chủ diễn, Sakurada Jisue I có “Quyển Sổ Khuyến Giaó” (Gohiiki
Kanjincho), trong đó có đoạn “Sư không biết đọc kinh” thuật lại bước đường cùng
16


Yoshitsune và người tùy tùng là Benkei. Trong hai người họ, Yoshitsune là chủ
đóng vai vị sư trẻ để mặc cho Benkei trong vai hòa thượng chửi rủa đánh đập lúc họ
giả dạng làm sư để vượt qua cửa ải. Thấy hoàn cảnh tội nghiệp, tướng giữ ải, tuy
đoán ra ai là chủ, ai là tớ nhưng vì cảm động nên đã tảng lờ đi không biết và cho họ
đi qua ải. Cả hai vở đều đáng được xếp vào kiệt tác.
1.6.4. Soạn giả Tsuruya Nanboku (1755-1829)
Trong khoảng niên hiệu Bunka-Bunsei (1804-1830), cùng với những thành
tựu Kabuki có được, có thể nói Kabuki đã bước vào độ tuổi chín muồi. Nhà soạn
giả tiêu biểu, nổi bật trong thời kì này không ai khác hơn là Tsuruya Nanboku tập
danh đời thứ tư. Ông sinh trưởng ở Edo và là học trò của soạn giả nồi tiếng
Sakurada Jisuke. Lúc chưa nổi danh, ông soạn tuồng dưới bút hiệu Katsu Hyozo
trong một thời gian dài.
Mặc dù chưa được biết đến nhiều nhưng ông đã đóng góp cho Kabuki nhiều
cải cách độc đáo, mới lạ. Ông có sở trường viết kịch về thể loại Kizewamono (sinh
thế thoại vật) tức là Kabuki kyogen tả thực, sinh động nhất vì các soạn giả và diễn
viên hoàn toàn dựa vào thực tế xã hội để dựng tuồng và diễn tuồng. Ông mô tả vô
cùng sống động, sắc nét những cảnh đời cùng cực dưới đáy xã hội phong kiến. Tác
phẩm tiêu biểu của ông là “Truyện kinh dị ở trên đường Tokaido, vùng Yotsuya”
(Tokaido Yotsuya Kaidan), tác phẩm này được quần chúng đặc biệt tán thưởng vì
tác phẩm đã ghi chép lại những gì xấu xa, tồi tệ, gian ác của xã hội và phản ánh
chân tướng thời kỳ Bunka-Bunsei một cách rõ nét.
Vở kịch này đã được diễn lần đầu năm Bunsei thứ 8 (năm 1825) dựa theo lời
đồn đại trong dân chúng về cuộc đời người đàn bà sống ở vùng Yotsuya, tên gọi là
Oiwa, ghen tuông đến phát điên mà chết, sau oan hồn trở về quấy nhiễu phá phách,
ám ảnh người chồng còn sống. Vở kịch này còn có những chi tiết liên quan tới nội
dung trong tác phẩm Chuujingura, trong đó miêu tả thế giới của những võ sĩ (truyện
về 47 võ sĩ phục thù cho chủ).
17

1.6.5. Soạn giả Kawatake Mokuami (1816-1893)













Hình 1.5: Soạn giả Kawatake Mokuami (1816-1893)
[Nguồn hình: ][18]

Sau khi Nanboku mất, không có soạn giả nào có đủ tầm cỡ và khả năng để
nối tiếp ông, Kabuki thời Edo vì thế mà im ắng trong một thời gian khá lâu. Mãi
đến năm Ansei (1854-1860), cuối thời Mạc phủ chuẩn bị bước qua thời Duy Tân
mới có Kawatake Mokuami, một nhân lài lỗi lạc về Kabuki xuất hiện. Lúc này, bầu
trời Kabuki thời Edo như được bắn một phát pháo bông cuối cùng nhưng chói sáng.
[7- trang 122]
Kawatake Mokuami tên thật là Yoshimura Yoshisaburo, sinh ra và lớn lên ở
vùng Edo, là đệ tử của Tsuruya Nanboku, tập danh đời thứ V, soạn giả này chuyên
viết về loại tuồng xã hội (Kisewamono). Ông hợp tác với kép Ichikawa Kodanji IV,
và viết cho Kodanji diễn loại tuồng mà ông tỏ ra xuất sắc hơn cả mang tên
Shiranami-mono (Shiranami mono là loại tuồng nói về bọn đạo tặc, trộm cướp).
Những tác phẩm xuất sắc để đời của ông có: Sannin Kichisa Kuruwa no Hatsugai
(Ba người cùng tên Kichisa xuống xóm ngày đầu năm) được viết năm 1860,
18


Shiranami Gonin Otoko (Truyện năm chàng tướng cướp) được viết năm 1862 và tác
phẩm còn được gọi với một cái tên bí hiểm là Aotazo shi Hana no Nishikie. Sannin
Kichisa có nghĩa là ba người cùng mang tên là Kachisa, một nhà sư, một cậu ấm,
một cô gái, cả ba đều sống bằng nghề trộm cướp.
Tác phẩm Aotazo shi Hana no Nishikie là một tác phẩm nổi tiếng nhờ các
màn thứ ba và thứ năm. Đó là những phân đoạn khi những nhân vật đóng vai đạo
tặc Benten và Shiranami bước ra sân khấu với lối kể tự xưng danh tánh dài dòng.
Sau khi Ichikawa Kodanji IV mất cùng với những chuyển biến xã hội tương
ứng với sự tiếp thu ảnh hưởng phương Tây, những vở tuồng tân thời Kawatake
Mokuami soạn gọi là loại “cắt tóc” (zangirimono). Ông là người đầu tiên thử phóng
tác một tác phẩm nước ngoài sang Kabuki (1879) tuy nhiên cũng chỉ là vài thay đổi
bề ngoài mà ông đem đến cho Kabuki. Nguyên nhân sâu xa phải chăng chính là việc
hợp tác với kép Ichikawa Danjuro IX, mà nhờ đó ông đã soạn thành công những vở
tuồng mang tính “sự thực lịch sử” (katsurekimono) trong đó ông gạt bỏ những hư
cấu và hoang đường của loại tuồng dã sử (jidaimono). Sự biến chuyển trong phong
cách sáng tác của ông là nhằm đáp ứng nhu cầu cần có của tầng lớp trí thức thời đó,
họ đang đòi hỏi một nội dung sân khấu mới lạ, không đi theo một lối mòn nào cả.
Tuy nhiên không thể nói là ông hoàn toàn thành công trong việc cách tân Kabuki
trong lịch sử.
Ông vốn có hiệu là Kawatake Shinshichi II và chỉ đổi tên thành Kawatake
Mokuami, đây là một cái tên cửa Phật lúc về hưu (ông về hưu sớm) năm 1881. Cái
tên này cũng được sử dụng luôn từ đó và cũng từ đó ông chuyên viết các ca-từ hay
những vở Kabuki phóng tác từ tuồng Noh (gọi là loại Tsubame-mono). Kawatake
Mokuami viết tất cả 360 tác phẩm đủ loại. Văn ông viết theo nhịp 5/7 chữ liên kết
với nhau thành đoạn dài, lời văn đẹp, âm điệu nghe lưu loát, êm tai. Lối viết của
ông được đặt tên là “lối hành văn Mokuami”, lối hành văn này chứa nhiều nhạc tính
nên rất được khán giả rất yêu chuộng.

19


CHƯƠNG II: GIÁ TRỊ CỦA KABUKI.
2.1. Văn hóa Edo trong các vở kịch Kabuki

Vào thời kỳ Edo, Kabuki đạt tới đỉnh cao cùng với sự xuất hiện của những
diễn viên nổi tiếng như Sakata Tojuro ở vùng Kamigata và Ichikawa Danjuro ở
Edo. Nhờ có soạn giả Chikamatsu Monzaemon mà Kabuki thời kỳ này bắt đầu phát
triển như thứ kịch của quần chúng, được nhiều người ngày càng biết đến. Trong giai
đoạn chuyển tiếp trung tâm văn hóa Nhật Bản từ vùng Kamigata sang Edo, Namiki
Gohei (1747-1808) cùng với Sakurada Jitsuke (1734-1806) đã đưa tư t
ưởng chủ
nghĩa hiện thực xã hội theo truyền thống kết hợp với hình thứcSewamono (kịch Gia
đình) vào trong các vở kịch. Các vở kịch của họ đặt nền móng phát triển cho
Kisewamono hiện thực (kịch sinh thế thoại vật), tức là Kabuki kyogen một tả một
cách sinh động nhất tình hình hiện thực xã hội, con người, thời thế lúc bấy giờ. Việc
dựng tuồng cũng chủ yế
u dựa vào thực tế xã hội.












Hình 2.1: Vua Tokugawa Yoshinobu thời đại Edo
[Nguồn hình:http:// teenxotaku.forum-viet.net][27]

Nói đến văn hóa Edo không thể không nói đến tư tưởng Tokugawa thời kỳ
này. Sân khấu Kabuki thường được kết hợp quan niệm đạo đức thịnh hành trong xã
20

hội Tokugawa như một cơ chế chi phối các tình tiết trong nội dung vở kịch Kabuki.
Chẳng hạn Injaaha (luật công bằng thưởng phạt), một quan niệm Phật giáo, với tư
tưởng này thì kẻ bất lương sẽ nhận được sự diệt vong hay đức Phật từ bi sẽ ban tặng
sự giàu sang, hạnh phúc cho một phụ nữ phải chịu đựng đau khổ trong một thời
gian dài. [1-trang 399]
Quan ni
ệm Muja (tính phù du của vạn vật) cũng lấy từ triết lý Phật giáo được
minh họa, chứng minh qua sự sụp đổ của lãnh đạo quân phiệt đầy quyền uy vào hồi
kết của một vở kịch hay cái chết của một dòng họ kiêu căng, tàn ác như một cái kết
chuyện có hậu. Một số khái niệm đạo đức dựa trên truyền thống Khổng giáo nói về
bổn phận trách nhiệm và phận làm con với cha mẹ, tình cảm giữa những người ruột
thịt với nhau hay đơn giản là giữa con người với con người. Khái niệm đạo đức này
có thể mâu thuẫn trực tiếp với khát vọng và đam mê của cá nhân, từ đó dẫn đến một
loạt tình huống đầy kịch tính.
Dưới đây là một vài vở kịch chứng minh cho điều đó. Vở “Kinmon Gosan no
Kiri” (Cây ngô đồng cử
a chùa) của Namiki Gohei. Vở “Gohiiki Kanjincho”(Quyển
sổ khuyến giáo) của Sakurada Jitsuke, trong đó có đoạn “Sư không biết đọc kinh”
thuật lại bước đường cùng của hòa thượng Yoshitsune và người tùy tùng là Benkei.
Hòa thượng Yoshitsune đóng vai tùy tùng để mặc cho Benkei trong vai hòa thượng
đánh đập, chửi rủa nhằm đánh lừa người giữ ải để có thể vượt qua cửa ải. Vì thấy
hoàn cảnh tội nghiệp nên mặc dù biết được chân tướng sự th
ật nhưng tướng giữ ải
đã tảng lờ đi như không biết và cho họ qua. Ở cả hai vở gọi là kiệt tác này đều thấm
đượm quan niệm của Phật giáo trong tư tưởng Tokugawa.
Đỉnh cao văn hóa thời kỳ này là văn hóa thị dân (Chonin). Đó là nền văn hóa

coi trọng những niềm hoan lạc, hưởng thụ đời sống của dân thành thị. Các vở kịch
Kabuki bên cạnh sự phổ biế
n tính chính thống Khổng giáo mới, nội dung của nó
còn đề cập nhiều đến thị hiếu hoang phí của xã hội Edo, những cảm giác nhất thời
của con người trong các khu ăn chơi Edo. Các vở kịch phản ánh, châm biếm đời
sống hiện tại bằng việc mô tả cảnh sinh hoạt, lối sống buông thả của những kẻ có
tiền và kéo theo cả những thoái hóa trong nhân cách của những kẻ trộm cắp, những

×