Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Luận văn đông phương học tìm hiểu về onsen (suối nước nóng nhật bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 64 trang )


1
DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài.
Bên cạnh các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa …. thì loại hình du lịch suối
nước nóng cũng được người Nhật đặc biệt quan tâm. Nhật Bản là một nước có nhiều
núi lửa nhất trên thế giới nên hàng năm nhiều trận động đất xảy ra gây thiệt hại vô
cùng to lớn về vật chất, của cải, sinh mệnh. Nhưng nguồn núi lửa cũng là một trong
những nguyên nhân làm cho nguồn suối nước nóng ở Nhật lại dồi dào và phong phú.
Với sự hình thành và phát triển hàng ngàn năm, suối nước nóng đã ngày càng khẳng
định được vị thế của mình trong cuộc sống của người Nhật. Ngay từ thời Cổ đại,
suối nước nóng đơn giản chỉ là một ao nước, một hồ nước, hay một con suối chảy từ
nguồn nước nóng nhưng qua thời gian, con người đã từng bướ
c khai thác và phát
triển nguồn tài nguyên quí giá này. Bên cạnh các suối, hồ nước nóng là những căn
nhà gỗ với nhiều phòng trọ dành cho du khách. Ngày nay suối nước nóng được phát
triển như một hình thức kinh doanh rất phát triển ở Nhật Bản. Những khu nhà nghỉ
có suối nước nóng được hình thành ở các vùng nông thôn xa xôi kèm theo các dịch
vụ khác như khách sạn, nhà hàng với các món ăn đặc sản của miền quê, sân tennis,
sân golf, hoặc có các phòng Supper sento (siêu phòng tắm công cộng) - kiểu phòng
tắm giống phòng tắ
m hơi của phương Tây. Vào năm 2003 khu suối nước nóng
LaQua (
ラクーア) được thành lập ngay tại trung tâm Tokyo và kèm theo các dịch vụ
khác như dịch vụ nhà hàng, khách sạn, tiệm spa dành cho nữ giới , thu hút được rất
nhiều du khách. Từ xa xưa, người Nhật đã thích tắm suối nước nóng, vừa tắm, vừa
ngắm cảnh, thư giãn trong dòng nước ấm áp, giải tỏa căng thẳng sau những ngày
tháng làm việc mệt nhọc. Việc hàng năm đi tắm suối nước nóng dường như đã tr

thành thói quen không chỉ của người Nhật mà thậm chí cả du khách nước ngoài. Tại
các khu suối nước nóng, khách du lịch không chỉ được ngâm mình trong dòng nước


ấm áp mà còn được quây quần với gia đình, bè bạn ăn uống, ca hát, nhảy múa. Số

2
lượng khách du lịch tại các khu suối nước nóng hàng năm đều tăng lên, góp phần
vào sự phát triển ngành du lịch Nhật Bản.
Việt Nam cũng có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, chính phủ Việt
Nam cũng đã và đang khai thác loại hình suối nước nóng để phục vụ cho nhu cầu du
lịch và nghỉ dưỡng. Do mới khai thác và còn thiếu kinh nghiệm nên các khu suối
nước nóng Việt Nam chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Ng
ười
viết thiết nghĩ việc nghiên cứu về suối nước nóng và các loại hình du lịch nghỉ
dưỡng của Nhật Bản để đóng góp vào việc xây dựng và phát triển ngành du lịch Việt
Nam đặc biệt là dịch vụ khai thác suối nước nóng là một điều hết sức cần thiết. Đó
chính là mục đích của đề tài “ Tìm hiểu về suối nước nóng (Onsen) Nhật Bản”.
2. Lịch s
ử nghiên cứu đề tài.
Hiện nay những tài liệu về suối nước nóng viết bằng tiếng Việt rất ít,
có chăng cũng chỉ là một vài trang web đề cập vài nét khái quát. Phần lớn tài liệu
người viết sử dụng là tài liệu tiếng Nhật và tiếng Anh. Cụ thể là các công trình
nghiên cứu sau:
Về các tài liệu trong nước, trước tiên có thể kể đến:
Cuốn "Nhật Bản đất nước và con người" (
国と日本人
), tác giả Eiichi Aoki
(
栄一青木), Ts.Nguyễn Kiên Trường dịch, xuất bản năm 2006 đã giới thiệu sơ nét về
vị trí, đặc điểm của suối nước nóng Beppu.
Luận văn nghiên cứu về “Nhà tắm công cộng Sento xưa và nay” của sinh
viên Trần Công Danh, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, báo cáo tháng 5
năm 2009 đã nghiên cứu nhà tắm công cộng. Ngoài ra tác giả còn giới thiệu sơ lược

về suối nuớc nóng Nhậ
t Bản. Trong luận văn này, nguời viết tham khảo về khía
cạnh nhà tắm cộng cộng (quá trình hình thành và phát triển). Đặc biệt phần nhà tắm
công cộng là một tư liệu quí giá trong quá trình hoàn thành luận văn.
Về tài liệu nước ngoài, có thể kể đến một số cuốn sách sau:

3
Cuốn “Japan’s hidden hot spring”( những suối nước nóng ẩn mình của Nhật
Bản ), tác giả Robert Neff, NXB Tuttle, xuất bản năm 1995, giới thiệu 87 khu nghỉ
mát với các suối nước nóng nằm sâu trong núi và những thôn xóm Nhật Bản, những
nơi mà ngay cả nhiều người Nhật cũng chưa bao giờ được nghe nói tới.
Cuốn “Onsen to Nihonjin”(
温泉と日本人
)( người Nhật và Suối nước nóng),
tác giả Yatsuiwa Madoka, nhà xuất bản JouHou, xuất bản vào năm 2002 gồm có 7
chương. Chương 1 viết về suối nước nóng và con người thời Cổ đại. Chương 2 đề
cập đến sự lan rộng việc sử dụng suối nước nóng đến tầng lớp võ sĩ. Chương 3 nói
lên suối nước nóng từ việc mang tính chất học thuật đến mang yếu tố thầ
n thánh.
Chương 4 đề cập đến hương vị của suối nước nóng khi đi du lịch. Chương 5 phân
tích suối nước nóng tự nhiên vượt qua năng lực con người. Chương 6 suối nước
nóng cùng với sự cạnh tranh và sự khai hóa. Chương 7 trình bày vùng đất suối nước
nóng đi đến thời đại cá tính hóa. Đây là cuốn sách tiếng Nhật khá chi tiết về suối
nước nóng.
Cuốn “Nishikie ni miru nihon no onsen”(
錦絵に見る日本の温泉
) (suối
nước nóng nhìn từ những bức tranh Nishiki thời Cổ đại), tác giả Kikurashi Kintaifu
(気暮金太夫),
NXB Kokushokankoukai (Hội xuất bản sách quốc gia), xuất bản vào

tháng 7 năm 2003, là cuốn sách tập hợp nhiều bức tranh Nishiki suối nước nóng rất
đẹp và tinh tế. Qua những bức tranh có thể nhìn thấy và cảm nhận được khung cảnh
thật tại các trạm suối nước nóng ngày xưa của Nhật Bản.
Cuốn “ Sento dokuhon”(Sách về nhà tắm công cộng), tác giả Sento style
suisin iinkai (Hội ủy viên tiên tiến Sentostyle), người giám chế Machida Shinobu,
NXB Bonjinsha, xuất bản vào ngày 6 tháng 11 nă
m 2002, là cuốn sách nói về nhà
tắm công cộng, giới thiệu các bồn tắm trong nhà với nhiều chủng loại lớn nhỏ đa
dạng.
Cuốn “Nipponjin ni ha Nihon ga tarinai”(tạm dịch Nhật Bản vẫn chưa đủ
trong người Nhật Bản), tác giả Fuji Jeanie, NXB Nihon bungeisha (NXB văn nghệ
Nhật Bản), xuất bản vào năm 2005, là cuốn sách nói về món ăn được phục vụ trong

4
các lữ quán suối nuớc nóng, đặc biệt là suối nước nóng Ginzan. Nhiều món ăn được
miêu tả chi tiết, cách chế biến cũng được hướng dẫn tỉ mỉ. Đây hầu như là những
món ăn mang tính địa phương, dân dã, đậm tính độc đáo của từng vùng, miền.
Trong khuôn khổ của đề tài, người viết đi sâu nghiên cứu về dịch vụ suối
nước nóng, sự phát triển,
đóng góp của suối nước nóng cho ngành du lịch, nghỉ
dưỡng của Nhật Bản và ý nghĩa của nó trong đời sống của người Nhật Bản.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
Đề tài “ Tìm hiểu về suối nước nóng (Onsen) Nhật Bản, lấy suối nước
nóng làm đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu dịch vụ suối nước nóng từ thời Cổ đại đến ngày nay.
4. Ý ngh
ĩa thực tiễn của đề tài.
Đề tài chủ yếu nghiên cứu về dịch vụ suối nước nóng trong ngành du lịch
Nhật Bản. Thông qua việc nghiên cứu, đề tài có thể ứng dụng vào khai thác du lịch
suối nước nóng Việt Nam.

5. Kết quả đạt được của đề tài.
Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đạt được kết quả sau:
Hiểu biết về suối nước nóng Nhật Bản (Nguồn g
ốc hình thành và quá trình
phát triển, dịch vụ suối nước nóng cũng như ý nghĩa của nó trong đời sống người
Nhật Bản), vận dụng kiến thức phát triển loại hình du lịch suối nước nóng của Nhật
Bản vào Việt Nam.
6. Những dự kiến nghiên cứu tiếp tục của đề tài.
Người viết thiết nghĩ bên cạnh dịch vụ suối nước nóng thì các hình thức
dịch vụ
kèm theo như nhà hàng, khách sạn, phòng tắm hơi cũng là một loại hình
góp phần phát triển ngành du lịch nghỉ dưỡng của Nhật Bản. Vì vậy, nếu được
nghiên cứu tiếp tục, người viết sẽ nghiên cứu về các loại hình du lịch xung quanh
suối nước nóng và vai trò của nó trong ngành du lịch Nhật Bản.

5
7. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu, chọn lọc nguồn tài liệu
cần thiết cho đề tài.
Phương pháp lịch sử: phần nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển suối
nước nóng có dùng phương pháp lịch sử để tái hiện những giai đoạn phát triển của
suối nước nóng cũng như thời kỳ bị tàn phá bởi thiên tai để thấy rõ việc kinh doanh
phát triển suối n
ước nóng không hề đơn giản (Chương I).
Phương pháp tổng hợp liên ngành: đề tài có tổng hợp nghiên cứu nhiều
ngành khác nhau như sử học, địa lý học, mỹ thuật học,… khái quát được vị trí các
suối nước nóng, vai trò của nó trong đời sống người Nhật cả về vật chất lẫn tinh thần.
Phương pháp thống kê: thống kê số lượng những người yêu thích suối nước
nóng Nhật Bản t
ừ năm 2006 đến năm 2008.

8. Cấu trúc đề tài.
Trong đề tài nghiên cứu này, ngoài phần dẫn luận và phần kết luận thì phần
nội dung được chia làm 3 chương như sau:
Chương I: Khái quát về suối nước nóng Nhật Bản, gồm 3 vấn đề chính. Thứ
nhất là định nghĩa suối nước nóng để bước đầu hình dung ra suối nước nóng. Thứ
hai là Nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển suối nước nóng qua thời Cổ
đại,
Cận và Hiện đại. Còn lại là vị trí các suối nước nóng trên bản đồ Nhật Bản, số lượng
người sử dụng các nhà trọ suối nước nóng hàng năm.
Chương II: Dịch vụ suối nước nóng Nhật Bản, gồm 3 phần. Đầu tiên là trình
bày các loại hình suối nước nóng Nhật Bản gồm có tắm lộ thiên và tắm trong nhà,
tiếp theo là các loại hình dịch vụ xung quanh suối nước nóng, phần còn lạ
i là trình
bày các suối nước nóng tiêu biểu, liên hệ đến suối nước nóng Bình Châu của Việt
Nam.

6
Chương III: Suối nước nóng trong đời sống người Nhật Bản, gồm 2 phần.
Suối nước nóng trong đời sống vật chất của người Nhật Bản thể hiện trong việc nấu
ăn, chữa bệnh, nuôi rùa, xây dựng trạm địa nhiệt điện sản xuất ra nguồn năng lượng
dồi dào, làm tan tuyết ở những thành phố tuyết rơi nhiều gây cản trở giao thông.
Nhờ ứng dụng này mà ở một số thành phố đã giải tỏa được tình trạng kẹt xe vào
những ngày đông lạnh giá.
Phần 2 là suối nước nóng trong đời sống tinh thần của người Nhật Bản thể hiện
trong các tác phẩm văn học, tiểu thuyết và đặc biệt thể hiện rõ nét trong các tác
phẩm hội họa tiêu biểu là tranh phù thế Ukiyoe, và tranh Nishiki thời Edo.











7
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT ONSEN
NHẬT BẢN
1.1 Định nghĩa suối nước nóng.
 Theo tiếng Hán:
Trong tiếng Hán Onsen (
温泉) là Ôn Tuyền. “Ôn” (温) có nghĩa là ấm, nóng.
“Tuyền” (
泉) có nghĩa là suối. Vì vậy, Onsen (温泉) có nghĩa là suối nước nóng.
 Luật Onsen (
温泉)
Để công nhận là Onsen (
温泉) một cách chính thức, cần phải thoả mãn những
điều kiện được qui định trong luật Onsen (
温泉) ban hành vào năm Chiêu Hòa (昭和)
thứ 23 (năm 1948). Ở điều 2 luật Onsen (
温泉) và ở bảng biểu, suối nước nóng được
phân biệt dựa vào định nghĩa sau đây:
"Theo điều 2 luật Onsen (
温泉
) thì Onsen (
温泉
) là những suối bao gồm hàm
lượng vật chất và độ C được ghi trong bảng biểu, là suối nước nóng được phun ra

từ trong lòng đất, là nước khoáng, nước bốc hơi và các khí gas (trừ gas thiên nhiên
có thành phần chính là CO)"
Tuy nhiên theo bảng biểu đính kèm, suối nước nóng phải thỏa mãn 1 trong 3
điều kiện dưới đây cũng được thừa nhận với tư cách là Onsen (
温泉).
1. Nhiệt độ khi đo đạc tại nguồn suối nước nóng trên 25
o
C.
2. Trong 1kg suối nước nóng, dung lượng các chất bao gồm (trừ khí gas) trên
1000mg (1g).
3. Trong 18 thành phần chủng loại được chỉ định, nếu có chủng loại trên lượng
qui định cũng được gọi là Onsen (
温泉).
1


1
Nguồn: 日本温泉総合研究所(Trung tâm nghiên cứu tổng hợp suối nước nóng Nhật Bản)


8
Tóm lại suối nước nóng phải là nước nóng trên 25
o
C; chiếm 25
o
C nhưng phải
có thành phần dung lượng các chất trên 1g/1kg nước hoặc có một chủng loại trên
quy định cho phép. Nói khác hơn, người ta quy định một suối có phải là Onsen (



) không được dựa trên 2 yếu tố:
- Độ nóng của nước .
- Thành phần các chất khoáng và tỉ lệ của chúng trong nước.
 Định nghĩa suối nước nóng trị liệu.
Trong 2300 suối nước nóng ở Nhật Bản, có 64 suối nước nóng được Bộ Y
tế công nhận là suối nước nóng trị liệu. Bởi trong các suối nước nóng này có
chứa một lượng thành phần khoáng chất có khả năng chữa được m
ột số chứng
bệnh. Suối nước nóng trị liệu được định nghĩa như sau:
"Trong suối nước nóng, tùy thuộc vào thành phần khoáng chất và lượng
chất bao gồm mà người ta gọi những suối nước nóng có hiệu quả trong việc điều
trị bệnh là suối nước nóng trị liệu".
Trong suối nước nóng trị liệu, do có các thành phần chất khác nhau nên
công hiệu chữa bệnh khác nhau và được chia thành các loại suố
i nước nóng trị
liệu như sau:
1. Suối nước nóng có thành phấn muối hóa.
2. Suối nước nóng có muối cacbonat.
3. Suối nước nóng có muối axitsunfuric.
4. Suối nước nóng đơn thuần.
5. Suối nước nóng có CO2.
6. Suối nước nóng có thành phần sắt.
7. Suối nước nóng có tính axit.

9
8. Suối nước nóng có chứa lưu huỳnh.
2

1.2 Nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển suối nước nóng.
Cũng giống như loài người, suối nước nóng cũng có nguồn gốc hình thành

và trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau.
1.2.1 Nguồn gốc hình thành.
Theo truyền thuyết được ghi lại trong cuốn “Onsen to Nihonjin”「
温泉と
日本人」(người Nhật Bản và suối nước nóng) rằng vào thời kỳ Jomon (縄文) có
một người nông dân tình cờ thấy một con sếu bị thương đang ngâm chân trong
dòng nước. Chẳng bao lâu sau người nông dân thấy chân con sếu lành rất nhanh
nên nghĩ là dòng nước đó có tác dụng làm lành vết thương. Sau đó người nông
dân thường xuyên đến tắm ở chỗ này.[8; 2002: 13]
Kể từ đó mỗi khi kết thúc vụ mùa, người dân trong vùng kéo nhau đến
vùng này tắm và lập một căn nhà để sau khi tắm có thể nghỉ ngơi một cách thoải
mái.
Nhật Bản là một trong những quốc gia có nguồn suối nước nóng dồi dào
nhất trên thế giới. Khoảng 3000 điểm nghỉ mát có suối nước nóng trên khắp quần
đảo Nhật Bản và con số này tiếp tục tăng hàng năm. Ngâm mình trong các suối
nước nóng với nhiệt độ khoảng từ 25
o
C đến 60
o
C hay có nơi gần 100
o
C như suối
nước nóng Ogama (
小蒲) ở Nagano (長野) đã từ xa xưa là thói quen ưa thích của
người Nhật Bản. Việc ngâm mình trong suối nước nóng giữa khung cảnh thiên
nhiên được khoa học chứng minh là một trong những liệu pháp hữu hiệu nhất để
thư giãn, giảm mệt mỏi căng thẳng cũng như chữa được một số căn bệnh khác
nhờ vào nguồn khoáng chất dồi dào trong các suối nước nóng. Do địa hình Nhật
Bản có nhiều núi lử
a nên nơi đây có nhiều nguồn nước nóng. Ngoài ra còn có

một số yếu tố sau góp phần làm nguồn nước nóng dồi dào, đó là : Thứ nhất do

2
Nguồn: 日本温泉総合研究所(Trung tâm nghiên cứu tổng hợp suối nước nóng Nhật Bản)


10
các mạch nước ngầm được các dòng magma núi lửa làm nóng tạo ra nguồn nước
nóng; thứ hai trong các xác động vật cổ xưa bị hoá thạch, có một phần thấm vào
đất tạo thành một lượng khoáng chất đáng kể trong các mạch nước nóng; thứ ba
là nước tinh khiết đi qua phần tâm trái đất bị làm nóng tạo ra nguồn nước nóng.
1.2.2 Quá trình phát triển suối nước nóng.
 Thời Cổ đại.
Suối nước nóng sau khi được phát hi
ện đã có nhiều người tìm đến để tận
hưởng làn hơi ấm của suối nước nóng. Những người thời Cổ đại chủ yếu đến tắm
nước nóng là để chữa bệnh. Tại các suối nước nóng, người ta tìm thấy những
mảnh gốm vụn vỡ, và những vỏ sò. Theo các nhà khảo cổ học Nagaya (
長谷) có
lẽ sau khi thu hoạch mùa vụ, những người nông dân kéo nhau về suối nước nóng
thưởng thức dòng nước ấm áp, trong lành hàng tháng trời. Những mảnh gốm
được tìm thấy là những dụng cụ nấu ăn của người thời Joomon (
縄文 ). Những
vỏ sò là những con sò được mua ở đâu đó về và mọi người vừa luộc sò vừa tắm
và cùng quây quần bên nhau. Điều này chứng tỏ thời Cổ đại con người đã biết
tận dụng nguồn tài nguyên suối nước nóng [8; 2002: 12]
 Thời Trung đại.
Vào thời Heian (
平安) Bình An (794-1192) có “Quyền Ký” (権記) viết như
sau: Vào tháng 8 năm Chotoku (

長徳)Trường Đức thứ 4 tức là năm 998, có
những câu như thế này:
Mùng 2 tắm
Mùng 3 gội rửa.
Năm Choho (
長保) Trường Bảo thứ 4 tức năm 1002.
Ngày mùng 8 tháng 6 gội rửa
Ngày mùng 7 tháng 7 tắm toàn thân sạch sẽ. [8; 2002: 27-28]

11
Vào thời này việc sử dụng suối nước nóng trở nên phổ biến hơn, ngay cả
tầng lớp quí tộc cũng đến tắm, không chỉ Thiên hoàng mà con cái, gia nô cũng
được đi tắm suối nước nóng. Tuy nhiên vào thời này có một điều khác trước đây
đó là các Thiên hoàng ra lệnh cho các binh lính dẫn đường ống truyền nước nóng
về tận cung Thiên hoàng. Thật ra ban đầu chỉ là sai các binh lính vận chuyển
nước nóng từ nguồn về như
ng do đường xa tốn thời gian vận chuyển và tốn
nhiều sức lực binh sĩ nên Thiên hoàng ra lệnh không vận chuyển nữa mà chuyển
sang dẫn ống, đường ống được chôn dưới lòng đất. Tuy nhiên đến thời chiến
quốc chiến tranh xảy ra làm tàn phá suối nước nóng trong một thời gian gần trăm
năm. Sau đó được phục hồi lại và nhiều quán trọ được thành lập tại các suối
nước nóng, thu hút rấ
t nhiều người tới thăm, và việc kinh doanh rất phát đạt.
 Thời Cận và hiện đại.
3

Vào thời Edo (
江戸) (1603-1868), Toyotomi Hideyoshi (豊臣秀雄氏) cho
tu bổ các lữ quán làm cho suối nước nóng thời đó rất phồn vinh, tiêu biểu là suối
nước nóng Arima dưới sự bảo hộ trực tiếp của Mạc phủ. Nước lúc đó không hẳn

là nước nóng trong các lữ quán ngày nay sử dụng nguồn nước nóng nhân tạo mà
nước nóng được dẫn từ nguồn vào trong thành phố, lượng phun ra rất dồi dào và
nhờ vào việc tắm của Hideyoshi nên lúc đó khách đến rất đông. Nguồ
n nước
nóng lúc đó được phân bố ở 7 gian theo hướng Bắc Nam.
Vào thời Meiji (
明治) Minh trị (1868-1912) suối nước nóng cũng vô cùng
thịnh vượng. Ở những lữ quán suối nước nóng, ngoài việc tắm, khách còn được
phục vụ ăn uống. Tuy nhiên thời kỳ này cung cách phục vụ ở các lữ quán suối
nước nóng có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới. Nam giới ngoài việc tắm thì
còn được chiêu đãi rượu nhưng nữ giới không được phục vụ rượu nhưng lại tính
tiề
n ngang giá nam giới. Nhìn chung vào thời Edo cách phục vụ lữ quán không
có chế độ ưu đãi cho nữ giới.

3


12
Vào những năm Showa (昭和) Chiêu Hòa (1926-1989), suối nước nóng
được ứng dụng rộng rãi và phát triển lên một tầm cao mới. Không chỉ là dịch vụ
tắm, cho thuê phòng trọ mà khách du lịch đặc biệt nam giới còn có thể thưởng
thức tài hoa của các cô Geisha. Những Geisha này học múa, học hát, học đàn,
đem lời ca tiếng hát đến với khách du lịch, giúp cho họ giải tỏa căng thẳng, quên
đi công việc, thưởng thức cảnh đẹp, thưởng thức dòng nước ấm áp. Vào th
ời kỳ
này, ngoài việc tắm, chữa bệnh, suối nước nóng còn được dùng để tạo ra nguồn
năng lượng gọi là các trạm địa nhiệt điện sử dụng hơi nước quay tuabin để sản
sinh ra nguồn năng lượng dồi dào. Thế nhưng do sử dụng quá nhiều nguồn hơi
nước nên nước nóng ở các suối ngày càng cạn kiệt, các suối nước nóng đều trong

tình trạng khô cạn.
Để phục hồi lại nguồn nước nóng quí giá này, chính phủ Nhật
Bản đã cho ngừng hoạt động một số trạm địa nhiệt điện sử dụng quá nhiều hơi
nước.
Vào thời Heisei (
平成) Bình thành (1989 đến nay), suối nước nóng dường
như không chỉ được người Nhật chú ý mà còn cả khách du lịch nước ngoài đặc
biệt quan tâm. Bên cạnh loại hình du lịch suối nước nóng, các khu nghỉ dưỡng,
nhà hàng, khách sạn, sân tennis, bóng bàn, thậm chí cả sân golf cũng được hình
thành kèm theo. Với mô hình du lịch đa dạng và phong phú nên hàng năm ngành
du lịch Nhật Bản đã thu về một khoản ngân sách khá lớn, góp phần phát triển
nền kinh tế Nhật Bản.
1.3 Vị trí các su
ối nước nóng ở Nhật Bản.
Hầu hết các suối nước nóng ở Nhật Bản đều được phân bố ở vùng đồng
bằng, vùng quê xa xôi, ở giữa các thung lũng, rặng núi.
Theo Luật Onsen thì Nhật Bản có 2300 suối nước nóng. Đây là bản đồ các
suối nước nóng nổi tiếng ở Nhật Bản.



13









Hình 1.3.2 Bản đồ suối nước nóng tại Nhật Bản.
Nguồn: http//google.co.jp.Nipponia

Các suối nước nóng này phân bố khắp nơi trên đất nước Nhật Bản. Ở
Hokkaido (
北海道) có suối nước nóng Noboribetsu (登別) rất nổi tiếng. Ở
Honshu (
本州) có suối nước nóng lâu đời nhất là suối nước nóng Hakone (箱根),
suối nước nóng Kusatsu (
草津). Tại các con suối này, các nhà khoa học nổi tiếng
trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu và đã cho ra đời những cuốn sách về suối
nước nóng có giá trị. Ở Tokyo (
東京) cũng có một suối nước nóng mới được
hình thành nhưng lại rất nổi tiếng với nhiều loại hình dịch vụ : đó là suối nước
nóng LaQua. Ở Kyushuu (
九州) không thể không nhắc tới suối nước nóng Beppu
(
別府) ở tỉnh Oita (大分). Tại vùng Okinawa (沖縄) cũng có nhiều suối nước
nóng, điển hình là suối nước nóng Iriomote-jama (
西表―邪魔). Con suối này đã
trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà văn học ra đời những tác phẩm văn học
vô cùng tuyệt vời như đại văn hào Kawabata Yasunari (
川端康成) với tác phẩm
“Xứ tuyết”. Hình ảnh khung cảnh suối nước nóng còn được xuất hiện trong một
tác phẩm tiếp theo của Kawabata, đó là "Vũ nữ xứ IZu". Dưới đây là bản đồ
thống kê số lượng suối nước nóng, cơ sở cho khách ở lại qua đêm và số người sử
dụng từ năm 1965 đến năm 2001.

14









Hình 1.3.3 Bản đồ thống kê số lượng suối nước nóng,
các cơ sở cho khách trọ và số lượng người sử dụng (1965-2001).
Chú thích :
Nguồn:Bảo tồn và sử dụng suối nước nóng Bộ môi trường Nhật Bản(31/03/2002).



Số người dùng ở qua đêm (x10000)

Số lượng cơ sở phục vụ qua đêm.

Tổng lượng nước chảy từ các nguồn
(kilo lit/phút).

Số lượng suối nước nóng.

Số lượng khu nghỉ mát có suối nước
nóng.

15
CHƯƠNG II : DỊCH VỤ ONSEN
NHẬT BẢN
2.1 Các loại hình suối nước nóng ở Nhật Bản.

Ngày xưa, do suối nước nóng thiên nhiên là tài sản chung nên có nhiều lữ quán
được thành lập xung quanh suối nước nóng. Nhiều lữ quán có quyền sở hữu chung
một nơi tắm tập thể. Khách trọ lữ quán có thể đến tắm bên ngoài lữ quán. Cùng với
kỹ thuật khai thác nguồn suối nước nóng phát triển, lữ quán đã có nguồn suối nước
nóng riêng. Lúc này khách trọ lữ quán chỉ có thể
tắm nước nóng trong khuôn viên
của lữ quán. Điều này đã nảy sinh sự phân biệt tắm trong và tắm ngoài suối nước
nóng. Khi đi tắm tại các suối nước nóng ở Nhật Bản, khách du lịch có thể lựa chọn
nhiều kiểu tắm khác nhau, mỗi kiểu tắm đều có những nét độc đáo riêng. Từ thời xa
xưa, người Nhật có thói quen tắm theo hình thức ngoài trời hay còn gọi là tắm lộ
thiên. Đ
ây là hình thức tắm bên ngoài lữ quán, khách vừa ngâm mình trong nước
nóng vừa ngắm cảnh thiên nhiên xung quanh. Ngày nay thì hình thức tắm lộ thiên
vẫn phổ biến nhưng phần lớn giới trẻ Nhật Bản e ngại khi khỏa thân trước mặt mọi
người nên loại hình tắm trong nhà được giới trẻ ưa chuộng. Tắm lộ thiên hay tắm
trong nhà bao gồm tắm gia đình và tắm tập thể. Hình thức tắm trong nhà phổ biến
nhấ
t từ thời xưa là loại hình nhà tắm tập thể tại suối nước nóng. Khi tắm tại đây
khách có thể trút hết những khó khăn, căng thẳng trong cuộc sống nhờ vào những
cuộc gặp gỡ, chuyện trò thú vị với mọi người xung quanh. Ngoài ra còn có loại hình
tắm công cộng tại các khu suối nước nóng. Loại hình tắm này khác với tắm ở nhà
tắm công cộng ở chỗ nước nóng lấy t
ừ nguồn suối phun trào tự nhiên không phải
hình thức đun nước nóng bằng củi ở một số nhà tắm công cộng. Dưới đây là các loại
hình tắm cụ thể.



16
2.1.1 Sotoyu (外湯) Tắm ngoài.

Đây là loại hình tắm bên ngoài lữ quán suối nước nóng còn có tên gọi khác là
tắm lộ thiên, loại hình này được hình thành ngay từ thời Cổ đại. Ban đầu người Cổ
đại thích tắm lộ thiên bởi vừa tắm vừa có thể ngắm phong cảnh thiên nhiên. Dần dần
loại hình tắm ngoài trở thành thói quen ưa thích của những người đi tắm suối nước
nóng. Các chủ trạm suối nước nóng xây dựng các bồ
n tắm lớn bên ngoài, dẫn nước
nóng từ các nguồn suối vào trong bồn. Nước trong bồn có độ nóng khoảng từ 40
0
C
đến 80
0
C. Theo thống kê, mỗi năm số lượng khách đến tắm ở các trạm suối nước
nóng có bồn tắm lộ thiên tăng lên đáng kể. Số lượng trạm suối nước nóng được gắn
các thiết bị bồn tắm lộ thiên cũng gia tăng. Bồn tắm lộ thiên được thiết kế với nhiều
kiểu dáng khác nhau. Mỗi bồn có nét độc đáo riêng hấp dẫn du khách không chỉ vẻ
bề ngoài mà thiết kế của bồn tạo không gian thoải mái giúp khách có thể thư giãn
một cách tốt nhất. Có bồn dành cho hai người, bồn dành cho gia đình và có cả bồn
dành cho số lượng tập thể. Dưới đây là một số loại bồn tắm lộ thiên thường gặp ở
các trạm suối nước nóng Nhật Bản.





Hình 2.1.1.1Tắm lộ thiên ở suối nước nóng Hình 2.1.1.2 Tắm lộ thiên suối nước nóng
Beppu 別府. Kusatsu 草津.
Nguồn:http// kusatsuonsen.or.j p Nguồn:http// Beppuonsen.or.jp
Trên là những ảnh chụp cảnh tắm lộ thiên ở suối nước nóng Kusatsu (草津) và
suối nước nóng Beppu (
別府). Đây là hai suối nước nóng lộ thiên rất nổi tiếng ở


17
Nhật, được ghi chép trong bảng xếp thứ tự bồn tắm lộ thiên
4
. Khi tắm nước nóng ở
Nhật hầu hết mọi người đều phải thoát y để không làm vấy bẩn nước ảnh hưởng đến
những người xung quanh; để các thành phần chất có trong suối nước nóng có thể lan
tỏa khắp cơ thể, giúp người tắm cảm thấy thoải mái hơn đồng thời chữa được một số
chứng bệnh. Tắm lộ thiên được xem là một liệu pháp hữu hiệu trong việc chữa trị
căn bệnh về tinh thần như giải stress sau những giờ làm việc căng thẳng. Ngay từ
thời Cổ đại do có tác dụng trong chữa bệnh nên có nhiều lữ quán được xây dựng lên
để đáp ứng nhu cầu trọ trong thời gian khách chữa bệnh.
Ngày nay, hình thức tắm lộ thiên không thu hút được số lượng khách như
ngày xưa, bởi giới trẻ Nhật Bản e ngạ
i khi phải thoát y trước mặt mọi người. Loại
hình tắm lộ thiên chỉ dành cho những người lớn tuổi Nhật Bản, đã quen với việc tắm
lộ thiên và muốn hít thở không khí trong lành dưới bầu trời là vẫn yêu thích. Trong
thời đại công nghiệp hóa, thời gian giải trí của mọi người bị thu hẹp lại, nhưng dù
bận người Nhật Bản vẫn tìm đến suối nước nóng để tận hưởng những thời gian thư
thái nhất. Để phục vụ những vị khách muốn tiết kiệm thời gian mà vẫn có thể tắm
nước nóng, một loại hình du lịch mới xuất hiện. Đây là loại hình tắm tập thể không
kèm theo nhà trọ, tắm trong ngày rồi về. Đến đây mọi người có thể tắm, ăn những
món ăn truyền thống của vùng quê suối nước nóng, kèm theo các dịch vụ giải trí
khác như mua quà lưu niệm, tham gia trượt tuyết, đánh bóng chuyền tại các trạm
suối nước nóng.
2.1.2 Uchiyu (内湯) Tắm trong.
Bên cạnh những người khách muốn cảm giác thoải mái ngắm phong cảnh, bầu
trời bao la thì cũng có những vị khách kín đáo hơn muốn được ở trong không gian
yên tĩnh đắm mình trong dòng nước ấm, giải tỏa căng thẳng, những vướng bận của
cuộc sống hằ

ng ngày. Hiểu được điều này nên các nhà trọ, lữ quán trạm suối nước

4
Bảng xếp danh sách bồn tắm lộ thiên là bảng danh sách sắp xếp, chọn ra những vùng suối nước nóng nổi tiếng
với bồn tắm lộ thiên. Bảng này được hoàn thành năm 1981, được biên soạn bởi Yaguchitoujin.


18
nóng đã xây dựng nên những bồn tắm trong nhà. Đây là hình thức tắm trong bồn
nhưng phía trên có lắp đặt trần nhà, xung quanh có vách dựng nên người tắm không
thể ngắm phong cảnh bên ngoài. Nước trong bồn được dẫn từ nguồn suối nước nóng.
Nhiệt độ nước từ 30
0
C đến 70
0
C. Bồn được thiết kế với nhiều loại, nhiều kiểu dáng
đa dạng và phong phú. Có loại hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, hình quả bầu
nhưng tất cả đều tạo ra nhằm mục đích giúp khách có không gian thoải mái khi tắm.
Dưới đây là ảnh một số bồn tắm trong nhà.






Hình 2.1.1.1 Bồn tắm tập thể tại lữ quán Hình 2.1.1.2 Bồn tắm dạng hình quả bầu
Nguồn:http//www.links.net/vita/trip/japan

Nguồn:http//kusatsuonsen.or.jp
/tsurunoyu/pix/ladiesbath-lg.jpg

Hình thức tắm trong nhà gắn liền với các lữ quán. Khách đến lữ quán đăng ký
phòng, quần áo mặc trong lữ quán thông thường là Yukata (
浴衣). Sau đó được nhân
viên phục vụ dẫn lên phòng. Mọi thứ từ bữa ăn, chăn nệm đều được nhân viên lữ
quán phục vụ. Sau đó khách có thể tắm ở bồn trong nhà. Một lữ quán thông thường
có nhiều bồn tắm trong như: bồn loại nhỏ chỉ nên ngâm với số lượng ít từ 3 đến 5
người; nếu số lượng nhiều thì lựa chọn bồn lớn hơn; n
ếu số lượng khách quá đông
thì có một loại hình mới xuất hiện. Đó là nhà tắm công cộng ở suối nước nóng. Nhà
tắm này được hình thành từ loại hình tắm công cộng trong các chùa chiền. Theo
truyền thuyết, nhà tắm công cộng trong chùa được xây dựng bởi Hoàng hậu Quang
Minh Komio (
光明). Xuất phát từ tấm lòng nhân hậu muốn phổ độ chúng sanh nên
Hoàng hậu tổ chức buổi tắm cho những người nghèo trong đất nước mà chính tự tay

19
người tắm. Nhiều người kéo đến đây để tắm, theo số liệu lên đến 1.000 người. Đến
người cuối cùng là người bị bệnh lở loét ác tính nhưng Hoàng hậu không ngại ngùng,
không chỉ tắm cho mà còn hút mủ giúp người này. Trong khoảnh khắc người bệnh
bay lên không trung trong một đám mây tỏa ánh sáng màu vàng và đọc câu " Nam
mô a di đà phật" rồi biến mất. Tấm lòng của Hoàng hậu làm động lòng trời đất. Sau
đó Hoàng hậu cho xây dựng chùa chi
ền, phát triển loại hình tắm công cộng trong
chùa cho các nhà sư.[6; 2009: 41]
Kể từ đó những chủ trạm suối nước nóng bắt đầu áp dụng hình thức tắm công
cộng như trong chùa nhưng có một điểm khác biệt là hình thức tắm công cộng ở các
lữ quán suối nước nóng dùng nguồn nước nóng lấy từ nguồn suối không phải theo
hình thức đun nước nóng phục vụ nhu cầu tắm như trong chùa. Ng
ười ta đào một
đường hầm dưới lòng đất, sau đó chôn ống xuống và những ống này hút nước nóng

chuyển đến các bồn công cộng của lữ quán.
Trong các lữ quán suối nước nóng ở Nhật Bản thì hầu hết đều có chỗ tắm. Tại
đây người ta bố trí các loại bồn tắm gia đình và bồn tắm tập thể với số lượng khách
rất đông.
2.2 Các điể
m du lịch suối nước nóng nổi tiếng ở Nhật Bản.
Nhật Bản là một quốc gia có nguồn suối nước nóng dồi dào nhất trên thế giới
với 2300 suối nước nóng. Trong đó có những suối nước nóng có lịch sử phát triển
lâu đời mang yếu tố truyền thống Nhật Bản như: suối nước nóng Kusatsu, suối nước
nóng Ikaho (
伊香保), suối nước nóng Beppu Tuy nhiên suối nước nóng Arima (有

) nằm ở Kobe (神戸) cũng là một trong những suối nước nóng rất nổi tiếng về lịch
sử lâu đời và được xây dựng theo mô hình văn hoá truyền thống. Nhờ vào kỹ thuật
khai thác suối nước nóng phát triển nên ngày càng có nhiều suối nước nóng mới
được phát hiện. Những suối nước nóng này được xây dựng theo kiểu hiện đại với
nhiều dịch vụ, trang thiết bị hiện đại và đáp ứng được nhiề
u nhu cầu của khách. Vì
vậy mà những suối nước nóng này cũng đã thu hút được nhiều khách du lịch. Điển
hình là suối nước nóng La Qua nằm ở khu thương mại Tokyo Dome City thuộc thủ

20
đô Tokyo (東京). Để làm nổi bật giá trị truyền thống và hiện đại trong các suối nước
nóng Nhật Bản, người viết xin giới thiệu hai suối nước nóng sau đây.
2.2.1 Suối nước nóng Arima (有馬).
2.2.1.1 Vị trí địa lý.
Suối nước nóng Arima nằm trong thành phố Kobe (
神戸) thuộc tỉnh Hyogo (兵
庫). Dưới đây là bản đồ vị trí suối nước nóng Arima.









Hình 2.2.1.1.1 Bản đồ vị trí suối nước nóng Arima.
Nguồn:
Kobe là một thành phố Nhật Bản ở vùng Kansai (関西) trên đảo Honshu (本州).
Thành phố Kobe với diện tích là 552,23km
2
, tổng dân số là 1536.395 người trong đó
dân số nam chiếm 727.907 người, dân số nữ là 808.488 người. Đây là thành phố có
ý nghĩa lịch sử. Là thành phố đầu tiên của Nhật Bản mở rộng thông thương với
phương Tây năm 1868. Kobe là cảng biển nổi tiếng ở Nhật cùng với các cảng biển
khác như Yokohama (
横浜), Osaka (大阪), Nagoya (名古屋) Ngoài ra đây còn là
nơi phát triển loại hình du lịch biển, du lịch tham quan ngắm cảnh, nghỉ dưỡng tại
các khu suối nước nóng nổi tiếng như suối nước nóng Arima.


21
2.2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển.
Suối nước nóng Arima là suối nước nóng lâu đời nhất của Nhật Bản, trải qua
với nhiều giai đoạn sau đây:
2.2.1.2.1 Thời Cổ đại:
Theo sử thoại suối nước nóng Arima, Thiên hoàng Jomei (
舒明) và Thiên
hoàng Koutoku (

孝徳) Hiếu Đức lấy tên thành phố Arima để đặt tên suối nước nóng
là Arima. Năm 631 Thiên hoàng Jomei ở lại suối nước nóng Arima 3 tháng. Do mới
thành lập nên suối nước nóng chưa được gắn trang thiết bị hiện đại chỉ là những bồn
tắm lộ thiên bên ngoài. Vì vậy suối nước nóng Arima phát triển hình thức tắm lộ
thiên và được rất nhiều khách du lịch tìm đến. Sau đó, suối nước nóng bị phá huỷ
bởi trậ
n đại hồng thuỷ và được nhà sư tên là Gyouki (行基) Hành Cơ phục hưng lại,
mở ra một thời đại mới cho suối nước nóng Arima. Nhà sư Gyouki sống dưới triều
đại Nara (
奈良) Nại Lương (784 - 794), là người có nhiều công lao trong việc phục
hưng suối nước nóng Arima và xây dựng chùa Arima. Nguyên nhân nhà sư Gyouki
muốn khôi phục lại suối nước nóng Arima là trong lúc xây dựng bồn tắm tập thể,
nhà sư Gyouki đã gặp một người. Người này khẩn cầu "Trong người tôi có bệnh, tôi
nghe nói nơi này có suối nước nóng Arima hiệu quả trong việc chữa bệnh. Xin hãy
chỉ đường cho tôi đến đó". Sau khi nghe những lời đó nhà sư Gyouki rấ
t xúc động
và dẫn người này tới suối nước nóng Arima mặc dù lúc đó suối nước nóng đang bị
hoang tàn. Sau khi tắm xong người này bỗng chốc biến thành một người khác với
hào quang màu vàng toả ra khắp người. Đó chính là đức phật Như Lai. "Đức phật
mong muốn nhà sư Gyouki phục hồi lại suối nước nóng Arima"
5
, sau đó Phật leo lên
mây màu tím và bay mất hút về hướng đông. Vì quá cảm phục nên nhà sư Gyouki
đã viết kinh giáo lý Phật dạy rồi chôn xuống đáy suối nước nóng, khắc tượng phật
Như Lai, xây dựng Pháp đường, di chuyển các tượng phật tới Phật Đường. Phật Như
Lai bảo nhà sư Gyouki phục hồi lại suối nước nóng, xây dựng cơ sở phát triển suối

5




22
nước nóng là việc có thật. Tương truyền rằng kể từ sau nhà sư Gyouki xây dựng
phật Đường trong khoảng 370 năm suối nước nóng Arima rất phát triển. Vào thời
Heian (
平安) Bình An (794 - 1192), suối nước nóng Arima trở thành đề tài cho các
nhà văn, xuất hiện trong các tác phẩm văn học, tiểu thuyết, hội hoạ. Thiên hoàng,
quan lại triều đình cũng đến viếng thăm suối nước nóng Arima. Suối nước nóng
Arima được đánh giá là một trong những suối nước nóng nổi tiếng nhất dưới Thiên
hoàng.
2.2.1.2.2 Thời Trung đại.
Đến năm 1907 thiên tai ập tới Arima. Theo quyển "Khởi nguyên chùa suối
nước nóng" có ghi như sau: "Vào nă
m Thừa Đức của Thiên hoàng Horigawa (堀側),
hồng thuỷ ập đến Arima, cuốn trôi con người, nhà cửa, suối nước nóng cũng bị tàn
phá". Sau đó suối nước nóng Arima thoát khỏi tình trạng hoang tàn là nhờ vào một
tăng lữ tên là Ninsai (
仁西). Ninsai là người của chùa Cao Nguyên nằm ở Yoshino
(
吉野) của nước Yamato (大和) Đại Hoà được đức phật Kumano (熊野) báo mộng
"có suối nước nóng ở giữa núi Arima đang bị hoang tàn chúng ta hãy cùng nhau đến
và phục hồi lại". Ninsai rất xem trọng việc này và đã tìm đường đến suối nước nóng
Arima. Cùng với sự phục hưng hoạt động của suối nước nóng, Ninsai đã cho tu sửa
chùa chiền, mở thêm 12 căn lữ quán nước nóng, thu hút nhiều khách đến thăm.
2.2.1.2.3 Thời Cận thế.
Vào năm Tenshou (
大正)Thiên Chính thứ 11 (năm 1583), Toyotomi Hideyoshi
(
豊臣秀吉) đã ghé thăm suối nước nóng Arima. Do trận chiến kéo dài nên binh lính
cũng như Hideyoshi rất mệt, nghe nói suối nước nóng Arima rất tốt cho sức khoẻ

nên đã tìm đến và tắm. Sử sách Nhật Bản vẫn còn ghi lại điều này, Hideyoshi còn
ghé thăm suối nước nóng Arima 3 lần nữa và có viện trợ cho Arima. Ông đã tiến
hành công việc tu sửa với quy mô lớn. Trong vòng 350 năm sau công sự của
Hideyoshi đã ảnh hưởng rất lớn đế
n sự phồn vinh sau này của suối nước nóng Arima.
Arima vào thời Edo (
江戸) (1603 - 1868) rất phát triển dưới sự bảo hộ trực tiếp của

23
Mạc phủ. Trong bảng xếp thứ tự suối nước nóng thời Edo, Arima được chọn là Tây
Đại Quan (
西大関) ( tương đương vị trí cao nhất trong bảng danh sách). Nguồn nước
nóng lúc đó có 7 gian ở hướng Bắc Nam, một toà nhà 3 gian ở hướng Đông Tây,
trong đó bồn tắm được lắp đặt cao hơn 2 trượng
6
ở Bắc Nam, hơn một trượng ở
hướng Đông Tây. Hướng Nam có một suối nước nóng, hướng Bắc có hai suối nước
nóng. Mười hai lữ quán mà Ninsai mở sau khi Hideyoshi sửa thì tăng lên tới hai
mươi lữ quán. Một suối nước nóng có 10 gian, có hai người nữ phục vụ ở mỗi gian.
Ngoài lữ quán các chủ trạm còn xây dựng thêm một túp lều nhỏ để khách có thể vào
thưởng ngoạn phong cảnh, vui chơi sau khi tắm.
2.2.1.2.4 Thời Cận và Hiện đại.
Nhà văn Yazakiju Nichirou (
谷崎潤一郎) rất yêu thích suối nước nóng nên đã
ở lại suối nước nóng Arima trong thời gian dài và cho ra đời các tác phẩm. Hình ảnh
suối nước nóng xuất hiện nhiều lần trong các tác phẩm của ông.
Kể từ năm 1950 cứ mỗi mùa thu người ta tổ chức các buổi trà đạo lớn tại suối
nước nóng Arima.
Ngày 2/11/1968 một trận hoả hoạn lớn xảy ra tại khu suối nước nóng Arima
làm chết 30 người.

Hiện nay suối n
ước nóng Arima không còn phát triển như trước nữa nhưng đây
được xem là suối nước nóng có các lữ quán được xây dựng theo mô hình truyền
thống của Nhật Bản.
2.2.1.3 Các loại hình dịch vụ.
Khi đến tắm ở suối nước nóng Arima thì loại hình dịch vụ đầu tiên phải kể đến
đó là những khu nhà trọ, lữ quán, khách sạn.
Lữ quán Tosen Goshobo (
渡船御所簿) được xây dựng từ thời Kamakura (鎌倉)
(1192 - 1333), là lữ quán suối nước nóng cổ nhất Nhật Bản. Khi làn sóng hiện đại

6
1 trượng bằng 1.7m


24
hoá du nhập vào Nhật Bản, hầu hết các lữ quán suối nước nóng Nhật Bản thay đổi
diện mạo để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách nhưng lữ quán Tosen Goshobo vẫn
giữ nét cổ kính truyền thống của suối nước nóng Arima. Lữ quán này được xem là
lữ quán mang yếu tố giá trị lịch sử truyền thống rất cao. Vào thời Edo, lữ quán chỉ
đuợc xây dựng một tầ
ng. Đến đầu thời Showa (昭和) Chiêu Hoà sửa lại thành toà
nhà bằng cây 3 tầng gọi là Chousui Gobou (
聴水御坊). Chiêu Hoà thứ 20 (1945) toà
nhà bằng cây 3 tầng mang tên Unzan Gobou (
雲山御坊) đã xuất hiện, rồi tiếp đến
năm Chiêu Hoà 30 (1955) toà nhà Suiran Gobou (
翠巒御坊) được xây dựng bằng sắt
đã ra đời. Trong lữ quán gắn những thiết bị bồn tắm mang vẻ đẹp truyền thống cổ
xưa. Sau đây là bốn chủng loại bồn tắm gia đình hay tập thể có tại suối nước nóng

Arima.
Bốn loại bồn này được thiết kế rất độc đáo với dạng hình tròn, hình tứ giác.
Bồn có thể chứa từ 2 đến 3 ng
ười, hoặc nếu bồn lớn hơn thì có thể từ 7 đến 8 người.
Dưới đây là ảnh của bốn loại bồn tắm gia đình.





Hình 2.2.1.3.1 Bồn tắm gia đình loại 1 Hình 2.2.1.3.2 Bồn tắm gia đình loại 2
Nguồn: />-温泉

Bồn tắm gia đình loại 1: có đặc trưng là gồm có 2 bồn gọi là bồn suối bạc và
bồn suối vàng. Trong loại 1 này, bồn suối bạc rất lớn và bồn suối vàng hình tròn,
mỗi bồn có thể chứa từ 7 đến 8 người vào tắm.

25
Bồn tắm gia đình loại 2: gồm bồn suối bạc lớn và bồn suối vàng hình tứ giác.
Đặc trưng của loại 2 này là vừa ngâm mình trong bồn vừa có thể ngắm cảnh khu
vườn, khách sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Bồn có thể chứa từ 7 đến 8 người.
Bồn tắm gia đình loại 3: gồm có bồn suối vàng cũng như bồn suối bạc hình tứ

giác, có thể chứa từ 2 đến 3 người, hoặc một người vẫn có thể vào tắm.
Bồn tắm gia đình loại 4: cả hai bồn suối bạc và bồn suối vàng đều có dạng
hình tròn. Bồn có thể chứa từ 2 đến 3 người nhưng tốt nhất là các cặp vợ chồng.







Hình 2.2.1.3.3 Bồn tắm gia đình loại 3 Hình 2.2.1.3.4 Bồn tắm gia đình loại 4
Nguồn:etorite
i.com/bath_type3.php
-温泉

Ngoài những trang thiết bị đa dạng dành cho nam, nữ, trang phục của khách
tại lữ quán cũng phong phú với nhiều màu sắc. Đó là những bộ đồ Yukata nổi tiếng,
mạng đậm truyền thống Nhật Bản. Khách sẽ được bố trí chỗ ở trong một căn phòng
Nhật với tủ âm tường có chiếc nệm futon (
布団). Thức ăn tại đây mang tính truyền
thống của xứ Arima. Phía trên quầy tiếp tân treo những bức ảnh thiên nhiên. Nhân
viên phục vụ là nữ và tất cả đều mặc Kimono (
着物). Họ làm các công việc dọn
phòng, phục vụ trong nhà bếp, nhà tắm Ngoài ra còn có các Geisha (
芸者) phục vụ.
Khi được khách mời, các Geisha chuẩn bị rất chu đáo. Lúc yến tiệc bắt đầu, Geisha
sau khi chào khách bằng câu " Xin cám ơn", họ tiến đến chỗ của khách. Những vị
khách nào có điều kiện về kinh tế, họ thuê Geisha đến cùng nhảy múa, ca hát, trò
chuyện Hàng năm, tại suối nước nóng Arima diễn ra nhiều lễ hội như : lễ tắm đầu

×