Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TÌM HIỂU VỀ NGÂN HÀNG HABUBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.22 KB, 6 trang )

HABUBANK
I. Lịch sử hình thành:
- Từ cuối năm 1986,Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định nghiên cứu thí điểm thành
lập mô hình ngân hàng cổ phần, bước đầu là thành lập Ngân hàng cổ phần bất động sản tại 3
thành phố là Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh, lấy Hà Nội là điểm đột phá
đầu tiên. Sau đó, ban chuẩn bị thành lập Ngân hàng phát triển nhà Hà Nội (tiền thân của
Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội - Habubank ngày nay) được thành lập tại trụ sở Ngân hàng
đầu tư và phát triển Hà Nội
- Tháng 7/1988, Tổng giám đốc Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam ra quyết định số
192/TCCB-QĐ “lập ban chuẩn bị thành lập Ngân hàng chuyên hoạt động tín dụng và dịch
vụ trong lĩnh vực phát triển nhà tại Thành phố Hà Nội”
- Tháng 12/1988, Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quyết định số
139-NH/QĐ về “Điều lệ Ngân hàng phát triển Nhà Thành phố Hà Nội” đồng thời UBND
Thành phố Hà Nội cũng ra Quyết định số 6719/QĐ-UB cho phép “Ngân hàng phát triển
Nhà Thành phố Hà Nội được hoạt động kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội kể từ
ngày 2/1/1989”.
- Tháng 1/1989, UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 104/QĐ-UB về việc thành lập
Ban trù bị Đại hội cổ đông lần thứ nhất của Ngân hàng phát triển Nhà Thành phố Hà Nội.
- Tháng 3/1989, Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư xây dựng Việt Nam ra Quyết định số
223/NHĐTXD/QĐ giao cho Giám đốc Ngân hàng Đầu tư xây dựng Hà Nội cùng 1 số cán
bộ của Ngân hàng Đầu tư xây dựng Hà Nội sang công tác biệt phái tại Ngân hàng Phát triển
Nhà Thành phố Hà Nội. Cũng trong thời gian này, Đại hội cổ đông lần thứ nhất đã diễn ra,
bầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát đầu tiên.
- Tháng 4/1989, Habubank chính thức khai trương hoạt động tại số 125 Bà Triệu, Hà Nội.
II. Quá trình phát triển:
- Tháng 6/1992, sau 3 năm hoạt động thử nghiệm, với sự ra đời của Pháp lệnh Ngân hàng và
Hợp tác xã tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra Quyết định số
104/QĐ-NH5 cho Phép Ngân hàng phát triển Nhà Thành phố Hà Nội trở thành một ngân
hàng thương mại đa năng, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa dạng cho khách hàng và chính
thức đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội với số vốn điều lệ là 5 tỷ
đồng, thời gian hoạt động 99 năm. Theo đó, Trọng tài kinh tế Thành phố Hà Nội đã cấp giấy


đăng ký kinh doanh cho Habubank số 055673.
- Tháng 10/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Quyết định số 215/QĐ-NH7
cho phép Habubank thực hiện một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ và làm dịch vụ ngân
hàng bằng ngoại tệ.
- Tháng 2/1993, Habubank chuyển trụ về số 57 Hàng Cót, Hà Nội.
- Tháng 3/1995, Habubank hoàn thành việc phát hành cổ phiếu và tăng vốn điều lệ lên 24,3 tỷ
đồng. Đến tháng 11, Habubank chuyển trụ sở về Tòa nhà B7 Giảng Võ, Hà Nội.
- Tháng 3/1996, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Quyết định số 58/GP-NH5
cho phép Habubank tăng vốn điều lệ lên 50 tỷ đồng Tháng 5/1996, Habubank được mở tài
khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc
tế.
- Tháng 2/1999, Habubank chính thức được Hiệp hội Ngân hàng cấp giấy chứng nhận là hội
viên của Hiệp hội ngân hàng.
- Tháng 8/2000, Habubank được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cấp giấy chứng nhận Bảo hiểm
tiền gửi
- Năm 2001, Habubank hoàn thành việc trang bị phần mềm quản lý ngân hàng tập trung và
trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thực hiện việc quản lý dữ liệu
tập trung và online toàn hệ thông. Cũng trong năm này, Habubank chính thức trở thành
thành viên Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) và mở chi nhánh đầu tiên
ngoài địa bàn Hà Nội: Chi nhánh Habubank Quảng Ninh trên cơ sở sáp nhập với Ngân hàng
nông thôn Quảng Ninh.
- Năm 2003, Habubank khai trương chi nhánh đầu tiên tại khu vực miền Nam - Chi nhánh
Habubank Hồ Chí Minh.
- Năm 2005, Habubank triển khai dịch vụ Ngân hàng tự động, phát hành thẻ Habubank
Vantage, trang bị hệ thống ATM/POS và gia nhập liên minh thẻ VNBC nhằm mở rộng hệ
thống chấp nhận thẻ với các ngân hàng thành viên, phục vụ khách hàng tốt hơn.
- Tháng 4/2006, Habubank thành lập Công ty Chứng khoán và nhanh chóng trở thành một
đơn vị hoạt động có uy tín trên thị trường bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Tháng 11, Habubank là một trong bốn ngân hàng đầu tiên tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ
đồng. Cũng trong năm này, Habubank được Tạp chí The Banker - tạp chí chuyên ngành về

tài chính ngân hàng (Anh) bình chọn là Ngân hàng Việt Nam của năm. Habubank giữ vững
danh hiệu này trong 2 năm tiếp theo 2007, 2008.
- Tháng 2/2007, Habubank hoàn thành việc lựa chọn ngân hàng Deutsche Bank (Đức) là đối
tác chiến lược nước ngoài và tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Với những thành tích đã
đạt được, Thủ tướng Chính Phủ đã trao tặng bằng khen cho Habubank vào tháng 10/2007.
- Tháng 12/2008, Habubank đã vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trao tặng Huân chương lao động hạng Ba.
- Tháng 12/2009, Habubank hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng và ra mắt
chính thức Trung tâm dịch vụ khách hàng - mở ra một kênh tiếp cận sản phẩm, dịch vụ mới
cho khách hàng của Ngân hàng ngoài thẻ và Internet.
- Tháng 8/2010, phát hành thành công 10,5 triệu trái phiếu chuyển đổi (tương ứng 1.050 tỷ
đồng).
- Tháng 11/ 2010, Habubank chính thức niêm yết toàn bộ 300 triệu cổ phần, tương đương giá
trị là 3.000 tỷ đồng lên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), mã cổ phiếu là HBB.
- Hiện tại, Habubank có 1 Hội sở chính, 1 Sở giao dịch và 66 chi nhánh, phòng giao dịch
với sản phẩm kinh doanh đa dạng gồm dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp (tài trợ thương mại
quốc tế, ngoại hối, quản lý tiền mặt…), dịch vụ ngân hàng cá nhân (huy động, cho vay tiêu
dùng, mua nhà…) và các hoạt động đầu tư khác trên thị trường chứng khoán.
III. Kết quả hoạt động của Habubank trong ba năm gần nhất:
Các chỉ tiêu tài chính cơ bản qua 3 năm:
Năm 2008 2009 2010
Lợi nhuận trước thuế 480,422 504,850 601,797
Lợi nhuận sau thuế 325,167 407,547 476,321
Cổ tức 20% 10% 12%
Tổng tài sản 23,606,717 29,240,379 37,988,973
Tổng dư nợ 10,515,947 13,358,406 18,684,588
Tổng huy động 19,961,017 25,470,815 33,272,162
Vốn điều lệ 2,800,000 3,000,000 3,000,000
Tổng vốn cổ đông 2,992,761 3,251,899 3,533,452
Thu nhập hoạt động thuền 590,737 562,476 1,264,328

Tỷ lệ nợ quá hạn 2.80% 2.24% 2.39%
Chi phí dự phòng nợ khó đòi 110,315 57,626 275,587
ROAE trước thuế 15.57% 16.17% 17.74%
ROAA trước thuế 2.04% 1.91% 1.79%
ROAE sau thuế 10.54% 13.05% 14.04%
ROAA sau thuế 1.38% 1.54% 1.42%
Tổng vốn cổ đông bình quân 3,085,562 3,122,140 3,392,317
Tổng tài sản bình quân 23,550,098 26,431,937 33,619,944
1. Tổng tài sản:
Dựa vào biểu đồ, ta thấy tổng tài sản tăng dần qua 3 năm. Cụ thể là: tổng tài sản năm 2009 tăng
trưởng 23.86% so với năm 2008 và năm 2010 tăng trưởng 29.91% so với 2009.
2008 2009 2010
Tổng tài sản 23,606,717 29,240,379 37,988,973
Tăng trưởng 0.37% 23.86% 29.91%
2. Vốn huy động:
Vốn huy động của ngân hàng cũng tăng dần qua 3 năm với tỷ lệ tăng trưởng như bảng dưới đây.
2008 2009 2010
Vốn huy động 19,961,017 25,470,815 33,272,162
Tăng trưởng 27.60% 30.63%
3. Lợi nhuận thuần:
Dựa vào biểu đồ ta thấy lợi nhuận thuần tăng dần qua 3 năm.
Theo các số liệu ở trên, ta thấy rằng cả tổng tài sản lẫn lợi nhuận thuần đều tăng và vào năm
2009: tốc độ tăng của lợi nhuận thuần lớn hơn tốc độ tăng của tổng tài sản, thể hiện qua tỷ suất
hiệu quả sử dụng tài sản (ROAA) năm 2009 cao hơn 2008. Tuy nhiên vào năm 2010 thì tỷ suất
ROAA lại thấp hơn 2009, bởi vì trong năm 2010 môi trường kinh doanh trong nước và thế giới
biến động theo chiều hướng bất lợi, do đó con số này vẫn là một kết quả tích cực.

×