TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
NỘI DUNG 2
1. Lý do chọn đề tài: 2
2. Cơ sở lý luận 2
2.1. Khái niệm, đặc điểm, và vai trò của thu NSNN: 2
2.1.1. Khái niệm: 2
2.1.2 Đặc điểm thu NSNN 2
2.2. Nội dung thu ngân sách nhà nước và phân loại các khoản thu NSNN: 3
2.2.1 Nội dung thu ngân sách nhà nước: 3
2.2.2 Phân loại thu NSNN: Có hai cách phân loại phổ biến là: 4
2.3. Thất thu thuế 5
3. Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp 5
3.1. Thực trạng 5
3.2. Nguyên nhân 7
3.3. Giải pháp chống gian lận, tăng thu NSNN 9
4. Kết luận 11
Sinh viên: NGUYỄN THỊ NHUNG MSSV:10011243 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
NỘI DUNG
1. Lý do chọn đề tài:
Thuế không chỉ là công cụ quan trọng của nhà nước để quản lý nền kinh
tế mà còn là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.Thông qua việc thu
thuế nhà nước có thể tập trung một phần nguồn lực xã hội vào tay mình để
có thể thực hiện chức năng của mình. Hiện nay nước ta ngày càng hội nhập
sâu với kinh tế thế giới do vậy nhiều loại thuế đang được cắt giảm theo
những hiệp định đã ký kết nhất là các loại thuế xuất nhập khẩu, đồng nghĩa
với việc cắt giảm các loại thuế này là NSNN sẽ mất đi một khoản thu đáng
kể do vậy mà việc chống thất thu thuế ngày càng trở nên cấp thiết. Vì vậy
em chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp tăng cường chống thất thu thuế
trong thu ngân sách nhà nước”.
2. Cơ sở lý luận
2.1. Khái niệm, đặc điểm, và vai trò của thu NSNN:
2.1.1. Khái niệm:
Thu NSNN là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung
một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thoả mãn
các nhu cầu của Nhà nước. Thu ngân sách là một hoạt động cơ bản của
NSNN. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống các quan hệ phân phối dưới
hình thái giá trị phát sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực hính trị
tập trung các nguồn lực tài chính trong xã hội để hình thành quỹ tiền tệ tập
trung quan trong nhất của Nhà nước.
2.1.2 Đặc điểm thu NSNN
- Thu ngân sách nhà nước là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực
chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Mọi khoản thu
Sinh viên: NGUYỄN THỊ NHUNG MSSV:10011243 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
của nhà nước đều được thể chế hóa bởi các chính sách, chế độ và pháp luật
của nhà nước.
- Thu ngân sách nhà nước phải căn cứ vào tình hình hiện thực của nền
kinh tế; biểu hiển ở các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội GDP, giá cả, thu
nhập, lãi suất,
- Thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả
không trực tiếp là chủ yếu.
2.2. Nội dung thu ngân sách nhà nước và phân loại các khoản thu
NSNN:
2.2.1 Nội dung thu ngân sách nhà nước:
- Thu thuế: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do
luật quy định đối với các pháp nhân và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi
tiêu của nhà nước. Thuế phản ánh các quá trình phân phối lại thu nhập trong
xã hội và là công cụ cơ bản thực hiện phân phối tài chính.
- Phí và lệ phí: Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc. Phí
và lệ phí thực chất là khoản tiền mà mọi công dân trả cho nhà nước khi họ
hưởng thụ các dịch vụ do nhà nước cung cấp. Tính pháp lý của phí và lệ phí
thấp hơn nhiều so với thuế. Phí gắn liền với với vấn đề thu hồi một phần hay
toàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng hóa dịch vụ công cộng hữu hình. Lệ phí
gắn liền với việc thụ hưởng những lợi ích do việc cung cấp các dịch vụ hành
chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân.
- Các khoản thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước: Thu nhập
từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh tế có vốn góp thuộc sở hữu nhà
Sinh viên: NGUYỄN THỊ NHUNG MSSV:10011243 3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
nước;Tiền thu hồi vốn tại các cơ sở của nhà nước; Thu hồi tiền cho vay của
nhà nước.
- Thu từ hoạt động sự nghiệp: Các khoản thu có lãi và chênh lệch
từ các hoạt động của các cơ sở sự nghiệp có thu của nhà nước.
- Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà
nước: Khoản thu này mang tính chất thu hồi vốn và có một phần mang tính
chất phân phối lại, vừa có tính chất phân phối lại, vừa có tác dụng nâng cao
hiệu quả sử dụng tài sản quốc gia vừa tăng nguồn thu cho ngân sách nhà
nước.
- Thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản: Các khoản thu này cũng là
một phần thu quan trọng của thu ngân sách nhà nước và được pháp luật quy
định
2.2.2 Phân loại thu NSNN: Có hai cách phân loại phổ biến là:
- Phân loại theo nội dung kinh tế:
+ Nhóm thu thường xuyên có tính chất bắt buộc, gồm thuế, phí, lệ phí
với nhiều hình thức cụ thể do luật định.
+ Nhóm thu không thường xuyên bao gồm các khoản thu từ hoạt động
kinh tế của Nhà nước, thu từ hoạt động sự nghiệp, thu tiền bán hoặc cho thuê
tài sản thuộc sở hữu Nhà nước và các khoản thu khác.
- Phân loại theo yêu cầu động viên vốn vào NSNN:
+ Thu trong cân đối NSNN bao gồm các khoản thu thường xuyên và
thu không thường xuyên.
+ Thu bù đắp thiếu hụt NSNN: khi số thu NSNN không đáp ứng được
nhu cầu chi tiêu và Nhà nước phải vay, bao gồm vay trong nước tù các tầng
lớp dân cư, các tổ chức kinh tế – xã hội, vay từ nước ngoài.
Sinh viên: NGUYỄN THỊ NHUNG MSSV:10011243 4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
2.3. Thất thu thuế
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân
cho nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử
dụng cho mục đích công.
Thất thu thuế là hiện tượng trong đó những khoản tiền từ các cá nhân,
tổ chức có tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay có những điều
kiện cơ sở vật chất nhất định so với khả năng của họ cần phải động viên vào
NSNN, song vì những lý do xuất phát từ phía nhà nước hay người nộp thuế
mà những khoản tiền đó không được nộp vào NSNN.
Thất thu thuế có hai hình thức đó là: Thất thu thực và thất thu tiềm
năng.
- Thất thu thuế thực: Được hiểu là những khoản tiền phải thu vào
NSNN đã được quy định trong luật nhưng thực tế vì lý do nào đó không
được nộp vào NSNN.
- Thất thu thuế tiềm năng: Được hiểu là những khoản tiền thuộc khả
năng tiềm tàng trong nền kinh tế đáng lẽ phải được khai thác động viên vào
NSNN nhưng không được quy định trong các luật thuế.
3. Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
3.1. Thực trạng
Những khó khăn chung của nền kinh tế đã tạo áp lực lớn thu NSNN
của ngành Thuế nói riêng và ngành Tài chính nói chung trong năm 2013.
Trong khi đó, nhiệm vụ thu NSNN của ngành Thuế lại đang đối mặt với
thực trạng trốn thuế và gian lận thuế ngày càng tinh vi và phức tạp. Theo báo
cáo của Tổng cục Thuế, số thu NSNN của ngành Thuế trong 8 tháng đầu
Sinh viên: NGUYỄN THỊ NHUNG MSSV:10011243 5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
năm 2013 ước đạt 390.712 tỷ đồng, tương đương 60,6% so với dự toán,
bằng 107,2% so với cùng kỳ năm 2012. Trong tháng 8/2013, Ngành thu ước
đạt 38.100 tỷ đồng, bằng 5,9% so với dự toán, bằng 101,8% so với thực hiện
cùng kỳ năm 2012. Kết quả thu thuế bị ảnh hưởng do một số nguyên nhân:
Tăng trưởng kinh tế đạt mức thấp, GDP 6 tháng đầu năm mới tăng 4,9%;
doanh nghiệp phá sản, giải thể, gặp khó Bên cạnh đó, một nguyên nhân
không kém phần quan trọng là không ít đối tượng tìm đủ mọi thủ đoạn trốn
thuế, gây thất thu cho ngân sách.
Những khó khăn chủ yếu tác động đến kết quả thu của ngành Thuế
bao gồm hàng hóa tiêu thụ chậm, lượng hàng tồn kho vẫn ở mức cao, tình
trạng doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh vẫn tiếp tục xảy ra, thị
trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi Không chỉ có vậy, lợi dụng
tình hình kinh tế khó khăn, không ít DN sử dụng nhiều để gian lận thuế
như: kê khai thu nhập giảm để nộp thuế ít, khai lỗ để trốn thuế, lập công ty
“ma” để tự in hóa đơn thuế giá trị gia tăng (GTGT) Đặc biệt, hiện tượng
DN FDI kê khai lỗ đang khá phổ biến (khoảng 50% tổng số DN FDI đang
hoạt động trên cả nước, trong đó có nhiều DN kê khai lỗ liên tục trong 3
năm). Từ năm 2006 đến nay, hiện tượng chuyển giá của các DN FDI ngày
càng tinh vi hơn, với việc điều chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang
nơi có thuế suất thấp hơn để tránh thuế. Những vụ việc chuyển giá thời gian
qua của Coca - Cola, Adidas, Metro Cash & Carry, liên tục báo lỗ. Đối
tượng DN FDI bỏ trốn và nợ thuế chủ yếu tập trung ở các DN sản xuất xuất
khẩu.
Sinh viên: NGUYỄN THỊ NHUNG MSSV:10011243 6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
Trong 5 tháng đầu năm 2013, ngành Thuế đã thực hiện thanh, kiểm
tra 18.198 DN, đạt 25,2% nhiệm vụ kế hoạch, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm
2012; Số thuế xử lý tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 3.185,9 tỷ đồng, bằng
99,7% so cùng kỳ năm 2012; Số tiền nộp vào NSNN là 2.342,8 tỷ đồng,
bằng 73,5% so với số truy thu và phạt, tăng 54,5% so cùng kỳ. Trong đó,
Ngành đã thanh tra, kiểm tra 382 DN lỗ, có dấu hiệu chuyển giá và DN có
hoạt động giao dịch liên kết; truy thu, truy hoàn, phạt là 127,24 tỷ đồng,
giảm khấu trừ qua thanh tra là 16,8 tỷ đồng, giảm lỗ qua thanh tra là 444,1 tỷ
đồng.
Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm 2013, Toàn Ngành đã tiến hành
1.064 cuộc kiểm tra nội bộ (riêng kiểm tra chuyên đề về thuế GTGT là 577
cuộc), đạt 53% kế hoạch, qua đó kiến nghị truy thu ước đạt 2,37 tỷ đồng nộp
NSNN. Toàn Ngành đã thu được 30% số nợ thuế tại thời điểm 31/12/2012
chuyển sang. Tuy nhiên, tổng số nợ 6 tháng đầu năm vẫn ở mức cao với con
số 64.632 tỷ đồng, tăng 15.497 tỷ đồng (tăng 32%) so với thời điểm
31/12/2012, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là 2 nhóm nợ: Tiền thuế nợ
đến 90 ngày chiếm 27,5%, tăng 32,8% so với thời điểm 31/12/2012; Tiền
thuế nợ trên 90 ngày chiếm tỷ trọng 54,8%, tăng 26,9% so với thời điểm
31/12/2012. Cùng với đó, cơ quan thuế đã thực hiện gia hạn nộp thuế GTGT
cho 105.037 DN, với số tiền là 4.428,5 tỷ đồng; gia hạn nộp thuế TNDN cho
45.037 DN, với số tiền thuế được gia hạn là 951,7 tỷ đồng.
3.2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân quan trọng nhất là do tình hình sản xuất, kinh doanh
gặp khó khăn, suy thoái kinh tế, sức mua yếu, tồn kho nhiều, các DN sản
Sinh viên: NGUYỄN THỊ NHUNG MSSV:10011243 7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
xuất, kinh doanh trên cả nước đều gặp khó khăn cả đầu vào lẫn đầu ra. Đầu
vào chịu ảnh hưởng của lãi suất khi lãi suất cho vay của các ngân hàng tuy
có giảm, nhưng vẫn còn quá cao từ 11% -13%/năm. Trong khi đó, thị trường
tiêu thụ trong hầu hết các mặt hàng đều đã chững lại cả ở nội địa và quốc tế.
- Việc thực hiện miễn, giảm, giãn thuế và một số khoản thu ngân sách
để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cá nhân cũng làm giảm thu NSNN.
- Nguyên nhân dẫn đến việc DN làm thủ tục xuất nhập khẩu nói chung
và DN FDI nói riêng, nợ thuế XNK gia tăng, theo ngành Hải quan là do, quy
định của Luật thuế Xuất nhập khẩu và Luật Quản lý thuế, hàng hóa nhập
khẩu để gia công được miễn thuế, hàng tạm nhập tái xuất và hàng hóa là
nguyên liệu vật tư phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu có thể được kéo dài
thời gian nộp thuế tới 275 ngày kể từ ngày mở tờ khai hải quan. Hàng hóa
tạm nhập tái xuất có thể được kéo dài thời gian nộp thuế tới 15 ngày kể từ
ngày hết hạn tạm nhập tái xuất. Trong thời gian được miễn thuế hoặc được
ân hạn thời gian nộp thuế, các DN FDI đã tranh thủ nhập số lượng lớn hàng
hóa, sau đó, tự ngừng hoạt động, chủ DN bỏ về nước. Hậu quả là cơ quan
hải quan không thể thu hồi được khoản nợ thuế bị treo lại của các đối tượng
này. Tuy nhiên, một số trường hợp DN lợi dụng để chây ỳ dẫn đến tình trạng
nợ thuế quá hạn, phải cưỡng chế, cơ quan hải quan khó có khả năng thu hồi
nợ đọng, nhất là những khoản nợ của DN FDI bỏ trốn về nước.
Bên cạnh những nỗ lực của toàn ngành Thuế trong công tác thu ngân
sách, chống thất thu gian lận thuế, thực tế trong hoạt động cũng vẫn còn tồn
tại một số hạn chế, cụ thể:
Sinh viên: NGUYỄN THỊ NHUNG MSSV:10011243 8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
Thứ nhất, do số lượng cán bộ công chức thuế còn ít nên chưa bao quát
hết tình trạng DN có hành vi trốn thuế và gian lận thuế ngày càng tinh vi.
Trong khi đó, tỷ lệ văn bản tồn đọng chưa giải quyết còn cao, dẫn đến công
tác giải đáp vướng mắc chưa kịp thời.
Thứ hai, hiện nay, lợi dụng sự thông thoáng trong chính sách quản lý,
sử dụng hoá đơn, không ít DN đã thực hiện mua, bán, sử dụng hóa đơn bất
hợp pháp, để khấu trừ thuế GTGT, chiếm đoạt tiền hoàn thuế.
3.3. Giải pháp chống gian lận, tăng thu NSNN
Một là, cần có những chế tài đủ mạnh để hạn chế tình trạng gian lận
thuế tích cực rà soát nhằm sửa đổi, bổ sung chính sách thuế cho phù hợp với
thực tế; hỗ trợ, tư vấn kịp thời cho DN thực hiện đúng chính sách thuế, cần
sớm ban hành những chế tài xử phạt nghiêm minh với những gian lận về
thuế, qua đó góp phần hạn chế tình trạng thất thu NSNN. Quản lý chặt chẽ
công tác hoàn thuế, cũng như phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thu, cơ quan
tài chính và các lực lượng chức năng trong công tác quản lý thu, chống thất
thu và xử lý nợ đọng, chống gian lận thương mại, chống buôn lậu, chống
chuyển giá.
Hai là, đẩy mạnh kiểm tra, rà soát số lượng DN đăng ký kinh doanh
để phát hiện kịp thời các trường hợp thực tế có kinh doanh nhưng không
đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế để đưa vào diện quản lý. Tập trung
rà soát việc kê khai của các tổ chức, cá nhân, phát hiện ngay các trường hợp
kê khai không đúng để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời; theo dõi chặt chẽ
việc kê khai thuế của các DN có số thu lớn, yêu cầu kê khai sát số phát sinh.
Sinh viên: NGUYỄN THỊ NHUNG MSSV:10011243 9
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
Ba là, thực hiện đầy đủ, kịp thời và công khai, minh bạch các chính
sách ưu đãi về thuế cho các DN; tạo thuận lợi góp phần giúp DN sớm hồi
phục và phát triển sản xuất kinh doanh; Tập trung thanh, kiểm tra các DN
có rủi ro cao về thuế, đặc biệt các DN có dấu hiệu chuyển giá, kinh doanh
qua mạng, DN giao dịch thanh toán qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ;
Đôn đốc thu kịp thời các khoản thuế truy thu và phạt qua kết luận thanh,
kiểm tra, kiểm toán
Bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối với người nộp
thuế ở tất cả các khâu, bộ phận, các lĩnh vực; đảm bảo phương châm hoạt
động của ngành thuế “minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới”; kịp
thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN, cá nhân; lên án mạnh mẽ các
hành vi trốn thuế, gian lận thuế, vi phạm pháp luật thuế, tạo sự đồng thuận
và ủng hộ của xã hội về công tác thuế. Đồng thời, công khai DN có hành vi
trốn thuế, gian lận thuế, nhất là những DN sử dụng hoá đơn bất hợp pháp.
Ngoài ra, đẩy mạnh thanh tra các hoạt động giao dịch liên kết có dấu hiệu
chuyển giá của các DN FDI và các ngành nghề kinh doanh mới như: Thương
mại điện tử, kinh doanh qua mạng, những hoạt động đang còn nhiều nghi
vấn. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương
để ngăn chặn hành vi trốn thuế, gian lận thương mại, sử dụng hóa đơn bất
hợp pháp và chiếm đoạt tiền thuế GTGT thông qua khấu trừ, hoàn thuế.
Năm là, về vấn đề ngăn ngừa và kiểm soát nợ xấu từ khu vực DN FDI
cần sớm sửa đổi quy định về miễn thuế, hoàn thuế tại Luật Quản lý thuế,
Luật thuế XNK; rút ngắn thời gian được ân hạn thuế theo lĩnh vực sản xuất
xuất khẩu và gia công (chu kỳ 275 ngày như hiện nay là quá dài). Sửa thời
Sinh viên: NGUYỄN THỊ NHUNG MSSV:10011243 10
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
hạn nộp thuế đối với hàng hóa XNK theo hướng quy định rõ người nộp thuế
phải nộp thuế trước thời điểm thông quan hoặc giải phóng hàng. Trường hợp
có bảo lãnh của ngân hàng thì được thông quan hoặc giải phóng hàng trước
khi nộp thuế nhưng sẽ tính lãi chậm nộp để hạn chế tình trạng lợi dụng ân
hạn nộp thuế, chây ỳ nợ thuế và phù hợp với thông lệ quốc tế Chỉ cho phép
ân hạn nộp thuế khi người nộp thuế có bảo lãnh; trong thời gian được bảo
lãnh.
Sáu là, triển khai đồng bộ các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế, trong
đó tập trung bám sát những DN nợ thuế lớn; Kiểm tra, giám sát chặt chẽ kết
quả thu nợ thuế của các địa phương, đôn đốc nhắc nhở kịp thời những đơn vị
có tỷ lệ nợ thuế tăng cao; Phối hợp chặt chẽ với Kho bạc Nhà nước, ngân
hàng thương mại, tổ chức tín dụng trong công tác thu hồi tiền thuế nợ vào
ngân sách.
4. Kết luận
Thực tế hiện nay, khu vực kinh tế cá thể phát triển đa dạng, mạnh mẽ,
cùng với nhu cầu chi tiêu của NSNN ngày càng tăng đã làm cho công tác
thuế trở nên khó khăn và nặng nề hơn. Trong khi đó, thất thu thuế luôn là
vấn đề bức xúc cả xã hội quan tâm. Chống thất thu thuế có thể nói là một
mặt trận gay go quyết liệt, không chỉ giải quyết một sớm một chiều mà đòi
hỏi tốn khá nhiều thời gian và công sức. Với kiến thức còn hạn chế nên bài
tiểu luân không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp của cô
giáo để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: NGUYỄN THỊ NHUNG MSSV:10011243 11