Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

BÀI 2 NGHIÊN cứu TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU sản PHẨM gỗ của VIỆT NAM và đề XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP CHIẾN lược XUẤT KHẨU sản PHẨM gỗ TRONG THỜI GIAN tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.35 KB, 25 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA- KHOA KINH TẾ
d&c
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM
GỖ CỦA VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP CHIẾN
LƯỢC XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ TRONG THỜI GIAN TỚI
GVHD : NGUYỄN NGỌC THỨC
SVTH : NHÓM
LỚP : CDQT12TH

Thanh Hóa, tháng 02 năm 2013
Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
DANH SÁCH NHÓM
Stt Họ & tên Mã SV Ghi chú
1 Mai Thị Hòa 10025303
2 Dương Ngọc Hoàng 10006983
3 Lê Văn Linh 10004133
4 Nguyễn Thị Kim Oanh 10019263
5 Lê Thị Phương 10022613
6 Quách Thị Yến 10005663
7 Đào Minh Chiến 10016993
8 Nguyễn Thị Hường 11032823 (CDQT13TH)
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN















SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH
Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
MỤC LỤC
SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH
Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
LỜI MỞ ĐẦU
Lâu nay, khi nhắc đến các mặt hàng xuất khẩu (XK) chủ lực trong nông
nghiệp người ta thường nói đến XK gạo, cà phê, điều, thủy sản…ít khi nhắc đến
XK đồ gỗ. Thế nhưng, từ năm 2010, đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam đã phục hồi và
tăng trưởng sau thời kỳ suy thoái tài chính- kinh tế toàn cầu. Có thể thấy, năm
2010 là một năm thành công đối với ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt
Nam: Mặc dầu nền kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và sản xuất đồ gỗ -
nội thất thế giới ước tính tăng trưởng 5%, nhưng xuất khẩu gỗ Việt Nam vẫn đạt
mức tăng trưởng cao, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3,5 tỉ USD, tăng 35% so với
cùng kỳ 2009.
Sản phẩm gỗ chế biến trở thành mặt hàng XK có kim ngạch thứ 5 sau dệt
may, dầu thô, giày dép và thủy sản. Nếu xét trong ngành nông nghiệp thì XK đồ
gỗ chiếm ngôi vị á quân, chỉ đứng sau XK thủy sản và trên cả XK gạo đã khiến
chúng ta phải nhìn lại ngành XK tiềm năng này.
Xuất phát từ nhu cầu trên mà nhóm em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu tình
hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam và đề xuất những giải pháp chiến

lược xuất khẩu sản phẩm gỗ trong thời gian tới”.
SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 4
Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
1.1: KHÁI NIỆM VỀ XUẤT KHẨU
Xuất khẩu là hoạt động buôn bán kinh doanh nhưng phạm vi kinh doanh
vượt ra khỏi biên giới quốc gia hay là hoạt động buôn bán với nước ngoài trên
phạm vi quốc tế.
Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các
quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu
thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và
từng bước nâng cao đời sống kinh tế của nhân dân.
Thông qua hoạt động xuất khẩu có thể đem lại những lợi nhuận to lớn
cho nền sản xuất trong nước. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại
những hiệu quả đột biến nhưng có thể gây thiệt hại vì nó phải đối đầu với một
hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước tham gia xuất
khẩu không dễ dàng khống chế được.
1.2: VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
+ Tạo nguồn vốn chủ yễu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và dịch chuyển cơ cấu kinh tế.
+ Thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống
của nhân dân.
+ Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại ở nước
ta.
SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 5
Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU
SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM

2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
GỖ
Mặc dù thị trường xuất khẩu gỗ đang có nhiều tiềm năng, lao công dư
thừa, nhưng các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước hiện vẫn không dám đẩy
mạnh sản xuất – kinh doanh. Nguyên nhân là do, hàng năm Việt Nam phải nhập
khẩu tới 80% gỗ nguyên liệu, chiếm tới 37% giá thành sản phẩm nhưng nguồn
nguyên liệu gỗ đang ngày càng cạn kiệt gây rất nhiều khó khăn cho các doanh
nghiệp chế biến gỗ trong nước.
Thêm vào đó, lãi suất cho vay hiện nay vẫn còn cao, mặc dù gần đây lãi
suất có giảm nhưng trong thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng
tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ. Do vậy, đối với ngành gỗ thì thị trường có, nhân
công có, nhưng doanh nghiệp lại thiếu vốn để đầu tư đẩy mạnh sản xuất kinh
doanh. Giá nhiều loại gỗ nguyên liệu hiện đã tăng bình quân 5-7%, đặc biệt giá
gỗ cứng tăng từ 30- 40% và đang trong xu hướng tăng thêm, trong khi doanh
nghiệp lại không có tiền để mua nguyên liệu dự trữ bởi lãi vay ngân hàng còn
cao. Điều này vô tình làm mất đi cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp chế biến
gỗ khiến doanh nghiệp chế biến gỗ rơi vào tình trạng tuy có đơn hàng, nhưng lại
không có lợi nhuận.
Do vậy, dù kim ngạch xuất khẩu đạt con số khá ấn tượng, nhưng doanh số
chủ yếu vẫn thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn các
doanh nghiệp nội địa chỉ chiếm gần 24%. Hiện nay, các doanh nghiệp gỗ nội địa
rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI, nguyên nhân chính là do doanh
nghiệp FDI có nhiều lợi thế như vốn vay ngân hàng nước ngoài với lãi suất thấp,
công nghệ hiện đại, trong khi doanh nghiệp gỗ nội địa đang phải gánh nhiều khó
khăn về lãi suất vốn vay, nguồn nguyên liệu và công nghệ. Do khó khăn về vốn
nên nhiều doanh nghiệp trong nước phải ngưng hoạt động hoặc bán ngay
SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 6
Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
nguyên liệu thô sau khi vừa nhập khẩu về để duy trì sản xuất.
Nếu ngân hàng cho vay bằng USD để nhập hàng và sau đó trả lại bằng

USD thì doanh nghiệp gỗ nội địa sẽ đỡ bị lỗ hơn do chênh lệch về tỷ giá.
Ngoài ra, ngân hàng nên mở rộng “biên” giải quyết cho vay tín chấp căn
cứ vào hợp đồng có điều khoản thanh toán T/T (thanh toán điện chuyển tiền),
không nên chỉ căn cứ vào các hợp đồng đã mở L/C (thư tín dụng) hoặc D/P (bộ
chứng từ/thanh toán).
Bên cạnh đó, Nhà nước cần hỗ trợ trang bị thêm cho doanh nghiệp kiến
thức về chuyên môn để tránh bị áp thuế chống bán phá giá, cho vay ưu đãi để
đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại, đặc biệt là những chính sách nới lỏng tiền
tệ, hỗ trợ về vốn, tiếp cận các nguồn vốn vay bằng ngoại tệ với lãi suất thấp.
2.2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH GỖ
2.2.1: Tình hình xuất khẩu thực tế tháng 10/2012.
2.2.1.1: Kim ngạch xuất khẩu
Đúng như dự báo trước đó, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ
của Việt Nam đã tăng trở lại trong tháng 10/2012, đạt 413,7 triệu USD, tăng
5,9% so với tháng trước và tăng 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến hết
tháng 10/2012, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này của cả nước đã
đạt 3,78 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2011, hoàn thành 87,9% so với
kế hoạch đề ra từ đầu năm.
Ước tính, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam giảm
nhẹ trong tháng 11/2012, đạt khoảng 410 triệu USD, giảm 0,9% so với tháng
10/2012 nhưng vẫn tăng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, tổng kim
ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này trong 11 tháng/2012 đạt xấp xỉ 4,2 tỷ USD,
tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2011.
Trên cơ sở về sự tăng trưởng xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của nước ta
từ đầu năm đến nay và kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này trong tháng
cuối năm nay dự báo sẽ ở mức như hiện nay do thông thường nhu cầu mua sắm
đồ gỗ dịp cuối năm tăng nên dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của nước ta
SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 7
Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
trong năm nay sẽ hoàn thành mục tiêu đề ra là 4,3 tỷ USD, có thể đạt khoảng 4,6

tỷ USD.
2.2.1.2: Thị trường xuất khẩu
Trong 10 tháng đầu năm nay, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và EU là 4 thị
trường xuất khẩu chính mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Sự tăng
trưởng khá về kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam có sự đóng góp không nhỏ từ
sự tăng trưởng ở nhiều thị trường quan trọng, mà trước hết là thị trường Mỹ. Lâu
nay, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của đồ gỗ Việt Nam. Trong 10
tháng đầu năm nay, xuất khẩu nhóm mặt hàng này sang Mỹ đã đạt kim ngạch
xấp xỉ 1,5 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 38,7% trong tổng kim ngạch).
Các thị trường châu Á cũng đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng xuất
khẩu gỗ của Việt Nam. Năm ngoái, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản để đứng vào
hàng thứ 2 trong danh sách những nước nhập khẩu gỗ lớn từ nước ta. 10 tháng
đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc vẫn gia tăng đáng kể khi
đạt trên 599 triệu USD (chiếm tỷ trọng 15,8%). Nhật Bản đã nhập khẩu gỗ Việt
Nam với kim ngạch đạt gần 543 triệu USD (chiếm tỷ trọng 14,2%). Thị trường
Hàn Quốc cũng tăng trưởng khá khi đạt 179,26 triệu USD trong 10 tháng qua…
Những sự tăng trưởng nói trên đã bù đắp được cho thị trường EU (một
trong 3 thị trường truyền thống của đồ gỗ Việt Nam) khi tình trạng khủng hoảng
nợ công đã khiến cho việc xuất khẩu gỗ vào nhiều nước ở khu vực này bị suy
giảm. Ở một số nước EU khác, tuy xuất khẩu gỗ vẫn tăng trưởng, nhưng mức
tăng không nhiều.
Thời gian qua, do đồ gỗ Trung Quốc bị vướng vào vụ kiện chống bán phá
giá ở Mỹ, nên có nhiều khách hàng Mỹ đã tìm tới Việt Nam - nước xuất khẩu đồ
gỗ lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Do đó, dự báo xuất khẩu đồ gỗ và sản
phẩm gỗ của nước ta sang thị trường này sẽ tiếp tục gia tăng trong những tháng
tới.
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang hầu hết các thị
trường trong 10 tháng đầu năm nay đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái.
SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 8
Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức

Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến là thị trường Thái Lan với mức tăng trưởng
đạt 121,68%, đạt xấp xỉ 6,2 triệu USD. Bên cạnh đó, xuất khẩu sang một số thị
trường khác bị suy giảm như: Cô Oét, Hồng Kông, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia…
Kim ngạch và thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam tháng 10
và 10 tháng đầu năm 2012
Thị trZờng
T10/12
(nghìn USD)
So T9/12
(%)
So T10/11
(%)
10T/12
(nghìn USD)
So 10T/11
(%)
Mỹ 169.623 16,07 26,37 1.463.199 28,44
Nhật Bản 60.602 -16,49 7,00 542.963 14,18
EU 52.916 39,03 14,48 483.390 13,60
Trung Quốc 51.297 -5,40 18,34 599.185 7,76
Hàn Quốc 19.678 0,68 2,67 179.265 11,16
Australia 12.749 7,97 8,93 97.067 18,61
Canada 9.835 -0,26 31,92 94.198 32,72
Ấn Độ 5.279 2,35 93,09 39.512 54,22
Đài Loan 5.013 -22,73 -43,50 57.372 17,78
Singapore 3.507 7,74 569,27 20.937 16,28
Malaysia 2.989 37,49 75,00 25.311 -11,41
Hồng Kông 2.612 -50,30 9,89 35.307 -5,49
UAE 1.861 26,86 66,31 10.626 33,53
New Zeland 1.655 -14,69 18,64 14.598 37,46

Nauy 1.253 41,58 124,15 7.903 18,10
ẢRập Xêút 1.099 -24,67 10,90 8.816 85,56
Nga 947 94,46 140,97 6.455 62,72
Nam Phi 867 -0,69 42,13 5.041 69,22
Thái Lan 852 9,23 227,69 6.196 121,68
Thổ Nhĩ Kỳ 470 34,67 -53,09 5.463 -19,51
Cô Oét 373 13,37 33,21 2.518 -29,13
Mêhicô 271 489,13 10,16 1.925 30,33
Thụy Sỹ 236 112,61 -21,59 2.815 0,79
Campuchia 211 8,76 129,35 1.742 72,48
Ucraina 118 * 13,46 1.030 44,46
2.2.2: Thị trZờng thế giới.
2.2.2.1: Xu hướng tăng giá trong năm 2013 của ngành công nghiệp đồ nội
SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 9
Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
thất văn phòng
BCFA (Hiệp hội kinh doanh toàn cầu đối với các hợp đồng của ngành
công nghiệp trang trí nội thất), các thành viên của Hiệp hội bao gồm: các nhà
sản xuất, các nhà cung cấp và thiết kế, các dịch vụ trang trí nội thất hàng đầu
cho các tòa nhà thương mại trên toàn nước Anh và nhiều thị trường khác trên thế
giới. Theo khảo sát của BCFA thì ngành công nghiệp đồ nội thất văn phòng có
xu hướng tăng giá trong năm 2013. hơn 76% các công ty được khảo sát cho biết
giá của các sản phẩm nội thất văn phòng sẽ tăng trung bình từ 3% đến 5%.
Thị trường đồ nội thất văn phòng đã giảm giá trong dài hạn mặc dù chất
lượng sản phẩm và dịch vụ được nâng cao. Sau khi đạt được hiệu quả tối đa
trong việc cung cấp các sản phẩm mà lợi nhuận thu về vẫn thấp thì thị trường
mong đợi tăng giá sản phẩm trong năm 2013. Với chi phí tăng liên quan đến
việc quản lý môi trường thì việc tăng mức giá sản phẩm là điều kiện cần thiết
của ngành công nghiệp nội thất trong dài hạn.
2.2.2.2: Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu các sản phẩm gỗ trong tương lai.

Trong vòng 5 năm tới, việc nhập khẩu sản phẩm gỗ của Trung Quốc có
nhiều triển vọng, do lĩnh vực nhà ở và nền kinh tế sẽ được kích cầu bởi Chính
phủ bằng việc bổ sung thêm các công trình xây dựng vào năm 2013.
Sau khi tăng trưởng ngoạn mục vào năm 2009-2011, các sản phẩm gỗ của
ngành công nghiệp và thị trường Trung Quốc đã phải vật lộn vào năm 2012, như
doanh số bán hàng chậm lại, lượng hàng tồn kho tăng. Hiện tại thị trường nhà ở
như nhà chung cư cao cấp và các căn hộ cũng đang có sự chuyển động đến sự
cân bằng vào cuối năm 2012.
Mặc dù nhu cầu về các sản phẩm gỗ gần đây của Trung Quốc có sự sụt
giảm lớn, tuy nhiên nguồn cung cấp gỗ tròn và gỗ xẻ dự kiến sẽ thắt chặt hơn
trong vòng 1 đến 2 năm tới sẽ đẩy nhu cầu và giá cao hơn ở Bắc Mỹ. Xuất khẩu
gỗ của Nga vẫn đang trong tình trạng khó khăn, trong khi đó Mỹ và Canada là
hai nguồn cung cấp chính tới thị trường Trung Quốc, với khối lượng gỗ xẻ mềm
chiếm tới 50% tổng nhập khẩu gỗ xẻ mềm của Trung Quốc. Gói kích cầu tiếp
SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 10
Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
theo của Chính phủ Trung Quốc sẽ là lực đẩy đáng kể cho ngành công nghiệp
xây dựng và lĩnh vực nhà ở và giá cả có thể tăng cao hơn nữa.
Hiện Trung Quốc vẫn là một siêu cường quốc về các sản phẩm gỗ. Trung
Quốc là một trong những nhà sản xuất và tiêu dùng các loại gỗ mềm, gỗ cứng,
gỗ xẻ, gỗ tấm lớn nhất trên thế giới. Vì vậy Trung Quốc sẽ cần nhập khẩu gỗ
nhiều hơn và tiếp tục chi phối khối lượng gỗ và giá gỗ trên toàn cầu, cũng như
nhiều loại hàng hóa khác trong 6-7 năm qua.
Nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc đối với gỗ tròn và gỗ xẻ là một
tác động mạnh cho sự phục hồi của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ở nhiều quốc
gia khác.
2.3. HIỆN TRẠNG HIỆN NAY VỀ XUẤT KHẨU GỖ Ở NƯỚC TA
Trong vài năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã
tăng tương đối nhanh và năm nay, có thể đạt mức 4,5 tỷ USD. Cùng với mức
tăng nhanh kim ngạch thì Việt Nam đã chuyển từ xuất khẩu thô là chủ yếu sang

xuất khẩu sản phẩm gỗ dân dụng có kỹ thuật, mỹ thật cao, được khách hàng
nhiều nước ưa chuộng.
Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản
phẩm gỗ bình quân năm qua các thời kỳ như sau.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm bình quân năm qua các thời kỳ
(triệu USD)
Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu của Tổng cục Thống kê
SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 11
Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
Theo đó, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã tăng tương đối
nhanh qua các thời kỳ. Từ 2003 trở về trước, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chỉ ở
mức dưới 1 tỷ USD trong thời gian khá lâu. Bắt đầu từ năm 2004, kim ngạch
xuất khẩu gỗ và sản phẩm lần đầu tiên đã vượt qua mốc 1 tỷ USD. Nhưng chỉ từ
năm 2007, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã vượt qua mốc 2 tỷ USD. Cũng
chỉ trong 3 năm, đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã vượt qua
mốc 3 tỷ USD.
Trong 9 tháng năm 2012, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt
3.394 triệu USD (bình quân 1 tháng đạt 377 triệu USD). 2 tháng gần đây đã đạt
từ 400 triệu USD trở lên trong 1 tháng. Nếu đạt bằng mức bình quân 9 tháng, thì
cả năm 2012, xuất khâu gỗ và sản phẩm gỗ sẽ đạt 4.524 triệu USD; nếu 3 tháng
cuối năm đạt bằng mức bình quân trong 2 tháng qua (405,5 triệu USD), thì cả
năm 2012 sẽ đạt khoảng 4.610 triệu USD (tác giả dự báo năm 2012 đạt 4,5- 4,6
tỷ USD là trên cơ sở tính toán này).
Đáng chú ý Việt Nam đã chuyển từ xuất khẩu chủ yếu là gỗ cây, gỗ ván
sàn, gỗ xẻ (tức là xuất khẩu thô là chủ yếu), sang xuất khẩu sản phẩm gỗ dân
dụng có kỹ thuật, mỹ thật được khách hàng nhiều nước ưa chuộng.
Trong các thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, trong 8
tháng 2012, có 20 nước và vùng lãnh thổ đạt trên 10 triệu USD, trong đó đứng
đầu là Hoa Kỳ 1.147 triệu USD, tiếp đến là Trung Quốc 496 triệu USD, Nhật
Bản 426 triệu USD, Hàn Quốc 140 triệu USD, Anh 122 triệu USD Cả nước

hiện có khoảng gần 6.500 doanh nghiệp chế biến gỗ, lâm sản, với trên 400.000
lao động, 115.000 tỷ đồng vốn, trên 46.000 tỷ đồng tài sản cố định và đầu tư tài
chính, doanh thu thuần hàng năm đạt trên 114.000 tỷ đồng.
2.4: NHỮNG MẶT THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA XUẤT KHẨU GỖ
VIỆT NAM
2.4.1: Thuận lợi.
Cho tới nay, với người tiêu dùng thế giới thì hàng gỗ Việt Nam vẫn đi vào
phân khúc thị trường giá trung bình và đây là lợi thế của Việt Nam là phù hợp
SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 12
Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
túi tiền của người tiêu dùng thế giới vốn đang dè sẻn trong chi tiêu do khó khăn.
Trong bối cảnh khó khăn kinh tế, các nhà sản xuất đồ gỗ Việt Nam đang nghĩ
cách sản xuất sao cho sản phẩm sử dụng lâu hơn nhưng giá, chất lượng vẫn giữ
nguyên. Kế tiếp là việc đưa ra các sản phẩm khác biệt như làm hàng đồ gỗ kết
hợp với kim loại để phong phú mẫu mã, kết hợp mây tre lá vốn là thế mạnh của
thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Những sản phẩm loại này, vừa độc đáo, vừa có tính
cạnh tranh cao và dễ đi vào thị trường “ngách”.
 Thị trường tiềm năng:
Thị trường nội địa là một thị trường tiềm năng lớn của sản xuất gỗ, nhu cầu
của người dân trong nước ngày một gia tăng
 Nguồn nhân lực:
Việt Nam là một trong những nước có nguồn nhân lực rẻ
 Luôn tìm cách cải thiện mình:
Đây chính là sự nỗ lực của Việt Nam, luôn nâng cao chất lượng và mẫu mã
cho sản phẩm gỗ để tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ vươn tầm cao mới
SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 13
Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
2.4.2: Khó khăn.
o Xuất khẩu khó khăn.
- Bỏ qua những con số tăng trưởng của ngành xuất khẩu gỗ, hiện các DN

phải dùng đến 80% lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu để gia công làm hàng xuất
khẩu. Trong 8 tháng đầu năm, giá trị nhập khẩu nguyên liệu phục vụ chế biến
khá lớn(khoảng 400 triệu USD). Giá trị nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ lệ lớn
(45%) trong sản phẩm xuất khẩu đang là một yếu tố bất lợi đối với các doanh
nghiệp kinh doanh, xuất khẩu đồ gỗ.
- Đây là một hạn chế của ngành xuất khẩu gỗ, bởi phần lớn lượng ngoại
tệ thu về phải chi ra cho nguyên liệu nhập khẩu. Giá trị tăng trên từng sản phẩm
gôc vẫn còn thập, ngành gỗ vẫn là ngành thâm dụng lao động. Theo ông Huỳnh
Văn Mạnh, Phó chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ(Hawa), nếu
tính trên nguyên liệu nhập khẩu gỗ, DN xuất khẩu được 1 USD, chi phí cho
nguyên liệu nhập khẩu đã lên đên 0,45 USD.
- Để nâng cao giá trị tăng cho ngành xuất khẩu gỗ, nhiều DN đã chú
trọng đến việc đầu tư máy móc công nghệ nhằm cải tiến quy trình sản xuất.
Theo ông Hạnh, trước đây mỗi DN phải sử dụng trên 20 lao động/ tháng để làm
ra một container 40 feet. Hiện nhiều DN đã giảm được 50% số lao động để làm
ra 1 container trong vòng 1 tháng. Năng suất của ngành gỗ đã được cải thiện
nhờ đổi mới công nghệ và đầu tư thêm.
- Đồng thời với ý kiến trên, ông Nguyên Chiến Thắng – Giám đốc
Scansia Pacific- cho biết , để ngành gỗ phát triển bền vững trong thời gian tới.
Việc đầu tư cho công nghệ, máy móc là ưu tiên cho doanh nghiệp.
- Giải quyết khó khăn cho khâu nguyên liệu, Ông Võ Trưởng Thành,
Tổng giám đốc Công ty cổ phẩn gỗ Trường Thành thừa nhận đây là khó khắn
lớn nhất của ngành. Giải pháp cần thiết là DN nên tham gia vào các tổ chức,
hiệp hội trồng rừng trên thế giới để có thể mua nguyên một cánh rừng trồng,
các chứng chỉ FSC nhằm tránh biến động về giá nguyên liệu. Về lâu và dài, các
DN tham gia trồng rừng chủ động nguồn nguyên liệu và tìm những nguyên vật
SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 14
Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
liệ kết hợp, như sắt, thép và inox…
o Thị trường nội địa.

Trong khi DN trong nước mải mê với thị trường xuất, cố một thực tế
đáng buồn là đồ nội thất trung quốc đã lặng lẽ chiếm dần thị trường Việt Nam.
Hiện ở những công trình xây dựng lớn, những quán cà phê đều sử dụng đồ gỡ
Trung Quốc. Mặc dù giá cả của hàng Trung Quốc không rẻ hơn nhưng DN sản
xuất trong nước. Theo Hawa, hiện mỗi năm, Việt Nam nhập khoảng 50% lượng
đồ nội thất từ Trung Quốc, trong tổng số hàng nội thất nhập khẩu của cả nước.
Mẫu mã của DN trong nước không phong phú bằng hàng Trung Quốc là
lý do làm giảm sức mạnh cạnh tranh của DN ở thị trường nội địa:” Tâm lý của
người tiêu dùng Việt Nam vẫn ưa chuộng những mẫu mã mới lạ, nên giá cả
không còn là vấn đề của người tiêu dùng”.
Một lý do khác, khiến nhiều DN khó cạnh tranh đươc với hàng Trung
Quốc ở thị trường nội địa là nhiều DN với thói quen làm hàng xuất khẩu, nên
chỉ chú trọng đến đồ gỗ ngoại thất. Do đặc thù của thời tiết khí hậu Việt Nam,
người tiêu dùng không dùng những sản phẩm bàn ghế ngoài trời.Người Trung
Quốc đã nhìn thấy cơ hội này và họ có những mẫu mã riêng cho thị trường Việt
Nam, chủ yếu cung cấp những sản phẩm bàn ghế, tủ, kệ bếp… dùng trong nhà.
o Đối thủ cạnh tranh.
Không cần chối cãi, Malaysia là “đại gia” lớn nhất trong ngành công
nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ tại khu vực Đông Nam Á. Ngành công nghiệp
này hiện đang sử dụng hơn 300.000 lao động tại 1202 nhà máy, đóng góp
thường xuyên hàng năm khoảng 7 tỷ USD cho nên kinh tế Malaysia. Liên tục
dẫn đầu với những con số ấn tượng, gỗ và các sản phẩm liên quan đến gỗ là
một trong năm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Malaysia, cùng với đồ điện tử,
dầu thô, gas hóa lỏng và các sản phẩm dầu mỏ. Năm 2008, xuất khẩu đồ gỗ và
các sản phẩm từ gỗ của Malaysia đạt kim ngạch khoảng 8 tỷ USD, trong khi đó,
năm 2009 là 6.9 tỷ USD, đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Hiện Malaysia là
nước xuất khẩu gỗ cây và gỗ xẻ nhiệt đới lớn nhất thế giới, là nước xuất khẩu
SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 15
Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
lớn thứ hai về gỗ dán và là nước sản xuất đồ gỗ lớn thứ 10 thế giới. Chỉ trong

tháng 6 năm 2010, xuất khẩu gỗ và đồ gỗ của Malaysia đạt 600 triệu USD
(chiếm 3,2% tổng giá trị hàng xuất khẩu). Kim ngạch xuất khẩu gỗ 7 tháng đầu
năm của Malaysia đạt 4,4 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nếu như Malaysia vẫn giữ vững được phong độ ổn định trên thị trường
gỗ thế giới thì Việt Nam chính là “chú ngựa ô” đầy thách thức trong những năm
gần đây. Thống kê đến nay cho thấy, ngành chế biến gỗ Việt Nam có khoảng
2600 doanh nghiệp với 250 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu như
năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến và sản xuất gỗ
mới chỉ là 219 triệu USD thì đến 2006, con số đã tăng lên gần 10 lần – 1,93 tỷ
USD. Đến cuối tháng 3/2008, Việt Nam có 151 nhà máy được cấp chứng nhận
quản lý rừng bền vững FSC, trong khi Indonesia có 59 và Malaysia là 66 nhà
máy. Hiện sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đã xuất khẩu sang 120 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới, tập trung ở 4 thị trường trọng điểm là Mỹ, Châu Âu, Nhật
Bản và Trung Quốc. Trong mười tháng đầu năm 2010, xuất khẩu gỗ và sản
phẩm gỗ của Việt Nam đạt 2 tỷ 760 triệu USD, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm
ngoái. Tất cả những con số ấn tượng này đã giúp Việt Nam vượt lên Thái Lan
và Indonesia, trở thành quốc gia xuất khẩu gỗ và đồ gỗ lớn thứ hai Đông Nam
Á.
o Khó người, khó ta:
Sự tăng trưởng đã được nhìn nhận rõ nhưng vẫn còn nhiều trở ngại và
thách thức cho ngành công nghiệp chế biến gỗ của cả Việt Nam và Malaysia.
Sự tăng giảm không đều về giá trị xuất khẩu báo hiệu những khó khăn cho “đại
gia” Malaysia. Trong 3 năm gần đây, Mỹ không còn là mảnh đất màu mỡ cho
các doanh nghiệp gỗ nước này. Một phần bởi cuộc Đại suy thoái đã kéo lùi sức
mua của người tiêu dùng, thêm đó, những khắt khe mới trong chính sách và đạo
luật nhập khẩu đã kìm hãm những chuyến tàu gỗ xuất khẩu của Malaysia đến
thị trường tiêu thụ số 1 này. Sự suy giảm sức tiêu thụ không chỉ diễn ra ở thị
trường Mỹ mà còn cả với EU, Malaysia hiện cũng gặp rất nhiều thách thức.
SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 16
Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức

Chương trình hành động FLEGT (Thi hành Lâm luật, Quản trị rừng và Thương
mại) được ủy ban EU đưa ra vào năm 2003 đã gây lao đao cho nhiều doanh
nghiệp Malaysia, liên quan đến chính sách kiểm duyệt nguồn gốc gỗ nhập
khẩu. Malaysia dường như gặp khó khăn ở tất cả các thị trường trọng điểm của
mình, khi mới đây Hàn Quốc lại tiếp tục dồn thêm sức ép bằng việc đưa ra việc
áp đặt lệnh chống bán phá giá đối với gỗ dán của Malaysia sau khi nhận được
đơn khởi kiện từ Hiệp hội Gỗ dán Hàn Quốc cho rằng những nhà sản xuất gỗ
dán của Malaysia đã bán sản phẩm của họ dưới chi phí sản xuất và điều đó làm
ảnh hưởng tới những nhà sản xuất gỗ dán ở nước này.
Tình hình không mấy khả quan với ngành chế biến gỗ Việt Nam. Năm
2009, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU giảm, trong
khi đó, mức tăng giá trị xuất khẩu trong 3 năm gần đây tương đối chậm. Mặt
khác, cũng giống với các doanh nghiệp Malaysia, không ít các công ty Việt
Nam trở nên lúng túng trước đạo luật LACEY sửa đổi của Mỹ và chương trình
hành động FLEGT của EU. Không chỉ đối mặt với những thách thức đến từ bên
ngoài, xuất khẩu gỗ Việt Nam còn phải đối mặt với những áp lực nội địa. Đầu
tiên là nguồn nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam
thiếu trầm trọng. Hàng năm phải nhập khẩu trên 80% nguyên liệu gỗ, chiếm
khoảng 60% giá thành sản phẩm. Năm 2006, để xuất khẩu đạt 1,93 tỷ USD phải
nhập trên 1 tỷ USD nguyên liệu gỗ. Không chỉ thế mà bản thân các doanh
nghiệp trong nước còn cạnh tranh không lành mạnh với nhau. Thị trường thu
hẹp, khan hiếm đơn hàng khiến nhiều doanh nghiệp thẳng tay chèn ép nhau khi
có cơ hội. Đơn giá sản phẩm giảm còn một nửa giá trị ban đầu đối tác đưa ra,
rồi đẩy giá mua nguyên vật liệu lên cao gấp rưỡi, gấp đôi bình thường…
SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 17
Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
o Rào cản.
Tại những thị trường xuất khẩu của Việt Nam luôn vấp phải những trở
ngại do rào cản kỹ thuật của các nước, chi phí đầu vào tăng cao, giảm tính cạnh
tranh so với các nước khiến cho sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam

không thuận lợi. Năm 2012, được dự đoán mức tiêu thụ đồ gỗ trên thế giới chỉ
tăng 3,3% nhờ vào sự gia tăng tiêu dùng ở những nền kinh tế mới nổi.
Hiện EU vẫn là thị trường đồ gỗ nội ngoại thất lớn nhất thế giới, chiếm
khoảng 44% trong cơ cấu hàng nhập khẩu thế giới. Tuy nhiên, dự đoán mức
tiêu thụ đồ gỗ tính chung cho toàn EU sẽ giảm trong năm nay do suy thoái kinh
tế. Đối với sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam, Mỹ và EU đang đưa ra
nhiều rào cản khắt khe.
Luật Lacey của Mỹ đã áp dụng cho hàng đồ gỗ Việt Nam từ 1-10-2010
có nhiều quy định khắt khe về nguồn gốc, xuất xứ của gỗ và các sản phẩm gỗ.
Quy chế mới của EU về tính hợp pháp của gỗ có hiệu lực vào tháng 3-2013.
Điều này gây khó khăn cho nguồn nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp
nước ta. Nhiều doanh nghiệp nhận định những rào cản từ thị trường tiêu thụ
nước ngoài sẽ gây khó cho việc thực hiện kế hoạch đặt ra cho năm 2012 là xuất
khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng 11- 12% so với năm 2011.
Một bài toán gây đau đầu cho DN gỗ Việt Nam hiện nay là nguyên liệu
đầu vào. Chiếm 60-70% giá thành sản phẩm gỗ song 80% lượng nguyên liệu
mà các DN đang sử dụng phải NK, và tình trạng này còn kéo dài 15 năm nữa,
Tổng thư ký của Vifores phát biểu với giới truyền thông. Trong khi đó, 20%
nguyên liệu trong nước lại phụ thuộc rất nhiều vào công nghiệp giấy do chưa có
chủ trương rõ ràng về vùng nguyên liệu cho công nghiệp gỗ. DN chế biến gỗ
khó tiếp cận đất và rừng để xây dựng vùng nguyên liệu. Năm 2010, ngành gỗ
vẫn phải nhập 800-900 triệu USD gỗ nguyên liệu.
Đáng chú ý, nhiều DN gỗ cho rằng, rào cản cho sản xuất kinh doanh gỗ
trong nước hiện nay không chỉ là kết cấu hạ tầng cứng như: điện, bến bãi,
đường sá, hệ thống rừng nguyên liệu… mà còn ở hàng loạt điều kiện hạ tầng
SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 18
Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
mềm. Đó là những chi phí bất hợp lý trong vận tải hàng hóa XNK, thủ tục thuế
hải quan, cải cách hành chính, vay vốn ngân hàng
o Nhu cầu lớn về nguồn nhân lực.

Vài năm gần đây, ngành này tăng trưởng nóng và khá nhiều doanh
nghiệp trong ngành hiện đang đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kèm theo đó là
nhu cầu lớn về nguồn lao động. Theo ước tính với con số khoảng 2.000 đơn vị
chế biến gỗ trong cả nước, hiện nhu cầu tuyển dụng lao động gần 30.000 người.
Hiện nay, hầu hết những người trong ngành chế biến gỗ xuất khẩu đều có
chung nhận định là sẽ gặp khá nhiều khó khăn về lao động trong thời gian tới
khi bước vào mùa sản xuất (bắt đầu từ tháng 11 tới tháng 4 sang năm tiếp theo).
Theo đánh giá của Hiệp hội chế biến lâm sản, vào thời điểm mùa làm
hàng mộc xuất khẩu thì cũng trùng vào mùa sản xuất của các ngành hàng khác,
như: gốm, mây tre đan, sản xuất giày da, túi xách v.v vì vậy, lao động lại càng
trở lên khan hiếm.
SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 19
Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
3.1: ĐỊNH HƯỚNG CHO CHẾ BIẾN GỖ, LÂM SẢN XUẤT KHẨU
TRONG THỜI GIAN TỚI.
3.1.1: Phát triển sản xuất chế biến gỗ, lâm sản:
- Khai thác sử dụng tài nguyên rừng có hiệu quả, hạn chế sử dụng gỗ từ
rừng tự nhiên để thực hiện mục đích kinh doanh rừng bền vững, khuyến khích
sử dụng gỗ từ rừng trồng.
- Phát triển công nghiệp chế biến sử dụng gỗ rừng trồng.
- Phát triển ngành nghề truyền thống gắn với làng nghề để thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đẩy mạnh chế biến hàng thủ công mỹ
nghệ từ gỗ và các lâm sản ngoài gỗ mà nước ta có lợi thế so sánh trong quá trình
tham gia hội nhập quốc tế.
- Quan tâm đầu tư thích đáng về kỹ thuật, công nghệ, thiết bị và tiền vốn
để tăng khả năng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu được thị trường ưa chuộng.
3.1.2: Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm:
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại và đầu tư.
- Tạo cơ hội xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường, tăng khả

năng cạnh tranh của hàng gỗ, lâm sản trong khu vực và trên thế giới.
3.1.2: Một số giải pháp thực hiện.
 Bảo đảm nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhu cầu theo kế hoạch, tiến độ
phát triển sản xuất đã đề ra:
- Gỗ rừng tự nhiên: cung cấp ổn định cho các nhu cầu theo nguyên tắc ưu
tiên sản xuất sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và đồ mộc tinh chế xuất khẩu.
- Gỗ rừng trồng: cung cấp chủ yếu cho công nghiệp giấy, chế biến ván
nhân tạo làm nguyên liệu cho tiêu dùng trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu.
Quy hoạch vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phải đi trước một bước
và phải gắn với nhà máy chế biến. Đầu tư các giải pháp khoa học công nghệ để
tạo ra các giống cây có năng suất cao và xây dựng được tập đoàn cây chủ lực
SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 20
Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
trong trồng rừng kinh tế, có đặc tính phù hợp với sản xuất công nghiệp.
- Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu sản xuất từ nguồn
gỗ, lâm sản nhập khẩu.
 Quy mô sản xuất, công suất thiết bị:
Phát triển sản xuất trên mọi phương diện, kết hợp giữa qui mô sản xuất
lớn với qui mô vừa và nhỏ, phát huy công suất thiết bị:
- Đối với các doanh nghiệp trên cơ sở nguồn vốn đã có, phát huy nội lực,
khả năng thu hút vốn đầu tư, thực hiện từng bước mở rộng qui mô, nâng cấp
thiết bị, đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu của thị trường.
- Các làng nghề truyền thống, hộ gia đình sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ, cần có sự giao lưu, truyền bá kinh nghiệm, liên kết kinh tế, trao đổi công
cụ, đầu tư sử dụng thiết bị công suất vừa và nhỏ, cơ giới hóa khâu chế biến
nguyên liệu, tạo phôi sản phẩm. Cần có sự đầu tư thích đáng về cơ sở hạ tầng
cho các làng nghề truyền thống tập trung.
- Tại các vùng xa, để tiêu thụ được gỗ rừng trồng nên áp dụng qui mô sản
xuất nhỏ, chế biến ra dăm gỗ cung cấp cho công nghiệp giấy, ván nhân tạo.
 Công nghệ sản xuất:

Đối với các cơ sở hiện có: từng bước áp dụng công nghệ, dây chuyền sản
xuất tiên tiến, ưu tiên công nghệ sản xuất gỗ rừng trồng, nâng cao năng suất,
chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
Đối với các cơ sở xây dựng mới: ưu tiên lựa chọn các công nghệ, thiết bị
tiên tiến của các nước phát triển với công suất thiết bị đủ lớn.
 Cơ cấu sản phẩm:
Trên cơ sở công nghệ sản xuất, trình độ tay nghề của cán bộ, công nhân,
căn cứ thị hiếu thị trường tiêu thụ để xác định cho được mặt hàng chủ lực và các
sản phẩm kinh doanh khác của doanh nghiệp. Tăng khối lượng sản phẩm chế
biến từ ván nhân tạo.
Tập trung đầu tư để nâng cao trình độ của đội ngũ tiếp thị có khả năng
phát hiện nhanh, chính xác nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài.
SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 21
Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
Xây dựng các trung tâm thiết kế mỹ thuật sản phẩm cho ngành chế biến gỗ có đủ
điều kiện tạo ra nhiều mẩu mã, chủng lọai hàng hóa và xúc tiến công tác tuyên
truyền, giới thiệu sản phẩm.
 Một số thị trường chính cần quan tâm:
Thị trường EU:
EU là thị trường nội thất lớn nhất thế giới, theo thống kê năm 2000, thị
trường nội thất EU đạt 66 tỉ USD trong đó Đức là thị trường lớn nhất, chiếm
khỏang 27%. EU cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất các sản phẩm nội thất,
chiếm khoảng 50% nhập khẩu tòan thế giới tương đương 19,5 tỉ USD (năm
2000), trong đó 45% nhập khẩu là từ các nước nằm ngoài EU. Trong số các
nước đang phát triển thì Trung Quốc là nhà xuất khẩu lớn nhất, Việt Nam là một
trong số các nước đang gia tăng mạnh mẽ xuất khẩu vào thị trường này.
Thị trường Mỹ:
Thị trường nội thất của Mỹ trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng ổn
định. Theo Bộ Thương Mại Mỹ, nhập khẩu nội thất của Mỹ đã tăng trưởng
200%, trong thời gian từ năm 1996-2001. Khoảng 40% sản phẩm gỗ nội thất

được bán trên thị trường Mỹ được nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó Trung
Quốc là nước xuất khẩu hàng đầu. Việt Nam cũng có sự gia tăng xuất khẩu
mạnh mẽ, đạt 110 triệu USD năm 2003 so với 10 triệu năm 2001
3.2: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Để sản phẩm gỗ XK bền vững, ngành Lâm nghiệp phải xác định được
những chủng loại cây trồng phù hợp dành cho khai thác gỗ, đồng thời, cần xây
dựng một chiến lược phát triển rừng bền vững. Nhiều chuyên gia lo ngại, sự ra
đời ngày một nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ có thể dẫn đến tình trạng khó
kiểm soát trong khai thác lâm sản. Nếu không quản lý chặt sẽ dẫn đến tình trạng
khai thác rừng tràn lan, gây hậu quả nghiêm trọng.
Bằng mọi giá, ngành sản xuất và kinh doanh sản phẩm gỗ cần phải tận
dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước. Cụ thể, bên cạnh việc đầu tư trồng
rừng, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp sản xuất ván
SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 22
Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
nhân tạo và hạn chế xuất khẩu thô. Hiện, nhu cầu sử dụng đồ gỗ trên thế giới và
trong nước đang ngày một tăng, gỗ được coi là ngành XK chủ lực của Việt Nam
trong thời gian tới. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát chặt chẽ việc khai thác gỗ
thì mặt trái của tăng trưởng. Ngành này sẽ tỷ lệ thuận với nạn chặt phá rừng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần xem xét phương án sử dụng công
nghệ tiết kiệm nguyên liệu, việc làm này sẽ làm giảm khoảng 15% nguồn tiêu
hao nguyên liệu mỗi năm. Đặc biệt, việc làm cần thiết là phải giảm mọi chi phí
đầu vào như tính toán lại dây chuyền công nghệ, nâng cao năng suất lao động,
xây dựng quá trình thao tác làm việc hiệu quả và tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng
điện.
Nhiều doanh nghiệp gỗ cho rằng, ngoài việc duy trì khả năng tiêu thụ trên
các thị trường đã có, các doanh nghiệp gỗ cần đẩy mạnh phát triển các thị trường
mới như các quốc gia Tây Á, khu vực Đông Âu… và thị trường trong nước.
Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, để ngành gỗ Việt Nam phát triển bền
vững, Việt Nam cần có chính sách và cơ chế đủ mạnh để các chủ rừng tập trung

kinh doanh gỗ lớn (chu kỳ 10 năm trở lên), quy hoạch vùng nguyên liệu theo lợi
thế của từng vùng cho từng loại cơ cấu sản phẩm, cụ thể như nguyên liệu cho
sản xuất đồ gỗ (cả nhu cầu xuất khẩu và trong nước), nguyên liệu cho sản xuất
ván nhân tạo, gỗ xây dựng trong nước
SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 23
Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
KẾT LUẬN
Có thể thấy, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2010, các thị trường XK
đồ gỗ Việt Nam đều phục hồi đáng kể so với những năm trước. Đáng lưu ý là thị
trường truyền thống như Mỹ đã tăng 15%, các nước EU tăng khoảng 8%. Doanh
nghiệp XK đồ gỗ Việt Nam đã biết mở rộng thị trường, tiếp cận những thị
trường được đánh giá là tiềm năng như Nga, Ấn Độ, Trung Đông…
Theo số liệu từ Hải quan Việt Nam, trong quý 1 năm 2011, kim ngạch
xuất khẩu mặt hàng gỗ của Việt Nam hầu như đều tăng hơn so với cùng kỳ năm
ngoái, tuy nhiên tăng mạnh ở một số thị trường như Ấn Độ, Nga, Xingapore,
Thổ Nhỹ Kỳ, Thụy Sỹ. Hiện cả nước có trên 3.000 cơ sở chế biến đồ gỗ, trong
đó khoảng 50% là cơ sở chế biến gỗ quy mô nhỏ với những sản phẩm tiêu thụ
nội địa hoặc gia công; trong đó, có 970 doanh nghiệp chuyên chế biến đồ gỗ
xuất khẩu, hơn 400 doanh nghiệp FDI Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của
Việt Nam không ngừng được mở rộng, nếu như năm 2000 chỉ có mặt tại 50 quốc
gia thì đến nay, sản phẩm gỗ Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 120 quốc
gia, vùng lãnh thổ, trong đó thị trường Mỹ chiếm 38% tổng giá trị xuất khẩu;
các nước thuộc khối EU chiếm 44%; Nhật Bản chiếm 12%.
Riêng những tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm
gỗ đạt 1 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này chứng tỏ
năng lực ngành sản xuất chế biến, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã không
ngừng cố gắng vượt mọi khó khăn để phát triển mạnh mẽ.
Không phải ngẫu nhiên Việt Nam trở thành nhà cung cấp đồ gỗ lớn thứ
hai sau Trung Quốc vào thị trường Mỹ. Các nước khác như Trung Quốc, Nhật
Bản, Anh, Hàn Quốc cũng là những bạn hàng tiếp theo nhập khẩu nhiều sản

phẩm đồ gỗ của Việt Nam. Tuy nhiên trong những tháng qua, xuất khẩu đồ gỗ
vẫn tăng nhưng chỉ ở con số khiêm tốn vì chịu tác động của suy thoái kinh tế thế
giới.
SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 24

×