Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

tóm tắt luận án thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên đại học thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.9 KB, 33 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
–––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ ÚT SÁU
THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành
Mã số: 62 31 80 05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI - 2013
2
Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU THỤ
Phản biện 1: GS.TS. ĐỖ LONG
Viện Tâm lý học
Phản biện 2: PGS.TS. PHAN TRỌNG NGỌ
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Phản biện 3: PGS.TS. TRẦN THỊ MINH HẰNG
Học viện Quản lý Giáo dục
Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp cơ sở họp tại:
Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Vào hồi… giờ…ngày…….tháng……năm 2013
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Việc chuyển đổi sang học chế tín chỉ ở các Trường Đại học nói chung và Đại học Thái Nguyên (ĐHTN)


là cần thiết, cấp bách và thiết thực.
- Khi chuyển đổi sang học chế tín chỉ (HCTC) sẽ đặt ra những yêu cầu mới đối với sinh viên (SV). Chính
những yêu cầu mới đó đã gây nên sự lúng túng của SV khi tham gia hoạt động học tập (HĐHT) theo HCTC…
và điều đó ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo theo HCTC ở các Trường Đại học (ĐH) thuộc ĐHTN trong giai
đoạn hiện nay…
Do vậy, việc nghiên cứu biểu hiện và mức độ thích ứng; chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với
HĐHT theo HCTC của SV ĐHTN để từ đó đề xuất các biện pháp Tâm lý - Giáo dục giúp SV thích ứng tốt
hơn với HĐHT theo HCTC là việc làm cần thiết. Tuy nhiên trên thực tế còn rất ít công trình nghiên cứu vấn
đề trên.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Thích ứng với hoạt động học tập theo
học chế tín chỉ của sinh viên Đại học Thái Nguyên”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận thích ứng; thực trạng biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với
HĐHT theo HCTC của SV ĐHTN, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp Tâm lý - Giáo dục nhằm giúp SV
ĐHTN thích ứng tốt hơn với HĐHT theo HCTC.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có những nhiệm vụ sau:
3.1. Xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề thích ứng và thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV.
3.2. Khảo sát thực trạng biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với HĐHT theo HCTC
1
của SV ĐHTN.
3.3. Đề xuất biện pháp Tâm lý - Giáo dục và thực nghiệm một số biện pháp nhằm giúp SV ĐHTN thích ứng tốt
hơn với HĐHT theo HCTC.
4. Đối tượng nghiên cứu
Thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV biểu hiện qua nhận thức, thái độ và hành động.
5. Khách thể nghiên cứu
SV ĐHTN: 936 sinh viên thuộc các Trường: Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) - ĐHTN; Trường Đại học
Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ĐHCNTT&TT) - ĐHTN; Trường Đại học Nông Lâm (ĐHNL) -
ĐHTN.
Giảng viên (GV) và cán bộ quản lý thuộc ĐHTN: 70 GV và 10 cán bộ quản lý của 03 trường mà chúng

tôi tiến hành điều tra.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
ĐHTN bao gồm 07 trường ĐH, 01 trường cao đẳng, 02 khoa trực thuộc nhưng do điều kiện về mặt thời
gian, đề tài chỉ nghiên cứu SV của 3 Trường thuộc ĐHTN: Trường ĐHSP, Trường ĐHNL, Trường
ĐHCNTT&TT.
6.2. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV ĐHTN sẽ có rất nhiều nội dung: bản chất thích ứng,
đặc điểm thích ứng, quá trình thích ứng, biểu hiện và mức độ thích ứng…Nhưng trong khuôn khổ đề tài này
chúng tôi nghiên cứu biểu hiện và mức độ thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV ĐHTN
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận thích ứng; biểu hiện và mức độ thích ứng qua nhận thức, thái độ, hành
động của SV trong HĐHT theo HCTC qua 07 hành động cơ bản sau: xây dựng kế hoạch học tập; học lý
2
thuyết trên lớp; thảo luận; xêmina; thực hành, thực tế, thí nghiệm; tự học, tự nghiên cứu; tự kiểm tra, đánh
giá.
7. Giả thuyết khoa học
Phần lớn SV ĐHTN thích ứng với HĐHT theo HCTC ở mức độ khá. Mức độ thích ứng biểu hiện không
đồng đều thể hiện ở các mặt nhận thức, thái độ, hành động và ở các nhóm SV khác nhau. Có nhiều yếu tố ảnh
hưởng tới thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV, gồm các yếu tố chủ quan như: hứng thú, ý chí, thói quen
học tập… và các yếu tố khách quan như: yêu cầu của HĐHT, điều kiện học tập, hoạt động giảng dạy của GV
Có thể nâng cao khả năng thích ứng với HĐHT theo HCTC cho SV ĐHTN bằng cách tác động nâng cao nhận
thức, hướng dẫn thực hành các hành động học tập theo HCTC cho SV.
8. Các phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp
phỏng vấn sâu; Phương pháp quan sát; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp nghiên cứu sản
phẩm hoạt động; Phương pháp phân tích chân dung tâm lý một số SV điển hình; Phương pháp chuyên gia;
Phương pháp thực nghiệm tác động; Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng phần mềm thống kê toán
học.
9. Đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có đóng góp cho lĩnh vực khoa học chuyên ngành một số điểm sau:

9.1. Về mặt lý luận
Luận án đã phân tích, làm sáng tỏ thêm một số khái niệm cơ bản như: thích ứng, HĐHT theo HCTC. Đặc
biệt, luận án đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của HĐHT theo HCTC và sự khác biệt với HĐHT theo niên
chế làm căn cứ đưa ra các đặc trưng, yêu cầu nổi bật trong HĐHT theo HCTC của SV ĐH. Trên cơ sở đó,
luận án đã xây dựng khái niêm thích ứng với HĐHT theo HCTC; chỉ ra biểu hiện thích ứng của SV với
3
HĐHT theo HCTC: nhận thức, thái độ và hành động. Luận án là tài liệu mới góp phần làm phong phú thêm
tri thức tâm lý học chuyên ngành.
9.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ rõ SV ĐHTN thích ứng ở mức khá với HĐHT theo HCTC, thể hiện
qua ba mặt: nhận thức, thái độ và hành động. SV có nhận thức ở mức phần lớn là đúng đắn và đầy đủ; có thái
độ ở mức phần lớn là tích cực; kết quả thực hiện các hành động học tập ở mức khá. Tuy nhiên có hai hành động
thể hiện đặc trưng của phương thức đào tạo theo tín chỉ là “Xây dựng kế hoạch học tập” và “Xêmina” thì sinh
viên thích ứng ở mức thấp nhất. Điều này thể hiện sự hạn chế trong thích ứng của SV với HĐHT theo HCTC.
Thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV ở các Trường, các khóa khác nhau là khác nhau, trong đó SV
Trường ĐHSP - ĐHTN có mức độ thích ứng cao hơn SV Trường CNTT&TT - ĐHTN và Trường ĐHNL -
ĐHTN; SV năm thứ tư có mức độ thích ứng cao hơn SV năm thứ hai. Đồng thời luận án đã chỉ rõ các yếu tố
ảnh hưởng tới thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV ĐHTN.
Luận án đã khẳng định có thể nâng cao khả năng thích ứng với HĐHT theo HCTC cho SV ĐHTN bằng
cách sử dụng các biện pháp Tâm lý - Giáo dục: tác động nâng cao nhận thức của sinh viên; hướng dẫn sinh
viên những hành động học tập theo tín chỉ; phát triển khả năng tự học cho sinh viên. Kết quả thực nghiệm đã
khẳng định biện pháp mà luận án đưa ra có tính khả thi. Đây chính là đóng góp có ý nghĩa thực tiễn rất lớn
đối với ĐHTN và các trường ĐH đang áp dụng mô hình đào tạo theo HCTC.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho SV, học viên cao học chuyên ngành Tâm lý học, Giáo dục học,
GV và các nhà quản lý giáo dục trong các Trường ĐH
10. Cấu trúc của luận án
Đề tài gồm: Mở đầu; Chương 1: Cơ sở lý luận về thích ứng, thích ứng với hoạt động học tập theo học chế
tín chỉ của sinh viên; Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu; Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực
4
tiễn; Kết luận; Kiến nghị; Tài liệu tham khảo; Phụ lục.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG, THÍCH ỨNG
VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
CỦA SINH VIÊN
1.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu thích ứng, thích ứng với hoạt động học tập
Thích ứng và thích ứng với HĐHT là một trong những vấn đề hết sức quan trọng trong Tâm lý học vì thế
đã thu hút được sự quan tâm của các nhà Tâm lý học trong và ngoài nước. Đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu thích ứng, thích ứng với HĐHT nhưng khái quát lại có các hướng:
Nghiên cứu về thích ứng của con người nói chung: Có rất nhiều quan điểm của các nhà Tâm lý học nghiên
cứu thích ứng. Tuy nhiên có thể nói có ba hướng tiếp cận cơ bản khi nghiên cứu thích ứng sau: quan điểm tiếp
cận thích ứng của con người dưới góc độ sinh học; quan điểm coi thích ứng của con người là sự thích nghi và
quan điểm tiếp cận nhấn mạnh vai trò của chủ thể cá nhân trong quá trình thích ứng.
Nghiên cứu thích ứng với HĐHT: Có rất nhiều các công trình ở nước ngoài và trong nước nghiên cứu vấn
đề này. Ở nước ngoài có các hướng sau: Hướng nghiên cứu thích ứng với HĐHT của người học về mặt lý
luận; Hướng nghiên cứu thích ứng với HĐHT của người học trên cơ sở nghiên cứu hành động học tập;
Hướng nghiên cứu thích ứng với HĐHT như một quá trình; Hướng nghiên cứu sự thích ứng học tập dưới góc
độ văn hóa; Các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng học tập. Ở Việt Nam, các
công trình nghiên cứu thường nghiên cứu thích ứng của người học theo lứa tuổi, chủ yếu tập trung ở hai độ
tuổi là thích ứng với hoạt động học tập của học sinh Tiểu học và SV ĐH.
5
Như vậy, có rất nhiều các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước về thích ứng HĐHT. Các
công trình đã chỉ ra các biểu hiện cụ thể và các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến sự thích ứng học
tập. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu sự thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV ĐHTN.
Những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng giúp tác giả
luận án đi sâu nghiên cứu vấn đề “Thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Đại
học Thái Nguyên” trong điều kiện hiện nay.
1.2. Lý luận về thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên
1.2.1. Thích ứng
Thích ứng là sự tích cực, chủ động thay đổi nhận thức, thái độ, hành động của chủ thể nhằm đáp ứng yêu
cầu mới của hoạt động để tiến hành hoạt động có kết quả.

1.2.2. Hoạt động học tập theo học chế tín chỉ
HĐHT theo HCTC là hoạt động của SV tự tổ chức, điều khiển, điều chỉnh hoạt động học của bản thân dưới sự
tổ chức, điều khiển, điều chỉnh của GV nhằm lĩnh hội hệ thống tri thức, thái độ, hình thành hành động tương ứng
để đạt được văn bằng, chứng chỉ sau khi đã tích lũy đủ hệ thống môn học (được đo bằng số tín chỉ) theo trình tự
quy định của chương trình đào tạo đối với các văn bằng, chứng chỉ đó.
1.2.3. Thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên
1.2.3.1. Sinh viên và các đặc điểm tâm lý của sinh viên
1.2.3.2. Thích ứng với hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên
Thích ứng với HĐHT theo HCTC là sự tích cực, chủ động thay đổi nhận thức, thái độ và hành động của SV
nhằm đáp ứng yêu cầu mới của hoạt động học tập theo tín chỉ (xây dựng kế hoạch học tập và thực hiện giờ lý
thuyết trên lớp; giờ tự học, tự nghiên cứu; giờ thảo luận nhóm; giờ xêmina; giờ thực tập, thực hành, thực tế;
6
giờ kiểm tra, đánh giá) để tích lũy đủ hệ thống môn học theo trình tự quy định của chương trình đào tạo nhằm
đạt được văn bằng một cách tốt nhất.
1.3. Biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên
1.3.1. Các mặt biểu hiện thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên
Thích ứng với HĐHT theo tín chỉ của SV được đánh giá trên 03 mặt: nhận thức, thái độ và hành động.
1.3.1.1. Mặt nhận thức
Nhận thức của sinh viên về hoạt động học tập theo học chế tín chỉ là quá trình SV tiếp thu, lĩnh hội những tri
thức, quy trình của học chế tín chỉ. Qua quá trình này SV hiểu được những nội dung cơ bản sau:
- Nhận thức về bản chất của phương thức đào tạo theo tín chỉ
- Nhận thức về đặc trưng của phương thức đào tạo theo tín chỉ
- Nhận thức về mức độ quan trọng của các hành động học tập theo HCTC
- Nhận thức về các yêu cầu khi tham gia học tập theo HCTC
- Nhận thức về tác dụng của phương thức đào tạo theo tín chỉ với người học
- Nhận thức về các nhiệm vụ của bản thân khi tham gia học tập theo HCTC
1.4.2. Mặt thái độ
Thái độ của SV với HĐHT theo HCTC là sự biểu hiện tính tích cực hay không đối với các hành động học
tập theo HCTC. Thái độ của SV khi tham gia các hành động học tập theo HCTC được biểu hiện ở những nội
dung cơ bản sau:

- Tính tích cực, chủ động của SV khi tham gia HĐHT theo HCTC.
- Cảm xúc của SV khi tham gia các hành động học tập theo HCTC.
- Mức độ hài lòng của SV khi tham gia các hành động học tập theo HCTC.
- Mức độ tích cực của SV khi thực hiện các hành động góp phần chuyển đổi sang HCTC.
7
1.4.3. Mặt hành động
Yếu tố hành động với tư cách là chỉ số biểu hiện thích ứng được thể hiện ở việc chủ thể tiến hành hành
động đạt hiệu quả ra sao. Như vậy kết quả cụ thể thực hiện công việc là chỉ số đo thích ứng của SV với
HĐHT theo HCTC.
+ Kết quả thực hiện xây dựng kế hoạch học tập
+ Kết quả thực hiện giờ lý thuyết
+ Kết quả thực hiện giờ tự học, tự nghiên cứu
+ Kết quả thực hiện giờ thảo luận nhóm
+ Kết quả thực hiện giờ Xêmina
+ Kết quả thực hiện giờ thực hành, thực tập, thí nghiệm
+ Kết quả thực hiện giờ kiểm tra, đánh giá.
1.3.2. Mức độ thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên
Dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài, ý kiến của các chuyên gia, ý kiến của giáo viên hướng dẫn, chúng
tôi phân chia thích ứng của sinh viên theo 05 mức độ sau:
Mức độ
Các mặt biểu hiện
Nhận thức Thái độ Hành động
Mức 1: Thích ứng
tốt: Hoàn toàn chủ
động, tích cực,
không còn băn
khoăn, lo lắng.
- Nhận thức đúng đắn và đầy đủ về bản chất của
phương thức đào tạo theo tín chỉ
- Nhận thức đúng đắn về đặc trưng của phương

thức đào tạo theo tín chỉ.
- Nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tác dụng của
phương thức đào tạo theo tín chỉ đối với người học
- Nhận thức đúng và đầy đủ về nhiệm vụ của bản
thân khi tham gia học tập theo tín chỉ
- Nhận thức đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của
các hành động học tập theo tín chỉ
- Có thái độ tích cực khi tham gia các
hành động học tập theo tín chỉ.
- Có thái độ chủ động khi tham gia
các hành động học tập theo tín chỉ.
-Có cảm xúc dương tính khi tham gia
các hành động học tập theo tín chỉ
- Hài lòng khi tiến hành các hành
động học tập theo tín chỉ
- Tích cực thực hiện các hành động
góp phần chuyển đổi sang tín chỉ
- Xây dựng kế hoạch học tập ở
mức giỏi
- Thực hiện giờ lý thuyết ở
mức giỏi
- Thực hiện giờ tự học, tự
nghiên cứu ở mức giỏi
- Thực hiện giờ thảo luận nhóm
ở mức giỏi
- Thực hiện giờ Xêmina ở mức
giỏi
8
Mức độ
Các mặt biểu hiện

Nhận thức Thái độ Hành động
- Nhận thức đúng và đầy đủ yêu cầu của các hành
động học tập theo tín chỉ.
- Thực hiện giờ thực hành, thực
tế, thực tập ở mức giỏi
- Thực hiện giờ kiểm tra, đánh
giá ở mức giỏi
Mức 2: Thích ứng
ở mức khá: Chủ
động, tích cực ở
mức cao,không còn
băn khoăn, lo lắng.
- Nhận thức phần lớn đúng đắn và đầy đủ về bản chất
của phương thức đào tạo theo tín chỉ
- Nhận thức phần lớn đúng đắn về đặc trưng của
phương thức đào tạo theo tín chỉ.
- Nhận thức phần lớn đúng đắn và đầy đủ về tác
dụng của phương thức đào tạo theo tín chỉ đối với
người học
- Nhận thức phần lớn đúng và đầy đủ về nhiệm vụ của
bản thân khi tham gia học tập theo tín chỉ
- Nhận thức phần lớn đúng và đầy đủ về tầm quan
trọng của các hành động học tập theo tín chỉ
- Nhận thức phần lớn đúng và đầy đủ yêu cầu của
các hành động học tập theo tín chỉ.
- Có thái độ phần lớn
tích cực khi tham gia các hành động
học tập theo tín chỉ.
- Có thái độ phần lớn chủ động khi
tham gia các hành động học tập theo

tín chỉ.
- Có cảm xúc phần lớn dương tính khi
tham gia các hành động học tập theo
tín chỉ
- Phần lớn hài lòng khi tiến hành các
hành động học tập theo tín chỉ
- Phần lớn tích cực thực hiện các hành
động góp phần chuyển đổi sang tín
chỉ
- Xây dựng kế hoạch học tập ở
mức khá
- Thực hiện giờ lý thuyết ở
mức khá
- Thực hiện giờ tự học, tự
nghiên cứu ở mức khá
- Thực hiện giờ thảo luận nhóm
ở mức khá
- Thực hiện giờ Xêmina ở mức
khá
- Thực hiện giờ thực hành, thực
tế, thực tập ở mức khá
- Thực hiện giờ kiểm tra, đánh
giá ở mức khá
Mức 3: thích ứng ở
mức trung bình: Đã
chủ động, tích cực
nhưng chưa cao;
còn băn khoăn, lo
lắng.
- Nhận thức ở mức trung bình về bản chất của phương

thức đào tạo theo tín chỉ
- Nhận thức ở mức trung bình về đặc trưng của
phương thức đào tạo theo tín chỉ.
- Nhận thức ở mức trung bình về tác dụng của
phương thức đào tạo theo tín chỉ đối với người học
- Nhận thức ở mức trung bình về nhiệm vụ của
bản thân khi tham gia học tập theo tín chỉ
- Nhận thức ở mức trung bình về tầm quan trọng
của các hành động học tập theo tín chỉ
- Nhận thức ở mức trung bình về yêu cầu của các
hành động học tập theo tín chỉ.
- Tính tích cực thể hiện ở mức trung
bình khi tham gia các hành động học
tập theo tín chỉ.
- Tính chủ động thể hiện ở mức trung
bình khi tham gia các hành động học
tập theo tín chỉ.
- Có cảm xúc bình thường khi tham
gia các hành động học tập theo tín chỉ.
- Hài lòng ở mức trung bình khi tiến
hành các hành động học tập theo tín
chỉ
- Tính tích cực thể hiện ở mức trung
- Xây dựng kế hoạch học tập ở
mức trung bình
- Thực hiện giờ lý thuyết ở
mức trung bình
- Thực hiện giờ tự học, tự
nghiên cứu ở mức trung bình
- Thực hiện giờ thảo luận nhóm

ở mức trung bình
- Thực hiện giờ Xêmina ở mức
trung bình
- Thực hiện giờ thực hành, thực
tế, thực tập ở mức trung bình
9
Mức độ
Các mặt biểu hiện
Nhận thức Thái độ Hành động
bình khi thực hiện các hành động góp
phần chuyển đổi sang tín chỉ
- Thực hiện giờ kiểm tra, đánh
giá ở mức trung bình
Mức 4: Thích ứng
ở mức yếu: Chưa
thật chủ động, tích
cực; còn băn khoăn
và lo lắng
- Nhận thức ở mức yếu về bản chất của phương thức
đào tạo theo tín chỉ
- Nhận thức ở mức yếu về đặc trưng của phương
thức đào tạo theo tín chỉ.
- Nhận thức ở mức yếu về tác dụng của phương
thức đào tạo theo tín chỉ đối với người học
- Nhận thức ở mức yếu về nhiệm vụ của bản thân
khi tham gia học tập theo tín chỉ
- Nhận thức ở mức yếu về tầm quan trọng của các
hành động học tập theo tín chỉ
- Nhận thức ở mức yếu về yêu cầu của các hành
động học tập theo tín chỉ.

- Tính tích cực thể hiện ở mức yếu khi
tham gia các hành động học tập theo
tín chỉ.
- Tính chủ động thể hiện ở yếu bình
khi tham gia các hành động học tập
theo tín chỉ.
- Có cảm xúc phần lớn là âm tính khi
tham gia các hành động học tập theo
tín chỉ.
- Phần lớn là chưa hài lòng khi tiến hành các
hành động học tập theo tín chỉ
- Tính tích cực thể hiện ở mức yếu khi
thực hiện các hành động góp phần
chuyển đổi sang tín chỉ
- Xây dựng kế hoạch học tập ở
mức yếu
- Thực hiện giờ lý thuyết ở
mức yếu
- Thực hiện giờ tự học, tự
nghiên cứu ở mức yếu
- Thực hiện giờ thảo luận nhóm
ở mức yếu
- Thực hiện giờ Xêmina ở mức
yếu
- Thực hiện giờ thực hành, thực
tế, thực tập ở mức yếu
- Thực hiện giờ kiểm tra, đánh
giá ở mức yếu
Mức độ 5: Thích
ứng ở mức kém:

Chưa chủ động,
tích cực, bị động,
băn khoăn, lo lắng.
- Nhận thức sai về bản chất của phương thức đào tạo
theo tín chỉ
- Nhận thức sai về đặc trưng của phương thức đào
tạo theo tín chỉ.
- Nhận thức sai về tác dụng của phương thức đào
tạo theo tín chỉ đối với người học
- Nhận thức sai về nhiệm vụ của bản thân khi tham
gia học tập theo tín chỉ
- Nhận thức sai về tầm quan trọng của các hành
động học tập theo tín chỉ
- Nhận thức sai về yêu cầu của các hành động học
tập theo tín chỉ.
- Chưa tích cực tham gia các hành
động học tập theo tín chỉ.
- Chưa chủ động tham gia các hành
động học tập theo tín chỉ.
- Có cảm xúc âm tính khi tham gia
các hành động học tập theo tín chỉ.
- Chưa hài lòng khi tiến hành các
hành động học tập theo tín chỉ
- Chưa tích cực thực hiện các hành
động góp phần chuyển đổi sang tín
chỉ
- Xây dựng kế hoạch học tập ở
mức kém
- Thực hiện giờ lý thuyết ở
mức kém

- Thực hiện giờ tự học, tự
nghiên cứu ở mức kém
- Thực hiện giờ thảo luận nhóm ở
mức kém
- Thực hiện giờ Xêmina ở mức
kém
- Thực hiện giờ thực hành, thực
tế, thực tập ở mức kém
- Thực hiện giờ kiểm tra, đánh
giá ở mức kém
10
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên
1.5.1. Các yếu tố chủ quan: Hứng thú học tập theo học chế tín chỉ; Ý chí khi tham gia học tập; thói quen
học tập;phương pháp học tập…
1.5.2. Yếu tố khách quan: Phương pháp giảng dạy của giảng viên; chương trình đào tạo; cơ sở vật
chất…
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu
2.1.1. Vài nét về Đại học Thái Nguyên
Hiện nay, ĐHTN có 07 trường ĐH, 01 trường Cao đẳng, 02 khoa trực thuộc, 01 trung tâm Giáo dục Quốc
phòng, Trung tâm học liệu, Nhà xuất bản, 03 viện nghiên cứu, 01 bệnh viện thực hành, 02 trung tâm nghiên
cứu và chuyển giao công nghệ. Về đội ngũ: ĐHTN có 3573 cán bộ viên chức. Quy mô SV, học viên cao học,
nghiên cứu sinh là 90.000, trong đó quy mô SV là 88.000. ĐHTN chuyển sang đào tạo theo tín chỉ trong tất cả
các đơn vị đào tạo từ năm 2009 - 2010.
2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu
Để nghiên cứu thích ứng với HĐHT theo HCTC, chúng tôi đã nghiên cứu tổng số 936 khách thể, trong đó
chúng tôi lựa chọn theo các tiêu chí sau: Theo trường, theo khóa học, theo giới tính và theo dân tộc.
2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tổ chức nghiên cứu theo 3 giai đoạn: nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn và thực nghiệm

tác động. Để nghiên cứu thích ứng của SV với HĐHT theo HCTC, đề tài đã sử dụng hệ thống các phương
11
pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; phỏng vấn sâu; quan sát; điều tra bằng bảng hỏi; nghiên
cứu sản phẩm hoạt động; phân tích chân dung tâm lý một số sinh viên điển hình; phương pháp chuyên gia;
thực nghiệm tác động; xử lý số liệu nghiên cứu thực tiễn bằng phần mềm thống kê toán học.
Khi sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, tiêu chí và thang đánh giá mức độ thích ứng với hoạt
động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên được xác định như sau:
a. Mặt nhận thức
Những SV có điểm cao ở tiểu thang này là SV có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về HĐHT theo HCTC.
TT Nội dung
Tổng
số
Điểm
Thấp
nhất
Cao
nhất
1 Bản chất của phương thức đào tạo theo tín chỉ 3 3 15
2
Đặc trưng của phương thức đào tạo theo tín
chỉ so với đào tạo theo niên chế
9 9 45
3
Mức độ quan trọng của các hành động khi
tham gia học tập theo học chế tín chỉ
7 7 35
4
Yêu cầu khi tham gia hành động học tập theo
học chế tín chỉ
7 7 35

5
Tác dụng của phương thức đào tạo theo tín chỉ
đối với sinh viên
9 9 45
6
Mức độ cần thiết thực hiện các nhiệm vụ khi
tham gia học tập theo học chế tín chỉ
12 12 60
Tổng 47
Cách tính điểm: Tính điểm trung bình = Tổng điểm/47
12
Mức 1: 4,2 ≤
X
< 5: Hoàn toàn đúng, đầy đủ
Mức 2: 3,4 ≤
X
< 4,2: Phần lớn là đúng, đầy đủ
Mức 3: 2,6 ≤
X
< 3,4: Bình thường
Mức 4: 1,8 ≤
X
< 2.6: Phần lớn là sai
Mức 5: 1 ≤
X
< 1,8: Sai
b. Mặt thái độ
Những SV có điểm cao ở tiểu thang này là SV có thái độ tích cực, hài lòng, có cảm xúc dương tính và chủ
động thực hiện các hành động học tập theo tín chỉ.
TT Nội dung

Tổng
số
Điểm
Thấp
nhất
Cao
nhất
1
Tính chủ động của sinh viên khi thực hiện các
hành động học tập theo học chế tín chỉ.
7 7 35
2
Cảm xúc của sinh viên khi thực hiện các hành
động học tập theo học chế tín chỉ
7 7 35
3
Sự hài lòng khi thực hiện các hành động học
tập theo học chế tín chỉ.
7 7 35
4
Tính tích cực khi thực hiện các hành động
góp phần chuyển đổi sang học chế tín chỉ.
8 8 40
Tổng 29
Cách tính điểm: Tính điểm trung bình = Tổng điểm/29
Mức 1: 4,2 ≤
X
< 5: Sinh viên có thái độ rất tích cực, hài lòng, có cảm xúc dương tính và chủ động
13
Mức 2: 3,4 ≤

X
< 4,2: Sinh viên có thái độ phần lớn là tích cực, hài lòng, có cảm xúc dương tính và chủ
động
Mức 3: 2,6 ≤
X
< 3,4: Sinh viên có thái độ ở mức bình thường
Mức 4: 1,8 ≤
X
< 2.6: Sinh viên có thái độ phần lớn là không tích cực, không hài lòng, có cảm xúc âm
tính và thụ động
Mức 5: 1 ≤
X
< 1,8: Sinh viên có thái độ không tích cực, không hài lòng, có cảm xúc âm tính và thụ
động
c. Mặt hành động
Những SV có điểm cao ở tiểu thang này là SV thực hiện hành động học tập theo HCTC ở mức tốt.
TT Nội dung
Tổng
số
Điểm
Thấp
nhất
Cao
nhất
1
Kết quả thực hiện hành động xây dựng kế
hoạch học tập
7 7 35
2 Kết quả thực hiện giờ lý thuyết 8 8 40
3 Kết quả thực hiện giờ thảo luận 11 11 55

4 Kết quả thực hiện giờ Xêmina 12 12 60
5
Kết quả thực hiện giờ thực hành, thực tập,
thí nghiệm
8 8 40
6 Kết quả thực hiện giờ tự học, tự nghiên cứu 7 7 35
7 Kết quả thực hiện giờ kiểm tra, đánh giá 6 6 30
Tổng 59
Cách tính điểm: Tính điểm trung bình = Tổng điểm/59
14
Mức 1: 4,2 ≤
X
< 5: Tốt; Mức 2: 3,4 ≤
X
< 4,2: Khá; Mức 3: 2,6 ≤
X
< 3,4: Trung bình; Mức 4: 1,8 ≤
X
< 2.6: Yếu; Mức 5: 1 ≤
X
< 1,8: Kém.
Tính mức độ thích ứng.
Là trung bình trung điểm nhận thức, thái độ và hành động
Mức 1: 4,2 ≤
X
< 5: Thích ứng ở mức độ tốt; Mức 2: 3,4 ≤
X
< 4,2: Thích ứng ở mức độ khá; Mức 3:
2,6 ≤
X

< 3,4: Thích ứng ở mức độ trung bình; Mức 4: 1,8 ≤
X
< 2,6: Thích ứng ở mức độ yếu ; Mức 5: 1

X
< 1,8: Thích ứng ở mức kém.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
3.1. Thực trạng thích ứng của sinh viên Đại học Thái Nguyên với hoạt động học tập theo học chế tín
chỉ
3.1.1. Thích ứng của sinh viên Đại học Thái Nguyên với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ thể hiện
qua nhận thức
3.1.1.1. Nhận thức của sinh viên Đại học Thái Nguyên về phương thức đào tạo theo tín chỉ
Để có thể đánh giá thực trạng thích ứng với HĐHT theo tín chỉ của SV ĐHTN qua mặt nhận thức, chúng
tôi đã tổng hợp nhận thức của SV với HĐHT theo tín chỉ. Kết quả SV ĐHTN có nhận thức ở mức phần lớn
là đúng đắn và đầy đủ về HĐHT theo HCTC (
X
= 3,90), kết quả được thể hiện cụ thể như sau: Hầu hết SV
đã nhận thức ở hai mức phần lớn là đúng và đầy đủ và hoàn toàn đúng đắn, đầy đủ: 855 SV (91,3%). Đây là
những SV đã hiểu được thế nào là phương thức đào tạo theo tín chỉ, hiểu được những đặc trưng cơ bản của
15
phương thức đào tạo này; hiểu được tầm quan trọng và yêu cầu của các hành động học tập trong quá trình
đào tạo theo tín chỉ; hiểu được tác dụng của phương thức đào tạo theo tín chỉ đối với người học và nhiệm vụ
của bản thân SV trong quá trình học tập. Nhìn chung mức độ nhận thức của SV thể hiện đầy đủ và đúng đắn
với những nội dung tương đối đơn giản, gắn liền HĐHT của SV hằng ngày. Còn một số nội dung phản ảnh
bản chất của phương thức đào tạo theo tín chỉ thì SV chưa nhận thức được.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn 6 SV (0,6%) chưa nhận thức được phương thức đào tạo theo tín chỉ. Đây
là những SV chưa hiểu được bản chất của phương thức đào tạo theo tín chỉ và chưa nhận thức được những
nhiệm vụ mà bản thân phải thực hiện khi tham gia học tập theo tín chỉ. Đây là hạn chế trong nhận thức của
SV; điều này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động học của SV nói riêng và chất lượng đào tạo theo

HCTC nói chung.
- So sánh nhận thức của SV 03 trường cho thấy: Nhận thức của SV ở các trường khác nhau là khác nhau.
Trong 03 trường tiến hành khảo sát thì SV trường ĐHSP là đúng là đầy đủ nhất, sau đó đến SV Trường
CNTT&TT và cuối cùng là SV Trường ĐHNL (
X
= 4,08 >
X
= 3,89 >
X
= 3,79). Sự chênh lệch này có ý
nghĩa thống kê (P = 0,000 < 0,005). Trong số 346 SV ĐHSP được điều tra thì có 337 SV nhận thức hòa toàn
đúng đắn, đầy đủ và phần lớn là đúng đắn, đầy đủ (97,4%), chỉ có 9 SV (chiếm 2,6%) nhận thức ở mức trung
bình; không có SV nào nhận thức ở mức yếu và kém.
- So sánh nhận thức của SV năm thứ hai và năm thứ tư cho thấy: SV năm thứ tư có nhận thức đúng và đầy
đủ hơn SV năm thứ hai, tuy nhiên sự khác nhau thể hiện không đáng kể. Trong đó tỷ lệ SV năm thứ tư có nhận
thức hoàn toàn đúng và đầy đủ về phương thức đào tạo theo tín chỉ nhiều hơn SV năm thứ hai (24,3%>21%).
Tuy nhiên SV có nhận thức phần lớn là chưa đúng đắn và đầy đủ cũng chiếm tỷ lệ cao hơn SV năm thứ hai
(8%>0%). Tại sao SV năm thứ tư lại vẫn còn có tỷ lệ SV có nhận thức chưa đúng đắn về phương thức đào tạo
16
theo tín chỉ mà SV năm thứ hai lại không có? Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu SV để tìm hiểu nguyên
nhân và thu được kết quả như sau:
+ SV năm thứ hai mới được tham gia tập huấn về phương thức đào tạo theo tín chỉ ở học kỳ trước nên
những kiến thức các em thu được vẫn ghi nhớ để các em có thể vận dụng trong học tập.
+ SV năm thứ tư thì được tham gia các lớp tập huấn về phương thức đã được hơn hai năm. Các em đã
tham gia học tập theo tín chỉ được 04 năm nên những nội dung đó không còn xa lạ với các em. Chính vì đã
làm quen nên có một số em chủ quan. Khi chúng tôi đưa ra các câu hỏi tìm hiểu nhận thức của SV về
phương thức đào tạo theo tín chỉ thì một số em năm thứ tư vẫn bỡ ngỡ vì lâu lắm chưa đọc lại những nội
dung liên quan đến phương thức đào tạo này.
Như vậy, để có nhận thức đầy đủ về phương thức đào tạo theo tín chỉ, SV cần tìm hiểu thường xuyên và
tìm hiểu một cách sâu sắc những nội dung liên quan đến phương thức đào tạo này.

3.1.2. Thích ứng của sinh viên với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ được biểu hiện trên mặt thái độ
Để có thể đánh giá thực trạng thích ứng với HĐHT theo tín chỉ của SV ĐHTN qua mặt thái độ, chúng
tôi đã tổng hợp thái độ của SV khi tham gia HĐHT theo tín chỉ. Kết quả SV ĐHTN có thái độ phần lớn là
tích cực, hài lòng, có cảm xúc dương tính và chủ động khi tham gia HĐHT theo HCTC (
X
= 3,50), kết quả
cụ thể cho thấy: SV ĐHTN thể hiện thái độ khi tham gia HĐHT theo HCTC ở hai mức: trung bình và phần
lớn là tích cực (85,3%). Tuy nhiên, vẫn còn có 6,7% SV thể hiện thái độ không tích cực, không hài lòng,
có cảm xúc âm tính và còn thụ động và phần lớn là không tích cực, không hài lòng, có cảm xúc âm tính và
còn thụ động; chỉ có 8% SV rất tích cực, hài lòng, có cảm xúc dương tính và chủ động. Đây là những SV
sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn trong học tập để đạt được mục đích đã đề ra.
- So sánh thái độ khi tham gia HĐHT theo HCTC của SV các trường ĐH cho thấy: Thái độ của SV khi
17
tham gia HĐHT theo HCTC ở các trường khác nhau là khác nhau, tuy nhiên tỷ lệ chênh lệch về thái độ học
tập của các trường là không đáng kể trong đó SV trường ĐHSP có thái độ tích cực nhất, sau đó đến SV
Trường ĐHNL và ĐHCNTT&TT (
X
= 3,49>3,37>3,34). Sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê (p=0,002 <
p=0,05). Trong số 346 SV ĐHSP được điều tra có 295 SV (chiếm 85,2%) SV có thái độ ở mức bình thường
và phần lớn là tích cực, hài lòng, có cảm xúc dương tính và chủ động; không có SV nào có thái độ không tích
cực; chỉ có 11 SV (chiếm 3,2%) SV có thái độ phần lớn là không tích cực, không hài lòng, có cảm xúc âm
tính và thụ động. Có 40 SV (chiếm 11,6%) SV có thái độ rất tích cực, hài lòng, có cảm xúc dương tính và
chủ động.
- So sánh thái độ khi tham gia HĐHT theo HCTC của SV các khóa học cho thấy: Thái độ của SV năm thứ
hai và năm thứ tư thì sự khác nhau là không đáng kể và sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê.
3.1.3. Thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Đại học Thái Nguyên được biểu
hiện trên mặt hành động
Để có thể đánh giá thực trạng thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV ĐHTN qua mặt hành động, chúng
tôi đã tổng hợp kết quả thực hiện hành động học tập theo HCTC của SV. Kết quả SV ĐHTN thực hiện các
hành động học tập theo HCTC ở mức khá (

X
= 3,90), được thể hiện cụ thể: Hầu hết SV thực hiện các hành
động học tập theo HCTC ở mức khá (61,2%). Tỷ lệ SV thực hiện ở mức yếu kém là rất ít (0,9%). Tỷ lệ SV
thực hiện ở mức tốt cũng còn hạn chế (18.9%). Trong số các hành động học tập, SV thực hiện tốt nhất hành
động: Kiểm tra, đánh giá; Học lý thuyết trên lớp; Hành động tự học, tự nghiên cứu. SV thực hiện chưa tốt
các hành động sau: xây dựng kế hoạch học tập; hành động Xêmina và hành động thảo luận.
- So sánh kết quả tham gia các hành động học tập theo HCTC của SV các trường ĐH cho thấy: Kết quả
tham gia các hành động học tập theo HCTC ở các trường khác nhau là khác nhau, tuy nhiên sự khác nhau
18
này là không đáng kể, trong đó SV trường ĐHSP có kết quả thực hiện các hành động học tập cao nhất, sau
đó đến Trường ĐHNL và Trường CNTT&TT (
X
= 3,85 >3,74). Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (p=
0,00<p=0,05). Trong số 346 SV ĐHSP mà chúng tôi tiến hành điều tra thì có 215 SV thực hiện các hành
động học tập ở mức khá (chiếm 62,1%), 74 SV thực hiện ở mức tốt (chiếm 21,4%); không có SV nào thực
hiện ở mức kém, chỉ có 2 SV (0,6%) thực hiện ở mức yếu.
- So sánh kết quả thực hiện các hành động học tập của SV các khóa học cho thấy: Kết quả thực hiện các
hành động học tập của SV năm thứ hai và năm thứ tư thì chúng ta thấy SV năm thứ tư thực hiện có kết quả
cao hơn (
X
= 3,81>3,76). Tuy nhiên sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (p= 0,085>p=0,05).
3.1.4. Mối quan hệ giữa các mặt biểu hiện của thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh
viên Đại học Thái Nguyên
03 mặt biểu hiện của thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ có mối quan hệ khăng khít, gắn
bó với nhau, không tách rời nhau mà thống nhất trong một chỉnh thể chung. Trong đó mặt thái độ có mối
quan hệ khăng khít và gắn bó hơn với các mặt biểu hiện của thích ứng so với nhận thức và hành động. Đây là
điểm cần lưu ý để xây dựng biện pháp nâng cao khả năng thích ứng của sinh viên với hoạt động học tập theo
học chế tín chỉ.
3.1.5. Đánh giá chung thích ứng của sinh viên Đại học Thái Nguyên hoạt động học tập theo học chế tín
chỉ

Căn cứ trên sự tổng hợp các mặt biểu hiện thích ứng với HĐHT theo tín chỉ của SV ĐHTN: nhận thức,
thái độ và hành động học tập theo HCTC, kết hợp với phân tích định lượng và định tính, đồng thời qua ý
kiến của các chuyên gia và ý kiến của GV hướng dẫn, chúng tôi đã đánh giá cuối cùng về biểu hiện và mức
độ thích ứng của SV với HĐHT theo HCTC như sau: Hầu hết SV ĐHTN thích ứng ở mức khá với HĐHT
19
theo HCTC (70,2%). Đây là những SV đã nhận thức được những đặc trưng cơ bản của phương thức đào tạo
theo HCTC; đã thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết phải chuyển đổi sang HCTC; thấy được tác dụng
của phương thức này đối với SV. Đồng thời các em đã phần lớn có thái độ tích cực khi tham gia học tập theo
HCTC; thực hiện các hành động học tập theo HCTC ở mức khá nghĩa là đã hoàn thành các nhiệm vụ được
giao tuy nhiên kết quả thực hiện chưa thể hiện sự năng động, tích cực của SV. Tỷ lệ SV thích ứng ở mức yếu
và kém chiếm 0,9%. Đây là những SV chưa nhận thức được những đặc trưng của phương thức đào tạo theo
HCTC, chưa thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết phải chuyển đổi sang hình thức mới mẻ này và chưa
thấy được những tác dụng mà phương thức này mang lại đối với HĐHT của SV. Đồng thời các em chưa hài
lòng với các nội dung trong HĐHT và kết quả thực hiện các hành động học ở mức yếu và kém. Đây là những
SV có nguy cơ bị đào thải trong quá trình học tập theo HCTC ở mức độ cao. Nếu không có sự cố gắng và
quyết tâm, SV sẽ không thể đảm bảo số tín chỉ cần tích lũy và sẽ không ra trường theo dự kiến hoặc sẽ bị
đình chỉ học ở các học kỳ tiếp theo. SV thích ứng ở mức khá và tốt chiếm tỷ lệ 9,8%. Đây là những SV có
nhận thức hoàn toàn đúng đắn và đầy đủ về phương thức đào tạo theo HCTC và về HĐHT theo HCTC; các
em có thái độ tích cực khi tham gia HĐHT theo HCTC, có kết quả học tập đạt từ giỏi trở lên. Đây là những
SV đạt được những thành tích rất cao trong HĐHT và nghiên cứu khoa học. Các em chính là những điển
hình xuất sắc trong học tập theo HCTC của nhà trường.
Thực tế cho thấy, hiện nay các trường ĐH trong ĐHTN vẫn đang từng bước rà soát, chỉnh sửa và hoàn
thiện để tạo ra môi trường học tập theo HCTC với đầy đủ ý nghĩa của nó. Trong những năm đầu mới triển
khai phương thức đào tạo mới, thực tế môi trường học tập theo tín chỉ của SV vẫn chưa đáp ứng đầy đủ theo
phương thức đào tạo theo tín chỉ như: về cơ sở vật chất, về đội ngũ GV, về chương trình đào tạo, về phần
mềm quản lý đào tạo chính vì vậy môi trường mà SV đang học tập vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng những đặc
20
trưng của phương thức đào tạo theo HCTC. Có nội dung thể hiện sự thay đổi trong phương thức đào tạo theo
tín chỉ thì SV thực hiện vẫn kém hiệu quả (như xây dựng kế hoạch học tập, xêmina ).
- So sánh mức độ thích ứng của SV các trường ĐH cho thấy: Mức độ thích ứng của SV 03 trường chúng

ta thấy có sự khác nhau, tuy nhiên mức độ chênh lệch là không đáng kể, trong đó SV Trường ĐHSP có mức
độ thích ứng cao hơn, sau đó đến SV Trường CNTT&TT và cuối cùng là SV Trường ĐHNL (
X
=
3,81>3,66>3,64). Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (P=0,00<p=0,05). Chính thích ứng của SV với hoạt
động theo HCTC đã ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của SV. Phân tích kết quả học tập của SV K43
(2008 - 2011), Trường ĐHSP - ĐHTN chúng ta thấy:
+ Số SV trúng tuyển nhập học là 2090
+ So với ngày đầu nhập học của Khóa 43, sau 4 năm đã có 84 SV phải thôi học, chiếm tỷ lệ 4%.
+ Kết thúc khóa học có 1619 SV đủ điều kiện tốt nghiệp.So với số SV nhập học thì tỷ lệ SV tốt nghiệp
sau 4 năm là 77,5%. Con số này là thấp hơn so với các khóa trước.
+ Tuy nhiên tỷ lệ SV khá, giỏi lại tăng lên so với các khóa trước. Trong số 1619 SV tốt nghiệp, có: xuất
sắc: 02 SV (0,12%); Giỏi: 173 (10,73%); Khá: 1119 (69,19%); Trung bình: 325 (19,96%).
Như vậy, thông qua kết quả học tập của SV khóa đầu tiên chuyển đổi sang mô hình đào theo tín chỉ chúng
ta thấy kết quả học tập của SV là khá cao (chủ yếu SV tốt nghiệp đạt loại khá). Điều này thể hiện sự thích
ứng của SV có mối liên hệ mật thiết với kết quả học tập của SV và kết quả đánh giá thích ứng của SV là
phản ánh đúng thực trạng học tập của SV.
(Ghi chú: Số liệu trích trong Hội nghị rút kinh nghiệm đào tạo theo HCTC Trường ĐHSP - ĐHTN năm
2012).
21

×