Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Giàn khoan tự nâng 90m nước đầu tiên tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 21 trang )

1


MỤC LỤC

1.

Sơ lược cấu tạo và nguyên lý hoạt động của giàn khoan tự nâng 2

2.

Chức năng cấu tạo của cụm tháp khoan 7

2.1

Chức năng Hệ thống kết cấu đỡ cụm thiết bị khoan và tháp khoan: ………7

2.2

Cấu tạo Hệ thống kết cấu đỡ cụm thiết bị khoan và tháp khoan 8

3.

Khảo sát, phân tích, đánh giá về thiết kế, chế tạo cụm tháp khoan
trong nước 11

4.

Khảo sát, phân tích, đánh giá về thiết kế, chế tạo cụm tháp khoan
trên thế giới 15


5. Kết luận 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20












2

1. Sơ lược cấu tạo và nguyên lý hoạt động của giàn khoan tự nâng
Hiện nay ở Việt Nam, hầu hết các giếng khoan tìm thấy được phân bổ ở
trên thềm lục địa phía nam với mực nước biển từ 150 m nước trở xuống. Do
đó các loại Giàn khoan từ 150 m nước trở xuống là loại giàn khoan sẽ được
sử dụng chủ yếu tại Việt Nam. Đây cũng là loại giàn khoan chiếm tỷ trọng lớn
(gần 60%) trong tổng số giàn khoan đang hoạt động và đang được thi công
chế tạo trên toàn thế giới và đó hầu hết là các giàn tự nâng và giàn cố định.
Sau đây là cấu tạo và các hệ thống chính trên giàn khoan tự nâng, bao gồm:
Thân chính
Thân chính là một dạng kết cấu bản vỏ thường có dạng hình tam giác
Kết cấu vỏ bao gồm: Sàn trên, sàn dưới, sàn trung gian, sàn thao tác,
vách bao xung quanh, các vách dọc bằng thép tấm và các kết cấu dầm, xương
gia cường.


Hình 1.1.1 Các khoan trong thân chính
3

Thân chính được chia thành nhiều khoang gồm:
- Buồng máy
- Buồng bơm bùn
- Buồng máy phụ
- Kho chứa dụng cụ và thiết bị
- Các két chứa DDK
- Các két nước dằn
- Các két nước sinh hoạt
Trên mặt boong chính bố trí hệ thống ống, đường dẫn dịch chuyển tháp
khoan, bồn chứa xi măng, các hệ thống bơm, hệ thống cẩu, các hệ thống
thông gió và cabin buồng ở

Khối nhà ở và sân bay trực thăng
Khối nhà ở gồm nhiều tầng, được chia thành các buồng ở cho công nhân
và kỹ sư làm việc trên giàn khoan với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, nghỉ ngơi.

Hình 1.1.2 Bố trí khối nhà ở và giàn sân bay
4

Bố trí các buồng phòng giải trí, phòng thể thao, phòng hút thuốc, phòng
tắm hơi… giúp mọi người sống và làm việc trên giàn khoan giải trí sau giờ
làm việc.
Bố trí các văn phòng làm việc, phòng điều khiển, phòng thông tin liên
lạc.
Sân bay trực thăng: bố trí phía đối diện với tháp khoan trong phạm vi
cần cẩu có thể phục vụ cẩu chuyển.

Hệ thống tiếp nhiên liệu, hệ thống cứu hoả và hệ thống cung cấp nước…
Sàn khoan
Sàn khoan cùng với hệ thống trượt cho phép điều chỉnh vị trí tháp khoan
ra tới 20m theo chiều dọc và 9m theo chiều ngang cách mép ngoài thân giàn
khoan.

Hệ thống cần cẩu
Hệ thống cần cẩu: ba (03) chiếc được bố trí ở các góc của thân giàn đảm
bảo tầm với và sức nâng tại mọi vị trí trên giàn.
Hệ thống các loại bơm
Bơm nước sạch, bơm nước giằng và nước bẩn, bơm nước cho tháp
khoan, bơm cứu hoả, bơm nước nóng, bơm nước sinh hoạt, bơm vệ sinh, bơm
bùn, bơm cung cấp dầu.
Chân giàn khoan
Chân giàn khoan được chế tạo bằng thép cường độ cao có kết cấu theo
kiểu thanh giằng được liên kết với nhau. Chân giàn khoan bao gồm các phân
đoạn và các chi tiết.Các phân đoạn chân giàn khoan được chế tạo dưới sự
kiểm tra của giám sát của đăng kiểm ABS hoặc DNV.
5

Giàn khoan tự nâng được thiết kế để hoạt động tại những vùng biển có
độ sâu tới 60m - 130m, chịu được sức gió ở tốc độ tối đa 180km/h, tốc độ
dòng chảy 2m/s.
Giàn khoan tự nâng được thiết kế để khoan đạt tới độ sâu tối thiểu là
6000m và tối đa là 10000 m.
Các hệ thống chính trên giàn khoan tự nâng
Hệ thống máy phát điện: Được sử dụng để cung cấp toàn bộ điện năng
tiêu thụ trên giàn khoan. Các máy phát điện này là loại đặc biệt được chế tạo
để làm việc trong môi trường trên biển với độ tin cậy cao, được tích hợp hệ
thống điều khiển hiện đại có thể giám sát và điều khiển tại chỗ hoặc đồng bộ

cùng với hệ thống điều khiển trên giàn khoan. Trong trường hợp các máy phát
điện chính gặp sự cố thì máy phát điện dự phòng sẽ đảm bảo cấp điện cho các
hoạt động quan trọng, cần thiết trên giàn khoan.
Hệ thống nâng hạ: gồm có tháp khoan, tời khoan, ròng rọc động, ròng
rọc tĩnh, tháp khoan, thiết bị kẹp cáp chết (deadline anchor), cuộn cáp dự trữ
(drill line spooler). Đây là một trong những hệ thống quan trọng của các loại
giàn khoan.
Hệ thống xoay: cần chủ đạo, đầu xoay thủy lực, bàn roto (rotary table),
đầu quay di động (top drive). Hiện nay người ta thường khoan bằng đầu quay
di động là chủ yếu, đặc biệt khi cần thi công giếng khoan sâu.
Hệ thống tuần hoàn dung dịch: bơm cao áp, bể lắng, máy khuấy, súng
phun, máy tách cát, tách bùn, tách khí, sàng rung, phểu trộn dung dịch
Hệ thống kiểm soát giếng: bộ đối áp (BOP), hệ thống điều khiển đối áp
(BOP control unit)
Ngoài ra còn có các hệ thống phụ trợ khác như: hệ thống khí nén; hệ
thống neo; hệ thống thiết bị thông tin liên lạc; hệ thống điện thoại; hệ thống
6

báo động; các hệ thống cứu sinh cứu hoả; hệ thống điều hoà không khí và
nhiệt độ; hệ thống ống thông gió; hệ thống làm lạnh thực phẩm. (Hình 1.1)

Hình 1.1: Giàn tự nâng
Nguyên lý hoạt động của giàn tự nâng
Khi đưa giàn tự nâng đến vị trí cần khoan bằng các phương tiện kéo thì ta
tiến hành hạ giàn xuống biển. Chú ý vị trí mà ta hạ chân giàn phải được khảo
sát trước tới chiều sâu gấp 1,2 lần chiều sâu dự kiến. Sau khi hạ chân xong thì
ta tiến hành nâng sàn công tác lên một chiều cao thiết kế để đảm bảo an toàn
khi làm việc. Khi giàn đã được cắm ổn định thì tạo ra một diện tích làm việc
giống như trên giàn cố định. Giàn tự nâng có độ ổn định tốt nhất trong nhóm
công trình biển di động vì sóng biển chỉ tác động vào phần chân cột có kích

thước nhỏ và độ chắn sóng bé.
Sau khi khoan xong thì người ta tiến hành hạ giàn với các bước ngược lại:
đầu tiên là hạ sàn công tác xuống mặt nước, rồi rút chân giàn khỏi đáy biển và
được tàu kéo kéo đến vị trí mới. Tùy theo trọng lượng của giàn và kết cấu của
thiết bị trên giàn mà tốc độ nâng là từ 5 – 20 m/h và tốc độ hạ giàn từ 10 – 30
m/h.
7

2. Chức năng cấu tạo của cụm tháp khoan
Cụm tháp khoan là một tổ hợp kết cấu – thiết bị quan trọng nhất của các
giàn khoan tự nâng phục vụ khoan thăm dò và khai thác dầu khí.
Cụm tháp khoan bao gồm: Hệ thống kết cấu đỡ cụm thiết bị khoan, tháp
khoan và thiết bị khoan được thiết kế, chế tạo, đăng kiểm theo các tiêu chuẩn
quốc tế.
2.1 Chức năng Hệ thống kết cấu đỡ cụm thiết bị khoan và tháp khoan:
Hệ thống kết cấu đỡ cụm thiết bị khoan bao gồm: Hệ thống dầm công
xôn bao gồm 02 dầm công xôn, kết cấu đỡ sàn khoan, sàn khoan và
các hệ thống trượt.
- Hệ thống trượt dầm công xôn có nhiệm vụ trượt dầm công xôn để
tiếp cận tới vị trí cần khoan, thay đổi ví trí khoan theo phương dọc.
- Sàn khoan có chức năng nâng đỡ tháp khoan và các vật tư, thiết bị
phục vụ công tác khoan
- Hệ thống trượt sàn khoan có nhiệm vụ trượt tháp khoan theo
phương ngang, vuông góc với phương trượt của Dầm công xôn,
thay đổi vị trí khoan theo phương ngang.
- Tháp khoan phục vụ công tác khoan.


2.2 C
ấu tạo Hệ thống k

- Dầ
m công xôn
Hệ thống kế
t c
công xôn là d
có cường độ

Kích thướ
c 01 d
Khối lượ
ng c
Tổng trọ
ng lư
- Kết cấu đỡ
sàn khoan ph
Kết cấu đỡ
sàn khoan là 1 ph
bị
khoan. Có nhi
lắp đặt hệ
th
cấu đỡ
sàn khoan). K
thép tấ
m có cư
Kích thướ
c: 12mx16mx4m
Tổng trọ
ng lư
8

thống kết cấu đỡ cụm thiết bị khoan v
à tháp khoan
m công xôn đ
ỡ sàn khoan (Catilever)
t c
ấu đỡ cụm thiết bị khoan có 02 dầ
m công xôn. D
công xôn là d
ầm tổ hợp siêu trường siêu trọng, đượ
c ch

cao.
c 01 d

m công xôn: dài 35m x cao 5m x rông 0.812m
ng c
ủa 1 dầm công xôn: 301.5 tấn
ng lư
ợng của 2 dầm công xôn: 603 tấn
sàn khoan ph
ục vụ công tác khoan:
sàn khoan là 1 ph
ần của Hệ thống kết cấ
u
khoan. Có nhi
ệm vụ liên kết 2 dầm công xôn, đ

th
ống trượt của sàn khoan. (Sàn khoan s


sàn khoan). K
ết cấu này được chế tạo từ
các d
m có cư
ờng độ cao.
c: 12mx16mx4m

ng lư
ợng của kết cấu đỡ sàn khoan: 110 tấn
2.2.1 Kết cấu đỡ sàn khoan
à tháp khoan

m công xôn. D
ầm
c ch
ế tạo từ thép
m công xôn: dài 35m x cao 5m x rông 0.812m

u đ
ỡ cụm thiết

sàn khoan và

trượt trên kết
các d
ầm tổ hợp và


-
Sàn khoan: là 1 ph

Sàn khoan đ

chiều để
đưa tháp khoan
Sàn khoan đư
Kích thướ
c: 14mx24mx2.5m
Khối lượng
c
-
Tháp khoan và các thi
Tháp khoan là m
trúc bằ
ng thép d
Trong tháp có b
thiết bị
khoan.
Tháp bao gồ
m 9 t
trên cao sử
d

ng khai thác.
x 8,9m, đỉ
nh tháp
khoan có các thi
- Bộ
ròng r
- Bộ
ròng r

9
Sàn khoan: là 1 ph
ần của Hệ thống kết cấu đỡ cụ
m thi

tháp khoan và thiết bị
khoan. Sàn khoan s
đưa tháp khoan đúng v
ị trí cần khoan.
Sàn khoan đư
ợc chế tạo từ các dầm và thép tấ
m có cư
c: 14mx24mx2.5m

c
ủa sàn khoan: 128 tấn
2.2.2 Kết cấu sàn khoan
Tháp khoan và các thi
ết bị khoan
Tháp khoan là m
ột bộ phận chính thiết bị
khoan. Tháp khoan có c
ng thép d
ạng tháp, chịu lực dùng để giữ
và nâng các thi
Trong tháp có b
ố trí hệ thống palăng, nơi dựng cầ
n khoan và m
khoan.


m 9 t
ầng, ở tầng 4 và 5 có lắp buồ
ng làm vi
d
ụng khi kéo thả bộ dụng cụ, cầ
n khoan,
ng khai thác. Đáy tháp là h
ình vuông với kích thướ
c kho
nh tháp
có kích thước khoả
ng 2,9mx 2,9m.Trong tháp
khoan có các thi
ết bị khoan chính như sau:
ròng r
ọc tĩnh (Crown block)
ròng r
ọc động (Travelling block)
m thi
ết bị khoan.
khoan. Sàn khoan s
ẽ trượt 2
m có cư
ờng độ cao.

khoan. Tháp khoan có c
ấu
và nâng các thi
ết bị.
n khoan và m

ột số
ng làm vi
ệc cho thợ
n khoan,
ống chống,
c kho
ảng 8,9m
ng 2,9mx 2,9m.Trong tháp
10

- Đầu quay di động (Top driver)
- Bàn xoay (Rotary table)
- Thiết bị vặn cần khoan (Iron roughneck)
- Tời khoan ( Drawworks)
- Hệ thống trượt dầm công xôn và sàn khoan.
Hệ thống trượt dầm công xôn có nhiệm cụ trượt 2 dầm công xôn đỡ
toàn bộ thiết bị khoan đến vị trí khoan ( trượt trên mặt thân giàn
khoan)
Hệ thống trượt sàn khoan có nhiệm cụ trượt tháp khoan 2 chiều
theo phương ngang đưa tháp khoan đến vị trí khoan chính xác
Hai hệ thống trượt là dạng cơ cấu truyền động bằng cơ khí (sử
dụng bánh răng và thanh răng)
Mỗi bánh răng trượt có lực đẩy tối đa: 120 tấn
Tốc độ trượt: 2m/phút


Hình 2.2.3 Hệ kết cấu đỡ cụm thiết bị khoan
11

3. Khảo sát, phân tích, đánh giá về thiết kế, chế tạo cụm tháp khoan

trong nước
Hiện nay, tại Việt nam có 06 giàn khoan tự nâng là Tam Đảo, Cửu Long của
Xí nghiệp liên doanh Việt Xô và PVDI của Công ty Khoan và Dịch vụ khoan
dầu khí và một giàn tự nâng 90m nước của Pvshipyard đang đóng. Các giàn
đều được mua, hoán cải và được chế tạo trọn gói tại nước ngoài ngoại trừ giàn
khoan của Pvshipyard đang đóng.
Việc nghiên cứu về giàn khoan tự nâng chỉ được thực hiện ở phần nguyên lý
hoạt động nhằm đáp ứng công tác vận hành và bảo dưỡng định kỳ bởi đội ngũ
vận hành các giàn.
Việc nghiên cứu Hệ thống kết cấu đỡ cụm thiết bị khoan chỉ ở mức xem xét,
phân tích nguyên lý hoạt động từ đó phục vụ cho việc vận hành và khai thác.
Nghiên cứu thiết kế và chế tạo:
Ở trong nước, mặc dù có rất nhiều công ty, doanh nghiệp đang hoạt động
trong lĩnh vực thiết kế, thi công, chế tạo các công trình phục vụ dầu khí như:
Xí nghiệp LDDK Vietsovpetro (VSP), Tổng công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí
(PTSC), Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Tổng công ty
lắp máy Việt Nam (Lilama), Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC), …Tuy
nhiên, chưa có cơ quan/ tổ chức ở Việt Nam thực hiện việc nghiên cứu cụ thể,
chi tiết về thiết kế và công nghệ thi công chế tạo Hệ thống kết cấu đỡ cụm
thiết bị khoan trên giàn khoan tự nâng.
Xí nghiệp LDDK Vietsovpetro là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế
và chế tạo các công trình dầu khí ngoài khơi.
12


Hình 2.2.1 Cụm CTK 3 của mỏ bạch hổ thuộc XNLD Vietsovpetro
Năng lực thiết kế:
- Thiết kế kết cấu chân đế các giàn khoan cố định (Jacket)
- Thiết kế kết cấu thượng tầng giàn khoan cố định (Topside)
- Chưa có tự thiết kế công nghệ các giàn khoan biển.

- Chưa từng thiết kế cơ bản/ chi tiết giàn khoan tự nâng, chưa thiết kế
cụm tháp khoan
Năng lực chế tạo:
- Chế tạo công trình biển với khối lượng lớn nhất là 3000 Tấn
- Chưa từng tham gia chế tạo giàn khoan tự nâng
Công ty TNHH Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) thuộc Tổng công
ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) là đơn vị được thành lập năm 2001 hoạt
động chính trong lĩnh vực chế tạo giàn khoan.




K01 Topside 2,300T, 01
Jacket 3,700T, •

Load out
Method: Sử dụng trailers
13

Hình 2.2.2 Dự án sư tử đen


Weight: Topside: 1,200MT;
Jacket 4,000MT; pile: 2,000MT


Load out for Jacket: Sử dụng skidway


Hình 2.2.2 Dự án Chim sáo



Topside 1,900MT, 02
Jackets 1,200MT

• Load out Method: Sử
dụng trailers




Hình 2.2.3 Dự án Tê giác trắng

Năng lực thiết kế:
- Chưa thể tự thiết cơ bản/ chi tiết về giàn khoan khai thác.
- Chưa thể tự thiết kế cơ bản/ chi tiết về giàn khoan tự nâng, chưa
thiết kế cụm tháp khoan
- Năng lực chế tạo:
- Chế tạo công trình biển có khối lượng lớn nhất là 2500 Tấn
- Chưa có khả năng chế tạo giàn khoan tự nâng
14

Với năng lực khoa học công nghệ hiện nay của Việt Nam để phát triển các
ứng dụng khoa học kỹ thuật trong ngành Cơ khí, cụ thể là trong ngành Dầu
khí cần phải có sự kết hợp giữa kinh nghiệm chế tạo, vận hành, bảo dưỡng
các thiết bị, công trình hiện có và tiến hành hợp tác thiết kế, chuyển giao công
nghệ chế tạo với các công ty có kinh nghiệm, trình độ khoa học công nghệ
cao của nước ngoài.
Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (Pvshipyard) được thành lập
tháng 07/2007 nhằm thực hiện các nhiệm vụ thiết kế và chế tạo giàn khoan

đầu khí. PV Shipyard đang triển khai xây dựng Căn cứ chế tạo giàn khoan
dầu khí có tổng giá trị hơn 4000 tỷ VNĐ với diện tích 39.8 ha tại Vũng Tàu.
Bao gồm các hệ thống nhà xưởng, ụ khô và các bãi chế tạo cấu kiện dầu khí
siêu trường, siêu trọng cùng với trang thiết bị, máy móc tiên tiến, hiện đại.
Song song với xây dựng Căn cứ chế tạo, Pvshipyard đang tiến hành tuyển
dụng, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong lĩnh vực
thiết kế, chế tạo các công trình dầu khí. Đội ngũ kỹ sư này đã từng làm việc
tại các công ty dầu khi trong và ngoài nước như: VSP, PTSC, PVC, Lilama,
PVD, Vinashine, Trường Sơn JOC, Cửu Long JOC, JVPC, BP, Petronass….
Mặt khác. Pvshipyard cũng đã liên hệ, thảo luận và ký thảo thuận khung
hợp tác toàn diện trong lĩnh vực thiết kế và chuyển giao công nghệ chế tạo
giàn khoan khoan tự nâng với LTI (Mỹ), TrustCont (Singapores), Corall
(Ucraina).
Bên cạnh đó, Pvshipyard đã liên kết với các Viện Nghiên cứu, thiết kế đầu
ngành trong nước có kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan như
cơ khí, điện, tự động hóa,… để triển khai nghiên cứu thiết kế và tiếp nhận
chuyển giao công nghệ thiết kế từ nước ngoài.
Ngoài ra, Pvshipyard đã liên hệ và ký các thảo thuận khung với các công ty
chế tạo các cấu kiện dầu khí hàng đầu của Việt Nam như: VSP, PTSC, PVC,
Lilama, Vinashine để tham gia vào quá trình chế tạo giàn khoan tự nâng.

15

4. Khảo sát, phân tích, đánh giá về thiết kế, chế tạo cụm tháp khoan trên
thế giới
Việc nghiên cứu thiết kế, thiết kế và chế tạo Hệ thống kết cấu đỡ cụm thiết
bị khoan phục vụ công tác khoan thăm dò đã phát triển từ năm 1950 cùng với
các loại giàn khoan trên thế giới. Các loại giàn khoan tự nâng nói chung và
Hệ thống kết cấu đỡ cụm thiết bị khoan nói riêng được thiết kế, chế tạo tuân
theo các yêu cầu của tiêu chuẩn, qui phạm, các công ước và quy định của

nước sở tại được đăng kiểm quốc tế phê duyệt.
a. Thiết kế cơ sở:
Trên thế giới tính đến nay chỉ có một số hãng lớn trên thế giới thực hiện
thiết kế cơ bản và sở hữu bản quyền thiết kế các mẫu thiết kế Hệ thống kết
cấu đỡ cụm thiết bị khoan
Các công ty đã có thiết kế cơ sở (Mẫu thiết kế) được đăng kiểm phê duyệt
bao gồm:
- Công ty GustoMSC (Mỹ)
- Công ty LeTourneau (Mỹ)
- Công ty Keppel FELS (Singapore)
- Công ty Friede & Goldman (Mỹ)
- Công ty PPL (là công ty Singapore đã mua lại công ty thiết kế
Baker Marine của Mỹ)
- Công ty Corall (Ucraine)

16

Hình 4.1 Một số mẫu thiết kế của Công ty GustoMSC
Class CJ40 CJ46 CJ50 CJ62 CJ70
Number - 10 6 2 3
Water depth 250 ft 350 ft 400 ft 400 ft 450 ft
Area
Moderate
environment
Moderate
environment
Moderate
environment
Harsh
environment

Harsh
environment
Variable load 4,000 t 4,500 t 4,500 t 5,000 t 8,500 t

Class: số loại giàn (tên giàn)
Number: số lượng hiện có
Water depth: độ sâu nước hoạt động
Area: vùng biển hoạt động
Variable load: Tải trọng thay đổi


17


Hình 4.2 Một số mẫu thiết kế của Công ty LeTourneau



b. Thiết kế chi tiết:
Thiết kế chi tiết là quá trình triển khai thiết kế, phát triển thiết kế từ các
thiết kế cơ bản, thực hiện các phân tích, tính toán chi tiết các kết cấu, hệ
thống. Lựa chọn vật tư, thiết bị, hệ thống theo yêu cầu kỹ thuật cho Hệ thống
kết cấu đỡ cụm thiết bị khoan của chủ đầu tư (yêu cầu về công suất, hệ thống,
thiết bị,…) và đảm bảo đúng các tiêu chuẩn, qui phạm và được đăng kiểm
quốc tế phê duyệt.
Quá trình thiết kế chi tiết Hệ thống kết cấu đỡ cụm thiết bị khoan thường
được thực hiện dưới hai (02) hình thức sau:
- Đối với các hãng chế tạo lớn có kinh nghiệm thì việc thiết kế chi
tiết Hệ thống kết cấu đỡ cụm thiết bị khoan sẽ được thực hiện bởi
18


chính nhà chế tạo. Ưu điểm lớn là các hãng này có rất nhiều kinh
nghiệm trong công nghệ chế tạo giàn khoan,
- Đối với các hãng chế tạo mới (mới thành lập hoặc mới tham gia vào
lĩnh vực thiết kế, chế tạo giàn khoan tự nâng) chưa có kinh nghiệm
thiết kế thì việc thiết kế chi tiết Hệ thống kết cấu đỡ cụm thiết bị
khoan thường được thực hiện bởi các công ty tư vấn thiết kế có
kinh nghiệm thông qua các hợp đồng thuê tư vấn thiết kế.
c. Tình hình chế tạo Hệ thống kết cấu đỡ cụm thiết bị khoan trên thế
giới:
Hệ thống kết cấu đỡ cụm thiết bị khoan là loại hình kết cấu siêu trường
siêu trọng. Với khối lượng rất lớn khoảng gần 1200 tấn ( 940 tấn của hệ
thống kết cấu và 300 tấn thiết bị khoan, tháp khoan) do vậy việc di
chuyển và công xôn ra vị trí khoan rất khó khăn
Chính vì vậy Công nghệ chế tạo Hệ thống kết cấu đỡ cụm thiết bị
khoan đòi hỏi phải có các trang thiết bị chuyên dụng như cần cầu lớn,
các loại máy hàn, cắt CNC…, đồng thời cần phải có các chuyên gia,
cán bộ kỹ thuật giàu kinh nghiệm nắm vững được công nghệ chế tạo,
đội ngũ công nhân chuyên nghiệp, lành nghề.
Trước đây chỉ có một số hãng lớn vừa thực hiện thiết kế và chế tạo được
Hệ thống kết cấu đỡ cụm thiết bị khoan như:
- LeTourneau IT (Mỹ)
- Keppel FELS (Singapore)
- PPL (Singapore)
Tuy nhiên hiện nay do nhu cầu về thăm dò và khai thác dầu khi tăng cao,
nên có nhiều công ty chế tạo khác trên thế giới tham gia vào việc thi công chế
tạo các loại giàn khoan trong có việc chế tạo Hệ thống kết cấu đỡ cụm thiết bị
khoan như:
- Đại liên, Yantai (Trung Quốc)
- Huydai, (Hàn Quốc)

- ABG Shipyard, Bharati Shipyard (Ấn Độ)
- QGM Group Dubai, M.I.S Sharjah, Lamprell (Ả rập xê út)
- Laproy Offshore (Indonesia)


19















5. Kết luận
Qua chuyên đề chúng ta đã phần nào nhìn nhận và đánh giá tổng thể về
năng lực thiết kế, chế tạo hệ thống kết cấu đỡ cụm thiết bị khoan trong và
ngoài nước. Nhận thấy rằng ở việt nam chưa có một công ty nao chế tạo hệ
thống cụm thiết bị khoan vì vậy mà việc chuyên giao công nghệ thiết kế, chế
tạo cụm thiết bị khoan lúc này là thật sự cần thiết để từ đó các công ty trong
nước dần dần nắm bắt được công nghệ tiến tới có khả năng tự thiết kế và chế
tạo.





20

















TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (2009), Đặc tính kỹ thuật cho giàn
khoan di động ngoài khơi (Technical specification For Mobile Offshore
Drilling Unit), Hà nội.
2. Hợp đồng 526/HD-DKVN giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty
Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí ngày 21/01/2009, có hiệu lực từ
ngày 21/05/2009, là dự án cơ khí trọng điểm quốc gia với mục tiêu đóng
mới giàn khoan tự nâng 60m nước.

3. Bản vẽ thiết kế chi tiết về cantilever của Pvshipyard (Năm 2010, đã được
ABS phê duyệt)
4. Bản vẽ thiết kế chi tiết về kết cấu đỡ sàn khoan của Pvshipyard (năm
2010, đã được ABS phê duyệt)
21

5. Bản vẽ thiết kế chi tiết về sàn khoan của Pvshipyard (năm 2011, đã được
ABS phê duyệt)


×