Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

nội dung tóm tắt luận án kinh tế - xã hội huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an thời nguyễn (1802 - 1884)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.29 KB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong đời sống của các cộng đồng cư dân, kinh tế - xã hội là
một lĩnh vực hoạt động mang tính thiết yếu, gắn với nhu cầu vật chất và
sinh hoạt của con người. Hiện nay, cùng với quá trình phát triển nền kinh
tế hàng hóa, mục tiêu xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
cũng được đặt ra. Do vậy, nghiên cứu kinh tế - xã hội của từng khu vực
cụ thể sẽ đem lại những hiểu biết chính xác và toàn diện hơn về lịch sử
địa phương cũng như lịch sử dân tộc.
1.2. Những năm gần đây, trước sự thay đổi nhanh chóng của xã
hội, những yếu tố, đặc điểm của địa phương đang từng bước bị nhấn
chìm. Việc lựa chọn một địa bàn cụ thể (chẳng hạn một tỉnh, một huyện)
làm đối tượng nghiên cứu xuất hiện ngày một nhiều (như Bình Định,
Thừa Thiên - Huế, Đơng Sơn [Thanh Hóa], Đức Thọ [Hà Tĩnh]). Đây là
một yêu cầu cấp thiết cả về mặt khoa học và thực tiễn. Bởi nghiên cứu cái
cụ thể sẽ làm cho bức tranh lịch sử Việt Nam thời Nguyễn trở nên sinh
động hơn, sát với thực tế hơn, từ đó góp phần làm cho nhận thức chung
trở nên sâu sắc, toàn diện hơn.
1.3. Nghệ An là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng. Trải qua
từng thời kỳ, chính sách quản lý của các vương triều đối với vùng đất này
ít nhiều có sự khác biệt so với những nơi khác. Vì vậy, Nghệ An có nhiều
nét đặc thù về kinh tế, xã hội so với diện mạo chung của cả nước. Từ thực
tế đó, nghiên cứu kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An và từng địa phương
cụ thể ở khu vực này trong những giai đoạn cụ thể là một việc làm cần
thiết, mang ý nghĩa khoa học. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một
cơng trình nào đi sâu nghiên cứu về đề tài này.
1.4. Nghi Lộc là một trong những huyện đồng bằng ven biển tiêu
biểu của tỉnh Nghệ An. Dưới thời Nguyễn, Nghi Lộc được chọn làm nơi
đóng “trấn thành”, “tỉnh thành” của Nghệ An. Bên cạnh đó, Nghi Lộc cịn
có 2 cửa sơng lớn là Cửa Xá (Cửa Lò), Cửa Hội. Ngay từ sớm, hai cửa


sơng này đã có vị trí quan trọng về qn sự, kinh tế và giao thương bn
bán. Ngồi ra, Nghi Lộc cịn là một trong những vùng đất có truyền thống
lịch sử, văn hóa lâu đời của Nghệ An.


2
Với lý do trên, Nghi Lộc xứng đáng được các nhà nghiên cứu
quan tâm nhằm góp phần phục dựng lại một cách khái quát bức tranh
kinh tế, xã hội của huyện Nghi Lộc dưới thời Nguyễn. Chính vì thế chúng
tơi chọn vấn đề: “Kinh tế - xã hội huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An thời
Nguyễn (1802 - 1884)” làm luận án Tiến sĩ lịch sử.
2. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng kinh tế - xã hội
huyện Nghi Lộc (Nghệ An) thời kỳ nhà Nguyễn là vương triều phong
kiến độc lập, cụ thể là tính từ năm 1802 đến năm 1884. Việc trình bày đối
tượng nghiên cứu chủ yếu tập trung trong chương 3 và chương 4. Các
lĩnh vực kinh tế, xã hội được chia thành từng nội dung cụ thể nhằm đảm
bảo tính cụ thể, tồn diện và hệ thống của luận án.
- Với tính chất là cơng trình nghiên cứu độc lập về đề tài: “Kinh
tế - xã hội huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An thời Nguyễn (1802 - 1884)”,
nhiệm vụ cụ thể của luận án là:
+ Trên cơ sở sưu tầm, chọn lọc và đối chiếu các nguồn tài liệu,
luận án đi sâu nghiên cứu về kinh tế, xã hội huyện Nghi Lộc thời Nguyễn
(1802 - 1884).
+ Đánh giá, so sánh nhằm rút ra những nét tiêu biểu trong lĩnh
vực kinh tế, xã hội của huyện Nghi Lộc thời Nguyễn so với các vùng, các
khu vực lân cận.
+ Rút ra những kết luận khoa học mang tính độc lập, khách quan
về vấn đề nghiên cứu trên cơ sở các cứ liệu đã trình bày.
- Phạm vi nghiên cứu:

+, Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án đi sâu nghiên cứu về
kinh tế, xã hội huyện Nghi Lộc thời Nguyễn (1802 - 1884). Trong một số
nội dung cụ thể, luận án so sánh huyện Nghi Lộc với một số địa phương
khác ở khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
+, Về thời gian: Luận án đi sâu nghiên cứu về kinh tế, xã hội
huyện Nghi Lộc trong thời kỳ nhà Nguyễn là triều đại phong kiến độc
lập, cụ thể là trong khoảng thời gian từ năm 1802 cho đến năm 1884.
Nhằm đảm bảo tính lịch sử và tùy thuộc mức độ cho phép của nguồn tư


3
liệu, một số nội dung luận án trình bày kéo dài tới giai đoạn nửa cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
+, Về không gian: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu trên địa
bàn huyện Nghi Lộc thời Nguyễn, gồm 4 tổng Đặng Xá, Kim Nguyên,
Ngô Trường, Thượng Xá theo ghi chép trong các bộ sử thời Nguyễn. Về
cơ bản, phạm vi khảo sát của luận án tập trung vào địa bàn chủ yếu của
huyện Chân Lộc, tỉnh Nghệ An thời Nguyễn cũng như phần lớn địa bàn
huyện Nghi Lộc hiện nay.
3. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Nguồn tài liệu:
Thực hiện đề tài này, luận án sử dụng các nguồn tài liệu sau:
* Thứ nhất, luận án sử dụng nguồn tài liệu chính thống do Quốc
Sử quán, Nội Các triều Nguyễn biên soạn như: Đại Nam thực lục, Khâm
định Đại Nam hội điển sự lệ (Chính biên và tục biên), Hoàng Việt luật
lệ... Loại tài liệu này được khai thác, sử dụng triệt để trong quá trình
nghiên cứu và trình bày nội dung luận án.
Trong quá trình thu thập tài liệu, chúng tơi nhận thấy các sách địa
lý học - lịch sử chép về toàn quốc như: Đại Nam nhất thống chí, Đồng
Khánh địa dư chí...hay các sách chép về Nghệ An như: Hoan Châu

phong thổ ký, Nghệ An ký, An Tĩnh cổ lục...đã cung cấp thêm cho chúng
tôi nhiều tư liệu về huyện Nghi Lộc thời Nguyễn.
* Thứ hai: Nguồn tài liệu quan trọng nhất của luận án là các thư
tịch: địa bạ, thần tích, gia phả, văn bia... Chúng tôi khai thác hơn 5.000
trang tài liệu thư tịch tại TTLTQG I và VNCHN. Trong đó, đáng chú ý
hơn cả là 47 tập địa bạ lập vào các thời điểm Gia Long, Minh Mệnh, Tự
Đức. Nguồn tài liệu thư tịch là cơ sở chủ yếu giúp chúng tơi nghiên cứu
tình hình kinh tế, xã hội Nghi Lộc thời Nguyễn.
* Thứ ba: Kết quả nghiên cứu trong các cơng trình chun khảo
về ruộng đất, kinh tế và xã hội của các tác giả đi trước như: Nguyễn Đức
Nghinh, Vũ Huy Phúc, Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân, Phan
Phương Thảo...là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng, giúp chúng tôi đối
chiếu, so sánh để rút ra những đánh giá khoa học.


4
Bên cạnh đó, các cơng trình biên soạn lịch sử địa phương như:
Lịch sử các xã, phường; Lý lịch di tích các cơng trình lịch sử; Các cơng
trình nghiên cứu về địa phương Nghệ An của Ninh Viết Giao, Chu Trọng
Huyến...cũng là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết, giúp chúng tôi so
sánh, đối chiếu với các tài liệu thư tịch để rút ra nét tiêu biểu của vùng đất
Nghi Lộc.
* Tuy đã cố gắng khai thác triệt để các nguồn tài liệu nhưng
chúng tôi vẫn không thể tránh khỏi những khó khăn trong q trình khơi
phục lại tồn bộ diện mạo kinh tế, xã hội của huyện Nghi Lộc thời
Nguyễn. Để khắc phục khó khăn đó, trong các cuộc điều tra, thực địa tại
Nghi Lộc, chúng tôi nhận thấy tài liệu địa phương khá phong phú và đa
dạng. Nếu được xử lý theo phương pháp khoa học thì đây cũng là nguồn
tài liệu quan trọng của luận án.
3.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương
pháp sử học và phương pháp lơgic. Những nhận xét, đánh giá của luận án
đều xuất phát từ tính cụ thể và xác thực của nguồn tài liệu. Ngồi ra,
chúng tơi cịn sử dụng các phương pháp liên ngành như: xã hội học, khảo
cổ học, chọn mẫu...để nghiên cứu một cách toàn diện về kinh tế, xã hội
của huyện Nghi Lộc thời Nguyễn.
4. Đóng góp của Luận án
- Về mặt khoa học, luận án khôi phục lại một cách cụ thể, tồn
diện và có hệ thống về tình hình kinh tế, xã hội huyện Nghi Lộc thời
Nguyễn, qua đó góp phần nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lịch
sử, xã hội của khu vực Nghệ Tĩnh nói riêng cũng như cả nước giai đoạn
này. Đồng thời, luận án đi sâu làm rõ nét tiêu biểu về kinh tế, xã hội của
huyện Nghi Lộc so với các vùng, các khu vực lân cận.
- Về mặt thực tiễn, luận án góp phần bổ sung nguồn tài liệu vào
khoảng trống trong nghiên cứu lịch sử địa phương. Kết quả nghiên cứu
của luận án cũng là cơ sở để tiến hành khảo sát, nghiên cứu, biên soạn
lịch sử địa phương; các bài giảng lịch sử địa phương cho học sinh, sinh
viên trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đồng thời, luận án cịn góp thêm những


5
luận chứng, luận cứ cụ thể cho việc hoạch định các chính sách phát triển
kinh tế, xã hội của Nghi Lộc hiện nay.
5. Bố cục luận án: Luận án gồm 169 trang. Trong đó, phần mở
đầu 6 trang, kết luận 4 trang, tài liệu tham khảo 19 trang. Nội dung luận
án gồm 151 trang, được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề (12 trang)
Chương 2: Vài nét về địa bàn huyện Nghi Lộc (19 trang).
Chương 3: Kết cấu kinh tế huyện Nghi Lộc thời Nguyễn (53
trang)

Chương 4: Xã hội huyện Nghi Lộc thời Nguyễn ( 57 trang)
Ngồi ra, trong luận án cịn có các bảng thống kê, sơ đồ và phần
phụ lục gồm các bản đồ, bảng biểu, ảnh, bản chụp tư liệu.


6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Nghiên cứu kinh tế, xã hội nông thôn, làng xã là mảng đề tài hấp
dẫn, thu hút nhiều học giả trong và ngồi nước tham gia dưới nhiều hình
thức, góc độ khác nhau. Hàng loạt các chuyên khảo về kinh tế, xã hội
nông thôn, làng xã đã xuất bản. Với độ dài 12 trang, chương 1 nêu tổng
quan những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Trên cơ sở đó
rút ra một số nhận xét về các cơng trình nghiên cứu và đưa ra hướng
nghiên cứu của đề tài.
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về nơng thơn làng xã Việt Nam
* Dưới thời thuộc Pháp: các chuyên khảo về kinh tế, xã hội nông
thôn, làng xã Việt Nam của các học giả nước ngoài bắt đầu xuất hiện.
Những tác phẩm tiêu biểu nhất của thời kỳ này là: L’Economie Agricole
de l’Indochine (Kinh tế nông nghiệp Đông Dương); Les paysans du
Delta Tonkinois (Người nông dân châu thổ Bắc kỳ)... Bên cạnh các nhà
nghiên cứu người Pháp đã xuất hiện một số tác giả người Việt. Tiêu biểu:
Việt Nam phong tục, Sở hữu làng xã ở Bắc kỳ, Nghiên cứu về làng xã An
Nam...
* Sau Cách mạng tháng Tám (1945): giới sử học bắt đầu chú ý
nghiên cứu về kinh tế, xã hội nông thôn, làng xã Việt Nam. Nhiều chuyên
khảo có giá trị đã ra mắt bạn đọc, đáng chú ý hơn cả là: Xã thôn Việt
Nam (1959); Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ (1959);
Tín ngưỡng Việt Nam (1967)...
* Sau năm 1975: nghiên cứu về kinh tế, xã hội nông thôn, làng

xã tiếp tục được đẩy mạnh. Nhiều cơng trình chun sâu đã ra đời, cụ thể
như: Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX (1979);
Chế độ ruộng đất Việt Nam (1982, 1983); Cơ cấu tổ chức làng Việt cổ
truyền (1984)...
* Sau thời kỳ đổi mới (1986): nghiên cứu về kinh tế, xã hội nông
thôn, làng xã tiến thêm một bước và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Nhiều chuyên khảo về kinh tế, xã hội làng xã đã ra đời: Làng Việt Nam,
một số vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội (1992); Kinh nghiệm tổ chức quản


7
lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử (1993); Một làng Việt cổ truyền ở
đồng bằng Bắc bộ (1996); Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc bộ
(2010)... Bên cạnh đó, cịn có một số luận văn, luận án, tạp chí, hội thảo,
đề tài khoa học nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế, xã hội của lịch sử địa
phương cũng như lịch sử dân tộc ít nhiều liên quan đến đề tài luận án.
Chính những nghiên cứu với cách tiếp cận mới của các tác giả kể
trên đã gợi mở nhiều vấn đề trong nghiên cứu kinh tế, xã hội nơng thơn,
làng xã Việt Nam sau này. Các cơng trình kể trên là tài liệu tham khảo,
cung cấp lý luận và những kiến thức chun ngành giúp chúng tơi có cái
nhìn khách quan, khoa học trong nhận thức, nghiên cứu về kinh tế, xã hội
huyện Nghi Lộc thời Nguyễn.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu về tỉnh Nghệ An
* Trước Cách mạng tháng Tám (1945): Mở đầu quá trình nghiên
cứu về địa lý, lịch sử, văn học, tư tưởng truyền thống của khu vực Nghệ
Tĩnh là cuốn Nghệ An ký. Tiếp đến là cơng trình nghiên cứu về vùng đất
An Tĩnh của học giả người Pháp - H.Le Breton, với tác phẩm Le vieux An
Tinh (An Tĩnh cổ lục, 1936). Đây là những cơng trình nghiên cứu tiêu
biểu, có giá trị khoa học, nghiên cứu trực tiếp về khu vực Nghệ Tĩnh
trước năm 1945.

* Sau Cách mạng tháng Tám (1945): nghiên cứu về Nghệ An
được đẩy mạnh. Nhiều cơng trình biên khảo về lịch sử kinh tế, xã hội khu
vực Nghệ An đã ra đời. Tiêu biểu: Hương ước Nghệ An (1998); Nghề
(làng nghề) thủ công truyền thống ở Nghệ An (1998); Khoa bảng Nghệ
An (1075 - 1919) (2000); Văn bia Nghệ An (2003); Lịch sử Nghệ An
(2012)... Ngồi ra cịn có nhiều tạp chí, hội thảo, luận án, luận văn nghiên
cứu về mảnh đất, con người Nghệ An.
Nhìn chung, trong các cơng trình trên, tuy nội dung nghiên cứu
về Nghi Lộc còn hết sức sơ lược nhưng đã cung cấp cho chúng tôi nhiều
luận điểm giá trị, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu các địa phương
cụ thể trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
1.3. Các cơng trình nghiên cứu về huyện Nghi Lộc
Đi sâu hơn trong việc tìm hiểu những vấn đề cụ thể của địa
phương Nghi Lộc đã có một số tác phẩm đề cập trực tiếp đến tình hình


8
kinh tế, xã hội của huyện như: Lịch sử Đảng bộ huyện Nghi Lộc (sơ thảo)
(1991); Lịch sử giáo phận Vinh (1996); Thành phố Vinh quá trình hình
thành và phát triển (1804 - 1945)(2003)... Ngoài ra, các sách về lịch sử
xã, phường; gia phả các dòng họ; lý lịch các di tích và danh thắng... Tất
cả các cơng trình trên là cơ sở khoa học, cung cấp tư liệu và nhiều luận
điểm có giá trị khi đi sâu nghiên cứu về kinh tế, xã hội huyện Nghi Lộc
trong một giai đoạn lịch sử cụ thể.
1.4. Một vài nhận xét
Trong phạm vi nửa đầu thế kỷ XIX, việc nghiên cứu về vùng đất
Nghệ Tĩnh cũng như các địa phương cụ thể ở đây chưa được chú trọng
đúng mức. Thực trạng và đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của các địa
phương trong bối cảnh chung của khu vực và dân tộc thời kỳ vương triều
Nguyễn (1802 - 1884) vẫn chưa được nghiên cứu làm rõ. Do vậy, trên cơ

sở khai thác, sử dụng những nguồn tài liệu mới (địa bạ, thần tích, thần
sắc, hương ước, gia phả), đồng thời tham khảo, kế thừa những thành tựu
của các tác giả đi trước, luận án: Kinh tế - xã hội huyện Nghi Lộc, tỉnh
Nghệ An thời Nguyễn (1802 - 1884) là công trình đầu tiên nghiên cứu
chuyên sâu về đề tài này.


9
CHƯƠNG 2.
VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC
Được hình thành và phát triển từ rất sớm, lại có vị trí tương đối
thuận lợi, mảnh đất Nghi Lộc đã được con người khai phá, sinh sống từ
rất lâu đời. Với độ dài 19 trang, luận án giới thiệu khái quát về điều kiện
tự nhiên, quá trình hình thành và tình hình kinh tế, xã hội huyện Nghi Lộc
trước thế kỷ XIX.
2.1. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình: Nghi Lộc là vùng đất được kiến tạo từ rất sớm trên
một địa hình rộng lớn, có núi đồi, có sơng biển, có đồng bằng thuận lợi
cho việc cư trú và làm ăn sinh sống của cư dân nơi đây.
- Giao thông: Nghi Lộc có điều kiện thuận lợi về giao thơng:
đường bộ, đường biển, đường sông..., quan trọng nhất là tuyến đường bộ
Bắc - Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để Nghi Lộc sớm trở thành nơi
giao lưu văn hóa rộng mở.
- Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và tiểu khí
hậu Vinh - Bến Thủy, đồng thời chịu ảnh hưởng của khí hậu biển nên ở
Nghi Lộc thường có gió mùa Đơng Bắc, gió Lào, gió Nồm. Thời tiết hàng
năm ở đây chia thành hai mùa: mùa nóng và mùa lạnh.
- Đất đai: Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển nên chủ yếu là
đất cát pha, vừa bạc màu lại vừa bị nhiễm mặn, độ phù sa thấp. Đây là
nguyên nhân gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp.

2.2. Q trình hình thành và những thay đổi về diên cách
Nghi Lộc là vùng đất cổ có lịch sử hình thành lâu đời. Ban đầu,
Nghi Lộc thuộc địa bàn huyện Phố Dương và Dương Toại thời Tam Quốc
- Lưỡng Tấn - Nam Bắc Triều (220 - 581). Sau đó là vùng đất của huyện
Phố Dương thời thuộc Tùy - Đường (581 - 905)... Đến thời Trần (1225 1400), huyện Nghi Lộc có tên gọi là Tân Phúc; thời thuộc Minh (1407 1427), đổi thành Chân Phúc; thời Tây Sơn (1789 - 1802), đổi thành Chân
Lộc. Đầu thời Nguyễn, huyện Chân Lộc thuộc vào phủ Đức Quang, trấn
Nghệ An. Huyện Chân Lộc lúc bấy giờ có 4 tổng 66 xã, thơn, phường,
trang. Đến đời vua Thành Thái (1889 - 1907), huyện Chân Lộc đổi tên


10
thành Nghi Lộc. Như vậy, tên gọi Nghi Lộc xuất hiện vào năm 1889 và
duy trì cho đến ngày nay.
Địa bàn huyện Nghi Lộc được khảo sát trong luận án là vùng đất
thuộc huyện Chân Lộc thời Nguyễn gồm 4 tổng (Đặng Xá, Kim Nguyên,
Ngô Trường, Thương Xá), tương đương với phần lớn địa bàn Nghi Lộc
hiện nay.
2.3. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội huyện Nghi Lộc trước
thế kỷ XIX
Nghi Lộc là vùng đất sớm được khai phá. Đầu thế kỷ X, vùng
đồng bằng dần được định hình. Nhiều làng xóm ven biển bắt đầu được
lập nên. Đến cuối thế kỷ XIV, các cụm dân cư ở Nghi Lộc phát triển
đông đúc, nhiều trang trại khẩn hoang được thành lập, tạo điều kiện cho
các ngành kinh tế phát triển. Bước sang thế kỷ XVII, Nghệ An trở thành
chiến trường ác liệt. Kinh tế, đặc biệt sản xuất nông nghiệp bị đình trệ,
đồng ruộng bỏ hoang, dân cư xiêu tán. Sự suy sụp về kinh tế, hỗn loạn về
chính trị tạo điều kiện cho quan lại, cường hào ra sức cướp đoạt ruộng
đất, bóc lột dân nghèo. Nơng dân rơi vào cảnh mất ruộng, đói kém liên
miên. Do vậy, phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu lúc bấy giờ.

Tóm lại, so với nhiều địa phương lân cận, Nghi Lộc là huyện có
điều kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế đa dạng: nông nghiệp,
thủ công nghiệp, thương nghiệp... Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng,
thế mạnh, Nghi Lộc cũng như nhiều huyện khác của miền Trung ở vào
vùng thời tiết khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi nên cư dân nơi đây sớm phải
đấu tranh, khắc phục các hậu quả do thiên nhiên gây ra.


11
CHƯƠNG 3.
KẾT CẤU KINH TẾ HUYỆN NGHI LỘC THỜI NGUYỄN
Đây là một trong những chương trọng tâm của luận án. Với 53
trang, luận án đi sâu nghiên cứu về kinh tế huyện Nghi Lộc trên các
phương diện: ruộng đất, nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
Theo cách phân chia truyền thống của các nhà sử học, ruộng đất và kinh
tế nông nghiệp thường gắn liền với nhau. Tuy nhiên, trên cơ sở khai thác
triệt để nguồn tài liệu địa bạ, chúng tôi cấu trúc ruộng đất thành một mục
riêng, tách rời khỏi kinh tế nông nghiệp và xem đây là một trong những
đóng góp quan trọng của luận án.
3.1. Tình hình ruộng đất: Từ những số liệu cụ thể đã trình bày
trong luận án, chúng tơi nhận thấy, dưới thời Nguyễn, Nghi Lộc tồn tại đa
dạng các loại hình sở hữu và sử dụng ruộng đất.
* Trước hết phải kể đến ruộng đất công làng xã (gồm công điền,
công thổ). Đây là loại ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước thông qua quản lý
của các làng xã, phân chia cho các thành viên cày cấy dưới hình thức
“đồng quân cấp canh tác”.
Công điền tồn tại ở hầu hết các xã thôn huyện Nghi Lộc nhưng số
lượng không nhiều (chiếm 16,8% tổng diện tích). Tuy số lượng cơng điền
khơng nhiều nhưng có đến 81,6% cơng điền bị bỏ hoang. Bên cạnh đó,
diện tích cơng thổ ở Nghi Lộc cũng tương đối ít, chiếm 2,8% tổng diện

tích ruộng đất, trong đó chủ yếu là đất hoang. So sánh mức độ phổ biến
của công điền ở Nghi Lộc với một số huyện khác thuộc đồng bằng Bắc
bộ và Bắc Trung bộ cho thấy, tỷ lệ các xã thơn khơng có ruộng cơng ở
Nghi Lộc cao hơn nhiều (Nghi Lộc 34%, Đông Sơn 6%, La Sơn 14,71%,
Từ Liêm 32,91%). Sự giảm sút ruộng đất công là do: làng xã ẩn lậu ruộng
công để trốn thuế; tình trạng “biến cơng vi tư” phổ biến; q trình mở
rộng khu dân cư, xây dựng tỉnh thành và các cơng trình cơng cộng...
* Ruộng đất tư: bao gồm tư điền, tư thổ, thổ trạch tư. Dưới thời
Nguyễn, ruộng đất tư ở Nghi Lộc chiếm 80,3% tổng diện tích ruộng đất
toàn huyện.


12
- Bình quân sở hữu một chủ là 1.5.2.5.3. So với một số huyện
thuộc đồng bằng Bắc bộ và huyện Đơng Sơn (Thanh Hóa) ở cùng thời
điểm thì bình qn sở hữu ở Nghi Lộc thấp hơn nhiều (Đông Sơn:
3.2.2.7.2; Thanh Trì: 4.2.3.8.2; Đơng Quan: 8.8.2.7.8).
- Quy mơ sở hữu ruộng đất chủ yếu là sở hữu nhỏ: 83,79% chủ
sở hữu có mức sở hữu dưới 3 mẫu; 6,07% chủ sở hữu có mức sở hữu trên
5 mẫu. Điều này cho thấy: tuy ruộng đất tư chiếm tỷ lệ lớn nhưng ở Nghi
Lộc, quy mô sở hữu tư điền vừa nhỏ bé, vừa phân tán.
- Phụ nữ đứng tên chủ sở hữu ruộng đất ở Nghi Lộc chiếm tỷ lệ
18,09%. Tỷ lệ chủ sở hữu nữ ở huyện Nghi Lộc nằm ở mức trung bình so
với cả nước. Tuy nhiên, sở hữu của chủ nữ ở Nghi Lộc chủ yếu là sở hữu
nhỏ, bình quân sở hữu của một chủ nữ là 1.1.9.3.4
- Hiện tượng phụ canh ruộng đất khá phổ biến, có 30,65% diện
tích tư điền phụ canh và 45,26% chủ sở hữu là chủ phụ canh. Điều này
chứng tỏ hiện tượng mua bán ruộng đất phát triển mạnh, ruộng đất lúc
bấy giờ đã trở thành hàng hóa.
- Đội ngũ chức sắc đóng vai trị quan trọng trong đời sống kinh

tế, xã hội của các làng xã. Khi nghiên cứu địa bạ, chúng tôi nhận thấy
một số lượng lớn chức dịch ở Nghi Lộc khơng có ruộng đất (16,9%). Đại
bộ phận chức sắc có ruộng thuộc vào lớp sở hữu nhỏ (dưới 1 mẫu) và
trung bình (1 - 3 mẫu).
* Ngồi ra cịn có các hạng đất khác: thổ trạch viên cư, thần tự
phật tự, mộ địa... Điểm đặc biệt là các loại ruộng đất này khơng được tính
vào tổng diện tích cơng tư điền thổ các hạng của địa bạ.
3.1.3. Một vài nhận xét
Sở hữu ruộng đất ở Nghi Lộc thời Nguyễn nằm trong xu thế
chung của nước ta lúc bấy giờ, đó là xu thế tất yếu của q trình tư hữu
hóa. Sở hữu cơng tuy ngày càng bị thu hẹp nhưng lại tồn tại khá phổ biến
ở các làng xã và ln duy trì với một tỷ lệ không nhỏ. Điều này chứng tỏ
sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn.
3.2. Kinh tế nông nghiệp
3.2.1. Trồng trọt: Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển nên đất
đai nơng nghiệp tương đối ít, chủ yếu là đất cát pha, hàm lượng dinh


13
dưỡng thấp. Sản xuất nơng nghiệp hồn tồn phụ thuộc vào tự nhiên,
năng suất thấp, mùa vụ bấp bênh, đời sống nơng dân khó khăn.
- Thời vụ và giống: Nơng dân Nghi Lộc hàng năm canh tác hai
vụ: vụ chiêm và vụ mùa. Ngồi ra cịn có thêm vụ tháng 8. Thời gian cấy
trồng ở Nghi Lộc kéo dài hơn các nơi khác, năng suất thu hoạch không
cao và không đảm bảo. Giống lúa ở Nghi Lộc tương đối đa dạng. Ngồi
lúa, nhân dân Nghi Lộc cịn biết gieo trồng các loại hoa màu phù hợp với
chất đất như: lạc, ngô, khoai... Điều này cho thấy sự đa dạng, phong phú
trong đời sống của cư dân Nghi Lộc.
So với các huyện đồng bằng Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu,
diện tích và chất lượng ruộng đất của Nghi Lộc vừa ít, lại kém màu mỡ.

Do vậy, tuy cùng nằm trong một khu vực nhưng nơng nghiệp Nghi Lộc
nhìn chung kém phát triển hơn và không phải là “vựa lúa” của tỉnh.
* Kĩ thuật canh tác: Dưới thời Nguyễn, nông dân Nghi Lộc khá
thuần thục kỹ thuật cày bừa dùng sức kéo trâu bò là chủ yếu. Tùy vào
từng chất đất, thửa ruộng, xứ đồng mà nông dân sử dụng các loại công cụ
khác nhau cho phù hợp. Phương thức canh tác thô sơ, lạc hậu, phụ thuộc
vào tự nhiên. Năng suất cây trồng thấp và hết sức bấp bênh. Điều này ảnh
hưởng lớn đến đời sống của nông dân.
* Năng suất và tô thuế: sản lượng lúa và hoa màu ở Nghi Lộc
không mấy ổn định, phụ thuộc tự nhiên. Tuy nhiên, do tư liệu không cho
phép nên chúng tôi chưa thể đưa ra con số cụ thể về năng suất và sản
lượng. Mặc dù vậy, sản xuất nông nghiệp hầu như không đáp ứng đủ nhu
cầu của nhân dân địa phương.
Bên cạnh đó, chế độ tơ thuế cũng trở thành gánh nặng đối với
nhân dân. Ngồi các loại thuế chính thức (thuế đinh, thuế điền), nhân dân
cịn phải đóng các khoản phụ thu như: tiền thẻ tre, điền mẫu, thường tân,
cung đốn...
* Vấn đề thủy lợi: rất quan trọng với sản xuất nông nghiệp. Khác
với đồng bằng sông Hồng, do đặc điểm địa hình, chính sách của các
vương triều, địa bàn Nghệ Tĩnh trước thế kỷ XX gần như không tồn tại hệ
thống đê điều ngăn lũ, điều tiết nước. Công tác thủy lợi dừng lại ở quy
mô làng xã.


14
3.2.2. Chăn nuôi: hầu như không thể phát triển thành nghề riêng
biệt. Phần lớn nơng dân khơng có trâu bị, chuồng trại với quy mô lớn.
Giống trâu nuôi ở Nghi Lộc trước thế kỷ XX là trâu Mường của các
huyện phía Tây Nghệ An. Giống bị được đưa từ Phú Yên ra. Loại trâu,
bò này kéo cày khỏe, chắc thịt, thích nghi với khí hậu địa phương. Ngồi

trâu bị, nhiều gia đình cịn ni lợn, gà, vịt...
3.2.3. Khai thác thủy sản: với hai cửa biển (Cửa Xá, Cửa Hội),
vùng biển Nghi Lộc có một ngư trường rộng lớn. Đây là ngư trường lớn
nhất tỉnh Nghệ An. Nghề khai thác thủy sản ở Nghi Lộc khá phát triển.
Đây là ngành kinh tế hỗ trợ rất nhiều cho đời sống của nông dân vùng
ven biển, nơi đất đai cằn cỗi, bạc màu, nông nghiệp kém phát triển. Và
đây cũng là đặc trưng kinh tế riêng của huyện.
3.3. Các ngành kinh tế khác
3.3.1. Thủ công nghiệp: khá phát triển. Nghi Lộc trở thành vùng
đất có nhiều nghề và làng nghề thủ cơng. Qua khảo sát các nguồn tài liệu,
chúng tôi thống kê được 24 nghề thủ công, phân bố ở nhiều xã thôn trong
huyện. Nghi Lộc là nơi tập trung nhiều làng nghề có quy mơ lớn, nổi
tiếng của tỉnh và cả nước. Tiêu biểu: đóng thuyền ở Tân Lộc, Vạn Lộc,
Trung Kiên; dệt chiếu cói ở n Lưu, n Dũng, Hải Cơn; làm muối ở
Thượng Xá, Yên Lương...
Tuy nhiên, thủ công nghiệp ở Nghi Lộc chủ yếu bó hẹp trong
phạm vi gia đình và chưa tách khỏi nơng nghiệp. Do vậy, trên địa bàn
huyện hầu như khơng có các “phố nghề” hay các “công xưởng” thu hút
vài trăm lao động chuyên sản xuất hàng hóa. Đây là tình trạng chung của
các làng nghề trong khu vực.
3.3.2. Thương nghiệp: phát triển khá mạnh, nhất là hệ thống
chợ. Theo thống kê của Quốc Sử quán triều Nguyễn, đầu thế kỷ XIX, địa
bàn Nghệ An có 38 chợ. Trong đó, Chân Lộc (tức Nghi Lộc) là huyện có
nhiều chợ nhất của tỉnh (9 chợ). Điều đó cho thấy, q trình trao đổi,
bn bán các loại hàng hóa ở Nghi Lộc thế kỷ XIX phát triển hơn rất
nhiều so với các phủ, huyện khác trong tỉnh.
Điểm đặc biệt là, địa bàn Nghi Lộc thời Nguyễn có chợ Vĩnh
(còn gọi là chợ Yên Trường) - trung tâm buôn bán lớn nhất của Nghệ An,



15
Hà Tĩnh lúc bấy giờ. Do vậy, so với các vùng khác, kinh tế hàng hóa ở
Nghi Lộc phát triển mạnh hơn hẳn. Thế nhưng các yếu tố tự nhiên, xã hội
thuận lợi cộng với hệ thống chợ tỉnh, chợ huyện cho đến các chợ làng,
chợ xã cũng không đủ sức tạo nên ở Nghi Lộc một “cảng thị” hay “phố
thị” buôn bán sầm uất, hấp dẫn các thương nhân nước ngồi đến bn
bán, trao đổi.
Tóm lại, so với nhiều địa phương khác trong tỉnh, Nghi Lộc là
huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi để Nghi Lộc phát triển một nền
kinh tế đa dạng với các ngành: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương
nghiệp và khai thác thủy sản. Trong đó, nơng nghiệp vẫn là ngành kinh tế
chủ đạo, mang tính chất tự cấp, tự túc và khơng đáp ứng đủ nhu cầu của
nhân dân địa phương.


16
CHƯƠNG 4.
XÃ HỘI HUYỆN NGHI LỘC THỜI NGUYỄN
Đây là một trong những chương trọng tâm của luận án. Ở đây,
chúng tôi quan niệm phần lịch sử xã hội theo nghĩa rộng, bao gồm nhiều
mặt hoạt động liên quan đến con người. Với 57 trang, chương 4 đi sâu
nghiên cứu một số vấn đề tiêu biểu của xã hội Nghi Lộc thời Nguyễn.
4.1. Tổ chức hành chính
Đầu thế kỷ XIX, huyện Chân Lộc (tức Nghi Lộc sau này) có 4 tổng
66 xã, thôn, phường, trang. Đến cuối thời Tự Đức, huyện Chân Lộc có 4
tổng 81 xã, thơn, phường (giáp). Như thế, so với đầu triều Nguyễn, huyện
Chân Lộc cuối thời Tự Đức đã có nhiều thay đổi. Số lượng xã thôn của
huyện tăng từ 66 lên 81 đơn vị (mặc dù số tổng vẫn giữ nguyên). Dĩ
nhiên, các đơn vị có thể rất khác nhau về diện tích đất đai và dân số,
nhưng sự thay đổi đó cũng nói lên một bước phát triển về các đơn vị hành

chính của huyện lúc bấy giờ.
4.2. Bộ máy quản lý xã thôn: Dưới triều Nguyễn, bộ máy quản
lý xã thôn thuộc về hội đồng lý dịch, hội đồng kỳ mục và một số tổ chức
khác như: dòng họ, giáp, hội Tư văn...
- Hội đồng lý dịch (sau 1828): gồm Lý trưởng, Phó lý, Hương
trưởng, Khán thủ. Đây là bộ phận đại diện cho nhà nước phong kiến ở
làng xã, vừa chấp hành các mệnh lệnh của nhà nước trong phạm vi xã
thôn, vừa tổ chức quản lý xã dân bằng pháp chế.
- Hội đồng kỳ mục: bao gồm những người vừa có điền sản, vừa
có chức vụ hay phẩm hàm. Với tiêu chuẩn kể trên, đội ngũ tham gia Hội
đồng kỳ mục ở các làng xã huyện Nghi Lộc thời Nguyễn khá nhiều. Tuy
nhiên, trong một chừng mực nào đó, Hội đồng kỳ mục là một cản trở lớn
trong các làng xã. Do vậy, sau này thực dân Pháp đã tìm cách xóa bỏ Hội
đồng kỳ mục nhưng đã bị thất bại.
- Các tổ chức khác: ngoài Hội đồng lý dịch, Hội đồng kỳ mục,
trong bộ máy quản lý xã thơn cịn có các tổ chức xã hội khác như: dịng
họ, giáp, hội Tư văn...


17
4.3. Kết cấu xã hội và đời sống nhân dân
4.3.1. Kết cấu xã hội: Trong nông thôn Việt Nam, bất cứ một
làng truyền thống nào cũng luôn tồn tại 4 thành phần cư dân (còn gọi là
“tứ dân”) được xếp theo thứ tự: sĩ, nông, công, thương. Bên cạnh sự phân
loại cư dân theo tiêu chuẩn “tứ dân” cịn có một cách phân hạng khác là
dựa vào địa vị chính trị, thứ bậc xã hội và tuổi tác để xác định ngôi thứ
trong làng. Việc phân biệt ngôi thứ ở Nghi Lộc diễn ra khá sâu sắc.
Tuy nhiên, dù tiến hành phân chia các tầng lớp dân cư trong xã
hội theo tiêu chí nào thì ở Nghi Lộc, các quan hệ xã hội bao trùm luôn
xoay quanh hai mâu thuẫn chính: đó là mâu thuẫn giữa giai cấp phong

kiến thống trị với đơng đảo nhân dân lao động. Đó là nguyên nhân dẫn
đến các cuộc đấu tranh của nông dân.
4.3.2. Đời sống nhân dân: do sản xuất nông nghiệp lạc hậu, phụ
thuộc vào tự nhiên nên đời sống của nhân dân Nghi Lộc gặp nhiều khó
khăn. Nhân dân Nghi Lộc thường xuyên lâm vào tình cảnh thiên tai, dịch
bệnh, mất mùa và đói kém. Đây là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu
tranh của nhân dân chống lại triều đình nhà Nguyễn ở thế kỷ XIX.
Tuy không phải là địa bàn trọng điểm của các cuộc khởi nghĩa
nông dân trên địa bàn tỉnh nhưng Nghi Lộc thời Nguyễn cũng là một
trong những địa phương chịu nhiều ảnh hưởng. Đáng chú ý hơn cả cuộc
đấu tranh do Hoàng Phan Thái lãnh đạo. Điểm đặc biệt là phong trào đấu
tranh ở Nghi Lộc không diễn ra gay gắt như các huyện khác trong tỉnh.
4.4. Tình hình giáo dục
4.4.1. Hệ thống trường học: Dưới thời Nguyễn, Trường thi
Hương Nghệ An được xây dựng trên địa bàn huyện Nghi Lộc (1804).
Đây là cơ sở giáo dục lớn nhất của tỉnh Nghệ An lúc bấy giờ, cũng đồng
thời là trung tâm giáo dục của các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa
thời Nguyễn. Bên cạnh trường tỉnh, trường học ở các phủ, huyện lân cận
và các tổng, xã trên địa bàn huyện Nghi Lộc cũng được chú ý xây dựng.
Đây là điều kiện thuận lợi để con em trong vùng có thể tham gia học tập.
4.4.2. Thành tựu khoa bảng: truyền thống hiếu học và khoa
bảng là đặc trưng nổi bật nhất ở Nghi Lộc thời Nguyễn. Nghi Lộc là một
trong những địa phương dẫn đầu Nghệ An về thành tựu khoa cử (chỉ sau


18
Quỳnh Lưu, Diễn Châu). Qua các nguồn tài liệu, chúng tôi thống kê được
94 người đậu Hương cống - Cử nhân và 11 người đậu Tiến sĩ, Phó bảng.
Số lượng Hương cống - Cử nhân của huyện Nghi Lộc chiếm tỷ lệ
17,64%. Con số này cao hơn tỷ lệ Hương cống - Cử nhân của Nghệ An so

với cả nước (11,4%).
Nghi Lộc có nhiều làng học tiêu biểu: Kim Khê, Đơng Hải,
Thịnh Trường... Trong đó, có những làng là “trung tâm phát tích” nhân
tài của huyện, đứng đầu huyện về số người đăng khoa: Kim Khê, Đông
Hải, Vạn Lộc, Thịnh Trường... Bên cạnh đó, nhiều dịng họ ở Nghi Lộc
có truyền thống hiếu học, có nhiều người đậu đạt. Tiêu biểu: họ Đinh ở
Kim Khê; họ Nguyễn Thức ở Thịnh Trường; họ Nguyễn ở Đơng Hải...
Chính các dịng họ khoa bảng đã góp phần làm rạng danh cho vùng đất
Nghi Lộc.
4.5. Tín ngưỡng, tơn giáo
Qua khảo sát thực tế chúng tơi thấy rằng, những ngơi đền, đình,
chùa của Nghi Lộc được xây dựng từ các thế kỷ trước, sau nhiều dịp
trùng tu, ngày nay vẫn tọa lạc và là những kiến trúc cổ bề thế, đặc sắc
trong cảnh quan hiện tại của Nghi Lộc. Đó là những chứng tích vật chất
đầu tiên chứng tỏ sự tồn tại của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống tinh
thần của cư dân Nghi Lộc trước đây.
4.5.1. Tín ngưỡng: Thờ cúng tổ tiên là một đạo lý truyền thống
của người Việt. Thờ cúng tổ tiên ở Nghi Lộc là nghĩa vụ tinh thần thiêng
liêng nhất trong đời sống tâm linh của các gia đình, dịng họ. Bên cạnh
thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ thần ở các làng xã cũng tương đối phổ
biến. Thời Nguyễn, hệ thống thần linh được thờ phụng ở các làng xã
Nghi Lộc với vai trị Thành hồng làng rất đa dạng. 47 tư liệu địa bạ thời
Nguyễn cho biết, địa bàn huyện Nghi Lộc có 155 ngơi đền. Trung bình
một xã thơn ở Nghi Lộc thời Nguyễn có 3.29 ngôi đền. Sự tồn tại của hệ
thống đền thờ trên đất Nghi Lộc chứng tỏ sự phong phú về đời sống văn
hóa, tinh thần của nhân dân Nghi Lộc.
4.5.2. Tơn giáo
- Phật giáo: Trên địa bàn Nghi Lộc, hầu như làng xã nào cũng có
chùa. Sự hiện diện của những ngôi chùa làng cũng cho thấy sinh hoạt



19
Phật giáo ở những địa phương này rất phong phú, thu hút đông đảo các
tầng lớp nhân dân tham gia. Qua 47 tư liệu địa bạ, chúng tôi thống kê
được 82 ngơi chùa, trung bình một xã thơn có 1.7 ngơi chùa, mật độ các
chùa khá dày. Điều đó chứng tỏ, ở Nghi Lộc thời Nguyễn, Phật giáo vẫn
tiếp tục phát triển mạnh trong nhân dân.
- Nho giáo: Ở Nghi Lộc thời Nguyễn, cùng với q trình khơi
phục và phát triển của giáo dục khoa cử, ảnh hưởng của Nho giáo ngày
càng mạnh. Hệ thống Văn miếu, Văn chỉ hay Từ vũ thờ Khổng Tử và các
vị Tiên hiền được xây dựng ở nhiều nơi. Qua 47 tư liệu địa bạ, chúng tôi
thống kê được 15 nhà Từ vũ trên địa bàn huyện. Trong đó, hệ thống các
Từ vũ tập trung nhiều nhất ở các xã thôn thuộc 2 tổng Ngô Trường và
Đặng Xá.
- Ki tô giáo: dưới thời Nguyễn, Ki tô giáo xâm nhập và ảnh
hưởng lớn đến đời sống tinh thần của một bộ phận cư dân Nghi Lộc. Hệ
thống các nhà thờ ra đời và phát triển mạnh, tiêu biểu như: Kẻ Gai
(1853), Mỹ Dụ (1869), Vạn Lộc (1883)...; có 4/14 hạt Thiên chúa của
vùng Nam Đàng Ngoài trên địa bàn huyện là Xã Đoài, Chân Lộc, Cầu
Rầm, Vạn Lộc. Tòa giám mục giáo phận Vinh đặt ở Xã Đồi (Nghi Lộc).
Đây là cơ sở tơn giáo lớn nhất của 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
thời Nguyễn.
So với các giáo phận khác, hệ thống giáo dân ở Nghi Lộc được
xếp vào hàng thứ 2 (sau Ngàn Sâu, Hà Tĩnh). Số lượng giáo dân đông
chứng tỏ Ki tô giáo phát triển mạnh và ảnh hưởng sâu sắc trong một bộ
phận cư dân. Nghi Lộc là một trong những trung tâm Ki tô giáo của vùng
Nam Đàng Ngoài thời Nguyễn.
4.6. Lễ hội
Trong nhiều thế kỷ, Nghi Lộc là địa bàn của rất nhiều lễ hội
truyền thống. Lễ hội là lúc dân làng biểu hiện tập trung tư tưởng và tâm

lý cộng đồng, đồng thời thể hiện sự cầu mong các vị thần ban phúc cho
dân làng có cuộc sống no đủ, thái bình... Do vậy, lễ hội vừa phản ánh đặc
điểm văn hóa thời đại, vừa mang dấu ấn riêng. Lễ hội ở Nghi Lộc thường
chia làm hai phần: lễ và hội. Phần lớn lễ hội trong các làng xã ở Nghi Lộc
là lễ hội tổng hợp.


20
Theo tính chất và nguồn gốc, có thể chia lễ hội ở Nghi Lộc thành
3 loại: nông nghiệp, lịch sử và nghề nghiệp. Tuy nhiên, nổi bật hơn cả,
quy mô hơn cả và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong các tầng lớp nhân
dân là: Lễ hội đền Nguyễn Xí, Lễ hội đền Đơng Hải, Lễ hội đền Trung
Kiên...
Tóm lại, trong suốt thời kỳ nhà Nguyễn là vương triều phong
kiến độc lập (tính từ năm 1802 cho đến năm 1884), xã hội Nghi hầu như
rất ít thay đổi và hồn tồn bị trói buộc trong trật tự qn chủ.


21
KẾT LUẬN
1. Trong bối cảnh chung của khu vực Nghệ Tĩnh thế kỷ XIX, địa
bàn Nghi Lộc cũng mang những yếu tố đặc trưng riêng biệt về kinh tế, xã
hội. Ngay từ rất sớm, vùng đất này đã định hình với tính chất là một đơn
vị hành chính có cộng đồng dân cư thống nhất và ổn định. Địa bàn huyện
là kết quả của quá trình khai phá, định cư liên tục qua nhiều đời, nhiều
thế hệ với các thành phần cư dân khác nhau.
3. Dưới thời Nguyễn, kinh tế - xã hội Nghi Lộc có nhiều đặc
trưng tiêu biểu. Đây vừa là nơi đóng “trấn thành”, “tỉnh thành” - lỵ sở của
bộ máy chính quyền, vừa là trung tâm buôn bán lớn nhất của Nghệ An
lúc bấy giờ. Cùng với sự phát triển kinh tế, các yếu tố xã hội của Nghi

Lộc ngày càng phong phú. Sự đan xen tồn tại của kinh tế - xã hội đã tạo
nên những đặc trưng tiêu biểu của vùng đất này.
- Về ruộng đất: sự phân bố các loại hình chiếm hữu ruộng đất
nằm trong xu thế chung của cả nước lúc bấy giờ. Ruộng đất tư ngày càng
phát triển, lấn át ruộng đất công đã khiến nhiều nông dân rơi vào tình
trạng “khơng có tấc đất cắm dùi”. Hiện trạng này là kết quả của một quá
trình phát triển lâu dài trong chiếm hữu và sử dụng ruộng đất ở các làng
xã với xu thế chung là sự mở rộng và từng bước lấn át của ruộng đất tư
thông qua các hoạt động mua bán, lấn chiếm. Bên cạnh đó, sự tồn tại của
ruộng đất công làng xã cũng cho thấy tính chất dai dẳng của cơng xã
nơng thơn trong các làng xã Nghi Lộc.
- Về kinh tế: sự đa dạng về các ngành nghề kinh tế là đặc điểm
tiêu biểu của vùng đất này. Địa bàn Nghi Lộc thời Nguyễn có sự tồn tại
và phát triển của nhiều ngành kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp,
thương nghiệp và khai thác thủy sản.
Nông nghiệp: là ngành kinh tế chủ đạo của nhân dân Nghi Lộc.
Người nông dân Nghi Lộc đã thành thạo kỹ thuật canh tác lúa nước và có
nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, do đây là huyện đồng
bằng ven biển, khí hậu khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ nên mùa vụ bấp
bênh, phụ thuộc vào tự nhiên. Nhìn chung, sản xuất nơng nghiệp ở Nghi
Lộc thời Nguyễn cịn hết sức lạc hậu, kỹ thuật thơ sơ và chưa thoát khỏi


22
phạm vi một nền kinh tế tiểu nông, không đáp ứng đủ nhu cầu của người
dân trong huyện.
Thủ công nghiệp: Nghi Lộc thời Nguyễn là một trong những
trung tâm sản xuất thủ công nghiệp của Nghệ An với nhiều nghề và làng
nghề có quy mơ lớn. Một số nghề thủ cơng nổi tiếng khắp vùng và cả
nước như: đóng thuyền, làm muối, dệt chiếu cói... Tuy vậy, thủ cơng

nghiệp mang nặng tính chất nghề phụ, quy mơ nhỏ, mức độ chun mơn
hóa thấp, yếu tố phường hội khơng phổ biến và khơng có các “phố nghề”
hay cơng xưởng thủ cơng lớn trên địa bàn.
Thương nghiệp: nhìn chung phát triển hơn so với các huyện khác
trong tỉnh. Đây là địa phương có nhiều chợ, trong đó có chợ Vĩnh - trung
tâm buôn bán lớn nhất của khu vực Nghệ An lúc bấy giờ. Hoạt động
bn bán tuy đã có làng bn, phường buôn và các tuyến đường buôn
bán chuyên nghiệp nhưng lại không thấy xuất hiện các “phố thị”, “cảng
thị” thu hút thương nhân nước ngồi đến bn bán như một số địa
phương khác ở Bắc bộ, Nam bộ.
Khai thác thủy sản: với hai cửa biển (Cửa Xá, Cửa Hội), vùng
biển Nghi Lộc có một ngư trường rộng lớn. Đây là ngư trường lớn nhất
tỉnh Nghệ An. Nghề khai thác thủy sản ở Nghi Lộc khá phát triển. Đây là
ngành kinh tế hỗ trợ rất nhiều cho đời sống của nông dân vùng ven biển,
nơi đất đai cằn cỗi, bạc màu, nông nghiệp kém phát triển. Và đây cũng là
đặc trưng kinh tế riêng của huyện.
4. Sự phát triển về kinh tế đã góp phần tạo nên những đặc trưng
riêng về xã hội. Xã hội Nghi Lộc thời Nguyễn có nhiều đặc trưng tiêu
biểu, nhất là về giáo dục, tôn giáo và lễ hội. Tuy vậy, đời sống xã hội của
nhân dân Nghi Lộc thời Nguyễn về cơ bản bị trói buộc trong trật tự quân
chủ và hầu như rất ít thay đổi.
- Quyền chi phối bộ máy quản lý làng xã thuộc về một tập hợp
trung tính quan viên - lý dịch, do vậy ít nhiều mang tính chất “dân chủ”.
Danh từ quen thuộc nhất, trật tự bao trùm nhất ẩn tàng hay lộ diện trong
mọi tổ chức, mọi cơ cấu xã hội của các xã thôn Nghi Lộc lúc bấy giờ là
“ngôi thứ”, “đẳng cấp”. Rõ ràng, trong đời sống kinh tế, xã hội của các
làng xã Nghi Lộc thời Nguyễn vừa khơng hồn tồn có chế độ thủ lĩnh,


23

độc quyền; vừa khơng hồn tồn có cơ chế cơng bằng, dân chủ. Cái được
hình thành và duy trì ở đây khơng gì khác hơn là trạng thái biến tướng,
dung hịa giữa hai cực đó.
- Tuy gia đình hạt nhân đã được khẳng định từ lâu và ngày càng
được củng cố tăng cường bằng các cơ sở kinh tế, xã hội nhưng bóng dáng
của “đại gia đình” dịng họ vẫn tiếp tục được duy trì ở Nghi Lộc. Hình
ảnh một làng xã thường có nhiều họ và ngày càng có thêm nhiều họ mới
tụ cư ngày càng rõ nét. Trong đó, nhiều họ có truyền thống và đóng góp
tích cực, tiêu biểu như: Nguyễn Đình, Đinh Văn, Nguyễn Thức... Chính
sự tồn tại và phát triển của các dòng họ đã tạo nên các mối quan hệ đan
xen trong cộng cồng cư dân làng xã.
- Truyền thống hiếu học và khoa bảng là đặc trưng nổi bật nhất
của các làng xã Nghi Lộc thời Nguyễn. Nghi Lộc trở thành một trong
những huyện dẫn đầu về thành tựu khoa bảng ở Nghệ An thời Nguyễn
(chỉ sau Quỳnh Lưu, Diễn Châu). Thành tựu khoa bảng đã chứng tỏ:
Nghi Lộc xứng đáng là vùng đất học, là một trong những trung tâm đào
tạo và phát tích nhân tài của đất nước.
- Địa bàn Nghi Lộc có sự hiện diện và tồn tại của đầy đủ các loại
tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo, Ki tô giáo và các tín ngưỡng dân gian.
Điều này chứng tỏ, tơn giáo tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu sắc đến đời
sống văn hóa tinh thần của người dân địa phương.
- Địa bàn Nghi Lộc có rất nhiều lễ hội truyền thống. Tiêu biểu: lễ
hội đền Nguyễn Xí, lễ hội đền Đông Hải, lễ hội đến Trung Kiên... Lễ hội
vừa thể hiện tính cộng đồng, vừa là thơng điệp văn hóa mang dấu ấn
riêng của địa phương. Bởi việc tổ chức các lễ hội là dịp giúp con cháu địa
phương tìm hiểu về thần tích các vị thần được thờ ở làng; về cội nguồn
làng; về lễ nghi, khoán ước và tập tục của làng. Do vậy, lễ hội vừa mang
tính truyền thống, vừa mang tính thời đại.
4. Từ việc nghiên cứu về kinh tế, xã hội huyện Nghi Lộc thời
Nguyễn, chúng tôi nhận thấy:

- Dưới thời Nguyễn, Nghi Lộc là một trong những huyện đồng
bằng ven biển tiêu biểu của tỉnh Nghệ An. Đây vừa là nơi đóng “trấn
thành”, “tỉnh thành” - lỵ sở của bộ máy chính quyền, vừa nơi tích trữ binh


24
lương, đóng quân bảo vệ thành và cũng là trung tâm kinh tế - chính trị
của khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh lúc bấy giờ.
- Nghi Lộc cũng là một trong những địa phương có nền kinh tế
phát triển tồn diện với đầy đủ các ngành nghề: nông nghiệp, thủ cơng
nghiệp, thương nghiệp và khai thác thủy sản. Trong đó, thương nghiệp
được xem là lĩnh vực kinh tế hàng đầu với sự ra đời và phát triển của chợ
Vĩnh - trung tâm kinh tế lớn nhất của Nghệ An, Hà Tĩnh lúc bấy giờ. Đây
chính là một thế mạnh của Nghi Lộc mà các huyện khác trên địa bàn tỉnh
không có.
- Trong mối tương quan với các địa phương lân cận, địa bàn Nghi
Lộc cũng thể hiện nhiều tính chất điển hình về một số lĩnh vực xã hội
nhất là giáo dục khoa cử và tơn giáo. Có thể thấy đặc điểm này qua sự đột
khởi về thành tựu khoa bảng với số lượng lớn người đậu Tiến sĩ, Phó
bảng, Hương cống - Cử nhân dưới triều Nguyễn (chỉ đứng sau huyện
Quỳnh Lưu, Nam Đàn). Các loại hình tơn giáo tín ngưỡng cũng rất phong
phú, đa dạng với sự hiện diện của Phật giáo, Nho giáo, Ki tô giáo và tín
ngưỡng dân gian, trong đó đáng chú ý nhất, Nghi Lộc là một trong những
trung tâm Ki tô giáo của vùng Nam Đàng Ngoài thời Nguyễn.
- Trải qua hàng chục thế kỷ tồn tại dưới chế độ quân chủ với tư
cách là một đơn vị hành chính cơ sở, một đơn vị kinh tế, xã hội của người
Việt, lại nằm ở trung tâm của vùng đất Nghệ An, Nghi Lộc dưới thời
Nguyễn đã trở thành một huyện có nền kinh tế tiểu nơng. Những dấu tích
của xã hội nơng nghiệp cổ xưa vẫn không hề bị mất đi mà vẫn bảo tồn rõ
nét trong đời sống kinh tế, xã hội của cư dân Nghi Lộc hôm nay. Đặc

điểm này một mặt chứng tỏ những ảnh hưởng sâu sắc của các thiết chế
kinh tế, xã hội phong kiến vào các làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc
Trung bộ (làng - nước gắn liền với nhau), mặt khác lại phản ánh sự bảo
thủ, trì trệ và cục bộ của phương thức sản xuất phong kiến ở Nghi Lộc.



×