Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

tóm tắt luận án giáo dục các tỉnh miền núi phía bắc việt nam từ 1954 đến 1965

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.21 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong mọi thời đại, giáo dục luôn có vị trí quan trọng và là nhân tố thúc đẩy sự
phát triển của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam cũng vậy. Ngay từ thời phong kiến, Đông các Đại
học sỹ Thân Nhân Trung đã từng khẳng định: ‘‘Hiền tài là nguyên khí của đất nước.
Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà vươn cao; nguyên khí suy thì thế nước yếu mà
xuống thấp». Kế thừa và phát huy truyền thống trọng giáo dục của ông cha, từ khi Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập cho đến nay, Đảng và Nhà nước luôn
quan tâm và chăm lo công tác giáo dục. Năm 1945, để giữ vững chính quyền cách mạng,
Đảng, Nhà nước đề ra nhiệm vụ của đất nước là «chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại
xâm». Đến thời kỳ đất nước tiến hành đổi mới, hội nhập với quốc tế, Đảng, Nhà nước vẫn
luôn khẳng định: "Khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, là một động lực đưa đất nước thoát ra khỏi
nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới», .v.v
1.2. Là một khu vực rộng lớn, nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc thiểu số của đất
nước với trình độ phát triển khác nhau, các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam có vị trí quan
trọng trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc. Trong thời kỳ kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược, nơi đây vừa là căn cứ địa cách mạng vừa là nơi diễn ra nhiều
chiến dịch lớn góp phần quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến. Trong thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nơi đây được xác định là hậu phương sâu của hậu
phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Cùng với miền Bắc, nhân dân các
dân tộc miền núi phía Bắc đã đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
và đấu tranh thống nhất nước nhà. Thành tựu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có sự đóng góp của nền giáo dục xã
hội chủ nghĩa miền Bắc nói chung và giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng.
1.3. Các tỉnh miền núi phía Bắc còn là nơi tiếp giáp với các nước láng giềng, có vị trí
quan trọng trong vấn đề an ninh, quốc phòng. Trong khi đó trình độ dân trí của đồng bào
còn hạn chế, các thế lực thù địch vẫn luôn lợi dụng tình trạng này để kích động, gây chia rẽ
khối đại đoàn kết dân tộc, thậm chí lôi kéo đồng bào chống lại Đảng, Nhà nước ta. Chính
vì vậy, việc phát triển giáo dục, nâng cao dân trí cho đồng bào miền núi, vùng dân tộc thiểu
số hiểu được âm mưu đó của các thế lực thù địch là rất cầ thiết, góp phần vào sự nghiệp


xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vấn đề an ninh, biên giới quốc gia.
1.4. So với các vùng, miền khác trong cả nước, các tỉnh miền núi phía Bắc có nền
kinh tế kém phát triển, đời sống của nhân dân còn rất nhiều khó khăn, là vùng chậm phát
triển nhất của cả nước. Chính vì vậy, nghiên cứu giáo dục từng giai đoạn lịch sử, rút ra kinh
nghiệm về xây dựng, phát triển giáo dục, góp phần đưa miền núi phát triển là việc làm rất
cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
1.5. Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn thể hiện tấm lòng tri ân của thế hệ
trẻ Việt Nam đối với nhân dân các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi mà trong sự nghiệp đấu
tranh, giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn,
thiếu thốn nhưng đồng bào đã hết lòng ủng hộ cách mạng, một lòng đi theo Đảng, theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh.
1.6. Từ trước đến nay, mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục
trong giai đoạn 1954-1965 nhưng vẫn chưa có một công trình sử học nào nghiên cứu một
cách có hệ thống, toàn diện về quá trình xây dựng, phát triển, cũng như những khó khăn,
thăng trầm của giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trong giai đoạn này.
1
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài «Giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc
Việt Nam từ 1954 đến 1965» làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu: Phục dựng bức tranh tương đối hoàn chỉnh và toàn diện
về quá trình xây dựng, phát triển, kết quả, khó khăn của giáo dục các tỉnh miền núi phía
Bắc Việt Nam qua hai giai đoạn: 1954-1960 và 1961-1965; Đưa ra những nhận xét, đánh
giá, rút ra một số bài học kinh nghiệm qua quá trình xây dựng và phát triển giáo dục ở các
tỉnh miền núi phía Bắc từ năm 1954 đến năm 1965.
2.2. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu giáo dục từ góc độ sử học, cụ thể là quá
trình xây dựng, phát triển của giáo dục bình dân (xóa mù chữ), giáo dục bổ túc và giáo dục
phổ thông ở mười tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích yếu tố tự nhiên, xã hội, con người vùng núi phía Bắc, yêu cầu xây dựng
và phát triển giáo dục ở khu vực này trong giai đoạn khôi phục, cải tạo, phát triển kinh tế-

xã hội.
- Làm rõ chủ trương của Đảng về xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc nói chung và giáo dục ở các tỉnh miền núi nói riêng.
- Quá trình xây dựng và phát triển của các ngành học: giáo dục bình dân, giáo dục bổ
túc và giáo dục phổ thông qua hai giai đoạn 1954-1960 và 1961-1965.
- Công tác đào tạo giáo viên, biên soạn sách giáo khoa cho miền núi
- Đánh giá và chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu, khó khăn, hạn chế của giáo
dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ năm 1954 đến năm 1965.
- Rút ra một số bài học kinh nghiệm về công tác giáo dục ở khu vực này trong giai
đoạn 1954-1965 và xem đây là những gợi mở nhằm góp phần xây dựng, phát triển công tác
giáo dục ở các tỉnh miền núi, vùng cao trong giai đoạn hiện nay.
2.4. Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu từ năm 1954 là năm hoà bình lập lại ở miền Bắc đến
năm 1965 là năm kết thúc kế hoạch năm năm đầu tiên về phát triển kinh tế, văn hóa, trong
đó có giáo dục. Về mặt giáo dục, năm 1965 là năm các tỉnh miền núi phía Bắc hoàn thành
về cơ bản kế hoạch xóa nạn mù chữ cho nhân dân, về cơ bản đồng bào ai cũng được đi học,
nhất là các em học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh nữ.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc, bao gồm:
Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên
Quang và Hà Giang.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng về văn hóa
nói chung, giáo dục nói riêng.
3.2. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử và
phương pháp logíc, kết hợp phương pháp thống kê, so sánh, v.v…
4. Nguồn tài liệu: - Văn kiện Đảng toàn tập và Công báo nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa về xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa từ năm 1954 đến năm 1965. - Nguồn
tài liệu khai thác tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. - Nguồn tài liệu từ sách, báo, tạp chí,
luận văn thạc sỹ lịch sử, luận án tiến sĩ lịch sử và các nguồn tài liệu khác có liên quan đến

đề tài luận án.
2
5. Đóng góp của luận án:
- Phục dựng tương đối chân thực và toàn diện về giáo dục ở các tỉnh miền núi phía
Bắc từ năm 1954 đến năm 1965.
- Góp phần hoàn chỉnh bức tranh về nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt
Nam trong mười năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954-1965).
- Làm rõ hơn đường lối, chính sách phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước đối với
các tỉnh miền núi nói chung và các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng. Từ đó thấy được,
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, chăm lo, xây dựng công tác giáo dục ở các
tỉnh miền núi, vùng đồng bào thiểu số.
- Luân án rút ra nhận xét, đánh giá, bài học kinh nghiệm về giáo dục ở các tỉnh miền
núi phía Bắc trong giai đoạn này và xem đây là những gợi mở nhằm góp phần xây dựng,
phát triển công tác giáo dục ở các tỉnh miền núi, vùng cao trong giai đoạn hiện nay.
- Luận án cũng cung cấp thêm tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học
tập về lịch sử giáo dục, lịch sử địa phương.
6. Kết cấu của luận án: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham
khảo, luận án gồm bốn chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về các vấn đề
liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Xây dựng giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc
giai đoạn 1954-1960. Chương 3: Tiếp tục xây dựng và phát triển giáo dục ở các tỉnh miền
núi phía Bắc giai đoạn 1961-1965. Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm thực tiễn từ giáo
dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 1954-1965.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục nói chung: Trong nhóm
công trình này, luận án chia thành hai nhóm nhỏ: nhóm công trình lý luận về giáo dục và
nhóm công trình chuyên khảo về giáo dục.
- Nhóm công trình có tính lý luận về giáo dục gồm các tác phẩm Hồ Chủ tịch bàn về

giáo dục và Bàn về công tác giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các tác phẩm Công tác
giáo dục và người thầy giáo xã hội chủ nghĩa, Sự nghiệp giáo dục trong chế độ xã hội chủ
nghĩa và Mấy vấn đề về văn hóa giáo dục của tác giả Phạm Văn Đồng.
Hai công trình của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tập hợp những bài viết, bài nói của
Người từ năm 1919 đến năm 1969 về giáo dục. Qua hai tác phẩm này, Người nêu rõ quan
điểm của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa về công tác giáo dục, về xây dựng nền
giáo dục nhân dân, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Trong những tác phẩm này, Người đã đề
cập đến một số nội dung về xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa mà sau này, Đảng ta kế
thừa, phát triển, như nội dung giáo dục phải toàn diện, mục đích giáo dục là phải phục vụ
đường lối chính trị của Đảng, phương pháp giáo dục phải gắn liền với sản xuất và đời sống
của nhân dân, học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế, v.v…
Các công trình của Phạm Văn Đồng là tập hợp những bài phát biểu quan trọng, tâm
huyết của cố Thủ tướng về công tác giáo dục từ năm 1956 đến những năm 1975. Các tác
phẩm phân tích sâu sắc vai trò, vị trí trọng yếu của công tác giáo dục trong sự nghiệp xây
dựng chế độ mới, nền kinh tế mới và con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng
như mối quan hệ biện chứng giữa cách mạng tư tưởng, văn hóa trong đó có công tác giáo
dục là một bộ phận quan trọng cùng với cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học-
kỹ thuật, v.v
3
Nhóm công trình có tính lý luận về giáo dục đã cung cấp cho người đọc những kiến
thức mang tính lý luận chung về nền giáo dục ở Việt Nam, hiểu đuợc đường lối, quan
điểm, của Đảng, Nhà nước về xây dựng, phát triển nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.
- Nhóm công trình chuyên khảo về lĩnh vực giáo dục, gồm có các công trình tiêu biểu
sau: Hai mươi năm xây dựng giáo dục của Nguyễn Khánh Toàn xuất bản năm 1965, Ba
mươi lăm năm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông của Võ Thuần Nho xuất bản năm
1980, Sơ thảo giáo dục Việt Nam (1945 - 1992) của Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất băn năm
1992, Năm mươi năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1945-1995) của Bộ Giáo
dục và Đào tạo xuất bản năm 1995, Giáo dục Việt Nam 1945-2005, tập 1 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo xuất bản năm 2005, v.v…
Cuốn sách Ba mươi lăm năm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông của tác giả Võ

Thuần Nho xuất bản năm 1980, trình bày chi tiết, hệ thống về quá trình xây dựng, sự phát
triển của ngành học giáo dục phổ thông của cả nước từ khi năm 1945 đến năm 1975. Tác
phẩm nêu rõ chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc xây dựng, phát triển giáo dục nước
nhà, trình bày đặc điểm, sự phát triển, đóng góp cũng như những khó khăn, thăng trầm của
công tác giáo dục ở các vùng, miền trên cả nước. Về công tác giáo dục ở miền núi, tác
phẩm giành một chương riêng trình bày quá trình xây dựng, phát triển của giáo dục miền
núi trong giai đoạn này, đóng góp của giáo dục miền núi đối với nền giáo dục của nước
nhà và đặc biệt tác phẩm có đề cập đến các hội nghị giáo dục miền núi do Chính phủ tổ
chức vào các năm 1958, 1960 và 1963.
Cuốn sách Năm mươi năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1945-1995) do
Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản năm 1995, đã trình bày chi tiết, hệ thống về giáo dục của
cả nước, từ các ngành học mầm non, phổ thông, chuyên nghiệp đến giáo dục đại học. Cuốn
sách cũng đề cập đến việc xây dựng, phát triển giáo dục ở các vùng trong cả nước, như
vùng đồng bằng, miền núi, vùng tự do, vùng bị giặc tạm chiếm. Đây là công trình nghiên
cứu công phu, có tính hệ thống cao. Công trình đã cung cấp cho người đọc bức tranh tương
đối toàn diện về sự phát triển của ngành giáo dục Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1995.
Vấn đề giáo dục miền núi được công trình đề cập thành mục riêng nhưng là giáo dục miền
núi của cả nước, chưa đề cập đến giáo dục miền núi của từng vùng, miền cụ thể.
Nhóm công trình chuyên khảo về giáo dục đã trình bày tương đối toàn diện về quá
trình xây dựng, phát triển của giáo dục nước nhà với đầy đủ các ngành học: giáo dục trước
tuổi đi học, giáo dục bổ túc, giáo dục phổ thông, giáo dục trung học chuyên nghiệp, giáo
dục đại học qua từng giai đoạn lịch sử; nêu chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng,
phát triển giáo dục; nêu những đặc điểm, quá trình xây dựng, phát triển cũng như những
kết quả, khó khăn, thăng trầm của giáo dục ở các vùng, miền của cả nước như vùng đồng
bằng, miền núi, vùng tự do, vùng bị giặc tạm chiếm. Trong phần giáo dục miền núi, nhóm
công trình đề cập đến giáo dục miền núi của cả nước nói chung, chưa đề cập đến giáo dục
miền núi phía Bắc. Hơn thế, nhiều nội dung như công tác đào tạo giáo viên, biên soạn sách,
chương trình học của từng vùng, miền trong các thời kỳ, nhất là thời kỳ xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc vẫn chưa đề cập đến.
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về các tỉnh miền núi phía Bắc có đề cập đến

giáo dục: Đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các tỉnh miền núi phía Bắc có đề
cập đến giáo dục được xuất bản như cuốn sách Năm mươi năm các dân tộc thiểu số Việt
Nam (1945-1995) của Bế Viết Đẳng xuất bản năm 1995, Một số vấn đề kinh tế-xã hội các
tỉnh miền núi phía Bắc của Viện Dân tộc học xuất bản năm 1987, Tây Bắc lịch sử kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) do Bộ Tư lệnh Quân khu 2 xuất bản năm 1994,
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu, tập 1 (1945-1975) do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai
Châu xuất bản năm 1999, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, tập 1 do Ban Chấp hành Đảng bộ
4
tỉnh Bắc Kạn xuất bản năm 2000, Địa chí Cao Bằng do Nông Hải Pín làm chủ biên xuất bản
năm 2000, v.v… Dưới đây chúng tôi xin trình bày tổng quan một số công trình tiêu biểu:
Cuốn sách Một số vấn đề kinh tế-xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc của Viện Dân tộc
học xuất bản năm 1987 là tập hợp các bài viết của các nhà khoa học đề cập đến nhiều nội
dung. Đó là: Dân cư và lao động, Việc phát huy các thế mạnh để phát triển kinh tế, Phát
triển văn hóa và giáo dục, Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng ở các tỉnh
miền núi. Qua đó, cuốn sách nêu lên thực trạng, khó khăn, tiềm năng của các tỉnh miền núi
phía Bắc; đề ra các biện pháp nhằm xây dựng, phát triển miền núi trên các lĩnh vực, trong
đó có giáo dục. Cuốn sách nêu rõ thế yếu của các tỉnh miền núi phía Bắc là: Trình độ văn
hóa-kỹ thuật, trình độ phân công lao động, năng suất lao động thấp; Cơ sở vật chất kỹ thuật
yếu, mạng lưới giao thông vận chuyển kém phát triển. Trình độ kinh tế - xã hội thấp, v.v
Vì vậy, việc xây dựng lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa
xã hội là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp.
Cuốn sách Năm mươi năm các dân tộc thiểu số Việt Nam (1945-1995) của tác giả Bế
Viết Đẳng xuất bản năm 1995, đề cập đến sự đóng góp của các dân tộc thiểu số trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc; Đề cập đến các chuyên đề. Qua việc trình bày các chuyên đề,
công trình đã cho người đọc thấy được cuộc sống của nhân dân các dân tộc thiểu số mặc dù
còn rất khó khăn nhưng trong kháng chiến, nhân dân đã thể hiện tinh thần yêu nước, truyền
thống cách mạng, một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ; thấy được sự đổi thay trong đời
sống kinh tế, văn hóa và giáo dục của đồng bào từ năm 1945 đến 1995, v.v… Về phần giáo
dục, đào tạo, công trình đề cập khá đầy đủ về các hoạt động của giáo dục ở các dân tộc
thiểu số như: công tác xóa mù chữ, số lượng trường, lớp, học sinh, đào tạo giáo viên, xây

dựng và việc sử dụng chữ dân tộc thiểu số trong giáo dục, v.v… Tuy nhiên, do đây là công
trình viết về các dân tộc thiểu số của cả nước nên công tác giáo dục và đào tạo là của nhân
dân các dân tộc thiểu số cả nước, chứ không phải của từng vùng, miền nào cụ thể.
Cuốn sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu, tập 1 (1945-1975) do Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh Lai Châu xuất bản năm 1999, trình bày tương đối toàn diện, chi tiết quá trình
ra đời, xây dựng, đấu tranh, trưởng thành và sự lãnh đạo của Đảng bộ Lai Châu đối với
phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp;
lãnh đạo nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Do đây là công trình viết về sự hình thành và
lãnh đạo của Đảng bộ Lai Châu đối với phong trào cách mạng của quần chúng, nhân dân
nên vấn đề xây dựng văn hóa, trong đó có giáo dục trong giai đoạn 1954-1965 đề cập rất
hạn chế, chung chung.
Nhìn chung, nhóm công trình nghiên cứu về các tỉnh miền núi phía Bắc có đề cập
đến vấn đề giáo dục khá phong phú, được tiếp cận từ nhiều chiều cạnh khác nhau, từ các
công trình nghiên cứu về đặc điểm kinh tế, xã hội của miền núi, các công trình lịch sử
kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Quân khu đến các công trình địa chí của tỉnh, lịch sử
của địa phương. Tất cả những công trình trên ít nhiều đều có đề cập đến giáo dục ở các tỉnh
miền núi phía Bắc. Đây là nguồn tư liệu liên quan trực tiếp đến luận án nên có giá trị tham
khảo cao. Tuy nhiên, do là nhóm công trình nghiên cứu về vùng núi phía Bắc, nghiên cứu
về lịch sử hình thành, ra đời và sự lãnh đạo của Đảng bộ các tỉnh miền núi phía Bắc trên tất
cả các lĩnh vực theo chiều dài lịch sử nên vấn đề giáo dục chỉ được đề cập ở mức độ nhất
định. Vấn đề giáo dục trong giai đoạn 1954-1965 mà các tác phẩm đề cập đến mới chỉ
dừng lại ở mức độ thống kê số lượng trường, lớp, học sinh, giáo viên của từng ngành học,
bậc học (dù rất hạn chế và chưa thành từng mục, tiết rõ ràng như đã trình bày ở trên), chưa
phân tích vị trí, vai trò, tổ chức hoạt động cũng như mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục
5
miền núi đối với vấn đề phát triển kinh tế, vấn đề an ninh, quốc phòng, chưa thể hiện được
quá trình xây dựng, phát triển cũng như đóng góp của giáo dục đối với việc đào tạo cán bộ
cho nhiệm vụ xây dựng kinh tế địa phương. Hơn thế, nhiều hoạt động của công tác giáo
dục, như đào tạo giáo viên, biên soạn sách giáo khoa, giảng dạy chữ dân tộc thiểu số trong

giáo dục, những mặt hạn chế của ngành giáo dục qua từng giai đoạn lịch sử, v.v… vẫn
chưa được nhóm công trình đề cập đến.
1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu trực tiếp đến giáo dục các tỉnh miền núi phía
Bắc: Trong nhóm công trình này, chúng tôi chia thành hai nhóm nhỏ là nhóm các bài viết
đăng trên tạp chí chuyên ngành và nhóm các tác phẩm viết về giáo dục ở khu vực này:
- Nhóm các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành viết về giáo dục ở các tỉnh
miền núi phía Bắc gồm có: Công tác giáo dục ở miền núi đang tiến bước mạnh mẽ của Lê
Bá Vịnh trên Tạp chí Học tập, số 8, 9 năm 1960, Đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục ở
miền núi nhằm hoàn thành tốt kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và thực hiện chủ trương “miền
núi tiến kịp miền xuôi” của Nguyễn Khánh Toàn đăng trên Tạp chí Học tập, số 8 năm
1964, v.v…
Bài viết Công tác giáo dục ở miền núi đang tiến bước mạnh mẽ của Lê Bá Vịnh
trình bày khái quát những kết quả của giáo dục ở các tỉnh miền phía Bắc đạt được trong
những năm 1954-1960 trên các ngành học: giáo dục bình dân, bổ túc văn hóa, vỡ lòng, phổ
thông và công tác đào tạo giáo viên; đề cập đến Hội nghị giáo dục miền núi lần thứ 2
(tháng 3 năm 1960). Bài viết cũng trình bày công tác giáo dục bổ túc văn hóa, giáo dục phổ
thông ở vùng cao, hẻo lánh và cho rằng giáo dục vùng cao ở miền núi trong những năm
1954-1960 khá phát triển. Sự phát triển đó là nhờ đóng góp của trường trường Thanh niên
dân tộc và trường Thiếu nhi vùng cao. Hai loại trường này đã làm cho “nhiều xã ở vùng
cao, hẻo lánh biên cương từ trước chưa hề có một lớp học, nay cũng đã có cơ sở giáo dục”.
Bài viết Đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục ở miền núi nhằm hoàn thành tốt kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất và thực hiện chủ trương “miền núi tiến kịp miền xuôi” của tác
giả Nguyễn Khánh Toàn trình bày vị trí quan trọng của các tỉnh miền núi phía Bắc đối với
kinh tế, chính trị, quốc phòng; nhiệm vụ của ngành giáo dục khu vực này trong kế hoạch
năm năm lần thứ nhất (1961-1965). Theo bài viết, trong giai đoạn miền Bắc đang tiến hành
kế hoạch năm năm lần thứ nhất, xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp khôi phục, phát triển
kinh tế, xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc có vai trò hết sức quan trọng đối với sự
nghiệp của miền Bắc. Muốn vậy, giáo dục phải phát triển để nâng cao dân trí, trình độ kỹ
thuật, quản lý của cán bộ, nhân dân. Chính vì vậy, bài viết nêu rõ công tác giáo dục ở miền
núi phía Bắc đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện những nhiệm vụ trên. Ngoài

ra, giáo dục miền núi phía Bắc còn có tác dụng trong việc thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng, thực hiện chủ trương “miền núi tiến kịp miền xuôi”. Bài viết cũng trình bày khái
quát những kết quả, hạn chế của ngành giáo dục khu vực này trong những năm đầu thực
hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất; chỉ ra những đặc điểm, phương hướng phát triển của
ngành giáo dục trong những năm còn lại của kế hoạch năm năm lần thứ nhất.
Ngoài ra còn có bài viết Vài nét về quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục ở các
vùng dân tộc ít người thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (tháng 9 năm
1945 đến tháng 5 năm 1954) của Đỗ Thị Nguyệt Quang. Bài viết đã trình bày tương đối có
hệ thống về sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong quá trình xây dựng, phát triển giáo dục
ở các vùng dân tộc ít người gồm các vùng là Liên khu Việt Bắc, Liên khu IV, Liên khu V,
Tây Nguyên và Nam Bộ, qua hai giai đoạn lịch sử: 1945-1952 và 1952-1954. Trong mỗi
giai đoạn, tác giả trình bày hoạt động và đóng góp của công tác xóa mù chữ, bổ túc văn
hóa, giáo dục phổ thông, chất lượng giáo dục, đào tạo đội ngũ giáo viên, trong đó giáo viên
6
người dân tộc thiểu số. Qua đó, người đọc thấy được mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do
kháng chiến nhưng giáo dục vùng dân tộc thiểu số vẫn được xây dựng, phát triển, góp phần
trong việc nâng cao ý thức giác ngộ cách mạng, đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Pháp
đến thắng lợi.
Nhìn chung, các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành đã đề cập đến vị trí, vai trò
quan trọng của các tỉnh miền núi đối với miền Bắc, quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với
việc xây dựng, phát triển giáo dục ở vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, đề cập đến việc xây
dựng và phát triển giáo dục của các tỉnh miền núi dưới thời Pháp thuộc, trong kháng chiến
chống thực dân Pháp cũng như trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, v.v… Riêng,
trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, các bài viết có đề cập đến giáo dục
của các tỉnh miền núi phía Bắc nhưng lại bao gồm cả giáo dục của các tỉnh Hòa Bình, Vĩnh
Linh, còn đề tài luận án chỉ đề cập đến các tỉnh miền núi thuộc Khu tự trị Thái-Mèo và
Khu tự trị Việt Bắc.
Đây là nguồn tư liệu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, có giá trị tham khảo cao, nhất
là các bài viết về giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Nhóm các tác phẩm viết về giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc có một công trình

là Một số vấn đề về chính sách giáo dục ở vùng cao miền núi phía Bắc Việt Nam của tác
giả Nguyễn Ngọc Thanh xuất bản năm 2012.
Cuốn sách trên, tác giả đã cho người đọc thấy được những đặc điểm vùng cao miền
núi phía Bắc ảnh hưởng đến giáo dục. Đó là hình thái cư trú phân tán-xen kẽ nhau, trình độ
kinh tế kém phát triển, dân trí thấp, đời sống văn hóa-xã hội của các dân tộc thiểu số còn
khó khăn và giữa các dân tộc lại có sự phát triển không đồng đều về kinh tế, văn hóa, xã
hội, v.v… Từ đó Đảng, Nhà nước đề ra chủ trương, chính sách giáo dục đối với vùng cao
miền núi phía Bắc từ Cách mạng Tháng Tám đến nay. Đó là các chính sách: Chính sách
xây dựng cơ sở vật chất trong giáo dục gồm chính sách xây dựng trường lớp, nhà ở cho
học sinh, giáo viên, việc thực hiện chính sách đó ở vùng cao các tỉnh miền núi phía Bắc.
Chính sách về chương trình giảng dạy và sách giáo khoa gồm có các nội dung về đổi mới
chương trình giảng dạy, đổi mới sách giáo khoa, chính sách giáo dục song ngữ và các môn
chuyên biệt ở vùng dân tộc thiểu số, các yếu tố tộc người ảnh hưởng đến chính sách đổi mới
chương trình giảng dạy và sách giáo khoa mới. Chính sách giáo dục về phát triển nguồn
nhân lực, cụ thể là chính sách đối với học sinh, chính sách đối với đội ngũ giáo viên. Qua
đó, tác giả khẳng định rằng chỉ bằng con đường phát triển giáo dục mới có thể nhanh chóng
đưa miền núi, vùng dân tộc thiểu số thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. Do vậy, Đảng, Nhà nước
đã đề ra chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội miền núi, trong đó ưu tiên đầu tư
cho giáo dục.
Cuốn sách cung cấp nguồn tư liệu quí về chính sách giáo dục của Đảng, Nhà nước đối
với các tỉnh miền núi phía Bắc, vùng cao. Do cuốn sách chỉ viết về phần chính sách giáo dục
nên các nội dung về hoạt động giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc chưa đề cập đến.
1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu giáo dục từ năm 1954 đến năm 1965: Các
nhóm công trình nêu trên đã đề cập đến những nội dung sau:
Thứ nhất, nhóm các công trình trên đã trình bày quan điểm của Đảng và Nhà nước về
xây dựng nền giáo dục mới, nền giáo dục dân chủ nhân dân, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa,
gồm tính chất, mục tiêu, định hướng, nội dung, nguyên tắc, phương châm của giáo dục.
Thứ hai, nhóm các công trình trên đã nêu được quá trình xây dựng, phát triển và
những thành tích của giáo dục Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, từ thời phong kiến, thuộc
Pháp đến thời kỳ xây dựng nền giáo dục của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, giáo dục

7
miền Nam dưới chính quyền Sài Gòn, giáo dục ở vùng tự do, vùng tạm chiếm, nền giáo
dục xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, v.v…
Thứ ba, nhóm các công trình trên đã trình bày sơ lược về giáo dục miền núi của cả
nước nói chung, chưa đề cập đến giáo dục miền núi của từng khu vực, trong đó có giáo dục
ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Hơn thế, vấn đề giáo dục miền núi của cả nước mới chỉ thể
hiện dưới dạng số liệu thống kê, chưa phân tích quá trình xây dựng, phát triển, hoạt động
cũng như những khó khăn, yếu kém của công tác giáo dục ở các vùng miền núi.
1.3. Những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết:
Một là, khẳng định quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển giáo
dục ở các tỉnh miền núi nói chung và các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng; Khẳng định:
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển
giáo dục miền núi; Coi xây dựng, phát triển giáo dục miền núi là động lực để xây dựng,
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, ổn định an ninh, biên giới quốc gia và góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, nhằm từng bước thực hiện mục tiêu “đưa miền núi
tiến kịp miền xuôi”.
Hai là, phục dựng tương đối toàn diện, có hệ thống và khái quát quá trình xây dựng,
tổ chức hoạt động, kết quả, khó khăn, hạn chế, lý giải sự phát triển, yếu kém của giáo dục ở
các tỉnh miền núi phía Bắc trên các ngành học: giáo dục bình dân, giáo dục bổ túc, giáo
dục phổ thông. Đề tài còn trình bày một số công tác khác của giáo dục mà hầu như các
công trình đi trước không đề cập tới hoặc đề cập còn hạn chế, như công tác đào tạo giáo
viên, biên soạn sách giáo khoa cho miền núi, chương trình học, đặc biệt công tác xóa mù
chữ và giảng dạy bằng chữ dân tộc thiểu số.
Ba là, qua việc trình bày về giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc thấy được giáo
dục ở đây có những bước phát triển nhất định và đã góp phần đáng kể trong việc đào tạo,
cung cấp nguồn cán bộ có trình độ cho công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội địa phương, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân và đảm bảo, giữ
gìn an ninh biên giới quốc gia.
Chương 2
XÂY DỰNG GIÁO DỤC Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN 1954-1960

2.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội tác động đến quá trình
xây dựng và phát triển giáo dục
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. Nằm ở phía Bắc của Tổ quốc, tiếp giáp với hai nước
láng giềng là Trung Quốc và Lào, các tỉnh miền núi phía Bắc giữ vị trí quan trọng về chính
trị, kinh tế, quốc phòng. Tuy nhiên, nơi đây lại có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho
công tác xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa nói chung và giáo dục nói riêng.
Địa hình hiểm trở, dốc, chia cắt lớn và chia thành hai vùng cư trú là vùng thấp và
vùng cao với điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, văn hóa, trong đó có giáo dục khá chênh
lệch nhau. Vùng thấp tốt hơn vùng cao. Khí hậu ở đây khá khắc nghiệt, mùa hè nắng nóng,
mùa đông rét đậm.
Đặc điểm kinh tế. Nền kinh tế nghèo, lạc hậu, mang tính chất tự cung, tự cấp. Kinh
tế trồng trọt giữ vai trò chủ yếu. Ngoài ra, còn có các loại hình canh tác như canh tác ruộng
nước, canh tác nương rẫy. Ở vùng cao, đất canh tác ít nên đồng bào vẫn sản xuất theo
phương thức “thổ canh hốc đá”.
Đời sống văn hóa, xã hội. Hạn chế lớn nhất của nhân dân ở đây là trình độ dân trí
thấp, nhiều hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, đói kém.
Các dân tộc ở đây cư trú phân tán, rải rác trên một địa bàn rộng lớn.
2.2. Khái quát về giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc trước năm 1954
8
Dưới thời thực dân Pháp cai trị, giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc rất thấp kém.
Hơn 95% dân số bị mù chữ. Đến năm học 1939-1940, cả miền núi phía Bắc có một vài trăm
trường tiểu học Pháp-Việt chưa toàn cấp với khoảng 9.972 học sinh và 1 trường Cao đẳng
tiểu học chưa toàn cấp tại tỉnh Lạng Sơn với 66 học sinh người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên,
trường ở đây “chỉ là những lớp học độ dăm ba người từ 14, 15 tuổi trở lên học tiếng Pháp và
tiếng Việt để làm phiên dịch tạm thời cho các làng bản có quân Pháp đồn trú” mà thôi.
Năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập. Đảng, Nhà nước, đứng
đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu: “Phải tập trung lực lượng của dân tộc để chống
giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”. Nhiệm vụ của ngành giáo dục là xóa nạn mù chữ,
xây dựng nền giáo dục mới, nền giáo dục kháng chiến để xây dựng chính quyền.
2.2.1. Xóa mù chữ cho nhân dân

Để “chống giặc dốt”, ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số
17/SL lập Nha Bình dân học vụ và phát động Chiến dịch diệt dốt đầu tiên trên toàn quốc.
Đến tháng 10 năm 1946, Bộ Quốc gia Giáo dục ban hành Chương trình giáo dục bình dân
gồm 3 bậc học: Sơ cấp bình dân, Dự bị bình dân và Bổ túc bình dân. Tại các tỉnh miền núi
phía Bắc, để giúp đỡ công tác bình dân học vụ, Nha Bình dân học vụ mở khoá huấn luyện
sư phạm cho cán bộ chống mù chữ là khóa Đoàn kết và khóa Xung phong.
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, ngành giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc đã cử
nhiều cán bộ đến từng bản làng để vận động nhân dân hưởng ứng Chiến dịch diệt dố lần thứ 1
(1945-1945). Chiến dịch đã thu được kết quả nhất định. Từ tháng 10 năm 1945 đến tháng 2
năm 1946, tỉnh Thái Nguyên đã có hơn 5.000 người biết chữ. Đến cuối năm 1946, các tỉnh
Lào Cai, Yên Bái, Sơn La và Lai Châu đã thanh toán nạn mù chữ cho trên 10 vạn người.
Năm 1947, để khắc phục những suy nghĩ sai lệnh về công tác bình dân học vụ do
kháng chiến, Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ IV họp và khẳng định: “Tiếp tục phát
triển bình dân học vụ; Chú ý mở các trường ở vùng dân tộc thiểu số”. Thực hiện chủ
trương trên, đồng thời hưởng Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Hồ Chí Minh và Chiến dịch
diệt dốt lần thứ 2 (1948-1950) do Nha Bình dân học vụ phát động, ngành giáo dục đã mở
được hàng chục nghìn lớp giáo dục bình dân, xóa mù chữ cho hàng vạn người. Năm 1948,
tỉnh Sơn La tổ chức được 7.933 lớp với 185.028 người theo học. Đặc biệt, đến năm 1950,
năm kết thúc chiến dịch, nhiều huyện, như Bạch Thông (Bắc Kạn), Thạch An (Cao Bằng),
Tràng Định (Lạng Sơn) đã xóa xong nạn mù chữ cho nhân dân và được Chính phủ công
nhận. Đến giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến, nhờ thắng lợi của các đợt cải cách ruộng
đất, các lớp học bình dân tiếp tục mở rộng, số người biết đọc biết viết tăng. Năm 1953, các
tỉnh Lào Cai, Sơn La, Lai Châu và Yên Bái mở được 400 lớp sơ cấp bình dân với 2.693
học sinh. Năm 1954, tỉnh Thái Nguyên mở được 582 lớp, xóa mù chữ cho 22.988 người và
6.519 cán bộ.
Trong chín năm vừa kháng chiến vừa xây dựng, ngành giáo dục các tỉnh miền núi
phía Bắc đã xóa mù chữ cho khoảng 31 vạn người, góp phần giảm tỷ lệ người dân bị mù
chữ từ 95% dưới thời thực dân Pháp cai trị xuống còn 70% vào năm 1954.
2.2.2. Ngành giáo dục bổ túc từng bước được xây dựng
Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống

Pháp, ngành giáo dục bình dân mới chỉ tập trung mở các lớp sơ cấp bình dân và dự bị bình
dân và được xây dựng ở một số tỉnh có truyền thống giáo dục, như Thái Nguyên, Lạng
Sơn, Yên Bái Chương trình học bổ túc bình dân gồm các môn: Tập đọc, Làm văn, Vẽ, Hát,
Sử, Địa, Công dân, Khoa học, Vệ sinh, Tính và Chính tả.
Tháng 7 năm 1950, Bộ Giáo dục tiến hành cải cách giáo dục nhằm điều chỉnh một số
ngành học, trong đó có giáo dục bình dân. Về cơ bản ngành giáo dục bình dân vẫn gồm các
bậc học giống như giai đoạn 1945-1946, riêng bậc Bổ túc bình dân học 12 tháng được thay
9
bằng bậc Trung cấp bình dân học 18 tháng. Đến năm 1951, Hội nghị Giáo dục toàn quốc
thông qua hệ thống và chương trình giáo dục bổ túc. Năm 1952, Chính phủ ban hành
Chính sách bổ túc văn hóa, quy định rõ mục đích, yêu cầu, phương châm xây dựng ngành
giáo dục bổ túc.
Triển khai chủ trương trên, từ năm 1950, một số tỉnh miền núi phía Bắc đã tổ chức
các lớp học bổ túc văn hóa cho cán bộ và thanh niên. Năm 1950, tỉnh Lạng Sơn mở được
1.255 lớp với 29.808 học viên, trong đó có 6.519 người là cán bộ xã. Năm 1953, các tỉnh
Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái mở được 1 lớp bổ túc cho 119 cán bộ xã.
2.2.3. Xây dựng ngành giáo dục phổ thông chín năm
Thực hiện chủ trương xây dựng nền giáo dục mới của Đảng, Nhà nước, ngay trong
năm học 1945-1946, ngành giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã bãi bỏ tiền học ở tất
cả các cấp học, giảng dạy bằng tiếng Việt, không thu học phí, đổi tên các trường được xây
dựng dưới thời thực dân Pháp, như tỉnh Lạng Sơn đổi tên Trường cao đẳng tiểu học Pháp-
Việt thành Trường trung học Lạng Sơn.
Cuối năm 1946, cuộc kháng chiến lan rộng ra toàn quốc. Ngành giáo dục phổ thông
đã có một số thay đổi về thời gian và nội dung học, như học nửa ngày còn nửa ngày tham
gia sản xuất, kháng chiến, v.v… Nhiều trường phổ thông được xây dựng. Cuối năm 1946,
Lạng Sơn thành lập Trường trung học Nguyễn Trãi. Tháng 10 năm 1949, Cao Bằng thành
lập Trường trung học Hoàng Đình Giong với 3 lớp và 89 học sinh.
Bước sang năm 1950, thực hiện chủ trương cải cách của Bộ Giáo dục, các trường
phổ thông chuyển đổi sang hệ thống giáo dục chín năm. Tại các tỉnh thuộc Khu Việt Bắc,
do là căn cứ cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, nền giáo dục chín năm đã được xây

dựng nên việc chuyển đổi trường, lớp diễn ra tương đối thuận lợi hơn so với các tỉnh Yên
Bái, Lai Châu, Sơn La và Lào Cai. Năm 1950, tỉnh Cao Bằng thành lập trường phổ thông
cấp II tại Phja Cháng, huyện Hòa An với 97 học sinh. Năm 1953, các tỉnh Yên Bái, Sơn
La, Lai Châu và Lào Cai có 67 trường cấp 1 với 3.324 học sinh, 5 trường cấp 2 với 461 học
sinh. Tỉnh Thái Nguyên có 71 trường cấp 1 với 14.338 học sinh, 3 trường cấp 2 và 1
trường cấp 3. Tất cả các trường trên đều học tập theo chương trình phổ thông chín năm của
Bộ Giáo dục.
Bên cạnh việc tổ chức, xây dựng trường, lớp, ngành giáo dục các tỉnh miền núi phía
Bắc còn quan tâm đến chất lượng và nội dung giảng dạy. Mỗi bài giảng trên lớp, thầy cô
giáo giảng dạy cho học sinh tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc, ý thức tự lực cánh sinh,
tinh thần yêu lao động.
Nhìn chung lại, trong chín năm kháng chiến, ngành giáo dục phổ thông ở các tỉnh
miền núi phía Bắc đã đạt được một số kết quả nhất định. Từ tình trạng chỉ có một vài trăm
trường cấp 1 và 1 trường cấp 2 chưa toàn cấp với hơn một vạn học sinh dưới thời thực
dân Pháp thống trị, đến năm 1954, ở đây đã hình thành hệ thống trường phổ thông các
cấp với gần 500 trường cấp 1, 20 trường cấp 2 và 3 trường cấp 3 với gần 6 vạn học sinh
các cấp.
2.2.4. Đào tạo đội ngũ giáo viên
Hàng năm, ngành giáo dục tổ chức các lớp sư phạm cấp tốc, lớp tập huấn để nâng
cao trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên; Tổ chức Hội nghị sư
phạm để các thầy, cô giáo trao đổi chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm. Năm học 1948-
1949, tỉnh Cao Bằng mở lớp sư phạm cấp tốc đào tạo được 28 giáo viên dạy lớp 1,2. Năm
1954, tỉnh Tuyên Quang mở được 2 lớp đào tạo giáo viên cấp 1. Ngoài ra, ngành giáo dục
các tỉnh miền núi phía Bắc còn tổ chức các lớp chỉnh huấn cho các thầy, cô giáo đã từng
tham gia giảng dạy dưới thời Pháp thuộc. Năm 1953, Lào Cai có 2 giáo viên xung phong đi
10
học các lớp chỉnh huấn. Qua các lớp tập huấn, tư tưởng, lập trường của các thầy, cô giáo
thêm vững vàng, tin tưởng vào cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc, yên tâm công
tác tại miền núi hơn.
2.3. Xây dựng giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 1954-1960

2.3.1. Vài nét về kinh tế-xã hội
Năm 1954, miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ đi lên
chủ nghĩa xã hội trong điều kiện khó khăn. Cũng như miền Bắc, nhân dân các tỉnh miền
núi phía Bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội với rất nhiều khó khăn. Kinh tế
kém phát triển, nhân dân còn bị đói, nhiều hủ tục lạc hậu còn tồn tại. Nhân dân bị mù chữ
nghiêm trọng. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập hầu như chưa có
gì. Trình độ giáo viên còn nhiều hạn chế và thiếu.
Để giải quyết những khó khăn nêu trên, Đảng, Nhà nước có những chính sách, biện
pháp hỗ trợ nhân dân miền núi khôi phục kinh tế, như cung cấp nông cụ, trâu bò, lương
thực, giúp vốn để nhân dân đầu tư sản xuất, v.v Bên cạnh sự giúp đỡ của Nhà nước, chính
quyền các cấp cũng có những biện pháp hỗ trợ, như cử cán bộ kỹ thuật xuống tận cơ sở để
hướng dẫn xã viên, nông dân kỹ thuật cày cấy, canh tác, sản xuất, nhập giống lúa Nam
Ninh (Trung Quốc) về trồng ở miền núi, v.v… Nhờ đó, sau năm năm 1954-1960, kinh tế,
xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc đã có nhiều khởi sắc. Sản xuất được khôi phục, đã
xóa được nạn đói giáp hạt ở vùng thấp, đời sống của nhân dân dần được ổn định. Mặc dù
còn gặp nhiều khó khăn nhưng những bước ổn định trong kinh tế, đời sống, xã hội trên đây
là cơ sở, nhân tố tác động đến quá trình xây dựng, phát triển của giáo dục ở các tỉnh miền
núi phía Bắc trong giai đoạn 1954-1960.
2.3.2. Chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với từng ngành học nói chung và với
từng ngành học ở các tỉnh miền núi nói riêng
Với ngành giáo dục bình dân. Đảng, Nhà nước ban hành rất nhiều nghị quyết nhằm
nhanh chóng xóa mù chữ cho nhân dân. Đó là Kế hoạch ba năm hoàn thành xóa nạn mù
chữ ở miền Bắc (1956-1958), thành lập Ban lãnh đạo thanh toán nạn mù chữ Trung ương
và các cấp, Phát động Chiến dịch diệt dốt lần thứ 3 (1957-1958), v.v… Bên cạnh chủ
trương chung, Đảng, Nhà nước có chính sách ưu tiên đối với các tỉnh miền núi phía Bắc.
Đó là gia hạn kế hoạch hoàn thành xóa mù chữ, giới hạn lứa tuổi cần phải xóa mù và kéo
dài thời gian học sơ cấp bình dân ở miền núi. Theo kế hoạch, cả nước hoàn thành việc xóa
mù chữ trong năm 1958 nhưng ở miền núi được gia hạn đến năm 1961, sau này, gia hạn
đến tận năm 1965. Hạn tuổi phải thanh toán mù chữ từ 12 đến 50 tuổi, ở vùng núi, vùng
dân tộc thiểu số từ 12 đến 45 tuổi. Sau này, trong thực tế, việc xóa mù chữ gặp nhiều khó

khăn nên hạ xuống còn từ 12 đến 40 tuổi, v.v…
Với ngành giáo dục bổ túc. Ngày 22-7-1959, Bộ Giáo dục ra Nghị định số 380-NĐ
thành lập các trường bổ túc văn hóa công nông liên tỉnh. Tháng 12 năm 1959, Ban Bí thư
ra Nghị quyết số 93-NQ/TƯ về việc tăng cường lãnh đạo công tác bổ túc văn hóa cho cán
bộ, công nhân, nông dân. Cũng giống như ngành giáo dục bình dân, Nhà nước cũng có
chính sách ưu tiên đối với ngành giáo dục bổ túc. Ngày 21-3-1956, Bộ trưởng Bộ Giáo dục
ra Nghị định số 173 thành lập tại các Khu, tỉnh miền núi các Trường và lớp văn hóa miền
núi. Đến năm 1959, Bộ Giáo dục ra Nghị định số 380-NĐ thành lập hệ thống trường bổ
túc văn hóa công nông liên tỉnh. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Bộ Giáo dục thành lập
Trường bổ túc văn hóa công nông Khu tự trị Việt Bắc và Trường bổ túc văn hóa công nông
Khu tự trị Thái-Mèo.
Với ngành giáo dục phổ thông. Tháng 3 năm 1955, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7
của Trung ương Đảng (khóa II) nêu nhiệm vụ của ngành học này là: “Chấn chỉnh và củng
11
cố giáo dục phổ thông; Thống nhất hai chế độ giáo dục". Đến tháng 5 năm 1956, Chính
phủ thông qua đề án cải cách giáo dục lần thứ 2, lập ra hệ thống giáo dục phổ thông 10
năm thống nhất trong cả nước. Tháng 8 năm 1956, Chính phủ ban hành Chính sách giáo
dục phổ thông của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Quy chế trường phổ thông 10
năm. Cải cách giáo dục năm 1956 cùng với hai văn kiện trên qui định rõ hệ thống giáo dục
phổ thông chia làm 3 cấp với thời hạn học mười năm liên tục từ lớp 1 đến lớp 10. Cấp 1: 4
năm (từ lớp 1 đến lớp 4); Cấp 2: 3 năm (từ lớp 5 đến lớp 7); Cấp 3: 3 năm (từ lớp 8 đến lớp
10). Riêng đối với miền núi, do điều kiện khác miền xuôi nên thời hạn học ở cấp 1 là 5
năm. Trước khi vào lớp 1, trẻ em phải qua một lớp vỡ lòng, v.v…
Bên cạnh chủ trương chung, những chính sách riêng về xây dựng, phát triển các
ngành học ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Đảng, Nhà nước còn ban hành một số văn kiện
nhằm tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển. Đó là Sắc lệnh về Chính
sách dân tộc, Sắc lệnh về thành lập Khu tự trị Thái- Mèo, Sắc lệnh về thành lập Khu tự trị
Việt Bắc, tổ chức Hội nghị giáo dục dành riêng cho miền núi vào năm 1958.
2.3.3. Quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục ở các ngành học tại các tỉnh miền
núi phía Bắc

2.3.3.1. Hoàn thành xóa mù chữ cho nhân dân ở vùng thấp, triển khai xóa mù
chữ cho nhân dân ở vùng cao
Trong hai năm 1955, 1956, các tỉnh miền núi phía Bắc lập thành Khu tự trị Thái-
Mèo và Khu tự trị Việt Bắc. Để chăm lo công tác giáo dục, các Khu ủy thành lập Ban Giáo
dục Khu, dưới Ban Giáo dục Khu là Ty Giáo dục (đối với Khu tự trị Việt Bắc) và Sở Giáo
dục (đối với Khu tự trị Thái-Mèo). Sau khi được thành lập, Ban Giáo dục các Khu đã tổ
chức những đợt tuyên truyền, vận động bà con, xã viên đi học. Trong không khí vui mừng,
phấn khởi khi được Đảng, Nhà nước quyết định thành lập Khu tự trị và với tinh thần:
“Nắng mưa, rét lạnh quản chi; Chống nạn mù chữ ta đi học đều”, nhân dân đi học rất
đông. Ở các tỉnh Khu tự trị Thái-Mèo, năm 1956, có tới 34.395 người học lớp sơ cấp bình
dân, bằng hai năm trước cộng lại. Ở các tỉnh Khu tự trị Việt Bắc, số học viên cũng tăng lên
nhanh chóng, từ 21.257 người trong năm 1955 lên 47.027 người vào cuối năm 1956, gấp
hơn 2,5 lần.
Đến đầu năm 1957, do ảnh hưởng của một số sai lầm trong chỉnh đốn cán bộ nên
công tác bình dân học vụ có phần giảm sút. Trước tình trạng trên, Đảng và Nhà nước đã
ban hành nhiều văn kiện, chỉ thị quan trọng đồng thời phát động Chiến dịch diệt dốt lần
thứ 3. Thực hiện nhiệm vụ đó, Ủy ban Hành chính các khu tự trị thành lập các tổ chức
chuyên trách. Ngày 8-11-1957, Uỷ ban hành chính Khu tự trị Việt Bắc và ngày 13-10-
1958, Uỷ ban hành chính Khu tự trị Thái-Mèo thành lập Ban Bình dân học vụ. Sau khi
được thành lập, Ban phát động chiến dịch diệt dốt trong toàn Khu. Chiến dịch thu hút mọi
tầng lớp nhân dân tham gia với nhiều hình thức học tập phong phú. Kết thúc Chiến dịch
diệt dốt lần thứ 3, cuối năm 1958, các tỉnh thuộc Khu tự trị Việt Bắc có thêm 16.445 người
thoát nạn mù chữ, các tỉnh thuộc Khu tự trị Thái-Mèo có thêm 13.298 người biết chữ, đặc
biệt là Khu tự trị Thái-Mèo đã có 13 xã, 1 thị trấn và 75 bản thanh toán về căn bản cho
những người trong độ tuổi 12 đến 40.
Không chỉ dừng lại sau khi hoàn thành Chiến dịch diệt dốt lần thứ 3, ngành giáo dục
các tỉnh miền núi phía Bắc còn chủ động thực hiện các kế hoạch của địa phương mình.
Nhờ sự chỉ đạo kiên quyết, liên tục của Ban Thường vụ Khu ủy, Ban Giáo dục Khu nên
công tác xóa mù chữ ở các tỉnh miền núi phía Bắc phát triển mạnh, số người biết đọc, biết
viết tăng gấp nhiều lần so với giai đoạn trước. Năm 1959, Khu tự trị Việt Bắc có 34.789

người biết đọc, biết viết, đến năm 1960, tăng lên 55.924 người, gấp 1,6 lần, đặc biệt có tỉnh
12
Thái Nguyên và Tuyên Quang đã gần hoàn thành kế hoạch xóa mù chữ. Trong 3 năm
1958-1960, Khu tự trị Thái-Mèo đã xóa mù chữ cho 5 vạn người, đặc biệt, Khu đã có 11
châu (huyện) trên tổng số 16 châu về cơ bản đã thanh toán xong nạn mù chữ. Nhìn chung
lại, đến năm 1960, về cơ bản các tỉnh miền núi phía Bắc đã xóa xong nạn mù chữ cho nhân
dân vùng thấp, vùng tập trung dân cư.
2.3.3.2. Bước đầu sử dụng chữ dân tộc thiểu số trong xóa mù chữ và giảng dạy tại
các cấp học phổ thông
Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, có một số dân tộc đã có chữ viết được sử dụng lâu đời
là chữ Tày-Nùng, Thái và Hmông (Mèo). Năm 1955, Ban Giáo dục Khu tự trị Thái-Mèo
chỉ mở được 2 lớp sơ cấp bình dân chữ Thái cũ (phân biệt với chữ Thái cải tiến được Chính
phủ nhất trí cho sử dụng vào năm 1961) cho 98 người, đến năm 1956, mở được 257 lớp sơ
cấp bình dân và 56 lớp dự bị bình dân, xóa mù chữ cho 2.189 người, tăng gấp gần ba lần
năm 1955. Đến năm 1960, Khu đã có 4.000 người Thái biết đọc, biết viết. Cũng trong năm
1960, Ban Giáo dục Khu tự trị Việt Bắc mở được 75 lớp cho 803 em học sinh người Tày,
Nùng.
Điều đáng chú ý trong công tác này là số người theo học và mãn khóa cao hơn rất
nhiều so với người theo học và mãn khóa bằng chữ quốc ngữ. Trong năm 1956, lớp sơ cấp
bình dân học chữ quốc ngữ có 2.935 người thì chỉ có 982 người đỗ, chiếm 33,4% tổng số
học sinh, trong khi đó, số người học chữ Thái là 3.881 người thì có tới 2.381 người đỗ,
chiếm 61,3% tổng số người theo học.
Chữ viết dân tộc thiểu số còn được sử dụng trong giáo dục phổ thông, nhất là các lớp
đầu cấp 1. Năm học 1956 -1957, Ban Giáo dục Khu tự trị Thái-Mèo tổ chức được 41 lớp
vỡ lòng và lớp 1 chữ Thái cho 2.911 học sinh. Đến năm 1960, Ban Giáo dục Khu dạy tiếp
được 9.211 em học vỡ lòng, 4.342 em từ lớp 1 đến lớp 3. Cũng giống như ngành giáo dục
bình dân, số người theo học, mãn khóa lớp vỡ lòng cao hơn so với số người theo học, mãn
khóa chữ quốc ngữ. Năm học 1956-1957, trong số 153 lớp vỡ lòng và 4.463 học sinh thì có
tới 41 lớp chữ Thái và 2.911 người, chiếm 66% tổng số học sinh theo học.
Chữ dân tộc thiểu số trong giáo dục bình dân và giáo dục phổ thông có hiệu quả như

vậy là nhờ một số thuận lợi nhất định. Giáo viên và học viên vụ chủ yếu là người địa
phương, biết tiếng dân tộc nên việc dạy và học dễ dàng, nhớ lâu. Hơn thế, chữ dân tộc
thiểu số dễ học, học nhanh, rút ngắn thời gian học hơn so với chữ quốc ngữ. Tuy nhiên,
công tác này cũng có một số khó khăn, như kinh phí và nhân lực tổ chức còn hạn hẹp, thiếu
giáo viên. Hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang chưa tổ chức giảng dạy chữ Tày-Nùng vì
không có giáo viên và tiếng nói vẫn chưa thống nhất.
2.3.3.3. Bước đầu phát triển ngành giáo dục bổ túc
Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục về việc thành lập các Trường, lớp văn hóa
miền núi, năm 1956, các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên mở
được hàng chục trường, lớp, đào tạo được một số lượng học viên nhất định. Trong bốn
năm 1956-1959, các tỉnh nói trên bổ túc kiến thức cho 3.116 người. Từ năm 1956 đến năm
1957, các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lai Châu và Lào Cai mở được 47 lớp với 892 cán bộ, học
viên. Chương trình học của các Trường, lớp này gồm các môn Quốc văn, Toán và Tư
tưởng. Học viên theo học được ở ký túc xá và được cấp 40 kg lương thực trong một tháng.
Ngành giáo dục còn thành lập các trường bổ túc văn hóa công nông liên tỉnh. Năm
1959, trường Bổ túc văn hóa công nông của Khu tự trị Việt Bắc được thành lập tại Lạng
Sơn. Ban đầu, Trường có 15 giáo viên với 385 học sinh, đến năm học 1960-1961, Trường
lập thêm một phân hiệu ở tỉnh Thái Nguyên. Chương trình học của Trường gồm các môn
13
Toán, Văn, Địa, Sử và Sinh vật với thời hạn học 3 năm. Riêng, Trường bổ túc văn hóa
công nông phân hiệu ở tỉnh Thái Nguyên có thêm môn Vật lý và có thêm hệ đào tạo 4 năm
với 4 lớp A, B, C, D.
Cũng trong năm 1959, ngành giáo dục bổ túc đã thành lập các Trường phổ thông lao
động và Trường văn hóa tập trung cho các đối tượng theo tinh thần của Nghị quyết số 93-
NQ/TƯ của Ban Bí thư. Theo đó, Trường phổ thông lao động dành cho cán bộ cấp tỉnh,
huyện, đạt trình độ đến cấp 2, cấp 3. Trường văn hóa tập trung dành cho cán bộ cấp xã,
hợp tác xã và thanh niên ưu tú ở vùng cao, đạt trình độ từ cấp 1 đến cấp 2. Ngoài ra, còn có
trường Thanh niên dân tộc (một số nơi gọi là trường Thanh niên lao động xã hội chủ
nghĩa) dành cho thanh niên người dân tộc thiểu số, sống ở vùng cao, đạt đến trình độ đến
cấp 1, 2. Học viên vừa đi học vừa tham gia sản xuất, có nội trú và được Nhà nước hỗ trợ

hoàn toàn phí phí học tập, sinh hoạt.
Chương trình học của các trường bổ túc văn hóa nêu trên về cơ bản giống chương
trình ở của các trường phổ thông. Tuy nhiên, do đối tượng học là cán bộ, người lớn tuổi nên
từng cấp học sẽ tinh giản, thiết thực hơn so với chương trình của các trường phổ thông.
Chương trình học của các trường bổ túc văn hóa nhằm cung cấp cho học viên những kiến
thức cơ bản cần thiết nhất về văn hóa, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cũng như khả năng
quản lý kinh tế.
Với các trường bổ túc văn hóa đa dạng như vậy, từ năm 1958 đến năm 1960, đã có
10.375 cán bộ, học viên có trình độ từ cấp 1 đến cấp 3 tốt nghiệp. Phần lớn trong số họ đều trở
về địa phương công tác, góp phần xây dựng kinh tế, xây dựng cuộc sống mới ở địa phương.
2.3.3.4. Giáo dục phổ thông
Giáo dục vỡ lòng. Theo Cải cách giáo dục năm 1956, giáo dục vỡ lòng là bắt buộc
đối với học sinh trước khi bước vào lớp 1. Để quản lý, chăm lo giáo dục vỡ lòng, ngày 12-
5-1956, Bộ Giáo dục triệu tập Hội nghị liên tịch. Hội nghị đã có một số chủ trương và
nhiệm vụ cho giáo dục vỡ lòng. Đó là: Mở "lớp 1 đặc biệt" (là lớp dạy cả vỡ lòng và lớp 1
trong một năm) cho những học sinh quá 6 tuổi chưa biết đọc, biết viết. Lớp học do các
trường phổ thông đảm nhận. Hôi nghị yêu cầu ở miền núi, phát triển vỡ lòng ở vùng thấp,
nơi nào có điều kiện phấn đấu phổ cập vỡ lòng như ở miền xuôi, ở vùng cao tập trung xóa
xã trắng về giáo dục.
Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, giáo dục vỡ lòng đã được xây dựng từ trong những năm
kháng chiến chống Pháp tại một số tỉnh thuộc khu căn cứ cách mạng, như Thái Nguyên, Cao
Bằng. Hòa bình lập lại, giáo dục vỡ lòng ở đây vẫn được duy trì. Năm 1954, riêng huyện Phổ
Yên (Thái Nguyên) mở được 31 lớp với 1.491 cháu, tỉnh Cao Bằng tổ chức được 8.596 học
sinh vỡ lòng. Năm 1956, các trường phổ thông đã tổ chức hàng trăm lớp vỡ lòng, “lớp 1 đặc
biệt”. Trong 5 năm (1954-1960), Khu tự trị Thái-Mèo mở được 2.422 lớp vỡ lòng với 54.621
em, Khu tự trị Việt Bắc tổ chức các lớp vỡ lòng khá đều đặn. Ví dụ, Hà Giang là một tỉnh khó
khăn và nghèo nhất của Khu nhưng các lớp vỡ lòng vẫn được duy trì, phát triển: năm học
1956-1957 có 3.760 em đến năm học 1959-1960 tăng lên 4.574 em.
Giáo dục vỡ lòng đạt được kết quả trên là nhờ sự dạy bảo tận tình của đội ngũ giáo
viên. Các cô giáo đã biết lồng kiến thức tâm lý đồng bào miền núi, sử dụng các vật dụng cụ

thể để áp dụng vào bài giảng, tổ chức những buổi khai giảng rầm rộ dưới nhiều hình thức
khác nhau, như múa xòe đi các nơi múa hát để thu hút, vận động các em. Qua thời gian
được cô giáo chỉ bảo, dạy dỗ, các em đã tiến bộ rất nhanh. Các em biết chào hỏi người lớn,
ít nói bậy, ít đánh nhau, biết giúp đỡ, vâng lời cha mẹ, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là
các em đã có thói quen, nền nếp trước khi bước vào lớp học phổ thông.
14
Các cấp học phổ thông. Giáo dục vỡ lòng phát triển tạo điều kiện để giáo dục phổ
thông phát triển. Từ năm 1954 đến năm 1958, Khu tự trị Thái-Mèo có 267 trường cấp 1 với
533 lớp, 12.337 học sinh và 607 giáo viên. Nếu như trong năm học 1955-1956, Khu tự trị
Việt Bắc chỉ có 36 trường cấp 2 với 4.980 học sinh và 2 trường cấp 3 với 214 học sinh thì
đến năm học 1959-1960 tăng lên 52 trường cấp 2 với 10.808 học sinh cấp 2, gần gấp hai
lần số học sinh và 5 trường cấp 3 với 1.077 học sinh.
Ngành giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc cũng rất quan tâm đến giáo dục vùng
cao, vùng hẻo lánh để dần xóa bỏ tình trạng xã trắng về giáo dục. Năm 1955, Khu tự trị
Thái-Mèo mở hai trường Thiếu nhi dân tộc (có địa phương gọi là trường Thiếu nhi vùng
cao) là trường Mường Lay và trường Trần Đăng Ninh. Năm 1955, trường Mường Lay có
138 học sinh từ vỡ lòng đến lớp 5. Tại Khu tự trị Việt Bắc, đến trước năm 1957, có 200 xã
vùng cao chưa có cơ sở giáo dục, nhiều em đến tuổi mà không có trường để học. Từ năm
1957, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác giáo dục vùng cao nên năm 1958, Khu
đã có 88 xã trên tổng số 200 xã vùng cao có trường cấp 1.
Năm 1958, Hội nghị Giáo dục miền núi lần thứ nhất được tổ chức. Hội nghị nhất trí
nhân rộng trường thiếu nhi dân tộc ra các tỉnh miền núi phía Bắc. Trường do Nhà nước đầu
tư xây dựng, cung cấp đầy đủ học phẩm, quần áo, chăn màn, chỗ ở cho học sinh. Mục đích
của trường nhằm đào tạo các em học sinh thiểu số ở vùng cao đạt đến trình độ cấp 1, cấp 2,
tạo nguồn cán bộ có trình độ cho địa phương sau này. Thực hiện chủ trương trên, ngay
trong năm 1958, Khu tự trị Việt Bắc đã thành lập Trường thiếu nhi vùng cao đầu tiên với
155 học sinh thiểu số. Đến năm 1959, chỉ sau một năm sau, sáu tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn,
Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Giang đều xây dựng trường này. Năm 1960,
Khu có 6 trường thiếu nhi vùng cao cấp 1 ở sáu tỉnh với 383 em.
Chương trình học tại các trường phổ thông ở các tỉnh miền núi phía Bắc về cơ bản

giống chương trình học của các tỉnh miền xuôi. Ở các cấp học, chương trình học như sau:
Cấp 1 gồm 6 môn: 1. Quốc văn (gồm từ ngữ và tập làm văn); 2. Công dân giáo dục; 3. Sử;
4. Địa lý; 5. Toán và 6. Khoa học thường thức. Cấp 2 gồm các môn: Khoa học xã hội,
Khoa học tự nhiên, Chính trị, Nga văn, Nhạc, Thể dục thể thao, Kỹ thuật. Cấp 3 gồm các
môn: Văn, Địa, Lý, Sinh vật, Nga văn, Nhạc, Thể dục thể thao, Sử, Toán, Hóa, Chính trị,
Hoa văn, Kỹ thuật.
Như vậy, đến năm 1960, theo ước tính, các tỉnh miền núi phía Bắc có trên 1.100
trường cấp 1, 70 trường cấp 2 và 5 trường cấp 3 với trên 11 vạn học sinh phổ thông các cấp.
Trong số 5 trường cấp 3 nêu trên đều thuộc Khu tự trị Việt Bắc, còn Khu tự trị Tây Bắc
chưa có trường cấp 3.
2.4. Công tác đào tạo giáo viên và biên soạn sách giáo khoa
Ngành giáo dục tổ chức các lớp đào tạo sư phạm cấp tốc, thời gian từ một tuần lễ, một
tháng đến một học kỳ; Mở các lớp bồi dưỡng sư phạm hoặc tuyển học sinh phổ thông có
trình độ cấp 2, cấp 3 đi dạy, v.v… Ngoài ra, ngành còn chú trọng việc thành lập trường sư
phạm sơ cấp và trung cấp để đào tạo giáo viên một cách bài bải, chính qui và lâu dài hơn.
Đào tạo giáo viên cấp 1. Trước năm 1956, đào tạo giáo viên cấp 1 cho các tỉnh miền
núi phía Bắc là do Trường Sư phạm sơ cấp Việt Bắc đảm nhiệm. Năm 1956, Khu tự trị
Việt Bắc được thành lập, Ban Giáo dục Khu tiếp quản Trường để đào tạo giáo viên cấp 1
trong Khu. Trong ba năm, từ năm 1956 đến năm 1958, Trường đã đào tạo được 636 giáo
sinh (tên gọi cho những người học tại các trường sư phạm). Tại các tỉnh Khu tự trị Thái-
Mèo, năm 1956, Ban Giáo dục Khu xây dựng Trường Sư phạm sơ cấp miền núi để đào tạo
giáo viên cấp 1 trong Khu. Năm 1959, Trường đào tạo được 28 giáo viên dạy lớp 1,2 và 50
15
giáo viên cấp tốc dạy lớp 1, 2 chữ Thái. Đến năm 1960 Trường đã đào tạo được 741 giáo
viên đi dạy tại các châu.
Đào tạo giáo viên cấp 2. Ngày 10-10-1959, Trường Sư phạm trung cấp Khu tự trị
Việt Bắc (hay còn gọi là Trường sư phạm cấp 2 Việt Bắc) được thành lập tại Thái Nguyên
với 259 giáo sinh theo học. Trường có hai hệ đào tạo là hệ đào tạo hai năm và hệ đào tạo
một năm cấp tốc. Ngoài ra, ngành còn cử giáo viên đi học tại các trường ở Trung ương.
Đặc biệt, trong năm 1959, Chính phủ điều động, động viên 1.245 thầy, cô giáo viên miền

xuôi lên miền núi công tác nên đã bổ sung kịp thời nguồn giáo viên cho miền núi.
Nhìn chung lại, đến năm 1960, tổng số giáo viên cấp 1,2 và cấp 3 khoảng 4.000
người, trong đó giáo viên Khu tự trị Việt Bắc là 2.970 người, trong đó giáo viên cấp 3 chỉ
có 45 người.
Về công tác biên soạn sách giáo khoa cho miền núi. Đầu năm 1956, Nha Bình dân
học vụ biên soạn và phát hành trên 3 vạn Cuốn vần, Cuốn tập đọc số dành riêng cho miền
núi, đến đầu năm 1957, có thêm Cuốn tập đọc và Chính tả cho lớp 2 bổ túc văn hóa. Riêng
các tỉnh thuộc Khu tự trị Việt Bắc còn có cuốn Vần Tày-Nùng từ lớp vỡ lòng đến lớp 3 phổ
thông để giảng dạy chữ dân tộc thiểu số. Nhìn chung, công tác biên soạn sách giáo khoa
dành riêng cho miền núi còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu của từng ngành học, cấp
học. Các thầy, cô giáo vẫn chủ yếu giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa của miền
xuôi. Tài liệu giảng dạy của giáo viên vẫn còn thiếu, bài soạn còn chung chung chưa sát
với tình hình địa phương.
Tiểu kết
Chương 3
TIẾP TỤC XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở
CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN 1961-1965
3.1. Vài nét về kinh tế-xã hội
Sau giai đoạn khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa (1954-1960), kinh tế, xã hội
ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã có những chuyển biến tích cực. Chế độ người bóc lột người
về cơ bản được xóa bỏ. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được xác lập dựa trên hai hình
thức sở hữu chủ yếu là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể. Đời sống của nhân dân được
nâng lên một chút. Mặc dù vậy, khi bước vào giai đoạn thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ
nhất, kinh tế, xã hội ở đây vẫn còn nhiều khó khăn. Quan hệ sản xuất thực tế mới chỉ được
xác lập ở vùng thấp với 83% số nông hộ vào hợp tác hóa, còn vùng cao mới chỉ thu hút
được 25% số nông hộ vào hợp tác xã. Phong trào hợp tác hóa nông nghiệp dù đã phát triển
nhưng chưa đều. Tình trạng trên làm cho sản xuất kém phát triển, năng suất lao động thấp,
thu nhập của xã viên tăng chậm hoặc không tăng, có nơi còn sụt giảm, xã viên xin ra khỏi
hợp tác xã ngày càng nhiều.
Trước tình trạng trên, để thực hiện tốt và hoàn thành kế hoạch năm năm lần thứ nhất

về phát triển kinh tế, văn hóa mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đề ra, tháng 2 năm
1963, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 70-NQ/TW về cuộc vận động cải tiến quản lý
hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật. Triển khai nhiệm vụ trên, các tỉnh miền núi phía Bắc đã bắt tay
cải tiến kỹ thuật, phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương. Nhờ đó, đến năm 1965, “sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt kinh tế khác đều được phát triển; đặc biệt là sản
xuất nông nghiệp đã phát triển với tốc độ nhanh và tương đối toàn diện. Nền kinh tế tự cấp
tự túc đang bắt đầu bị phá vỡ, và nền kinh tế hàng hóa đã bắt đầu phát triển, tạo ra triển
vọng to lớn cho việc cải thiện đời sống nhân dân các dân tộc”. Những bước phát triển trong
kinh tế đã khiến đời sống văn hóa, xã hội của nhân dân có nhiều thay đổi. Nhân dân từ chỗ
thiếu ăn đã tiến đến có đủ ăn và có dự trữ. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giữa nam và
nữ, quyền tham chính của nhân dân được thực hiện. Nhiều phong tục tập quán lạc hậu đã
16
được loại bỏ ở một số vùng, nhân dân đã dần biết đến và thực hiện nếp sống văn minh, sạch
sẽ, khoa học, v.v…
Những bước phát triển trong kinh tế, những thay đổi trong đời sống văn hóa, xã hội
trên đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của các tỉnh miền núi phía Bắc
trong giai đoạn 1961-1965.
3.2. Đường lối giáo dục xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và nhiệm vụ của từng
ngành học trong giai đoạn cách mạng mới
Để thực hiện nhiệm vụ do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đề ra, miền Bắc phải
tiến hành kế hoạch năm năm lần thứ nhất và ba cuộc cách mạng, trong đó cuộc cách mạng
về tư tưởng, văn hóa đóng vai trò quan trọng. Đại hội đề ra nhiệm vụ của giáo dục là: "phải
phát triển theo qui mô lớn và phải phục vụ đường lối và nhiệm vụ cách mạng của Đảng”,
đồng thời thông qua đường lối giáo dục xã hội chủ nghĩa, yêu cầu giáo dục phát triển theo
qui mô lớn, đồng đều tất cả các ngành học. Cụ thể là:
Với ngành giáo dục bổ túc. Đại hội khẳng định: “Trước mắt cần coi nhiệm vụ bổ túc
văn hóa là nhiệm vụ hàng đầu,…”, “Đảng ta luôn luôn quan tâm lãnh đạo công tác bổ túc
văn hóa, coi nó là một công tác rất quan trọng để thúc đẩy cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa trong hoàn cảnh một nước có nền kinh tế lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội
không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.

Với ngành giáo dục phổ thông. Đại hội nêu rõ: "Cần phát triển và nâng cao chất
lượng các lớp mẫu giáo và vỡ lòng, thực hiện phổ cập giáo dục cấp 1 ở miền đồng bằng.
Hoàn thành xóa nạn mù chữ và chuẩn bị tiến lên phổ cập giáo dục cấp 1 ở miền núi. Ra sức
phát triển giáo dục cấp 2, cấp 3 một cách có kế hoạch, coi trọng số lượng và chất lượng".
Nhiệm vụ cách mạng càng nặng nề, đòi hỏi giáo dục của các tỉnh miền núi phía Bắc
phải phát triển mạnh để đáp ứng nhiệm vụ phát triển của kinh tế địa phương. Tháng 9 năm
1964, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 84-CT/TƯ khẳng định: “Công tác giáo dục có một vị
trí rất quan trọng trong việc đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và củng
cố quốc phòng ở miền núi”.
Các văn kiện trên còn đề ra nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể cho từng ngành học, bậc học
mà các tỉnh miền núi phía Bắc phải thực hiện trong giai đoạn 1961-1965. Đó là:
Giáo dục bình dân: Phấn đấu đến năm 1965 là phải thanh toán nạn mù chữ ở vùng
thấp cho tất cả những người từ 12 đến 40 tuổi, ở vùng cao cho cán bộ và thanh niên.
Giáo dục bổ túc: Đẩy mạnh công tác bổ túc văn hóa cho cán bộ, đảng viên, đoàn
viên thanh niên và thanh niên các dân tộc ngang trình độ lớp 3, lớp 4 ở vùng thấp và lớp 2
ở vùng cao.
Giáo dục phổ thông: Phát triển mạnh mạng lưới các trường phổ thông cấp 1 và cấp 2
một cách thích hợp, tạo mọi điều kiện cho con em các dân tộc vào học, đồng thời phát
triển cấp 3 một cách có kế hoạch.
Trong giai đoạn này, Chính phủ tổ chức đến hai hội nghị giáo dục miền núi. Các hội
nghị đều khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục đối với công cuộc xây dựng và phát
triển kinh tế các tỉnh miền núi, nhất là việc đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, v.v…
Có thể nói, giai đoạn 1961-1965, Đảng và Nhà nước đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt
đến công tác giáo dục nói chung, giáo dục miền núi nói riêng, đã tạo cơ sở thuận lợi nhất cho
sự phát triển của công tác giáo dục trong giai đoạn này cũng như những năm tiếp theo.
3.3. Bước phát triển của giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc
3.3.1. Hoàn thành kế hoạch xóa mù chữ cho những người trong độ tuổi
17
Nhiệm vụ của công tác xóa mù chữ giai đoạn 1961-1965 là đẩy mạnh xóa mù chữ
cho vùng cao, hẻo lánh, đồng thời tiếp tục xóa mù chữ ở những vùng thấp còn lại. Tiêu

biểu cho công tác xóa mù chữ ở vùng cao là tỉnh Cao Bằng. Năm 1961, Cao Bằng phát
động phong trào “Vượt trước thời gian, toàn ngành giáo dục tiến quân diệt dốt vùng cao”
lên các huyện là Nguyên Bình, Bảo Lạc và Hà Quảng. Phong trào được nhân dân tham gia,
hưởng ứng nhiệt tình. Nhiều tấm gương cá nhân, tập thể đã xuất hiện. Phong trào còn lan
rộng và được cán bộ, công nhân trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học hưởng ứng với
những hình thức khác nhau. Ngoài ra, ngành giáo dục tỉnh còn thực hiện nhiều biện pháp
như quy định giờ học hợp lý cho từng đối tượng, phân công ai đi học trước, ai đi học sau,
thậm chí, còn có chế độ đãi ngộ cho giáo viên, v.v… Nhờ đó, khi kết thúc chiến dịch, tỉnh
đã đưa 1.180 thanh niên lên công tác ở vùng cao, quyên góp được 20.000 đồng cho quỹ
diệt dốt của địa phương và xóa mù chữ cho 13.000 người.
Học tập kinh nghiệm của tỉnh Cao Bằng, nhiều tỉnh miền núi phía Bắc cũng tổ chức
nhiều cách làm phong phú, thu được nhiều kết quả tốt. Kết thúc chiến dịch diệt dốt ở vùng
cao, trong năm 1961, các tỉnh thuộc Khu tự trị Việt Bắc đã thanh toán được 35.007 người
mù chữ. Tại các tỉnh thuộc Khu tự trị Thái-Mèo, việc xóa mù chữ cho nhân dân ở vùng cao
cũng được tiến hành khẩn trương. Năm 1961, tỉnh Sơn La vận động được 37 thanh niên lên
vùng cao, mở được 30 lớp sơ cấp bình dân cho hơn 400 người theo học.
Trên đà thắng lợi của chiến dịch diệt dốt vùng cao, ngành giáo dục ở các tỉnh miền
núi phía Bắc đẩy mạnh công tác xóa mù chữ cho các huyện vùng cao còn lại trong những
năm tiếp theo để sớm hoàn thành kế hoạch xóa mù chữ vào năm 1965.
Sau gần mười năm diệt giặc dốt, đến năm 1965, công tác xóa mù chữ ở các tỉnh
miền núi phía Bắc đã đạt được thành tích quan trọng. Về cơ bản, các tỉnh đã hoàn thành kế
hoạch xóa mù chữ cho những người trong độ tuổi từ 12 đến 40. Thái Nguyên là tỉnh miền
núi phía Bắc đầu tiên hoàn thành vào năm 1961 và cũng là địa phương hoàn thành kế
hoạch đúng thời hạn của Trung ương. Tiếp đến là các tỉnh Lạng Sơn (năm 1962), Bắc Kạn,
Tuyên Quang (năm 1963). Riêng tỉnh Cao Bằng, mặc dù năm 1960 đã xóa xong mù chữ ở
vùng thấp nhưng mãi đến năm 1964 mới hoàn thành ở vùng cao. Lào Cai và Hà Giang là
những địa phương cuối cùng hoàn thành kế hoạch xóa mù chữ vào năm 1965.
3.3.2. Tiếp tục sử dụng chữ dân tộc thiểu số trong xóa mù chữ và giảng dạy tại
các cấp học phổ thông
Tháng 11 năm 1961, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 206-CP thông qua

hệ thống chữ Tày-Nùng, Thái, Mèo và cho áp dụng hệ thống các chữ này ở các tỉnh miền
núi phía Bắc. Đây là điều kiện rất thuận lợi để việc tổ chức xóa mù chữ, dạy học bằng chữ
dân tộc thiểu số phát triển mạnh so với những năm đầu hòa bình lập lại. Tại các tỉnh thuộc
Khu tự trị Tây Bắc, từ năm 1961 đến năm 1965, Ban Giáo dục Khu đã xóa mù chữ bằng
chữ Thái cho 14.380 người, tăng gấp gần bốn lần so với 5 năm đầu hòa bình lập lại (1954-
1960). Tại các tỉnh thuộc Khu tự trị Việt Bắc, công tác xóa mù chữ bằng chữ Tày-Nùng đã
phát triển mạnh ngay trong năm 1961, điển hình là tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn. Trong năm
1961, tỉnh Cao Bằng xóa mù chữ cho 13.000 người, trong đó có tới 10.000 người xóa mù
chữ bằng chữ Tày-Nùng, thậm chí, đến những năm 1965, nhiều huyện trong tỉnh, như
Nguyên Bình, Hà Quảng, Bảo Lạc, Thạch An đã xóa xong nạn mù chữ cho nhân dân bằng
chữ Tày-Nùng.
Ngành giáo dục còn sử dụng chữ dân tộc trong giáo dục phổ thông. Năm học 1960-
1961, Khu tự trị Tây Bắc mới chỉ có 7.902 học sinh vỡ lòng, 6.847 học sinh phổ thông cấp
1 học chữ Thái nhưng đến năm học 1962-1963 đã tăng lên 22.408 học sinh vỡ lòng và
16.928 học sinh, gấp hai, ba lần so với năm trước. Trong ba năm (1962-1965), Khu tự trị
Việt Bắc dạy được 13.897 học sinh vỡ lòng, 14.582 học sinh cấp 1 học chữ Tày-Nùng.
18
Nhìn chung lại, đến năm 1965, ngành giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc đã sử
dụng chữ dân tộc thiểu số để xóa mù chữ cho gần 3 vạn người, tổ chức dạy các lớp vỡ lòng,
lớp 1, 2 cho gần 14 vạn người.
Sự phát triển của việc dạy và học chữ dân tộc thiểu số còn thể hiện ở số các tỉnh miền
núi tham gia công tác này ngày càng nhiều và thống nhất hơn. Trong giai đoạn 1954-1960,
có tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang chưa thống nhất việc dạy và học chữ Tày-Nùng nhưng
sang giai đoạn 1961-1965, hai địa phương này đã nhanh chóng gây dựng được cơ sở, hòa
nhịp cùng phong trào giảng dạy chữ Tày-Nùng trong Khu.
3.3.3. Phát triển mạnh giáo dục bổ túc
Bước sang năm 1961, nhằm phát triển mạnh đội ngũ cán bộ, học viên cho địa
phương, ngành giáo dục bổ túc đã triển khai một số biện pháp là mở rộng các loại hình
trường bổ túc văn hóa lên tận các huyện, xã vùng cao, vùng sâu, vào tận các nông trường,
lâm trường, nhà máy, tổ chức nhiều hình thức học linh hoạt như tập trung, bán tập trung ở

các nông trường, xí nghiệp, cải tiến chương trình, nội dung, giảng dạy phù hợp với sản
xuất, v.v… Nhờ đó, trong bốn năm (1961-1964), ngành giáo dục bổ túc Khu tự trị Việt
Bắc, đào tạo được 104.820 cán bộ đạt trình độ từ cấp 1 đến cấp 3. Đến năm 1965, ngành
giáo dục bổ túc ở Khu tự trị Tây Bắc phát triển một bước dài: “Nếu như những năm 1954,
trình độ cán bộ cấp tỉnh ở các tỉnh miền núi Tây Bắc đạt cao nhất là lớp 4 rất ít, còn đa số
chỉ đạt lớp 1,2 thì đến năm 1965, riêng ở nông thôn, cấp cơ sở, cán bộ có trình độ lớp 3,4
chiếm 28%; cán bộ có trình độ lớp 1,2 chiếm 72%, đặc biệt đa số nhân dân các dân tộc đã
thoát nạn mù chữ và có trình độ đến lớp 1,2”.
Đáng lưu ý nhất trong công tác giáo dục bổ túc giai đoạn này là các trường, lớp bổ túc
văn hóa đã chủ động cải tiến nội dung học tập, phương pháp giảng dạy phù hợp với thực tiễn
sản xuất. Điển hình là các lớp học bổ túc văn hóa tại xí nghiệp giấy Hoàng Văn Thụ (Thái
Nguyên), nông trường sông Lô (Tuyên Quang), v.v… Tại các lớp học bổ túc văn hóa của xí
nghiệp giấy Hoàng Văn Thụ (Thái Nguyên), thầy, cô giáo đã mạnh dạn cải tiến chương trình
theo phương châm “cần gì học nấy”, “văn hóa gắn với kỹ thuật”. Sau đó, công nhân ứng
dụng vào sản xuất, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, góp phần xây dựng xí nghiệp
ngày càng phát triển. Nhờ đó, năm 1961 xí nghiệp hoàn thành sớm chỉ tiêu kế hoạch năm và
được tặng danh hiệu Lá cờ đầu toàn miền Bắc trong ngành công nghiệp nhẹ.
Các trường bổ túc văn hóa cũng rất chú trọng việc đào tạo nguồn cán bộ người dân tộc
thiểu số. Năm học 1964-1965, Trường Bổ túc văn hóa công nông Khu tự trị Việt Bắc có 616
học viên, trong đó có 494 người là người dân tộc thiểu số, chiếm 80,1% tổng số học viên.
Ngành giáo dục bổ túc văn hóa phát triển tốt như vậy còn nhờ sự đóng góp rất to lớn
và hiệu quả của trường Thanh niên dân tộc. Đánh giá của Thủ tướng Chính phủ về Trường
Thanh niên dân tộc đối với công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và văn hóa, xã hội ở các
tỉnh miền núi phía Bắc trong Chỉ thị số 64/TTg/VG, ngày 31-5-1965 sẽ minh chứng cho
nhận định này: “Trường Thanh niên dân tộc đã cung cấp cho các hợp tác xã, các ngành của
tỉnh và huyện miền núi hàng nghìn thanh niên có trình độ văn hóa và kỹ thuật nhất định để
tham gia vào công cuộc xây dựng kinh tế và văn hóa của địa phương…”.
Về chương trình học bổ túc văn hóa các cấp giống như chương trình phổ thông. Với
phương châm “cần gì học nấy”, chương trình của giáo dục bổ túc thường tinh giản, ngắn
gọn, chú trọng đến tính thực tế, ứng dụng. Ngoài ra, các trường bổ túc văn hóa còn giáo dục

tư tưởng chính trị cho học viên, giúp học viên hiểu và tin tưởng vào Đảng, Chính phủ, từ đó
yên tâm lao động sản xuất, tham gia công tác tốt hơn.
3.3.4. Giáo dục phổ thông phát triển toàn diện và đều khắp
19
Giáo dục vỡ lòng. Ngay trong năm học 1961-1962, để nhanh chóng hoàn thành phổ
cập vỡ lòng ở vùng thấp, Ban Giáo dục Khu tự trị Việt Bắc và Khu tự trị Tây Bắc đề ra một
số biện pháp như tăng cường sự lãnh đạo của các cấp trực tiếp là Ty, Sở Giáo dục địa
phương, tăng cường đội ngũ giáo viên cho vùng cao, v.v… Nhờ đó, số lớp và học sinh vỡ
lòng được xây dựng và tăng trở lại. Ở Khu tự trị Tây Bắc, năm học 1961-1962 có 1.498 lớp
vỡ lòng với 23.032 học sinh, đến năm học 1962-1963 tăng lên 1.766 lớp với 26.374 học
sinh, năm học 1963-1964 có 1.466 lớp với 24.796 học sinh. Ở Khu tự trị Việt Bắc, các lớp vỡ
lòng cũng được mở đều khắp, thu hút đông đảo các em học sinh ở cả vùng thấp lẫn vùng cao,
hẻo lánh đến trường, tiêu biểu là các lớp vỡ lòng ở xã Co Linh, Minh Khai (Bắc Kạn), xã
Bình Yên (Tuyên Quang), xã Quang Minh (Hà Giang). Tại xã Quang Minh (Hà Giang)
trong xã có 10 thôn với 405 em đến tuổi đi học thì có 380 em đến lớp, chiếm 96% hay xã
Yên Phù, Phù Ninh của tỉnh tỷ lệ trẻ em đến tuổi đi học vỡ lòng đạt 100%.
Giáo dục vỡ lòng phát triển tạo điều kiện cho các bà, các mẹ được học tập, tham gia
các hoạt động sản xuất, công tác xã hội, góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế, xã hội
của địa phương. Ở hợp tác xã chuyên trồng cây thuốc lá Nà Oài, xã Nam Tuấn, tỉnh Cao
Bằng, khi chưa mở lớp vỡ lòng, hợp tác xã luôn thiếu hàng nghìn công lao động nhưng từ
khi có các lớp vỡ lòng, chị em tham gia sản xuất nhiều hơn nên diện tích trồng thuốc lá
được mở rộng, từ 70 hécta lên 116 hécta, thu nhập của hộ gia đình xã viên cũng tăng theo,
từ 300 đồng lên 600 đồng.
Các cấp học phổ thông. Giáo dục vỡ lòng phát triển và được phổ cập ở một số tỉnh
đã tạo điều kiện thuận lợi cho ba cấp học phổ thông phát triển. Tại Khu tự trị Việt Bắc, so
với năm học 1960-1961, năm học 1964-1965, số trường cấp 1 tăng 28%, cấp 2 tăng 130%,
cấp 3 tăng 167%; số học sinh cấp 1 tăng 23%, cấp 2: 66%, cấp 3: 156%. Tại các tỉnh thuộc
Khu tự trị Tây Bắc, số trường và học sinh các cấp phổ thông cũng tăng lên. So với năm học
1960-1961, năm học 1963-1964, số trường học và học sinh các cấp học phổ thông tăng như
sau: cấp 1 tăng 9,3%, cấp 2: 124%, học sinh cấp 1 tăng 34% và cấp 2 tăng 184%. Riêng

trường cấp 3, năm học 1960-1961, Khu chưa có nhưng đến năm học 1963-1964 đã có 5
trường với 383 học sinh. Điều này chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục phổ thông
của Khu tự trị Tây Bắc.
Tính chung lại, đến năm học 1964-1965, các tỉnh miền núi phía Bắc có khoảng 1.600
trường cấp 1, 260 trường cấp 2 và 30 trường cấp 3 với khoảng 17 vạn học sinh phổ thông
các cấp. So với năm học 1959-1960, đến năm học 1964-1965, tỷ lệ trường phổ thông và
học sinh các cấp ở các tỉnh miền núi phía Bắc tăng mạnh, nhất là trường phổ thông cấp 2,
3. Cụ thể trường cấp 1 tăng 45%, trường cấp 2 tăng 271% và trường cấp 3, tăng 500%. Số
học sinh phổ thông các cấp tăng 55%.
Giáo dục vùng cao tại các tỉnh miền núi phía Bắc tiếp tục phát triển, biểu hiện là số
trường Thiếu nhi vùng cao ngày càng được nhân rộng và nâng cao về trình độ đào tạo, số
lớp học, học sinh theo học ngày càng nhiều. Năm 1961, sáu tỉnh thuộc Khu tự trị Việt Bắc
có tới 7 trường Thiếu nhi vùng cao (tương đương mỗi tỉnh 1 trường) với 599 em học sinh
cấp 1. Năm 1962, Khu mở trường Thiếu nhi vùng cao dạy cấp 2. Trường có 175 em, chủ
yếu là các em người dân tộc Dao, Mông, Nùng, Ngái,… theo học. Đến năm học 1963-
1964, trường đào tạo thêm được 909 em.
Trong giai đoạn 1961-1965, để khắc phục tình trạng giáo dục phát triển chưa cân đối
giữa vùng thấp và vùng cao của giai đoạn 1954-1960, ngành giáo dục đã triển khai nhiều
biện pháp, đó là: Phân cấp quản lý các trường, lớp phổ thông cho địa phương: thôn quản lý
cấp 1, xã quản lý cấp 2 và huyện quản lý cấp 3, Mở rộng mạng lưới trường, lớp theo
phương châm “Trường gần dân, Thầy tìm trò, qui mô nhỏ”, v.v… Nhờ thực hiện các biện
20
pháp trên, đến năm 1964, nhiều cơ sở giáo dục ở các huyện vùng cao được xây dựng trở
lại. Năm 1964, huyện Chiêm Hóa có 35 xã thì đã có 36 trường cấp 1, 5 trường cấp 2, 1
trường cấp 3 với 4.000 học sinh trên tổng số dân là 30.865 người chiếm 13%. Tại các tỉnh
thuộc Khu Tây Bắc, “trước ngày giải phóng có gần 99% dân số là mù chữ. Những ngày
đầu mới thành lập khu tự trị, cơ sở giáo dục hầu như chưa có gì nhưng đến năm 1964, chỉ
trong gần mười năm thì giáo dục đã phát triển vượt bậc”. Đến năm 1965, ở khu vực này,
tính trung bình cứ 100 người dân thì có 41 người đi học. So với miền xuôi thì tỷ lệ trên khá
thấp nhưng so với một số địa phương có nhiều huyện miền núi và dân tộc thiểu số sinh sống

như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là khá cao. Tại Thanh Hóa, đến năm học 1967-1968,
mới có 22 học sinh trên 100 người dân. Sự phát triển của giáo dục phổ thông trong giai
đoạn 1961-1965 còn thể hiện ở sự phát triển, mở rộng mạng lưới trường, lớp đến các thôn,
bản vùng sâu, hẻo lánh, xuống tận các cơ sở.
Ngành giáo dục luôn coi trọng nội dung, chất lượng giáo dục. Trong quá trình giảng
bài, thầy cô giáo luôn đề cao việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh làm cho các em
càng thêm yêu đất nước, yêu lao động, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa. Không chỉ học trên sách
vở, các em đã liên hệ, gắn kiến thức học được trên ghế nhà trường vào thực tế cuộc sống.
3.3.5. Đào tạo đội ngũ giáo viên
Đào tạo giáo viên cấp 1. Ngoài trường Sư phạm sơ cấp thuộc Khu, các tỉnh thành lập
các trường sư phạm sơ cấp thuộc địa phương mình. Tính đến năm học 1964-1965, thông
qua các trường sư phạm sơ cấp của Khu và của các địa phương, các tỉnh miền núi phía Bắc
có khoảng 6.103 giáo viên cấp 1, trong đó Khu tự trị Việt Bắc có 4.712 giáo viên, Khu tự
trị Tây Bắc có 1.391 giáo viên. Với số lượng giáo viên được tương đối đông nên từ những
năm 1963, 1964 về cơ bản ngành giáo dục đã tự cung cấp được nguồn giáo viên cấp 1,
không phải nhờ sự giúp đỡ từ Trung ương hay các địa phương như những năm trước.
Đào tạo giáo viên cấp 2. Năm 1961, Khu tự trị Việt Bắc mới chỉ có 1 trường sư
phạm cấp 2 của Khu. Năm 1962, Khu mở thêm hai trường sư phạm cấp 2 ở tỉnh Lạng Sơn
và Cao Bằng. Từ năm 1962 đến năm 1964, hai trường đã đào tạo được hàng trăm giáo sinh
các dân tộc thiểu số theo học ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Đến năm học
1964-1965, số giáo viên cấp 2 của Khu tự trị Việt Bắc là 1.488 người. Tại Khu tự trị Thái -
Mèo, năm 1960, Khu thành lập Trường sư phạm cấp 2. Đến năm 1963, đã có 229 giáo sinh
được đào tạo và tham gia giảng dạy cấp 2 toàn cấp.
Đào tạo giáo viên cấp 3. Phải đến năm 1966, Trường Đại học sư phạm miền núi mới
được thành lập để đào tạo giáo viên cấp 3 nên để có giáo viên cấp 3, ngành giáo dục nơi
đây đã cử giáo viên đi học tại các trường ở Trung ương. Đến những năm 1963, các tỉnh
miền núi phía Bắc có 2.344 giáo viên cấp 3, trong đó các tỉnh thuộc Khu tự trị Tây Bắc có
45 giáo viên còn 2.299 giáo viên thuộc các tỉnh thuộc Khu tự trị Việt Bắc.
Ngành giáo dục đặc biệt chú ý đến việc đào tạo giáo viên người dân tộc thiểu số.
Năm học 1961-1962, số giáo viên người dân tộc thiểu số của Khu tự trị Tây Bắc chiếm

39%, đến năm học 1962-1963 chiếm 46%. Ngoài ra, để nâng cao toàn diện chất lượng giáo
viên, hàng năm ngành giáo dục tổ chức lớp tập huấn, các buổi sinh hoạt chính trị, học tập
nghị quyết Trung uơng, v.v Nhìn chung, đến năm 1965, công tác đào tạo giáo viên ở đây
tương đối hoàn thiện và về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của các trường phổ thông, nhất là
trường phổ thông cấp 1,2.
3.3.6. Công tác biên soạn sách giáo khoa
Giai đoạn 1961-1965, nhiều cuốn sách dành riêng cho miền núi đã được xuất bản như
Vần vỡ lòng, Tập đọc vỡ lòng, Tập hướng dẫn soạn bài cho giáo viên cấp 1, Tập đọc vùng
cao, Tập đọc miền núi cấp 1, Sách tập đọc cho cấp 1 phổ thông, Bộ sách bổ túc văn hóa cấp
1 nông thôn miền núi. Riêng các tỉnh thuộc Khu tự trị Việt Bắc, còn có các cuốn sách Quyển
21
vần Tày-Nùng, Sách giáo khoa bằng chữ Tày-Nùng và chữ quốc ngữ, các cuốn sách hỗ trợ
trong việc học chữ Tày-Nùng, như Tập thơ ca Tày-Nùng hoặc tài liệu học tập chữ Tày-Nùng
cho cán bộ và những người tự học tiếng Tày-Nùng trên báo Việt Nam độc lập.
Các cuốn sách trên biên soạn phù hợp với thực tiễn miền núi, nội dung, yêu cầu bài
học, sát với yêu cầu của cán bộ, giáo viên, xã viên hợp tác xã nên học sinh học dễ hiểu,
thích thú hơn. Tuy nhiên, việc biên soạn sách giáo khoa vẫn còn một số hạn chế, đó là lối
hành văn còn khô khan, chưa thật phù hợp với lứa tuổi học sinh. Việc biên soạn sách giáo
khoa mới chỉ tập trung vào các lớp vỡ lòng, cấp 1, còn cấp 2, cấp 3 chưa thực hiện được. Có
thể nói, trong giai đoạn này, công tác biên soạn sách giáo khoa cho miền núi đạt được
những kết quả nhất định, phần nào đáp ứng được việc giảng dạy và học tập của nhân dân.
Chương 4
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM TỪ THỰC TIỄN GIÁO DỤC
Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN 1954-1965
4.1. Thành tựu và hạn chế
Thành tựu: Đến năm 1965, ngành giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc hoàn thành về
cơ bản kế hoạch thanh toán nạn mù chữ cho nhân dân. Nhân dân trong độ tuổi từ 12 đến 40
đều biết đọc, biết viết.
Lần đầu tiên trong lịch sử, tại các tỉnh miền núi phía Bắc, một hệ thống giáo dục
quốc dân có tính đại chúng được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, toàn diện, từ giáo dục

bình dân, giáo dục bổ túc đến giáo dục phổ thông các cấp. Trong hệ thống giáo dục quốc
dân, ngành giáo dục phổ thông luôn được coi là ngành học xương sống. Tuy nhiên, trong
mười năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nói chung và miền núi phía Bắc nói
riêng thì ngành học giáo dục bổ túc lại là ngành học quan trọng được Đảng, Nhà nước
khẳng định, có đóng góp to lớn trong việc đào tạo nguồn cán bộ có trình độ cho công cuộc
khôi phục, phát triển kinh tế, văn hóa địa phương lúc đó.
Cùng với sự phát triển của các ngành học là sự trưởng thành của đội ngũ giáo viên.
Họ bước đầu được đào tạo cơ bản, bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiệt tình với công việc,
cống hiến cho sự nghiệp "trồng người" ở miền núi.
Một thành tựu quan trọng khác là bên cạnh việc sử dụng chữ quốc ngữ, ngành giáo
dục đã sử dụng thành công chữ dân tộc thiểu số trong xóa mù chữ và giảng dạy ở các cấp
phổ thông. Công việc này không chỉ có ý nghĩa trong hoạt động giáo dục mà còn góp phần
gìn giữ, phát triển bản sắc văn hóa của các dân tộc.
Trong mười năm xây dựng, phát triển, ngành giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc góp
phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, trình độ cho cán bộ, nhân dân, góp phần vào
công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.
Chất lượng giáo dục cũng có những bước tiến đáng kể.
Có được những thành tích đó là nhờ giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc được xây
dựng từ trong kháng chiến, nhờ sự phát triển của nền kinh tế, sự cải thiện đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân; nhờ sự lãnh đạo của Đảng và các cấp ủy đảng, chính quyền địa
phương; nhờ những nhân tố mới trong quá trình xây dựng, phát triển giáo dục. Đó là tinh
thần lao động xã hội chủ nghĩa của những thanh niên, những cán bộ, giáo viên, học sinh
phổ thông tình nguyện, xung phong lên những vùng cao, hẻo lánh để diệt dốt ở các địa
phương, v.v…
Hạn chế: Trước hết, chất lượng giáo dục dù đã được nâng lên một bước, song vẫn
còn hạn chế, nhất là ngành bổ túc văn hóa. Thứ hai, ý thức học tập của học sinh còn kém,
hiện tượng học sinh bỏ học giữa chừng còn phổ biến, nhất là học sinh ở vùng cao. Thứ ba,
22
cơ sở trường, lớp vẫn còn nghèo, nhất là ở các xã, huyện vùng cao. Thứ tư, giáo dục phát
triển vẫn chưa đều giữa vùng thấp và vùng cao, giữa các dân tộc thiểu số, mặc dù ngành

giáo dục đã có những biện pháp nhằm thu hẹp sự thiếu cân đối đó.
Nguyên nhân của những hạn chế của công tác giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc
có nhiều song tựu lại là các nguyên nhân chính sau: Điều kiện tự nhiên, khí hậu ở các tỉnh
miền núi phía Bắc quá khắc nghiệt. Nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn, sản xuất kém phát triển,
nhân dân sống phân tán, cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác giáo dục yếu kém, v.v Ở vùng
cao, đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên bổ túc văn hóa, giáo viên địa phương ở vùng cao
còn thiếu. Đảng bộ và các cấp chính quyền, ngành giáo dục đôi khi còn chưa quan tâm,
chăm lo, chỉ đạo thường xuyên đến công tác giáo dục.
4.2. Một số đặc điểm:
Thứ nhất, giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc mang tính quần chúng rộng rãi. Thứ
hai, tiếng dân tộc thiểu số được giảng dạy cùng với chữ quốc ngữ. Thứ ba, giáo dục phát
triển tương đối đồng đều ở cả vùng thấp lẫn vùng cao, thu hút được con em và đồng bào
các dân tộc thiểu số theo học. Thứ tư, giáo dục giai đoạn này phát triển chưa bền vững.
4.3. Một số kinh nghiệm:
Quá trình xây dựng và phát triển giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc luôn cần sự
đầu tư thích đáng của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm của các cấp chính quyền, ngành giáo
dục địa phương.
Giáo dục phải dựa vào nhân dân, phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, dám nghĩ, dám làm.
Đặc biệt chú trọng việc đào tạo đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên người địa
phương; có chính sách ưu đãi, nâng cao đời sống giáo viên; cán bộ, giáo viên công tác tại
miền núi phải kiên trì.
Gắn phát triển giáo dục với việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho nhân dân.
Ngành giáo dục cần duy trì, mở rộng các loại trường, lớp phù hợp với miền núi.
Để nâng cao chất lượng giáo dục cần làm tốt công tác biên soạn sách giáo khoa, cải
tiến nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy.
KẾT LUẬN
1. Quá trình xây dựng và phát triển giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong
mười năm đầu sau ngày hòa bình lập lại (1954-1965) gắn liền với quá trình khôi phục,
phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống đế quốc Mỹ cùng chính quyền

Sài Gòn ở miền Nam. Giáo dục trong giai đoạn này có một vị trí hết sức quan trọng đối
với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở khu vực miền núi nói riêng, miền Bắc nói
chung và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nhận thức được điều đó nên từ
khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
Đảng, Nhà nước đã đề ra đường lối và chính sách cụ thể nhằm xây dựng, phát triển giáo
dục, nâng cao trình độ dân trí. Ở miền núi phía Bắc, ngoài sự chỉ đạo chung, Đảng và Nhà
nước còn ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, biện pháp thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi
nhất để giáo dục ở khu vực này nhanh chóng được xây dựng, phát triển.
Trong mười năm này, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm của chính
quyền địa phương, ngành giáo dục đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần vào
việc xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, vào thắng lợi của sự nghiệp đấu
tranh chống Mỹ, thống nhất nhất nước nhà. Trong ngành giáo dục bình dân, đến năm 1960,
về cơ bản các tỉnh miền núi phía Bắc đã xóa xong nạn mù chữ cho nhân dân vùng thấp
trong độ tuổi quy định. Một số tỉnh như Thái Nguyên, Cao Bằng còn triển khai công tác xóa
23
mù chữ lên các huyện vùng cao, hẻo lánh. Ngành giáo dục bổ túc đã bước đầu hình thành
các loại hình trường, lớp văn hóa bổ túc cho từng đối tượng. Thông qua các trường, lớp đó,
ngành giáo dục bổ túc đã đào tạo được nguồn cán bộ có trình độ nhất định cung cấp cho
công cuộc khôi phục, cải tạo kinh tế xã hội chủ nghĩa của địa phương. Ngành giáo dục phổ
thông cũng được xây dựng và phát triển ổn định. Nhiệm vụ chủ yếu của ngành giáo dục phổ
thông trong giai đoạn này là tổ chức giảng dạy theo hệ giáo dục phổ thông mười năm. Đến
năm 1960, ngành giáo dục phổ thông đã ổn định trường lớp, tiến hành giảng dạy theo
chương trình giáo dục mười năm như qui định và bước đầu phát triển.
Bước sang giai đoạn 1961-1965, với sự phát triển của nền kinh tế, sự quan tâm, chỉ
đạo mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước, giáo dục phát triển vượt bậc. Ngành giáo dục bình dân
đã hoàn thành về cơ bản kế hoạch xóa nạn mù chữ cho nhân dân ở cả vùng thấp lẫn vùng
cao. Đây là thành tựu to lớn mà ngành giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc đạt được, góp
phần nâng cao dân trí cho nhân dân. Ngành giáo dục bổ túc phát triển mạnh cả về số lượng
và chất lượng, góp phần đào tạo nguồn cán bộ có trình độ cho việc thực hiện kế hoạch năm
năm lần thứ nhất của địa phương. Sự phát triển của ngành học này nhờ sự hoạt động có hiệu

quả và đóng góp của trường Thanh niên dân tộc. Ngành giáo dục phổ thông cũng phát triển
toàn diện và đều khắp với đầy đủ các cấp học. Trong giai đoạn 1954-1960, ở vùng cao chưa
có trường Thiếu nhi dân tộc dạy cấp 2 và Khu tự trị Thái-Mèo chưa có trường cấp 3 thì
sang giai đoạn này, các trường nêu trên đều được xây dựng.
2. Bên cạnh những thành công, kết quả đạt được, giáo dục ở các tỉnh miền núi phía
Bắc còn một vài hạn chế. Đó là tình trạng giáo dục phát triển còn chưa cân đối giữa vùng
thấp với vùng cao, chất lượng giáo dục, trình độ của đội ngũ giáo viên cũng như ý thức học
tập của học sinh còn kém. Những hạn chế đó là do công tác giáo dục nơi đây chịu sự tác
động của quá nhiều khó khăn cả về điều kiện tự nhiên lẫn kinh tế, xã hội. Để hạn chế những
khó khăn trên đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải đầu tư thích đáng tới công tác giáo dục; chính
quyền địa phương cần quan tâm, kiên trì, chỉ đạo sát sao và sự cố gắng, ủng hộ của mọi
tầng lớp nhân dân.
3. Là khu vực miền núi, nơi có rất nhiều dân tộc thiểu số sinh sống với trình độ phát
triển khác nhau nên giáo dục ở khu vực này có một số đặc điểm khác biệt so với miền xuôi.
Đó là giáo dục mang tính quần chúng rộng rãi, thu hút được đông đảo quần chúng nhân
dân, nhất là con em đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia, từ những em nhỏ, các em
thanh thiếu niên đến các cụ già, từ những người nông dân, xã viên đến các anh, chị công
nhân trong các công nông trường, cán bộ các cấp chính quyền. Đó là việc sử dụng thành
công chữ dân tộc thiểu số trong giáo dục bên cạnh chữ quốc ngữ, v.v…
4. Quá trình xây dựng và phát triển giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn
1954-1965 để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí cho công tác giáo dục ở miền núi, vùng
dân tộc thiểu số hiện nay. Đó là kinh nghiệm về sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, Nhà nước,
sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với công tác giáo dục; kinh nghiệm về việc xây
dựng và phát triển giáo dục phải dựa vào quần chúng nhân dân, huy động được sự đóng
góp của nhân dân; kinh nghiệm về công tác đào tạo đội ngũ giáo viên cho sự nghiệp giáo
dục ở miền núi, về việc giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, v.v…
Ngày nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và hội nhập quốc tế, việc nâng cao dân trí cho nhân dân, nhất là nhân dân sống ở miền
núi là nhiệm vụ cấp bách. Nếu được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Đảng cùng
với sự chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền, đặc biệt là sự tự giác học tập, hưởng

ứng của nhân dân thì sự nghiệp giáo dục ở đây sẽ phát triển, mục tiêu đưa miền núi tiến kịp
miền xuôi, trong đó có giáo dục sẽ sớm thành hiện thực. Thiết nghĩ, những bài học kinh
24
nghiệm về công tác giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc trong mười năm đầu xây dựng chủ
nghĩa xã hội 1954-1965 vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.
25

×