Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NÔNG THỊ THU HÀ
KẾT HỢP HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC, ĐÁNH GIÁ
VÀ THƢỞNG THỨC TRONG DẠY HỌC ĐOẠN
TRÍCH “MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA”
CỦA HOÀI THANH Ở LỚP 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên, năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NÔNG THỊ THU HÀ
KẾT HỢP HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC, ĐÁNH GIÁ
VÀ THƢỞNG THỨC TRONG DẠY HỌC ĐOẠN
TRÍCH “MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA”
CỦA HOÀI THANH Ở LỚP 11
Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời Hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Thanh Hùng
Thái Nguyên, năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình tới
GS.TS Nguyễn Thanh Hùng – Người thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ
em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ Văn
và khoa Sau đại học – trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên – Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện,
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011
Tác giả luận văn
Nông Thị Thu Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn
đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nông Thị Thu Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Mục lục i
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt iv
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7
1.1. “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh là tác phẩm nghị luận
mẫu mực mang phong cách phê bình văn học độc đáo 7
1.1.1. “Một thời đại trong thi ca” – tác phẩm nghị luận mẫu mực 8
1.1.2. Phong cách phê bình văn học độc đáo của Hoài Thanh trong “Một
thời đại trong thi ca” 13
1.2. Giá trị đào tạo năng lực văn học cho học sinh lớp 11 của đoạn trích
“Một thời đại trong thi ca” 19
1.2.1. Tầm quan trọng của việc kết hợp hài hòa các hoạt động nhận thức,
đánh giá và thưởng thức để đào tạo năng lực văn học cho học sinh 19
1.2.2. Giá trị đào tạo năng lực văn học cho học sinh lớp 11 của đoạn
trích “Một thời đại trong thi ca” 21
1.2.3. Sự kết hợp hài hòa các hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng
thức trong dạy học đoạn trích“Một thời đại trong thi ca” 23
1.3. Thực trạng kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức
trong dạy học đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh 30
1.3.1. Định hướng của SGK, SGV khi dạy học đoạn trích “Một thời đại
trong thi ca” 30
1.3.2. Khảo sát giáo án dạy học đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” 32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
1.3.3. Nhận định về thực trạng kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và
thưởng thức trong dạy học đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” 34
1.3.4. Nguyên nhân của thực trạng dạy học đoạn trích “Một thời đại
trong thi ca” 34
1.3.5. Hướng khắc phục tình trạng bất cập hiện nay trong dạy học đoạn
trích “Một thời đại trong thi ca” 36
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG HƢỚNG TIẾP THU, BỔ SUNG VÀ ĐỀ XUẤT
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH “MỘT THỜI ĐẠI
TRONG THI CA” 39
2.1. Tiếp thu, bổ sung yêu cầu cần đạt 39
2.2. Tiếp thu, bổ sung nội dung bài học 43
2.2.1. Tiếp thu, bổ sung về mặt kiến thức 44
2.2.2. Tiếp thu, bổ sung về mặt kĩ năng 53
2.2.3. Tiếp thu, bổ sung về mặt thái độ 54
2.3. Đề xuất tiến trình và phương pháp dạy học đoạn trích “Một thời đại
trong thi ca” theo hướng kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và
thưởng thức của học sinh 56
2.3.1. Tiến trình và phương pháp vận dụng 56
2.3.2. Thiết kế bài dạy học cụ thể đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” của
Hoài Thanh 60
2.3.3. Hướng dẫn giáo viên thực hiện thiết kế bài dạy học đoạn trích
“Một thời đại trong thi ca” 78
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 81
3.1. Dạy học thực nghiệm đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” 81
3.1.1. Mục đích, ý nghĩa của dạy học thực nghiệm 81
3.1.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 81
3.1.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm 82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
3.1.4. Thực hiện thiết kế trong dạy học cụ thể 83
3.1.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm 84
3.1.6. Những nhận xét rút ra từ kết quả thực nghiệm 86
3.2. Dạy đối chứng đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” 87
3.2.1. Giáo án đối chứng 87
3.2.2. Thực hiện dạy học 92
3.2.3. Đánh giá kết quả dạy học đối chứng 93
3. 3. Đối chiếu kết quả thực nghiệm và đối chứng 95
3.4. Kết luận chung về quá trình thực nghiệm 97
KẾT LUẬN 99
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƢỢC CÔNG BỐ 100
THƢ MỤC THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC 105
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
1.
HS
Học sinh
2.
GV
Giáo viên
3.
SGK
Sách giáo khoa
4.
SGV
Sách giáo viên
5.
THPT
Trung học phổ thông
6.
GS
Giáo sư
7.
TS
Tiến sĩ
8.
NXB
Nhà xuất bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hoài Thanh là nhà phê bình văn học lớn nhất, tài hoa nhất của
thế kỉ XX này trên đất nước Việt Nam (Nguyễn Đình Chú). Một đời cầm bút
và sáng tạo, Hoài Thanh là tác giả của nhiều tác phẩm có giá trị và đã để lại
trong văn chương dấu ấn thật khó phai mờ. Thi nhân Việt Nam là tuyển tập
Thơ mới đầu tiên, là công trình đỉnh cao trong sự nghiệp của Hoài Thanh.
Tác phẩm là một hợp tuyển thơ đầu tiên của thời kì Thơ mới, ghi lại những
tên tuổi nhà thơ và những bài thơ giá trị trong khoảng 1932 – 1941. Trong
đó, bài tiểu luận tổng kết phong trào Thơ Mới được đặt ở đầu cuốn sách Thi
nhân Việt Nam mang tên Một thời đại trong thi ca thực sự là một bản trường
ca, “khúc tuyệt xướng” về Thơ mới.
Một thời đại trong thi ca có giá trị như một bản tổng kết phong trào
Thơ mới. Đây là một bài nghị luận văn học, cụ thể là một bài nghiên cứu phê
bình văn học xuất sắc. Nhận thức được giá trị của bài tiểu luận, trong đợt cải
cách sách giáo khoa gần đây, các nhà biên soạn sách đã đưa một đoạn văn
trích trong bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca vào giảng dạy trong nhà
trường trung học phổ thông. Bài văn được trích giảng thuộc phần cuối của
bài tiểu luận. Một thời đại trong thi ca đã tổng kết các thành tựu khác nhau
về nhiều mặt của phong trào Thơ mới, riêng ở phần cuối này, tác giả tập
trung vào vấn đề coi là cơ bản, trung tâm nhất, thu hút được sự quan tâm
nhiều nhất của độc giả, đó là vấn đề tinh thần Thơ mới.
1.2. Thực tế dạy - học văn trong nhà trường trung học phổ thông hiện
nay đang đứng trước “sự khủng hoảng”, “chất lượng dạy văn, học văn trong
nhà trường sa sút nghiêm trọng” (Phan Trọng Luận). Dạy học văn chương
nghị luận, nhiều giáo viên lại thường chỉ chú ý khai thác nội dung làm toát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
lên những quan điểm tư tưởng các các tác giả mà ít chú ý đến vẻ đẹp về hình
thức nghệ thuật của các tác phẩm. Vì thế việc dạy học các tác phẩm nghị
luận thường khô, không hấp dẫn đối với học sinh nên dẫn đến tình trạng các
em chán học, chất lượng dạy và học chưa cao.
Đoạn trích Một thời đại trong thi ca mới được đưa vào giảng dạy
trong mấy năm gần đây. Học sinh đã được làm quen với thể văn nghị luận từ
lâu và đã được học một số tác phẩm nghị luận văn học nhưng tiếp xúc với
một công trình phê bình văn học thì chưa. Do đó, học sinh cũng còn bỡ ngỡ,
chưa thật sự biết cách tìm hiểu, phân tích, đánh giá và thưởng thức cái hay,
cái đẹp, độc đáo của một bài phê bình văn học.
1.3. Cho đến nay, ở nước ta đã có nhiều công trình, bài viết nghiên
cứu cuốn Thi nhân Việt Nam cuả Hoài Thanh – Hoài Chân. Song những bài
viết nghiên cứu tiểu luận Một thời đại trong thi ca thì còn hạn chế. Vấn đề
dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca cho học sinh theo hướng kết
hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức thì chưa được ai đề cập
đến. Thực chất của dạy học theo hướng kết hợp hoạt động nhận thức, đánh
giá và thưởng thức chính là giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp nhận tác
phẩm văn chương dựa trên những năng lực văn học của các em khi họ đã đủ
tầm ở cấp trung học phổ thông. Bởi vì tiếp nhận văn học thực chất là một
quá trình đọc văn, người đọc phải tự giải quyết những mâu thuẫn trong
nhận thức, đánh giá và thưởng thức để hiểu tác phẩm một cách sâu sắc, trọn
vẹn (Nguyễn Thanh Hùng).
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã mạnh dạn triển khai đề tài
“Kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thƣởng thức trong dạy học
đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” ở lớp 11”. Hi vọng đề tài này sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả tiếp nhận của học sinh và hiệu quả giờ dạy học tác
phẩm văn chương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
2. Lịch sử vấn đề
Hoài Thanh là một trong số các nhà phê bình văn học hàng đầu của nền văn
học Việt Nam hiện đại thế kỉ XX. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài
viết về con người và sự nghiệp của ông. Đoạn trích Một thời đại trong thi ca (trích
từ bài tiểu luận cùng tên) nằm trong cuốn Thi nhân Việt Nam – tuyển tập Thơ mới
đầu tiên, là công trình đỉnh cao trong sự nghiệp của Hoài Thanh.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cuốn Thi nhân Việt Nam. Song các
công trình nghiên cứu này chủ yếu đi sâu tìm hiểu về những đánh giá chính xác,
độc đáo của Hoài Thanh về các nhà thơ mới mà ít phân tích, lý giải giá trị của
bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca. Năm 1995, Trường Lưu trong bài Thi
nhân Việt Nam mãi còn đó, Hoài Thanh mãi còn đó đã khẳng định: Tổng luận về
Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh có giá trị lâu dài vì nó làm nền cho
việc đánh giá các tác giả, các khuynh hướng của một dòng thơ sáng ngời trong
lịch sử văn học hiện đại Việt Nam. Năm 1999, Nguyễn Văn Hạnh có bài Thi
nhân Việt Nam và phương pháp tiếp cận văn chương. Tác giả chỉ ra phương
hướng nghiên cứu phong trào Thơ mới của Hoài Thanh trong Một thời đại trong
thi ca. Chưa có một công trình nghiên cứu nào chỉ tìm hiểu về tiểu luận Một thời
đại trong thi ca. Bài tiểu luận này chỉ được đánh giá chung chung trong trong
những công trình nghiên cứu về cuốn Thi nhân Việt Nam. Hơn nữa, tiểu luận này
được tuyển vào sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông do đó lại càng phải
quan tâm tìm hiểu giá trị đích thực của nó để bồi đưỡng kiến thức, phương pháp
hình thành năng lực văn học cho học sinh.
Tuy không nhiều nhưng cũng đã có một số nghiên cứu về văn nghị luận,
phương pháp dạy học tác phẩm nghị luận. Có thể kể đến một số bài nghiên cứu
về văn nghị luận như sau: Năm 2005, Đỗ Ngọc Thống có bài Vẻ đẹp của văn
nghị luận đã khẳng định văn nghị luận là một thể loại có truyền thống từ lâu
đời, có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kì lịch sử, trong công
cuộc dựng nước và giữ nước. Tác giả đã chỉ ra vẻ đẹp của văn nghị luận thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
hiện ở lí lẽ và lập luận chặt chẽ, các bằng chứng tiêu biểu, xác đáng, lời văn
sáng sủa, mạch lạc,… Năm 2006, Đỗ Ngọc Thống có bài Vai trò của luận điểm
trong bài văn nghị luận đã khẳng định “luận điểm là linh hồn của bài văn nghị
luận” và trình bày những hình thức thể hiện của của luận điểm, giải thích thế
nào là một luận điểm đúng đắn, mới mẻ và độc đáo. Nghiên cứu về phương
pháp dạy học tác phẩm nghị luận có Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo
loại thể (1971) của nhóm tác giả Trần Thanh Đạm, Huỳnh Lý, Hoàng Như
Mai, Phạm Sĩ Tấn, Đàm Gia Cẩn. Nhóm tác giả đã đưa ra phương pháp giảng
dạy văn nghị luận, trong đó có bài nghị luận phê bình văn học, theo đặc trưng
loại thể. Theo nhóm tác giả, giảng dạy bài văn nghị luận phê bình văn học cần
chú ý đến mấy điểm như sau: “vấn đề xác định kiến thức cơ bản”, “chú trọng
bồi dưỡng khả năng cảm thụ văn học cho học sinh” và “chú ý rèn luyện kĩ năng
làm bài văn nghị luận văn học cho học sinh”.
Xem xét lịch sử nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu
về tác phẩm Thi nhân Việt Nam, trong đó có bài tiểu luận Một thời đại trong
thi ca và phương pháp dạy học văn nghị luận mới chỉ dừng lại ở phạm vi
khiêm tốn. Đặc biệt, việc nghiên cứu dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi
ca cho học sinh theo hướng kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng
thức thì chưa được ai đề cập đến. Chúng tôi thiết nghĩ vấn đề này cần được
mở rộng và đào sâu trên cơ sở tư liệu về nhiều mặt.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích luận văn là nhằm giúp học sinh tiếp nhận được đoạn trích Một
thời đại trong thi ca một cách sâu sắc, trọn vẹn, đồng thời có thêm kiến thức về
bài nghị luận văn học, cụ thể là bài phê bình văn học. Đồng thời, đưa ra phương
hướng tiếp thu, bổ sung và đề xuất dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca
nhằm hướng dẫn học sinh cách thức tiếp nhận giá trị đích thực của “Một thời đại
trong thi ca” (thông qua các hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, chúng tôi đưa ra những nhiệm vụ cụ
thể cần thực hiện sau:
- Phân tích giá trị tiểu luận Một thời đại trong thi ca – tác phẩm nghị
luận mẫu mực mang phong cách phê bình văn học độc đáo. Từ đó, rút ra giá
trị đào tạo năng lực văn học cho học sinh lớp 11 của đoạn trích Một thời đại
trong thi ca (Hoài Thanh).
- Khảo sát thực trạng kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng
thức trong dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca.
- Đưa ra phương hướng tiếp thu, bổ sung và đề xuất dạy học đoạn trích
Một thời đại trong thi ca.
- Tiến hành dạy học thực nghiệm đoạn trích Một thời đại trong thi ca
để đánh giá tính khả thi của giáo án thể nghiệm và đề tài luận văn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khi thực hiện luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu bài tiểu luận
Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh), đặc biệt là đoạn trích cùng tên trong
SGK Ngữ văn 11. Những nét đặc trưng của một bài nghị luận văn học, cụ thể là
một bài nghiên cứu phê bình văn học cũng được tìm hiểu thông qua nghiên cứu
tiểu luận Một thời đại trong thi ca. Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiểu, làm rõ
những nét độc đáo, riêng biệt tạo nên phong cách phê bình Hoài Thanh.
Tác giả cũng tìm hiểu thực trạng kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá
và thưởng thức trong dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca. Những vấn
đề này sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn để chúng tôi triển khai luận văn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung vào việc dạy học
đoạn trích Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh ở lớp 11. Phạm vi
nghiêm cứu bao gồm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
- Chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Thực trạng dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh).
- Tiếp thu, bổ sung và đề xuất tiến trình dạy học đoạn trích Một thời địa
trong thi ca theo hướng kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp khoa
học: bao quát và lựa chọn tư liệu liên quan đến đề tài, phương pháp nghiên
cứu lý thuyết, phương pháp điều tra, khảo sát, phương pháp thống kê, phân
tích, đánh giá và phương pháp thực nghiệm sư phạm.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu kết hợp được hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong
dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca ở lớp 11 sẽ giúp HS tiếp nhận giá
trị của đoạn trích sâu sắc hơn, bồi dưỡng năng lực văn học và hiệu quả dạy
học sẽ được nâng cao.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần phụ lục, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba phần:
Mở đầu
Nội dung
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chƣơng 2: Phương hướng tiếp thu, bổ sung và đề xuất tiến trình dạy
học đoạn trích Một thời đại trong thi ca.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm.
Kết luận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh là tác phẩm nghị luận
mẫu mực mang phong cách phê bình văn học độc đáo
Cuộc đời Hoài Thanh từ thuở thiếu thời cho đến lúc trái tim ngừng đập
là một chuỗi dài của những cuộc kiếm tìm đầy thích thú mê say cái hay và vẻ
đẹp của văn chương. Như một nhà địa chất cần mẫn yêu nghề, Hoài Thanh đã
phát hiện được không ít vàng ngọc của thơ ẩn trong lớp bụi thời gian hoặc
trong các mạch chìm nổi của cuộc đời, nhất là trong hiện tại [36, tr.406]. Một
thời gian dài trước Cách mạng, thơ mới là niềm say mê, là nơi trú ngụ bình
yên của Hoài Thanh trước mọi sóng gió của cuộc đời: Tôi vốn rất say mê “thơ
mới” ngay từ khi “thơ mới” ra đời. “Thơ mới” hầu như là cái vui duy nhất
của tôi hồi bấy giờ. [28, tr.303].
Thi nhân Việt Nam là đứa con tinh thần được ra đời trong sự say mê,
trong niềm “vui duy nhất” của Hoài Thanh, của một người trong cuộc đổi mới
thơ ca Việt Nam giai đoạn 1932 – 1941. Đứa con này vừa mới ra đời đã được
bạn đọc thời bấy giờ đón nhận và bạn đọc các thế hệ sau tìm kiếm.
Hoài Thanh là tác giả của nhiều tác phẩm phê bình văn học có tiếng
tăm. Song Thi nhân Việt Nam vẫn là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp
của Hoài Thanh. Tác phẩm là một hợp tuyển thơ đầu tiên của thời kì Thơ mới,
ghi lại những tên tuổi nhà thơ và những bài thơ giá trị trong khoảng 1932 –
1941. Trong đó, bài tiểu luận được đặt ở đầu cuốn sách Thi nhân Việt Nam
mang tên Một thời đại trong thi ca đã tổng kết sâu sắc phong trào Thơ mới về
nhiều mặt. Đây thực sự là một tác phẩm nghị luận mẫu mực mang phong cách
phê bình văn học độc đáo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
1.1.1. “Một thời đại trong thi ca” – tác phẩm nghị luận mẫu mực
Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, văn nghị luận là một thể loại nhằm
phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực
tiếp về văn học hoặc chính trị, đạo đức, lối sống… nhưng lại được trình bày
bằng một thứ ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn, với những lập luận chặt chẽ,
mạch lạc, giàu sức thuyết phục [40, tr.11]. Nghị luận là luận bàn về một vấn
đề nào đó. Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ. Nó
có thể là những lĩnh vực khác nhau của đời sống khách quan (chính trị, xã hội,
văn hóa,…) hoặc là những phương diện khác nhau của ý thức con người (văn
học, nghệ thuật, triết học,…). Luận ở đây là nêu rõ vấn đề cần xem xét, rồi
trình bày hiểu biết, suy nghĩ, quan điểm, thái độ, cách giải quyết của mình đối
với vấn đề đó, thông qua việc phân tích, giải thích, chứng minh, thông qua sự
khẳng định hoặc phê phán bằng sự kiện, bằng lí lẽ và tình cảm. Một tác phẩm
nghị luận có được xem là thành công và có giá trị hay không phụ thuộc vào ý
nghĩa của vấn đề được nêu ra, vào quan điểm xem xét và giải quyết vấn đề,
vào sức thuyết phục của lập luận.
Ở nước ta, văn nghị luận cũng là một thể loại có truyền thống lâu đời,
có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kì lịch sử, trong công cuộc
dựng nước và giữ nước. Đề tài thường rất phong phú và đa dạng về thể loại:
Có tác phẩm nói về những vấn đề lớn lao của dân tộc, thời đại như tinh thần,
ý chí của cha ông trong công cuộc chống ngoại xâm giữ nước (Hịch Tướng sĩ,
Bình Ngô đại cáo, Tuyên ngôn Độc lập). Có tác phẩm phản ánh khát vọng của
dân tộc về việc xây dựng một quốc gia hùng cường độc lập (Chiếu dời đô,
Văn bia khắc ở Văn miếu - Quốc Tử Giám…) hoặc có tác phẩm phản ánh
nhận thức thẩm mỹ của dân tộc và nhân loại, phản ánh về văn chương nghệ
thuật bằng những bài nghị luận văn học súc tích, tài hoa, uyên bác (Tựa Trích
Diễm thi tập, Một thời đại trong thi ca, Tiếng nói của văn nghệ, Nhận đường,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
GBốp và Nghệ thuật…), lại có những tác phẩm bàn luận về các vấn đề hết sức
gần gũi trong đời sống hàng ngày như Luận về phép học (La Sơn Phu Tử), Đi
bộ ngao du (Ru xô), Về luân lý xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh), Bàn về
đọc sách (Chu Quang Tiềm – Trung Quốc), Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ
mới (Phó Thủ tướng Vũ Khoan)… Đây đều là nhữ ng tác phẩm nghị luận có
giá trị và vượt qua thử thách của thời gian.
Tác phẩm văn học đòi hỏi phải có tính mẫu mực về thể loại bởi dù sáng
tạo đến đâu thì nó vẫn phải tuân theo những quy tắc nhất định. Nếu phá vỡ
quy tắc thì nó không còn là một tác phẩm văn học nữa. Một thời đại trong thi
ca là một áng văn nghị luận, nó mang những đặc trưng của thể loại nghị luận
văn chương. Đó là những đặc trưng về nội dung, về tính chỉnh thể, tính lôgíc
và tính đối thoại trong tác phẩm.
Văn học phải bắt nguồn từ hiện thực. Bất kì tác phẩm văn học nào cũng
là sự khúc xạ từ những vấn đề trong cuộc sống. Nếu như tác phẩm trữ tình
phản ánh thế giới chủ quan, cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của chủ thể trữ tình -
nhà thơ thì tác phẩm tự sự lại phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó
qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó.
Vậy, tác phẩm nghị luận phản ánh điều gì? Văn nghị luận là một loại văn
nhằm bàn bạc, thảo luận với người khác về thực tại đời sống xã hội. Một thời
đại trong thi ca của Hoài Thanh là một tác phẩm nghị luận nên vấn đề mà nó
bàn đến phải là vấn đề có ý nghĩa xã hội.
Vấn đề mà tác phẩm bàn đến là cái nhìn tổng quan đánh giá, nhận diện
chung toàn bộ phong trào Thơ mới. Cuộc cách mệnh về thi ca đã nhóm dậy từ
bài thơ Tình già của Phan Khôi được viết theo lối thơ đem ý thật có trong tâm
khảm mình tả ra bằng những câu có vần mà không bó buộc bởi niêm luật gì
hết [37, tr.25]. Từ đây, hàng loạt bài thơ mới được đưa lên các báo Phụ nữ tân
văn, Phong hóa, Hanoi báo, Ngày nay,… Những thi sĩ có danh đã ra đời: Thế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, J.Leiba, Thái Can.
Trong khoảng chục năm đã có rất nhiều bài thơ có giá trị. Thơ mới ngay từ
khi ra đời đã gây nhiều tranh luận trên các diễn đàn và trên báo chí. Những
đại diện của thơ cũ và thơ mới liên tục diễn thuyết tranh luận và công kích
nhau. Trong vòng mười năm, thơ mới đã tranh đấu gay gắt với thơ cũ, một
bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống. Cuộc tranh đấu kéo dài cho
đến ngày thơ mới giành quyền sống. Phong trào thơ mới hình thành và phát
triển nở rộ không chỉ làm thay đổi hẳn diện mạo văn học mà còn ảnh hưởng
đến tâm lý của tầng lớp thanh niên hồi bấy giờ. Cá tính con người bị kiềm chế
trong bao nhiêu lâu nay bỗng được giải phóng. Con người được tự do bộc lộ
cái tôi cá nhân một cách thành thực nhất. Trong Mộ t thờ i đạ i trong thi ca ,
Hoài Thanh đã có một cái nhìn tổng hợp và một đánh giá bao quát chặng
đường thơ mới. Nội dung của Mộ t thờ i đạ i trong thi ca là một vấn đề có ý
nghĩa xã hội thời bấy giờ.
Tính mẫu mực của Một thời đại trong thi ca không chỉ được thể hiện ở
nội dung nghị luận mà còn thể hiện ở tính chỉnh thể trong cấu trúc, tính lô gíc
và tính đối thoại trong tác phẩm.
Một bài văn nghị luận dù đơn giản đến đâu cũng đều mang tính chất
một văn bản hoàn chỉnh. Tính chỉnh thể trong cấu trúc là một đặc trưng của
văn nghị luận. Một bài văn nghị luận dù phát biểu ý kiến về vấn đề nào cũng
phải đưa ra được vấn đề dưới nhiều khía cạnh: nguồn gốc, nguyên nhân,
biểu hiện, hậu quả của vấn đề; tư tưởng, thái độ, quan điểm của người viết
một cách trực tiếp về vấn đề đó. Một bài văn nghị luận nếu thiếu đi một
trong các phần trên thì tác phẩm đó sẽ không thể hiện được rõ vấn đề cần
xem xét, hạn chế sức thuyết phục đối với người đọc, người nghe và làm
giảm giá trị của tác phẩm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Một thời đại trong thi ca có cấu trúc là một chỉnh thể chặt chẽ, bao gồm:
+ Nguồn gốc ra đời của phong trào Thơ mới (Nguồn gốc “xa xôi”,
nguyên nhân gần gụi và triệu chứng của phong trào thơ mới).
+ “Cuộc cách mệnh về thi ca” - quá trình phát sinh, phát triển.
+ Sự phân hóa của thơ mới (thi ca chia thành 3 dòng: dòng thơ mới
chịu ảnh hưởng Pháp, dòng thơ quay lại thơ Đường, dòng thơ có tính cách
Việt Nam rõ rệt. Ngoài ra còn có loại thơ bí hiểm).
+ Định nghĩa thơ mới và đi tìm tinh thần thơ mới
Một thời đại trong thi ca đã khái quát được toàn diện về phong trào thơ
mới từ nguồn gốc ra đời, quá trình phát sinh và phát triển, phân hóa rồi đi vào
định nghĩa thơ mới và đi tìm tinh thần thơ mới. Cấu trúc tác phẩm chặt chẽ,
toàn diện và giàu sức thuyết phục người đọc, người nghe.
Văn học là những sản phẩm viết của xã hội bằng văn xuôi hoặc thơ.
Theo nghĩa rộng, văn học bao gồm tất cả các kiểu viết theo lối hư cấu hoặc
không hư cấu nhằm mục đích xuất bản. Văn nghị luận thuộc dạng thức không
hư cấu. Hư cấu là một hoạt động cơ bản của tư duy hình tượng. Đó là lối tư
duy dựa vào trí tưởng tượng để sáng tạo ra những nhân vật, câu chuyện, tình
tiết… trong các tác phẩm nghệ thuật. Văn nghị luận không dùng hư cấu mà
dựa vào tư duy lô gíc nhằm trình bày tư tưởng, quan điểm nào đó của người
viết. Về cơ bản văn nghị luận là sản phẩm của tư duy lô gíc nên tác phẩm nghị
luận đòi hỏi phải có tính lô gíc.
Một thời đại trong thi ca là tác phẩm có lô gíc chặt chẽ. Tính lô gíc của
tác phẩm thể hiện ở việc trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu
bằng lí lẽ và lập luận. Tác phẩm tập trung nêu lên ý kiến, thể hiện quan điểm,
thái độ của tác giả về một phong trào thơ đang phát triển mạnh mẽ như một
“cuộc cách mạng” thời bấy giờ: Phong trào Thơ mới. Những lí lẽ, lập luận và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
các bằng chứng đều hướng tới mục đích làm rõ hơn những nhận định của tác
giả về phong trào Thơ mới. Lí lẽ được thể hiện ở hệ thống các luận điểm. Một
thời đại trong thi ca bao gồm một hệ thống luận điểm đúng đắn, sáng rõ, tập
trung, mới mẻ, đáp ứng đòi hỏi của thực tế. Ví dụ có một số luận điểm tiêu
biểu như:
- Một xã hội trong suốt mấy ngàn năm kéo dài một cuộc sống gần như
không thay đổi, về hình thức cũng như về tinh thần.
- Sự gặp gỡ phương Tây là cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt
Nam từ mấy mươi thế kỉ.
- Đã lâu, người mình làm thơ hầu hết chỉ làm những bài tám câu, mỗi
câu bảy chữ.
- Khoa cử bỏ, thể thất ngôn luật cũng theo đó mà mất địa vị độc tôn.
- Nhưng một ngày kia cuộc cách mạng về thi ca đã nhóm dậy.
- Một thời đại vừa chẵn mười năm.
……….
Những luận điểm trên được thể hiện dưới hình thức những câu văn có
tính chất khẳng định đã dần dần khái quát được đặc điểm của một phong trào
thơ rộng lớn hơn mười năm. Tác giả đã chứng minh cho những luận điểm trên
bằng những lập luận và các bằng chứng tiêu biểu, xác đáng. Đối với bất kì
một vấn đề nào, tác giả đều đưa ra những phân tích, xem xét của nhiều người
khác đánh giá về vấn đề đó, sau đó dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định và
bác bỏ. Điều này giúp cho vấn đề được xem xét toàn diện và thuyết phục
người đọc, người nghe.
Hoài Thanh sử dụng nhiều quan hệ từ (từ nối) được đặt đầu câu để liên
kết các câu văn: nhưng, thế rồi, đã đành, kế đó, nhưng rồi, cho nên, cũng, thế
mà, đến nỗi, hoặc, và, và như thế, chẳng những thế, hơn nữa, trước hết, nói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
tóm lại … Vận dụng những mẫu câu: tuy… nhưng, nếu… sẽ, hoặc là… hoặc
là, bởi… nên trong quá trình lập luận. Những biện pháp này đã làm cho tiểu
luận Một thời đại trong thi ca có tính lô gíc chặt chẽ.
Trong các tác phẩm văn học, nhà văn thường phản ánh quan niệm của
mình về các vấn đề của cuộc sống. Đó là những lời đối thoại với độc giả của
nhà văn. Đặc biệt, do văn nghị luận lấy việc đề xuất, bàn bạc, thảo luận, phê
bình vấn đề có ý nghĩa xã hội làm nội dung nên bao giờ cũng có “một ai đó”
để giao tiếp và đối thoại. Theo Hoài Thanh, phê bình là đối thoại. Ông đối
thoại với nhà thơ, với người đọc, và đôi khi với cả chính mình. Tinh thần của
đối thoại là thẳng thắn, chân tình, cởi mở, xác tín những điều mình nghĩ,
nhưng không phán quyết và cao giọng răn dạy hoặc áp đặt với người khác vì
mục đích duy nhất là sự thật và chân lí. Trong Một thời đại trong thi ca, tác
giả đưa ra những nhận định của mình về phong trào Thơ mới. Nhiều câu văn
thể hiện những bộc bạch, tâm sự của nhà phê bình về vấn đề đang được xem
xét: “Thí sinh làm thơ nhất định phải theo quy mô ấy. Không theo, hỏng”,
“Thực là thương tâm”, “Viết xong đoạn trên này đọc lại tôi cảm thấy khó
chịu”, “Nhưng ta trách gì Xuân Diệu”,…
Một thời đại trong thi ca là một tác phẩm nghị luận mẫu mực. Thiên
tiểu luận thể hiện những đặc trưng cơ bản của văn nghị luận ở đề tài phải là
vấn đề có ý nghĩa xã hội, tính chỉnh thể trong cấu trúc, tính lô gíc và tính đối
thoại trong tác phẩm. Tính mẫu mực trong văn nghị luận là nền tảng để tạo
nên giá trị to lớn của Một thời đại trong thi ca.
1.1.2. Phong cách phê bình văn học độc đáo của Hoài Thanh trong “Một
thời đại trong thi ca”
“Mỗi người trong chúng ta, dù là con người tầm thường nhất, cũng
tượng trưng cho một toàn bộ khó quan niệm những cố gắng của tự nhiên và
của con người được theo đuổi không ngừng qua nhiều triệu thế kỉ. Chỉ riêng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
điều này có lẽ đủ để làm cho chúng ta xem xét tia lửa mà chúng ta mang
trong người như là vô cùng quý giá và cuộc sống như là một cái gì quan
trọng nhất”. Những dòng nhật ký ấy Hoài Thanh viết ở Huế tháng 11/1934,
khi Hoài Thanh còn rất trẻ và đi “tìm cái đẹp trong nghệ thuật đã trở thành lí
tưởng của cuộc đời ông. Trên hành trình một đời văn, một đời người, với “tia
lửa” của riêng mình, Hoài Thanh bao giờ cũng thể hiện khát vọng yêu cuộc
sống và con người với tất cả tấm lòng chân thực nhất, những rung động tinh
tế, sâu sắc, độc đáo nhất. Đấy là cái “tạng” của Hoài Thanh, là phong cách
sống và viết của Hoài Thanh.
Văn học cũng như phê bình văn học rất cần sự đa dạng, độc đáo của
những cá tính sáng tạo; nói cách khác, sự tồn tại và phát triển của văn học,
của phê bình văn học không thể tách rời phong cách và cá tính sáng tạo của
nhà văn. Xét cho cùng, bất cứ nghệ sĩ sáng tạo văn chương nào cũng có đặc
điểm riêng của mình, nhưng phong cách thì không thể ai cũng có. Phong cách
- đó là kết quả sáng tạo không mệt mỏi của mỗi nghệ sĩ và tương lai chỉ thuộc
về những ai nắm được phong cách (V.Hugo). Phong cách phê bình của Hoài
Thanh thiên về thưởng thức và ghi nhận ấn tượng. Ông gọi lối phê bình của
mình là lấy hồn tôi để hiểu hồn người. “Hồn” được hiểu là phần tinh túy tinh
thần của con người, là những cảm xúc, tình cảm, rung động,… Hoài Thanh
lấy những cảm xúc, rung động trong tâm hồn mình khi đọc những vần thơ để
hiểu thi nhân. Song không phải không có một căn cốt lí luận vững chắc. Văn
phê bình của Hoài Thanh thường nhẹ nhàng, tinh tế, tài hoa, hóm hỉnh và đầy
sức thuyết phục.
Thi nhân Việt Nam, trong đó có Một thời đại trong thi ca, đã trở thành
một hiện tượng phê bình văn học độc đáo trên văn đàn văn học Việt Nam hiện
đại. Tài năng phê bình văn học của Hoài Thanh thể hiện trong tác phẩm này
trước hết qua sự cảm nhận trực cảm, từ sự cộng hưởng cảm xúc lấy hồn tôi để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
hiểu hồn người, từ những ấn tượng đậm nét toát lên từ thi phẩm hoặc văn
phẩm để tạo ra sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc, lắng đọng và hết sức cô đúc, tạo
ra một cách thức khái quát riêng như là phong cách phê bình không bắt chước
được của chính ông.
Tính mẫu mực là nền tảng tạo nên giá trị của Một thời đại trong thi ca
nhưng cái làm cho nó trở thành một “hiện tượng phê bình” và thu hút sự quan
tâm của nhiều thế hệ bạn đọc là ở nét độc đáo của tác phẩm.
Nét độc đáo của Một thời đại trong thi ca được thể hiện ngay ở tiêu đề.
Vấn đề mà bài tiểu luận bàn đến không phải về một tác giả, một tác phẩm mà
là cả phong trào Thơ mới (1932 – 1941). Một thời đại trong thi ca là một tổng
kết vừa mới mẻ vừa súc tích về sự ra đời của một phong trào thơ phù hợp với
tiến trình phát triển của thơ ca dân tộc trong một cuộc chuyển giao, một bước
ngoặc lớn, từ trung đại sang hiện đại. Một tiến trình nằm trong bối cảnh các
mối giao lưu với phương Tây và trên cơ sở sự nảy nở nhu cầu giải phóng cá
nhân cùng với sự hình thành của cái “tôi” trong bối cảnh xã hội thuộc địa.
Khát vọng được thành thực và nhu cầu tự do cho cảm xúc và sáng tạo của con
người lần đầu được thực hiện trong cả một phong trào thơ với sự hiện diện
của một thế hệ các nhà thơ trong thời gian dồn dập chỉ trên dưới mười năm.
Tại sao Hoài Thanh không chọn đặt tiêu đề tác phẩm là “một giai đoạn văn
học”, “một thời kì văn học” hay “một khuynh hướng văn học” mà chọn “Một
thời đại trong thi ca”? Cách lựa chọn từ ngữ của Hoài Thanh rất mới và tinh
tế. Hoài Thanh đã đánh giá rất cao tầm ảnh hưởng của phong trào Thơ mới.
“Một” là duy nhất, quan trọng, thiết yếu Gọi là “một thời đại”, bởi nó là
cuộc cách mạng duy nhất làm thay đổi triệt để diện mạo và khuôn hình văn
học cũ: Tôi quyết rằng trong lịch sử thơ ca Việt Nam chưa bao giờ có một
thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện
cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như
Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên… và thiết tha,
rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.
Từ người này sang người khác sự cách biệt rõ ràng. Cá tính còn người
bị kiềm chế trong bao nhiêu lâu bỗng được giải phóng. Sự giải phóng có thể
tai hại ở chỗ khác. Ở đây nó chỉ làm giàu cho thi ca [37, tr.37].
Tiêu đề “Một thời đại trong thi ca”, “thời đại” có thể được hiểu là “thời
đại xã hội” cũng có thể hiểu là “thời đại thơ ca”. Tiểu luận Một thời đại trong
thi ca, đã thể hiện được phần nào xã hội Việt Nam và cuộc sống của tầng lớp
thanh niên trí thức giai đoạn 1932 – 1941. Đó là xã hội “suốt mấy ngàn năm
kéo dài một cuộc sống không thay đổi” nhưng nay đã chịu ảnh hưởng sâu sắc
của xã hội phương Tây. Phương Tây được ví như một “cơn gió mạnh” làm
“điên đảo” cả “nền tảng xưa”, làm thay đổi cả ở tập quán sinh hoạt hàng ngày,
cách vận động tư tưởng và cả “những nhịp rung cảm” cuả người Việt. Cuộc
sống người thanh niên thời ấy rơi vào bi kịch: yêu nước, đau đớn trước thực
trạng đất nước nhưng bất lực, họ cô đơn, buồn chán, mất niềm tin vào thực tại
nên tìm cách thoát li thực tại nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bế tắc. Họ phải giải
quyết bi kịch ấy bằng cách gửi nỗi băn khoăn riêng vào tiếng Việt. Xã hội
trong giai đoạn 1932 – 1942 có thể được coi như một “thời đại xã hội” là do
những thay đổi mạnh mẽ, vĩ đại do cuộc Âu hóa mang lại.
Tuy nhiên, tiêu đề “Một thời đại trong thi ca”, “thời đại” còn có thể được
hiểu là “thời đại thơ ca”. Phong trào Thơ mới 1932 – 1941 ra đời, phát triển
cực kì mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu, làm thay đổi hẳn diện mạo văn
học. Rất nhiều bài thơ có giá trị đã ra đời. Những bài thơ được viết theo các thể
thơ truyền thống với niêm luật chặt chẽ thưa dần. Phong trào thơ mới đã gây ra
rất nhiều cuộc tranh luận trên các diễn đàn và trên báo chí và được coi như một
cuộc cách mệnh về thi ca. Với những thành tựu mà phong trào này mang lại có
thể coi giai đoạn diễn ra phong trào Thơ mới là một “thời đại thơ ca”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Như vậy, tiêu đề đã phần nào nói lên được ý nghĩa của tác phẩm đối
với văn học cũng như đời sống xã hội. Hoài Thanh phải là một cây bút phê
bình rất mực tài hoa mới có thể chọn được tiêu đề Một thời đại trong thi ca
độc đáo đến vậy. Nó khiến người đọc ngay khi mới đọc tiêu đề đã thấy hấp
dẫn, thích thú khám phá nội dung tác phẩm.
Tuy nhiên, sức hấp dẫn của tiểu luận Một thời đại trong thi ca còn thể
hiện ở cách lập luận, giọng điệu, ngôn từ… Hay nói cách khác là ở phong
cách nghị luận riêng, độc đáo của Hoài Thanh.
Một thời đại trong thi ca có nghệ thuật lập luận chặt chẽ, thấu đáo. Trật
tự lập luận luôn được xác lập từ xa đến gần, từ rộng đến hẹp, từ ngoài vào
trong, từ bao quát đến cụ thể, từ quan trọng đến thứ yếu,… Ví dụ như tìm
nguồn gốc thơ mới, Hoài Thanh nói từ nguồn gốc “xa xôi” rồi mới đến
“nguyên nhân gần gụi cùng những triệu chứng” của phong trào Thơ mới. Hay
khi phân chia các dòng thơ, ông “lần theo dòng thơ mạnh nhất trong những
dòng thơ đi xuyên qua thời đại” trước (dòng thơ mới chịu ảnh hưởng của
Pháp) rồi lần lượt mới đến các dòng thơ khác (dòng thơ quay lại thơ Đường,
dòng thơ có tính cách Việt Nam rõ rệt, loại thơ bí hiểm)… Đi tìm tinh thần
thơ mới ông đi từ việc xác lập nguyên tắc rồi mới định nghĩa thơ mới, cuối
cùng là trình bày sự vận động của thơ mới (đặc điểm thơ mới). Cách lập luận
trên đây làm cho tác phẩm có tính lô gíc nội tại chặt chẽ, mạch phân tích diễn
ra lien tục mà vẫn hơp lý, sáng tỏ.
Cách diễn đạt của Hoài Thanh trong Một thời đại trong thi ca không
chỉ chính xác, sinh động mà còn tinh tế và đầy khêu gợi. Ông tránh khái quát
các nhận định của mình bằng những mệnh đề lí luận, những khái niệm trừu
tượng, đầy chất tư biện mang tính thuần túy khoa học mà thường sử dụng
ngôn ngữ của đời sống bình thường, cách diễn đạt ví von hình ảnh đặc sắc và
đắc dụng. Một thời đại trong thi ca dùng 24 lần với các hình ảnh (hoặc cặp