Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.89 KB, 107 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, những thông tin và số liệu trong luận văn được trích dẫn
trung thực chính xác từ các tài liệu tham khảo và xuất phát từ
tình hình thực tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tỉnh Quảng Ninh.
Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2011
Tác giả luận văn
Đặng Thị Liên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN Doanh nghiệp
D/P
Nhờ thu thanh toán đổi lấy chứng từ - Documentary against
Payment
D/A
Nhờ thu chấp nhận thanh toán đổi lấy chứng từ - Documentary
against Acceptance
KDNT Kinh doanh ngoại tệ
KT Kinh tế
L/C Thư tín dụng – Letter of Credit
NH Ngân hàng
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHNo Ngân hàng nông nghiệp
NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHTM Ngân hàng thương mại
NK Nhập khẩu
TG Thế giới
TTQT Thanh toán quốc tế
SXKD Sản xuất kinh doanh
SWIFT


Hệ thống thanh toán viễn thông liên ngân hàng quốc tế - Society
for Worldwide Interbank Financial Telecommunication.
VN Việt Nam
XNK Xuất nhập khẩu
XK Xuất khẩu
WTO Tổ chức thương mại thế giới – World Trade Organization
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền Error: Reference source not
found
Sơ đồ 1.2: Quy trình nhờ thu phiếu trơn Error: Reference source not found
Sơ đồ 1.2: Quy trình nhờ thu phiếu trơn Error: Reference source not found
Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ Error: Reference source not
found
Sơ đồ 1.4: Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ Error:
Reference source not found
Sơ đồ 1.5: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam Error: Reference source
not found
Sơ đồ 1.6: Bộ máy của chi nhánh Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam Error: Reference source
not found
Sơ đồ 2.2: Bộ máy của chi nhánh Error: Reference source not found
BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Quảng Ninh Error:
Reference source not found
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của NHNo Quảng Ninh Error: Reference source
not found
Bảng 2.3: Kết quả tài chính Error: Reference source not found
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh đối ngoại của chi nhánh giai đoạn
2008- 2010 Error: Reference source not found

Bảng 2.5: Tình hình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ của chi nhánh
giai đoạn 2008-2010 Error: Reference source not found
Bảng 2.6: Tình hình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ của chi nhánh
giai đoạn 2008-2010 Error: Reference source not found
Bảng 2.7: Tình hình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ của chi nhánh
giai đoạn 2008-2010 Error: Reference source not found
Bảng 2.8. Đánh giá hiệu quả TTQT qua một số chỉ tiêu Error: Reference source
not found
Bảng 2.9: Lãi kinh doanh ngoại tệ Error: Reference source not found
Bảng 2.10: Dư nợ cho vay xuất nhập khẩu Error: Reference source not found
Bảng 2.11: Dư nợ cho vay của một số các doanh nghiệp XNK tiêu biểu Error:
Reference source not found
TÓM TẮT LUẬN VĂN
1/TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và thương mại quốc tế phát triển như
vũ bão hiện nay, đặc biệt kể từ sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức
thương mại Thế giới WTO vào ngày 11/01/2007, TTQT đã trở thành một hoạt động
cơ bản, không thể thiếu của các NHTM nói chung cũng như của NHNo&PTNT
Việt Nam nói riêng.
Quảng Ninh là tỉnh nằm trong tam giác phát triển kinh tế của miền Bắc : Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu. Trong đó hoạt động thanh toán quốc tế có tầm quan trọng
rất lớn đối với các doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi các ngân hàng thương mại trên
địa bàn nói chung, NHNo & PTNT Quảng Ninh phải có chiến lược và biện pháp
mở rộng nghiệp vụ thanh toán quốc tế để đáp ứng.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, để tồn tại và phát triển các
Ngân hàng phải không ngừng mở rộng quy mô, chiếm lĩnh thị trường. Đặc biệt trên
địa bàn Quảng Ninh với sự góp mặt của hầu hết các chi nhánh ngân hàng thương
mại của Việt nam, cạnh tranh càng trở lên khốc liệt. Do vậy, NHNo & PTNT Quảng
Ninh phải có các giải pháp để mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế là đòi hỏi cấp

thiết hiện nay. Mặt khác mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế phải đi đôi với nâng
cao chất lượng hiệu quả vì NHNo & PTNT Quảng Ninh là Ngân hàng thương mại
nên hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu mà ngân hàng phải quan tâm. Chính
vì vậy, đề tài:" Nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh " được tác giả chọn lựa, nhằm nâng
cao hiệu quả TTQT của NHNo& PTNT tỉnh Quảng Ninh.
2/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN :
- Nghiên cứu vai trò hoạt động thanh toán quốc tế đối với sự phát triển kinh tế
xã hội.
- Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo & PTNT
Quảng Ninh trong giai đoạn 2008-2010.
i
- Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế của NHNo &
PTNT tỉnh Quảng Ninh.
3/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận về hoạt động thanh toán quốc tế,
hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại. Luận văn này tập
trung phân tích hoạt động thanh toán quốc tế qua các phương thức thanh toán quốc
tế chủ yếu là: nhờ thu, L/C,chuyển tiền.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình hoạt động thanh toán quốc tế của
NHNo Quảng Ninh bao gồm hội sở NHNo tỉnh trong thời gian từ năm 2008 đến
năm 2010.
4 / PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định
lượng, điều tra phân tích, hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh,
đúc rút kinh nghiệm thực tế đối chiếu với cơ chế nghiệp vụ để tìm ra giải pháp
nhằm mở rộng thị phần và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của
NHNo&PTNT Quảng Ninh.
5/ BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục thành ba chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả TTQT của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả TTQT tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh
giai đoạn 2008-2010.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả TTQT tại NHNo&PTNT tỉnh
Quảng Ninh.
ii
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
1.1.1.Khái niệm về Thanh toán quốc tế
TTQT là việc thực hiện các nghiệp vụ chi trả về tiền tệ phát sinh từ các quan
hệ KT, thương mại, tài chính, tín dụng và dịch vụ phi mậu dịch giữa các tổ chức
KT, giữa các công ty, các cá nhân của các nước với các đối tác của mình trên TG để
kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức
chuyển tiền hay bù trừ trên các tài khoản tại các NH của các nước có liên quan.
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của hoạt động thanh toán quốc tế.
1.1.2.1.TTQT chịu sự chi phối của luật pháp quốc tế
Tất cả các hoạt động thanh toán quốc tế phải tuân thủ theo:
1.Các thông lệ và tập quán quốc tế, trong đó có các tài liệu cơ bản như là:
+ Các quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (Uniform
customs and practice for documentary credits- UCP) còn hiệu lực do phòng thương
mại quốc tế ban hành (ICC), ấn bản mới nhất là UCP 600 có hiệu lực từ ngày
01/07/2007
+ INCOTERMS 2010 có hiệu lực từ 01/01/2011
+ URR 525 1995 ICC – Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân
hàng theo thư tín dụng.
+ Quy tắc thống nhất về nhờ thu (URC), ấn phẩm mới nhất là URC 522.
2. Các luật và công ước quốc tế mà Việt nam là một bên ký kết hoặc chấp
nhận gia nhập còn hiệu lực thi hành.

1.1.2.2.TTQT chịu nhiều rủi ro.
• Rủi ro tín dụng
• Rủi ro chính trị
• Rủi ro lãi suất
• Rủi ro hối đoái ( Rủi ro tỷ giá)
iii
• Rủi ro kỹ thuật nghiệp vụ
• Rủi ro về mặt đạo đức kinh doanh
1.1.3.Vai trò của thanh toán quốc tế.
1.1.3.1. Đối với nền kinh tế
Hoạt động TTQT đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của
đất nước. Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào
tích lũy trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp giữa sức
mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế. Cụ thể:
TTQT là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân
TTQT làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia,
giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và giảm bớt chi
phí cho các chủ thể tham gia.
1.1.3.2. Đối với khách hàng
Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động TTQT của các NHTM giúp quá
trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành nhanh chóng, chính
xác, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí.
1.1.3.3. Đối với Ngân hàng thương mại
TTQT là một loại nghiệp vụ liên quan dến tài sản ngoại bảng của ngân hàng.
Hoạt động TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng
về các dịch vụ tài chính có liên quan tới TTQT. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng
doanh thu, nâng cao uy tín cho ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng.
Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động mà còn là một ưu thế
tạo nên sức cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường.
1.1.4. Các phương thức TTQT của NHTM:

1.1.4.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Chuyển tiền là phương thức TTQT, trong đó một khách hàng của ngân hàng
(người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền
nhất định cho người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định, trong một
thời gian nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
1.1.4.2. Phương thức nhờ thu (Collections)
iv
Nhờ thu là một phương thức thanh toán, trong đó, người bán (nhà xuất khẩu)
sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng,
uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng
thu hộ cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay
chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác
1.1.4.3. Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C)
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó, theo yêu cầu
của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) một ngân hàng (ngân hàng phát
hành thư tín dụng) sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of credit), theo đó,
ngân hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba
(người thụ hưởng L/C) khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành một bộ
chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định của L/C.
1.2. Hiệu quả TTQT của ngân hàng thương mại:
1.2.1. Khái niệm:
Hiệu quả hoạt động TTQT thể hiện ở chi phí giao dịch, mức độ rủi ro, thời
gian thanh toán và nguồn doanh thu mà nó mang lại cho NH. Hiểu một cách khái
quát, hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM là một phạm trù kinh tế phản ánh kết
quả kinh doanh của NH trong lĩnh vực TTQT. Nó được đo bằng hiệu số giữa doanh
thu do hoạt động TTQT mang lại và chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động TTQT.
Hiệu quả TTQT = Doanh thu TTQT – Chi phí TTQT
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TTQT của NHTM:
1.2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng
1) Hiệu quả TTQT được đánh giá thông qua doanh thu từ phí hoạt động TTQT:

DT = ∑ Pi x Qi
Trong đó: DT = Doanh thu từ phí hoạt động TTQT.
Pi = Giá cả dịch vụ thứ i
Qi = Số lượng dịch vụ thứ i thực hiện trong kỳ.
n= Số lượng dịch vụ.
2) Hiệu quả TTQT được đánh giá thông qua tỷ lệ giữa doanh thu TTQT so với
tổng doanh thu.
Tỷ lệ doanh thu TTQT so với tổng doanh thu = doanh thu TTQT/ tổng doanh
v
thu NH
3) Hiệu quả TTQT được đánh giá thông qua tỷ lệ giữa chi phí TTQT so với
doanh thu TTQT:
Tỷ lệ chi phí TTQT so với doanh thu TTQT = chi phí TTQT/ doanh thu TTQT.
Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu phải bỏ ra mấy đồng chi
phí. Tỷ lệ này càng nhỏ, hiệu quả càng cao.
1.2.2.2. Các chỉ tiêu định tính
1) Hiệu quả TTQT được đánh giá thông qua việc tăng cường và hỗ trợ nghiệp
vụ kinh doanh ngoại tệ:
2) Hiệu quả TTQT được đánh giá thông qua việc tăng cường và củng cố
nguồn vốn cho NH:
3) Hiệu quả TTQT được đánh giá thông qua việc tăng cường và hỗ trợ nghiệp
vụ tín dụng XNK
4) Hiệu quả TTQT được đánh giá thông qua việc giảm thiểu rủi ro trong hoạt
động kinh doanh
5) Hiệu quả TTQT được đánh giá thông qua việc phát triển mạng lưới ngân
hàng đại lý và nâng cao uy tín kinh doanh của các ngân hàng
6) Hiệu quả TTQT được đánh giá thông qua trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm
công tác TTQT
1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả thanh toán quốc tế của NHTM.
1.3.1. Nhân tố chủ quan.

1.Uy tín và mạng lưới đại lý của NHTM:
2.Công nghệ thanh toán:
3. Sự thành công của hoạt động Marketing ngân hàng:
4. Trình độ nguồn nhân lực
1.3.2. Nhân tố khách quan:
1. Chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và chính sách ngoại thương nói riêng
2. Chính sách quản lý ngoại hối.
3. Sự biến động của tỷ giá
CHƯƠNG 2
vi
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NHNo&PTNT TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Tổng quan về NHNo&PTNT Quảng Ninh:
2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển:
NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh là chi nhánh phụ thuộc NHNo&PTNT Việt
Nam. Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký Quyết định số 59/NH –
QĐ ngày 01/07/1988 thành lập Ngân hàng Nông Nghiệp tỉnh Quảng Ninh - trên cơ
sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Ninh.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức:
a) Cơ cấu tổ chức:
NHNo&PTNT chi nhánh Quảng Ninh được sự quản lý của ngành theo hai
hướng: Chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành dọc từ trung ương
đến địa phương và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của NHNo&PTNT Việt Nam.
b) Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chi nhánh NHNo& PTNT tỉnh
Quảng Ninh.
Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động
kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của
NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn theo địa giới hành chính.
c) Chức năng nhiệm vụ các bộ phận:
Chức năng nhiệm vụ Ban Giám đốc

Chức năng nhiệm vụ các Phòng
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh
giai đoạn 2008-2010.
a) Hoạt động huy động vốn:
Trong giai đoạn 2008-2010, tăng trưởng nguồn vốn của NHNo Quảng Ninh
luôn đạt cao hơn tỷ lệ tăng trưởng chung của NHNo Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng
trung bình hàng năm đạt 15%. Huy động vốn của các chi nhánh địa bàn huyện có
tốc độ tăng trưởng tốt hơn các chi nhánh địa bàn thành phố, thị xã. Nguồn vốn
vii
ngoại tệ và huy động tiền gửi từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn
vốn huy động. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tăng nhanh là điều kiện tốt cho
tài trợ các hoạt động thanh toán quốc tế. Cụ thể : nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ
năm 2009 tăng 14,6% so với năm 2008, còn năm 2010 tăng 29,7% so với năm
2009.
b) Hoạt động sử dụng vốn:
Hoạt động đầu tư và cho vay của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh tăng trưởng
đều qua các năm. Dư nợ đến ngày 31/12/2009 đạt 6090 tỷ đồng tăng 21,34% so với
cùng kỳ năm 2008. Dư nợ đến ngày 31/12/2010 đạt 7079 tỷ đồng, tăng 4,24% so
với cùng kỳ năm 2009. Thị phần tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh luôn
chiếm tỷ trọng cao so với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh: trung bình chiếm
25% thị phần.
c) Kết quả hoạt động kinh doanh:
Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm của NHNo&PTNT
tỉnh Quảng Ninh đạt được khá khả quan.Lợi nhuận nhìn chung ổn định qua các
năm. Lợi nhuận năm 2009 đạt 136 tỷ, giảm 32 tỷ so với năm 2008; năm 2010 đạt
152 tỷ, tăng 16 tỷ so với năm 2009. Trong tổng thu nhập cũng như trong tổng chi
phí, hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Thu từ hoạt động tín dụng năm
2008, chiếm 94% tổng doanh thu, tỷ trọng này năm 2009 và năm 2010 lần lượt là
77% và 88%
2.2. Thực trạng hiệu quả TTQT tại NHNo&PTNT Quảng Ninh

2.2.1. Các quy trình TTQT tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh:
2.2.1.1. Quy trình thanh toán thư tín dụng L/C
a) Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu:
+ Tiếp nhận hồ sơ mở L/C:
+ Xác định mức ký quỹ và nguồn vốn đảm bảo thanh toán
+ Thẩm định nguồn vốn thanh toán
+ Mở L/C:
+ Sửa đổi L/C:
+ Xử lý đòi tiền của Ngân hàng nước ngoài
viii
b) Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu:
+ Tiếp nhận, xác thực L/C, sửa đổi L/C trước khi thông báo với khách hàng.
+ Tiếp nhận chứng từ + Thông báo L/C kèm xác nhận
2.2.1.2.Quy trình thanh toán nhờ thu
a) Quy trình thanh toán nhờ thu hàng nhập
+ Tiếp nhận, thông báo chứng từ nhờ thu
+ Giao chứng từ nhờ thu
b) Quy trình thanh toán nhờ thu hàng xuất
+ Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ nhờ thu
+ Gửi chứng từ nhờ thu
+ Nước ngoài từ chối thanh toán chứng từ nhờ thu
+ Thanh toán kết quả nhờ thu
2.2.1.3. Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền với nước ngoài
+ Tiếp nhận hồ sơ
+ Kiểm soát và phê duyệt
+ Tra soát lệnh chuyển tiền đi
2.2.2. Thực trạng hiệu quả thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2008-2010
2.2.2.1. Thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
Trong hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại

NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh, L/C nhập khẩu chiếm một tỷ trọng lớn so với L/C
xuất khẩu. Lượng khách hàng xuất trình chứng từ qua Ngân hàng chủ yếu là các
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản như: Công ty vận tải biển và xuất nhập khẩu
Quảng Ninh, công ty XNK thủy sản Quảng Ninh, Xí nghiệp tư doanh và chế biến
thủy sản Cam Ranh.
2.2.2.2. Thanh toán theo phương thức nhờ thu
Trái với thanh toán qua phương thức tín dụng chứng từ, trong phương thức
thanh toán nhờ thu, nhờ thu hàng xuất lại chiếm tỷ trọng lớn hơn so với nhờ thu
hàng nhập và 100% là hình thức nhờ thu kèm chứng từ D/P hoặc D/A Các doanh
ix
nghiệp xuất khẩu chủ yếu ký kết các hợp đồng ngoại thương thanh toán theo hình
thức nhờ thu vì đối tác của họ đều là các khách hàng truyền thống.
2.2.2.3. Thanh toán theo phương thức chuyển tiền
Đây là phương thức thanh toán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số
TTQT. Ngoài các doanh nghiệp XNK, thì dịch vụ chuyển tiền cá nhân cho các mục
đích du học, chữa bệnh, trợ cấp theo quy định của chính phủ Việt Nam là một thế
mạnh của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh. Với ưu thế chuyển tiền nhanh, chính
xác, các thủ tục đơn giản với đội ngũ cán bộ thông thạo về nghiệp vụ đã khiến cho
doanh số TTQT qua phương thức chuyển tiền TTr ngày càng tăng.
2.2.3. Đánh giá hiệu quả thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT tỉnh
Quảng Ninh qua một số chỉ tiêu:
2.2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng
Doanh thu TTQT của NHNo tỉnh Quảng Ninh có xu hướng tăng lên qua các
năm. Chỉ riêng năm 2009 có sự giảm sút do tình hình hoạt động kinh doanh chung
của Ngân hàng sụt giảm do khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước. Doanh thu
TTQT năm 2009 chỉ đạt 985 tỷ đồng. Tốc độ tăng của doanh thu TTQT luôn cao
hơn tốc độ tăng của chi phí TTQT, do vậy lợi nhuận TTQT luôn có chiều hướng
tăng lên. Doanh thu TTQT năm 2010 tăng 5 tỷ so với năm 2009 trong khi chi phí
TTQT năm 2010 tăng 3 tỷ so với năm 2009
2.2.3.2. Các chỉ tiêu định tính

1) Hoạt động TTQT góp phần thúc đẩy nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của
ngân hàng:
2) Hoạt động TTQT góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng XNK của Ngân
hàng phát triển
3) Hoạt động TTQT góp phần thúc đẩy các nghiệp vụ khác của ngân hàng phát triển
4) Hoạt động TTQT góp phần củng cố nguồn vốn ngoại tệ của Ngân hàng
5) Hoạt động TTQT phát triển tạo điều kiện cho ngân hàng giảm thiểu được
rủi ro trong kinh doanh
6) Hoạt động TTQT góp phần nâng cao uy tín của NHNo&PTNT Việt Nam
trên thị trường trong nước cũng như quốc tế
x
2.2.4. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT của NHNo&PTNT
tỉnh Quảng Ninh
2.2.4.1. Kết quả
- Các nghiệp vụ TTQT của ngân hàng ngày càng được mở rộng cả về số lượng
lẫn chất lượng
- Hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế, hệ thống văn bản quy định, quy
trình nghiệp vụ TTQT khá đầy đủ, tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ làm khuôn khổ
pháp lý và hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ trong toàn hệ thống nói chung và NHNo
Quảng Ninh nói riêng đảm bảo vận hành trôi chảy, tránh được ách tắc.
- Tích cực huy động ngoại tệ phục vụ TTQT, đại đa số các nhu cầu TTQT của
khách hàng tại NHNo chi nhánh tỉnh Quảng Ninh cần có sự hỗ trợ nguồn ngoại tệ
của ngân hàng. Sự phát triển của nghiệp vụ TTQT làm tăng thêm các nhu cầu vay
vốn ngoại tệ của ngân hàng.
- Phát triển hoạt động liên kết TTQT với tài trợ XNK, sự phát triển của hoạt động
TTQT đã tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động dịch vụ NH liên quan phát triển.
- Nâng cao hiệu quả của kiểm tra kiểm soát hoạt động TTQT, việc kiểm tra
kiểm soát nội bộ về TTQT được giao cho Ban hậu kiểm và phòng kiểm tra kiểm
toán nội bộ tại chi nhánh. Mọi giao dịch TTQT phát sinh đều thực hiện qua cán bộ
TTQT trực tiếp thực hiện nghiệp vụ và được kiểm soát, phê duyệt bởi cán bộ kiểm

soát, sau cùng là bộ phận hậu kiểm.
- Thị phần TTQT trong hoạt động kinh doanh đối ngoại luôn chiếm tỷ trọng
trên 20% trong tổng số 35 ngân hàng trên địa bàn.
- Uy tín về hoạt động TTQT của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh ngày càng
được khẳng định và thu hút nhiều khách hàng, điều này đã góp phần nâng cao vị thế
của chi nhánh cũng như của NHNo&PTNT Việt Nam
2.2.4.2. Mặt hạn chế
- Mặc dù chi nhánh đã có nhiều giải pháp trong việc thúc đẩy hoạt động
TTQT nhưng tổng doanh thu TTQT tăng chưa xứng với tiềm năng của chi nhánh.
- Còn nhiều bất hợp lý trong tổ chức hoạt động TTQT chi nhánh.
- Cơ chế chính sách phát triển hoạt động TTQT chưa năng động
- Cơ chế tài trợ XNK chưa toàn diện
xi
- Số lượng khách hàng giao dịch trong hoạt động XNK tại chi nhánh chưa đa
dạng tuy hàng năm có tăng nhưng đa số vẫn là khách hàng truyền thống, chủ yếu
thực hiện các hoạt động thanh toán liên quan đến nhập khẩu.
- Các dịch vụ TTQT được thực hiện chưa nhanh chóng, chưa kịp thời để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng do mạng truyền thông còn chậm trễ, gây nhiều bất cập.
- Các phương thức TTQT chưa hoàn thiện
- Trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học của cán bộ thực hiện công tác TTQT
chưa đồng đều.
2.2.4.3. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan:
1.Thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển chưa hoàn thiện, tỷ giá VND/USD
biến động rất thất thường.
2.Sự thiếu kinh nghiệm trong hoạt động TTQT của các doanh nghiệp XNK
cũng như sự thiếu hiểu biết về thông lệ và tập quán quốc tế:
3. Cơ chế điều hành và việc hướng dẫn hoạt động TTQT của NHNo Việt Nam
với chi nhánh còn thiếu linh hoạt
4.Hệ thống văn bản pháp lý làm căn cứ cho TTQT của NHNo Việt Nam còn

nhiều bất cập
b) Nguyên nhân chủ quan:
1. Chưa có sự quan tâm đúng mức đến công tác TTQT:
2. Trình độ nghiệp vụ của các cán bộ làm công tác TTQT còn nhiều hạn chế
trong khi công tác đào tạo và đào tạo lại chưa được chú trọng thường xuyên
3. Công nghệ ngân hàng còn lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán
hiện đại và theo kịp mức độ phát triển của các ngân hàng bạn
4.Sản phẩm dịch vụ chưa phong phú, đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng.
5. Hoạt động TTQT phụ thuộc chặt chẽ vào hoạt động tín dụng
6. Hoạt động TTQT chủ yếu tập trung ở Hội sở NHNo tỉnh
7.Việc chưa thực hiện tốt các kế hoạch NHNo Việt Nam giao cho đã ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động TTQT
xii
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TTQT
TẠI NHNo&PTNT TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Định hướng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam:
- Định hướng chung:
Chiến lược lâu dài của NHNo&PTNT Việt Nam: ‘Tiếp tục giữ vững vai trò
chủ lực trên thị trường tài chính, tín dụng nông nghiệp nông thôn. Tập trung toàn hệ
thống có các biện pháp tăng trưởng nguồn vốn huy động từ khách hàng, củng cố và
nâng cao thị phần nguồn vốn ”
- Định hướng thị trường và sản phẩm dịch vụ:
Định hướng phát triển thị trường và sản phẩm dịch vụ của NHNo&PTNT Việt
Nam nói chung đó là “Phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, thay đổi nhận thức về
hoạt động ngân hàng trong xu thế hội nhập ”
- Định hướng về tài chính, lợi nhuận, doanh thu:
Mục tiêu tổng quát về lợi nhuận trước thuế tăng 10%. Tỷ lệ thu nhập ròng
ngoài tín dụng trên tổng thu nhập ròng đã đạt trên 8%, phấn đấu tăng 20%., Thực

hiện doanh thu từ sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng đạt trên 30% tổng doanh thu.
3.2. Định hướng phát triển hoạt động TTQT của NHNo&PTNT tỉnh
Quảng Ninh
+ Nâng cao chất lượng công tác thanh toán quốc tế.
+ Có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với các khách hàng lớn.
+ Tăng cường phát triển công tác marketing trong hoạt động ngân hàng đặc
biệt trong hoạt động TTQT v.v
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả TTQT tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh.
3.3.1. Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới công nghệ ngân hàng:
3.3.2.Chú trọng và nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác TTQT
3.3.3.Chủ động ứng dụng công tác Marketing trong hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng
xiii
3.3.4.Tăng cường cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới
3.3.5.Tăng cường, hoàn thiện công tác phòng ngừa rủi ro trong hoạt động TTQT
3.3.6.Phát triển các nghiệp vụ kinh doanh khác để hỗ trợ cho hoạt động TTQT
3.3.7.Cần có một giải pháp tổng thể cho việc phát triển hoạt động TTQT
3.3.8.Thực hiện tốt các kế hoạch nguồn vốn và dư nợ mà NHNo Việt Nam giao cho
3.4. Kiến nghị
3.4.1.Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam
3.4.1.1.Mở rộng hơn nữa quan hệ với các ngân hàng đại lý:
3.4.1.2.Tăng cường đổi mới công nghệ ngân hàng để theo kịp các ngân hàng bạn
3.4.1.3.Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ:
3.4.1.4.Kịp thời hướng dẫn các văn bản, tài liệu liên quan đến hoạt động TTQT
3.4.1.5.Hàng năm nên cử các đoàn cán bộ Trung ương xuống chi nhánh kiểm tra
chuyên đề kinh doanh đối ngoại
3.4.3. Kiến nghị với nhà nước
3.4.3.1.Củng cố thêm vai trò của nhà nước trong việc điều hành và quản lý kinh tế:
3.4.3.2.Nhà nước cần có các biện pháp tăng cường, xúc tiến hoạt động xuất khẩu
3.4.3.3.Tăng cường, phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại

3.4.4. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước
3.4.4.1.Tăng cường vai trò của ngân hàng nhà nước trong việc điều hành chính sách
tiền tệ
3.4.4.2.Hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động TTQT
3.4.4.3.Tăng cường hoạt động thanh tra giám sát nghiệp vụ TTQT của các NHTM.
3.3.6.Kiến nghị đối với khách hàng
xiv
KẾT LUẬN
NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh với 22 năm hoạt động, đã và đang dần khẳng
định được uy tín và vị thế đứng đầu trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh.
Để có thể phát triển vững chắc và lớn mạnh, chi nhánh cần phải có một chiến
lược phát triển toàn diện trên tất cả các nghiệp vụ kinh doanh.
TTQT là một trong những nghiệp vụ đóng vai trò then chốt và chiếm vị trí
quan trọng trong các nghiệp vụ của ngân hàng. Vì vậy, mở rộng hoạt động thanh
toán quốc tế đi đôi với nâng cao chất lượng hiệu quả là mục tiêu hàng đầu mà các
ngân hàng nói chung cũng như NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh phải quan tâm.
xv
LỜI MỞ ĐẦU
1/TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và thương mại quốc tế phát triển như
vũ bão hiện nay, đặc biệt kể từ sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức
thương mại Thế giới WTO vào ngày 11/01/2007, TTQT đã trở thành một hoạt động
cơ bản, không thể thiếu của các NHTM nói chung cũng như của NHNo&PTNT
Việt Nam nói riêng.
Quảng Ninh là tỉnh nằm trong tam giác phát triển kinh tế của miền Bắc : Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu. Trong đó hoạt động thanh toán quốc tế có tầm quan trọng
rất lớn đối với các doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi các ngân hàng thương mại trên
địa bàn nói chung, NHNo & PTNT Quảng Ninh phải có chiến lược và biện pháp

mở rộng nghiệp vụ thanh toán quốc tế để đáp ứng.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, để tồn tại và phát triển các
Ngân hàng phải không ngừng mở rộng quy mô, chiếm lĩnh thị trường. Đặc biệt trên
địa bàn Quảng Ninh với sự góp mặt của hầu hết các chi nhánh ngân hàng thương
mại của Việt nam, cạnh tranh càng trở lên khốc liệt. Do vậy, NHNo & PTNT Quảng
Ninh phải có các giải pháp để mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế là đòi hỏi cấp
thiết hiện nay. Mặt khác mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế phải đi đôi với nâng
cao chất lượng hiệu quả vì NHNo & PTNT Quảng Ninh là Ngân hàng thương mại
nên hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu mà ngân hàng phải quan tâm. Chính
vì vậy, đề tài:" Nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh " được tác giả chọn lựa, nhằm nâng
cao hiệu quả TTQT của NHNo& PTNT tỉnh Quảng Ninh.
2/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN :
- Nghiên cứu vai trò hoạt động thanh toán quốc tế đối với sự phát triển kinh tế
xã hội.
- Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo & PTNT
Quảng Ninh trong giai đoạn 2008-2010.
1
- Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế của NHNo &
PTNT tỉnh Quảng Ninh.
3/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận về hoạt động thanh toán quốc tế,
hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại. Luận văn này tập
trung phân tích hoạt động thanh toán quốc tế qua các phương thức thanh toán quốc
tế chủ yếu là: nhờ thu, L/C,chuyển tiền.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình hoạt động thanh toán quốc tế của
NHNo Quảng Ninh bao gồm hội sở NHNo tỉnh trong thời gian từ năm 2008 đến
năm 2010.
4 / PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định

lượng, điều tra phân tích, hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh,
đúc rút kinh nghiệm thực tế đối chiếu với cơ chế nghiệp vụ để tìm ra giải pháp
nhằm mở rộng thị phần và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của
NHNo&PTNT Quảng Ninh.
5/ BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục thành ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả TTQT của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả TTQT tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh
giai đoạn 2008-2010.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả TTQT tại NHNo&PTNT tỉnh
Quảng Ninh.
2
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm về Thanh toán quốc tế
Bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển trong xu thế hội nhập như
hiện nay đều phải tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới. Quan hệ quốc tế
giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hoá,
khoa học kỹ thuật, du lịch trong đó quan hệ kinh tế (mà chủ yếu là ngoại thương)
chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và phát triển. Quá
trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán
giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát triển hoạt động
TTQT, trong đó ngân hàng là cầu nối trung gian giữa các bên.
TTQT tồn tại là tất yếu khách quan.Trong thương mại quốc tế, TTQT là khâu
then chốt, khâu cuối cùng quyết định quá trình sản xuất lưu thông hàng hóa. Hoạt
động TTQT là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ dây chuyền thực hiện
một hợp đồng ngoại thương.
Nghiệp vụ TTQT của NHTM giúp cho đồng vốn được chu chuyển liên tục

trên phạm vi toàn cầu, qua đó hỗ trợ sự phát triển không ngừng của hoạt động ngoại
thương. Trong các chức năng của NHTM, TTQT chính là chức năng NH quốc tế.
“ TTQT là việc thực hiện các nghiệp vụ chi trả về tiền tệ phát sinh từ các
quan hệ KT, thương mại, tài chính, tín dụng và dịch vụ phi mậu dịch giữa các tổ
chức KT, giữa các công ty, các cá nhân của các nước với các đối tác của mình
trên TG để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại
bằng các hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên các tài khoản tại các NH của các
nước có liên quan.” (Lê Phương Liên, Luận án tiến sĩ kinh tế 2008, trường Đại
học Kinh tế quốc dân).
3
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của hoạt động thanh toán quốc tế.
1.1.2.1.TTQT chịu sự chi phối của luật pháp quốc tế:
Tất cả các hoạt động thanh toán quốc tế phải tuân thủ theo:
1. Các thông lệ và tập quán quốc tế, trong đó có các tài liệu cơ bản như là:
- Điều kiện thương mại quốc tế do Phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành
- INCOTERMS 2010 có hiệu lực từ 01/01/2011.
- Các quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (Uniform
customs and practice for documentary credits- UCP) còn hiệu lực do phòng thương
mại quốc tế ban hành (ICC), ấn bản mới nhất là UCP 600 có hiệu lực từ ngày
01/07/2007. ICC đã ban hành một số văn bản hướng dẫn kèm theo. Đó là bộ tập
quán quốc tế về L/C bao gồm:
+ UCP 600 2007 ICC- Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ.
+ ISBP 681.2007 ICC- Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra
chứng từ theo thư tín dụng – số 681, của ICC tuân thủ UCP 600 2007 ICC.
+ eUCP1.1 – bản phụ trương UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện tử -
Bản diễn giải số 1.1 năm 2007
+ URR 525 1995 ICC – Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân
hàng theo thư tín dụng.
- Quy tắc thống nhất về nhờ thu (URC), ấn phẩm mới nhất là URC 522.
- Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ,

ấn phẩm mới nhất là URR 525.
- Luật thống nhất về hối phiếu: áp dụng theo Công ước Giơ- ne- vơ 1930 hoặc
theo Uỷ ban Luật Thương mại quốc tế của Liên Hiệp Quốc ( United Nations
Commision on International Trade Law Document No.A/CN 9/211 date 18
February 1982). Luật thống nhất về Hối phiếu giải thích một cách thống nhất những
vấn đề thuộc khái niệm, nội dung, tính chất của hối phiếu, lệnh phiếu quốc tế, cách
tạo lập và lưu thông chúng trong buôn bán và trả tiền, về quyền lợi, nghĩa vụ của
người liên quan đến hối phiếu, lệnh phiếu.
4
- Công ước Giơ - ne- vơ về séc 1931. Công ước đã quy phạm hóa tất cả những
vấn đề hình thức, nội dung, tính chất, cách phát hành và lưu thông séc, đồng thời
cũng quy định quyền lợi và trách nhiệm của các bên có liên quan tới séc.
2. Các luật và công ước quốc tế mà Việt nam là một bên ký kết hoặc chấp
nhận gia nhập còn hiệu lực thi hành.
1.1.2.2.TTQT chịu nhiều rủi ro.
Có thể nói trong các hoạt động kinh tế của NH thì hoạt động TTQT có mức độ
rủi ro lớn nhất. Bởi vì ngoài sự chi phối của các điều luật trong nước, hoạt động
TTQT còn chịu sự chi phối của Luật pháp quốc tế. Ngoại trừ các rủi ro mang tính bất
khả kháng như thiên tai, động đất, sóng thần, khủng hoảng kinh tế, một NH có thể
giảm các rủi ro đến mức tối thiểu nếu nó có một bộ máy quản lý tốt điều hành hoạt
động ngân hàng một cách có hiệu quả. Các loại rủi ro trong hoạt động TTQT gồm:
1. Rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chính trong hoạt động NH. Các tài
sản NH khi cho vay bị giảm giá trị hay không thể thu hồi là biểu hiện của rủi ro tín
dụng. Các hoạt động TTQT bao gồm bảo lãnh, tài trợ thương mại… cũng chứa
đựng rủi ro tín dụng như các hoạt động cho vay thông thường khác. Rủi ro tín dụng
của hệ thống NH có thể ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế của một nước.
2. Rủi ro chính trị:
Một số nước có nền kinh tế và pháp lý chưa ổn định nên thường xuyên có
những thay đổi về mặt môi trường pháp lý và môi trường kinh tế. Khi tham gia vào

thương mại quốc tế, sự thay đổi này sẽ khiến các bên tham gia như các NH, các
doanh nghiệp XNK gặp khó khăn hoặc có thể không thực hiện được các cam kết
của mình dẫn đến việc thanh toán bị hủy bỏ.
3. Rủi ro lãi suất:
Sự thay đổi lãi suất thị trường cũng có thể gây ra tác động mạnh tới thu nhập
và chi phí hoạt động của NH. Tác động này gọi là rủi ro lãi suất. Khi NH cho vay
các doanh nghiệp XNK bằng lãi suất thả nổi hoặc cố định thì việc thay đổi lãi suất
về sau này sẽ ảnh hưởng đến các món vay đó.
5

×