Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ trên địa bàn quận hoàng mai - hà nội giai đoạn từ 2006 đến 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.53 KB, 104 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi, tất cả nội
dung tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ từ các nguồn tài liệu cụ thể. Các kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu khoa học nào khác.
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2011
Người cam đoan
Mai Chí Cường
MỤC LỤC
HÀ NỘI, NGÀY 28 THÁNG 10 NĂM 2011 1
NGƯỜI CAM ĐOAN 1
Mai Chí Cường 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết tắt đầy đủ
1 BT Xây dựng – chuyển giao
2 BOT Xây dựng – vận hành – chuyển giao
3 ĐTPT Đầu tư phát triển
4 GPMB Gải phóng mặt bằng
5 UBND Ủy ban nhân dân
6 GTTSCĐ Giá trị tài sản cố định
7 GTVT Giao thông vận tải
8 NS Ngân sách
9 NN Nhà nước
10 TSCĐ Tài sản cố định
11 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp nhu cầu vốn theo kế hoạch và thực hiện đầu tư xây dựng công
trình giao thông đường bộ từ ngân sách quận giai đoạn 2006 – 2010 tại
quận Hoàng Mai Error: Reference source not found
Bảng 2.2: Kích thước các tuyến đường do UBND Thành phố Hà Nội quản lý tính


đến 31/12/2010 Error: Reference source not found
Bảng 2.3: Vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ quận Hoàng Mai
năm 2008 Error: Reference source not found
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của quận Hoàng Mai giai đoạn 2005 - 2010
Error: Reference source not found
Bảng 2.5: Mức tăng một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của quận Hoàng Mai so với năm
trước trong giai đoạn 2007 - 2010 Error: Reference source not found
Bảng 2.6: Tổng hợp dự toán vốn đầu tư các dự án xây dựng công trình giao thông
đường bộ năm 2011 Error: Reference source not found
Bảng 2.7: Thu chi ngân sách của quận Hoàng Mai Error: Reference source not
found
Bảng 3.1: Nhu cầu vốn đầu tư đường quy hoạch đã có chủ trương đầu tư từ 2010 -2015
Error: Reference source not found
Bảng 3.2: Nhu cầu vốn đầu tư đường quy hoạch chưa có chủ trương đầu tư từ
2012 -2015 Error: Reference source not found
Bảng 3.3: Danh sách 30 hộ gia đình thuộc diện bị GPMB để thực hiện dự án mở
rộng, nâng cấp Đường Vĩnh Hưng Error: Reference source not found
BIỂU ĐỒ
HÀ NỘI, NGÀY 28 THÁNG 10 NĂM 2011 1
NGƯỜI CAM ĐOAN 1
Mai Chí Cường 1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quận Hoàng Mai thuộc Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế - văn hoá - xã
hội lớn của đất nước, cũng là nơi thu hút và tập trung dân cư với mật độ cao thì việc
giải quyết các vấn đề về giao thông là rất bức thiết. Trong tình hình đó một vấn đề
lớn được đặt ra là cần phải tăng mức độ đầu tư đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư
các công trình giao thông đường bộ để làm giảm thiểu thiệt hại cho xã hội và đồng
thời tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
Xuất phát từ những đòi hỏi bức thiết đó tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài:

“Đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ trên địa bàn quận Hoàng
Mai - Hà Nội giai đoạn từ 2006 đến 2020”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường
bộ trên địa bàn cấp quận.
- Đánh giá đúng thực trạng đầu tư xây dựng công trình giao thông đường
bộ trên địa bàn quận.
- Trên cơ sở thực trạng đầu tư tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản tăng
cường đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ trên địa bàn quận.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào nghiên cứu hoạt động đầu tư xây dựng các công trình
giao thông đường bộ trên địa bàn quận Hoàng Mai do UBND quận Hoàng Mai làm
chủ đầu tư trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 từ các nguồn vốn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn, để đạt được kết quả cao tác giả
sử dụng tổng hợp một số phương pháp như phương pháp thu thập dữ liệu, phương
pháp phân tích, phương pháp trình bày, phương pháp tổng hợp…
i
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
5.1. Ý nghĩa Khoa học
Đề tài được nghiên cứu dựa trên thực trạng về đầu tư xây dựng công trình giao
thông đường bộ trên địa bàn quận trong một số năm, từ đó có thể nhận xét, đánh giá
vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan. Những nhận xét, đánh giá rồi
đến giải pháp đó được rút ra từ thực tiễn một cách có lôgíc và khoa học đồng thời
việc nghiên cứu đề tài là có phương pháp và có mục đích riêng nên đảm bảo được
tính lý luận của nó.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Sở dĩ đề tài có giá trị thực tiễn là vì đề tài được nghiên cứu có tính khoa học
và trong thực tế các nhà quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ
cũng còn gặp nhiều khó khăn.

6. Kết cấu của luận văn
Luận văn được trình bày theo một trình tự lôgíc bao gồm phần mở đầu, ba
chương và phần kết luận, trong đó:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI ĐỊA BÀN CẤP QUẬN
CHƯƠNC 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI QUẬN HOÀNG MAI GIAI ĐOẠN TỪ
NĂM 2006 ĐẾN THÁNG 10 NĂM 2011
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI QUẬN
HOÀNG MAI.
ii
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI ĐỊA BÀN CẤP QUẬN
1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của công trình giao thông đường bộ
1.1.1. Khái niệm công trình giao thông đường bộ
Theo nghĩa chung nhất thì công trình giao thông đường bộ được hiểu là hệ
thống bao gồm các công trình cầu, đường bộ, các bến xe, bãi đỗ xe, vỉa hè, hành
lang an toàn đường bộ, hệ thống này có thể đảm bảo cho các phương tiện và người
tham gia giao thông được thuận tiện và an toàn.
1.1.2. Phân loại công trình giao thông đường bộ
Từ góc nhìn của khía cạnh quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông
đường bộ, căn cứ vào quy mô về chiều dài của đường bộ, chiều rộng mặt cắt và lưu
lượng cũng như mật độ giao thông, điều này cũng tương đối đồng nghĩa với quy mô
về vốn đầu tư có thể phân chia công trình giao thông đường bộ thành đường liên
tỉnh(thành phố trực thuộc trung ương), đường liên huyện(quận), đường liên xã
(phường), đường liên thôn(khu dân cư, tổ dân phố), đường nội bộ của khu dân cư,
khu đô thị, khu công nghiệp. Phân chia như vậy để có thể phân cấp quản lý đường
bộ và có kế hoạc đầu tư cụ thể. Phân loại công trình giao thông đường bộ theo cách

này chỉ có ý nghĩa tương đối, phân loại để từ đó xác định được quy mô đầu tư, phân
cấp quản lý và phân cấp chủ đầu tư.
1.1.3. Vai trò của công trình giao thông đường bộ
- Đáp ứng nhu cầu đi lại của con người
- Tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
- Tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí đi lại và chi phí vận chuyển.
- Khai thác hiệu quả các nguồn lực
- Thúc đẩy phát triển an ninh - quốc phòng
- Tạo cơ sở vật chất thuận tiện cho việc thu hút các nhà đầu tư trong và
ngoài nước
iii
1.2. Đặc điểm đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ
Đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ ngoài những đặc điểm chung
của đầu tư phát triển còn có đặc điểm riêng của nó:
1.2.1. Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động rất lớn.
Đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ thường có quy mô lớn do các
công trình đường bộ thường có chiều dài và mặt cắt rộng nên đòi hỏi phải sử dụng
các nguồn lực chủ yếu như sau:
- Sử dụng nhiều đất, liên quan đến giải phóng mặt bằng phải bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư tiêu tốn nhiều tiền của.
- Sử dụng nhiều vật tư như nguyên nhiên vật liệu như xăng, dầu, …
- Sử dụng nhiều lao động
1.2.2. Thời gian thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng công trình giao
thông đường bộ kéo dài
Thời kỳ đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ thường kéo dài
hàng tháng, hàng năm hoặc nhiều hơn. Thời kỳ đầu tư là thời hạn tính từ khi khởi
công thực hiện dự án đầu tư đến khi dự án hoàn thành và đưa vào khai thác sử
dụng.
1.2.3. Thời gian vận hành kết quả đầu tư kéo dài
Thời gian vận hành khai thác các kết quả đầu tư là các công trình giao thông

đường bộ thường kéo dài, thời gian này tính từ khi đưa công trình vào khai thác sử
dụng cho đến khi công trình bị xuống cấp mà chất lượng không còn đáp ứng khả
năng giao thông, không còn đáp ứng được nhu cầu cho giao thông, giao thông vận
tải không an toàn, chi phí vận tải quá cao, không đảm bảo điều kiện phát triển kinh
tế xã hội thì có thể phải nâng cấp, cải tạo hoặc xây dựng mới công trình
1.2.4. Đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ có độ rủi ro cao
Cũng giống như hoạt động đầu tư phát triển nói chung thì đầu tư xây dựng
công trình giao thông đường bộ có độ rủi ro cao. Do quy mô vốn đầu tư thường rất
lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài…
nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ
thường rất cao.
iv
1.2.5. Chủ đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ chủ yếu là các tổ chức
của Nhà nước.
Đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ là hoạt động đầu tư không vì
mục tiêu lợi nhuân. Đây là loại hình đầu tư phát triển hàng hóa công cộng, vì lợi
ích kinh tế - xã hội - môi trường của toàn xã hội. Hơn nữa vốn đầu tư cho xây dựng
công trình giao thông đường bộ thường rất lớn, quá trình thực hiện đầu tư liên quan
đến nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng nên rất phức tạp. Vì những lý do đó nên tư
nhân gần như không đầu tư vào lĩnh vực này vì mục tiêu chủ yếu của các cá nhân,
và doanh nghiệp trong đầu tư đó là lợi nhuận.
1.2.6. Đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ chịu ảnh hưởng
lớn của quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị
Công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị có vai trò và vị
trí rất quan trọng đối với đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Xây
dựng công trình giao thông đường bộ cần sử dụng mặt bằng diện tích đất rất lớn cho
nên để đảm bảo đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ được phù hợp về
số lượng, đảm bảo giao thông thuận tiện đồng thời giảm thiểu được chi phí cho đầu
tư thì cần phải có quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị đảm bảo
tính khoa học cao, đảm bảo được chiến lược phát triển bền vững trong tương lai.

1.3. Nguồn vốn cho đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ
Đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ tại địa bàn cấp quận có một
số nguồn chính như sau:
- Nguồn vốn từ ngân sách Trung ương
- Nguồn vốn từ ngân sách địa phương (ngân sách Thành phố và ngân sách quận)
- Nguồn vốn vay nước ngoài ODA
- Nguồn vốn từ các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, FDI
- Nguồn vốn từ thu một số loại phí
- Nguồn vốn do người dân đóng góp
1.4. Nội dung đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ
- Đầu tư cho việc xây dựng mới đường bộ
- Đầu tư cải tạo, mở rộng, nâng cấp, bảo trì công trình giao thông đường bộ
v
1.5. Đánh giá hoạt động đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.
1.5.1. Đánh giá kết quả đầu tư
1.5.1.1. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện
1.5.1.2. Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm
1.5.2. Đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ
1.5.2.1. Hiệu quả tài chính của đầu tư xây dựng công trình giao thông đường
bộ.
- Hệ số huy động tài sản cố định:
- Mức chi phí đầu tư tiết kiệm được so với tổng mức dự toán.
- Thời gian hoàn thành sớm so với thời gian dự kiến đưa công trình vào hoạt
động song vẫn đảm bảo chất lượng công trình và chi phí trong phạm vi được duyệt.
1.5.2.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư xây dựng công trình giao
thông đường bộ.
- Góp phần cho ngân sách tăng thêm tính trên một đơn vị vốn đầu tư phát huy
tác dụng trong kỳ nghiên cứu.
- Số lao động có việc làm do đầu tư; số lao động có việc làm và mức thu nhập
tăng thêm tính tên một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu.

1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng công trình giao thông
đường bộ trên địa bàn cấp quận
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư xây dựng công trình giao
thông đường bộ. Song, các nhân tố đó thường được chia làm hai nhóm chính đó là
nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.
1.6.1. Nhân tố khách quan
1.6.2. Nhân tố chủ quan
vi
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI QUẬN HOÀNG MAI
GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN THÁNG 10 NĂM 2011
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Hoàng Mai có ảnh hưởng
đến đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ
2.1.1. Giới thiệu chung về quận Hoàng Mai
Quận Hoàng Mai có 14 phường, trong đó có tới 9 phường là từ các xã của
huyện Thanh trì cũ. Do đó nhìn chung cơ sở hạ tầng trong đó có hệ thống công
trình giao thông đường bộ còn thiếu nhiều về số lượng và chất lượng chưa cao,
cần phải được đầu tư nhiều hơn trong thời gian tới để đảm bảo được mức độ đồng
bộ tương xứng với một quận nội thành của thành phố Hà Nội và đồng thời từng
bước đáp ứng được nhu cầu giao thông an toàn, thuận tiện.
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm về khí hậu:
Những đặc điểm về khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện các
dự án đầu tư vì thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông phụ thuộc rất
nhiều vào thời tiết
Đặc điểm về địa hình:
Các tuyến trong vùng dân cư hầu hết là có địa hình bằng phẳng trừ một số
khu vực có liên quan đến hành lang đê sông hồng. Bên cạnh những thuận lợi về địa
hình bằng phẳng thì địa bàn quận cũng có nhiều ao hồ, kênh mương và sông cũng có

những khó khăn nhất định trong quá trình thi công xây dựng công trình giao thông
đường bộ vì bị ảnh hưởng của kết cấu nền.
2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Mặc dù tài nguyên thiên nhiên ở đây không phong phú, song đất đai ở quận
Hoàng Mai là quận có địa điểm nằm ở cửa ngõ phía Nam của Hà Nội trước đây khi
chưa sáp nhập tỉnh Hà Tây cũ vào. Đo đó đất đai tại quận Hoàng Mai là tài sản có
giá trị rất lớn, có khả năng sinh lời cao.
vii
2.1.1.3. Tiềm năng con người
Đó là dân cư ở nhiều địa phương trong cả nước tụ hội lại do đó đa phần là
những người xuất sắc, có mặt bằng trình độ học vấn cao hơn so với các địa
phương ở tỉnh khác. Con người ở đây cũng có trình độ chuyên môn cao, chuyên sâu
và có tay nghề.
2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Quận Hoàng Mai đã góp phần vai trò quan trọng cho tăng trưởng và phát triển
kinh tế của Thủ đô Hà Nội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân của Hà
Nội giai đoạn từ 2006 đến 2010 là 10,5%/năm, đóng góp khoảng 8% GDP cả nước.
Hà Nội các ngành kinh tế đều tăng trưởng khá.
2.2. Thực trạng đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ tại quận
Hoàng Mai
2.2.1. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn đầu tư
Bảng 2.1: Tổng hợp nhu cầu vốn theo kế hoạch và thực hiện đầu tư xây dựng công trình
giao thông đường bộ từ ngân sách quận giai đoạn 2006 – 2010 tại quận Hoàng Mai
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Năm
Số dự án
theo
kế hoạch
Số dự án
đã thực

hiện
Nhu cầu
vốn đầu tư
theo kế
hoạch
Vốn đầu

thực hiện
Tỷ lệ thực
hiện VĐT
(%)
1 2006 23 20 33.400 27.273 81,65
2 2007 16 16 31.000 33.058 106,64
3 2008 21 18 55.750 50.380 90,37
4 2009 14 12 60.660 53.450 88,11
5 2010 12 11 66.022 62.022 93,94
Tổng số 86 77 246.832 226.183 91,63
Nguồn số liệu:UBND quận Hoàng Mai
Trong những năm qua, trên cơ sở định hướng và nhu cầu theo kế hoạch về
vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn quận, UBND quận Hoàng
Mai đã thực hiện đầu tư nhiều dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp… đường giao
thông từ nguồn vốn ngân sách quận, cụ thể của hoạt động đầu tư đã thực hiện với
viii
các số liệu trong bảng trên.
Ngoài nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ từ ngân
sách quận, trong giai đoạn từ 2006 đến 2010 còn có các nguồn vốn sau:
- Nguồn vốn Thành phố Hà Nội:
- Nguồn vốn trung ương:
- Nguồn vốn ODA:
Như vậy đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ trên địa bàn quận

Hoàng Mai từ nguồn vốn ngân sách trung ương, và nguồn vốn nước ngoài chỉ tập
trung vào những dự án lớn, dự án trọng điểm quốc gia, cụ thể trong giai đoạn qua
chỉ tập trung vào dự án đường Vành đai 3.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ trên
địa bàn quận Hoàng Mai từ 2006 - 2010
2.2.2. Thực trạng đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ theo nội dung
2.2.2.1. Đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ
Gai đoạn từ năm 2006 đến 2011 trên địa bàn quận Hoàng Mai đã tập trung
đầu tư xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp, cải tạo, duy tu, bảo dưỡng nhiều tuyến
đường bộ. Trong đó đặc biệt kể đến xây dựng mới Đường Vành Đai 3, đây là tuyến
đường rất quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của thành phố và của
nhiều tỉnh lân cận. Tuyến đường này được xây dựng với quy mô rất lớn bao gồm cả
phần mặt đường trên đất và bộ phận cầu vượt. Nhìn chung tuyến đường này đến nay
có chất lượng đạt cấp độ I.
- Về chất lượng đầu tư:
ix
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ do UBND
quận Hoàng Mai làm chủ đầu tư hoặc được UBND thành phố Hà Nội phân cấp
làm chủ đầu tư chưa được khai thác hiệu quả.
2.2.2.2. Đầu tư xây dựng cầu đường bộ, hệ thống bến xe khách
Trên địa bàn quận hiện nay tồn tại 2 bến xe khách chính đó là bến xe Giáp
Bát, bến xe nước ngầm và một vài bến xe nhỏ khác. Đối với hai bến xe khách chính
của quận chủ yếu phục vụ cho hầu hết các tuyến xe khách đi phía Nam với lưu
lượng xe khách rất lớn. Tuy nhiên cả hai bến xe này và các bến nhỏ khác đều đã
được đầu tư xây dựng từ nhiều năm trước đây.
2.2.3. Thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông
đường bộ tại quận Hoàng Mai
Ban quản lý dự án quận Hoàng Mai là đơn vị có vai trò đặc biệt quan trọng
trong công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ tại địa
bàn quận.

2.3. Đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ
tại quận Hoàng Mai
2.3.1. Kết quả và hiệu quả trong đầu tư xây dựng công trình giao thông
đường bộ tại quận Hoàng Mai
2.3.1.1. Kết quả
- Trong giai đoạn từ 2006 – 2010 đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình
giao thông đường bộ từ nguồn vốn ngân sách quận đã thực hiện được tổng số là
226,183 tỷ đồng.
- Tài sản cố định huy động đã được lượng hóa bằng tiền vốn đầu tư 226,183 tỷ
đồng và nó được biểu hiện bằng những đoạn đường, nơi dừng xe, nơi đỗ xe…
- Với 226,183 tỷ đồng từ nguồn ngân sách quận cùng với các nguồn vốn khác
từ ngân sách Thành phố, ngân sách trung ương đã đầu tư xây dựng nhiều tuyến
đường bộ trên địa bàn quận làm cho năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm.
2.3.1.2. Hiệu quả
Hoạt động đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ tại quận Hoàng Mai
đã đem lại nhiều hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường cho nhân dân, đồng thời chính
sự phát triển kinh tế - xã hội đó lại có vai trò thúc đẩy đóng góp lớn cho xây dựng công
x
trình giao thông đường bộ. Dưới đây xin trình bày một số chỉ tiêu hiệu quả cơ bản:
a. Tác động tới một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội
Bảng 2.5: Mức tăng một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của quận Hoàng Mai so với năm
trước trong giai đoạn 2007 - 2010
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Bình quân
mỗi năm
1. Mức tăng cơ sở sản xuất công nghiệp
ngoài NN
18 187 2 69

2. Mức tăng lao động công nghiệp ngoài NN
(người)
2266 3004 28 1766
3. Mức tăng số cơ sở kinh doanh thương nghiệp
– dịch vụ
291 1341 376 669
4. Mức tăng số lao động kinh doanh thương
nghiệp – dịch vụ (người)
-19 2868 -600 750
5. Mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp
ngoài NN – giá so sánh 1994 (tỷ đồng)
197 587 87 290
Nguồn số liệu: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2010
- Đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ trên địa bàn quận cũng
làm tăng khối lượng hàng hóa được vận tải, tăng khối lượng hành khách trong
giao thông.
- Đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ liên quan đến công tác bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư nên dẫn đến việc thay đổi nơi sinh sống của một bộ phận
người dân. .
- Trong thi công xây dựng cũng có thể làm ảnh hưởng đến các công trình xây
dựng, công trình khác liền kề có thể lún nứt, sập đổ gây thiệt hại cả về kinh tế và
tính mạng của người dân. .
- Đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ cũng làm ảnh hưởng đến
các công trình di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các công trình kiến trúc có giá
trị nhân văn cao
- Các phương tiện vận chuyển và san lấp mặt bằng trong khi thi công cũng
làm cản trở giao thông nghiêm trọng, gây tắc nghẽn giao thông, làm ảnh hưởng đến
lưu thông trong khu vực, đây cũng là nguyên nhân của một số vụ tai nạn giao thông.
b. Tác động tới môi trường
xi

Trong quá trình thi công xây dựng công trình đường bộ có nhiều yếu tố gây
ảnh hưởng đến môi trường, nếu không có biện pháp ngăn chặn thì gây thiệt hại lớn
cho sức khỏe con người cũng như về kinh tế.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân trong đầu tư xây dựng công trình giao
thông đường bộ tại quận Hoàng Mai
Cùng với những kết quả, và thành tựu đã đạt được trong đầu tư xây dựng
công trình giao thông đường bộ trên địa bàn quận trong những năm qua vẫn còn
một số hạn chế và nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của
việc đầu tư cho xã hội, đó là:
2.3.2.1. Hạn chế
a) Lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật
chưa phù hợp với tiềm năng và khả năng huy động vốn
b) Nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ thường
chậm tiến độ và vượt tổng mức dự toán quá nhiều
c) Chất lượng công trình giao thông đường bộ còn thấp, tính hữu ích
chưa cao
2.3.2.2. Nguyên nhân
a) Quy hoạch phát triển giao thông chưa đồng bộ và hiệu quả
b) Công tác quản lý đầu tư còn nhiều yếu kém
c) Đầu tư mang tính dàn trải
d) Công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn
e) Số lượng, năng lực, trình độ, sự phối hợp của cán bộ tại các phòng ban
chuyên môn, nhà thầu tư vấn, thi công chưa phù hợp
f) Công tác bảo hành, duy tu, bảo dưỡng công trình và quản lý khai thác
chưa có cơ chế thực hiện hiệu quả
g) Công tác đấu thầu còn nhiều nhược điểm
xii
CHƯƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI

QUẬN HOÀNG MAI
3.1. Mục tiêu xây dựng công trình giao thông đường bộ quận Hoàng Mai
giai đoạn 2011 – 2020
UBND quận có chủ trương đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ
trong giai đoạn từ 2010 – 2020 thành hai giai đoạn. Trước mắt tập trung cho giai
đoạn đầu từ 2010 đến 2015. Trong giai đoạn đầu này quận tập trung ưu tiên đầu tư
xây dựng các tuyến đường giao thông theo quy hoạch đã được phê duyệt, thực hiện
đầu tư từng bước, từng giai đoạn, lựa chọn những tuyến đường có khả năng dễ thực
hiện và các tuyến đường có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của quận
để đầu tư trước, xây dựng lộ trình đầu tư theo hướng ưu tiên thứ tự để huy động và
phân bổ vốn đầu tư. Trong đó UBND quận sẽ chủ trương, chú ý đẩy mạnh hoạt
động đầu tư các tuyến đường theo phương thức hợp đồng BT.
3.2. Giải pháp tăng cường đầu tư xây dựng công trình giao thông đường
bộ tại quận Hoàng Mai
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư và quy
hoạch phát triển công trình giao thông trên địa bàn quận.
3.2.2. Giải pháp về huy động vốn
3.2.3.1. Nhà nước và nhân dân cùng làm
- Thành lập quỹ đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ của
Thành phố Hà nội.
- Phân bổ nguồn vốn cho nhân dân đóng góp và vận động nhân dân đóng góp.
3.2.3.2. Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông
đường bộ của quận
3.2.3. Hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình giao thông
đường bộ
xiii
3.2.3.1. Giải pháp về lập dự án đầu tư và lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật
3.2.3.2. Giải pháp về đấu thầu
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng công trình
giao thông đường bộ

3.2.4.1. Đối với công tác giải phóng mặt bằng
3.2.4.2. Đối với công tác quản lý dự án đầu tư
3.2.4.3. Đối với công tác nghiệm thu kết quả dự án đầu tư
3.2.4.4. Giải pháp giảm thiểu tác động tới vệ sinh môi trường, an toàn, trật tự
trong hoạt động đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ
3.2.5. Hoàn thiện giai đoạn vận hành các công trình giao thông đường bộ
3.2.5.1. Giải pháp về bảo hành, duy tu, bảo dưỡng công trình và quản lý khai thác
3.2.5.2.Giải pháp về khai thác vận hành kết quả của dự án đầu tư
3.2.6. Hoàn thiện tổ chức nhân sự trong đầu tư xây dựng công trình giao
thông đường bộ trên địa bàn quận
3.2.6.1. Lựa chọn và đào tạo nguồn nhân lực
3.2.6.2. Tăng cường nhiệm vụ, phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đến đầu
tư xây dựng công trình giao thông đường bộ của quận
xiv
KẾT LUẬN
Để đưa việc đầu tư công trình giao thông đường bộ đặc biệt chú ý đến đầu tư
tại các đô thị lớn đạt được kết quả và hiệu quả cao, đảm bảo tiết kiệm, rút ngắn thời
gian đầu tư, đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân, đảm bảo phát triển kinh tế -
xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường, giảm thiểu tai nạn giao thông là
một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, phức tạp mà chính quyền các cấp phải tiến hành
thực hiện liên tục, lâu dài và sâu sắc.
Qua quá trình làm việc bằng khả năng và tâm huyết của mình tác giả đã hoàn
thành được đề tài nghiên cứu để đóng góp ý kiến nhỏ cho công tác đầu tư xây
dựng công trình giao thông đường bộ nhằm khắc phục một số hạn chế để đưa việc
đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ trên địa bàn quận Hoàng Mai đi
vào nề nếp, thiết lập được trật tự kỷ cương trong quản lý công tác chuẩn bị đầu tư,
thực hiện đầu tư và khai thác sử dụng kết quả đầu tư tạo điều kiện cho phát triển
bền vững.
Trong cả ba chương của luận văn, với mục đích, đối tượng, phương pháp và
phạm vi nghiên cứu tác giả đã cố gắng thể hiện được toàn bộ nội dung bao hàm các

vấn đề liên quan đến đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ ở đô thị nói
chung và ở quận Hoàng Mai nói riêng. Trong đó đã tập trung giải quyết được các
vấn đề chủ yếu sau:
a. Trình bày những kiến thức lý luận chung liên quan đến đầu tư xây dựng
công trình giao thông đường bộ nói chung và trên địa bàn quận Hoàng Mai nói
riêng, xác định rõ được vai trò quan trọng của đầu tư xây dựng công trình giao
thông đường bộ, đồng thời cũng đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản nhằm đánh giá kết
quả và hiệu quả của đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.
b. Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng công trình giao
thông đường bộ trên địa bàn quận trong một số năm qua để tìm ra những ưu nhược
điểm, đồng thời làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để từ đó đề xuất những giải
pháp chủ yếu cho đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ của quận Hoàng
Mai đến năm 2020 nhằm đảm bảo tốt phát triển kinh tế - xã hội - môi trường để
thực hiện phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
xv
c. Luận văn đã đề xuất được một số giải pháp căn bản góp phần khắc phục
những khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư xây dựng công trình giao thông
đường bộ của quận Hoàng Mai trong thời gian tới đạt được kết quả và hiệu quả kinh
tế - xã hội - môi trường cao đảm bảo thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế,
xã hội theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà
nước và theo đúng quy hoạch.

xvi
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của
cả nước. Do đó, là nơi tập trung dân cư với quy mô và mật độ dân số quá cao trong
điều kiện nền kinh tế còn nghèo nàn và lạc hậu so với mặt bằng chung của kinh tế
toàn cầu trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với nền kinh tế đó là hệ thống
công trình cơ sở hạ tầng rất yếu kém, trong đó đặc biệt kể đến các công trình giao

thông. Mạng lưới các công trình giao thông có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại
và phát triển của kinh tế và xã hội được ví như là huyết mạch của một cơ thể sống.
Có vai trò to lớn như vậy nhưng các công trình giao thông ở Hà Nội còn thiếu về số
lượng và chất lượng rất hạn chế nên không đáp ứng được yêu cầu cho kinh tế có
điều kiện phát triển ổn định và bền vững. Những tồn tại như vậy là do một mặt kinh
tế còn yếu kém thiếu vốn đầu tư, mặt khác là do đầu tư các công trình giao thông
nói chung trong đó có các công trình giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế về
chiến lược và quản lý dự án đầu tư. Những hạn chế này làm cho nhiều dự án đầu tư
xây dựng công trình giao thông bị thất thoát, lãng phí, vượt quá tiến độ về thời gian,
chất lượng công trình bị sụt giảm gây thiệt hại lớn cho kinh tế, xã hội và môi trường
của đất nước. Quận Hoàng Mai thuộc Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế - văn
hoá - xã hội lớn của đất nước, cũng là nơi thu hút và tập trung dân cư với mật độ
cao thì việc giải quyết các vấn đề về giao thông là rất bức thiết. Trong tình hình đó
một vấn đề lớn được đặt ra là cần phải tăng mức độ đầu tư đồng thời nâng cao hiệu
quả đầu tư các công trình giao thông đường bộ để làm giảm thiểu thiệt hại cho xã
hội và đồng thời tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
Xuất phát từ những đòi hỏi bức thiết đó tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài:
“Đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ trên địa bàn quận Hoàng
Mai - Hà Nội giai đoạn từ 2006 đến 2020”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về đầu tư, đầu tư phát triển và đầu tư xây dựng công trình
giao thông đường bộ tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng đầu tư xây dựng công
trình giao thông đường bộ trên địa bàn quận Hoàng Mai giai đoạn từ 2006 đến
2010, để từ đó tìm ra những mặt hạn chế và đánh giá được kết quả đạt được trong
công tác đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ trên địa bàn quận. Đó là
1
cơ sở để đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư xây dựng công trình giao
thông đường bộ của quận Hoàng Mai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào nghiên cứu hoạt động đầu tư xây dựng các công trình

giao thông đường bộ trên địa bàn quận Hoàng Mai do UBND quận Hoàng Mai làm
chủ đầu tư trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 từ các nguồn vốn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn, để đạt được kết quả cao tác giả
sử dụng tổng hợp một số phương pháp như phương pháp thu thập dữ liệu, phương
pháp phân tích, phương pháp trình bày, phương pháp tổng hợp…
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
5.1. Ý nghĩa Khoa học
Đề tài được nghiên cứu dựa trên thực trạng về đầu tư xây dựng công trình giao
thông đường bộ trên địa bàn quận trong một số năm, từ đó có thể nhận xét, đánh giá
vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan. Những nhận xét, đánh giá rồi
đến giải pháp đó được rút ra từ thực tiễn một cách có lôgíc và khoa học đồng thời
việc nghiên cứu đề tài là có phương pháp và có mục đích riêng nên đảm bảo được
tính lý luận của nó.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Sở dĩ đề tài có giá trị thực tiễn là vì đề tài được nghiên cứu có tính khoa học
và trong thực tế các nhà quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ
cũng còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt kể đến Hoàng Mai là quận mới thành lập, có
cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng được nhu cầu cho giao thương
kinh tế - xã hội, đó là do đang còn thiếu vốn đầu tư, và một phần do bộ máy quản lý
nói chung cũng như những người có nhiệm vụ thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng
công trình giao thông đường bộ trên địa bàn quận còn nhiều hạn chế về năng lực,
chuyên môn nghiệp vụ, về phối hợp giữa những cá nhân và tổ chức có liên quan
v.v Do đó việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đầu tư xây dựng
công trình giao thông đường bộ đến năm 2020 trên địa bàn quận cũng là nhằm giúp
cho các nhà quản lý đầu tư có cách nhìn, có phương pháp quản lý để có thể thực
2
hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ
của mình.
6. Kết cấu của luận văn

Luận văn được trình bày theo một trình tự lôgíc bao gồm phần mở đầu, ba
chương và phần kết luận, trong đó:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI ĐỊA BÀN CẤP QUẬN
CHƯƠNC 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI QUẬN HOÀNG MAI GIAI ĐOẠN TỪ
NĂM 2006 ĐẾN THÁNG 10 NĂM 2011
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI QUẬN
HOÀNG MAI.
Nội dung của luận văn được trình bày từ việc đi vào phân tích, đánh giá thực
trạng đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ trên địa bàn quận Hoàng
Mai, những kết quả đạt được cùng với các hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó
đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đầu tư xây dựng công trình
giao thông đường bộ tại quận Hoàng Mai, đồng thời cung cấp cho bạn đọc cách
nhìn tổng quan về hoạt động đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ trong
những năm qua. Tuy nhiên, do thời gian có hạn và trình độ còn hạn chế, phạm vi
nghiên cứu tương đối rộng nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác
giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn đọc.
Đối với lĩnh vực nghiên cứu này tuy không còn mới mẻ, song với địa bàn cấp
quận, đặc biệt là quận Hoàng Mai thì tác giả chưa thấy có công trình nghiên cứu
nào khác về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ tại quận Hoàng Mai.
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI ĐỊA BÀN CẤP QUẬN
1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của công trình giao thông đường bộ
1.1.1. Khái niệm công trình giao thông đường bộ
Khái niệm về sự vật, hiện tượng nào đó nếu đứng trên từng góc độ và mục
đích nghiên cứu khác nhau có thể đưa ra những khái niệm khác nhau, song bản chất

của nó dường như giống nhau. Tương tự như vậy thì khái niệm công trình giao
thông đường đường bộ cũng có nhiều cách khác nhau. Theo nghĩa chung nhất thì
công trình giao thông đường bộ được hiểu là hệ thống bao gồm các công trình cầu,
đường bộ, các bến xe, bãi đỗ xe, vỉa hè, hành lang an toàn đường bộ, hệ thống này
có thể đảm bảo cho các phương tiện và người tham gia giao thông được thuận tiện
và an toàn.
Theo Khoản 2 Điều 3 Luật giao thông đường bộ Việt Nam năm 2008 quy
định: Công trình giao thông đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên
đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao
thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải
trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.
Khoản 1 Điều 39 Luật giao thông đường bộ quy định: Mạng lưới đường bộ
được chia thành sáu hệ thống, gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã,
đường đô thị và đường chuyên dùng. Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới
hành chính nội thành, nội thị. Đường bộ được phân biệt bằng cách đặt tên đường,
đặt số hiệu đường. Chính phủ quy định rõ việc đặt tên, số hiệu đường bộ và cấp
đường bộ, quy định tiêu chuẩn của các cấp đường bộ.
1.1.2. Phân loại công trình giao thông đường bộ
Từ góc nhìn của khía cạnh quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông
đường bộ, căn cứ vào quy mô về chiều dài của đường bộ, chiều rộng mặt cắt và lưu
lượng cũng như mật độ giao thông, điều này cũng tương đối đồng nghĩa với quy mô
về vốn đầu tư có thể phân chia công trình giao thông đường bộ thành đường liên
tỉnh(thành phố trực thuộc trung ương), đường liên huyện(quận), đường liên xã
(phường), đường liên thôn(khu dân cư, tổ dân phố), đường nội bộ của khu dân cư,
4
khu đô thị, khu công nghiệp. Phân chia như vậy để có thể phân cấp quản lý đường
bộ và có kế hoạc đầu tư cụ thể. Phân loại công trình giao thông đường bộ theo cách
này chỉ có ý nghĩa tương đối, phân loại để từ đó xác định được quy mô đầu tư, phân
cấp quản lý và phân cấp chủ đầu tư.
Theo Điều 39 Luật giao thông đường bộ Việt Nam năm 2008 thì công trình

giao thông đường bộ được chia thành các loại sau:
a. Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh;
đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối
liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa
khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của vùng, khu vực(ví dụ đường 5 đi Hải Phòng, đường 6 đi Điện
Biên Phủ, đường Quốc lộ 1, đường 7 đi sang Lào v.v…).
b. Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành
chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
c. Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm
hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có
vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
d. Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp,
bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.
đ. Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị.
e. Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại
của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.1.3. Vai trò của công trình giao thông đường bộ
Công trình giao thông có nhiều vai trò đối với con người, và do đó việc đầu tư
xây dựng công trình giao thông chính là làm gia tăng thêm số lượng và chất lượng
công trình giao thông. Điều đó có nghĩa rằng đầu tư xây dựng công trình giao thông
cũng là làm tăng vai trò của mạng lưới hạ tầng giao thông đối với con người. Tùy
vào từng mục đích sử dụng mà đầu tư xây dựng công trình giao thông có nhiều vai
trò khác nhau như sau:
5

×