Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH sóng thần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.18 KB, 50 trang )

MỤC LỤC
2.1.2. Đánh giá về cơ cấu nguồn vốn của Somgs Thần 12
2.2 Thực trạng vốn lưu động và sử dụng vốn lưu động của Công ty Sóng Thần 13
2.2.1. Tiền và tương đương tiền: 13
2.2.2. Hàng tồn kho: 15
2.2.3. Các khoản phải thu: 17
2.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại CTCP Giải pháp và dịch vụ Sóng Thần 20
2.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: 20
2.3.2. Nguồn vốn thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động: 22
2.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền: 26
2.3.4. Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho: 27
2.3.5. Hiệu quả quản lý các khoản phải thu: 28
2.3.6. Đánh giá khả năng sinh lời của Sóng Thần: 32
2.4. Những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác sử dụng vốn lưu động tại CT Sóng
Thần 34
2.4.1. Kết quả đạt được: 34
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân: 35
PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
CỦA CT SÓNG THẦN 38
3.1. Định hướng phát triển và sử dụng vốn lưu động của CT Sóng Thần trong những năm tới 38
Trong quá trình kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều phải xác định cho mình những mục tiêu để
phấn đấu. Các mục tiêu này có thể coi như kim chỉ nam để hướng dẫn mọi hoạt động của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều quan trọng là không phải bất cứ những mục tiêu nào đưa ra
cũng đều được doanh nghiệp ưu tiên thực hiện. Trong một giai đoạn nhất định, thông thường
các doanh nghiệp chỉ lựa chọn và thực hiện một vài mục tiêu cụ thể phù hợp với điều kiện
khách quan và khả năng của doanh nghiệp và với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước 38
3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của CT Sóng Thần 39
3.2.1. Kế hoạch hóa vốn lưu động: 39
3.2.2. Quản lý tốt vốn lưu động: 40
3.2.3. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, hoàn thiện bộ máy nhằm nâng cao hơn nữa năng lực


quản lý: 43
3.3. Một số kiến nghị: 43
3.3.1. Về phía Ngân hàng Nhà nước: 43
3.3.2. Về phía các cơ quan Nhà nước: 44
3.3.3. Về phía doanh nghiệp: 45
45
KẾT LUẬN 46
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP
1.1.Giới thiệu về doanh nghiệp
1.1.1.Tên doanh nghiệp
- Công ty Sóng Thần
1.1.2.Giám đốc hiện tại của doanh nghiệp
-Ông Đặng Việt Bách
1.1.3.Địa chỉ
-26 Vương Thừa Vũ –Thanh Xuân –Hà Nội
1.1.4.Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp
-Công ty Sóng Thần được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh Số 5300147651 ngày 15 tháng 03 năm 2000 cấp lần đầu , thay đổi lần
thứ 20 ngày 18/12/2012
-Vốn điều lệ : 50.000.000.000 VNĐ
1.1.5.Loại hình doanh nghiệp
- Công ty TNHH
1.1.6.Chức năng , nhiệm vụ của doanh nghiệp
* Chức năng :
-Là một doanh nghiệp tư nhân, có tư cách pháp nhân và được hạch toán
kinh doanh độc lập.
Công ty phải đảm bảo tiến hành kinh doanh có lãi dựa trên hoạt động
kinh doanh theo đúng luật định.
* Nhiệm vụ
-Kinh doanh sản phẩm trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài theo giấy

phép đã được cấp bởi Bộ thương mại.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh theo
qui chế hiện hành để thực hiện mục đích và nội dung hoạt động của Công ty.
Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu của thị trường trong nước và thị
hiếu của khách hàng để đề ra những chiến lược và mục tiêu cụ thể sao cho
đem lại hiệu quả và lợi nhuận như doanh nghiệp mong muốn.
Nâng cao, đa dạng cơ cấu mặt hàng, phong phú về chủng loại và phù hợp
1
với nhu cầu của thị trường.
Sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo trang trải về mặt tài chính sản
xuất kinh doanh có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu phục vụ việc phát triển kinh
tế và nhập khẩu của đất nước.
Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ đem lại nguồn thu cho đất nước.
Tuân thủ các chính sách và chế độ pháp luật của Nhà nước có liên quan
đến hoạt động kinh doanh của Công ty, thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng
kinh tế, hợp đồng mua bán ngoại thương và các văn bản mà Công ty đã kí kết.
Luôn tích cực chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho nhân viên,
thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho nhân
viên.
1.1.7.Lịch sử phát triển qua các thời kỳ
-Năm 2000:Thành lập trung tâm SÓng Thần
Năm 2001:Trung tâm đã đăng ký thành lập Công ty và lấy tên: “Công ty
TNHH SÓng Thần” Cùng với hệ thống 03 cửa hàng tại Hà Nội.
- Triển lãm Quốc tế ngành Điện, than và gia công kim loại – METAL
EXPO 2005, diễn ra từ ngày 07 đến ngày 09 tháng 12 năm 2005 tại Hà Nội.
Năm 2006 : Tổ chức
- Hội nghị khách hàng sử dụng sản phẩm lưỡi cưa kim loại và dụng cụ
cầm tay hiệu BAHCO Thuỵ Điển, diễn ra ngày 29 tháng 08 năm 2006 tại Hà
Nội.
- Hội nghị khách hàng chuyên ngành lắp ráp, sửa chữa, bảo dưỡng và

kiểm định ôtô xe máy, diễn ra ngày 21 tháng 10 năm 2006 tại thành phố Hồ
Chí Minh.
Năm 2007: Tham dự
Triển lãm Quốc tế về Gia công kim loại và Máy công cụ - METALEX
VIET NAM 2007, diễn ra từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 10 năm 2007 tại Hà
Nội
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
2
1.2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
1.2.2.Chức năng , nhiệm vụ của từng bộ phận
* Giám đốc:
-Chức năng:
+ Giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của
công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các
quyền và nhiệm vụ của mình.
-Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
+ Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;
+Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày
của công ty;
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công
ty;
+ Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công
ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
+ Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền
của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
+ Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
+ Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
+ Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh
doanh;

+Tuyển dụng lao động;
+ Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp
đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với công ty theo quyết
định của Hội đồng thành viên.
*Phòng tài chính kế toán:
-Chức năng:
Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau:
3
Ban Giám Đốc
Phòng
tài
chính
kế
hoạch
Phòng
tài
chính
kế toán
Phòng
kỹ
thuật
sản
xuất
Phòng
vật tư
thiết bị
Phòng
tổ chức
hành
chính

+ Công tác tài chính;
+ Công tác kế toán tài vụ;
+ Công tác kiểm toán nội bộ;
+ Công tác quản lý tài sản;
+ Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế;
+ Kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty;
+ Quản lý vốn, tài sản của Công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán
trong toàn Công ty;
+Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
- Nhiệm vụ:
Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho
Giám đốc trình HĐTV phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.
Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản
tiền vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ.
Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của Tổng công
ty giao cho Công ty, chủ trì tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý,
phân bổ, điều chuyển vốn và hoàn trả vốn vay, lãi vay trong toàn Công ty;
Tham mưu giúp Giám đốc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho các
đơn vị trực thuộc;
Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn Công ty;
Thực hiện quyết toán quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ và tham gia cùng
với phòng nghiệp vụ của công ty để hoạch toán lỗ, lãi cho từng đơn vị trực
thuộc, giúp cho ban giám đốc Công ty nắm chắc nguồn vốn, lợi nhuận.
Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê,
công tác quản lý thu chi tài chính của cơ quan Văn phòng Công ty, thực hiện
thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho Cán bộ công nhân viên
(CBCNV) khối Văn phòng theo phê duyệt của Giám đốc;
Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện
hành của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty;
Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ trong Công ty

4
và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc;
Chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác tài
chính, kế toán, các quy định về quản lý chi tiêu tài chính trình Giám đốc ban
hành hoặc đề xuất với Lãnh đạo Công ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính;
Lập hồ sơ vay vốn trung hạn, ngắn hạn Ngân hàng, lập kế hoạch và quy
định huy động vốn từ các nguồn khác phục vụ cho hoạt động công ích và SX-
TM-DV. Chủ trì trong công tác giao dịch với các tổ chức tài chính có liên
quan.
Chủ trì hướng dẫn công tác hạch toán nghiệp vụ kế toán tài chính trong
toàn Công ty theo quy định của pháp luật hiện hành, kiểm tra việc thực hiện
chế độ hạch toán kế toán, quản lý tài chính và các chế độ chính sách khác liên
quan đến công tác tài chính, kế toán của các đơn vị trực thuộc. Tổ chức bồi
dưỡng nghiệp vụ cho hệ công tác kế toán và hướng dẫn các đơn vị thực hiện
nghiêm chỉnh các quy định của cấp trên về công tác tài chính kế toán.
Kiểm tra định kỳ về công tác kế toán, thực hiện chế độ chính sách, kỷ
luật thu chi tài chính, kế toán vốn và các loại tài sản khác trong toàn công ty
nhằm thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước đã quy định. Tham
gia kiểm tra quyết toán năm của các đơn vị trực thuộc.
Tham gia soạn thảo, thẩm định hồ sơ, theo dõi, kiểm tra tiến độ giải
ngân, thanh quyết toán đối với các hợp đồng kinh tế trong Công ty cũng như
nguồn vốn đầu tư cho các dự án, các công trình do Công ty làm chủ đầu tư và
thực hiện.
Chủ trì phối hợp các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu thanh
quyết toán theo đúng quy định.
Là đầu mối phối hợp với các phòng, ban tham mưu, đơn vị thành viên
trong việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản của Công ty.
Tham gia tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu.

*Phòng tài chính kế hoạch :
5
- Là phòng ban chuyên môn có chức năng tham mưu giúp công ty thực
hiện chức năng quản lý về lĩnh vực tài chính , tài sản , quy hoạch ,kế hoạch và
đầu tư.
* Phòng kỹ thuật sản xuất:
-Kiểm tra về kỹ thuật của máy móc thiết bị , lắp đặt và hướng dẫn sử
dụng thiết bị , chuyển giao công nghệ , thiết kế các công trình dự án .
* Phòng vật tư thiết bị :
- Chịu trách nhiệm kiểm tra , theo dõi ,đôn đốc và tham mưu giúp Giám
đốc về lĩnh vực quản lý , sử dụng phương tiện , máy móc , thiết bị ,vật tư
trong toàn Công ty Xem xét , lập trình duyệt thiết kế kỹ thuật ,thiết kế bản vẽ
thi công kiểm định chất lượng thi công , chất lượng công trình .Quản lý an
toàn , lao động , vệ sinh môi trường tại các dự án.
* Phòng tổ chức hành chính:
- - Chịu trách nhiệm tham mưu, thực hiện các công tác thường xuyên và
đột xuất có liên quan đến những việc cụ thể sau:
+ Bảo hộ lao động, an toàn phòng chống cháy nổ
+ Chăm sóc sức khỏe cho người lao động, theo dõi, thực hiện chế độ ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động trong toàn công ty
+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho người lao động
+ Định mức lao động
+ Đánh máy, văn thư lưu trữ hồ sơ công văn công ty (trừ hồ sơ cá
nhân, Bảo hiểm xã hội)
+ Công tác xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu công ty.
+ Các công tác có tính đột xuất khác theo sự chỉ đạo của giám đốc, phó
giám đốc, trưởng phòng.
+ Thay mặt trưởng phòng giải quyết các công việc của trưởng phòng khi
trưởng phòng đi vắng hoặc được ủy quyền.
1.2.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh nghiệp

Trong sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Sóng Thần mỗi ô vuông thể hiện
một bộ phận khác nhau ,các công việc ở các bộ phận này, hoàn toàn đọc lập,
6
mỗi một bộ phận đảm trách một công việc riêng , mọi phân công chỉ đạo thực
hiện bởi ban lãnh đạo của Công ty .Mệnh lệnh được truyền trực tiếp tới thành
viên trong đó.Mối quan hệ ở đây là mối quan hệ trực tuyến , người quản trị
cấp cao nhất sẽ có quyền chỉ đạo thực hiện trực tiếp không thong qua các
khâu trung gian .Như bộ phận văn thư , lưu trữ thì chủ yếu thực hiện các công
việc quản lí công văn giấy tờ ,đánh máy ,lưu trữ hồ sơ…
1.3. Khái quát hoạt động các dịch vụ của doanh nghiệp
1.3.1.Các dịch vụ kinh doanh
1.3.1.1.Tên các dịch vụ
-Đồ gia dụng
-Nội thất văn phòng
-Văn phòng phẩm
1.3.1.2.Giá trị từng dịch vụ
-Đồ gia dụng:273.211 triệu đồng
-Nội thất văn phòng : 192.988 triệu đồng
-Văn phòng phẩm :1 25.503 triệu đồng
1.3.3.Các yếu tố đầu vào
1.3.3.1. Yếu tố Vốn
a, Vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp những năm gần đây
Bảng cơ cấu vốn vốn của doanh nghiệp qua các năm
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Sóng Thần trong 3 năm 2010, 2011 và 2012.
Từ bảng 2 ta thấy:
7
Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty Sóng Thần tăng dần qua các
năm. Cụ thể năm 2010 tổng tài sản (tổng nguồn vốn) đạt 2,869,005,033 VNĐ.
Năm 2011 chỉ tiêu này đạt 2,891,207,566 VNĐ tăng lên so với năm 2010 là
0.77% tương ứng tăng 22,202,533 VNĐ; Năm 2012, tổng tài sản (tổng nguồn

vốn) của công ty Sóng Thần tăng nhanh. Tăng so với năm 2011 là
237,086,011 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng là 8.2%. Sự tăng lên này cho biết
quy mô của công ty đang dần được mở rộng.
b. Vốn lưu động và sử dụng vốn lưu động trong những năm gần đây.
Bảng Cơ cấu vốn lưu động của Sóng Thần giai đoạn 2010 – 2012
Nguồn: Báo cáo tài chính của Sóng Thần trong 3 năm 2010, 2011 và 2012
Từ bảng 3 ta thấy:
Giai đoạn 2010 – 2012 tổng vốn lưu động của Sóng Thầncó những thay
đổi như giảm nhẹ vào năm 2011 rồi lại tăng lên vào năm 2012. Cụ thể, năm
2011 giảm so với năm 2010 là 45.379.701 vnđ tương ứng giảm 0,033 lần. Tuy
nhiên sang năm 2012, tổng vốn lưu động tăng lên đạt 1.558.227.316 VNĐ;
tăng so với năm 2010 là 0,16 lần,so với năm 2011 tăng 0,2 lần
1.3.2 .Đầu ra của doanh nghiệp
1.3.2.1.Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo địa điểm của doanh nghiệp
Bảng tình hình tiêu thụ sản phẩm theo địa điểm của doanh nghiệp các
năm 2010,2011.2012
8
Đơn vị : triệu đồng
Năm
Sản phẩm
2010 2011 2012
Đống
Đa
Cầu
Giấy
Thanh
Xuân
Đống
Đa
Cầu

Giấy
Thanh
Xuân
Đống
Đa
Cầu
Giấy
Thanh
Xuân
Đồ gia dụng 4.244 5.430 6.388 5.210 6.753 7.467 6.745 7.834 8.670
Nội thất văn
phòng
5.620 4.740 3.845 4.768 5.730 4.899 6.544 7.983 5.990
Văn phòng phẩm 3.255 4.680 5.733 4.377 5.770 5.855 5.990 6.789 6.443
Nhận xét:
Qua bảng số liệu về tiêu thụ sản phẩm theo từng địa điểm của từng sản
phẩm qua các năm ta thấy :
+ Đồ gia dụng tiêu thụ ở các quận Đống Đa , Cầu Giấy ,Thanh Xuân
qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012 đều tăng và cao nhất là năm 2012 ở
quận Thanh Xuân là 8.670 triệu .ta có thể thấy rằng sức tiêu thụ của người
dân ngày càng tăng cao do đó chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao.
+ Nội thất văn phòng qua các năm vẫn giữ sự ổn định riêng về sức mua ,
không có khoảng cách quá nhiều chênh lệch về mức tiêu thụ giữa các quận.
+Văn phòng phẩm mức biến động về nhu cầu của người tiêu dùng hầu
như là không có giữa các năm và giữa các quận .
1.3.2.2.Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thời gian của doanh nghiệp
Bảng số liệu về tiêu thụ sản phẩm qua các năm của tất cả các sản phẩm
Đơn vị : triệu đồng
Năm
Sản phẩm

2010 2011 2012
Đồ gia dụng 45.388 52.439 60.727
Nội thất văn phòng 31.380 35.542 37.925
Văn phòng phẩm 29.388 30.411 32.704
Nhận xét :
Đồ gia dụng từ năm 2010 đến năm 2012 đã tăng mức tiêu thụ từ 45.388
triệu đồng lên 60.727 triệu đồng ( tăng 15.339 triêu đồng) ta thấy rằng mức
tiêu thụ của mặt hàng này tương đối ổn định và vẫn là nhu cầu thiết yếu của
người tiêu dùng.
9
Nội thất văn phòng từ năm 2010 đến năm 2012 từ 31.380 triệu đồng tăng
lên 37.925 triệu đồng ( tăng 6.545 triệu đồng ) tuy mức tăng không cao bằng
đồ gia dụng nhưng ta thấy được sự ổn định qua các năm .
Văn phòng phẩm từ năm 2010 đến năm 2012 mức tiêu thụ sản phẩm này cũng
không có gì biến động nhiều tăng từ 29.388 triệu đồng lên 32.704 triệu đồng .
1.3.3.Khái quát kết quả sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp năm 2010,2011,2012
Đơn vị : VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
Năm
2012
Tổng giá trị tài sản 908.422 886.628 1.012.485
Doanh thu thuần 1.151.975 1.332.576 1.333.547
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 100.443 238.406 401.818
Lợi nhuận khác 879 897 -2.835
Lợi nhuận trước thuế 101.322 239.303 398.983
Lợi nhuận sau thuế 100.312 235.021 369.280

PHẦN II: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI DOANH NGHIỆP
2.1 Khái quát về tình hình tài chính của CTCP Giải pháp và dịch vụ

Tùng Dương
2.1.1. Đánh giá về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đồ thị 2.1: Tổng doanh thu và tổng chi phí của Sóng Thần giai đoạn
2010 - 2012
Từ bảng 4( phần 1.3.4) và đồ thị 2.1 ta thấy:
- Tổng doanh thu của Sóng Thần năm 2011 đạt 2.862.728.116 VNĐ,
tăng so với năm 2010 là 597.588.020 VNĐ tương ứng tăng 0,264 lần. Năm
10
2012, tổng doanh thu đạt 3.251.308.402 VNĐ tăng lên so với năm 2011
388.580.286 VNĐ tương ứng tăng 0,163 lần hay 16,3%; tăng lên so với năm
2010 là 986.168.306 VNĐ tương ứng tăng 0,435 lần hay 43,5%. Qua đó cho
thấy tốc độ tăng trưởng của Tùng Dương năm 2012 đã giảm đi so với năm
2011 hay hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thấp hơn so với năm trước.
- Tổng chi phí của Sóng Thần tăng dần do quy mô sản xuất được mở
rộng cũng nhu doanh nghiệp đã hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên có thể
nhận thấy, trong 2 năm 2011 và 2012 tốc độ tăng của tổng chi phí luôn lớn
hơn tổng doanh thu (năm 2011 doanh thu tăng 0,264 lần, tổng chi phí tăng
0,274 lần; Năm 2012 tổng doanh thu tăng 0,136 lần, tổng chi phí tăng 0,151
lần). Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt cho kết quả kinh doanh cuối cùng của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên khắc phục bằng cách cắt giảm chi phí đầu
vào, sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý đểthu về lợi nhuận cao hơn.
Đồ thị 2.2: Lợi nhuận kế toán sau thuế của Sóng Thần giai đoạn
2009 – 2011
Lợi nhuận sau thuế là một trong những chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá
tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với Sóng Thần lợi nhuận sau
thuế tăng dần qua các năm. Năm 2011, lợi nhuận sau thuế đạt 323.175.968
VNĐ tăng so với năm 2010 là 55.522.008 VNĐ tương ứng tăng 0,207 lần.
Sang năm 2012, lợi nhuận sau thuế của Sóng Thần đạt 339.019.067 VNĐ tức
tăng 15.843.099 VNĐ so với năm 2011 (tăng 0,049 lần). Như vậy một lần
nữa có thể khẳng định trong năm 2012 Sóng Thần đã hoạt động kinh doanh

11
hiệu quả hơn so với năm 2011.
2.1.2. Đánh giá về cơ cấu nguồn vốn của Somgs Thần.
- Trong tổng tài sản: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn chiếm tỷ lệ
tương đương nhau. Năm 2012, tài sản ngắn hạn chiếm 50,78%, tài sản dài hạn
chiếm 49,22% trên tổng tài sản. Trong giai đoạn 2010 – 2012, tỷ trọng tài sản
ngắn hạn giảm nhẹ vào năm 2011 và tăng nhanh vào năm 2012. Cụ thể trong
năm 2011, tài sản ngắn hạn đạt 1.318.666.667 VNĐ, giảm so với năm 2010 là
0,03 lần tương ứng tăng 3%. Nguyên nhân của sự giảm nhẹ này do trong năm
2010, doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận giữ lại một phần đã
đầu tư vào tài sản cố định (máy móc thiết bị) dùng để mở rộng quy mô doanh
nghiệp. Năm 2012 tài sản ngắn hạn tăng so với năm 2011 là 296.660.649
VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng là 20%. Sự tăng này chịu ảnh hưởng lớn của
việc tăng các khoản phải thu ngắn hạn.
Ngược lại đối với tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn tăng lên vào năm
2011 và giảm xuống vào năm 2012. Nguyên nhân như đã nói, trong năm
2011, doanh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh (tài sản cố định tăng
71.371.241 VNĐ so với năm 2010, tương ứng tỷ lệ tăng là 4,8%). Năm 2012,
tài sản dài hạn giảm xuống đạt 1.539.966.251 VNĐ.
- Trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng của vốn chủ sở hữu cũng như của nợ
phải trả có nhiều biến động. Năm 2012, vốn chủ sở hữu chiếm 74,59% trong
tổng nguồn vốn kinh doanh. Giảm so với năm 2011 là 0,71% tuy nhiên lại
tăng so với năm 2010 là 36.676.858 VNĐ tương ứng tăng 0.151 lần. Theo
quy luật, tỷ trọng nợ phải trả có những thay đổi tuy nhiên theo chiều ngược
lại. Năm 2010, nợ phải trả chiếm 29,36% trên tổng nguồn vốn kinh doanh.
Năm 2011 tỷ trọng này giảm xuống còn 24,6% và tới năm 2012, tỷ trọng này
lại tăng lên đạt 25,41%. Sự tăng dần của tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu, giảm
tỷ trọng nợ phải trả được xem là điều tích cực vì nó thể hiện doanh nghiệp đã
trả dần được các khoản nợ, tự chủ trong hoạt động kinh doanh, đầu tư, tài
chính của mình hơn. Bên cạnh đó, ta thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn

vốn giai đoạn 2010 -2012 trung bình đạt 0,735 => doanh nghiệp sử dụng vốn
12
chủ sở hữu là chủ yếu, điều này là phù hợp với loại hình doanh nghiệp thương
mại nhỏ như Sóng Thần.
Biểu đồ 2.3: Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của Sóng Thần
Từ biểu đồ 2.3 ta thấy cả 3 năm 2010, 2011 và 2012, vốn chủ sở hữu của
Sóng Thần luôn đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn và một phần của tài sản ngắn
hạn. Hay nói cách khác, tất cả vốn vay bên ngoài đều dùng để trang trải, đầu
tư vào tài sản ngắn hạn. Điều đó có nghĩa doanh nghiệp có tình hình tài chính
lành mạnh khi đáp ứng được yêu cầu về thời gian trả nợ cũng chu kì quay
vòng tài sản ngắn hạn.
2.2 Thực trạng vốn lưu động và sử dụng vốn lưu động của Công ty Sóng Thần
2.2.1. Tiền và tương đương tiền:
Ta thấy tiền và tương đương tiền của công ty Sóng Thần trong giai đoạn
2010 – 2012 có những thay đổi như giảm nhẹ vào năm 2011 và tăng mạnh và
năm 2012. Cụ thể năm 2010 tiền và tương đương tiền chiếm 33,42% trên tổng
nguồn vốn lưu động. Sang năm 2011 tỷ trọng này giảm nhẹ còn 32,41%
tương ứng với tỷ lệ giảm là 6,26%. Vào năm 2012, tỷ trọng tiền và tương
đương tiền tăng mạnh đạt 48.29%; tăng so với năm 2011 là 79.48% và so với
năm 2010 tăng 68.25%.
Bảng 5: Kết cấu vốn lưu động của Sóng Thần giai đoạn 2010 – 2012
13
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Sóng Thần trong 3 năm 2010 – 2012
Đi sâu vào phân tích:
- Tiền gửi ngân hàng kỳ hạn dưới 3 tháng:
Chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng lượng tiền doanh nghiệp.
Nguyên nhân do: Thứ nhất, nhằm sẵn sàng nắm bắt các cơ hội đầu tư thuận
lợi trong kinh doanh như; mua hàng hóa dự trữ khi giá thị trường giảm, khi tỷ
giá biến động thuận lợi và thực hiện thi công các dự án, đầu tư vào các tài sản
tài chính nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận công ty. Thứ hai, nhằm duy trì khả

năng chi trả, hoạt động bình thường trong giai đoạn kinh tế khó khăn.
Năm 2010 tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng chiếm 87,73% trên tổng
lượng tiền và tương đương tiền. Năm 2011 tỷ trọng này giảm xuống mức
78,30% tương ứng giảm đi 16,34% so với năm 2010. Nguyên nhân của việc
giảm tỷ trọng này là do trong năm 2011 Sóng Thần đã sử dụng vốn vào việc
thanh toán lương cho công nhân viên, tích trữ hàng tồn kho. Lượng tiền tại
doanh nghiệp đi ra. Sang năm 2012, tiền gửi tại ngân hàng kỳ hạn dưới 3
tháng tăng đột biến đạt 90,02% trên tổng lượng tiền tại Doanh nghiệp; so với
năm 2010 tăng 106,34% tức tăng 355.811.679 VNĐ. Kết hợp với việc doanh
thu thuần năm 2012 tăng đáng kể đạt 3.111.345.057 VNĐ tăng so với năm
2011 là 14,26%. Bên cạnh đó, các khoản phải thu giảm xuống => Doanh
nghiệp đã thực hiện tốt chính sách tín dụng, tiền thu được về. Đây là một điều
14
tốt, thể hiện trong năm 2012 Sóng Thần hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Biểu đồ 2.4: Tiền và tương đương tiền của công ty Sóng Thần năm 2011
(DVT: Triệu đồng).
- Tiền gửi ngân hàng:
Ngược lại với sự thay đổi của tiền gửi ngân hàng kỳ hạn dưới 3 tháng, tỷ
trọng tiền gửi ngân hàng có sự biến động như tăng lên vào năm 2011 rồi lại
giảm xuống vào năm 2012. Cụ thể, năm 2010 tiền gửi tại ngân hàng chiếm
8,5%. Năm 2011 tỷ trọng này tăng lên là 11,12% tương ứng tăng 8.780.180
VNĐ. Sự tăng lên này là do doanh nghiệp đã chuyển tiền gửi ngắn hạn sang
tiền gửi dài hạn tại ngân hàng để hưởng lãi khi hoạt động kinh doanh hiệu
quả. Sang năm 2012 tỷ trọng của tiền gửi ngân hàng giảm xuống còn 6,25%.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong năm 2012, mức tăng của tổng
lượng tiền và tương đương tiền lớn hơn nhiều so với mức độ tăng của tiền gửi
ngân hàng.
- Tiền mặt:
Tiền mặt đóng một tỉ trọng nhỏ trong tổng lượng tiền của Sóng Thần Và
có sự thay đổi tương tự đối với sự thay đổi của tiền gửi ngân hàng. Tiền mặt

năm 2010 là 17.164.927 VNĐ chiếm 3,77 % trong tổng lượng tiền và tương
đương tiền của doanh nghiệp. Năm 2011, lượng tiền mặt tại doanh nghiệp
tăng lên mức 45.191.953 VNĐ, chiếm 10,58%. Sang năm 2012, tỷ trọng này
giảm xuống ở mức 3,73%; giảm 36,7%.
2.2.2. Hàng tồn kho:
Do Sóng Thần là doanh nghiệp thương mại, nên hàng tồn kho chủ yếu là
hàng hóa sản phẩm chờ tiêu thụ. Cụ thể ở đây đó là các sản phẩm thiết bị văn
15
phòng, đồ điện tử, đồ gia dụng…
Đây chủ yếu là các sản phẩm chờ bán nên lượng tồn kho bao nhiêu lại
phụ thuộc vào:
- Cách thức tiêu thụ sản phẩm.
- Các hợp đồng tiêu thụ giữa doanh nghiệp và khách hàng.
- Khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp
Để đánh giá tỷ lệ hàng tồn kho của doanh nghiệp là hợp lý hay không ta
đi xem xét bảng sau:
16
Bảng 6: Hàng tồn kho của TungDuong.,JSC giai đoạn 2010 - 2012
Nguồn: Thuyết minh BCTC của CTCP Sóng Thần 3 năm 2010, 2011 và 2012
Giá trị thuần của hàng tồn kho năm 2010 là 441.557.247 VNĐ tương
ứng chiếm 32.37% trong tổng vốn lưu động thì sang năm 2011, giá trị này
tăng lên đạt 494.313.137 VNĐ; tăng so với năm 2010 là 2.755.890 VNĐ
tương ứng tăng 11.95%. Nguyên nhân của việc tăng này là do trong năm
2011, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả. Số lượng hàng tồn kho
trong đó chủ yếu là hàng hóa tăng mạnh để đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng cũng như nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ tiếp theo. Sang
năm 2012, chịu ảnh hưởng của tình hình khó khăn chung trên thế giới cũng
như của Việt Nam, sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp đã giảm xuống.
Lượng hàng tồn kho của Tungduong.,JSC cũng giảm theo để hạn chế tồn thất

và những rủi ro không đáng có. Năm 2012 hàng tồn kho của TungDuong.,JSC
là 371.252.483 VNĐ giảm 24,9% so với năm 2011.
2.2.3. Các khoản phải thu:
Các khoản phải thu của doanh nghiệp bao gồm: nợ phải thu, tạm ứng và
các khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn tức là khoản doanh nghiệp bị đơn vị
khác chiếm dụng. Như đã phân tích, các khoản phải thu của Sóng Thần
chiếm 1/3 trên tổng nguồn vốn lưu động và có xu hướng giảm dần tỷ trọng
qua các năm. Để biết được nguyên nhân của việc giảm dần tỷ trọng này ta đi
vào phân tích các chỉ tiêu trong bảng sau:
17
Bảng 7: Phân tích tình hình các khoản phải thu của công ty Sóng
Thần giai đoạn 2010– 2012
Nguồn: Thuyết minh BCTC của CT Sóng Thần 3 năm 2010, 2011 và 2012
Trong giai đoạn 2010 – 2012 tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng
nguồn vốn lưu động liên tục giảm xuống. Cụ thể năm 2010, các khoản phải
thu chiếm 33,65%. Năm 2011 giảm xuống còn 29,72% và sang năm 2012 tiếp
tục giảm chỉ còn 27,15%. Nguyên nhân của sự giảm này do tốc độ tăng các
khoản phải thu của TungDuong.,JSC trong giai đoạn này thấp hơn tốc độ tăng
của tổng vốn lưu động của doanh nghiệp. Năm 2011, tổng vốn lưu động của
doanh nghiệp là 1.318.666.666 VNĐ; giảm 0,03 lần so với năm 2010 tương
ứng giảm 3%. Tuy nhiên, các khoản phải thu trong năm 2011 là 391.899.858
VNĐ; giảm so với năm 2010 là 0,146 lần tương ứng giảm 14,6%. Tương tự
đối với năm 2012, Các khoản phải thu tăng lên 0,1 lần tương ứng 10% còn
tổng vốn lưu động tăng mạnh hơn ở mức 0,2 lần tương ứng 20%.
Trong các khoản phải thu ngắn hạn:
- Khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu, là yếu tố chính
tác động tới sự thay đổi của các khoản phải thu. Năm 2010, phải thu khách
hàng ở mức 380.468.491 VNĐ. Năm 2011 phải thu khách hàng giảm
60.807.894 VNĐ so với năm 2010 tức giảm 0,16 lần. Cùng với việc doanh
thu thuần trong năm 2011 của Sóng Thần tăng lên 639.964.770 VNĐ (tăng

30,72%) so với năm 2010 cho thấy doanh nghiệp đang thực hiện tốt chính
sách tín dụng, giảm các khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng, tăng lượng tiền
18
thu về cho doanh nghiệp. Sang năm 2012 doanh thu tiếp tục tăng 14,26% so
với năm 2011. Bên cạnh đó, các khoản phải thu trong năm này lại tăng lên
50.618.289 VNĐ tức tăng 15,8 % so với năm 2011, tỷ lệ tăng cao hơn 1,54%
so với mức tăng doanh thu. Điều đó cho thấy, trong năm 2012 Sóng Thần
quản lý chưa tốt các khoản phải thu khách hàng, số vốn bị khách hàng chiếm
dụng tăng lên.
- Khoản trả trước cho người bán có tỷ trọng nhỏ và giảm mạnh qua các
năm. Năm 2010 trả trước cho người bán là 72.981.338 VNĐ, năm 2011 chỉ
tiêu này là 56.066.773 VNĐ giảm xuống 0,232 lần (23,2%) và sang năm 2012
trả trước cho người bán chỉ còn 27.378.527 VNĐ giảm 0,512 lần tức giảm
51,2%. Đây là mức giảm đáng kể cho thấy doanh nghiệp đang thắt chặt dần
chính sách tín dụng, lượng tiền bị nhà cung cấp chiếm dụng ít đi. Trên thực tế,
trong năm 2011 doanh nghiệp đã dự đoán đúng được sản lượng tiêu thụ trong
năm 2012 để tích lũy hàng tồn kho trước đó. Ngoài ra, sang năm 2012, do
kinh tế khó khăn, doanh nghiệp đã phải cắt giảm lượng hàng tồn kho. Chính
vì vậy, khoản trả trước cho người bán đã giảm xuống trong giai đoạn này.
- Giai đoạn 2010 – 2012 phải thu khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có xu
hướng tăng lên. Năm 2010 phải thu khác là 13.204.041 VNĐ; năm 2011 là
27.105.547 VNĐ; năm 2012 đạt 44.753.622 VNĐ. Phải thu khác tăng lên là
một điều không tốt. Doanh nghiệp Sóng Thần cũng nên lưu tâm quản lý
khoản mục này.
- Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi là khoản âm, về cơ bản nó làm
giảm các khoản phải thu. Tuy nhiên đây là khoản tiền doanh nghiệp có thể
mất đi do không đòi được nợ, nên nó càng nhỏ càng tốt. Năm 2011, khoản
này là 10.933.085 VNĐ tăng 3.237.518 VNĐ tương ứng tỷ lệ tăng là 42,1%.
Xét trong mối quan hệ với tổng các khoản phải thu thấy, các khoản phải thu
tuy có giảm đi, nhưng dự phòng nợ khó đòi vẫn tăng cao. Điều đó có nghĩa,

tài sản của doanh nghiệp có khả năng bị mất đi là rất lớn. Trong năm 2012
tổng phải thu khách hàng tăng lên, dự phòng phải thu cũng tăng lên nhưng
mức tăng rất nhỏ (0,012 lần). Điều đó cho thấy, doanh nghiệp đã hạn chế,
19
quản lý tốt các khoản nợ khó đòi. Mặt khác ta thấy, khi doanh thu tăng, tổng
các khoản phải thu tăng thì dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng theo là
điều không tránh khỏi. Nó thể hiện rủi ro tăng tương ứng đối với các khoản
thu của doanh nghiệp.
Tóm lại, trong quá trình quản lý và sử dụng vốn lưu động, Sóng Thần
có xu hướng tăng lượng tiền giữ tại doanh nghiệp, giảm dần giá trị các khoản
phải thu và dự trữ hàng tồn kho theo nhu cầu kinh doanh từng năm. Đối với
giai đoạn khó khăn như 2010 - 2012 thì chính sách này sẽ có hiệu quả trong
ngắn hạn. Cụ thể giúp duy trì khả năng chi trả, hoạt động bình thường cùa
doanh nghiệp trong thời điểm kinh tế khó khăn; nắm bắt được các cơ hội đầu
tư thuận lợi (mua hàng hóa dự trữ khi giá thị trường giảm, khi tỷ giá biến
động thuận lợi và thực hiện thi công các dự án, đầu tư vào các tài sản tài
chính nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận), hạn chế được những tồn thất không
đáng có do huy động và sử dụng vốn vay lãi suất cao…
Tuy nhiên, về lâu dài việc giữ một lượng tiền quá lớn trong doanh
nghiệp là một điều không tốt. Sóng Thần nên tích cực đầu tư, mở rộng sản
xuất, duy trì chính sách tín dụng hợp lý để vượt qua giai đoạn khó khăn này
cũng như để hướng tới tương lai xa hơn.
2.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại CTCP Giải pháp và dịch vụ Sóng
Thần
2.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Bảng 8: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Sóng Thần
20
Nguồn: Báo cáo tài chính của Sóng Thần trong 3 năm 20010, 2011 và 2012
Qua bảng 9 ta thấy:
Số vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp trong giai đoạn 2011 –

2012 tương đối ổn định. Năm 2011 số vòng quay vốn lưu động là 2.030 tương
ứng trong 1 năm kinh doanh, vốn lưu động quay được 2.030 vòng. Sang năm
2012 số vòng quay VLĐ tăng nhẹ, đạt 2.141 vòng hay trong năm 2012 vốn
lưu động đã quay được 2.141 vòng. So với số vòng quay vốn lưu động bình
quân của ngành, TungDuong.,JSC có số vòng quay VLĐ cap hơn.
Số vòng quay vốn lưu động tăng thì kỳ luân chuyển vốn lưu động sẽ
giảm xuống. Năm 2012 vốn lưu động của doanh nghiệp quay 1 vòng hết 168
ngày. Tăng so với năm 2011 là 9 ngày tương ứng giảm 5,17%. So với các
doanh nghiệp trong ngành, trong cả 3 năm Sóng Thần đều có kỳ luân chuyển
vốn lưu động ở mức độ thấp hơn. Kỳ luân chuyển vốn lưu động thấp cho biết
vốn được quay vòng nhanh, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Hàm lượng vốn lưu động là số vốn lưu động cần phải bỏ ra để thu về 1
đồng doanh thu thuần. Từ số liệu ta thấy, năm 2011 Sóng Thần phải bỏ ra
0,493 đồng vốn lưu động để thu về 1 đồng doanh thu thuần. Sang năm 2012
số vốn lưu động doanh nghiệp phải bỏ ra giảm xuống tương ứng 1 đồng
doanh thu thuần thu về chỉ mất 0,467 đồng vốn lưu động đầu tư vào. Như vậy
hàm lượng vốn lưu động giảm xuống, doanh nghiệp phải bỏ vốn vào kinh
doanh ít hơn => đây là điều tốt.
Sức sinh lời vốn lưu động phản ánh 1 đồng vốn lưu động bình quân được
sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
21
Đồ thị 2.5: Sức sinh lời của vốn lưu động tại Sóng Thần giai đoạn
2011 - 2012
Năm 2011 một đồng vốn lưu động của Sóng Thần tạo ra được 0,241
đồng lợi nhuận; năm 2012 là 0,219 đồng lợi nhuận. Như vậy hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của Sóng Thần trong năm 2012 kém hơn so với năm 2011.
Mức tiết kiệm VLĐ cho biết số vốn lưu động có thể tiết kiệm được của
năm nay so với năm gốc. Ta thấy trong năm 2012 mức tiết kiệm vốn lưu động
của TungDuong.,JSC mang dấu âm. Chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu
động kém hiệu quả hơn so với năm 2011, lãng phí 36.998.596 VNĐ.

2.3.2. Nguồn vốn thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động:
Căn cứ theo thời gian huy động và sử dụng vốn, nguồn tài trợ của DN
được chia thành 2 phần chủ yếu: nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ
tạm thời. Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra mức độan toàn tài chính
cho doanh nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính được đảm
bảo vững chắc hơn.
22
Bảng 9: Cân bằng tài chính
Nguồn: Báo cáo tài chính của Sóng Thần trong 3 năm 2010, 2011 và 2012
Từ bảng 10 trên ta thấy nguồn vốn lưu động thường xuyên qua ba năm
2010 – 2012 của doanh nghiệp đều mang giá trị dương. Điều đó có nghĩa cân
bằng tài chính của Sóng Thần được cho là cân bằng tốt do nguồn vốn lưu
động thường xuyên không chỉ tài trợ cho tài sản dài hạn và một phần còn tài
trợ cho tài sản ngắn hạn. Bởi một doanh nghiệp muốn hoạt động liên tục thì
cần thiết phải duy trì một mức vốn lưu động thường xuyên hợp lý để đảm bảo
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và dự trữ hàng tồn kho. Vốn lưu động
thường xuyên có xu hướng giảm vào năm 2011 (giảm 0,82%) làm cho khả
năng thanh toán bị giảm sút, do khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và dự trữ
hàng tồn kho giảm đi; đe dọa hoạt động kinh doanh của Sóng Thần. Tuy vậy
sang năm 2012, tình hình được cải thiện khi vốn lưu động thường xuyên tăng
cao; tăng 12,78% đạt mức 1.098.408.379 VNĐ khiến khả năng thanh toán của
Sóng Thần tăng cao trở lại.
23

×