Tải bản đầy đủ (.pdf) (290 trang)

đề tài nghiên cứu khoa hoc xây dựng con người và phát triển văn hóa việt nam trong hai mươi năm đổi mới và hội nhập quốc tế - quan điểm, giải pháp đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 290 trang )

VIÊN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA






BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI


XÂY DỰNG CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
VIỆT NAM TRONG HAI MƯƠI NĂM ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
QUỐC TẾ - QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐẾN NĂM 2020



CNĐT : PHAN TRỌNG THƯỞNG










8128

HÀ NỘI – 2010








1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Đề tài Xây dựng con người và phát triển văn hóa Việt Nam trong hai
mươi năm đổi mới và hội nhập quốc tế - Quan điểm, giải pháp đến năm
2020; mã số KX 03.08/06-10 thuộc Chương trình khoa học công nghệ trọng
điểm cấp Nhà nước: “Xây dựng con người và phát triển văn hóa Việt Nam
trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế”, mã số KX03/06-10 được ký
hợp đồng thực hi
ện trong hai năm 2008 – 2009.
I. Mục tiêu của đề tài
Đây là đề tài mang tính tổng kết nhiệm vụ xây dựng con người và phát triển
văn hóa Việt Nam trong 20 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, trên cơ sở đó đề
xuất quan điểm và giải pháp đến năm 2020 nên mục tiêu của đề tài được xác
định như sau:
1. Nghiên cứu, đánh giá các nhân tố tác động tích cực và tiêu cực đến việ
c
xây dựng con người và phát triển văn hóa Việt Nam trong bối cảnh đất nước
tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, chỉ ra mức độ, phạm vi, tính
chất của từng yếu tố, xem đó là cơ sở để tiến hành nhận diện thành tựu cũng
như hạn chế của sự nghiệp xây dựng con người và phát triển văn hóa trong 20
năm đổi mớ
i và hội nhập quốc tế.
2. Trên cơ sở tổng kết về mặt lý luận và thực tiễn xây dựng con người và
phát triển văn hóa Việt Nam trong 20 năm đổi mới và hội nhập, đánh giá thực

trạng bao gồm cả thành tựu lẫn hạn chế, phân tích rõ nguyên nhân, rút ra những
bài học kinh nghiệm cần thiết để tiếp tục xây dựng con người và phát triển văn
hóa Việt Nam trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và lý giải thực tiễn, bước đầu đưa ra
các dự báo về chiều hướng vận động và biến đổi của thực tiễn xây dựng con
người và phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020.

2
4. Đề xuất hệ quan điểm, giải pháp và các kiến nghị nhằm đẩy mạnh sự
nghiệp xây dựng con người và phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ tiếp
theo.
Để đạt được các mục tiêu chung trên đây, phần nội dung của đề tài sẽ được
triển khai dựa trên sự bám sát từng mục tiêu cụ thể.
II. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài.
1.
Tình hình nghiên cứu trong nước
Bắt đầu từ những năm chín mươi của thế kỷ XX, cũng như nhiều quốc
gia, Việt Nam chịu ảnh hưởng những tác động to lớn của tình hình chính trị, xã
hội diễn ra trên thế giới. Khi công cuộc đổi mới đang vận hành và đạt được
những thành tựu quan trọng trên lĩnh vực kinh tế, xã hội; khi xu thế hội nhập
quốc tế đặ
t các quốc gia trước sự lựa chọn các cơ hội và thách thức; khi hệ
thống chính trị thế giới có những diễn biến phức tạp, mô hình chủ nghĩa xã hội
ở Đông Âu lâm vào khủng hoảng và tan rã… thì yêu cầu nghiên cứu, triển khai
những vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa và con người đã được đặt ra. Xuất phát
từ yêu cầu của thực tiễn, nhiều công trình mang tính lý luận dựa trên nề
n tảng
của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối cơ
bản của Đảng ta đã được triển khai.

Các kết quả nghiên cứu đã cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho
việc ban hành đường lối chính sách và xây dựng định hướng phát triển; đồng
thời góp phần nâng cao trình độ nhận thức lý luận và thực tiễn về vấn đề xây
d
ựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, và xây dựng con
người Việt Nam phát triển toàn diện.
Trong thời gian này, mối quan hệ giữa văn hóa và truyền thống, văn hóa
với phát triển, văn hóa với môi trường, văn hóa với lối sống và văn hóa với
kinh tế thị trường đã được giới nghiên cứu quan tâm và từng bước làm sáng tỏ.
Đặc biệt là tác động của cơ
chế thị trường đến văn hóa - đạo đức - tinh thần của
con người; đến sự chuyển dịch các giá trị dưới tác động của lối sống và mức

3
sống.v.v…Tiêu biểu là các công trình tập thể của các nhà nghiên cứu ở Viện
Khoa học xã hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các trường Đại
học…và các nhà nghiên cứu như: Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Minh Đường,
Phạm Minh Hạc, Chu Khắc Thuật, Dương Phú Hiệp, Phan Huy Lê, Vũ Minh
Giang, Trần Văn Bính, Phạm Xuân Nam được công bố ở các nhà xuất bản:
Chính trị quốc gia, Khoa học xã hội, Văn hóa - Thông tin… và các tạp chí
nghiên cứu chuyên ngành vào nhữ
ng năm chín mươi của thế kỷ XX.
Từ những năm 2000 trở đi, trước các yêu cầu của thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và các yêu cầu tổng kết thành tựu của công cuộc đổi mới, đặc
biệt là trước yêu cầu hội nhập và phát triển, vấn đề văn hóa và con người tiếp
tục được đặt ra và nghiên cứu nhiều bình diện, nhiều cấp độ, từ nhi
ều lĩnh vực
khác nhau. Qua tổng hợp bước đầu, chúng ta đã thống kê được hàng trăm công
trình liên quan đến đề tài đã được công bố. Đáng chú ý là các Chương trình, Đề
tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước; các công trình nghiên cứu trọng điểm

cấp Bộ; các đề tài nghiên cứu của tập thể và cá nhân viết theo cảm hứng hoặc
theo đơn đặt hàng của các cơ quan, tổ chức, các nhà xuất bản ở Trung ương và
địa phương.
Để cung cấp những nét chính về Tổng quan nghiên cứu trong nước, căn
cứ vào nội dung các cuốn sách, có thể tạm thời phân chia thành các nhóm sau
đây:
1.1. Nhóm các công trình đề tài mang tính lý luận, triển khai những tư tưởng
chung, những quan điểm cơ bản về vấn đề xây dựng con người và phát triển
văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, trong đó đáng chú ý là
các công trình: Về phát triể
n văn hóa và xây dựng con người thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (KX.04) Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Minh Hạc chủ
biên; Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(KX.07), Phạm Minh Hạc chủ biên; Nghiên cứu và phát triển văn hóa, con
người và nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI (KX.05), Nguyễn Phú Trọng chủ biên

4
(Nxb Chính trị Quốc gia. H. 2003); Xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm chủ biên (Nxb Chính trị
Quốc gia. H. 2001)…
1.2. Nhóm các công trình, đề tài mang tính tổng kết chung và tổng kết trên
từng lĩnh vực trong 20 năm đổi mới gồm: Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý
luận và thực tiễn qua 20 năm đổi mới 1986 – 2006 (NXB Chính trị Quốc gia.
2006);
Nhìn lại quá trình đổi mới và tư duy lý luận của Đảng 1986 – 2006, tập
thể tác giả nghiên cứu của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Nhìn lại
quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng 1986 – 2005, Tô Huy Rứa, Hoàng
Chí Bảo, Trần Khắc Việt, Lê Ngọc Tòng (Nxb Lý luận chính trị – 2005); Triết
lý phát triển ở Việt Nam – mấy vấn đề cốt yếu, Phạm Xuân Nam (Nxb Khoa
học xã hội. H. 2005)…

1.3.
Nhóm các chuyên đề nghiên cứu về văn hóa và phát triển bao gồm: Văn
hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nguyễn Văn Dân (Nxb
KHXH.H. 2006); Văn hóa và thời đại, Chu Chí Tình (Nxb KHXH. H.2003);
Văn hóa trong phát triển và toàn cầu hóa, nhiều tác giả (Nxb KHXH. H.2006);
Tìm hiểu văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
Nguyễn Trọng Chuẩn – Phạm Văn Đức – Hồ Sĩ Quý (Nxb Chính trị quốc gia.
H.2001); Môi trường, con người và văn hóa, Trần Quốc Vượ
ng (Nxb Văn hóa
Thông tin. H. 2005); Môi trường văn hóa với việc xây dựng lối sống con người
Việt Nam, Nguyễn Hồng Hà (Nxb Văn hóa Thông tin. H.2005); Tìm về bản sắc
văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 2001);
Văn hóa và con người, Nguyễn Trần Bạt (Nxb Hội Nhà văn. H. 2005); Văn hóa
– mục tiêu và động lực của sự phát triển, Nguyễn Văn Huyên (Nxb Chính trị
quốc gia. H. 2002); Xây dựng môi trường văn hóa
ở nước ta hiện nay từ góc độ
giá trị học, Đỗ Huy (Nxb Văn hóa Thông tin. H. 2006).v.v…
1.4. Nhóm công trình nghiên cứu về con người và nguồn nhân lực gồm:
Nghiên cứu con người – Đối tượng và những hướng nghiên cứu chủ yếu, Phạm

5
Minh Hạc – Hồ Sĩ Quý (Niên giám số 1, Nxb KHXH.H. 2003); Nghiên cứu con
người và nguồn nhân lực, Phạm Minh Hạc, Phạm Thành Nghị, Vũ Minh Chi
(Niên giám số 3 – Nxb KHXH.H. 20030); Phát triển con người – những vấn đề
cần làm rõ, Hồ Sĩ Quý (Tạp chí Cộng sản số 10. 2000); Con người và nguồn
lực con người trong phát triển, (Viện Thông tin KHXH. 1995).
1.5. Trong khuôn khổ các chương trình, đề tài nghiên cứu, một số cuộc hội
thảo khoa học trong nước và qu
ốc tế về văn hóa và con người đã được tổ chức.
Đáng chú ý là: Hội thảo quốc tế nghiên cứu văn hóa, con người, nguồn nhân

lực đầu thế kỷ XXI (KX.05) tổ chức tại Hà Nội 2003; Hội nghị quốc tế về phát
triển bền vững (H. 2004); Hội nghị Tổng kết 20 năm xây dựng con người và
phát triển văn hóa, Ban tư tưởng - văn hóa TW - Vi
ện Văn hóa và phát triển -
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006) và nhiều hội nghị khác.
1.6. Ngoài các nhóm công trình, đề tài và Hội thảo khoa học trên báo cáo
thường niên của UNDP và các tổ chức quốc tế khác tại Việt Nam cũng thường
xuyên đưa ra các chỉ số, thông tin cập nhật về thực trạng phát triển con người
và văn hóa thế giới và khu vực, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt là các thông tin
về chỉ số phát triể
n con người (HDI) và các vấn đề nảy sinh trong quá trình hội
nhập. Có thể xem đây là nguồn tư liệu tham khảo khá tin cậy trong khi thực
hiện đề tài.
Nhìn chung, các chương trình, đề tài, các Hội thảo khoa học và các nguồn
tài liệu liên quan tới vấn đề xây dựng con người và phát triển văn hóa Việt
Nam từ 1990 đến nay đã đạt được một số kết quả sau đây:
Triển khai được những quan điểm lớn c
ủa Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về vấn đề xây dựng con người và phát triển
văn hóa trong quá trình đổi mới và hội nhập. Trên cơ sở nắm bắt và phân tích
thực tiễn, phân tích xu thế phát triển trong nước và quốc tế, kết hợp với tinh
thần tiếp thu, kế thừa và phát triển các thành tựu của nước ngoài, các chương

6
trình, đề tài đã bước đầu đề xuất được các yêu cầu, mục tiêu đúng đắn, khoa
học, xác lập được hệ thống căn cứ lý luận định hướng cho hoạt động thực tiễn.
Nhìn chung, các công trình, đề tài đều khá thống nhất trong cách đặt vấn
đề cũng như trong phương pháp luận nghiên cứu, xem mục tiêu xây dựng con
người và phát triển văn hóa là hai mặt của một vấn đề, cùng chịu tác độ
ng sâu

sắc của cơ chế thị trường, của sản xuất công nghiệp, đô thị hóa và môi
trường…Từ đó, đề xuất phương hướng xây dựng, phát triển và các giải pháp
cho thực tế.
Tuy là lĩnh vực khá mới mẻ, nhưng những công trình nghiên cứu về con
người đã bước đầu xây dựng được hệ thống khái niệm, thuật ngữ, đi sâu nghiên
cứu con người như m
ột đối tượng khoa học, như một nguồn lực và như một chủ
thể sáng tạo các giá trị; Xác định mô hình nhân cách và các yếu tố tác động tới
lĩnh vực này trong bối cảnh đổi mới và hội nhập.
Nhiều công trình kết hợp cả nghiên cứu cơ bản lẫn nghiên cứu thực tiễn,
phân tích sâu sắc vai trò, cấu trúc của văn hóa Việt Nam, đưa ra nhiều kiến giải
thuyết ph
ục, có giá trị lý luận với thực tiễn về phát triển văn hóa và con người
trong bối cảnh đổi mới và hội nhập; cung cấp luận cứ cho việc xây dựng, ban
hành các thiết chế, các chủ trương chính sách, các chương trình và mục tiêu,
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển.
Tuy nhiên, do phải đáp ứng kịp thời các yêu cầu chủ quan và khách quan
đặt ra trong quá trình phát triển, nhất là các yêu cầu đặt ra trong quá trình đổi
m
ới và hội nhập nên phần lớn các chương trình, đề tài mang tính chất nghiên
cứu triển khai, định hướng cho sự phát triển, cung cấp các giải pháp cho thực
tiễn nhằm vào các mục tiêu xây dựng con người và phát triển văn hóa sao cho
phù hợp với mục tiêu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.
Do vậy, các chương trình, đề tài chưa đặt ra yêu cầu Tổng kết thực tiễn và
yêu cầu dự báo. Đến th
ời điểm này, yêu cầu Tổng kết quá trình 20 năm đổi mới
1986 - 2006 được đặt ra như một đòi hỏi khách quan, trong đó có yêu cầu Tổng

7
kết vấn đề xây dựng con người và phát triển văn hóa. Đồng thời, quá trình hội

nhập quốc tế đã và đang diễn ra tác động sâu sắc tới vấn đề xây dựng con người
và phát triển văn hóa như thế nào đang đòi hỏi phải được nghiên cứu tiếp. Đó là
phần việc mà đề tài này thực hiện.
2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.
Từ những năm tám mươ
i của thế kỷ XX, vấn đề phát triển văn hóa và con
người đã được nhiều nhà khoa học, nhà hoạt động văn hóa và các tổ chức quốc
tế trên khắp thế giới quan tâm nghiên cứu.
Trong Tuyên bố mở đầu thập kỷ văn hóa vì phát triển (1987 - 1997), Tổng
Giám đốc Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc nhận xét:
Kinh nghiệm của hai thập kỷ vừa qua cho thấy trong xã hộ
i ngày nay, bất luận
trình độ kinh tế nào, văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền với nhau. Quốc
gia nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn
hóa thì nhất định sẽ xảy ra tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng cả về kinh tế
lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của quốc giá đó sẽ bị suy giảm đi rất nhiều.
Trong Báo cáo thường niên mang tên Sự sáng tạo c
ủa chúng ta (1996) Tổ
chức văn hóa thế giới UNESCO nhận xét: Nền văn hóa toàn nhân loại được
thiết lập trên năm yếu tố cơ bản: Các quyền và trách nhiệm của con người; dân
chủ và các yếu tố của xã hội công dân; bảo vệ các cộng đồng thiểu số; cam kết
giải quyết xung đột một cách hòa bình, bình đẳng giữa các thế hệ.
Những năm gần đây, tác giả Alvin Toffler đ
ã khá quen thuộc với giới trí
thức Việt Nam qua bộ sách gồm 3 cuốn đã được dịch: Cú sốc của tương lai
(Future shock), Nxb Thanh niên. 2002.; Làn sóng thứ ba (The third Ware), Nxb
Thanh niên 2002; và Thăng trầm quyền lực (Power Shiff), Nxb Thanh niên
2002. Theo tác giả “Cú sốc tương lai” là sự kiện điểm lại quá trình biến đổi,
thảo luận về sự tác động của nó đối với các tổ chức và con người trên thế giới;
Làn sóng thứ ba

phân tích các hướng biến đổi và sự biến đổi diễn ra trên thế

8
giới ngày nay sẽ đưa đến kết thúc như thế nào? suy ngẫm nên kiềm chế, điều
khiển sự biến đổi đó ra sao? Ai sẽ là nguồn tạo ra sự biến đổi?
Cả ba cuốn đều phân tích rõ thực trạng biến đổi của thế giới hiện đại dưới
tác động của khoa học và công nghệ, đồng thời đưa ra những dự báo cho tương
lai.
Năm 2006, nhà xuấ
t bản Thế giới đã dịch và phát hành cuốn Chúng ta
thoát thai từ đâu của tác giả người Nga Erne Muldasev. Xuất phát từ những cứ
liệu y học và nhân chủng học, Muldasev tiến hành tìm hiểu quá trình hình
thành và phát triển của các tộc người trên thế giới, lý giải các đặc điểm về
nguồn gốc của loài người, từ đó tìm ra những điểm chung và những điểm dị
biệt củ
a các chủng tộc trên thế giới.
Trong Báo cáo phát triển con người năm 2004 của UNDP, các tác giả đã
đề cập đến sự tác động của quá trình toàn cầu hóa đến mọi phương diện của đời
sống con người và văn hóa mỗi quốc gia. Tiếp theo, Báo cáo phát triển con
người năm 2005 của UNDP và Báo cáo phát triển thế giới năm 2006 của Ngân
hàng thế giới nêu rõ tình trạng mất bình đẳng hiện nay và cảnh báo
đó là vấn đề
nóng bỏng đang diễn ra trên thế giới. Báo cáo đưa ra những phân tích chi tiết
về thực trạng và bước đầu đề xuất những nhóm giải pháp để khắc phục.
Trước xu thế toàn cầu hóa, hai tác giả người Mỹ Keith Horton và Haig
Patapan trong cuốn Toàn cầu hóa và bình đẳng (Globalisation and Equality.
New York 2004) đã đề cập đến tình trạng mất bình đẳng đang gia tăng trên thế
giới, đồng thời đưa ra các giả
i pháp nhằm hướng tới một thế giới công bằng,
phát triển ổn định.

Năm 2006, Nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ Chí Minh đã công bố bản dịch
cuốn Thế giới phẳng của nhà báo, nhà nghiên cứu Mỹ nổi tiếng Thomas
Friedman, trong đó, ông đã nêu 10 nhân tố tạo nên thế giới phẳng. Qua đó dẫn
giải và chứng minh của tác giả, đó là 10 nhân tố tác động sâu sắc đế
n con người
và văn hóa các quốc gia trên thế giới.

9
Một trong số các công trình được giới nghiên cứu văn hóa Việt Nam và
quốc tế chú ý là cuốn Sự đụng độ giữa các nền văn minh của tác giả người Mỹ
Samuel Huntington. Ông cho rằng, xung đột văn hóa là giai đoạn của các xung
đột toàn cầu.
Tại các nước Châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…trong những
năm gần đây giới nghiên cứu cũng đã công bố nhiều công trình bài viết xung
quanh vấ
n đề toàn cầu hóa và vấn đề gìn giữ bản sắc văn hóa của các quốc gia,
các dân tộc, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực
Tháng 11 năm 2007, UNDP đã công bố tại Việt Nam Báo cáo phát triển
con người hai năm 2007 – 2008, trong đó tập trung chủ yếu vào chủ đề Chống
biến đổi khí hậu và kêu gọi Đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách để
đối phó với nhiều hiểm họ
a do biến đổi khí hậu gây ra. Đây được xem là một
cuộc chiến gay gắt vì biến đổi khí hậu không đơn giản chỉ là vấn đề môi trường
mà còn là hiểm họa đối với phát triển, là một thách thức đối với cuộc chiến
chống đói nghèo, là nguy cơ làm sâu sắc hơn sự bất bình đẳng giữa các quốc
gia, dân tộc trên thế giới.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về văn hóa ở nước ngoài đề
u
nhấn mạnh đến vai trò của văn hóa đối với phát triển. Đặc biệt các công trình
tập trung lý giải những yếu tố tác động tới sự thay đổi của môi trường văn hóa

và con người đang diễn ra trong thế giới hiện đại. Ngoài việc mô tả, khái quát
thực trạng văn hóa và con người ở các quốc gia, các khu vực khác nhau trên thế
giới, các tác giả đều bước đầu đưa ra những chỉ báo, cả
nh báo về tương lai.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các lý giải về văn hóa nhiều khi
tách rời môi trường kinh tế chính trị hoặc quá chú trọng đến hội nhập và toàn
cầu hóa mà chưa chú ý thích đáng đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc. Cá biệt, có những trường hợp trong khi nghiên cứu, tác giả lấy văn hóa
phương Tây làm hệ quy chiếu, áp đặt đối với văn hóa các nước đang phát triển,
t
ạo ra một thứ quyền lực bất bình đẳng trong văn hóa.

10
Với tổng quan tình hình nghiên cứu như trên, có thể nói vấn đề văn hóa
và con người trong thế giới hiện đại nói chung văn hóa và con người Việt Nam
nói riêng, đặc biệt là từ thời kỳ đổi mới đến nay đã từng được giới nghiên cứu
quan tâm thể hiện ở nhiều công trình, đề tài nghiên cứu dưới những góc độ
khác nhau. Đây là điều kiện thuận lợi để chúng tôi kế thừa các kết qu
ả nghiên
cứu và tiếp thu các gợi ý, mách bảo của người đi trước, phát triển nó trong một
thực tiễn mới, một nhiệm vụ mới và một yêu cầu mới.
III. Tính cấp thiết, ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
Tính đến năm 2006, sự nghiệp đổi mới đất nước đã diễn ra tròn 20 năm.
Nhiệm vụ tổng kết về mặt lý luận và thực ti
ễn 20 năm đổi mới, đúc rút kinh
nghiệm và những bài học cần thiết để tiếp tục phát triển trong điều kiện lịch sử
mới đang được đặt ra như một yêu cầu khách quan đối với tất cả các lĩnh vực
trong đó có lĩnh vực xây dựng con người và phát triển văn hóa.
Đặc biệt là, khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại
hóa, xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng gia tăng, tác động sâu sắc tới quá

trình phát triển của mỗi quốc gia. Việt Nam không phải là một trường hợp
ngoại lệ. Sự nghiệp xây dựng con người và phát triển văn hóa tuy đã đạt được
những thành tựu khá căn bản trong thời kỳ đổi mới, những vẫn còn nhiều vấn
đề cần được tiếp tục nghiên cứu, lý giải, đặ
c biệt là trước các thách thức của
quá trình hội nhập.
Thực tiễn quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế cho thấy đất nước ta đã
đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội hết sức quan trọng, đưa đất nước
thoát khỏi khủng hoảng và phát triển từng bước vững chắc trên con đường
hướng tới mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vă
n
minh. Để đạt được mục tiêu đó, ngoài nỗ lực tổng hợp của toàn dân tộc, Đảng
và Nhà nước ta đã có quan điểm và đường lối đúng đắn, xử lý tốt mối quan hệ
biện chứng giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xem văn hóa là nền
tảng tinh thần, con người là trung tâm; Văn hóa - con người vừa là mục tiêu,

11
vừa là động lực của phát triển… Nghiên cứu, tổng kết sự nghiệp xây dựng con
người và phát triển văn hóa Việt Nam trong 20 năm đổi mới và hội nhập, đánh
giá thành tựu, lý giải nguyên nhân, đúc rút các bài học kinh nghiệm và phân
tích để đưa ra các dự báo, kiến nghị và giải pháp để tiếp tục sự nghiệp xây dựng
con người và phát triển văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
tiếp theo trở
thành nhiệm vụ cấp thiết. Các kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để
nhận thức thực tiễn, là căn cứ lý luận, là luận cứ khoa học để hoạch định chiến
lược phát triển, xây dựng cương lĩnh và ban hành chủ trương chính sách phù
hợp, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.
Hiện nay, trong đời sống văn hóa xã hội đang còn tồn tại nhi
ều vấn đề
hết sức bức xúc như tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống; tệ nạn xã hội gia

tăng; các biều hiện tiêu cực, thiếu chuẩn, lệch chuẩn trong văn hóa, thẩm mỹ và
lối sống ngày một phổ biến. Trong quá trình giao lưu và hội nhập, nhiều vấn đề
thực tiễn mới nảy sinh cần phải được nhận thức lý giải.
Trong tình hình
đó, những bài học kinh nghiệm, những chỉ báo rút ra từ
quá trình tổng kết thực tiễn 20 năm đổi mới và hội nhập càng trở nên cần thiết.
IV. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.
1. Hướng tiếp cận
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi xác định các hướng tiếp cận chính sau đây:
1.1. Hướng tiếp cận lý thuyết
Theo hướng này, cần tiếp cận đến các quan đi
ểm cốt lõi của chủ nghĩa Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về vấn đề văn hóa và con
người, thấy được tính liên tục, nhất quán, tính đúng đắn sáng tạo và khả năng
vận dụng một cách linh hoạt uyển chuyển các quan điểm đó vào thực tiễn cách
mạng và thực tiễn xây dựng đất nước từng thời kỳ; đặc biệt là thời kỳ đổ
i mới
và hội nhập quốc tế.
1.2. Hướng tiếp cận lịch sử phát sinh

12
Theo hướng này, chúng tôi sẽ tìm kiếm, lý giải các điều kiện, các cơ sở làm
nảy sinh các hiện tượng, tìm hiểu những mối quan hệ tác động qua lại, tích cực
và tiêu cực của các yếu tố tạo nên thực trạng con người và văn hóa Việt Nam
trong 20 năm đổi mới và hội nhập; trong đó đặc biệt coi trọng yếu tố kinh tế,
xem điều kiện kinh tế là cơ sở có ý nghĩa to l
ớn đối với sự nghiệp xây dựng con
người và phát triển văn hóa. Gắn kết vấn đề văn hóa – con người với hệ thống
các yếu tố tác động sẽ cho phép có được những kết quả tổng hợp, đa chiều, có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn. Đó là biện chứng của sự phát triển.

1.3. Hướng tiếp cận Nhân học – Văn hóa và Xã hội học Vă
n hóa.
Theo hướng này, vấn đề con người và văn hóa không những được xem xét
một cách khăng khít, biện chứng, phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta mà còn được đặt vào môi trường
xã hội cụ thể, đặt vào thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa – con người
trong thời kỳ đổi mới và hội nhập để lý giải và đánh giá. Đặc biệt vớ
i hướng
tiếp cận này, đối tượng nghiên cứu sẽ được khảo sát từ những phương diện
khác nhau, các chuyên ngành khác nhau theo các thao tác liên ngành.
1.4. Hướng tiếp cận chức năng
Trên cơ sở xem hệ thống chính trị và các lĩnh vực liên quan như: Giáo dục,
y tế, các tổ chức trong hệ thống chính trị.v.v… là một hệ thống chức năng có
vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng con người và phát triển văn hóa,
chúng tôi ti
ến hành đối chiếu chức năng với thực tiễn để tìm ra những chỗ phù
hợp và bất cập, từ đó có những nghiên cứu, đề xuất và điều chỉnh sao cho các
lĩnh vực có thể nhận thức rõ nhất chức năng của mình trong vấn đề xây dựng
con người và phát triển văn hóa.
2. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên bốn hướng tiếp cận được xác định, trong công trình này các
phương pháp nghiên cứu sau đây sẽ được vận dụng:
2.1. Phương pháp hệ thống

13
Tiếp cận đối tượng trong tính hệ thống, chỉnh thể, phân tích, đánh giá các
yếu tố trong hệ thống, xác định vị trí, vai trò và ý nghĩa của nó.
2.2. Phương pháp điều tra xã hội học liên ngành
Trong quá trình khảo sát điều tra thực tiễn kết hợp nhiều mục tiêu, nhiều
đối tượng trong một cuộc điều tra trên cùng một địa bàn. Điều tra trên các địa

bàn mang tính chất đại diện cho các vùng Bắc - Trung - Nam và h
ướng tới hai
đối tượng chính là cán bộ quản lý và các tầng lớp nhân dân có cái nhìn toàn
diện, chính xác.
2.3. Phương pháp thống kê so sánh
Sử dụng các số liệu thống kê, phân tích, so sánh để có được những nhận
xét đánh giá đúng về thực trạng.
V. Phạm vi khảo sát:
Toàn bộ các lĩnh vực của đời sống văn hóa xã hội và con người và các
nguồn tài liệu có liên quan: Trong đó có 07 cuộc điều tra khảo sát tại các địa
ph
ương: Vĩnh Phúc, Bình Dương, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,
Tây Nguyên (ĐăkLăk), Thừa Thiên Huế. Tổng số phiếu điều tra là 1380 phiếu
và 120 cuộc phỏng vấn sâu. Ngoài ra, chúng tôi còn tổ chức 04 cuộc Hội thảo
khoa học tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, và một cuộc điều tra
khảo sát tại nước ngoài là Nhật Bản với hai thành phố lớn là Tokyo và Kyoto
với các đối tác là trung tâm giao lưu văn hóa Nhật B
ản thuộc Japan Foudation
và hai trường Đại học tại Tokyo.
VI. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài
được tổ chức làm bốn chương:
Chưong 1: Bối cảnh và những nhân tố tác động đến sự nghiệp xây dựng con
người và văn hóa Việt Nam trong 20 năm đổi mới và hội nhập quốc tế.
Chương 2: Đánh giá thực trạ
ng xây dựng con người và phát triển văn hóa Việt
Nam trong 20 năm đổi mới và hội nhập quốc tế.

14
Chương 3: Dự báo xu hướng phát triển văn hóa và con người Việt Nam đến

năm 2020.
Chương 4: Một số quan điểm, giải pháp xây dựng con người và phát triển văn
hóa Việt Nam đến năm 2020.

























15
Chưong 1

BỐI CẢNH VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ NGHIỆP XÂY
DỰNG CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG
20 NĂM ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.1. BỐI CẢNH
1.1.1. Vấn đề xây dựng con người và phát triển văn hóa trong bối
cảnh công cuộc đổi mới ở Việt Nam
Ngay từ năm 1943, khi chưa giành được chính quyền từ tay thực dân
Pháp, trong Đề cương về v
ăn hóa Việt Nam, Đảng ta đã đề ra được những quan
điểm lớn và hết sức đúng đắn về vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc.
Từ khi cách mạng tháng Tám thành công đến nay, trên cơ sở những tư tưởng
chiến lược thể hiện trong bản Đề cương, ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cách
mạng, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụ
ng và phát triển hệ thống quan điểm lý
luận về vấn đề xây dựng con người và phát triển văn hóa ngày càng hoàn thiện,
đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng, góp phần quan trọng vào thắng lợi
của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở thời kỳ nào,
giai đoạn nào, Đảng và Nhà nước ta cũng đưa yêu cầu xây dựng con người
mới, cuộc sống m
ới, văn hóa mới lên thành những nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu. Thực tế cho thấy suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và
thời kỳ chống Mỹ (1954 - 1975), vấn đề xây dựng con người mới, cuộc sống
mới, xây dựng nền văn hóa mới đã trở thành những cuộc vận động lớn mang lại
những thành tựu quan trọng, làm thay đổi diện mạo văn hóa tinh thần và đời
sống xã hội của đất nước.
Như vậy, vấn đề xây dựng con người và phát triển văn hóa Việt Nam là
vấn đề đã từng được đặt ra từ rất sớm và rất lâu trong lịch sử cách mạng hiện
đại chứ không phải chờ đến khi Đảng ta phát động đổi mới mới đặt ra.
Nhưng rõ ràng, từ 1986 đến nay khi sự nghiệp xây dựng con người và
phát triển văn hóa Vi

ệt Nam được gắn vào sự nghiệp đổi mới thì không những

16
nó mang được những tư tưởng mới hơn mà còn được thể hiện ở những nội
dung sâu sắc hơn, toàn diện hơn. Có thể xem quan hệ giữa sự nghiệp đổi mới
nói chung với sự nghiệp xây dựng con người và phát triển văn hóa trong 20
năm qua nói riêng vừa là quan hệ đồng hành, vừa là quan hệ nhân quả. Trong
quan hệ này, xây dựng con người và phát triển văn hóa được xem vừa là mục
tiêu, vừa là động lự
c của quá trình đổi mới. Nhìn từ một phương diện nào đó,
sự nghiệp đổi mới bao trùm lên sự nghiệp xây dựng con người và phát triển và
văn hóa. Nhưng từ một phương diện khác có thể thấy sự nghiệp xây dựng con
người và phát triển văn hóa có tính độc lập tương đối của nó. Tuy nhiên, đổi
mới là một quá trình khách quan, một sự nghiệp quan trọng có tính cách mạng
cho nên nó có sức chi phối mạnh mẽ
đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội, trong đó có vấn đề xây dựng con người và phát triển văn hóa.
Nhìn lại quá trình 20 năm qua chúng ta thấy nội dung và thành tựu của
quá trình đổi mới đã tác động và trở thành hậu thuẫn vững chắc cho sự nghiệp
xây dựng con người và phát triển văn hóa Việt Nam như thế nào. Trên lĩnh vực
nhận thức, nhờ đổi mới về
tư duy nên đã tạo ra được những chuyển biến hết
sức quan trọng. Từ chỗ nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của nhân tố con người
và văn hóa đến chỗ coi việc phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con
người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động; Đồng thời, coi văn hóa, con
người không những là mục tiêu mà còn là động lực c
ủa phát triển.
Về kinh tế, chính những đổi mới về cơ chế quản lý, về hệ điều hành, về
nội dung, cấu trúc nền kinh tế và những thành quả do nền kinh tế tạo ra mà các
quan niệm về hệ thống giá trị được chuyển đổi và bổ sung để hoàn thiện; các

chính sách và thiết chế phục vụ cho việc quản lý con người và văn hóa xã hội
được ban hành; các mục tiêu và chỉ s
ố phát triển văn hóa xã hội và con người
có cơ sở để được thực hiện; vị thế con người với tư cách chủ thể của nền kinh
tế, chủ thể lao động sáng tạo được tôn vinh và đề cao, những năng lực cá nhân
được kích thích và giải phóng.

17
Về chính trị, trong một hệ thống chính trị mới, một không khí dân chủ
mới, một nhà nước pháp quyền mới, nhân dân được thực thi và thực hành
quyền dân chủ của mình dưới nhiều hình thức, dân chủ xã hội được mở rộng…
Trong bối cảnh chính trị như vậy, sự nghiệp xây dựng con người và phát triển
văn hóa có được những tiền đề quan trọng đảm bảo cho việc thự
c hiện thuận lợi
các mục tiêu.
Về lĩnh vực văn hóa và con người, trong suốt quá trình đổi mới, cùng với
đổi mới tư duy, đổi mới chính trị, đổi mới kinh tế, Đảng ta cũng đã có những
Nghị quyết về vấn đề xây dựng con người và phát triển văn hóa. Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 4 khóa VII lần đầu tiên khẳng định văn hóa là nền tảng
tinh thầ
n của xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng
thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Với quan điểm này, Đảng ta đã thể
hiện tầm nhìn, tầm tư duy bắt nhịp với xu thế của thời đại trong quan niệm về
vai trò, vị trí của văn hóa. Đại hội VIII của Đảng (1996) khẳng định lại văn hóa
là nền t
ảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã
hội. Mốc đánh dấu sự đổi mới toàn diện trong tư duy về văn hóa của Đảng thể
hiện ở Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII về Xây dựng và phát triển
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đây, hai tính chất đặc
trưng là tiên ti

ến và đậm đà bản sắc dân tộc được xác định cho văn hoá Việt
Nam.
Qua các Nghị quyết có thể thấy Đảng và Nhà nước ta đã xem văn hoá là
nhân tố quan trọng liên quan mật thiết với quá trình phát triển. Ngoài việc xem
văn hoá là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã hội,
Đảng ta còn xem văn hoá là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất trong phát
triển, là hệ điều ti
ết sự phát triển. Không có sự phát triển nào lại tách rời với
con người, do vậy, phải nỗ lực làm cho văn hoá thấm sâu vào hoạt động của
phát triển và trong phát triển phải tính tới yếu tố văn hoá. Hội nghị Trung ương
10 khoá IX đưa ra kết luận phải xây dựng văn hoá là nền tảng tinh thần của xã

18
hội, gắn văn hoá với nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế và nhiệm vụ then
chốt là xây dựng Đảng.
Kết quả của các chính sách đổi mới về văn hoá thể hiện ở chỗ nhiều giá
trị văn hoá, đạo đức được cộng đồng đề cao; Con người trong kinh tế thị trường
trở nên năng động hơn, có khả năng sáng tạo hơn, tin vào bản thân mình và
cộng đồ
ng hơn; Đời sống tinh thần và vật chất được cải thiện, tính nhân văn
thấm vào từng cá thể, từng cộng đồng; Trình độ dân trí được nâng cao; Văn học
nghệ thuật có điều kiện phát triển; Di sản văn hoá vật chất và tinh thần được
chú trọng, giữ gìn và bảo vệ; Tôn giáo, tín ngưỡng được tôn trọng; Các hoạt
động báo chí, truyền thông và giao lưu hợp tác quốc tế được đẩy mạ
nh v.v…
Trước thời kỳ đổi mới, chúng ta có những quan niệm khá đơn giản về
con người. Lợi ích của con người bao gồm lợi ích cá nhân, lợi ích của cộng
đồng và lợi ích xã hội bị nhìn nhận một cách thiên lệch. Cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp cũng tác động tiêu cực đến việc phát huy nhân tố con người và
việc giải phóng tiềm năng con người; không thực sự quan tâm tới lợi ích vật

chấ
t, lợi ích cá nhân người lao động, kỳ thị lợi ích cá nhân… là xem nhẹ và coi
thường yếu tố con người.
Đại hội VI của Đảng lần đầu tiên đưa ra luận điểm “Coi trọng yếu tố con
người”, lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động;
lấy sự tôn trọng con người, quan tâm đến con người là thước đo tiêu chuẩn đạo
đứ
c. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội 1991 - 2000 khẳng định:
Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người. Lợi
ích của mỗi người, của tập thể và của toàn xã hội gắn bó hữu cơ với nhau, trong
đó lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp.
Như vậy là quá trình đổi mới với những lý do, nội dung và mục tiêu của
nó cũng đồng thời là quá trình xây d
ựng con người và phát triển văn hoá hơn
20 năm qua. Trong bối cảnh của công cuộc đổi mới, sự nghiệp xây dựng con
người và phát triển văn hoá được tiến hành từng bước, thận trọng và có hiệu

19
quả. Có thể nói sự nghiệp xây dựng con người và phát triển văn hoá Việt Nam
hơn 20 năm qua và sự nghiệp đổi mới là hai quá trình gắn bó, không tách rời.
Do được tiến hành cùng đổi mới và trong đổi mới nên lĩnh vực xây dựng con
người và phát triển văn hoá vừa chịu tác động cả tích cực lẫn tiêu cực, nhưng
cũng vừa được thừa hưởng trọn vẹn các thành quả của quá trình
đổi mới. Nhìn
nhận quá trình xây dựng con người và phát triển văn hoá trong bối cảnh của
công cuộc đổi mới sẽ thấy rõ hơn mục tiêu tổng quát của sự nghiệp đổi mới và
phát triển đất nước, đồng thời thấy rõ hơn mục tiêu của từng lĩnh vực cụ thể và
tác động qua lại giữa chúng. Đó sẽ là cơ sở để giải thích và đánh giá đúng
thành t
ựu cũng như hạn chế của sự nghiệp xây dựng con người và phát triển

văn hoá hơn 20 năm qua.
1.1.2. Sự sụp đổ của Liên Xô, sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông
Âu và sự lựa chọn mô hình phát triển mới của Việt Nam.
Trong khi công cuộc đổi mới ở Việt Nam đang tiến hành một cách có
hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, tạo ni
ềm tin vào đường lối đổi mới và tạo ra
các tiền đề quan trọng để tiến hành xây dựng con người và phát triển văn hoá
thì trên thế giới lại xảy ra những biến cố chính trị to lớn dẫn đến sự sụp đổ của
chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu vào đầu những
năm 90 của thế kỷ XX. Có thể nói đây là một “cơn bão chính trị
”, một sự sụp
đổ có tính chất hệ thống làm thay đổi diện mạo và cục diện chính trị thế giới.
Với sự kiện này, phong trào cộng sản quốc tế chịu sự tổn thất nặng nề, còn chủ
nghĩa tư bản lại được dịp khuếch trương các luận thuyết của họ.
Trước hết, phải khách quan khẳng định rằng dù chỉ tồ
n tại trong hơn 70
năm, nhưng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã từng
là một sự thực lịch sử khiến thế giới phải khâm phục và thừa nhận. Những giá
trị tốt đẹp và cao cả mà chủ nghĩa xã hội hiện thực mang lại cho nhân loại là vô
cùng to lớn. Với sự hình thành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và Liên
bang Xô Viế
t, chủ nghĩa Phát xít bị chặn đứng và tiêu diệt, tạo điều kiện cho

20
nhiều nước tiến hành thắng lợi cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, trở thành
thành trì cho hoà bình thế giới. Đó là những thành tựu và cống hiến vô giá mà
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đóng góp cho nhân loại tiến bộ.
Đáng tiếc là sau hơn 70 năm tồn tại và phát triển, chủ nghĩa xã hội hiện
thực ở các nước này đã lâm vào khủng hoảng và tan rã. Trước sự kiện này,
người ta đã có nh

ững thái độ và cách lý giải khác nhau. Có cả nguyên nhân chủ
quan lẫn nguyên nhân khách quan, nguyên nhân bên trong lẫn nguyên nhân bên
ngoài; Cả những khuyết điểm mắc phải trong quá trình vận dụng lý luận vào
thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội lẫn sự chống phá quyết liệt và tinh vi của
những thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội trong suốt quá trình tồn tại của nó.
Tựu trung có thể có 3 nhóm nguyên nhân chính là:
- Nhóm nguyên nhân kinh tế
- Nhóm nguyên nhân chính trị
- Nhóm nguyên nhân do các thế l
ực thù địch chống phá (xin xem thêm
chuyên đề số 2)
Có thể nói tất cả những sai lầm, thiếu sót trong tiến trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội cũng như những khuyết tật của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện
thực không được nhận thức và sửa chữa kịp thời, cộng với vai trò của một số cá
nhân cầm quyền, đặc biệt là sự chống phá quyết liệt của các th
ế lực thù địch
với chủ nghĩa xã hội… đã hình thành một hợp lực bất lợi đối với sự nghiệp
cách mạng, đẩy chủ nghĩa xã hội hiện thực tại các nước này vào tình trạng “rơi
tự do” sang thái cực của chủ nghĩa tư bản chỉ trong một thời gian ngắn. Đó thực
sự là một tổn thất vô cùng to lớn đối với phong trào cộ
ng sản thế giới trong thế
kỷ XX.
Từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước xã
hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Đảng ta đã sớm nhìn nhận vấn đề, rút ra những bài
học kinh nghiệm cần thiết để đảm bảo tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới
toàn diện đất nước, ổn định chính trị
, chủ động tham gia tiến trình hội nhập và

21
toàn cầu hoá, đưa Việt Nam phát triển vững chắc lên chủ nghĩa xã hội vì mục

tiêu Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong tình
hình thế giới mới, lựa chọn con đường đúng đắn để xây dựng và phát triển đất
nước, tránh được nguy cơ bất ổn định, thậm chí trả giá đắt là điều hết sức hệ
trọng. Trên nền tảng của chủ ngh
ĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
Đảng ta lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn cho thấy đó là
một sự lựa chọn đúng đắn.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội VII (1991), mô hình chủ nghĩa xã hội
mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn được chỉ ra 6 đặc trư
ng:
- Do nhân dân lao động làm chủ.
- Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột bất công, làm theo
năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có đi
ều
kiện phát triển toàn diện.
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, cùng tiến
bộ.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế
giới.
Trong các kỳ Đại hội Đảng tiếp theo, từ Đại hội VIII đến Đại hội IX, Đại
hội X, tuy có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn của đất nước, nh
ưng
về cơ bản các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội được Đảng ta nêu lên trong
Cương lĩnh là thống nhất.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có những biến chuyển
chính trị lớn như vậy, chúng ta vẫn tiến hành công cuộc đổi mới, tiến hành sự

nghiệp xây dựng con người và phát triển văn hoá là hết sức khó khăn. Sự kiện

22
đó không chỉ tác động sâu sắc tới tư tưởng tình cảm mà còn tác động sâu sắc
đến quá trình chuyển đổi và nhận thức các giá trị; đến tinh thần đấu tranh để
bảo vệ và xây dựng các hệ giá trị đạo đức mới trong xã hội; đến ý thức xây
dựng các chuẩn mực để đánh giá và hoạt động thực tiễn v.v…
Từ những kinh nghiệm đau xót về sự khủng hoảng và tan rã của h
ệ thống
các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và từ thực tiễn Việt Nam, Đảng ta đã lựa
chọn mô hình chủ nghĩa xã hội phù hợp, đúng đắn. Những đặc trưng cơ bản của
mô hình chủ nghĩa xã hội này đã định hướng cho sự nghiệp đổi mới, định
hướng cho mục tiêu xây dựng con người và phát triển văn hoá.
1.1.3. Sự xuất hiện c
ủa những vấn đề toàn cầu, xu hướng toàn cầu hoá và
hội nhập quốc tế.
Sự nghiệp xây dựng con người và phát triển văn hoá Việt Nam trong 20
năm đổi mới và hội nhập quốc tế không chỉ diễn ra trong bối cảnh của những
sự kiện chính trị như trên vừa nói, mà còn diễn ra khi cả thế giới đối mặt với
những vấn đề toàn cầu.
Ch
ưa bao giờ, thế giới lại có những diễn biến đa dạng, phức tạp như hiện
nay. Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang diễn ra như một quy luật tất
yếu, khách quan. Nó đã và đang tác động, ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia,
dân tộc. Đồng thời, nó đặt các quốc gia trước các cơ hội và các thách thức trong
quá trình phát triển.
Cũng chưa bao gi
ờ nhân loại phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề
mang tính chất và quy mô toàn cầu như hiện nay. Để giải quyết các vấn đề này
không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi quốc gia riêng biệt mà còn đòi hỏi nỗ lực

của cả cộng đồng quốc tế.
Có thể nói, những vấn đề toàn cầu là một trong những khái niệm đặc
tr
ưng, điển hình của nửa cuối thế kỷ XX. Nó phản ánh những vấn đề chung mà
các quốc gia, các vùng lãnh thổ chịu sự tác động, ảnh hưởng, và do vậy, trở
thành mối quan tâm chung, buộc cộng đồng thế giới phải tìm cách giải quyết vì

23
lợi ích, sự tồn tại và phát triển của mình. Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa
là các vấn đề toàn cầu có ảnh hưởng, biểu hiện giống nhau ở tất cả các quốc
gia, các vùng lãnh thổ, mà trái lại, mức độ gay gắt và biểu hiện của nó trên thực
tế, ở từng nơi có khác nhau.
Ngày nay, thế giới đã và đang chứng kiến sự lan tỏa, tác động mạnh mẽ,
rộng khắ
p và toàn diện của toàn cầu hoá như một khuynh hướng vận động phổ
biến của xã hội đương đại. Ở bất kỳ đâu, trên các phương tiện thông tin đại
chúng hay trong các Hội thảo khoa học chuyên ngành ở phạm vi quốc gia hay
quốc tế, cũng như trên các diễn đàn chính trị - xã hội, người ta thường đề cập
đến vấn đề toàn cầu và tác động của nó đối với thế giớ
i từ những góc độ khác
nhau. Mặc dù vậy, cho đến nay, quan điểm, thái độ nhìn nhận về toàn cầu hoá
cũng không hoàn toàn giống nhau, thậm chí ở một mức độ nhất định còn có sự
đối lập. Trong khi, đối với một số quốc gia hay một số nhóm xã hội, toàn cầu
hóa dường như là mục tiêu, là đích đến của sự phát triển, thì ngược lại, đối với
một số quốc gia, m
ột số nhóm xã hội khác, toàn cầu hoá lại là cái gì đó hàm ẩn
nguy cơ, đe dọa sự phát triển nhiều hơn là mở ra các triển vọng. Do vậy, thay vì
thái độ đón nhận một cách nồng nhiệt, người ta lại có thái độ cảnh giác và thận
trọng. Song, bất chấp những thái độ khác nhau, toàn cầu hoá vẫn là một xu thế
tất yếu không thể đảo ngược. Nó đang tác động mạnh mẽ đến tấ

t cả các quốc
gia, dân tộc, cả các nước phát triển lẫn nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam.
Trong quá trình toàn cầu hoá, nhân loại nói chung, các quốc gia nói riêng
đang đối mặt với những vấn đề toàn cầu xuất hiện ngày càng nhiều và càng gay
gắt như: Vấn đề gia tăng dân số thế giới, vấn đề xung đột sắc tộc và tôn giáo,
vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc trong hội nhập, vấ
n đề thiên tai dịch bệnh và
đói nghèo, vấn đề tài nguyên và môi trường, vấn đề chống khủng bố, vấn đề
biến đổi khí hậu v.v… Chính trong quá trình giải quyết các vấn đề này, vừa làm

24
xích lại gần nhau giữa các quốc gia trong một mục tiêu chung, nhưng cũng
đồng thời làm tổn thương các mối quan hệ.
Như trên đã nói, Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Chúng ta là nước
đang phát triển, lại ở trong khu vực chịu ảnh hưởng rất nhiều của những vấn đề
toàn cầu. Trước tác động của các vấn đề đó, chúng ta vừa độc lập, tự lực cánh
sinh, vừ
a phối hợp chặt chẽ với cộng đồng quốc tế để giải quyết từng bước hạn
chế hậu quả và những tác động tiêu cực của các vấn đề đó trong quá trình phát
triển.
Công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng con người, phát triển văn hoá
Việt Nam hơn 20 năm qua tiến hành trong bối cảnh những vấn đề toàn cầu
ngày càng gia tăng về tầ
n suất, về diện ảnh hưởng và mức độ tác động của nó
đối với đời sống con người và môi trường xã hội. Trong điều kiện như vậy,
nhiều mục tiêu phát triển con người, nhiều thành tựu văn hoá xã hội bị sụt
giảm, thậm chí phá huỷ chỉ trong một thời gian ngắn do các biến cố về thiên
tai, lũ lụt, dịch bệnh… Tuy nhiên, sự gia tăng những vấ
n đề toàn cầu và tác

động của nó đã cảnh tỉnh ý thức của các quốc gia và con người trên hành tinh
nói chung về các hiểm họa để có nhận thức và hành động thống nhất. Rất nhiều
mục tiêu của sự nghiệp xây dựng con người và phát triển văn hóa ở Việt Nam
trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế đạt được thông qua các chương
trình hành động của các tổ chức quốc tế.
Trong một bối cảnh như vậy, khi xem xét, đánh giá cao thành tựu cũng
như những hạn chế của sự nghiệp xây dựng con người và phát triển văn hoá
Việt Nam hơn 20 năm qua, không thể tách rời với những sự kiện, những biến
cố do các vấn đề có tính toàn cầu tác động tới.
Vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, vấn đề hội nhập quốc tế ch
ưa
phải là vấn đề quan tâm hàng đầu ở Việt Nam. Nhưng từ năm 1986 trở đi, cùng
với đà tiến triển của sự nghiệp đổi mới và xu thế chung của thế giới, Việt Nam
đã chủ động từng bước tham gia vào quá trình hội nhập. Đầu tiên là hội nhập

×