Tải bản đầy đủ (.doc) (357 trang)

Phát triển nguồn nhân lực nước ta hiện nay- Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.28 KB, 357 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước đang trong quá trình CNH- HĐH với mục tiêu xây
dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện
đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất. Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta
cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, trong
bối cảnh kinh tế Thế giới phát triển mạnh mẽ như hiện nay, để tránh nguy cơ bị
tụt hậu xa hơn, Việt Nam không thể dập khuôn theo mô hình CNH- HĐH của
các nước đã làm. Quá trình CNH- HĐH của nước ta phải thực hiện hai nhiệm
vụ: chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp và từ kinh tế công nghiệp
sang kinh tế tri thức. Điều này có nghĩa là chúng ta phải nắm bắt được các tri
thức, công nghệ và dịch vụ mới nhất của thời đại, phát triển các ngành công
nghiệp và dịch vụ dựa vào tri thức, khoa học và công nghệ.
Để thực hiện thành công chiến lược nêu trên thì ngoài việc huy động và sử
dụng vốn có hiệu quả, phát triển khoa học và công nghệ, vấn đề quan trọng nhất
và đặt lên hàng đầu là phải đào tạo ra được NNL khỏe về thể lực, giỏi về tay
nghề, ham học hỏi tích lũy kinh nghiệm trong lao động có khả năng làm chủ
được quá trình CNH– HĐH. Theo điều tra mới nhất (năm 2011), Việt Nam
đang có NNL dồi dào với dân số cả nước gần 88 triệu người. Trong đó, số
người trong độ tuổi lao động tăng nhanh và chiếm tỷ lệ cao khoảng 67% dân số
cả nước. Đây được xem là một lợi thế lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã
hội. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, NNL nước ta tuy dồi dào nhưng chất
lượng lại rất thấp, đặc biệt trong thời đại nền kinh tế tri thức, NNL không đáp
ứng được yêu cầu phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy mà có hiện
tượng “nhân công rẻ mạt”.
Thực tế cho thấy, chưa bao giờ Việt Nam lại đối mặt với tình trạng thiếu
hụt nhân lực có trình độ cao như hiện nay. Nếu trong thời gian tới nền giáo dục
không giải quyết được bài toán nâng cao chất lượng NNL, chúng ta sẽ đứng
trước một cuộc khủng hoảng chất lượng nhân lực trầm trọng. Chính vì tầm quan
trọng của vấn đề và những thách thức đặt ra cần được giải quyết triệt để mà


1
chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển nguồn nhân lực nước ta
hiện nay- Thực trạng và giải pháp”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Làm rõ những vấn đề chủ yếu liên quan đến PTNNL. Phân tích, đánh giá
thực trạng PTNNL ở nước ta trong những năm qua.Từ đó, đề ra những định
hướng và giải pháp cho vấn đề PTNNL ở nước ta hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nghiên cứu chất lượng NNL
nước ta và các giải pháp cần thiết để PTNNL ở Việt Nam hiện nay.
Phạm vi: Phạm vi nghiên cứu bao trùm rộng khắp cả nước.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ đạo xuyên suốt được sử dụng trong đề tài là phương
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin. Các vấn
đề nghiên cứu được xem xét, giải quyết từ lý luận đến thực tiễn với quan điểm
lịch sử cụ thể. Bên cạnh đó là một số phương pháp khác nhau phục vụ cho việc
nghiên cứu như: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp
phân tích số liệu, điều tra xã hội học…
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Khái quát hóa những lý luận chung về NNL và PTNNL.
- Làm rõ thực trạng của NNL và PTNNL của nước ta về số lượng và chất
lượng, từ đó chỉ ra các nguyên nhân của những tồn tại bất cập trong quá
PTNNL. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để PTNNL nước ta trong giai đoạn
mới.
6. Kết cấu đề tài:
Tên đề tài: Phát triển nguồn nhân lực nước ta trong giai đoạn hiện nay –
Thực trạng và giải pháp.
Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài chia làm ba
chương
Chương 1. Lý luận chung về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực.

Chương 2. Thực trạng nguồn nhân lực nước ta hiện nay
Chương 3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực nước ta trong giai đoạn
hiện nay
Chương 1
Lý luận chung về nguồn nhân lực và phát triển
nguồn nhân lực
1.1. Khái niệm và phân loại NNL
1.1.1. Khái niệm NNL
Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con
người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ
thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào
quá trình lao động- con người có SLĐ.
NNL là nguồn lực con người. Nguồn lực đó được xem xét ở hai khía cạnh,
trước hết, với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực, NNL nằm
trong bản thân con người, đó cũng là sự khác nhau cơ bản giữa nguồn lực con
người và các nguồn lực khác. Thứ hai, với tư cách là một nguồn lực của quá
trình phát triển, NNL có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho
xã hội được biểu hiện là số lượng và chất lượng tại một thời điểm nhất định.
Trước đây, nghiên cứu về nguồn lực con người thường nhấn mạnh đến chất
lượng và vai trò của nó trong phát triển kinh tế xã hội. Trong lý thuyết về tăng
trưởng kinh tế, con người được coi là một phương tiện hữu hiệu cho việc đảm
bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, thậm chí con người được coi là nguồn
vốn đặc biệt cho sự phát triển- vốn nhân lực. Về phương diện này Liên Hợp
Quốc cho rằng nguồn lực con người là tất cả những kiến thức kỹ năng và năng
lực con người có quan hệ tới sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngày
nay, NNL còn bao hàm khía cạnh về số lượng, không chỉ những người trong độ
tuổi mà cả những người ngoài độ tuổi lao động.
Ở nước ta, khái niệm NNL được sử dụng rộng rãi từ khi bắt đầu công cuộc
đổi mới. Điều này được thể hiện rõ trong các công trình nghiên cứu về NNL.
Theo giáo sư viện sỹ Phạm Minh Hạc, nguồn lực con người được thể hiện thông

qua số lượng dân cư, chất lượng con người (bao gồm thể lực, trí lực và năng lực
phẩm chất). Có thể nói, khái niệm NNL hiện nay không còn xa lạ với nền kinh
tế nước ta. Tuy nhiên, cho đến nay quan niệm về vấn đề này vẫn chưa thống
nhất. Tuỳ theo mục tiêu cụ thể mà người ta có những nhận thức khác nhau về
NNL. Có thể nêu lên một số quan niệm như sau:
Theo PGS.TS. Mai Quốc Chánh, NNL là những con người cụ thể tham gia
vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về vật chất và tinh thần được huy
động vào quá trình lao động. Với cách hiểu này NNL bao gồm những người bắt
đầu bước vào độ tuổi lao động trở lên có tham gia vào nền sản xuất xã hội.
Theo Chu Tiến Quang trong cuốn sách “huy động và sử dụng các nguồn
lực trong phát triển kinh tế nông thôn- thưc trạng và giải pháp” đã đề cập về
NNL như sau: NNL bao gồm cả số lượng và chất lượng của dân số và lao động
của quốc gia, một vùng lãnh thổ, được chuẩn bị về năng lực làm việc và kỹ
năng chuyên môn và ở mức độ nhất định đang và sẽ tham gia vào hoạt động
kinh tế khác nhau trong xã hội.
Như vậy, khi nói tới NNL trước hết cần phải hiểu đó là toàn bộ những
người lao động đang có khả năng tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế
xã hội và các thế hệ những người lao động tiếp tục tham gia vào các quá trình
đó, con người đóng vai trò chủ động là chủ thể sáng tạo và chi phối toàn bộ quá
trình đó. Do đó NNL không chỉ đơn thuần là số người lao động đã và sẽ có mà
còn bao gồm một tổng thể các yếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng lao động, thái độ
và phong cách làm việc nhằm đáp ứng yêu cầu của một tổ chức hoặc một cơ cấu
kinh tế - xã hội nhất định.
1.1.2. Phân loại NNL
- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành NNL
+ NNL có sẵn trong dân cư: bao gồm toàn bộ những người nằm trong độ
tuổi lao động, có khả năng lao động, không kể đến trạng thái có làm việc hay
không làm việc. Ở nước ta hiện nay, giới hạn độ tuổi lao động đối với nữ là từ
15- 55 tuổi, còn ở nam là từ 15- 60 tuổi.
NNL sẵn có trong dân cư chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong dân số,

thường từ 50% hoặc hơn nữa, tùy theo đặc điểm dân số và nhân lực từng nước.
+ NNL tham gia vào hoạt động kinh tế hay còn gọi là dân số hoạt động
kinh tế. Đây là số người có công ăn việc làm, đang hoạt động trong các ngành
kinh tế và văn hóa của xã hội. Sở dĩ có sự khác nhau giữa NNL sẵn có trong dân
cư và NNL tham gia vào các hoạt động kinh tế là do có một bộ phận những
người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng vì nhiều nguyên nhân
khác nhau chưa tham gia vào hoạt động kinh tế.
+ NNL dự trữ: bao gồm những người trong độ tuổi lao động, nhưng vì các
lý do khác nhau họ chưa có công việc làm ngoài xã hội gồm có: Những người
làm công việc nội trợ trong gia đình, những người đã tốt nghiệp hay không tiếp
tục học nữa ở các trường phổ thông và các trường chuyên nghiệp muốn tìm
công việc làm, những người trong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp…
- Căn cứ vào trình độ giáo dục:
+ NNL đã qua đào tạo: là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động đã
được học tập tại các trường phổ thông, cao đẳng, đại học hay học nghề tại các
cơ sở dạy nghề.
+ NNL chưa qua đào tạo: đây là bộ phận nhân lực không được trải qua bất
cứ một quy trình, khóa học nào. Chủ yếu đều là lao động chân tay giản đơn
trong lĩnh vực nông nghiệp, các ngành không đòi hỏi chất lượng tay nghề cao.
- Căn cứ vào chất lượng NNL:
+ NNL phổ thông: bao gồm lực lượng lao động chưa qua đào tạo và một
bộ phận lao động đã qua đào tạo giản đơn, trình độ vẫn còn kém, chủ yếu tham
gia vào các ngành nghề sử dụng nhiều lao động, không yêu cầu tay nghề cao, và
có mức lương thấp.
+ NNL chất lượng cao: đây là một bộ phận lao động có trình độ tay nghề
cao, có kỹ năng và kiến thức đã được qua đào tạo kỹ lưỡng. Có thể xây dựng 3
tiêu chí để đánh giá NNL chất lượng cao là: có khả năng thích ứng trong thời
gian nhanh nhất với môi trường lao động và với tiến bộ khoa học công nghệ
mới; có tác phong kỷ luật và đạo đức trong công việc; khả năng tư duy đột phá
trong công việc, hay còn gọi là tính sáng tạo.

1.2. Các chỉ tiêu đánh giá NNL
1.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh số lượng NNL
- Chỉ tiêu phản quy mô NNL
Chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu quy mô và cơ cấu dân số.
Quy mô dân số càng lớn dẫn tới quy mô NNL càng lớn và ngược lại. Mặt khác,
cơ cấu tuổi của dân số có ảnh hưởng quyết định đến quy mô và cơ cấu nguồn
lao động. Nếu cơ cấu dân số của quốc gia đó là trẻ thì quy mô NNL sẽ lớn hơn
cơ cấu dân số già.
- Chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng NNL
Chỉ tiêu này có thể được đo bằng tốc độ tăng dân số. Mặc dù dân số là cơ
sở hình thành NNL, nhưng mối quan hệ giữa dân số và NNL không phụ thuộc
trực tiếp vào nhau trong cùng một thời gian, mà việc tăng hoặc giảm dân số của
thời kỳ này sẽ làm tăng hoặc giảm NNL của thời kỳ sau đó từ 15 đến 16 năm.
Bởi vì con người từ khi sinh ra đến khi bước vào tuổi lao động phải mất từ 15
đến 16 năm.
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng NNL
- Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khỏe của dân cư
Sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội. Sức khỏe
là tổng hòa nhiều yếu tố tạo nên giữa bên trong và bên ngoài giữa thể chất và
tinh thần.
Hiện nay bộ y tế nước ta quy định có 3 loại trạng thái về sức khỏe là: A
(thể lực tốt), B (trung bình) và C (yếu). Bên cạnh việc đánh giá trạng thái sức
khỏe của người lao động người ta còn nêu ra các chỉ tiêu đánh giá sức khỏe của
quốc gia như:
+ Tỷ lệ sinh thô, chết thô, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
+ Tỷ lệ thấp cân ở trẻ em.
+ Tỷ lệ GDP/đầu người, v.v…
- Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hóa của người lao động.
Trình độ văn hóa là khả năng về tri thức và kỹ năng có thể tiếp nhận những
kiến thức cơ bản, thực hiện được những công việc đơn giản. Trình độ văn hóa

được trang bị thông qua hệ thống giáo dục quốc dân với các hình thức giáo dục
chính quy, không chính quy, phi chính thức. Trình độ văn hóa có tác động rất
lớn tới quá trình phát triển NNL bởi, nếu trình độ văn hóa cao tạo khả năng tiếp
thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
thực tiễn. Trình độ văn hóa được biểu hiện thông qua các quan hệ tỷ lệ như:
+ Tỷ lệ người biết chữ
+ Tỷ lệ người có trình độ tiểu học, trình độ phổ thông sơ cấp, trình độ đại
học và sau đại học. v.v…
- Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn của người lao động.
Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn
nào đó, nó biểu hiện trình độ được đào tạo ở các trường trung học chuyên
nghiệp, cao đẳng, đại học, có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc một
chuyên môn nhất định. Trình độ chuyên môn được đo bằng:

×