Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.76 KB, 9 trang )

Trường Đại học Nông Lâm Huế
Khoa Khuyến nông & Phát triển nông thôn
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Huế, tháng 01 năm 2011
Trong hệ thống chính sách xã hội chung của cả nước, chính sách xã hội nông thôn
có vị trí quan trọng và có đặc trưng riêng về tính chất, mức độ, cơ chế vận hành.
Thời gian qua, chính sách này đã và đang đi vào thực tiễn, góp phần không nhỏ
trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở nông thôn nước ta. Tuy
nhiên, bên cạnh đó nó cũng còn không ít những tồn tại, hạn chế, đòi hỏi phải được
khẩn trương hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu phát triển nông thôn trong tình hình
mới.
I/Tác động của chính sách xã hội đối với phát triển nông thôn
1.1Những tác động tích cực
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống người dân nông thôn. Trong những năm
qua, dân số và lực lượng lao động nông thôn về mặt tỷ trọng tuy có giảm, nhưng vẫn
chiếm số lượng khá lớn trong tổng dân số và lực lượng lao động xã hội và là nguồn nhân
lực quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nông thôn. Tính đến năm 2005, dân số
nông thôn chiếm 73,25% tổng dân số và 75,06% tổng lực lượng lao động của cả nước.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng nông nghiệp thấp hơn công nghiệp và dịch vụ, nhưng yếu tố lao
động tham gia vào tăng trưởng rất lớn, nhất là khu vực nông thôn.
Giai đoạn 2001-2005, tăng trưởng kinh tế cả nước đạt bình quân 7,5%/năm, trong đó,
nông, lâm, ngư đạt 3,66%/năm; đặc biệt, sản lượng lương thực có hạt từ 34,27 triệu tấn
(năm 2001) đã tăng lên 39,55 triệu tấn (năm 2005), bình quân mỗi năm tăng 1,32 triệu tấn,
là thành tựu rất to lớn, chẳng những đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, mà
còn phục vụ tốt cho xuất khẩu (đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo).
Yếu tố lao động tham gia vào tăng trưởng nói chung, theo các nhà kinh tế, chiếm khoảng
20%, yếu tố vốn chiếm 57,5% và các yếu tố tổng hợp chiếm khoảng 22,5%. Tuy nhiên,
trong nông nghiệp, yếu tố lao động tham gia vào tăng trưởng rất lớn vì đầu tư cho nông
nghiệp thấp hơn cho công nghiệp, đặc biệt trong sản xuất lương thực, yếu tố lao động đóng
góp khoảng 50%. Tăng trưởng kinh tế góp phần quan trọng nâng cao đời sống người dân


nông thôn. Theo kết quả điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình
quân 1 nhân khẩu/tháng của khu vực nông thôn năm 2001-2002 là 275,13 nghìn đồng, đến
năm 2003-2004 tăng lên 378,09 nghìn đồng, tăng 37,42% (cao hơn mức tăng của khu vực
thành thị - 31,09%).
Mức chi tiêu cũng tăng từ 232,1 nghìn đồng/tháng năm 2001-2002 lên 314,3 nghìn
đồng/tháng năm 2003- 2004, tăng 35,42% (cao hơn mức tăng của thành thị - 31,06%). Một
bộ phận người dân nông thôn bước đầu có tích luỹ (nhất là nhóm 4, 5), trên 2 triệu hộ dân
nông thôn đạt mức thu nhập 30 triệu đồng/hộ/năm.
Đối với nhóm nghèo nhất, mức thu nhập bình quân 1 khẩu/tháng năm 2003-2004 so với
năm 2001-2002 cũng tăng (31,65% ở nhóm 1 và 35% ở nhóm 2 trong 5 nhóm dân cư).
Tạo việc làm và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) và hội nhập. Trong 5 năm (2001-2005), chúng ta đã đạt
mức tăng trưởng kinh tế cao, đầu tư toàn xã hội bình quân đạt trên 35,1% GDP (năm 2005
đạt 36,5%), xuất khẩu được mở rộng và nhiều ngành nghề, lĩnh vực mới được mở mang,
đã tạo thêm được nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động, từng bước khắc phục tình trạng
thiếu việc làm ở khu vực nông thôn, nâng cao hiệu quả và chất lượng việc làm.
Trong 5 năm này, bình quân mỗi năm khu vực nông thôn tạo việc làm mới cho 938.555
người, chiếm 62% tổng số vị trí làm việc mới được tạo ra. Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động
của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn tăng liên tục từ 74,37% (năm
2001) lên 80,65% (năm 2005), cũng có nghĩa là tình trạng thiếu việc làm nghiêm trọng ở
nông thôn đã từng bước được cải thiện. Cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng tích
cực, tỷ lệ lao động nông nghiệp liên tục giảm từ 62,76% năm 2001 xuống 56,8% năm
2005, tương ứng lao động công nghiệp và xây dựng tăng lên 17,9% và dịch vụ 25,3%.
Trong nông thôn, lao động làm nông nghiệp cũng đang giảm, đồng thời lao động làm
ngành nghề phi nông nghiệp và dịch vụ tăng; làng nghề phát triển với tốc độ 11%/năm,
hiện có khoảng 2.017 làng nghề với 1,4 triệu hộ, cả nước có khoảng 1,35 triệu cơ sở ngành
nghề nông thôn thu hút khoảng 10 triệu lao động (kể cả kiêm nghề), chiếm 29% lực lượng
lao động nông thôn.
Xoá đói giảm nghèo nhanh hơn, hạn chế tốc độ gia tăng chênh lệch giàu nghèo, góp phần
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở nông thôn. Chính sách xoá đói giảm nghèo ở nước

ta được triển khai từ năm 1992 và đến năm 2005 đã đạt được kết quả cao (từ 58,1% hộ
nghèo giảm xuống còn dưới 22% - tính theo chuẩn nghèo của WB), được cộng đồng quốc
tế đánh giá là nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất thế giới (so với mục tiêu thiên niên
kỷ về xoá đói giảm nghèo, chúng ta đã về đích trước 10 năm). Chênh lệch thu nhập giữa
khu vực thành thị và nông thôn năm 1993 là 1,96 lần, đến năm 1998 tăng lên 3,66 lần, năm
2002 lại giảm xuống còn 2,26 lần và đến năm 2004 giảm còn 2,16 lần. Đó là một sự chênh
lệch tất yếu được người dân chấp nhận, đồng thuận; chưa trở thành vấn đề xã hội bức xúc,
gây mất ổn định xã hội.Người dân nông thôn được tiếp cận tốt hơn với hệ thống chính sách
an sinh xã hội. Trong hệ thống chính sách an sinh xã hội, ngoại trừ chính sách bảo hiểm xã
hội người dân nông thôn đến nay chưa được tham gia, còn lại các chính sách khác liên
quan đến bảo trợ xã hội chủ yếu đều đã đến với các đối tượng xã hội ở nông thôn. Với sự
quan tâm của Nhà nước, của cộng đồng trong chủ động dự phòng cứu trợ khẩn cấp với
phương châm 4 tại chỗ, hàng năm đã cứu trợ đột xuất cho 1-1,5 triệu người ổn định cuộc
sống do thiên tai, bão lụt, mất mùa, giảm thiểu thiệt hại về người và của. Số đối tượng
được hưởng trợ cấp xã hội ngày một tăng, từ 205.314 người (năm 2001) lên 300.000 (năm
2004) và 360.000 người (2005). Trong 5 năm qua, đã cai nghiện cho 184.277 lượt người,
giáo dục chữa trị, phục hồi chức năng cho 25.420 đối tượng mại dâm; dạy nghề cho 10.000
đối tượng và 3.468 đối tượng được tạo việc làm, hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng. Trong
tổng số đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội, 80% là ở nông thôn. Dịch vụ xã hội cơ bản,
nhất là giáo dục, y tế, nước sạch sinh hoạt đã chú ý hơn đến khu vực nông thôn.Năm 2000,
nước ta đã công bố xoá xong nạn mù chữ và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, bắt đầu
phổ cập bậc trung học cơ sở. Đặc biệt, con em các hộ gia đình nghèo đã được Nhà nước hỗ
trợ để có điều kiện đến rường. Hàng năm, có trên 3 triệu lượt học sinh nghèo và học sinh
dân tộc thiểu số được miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường.Người
dân nông thôn đã được chăm sóc tốt hơn về sức khoẻ nhờ củng cố và phát triển được mạng
lưới y tế rộng khắp trong cả nước, đến nay hầu hết các xã đã có trạm y tế, cả nước có
96.604/116.359 thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động (đạt 83%), 61,4% số xã có bác sỹ.
Bảo hiểm y tế không ngừng mở rộng, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người nghèo trong
khám chữa bệnh, nhất là cấp thẻ, sổ khám chữa bệnh, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người
nghèo, đến nay, 14 triệu lượt người nghèo được khám chữa bệnh miễn phí (3,5 triệu lượt

người/năm).
Dịch vụ cấp nước sạch sinh hoạt đã hướng mạnh về nông thôn. Năm 2005, trong tổng số
công trình đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở ở nông thôn ở các xã đặc biệt khó khăn có 12%
số công trình về cấp nước sạch sinh hoạt.
1.2Những hạn chế
Mặc dù đã có những đóng góp tích cực nhưng tác động của hệ thống chính sách xã hội đến
phát triển nông thôn vẫn chưa tương xứng và ngang tầm với yêu cầu, nhiều vấn đề bức xúc
về xã hội nông thôn có xu hướng gia tăng, biểu hiện trên các mặt sau:
Một là, chính sách xã hội nông thôn mặc dù đem lại kết quả rất tích cực, nhất là xoá đói
giảm nghèo nhưng còn thiếu bền vững và chưa gắn chặt với phát triển. Lao động tham gia
vào tăng trưởng chủ yếu vẫn là do số lượng mà chưa phải là do chất lượng lao động. Cụ
thể là, lao động nông thôn đóng góp làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tới 50%,
nhưng chủ yếu là lao động cơ bắp, hầu hết chưa qua đào tạo nghề; năng suất nông nghiệp
còn thấp: Bình quân 1 lao động nông nghiệp tạo ra giá trị chỉ bằng 22,7% so với dịch vụ và
16,3% so với công nghiệp (năm 2004). 1 héc ta đất nông nghiệp tạo ra giá trị chỉ khoảng
22,5 triệu đồng (năm 2005). Công tác xoá đói giảm nghèo chủ yếu mới giải quyết được
vấn đề nghèo lương thực, thực phẩm (thực chất là xoá đói); phần lớn người thoát nghèo
nằm sát chuẩn nghèo (cận nghèo) và tỷ lệ tái nghèo còn cao (7-10%). Chúng ta cũng chưa
có chính sách khuyến khích thoát nghèo, vươn lên làm giàu cho người dân nông thôn. Hai
là, sức lao động nông thôn chưa được giải phóng triệt để và chưa tạo ra được động lực mới
trong việc sử dụng có hiệu quả lao động nông thôn, tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn
vẫn còn xảy ra nghiêm trọng.Lao động nông thôn chủ yếu vẫn là tự làm trong kinh tế hộ
gia đình (90%). Trong những năm gần đây, kinh tế trang trại tuy đã phát triển song còn
chiếm tỷ lệ thấp (hiện nay cả nước có khoảng 80 nghìn trang trại, bình cquân 1 trang trại sử
dụng 6,04 lao động, trong khi có tới 14 triệu hộ nông thôn). Các ngành nghề ở nông thôn
còn phát triển hậm, đến nay cả nước có khoảng 2.017 làng nghề, thu hút khoảng 27% số hộ
nông dân sản xuất nông nghiệp kiêm nghề, 13% hộ chuyên nghề.
Thị trường lao động nông thôn còn rất sơ khai, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa hầu
như chưa phát triển quan hệ lao động. Giá tiền công trong khu vực nông thôn thường thấp
hơn khu vực thành thị 15-20%. Khả năng cạnh tranh của lao động nông thôn rất yếu, lực

lượng lao động này di chuyển đến các khu công nghiệp, đô thị, các thành phố lớn tìm việc
làm ngày càng tăng, nhưng chỉ tham gia được thị trường lao động có trình độ thấp hay
những khu vực phi kết cấu với việc làm không ổn định, thu nhập thấp và có nhiều rủi ro.
Cũng vì vậy, nhiều vấn đề xã hội của lao động nhập cư từ nông thôn nổi lên gay gắt như:
Vấn đề nhà ở, phúc lợi xã hội, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Quá trình CNH, đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng ở nước ta, kéo theo đó là tình trạng
mất việc làm trong nông nghiệp của một bộ phận lớn nông dân cũng gia tăng. Trong giai
đoạn 2000-2004, cả nước có số diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử
dụng sang công nghiệp, đô thị là 157.000 ha và cứ mỗi héc ta đất nông nghiệp chuyển đổi
mục đích sử dụng có 13 lao động nông thôn mất việc làm. Do vậy, tạoviệc làm cho người
lao động nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một trong những vấn đề lớn
nhưng chưa được giải quyết.

×