Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả thực hành môn công nghệ của học sinh lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.92 KB, 18 trang )

PHẦNI. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.

Đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ cấp thiết đang đặt ra cho ngành giáo dục
hiện nay. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần IX của Đảng đã chỉ rõ: “Đổi mới phương
pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi
trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt,
học chay”.
Như chúng ta biết môn công nghệ có những đặc thù riêng so với môn học khác đây
là môn học tương đối mới so với môn học khác và chương trình lần này có thay đổi
nhiều so với chương trình hiện hành là môn học gắn với thực tiễn, với công nghệ với
sản xuất. Do đó bên cạnh việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, người giáo viên cần
phải rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nghề nghiệp cho học sinh.
Môn công nghệ là môn học mang nhiều tính thực tiễn do vậy phương pháp chủ yếu
trong giảng dạy là kết hợp lí thuyết với thực hành, thực hành một mặt cũng cố lý thuyết
cho học sinh mặt khác để hình thành những kỹ năng cần thiết cho học sinh và tập cho
học sinh vận dụng các kiến thức kỹ năng đã được học vào thực tế vào cuộc sống hàng
ngày, qua đó gây thêm sự hứng thú và lòng say mê của học sinh đối môn học góp phần
chuẩn bị cho học sinh phân luồng để một bộ phận sẽ vào học các lĩnh vực giáo dục phổ
thông, giáo dục nghề nghiệp, số còn lại sẽ đi vào cuộc sống lao động.
Để tăng hiệu quả học tập, nhằm rèn luyện kỹ năng, thái độ đúng đắn, khoa học trong
lao động, làm việc theo quy trình rèn luyện tác phong công nghiệp thì việc tổ chức và
đánh giá kết quả học tập là một công việc hết sức quan trọng của giáo viên và học sinh.
Đây là vấn đề vừa mang tính thực tiễn vừa mang tính nhạy cảm nên việc tổ chức
cho học sinh thực hành và đánh giá kết quả thực hành môn công nghệ 12, cần có kế
hoạch và phương pháp đúng đắn, hiệu quả.
Sau đây tôi xin được trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình từ việc tổ chức và
đánh giá kết quả dạy thực hành môn công nghệ của học sinh lớp 12 mà tôi xem là
có hiệu quả nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy.
PHẦNII. NỘI DUNG.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY THỰC HÀNH.


A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY THỰC HÀNH
1. Khái niệm
Dạy học được diễn ra dưới nhiều hình thức tổ chức khác nhau nhằm đạt được các
mục tiêu dạy học cũng như phù hợp với nhiều nội dung lý thuyết hay thực hành, ở phần
này chỉ xét đến các phương pháp dạy học chủ đạo trong việc tổ chức giờ thực hành.
Phương pháp dạy thực hành là phương pháp dạy học hướng đến việc lĩnh hội và
hình thành kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nghề nghiệp.
Phương pháp dạy thực hành là phương pháp dạy học mà trong đó học sinh dựa vào
sự quan sát giáo viên làm mẫu và tiến hành thực hành tự lực dưới sự hướng dẫn của
giáo viên, nhằm giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành.
2. Nhiệm vụ của dạy thực hành
- Hoàn thiện và vận dụng hiểu biết kỹ thuật.
- Hình thành và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo lao động.
- Hình thành và phát triển tư duy kỹ thuật, bồi dưỡng năng lực kỹ thuật.
- Thực hiện các chức năng giáo dục như: tác phong lao động, hợp tác, độc lập sáng
tạo, giải quyết vấn đề, vệ sinh môi trường.
- Thực hành kiểm nhiệm sự chính xác của lý thuyết.
3. Phân loại
Phương pháp dạy thực hành được phân loại theo nội dung và hình thức.
a. Phân loại theo nội dung
- Thực hành nhận biết:
Là xác định vật mẫu, đòi hỏi học sinh phải có khả năng quan sát. Giáo viên phải
hướng dẫn học sinh quan sát bằng giác quan và kết hợp với các phương tiện dạy học
khác, các biện pháp so sánh, đối chiếu và hướng dẫn học sinh có kỹ năng, thói quen
quan sát.
- Thực hành khảo sát:
Đòi hỏi học sinh phải phân tích các dữ kiện để có đủ cơ sở nắm vững nội dung.
- Thực hành kiểm nhiệm:
Đối với một nội dung học sinh đã nắm được về mặt lý thuyết và thực hành để kiểm
nhiệm lý thuyết đó, ở hình thức này ta có thể giả thuyết (giả thuyết là những phỏng

đoán hợp lý dựa trên cơ sở khoa học. Giả thiết có thể đúng hoặc sai, đúng khi kết quả
thực hành phù hợp giả thuyết, sai khi kết quả không phù hợp với giả thuyết).
- Thực hành theo quy trình sản xuất:
Nhằm rèn luyện cho học sinh có kỹ năng, kỹ xảo như: thực hiện một sản phẩm, thiết
kế, sử dụng dụng cụ (đo kiểm tra, vận hành, cầm tay, đa mục đích), sửa chữa, tháo lắp
sản phẩm.
b. Phân loại theo hình thức:
- Phương pháp dạy thực hành 4 bước.
- Phương pháp dạy thực hành 3 bước.
- Phương pháp dạy thực hành 6 bước.
4. Quá trình hình thành kỹ năng
H
S
K
q
G
V
Lĩnh hội hiểu
biết kỹ thuật
Bắt chước Luyện tập
Hình ảnh, biểu
tượng vận động
Động hình
vận động
Kỹ năng
Định hướng
thông tin kỹ thuật
Làm mẫu Huấn luyện
Sơ đồ hình thành kỹ năng – Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kỹ năng có nhiều loại, nhưng chúng thường được hình thành theo những quy luật

nhất định, thường bắt đầu từ việc nhận thức và kết thúc là biểu hiện ở hành động cụ thể.
Có thể tóm tắt theo sơ đồ trên.
Qua sơ đồ trên cho ta thấy quá trình hình thành kỹ năng ở học sinh gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn hình thành động cơ và lĩnh hội hiểu biết cần thiết cho hoạt động.
Kết quả của giai đoạn này là hình thành biểu tượng và hình ảnh hành động, bao gồm
nhận thức về mục đích, nhiệm vụ và trình tự các động tác cần thực hiện. Để đạt được
kết quả này giáo viên phải định hướng tạo động cơ học tập và các hiểu biết cần thiết cho
học sinh.
Giai đoạn tạo dựng động hình vận động.
Nhằm chuyển biểu tượng vận động thành các vận động tay chân, hay còn gọi là động
hình vận động. Động hình có được nhờ quan sát và bắt chước một cách có ý thức những
động tác đang và đã có trước đây. Để hỗ trợ cho học sinh động hình giáo viên cần phải
làm mẫu, giải thích kỹ lưỡng cho học sinh về hành động cần hình thành kỹ năng.
Giai đoạn hình thành kỹ năng.
Ở giai đoạn này kỹ năng được hình thành dần dần nhờ tái hiện, lặp đi lặp lại nhiều
lần những động hình đã có kết hợp với việc phân tích, điều chỉnh vận động. Do đó giai
đoạn này giáo viên cần tổ chức huấn luyện cho học sinh.
Từ việc phân tích quá trình hình thành kỹ năng trên chúng ta thấy được rằng trong
dạy thực hành cần kết hợp sử dụng nhiều phương pháp dạy học đơn lẻ khác nhau tuỳ
theo mục đích và nội dung của từng giai đoạn như: phương pháp làm mẫu; phương
pháp quan sát; phương pháp huấn luyện; phương pháp luyện tập. Các giai đoạn hình
thành kỹ năng là cơ sở cho việc thiết kế cấu trúc bài dạy thực hành (giai đoạn hướng
dẫn ban đầu, hướng dẫn thường xuyên, hướng dẫn kết thúc) và các phương pháp dạy
thực hành.
5. Thực hiện bài dạy thực hành
a. Chuẩn bị
* Giáo viên cần phải:
- Chọn phương án thực hành dựa vào nhiều yếu tố như học sinh, thời gian, nội dung,
phương tiện mà lựa chọn phương án cá nhân, đồng loạt hay hoạt động nhóm.
- Chuẩn bị dụng cụ: ở trong tình trạng sử dụng được và đủ cho từng học sinh.

- Dựa trên phương án thực hành đã chọn để chia nhóm, phân công học sinh.
- Kiểm tra và sắp xếp dụng cụ, đặc biệt chú ý đến yếu tố an toàn khi thực hành.
- Khi đã có đầy đủ phương tiện thì giáo viên có thể chọn phương án cá nhân giao cho
từng học sinh thực hiện với phương tiện và thời gian tương đương nhau.
b. Giai đoạn tiến hành bài dạy: thông thường được tiến hành theo 3 giai đoạn
Giai đoạn hướng dẫn mở đầu.
Giáo viên phải sử dụng một số phương pháp dạy học khác nhau như phương pháp
thuyết trình để trình bày rõ mục tiêu bài học và phương pháp diễn trình để hướng dẫn
cách thực hiện
Giáo viên sử dụng các sơ đồ và nhấn mạnh việc sử dụng dụng cụ và lưu ý các mốc
kiểm tra, điểm khoá.
Giáo viên kiểm tra học sinh về bài lý thuyết có tính chất bắt buộc.
Giai đoạn hướng dẫn thường xuyên.
Sau khi học sinh đã nắm vững về cách thực hiện bài thực hành thì cho học sinh tiến
hành theo từng nhóm, từng tổ hay cá nhân. Trong lúc thực hành học sinh ghi nhận
những kết quả vào phiếu để giáo viên có thể đánh giá cho điểm.
Giáo viên phải theo dõi hoạt động của từng nhóm hay từng các nhân để hướng dẫn
kịp thời và giải đáp những thắc mắc bao gồm cả lớp. Phải có sự phân phối thời gian để
hướng dẫn đồng đều tất cả học sinh.
Giai đoạn hướng dẫn kết thúc
Yêu cầu về mặt sư phạm là phải kết thúc thực hành trước giờ quy định để giáo viên
nhận xét và tổng kết giờ học.
+ Phân tích kết quả thực hiện và giải đáp thắc mắc.
+ Lưu ý những sai sót mà đa số học sinh vấp phải.
+ Củng cố kiến thức đã học thông qua thực hành.
B. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY THỰC HÀNH
1. Phương pháp dạy thực hành 4 bước
Mục đích chính của dạy thực hành là hình thành kỹ năng cao hơn là hình thành kỹ
xảo. Từ cấu trúc tổ chức bài dạy thực hành 3 giai đoạn tiến hành bài dạy trên, để dạy kỹ
năng lần đầu người ta chia hướng dẫn mở đầu và hướng dẫn thường xuyên thành một

mô hình phương pháp mới là mô hình phương pháp dạy thực hành 4 bước.
Mô hình phương pháp dạy thực hành 4 bước là một phương pháp được xuất phát từ
thuyết hành động và được cải tiến thành 4 bước có sự diễn trình của giáo viên. Nó là
một phương pháp quan trọng trong dạy thực hành mà ở đó học sinh phát triển cả trí tuệ
và kỹ năng thực hành. Có nhiều tác giả gọi phương pháp này là phương pháp dạy thực
hành. Phương pháp này được tuân thủ theo nguyên tắc: Trình diễn  Làm mẫu Làm
theo  Tiến hành luyện tập.
THÔNG
TIN
LÀM MẪU
LÀM LẠI
TỰ
LUYỆN TẬP
BƯỚC 1
- Trình bày thông tin bài thực hành, thao tác cần luyện
tập.
- Khơi dậy sự chú ý của học sinh.
- Giới thiệu, làm rõ nhiệm vụ, kiến thức sơ bộ.
BƯỚC 2
- Làm mẫu và giải thích cái gì? làm như thế nào? Tại
sao? (bước công việc là gì? bước công việc đó làm như thế
nào?
tại sao thực hiện công việc đó).
- Đưa ra những đặc điểm cơ bản.
- Lặp lại những bước công việc.
BƯỚC 3
- Làm lại các bước công việc và giải thích làm cái gì?
như thế nào? tại sao?
- Giáo viên đặt câu hỏi kiểm tra, sửa lỗi, đem đến sự
chắc chắn, tạo động cơ học tập, khen ngợi, phê bình

có thể.
BƯỚC 4
- Tự thực hiện các công đoạn công việc.
- Can thiệp vào bằng sự giúp đỡ nếu cần thiết.
- Kiểm tra kết quả, kiểm tra các tiêu chuẩn đánh giá.
- Hướng dẫn các kỹ năng tiếp theo.
Sơ đồ cấu trúc phương pháp dạy thực hành 4 bước
* Bước 1: Mở đầu bài dạy.
Mục đích của bước này là khơi dậy động cơ học tập đối với nội dung bài học đó và
nhằm giúp học sinh nhận biết được nhiệm vụ học tập. Nhiệm vụ của giáo viên lúc này
là:
- Ổn định lớp, tạo không khí học tập.
- Gây động cơ học tập.
- Xác định nhiệm vụ của học sinh, tiêu chuẩn chất lượng (kỹ thuật, quy trình, nội quy,
thời gian).
- Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu của học sinh.
* Bước 2: Giáo viên diễn trình làm mẫu (giải thích + phân tích).
Mục đích của bước này là diễn trình làm mẫu để học sinh quan sát và tiếp thu. Bởi
vậy giáo viên cần chú ý:
- Phải sắp xếp lớp sao cho toàn bộ học sinh có thể quan sát được.
- Thực hiện bài diễn trình với tốc độ vừa phải, không một lúc diễn trình nhiều thao tác.
- Giảng giải cùng với biểu diễn.
- Đặt câu hỏi để thúc đẩy lớp suy nghĩ học, lôi kéo sự chú ý cả lớp vào những điểm
chính.
- Nhấn mạnh những điểm chính.
- Lặp đi lặp lại một vài lần, nếu cần thiết có thể kiểm tra lại sự tiếp thu của học sinh.
* Bước 3: Học sinh làm lại và giải thích (học sinh làm từng phần)
Mục đích của bước này là tạo cho học sinh triển khai sự tiếp thu thành hoạt động
chân tay ở giai đoạn đầu tiên có sự giúp đỡ, kiểm tra của giáo viên. Nội dung của bước
này là:

- Học sinh nêu lại và giải thích được các bước công tác.
- Học sinh lập lại các bước công tác.
- Kiểm tra, điều chỉnh lại hoạt động cho học sinh.
* Bước 4: Luyện tập độc lập (học sinh làm hoàn chỉnh)
Mục đích của bước này là học sinh luyện tập kỹ năng. Nội dung của bước này là:
- Học sinh luyện tập.
- Giáo viên quan sát, kiểm tra và giúp đỡ học sinh.
2. Phương pháp dạy thực hành 3 bước
Khi học sinh đã có một ít kỹ năng về hoạt động nghề nào đó, nhằm luyện tập kỹ
năng cao hơn, hoặc những kỹ năng đơn giản thì giáo viên sử dụng mô hình phương
pháp dạy thực hành 3 bước.
Phương pháp này có tác dụng tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu các quy trình thao
tác thực hành để hình thành biểu tượng và chuyển tại những tri thức thành kỹ năng thao
tác thực hành. Chính vì vậy học sinh học tập còn bị động, phụ thuộc vào những gì giáo
viên truyền thụ và phải làm theo.
Sơ đồ cấu trúc phương pháp dạy thực hành 3 bước
THÔNG
TIN
LĨNH HỘI

THUYẾT
TỰ
LUYỆN TẬP
BƯỚC 1 - TRÌNH BÀY THÔNG TIN BÀI THỰC HÀNH
- Khơi dậy sự chú ý của học sinh.
- Giới thiệu, làm rõ nhiệm vụ, kiến thức sơ bộ.
BƯỚC 2 - TRÌNH BÀY LÝ THUYẾT VỀ BÀI THỰC
HÀNH
- Nội dung lý thuyết, quy trình luyện tập.
- Phân nhóm, giao nhiệm vụ.

- Lưu ý về an toàn lao động
(Hình thức tổ chức học: toàn lớp)
BƯỚC 3 – TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
- Học sinh luyện tập theo quy trình hướng dẫn
(bước 2).
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ.
3. Phương pháp dạy thực hành 6 bước
Ngoài mục đích hình thành kỹ năng thực hành nghề, tổ chức dạy thực hành theo mô
hình phương pháp này còn phát triển ở học sinh năng lực hợp tác, tự thu nhận thông tin
và kỹ năng lập kế hoạch lao động.
Mô hình phương pháp dạy thực hành 6 bước xây dựng trên cơ sở của lý thuyết hoạt
động kết hợp với chức năng hướng dẫn và thông tin tài liệu để kích thích học sinh độc
lập giải quyết nhiệm vụ học tập, hình thành nhân cách.
Mô hình phương pháp dạy thực hành 6 bước là một phương pháp đa hợp, trong đó
học sinh tự thu nhận thông tin, nhiệm vụ học tập và tiến hành lập kế hoạch, quy trình,
thực hiện đúng theo các phiếu học tập.
Các bước của phương pháp dạy thực hành 6 bước
B.1
Thông
tin
B.4
Thực hiện
B.2
Kế hoạch
B.3
Quyết định
B.6
Đánh giá
B.5
Kiểm tra

BƯỚC 1
Những hưỡng dẫn ban
đầu, nhiệm vụ thực hành
BƯỚC 2
Nhóm học sinh tự
lập kế hoạch, quy
trình làm việc
BƯỚC 3
Nhóm trao đổi chuyên
môn với giáo viên để
đi đến quyết định kế
hoạch, quy trình
BƯỚC 4
Học sinh thực hiện
nhiệm vụ theo kế
hoạch
BƯỚC 5
Kết hợp với phiếu
điều tra
BƯỚC 6
Cái gì phải được làm
tốt hơn ở lần sau?
Trao đổi chuyên môn
với giáo viên .
Sơ đồ cấu trúc phương pháp dạy thực hành 6 bước
Mục đích của phương pháp dạy thực hành 6 bước.
- Nâng cao năng lực hoạt động như thu nhận thông tin, tổ chức thực hiện công việc.
- Khơi dậy và vận dụng những kinh nghiệm của học sinh.
- Chủ động, tích cực hoá người học.
- Học sinh hợp tác theo nhóm để tự lập kế hoạch làm việc.

- Chịu trách nhiệm trước sản phẩm của mình làm ra.
- Tự tổ chức lao động.
- Tự kiểm tra, đánh giá.
Điều kiện cho việc sử dụng phương pháp dạy thực hành 6 bước.
- Tổ chức học tập theo nhóm.
- Phải có các tài liệu học tập đầy đủ.
- Có đủ không gian và phương tiện để để học sinh học tập theo nhóm.
- Học sinh tích cực, tự giác, độc lập và tinh thần hợp tác (vừa là điều kiện vừa là
mục tiêu)
Ưu điểm:
- Tích cực hoá học sinh.
- Đạt được các mục tiêu giáo dục như: chịu trách nhiệm cao, độc lập, sáng tạo.
Nhược điểm:
- Tốn nhiều thời gian.
- Phải có đầy đủ phương tiện dạy học, phiếu thực hành.
Vai trò của giáo viên:
- Tạo điều kiện cho học sinh hoạt động độc lập.
- Quan sát học sinh và cố vấn khi có nhu cầu.
- Giáo viên không phải là trung tâm của quá trình dạy học.

II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC THỰC HÀNH MÔN CÔNG
NGHỆ TRONG NHỮNG NĂM TRƯỚC ĐÂY
Trong những năm qua, các cấp quản lí giáo dục và đội ngũ giáo viên đã có nhiều
nỗ lực để cải tiến, đổi mới phương pháp giáo dục, tuy nhiên theo nghiên cứu thực tiễn
dạy học ở các trường THPT cũng chỉ đưa ra những vấn đề cụ thể như sau:
- Phương pháp thuyết trình thông báo tri thức của giáo viên được sử dụng quá nhiều
và có nhiều bài dạy không đáp ứng được mục tiêu của bài học.
- Việc sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học còn hạn chế.
- Việc dạy học thông qua các hoạt động thực tiễn, sử dụng dạy thí nghiệm, thực hành
còn ít được thực hiện, nếu có cũng rất đơn điệu.

Nguyên nhân chính của thực trạng trên là do kỹ năng thực hành của giáo viên còn
nhiều hạn chế. Trang thiết bị và các dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy thực hành còn
gặp rất nhiều thiếu thốn.
Đặc biệt đối với trường THPT Nguyễn Đức Cảnh là một trường nằm trên địa bàn
nông nghiệp, là vùng xa của thành phố và có chất lượng đầu vào rất thấp, trang thiết bị
phục vụ cho thực hành còn ít, đồ dùng cũ và hư hỏng nhiều, không có phòng học thực
hành riêng…. nên việc học thực hành môn công nghệ gặp rất nhiều hạn chế.
III. QUÁ TRÌNH THỬ NHIỆM

Ngay từ năm học 200 - 20 tôi đã mạnh dạn sử dụng đồ dùng trực quan có sẵn được
trang bị (các mạch điện tử có sẵn: Mạch nguồn, mạch tạo dao động đa hài, mạch
khuếch đại công suất, mạch điều khiển tốc độ động cơ…) ; Tự mua và làm thêm các
dụng cụ, linh kiện để phục vụ việc giảng dạy thực hành của môn công nghệ lớp 12. (Bo
cắm: 10 chiếc; Bo hàn: 20 chiếc, Mỏ hàn xung: 2 chiếc; Kìm điện: 5 chiếc; Tuôc nơ vít: 10 chiếc;
Điện trở các loại: 500 chiếc, Tụ điện các loại: 200 chiếc; Cuộn cảm các loại: 100 cái; Điôt các loại:
200 cái; Tranzito các loại: 100 chiếc… )
Trong quá trình giảng dạy các bài thực hành môn công nghệ lớp 12. Tôi nhận thấy
việc sử dụng đúng phương pháp kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan đã phát huy
hiệu quả hoạt động dạy và học của thầy và trò. Học sinh được lĩnh hội kiến thức nhanh
hơn, hiêu sâu hơn bản chất của các mạch điện, các linh kiện và được thử tay nghề của
mình trong thực tế làm một sản phẩm điện tử, các em say mê yêu thích môn học mặc dù
môn công nghệ là môn học khó, phát huy cho học sinh tính chủ động tìm hiểu và khắc
sâu kiến thức bài học.
IV. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG
GIẢNG DẠY THỰC HÀNH MÔN CÔNG NGHỆ 12
Trong năm học khi dạy các bài thực hành của môn công nghệ lớp 12. Khi
sử dụng đúng phương pháp dạy học thực hành kết hợp với việc sử dụng đồ dùng trực
quan có hiệu quả. Tôi nhận thấy các em học sinh say mê, hứng thú trong học tập. Các
em chăm chỉ thực hành và có khả năng thực hành tốt. Chính vì thế mà kết quả học tập
của bộ môn được nâng cao rõ rệt. Hiệu quả của việc áp dụng đề tài “nâng cao chất

lượng giờ dạy thực hành môn công nghệ lớp 12” kết hợp với việc sử dụng đồ dùng trực
trong dạy thực hành môn Công nghệ 12 được thể hiện cụ thể là:
Về phía thầy.
- Say mê nghiên cứu, tìm tòi, học tập các kiến thức chuyên sâu liên quan đến nghành
kỹ thuật điện và điện tử, rèn luyện kỹ năng thực hành của bản thân để đáp ứng được
nhu cầu học tập của học sinh.
- Tích cực tìm kiếm các dụng cụ, linh kiện ngoài thực tế để đưa vào minh họa cho bài
dạy và sử trong các bài thực hành giúp học sinh thấy được các linh kiện điện tử, sản
phẩm điện tử được sử dụng ngoài thực tế và được ứng dụng trong đời sống, sản xuất.
- Xây dựng một hệ thống các bài dạy thực hành của chương trình lớp 12 một cách
khoa học hợp lý phù hợp với đối tượng học sinh và đúng theo phân phối chương trình
sách giáo khoa.
Về phía trò.
- Học sinh thích thú, say mê học tập, phát huy tính chủ động sáng tạo trong học tập và
khắc sâu kiến thức bài học.
- Học sinh được thực hành và làm việc nhiều hơn, được tìm tòi, phát huy tính sáng tạo
của mình trong các tiết học thực hành. Các em đã làm được một số mạch điện tử đơn
giản ứng dụng trong thực tế đời sống. (Mạch chỉnh lưu, mạch đa hài, mạch khuếch đại,
mạch điều khiển tốc độ động cơ…)
Kết quả đạt được sau khi ứng dụng đề tài vào giảng dạy lớp 12 tại trường THPT
Năm học Loại Giỏi Loại Khá Loại T.Bình Loại Yếu, Kém
PHẦNII. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Trong dạy học thực hành thiết bị dạy học được gắn bó chặt chẽ với phương pháp
dạy học. Đặc thù của môn công nghệ là môn học gắn liền với kỹ thuật, với thực tiễn,
với sản xuất do vậy không thể dạy "chay" chỉ bằng lời nói mà phải có cơ sở vật chất và
thiết bị tối thiểu để dạy thực hành. Những thiết bị và dụng cụ để dạy thực hành này
không chỉ cung cấp cho thầy giáo mà phải cung cấp đầy đủ cho học sinh, để các em rèn
luyện kỹ năng thực hành.
Qua việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng giờ dạy thực hành môn công

nghệ lớp 12” tôi nhận thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy thực hành môn
Công nghệ 12, thực sự giúp cho học sinh hứng thú trong học tập. Giúp học sinh hiểu bài
sâu sắc hơn và phát triển tư duy, rèn kỹ năng thực hành và tác phong lao động công
nghiệp.
Bản thân tôi nhận thấy việc tự học, tự nghiên cứu để không ngừng trau dồi về kiến
thức, về phương pháp giảng dạy, rèn luyện tay nghề trong giảng dạy thực hành là việc
làm vô cùng cần thiết, giúp học sinh hiểu bài sâu sắc và học sinh hứng thú, thích học,
ham học và muốn học. Có như vậy mới đáp ứng được lòng tin yêu của học sinh và yêu
cầu của xã hội. Tôi nhận thấy tính khả thi của đề tài là rất lớn.
Bài 11 THỰC HÀNH
LẮP RÁP MẠCH NGUỒN CHỈNH LƯU CẦU
CÓ BIẾN ÁP VÀ TỤ LỌC
I. MỤC TIÊU
- Lắp được các linh kiện điện tử lên bo mạch thử theo sơ đồ nguyên lý.
- Có ý thức thực hiện đúng quy trình và quy định về an toàn lao đọng.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị nội dung: Nghiên cứu bài 11, Ôn lại bài 3-7-9
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Số TT Tên dụng cụ, vật liệu SL cho 1 nhóm HS Ghi chú
1 Nguồn điện 220
V
1 ổ cắm đôi
2 Đồng hồ vạn năng 1 chiếc
3 Bo mạch cắm chân 1 chiếc
4 Bo mạch hàn chân 1 chiếc
5 Mổ hà xung, thiếc hàn, nhựa thông 1 chiếc
6 Máy thu thanh 1 chiếc
7 Kìm điện 1 chiếc
8 Dây điện lõi đơn 2 mét
9 Biến áp loai 220

V
/ 12
V
1 chiếc
10 Điốt tiếp mặt D4007 5 chiếc
11
Tụ hoá 1000µF – 50
V
1 chiếc
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Bước 1 Ổn định lớp
Bước 2 Giới thiệu bài mới
Nội dung và qui trình thực hành
I. ÔN LẠI KIẾN THỨC CŨ CÓ LIÊN QUAN
1. Đi ốt bán dẫn tiếp mặt (Điôt thường)
- Đi ốt bán dẫn có cấu tạo gồm hai lớp bán dẫn P và N
ghép lại với nhau trong vỏ thủy tinh hoặc nhựa
- Điôt tiếp mặt có công suất lớn dùng để chỉnh lưu.
- Điôt chỉ cho dòng điện đi từ A sang K
- Điôt còn tốt khi: R
AK
nhỏ, R
KA
lớn.
2. Tụ hoá
- Tụ hoá gồm hai hoặc nhiều tấm nhôm đặt song song và cách điện với nhau bởi lớp hoá
chất.
- Tụ điện dùng để ngăn cách dòng một chiều và cho dòng xoay chiều đi qua (có tính
chất phóng, nạp)
- Tụ hóa còn tốt khi độ phóng nạp tốt

3. Mạch chỉnh lưu đơn giản
P N
A K
S liu thit k: in ỏp vo bin ỏp ngun 220
V
, 50
Hz
; in ỏp ra 12
V
dũng in ti
0,5
A
.
Bin ỏp:
II. TIN HNH THC HNH
Phõn hc sinh lm 4 nhúm ng vi 4 t.
HOT NG CA THY V TRề NI DUNG THC HNH
HOT NG 1
Gv hng dn HS kim tra iụt, t
in, bin ỏp ngun.
HOT NG 2
Gv hng dn HS cm linh kin lờn bo
mch cm
HOT NG 3
Gv kim tra bo mch ca HS
Bớc 1
Kiểm tra tốt xấu và các cực của 4 điôt
- Dùng đồng hồ vạn năng đặt thang đo điôt hoặc
thang đo .
- Đặt hai đầu que đo vào 2 chân điôt. Nếu đồng

hồ chỉ R
AK
nhỏ, R
KA
lớn thì điôt còn tốt và ứng
với que đỏ là anôt
Kiểm tra tụ điện
- Dùng đồng hồ vạn năng đặt thang đo tụ điện
hoặc thang đo .
- Đặt hai đầu que đo vào 2 chân tụ điện nếu đồng
hồ chỉ về 0 sau đó chạy dần về là tụ còn tốt.
Nếu đồng hồ không chạy là tụ hỏng.
Kiểm tra biến áp nguồn
- Dùng đồng hồ vạn năng đặt thang đo điện áp
xoay chiều.
- Đặt hai đầu que đo vào 2 khe ổ cắm để đo điện
áp vào. Đặt hai đầu que đo vào 2 dây ra của biến
áp để đo điện áp ra.
Bớc 2
Bố trí linh kiện lên bo mạch thử theo sơ đồ
nguyên lý:
- Cắm các linh kiện theo sơ đồ trên bo mạch cắm
- Chú ý cắm cân đối, bố trí hợp lý, chặt, an toàn.
Bớc 3
U
1
U
2
C
U

1
U
2
C
HOT NG 4
HS cắm điện và đo các thông số của
mạch chỉnh lu
Kiểm tra mạch lắp ráp.
Sau khi các nhóm cắm linh kiện trên bo mạch
xong, mời giáo viên đến cùng kiểm tra độ chính
xác của mạch điện.
Bớc 4
- Giáo viên cho các nhóm HS cắm điện và tiến
hành đo điện áp một chiều của mạch chỉnh lu.
+khi không có tụ lọc.
+ khi có tụ lọc.
- Ghi kết quả vào mẫu báo cáo.
- Nối nguồn điện ra với máy thu thanh để kiểm
tra tín hiệu âm thanh.
III. TIN HNH THU DN PHềNG THC HNH
- Nhc cỏc thnh viờn trong nhúm v sinh khu nhúm mỡnh thc hnh.
- Sau khi song bỏo cỏo vi giỏo viờn ging dy.
IV. TNG KT NH GI KT QU THC HNH
- Giỏo viờn nhn xột gi hc
+ Kt qu hc sinh ó lm c.
+ Nờu nhng tn ti thiu xút ca hc sinh.
+ Nhn xột v ý thc, thỏi hc tp ca hc sinh.
- Nhc hc sinh hon thnh mu bỏo cỏo, tho lun v ỏnh giỏ kt qu
- Giỏo viờn chm mu bỏo cỏo ca HS v cho im ỏnh giỏ.
- Nhc hc sinh v nh hn mch chnh lu trờn bo mch hn.

V. MU BO CO
BÀI MẠCH CHỈNH LƯU CẦU
Họ và tên………………………………………… …………… Lớp……………
1. Kết quả nhận biết, kiểm tra các linh kiện
+ Biến áp nguồn:
+ Các điôt:
+ Tụ điện:
2. Kết quả đo điện áp
+ Điện áp nguồn:
+ Điện áp ra khi chưa có tụ lọc:
+ Điện áp ra có tụ lọc :
3. Nhận xét về âm thanh của máy thu thanh.
+ Khi chưa có tụ lọc:
+ Khi có tụ lọc :

×