Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

ứng dụng phương pháp đột biến nhằm tăng cường khả năng đối kháng bệnh héo xanh cà chua do vi khuẩn ralstonia solanacearum của một số chủng vi sinh vật đối kháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 100 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
………… o0o…………



TRẦN QUANG MINH





NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỘT BIẾN NHẰM
TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG BỆNH HÉO XANH CÀ
CHUA DO VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM CỦA MỘT
SỐ CHỦNG VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC












Hà Nội – 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
………… o0o…………



TRẦN QUANG MINH





NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỘT BIẾN NHẰM
TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG BỆNH HÉO XANH CÀ
CHUA DO VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM CỦA MỘT
SỐ CHỦNG VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC











Hà Nội – 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin cảm ơn phòng Đào tạo và các thầy cô giáo tại Cơ sở đào tạo sau đại
học Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam luôn quan tâm, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
và kính trọng sâu sắc tới TS. Lê Như Kiểu – Trưởng bộ môn Vi sinh vật –
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực tập.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú và các anh chị trong bộ môn Vi sinh
vật – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, góp ý và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập.


Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2010
Học viên
Trần Quang Minh



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT





ADN
Axít deoxyribonucleic
AO
Acridine da cam
ARN
Axít ribonucleic
Bp
Base pair (cặp bazơ)

rARN
ARN riboxom
C
hc

Các bon hữu cơ
CFU
Colony forming unit (Đơn vị hình thành khuẩn lạc)
CT
Công thức
cs
Cộng sự
ĐC
Đối chứng
N
ts

Nitơ tổng số
PCR
Polymerase chain reaction (Phản ứng chuỗi trùng hợp)
P
ts

Phốt pho tổng số
VSV
Vi sinh vật
VSVĐK
Vi sinh vật đối kháng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




MỤC LỤC BẢNG

Tên bảng
Trang
Bảng 1.
Đặc tính sinh lý sinh hoá chính của vi khuẩn R.solanacearum
8
Bảng 2.
Đánh giá độc tính vi khuẩn Ralstonia solanacearum
26
Bảng 3.
Đặc điểm hình thái khuẩn lạc các chủng vi khuẩn phân lập
từ đất bệnh và cây bệnh
34
Bảng 4.
Nguồn gốc và đặc điểm hình thái của các chủng vi khuẩn
phân lập được
44
Bảng 5.
Hoạt lực đối kháng của các chủng vi khuẩn với đại diện
các chủng R. solanacearum
45
Bảng 6.
Đặc điểm sinh học của các chủng vi khuẩn đối kháng
47
Bảng 7.
Kết quả định danh các chủng vi khuẩn đối kháng
bằng chương trình NCBI BLAST

49
Bảng 8.
Kích thước vòng đối kháng của các thể đột biến của chủng
DM ở nồng độ xử lý AO 24 µl/ml

50
Bảng 9.
Kích thước vòng đối kháng của các thể đột biến của chủng
DM ở nồng độ xử lý AO 30 µl/ml

51
Bảng 10.
Kích thước vòng đối kháng của các thể đột biến chủng BK

ở nồng độ xử lý AO 24µl/ml

53
Bảng 11.
Kích thước vòng đối kháng của các thể đột biến chủng
BK
1
ở nồng độ xử lý AO 30 µl/ml

54
Bảng 12.
Tác động của một số thể đột biến lên bệnh héo xanh cà chua
trong điều kiện nhà kính
57
Bảng 13.
Ảnh hưởng của một số thể đột biến đến khả năng sinh

58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

trưởng và phát triển của cây cà chua giống HT7 khi 2 tuần
tuổi
Bảng 14.
Kết quả thử độc tính của chế phẩm đối kháng trên chuột
59
Bảng 15.
Kết quả xử lý thống kê trọng lượng chuột thí nghiệm
60
Bảng 16.
Ảnh hưởng của thành phần môi trường lên men đến mật độ và
hoạt tính sinh học của hai thể đột biến
63
Bảng 17.
Ảnh hưởng nhệt độ môi trường lên men đến mật độ và
hoạt tính sinh học của hai thể đột biến
67
Bảng 18:
Ảnh hưởng độ pH môi trường lên men đến mật độ và hoạt
tính sinh học của hai thể đột biến
67
Bảng 19.
Mật độ vi khuẩn đột biến trên nền chất mang khác nhau
sau 6 tháng lưu giữ bảo quản
67
Bảng 20.
Thành phần lý hóa của than bùn
69

Bảng 21.
Thành phần lý hóa của bột bã mía
69
Bảng 22.
Kích thước vòng đối kháng của các thể đột biến trong chế
phẩm
71
Bảng 23.
Một số tính chất hóa học và sinh học đất thí nghiệm
(Mê Linh- Hà Nội)
73
Bảng 24.
Khả năng phòng chống bệnh héo xanh cà chua của thể đột
biến trên ruộng trồng tại xã Tiền Phong- Mê Linh- Hà
Nội
74
Bảng 25.
Ảnh hưởng của chế phẩm vi khuẩn đột biến đến năng suất
cà chua tại xã Tiền Phong- Mê Linh- Hà Nội
76


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





DANH MỤC HÌNH


Tên hình
Trang
Hình 1.
Cây cà chua bị bệnh héo xanh do R. Solanacearum
39
Hình 2.

Biểu hiện triệu chứng nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn ở lát
cắt dọc đoạn thân cây cà chua
40
Hình 3.
Một số hình thái khuẩn lạc đại diện cho vi khuẩn
gây bệnh héo xanh cà chua
41
Hình 4.
Sản phẩm PCR của các chủng vi khuẩn gây bệnh trên cà
chua
43
Hình 5.
Hoạt tính đối kháng của một số chủng vi khuẩn
46
Hình 6.
Hoạt tính đối kháng của một số thể đột biến
52
Hình 7.
Khả năng phòng trừ bệnh héo xanh của một số thể đột biến
trong điều kiện nhà lưới
56
Hình 8.
Hình ảnh chuột sau 4 tuần thí nghiệm

60
Hình 9.
Hoạt tính đối kháng của các thể đột biến trong chế phẩm sau
6 tháng
72
Hình 10
Các giai đoạn bón chế phẩm vi sinh vật đột biến
74

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
MỤC LỤC


Trang
MỞ ĐẦU
1
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Cơ sở khoa học của đề tài
2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2
4. Mục tiêu của đề tài
3
5. Nội dung nghiên cứu
3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4

1.1. Tình hình gieo trồng cà chua ở Việt Nam và trên thế giới
4
1.2. Bệnh héo xanh cà chua
4
1.3. Mức độ phổ biến và gây hại của R. solanacearum
5
1.4. Vi khuẩn Ralstonia solanacearum
6
1.4.1. Hình thái và phân loại
6
1.4.2. Đặc điểm sinh lý, sinh hoá của vi khuẩn R. solanacearum
8
1.4.3. Tính độc của Ralstonia solanacearum
9
1.5. Các con đường xâm nhiễm của vi khuẩn R. solanacearum
11
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vi
khuẩn R.solanacearum
11
1.6.1. Nhiệt độ không khí
11
1.6.2. Nhiệt độ đất
12
1.6.3. Cường độ chiếu sáng
12
1.6.4. Độ ẩm của đất
12
1.6.5. Ảnh hưởng của các loại đất
12
1.7. Biện pháp phòng trừ

13
1.7.1. Biện pháp hóa học
13
1.7.2. Biện pháp sinh học
13
1.8. Phòng trừ bệnh hại cây trồng bằng phương pháp sinh học
14
1.8.1. Khái niệm
14
1.8.2. Lựa chọn tác nhân phòng trừ sinh học
15
1.8.3. Sử dụng tác nhân vi sinh vật trong phòng bệnh hại thực vật
15
1.9. Nghiên cứu đột biến
16
1.9.1. Khái niệm đột biến
16
1.9.2. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lý
17
1.9.3. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hoá học
17
1.10. Phương pháp phát hiện đột biến
19
1.10.1. Phương pháp đề kháng
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
1.10.2. Phương pháp làm giàu chậm
19

1.10.3. Phương pháp làm giàu hạn chế
20
1.10.4. Phương pháp làm giàu nhờ penicilline
20
1.10.5. Phương pháp lọc
20
1.10.6. Trong phương pháp in
20
1.11. Mục đích tạo ra các thể đột biến
21
1.12. Ảnh hưởng của liều lượng và cường độ các chất gây đột biến
21
1.13. Thành tựu chọn tạo giống vi sinh vật bằng phương pháp đột biến
22
1.13.1. Một số thành tựu chọn tạo giống vi sinh vật bằng phương
pháp đột biến trên thế giới và ở Việt Nam
22
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
24
2.1. Vật liệu
24
2.2. Phương pháp nghiên cứu
25
2.2.1. Phân lập và tuyển chọn chủng Ralstonia solanacearum gây
bệnh héo xanh cà chua
25
2.2.1.1. Thu mẫu và phân lập vi khuẩn gây bệnh
25
2.2.1.2. Đánh giá tính độc của R. solanacearum
26

2.2.1.3. Nhận dạng vi khuẩn R. solanacearum bằng kỹ thuật PCR
27
2.2.2. Phương pháp phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật đối
kháng
29
2.2.3. Nghiên cứu các đặc điểm sinh học và phân loại các chủng vi
khuẩn đối kháng
32
2.2.3.1. Xác định đặc tính sinh lý, sinh hóa
32
2.2.3.2. Phân loại vi sinh vật đối kháng bằng phương pháp tự gen
phần tử 16S rARN
34
2.2.4. Phương pháp xử lý đột biến
35
2.2.5. Phương pháp đánh giá khả năng phòng chống bệnh héo xanh
cà chua của chế phẩm vi sinh vật trong điều kiện nhà lưới quy mô
nhỏ
36
2.2.6. Đánh giá tính an toàn của các chủng vi sinh vật đối kháng
37
2.2.7. Phương pháp đánh giá khả năng kiểm soát bệnh héo xanh cà
chua của chế phẩm vi sinh đối kháng ngoài đồng ruộng
37
2.2.8. Phương pháp xử lý số liệu
38
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
39
3.1. Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn R.solanacearum gây bệnh héo
xanh cà chua

39
3.1.1. Thu mẫu, phân lập và tuyển chọn vi khuẩn gây bệnh
39
3.1.2. Thử nghiệm tính độc của các chủng R. solanacearum
42
3.1.3. Nhận dạng vi khuẩn R. solanacearum bằng kỹ thuật PCR
42
3.2. Phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật đối kháng với R.
solanacearum từ mẫu cây và đất trồng cà chua
43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
3.2.1. Thu mẫu, phân lập vi khuẩn đối kháng
43
3.2.2. Đánh giá hoạt lực đối kháng của các chủng vi khuẩn
45
3.3. Nghiên cứu các hoạt tính sinh học và phân loại các chủng vi sinh
vật đối kháng
47
3.3.1. Nghiên cứu các hoạt tính sinh học
47
3.3.2. Phân loại vi sinh vật đối kháng bằng phương pháp giải trình tự
gen phần tử 16S rARN
48
3.4. Xử lý đột biến và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính đối
kháng cao nhất với vi khuẩn R. Solanacearum gây bệnh héo xanh
bằng phương pháp đột biến
50
3.4.1. Xử lý đột biến và tuyển chọn các thể đột biến

50
3.5. Đánh giá khả năng kiểm soát bệnh héo xanh cà chua của một số
thể đột biến trong nhà lưới
55
3.6. Đánh giá tính an toàn của các chủng vi sinh vật đối kháng
58
3.7. Nghiên cứu, sản xuất chế phẩm vi sinh vật đột biến phòng trừ
bệnh héo xanh cà chua
61
3.7.1. Giống vi sinh vật
61
3.7.2. Môi trường nhân giống
61
3.7.3. Nghiên cứu lựa chọn môi trường sản xuất
62
3.7.4. Một số yếu tố chính ảnh hưởng quá trình lên men thu sinh khối
64
3.7.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình lên men vi khuẩn đột
biến
64
3.7.4.2. Ảnh hưởng của pH đến quá trình lên men vi khuẩn đột biến
65
3.7.4.3. Nghiên cứu lựa chọn chất mang
69
3.7.4.4. Nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn đột biến
70
3.7.4.5. Đánh giá hoạt tính đối kháng của các chế phẩm đột biến
trong thời gian bảo quản
71
3.8. Đánh giá hoạt tính đối kháng của chế phẩm trong điều kiện ngoài

đồng ruộng
72
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
77
1. KẾT LUẬN
77
2. KIẾN NGHỊ
78
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
79
A. Phần tiếng Việt
79
B. Phần tiếng Anh
82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thực tế ngành nông nghiệp ở các nước trên thế giới nói chung
và ở Việt Nam nói riêng gặp rất nhiều khó khăn về một số bệnh nghiêm
trọng, trong đó đặc biệt là bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum gây
ra. Đây là một trong những loại bệnh cây trồng thuộc đối tượng quan tâm
nhất của chương trình phòng trừ tổng hợp của FAO [41].
Ở nước ta bệnh héo rũ do vi khuẩn đã phát sinh ở hầu hết các địa
phương có trồng các cây như: cà chua, vừng, lạc, thuốc lá, khoai tây, ở các
tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hoá,
Nghệ An có nơi có lúc bệnh đã gây thiệt hại nặng tới mức gây chết 100%

cây trồng [1,3, 10, 11, 13]. Nhưng cho tới nay, những nghiên cứu về bệnh
héo rũ vi khuẩn trên cây trồng chưa nhiều và chưa sâu, chủ yếu chỉ giới hạn
trong phạm vi xác định mức độ thiệt hại, sự phân bố của bệnh và bước đầu
xác định nguồn gen kháng trong tập đoàn một số giống cây trồng hiện có.
Đã có nhiều nghiên cứu tuyển chọn các chủng vi khuẩn đối kháng để ứng
dụng trong phòng trừ bệnh héo này. Song mới chỉ dừng ở mức độ phân lập
và tuyển chọn được chủng vi khuẩn đối kháng dạng dại.
Mặc dù phòng trừ bệnh héo xanh bằng các chế phẩm sinh học đang là
mối quan tâm của nhiều cơ quan nghiên cứu trong nước, nhưng cho đến nay
chưa có sản phẩm nào có hiệu quả phòng trừ cao và nếu có chỉ có tác dụng
trên một đối tượng cây trồng nhất định. Lý do chủ yếu là do hạn chế về
Khoa học và công nghệ. Do vậy việc ứng dụng các kỹ thuật đột biến rất có
triển vọng tạo ra được các chủng vi sinh vật mới có tính đối kháng cao hơn,
phổ đối kháng rộng hơn chủng gốc phục vụ sản xuất chế phẩm sinh học là
rất cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ những lý do và đòi hỏi nêu trên,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ứng dụng phƣơng pháp đột biến
nhằm tăng cƣờng khả năng đối kháng bệnh héo xanh cà chua do vi
khuẩn Ralstonia solanacearum của một số chủng vi sinh vật đối kháng”.
2. Cơ sở khoa học của đề tài
- Trước tình hình thực tế bệnh héo xanh một số cây trồng ở Việt Nam
và trên thế giới, cần phải có nghiên cứu cơ bản và hiệu quả để có những kết
quả chính xác và khoa học về loài vi khuẩn R.solanacearum;
- Dựa vào kết quả nhiên cứu, phương pháp phân lập, nhận dạng và đặc
trưng loài R.solanacearum của các nhà tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu
loài vi khuẩn này;
- Trong chiến lược phòng chống bệnh héo xanh một cây trồng bằng
biện pháp sinh học, các nghiên cứu ở nước ngoài trước hết thường bắt đầu từ

tìm kiếm những vi sinh vật đối kháng dễ kiểm soát mà không gây bệnh cho
người, gia súc, thực vật;
- Ở Việt Nam một số tác giả cũng đó tiến hành nghiên cứu khả năng sử
dụng các vi sinh vật (VSV) trong phòng trừ bệnh héo xanh một số cây trồng;
- Dựa vào khả sinh kháng sinh, một số chất hữu cơ hoặc khả năng cạnh
tranh các vi chất trong môi trường của một số loài vi khuẩn, dẫn đến chúng
có khả năng kìm hãm sinh trưởng và phát triển những loài vi khuẩn khác.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
-Cung cấp thêm số liệu, thông tin về bệnh héo xanh vi khuẩn cà chua;
- Xác định được những chủng R.solanacearum đang phổ biến ở một số
địa phương và độc tính của chúng, để có thể sử dụng cho nghiên cứu tiếp
theo về loài vi khuẩn này;
- Phân lập và tuyển chọn những chủng vi khuẩn có hoạt tính đối kháng
cao với R.solanacearum để sử dụng trong phòng chống bệnh héo xanh;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
- Tuyển chọn các chủng vi khuẩn đối kháng có hoạt tính sinh học cao,
ổn định trong thời gian dài bằng phương pháp đột biến phục vụ sản xuất chế
phẩm vi sinh vật đối kháng;
4. Mục tiêu của đề tài
- Phân lập, tuyển chọn, lưu giữ và ứng dụng các chủng vi sinh vật đối
kháng trong phòng trừ bệnh héo xanh cà chua;
- Sử dụng phương pháp đột biến nhằm tăng cường khả năng đối kháng
bệnh héo xanh cây trồng của một số chủng vi sinh vật đối kháng;
- Đánh giá khả năng kiểm soát bệnh héo xanh của chế phẩm vi sinh
đối kháng đột biến phòng chống bệnh héo xanh cà chua ở phạm vi phòng thí
nghiệm, nhà lưới và đồng ruộng quy mô nhỏ;
5. Nội dung nghiên cứu
1. Phân lập và tuyển chọn một bộ sưu tập đa dạng các chủng vi khuẩn

R.solanacearum gây bệnh héo xanh cà chua;
2. Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn đối kháng (VKĐK) với
R.solanacearum từ những mẫu đất và mẫu cây cà chua;
3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và phân loại các chủng VKĐK;
4. Tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính đối kháng cao nhất với vi
khuẩn R.solanacearum gây bệnh héo xanh bằng phương pháp đột biến;
5.Đánh giá khả năng phòng chống bệnh héo xanh cà chua của chế phẩm vi
sinh vật trong điều kiện nhà lưới quy mô nhỏ
6. Đánh giá tính an toàn của các chủng vi sinh vật đối kháng;
7. Nghiên cứu, sản xuất chế phẩm vi sinh vật đột biến phòng trừ bệnh héo
xanh cà chua;
8. Đánh giá hoạt tính đối kháng của chế phẩm trong điều kiện ngoài đồng
ruộng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình gieo trồng cà chua ở Việt Nam và trên thế giới
Cà chua được trồng rất phổ biến ở nước ta, những năm gần đây diện
tích trồng cà chua vào khoảng 10000 - 12000 ha mỗi năm. Cà chua được
trồng chính vụ vào tháng 10 hàng năm và thu hoạch đến hết tháng 2 năm
sau, nhưng thường có vụ sớm và vụ muộn. Vụ sớm được trồng vào tháng 8
hàng năm còn vụ muộn vào tháng giêng năm sau. ở miền Bắc cà chua được
trồng chủ yếu ở những vùng ven đô và những vùng trọng điểm canh tác rau
màu của một số tỉnh, thành phố như: Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà
Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Vĩnh Phúc. Hơn 70% sản lượng (khoảng
80000 tấn) được thu hoạch trong vụ đông xuân (tháng 12 năm trước đến
tháng 3 năm sau).
Theo số liệu của FAO năm 1999, trên thế giới hiện có 158 nước trồng

cà chua với tổng diện tích khoảng 3,594 triệu ha, đứng đầu trong các loại
rau, năng suất trung bình là 25,4 tấn/ha và sản lượng hàng năm xấp xỉ 91,29
triệu tấn quả. Châu Á là khu vực trồng cà chua nhiều nhất: 1,19  1,22 triệu
ha và cũng là nơi có sản lượng cao nhất: 26,7  28,5 triệu tấn. Các nước có
diện tích trồng cà chua lớn như: Trung Quốc: 339300 ha, Ai Cập: 140000
ha, Philippn: 16500 ha, Thái Lan: 12000 ha. Nhìn chung diện tích trồng cà
chua ở Việt Nam và trên thế giới là rất lớn.
1.2. Bệnh héo xanh cà chua
Bệnh héo xanh cà chua là do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra,
là một loại bệnh có nguồn gốc từ đất, phổ biến nhất ở các vùng nhiệt đới,
cận nhiệt đới và nhiệt độ ấm trên thế giới [52, 55, 58].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Biểu hiện đầu tiên của bệnh có thể quan sát thấy đó là những lá non ở
phần ngọn của cây bị héo trước tiên và dần dần rủ xuống. Sau đó phần bị
héo chuyển dần xuống phía dưới gốc cây (phần lớn các trường hợp thấy
những nhánh cây có biểu hiện héo trước). Những triệu chứng điển hình như
trên thường gặp ở những cây đang vào giai đoạn sinh trưởng và phát triển
mạnh nhất, đó là thời kỳ cây bắt đầu ra hoa, kết quả. Hiện tượng này phổ
biến đến mức làm cho nhiều nhà nghiên cứu thường băn khoăn tự hỏi, phải
chăng có sự biến đổi sinh lý sâu sắc trong cây ở giai đoạn này nên khiến cho
cây dễ bị nhiễm và phát bệnh.
Năm 1965, Kelman và Sequeira đã tìm ra được một số cơ chế phát
sinh của bệnh. Nhờ khả năng thiết lập một quần thể động trong quản bào và
mạch gỗ của cây, nó khác biệt với phần lớn vi khuẩn gây thối lá, thối rữa và
gây khối u [54].
1.3. Mức độ phổ biến và gây hại của R. solanacearum
Ngày nay, R.solanacearum được ghi nhận là vi khuẩn gây hại cây trồng
ở hầu hết các châu lục, phổ biến là ở các nước Angola, Trung Quốc,

Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Srilanka, Ethiopia, Lybia, Kenya, Hoa Kỳ,
Việt Nam, Zambia [1, 10, 30, 34]. Ở Việt Nam, bệnh héo xanh cà chua do vi
khuẩn R.solanacearum gây ra là một trong những bệnh gây hại phổ biến làm
chết héo hàng loạt cây cà chua trên đồng ruộng, nhất là ở vùng đồng bằng
sông Hồng. Bệnh được ghi nhận trên cà chua, khoai tây, thuốc lá, lạc, vừng,
gừng, ớt [5, 16, 17, 18]… Ở Indonesia, bệnh được phát hiện đầu tiên trên lạc
vào năm 1905 ở vùng Cirebo. Thiệt hại do bệnh gây ra có thể từ 15 – 90 %
năng suất [30, 46]. Ở Đài Loan bệnh được gây hại trên cà chua, khoai tây,
thuốc là, ớt, lạc… trên nhiều loại cây trồng sự thiệt hại do bệnh gây ra có thể
từ 5 – 100 % năng suất [40].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
1.4. Vi khuẩn Ralstonia solanacearum
1.4.1. Hình thái và phân loại
Tế bào loài R.solanacearum có hình oval ngắn, gram âm, tròn ở hai đầu,
thường thấy ở dạng đơn, ghép đôi hoặc ghép 4, nhưng ít khi kết thành chuỗi.
Tuy có sự dao động đáng kể nhưng kích thước của chúng khoảng 0,5 - 1,0 µm 
1,5 – 5,0 µm (Bergey’s Manual of Determinative Bacteriology, 1994). Hầu như
chúng luôn chuyển động, có một đến vài tiên mao ở một cực của tế bào, bề mặt
khuẩn lạc thường nhẵn, đôi khi gồ ghề, chảy hoặc không chảy, màu trắng đục
hoặc phớt hồng, hoặc trắng. Cả chủng có tính độc cao và tính độc thấp đều có
các lông nhỏ ở rìa [18, 53 ].
Vị trí phân loại của R. solanacearum được sắp sếp như sau: Bacteria-
Proteobacteria-

Proteobacteria- Burkholderiales- Burkholderiaceae-Ralstonia
solanacearum.
Trong gần 30 năm qua, một hệ thống phân loại theo hai xu hướng đã
được sử dụng, nó phản ánh những hướng tiếp cận thật khác biệt để giải

quyết vấn đề phân loại dưới loài.
- Xu hướng thứ nhất, đề cao ái lực giữa vi khuẩn với cây chủ và xác
lập ra các nòi “race”.
- Xu hướng thứ hai, khai thác các đặc điểm sinh hoá đã được lựa chọn
kỹ, làm cơ sở để phân biệt thành các chủng sinh học (biovar).
“Chủng” và “chủng sinh học” đều là cách ghép nhóm mang tính hình
thức ở mức độ cấu trúc dưới loài và không bị ràng buộc bởi bất kỳ một khoá
phân loại vi khuẩn nào. Kết quả 5 chủng đã được mô tả dựa vào quan hệ mật
thiết với cây chủ và 5 biovar khác nhau dựa vào khả năng sử dụng các nguồn
cacbon khác nhau (3 đường và 3 rượu). Biovar 1 và 2 thuộc loại dinh dưỡng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
kém linh hoạt so với biovar 3 và 4, giữa các biovar còn khác nhau bởi các
hình ảnh điện di đồ, các protein màng. Biovar 1 và 2 còn khác biovar 3, 4 và
5 trên cơ sở các mẫu ADN thăm dò và trên cơ sở phân tích RFLP.
Biovar 1 và 2 chiếm ưu thế ở châu Mỹ, biovar 3 ở châu Á. Ở Philippin
thấy có mặt cả 4 biovar, còn biovar 2 có phân bố địa lý rộng nhất, trong khi
đó biovar 3 có đặc điểm dinh dưỡng linh hoạt hơn cả. Có một bằng chứng
cho rằng R. solanacearum là một loài cổ, chỉ có quan hệ xa với các loài
thuộc chi Ralstonia. Theo phân loại, R. solanacearum như là một nhóm ở
bên trong Ralstonia đã được biết trong nhiều năm dựa vào phân tích số liệu
của những đặc điểm hình thái, lai ADN - ADN hoặc ARN - ARN [68].
Các chủng R. solanacearum biến đổi mạnh về các hoạt động sinh hoá,
phổ cây chủ và khả năng gây bệnh. Năm 1964, Buddenhagen đã đề cập đến
các sơ đồ phân loại khác nhau và chia R. solanacearum thành 3 chủng dựa
trên hình thái và sinh thái học của chúng [32] :
Chủng 1: Gồm các cá thể gây bệnh ở thuốc lá, các cây chủ họ cà
(Solanaceae) và một số loài thực vật khác.
Chủng 2: Gồm các cá thể gây bệnh ở cây chủ thuộc họ Musaceae.

Chủng 3: Gồm các cá thể gây bệnh ở lạc, khoai tây và một số ít cây
chủ khác.
Năm 1964, Hayward đã nhóm các chủng thuộc loài R. solanacearum
thành 5 biovar. Dựa vào sự đa hình về chiều dài đoạn ADN được tạo ra bởi
các enzym cắt giới hạn (RFLP) và đã chia các chủng sinh học thành hơn 40
nhóm RFLP [56, 57]. Kelman và Hayward cho rằng R. solanacearum là một
loài không đồng nhất, đa dạng với tính chuyên hoá khác nhau, bao gồm một
số biovar và pathovar khác biệt nhau [52, 53].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
1.4.2. Đặc điểm sinh lý, sinh hoá của vi khuẩn R. solanacearum
Vi khuẩn R.solanacearum có dạng hình gậy, hai đầu hơi tròn, kích
thước 0,5 - 1,5 µm, gram âm, sinh trưởng hiếu khí, không hình thành bào tử,
có khả năng tổng hợp poly -  - hydroxybutyrat như là nguồn cacbon dự trữ.
Mặc dù nó không tạo ra sắc tố phát huỳnh quang nhưng nó có thể tổng hợp
sắc tố khuếch tán mầu nâu trên môi trường thạch có chứa Tyrozin.
R.solanacearum có thể khử nitrat thành nitrit và tạo ra khí nhưng không thể
thuỷ phân tinh bột, hoá lỏng yếu hoặc không hoá lỏng gelatin.
Những đặc tính sinh hoá chính của vi khuẩn R.solanacearum được
tóm tắt ở bảng 1 (Hayward, 1960 ) [47].
Bảng 1. Đặc tính sinh lý, sinh hoá chính của vi khuẩn R.solanacearum
Các chất thử
Phản ứng
Sự hoá lỏng gelatin
-
Sự thuỷ phân tinh bột
-
Kiểm tra MRI

-
Khả năng tạo indol
-
Sử dụng Arginin
-
Khả năng tạo H
2
S
+
Khử nitrat
+
Sinh khí từ nitrat
+ (Phần lớn các phân lập của “Thứ sinh học 3,
4)”
Thuỷ phân T.ween 80
+
Tổng hợp Le - van
+
Tác động đối với sức
litmut
+
Phản ứng oxidasa
+
Urê
+
Pectin
+
Sự ôxi hoá axetat
+
Sự ôxi hoá xitrat.

+
Sự ôxi hoá malonat
+
Sự ôxi hoá gluconat
+
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Chú thích:
(+): Phản ứng dương hoặc phát triển được.
(-): Phản ứng âm hoặc không phát triển.
Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển thay đổi từ 25 – 35
0
C.
R.solanacearum có phản ứng khác nhau với chất kháng sinh, các nòi vi
khuẩn có thể mẫn cảm với Streptomyxin, chống chịu với Penixilin,
Viomyxin, [21, 50]. R. solanacearum là loại vi sinh vật tồn tại ở trong đất
thường xuyên gây ra bệnh chết héo trên nhiều loại cây trồng như lạc, khoai
tây, cà chua, ớt, thuốc lá phổ biến rộng ở hầu hết khắp các vùng, gây tác hại
lớn cho sản xuất, chúng lan truyền theo nước tưới, xâm nhập vào cây qua
các vết thương và di chuyển vào trong các bó mạch. Bệnh thường xảy ra vào
lúc cây đang tăng trưởng. Vi khuẩn phát triển ở nhiệt độ tương đối cao, đất
ẩm, xâm nhập qua vết thương, sinh sản ở các bó mạch, ký chủ và di chuyển
ở các bó mạch từ thân đến lá, sinh độc tố phá bó mạch làm cây tắc nghẽn sự
vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng làm cây héo và chết, bệnh hại
nhiều trên đất cát pha, đất thịt bệnh nhẹ hơn. Trên những ruộng trồng luân
canh với cây lúa nước bệnh nhẹ. Vi khuẩn thích hợp ở nhiệt độ 30 – 37
0
C
nhiệt độ tối thiểu là 10

0
C, tối đa là 41
0
C, nhiệt độ gây chết là 52
0
C, mẫn
cảm được với môi trường khô [1, 20, 59].
1.4.3. Tính độc của Ralstonia solanacearum
Khi bị xâm nhiễm bởi R. solanacearum sau một thời gian (phụ thuộc
vào điều kiện môi trường) cây chủ bắt đầu bị héo, hiện tượng này là do có sự
bịt kín những bó mạch (xylem) bởi polysacarit ngoại bào do R.solanacearum
tiết ra, trước đây người ta vẫn cho rằng đó là N axetylgalactoamin
(GALNAc).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Năm 1954, Kelman kết luận, có mối quan hệ giữa hình thái khuẩn lạc
với tính độc và các chủng tổng hợp polysacarit ngoại bào là các chủng có
độc tính [54]. Các chủng đột biến của R. solanacearum có thể được phát
hiện dễ dàng khi canh khuẩn được cấy vạch trên môi trường thạch Kelman
có 2, 3, 5 Triphenyl tetrazolium clorit, kết hợp quan sát sau 36  48 giờ dưới
ánh sáng xuyên chéo. Những đột biến có tính độc yếu hoặc không có tính
độc hình thành các khuẩn lạc nhỏ hình chai, có một quầng đỏ xẫm nổi bật.
Chủng dại có độc tính hình thành những khuẩn lạc màu trắng, thể lỏng,
khoanh tròn không chuẩn mực với màu phớt hồng ở tâm. Những đột biến
hình chai mất độc tính có thể tách trực tiếp từ cây bệnh nhưng với số lượng
ít so với loại có độc tính. Sự hình thành các cá thể không có tính độc trong
canh khuẩn phụ thuộc vào điều kiện bảo quản. Những vi khuẩn có tính độc
có thể bảo quản được trong nước cất vô trùng [47, 48].
Tổng hợp chất nhầy polysacarit là một thuộc tính chung của tất cả các

chủng R. solanacearum có độc tính. Bản thân tính độc phức tạp hơn nhiều, nên
không thể giải thích chỉ căn cứ vào sự hiện hữu hay không hiện hữu của chất
nhầy polysacarit, vì tính độc nếu xem xét trong phạm vi mối quan hệ với tính đặc
hiệu loài thì không liên quan tới sự tổng hợp chất nhầy, thường các nguồn vi
khuẩn gây độc trên cà chua có độc tính cao hơn các nguồn phân lập từ các cây
chủ khác [31, 71, 74, 77].
Một sự tương quan chặt chẽ giữa việc tạo ra exopolysacarit (EPS) và tính
độc, được chứng minh bằng việc tạo ra những đột biến không độc, gen điều
khiển EPS nằm ở vùng gen ops và eps [77]. Cấu trúc của polysacarit đã được xác
định [38], những đột biến không có polysacarit và không độc hoàn toàn sẽ không
có khả năng hình thành khuẩn lạc trên rễ cây chủ. Những số liệu này cho thấy, đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
có mối liên quan giữa tính độc, tính xâm thực vào rễ và chất lượng của
polysacarit đã được tạo ra trong thân cây.
1.5. Các con đƣờng xâm nhiễm của vi khuẩn R. solanacearum
Người ta thường thấy các hình thức chủ yếu mà R. solanacearum xâm
nhập vào cây chủ như sau:
- Do tương tác giữa vi khuẩn gây bệnh với các quần thể đơn bào ăn rễ
như giun tròn thì tỷ lệ mắc bệnh cao vi giun tròn làm tổn thương và biến
dạng bộ rễ và qua đó vi khuẩn rễ dàng xâm nhập vào [33,50].
- Côn trùng sâu hại mang vi khuẩn, chúng chích hút vào cây, qua đó vi
khuẩn rễ dàng xâm nhập vào cây chủ. Hình thức này rất phổ biến và vi
khuẩn lan truyền nhanh có thể làm cho cả một cánh đồng bị chết héo [50].
- Do sự chăm sóc làm cho cây bị đứt rễ, sây xát thân, dập lá…mà vi
khuẩn tiềm trữ trong đất, không khí hoặc qua nguồn nước có cơ hội tấn công
vào cây chủ.
- Với những vi khuẩn có khả năng gây bệnh mạnh, chúng có thể xâm
nhập qua các lỗ mở ở rễ cây, khí khổng ở lá cây, thủy khổng và lỗ ở vỏ [50].

1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phát triển của vi
khuẩn R.solanacearum
1.6.1. Nhiệt độ không khí
Bệnh héo xanh thường xuất hiện ở những vùng có khí hậu nóng ẩm.
Nhiệt độ thích hợp cho R.solanacearum phát triển là 25 – 35
0
C, nhiệt độ tối
thiểu 10
0
C tối đa là 41
0
C, pH thích hợp 7 – 7,2 [55]. Tốc độ phát triển của
bệnh tăng sau khi lây nhiễm nếu nhiệt độ tăng trong phạm vi 26,7 – 37,8
0
C.
Nhiệt độ cao làm tăng tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn gây bệnh trong cây
chủ, dẫn đến cây bị héo nhanh hơn, số lượng vi khuẩn thôi vào đất nhiều
hơn, dẫn đến sự xâm nhiễm vào cây bên cạnh cũng tăng lên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
1.6.2. Nhiệt độ đất
Nhiệt độ trên 25
0
C và ở độ sâu 5 cm cùng với độ ẩm của đất cao là điều
kiện thuận lợi cho bệnh héo xanh phát triển [59].
Ngoài nhiệt độ không khí, nhiệt độ của đất cũng là một yếu tố ảnh
hưởng đến sinh trưởng và phát triển của R.solanacearum. Vaughan đó phát
hiện ra rằng, bệnh héo xanh vi khuẩn không phát triển khi nhiệt độ của đất
dưới 21,1

0
C mặc dù sự xâm nhiễm vẫn xảy ra.
1.6.3. Cường độ chiếu sáng
Đã có một số nghiên cứu, khảo sát ảnh hưởng phối hợp của cường độ
chiếu sáng và chu kỳ quang lên sức đề kháng của cây chủ đối với vi khuẩn
gây bệnh héo xanh. Cường độ chiếu sáng giảm, không làm giảm sức đề
kháng của cà chua 1169 đối với chủng vi khuẩn LB - 6 ở nhiệt độ 26,6
0
C,
trong khi đó làm giảm rất đáng kể sức đề kháng của cà chua ở 29
0
C [52].
1.6.4. Độ ẩm của đất
Độ ẩm cao của đất thường thấy ở những nơi đất phẳng, ruộng, vùng
bình nguyên hoặc những vùng có mưa lớn, nói chung rất thuận lợi cho bệnh
héo xanh vi khuẩn phát triển. Sức đề kháng của vi khuẩn gây bênh là rất lớn
ở những nơi đất ẩm, nhưng chúng sẽ bị tổn thương nặng khi đất gặp hạn và
ngập nước, như không tăng sinh ở đất khô. Mức độ giảm quần thể
R.solanacearum trong đất bị sấy khô xảy ra chậm hơn so với đất bị xử lý ướt
(ngập nước) [1, 42].
1.6.5. Ảnh hưởng của các loại đất
Vander Zaang quan sát những cánh đồng ở Đông Nam Á đã cho rằng,
đất ngập nước, đất trồng mía có mùa khô thật sự, những cánh đồng ngập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
nước sông với chu kỳ mối năm một lần đều thuộc loại không chứa
R.solanacearum.
Năm 1965, Chae Gun Phea phát hiện ra rằng, sự xâm nhiễm không xày
ra ở trên cát, nhưng nó lại là cao nhất ở đất thịt nặng, một mẫu đất sẽ không

cản trở vi khuẩn gây bệnh phát triển nhưng lại không cho phép bệnh phát
triển, điều này dễ nhận thấy bởi tỷ lệ cây chủ bị chết giảm, có thể nhờ sự tồn
tại một thành phần nào đó ở trong đất (như canxi chẳng hạn), trong trường
hợp cụ thể này, nó ức chế vi khuẩn gây bệnh phát triển đồng thời làm giảm
mức độ gây hại của chúng.
1.7. Biện pháp phòng trừ
1.7.1. Biện pháp hóa học
Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc nào để phòng trừ đặc hiệu bệnh héo
xanh trên cây trồng, tuy nhiên biện pháp hóa học vẫn được xem là cần thiết
hiện nay, nhưng xét về lâu dài biện pháp hóa học ngày càng thể hiện các mặt
trái của nó như làm cho tác nhân gây bệnh trở nên kháng thuốc, đặc biệt là
gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người một cách nghiêm trọng.
1.7.2. Biện pháp sinh học
Khi sử dụng thuốc hóa học để bảo vệ thực vật thì thuốc sẽ tạo thành
một lớp mỏng trên bề mặt lá, quả, thân cây, mặt đất, mặt nước và một lớp
chất lắng gọi là dư lượng ban đầu của thuốc. Vì vậy biện pháp sinh học trong
công tác bảo vệ thực vật ngày càng chú ý khai thác và vị trí của biện pháp
này ngày càng được nâng cao. Việc bảo vệ môi trường sống, môi trường sản
xuất cũng như tiến hành nông nghiệp sạch thì biện pháp này càng có ý nghĩa
hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Sử dụng một số vi khuẩn đối kháng (VKĐK) Bacillus subtilis,
Pseudomonas fluorescens để xử lý hạt giống trước khi gieo, nhúng rễ cây
con trước khi trồng hoặc đưa vi sinh vật đối kháng vào vùng rễ sau khi trồng
nhằm ức chế, cạnh tranh và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh [3, 14, 15, 22, 23].
Sử dụng phế phẩm V58 có chứa vi sinh vật đối kháng trên ruộng trồng
cà chua ở Tiền Phong Mê Linh Vĩnh Phúc, kết quả thu được có công thức sử
dụng V58 tỷ lệ chết giảm còn 25 % so với đối chứng .

Ngoài ra, chúng ta cần phải làm đất vườn ươm sạch bệnh, cày bừa kỹ,
bón đạm vừa phải, phân chuồng phải hoai mục, luân canh với cây lúa nước
và dùng thuốc một cách hợp lý.
1.8. Phòng trừ bệnh hại cây trồng bằng phƣơng pháp sinh học
1.8.1. Khái niệm
Ptrừ sinh học bệnh cây (Biocontrol) là việc thông qua sử dụng một hoặc
nhiều vi sinh vật (ngoại trừ con người) để khống chế mầm bệnh hay làm
giảm sự sinh trưởng và phát triển một số tác nhân gây hại nào đó. Đến năm
1988, Cook đó đưa ra một khái niệm rộng hơn về phòng trừ sinh học. Theo
theo tác giả (Biocontrol) là việc sử dụng vi sinh vật, gen và các sản phẩm
của gen để điều khiển các tác nhân gây bệnh. Các cách điều khiển tác nhận
gây bệnh có thể là:
- Duy trì mật độ nguồn bệnh ở mức độ thấp dưới ngưỡng kinh tế.
- Làm chậm hoặc loại trừ tiến triển xâm nhiễm của bệnh.
- Kích hoạt và tạo điều kiện phát huy hệ thống tự vệ của cây.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
1.8.2. Lựa chọn tác nhân phòng trừ sinh học
Chiến lược (Biocontrol) có thể chia thành 2 loại:
- Chiến lược dựa trên nguyên tắc cơ bản về sinh thái học hay còn gọi là
phòng trừ sinh học cổ điển [54]. Hay phòng trừ sinh học chỉ xử lý một lần.
- Chiến lược sử dụng vi sinh vật như là một loại thuốc sinh học và việc
xử lý có những điểm gần giống như xử lý thuốc hóa học nhằm mục đích
kiểm soát bệnh trong một khoảng thời gian giới hạn. Chiến lược này còn
được gọi là phòng trừ sinh học tăng dần. Sự khác nhau về chiến lược phòng
trừ ảnh hưởng đến sự lựa chọn và phương pháp sàng lọc tác nhân phòng trừ
sinh học.

Đối với chiến lược (Biocontrol) tăng dần, người ta chú ý đến nguồn gốc
của vi sinh vật đối kháng. Tuy nhiên những hiểu biết về khía cạnh này là
điều cần thiết cho việc đánh giá rủi ro và là một trong những yêu cầu cần
thiết cho quá trình đăng ký thương mại hóa sản phẩm. Có một số phương
pháp sàng lọc tác nhân phòng trừ sinh học dựa trên hoạt tính của enzim thủy
phân của vi sinh sinh vật đối kháng, tương tác giữa vi sinh vật gây bệnh và
vi sinh vật đối kháng, phương pháp có liên quan đến cây ký chủ.
1.8.3. Sử dụng tác nhân vi sinh vật trong phòng bệnh hại thực vật
Nhiều công trình nghiên cứu về tác nhân phòng trừ sinh học công bố từ
đầu thế kỷ 20 trong đó có vi khuẩn đang là nhóm vi khuẩn hoại sinh mà phổ
biến nhất là Pseudomonas spp, kế đến là Bacillus spp và Streptomyces [9,
65, 67]. Những nghiên cứu về vi khuẩn vùng rễ và vi khuẩn trên thân lá cây
đó dẫn đến việc chia chúng thành 3 loại: loại có hại cho cây trồng, loại trung
tính và loại có ích cho cây trồng. Ảnh hưởng có ích của nhóm vi khuẩn này
là do chúng sản sinh ra chất kích thích tăng trưởng cho cây, các chất ức chế
hoặc làm suy yếu các tác nhân gây bệnh hoặc cả hai . Cơ chế ban đầu ức chế

×