Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
VŨ THỊ HẢI ANH
Tên đề tài:
“vai trò của phụ nữ dân tộc dao trong xoá đói giảm nghèo
ở huyện phú lương tỉnh thái nguyên”
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60 - 31 - 10
Người hướng dẫn: TS. Bùi Đình Hoà
Thái Nguyên, năm 2011
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
VŨ THỊ HẢI ANH
Tên đề tài:
“vai trò của phụ nữ dân tộc dao trong xoá đói giảm nghèo
ở huyện phú lương tỉnh thái nguyên”
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Thái Nguyên, năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác
giả. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn
trong quá trình nghiên cứu được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Vũ Thị Hải Anh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã được
sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây tôi xin
bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Tập thể các thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Thái Nguyên; cán bộ trạm Khuyến Nông, chi cục Thống Kê huyện Phú Lương
cùng cán bộ và cộng đồng người Dao tại xã Yên Ninh, Yên Đổ, Động Đạt đã giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo TS. Bùi Đình Hòa -
người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin trân thành cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè, những
người đã chia sẻ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn của mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các
tập thể và cá nhân đã dành cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 30 tháng 6 năm 2011
Tác giả
Vũ Thị Hải Anh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Stt
Chữ viết tắt
Nghĩa
1
BBĐ
Bất bình đẳng
2
BQ
Bình quân
3
CC
Cơ cấu
4
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa-hiện đại hóa
5
ĐVT
Đơn vị tính
6
GCNQSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
7
HGĐ
Hộ gia đình
8
HPN
Hội phụ nữ
9
HĐSXKD
Hoạt động sản xuất kinh doanh
10
HQKT-XH
Hiệu quả kinh tế - xã hội
11
KHKT
Khoa học kỹ thuật
12
KN
Khuyến nông
13
KT-XH
Kinh tế - xã hội
14
LHQ
Liên hiệp quốc
15
LLLĐ
Lực lượng lao động
16
LTTP
Lương thực, thực phẩm
17
NHCS
Ngân hàng chính sách
18
NHNN & PTNT
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
19
PCLĐ
Phân công lao động
20
PTKT
Phát triển kinh tế
21
PTKT-XH
Phát triển kinh tế xã hội
22
UBND
Ủy ban nhân dân
23
SL
Số lượng
24
SX
Sản xuất
25
THCS
Trung học cơ sở
25
TTGDTX
Trung tâm giáo dục thường xuyên
27
XĐGN
Xóa đói giảm nghèo
28
XH
Xã hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
29
WB
Ngân hàng thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Loài ngƣời đã bƣớc sang thế kỷ 21 với biết bao thành tựu, song đói nghèo
vẫn đang là vấn đề đƣợc toàn thế giới quan tâm. Hiện nay với gần 7 tỷ ngƣời
trên thế giới thì có 1,7 tỷ ngƣời đang sống trong nghèo khổ, nhiều hơn nhiều so
với ta nghĩ trƣớc đây, với mức thu nhập 1,25 đô la Mỹ/ngƣời/ngày. Việt Nam
đƣợc xếp thứ 137 trên thế giới[46].
Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) đã và đang là chủ trƣơng lớn của Đảng và
Nhà Nƣớc ta, trong đó vùng núi phía Bắc đƣợc Nhà Nƣớc quan tâm đặc biệt .
Tỷ lệ hộ nghèo đói theo chuẩn quốc tế trong cả nƣớc đã giảm liên tục từ 60%
năm 1990 xuống 58% năm 1993, 37% năm 1998, 32% năm 2000, 29% năm
2002, 22% năm 2005, xuống còn 9,45% năm 2010 và ƣớc tính sẽ tiếp tục giảm
còn khoảng 4%-5% vào năm 2020. Việt Nam đã sớm đạt mục tiêu phát triển
Thiên niên kỷ về XĐGN. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB) đã chỉ ra
rằng, Việt Nam đã đạt đƣợc tăng trƣởng bền vững đối với hạ tầng cơ sở ở nông
thôn, ngƣời dân có cơ hội tiếp cận tốt hơn để đa dạng hóa các nguồn thu nhập.
Tuy nhiên, sự tiến bộ tại nhiều vùng dân tộc thiểu số còn chậm, nghèo đói ở
Việt Nam nói chung và ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số nói riêng
vẫn còn là một thách thức lớn[40].
Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tỷ lệ đói nghèo cao và trở
lực ngăn cản phát triển là do bất bình đẳng (BBĐ) giới vẫn tồn tại phổ biến
trong mọi mặt của cuộc sống và trên khắp thế giới. Bản chất và mức độ phân
biệt đối xử giữa nam giới và phụ nữ ở các nƣớc và các khu vực khác nhau rất xa.
Địa vị kinh tế, xã hội (KT-XH) của phụ nữ thấp hơn so với nam giới đã
hạn chế khả năng của họ trong việc tác động đến các quyết định ở cộng đồng,
cũng nhƣ ở quốc gia. Dƣờng nhƣ sự đóng góp của ngƣời phụ nữ lại chƣa đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
ghi nhận một cách xứng đáng, chƣa tƣơng xứng với vị trí và vai trò của họ trong
nền kinh tế, trong quan hệ xã hội (XH) và trong đời sống gia đình.
Việc tạo cơ hội tiến tới “bình đẳng nam nữ” và đƣợc hƣởng những chính
sách ƣu đãi giành riêng cho phụ nữ để họ đƣợc hòa nhập với thế giới và văn
minh hiện đại là vấn đề rất cần thiết. Nó là những bức xúc, trăn trở của không ít
các nhà hoạch định chính sách. Vì thế, nâng cao bình đẳng giới, giảm khoảng
cách trong cơ hội tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực, trong các cơ hội kinh tế là
một phần trong chiến lƣợc phát triển, nhằm tạo khả năng cho tất cả mọi ngƣời,
cả nam giới và phụ nữ có thể thoát khỏi cảnh nghèo đói và nâ ng cao mức sống.
Phú Lƣơng là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, với đại đa số các xã
thuộc diện chƣơng trình 135 của Chính Phủ, tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm 14,31%
(2010). Đây cũng là khu vực sinh sống của 46.210 đồng bào dân tộc thiểu số
(chiếm 43,91% tổng dân số của huyện Phú Lƣơng), trong số này phụ nữ chiếm
49,90%. Lực lƣợng này đã và đang có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế của
hộ gia đình cũng nhƣ phát triển kinh tế xã hội (PTKTXH) của huyện trong thời kỳ
công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH).
Dân tộc Dao là một dân tộc ít ngƣời, chiếm 2,08% dân số toàn tỉnh và
đứng thứ 6 trong các dân tộc của tỉnh Thái Nguyên[31], nguồn thu nhập chính
của họ là từ sản xuất (SX) nông lâm nghiệp. Cũng nhƣ các dân tộc ít ngƣời khác
phụ nữ dân tộc Dao có cuộc sống rất vất vả, không có quyền quyết định các
công việc trong gia đình, mặc dù họ là lao động chính. Do vậy, việc tạo cơ hội
tiến tới “bình đẳng nam nữ” cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc Dao trong
XĐGN ở huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên là vấn đề hết sức cần thiết.
Xuất phát từ tính cấp thiết trên và sự nhận thức sâu sắc về những tiềm
năng to lớn của phụ nữ, những khó khăn đang cản trở sự tiến bộ của họ, những
ngƣời có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động XĐGN, trong sự nghiệp đổi
mới và phát triển kinh tế (PTKT) nông thôn tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Vai trò của phụ nữ dân tộc Dao trong xóa đói giảm nghèo ở huyện
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
* Mục tiêu chung
Nghiên cứu vai trò của phụ nữ dân tộc Dao trong XĐGN.
Tìm ra các giải pháp nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ dân tộc Dao khu vực
nông thôn phát huy thế mạnh, khai thác các nguồn lực để PTKT nhằm mục đích
tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình đồng thời góp phần nâng cao vai trò
của họ trong XĐGN của địa phƣơng.
* Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề “giới”; “dân tộc thiểu
số”, “nghèo đói”. Vị trí, vai trò khả năng đóng góp của phụ nữ nói chung và phụ
nữ dân tộc Dao nói riêng trong hoạt động XĐGN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và vai trò của phụ nữ dân tộc Dao trong
XĐGN ở huyện Phú Lƣơng - tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua.
- Tìm hiểu những yếu tố ảnh hƣởng đến vai trò và khả năng đóng góp của
phụ nữ dân tộc Dao trong hoạt động XĐGN.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc
Dao trong XĐGN, góp phần vào sự PTKT gia đình và KT-XH trên địa bàn
huyện Phú Lƣơng - tỉnh Thái Nguyên trong những năm tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là phụ nữ dân tộc Dao trong hoạt động XĐGN trên
địa bàn huyện Phú Lƣơng-tỉnh Thái Nguyên trong các điều kiện kinh tế khác
nhau.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài đƣợc tiến hành nghiên cứu tại huyện Phú Lƣơng - tỉnh
Thái Nguyên. Trong đó tập trung tại 3 xã đại diện cho đồng bào dân tộc Dao của
huyện Phú Lƣơng: Yên Ninh, Yên Đổ và Động Đạt.
- Về thời gian: Số liệu thu thập trong 3 năm từ năm 2008 - 2010 và số liệu điều
tra năm 2010.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài giúp cho việc hệ thống lại một cách khoa học các kiến thức đã học,
vận dụng linh hoạt kiến thức đó phục vụ cho thực tiễn cuộc sống. Đồng thời
giúp cho việc tìm hiểu nâng cao kiến thức chuyên môn.
Đây là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài
liệu giúp cho huyện Phú Lƣơng xây dựng giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ
dân tộc Dao trong hoạt động XĐGN, đồng thời thực hiện hiệu quả đề án PTKT-
XH 5 năm của huyện Phú Lƣơng trong giai đoạn 2011-2015 và chiến lƣợc PTKT-
XH 10 năm giai đoạn 2011-2020.
5. Bố cục của đề tài
Đề tài bao gồm 2 phần và 3 chƣơng
Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 2: Thực trạng về vai trò của phụ nữ dân tộc Dao trong XĐGN ở
huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên.
Chƣơng 3: Quan điểm, phƣơng hƣớng và những giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc Dao trong XĐGN ở huyện Phú Lƣơng
Kết luận và kiến nghị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Lý luận chung về giới tính và giới
Một số khái niệm
- Giới tính (Sexual): Là khái niệm dùng để chỉ các đặc trưng sinh học của nữ
giới và nam giới[19].
- Giới (Gender): Là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới
trên cả khía cạnh sinh học và xã hội[2],[19].
Khái niệm về “Giới” đƣợc xuất hiện ban đầu là các nƣớc nói tiếng Anh,
vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX cho đến thế những thập kỷ 80 nó đƣợc
xuất hiện tại Việt Nam.
Giới là yếu tố luôn luôn biến đổi cũng nhƣ tƣơng quan về địa vị trong XH
của nữ giới và nam giới không phải là hiện tƣợng bất biến mà liên tục thay đổi.
Nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, XH cụ thể.
Giới là sản phẩm của xã hội, có tính XH, dùng để phân biệt sự khác nhau
trong quan hệ giữa nam và nữ, nó là cơ sở để nghiên cứu sự cân bằng về giới và
nâng cao địa vị của ngƣời phụ nữ trong XH.
Đặc điểm, nguồn gốc và sự khác nhau về giới và giới tính
* Những đặc điểm cơ bản của giới tính
- Tính bẩm sinh: Về phƣơng diện sinh lý thì nam giới và nữ giới khác nhau ngay
từ trong bào thai. Đó là những đặc điểm xác định bởi tự nhiên, không theo và
không phụ thuộc vào mong muốn của con ngƣời. Nó ổn định về tƣơng quan giữa
hai giới trong quá trình sinh sản. Chức năng sinh sản của nữ giới hay nam giới là
không thể thay thế, thay đổi hay chuyển dịch cho nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
- Tính đồng nhất: Nam giới hay nữ giới đều có cấu tạo về mặt sinh lý giống
nhau, tham gia và mang các yếu tố đóng góp vào quá trình thụ thai nhƣ nhau.
- Tính không đổi: Về phƣơng diện sinh lý chức năng sinh sản của nữ giới hay
nam giới là không thể thay đổi hay chuyển dịch cho nhau đƣợc. Sự khác biệt về
giới tính là bất biến cả về thời gian cũng nhƣ không gian[2],[19].
- Tính do dạy và học mà có: Đứa trẻ phải học để làm con trai hoặc con gái. Bắt
đầu từ khi sinh ra đứa trẻ đƣợc dạy dỗ tuỳ theo là con trai hay con gái. Đó là sự
khác biệt về quần áo, đồ chơi, màu sắc, cách nói năng, thái độ và có thể cả về
thức ăn và tình cảm của cha, mẹ, anh chị.
- Tính đa dạng: Giới thể hiện những đặc trƣng của những quan hệ XH giữa nữ
giới và nam giới cho nên rất đa dạng. Địa vị của ngƣời nữ giới trong XH Việt Nam
khác xa so với địa vị của ngƣời nữ giới ở các nƣớc Hồi giáo. Địa vị của phụ nữ
nông thôn cũng không hoàn toàn giống nữ giới thành thị.
- Tính luôn biến đổi: Quan hệ giới luôn luôn biến đổi cùng với sự biến đổi của
các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá, phong tục tập quán…
- Tính có thể thay đổi đƣợc: Các quan niệm, hành vi, chuẩn mực XH là hoàn
toàn có thể thay đổi đƣợc. Quan niệm “bếp núc” là thiên chức của nữ giới đang
đƣợc xem xét lại khi rất nhiều đầu bếp giỏi, các thợ giặt tinh xảo là nam giới.
Trong nhiều gia đình hạt nhân khi cả vợ và chồng đều tham gia tích cực vào quá
trình SX tạo thu nhập thì nam giới cũng đang tích cực tham gia vào công việc nội
trợ nhƣ: nấu ăn, chăm sóc con cái… [2],[19].
* Nguồn gốc và những khác biệt về giới
Nam giới và nữ giới là 2 nửa hoàn chỉnh của loài ngƣời, bảo đảm cho việc
tái SX con ngƣời và XH. Sự khác biệt về giới quy định thiên chức của họ trong
gia đình và XH.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Bắt đầu từ khi sinh ra đứa trẻ đƣợc đối xử tuỳ theo nó là trai hay gái. Đó là
sự khác nhau về đồ chơi, quần áo, tình cảm của bố, mẹ. Đứa trẻ đƣợc dạy dỗ và
điều chỉnh hành vi của chúng theo giới tính của mình.
Phụ nữ đƣợc xem là phái yếu. Thiên chức của phụ nữ là làm vợ, làm mẹ,
nên họ gắn bó với con cái, gia đình hơn nam giới và cũng từ đấy mối quan tâm
của họ cũng có phần khác hơn nam giới.
Nam giới đƣợc coi là phái mạnh, là trụ cột gia đình. Đặc trƣng về giới này
cho phép họ dồn hết tâm trí vào lao động SX, vào công việc XH và ít bị ràng
buộc hơn bởi con cái, gia đình. Điều này làm tăng thêm khoảng cách khác biệt
giữa phụ nữ và nam giới trong XH. Để thay đổi quan hệ giới và các đặc trƣng
của giới cần phải vƣợt qua những quan niệm cũ, tức là cần phải bắt đầu từ việc
thay đổi nhận thức, hành vi của mọi ngƣời trong XH về giới và quan hệ giới.
Hơn nữa, nam- nữ lại có xuất phát điểm không giống nhau để tiếp cận với
cái mới, họ có những thuận lợi, khó khăn, tính chất và mức độ khác nhau để
tham gia vào các chƣơng trình kinh tế, từ góc độ nhận thức, nắm bắt các thông
tin XH. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trƣờng, từ điều kiện và cơ hội đi học tập,
bồi dƣỡng trình độ chuyên môn, tiếp cận và làm việc, từ vị trí trong gia đình,
ngoài XH khác nhau, từ tác động của định kiến XH, các hệ tƣ tƣởng, phong tục
tập quán đối với mỗi giới cũng khác nhau.
Sự khác biệt về giới và giới tính là nguyên nhân cơ bản gây nên BBĐ
trong XH. Trong nhiều năm gần dây, hầu hết các nƣớc trên thế giới đã dần đánh
giá đúng mức vai trò của phụ nữ trong gia đình và trong XH, kết quả là thực
hiện các mục tiêu "bình đẳng nam nữ" để giải phóng sức lao động và xây dựng
củng cố thêm nền văn minh nhân loại. Tuy nhiên mức độ bình đẳng đó tùy thuộc
vào từng quốc gia và giảm dần theo chiều tăng của sự phát triển đối với mỗi
nƣớc trên thế giới[2],[19].
Các vai trò giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
- Vai trò sản xuất: Là các hoạt động tạo ra của cải vật chất và tinh thần để tạo
ra thu nhập hoặc để tự nuôi sống. Vai trò SX bao gồm cả những công việc mà
nam giới và nữ giới làm để lấy công hoặc tiền, hoặc bằng hiện vật. Nó bao gồm
cả SX hàng hoá có giá trị trao đổi và SX vừa có ý nghĩa tiêu dùng tại gia vừa có
ý nghĩa sử dụng, nhƣng cũng có ý nghĩa trao đổi tiềm năng. Khi tƣ tƣởng phụ hệ
cố gắng thúc đẩy hình mẫu phổ biến về đàn ông là ngƣời giữ vai trò chủ đạo
trong SX thì thực tế lại không sản sinh ra hình mẫu đó[19].
- Vai trò tái sản xuất: Vai trò tái SX bao gồm trách nhiệm sinh đẻ, nuôi con và
các công việc nội trợ trong gia đình để duy trì và tái SX sức lao động. Vai trò
này không chỉ bao gồm sự tái SX sinh học mà còn cả chăm lo và duy trì lực
lƣợng lao động (LLLĐ) hiện tại và tƣơng lai. Khái niệm “tái SX sinh học” chỉ
ngụ ý cứng nhắc vào việc sinh con, thì thuật ngữ “tái SX sức lao động” lại mở
rộng hơn. Thuật ngữ này bao gồm việc chăm sóc, XH hoá và nuôi dƣỡng cá
nhân trong suốt cuộc đời, để đảm bảo sự kế tục của XH đến thế hệ sau[19],[25].
- Vai trò cộng đồng:
+ Vai trò quản lý cộng đồng: Là các hoạt động ở cấp độ cộng đồng nhƣ sự
mở rộng vai trò tái SX. Đó là các công việc nhằm đảm bảo và duy trì các nguồn lực
để sử dụng chung nhƣ nguồn nƣớc, vệ sinh đƣờng làng ngõ xóm, tham gia lễ hội
của làng bản, tham dự các đám hiếu hỉ…Đây là những công việc tự nguyện, không
đƣợc trả tiền và thƣờng làm vào thời gian rảnh rỗi.
+ Vai trò chính trị cộng đồng: Gồm những hoạt động ở cấp cộng đồng
trong thể chế chính trị quốc gia. Những hoạt động này thƣờng do nam giới thực
hiện, đƣợc trả công trực tiếp bằng tiền, hoặc gián tiếp làm tăng vị thế và quyền
lực của họ[19],[25].
Nhu cầu giới và lợi ích giới
- Nhu cầu giới (còn gọi là nhu cầu thực tế): là những nhu cầu xuất phát từ
những điều kiện cụ thể. Nó xuất phát từ các công việc và hoạt động thực tại của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
phụ nữ và nam giới. Nếu những nhu cầu này đƣợc đáp ứng sẽ giúp cho họ làm
tốt vai trò sẵn có của mình.
- Lợi ích giới (còn gọi là nhu cầu giới chiến lƣợc): Là những nhu cầu của phụ
nữ và nam giới xuất phát từ sự chênh lệch về địa vị XH của họ. Những lợi ích
này khi đƣợc đáp ứng sẽ thay đổi vị thế của phụ nữ và nam giới theo chiều
hƣớng bình đẳng hơn[1],[19].
Nghiên cứu nghèo đói từ góc độ giới phải trả lời các câu hỏi sau:
+ Quan hệ giới có tác động đến nghèo đói nhƣ thế nào?
+ Có hay không sự khác biệt giữa nam và nữ về mức độ nghèo đói?
+ Quan hệ giới có chi phối các nguyên nhân và yếu tố dẫn đến sự nghèo đói của
phụ nữ và nam giới hay không?
+ Quan hệ giới khi đƣợc điều chỉnh sẽ ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến tình trạng
nghèo đói và công tác giảm nghèo?
Bình đẳng giới
Trong báo cáo của WB, bình đẳng giới đƣợc xem xét theo nghĩa bình
đẳng về phát luật, về cơ hội. Bao gồm bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn nhân
lực, vốn và các nguồn lực SX khác; bình đẳng trong thù lao công việc và trong
tiếng nói[5],[19],[25].
Phân tích giới
Là phƣơng pháp nghiên cứu và lập kế hoạch để đánh giá và kết hợp các
nội dung về giới và hoạt động của một dự án, chƣơng trình hay chính sách, hoặc
để khảo sát thực trạng tƣơng quan giới ở một tổ chức hoặc cộng đồng. Nói cách
khác, phân tích giới nhằm tìm hiểu vị thế của phụ nữ, nam giới và xác định ảnh
hƣởng (tích cực, tiêu cực) của các chính sách, chƣơng trình, dự án đối với phụ
nữ và nam giới. Từ kết quả phân tích có thể đƣa ra những biện pháp điều chỉnh
và bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội (HQKTXH) của dự án thông
qua việc đảm bảo lợi ích của phụ nữ và nam giới[5],[19],[25].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Công cụ phân tích giới
Các công cụ phân tích giới cho phép xem xét, đánh giá, xác định nguyên
nhân của các vấn đề và khoảng cách giới trên thực tế. Từ đó cho phép nhà
nghiên cứu và ngƣời lập kế hoạch đề xuất biện pháp nhằm thu hẹp khoảng cách
giới và những bất cập trên thực tế, nhằm đáp ứng tốt hơn vai trò của phụ nữ và
nam giới thông qua các hoạt động hay tác động cụ thể[5],[19],[25].
- Phân công lao động (PCLĐ) theo giới: Nó trả lời cho câu hỏi ai đang làm gì?
Phân tích PCLĐ theo giới cho phép chỉ ra những khác biệt và bất hợp lý từ góc
độ giới trong công việc, lợi ích và địa vị XH của phụ nữ và nam giới.
PCLĐ theo giới có thể thực hiện ở nhiều cấp nhƣ gia đình, cộng đồng, tại
một tổ chức hoặc ở cấp vĩ mô. Trong các hoạt động giảm nghèo nó đƣợc sử
dụng chủ yếu để xem xét các hoạt động ở cấp độ gia đình và cộng đồng.
- Tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực và lợi ích: Trả lời cho câu hỏi ai có gì
và ai được hưởng lợi? Tiếp cận là sử dụng các nguồn lực và lợi ích, kiểm soát là
khả năng quyết định hoặc tham gia quyết định cách thức sử dụng nguồn lực và
lợi ích đó.
Tiếp cận và kiểm soát cho phép chỉ ra những vấn đề mà phụ nữ và nam giới
gặp phải trong việc sử dụng các nguồn lực, trong việc hƣởng thụ các lợi ích do
dự án mang lại, cũng nhƣ xác định những tác động khác nhau của dự án.
Cho phép phát hiện những chênh lệch bất hợp lý về phân bố nguồn lực từ
góc độ giới. Là cơ sở đƣa ra những gợi ý thay đổi và cải tiến các hoạt động
của dự án nhằm khắc phục những bất hợp lý đối với mỗi giới.
- Mô hình ra quyết định: Trả lời cho câu hỏi ai có tiếng nói và ai ra quyết
định? Các quyết định ở đây liên quan đến việc sử dụng và phân bổ nguồn lực
của gia đình, của cộng đồng và XH. Công cụ này giúp ta hiểu thêm quá trình ra
quyết định diễn ra nhƣ thế nào? Ai tham gia vào quá trình này, phụ nữ có đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
tƣ vấn nhƣ nam giới không? Ý kiến của họ có đƣợc lắng nghe không? Ai là
ngƣời ra các quyết định và các quyết định đó có tác động đến cuộc sống của phụ
nữ và nam giới nhƣ thế nào?
1.1.1.2. Lý luận chung về dân tộc và dân tộc thiểu số
* Khái niệm về dân tộc
- Nƣớc Việt Nam ta, dùng khái niệm dân tộc thiểu số và đa số. Dân tộc đa số là
dân tộc có số người đông nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Dân tộc
thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số.
- Dân tộc Việt Nam là tất cả các dân tộc cùng sinh sống trên đất nƣớc Việt Nam
có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt nguồn gốc[29],[49].
* Thành phần
Các dân tộc ở Việt Nam đã xuất hiện và hình thành trong hàng nghìn năm
lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc. Dân số Việt Nam gồm 54 dân tộc. Dân tộc đông
nhất là dân tộc Kinh (Việt), chiếm 86,2% dân số. Các dân tộc thiểu số đông dân
nhất: Tày, Thái, Mƣờng, Khmer, Hoa, Nùng, Hmông, Dao, Giarai, Êđê, Chăm,
Sán Dìu. Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền
Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Cuối cùng là các dân tộc Brâu,
Ơ Đu và Rơ Măm chỉ có trên 300 ngƣời[29],[49].
* Về địa bàn cƣ trú
- Miền núi là địa bàn cƣ trú chủ yếu của các dân tộc thiểu số, có một bộ phận
sống ở đồng bằng và hải đảo.
- Cƣ trú xen kẽ với nhau, không hình thành một vùng lãnh thổ riêng.
Đặc điểm cƣ trú đó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc[29],[49].
1.1.1.3. Lý luận chung về nghèo
Một số khái niệm về nghèo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Có nhiều quan niệm nghèo của các tổ chức và các quốc gia trên thế giới
cũng nhƣ Việt Nam trên nhiều phƣơng diện và tiêu thức khác nhau nhƣ theo thời
gian, không gian, thế giới, môi trƣờng, theo thu nhập, theo mức tiêu dùng và
theo những đặc trƣng khác của nghèo đói. Song quan niệm thống nhất cho rằng:
"Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư có mức thu nhập thấp với điều
kiện ăn, mặc, ở và các nhu cầu cần thiết khác bằng hoặc thấp hơn mức tối thiểu
để duy trì cuộc sống ở một khu vực tại một thời điểm nhất định”[3],[25],[48]
Tại hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ Ban KT-XH Khu Vực Châu Á -
Thái Bình Dƣơng (ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc-Thái Lan, tháng 9 năm 1993,
các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cho rằng: "Nghèo đói là tình trạng của
bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con
nguời mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ PTKT-XH, phong tục tập
quán của từng vùng và phong tục ấy được XH thừa nhận"[4],[34].
Nhà kinh tế học ngƣời Mỹ Galbraith chia sẻ quan niệm này: "Con người
bị coi là nghèo khổ khi mà thu nhập của họ ngay cả khi thích đáng để họ có thể
tồn tại rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập của cộng đồng. Khi đó họ không thể
có những gì mà đa số trong cộng đồng coi như cái cần thiết tối thiểu để sống
một cách đúng mức"[4],[34],[48].
Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới về phát triển XH tổ chức tại Copenhagen
Đan Mạch năm 1995 đã đƣa ra định nghĩa cụ thể hơn: “Nghèo đói là tất cả
những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 USD mỗi ngày cho một người, số tiền
được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”[4],[34],[48].
Tuy vậy, cũng có quan niệm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn,
triết lý hơn của chuyên gia hàng đầu của tổ chức lao động quốc tế (ILO). Ông
Abaplaen, ngƣời đƣợc giải thƣởng Nobel về kinh tế năm 1997 cho rằng: “Nghèo
đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng
đồng”[34].
Chuẩn mực xác định nghèo đói của thế giới và Việt nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
+ Chuẩn mực xác định nghèo đói trên thế giới
Phƣơng pháp chung nhất mà các quốc gia cũng nhƣ các tổ chức quốc tế
xác định nghèo đói là dựa vào nhu cầu chi tiêu để đảm bảo nhu cầu cơ bản của
con ngƣời. Trƣớc hết ngƣời ta tính nhu cầu chi tiêu cho lƣơng thực thực phẩm
(LTTP) (thông thƣờng tính rõ ràng khoảng 40 mặt hàng), tuỳ theo cách đánh giá
của từng tổ chức, quốc gia để bình quân hàng ngày của một ngƣời có đƣợc 2.100
Kcal, thông thƣờng chi cho LTTP chiếm 60 - 65% tổng chi tiêu, tiếp đến ngƣời ta
tính mức chi tiêu cho các nhu cầu phi LTTP chiếm khoảng 35 - 40% tổng chi tiêu
kinh tế càng phát triển thì tỷ trọng chi cho nhu cầu LTTP ngày một giảm. Vì thế
việc chi cho nhu cầu phi LTTP ngày một tăng. Tổng chi cho LTTP và phi LTTP
đƣợc gọi là đƣờng nghèo hay là chuẩn nghèo. Để tiện cho việc điều tra khảo sát,
tính toán và đánh giá ngƣời ta chuyển từ nhu cầu chi tiêu sang mức thu nhập.
Những ngƣời có thu nhập thấp hơn chuẩn nghèo đƣợc xếp vào nhóm ngƣời
nghèo, còn những ai có thu nhập thấp hơn mức chi tiêu cho LTTP thì đƣợc xếp
vào nghèo về LTTP. Một điều đáng lƣu ý là khi xác định ngƣời nghèo phải gắn
với thu nhập bình quân của HGĐ, tuy vậy tỷ lệ hộ nghèo không đồng nghĩa với
tỷ lệ ngƣời nghèo. Thông thƣờng trong một quốc gia, tỷ lệ ngƣời nghèo bao giờ
cũng cao hơn tỷ lệ hộ nghèo, vì quy mô hộ của nhóm hộ nghèo thƣờng lớn hơn
hộ không nghèo[3],[4].
Chuẩn nghèo là một khái niệm động, biến động theo không gian và thời
gian. Về không gian, nó biến đổi theo trình độ PTKT-XH của từng vùng, từng
quốc gia. Ví dụ nhƣ ở Việt Nam, chuẩn nghèo thay đổi theo vùng sinh thái khác
nhau, đó là vùng đô thị, vùng nông thôn đồng bằng và nông thôn miền núi[3],
[4]. Về thời gian, chuẩn nghèo cũng có sự biến động theo trình độ PTKT-XH và
nhu cầu của con ngƣời theo từng giai đoạn lịch sử, vì KT-XH phát triển thì đời
sống con ngƣời cũng đƣợc cải thiện tốt hơn, tất nhiên không phải tất cả các
nhóm dân cƣ đều có tốc độ cải thiện giống nhau, thông thƣờng thì nhóm không
nghèo có tốc độ tăng mức thu nhập, mức sống cao hơn nhóm nghèo[3],[4].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Tuy nhiên trên thế giới ngƣời ta cũng dựa vào thu nhập hay sức mua
tƣơng đƣơng quy đổi về giá chung thành USD và phân thành 6 mức nhƣ sau:
- Trên 25.000 USD/ngƣời/năm: nƣớc cực giàu
- Từ 20.000 USD đến 25.000 USD/ngƣời/năm: nƣớc giàu
- Từ 10.000 đến 20.000 USD/ngƣời/năm: nƣớc khá, giàu
- Từ 2.5000 đến 10.000 USD/ngƣời/năm: nƣớc trung bình
- Từ 500 đến 2.500 USD/ngƣời/năm: nƣớc nghèo
- Dƣới 500 USD/ngƣời/năm: nƣớc cực nghèo[3],[4].
Theo quan niệm trên, WB đƣa ra kiến nghị thang nghèo đói nhƣ sau[3],[4]:
+ Đối với các nƣớc nghèo: Các cá nhân bị coi là nghèo khi mà có thu
nhập dƣới 0,5 USD/ngày
+ Đối với các nƣớc đang phát triển là 1 USD/ngày
+ Các nƣớc thuộc châu Mỹ La Tinh và Caribe là 2 USD/ngày
+ Các nƣớc Đông Âu là 4 USD/ngày
+ Các nƣớc công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày.
Vì vậy, các quốc gia đều tự đƣa ra chuẩn riêng của mình, thông thƣờng nó
thấp hơn thang nghèo đói mà Ngân hàng đƣa ra.
+ Chuẩn mực xác định nghèo đói ở Việt Nam
Ở nƣớc ta vấn đề nghèo đói đƣợc nhận thức đúng đắn, kịp thời và vấn đề
XĐGN đƣợc giải quyết thông qua các phong trào của nhân dân và chƣơng trình
quốc gia về XĐGN, thành lập Ban chỉ đạo XĐGN từ trung ƣơng đến địa phƣơng
và đã xây dựng các hệ thống chỉ tiêu xác định nghèo đói cho từng giai đoạn cụ
thể theo thu nhập bình quân đầu ngƣời. Gồm 5 giai đoạn, trong đó giai đoạn
2006-2010 đƣợc sử dụng trong quá trình làm đề tài.
Bảng 1.1: Chuẩn mực xác định nghèo giai đoạn 2006-2010 và
2011-2015 của Bộ Lao động TB&XH
ĐVT: đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Chỉ tiêu
Địa bàn
Thu nhập bình quân ngƣời/tháng
2006-2010
2011-2015
Nghèo
- Nông thôn
- Vùng thành thị
≤200.000
≤260.000
≤400.000
≤500.000
Đói
Không áp dụng
Không áp dụng
(Nguồn: Chuẩn mực xác định nghèo đói của Bộ Lao động-TB&XH)
Kể tƣ̀ khi Việ t Nam thƣ̣ c thi chƣơng trì nh XĐGN giai đoạ n 2005-2010
đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trong cả nƣớc giảm xuống khá nhanh , tƣ̀ 22% vào năm
2005 giảm xuống còn 9,45% năm 2010, đã vƣợ t mụ c tiêu 10% đề ra của Quố c
hộ i. Theo chuẩn áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì nƣớc ta có hơn 3 triệu hộ
nghèo, 1,6 triệu hộ cận nghèo. Sau 5 năm thực hiện, Chƣơng trình 135-II đƣợc
triển khai trên địa bàn của hơn 1.950 xã; gần 3.280 thôn, bản đặc biệt khó khăn
của 369/690 huyện thuộc 50/63 tỉnh. Kết quả là tỷ lệ hộ nghèo các xã, thôn bản
đặc biệt khó khăn giảm từ 47% năm 2006 xuống còn 28,8% năm 2010[13].
Bảng 1.2: Chuẩn mực xác định nghèo giai đoạn 2006-2010 có điều chỉnh
theo trƣợt giá của Bộ Lao động TB&XH
Năm
Địa bàn
Thu nhập bình quân ngƣời/tháng
2006
- Nông thôn
≤ 200.000
- Thành thị
≤ 260.000
2008
- Nông thôn
≤ 290.000
- Thành thị
≤ 370.000
2010
- Nông thôn
≤ 350.000
- Thành thị
≤ 440.000
(Nguồn: Chuẩn mực xác định nghèo đói của Bộ Lao động-TB&XH)
Giảm nghèo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Giảm nghèo không chỉ là đủ ăn, đủ nhu cầu tối thiểu, giảm nghèo còn
đƣợc hiểu rộng hơn là sử dụng tài sản để: tạo thu nhập, phƣơng thức kiếm sống
hoặc tồn tại; bảo đảm cho những lúc khó khăn; cải thiện khả năng thành công
của cá nhân; chuẩn bị cho hế hệ sau; thúc đẩy việc lập kế hoạch và đầu tƣ dài
hạn cho tƣơng lai; tạo ra lợi ích của cá nhân trong suy nghĩ và hành động tập
thể; để đạt đƣợc các tài sản khác[10].
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
1.1.2.1. Vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội
a. Vai trò của phụ nữ trong quản lý xã hội và cộng đồng
Bảng 1.3: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội qua các kỳ bầu cử
Nhiệm kỳ
Nữ ĐB
Tổng số ĐB
Tỷ lệ (%)
Khoá II (1960-1964)
49
362
13,54
Khoá III (1964-1971)
62
366
16,94
Khoá IV (1971-1975)
125
420
29,76
Khoá V (1975-1976)
137
424
32,31
Khoá VI (1976-1981)
132
492
26,83
Khoá VII (1981-1987)
108
496
21,77
Khoá VIII (1987-1992)
88
496
17,74
Khoá IX (1992-1997)
73
395
18,48
Khoá X (1997-2002)
118
450
26,22
Khoá XI (2002-2007)
136
498
27,31
Khoá XII (2007-2010)
127
493
25,76
(Nguồn: Văn phòng Quốc Hội,2010)
Phụ nữ tham gia vào công tác lãnh đạo, quản lý và các công việc cộng
đồng, điều này đƣợc chứng minh trong thực tế và trong nhiều nghiên cứu. Ở
cơ quan quyền lực cao nhất tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội khoá Khoá XI
(2002-2007) là 27,31% - đã đƣa Việt Nam lên vị trí thứ nhất Châu Á và thứ hai
khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng về tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội; Khoá XII
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
(2007-2012) là 25,76%; tiến tới trên 30% trong khóa XIII[39]. Ở các cấp địa
phƣơng phụ nữ hiện đại chiếm 16% số đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã.
Hiện nay hầu hết các nữ đại biểu có trình độ từ đại học trở lên; nhiều đại
biểu là những nhà khoa học, những ngƣời tiêu biểu trong giới văn hóa - nghệ
thuật, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao; những nhà quản lý và doanh nghiệp giỏi.
Có những đại biểu Quốc hội đã và đang giữ cƣơng vị chủ chốt trong bộ máy của
Đảng, của chính quyền các cấp, trong các đoàn thể quần chúng, các tổ chức
chính trị - xã hội…họ luôn giữ đƣợc tín nhiệm trong nhân dân[39].
b. Vai trò của phụ nữ trong gia đình
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ là ngƣời làm chính trong các
công việc tái SX của các hộ gia đình (HGĐ) ở nông thôn nhƣ: Công việc nội trợ,
chăm sóc con cái, dạy dỗ và hƣớng dẫn con cái học tập, chăm sóc ngƣời già,
ngƣời ốm trong gia đình. Phụ nữ thƣờng phải thức khuya, dậy sớm chuẩn bị
công việc nội trợ từ 6-8 giờ trong ngày. Nghiên cứu tại xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm
Bình, tỉnh Hải Dƣơng và xã Mỹ Luông huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang của
trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ cho thấy kết quả nhƣ sau:
Bảng 1.4. Ngƣời thƣờng làm các công việc nhà
ĐVT: % công việc
Tên công việc
Xã Cẩm Vũ
Xã Mỹ Luông
Chồng
Vợ
Cả hai
Khác
Chồng
Vợ
Cả hai
Khác
Nội trợ
1,3
95,3
0,7
2,7
1,0
83,7
1,0
14,3
Chăm sóc con cái
2,3
70,0
22,3
5,3
1,7
57,7
33,3
8,3
Dạy con học
15,3
41,7
24,3
18,7
10,7
28,3
35,7
25,3
Chăm sóc ngƣời già, ốm
1,7
24,3
56,7
17,3
1,7
21,7
38,8
38,0
(Nguồn: Trung tâm NCKH về gia đình và phụ nữ,1996)
Nam giới hầu nhƣ không làm nội trợ tuy nhiên sự PCLĐ giữa vợ và
chồng còn phụ thuộc vào công việc và thành phần nghề nghiệp của gia đình.
Trong đó gia đình trí thức có tỷ lệ nữ thực hiện công việc nội trợ thấp nhất là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
42%, gia đình công nhân 60%, gia đình nông dân 87%. Còn tỷ lệ nam tƣơng ứng
là 5%, 2,7% và 2,9%. Có thể giải thích rằng gia đình có trình độ học vấn thì cơ
hội bình đẳng trong PCLĐ giữa vợ và chồng lớn hơn. Tuy nhiên, quan niệm
phong kiến coi công việc nội trợ là của ngƣời phụ nữ còn khá nặng nề trong
nhóm gia đình, ngay cả trong những trƣờng hợp cả vợ và chồng cùng tham gia
vào công việc này thì gánh nặng công việc vẫn đặt lên vai ngƣời phụ nữ. Phỏng
vấn các cặp vợ chồng thấy ngay cả trong gia đình bình đẳng thì ngƣời vợ vẫn
đóng vai trò thực hiện, còn ngƣời chồng thì giúp hoặc chỉ đạo[16],[27].
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Nhâm Tuyết (năm 2008), phụ nữ
nông thôn phải làm việc 8-16h/ngày gồm cả công việc nội trợ gia đình và chăm
sóc con cái, họ không có thời gian đọc báo, nghe đài, xem văn nghệ trong khi
nam giới chỉ làm 7h/ngày. Phụ nữ thành thị có điều kiện hơn do có những dịch
vụ và trang thiết bị gia đình tốt hơn nhƣng thời gian dành cho công việc gia đình
vẫn gấp 1,5 lần so với nam giới[16],[27].
c. Vai trò của phụ nữ trong sản xuất
Có nhiều nghiên cứu về vai trò phụ nữ trong SX ở nhiều cấp độ và góc độ
khác nhau, những nghiên cứu đó đều nhận định: Là LLLĐ quá bán ở nông thôn,
phụ nữ đóng vai trò đáng kể trong đời sống hoạt động kinh tế hộ cũng nhƣ hoạt
động áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào SX. Họ là ngƣời tham gia trực tiếp vào các
hoạt động nông nghiệp, từ khâu cày, bừa, trồng, cấy, chăm sóc đến thu hoạch.
Ngoài ra họ còn tham gia vào việc lựa chọn phƣơng án làm ăn của HGĐ: Chọn
cây gì, giống nào, phân bón gì, nuôi con nào, tiêu thụ ở đâu…
Phụ nữ là ngƣời tham gia chính vào các khâu SX nông nghiệp. Khâu làm
đất nữ làm 56%, nam làm 9,8%; Khâu chọn giống, nữ làm 68,6%, nam làm
8,6%; khâu chăm sóc, cấy trồng, nữ làm 69,2%, nam làm 5,1%; phun thuốc sâu
nữ làm 63,6%, nam làm 13,6%. Trong thu hoạch bán sản phẩm chủ yếu là do nữ
đảm nhiệm (48,3% ở Cẩm An, 71,4% ở Hoà Phú và 49,1% ở Khánh Hoà lĩnh
vực này do ngƣời vợ làm)[5],[6].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Những nghiên cứu khác còn cho thấy, ở mỗi vùng, mỗi miền và điều kiện
cụ thể từng nơi mà vai trò của phụ nữ trong SX cũng thể hiện một cách khác
nhau trong các khâu công việc.
Ở nông thôn miền núi Bắc Thái cũ, LLLĐ nữ chiếm từ 45% đến 74,6%
tổng số lao động. Trong số lao động nữ có khoảng 21% là chủ hộ và 51,2%
đƣợc quyền tham gia quản lý gia đình. Điều đó chứng tỏ một số chị em phụ nữ
dân tộc ít ngƣời vùng này có khả năng quản lý kinh tế hộ tự cung tự túc. Phụ nữ
không chỉ chiếm tỷ trọng cao trong LLLĐ mà còn đƣợc phân công thực hiện
nhiều công việc trong trong hoạt động kinh tế HGĐ (Họ làm 70% công việc gia
đình, 70% công việc đồng áng). Do đó năng suất và chất lƣợng lao động của họ
có tính chất quyết định đối với hiệu quả SX, là nguồn lực cho PTKT HGĐ[35].
d. Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực phát triển
Tiếp cận đất đai
Tuy luật đất đai năm 1993 đã bảo vệ quyền thừa kế đất đai của phụ nữ nhƣng
các nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ chỉ có quyền sử dụng đất trong mối liên
hệ với đàn ông. Khi trong gia đình có một ngƣời con trai trƣởng thành thì
thƣờng lấy tên ngƣời con trai đó ghi vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(GCNQSDĐ). Khi không có tên trong GCNQSDĐ thì ngƣời phụ nữ rất khó có
thể thế chấp để vay vốn vì ở nông thôn tài sản thế chấp để vay vốn phổ biến nhất
là GCNQSDĐ.
Việc sửa đổi mẫu GCNQSDĐ (luật đất đai năm 2003) trong đó ghi tên cả
vợ và chồng hiện nay là một việc làm tích cực tạo thuận lợi cho phụ nữ trong việc
tiếp cận vốn tín dụng. Hiện nay tất cả các tỉnh nƣớc ta đã và đang tiến hành đổi
mẫu cũ lấy mẫu mới có tên cả vợ và chồng.
Tiếp cận vốn
Phụ nữ hiện nay có thuận lợi hơn trƣớc đây trong việc vay vốn tín dụng vì
có nhiều nguồn từ các tổ chức chính thống, phi chính thống. Là ngƣời tham gia
trực tiếp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh (HĐSXKD) và cũng tham gia