Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

CHUYÊN ĐỀ: TÂM LÍ VÀ Ý CHÍ. CÓ 7 MẸO DIỄN THUYẾT TRƯỚC CÔNG CHÚNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.6 KB, 25 trang )

/>TƯ LIỆU GIÁO DỤC HỌC.

CHUYÊN ĐỀ
Tâm lí và ý chí có
7 mẹo diễn thuyết
trước công chúng.

HẢI DƯƠNG – NĂM 2014
/> />LỜI NÓI ĐẦU
Trên quan điểm tâm lý học, thì ý chí chính là một thuộc
tính cá nhân. Nó không được sinh ra mà được hình thành, tôi
luyện trong quá trình con người đấu tranh với khó khăn, thiếu
thốn trong cuộc sống. Do vậy, không phải ai cũng có ý chí. Vì
thế người có ý chí là người không sợ nguy hiểm, không chùn
bước trước khó khăn, kiên trì theo đuổi mục đích, dồn mọi nỗ
lực để khắc phục khó khăn. Do vậy, chúng ta dễ hiểu tại sao
người có ý chí là người luôn thành công trong mục đích đề ra
của mình. Trong quá trình thực hiện những hành động có ý
chí, những phẩm chất ý chí của con người được hình thành.
Những phẩm chất này vừa đặc trưng cho cá nhân với tư cách
là một nhân cách, vừa có ý nghĩa to lớn cho đời sống và lao
động của họ, những phẩm chất ý chí làm cho con người trở
nên tích cực hơn. Ý chí được biểu hiện trong hành động, thông
qua những phẩm chất cơ bản là tính mục đích, tính độc lập,
tính quyết đoán, tính kiên trì, tính dũng cảm và tính tự chủ. 1.
Tính mục đích: Là phẩm chất của những con người biết đề ra
cho mình những mục đích trước mắt, những mục đích lâu dài,
đồng thời biết bắt hành vi của mình phục tùng các mục đích
đó. Tính mục đích là phẩm chất quan trọng của những con
/> />người thành đạt, bởi vì chỉ có những người sống có mục đích
mới có thể phát huy đầy đủ sức mạnh của mình và quan trọng


hơn hướng sức mạnh đó vào đúng những mục tiêu đã được lựa
chọn. Con người không có mục đích thì chỉ là tồn tại chứ
không phải là sống giống như đi vào một con đường mà không
nhìn thấy lối ra. Trong cuộc sống, mỗi chúng ta không ai là
không nếm trải mùi vị của thất bại, những lúc ấy đừng chán
nản, bởi cuộc đời con người đâu phải lúc nào cũng là tấm
thảm trải đầy hoa hồng, mà nó còn rất nhiều chông gai, hãy
kiên trì vượt qua, cả một chân trời tươi sáng đang rộng mở chờ
đón chúng ta.
Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo, các bậc phụ
huynh và các bạn đọc cùng tham khảo, trải nghiệm tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ Tâm lí và ý chí có 7 mẹo diễn
thuyết trước công chúng
Chân trọng cảm ơn!
/> />Tâm lí và ý chí.
Khi người nào đó nói rằng, “ tôi không có ý chí”, điều họ
ám chỉ ở đây là,” tôi có vấn đề trong việc nói “không” khi trái
tim, dạ dày của tôi muốn nói “có”.
Ý chí gồm 3 yếu tố sau : (1) Biết nói “không” khi bạn cần phải
nói “không”, (2) Biết nói “có” khi bạn cần phải nói “có”, (3)
Khả năng ghi nhớ những gì bạn thực sự mong muốn.
Tại sao con người có ý chí?
Cách đây 100,000 năm, những trách nhiệm của bạn trong cuộc
sống chỉ đơn giản là (1) Tìm thức ăn, (2) duy trì nòi giống và
(3) Tránh kẻ thù.
Bạn sống trong bộ lạc và phụ thuộc vào mọi người để
sinh tồn. Sống trong cộng đồng đòi hỏi sự hợp tác và chia sẻ
các nguồn lực - bạn không thể lấy những gì bạn muốn. Ví dụ,
nếu bạn ăn trộm thịt của người khác thì bạn sẽ bị khai trừ khỏi
nhóm hoặc thậm chí bị giết.

Bạn cần những người trong bộ lạc chăm sóc bạn nếu bạn ốm
/> />hoặc bị thương , hoặc khi bạn không đi săn bắt, hái lượm
được.
Như vậy, nhu cầu hòa hợp, hợp tác, duy trì những mối quan hệ
đã gây áp lực lên bộ não loài người, buộc họ phát triển những
chiến lược tự kiểm soát bản thân- đó là khả năng kiểm soát
những thôi thúc của bản thân giúp chúng ta trở thành con
người trọn vẹn.
Tất cả chúng ta khi sinh ra đều có sức mạnh ý chí, nhưng một
số người trong chúng ta sử dụng khả năng này nhiều hơn
những người khác. Những người có khả năng kiểm soát tốt sự
chú ý, cảm xúc và những hành động của mình thì họ thường
có cuộc sống khỏa mạnh và hạnh phúc hơn. Những mối quan
hệ của họ thường kéo dài hơn và đem lại nhiều thỏa mãn. Họ
kiếm được nhiều tiền và thành công trong sự nghiệp. Họ có
khả năng kiểm soát tốt stress, xử lý những xung đột và vượt
qua nghịch cảnh. Họ thậm chí sống lâu hơn.
Khả năng tự kiểm soát bản thân ( self-control) là 1 dự báo tốt
về sự thành công trong học tập hơn cả trí thông minh, nó là
yếu tố quyết định của nhà lãnh đạo thành công còn hơn cả uy
tín, và sự kiểm soát bản thân quan trọng hơn cả sự thấu cảm
/> />trong 1 cuộc hôn nhân hạnh phúc (bí mật để kéo dài cuộc hôn
nhân của bạn có lẽ là học cách làm thế nào để giữ mồm giữ
miệng ).
**
Có 1 cách giúp bạn tăng cường ý chí ngay lập tức : đó là làm
chậm hơi thở của bạn xuống còn khoảng 4 đến 6 nhịp thở mỗi
phút, tức là khoảng 10 đến 15 giây cho mỗi lần hít-thở. Làm
chậm nhịp thở giúp não và cơ thể bạn chuyển từ trạng thái
căng thẳng sang trạng thái tự kiểm soát.

5phút vận động ngoài trời có thể giúp bạn giảm stress và cải
thiện tâm trạng, nâng cao ý chí.
Việc thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến ý chí của bạn.
**
Stress là kẻ thù của ý chí. Chúng ta thường tin rằng stress là
cách duy nhất làm cho mọi việc hoàn thành, và bạn thường
tìm cách gia tăng stress- ví dụ như đợi nước đến chân mới
nhảy, hoặc phê bình bản thân vì thiếu khả năng kiểm soát –
nhằm thúc đẩy bản thân. Nhưng điều này chỉ có tác dụng trong
ngắn hạn. Về lâu dài thì stress sẽ làm cạn kiệt ý chí của bạn.
Vì yếu tố sinh học của stress và yếu tố sinh học của ý chí đơn
giản là không tương thích với nhau. Khi cơ thể bị stress thì sẽ
có phản ứng “ chiến đấu hoặc bỏ chạy” và khi cơ thể chịu sự
/> />kiểm soát của ý chí thì nó sẽ có phản ứng “ dừng lại và lên kế
hoạch” . Và 2 phản ứng trên hướng năng lượng và sự chú ý
của bạn đi theo những cách khác nhau.
Stress khuyến khích bạn tập trung vào mục tiêu và kết quả
ngắn hạn, ngay lập tức ; còn việc kiểm soát bản thân đòi hỏi
bạn lưu giữ về bức tranh tổng thể. Việc bạn học cách quản lý
stress là 1 trong những điều quan trọng nhất giúp bạn có thể
nâng cao sức mạnh ý chí của mình.
Bài tập thực hành : khi bạn lo lắng hoặc làm việc quá sức thì
nó ảnh hưởng như thế nào đến những lựa chọn của bạn ? Liệu
khi bạn cảm thấy đói bụng , mệt mỏi , đau ốm, buồn, cô đơn,
tức giận thì nó có làm cạn kiệt ý chí của bạn không ?
**
Cuộc sống hiện đại tràn ngập những cám dỗ ( đòi hỏi bạn sự
kiểm soát bản thân ) cũng có thể làm suy giảm ý chí của bạn.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khả năng kiểm soát bản
thân cao nhất vào buổi sáng và tệ dần đi vào cuối ngày. Vào

buổi tối, bạn cảm thấy mình kém ý chí thì điều này không nói
lên điều gì về đạo đức của bạn – nó chỉ là bản chất tự nhiên
của ý chí.
/> />Khả năng kiểm soát bản thân là có giới hạn.
Khả năng kiểm soát bản thân cũng giống như cơ bắp. Khi bạn
sử dụng nhiều thì nó sẽ mệt mỏi. Nếu bạn không để cơ bắp
nghỉ ngơi thì bạn sẽ mất hết sức mạnh, cũng giống như vận
động viên thúc đẩy cơ thể đến kiệt sức.
Bộ não là 1 cơ quan, dù nó không phải là cơ bắp, nhưng bộ
não cũng trở nên mệt mỏi khi phải lặp đi lặp lại những hành
động tự kiểm soát bản thân. Các nhà thần kinh học đã phát
hiện ra rằng mỗi lần bạn sử dụng sức mạnh ý chí thì hệ thống
kiểm soát bản thân của bộ não trở nên kém năng động.
Điều đáng ngạc nhiên là khi bạn bổ sung một lượng đường
vào cơ thể, nó sẽ giúp khôi phục sức mạnh ý chí. Những người
tham gia nghiên cứu được cho uống nước chanh có đường đã
thể hiện sự nâng cao khả năng kiểm soát bản thân, còn những
người uống nước chanh không đường thì khả năng kiểm soát
bản thân tệ đi.
Lượng đường trong máu giảm sút sẽ dự đoán về khả năng thất
bại của người tham gia nghiên cứu khi họ từ bỏ những bài
kiểm tra khó, nổi giận với người khác ( theo giáo sư Gailliot,
trường đại học Thổ nhĩ Kỳ ). Ông còn phát hiện thấy những
/> />người có lượng đường trong máu thấp thường ít quyên tiền
cho hội từ thiện hoặc giúp đỡ người lạ. Khi cung cấp thức ăn
có đường cho họ thì họ trở nên kiên nhẫn hơn, bớt xung động
hơn, bớt ích kỷ hơn. Vì vậy, đường là bạn của chúng ta. Việc
ăn 1 cây kẹo hoặc uống soda có thể là 1 hành động tự kiểm
soát bản thân !
Tuy nhiên, đường chỉ giúp bạn tăng cường ý chí trong trường

hợp khẩn cấp, trong ngắn hạn thôi. Về lâu dài thì việc cung
cấp đường cho cơ thể không phải là chiến lược tốt để tăng khả
năng kiểm soát bản thân.
**
Chúng ta không thể kiểm soát mọi thứ, và cách duy nhất để
tăng cường ý chí của chúng ta là kéo dài những giới hạn của
mình. Cũng giống như cơ bắp, sức mạnh ý chí của bạn tuân
theo quy tắc “ sử dụng hoặc mất đi”. Nếu chúng ta sử dụng ý
chí của mình hằng ngày thì nó sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn.
**
Phần lớn chúng ta diễn giải về sự kiệt sức như 1 dấu hiệu
khách quan rằng chúng ta không thể tiếp tục công việc. Người
ta cho rằng chỉ cần 1 tín hiệu cảm xúc nảy sinh từ não cũng có
/> />thể thôi thúc chúng ta dừng hành động ; cũng giống như cách
thức mà cảm giác lo sợ khiến chúng ta dừng làm những việc
nguy hiểm, và cảm giác ghê tởm có thể làm bạn dừng ăn
những thức ăn khiến bạn phát ốm.
Nhưng đối với những vận động viên thể thao thì tín hiệu mệt
mỏi đầu tiên không bao giờ là giới hạn thực sự, và với động cơ
đủ mạnh, họ có thể vượt qua sự mệt mỏi ban đầu đó.
Một số nhà khoa học tin rằng những giới hạn của ý chí cũng
giống như những giới hạn về thể chất của cơ thể - chúng ta
thường cảm thấy ý chí của mình bị triệt tiêu trước khi điều đó
thực sự xảy ra. Phần nào đó, chúng ta có thể cảm ơn bộ não
mình vì nó có nhiệm vụ duy trì năng lượng. Cũng như bộ não
yêu cầu các cơ bắp vận động chậm lại khi nó sợ cơ thể sẽ kiệt
sức. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta cạn kiệt ý
chí; chúng ta chỉ cần tập trung động lực để sử dụng nó.
Những quan sát khoa học phát hiện thấy khả năng kiểm soát
bản thân của bạn bị giới hạn là bởi niềm tin của bạn về ý chí,

chứ không phải đó là giới hạn thực sự của ý chí. Và do đó,
chúng ta có nhiều sức mạnh ý chí hơn mình nghĩ.
Liệu bạn có cảm thấy thực sự kiệt sức ? Lần tới, khi bạn thấy
mình “quá mệt mỏi” trong việc kiểm soát bản thân, hãy kiểm
tra thử liệu bạn có thể tiến thêm vài bước nữa không (?)
/> />**
Thách thức sức mạnh ý chí của mình bằng cách tập kiểm soát
những việc nhỏ mà trước đây bạn chưa từng thử. Ví dụ, 1
chương trình rèn luyện ý chí yêu cầu những người tham gia tự
đặt ra mục tiêu và thực hiện nó trước 1 thời hạn nhất định. Bạn
cũng có thể làm điều này . Khi những người tham gia đặt mục
tiêu thực hiện nhiệm vụ trong khoảng 2 tháng, thì dù họ chưa
hoàn thành được nhiệm vụ nhưng họ cũng có những tiến bộ,
như : họ tập thể dục nhiều hơn, giảm hút thuốc, uống rượu.
Như thể là họ đã tăng cường sức mạnh ý chí.
Những nghiên cứu khác phát hiện thấy việc bạn cam kết thực
hiện những mục tiêu nhỏ, hành động nhất quán – ví dụ như cải
thiện tư thế của bản thân, tập siết chặt tay, giảm tiêu thụ đường
và chú ý đến việc chi tiêu – có thể làm tăng cường sức mạnh ý
chí. Những bài tập tự kiểm soát bản thân nho nhỏ tưởng chừng
như vụn vặt , nhưng chúng lại giúp bạn nâng cao ý chí, bao
gồm việc tập trung vào công việc, chăm sóc sức khỏe bản
thân, kháng cự lại những cám dỗ, và cảm thấy mình có khả
năng kiểm soát cảm xúc nhiều hơn .
Sau đây là bài tập ý chí :
- Tăng cường khả năng nói “không” : cam kết không thực hiện
/> />một vài thói quen xấu trước đây, ví dụ : nói tục,
- Tăng cường khả năng nói “ có” : Cam kết làm một vài việc
nào đó mỗi ngày ( không phải những việc mà bạn đã làm )
nhằm tập xây dựng 1 thói quen và không viện lý do. Ví dụ :

ngồi thiền 5 phút, hoặc tìm 1 vật gì đó trong nhà bạn cần vứt
đi.
- Tăng cường khả năng tự kiểm soát bản thân : Hình thành thói
quen chú ý đến những điều mà trước đây bạn thường không để
ý. Nó có thể là thói quen chi tiêu, bạn ăn loại thức ăn nào, bạn
dành bao nhiêu thời gian lên mạng hoặc xem tivi.
Khi bạn đang nỗ lực thực hiện 1 thay đổi lớn lao hoặc thay đổi
1 thói quen cũ của mình, hãy tìm những cách thức nho nhỏ
giúp luyện tập khả năng tự kiểm soát bản thân, nó sẽ làm ý chí
bạn trở nên mạnh mẽ hơn, nhưng cũng không làm bạn bị quá
tải.
**
Tại sao việc cảm thấy tốt về bản thân lại làm giảm ý chí của
bạn ?
Những gì khiến chúng ta cảm thấy mình có đạo đức– ngay cả
khi chỉ nghĩ về việc làm điều gì đó tốt đẹp – cũng có thể cho
/> />phép chúng ta đi theo những thôi thúc, cám dỗ. Trong 1
nghiên cứu, người tham gia được yêu cầu lựa chọn về loại
hình tình nguyện mà họ ưa thích : dạy học cho trẻ mồ côi hoặc
bảo vệ môi trường. Ngay cả khi họ không đăng ký tham gia
loại tình nguyện nào, chỉ việc riêng việc tưởng tượng về lựa
chọn tham gia công việc thiện nguyện cũng làm gia tăng ham
muốn đi mua 1 cái quần jeans của họ. Nghiên cứu khác phát
hiện thấy , khi con người chỉ xem xét về việc quyên tiền cho
hội từ thiện – dù họ chưa thực sự đóng góp tiền – đã làm tăng
ham muốn đối xử đặc biệt với bản thân.
Khi bạn mua socola tặng cho 1 hội từ thiện thì bạn sẽ tự
thưởng cho hành động tốt của mình bằng cách ăn nhiều socola
hơn.
Nếu điều duy nhất giúp thúc đẩy việc tự kiểm soát bản thân là

mong muốn trở thành 1 con người đủ tốt, có lẽ bạn sẽ bỏ cuộc
chừng nào bạn cảm thấy tốt về bản thân mình.
Bạn hãy tự hỏi mình : Liệu bạn có dùng những hành động
“tốt” để cho phép mình quyền làm điều gì đó “xấu” ?
Trong 1 nghiên cứu, người ta nhắc nhở những người ăn kiêng
về những tiến bộ của họ; sau đó đưa cho những người ăn
/> />kiêng 1 món quà là 1 quả táo hoặc 1 thanh socola. Và 85%
người ăn kiêng ( được chúc mừng về tiến bộ ) lựa chọn thanh
socola thay vì quả táo; so với 58% người ăn kiêng không được
nhắc về những tiến bộ của họ trong quá trình giảm cân.
Như vậy, sự tiến bộ có thể là nguyên nhân gây ra sự xao
nhãng mục tiêu mà chúng ta đã nỗ lực, bởi vì nó làm chuyển
biến quyền lực cân bằng giữa 2 cái tôi của bạn. ( sức mạnh ý
chí bao gồm 2 mục tiêu đối lập. Một phần trong bạn suy nghĩ
về những mối quan tâm lâu dài, ví dụ như giảm cân; phần còn
lại của bạn lại muốn phần thưởng tức thì ( socola ). Khi bạn có
được tiến bộ trong việc thực hiện mục tiêu lâu dài, bộ não của
bạn sẽ ngắt quá trình theo đuổi mục tiêu lâu dài và chuyển
hướng chú ý sang mục tiêu chưa được thỏa mãn. Các nhà tâm
lý gọi đây là “ goal liberation”. Mục tiêu mà bạn phải kìm nén
bởi ý chí ( ví dụ : socola ) sẽ trở nên mạnh mẽ hơn , một vài
cám dỗ, thôi thúc sẽ trở nên mạnh mẽ hơn . Khi bạn tiến lên
được 1 bước , bạn tự cho phép mình lùi lại 2 bước.
Một ví dụ khác : Bạn đã từng lên danh sách những việc cần
làm trong 1 dự án, và sau đó bạn cảm thấy rất tốt về bản thân
khi bạn xem xét về những công việc của dự án đó được làm
/> />vào ngày nào đó ? Vì khi bạn lên danh sách công việc cần làm,
nó đem lại sự giải tỏa . Chúng ta đã nhầm lẫn giữa việc xác
định những gì cần làm với những nỗ lực thực sự hướng đến
những mục tiêu của mình.

Do đó, việc tập trung vào sự tiến bộ có thể kìm giữ sự thành
công của bạn. Ý ở đây không phải nói rằng sự tiến bộ là có
vấn đề. Vấn đề của sự tiến bộ là cách thức mà nó làm cho bạn
cảm nhận – khi bạn lắng nghe những cảm xúc của mình thay
vì bám vào những mục tiêu. Khi bạn nhìn vào sự tiến bộ của
mình để viện lý do dừng thực hiện mục tiêu.
**
Con người thường có kỳ vọng họ sẽ đưa ra những quyết định
khác ở tương lai. Ví dụ : tôi bỏ tập thể dục hôm nay, nhưng tôi
chắc chắn sẽ tập vào ngày mai.
Những lạc quan về tương lai như vậy đã cho phép chúng ta
nuông chiều bản thân ngày hôm nay- đặc biệt khi chúng ta biết
mình sẽ có cơ hội để lựa chọn khác đi trong tương lai. Nghiên
cứu của trường đại học Yale , đưa cho sinh viên lựa chọn giữa
sữa chua không béo và bánh ngọt. Khi sinh viên được cho biết
/> />thực đơn này sẽ duy trì vào tuần tiếp theo, thì 83% chọn bánh
ngọt .
Câu hỏi dành cho bạn :
Bạn có thường phát hiện thấy mình “ nuông chiều bản thân
ngày hôm nay, thay đổi vào ngày mai “ không ?
**
Các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng chúng ta thường có
dự đoán sai lầm, rằng chúng ta sẽ có nhiều thời gian rảnh
trong tương lai hơn là trong hiện tại. Điều đó đã thuyết phục
chúng ta rằng chúng ta sẽ có nhiều thời gian và năng lượng để
làm điều mà chúng ta không muốn ở tương lai thay vì hiện tại.
**
Mức dopamine cao làm tăng ham muốn nhận được phần
thưởng tức thời, làm bạn ít quan tâm hơn đến những hậu quả
lâu dài.

Ví dụ : Tưởng tượng về việc mình trúng số khiến bạn ăn nhiều
hơn; Những hình ảnh khiêu dâm khiến đàn ông có những mạo
hiểm về tài chính.
Khi bạn bị stress, bạn sẽ dùng những chiến lược như : ăn,
/> />uống, đi mua sắm, xem tivi, lướt web, chơi game. Vì
dopamine hứa rằng bạn sẽ cảm thấy tốt.
Nhưng theo khảo sát của APA về stress thì những chiến lược
thông thường con người dùng để đối phó stress được đánh giá
là kém hiệu quả. Ví dụ, chỉ có 16% số người giải tỏa stress
bằng cách ăn uống là cảm thấy nó thực sự giúp được họ.
Các nhà thân kinh họ chỉ ra rằng, stress – bao gồm những cảm
xúc tiêu cực như giận, buồn, nghi ngờ bản thân, lo lắng – đã
chuyển bộ não sang trạng thái tìm kiếm phần thường ( a
reward-seeking state ) . Bạn lao vào những hoạt động hoặc
những chất kích thích mà bộ não bạn gắn nó với phần thường,
và bạn tự thuyết phục mình rằng “phần thưởng” là cách duy
nhất giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
Câu hỏi dành cho bạn : Những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng
như thế nào đến ý chí của bạn ?
Theo hiệp hội tâm lý học Mỹ, Chiến lược giải tỏa stress hiệu
quả nhất là tập thể dục, thể thao, cầu nguyện , đọc sách, nghe
nhạc , dành thời gian cho gia đình, bạn bè, đi dạo ngoài trời ,
tập yoga, thiền , dàh thời gian cho những sở thích mang tính
sáng tạo. Những chiến lược giải tỏa stress kém hiệu quả nhất
/> />là cờ bạc, đi mua sắm , hút thuốc, uống rượu, ăn uống , chơi
game , xem tivi, lướt web nhiều hơn 2 giờ.
Bởi vì những hoạt động giải tỏa stress hiệu quả nhất không
gây cho bạn sự thích thú giống như những hoạt động, chất
kích thích tạo ra dopamine, do đó chúng ta có xu hướng đánh
giá thấp về khả năng những hoạt động đó giúp cải thiện tâm

trạng chúng ta.
Nỗi sợ cái chết ảnh hưởng đến ý chí của bạn như thế nào ?
Theo lý thuyết terror-management thì bản chất tự nhiên của
con người là sợ hãi khi nghĩ về cái chết của họ. Đó là mối đe
dọa mà chúng ta cố tránh nhưng không bao giờ thoát được.
Bất cứ khi nào chúng ta được nhắc nhở về tỷ lệ tử vong ( trên
tin tức qua báo, đài ), nó kích hoạt phản ứng sợ hãi trong não.
Chúng ta không ý thức được về nỗi sợ, nỗi sợ có thể chỉ tạo ra
cảm giác không thoải mái . Nỗi sợ tạo nên nhu cầu cấp bách
phải làm một cái gì đó để thay đổi cảm giác bất lực của chúng
ta. Lý thuyết terror-management có thể dạy cho chúng ta nhiều
điều về những thất bại ý chí của mình. Chúng ta không chỉ bấu
víu vào Chúa trời khi sợ hãi; nhiều người trong chúng ta còn
bám vào thẻ tín dụng, rượu, thuốc lá. Những nghiên cứu đã chỉ
/> />ra rằng khi con người được nhắc về tỷ lệ tử vong, nó khiến
chúng ta nhạy cảm hơn đối với những loại cám dỗ trong cuộc
sống, khi chúng ta tìm kiếm hy vọng và sự an toàn ở những
thứ hứa sẽ mang lại phẩn thưởng và sự giải tỏa cho chúng ta.
Ví dụ, 1 nghiên cứu về hành vi người mua hàng ở cửa hàng
tạp hóa phát hiện thấy, khi con người được yêu cầu nghĩ về cái
chết của họ, thì họ liệt kê ra nhiều thứ hơn cần phải mua, họ
sẵn sàng trả nhiều tiền cho những thức ăn đem lại sự thoải
mái, và họ ăn nhiều socola và bánh quy hơn.
Nghiên cứu khác thì phát hiện thấy những tin tức về cái chết,
số người tử vong làm cho người xem phản ứng tích cực hơn
đối với những quảng cáo của sản phẩm hàng hiệu, như xa oto
sang trọng và đồng hồ Rolex. Lúc đó chúng ta không nghĩ
rằng đồng hồ Rolex sẽ bảo vệ mình khỏi 1 cuộc tấn công tên
lửa- mà đó là những hàng hóa xa xỉ đó giúp nâng cao hình ảnh
bản thân của chúng ta, làm chúng ta cảm thấy mình quyền lực.

Đối với nhiều người thì mua sắm là 1 cách giúp họ cảm thấy
lạc quan và có kiểm soát ngay lập tức.
Bài tập:
/> />Tuần này, bạn hãy chú ý đến những gì có thể kích hoạt nỗi sợ
của bạn. Những tin tức bạn nghe hoặc xem trên báo, đài ?
Những tên sát nhân ? Những tòa nhà bị cháy nổ , những vụ
cháy xe ? Thỉnh thoảng, những nỗi sợ đó khiến chúng ta trì
hoãn, bám víu vào những gì mang lại sự thoải mái.
Hãy thử cắt giảm việc tiêu thụ những thông tin kiểu như vậy
trên báo đài ; nó sẽ giúp tăng cường ý chí bạn.
**
Chú ý đến cách bạn xử lý với những thất bại ý chí của mình.
Liệu bạn có phê phán bản thân và nói rằng mình sẽ không bao
giờ thay đổi , rằng bạn là người lười biếng, bất tài, tham lam,
ngu ngốc ? Bạn có cảm thấy tuyệt vọng, xấu hổ, tội lỗi hoặc
cảm thấy quá tải ? Liệu bạn có sử dụng những thất bại của
mình như cái cớ để tiếp tục những hành vi nuông chiều bản
thân ?
/> />Có 7 mẹo diễn
thuyết trước công
chúng.

Tôi đã đánh bại nỗi sợ nói chuyện trước đám đông
bằng cách khám phá ra điều gì làm mọi người cười, gật đầu và
lắng nghe kỹ lưỡng, vì không gì có thể làm bạn bình tĩnh lại
nhanh chóng hơn là một thính giả tỏ ra hứng thú.
Đây là những điều tôi đã học được
/> />1. Kể những câu chuyện
Mọi người yêu thích những câu chuyện, cả trẻ em lẫn người
lớn. Những câu chuyện làm chúng ta tự hỏi; chúng ta muốn

biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, giữ cho chúng ta lắng nghe,
thậm chí là say mê.
2. Đừng cố gắng gây ấn tượng cho thính giả. Hãy cố gắng
'chạm' vào họ.
Mọi người không thích bị gây ấn tượng. Họ muốn được tôn
trọng. Những người mới bắt đầu diễn thuyết có cảm giác thôi
thúc phải gây ấn tượng cho thính giả, họ giả định rằng điều
này sẽ làm những quan điểm của họ nghe có vẻ ấn tượng.
Nhưng nếu những lời nói hoặc hành động của bạn cho thấy
"Tôi giỏi hơn bạn", mọi người sẽ không quan tâm đến những
điều bạn nói.
Nguyên tắc này cũng là cơ sở cho nguyên tắc diễn thuyết hiệu
quả khác: "Mặc giống như thính giả của bạn, nhưng chỉ đẹp
hơn một chút."
/> />3. Hãy nhìn vào mắt thính giả.
Mọi người sẽ quan tâm nếu. Nếu bạn thực sự muốn giúp đỡ
thính giả của bạn - bằng cách cung cấp thông tin hoặc thúc đẩy
họ, hoặc cải thiện cuộc sống của họ - họ sẽ quan tâm và lắng
nghe. Nhưng họ chỉ sẽ quan tâm nếu bạn làm.
Đôi mắt của bạn là tất cả. Chúng ta không tin những người
không nhìn vào mắt chúng ta - ngay cả nếu đôi mắt của bạn
nằm trong số hơn 200 đôi mắt trong một căn phòng. Chúng ta
xem đôi mắt như cửa sổ tâm hồn, và mọi người đánh giá
chúng ta từ đôi mắt.
Nếu bạn nhìn vào mắt mỗi người chỉ trong một vài giây, bạn
làm cho mỗi thính giả cảm thấy họ quan trọng - một cảm giác
mà mọi người đều khao khát. Nó cũng làm mỗi thích giả cảm
thấy có liên quan; nó làm bài trình bày của bạn có cảm giác
giống như một buổi trò chuyện hơn là kể chuyện.
Vì lý do này, hãy hạn chế những phương tiện hình ảnh. Chúng

phá vỡ sự tiếp xúc mắt và làm bạn có vẻ như đang nói chuyện
/> />với cái màn hình chứ không phải với thính giả của bạn.
4.*Chuẩn bị những vấn đề.
*Sự chuẩn bị còn hơn cả việc làm một bài trình bày có vẻ
bóng bẩy - bài trình bày quá bóng bẩy thực sự có thể làm thính
giả cảm thấy là nó giả dối, thậm chí là vô hồn. Nếu bạn đã
dành hàng tiếng đồng hồ để học hỏi về những người bạn đang
nói chuyện, bạn sẽ truyền những thông điệp lôi cuốn nhất mà
bạn có thể đối với người đó: Bạn quan trọng đối với tôi.
5.*Sự lặp lại là có hiệu quả.
Nếu điều đó đáng để nói, nó cần được lặp đi lặp lại. Nguyên
tắc cũ - " Nói những điều bạn sẽ nói chúng, sau đó nói chúng,
sau đó nói những điều bạn đã nói" phàn ánh những giới hạn
của trí nhớ của chúng ta. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh
rằng bạn cần lặp lại nhiều hơn 1 lần để mọi người tin những
điều họ đã nghe - ngay cả nếu họ nghe chúng từ cùng một
người, và ngay cả nếu họ xem xét đến sự đáng tin của người
đó.
/> />6.*Ngắt giọng biểu cảm.
Con người yêu âm nhạc. Một bài diễn thuyết nổi bật nghe du
dương, thánh thót; nó trôi chảy và lên xuống, chạm vào những
nốt khác nhau và sử dụng tốt những sự ngắt giọng và sự im
lặng.*
7.*Hãy tuân theo quy tắc của 7*
Có một lý do giải thích tại sao chỉ có 7 quy tắc trên: Bộ não và
trí nhớ của chúng ta có những giới hạn. Chúng ta có thể nhớ
lại số điện thoại có 7 chữ số. Khi đưa ra mã số vùng, chúng ta
trở nên bất lực. Vì vậy chúng ta không nên nêu ra nhiều hơn 7
vấn đề. ( Nghiên cứu gần đây cho thấy, nêu ra chỉ 3 hoặc 4
vấn đề thì có hiệu quả tốt hơn.)

/>

×