KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
oOo
CHUYÊN ĐỀ:
PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG
GVHD :PGS. TS. Bùi Kim Yến
Nhóm thực hiện : Võ Thị Thúy Kiều
Võ Thị Lợi
Võ Thị Thùy Minh
Nguyễn Thị Thúy Nga
Nguyễn Xuân Huy
Lớp : TCDN - Đêm 2 - K20
TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 03/2012
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN
1. Khái niệm về phát hành chứng khoán
Khái niệm về phát hành chứng khoán: Việc chào bán lần đầu tiên chứng khoán mới
gọi là phát hành chứng khoán. Nếu đợt phát hành dẫn đến việc đưa một loại chứng khoán
của một tổ chức lần đầu tiên ra công chúng thì gọi là phát hành lần đầu ra công chúng.
Nếu việc phát hành đó là việc phát hành bổ sung bởi tổ chức đã có chứng khoán cùng
loại lưu thông trên thị trường thì gọi là đợt phát hành chứng khoán bổ sung. Tuy nhiên,
không phải mọi đối tượng đều được phát hành chứng khoán mà chỉ những chủ thể phát
hành mới có được quyền này.
2. Phương thức phát hành chứng khoán: Có 2 phương thức phát hành chứng khoán
trên thị trường sơ cấp. Đó là phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng.
2.1 Phát hành riêng lẻ (Private Placement): Là việc công ty phát hành chào bán chứng
khoán của mình trong phạm vi một số người nhất định (thông thường là cho các nhà đầu
tư có tổ chức có ý định nắm giữ chứng khoán một cách lâu dài) như công ty bảo hiểm,
quỹ hưu trí với những điều kiện hạn chế chứ không phát hành rộng rãi ra công chúng.
Các ngân hàng đầu tư cũng có thể tham gia vào việc phát hành riêng lẻ với tư cách
nhà phân phối để hưởng phí phát hành. Đa số các đợt phát hành trái phiếu đều thực hiện
dưới hình thức phát hành riêng lẻ, việc phát hành cổ phiếu thường - cổ phiếu phổ thông ít
khi được thực hiện dưới hình thức này.
2.2 Phát hành chứng khoán ra công chúng ( Public Placement) : là việc phát hành trong
đó chứng khoán có thể chuyển nhượng được bán rộng rãi ra công chúng cho một số
lượng lớn người đầu tư nhất định (trong đó phải dành một tỷ lệ cho các nhà đầu tư nhỏ)
và khối lượng phát hành phải đạt một mức nhất định.
2.3 Ý nghĩa cơ bản của việc phân biệt giữa phát hành riêng lẻ và phát hành ra công
chúng
Việc phân biệt phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng là để xác định những
người phát hành rộng rãi ra công chúng phải là những công ty có chất lượng cao, hoạt
động sản xuất kinh doanh tốt, nhằm bảo vệ cho công chúng đầu tư nói chung, nhất là
những nhà đầu tư nhỏ thiếu hiểu biết. Đồng thời, đây cũng là điều kiện để xây dựng một
thị trường chứng khoán an toàn, công khai và có hiệu quả.
Việc phát hành chứng khoán riêng lẻ thông thường chịu sự điều chỉnh của Luật
Công ty. Chứng khoán phát hành dưới hình thức này không phải là đối tượng được niêm
yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán sơ cấp.
3. Tiêu chuẩn phát hành
3.1 Theo thông lệ quốc tế:
- Theo chế độ quản lý chất lượng ( chế độ cấp phép).
Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về chứng khoán và TTCK xem xét đánh
giá chất lượng của chứng khoán phát hành thông qua việc thẩm định nội dung của đợt
phát hành trên cơ sở các điều kiện do pháp luật quy định.
Phù hợp với những nước mới hình thành TTCK, hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ
, tiêu chuẩn kiểm toán, kế toán còn thiếu rõ ràng, nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm.
- Theo chế độ công bố thông tin ( Chế độ đăng ký):
Tổ chức phát hành phải cung cấp đầy đủ các thông tin quan trọng của công ty cho
những nhà đầu tư để họ có thể đánh giá được chất lượng chứng khoán và đưa ra quyết
định đầu tư. Cơ quan quản lý không đứng ra xem xét chất lượng chứng khoán mà chủ yếu
tập trung giám sát chất lượng công bố thông tin của tổ chức phát hành.
Ap dụng với các nước có TTCK phát triển, chế độ công bố thông tin và chế độ kiểm
toán rõ ràng, văn hoá kinh doanh chứng khoán của nhà đầu tư đã hình thành và phát triển.
a. Tiêu chuẩn định tính.
- Các nhà quản lý công ty phải có kinh nghiệm quản lý , điều hành kinh doanh.
- Cơ cấu tổ chức của công ty phải hơp lý và phải vì lợi ích của nhà đầu tư.
- Báo cáo tài chính, bảng cáo bạch và các tài liệu cung cấp thông tin của công ty phải
có độ tin cậy cao nhất.
- Công ty phải có phương án khả thi khi sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành.
- Công ty phải được một hoặc một số tổ chức bảo lãnh phát hành đứng ra bảo lãnh
phát hành.
b. Tiêu chuẩn định lượng.
- Công ty phải có quy mô nhất định về vồn.
- Phải có hoạt động hiệu quả một số năm liên tục trước khi phát hành chứng khoán ra
công chúng.
- Tổng giá trị của đợt phát hành phải đạt quy mô nhất định.
- Một tỷ lệ nhất định cổ phiếu đợt phát hành phải bán cho một số lượng quy định công
chúng đầu tư.
- Các thành viên sáng lập của công ty phải nắm giữ một tỷ lệ vốn cổ phần của công ty
trong một khoản thời gian nhất định.
4. Điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam
4.1 Theo Nghị Định 14
- Có mức góp vốn điều lệ tối thiểu tại thời điểm đăng ký phát hành là 5 tỷ đồng,
phát hành trái phiếu là 10 tỷ.
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm phát hành phải có lãi.
- Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn huy động từ đợt phát hành.
- Số lượng tối thiều nhà đầu tư ngoài công ty được mua là 50.
- Phải thông qua tổ chức trung gian.
- Đối với phát hành trái phiếu doanh nghiêp thì phải xác định đại diện người sở hữu
trái phiếu.
- Việc phát hành cổ phiếu mới ra công chúng để thành lập công ty cổ phần trong
lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghệ cao không bắt buộc đáp ứng điều kiện 1 &2.
4.2 Theo Luật chứng khoán năm 2006:
- Doanh nghiệp phải có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ
10 tỷ VND trở lên theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán.
- Hoạt động năm liền trước năm đăng ký phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế
tính đến năm đăng ký chào bán.Riêng phát hành trái phiếu có thêm điều kiện không
có nợ quá hạn phải trả trên một năm.
- Có phưong án phát hành và sử dụng vốn từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ
đông, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua.
- Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều
kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các
điều kiện khác.
5. Bảo lãnh phát hành chứng khoán.
5.1.Khái niệm: Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành
thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng
khoán và giúp bình ổn giá chứngkhoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Trên thế
giới, các ngân hàng đầu tư thường là những tổ chức đứng ra làm bảo lãnh phát hành.
Tổ chức bảo lãnh là người chịu trách nhiệm mua hoặc chào bán chứng khoán của một
tổ chức phát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng khoán để hưởng hoa hồng.
3.2.Các phương thức bảo lãnh phát hành: Việc bảo lãnh phát hành thường được thực
hiện theo một trong các phương thức sau:
- Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo
lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối được hết
chứng khoán hay không.
Trong hình thức bảo lãnh tổ hợp theo "cam kết chắc chắn", một nhóm các tổ chức bảo
lãnh hình thành một tổ hợp để mua chứng khoán của tổ chức phát hành với giá chiết khấu
so với giá chào bán ra công chúng (POP) và bán lại các chứng khoán đó ra công chúng
theo giá POP. Chênh lệch giữa giá mua chứng khoán của các tổ chức bảo lãnh và giá chào
bán ra công chúng được gọi là hoa hồng chiết khấu.
- Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: đây là phương thức thường được áp dụng khi
một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thường ở các nước phát triển.
Trong trường hợp đó, công ty cần phải bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu, và
như vậy, công ty phải chào bán cổ phiếu bổ sung cho các cổ đông cũ trước khi chào bán
ra công chúng bên ngoài.
Dĩ nhiên, sẽ có một số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty. Do vậy,
công ty cần có một tổ chức bảo lãnh dự phòng sẵn sàng mua những quyền mua không
được thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân phối ra ngoài công chúng.
Có thể nói, bảo lãnh theo phương thức dự phòng là việc tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ
mua nốt số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành và bán
lại ra công chúng. Tại các nước đang phát triển, khi các tổ chức bảo lãnh còn non trẻ và
chưa có tiềm lực lớn thì phương thức bảo lãnh phát hành dự phòng lại là phương thức bảo
lãnh thông dụng nhất.
- Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh
tổ chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh không
cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán chứng khoán
ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn
lại.
- Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không: trong phương thức này, tổ chức
phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán nhất định, nếu không
phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành.
- Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: là phương thức trung gian giữa phương
thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không.
Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một
tỷ lệ chứng khoán nhất định (mức sàn). Vượt trên mức ấy, tổ chức bảo lãnh được tự do
chào bán chứng khoán đến mức tối đa quy định (mức trần). Nếu lượng chứng khoán bán
được đạt tỷ lệ thấp hơn mức yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ.
6.Niêm yết chứng khoán.
6.1.Khái niệm:
Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ tiêu chuẩn vào đăng ký và
giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung.
6.2.Phân loại niêm yết:
- Niêm yết lần đầu : là việc SGDCK cho phép chứng khoán phát hành được đăng ký
niêm yết giao dịch lần đầu tiên sau khi phát hành ra công chúng sau khi tổ chức phát
hành đáp ứng được những điều kiện của SGDCK
- Niêm yết bổ sung : là quá trình chấp thuận của SGDCK cho một công ty đang niêm yết
được niêm yết các cổ phát hành bổ sung để tăng vốn hoặc do sáp nhập, chia, tách, trả
cổ tức, chuyển đổi từ trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi…
- Thay đổi niêm yết : phát sinh khi tổ chức niêm yết thay đổi tên giao dịch , khối lượng,
mệnh giá hoặc tỗng giá trị cổ phiếu đang niêm yết của mình.
- Niêm yết lại những chứng khoán đã bị huỷ niêm yết do không đáp ứng một số điều
kiện cần thiết.
- Niêm yết toàn phần :niêm yết toàn bộ số chứng khoán phát hành ra công chúng của tổ
chức phát hành.
- Niêm yết bán phần : niêm yết một phẩn trong tổng số chứng khoán phát hành ra công
chúng.
4.3.Nguyên tắc niêm yết chứng khoán.
- Tổ chức phát hành khi niêm yết chứng khoán tại SGDCK hoặc TTGDCK phải đáp ứng
các điều kiện về vốn, hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính, số cổ đông, người sở
hửu.
- Tổ chức phát hành phải chịu trách nhiệm về tính xác thực, trung thực và đầy đủ của hồ
sơ niêm yết.Tổ chức tư vấn niêm yết, tổ chức kiễm toán được chấp thuận, người ký báo
cáo kiểm toán và những cá nhân có liên quan xác nhận hồ sơ niêm yết phải có trách
nhiệm về hồ sơ niêm yết.
- Chính phủ quy định điều kiện, hồ sơ thủ tục niêm yết chứng khoán tại SGDCK &
TTGDCK và niêm yết chứng khoán tại SGDCK nước ngoài.
7. Những điểm thuận lợi và bất lợi khi phát hành chứng khoán ra công chúng.
a. Những điểm thuận lợi
- Phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ tạo ra hình ảnh đẹp và sự nổi tiếng của công
ty, nhờ vậy công ty sẽ dễ dàng hơn và tốn ít chi phí hơn trong việc huy động vốn qua phát
hành trái phiếu, cổ phiếu ở những lần sau. Thêm vào đó, khách hàng và nhà cung ứng của
công ty thường cũng sẽ trở thành cổ đông của công ty và do vậy công ty sẽ rất có lợi
trong việc mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.
- Phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ làm tăng giá trị tài sản ròng, giúp công ty có
được nguồn vốn lớn và có thể vay vốn của ngân hàng với lãi suất ưu đãi hơn cũng như
các điều khoản về tài sản cầm cố sẽ ít phiền hà hơn. Ví dụ như các cổ phiếu của các công
ty đại chúng dễ dàng được chấp nhận là tài sản cầm cố cho các khoản vay ngân hàng.
Ngoài ra, việc phát hành chứng khoán ra công chúng cũng giúp công ty trở thành một
ứng cử viên hấp dẫn hơn đối với các công ty nước ngoài với tư cách làm đối tác liên
doanh.
- Phát hành chứng khoán ra công chúng giúp công ty có thể thu hút và duy trì đội ngũ
nhân viên giỏi bởi vì khi chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty bao giờ cũng
dành một tỷ lệ chứng khoán nhất định để bán cho nhân viên của mình. Với quyền mua cổ
phiếu, nhân viên của công ty sẽ trở thành cổ đông, và được hưởng lãi trên vốn thay vì thu
nhập thông thường. Điều này đã làm cho nhân viên của công ty làm việc có hiệu quả hơn
và coi sự thành bại của công ty thực sự là thành bại của mình.
- Phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty có cơ hội tốt để xây dựng một hệ thống
quản lý chuyên nghiệp cũng như xây dựng được một chiến lược phát triển rõ ràng. Công
ty cũng dễ dàng hơn trong việc tìm người thay thế, nhờ đó mà tạo ra được tính liên tục
trong quản lý. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các uỷ viên quản trị không trực tiếp tham
gia điều hành công ty cũng giúp tăng cường kiểm tra và cân đối trong quản lý và điều
hành công ty.
- Phát hành chứng khoán ra công chúng làm tăng chất lượng và độ chính xác của các báo
cáo của công ty bởi vì các báo cáo của công ty phải được lập theo các tiêu chuẩn chung
do cơ quan quản lý qui định. Chính điều này làm cho việc đánh giá và so sánh kết quả
hoạt động của công ty được thực hiện dễ dàng và chính xác hơn.
b. Những điểm bất lợi
- Phát hành cổ phiếu ra công chúng làm phân tán quyền sở hữu và có thể làm mất quyền
kiểm soát công ty của các cổ đông sáng lập do hoạt động thôn tính công ty. Bên cạnh đó,
cơ cấu về quyền sở hữu của công ty luôn luôn bị biến động do chịu ảnh hưởng của các
giao dịch cổ phiếu hàng ngày.
- Chi phí phát hành chứng khoán ra công chúng cao, thường chiếm từ 8-10% khoản vốn
huy động, bao gồm các chi phí bảo lãnh phát hành, phí tư vấn pháp luật, chi phí in ấn, phí
kiểm toán, chi phí niêm yết… Ngoài ra, hàng năm công ty cũng phảI chịu thêm các
khoản chi phí phụ như chi phí kiểm toán các báo cáo tài chính , chi phí cho việc chuẩn bị
tài liệu nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và chi phí công bố thông tin
định kỳ.
- Công ty phát hành chứng khoán ra công chúng phải tuân thủ một chế độ công bố thông
tin rộng rãi, nghiêm ngặt và chịu sự giám sát chặt chẽ hơn so với các công ty khác. Hơn
nữa, việc công bố các thông tin về doanh thu, lợi nhuận, vị trí cạnh tranh, phương thức
hoạt động, các hợp đồng nguyên liệu, cũng như nguy cơ bị rò rỉ thông tin mật ra ngoài có
thể đưa công ty vào vị trí cạnh tranh bất lợi.
- Đội ngũ cán bộ quản lý công ty phải chịu trách nhiệm lớn hơn trước công chúng. Ngoài
ra, do qui định của pháp luật, việc chuyển nhượng vốn cổ phần của họ thường bị hạn chế.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN
LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG
Khi đã phát triển đến một mức nào đó, công ty cần thêm vốn mới để thực hiện
công nghệ sản xuất thế hệ thứ hai, lúc này công ty quyết định phát hành chứng khoán ra
công chúng.
Đối với những công ty phát hành chứng khoán lần đầu, quá trình này gọi là phát
hành chứng khoán lần đầu ra công chúng ( IPO- Initial Public Offering). Theo thông lệ tài
chính trong kinh doanh, việc phát hành này có nghĩa là một doanh nghiệp lần đầu tiên
huy động vốn từ công chúng rộng rãi bằng cách phát hành các cổ phiếu phổ thông, nghĩa
là các cổ phiếu ghi nhận quyền sỡ hữu đúng nghĩa và người nắm giữ có quyền biểu quyết
trong đại hội đồng cổ đông.
Một phần là cung ứng cơ bản ban đầu: tức là bán các cổ phần mới để huy động
tiền cho công ty.
Phần còn lại là cung ứng lần thứ hai: Phần cổ phần mà các nhà đầu tư mạo hiểm
và những người sáng lập bán ra công chúng.
1. Điều kiện doanh nghiệp được phép phát hành chứng khoán lần đầu ra
công chúng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, theo qui định của Nghị định 48/1998/-NĐ-CP về chứng khoán và thị trường
chứng khoán và Thông tư 01/1998/TT-UBCK hướng dẫn Nghị định 48/1998/-NĐ-CP, tổ
chức phát hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải đáp ứng được các điều
kiện sau:
- Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam;
- Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất;
- Thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) có kinh nghiệm quản lý
kinh doanh.
- Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu.
- Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu
tư ngoài tổ chức phát hành; trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng
trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
- Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải
nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.
- Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải
có tổ chức bảo lãnh phát hành.
2. Qui trình phát hành
-Tổ chức đại hội cổ đông để xin ý kiến chấp thuận của đại hội cổ đông về việc
phát hành chứng khoán ra công chúng, đồng thời thống nhất mục đích huy động vốn; số
lượng vốn cần huy động; chủng loại và số lượng chứng khoán dự định phát hành; cơ cấu
vốn phát hành dự tính phân phối cho các đối tượng: Hội đồng quản trị, cổ động hiện tại,
người lao động trong doanh nghiệp, người bên ngoài doanh nghiệp, người nước ngoài…
- Hội đồng quản trị ra quyết định thành lập ban chuẩn bị cho việc xin phép phát
hành chứng khoán ra công chúng. Chức năng chủ yếu của ban chuẩn bị là chuẩn bị các
hồ sơ xin phép phát hành để nộp lên cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị
trường chứng khoán; lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu cần), công ty kiểm toán
và tổ chức tư vấn và cùng với các tổ chức này xây dựng phương án phát hành và dự thảo
bản cáo bạch để cung cấp cho các nhà đầu tư.
- Ban chuẩn bị lựa chọn người đứng đầu tổ hợp bảo lãnh phát hành. Trong phần
lớn các trường hợp phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng, để đảm bảo sự thành
công của đợt phát hành thì tổ chức phát hành phải chọn ra được một tổ chức bảo lãnh
phát hành. Tổ chức bảo lãnh phát hành với uy tín và mạng lưới rộng lớn của mình sẽ giúp
cho việc phân phối chứng khoán của tổ chức phát hành diễn ra một cách suôn sẻ. Chính
vì vậy, khi tiến hành phát hành chứng khoán ra công chúng thì việc lựa chọn tổ chức bảo
lãnh phát hành có ý nghĩa rất quan trọng, và mang tính quyết định đến sự thành bại của
đợt phát hành.
- Người đứng đầu tổ hợp bảo lãnh phát hành lựa chọn các thành viên khác của tổ
hợp. Trong trường hợp khối lượng chứng khoán phát hành là quá lớn, vượt quá khả năng
của một tổ chức bảo lãnh phát hành thì tổ chức bảo lãnh phát hành chính (tổ chức bảo
lãnh đã được lựa chọn) sẽ đứng ra lựa chọn các thành viên khác để cùng với mình tiến
hành bảo lãnh cho toàn bộ đợt phát hành.
- Ban chuẩn bị cùng với tổ hợp bảo lãnh phát hành, công ty kiểm toán và tổ chức
tư vấn tiến hành định giá chứng khoán phát hành. Định giá chứng khoán là khâu khó
khăn nhất và phức tạp nhất khi tiến hành phát hành chứng khoán ra công chúng. Nếu định
giá chứng khoán quá cao thì sẽ khó khăn trong việc bán chứng khoán, còn nếu định giá
chứng khoán quá thấp thì sẽ làm thiệt hại cho tổ chức phát hành. Vì thế, việc định giá
chứng khoán một cách hợp lý sao cho người mua và người bán đều chấp nhận được là hết
sức quan trọng và cần phải được phối hợp của tổ chức bảo lãnh, công ty kiểm toán và tổ
chức tư vấn của công ty.
- Chính thức thành lập tổ hợp bảo lãnh phát hành và ký hợp đồng bảo lãnh phát hành với
tổ chức phát hành.
- Công ty kiểm toán xác nhận các báo cáo tài chính trong hồ sơ xin phép phát hành.
- Tổ chức phát hành nộp hồ sơ lên Uỷ ban chứng khoán. Thông thường tổ chức phát hành
sẽ được trả lời về việc cấp hay từ chối cấp giấy phép trong một thời hạn nhất định kể từ
ngày nộp hồ sơ xin phép phát hành đầy đủ và hợp lệ. Trong thời gian chờ Uỷ ban chứng
khoán Nhà nước xem xét hồ sơ, tổ chức phát hành có thể sử dụng nội dung trong bản cáo
bạch sơ bộ để thăm dò thị trường.
- Sau khi được cấp phép phát hành, tổ chức phát hành phải ra thông báo phát hành trên
các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời công bố ra công chúng bản cáo bạch
chính thức và việc thực hiện việc phân phối chứng khoán trong một thời gian nhất định
kể từ khi được cấp giấy phép. Thời hạn phân phối được qui định khác nhau đối với mỗi
nước. ở Việt nam, theo qui định tại Nghị định 48/Chính phủ về chứng khoán và thị
trường chứng khoán thì thời hạn này là 90 ngày, trong trường hợp xét thấy hợp lý và cần
thiết, Uỷ ban chứng khoán nhà nước có thể gia hạn thêm.
- Tiến hành đăng ký, lưu giữ, chuyển giao và thanh toán chứng khoán sau khi kết thúc đợt
phân phối chứng khoán.
- Sau khi hoàn thành việc phân phối chứng khoán, tổ chức phát hành cùng với tổ chức
bảo lãnh phát hành phải báo cáo kết quả đợt phát hành cho Uỷ ban chứng khoán và tiến
hành đăng ký vốn với cơ quan có thẩm quyền.
- Trường hợp tổ chức phát hành có đủ điều kiện niêm yết thì có thể làm đơn xin niêm yết
gửi lên Uỷ ban chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán nơi công ty niêm yết.
3 Một số phương pháp định giá khi phát hành
3.1 Phương pháp chiết khấu dòng tiền
Sử dụng mô hình DCF (The Discounted Cash Flow) để tính hiện giá các dòng thu nhập
gồm từ cổ tức và chênh lệch giá cổ phần
( ) ( ) ( ) ( )
∑
=
+
+
+
=
+
+
++
+
+
+
=
n
t
n
n
t
t
n
nn
r
P
r
DIV
r
PDIV
r
DIV
r
DIV
P
1
2
21
0
111
1
1
Công thức tổng quát xác định
giá cổ phần
( )
∑
∞
=
+
=
1
0
1
t
t
t
r
DIV
P
Do n∞, thời hạn hoạt động kéo dài nên bỏ qua khoản thu
nhập Pn, công thức tổng quát sẽ là:
3.2 Mô hình tăng trưởng 1 giai đoạn – Định giá cổ phần theo mô hình Gordon
Với giả định là tỷ lệ tăng trưởng cổ tức (g) dự báo hàng năm của một công ty là
không thay đổi, và với tỷ suất chiết khấu (r) lớn hơn tỷ lệ tăng trưởng cổ tức
P
0
= DIV
1
/(r-g)
3.3 Mô hình tăng trưởng 2 giai đoạn:
Mô hình này áp dụng cho cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng và bền cao trong
một số năm sau đó trở về tốc độ tăng trưởng ổn định vững
( )
( )
gr
gb
E
P
−
+×
=
1
r là tỷ lệ chiết khấu
g - tốc độ tăng trưởng thu nhập.
b - tỷ lệ chia cổ tức.
DIV1 - cổ tức tại năm dự đoán.
5.1.1 Ví dụ minh họa cho việc tính giá khi IPO
Xác định kết quả đấu giá (Thông tư146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007)theo nguyên
tắc lựa chọn giá đặt mua từ cao xuống thấp , nhà đầu tư đặt mua theo giá nào thì được
mua theo giá đó.Nhà đầu tư trả giá cao nhất được quyền mua đủ số cổ phần đã đăng ký
mua theo giá đã trả. Số cổ phần còn lại lần lượt được bán cho các nhà đầu tư với các mức
giá thấp hơn cho đến hết các cổ phần chào bán.
Trường hợp còn dư cổ phiếu lẻ,số cổ phần lẻ này được phân bổ cho nhà đầu tư có
khối lượng đăng ký mua lớn nhất tại mức giá đó
Ví dụ:
Số lượng cổ phần chào bán đấu giá:100.000 cổ phần
Giá khởi điểm : 11.000đ/cp
Danh sách nhà đầu tư đăng ký mua :
+Nhà đầu tư A : đăng ký mua 40.000cp, giá đặt mua : 20.000đ
+Nhà đầu tư B: 30.000cp, giá đặt mua: 15.000đ
+Nhà đầu tư C: 40.000cp, giá đặt mua : 12.000đ
+Nhà đầu tư D: 20.000cp, giá đặt mua : 12.000đ
+Nhà đầu tư E: 10.000cp, giá đặt mua : 10.000đ
Xác định kết quả đấu giá :
+Nhà đầu tư E đặt giá dưới mức khởi điểm nên bị loại.
+Nhà đầu tư A đặt giá cao nhất nên được mua theo số lượng đăng ký là 40.000cp
với giá 20.000đ/cp
+Nhà đầu tư B:được mua 30.000cp với giá 15.000đ/cp
+Số cổ phần còn lại chào bán là 30.000cp. Nhà đầu tư C và D đặt mua cùng 1 mức
giá 12.000đ với tổng số cp đănh ký mua :60.000cp =>Số cổ phần mỗi nhà đầu tư
được mua như sau :
Nhà đầu tư C = 40.000/60.000*30.000 = 20.000cp với giá : 12.000đ/cp
Nhà đầu tư D = 20.000/60.000*30.000 = 10.000cp với giá 12.000đ/cp
Xác định kết quả đấu giá :
Giá đấu thành công cao nhất : 20.000đ
Giá đấu thành công thấp nhất :12.000đ
Giá đấu thành công bình quân :
= (40.000 x 20.000 + 30.000 x 15.000 + 30.000 x12.000) 100.000
=16.100đ/cp
2. Tình hình IPO của các doanh nghiệp tại VN năm 2011:
Thị trường ảm đạm khiến cho việc bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) trở nên khó
khăn. Dưới sức ép cổ phần hóa theo tiến độ đặt ra, nhiều doanh nghiệp vẫn buộc phải tiến
hành mặc dù giá trúng chỉ bằng hoặc chênh lệch không đáng kể so với giá khởi điểm.
Sự hưng thịnh của TTCK cách đây 4-5 năm đã khiến cho đợt IPO như của Đạm Phú Mỹ
hay Nhiệt điện Phả Lại, Vietcombank có sức hấp dẫn mạnh với giới đầu tư vì họ có
thể “bán lúa non” để quay vòng vốn nhanh.
Giờ đây, những cơ hội sinh lời chớp nhoáng như trên đã biến mất do chi phí cơ hội
tăng cao bởi mặt bằng lãi suất tăng và TTCK xuống dốc.
Thống kê các đợt IPO diễn ra trong 6 tháng đầu năm 2011 cho thấy, chỉ 35% tổng
số lượng cổ phần chào bán (219,6 triệu cổ phần) được mua. Hai trường hợp thành công
hiếm hoi khi chào bán thành công 100% cổ phần trong tháng 6 là CTCP Lọc dầu Nam
Việt (3 triệu cổ phần) và TCT Xây dựng Miền Trung Cosevco (23,9 triệu cổ phần), trái
ngược hẳn với đợt chào bán gần như thất bại hoàn toàn của 3,6 triệu cổ phần HD Bank.
Nhiều người cho rằng, thị trường niêm yết tốt sẽ tác động tích cực đến sức cầu của cổ
phần IPO và ngược lại. Trên thực tế, cho dù thị trường niêm yết ảm đạm, các doanh
nghiệp tốt vẫn nhận được sự quan tâm của giới đầu tư. Có điều là mức giá trúng sẽ không
quá cao, chênh lệch không quá 5% so với giá khởi điểm. Đối với Cosevco, giá trúng bình
quân là 10.600đ/cổ phần, chỉ nhỉnh hơn chút ít so với mức giá khởi điểm 10.300đ/cổ
phần.
Trong đợt đấu giá cổ phiếu của Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) vào hồi
tháng 6 vừa qua, mặc dù doanh nghiệp này chỉ bán được 59% tổng số cổ phần chào bán
với mức giá 10.100 đồng/cổ phiếu, lượng vốn thu về 395 tỷ đồng cũng đã là tương đối
khả quan trong bối cảnh hiện nay. Nhìn vào cơ cấu trúng giá gồm 18 tổ chức và 293 cá
nhân, VNSteel vẫn chứng tỏ sức hấp dẫn với thị trường nhờ mức giá thấp, phù hợp với
tiêu chí đầu tư dài hạn do doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn lên tới 6.800 tỷ đồng và chiếm
50% thị phần sản xuất thép.
Ngày 28/7, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức đợt IPO của
Petrolimex. Petrolimex có mức vốn điều lệ 10.700 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ
hơn 10.164 tỷ đồng (chiếm 95%), CBCNV nắm giữ 1,98%, công đoàn 0,47% và bán đấu
giá ra công chúng 27.425.933 cổ phần (2,56% vốn điều lệ) với giá khởi điểm 15.000
đồng/cổ phần.
Đây là phiên đấu giá có khối lượng cổ phần đấu giá lớn thứ 2 kể từ đầu năm 2011 đến
nay tại HNX.
Phiên đấu giá cổ phần Petrolimex thu hút khá đông nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu gia
với tổng cộng 307 nhà đầu tư, trong đó có 3 nhà đầu tư tổ chức, còn lại là nhà đầu tư cá
nhân. Tổng khối lượng đăng ký cao hơn gần 10% khối lượng chào bán.
Kết quả, toàn bộ khối lượng cổ phần đưa ra đấu giá đã được bán hết với giá đấu thành
công cao nhất là 19.600 đồng/cổ phần, thấp nhất là 15.000 đồng/cổ phần, bằng giá khởi
điểm, giá đấu thành công bình quân là 15.032 đồng/cổ phần. Tổng giá trị cổ phần bán
được đạt 412,27 tỷ đồng.
Có thể nói, trong thời điểm thị trường chứng khoán đang khó khăn như hiện nay, việc
100% cổ phần Petrolimex đưa ra đấu giá đều được bán hết là một tín hiệu đáng mừng,
tạo điều kiện thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa các tổng công ty Nhà nước
Cuối năm 2011, BIDV kết thúc IPO với 100% cổ phần đăng kí bán được đấu giá thành
công
Mức giá đấu thành công cao nhất của BIDV là 35.000 đồng/cổ phiếu, giá đấu thành công
thấp nhất bằng giá khởi điểm là 18.500 đồng/cổ phiếu và giá đấu thành công bình quân là
18.583 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị cổ phần bán được là 1.575,02 tỷ đồng
Đợt đấu giá IPO vừa diễn ra của BIDV được đánh giá là thành công ngoài mong đợi
trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang vào thời điểm khó khăn nhất
3. Các hành vi vi phạm khi phát hành chứng khoán ra công chúng
Một số hành vi sai phạm vô tình hoặc cố ý của một vài tổ chức, cá nhân nào đó trong
khi xây dựng, thực hiện các phương án phát hành cổ phiếu doanh nghiệp, mà có thể chỉ ra
4 biểu hiện tiêu biểu như:
- Thứ nhất là sai phạm về tính đúng, tính đủ giá trị doanh nghiệp và mức giá khởi điểm
của cổ phiếu phát hành.
- Thứ hai là một số sai phạm về công bố thông tin liên quan đến đời sống doanh nghiệp
và cổ phiếu phát hành, phương án phát hành cổ phiếu.
- Thứ ba là sai phạm về công tác kỹ thuật trong thực hiện phát hành cổ phiếu, ví dụ cố
tình và tổ chức xây dựng phương án phát hành cổ phiếu chủ yếu là phát hành nội bộ để
hưởng lợi cho tập thể hoặc cá nhân trong doanh nghiệp, gây thiệt hại cho nhà nước và
nhà đầu tư trên thị trường; hoặc lạm dụng việc phát hành cổ phiếu thưởng
Đặc biệt, đã xuất hiện một vài hiện tượng lừa đảo, vi phạm khá nghiêm trọng Luật
Chứng khoán và thậm chí mang yếu tố hình sự, như việc tổ chức huy động vốn khi công
ty mới được thành lập, chưa có cả trụ sở và chưa có phương án phát hành cổ phiếu; hoặc
việc in giả cổ phiếu của công ty đang có uy tín để phát hành, thu lợi bất chính trên TTCK
như đã bị phát hiện ở Hải Phòng (nếu không kịp thời ngăn chặn thì thủ phạm có thể ung
dung đút túi gần 100 tỷ đồng tính theo mệnh giá khởi điểm của các cổ phiếu thu được).
Dẫu vậy, cần khẳng định về tổng thể các hoạt động phát hành cổ phiếu đã và đang
diễn ra khá trôi chảy, hợp pháp và có hiệu quả tích cực cao hơn các hệ quả tiêu cực cho
cả doanh nghiệp, nền kinh tế và các nhà đầu tư
Chế tài xử lý về hành vi vi phạm khi phát hành chứng khoán:
Thông tư 37/2011/TT-BTC quy định, việc tổ chức bất kỳ một địa điểm hoặc một
hình thức trao đổi thông tin nào để thực hiện mua - bán chứng khoán ngoài Sở
GDCK/Trung tâm GDCK đều được coi là vi phạm quy định về tổ chức thị trường
GDCK và bị xử phạt theo một mức cố định là 500 triệu đồng
Việc công ty chứng khoán cố ý cung cấp cho khách hàng và nhà đầu tư
thông tin, đưa ra những nhận định, tư vấn hoặc khuyến cáo không chính xác,
không đầy đủ, che giấu sự thật về giá hoặc các yếu tố ảnh hưởng tới giá của một
hoặc nhiều loại chứng khoán được coi là hành vi làm cho khách hàng và nhà đầu
tư hiểu nhầm về giá chứng khoán bị xử phạt từ 50 - 70 triệu đồng.
Công ty chứng khoán cố ý không thực hiện đúng lệnh GDCK của nhà đầu tư
(trừ trường hợp nhà đầu tư ra lệnh không đúng quy định pháp luật) được coi là làm
trái lệnh nhà đầu tư cũng bị xử phạt tương tự như hành vi không thực hiện nguyên
tắc ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của chính công ty chứng
khoán và bị xử phạt từ 70 - 100 triệu đồng.
Theo Thông tư 37/2011/TT-BTC, vi phạm quy định về giao dịch nội bộ và
thao túng giá chứng khoán (bị phạt 200-300 triệu đồng) được hiểu là việc tổ chức,
cá nhân sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác
hoặc thông đồng với nhau liên tục mua - bán chứng khoán nhằm tạo ra cung - cầu
giả tạo; một người hay một nhóm người thông đồng với nhau đặt lệnh mua và bán
cùng loại chứng khoán trong ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch
mua - bán chứng khoán mà không chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc quyền sở
hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm.
Hành vi liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào
thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá mới trên thị
trường cũng được coi là thao túng giá chứng khoán và bị xử phạt từ 200-300 triệu
đồng.
GDCK bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua -
bán gây ảnh hưởng lớn đến cung - cầu và giá chứng khoán; đưa ra ý kiến trực tiếp
hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán,
tổ chức phát hành nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán nào đó sau
khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó; sử dụng
các phương thức hoặc thực hiện hành vi giao dịch khác để tạo cung - cầu giả tạo
cũng được coi là hành vi thao túng giá và bị xử phạt từ 200-300 triệu đồng.
III. CÁC GIẢI PHÁP CHO PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN HIỆU QUẢ
1. Giải pháp phát hành cổ phiếu doanh nghiệp hiệu quả
Trước hết, cần nhấn mạnh rằng tính hiệu quả của phương án phát hành cổ phiếu nên được
hiểu theo nghĩa rộng, đầy đủ và cao nhất của nó, nghĩa là phải đem lại tác động tích cực
đồng thời cho cả 3 phía: doanh nghiệp, nhà đầu tư và Nhà nước (theo nghĩa nền kinh tế
nói chung), cụ thể:
• Doanh nghiệp phải bán được hết cổ phiếu với giá cao hơn giá khởi điểm, thu hút
được nhiều nhà đầu tư, cổ đông chiến lược mới, tạo động lực mới cho phát triển,
củng cố thương hiệu và nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh
nghiệp.
• Nhà đầu tư (người mua cổ phiếu) phải tiếp cận thuận lợi, đầy đủ và giá rẻ các
thông tin liên quan đến cổ phiếu và phương án phát hành cổ phiếu của doanh
nghiệp, cũng như có điều kiện và cơ hội thực hiện việc mua đủ số lượng cổ phiếu
theo giá mong muốn.
• Nhà nước thực hiện được thuận lợi và phát huy được vai trò tích cực trong chức
năng quản lý nhà nước của mình, đảm bảo sự ổn định, phát triển lành mạnh của
TTCK và có thể thu hồi phần vốn của mình một cách nhanh gọn, đầy đủ nhất khi
CPH DNNN.
Như vậy, để một phương án phát hành cổ phiếu doanh nghiệp đạt hiệu quả cao thì cần
phải lưu ý một số nhân tố sau:
- Thứ nhất, cần thu thập, xử lý các thông tin về doanh nghiệp, thị trường và môi trường
pháp lý có liên quan một cách đầy đủ, cập nhật và chính xác nhất như một tiêu đề quan
trọng để tổ chức, xây dựng phương án phát hành cổ phiếu.
- Thứ hai, cần xác định đúng và trúng thời điểm, mục tiêu phát hành cổ phiếu, xác định rõ
giá trị khởi điểm (mệnh giá cổ phiếu), phương thức phát hành và tổ chức bảo lãnh phát
hành (nếu cần thiết). Thực tế cho thấy, trong 3 phương thức là: chào bán trực tiếp, chào
bán qua đấu thầu và chào bán qua tổ chức bảo lãnh phát hành, thì phương thức chào bán
qua đấu thầu luôn được đánh giá là lựa chọn tốt nhất của đa số doanh nghiệp phát hành
chứng khoán.
- Thứ ba, cần tổ chức tốt các hoạt động thông tin tuyên truyền về doanh nghiệp, phương
án phát hành và các thông tin cần thiết khác. Đặc biệt, việc đăng tải các thông tin về
phương án phát hành trên các phương tiện thông tin thích hợp và với thời lượng dài có ý
nghĩa rất quan trọng trong hoạt động quảng bá, doanh nghiệp và thu hút các nhà đầu tư
tiềm năng
Đặc biệt, các công ty chứng khoán (CtyCK) có vai trò khá quan trọng đến sự thành công
của phương án phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp. Như trên đã đề cập, hiệu quả của
phương án phát hành cổ phiếu doanh nghiệp là rất rộng và hoàn toàn không thể do một
đơn vị hoặc cá nhân nào tùy ý quyết định. Hơn nữa, nếu là các doanh nghiệp thực hiện
CPH, phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, thì phương án phát hành cổ phiếu phụ
thuộc rất lớn vào chủ trương, quyết định của các cơ quan nhà nước hữu quan, mà trước
hết là Ban đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước (gọi tắt là Ban CPH doanh nghiệp) ở
TW và các địa phương
Như vậy, một CtyCK khi thực hiện chức năng của mình liên quan đến phương án phát
hành cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả triển khai
phương án này, trước hết là qua các nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán và môi giới
chứng khoán, cũng như bảo lãnh phát hành chứng khoán, trong đó về bảo lãnh chứng
khoán thì các CtyCK sẽ thực hiện theo cam kết ký giữa công ty với doanh nghiệp (nếu
có). Về tư vấn đầu tư và môi giới chứng khoán: bằng trình độ nghiệp vụ và thiện chí, đạo
đức nghề nghiệp của mình, các nhân viên CtyCK có thể tác động khá mạnh đến định
hướng suy nghĩ thông qua quyết định của các nhà đầu tư chứng khoán, từ đó tác động
đến kết quả thực hiện phương án phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp.
Hơn nữa, nếu liên quan đến mâu thuẫn lợi ích khi thực hiện tự doanh chứng khoán, các
CtyCK còn có thể đóng vai trò “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, lạm dụng tư cách tư vấn đầu
tư, định hướng có chủ đích các nhà đầu tư, thúc đẩy hay cản trở đối với thực hiện phương
án phát hành của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nói cách khác, hoàn toàn không loại
trừ những kẽ hở cả về luật pháp lẫn đạo đức trong quá trình tác nghiệp của CtyCK liên
quan trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả một phương án phát hành cổ phiếu của doanh
nghiệp, nhất là khi CtyCK đó vừa là người tư vấn xây dùng phương án phát hành cổ
phiếu của doanh nghiệp, tư vấn đầu tư và môi giới chứng khoán, cũng như tự doanh các
chứng khoán của doanh nghiệp đó và trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi, TTCK còn là
mới mẻ ở Việt Nam
Vì vậy, hoàn toàn cần thiết phải có sự can thiệp của cơ quan quản lý vào các phương án
phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động can thiệp này không thể tùy
tiện mà phải trong khuôn khổ luật pháp và với mục tiêu đảm bảo tính hợp pháp của các
phương án phát hành cổ phiếu doanh nghiệp. Cụ thể, đảm bảo cho việc phát hành cổ
phiếu của doanh nghiệp tuân thủ các quy định hiện hành về nội dung, thủ tục và điều kiện
cùng các ràng buộc pháp lý khác có liên quan đến việc phát hành cổ phiếu doanh nghiệp,
như đảm bảo hồ sơ đăng ký chào bán phải hợp lệ
Ngoài ra, các cơ quan quản lý hữu quan cũng cần thường xuyên can thiệp, thực hiện tốt
chức năng của mình nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định về công
bố thông tin, cũng như ngăn chặn các vi phạm liên quan đến các hành vi bị cấm trên
TTCK. Chẳng hạn như: thao túng thị trường, giao dịch nội bộ và gian lận, lừa đảo khác
(vụ xử lý phát hành cổ phiếu của Tổng Công ty Intimex Hà Nội là một ví dụ điển hình).
2. Một vài kiến nghị
Từ thực trạng phát hành cổ phiếu hiện nay của doanh nghiệp, thiết nghĩ cần có sự rút kinh
nghiệm của các bên có liên quan và xin đề xuất một vài kiến nghị như sau:
2.1 Về phía cơ quan quản lý cấp phép hồ sơ phát hành:
• Cần tăng cường hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý có liên quan đến nội
dung, quy trình thủ tục, điều kiện cấp phép hồ sơ phát hành của doanh nghiệp và
cả quy định mức phạt, chế tài các vi phạm có liên quan đến phát hành cổ phiếu
doanh nghiệp (như cần nâng mức phạt tiền cao hơn 70 triệu đồng như hiện hành).
• Nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và năng lực thẩm tra, thẩm
định, cũng như hệ thống thông tin quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp liên
ngành, đa ngành và chuyên ngành cần thiết phục vụ xây dựng, triển khai và giám
sát thực hiện các phương án phát hành cổ phiếu doanh nghiệp…
• Tăng cường phối hợp với các đơn vị hữu quan, như Ban đổi mới sắp xếp DNNN,
các Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, các cơ quan
thanh tra, giám sát, điều tra và tư pháp… để nâng cao chất lượng các hồ sơ phát
hành; tăng cường ngăn chặn, xử lý kịp thời và hiệu quả các sai phạm liên quan đến
cấp phép hồ sơ và thực hiện các phương án phát hành cổ phiếu doanh nghiệp.
2.2 Về phía đơn vị tư vấn phát hành:
• Nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ của đơn vị
mình.
• Tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ các quy định pháp luật trong khi tác nghiệp.
• Chủ động và độc lập hơn trong tư vấn các nội dung, vấn đề liên quan đến phương
án phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp trên cơ sở nắm chắc, bám sát diễn biến thị
trường, các thông tin về doanh nghiệp và các quy định pháp lý có liên quan; cải
thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động của mình.
• Lựa chọn nhà đầu tư chiến lược
2.3 Về phía tổ chức phát hành:
• Không coi phát hành cổ phiếu là mục đích tự thân hoặc là cơ hội đầu cơ kinh
doanh cổ phiếu của doanh nghiệp, nhất là phát hành cổ phiếu bổ sung, cổ phiếu
thưởng mà phải gắn với kế hoạch sản xuất kinh doanh rõ ràng, cụ thể, khả thi.
• Thu thập thông tin đầy đủ về các vấn đề có liên quan tới xây dựng, triển khai,
giám sát thực hiện phương án phát hành cổ phiếu.
• Thành lập bộ phận chuyên trách xây dựng phương án phát hành cổ phiếu gồm các
cơ quan tư vấn và cán bộ có trách nhiệm, trình độ chuyên môn và đạo đức tốt.
Chủ động phòng ngừa, đối phó với các vi phạm từ nội bộ hoặc từ đơn vị tư vấn trong xây
dựng, triển khai phương án phát hành cổ phiếu
2.4 Về phía nhà đầu tư:
Các nhà đầu tư trên TTCK cũng cần tỉnh táo, thận trọng và có kiến thức hơn trong tiếp
cận, phân tích thông tin và thông qua các quyết định đầu tư của mình liên quan đến
phương án phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp, để biết tự bảo vệ và phòng tránh những
rủi ro trong đầu tư chứng khoán do thiếu kiến thức về chứng khoán và TTCK.