Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.22 KB, 44 trang )

GV: PGS.TS. Bùi Kim Yến Nhóm 5 – TCDN Đêm 2 – K20
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I.KHÁI QUÁT VỀ QUỸ ĐẦU TƯ VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ 2
1.2.5.Tính năng động của quỹ: 3
1.3.1.Nhà đầu tư: 3
1.3.2.Công ty quản lý quỹ: 3
1.3.3.Các chuyên gia đầu tư hay các nhà tư vấn đầu tư: 4
1.3.4.Các tổ chức bảo quản và giám sát tài sản của quỹ: 4
1.4.Vai trò của quỹ đầu tư trên TTCK: 4
2.Phân loại quỹ đầu tư: 5
2.1.Căn cứ vào quy mô, cách thức và =nh chất góp vốn: 5
2.1.1.Quỹ đầu tư dạng đóng (Closed – end funds): 5
2.1.2.Quỹ đầu tư dạng mở (Open end funds): 5
2.2.Căn cứ vào cơ cấu tổ chức - điều hành: 6
2.2.1.Quỹ đầu tư dạng công ty: 6
2.2.2.Quỹ đầu tư dạng =n thác: 7
2.3.Căn cứ vào nguồn vốn huy động: 7
2.3.1.Quỹ đầu tư tập thể (Quỹ công chúng): 7
2.3.2.Quỹ đầu tư tư nhân (Quỹ thành viên): 8
3.Cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư: 8
3.1.Cơ cấu tổ chức: 8
3.1.1.Hội đồng quản trị: 8
3.1.2.Ban đại diện quỹ 8
3.1.3.Công ty quản lý quỹ 8
3.1.4.Công ty tư vấn đầu tư 9
3.1.5.Ngân hàng giám sát bảo quản 9
3.1.6.Cổ đông của quỹ 9
3.1.7.Người hưởng lợi 9
3.1.8.Công ty kiểm toán 9
3.2.Hoạt động của quỹ đầu tư: 10


Công ty Quản lý quỹ ở Việt Nam - Thực trạng và phải pháp i
GV: PGS.TS. Bùi Kim Yến Nhóm 5 – TCDN Đêm 2 – K20
3.2.1.Hoạt động huy động vốn: 10
3.2.2.Giao dịch chứng chỉ quỹ đầu tư: 11
3.2.3.Hoạt động đầu tư: 11
3.3.Các hạn chế đầu tư của quỹ công chúng: 11
4.Công ty quản lý quỹ: 12
4.1.Khái niệm: 12
4.2.Nghiệp vụ kinh doanh Công ty quản lý quỹ: 12
4.2.1.Quản lý đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán: 12
4.2.2.Quản lý danh mục đầu tư: 13
3.Những thuận lợi, khó khăn và thách thức trong hoạt động của quỹ đầu tư và công ty quản lý
quỹ tại Việt Nam 21
3.1.Thuận lợi: 21
3.1.Khi nhận cổ tức từ việc sở hữu Chứng chỉ quỹ 29
3.2.Khi chuyển nhượng Chứng chỉ quỹ 29
1.Định hướng phát triển các công ty quản lý quỹ 35
2.Kiến nghị 36
Công ty Quản lý quỹ ở Việt Nam - Thực trạng và phải pháp ii
GV: PGS.TS. Bùi Kim Yến Nhóm 5 – TCDN Đêm 2 – K20
LỜI MỞ ĐẦU
Trước xu thế phát triển và hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì nhu
cầu về vốn để đẩy mạnh phát triển kinh tế là vấn đề cần thiết đối với mỗi nước . Để huy động
vốn một cách tối đa, ngoài sự góp mặt của ngân hàng còn có một số tổ chức phi ngân hàng
khác điển hình là quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ. Đây là một kênh huy động rất tốt cho các
dự án cần số vốn lớn.
Tuy nhiên, quỹ đầu tư cũng như công ty quản lý quỹ vẫn là những vấn đề mới mẻ, còn
nhiều khúc mắc chưa được giải quyết trọn vẹn. Đồng thời, qua hơn 10 năm hoạt động, thị
trường chứng khoán ở Việt Nam vẫn chỉ là một thị trường non trẻ, còn nhiều điểm yếu cũng
như những hạn chế chưa được phát hiện, chưa được khắc phục. Cho nên, đối với thị trường,

vấn đề quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ không là một vấn đề nóng bỏng, được bàn luận, quan
tâm của mọi người.
Trước những vấn đề đó, nhóm chúng em đã nghiên cứu đề tài này với mong muốn có
thể trình bày được những nội dung, kiến thức cơ bản nhất về công ty quản lý quỹ - quỹ đầu tư,
một loại hình đầu tư rất tốt cho thị trường Việt Nam hiện nay.
Bài của nhóm chúng em chia thành 4 phần, với nội dung như sau:
Phần I – Khái quát về quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ
Phần II – Thực trạng quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ ở Việt Nam
Phần III – Giới thiệu Công ty Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) và Quỹ Đầu tư năng
động Việt Nam (VFA)
Phần IV – Định hướng và kiến nghị nhằm phát triển các Công ty Quản lý quỹ

Công ty Quản lý quỹ ở Việt Nam - Thực trạng và phải pháp 1
GV: PGS.TS. Bùi Kim Yến Nhóm 5 – TCDN Đêm 2 – K20
I. KHÁI QUÁT VỀ QUỸ ĐẦU TƯ VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
1. Quỹ đầu tư
1.1. Khái niệm:
Quỹ đầu tư là một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp do các nhà đầu tư cùng góp vốn. Từ
những khoản tiền tiết kiệm, nhàn rỗi phân tán trong dân chúng được tập trung lại thành các
nguồn vốn lớn cho các nhà chuyên nghiệp sử dụng trong lĩnh vực đầu tư kiếm lời và phân
chia cổ tức cho các cổ đông góp vốn. Các khoản tiền tiết kiệm này thay vì được các nhà đầu
tư đưa cho môi giới chứng khoán để trực tiếp mua chứng khoán trên thị trường thì lại được
góp vào quỹ đầu tư để thực hiện đầu tư tập thể.
1.2. Các lợi ích của việc đầu tư qua quỹ:
Khi nhà đầu tư cảm thấy không đủ kiến thức, kinh nghiệm và thời gian để trực tiếp
hoạt động trên thị trường chứng khoán, họ tìm đến những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp để ủy
thác số tiền đầu tư của mình. Như vậy, so với hình thức đầu tư trực tiếp của từng cá nhân,
hình thức đầu tư thong qua quỹ đầu tư có lợi thế nhất định.
1.2.1. Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư:
Với một số tiền ít ỏi, nhà đầu tư muốn phân tán rủi ro sẽ rất khó khăn do gặp phải vấn

đề giá trị của các chứng khoán đầu tư hay độ lớn của các dự án. Do đó, việc quỹ đầu tư hình
thành trên cơ sở tập hợp những số tiền nhỏ thành một khoản lớn sẽ giúp các nhà đầu tư dù chỉ
có ít vốn vẫn tham gia vào các dự án đầu tư lớn, điều này cho phép họ vẫn thu được lợi nhuận
và giảm thiểu được rủi ro trên cơ sở phân tán đầu tư.
Một danh mục đầu tư đang dạng bao gồm ít nhất 12 loại cổ phiếu hoặc nhiều hơn cho
đến vài trăm loại cổ phiếu trong các danh mục đầu tư lớn hơn. Việc đa dạng hóa danh mục
đầu tư duy trì được sự tăng trưởng tốt ngay cả khi có một vài loại cổ phiếu trong danh mục bị
giảm giá, còn các cổ phiếu khác lại tăng giá hơn mức mong đợi, tạo ra sự cân bằng cho danh
mục. Bởi vì các công ty trên thương trường với những đặc điểm hoạt động của các ngành
nghề khác nhau sẽ có chu kỳ tăng trưởng và suy thoái khác nhau, việc đầu tư vào nhiều loại
cổ phiếu giúp cho mức lợi nhuận của danh mục luôn ở mức cân bằng.
1.2.2. Quản lý đầu tư chuyên nghiệp:
Các quỹ đầu tư được quản lý bởi các chuyên gia có kỹ năng và giàu kinh nghiệm được
lựa chọn và sàng lọc, làm tăng cường tính chuyên nghiệp của việc đầu tư. Một quỹ đầu tư với
đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, có khả năng phân tích và chuyên sâu vào các
lĩnh vực đầu tư sẽ có lợi thế hơn so với những cá nhân riêng lẻ, không chuyên.
1.2.3. Tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn đạt được yêu cầu lợi nhuận:
Sau khi ủy thác cho tiền của mình cho các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư không cần
dùng thời gian của mình để hoạt động trên thị trường chứng khoán nữa cũng như tiết kiệm
được chi phí trong mỗi lần giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Nhà đầu tư thong qua quỹ đầu tủ sẽ tạo đăng ký tiết kiệm được các chi phí tính trên
từng đồng vốn đầu tư so với đầu tư riêng lẻ của cá nhân bởi lẽ những người quản lý quỹ
Công ty Quản lý quỹ ở Việt Nam - Thực trạng và phải pháp 2
GV: PGS.TS. Bùi Kim Yến Nhóm 5 – TCDN Đêm 2 – K20
chuyên nghiệp có lợi thế trong việc tiếp cận các dự án đầu tư và thường được hưởng các ưu
đãi về phí giao dịch.
Ngoài ra, bên cạnh lợi ích của các nhà đầu tư, bản thân các doanh nghiệp sử dụng
vốn cũng có những lợi ích nhất định:
- Các doanh nghiệp sẽ có nhiều khả năng thu hút được nguồn vốn với chi phí thấp hơn
khi vay qua hệ thống ngân hang.

- Việc đầu tư vốn vào doanh nghiệp thong qua các quỹ đầu tư thường có giới hạn nhất
định nên các doanh nghiệp vẫn đảm bảo tự chủ trong hoạt động kinh doanh mà không
bị chi phối như các cổ đông lớn của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, quỹ đầu tư không chỉ thuần túy là nơi cung
cấp vốn cho các doanh nghiệp mà còn cung cấp các thông tin tin cậy và là nơi đánh giá hiệu
quả của các dự án, qua đó giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tính khả thi của các dự án.
1.2.4. Giám sát chặt chẽ bởi cơ quan có thẩm quyền đó là:
- Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước
- Công ty quản lý quỹ
- Ngân hàng giám sát.
1.2.5. Tính năng động của quỹ:
Thể hiện ở chỗ các quỹ đầu tư có thể thay đổi danh mục đầu tư của mình nhằm đạt
được lợi nhuận cao nhất có thể.
1.3. Các bên tham gia:
Các bên tham gia hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán là công ty quản lý quỹ, ngân
hàng giám sát và người đầu tư.
1.3.1. Nhà đầu tư:
Là người góp vốn vào Quỹ đầu tư bằng cách mua chứng chỉ thụ hưởng hay cổ phần
của Quỹ. Có quyền được chia cổ tức và các thu nhập khác từ hoạt động đầu tư của Quỹ theo
tỷ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận với công ty quản lý Quỹ.
Tuỳ theo tính chất từng loại Quỹ đầu tư mà người đầu tư có thể yêu cầu Quỹ mua lại chứng
chỉ Quỹ đầu tư trong thời hạn hoạt động của Quỹ. Khi hết thời hạn hoạt động, họ sẽ được
hoàn trả vốn.
1.3.2. Công ty quản lý quỹ:
Công ty quản lý quỹ chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư của Quỹ (quản lý danh
mục chứng khoán theo mục tiêu đầu tư đã định trước, thường ghi rõ trong trong Bản cáo bạch
phát hành và điều lệ Quỹ).
Công ty QL quỹ được thành lập theo giấy phép hoạt động do Ủy Ban Chứng Khoán
Nhà Nước cấp dưới hình thức công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn với vốn pháp định 5
tỷ đồng.

Công ty Quản lý quỹ ở Việt Nam - Thực trạng và phải pháp 3
GV: PGS.TS. Bùi Kim Yến Nhóm 5 – TCDN Đêm 2 – K20
Trong quá trình hoạt động, công ty QL quỹ có thể thành lập và quản lý đồng thời
nhiều quỹ đầu tư.
1.3.3. Các chuyên gia đầu tư hay các nhà tư vấn đầu tư:
Chịu trách nhiệm lựa chọn danh mục đầu tư thích hợp theo chính sách và mục tiêu đầu
tư của Quỹ, nghiên cứu, phân tích tài chính và xu hướng kinh tế, quyết định thời gian đầu tư
thích hợp.
Họ có thể là người thực hiện việc chuyển lệnh mua bán chứng khoán tới Sở giao dịch
nếu được uỷ thác. Họ được thanh toán phí theo tỷ lệ % giá trị tài sản ròng trung bình của Quỹ
trong năm hoặc trên số tiền mà dịch vụ tư vấn thực hiện.
1.3.4. Các tổ chức bảo quản và giám sát tài sản của quỹ:
Ngân hàng, công ty tín thác hoặc các tổ chức đủ tiêu chuẩn sẽ được thuê làm người
bảo quản các tài sản của Quỹ (tiền măt, chứng khoán, …)
Nhà bảo lãnh phát hành:
- Việc phát hành cổ phiếu của Quỹ thường được các nhà bảo lãnh thực hiện trên cơ sở
huy động vốn tối đa cho Quỹ với những điều kiện thuận lợi nhất.
- Các phương pháp bảo lãnh, phí bảo lãnh, trách nhiệm và quyền lợi của hai bên được
quy định trong hợp đồng đã ký kết.
- Nhà bảo lãnh sẽ nhận được phí bảo lãnh là khoản chênh lệch giữa số tiền bán chứng
khoán và tiền trả cho Quỹ.
- Nhà bảo lãnh phát hành có thể chào bán trực tiếp ra công chúng hoặc thông qua một
nhà phân phối trung gian khác.
1.4. Vai trò của quỹ đầu tư trên TTCK:
- Góp phần huy động vốn cho việc phát triển nền kinh tế nói chung và góp phần vào sự
phát triển của thị trường sơ cấp.
- Các quỹ đầu tư tham gia bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh
nghiệp, cung cấp vốn cho phát triển các ngành. Với chức năng này, các quỹ đầu tư giữ
vai trò quan trọng trên thị trường sơ cấp.
- Góp phần vào việc ổn định thị trường thứ cấp.

- Với vai trò là các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán, các quỹ
đầu tư góp phần bình ổn giá cả giao dịch trên thị trường thứ cấp, góp phần vào sự phát
triển của thị trường này thong qua các hoạt động đầu tư chuyên nghiệp với các phương
pháp phân tích đầu tư khoa học.
- Tạo các phương thức huy động vốn đa dạng qua thị trường chứng khoán. Khi nền kinh
tế phát triển và các tài sản tài chính ngày càng tạo khả năng sinh lợi hơn, người đầu tư
có khuynh hướng muốn có nhiều dạng công cụ tài chính để đầu tư. Để đáp ứng nhu
Công ty Quản lý quỹ ở Việt Nam - Thực trạng và phải pháp 4
GV: PGS.TS. Bùi Kim Yến Nhóm 5 – TCDN Đêm 2 – K20
cầu của người đầu tư, các quỹ đầu tư hình thành dưới nhiều dạng sản phẩm tài chính
khác nhau như thời gian đáo hạn, khả năng sinh lợi, độ an toàn…
- Xã hội hóa hoạt động đầu tư chứng khoán. Quỹ đầu tư tạo một phương thức đầu tư
được các nhà đầu tư nhỏ, ít có sự hiểu biết về chứng khoán ưa thích. Nó góp phần tăng
tiết kiệm của công chúng đầu tư bằng việc thu hút tiền đầu tư vào quỹ.
- Bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư, tăng tính chuyên nghiệp trong quản lý và đầu tư,
giảm thiểu chi phí do lợi ích về quy mô, tăng tính thanh khoản cho tài sản đầu tư,
thuận tiện cho người đầu tư
Đối với các doanh nghiệp: Việc đầu tư vào quỹ sẽ nhận được nguồn vốn với chi phí huy động
thấp, nhận được các thông tin tư vấn quản lý, marketing và tài chính… và được tiếp cận
nguồn tài chính dài hạn.
2. Phân loại quỹ đầu tư:
2.1. Căn cứ vào quy mô, cách thức và tính chất góp vốn:
Quỹ đầu tư chia làm 2 loại:
2.1.1. Quỹ đầu tư dạng đóng (Closed – end funds):
Đây là quỹ đầu tư mà theo điều lệ quy định thường chỉ tạo vốn qua một lần bán chứng
khoán cho công chúng. Quỹ đầu tư dạng đóng có thể phát hành cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu
đãi hoặc trái phiếu. Quỹ không được phát hành them bất kỳ một loại cổ phiếu nào để huy
động them vốn và cũng không mua lại các cổ phiếu đã phát hành. Những người tham gia góp
vốn đầu tư không được phép rút vốn bằng cách bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho chính quỹ
đầu tư. Tuy nhiên, chính việc cấm rút vốn làm cho cấu trúc của quỹ rất chặt chẽ, nên các

chứng chỉ quỹ đầu tư dạng đóng thường được niêm yết giao dịch trên Sở giao dịch chứng
khoán, vì vậy người đầu tư có thể rút vốn bằng cách bán lại các chứng chỉ quỹ đầu tư trên Sở
giao dịch chứng khoán. Với tính chất cơ cấu vốn ổn định cho phép quỹ đầu tư dạng đóng có
đăng ký đầu tư vào các dự án lớn và các chứng khoán có tính thanh khoản thấp.
Quỹ đầu tư dạng đóng dung số vốn của mình đầu tư vào các doanh nghiệp hay thị
trường chứng khoán. Sau đó, lại dung số tiền và vốn lãi thu được để đầu tư tiếp. Như vậy, quy
mô vốn của loại quỹ này chỉ có thể tăng lên từ các khoản lợi nhuận thu được mà thôi.
2.1.2. Quỹ đầu tư dạng mở (Open end funds):
Quỹ đầu tư dạng mở còn được gọi là quỹ tương hỗ (Mutual funds). Khác với quỹ đầu
tư dạng đóng, các quỹ này luôn phát hành them những cổ phiếu mới để tăng vốn và cũng sẵn
sàng chuộc lại những cổ phiếu đã phát hành. Các cổ phiếu của quỹ được bán trực tiếp cho
công chúng không qua thị trường chứng khoán. Muốn mua cổ phiếu của quỹ đầu tư dạng mở
chúng ta không qua môi giới, không phải trả tiền hoa hồng và có thể viết thư hoặc điện thoại
Công ty Quản lý quỹ ở Việt Nam - Thực trạng và phải pháp 5
GV: PGS.TS. Bùi Kim Yến Nhóm 5 – TCDN Đêm 2 – K20
trực tiếp cho quỹ xin các giấy tờ cần thiết, do đó tạo cơ hội cho bất kỳ ai cũng có thể tham gia
và trở thành chủ sở hữu của quỹ. Tất cả các cổ phiếu phát hành của quỹ này đều là cổ phiếu
thường, so với quỹ đầu tư dạng đóng, quỹ đầu tư dạng mở có lợi thế rõ rang về khả năng huy
động, mở rộng quy mô vốn, do đó nó linh hoạt hơn trong việc lựa chọn các dự án đầu tư.
Do cấu trúc hoạt động của quỹ có tính chất “mở” nên rất thuận tiện cho người đầu tư
trong việc rút vốn vào bất cứ lúc nào nếu họ thấy hoạt động của quỹ không hiệu quả. Tuy
nhiên, đây cũng là điểm bất lợi của quỹ vì cơ cấu vốn không ổn định cho nên quỹ thường
xuyên phải duy trì một tỷ lệ khá lớn những tài sản có tính thanh khoản cao như các trái phiếu
Chính phủ hoặc cổ phiếu được niêm yết trên SGDCK, chứ ít có khả năng đầu tư vào các dự
án lớn có tiềm năng và những dự án có lợi nhuận lớn nhưng có độ rủi ro cao.
Sự khác nhau giữa quỹ đầu tư dạng đóng và dạng mở có thể tóm tắt như sau:
Nội dung Quỹ đầu tư dạng mở (Quỹ hỗ tương) Quỹ đầu tư dạng đóng
Chứng khoán
phát hành
Là cổ phiếu thường Là cổ phiếu thường, cổ phiếu

ưu đãi hoặc trái phiếu
Số lượng
chứng khoán
Hiện hành luôn thay đổi Hiện hành luôn cố định
Chào bán ra
công chúng
Liên tục Một lần
Mua lại
chứng khoán
Quỹ sẵn sang mua lại các cổ phiếu phát
hành theo giá trị tài sản thuần
Không mua lại các chứng
khoán đã phát hành
Giao dịch Cổ phiếu được phép mua trực tiếp từ quỹ
đầu tư, người bảo lãnh phát hành hay môi
giới thương gia
Cổ phiếu được phép giao dịch
trên TTCK chính thức hay phi
chính thức (OTC)
Giá mua Là giá trị tài sản thuần cộng với lệ phí bán
(giá trị tài sản thuần được xác định bằng giá
trị chứng khoán trong hồ sơ)
Lệ phí bán được cộng them vào giá trị tài
sản thuần. Mọi phí tổn mua lại phải công bố
rõ ràng trong bản cáo bạch.
Được xác định bởi lượng cung
cầu. Do đó giá mua có thể cao
hơn hoặc thấp hơn giá trị tài
sản thuần.
2.2. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức - điều hành:

Quỹ đầu tư được tổ chức dưới 2 hình thức là quỹ đầu tư dạng công ty (Corporate
funds) và quỹ đầu tư dạng tín thác (Trust funds).
2.2.1. Quỹ đầu tư dạng công ty:
Theo mô hình công ty, quỹ đầu tư được xem là một pháp nhân đầy đủ, những người
góp vốn vào quỹ trở thành các cổ đông và có quyền bầu ra Hội đồng quản trị quỹ. Đây là tổ
chức cao nhất trong quỹ đứng ra thuê công ty quản lý quỹ, ngân hang bảo quản tài sản quỹ và
Công ty Quản lý quỹ ở Việt Nam - Thực trạng và phải pháp 6
GV: PGS.TS. Bùi Kim Yến Nhóm 5 – TCDN Đêm 2 – K20
giám sát việc tuân thủ hoạt động của 2 tổ chức này. Trong đó, ngân hang giám sát đóng vai
trò bảo quản các tài sản quỹ, nhân hoặc giao chứng khoán cho quỹ khi thực hiện lệnh giao
dịch. Còn công ty quản lý quỹ có trách nhiệm cử người điều hành và sử dụng vốn của quỹ để
đầu tư vào các chứng khoán hay các tài sản sinh lợi khác. Mô hình quỹ đầu tư tổ chức dưới
dạng công ty thường được sử dụng ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, tiêu biểu
là thị trường Mỹ và Anh.
2.2.2. Quỹ đầu tư dạng tín thác:
Theo mô hình tín thác, quỹ đầu tư không được xem là một pháp nhân đầy đủ, mà chỉ
là quỹ chung vốn giữa những người đầu tư để thuê các chuyên gia quản lý quỹ chuyên nghiệp
đầu tư sinh lợi. Theo mô hình này, vai trò của công ty quản lý quỹ khá nổi bật. Đó là tổ chức
đứng ra thành lập và sử dụng vốn thu được thong qua việc phát hành các chứng chỉ đầu tư để
đầu tư vào những nới có hiệu quả nhất. Còn ngân hang giám sát đóng vai trò là người bảo
quản an toàn vốn và tài sản của người đầu tư, giám sát các hoạt động của công ty quản lý quỹ
trong việc tuân thủ điều lệ quỹ đầu tư. Mô hình quỹ đầu tư tổ chức dưới dạng tín thác thường
được sử dụng ở các thị trường chứng khoán mới nổi (emerging market) đặc biệt là các thị
trường chứng khoán đang phát triển ở châu Á.
Sự khác nhau giữa quỹ dạng công ty và quỹ tín thác có thể tóm tắt như sau:
Quỹ đầu tư dạng công ty Quỹ đầu tư dạng tín thác
Có tư cách pháp nhân đầy đủ Không có tư cách pháp nhân
Những nguời góp vốn vào quỹ trở thành cổ
đông và có quyền bầu ra Hội đồng quản trị
quỹ

Quỹ chung vốn giữa những người đầu tư để
thuê các chuyên gia quản lý quỹ chuyên
nghiệp đầu tư sinh lợi
HĐQT quỹ là tổ chức cao nhất đứng ra thuê
công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát
bảo quản quỹ và giám sát việc tuân thủ hoạt
động của hai tổ chức này
CT quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ và sử
dụng vốn thu được phát hành các chứng chỉ
đầu tư, Ngân hang giám sát bảo quản an toàn
vốn và tài sản của người đầu tư và giám sát
hoạt động của CT quản lý quỹ
Thường sử dụng ở các nước có TTCK phát
triển
Thường sử dụng ở các TTCK mới nổi, đặc
biệt là các TTCK đang phát triển ở Châu Á.
2.3. Căn cứ vào nguồn vốn huy động:
2.3.1. Quỹ đầu tư tập thể (Quỹ công chúng):
Quỹ đầu tư tập thể là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng.
Những người đầu tư vào quỹ có thể là các thể nhân hoặc các tổ chức kinh tế, nhưng đa phần là
các nhà đầu tư riêng lẻ, ít am hiểu về thị trường chứng khoán. Quỹ đầu tư tập thể cung cấp
Công ty Quản lý quỹ ở Việt Nam - Thực trạng và phải pháp 7
GV: PGS.TS. Bùi Kim Yến Nhóm 5 – TCDN Đêm 2 – K20
cho các nhà đầu tư nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa dạng hóa đầu tư, giảm thiểu rủi ro, chi
phí đầu tư thấp với hiệu quả đầu tư cao do tính chuyên nghiệp của đầu tư mang lại.
2.3.2. Quỹ đầu tư tư nhân (Quỹ thành viên):
Khác với quỹ đầu tư tập thể, quỹ đầu tư tư nhân huy động vốn bằng phương thức phát
hành riêng lẻ cho một số nhóm nhỏ các nhà đầu tư, có thể được lựa chọn trước, là các thể
nhân hoặc các định chế tài chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn. Các nhà đầu tư vào các quỹ tư
nhân thường đầu tư lượng vốn tương đối lớn và đổi lại, họ đòi hỏi các yêu cầu về quản lý quỹ

rất cao. Họ sẵn sang chấp thuận khả năng thanh khoản thấp hơn so với các nhà đầu tư nhỏ -
những người đầu tư vào các quỹ tập thể - và vì thế, họ khống chế việc đầu tư trong các quỹ tư
nhân.
Một đặc điểm khác của các quỹ tư nhân là các nhà quản lý quỹ thường tham gia kiểm
soát hoạt động của các công ty nhận đầu tư. Việc kiểm soát này có thể dưới hình thức là thành
viên Hội đồng quản trị, cung cấp tư vấn hoặc có ảnh hưởng đáng kể tới các thành vien của
Hội đồng quản trị của công ty tư nhân đầu tư.
Sự khác nhau giữa quỹ tập thể và quỹ tư nhân có thể tóm tắt ở bảng sau:
Quỹ đầu tư tập thể (Quỹ công chúng) Quỹ đầu tư tư nhân (Quỹ thành viên)
Huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi
ra công chúng
Huy động vốn bằng cách phát hành riêng lẻ
cho một nhóm nhỏ các nhà đầu tư
Nhà đầu tư là các thể nhân, các tổ chức kinh
tế
Nhà đầu tư là các thể nhân, các định chế tài
chính hay các tập đoàn king tế lớn
Tính thanh khoản cao Tính thanh khoản thấp
3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư:
3.1. Cơ cấu tổ chức:
3.1.1. Hội đồng quản trị:
Là cơ quan đại diện cho các chủ sở hữu của quỹ đầu tư do cổ đông bầu ra, là cơ quan
duy nhất có quyền quyết định mọi vấn đề của quỹ. HĐQT chịu trách nhiệm triển khai các
chính sách đầu tư, chọn CT quản lý quỹ và giám sát việc tuân thủ các quyết định đề ra. Theo
định kỳ, HĐQT của quỹ sẽ họp xem xét, kiểm tra giam sát tình hình điều hành của CT quản lý
quỹ để giải quyết những vấn đề nảy sinh. Chỉ có các quỹ đầu tư dạng công ty mới có HĐQT.
3.1.2. Ban đại diện quỹ
Là các thành viên đại diện quỹ do đại hội người đầu tư bầu ra và hoạt động theo những
nguyên tắc được quy định trong điều lệ quỹ. Ban đại diện quỹ thường được thành lập trong
các quỹ đầu tư chứng khoán theo mô hình tín thác.

3.1.3. Công ty quản lý quỹ
Là công ty có chức năng quản lý, điều hành các quỹ đầu tư chứng khoán.
Công ty Quản lý quỹ ở Việt Nam - Thực trạng và phải pháp 8
GV: PGS.TS. Bùi Kim Yến Nhóm 5 – TCDN Đêm 2 – K20
3.1.4. Công ty tư vấn đầu tư
Là công ty có trách nhiệm lập các dự án đầu tư và phân tích các thông tin để trình
HĐQT xem xét, đồng thời cùng CT quản lý quỹ thực hiện các dự án đầu tư. Thông thường,
CT quản lý quỹ kiêm luôn vai trò tư vấn đầu tư cho quỹ đầu tư chứng khoán.
3.1.5. Ngân hàng giám sát bảo quản
Là ngân hàng thương mại, thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đồng thời
giám sát CT quản lý quỹ trong việc bảo vệ lợi ích của cổ đông.
3.1.6. Cổ đông của quỹ
Là những người mua góp vốn mua cổ phần do quỹ phát hành, có quyền lợi như các cổ
đông của các CTCP bình thường.
3.1.7. Người hưởng lợi
Là những người mua chứng chỉ của quỹ theo mô hình tín thác và được hưởng lợi trên
kết quả hoạt động của quỹ. Tuy nhiên, nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ đầu tư không có
quyền biểu quyết cũng như thay đổi chính sách đầu tư của quỹ.
3.1.8. Công ty kiểm toán
Là đơn vị xác nhận báo cáo tài chính của quỹ đầu tư.
Công ty Quản lý quỹ ở Việt Nam - Thực trạng và phải pháp 9
Công ty quản
lý quỹ
Ban đại diện
quỹ
Ngân hang
giám sát
Hội đồng
quản trị
Đại hội nhà

đầu tư
Cổ đông của quỹ/
người hưởng lợi
Công ty
kiểm toán
Quỹ đầu

GV: PGS.TS. Bùi Kim Yến Nhóm 5 – TCDN Đêm 2 – K20
Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần trong cơ cấu tổ chức quỹ
3.2. Hoạt động của quỹ đầu tư:
3.2.1. Hoạt động huy động vốn:
- Phương thức phát hành:
 Đối với các quỹ đầu tư dạng công ty, quỹ phát hành cổ phần để huy động vốn hình
thành nên quỹ. Tương tự như các công ty cổ phần, cổ đông của quỹ cũng nhận được
các cổ phiếu xác nhận số cổ phần mình sở hữu tại công ty.
 Đối với quỹ đầu tư dạng hợp đồng, thông thường lượng vốn dự kiến hình thành nên
quỹ được chia thành các đơn vị (tương tự như cổ phần của quỹ dạng công ty). Quỹ sẽ
phát hành chứng chỉ đầu tư, xác nhận số đơn vị tương đương với số vốn góp của người
đầu tư vào quỹ. Cũng như cổ phiếu phổ thông khác, chứng chỉ đầu tư có thể phát hành
dưới hình thức ghi danh hoặc vô danh và có thể được chuyển nhượng như cổ phiếu.
- Định giá phát hành:
 Việc định giá cổ phiếu/ chứng chỉ đầu tư lần đầu để lập nên quỹ do các tổ chức đứng
ra thành lập quỹ xác định. Đối với quỹ theo mô hình công ty, việc định giá cổ phiếu
quỹ là do các tổ chức bảo lãnh phát hành xác định. Đối với quỹ đầu tư dạng hợp đồng,
công ty quản lý quỹ sẽ xác định giá chào bán ban đầu các chứng chỉ đầu tư của quỹ.
 Chi phí chào bán lần đầu (bao gồm chi phí cho các đại lý, chi phí in ấn tài liệu…)
được khấu trừ từ tổng giá trị của quỹ huy động được.
- Giá trị tài sản ròng của quỹ (Net asset value – NAV):
Bằng tổng giá trị tài sản có và các khoản đầu tư của quỹ trừ (-) đi các nghĩa vụ phải trả
của quỹ. Đối với quỹ đầu tư, giá trị tài sản ròng của quỹ là một trong những chỉ tiêu quan

trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ nói chung và là cơ sở để định giá chào bán
cũng như xác định giá mua lại đối với các quỹ đầu tư dạng mở.
Nếu tỷ lệ chào bán được xác định trước trong các bản cáo bạch củaquỹ, có thể tính
được giá chào bán theo công thức sau:
Công ty Quản lý quỹ ở Việt Nam - Thực trạng và phải pháp 10
GV: PGS.TS. Bùi Kim Yến Nhóm 5 – TCDN Đêm 2 – K20
3.2.2. Giao dịch chứng chỉ quỹ đầu tư:
Đối với các quỹ đầu tư dạng đóng ở bất kỳ mô hình nào, sau khi phát hành, chứng chỉ
quỹ đầu tư được niêm yết trên thị trường chứng khoán và giao dịch như bất kỳ loại cổ phiếu
niêm yết nào. Chính vì vậy, giá của chứng chỉ quỹ đầu tư do cung cầu thị trường quyết định
và dao động xung quanh giá trị tài sản ròng. Đối với quỹ đầu tư dạng mở, sau khi phát hành,
chứng chỉ đầu tư của quỹ được phát hành thêm và mua lại tại chính công ty quản lý quỹ hoặc
thông qua các đại lý của công ty. Giá chứng chỉ đầu tư của quỹ luôn gắn liền với giá trị tài sản
ròng của quỹ.
3.2.3. Hoạt động đầu tư:
Bất kỳ quỹ đầu tư chứng khoán nào được thành lập cũng nhằm đạt được những mục
tiêu ban đầu như sau:
- Thu nhập : nhanh chóng có nguồn chi trả cổ tức
- Lãi vốn : làm tăng giá trị các nguồn vốn ban đầu thông qua đánh giá các cổ phiếu
trong danh mục đầu tư của quỹ.
- Thu nhập và lãi vốn : sự kết hợp của hai yếu tố trên.
Để đạt được các mục tiêu ban đầu, mỗi quỹ đều hình thành các chính sách đầu tư riêng
của mình, trên cơ sở đó có thể xây dựng danh mục đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Người đầu tư sẽ lựa chọn và quyết định đầu tư vào quỹ theo khả năng và mức độ chịu rủi ro
của mình dựa vào các thong tin về chính sách và mục tiêu đầu tư của quỹ. Chính sách và mục
tiêu đầu tư của quỹ thường được thể hiện ở tên gọi của quỹ.
3.3. Các hạn chế đầu tư của quỹ công chúng:
Vốn và tài sản của quỹ công chúng chỉ được đầu tư vào chứng khoán hoặc tài sản khác
phù hợp với điều lệ quỹ và quy định của pháp luật. Việc đầu tư vốn và tài sản của quỹ công
chúng phải tuân thủ các hạn chế sau:

- Một quỹ công chúng không được góp vốn hoặc đầu tư vào chứng chỉ quỹ của chính
quỹ công chúng đó hoặc của một quỹ khác.
- Một quỹ công chúng không được đầu tư vào quá 15% tổng giá trị chứng khoán đang
lưu hành của một tổ chức phát hành.
Công ty Quản lý quỹ ở Việt Nam - Thực trạng và phải pháp 11
GV: PGS.TS. Bùi Kim Yến Nhóm 5 – TCDN Đêm 2 – K20
- Một quỹ công chúng không được đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản quỹ vào chứng
khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành.
- Một quỹ công chúng không được đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản quỹ vào bất động
sản.
- Một quỹ công chúng không được đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản quỹ vào các công
ty trong cùng một tập đoàn hay một nhóm công ty có quan hệ sở hữu lẫn nhau.
- Vốn và tài sản của quỹ công chúng không được dùng để cho vay hoặc bảo lãnh cho
bất kỳ khoản vay nào, không được phép vay để tài trợ cho hoạt động của quỹ công
chúng, trừ trường hợp vay ngắn hạn để trang trải các chi phí cần thiết cho quỹ công
chúng.
- Tổng giá trị các khoản vay của quỹ công chúng tại mọi thời điểm không được vượt
quá 1% giá trị tài sản ròng của quỹ công chúng tại mọi thời điểm. Thời hạn vay tối đa
không được vượt quá 30 ngày.
- Quỹ công chúng không hạn chế đầu tư vào các loại trái phiếu Chính phủ.
- Cơ cấu đầu tư của quỹ công chúng có thể sai lệch nhưng không vượt quá 10% và sai
lệch phải là kết quả của việc tăng hoặc giảm thị giá tài sản đầu tư và các khoản thanh
toán hợp pháp của quỹ công chúng.
4. Công ty quản lý quỹ:
4.1. Khái niệm:
Công ty quản lý quỹ là tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động cung cấp dịch vụ quản
lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. Ngoại trừ Công ty quản lý
quỹ được cấp phép, các tổ chức kinh tế khác không được cung cấp dịch vụ quản lý quỹ đầu tư
chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư.
Nhà đầu tư ủy thác là cá nhân hoặc tổ chức ủy thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư tài

sản của mình.
Người hành nghề quản lý quỹ là người có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ do Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước cấp đang hành nghề tại công ty quản lý quỹ.
Vai trò của công ty quản lý quỹ:
- Thực hiện nghiệp vụ quản lý tài sản ủy thác đầu tư
- Huy động vốn nhàn rỗi từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư vào TTCK
- Hình thành một hệ thống các quỹ đầu tư, các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp hoạt động
trên TTCK.
4.2. Nghiệp vụ kinh doanh Công ty quản lý quỹ:
4.2.1. Quản lý đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán:
Công ty Quản lý quỹ ở Việt Nam - Thực trạng và phải pháp 12
GV: PGS.TS. Bùi Kim Yến Nhóm 5 – TCDN Đêm 2 – K20
Công ty quản lý quỹ thực hiện việc huy động vốn, lập và quản lý quỹ đầu tư chứng
khoán, công ty đầu tư chứng khoán.
4.2.2. Quản lý danh mục đầu tư:
Chiến lược đầu tư:
Trước khi đưa ra chiến lược đầu tư hoặc thực hiện việc đầu tư cho nhà đầu tư ủy thác,
công ty quản lý quỹ có nghĩa vụ thu thập và nhà đầu tư có nghĩa vụ cung cấp các thông tin cá
nhân có lien quan của nhà đầu tư ủy thác nhằm tìm hiểu khả năng tài chính, thời hạn đầu tư,
mục tiêu đầu tư, mức độ rủi ro có thể chấp nhận, các hạn chế đầu tư và các yêu cầu đầu tư
khác của nhà đầu tư ủy thác. Định kỳ hàng năm và trong các trường hợp cần thiết, công ty
quản lý quỹ phải cập nhật lại các thông tin trên.
Chiến lược đầu tư mà công ty triển khai thực hiện để quản lý tài sản nhà đầu tư ủy thác
phải phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư trên cơ sở thông tin do nhà đầu tư cung cấp. Chiến
lược đầu tư phải rõ ràng, chi tiết, cụ thể, đảm bảo nhà đầu tư ủy thác có đầu đủ thông tin về
mức độ rủi ro, các loại hình rủi ro ảnh hưởng tới khả năng sinh lời, các chi phí đầu tư phát
sinh khi triển khai thực hiện và các thông tin quan trọng khác có liên quan. Chiến lược đầu tư
là một phần không tách rời của hợp đồng quản lý đầu tư và phải được nhà đầu tư ký và xác
nhận là phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư.
Trường hợp nhà đầu tư ủy thác không muốn cung cấp đầy đủ và cập nhật các thông tin

cho công ty quản lý quỹ, thì hợp đồng quản lý đầu tư giữa công ty quản lý quỹ và nhà đầu tư
ủy thác phải nêu rõ chi tiết này và công ty quản lý quỹ có quyền từ chối cung cấp dịch vụ
quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư này.
Hợp đồng quản lý đầu tư:
Công ty quản lý quỹ được nhận ủy thác quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư trên
cơ sở hợp đồng quản lý đầu tư. Ngoài nội dung do 2 bên thỏa thuận phù hợp với quy định của
pháp luật, hợp đồng quản lý đầu tư phải quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty quản
lý quỹ, ngân hàng lưu ký đối với nhà đầu tư ủy thác trong quá trình thực hiện quản lý tài sản
của nhà đầu tư ủy thác.
Nhà đầu tư ủy thác hoạt động đầu tư tài sản của mình cho công ty quản lý quỹ trên cơ
sở hợp đồng quản lý đầu tư. Hợp đồng quản lý đầu tư phải đảm bảo không có các quy định:
- Nhằm tạo điều kiện cho CT quản lý quỹ có thể trốn tránh nghĩa vụ pháp lý do sự cẩu
thả có chủ ý của công ty, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà đầu tư.
- Nhằm hạn chế phạm vi bồi thường, trách nhiệm tài chính của công ty quản lý quỹ mà
không có lý do chính đáng hoặc chuyển rủi ro từ công ty quản lý quỹ sang nhà đầu tư.
- Nhằm buộc nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ bồi thường một cách không công bằng.
Công ty Quản lý quỹ ở Việt Nam - Thực trạng và phải pháp 13
GV: PGS.TS. Bùi Kim Yến Nhóm 5 – TCDN Đêm 2 – K20
- Nhằm gây bất lợi một cách không công bằng cho nhà đầu tư hoặc sự thiên vị, mất bình
đẳng giữa các nhà đầu tư.
Trường hợp nhà đầu tư ủy thác là tổ chức, người đại diện ký hợp đồng thay mặt tổ
chức này phải có giấy ủy quyền hợp pháp để ký hợp đồng quản lý đầu tư.
Trường hợp nhà đầu tư ủy thác là công ty bảo hiểm, ngoài các quy định của pháp luật
chứng khoán và TTCK, việc ủy thác vốn và tài sản có nguồn gốc từ hoạt động bảo hiểm cho
công ty quản lý quỹ phải tuân thủ các quy định pháp luật lien quan trong lĩnh vực kinh doanh
bảo hiểm. Công ty quản lý quỹ phải gửi cho UB CKNN hợp đồng ủy thác đầu tư giữa công ty
bảo hiểm và công ty quản lý quỹ để báo cáo.
Phân bổ tài sản giữa các hợp đồng quản lý đầu tư:
Trong trường hợp công ty quản lý quỹ mua hoặc bán chứng khoán hoặc các tài sản
khác đồng thời tại cùng một thời điểm cho nhiều hợp đồng quản lý đầu tư, công ty phải có

chính sách và quy trình phân bổ chứng khoán cho từng hợp đồng là công bằng. Chứng khoán
và các tài sản sau khi giao dịch phải được phân bổ theo cùng một tỉ lệ cho các nhà đầu tư ủy
thác có mức chấp nhận rủi ro tương đương. Trường hợp chứng khóan được mua hoặc bán tại
các mức giá khác nhau, công ty quản lý quỹ phải sử dụng mức giá bình quân gia quyền để
phân bổ tài sản.
Công ty quản lý quỹ phải quy định cụ thể trong hợp đồng quản lý đầu tư và cung cấp
cho nhà đầu tư ủy thác thông tin về phương pháp lựa chọn tài sản đầu tư, phương pháp phân
bổ chứng khoán cho nhà đầu tư của công ty và cho tài khoản của nhà đầu tư được thực hiện
một cách công bằng, không thiên vị hoặc có những sự ưu tiên quyền lợi cho công ty, người có
liên quan hay bất kỳ nhà đầu tư ủy thác nào.
Thực hiện đầu tư cho hợp đồng quản lý đầu tư:
Trước khi thực hiện các giao dịch cho nhà đầu tư ủy thác, công ty quản lý quỹ phải
đảm bảo đủ tiền và tài sản trên tài khoản của nhà đầu tư ủy thác để có thể thực hiện giao dịch
đó theo quy định của pháp luật.
Công ty quản lý quỹ được phép thực hiện các giao dịch mua, bán tài sản đầu tư giữa
các danh mục đầu tư của các nhà đầu tư ủy thác do mình quản lý nếu giao dịch đáp ứng các
điều kiện sau đây:
- Giao dịch phù hợp với mục tiêu, chính sách đầu tư và quyền lợi của các bên tham gia
giao dịch.
- Các điều khoản giao dịch và các thong tin có lien quan tới các giao dịch này phải được
cung cấp đầy đủ, chính xác và chi tiết định kỳ hàng tháng cho nhà đầu tư ủy thác. Tài
liệu giải trình về lý do giao dịch, chứng từ giao dịch phải được lập và lưu trữ đầy đủ
chi tiết để cung cấp cho nhà đầu tư ủy thác khi có yêu cầu.
Công ty Quản lý quỹ ở Việt Nam - Thực trạng và phải pháp 14
GV: PGS.TS. Bùi Kim Yến Nhóm 5 – TCDN Đêm 2 – K20
- Quy trình phân tích, đánh giá, phê duyệt và ra các quyết định đầu tư cho các giao dịch
này phải được cụ thể hóa trong hợp đồng quản lý đầu tư. Quy định về các khoản thanh
toán và nguyên tắc trả phí cho các giao dịch nêu trên phải được nêu rõ chi tiết trong
hợp đồng quản lý đầu tư.
Trường hợp cơ cấu danh mục đầu tư của nhà đầu tư ủy thác vượt quá các hạn chế đầu

tư đã quy định tại hợp đồng quản lý đầu tư do lỗi của công ty quản lý quỹ, công ty quản lý
quỹ phải điều chính lại cơ cấu danh mục đầu tư trong thời gian ngắn nhất. Công ty quản lý
quỹ không được phép thu phí quản lý đối với phần danh mục được lập ra không đúng với hợp
đồng quản lý đầu tư và phải chịu mọi chi phí giao dịch lien quan tới việc điều chỉnh lại danh
mục cũng như mọi chi phí phát sinh khác.
Trường hợp công ty quản lý quỹ không thực hiện đầu tư theo chiến lược đầu tư nêu
trên và gây tôtn thất cho nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm bồi thường tổn thất
cho nhà đầu tư. Mức đền bù tổn thất phải được nàh đầu tư chấp thuận bằng văn bản.
Quản lý tài sản của nhà đầu tư ủy thác:
Khi thực hiện quản lý danh mục đầu tư, công ty quản lý quỹ phải mở tài khoản lưu ký
đứng tên công ty quản lý quỹ tại ngân hang lưu ký thay mặt cho nhà đầu tư ủy thác.
Tài sản của từng nhà đầu tư ủy thác phải được quản lý trên các tài khoản tách biệt theo
quy định trong hợp đồng quản lý đầu tư và được nhà đầu tư ủy thác chấp thuận. Hợp đồng
quản lý đầu tư cũng phải nêu rõ về các quan hệ lien quan (nếu có) của công ty quản lý quỹ với
ngân hang lưu ký cũng như chi phí và các phí tổn phải trả cho ngân hang lưu ký để khách
hàng xem xét và quyết định.
Công ty quản lý quỹ phải lập báo cáo định kỳ nêu chi tiết về danh mục đầu tư, kèm
theo các thong tin khác có lien quan tới hoạt động đầu tư danh mục và gửi cho từng nhà đầu
tư ủy thác.
Hợp đồng lưu ký:
Hợp đồng lưu ký giữa Công ty quản lý quỹ và Ngân hàng lưu ký được lập cho từng
nhà đầu tư ủy thác. Hợp đồng lưu ký phải phù hợp với Hợp đồng quản lý đầu tư và bao gồm
một số nội dung chính theo quy định của Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Công ty quản lý
quỹ.
Công ty quản lý quỹ phải cung cấp bản sao các hợp đồng lưu ký cho nhà đầu tư uỷ
thác khi có yêu cầu.
Chế độ báo cáo đối với nhà đầu tư ủy thác:
Định kỳ hàng tháng, quý, năm, công ty quản lý quỹ phải báo cáo cho các nhà đầu tư
ủy thác về tình hình danh mục đầu tư của mình.
Báo cáo phải bao gồm các thông tin và Bản thuyết minh báo cáo có các nội dung sau:

Công ty Quản lý quỹ ở Việt Nam - Thực trạng và phải pháp 15
GV: PGS.TS. Bùi Kim Yến Nhóm 5 – TCDN Đêm 2 – K20
- Loại hình, khối lượng và giá trị đầu kỳ các loại tài sản trong danh mục.
- Các giao dịch mua và bán trong kỳ, loại hình, khối lượng và giá trị từng giao dịch, loại
tài sản.
- Tình hình thu nhập và chi phí trong kỳ.
- Loại hình, khối lượng và giá trị cuối kỳ các loại tài sản trong danh mục.
Công ty Quản lý quỹ ở Việt Nam - Thực trạng và phải pháp 16
GV: PGS.TS. Bùi Kim Yến Nhóm 5 – TCDN Đêm 2 – K20
II. THỰC TRẠNG QUỸ ĐẦU TƯ VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
1. Khái quát về công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam
Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư trong nước
được hoạt động theo Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp Việt Nam dưới sự quản lý của
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Theo Quy chế thành lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán ban hành kèm theo Quyết
định số 45/2007/QĐ-BTC ngày 5/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, quỹ đầu tư chứng
khoán trên thị trường Việt Nam có các đặc điểm như sau:
- Các quỹ đầu tư chứng khoán hiện nay có thể là quỹ thành viên hoặc quỹ đại chúng,
nhưng đều là dạng quỹ đóng với các đặc điểm:
Đặc điểm Quỹ đại chúng (công chúng) Quỹ thành viên
Dạng quỹ
- Quỹ đóng, bán chứng chỉ quỹ ra
công chúng để lập nên quỹ.
- Quỹ đóng, do các thành viên của quỹ
góp vốn thành lập nên quỹ.
Điều kiện
thành lập
quỹ
- Có ít nhất một trăm (100) nhà đầu
tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán

chuyên nghiệp, tham gia góp vốn;
- Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đã bán
đạt ít nhất là năm mươi (50) tỷ đồng
Việt Nam.
- Vốn góp tối thiểu từ các thành viên
để lập nên quỹ là năm mươi (50) tỷ
đồng Việt Nam,
- Có tối đa ba mươi (30) thành viên
góp vốn và chỉ bao gồm thành viên
là pháp nhân,
- Quỹ được uỷ thác cho một Công ty
quản lý quỹ được cấp phép quản lý
quỹ thực hiện việc quản lý,
- Tài sản của Quỹ thành viên được lưu
ký tại một Ngân hàng lưu ký không
phải là người có liên quan với Công
ty quản lý quỹ.
Danh mục
đầu tư của
quỹ
- Cổ phiếu của công ty đại chúng,
- Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu
chính quyền địa phương và trái
phiếu công ty,
- Công cụ thị trường tiền tệ bao
gồm chứng chỉ tiền gửi tại tổ chức
tín dụng; tín phiếu kho bạc và
thương phiếu với thời gian đáo hạn
tính từ ngày phát hành không quá
một (01) năm,

- Các loại tài sản tài chính khác
Tương tự quỹ đại chúng
Công ty Quản lý quỹ ở Việt Nam - Thực trạng và phải pháp 17
GV: PGS.TS. Bùi Kim Yến Nhóm 5 – TCDN Đêm 2 – K20
theo quy định của pháp luật và
được Đại hội Nhà đầu tư chấp thuận
bằng văn bản.
Các hạn
chế khi sử
dụng vốn
của quỹ
- Như phần trình bày ở 3.3, phần I
- Quỹ đầu tư chứng khoán luôn dành đa số vốn đầu tư của Quỹ để đầu tư vào chứng
khoán. Đặc điểm này phân biệt quỹ đầu tư chứng khoán với các loại quỹ đầu tư khác.
Quỹ có thể xây dựng danh mục đầu tư đa dạng và hợp lý theo quyết định của các nhà
đầu tư nhằm tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Ngoài việc chủ yếu đầu tư vào
chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán cũng có thể tiến hành đầu tư vào những lĩnh
vực khác như góp vốn, kinh doanh bất động sản v.v
- Quỹ đầu tư chứng khoán có tài sản độc lập với tài sản của công ty quản lý quỹ và các
quỹ khác do công ty này quản lý. Đặc điểm này đảm bảo việc đầu tư của quỹ đầu tư
chứng khoán tuân thủ đúng mục đích đầu tư, không bị chi phối bởi lợi ích khác của
công ty quản lý quỹ. Sự tách bạch về tài sản giữa công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư
chứng khoán nhằm đảm bảo công ty quản lý quỹ hoạt động quản lý vì lợi ích của các
nhà đầu tư vào quỹ chứ không vì mục đích của riêng mình.
Theo Nghị định 14/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng
khoán, vốn pháp định của công ty quản lý quỹ, công ty quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài,
chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam tối thiểu là 25 tỷ đồng Việt Nam.
2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư tại Việt
Nam
2.1. Giai đoạn trước năm 2002:

Những quỹ đầu tư đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng đầu những năm 1990.
Toàn bộ các quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn này đều là các quỹ nước
ngoài, không có quỹ do Việt Nam thành lập. Một số quỹ đầu tư điển hình trong thời điểm này

- Tháng 10 năm 1991 : Vietnam Fund
- Tháng 06 năm 1992 : Vietnam Keppel Fund (The VietnamInvestmentFund Ltd.)
- Tháng 08 năm 1993 : Beta Vietnam Fund
- Tháng 07 năm 1994 : Vietnam Frontier Fund
- Tháng 07 năm 1994 : Vietnam Enterprise Investment Fund
Công ty Quản lý quỹ ở Việt Nam - Thực trạng và phải pháp 18
GV: PGS.TS. Bùi Kim Yến Nhóm 5 – TCDN Đêm 2 – K20
- Tháng 09 năm 1994 : Templeton Vietnam Opportunities Fund
- Tháng 10 năm 1994 : Lazard Vietnam Fund
Đặc điểm chung trong hoạt động của các quỹ đầu tư nước ngoài trong thời gian này là:
- Hoạt động dưới hình thức văn phòng đại diện tại Việt Nam theo giấy phép hoạt động
do Bộ Thương mại cấp, nhằm nghiên cứu thị trường và tìm kiếm đối tác đầu tư.
- Các quỹ chủ yếu là đầu tư trực tiếp thông qua các Hợp đồng Liên doanh. Về sau, khi
Nhà nước có chủ trương cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các doanh
nghiệp Nhà nước cổ phần hoá, một số nhà đầu tư đã tham gia mua cổ phần lần đầu của
các doanh nghiệp này.
- Phần lớn các quỹ đầu tư nước ngoài có Văn phòng đại diện tại Việt Nam là các quỹ
đóng, được niêm yết tại một trong những thị trường chứng khoán nước ngoài, và có
thời gian hoạt động từ 10 đến 30 năm
Trong giai đoạn này, số lượng quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ còn tương đối ít, các
hoạt động của chúng chưa được biết nhiều qua các phương tiện thông tin đại chúng, và kết
quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tài chính chưa được thống kê đầy đủ, công bố
một cách chính thức xuất phát từ những khó khăn khách quan về môi trường hoạt động kinh
doanh và từ nguyên tắc đầu tư của các quỹ trong thời gian này. Những khó khăn trong nỗ lực
tìm kiếm cơ hội bỏ vốn cùng tác động của khủng hoảng tài chính – tiền tệ năm 1997 đã khiến
các quỹ nản lòng và lần lượt rút lui. Thời điểm sau năm 1997 chỉ còn lại hai quỹ đầu tư là

Vietnam Enterprise Investment Fund (VIEL) do công ty Dragon Capital quản lý và Vietnam
Frontier Fund (VFF) thuộc tập đoàn Finasa. Bản thân VFF, với qui mô 50 triệu USD cũng rời
khỏi Việt Nam sau 10 năm hoạt động.
2.2. Giai đoạn từ năm 2002 đến nay:
2.2.1. Giai đoạn 2002 – 2005
Hoạt động của các quỹ đầu tư tương đối trầm lặng. Mặc dù vậy giai đoạn này vẫn xuất
hiện thêm nhiều quỹ đầu tư nước ngoài mới thuộc các công ty Mekong Capital, VinaCapital,
IDG, VietFund hay PXP Asset Management.
Danh mục quỹ đầu tư thành lập giai đoạn 2002 – 2005:
Quỹ Công ty
Thành
lập
Hoạt động
MekongEnterprise Fund Mekong Capital 2002 Vốn cổ phần riêng lẻ
IDG Vietnam Ventures Fund IDG Venture 2004 Đầu tư công nghệ và mạo hiểm
IndochinaLand Holdings Indochina Capital 2005 Bất động sản
PXP Vietnam Fund PXP Vietnam Asset
Management
2003 Cổ phần niêm yết, doanh
nghiệp cổ phần hóa…
VietnamOpportunity Fund Vina Capital 2003
Vietnam Securities Viet Fund 2004
Công ty Quản lý quỹ ở Việt Nam - Thực trạng và phải pháp 19
GV: PGS.TS. Bùi Kim Yến Nhóm 5 – TCDN Đêm 2 – K20
Investment Fund (VF1) Management
Vietnam Emerging Equity
Fund
PXP Vietnam Asset
Management
2005

Thống kê của www.saga.vn
Năm 2004, Dragon Capital đã liên doanh với Ngân hàng cổ phần thương mại Sài gòn
Thương Tín (Sacombank) để thành lập công ty quản lý quỹ Vietfund (VFM), là Công ty quản
lý quỹ trong nước đầu tiên. Đến tháng 1/2009, công ty chuyển đổi từ công ty liên doanh sang
công ty cổ phần với tên gọi là Công ty Cổ phần quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VFM). VFM
đã tiến hành thành công đợt phát hành chứng chỉ quỹ cho Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam
(VF1), là quỹ đầu tư dạng đóng trong nước đầu tiên tại Việt Nam với quy mô vốn là 300 tỷ
đồng. Tháng 11/2004, VF1 đã được phép niêm yết chứng chỉ quỹ tại Trung tâm giao dịch
chứng khoán TP. HCM.
2.2.2. Giai đoạn từ 2006 – đến quí I/2008:
Năm 2006 – 2008 là thời điểm vàng son của các quỹ đầu tư. Việc huy động vốn vào
Việt Nam khá dễ dàng khi thị trường chứng khoán Việt Nam đang bùng nổ, biến đổi tích cực
và mạnh mẽ. Theo thống kê của giới tài chính, phải có tới hơn 100 quỹ đầu tư lớn nhỏ các loại
đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn này. Trong ba năm 2006-2008,
18 quỹ đầu tư và 34 công ty quản lý quỹ trong nước được mở mới. Trong số này, nổi bật có
quỹ đầu tư Việt Nam (VIF) của Công ty liên doanh Quản lý quỹ đầu tư BIDV-Vietnam
Partners với qui mô vốn hơn 1.300 tỷ đồng và một loạt công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư
thành lập vào nửa cuối năm 2007 với qui mô vốn lớn như: Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu
tư FPT có vốn điều lệ lớn nhất thị trường là 110 tỷ đồng với Quỹ đầu tư Việt Nhật (Vietnhat)
có số vốn 1.123 tỷ đồng, Quỹ tầm nhìn SSI của Công ty TNHH quản lý quỹ SSI với số vốn
1.700 tỷ đồng.
Đồng thời, chỉ trong một thời gian ngắn mà TTCK Việt Nam đã có 5 chứng chỉ quỹ
đầu tư được niêm yết trên sàn HOSE đó là BRUBF1, MAFPF1, VFMVF1, VFMVF4,
VFMVFA với vốn điều lệ từ 200 đến 1000 tỷ đồng và thời gian hoạt động từ 7 đến 10 năm.
2.2.3. Giai đoạn từ quí II/2008 đến nay :
Với sự phát triển nhanh chóng cùng với tỉ lệ vốn hóa của thị trường tăng nhanh, dẫn
đến áp lực bùng phát một cách thái quá của thị trường chứng khoán trong giai đoạn này, thêm
vào đó là nguy cơ khủng hoảng từ nước Mỹ và lan sang các nước lân cận, để tránh những tình
huống xấu có thể xảy ra, ngày 28/04/2008, UBCKNN đã ngừng tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp
phép thành lập và hoạt động của Công ty Chứng khoán, Công ty Quản lý Quỹ.

Từ tháng 10/2008, cùng với cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, sự thiếu hụt vốn của các tổ chức
nội địa, áp lực lãi suất cao và diễn biến TTCK kém hấp dẫn khiến tình hình huy động quỹ
trong nước của các công ty quản lý quỹ gặp rất nhiều khó khăn.
Công ty Quản lý quỹ ở Việt Nam - Thực trạng và phải pháp 20
GV: PGS.TS. Bùi Kim Yến Nhóm 5 – TCDN Đêm 2 – K20
Ngày 3/9/2009, Indochina Capital Vietnam quyết định thoái vốn đã ảnh hưởng mạnh
tới thị trường chứng khoán Việt Nam kéo theo một số quỹ đầu tư cũng bắt đầu thoái vốn tại
một số doanh nghiệp như:
- VF1 đã thoái vốn ở Công ty cổ phấn thương mại xuất nhập khẩu Thủ Đức (185.120 cổ
phần, chiếm 5,21% vốn), Công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương (647.612 cổ
phần chiếm 7,62% vốn), Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông (673.349
cổ phần, chiếm 5,85% vốn)
- Mekong Capital đã thoái vốn ở Công ty cổ phần phát triển đô thị Kinh Bắc, Công ty cổ
phần nhựa Tân Đại Hưng, Công ty cổ phần Sài Gòn Gas.
- Vina Capital đã thoái vốn ở công ty cổ phần công nghiệp thương mại Massan(13,1
triệu đôla) và tới tháng 09/2009 70% vốn tại khách sạn Hilton Hanoi Opera.
Trong năm 2010 chỉ có 3 quỹ đầu tư được thành lập, đó là Quỹ đầu tư năng động
(VFA), Quỹ đầu tư Cổ phần MB Capital 1 (MBEF1) và Quỹ đầu tư Thành viên SSI (SSIMF)
với tổng số vốn huy động 800 tỷ đồng.
Năm 2011 chỉ có thêm 1 quỹ đầu tư được thành lập là Quỹ đầu tư Tăng trưởng ACB
(ACBGF) với tổng vốn huy động là 240,08 tỷ đồng đưa tổng số quỹ đầu tư trong nước lên con
số 24.
Tính đến nay trong số 47 công ty quản lý quỹ thành lập theo Luật Chứng khoán, chỉ có
14 công ty lập được quỹ trong nước và thực hiện nghiệp vụ quản lý quỹ, còn các công ty quản
lý quỹ khác chủ yếu chỉ cung cấp dịch vụ quản lý danh mục đầu tư cho các nhà đầu tư trong
và ngoài nước. Về tính chất nguồn vốn, 24 quỹ đầu tư trong nước chủ yếu huy động nguồn
vốn nội địa, duy nhất quỹ đầu tư thành viên của Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư FPT có
hơn 51% vốn góp từ nhà đầu tư nước ngoài.
3. Những thuận lợi, khó khăn và thách thức trong hoạt động của quỹ đầu tư và công
ty quản lý quỹ tại Việt Nam.

3.1. Thuận lợi:
Trước thực trạng hầu hết các quỹ hiện nay đã sắp hết thời hạn hoạt động, dễ gây áp lực
thoái vốn của các nhà đầu tư trong tình hình các quỹ đang gặp nhiều khó khăn về vốn. Mặt
khác nhằm giúp các quỹ đầu tư thoát khỏi tình trạng khó khăn về huy động vốn như hiện nay
ngày 16/12/2011, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 183/2011/TT-BTC về Hướng dẫn và
thành lập quỹ mở.
Quỹ đầu tư dạng mở với những ưu điểm:
- Thứ nhất, quỹ mở luôn đảm bảo tính thanh khoản cao, nhà đầu tư có thể rút vốn bất kỳ
lúc nào, với số tiền rút ra gần sát với giá trị tài sản ròng của quỹ
Công ty Quản lý quỹ ở Việt Nam - Thực trạng và phải pháp 21
GV: PGS.TS. Bùi Kim Yến Nhóm 5 – TCDN Đêm 2 – K20
- Thứ hai, với một số vốn không lớn, nhà đầu tư có thể tham gia đầu tư vào nhiều lĩnh
vực khác nhau thông qua các quỹ đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản…
Trong khi đầu tư theo kiểu nhỏ lẻ như hiện tại, không dễ làm được điều này, nên khó
phân tán rủi ro.
- Thứ ba, danh mục đầu tư của các quỹ mở thường được chọn lọc kỹ lưỡng thông qua
đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, đáng tin cậy. Điều này góp phần đảm bảo cho khoản
mục đầu tư của nhà đầu tư có cơ hội sinh lời tốt hơn so với đầu tư nhỏ lẻ.
- Thứ tư, quỹ mở được vận hành bởi một ban đại diện chuyên nghiệp, am hiểu sâu về thị
trường, nên trong quá trình đầu tư họ sẽ có sự phản ứng linh hoạt, hiệu quả hơn so với
kiểu đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ.
- Thứ năm, đối với nhà đầu tư nước ngoài, khi khoản tiền họ chuyển vào Việt Nam mà
chưa giải ngân thì chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn, với tỷ lệ gần như không đáng
kể. Tuy nhiên, khi tham gia quỹ mở, họ có cơ hội được nhận một tỷ lệ lãi suất hấp dẫn
hơn mức lãi suất không kỳ hạn hiện nay.
Tóm lại, việc cho phép thành lập quỹ mở sẽ giúp cho các quỹ tiếp tục duy trì hoạt động
do không bị khống chế thời gian hoạt động, đồng thời do đặc điểm của quỹ mở là được phát
hành chứng khoán liên tục ra công chúng, do đó sẽ giúp quỹ dễ dàng gia tăng vốn tránh áp lực
thoái vốn của nhà đầu tư. Một ưu điểm khác của việc cho thành lập quỹ mở là khi đó quỹ có
thể mua bán lại các chứng chỉ quỹ của mình theo NAV mà không phải theo giá thị trường.

Trong tình hình giá thị trường thấp hơn giá NAV như hiện nay thì đây là một tín hiệu tích cực
cho các quỹ vì sẽ giúp hấp dẫn các nhà đầu tư đầu tư vào quỹ nhiều hơn.
3.2. Khó khăn:
3.2.1. Nguyên nhân chủ quan:
Tâm lý của nhà đầu tư châu Á nói chung và của Việt Nam nói riêng không thích đưa
tiền cho người khác sử dụng nên các nhà đầu tư không thích mua chứng chỉ quỹ đầu tư, mặt
khác hoạt động của các công ty quản lý quỹ trong nước còn chưa thực sự hiệu quả, thiếu
chuyên nghiệp và thiếu kinh nghiệm quản lý vốn do sự non trẻ của TTCK trong nước thời
gian qua càng khiến cho nhà đầu tư thờ ơ với việc đầu tư tiếp vào quỹ.
Khác với giai đoạn đầu khi mới vào hoạt động, các quỹ đầu tư ở Việt Nam đang gặp
phải những khó khăn khi vốn không được sử dụng hiệu quả, doanh nghiệp cần vốn thì không
đủ điều kiện hay có thể đưa ra cho nhà đầu tư thấy được khả năng phát triển của doanh nghiệp
mình. Ngược lại, các quỹ đầu tư lại không tìm được doanh nghiệp nào để đầu tư, tài trợ.
3.2.2. Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất:
Do nguồn vốn của các quỹ đầu tư không phải đầu tư vào sản xuất kinh doanh như các
doanh nghiệp mà hầu hết đầu tư vào các loại cổ phiếu, nên NAV của quỹ tăng giảm theo
VNIndex trên thị trường. Trong khi đó VNIndex trên thị trường chứng khoán vài năm trở lại
đây liên tục sụt giảm và giảm mạnh từ năm 2008 đến nay khiến cho tình hình giá cả của
Công ty Quản lý quỹ ở Việt Nam - Thực trạng và phải pháp 22
GV: PGS.TS. Bùi Kim Yến Nhóm 5 – TCDN Đêm 2 – K20
chứng chỉ quỹ cũng sụt giảm theo. Trong khi một số cổ phiếu blue-chips có sự tăng giá thì
nhìn chung giá của chứng chỉ quỹ chỉ quanh quẩn NAV theo VNIndex.
Báo cáo của tổ chức tài chính LCF Rothschild (Anh) về dữ liệu của hơn 100 quỹ đầu
tư toàn cầu chốt ngày 22/12/2011 cho thấy, hầu hết, các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
đều có mức tăng trưởng NAV âm khá lớn. Dẫn đầu nhóm này là quỹ hạ tầng VNI của
VinaCapital với -57,3%; Quỹ chứng khoán VEH của SAM (-49,6%) và VOF cũng của
VinaCapital (-40,2%).
Đối với 5 quỹ đại chúng được niêm yết trên HOSE, tính đến ngày 31/12/2011, thị giá
trung bình của các quỹ này thấp hơn 46,22% so với NAV. Sự sụt giảm mạnh của chứng khoán

trong nước cũng khiến NAV của 5 quỹ này mất đi 26,26%.
Tên quỹ
30/12/2010 29/12/2011
% thay
đổi NAV
% thay đổi
Giá đóng
cửa
NAV
(tỷ
đồng)
Giá trị
CCQ
(đồng)
Giá
đóng
cửa
(đồng)
NAV
(tỷ
đồng)
Giá trị
CCQ
(đồng)
Giá
đóng
cửa
(đồng)
MAFPF1 147.6 6,895 4,500 117.5 5,490 3,000 -20.39% -33.33%
BRUBF1 432.7 8,653 6,000 396.8 7,937 4,800 -8.30% -20.00%

VMFVF1 2168.2 21,682 11,200 1,286.
8
12,868 6,600 -40.65% -41.07%
VMFVF4 734.5 9,107 6,000 438.7 5,439 3,100 -40.27% -48.33%
VMFVFA 219.5 9,130 9,700 171.9 7,149 4,900 -21.69% -49.48%
Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM
Thứ hai:
Cùng với khó khăn trên, thì các quỹ đầu tư đang đối mặt với vấn đề đến thời hạn đóng
quỹ, vì hầu hết các quỹ ở Việt Nam đều là quỹ đóng có thời gian hoạt động thường từ 5 đến
10 năm. Nền kinh tế Việt Nam nói riêng cũng như nền kinh tế thế giới nói chung đang gặp
phải những khó khăn khó tháo gỡ, vì vậy đòi hỏi phải có sự đổi mới trong thị trường tài chính
là yêu cầu được đặt ra.
Việc ban hành Thông tư 183/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn thành lập
và quản lý quỹ mở có hiệu lực từ ngày 01/03/2012 có thể được xem như là một bước đi đúng
đắn cho sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam. Vì hầu hết các quỹ đầu tư đang hoạt
động trên thế giới đều ở dạng quỹ mở. Tuy các quy định pháp lý cho phép quỹ mở ra đời và
hoạt động đã cơ bản được định hình nhưng những quy định mang tính cấp thiết phục vụ cho
mô hình quỹ này vận hành trên thực tế còn nhiều “khoảng trống”. Trong đó, quan trọng nhất
là hiện vẫn chưa có hướng dẫn về cơ chế thuế và chế độ kế toán đối với mô hình quỹ mở, quy
định pháp lý điều chỉnh hoạt động của quỹ mở chưa đồng bộ, khiến nhà đầu tư rất e ngại rủi
ro về tính bất định của thời gian chuyển đổi. Một khi ban đại diện quỹ không thể khẳng định
về thời điểm sẽ hoàn tất việc chuyển đổi mô hình hoạt động càng khiến nhiều nhà đầu tư có
tâm lý muốn đóng quỹ.
Công ty Quản lý quỹ ở Việt Nam - Thực trạng và phải pháp 23

×