Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

quy trình giao nhận cho lô hàng dây thép hợp kim silic-mangan của công ty cổ phần công nghiệp đại trung tín

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.91 KB, 32 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ GVHD: TRẦN HẢI VIỆT
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời mở đầu 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ THỰC HIỆN
1.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ
1.1.1. Nghị định 154/2005/NĐ – CP
1.1.2. Nghị định 187/2013/NĐ – CP
1.1.3. Thông tư 128/2013/TT – BTC
1.1.4. Thông tư 94/2014/TT – BTC
1.1.5. Thông tư 05/2014/TT – BCT
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2.1. Giao nhận
1.2.2. Chức năng thương mại của người giao nhận
1.2.3. Nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn của người giao nhận
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
2.1. Giới thiệu chung về công ty
2.2. Lĩnh vực hoạt động
2.3. Sản phẩm và dịch vụ
2.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức
2.5 Cơ cấu tổ chức nhân sự phòng kế hoạch XNK
2.5.1. Trưởng phòng
2.5.2. Nhân viên Sales
2.5.3. Nhân viên chứng từ
2.5.4. Nhân viên XNK hiện trường
2.6. Tình hình hoạt động của công ty
2.7. Tình hình hoạt động kinh doanh của bộ phận XNK
CHƯƠNG III: QUY TRÌNH GIAO NHẬN LÔ HÀNG LÔ HÀNG DÂY
THÉP HỢP KIM SILIC-MANGAN
3.1 Sơ đồ quy trình nhập khẩu
3.2. Giải thích quy trình


3.2.1. Cảng nhận hàng từ tàu
3.2.2. Cảng giao hàng với công ty
3
3
5
5
7
7
7
8
8
10
12
14
14
14
14
15
17
17
18
18
18
18
20
21
22
22
23
28

Kết Luận 29
1
Sinh viên: Bùi Mỹ Linh
Lớp : KTN52-DH1

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ GVHD: TRẦN HẢI VIỆT
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới đang diễn ra nhanh và mạnh tạo
nhiều điều kiện thuận lợi cho những quốc gia đang phát triển như Việt Nam .Trong mối
quan hệ với các nước, vấn đề kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu và con đường buôn bán
ngoại thương là nhân tố chính để hiện thực hóa điều đó. Để đạt được những bước tiến vững
chắc khi tiến ra thị trường thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam, dưới định hướng của
nhà nước, cần có tầm nhìn sâu rộng về các kĩ năng nghiệp vụ ngoại thương, từ thăm dò thị
trường, lựa chọn đối tác, nghệ thuật kí kết hợp đồng. Nắm bắt được ý nghĩa của việc đào tạo
và tuyển dụng nguồn lao động chất lượng cao trong ngành ngoại thương, nhiều doanh
nghiệp đã chủ động liên hệ hợp tác với các trường đại học chuyên ngành, tạo điều kiện giúp
đỡ cho các sinh viên được thực tập và làm việc trong môi trường thực tế kết hợp với những
kiến thức kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương được giảng dạy trên lớp. Trường đại học Hàng
Hải nằm trong số những trường đại học đã và đang áp dụng thành công mô hình này. Với sự
quan tâm từ phía nhà trường, sinh viên ngành kinh tế ngoại thương đã được tạo điều kiện đi
thực tập tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, logistics hay vận tải đường bộ , từ
đó có cơ hội nắm bắt vận dụng những kiến thức đã học. Trong thời gian thực tập nghiệp vụ
vừa qua em đã có điều kiện được thực tập Công ty Cổ phần Công nghiệp Đại Trung Tín một
doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm sắt, thép, vật
dụng xây dựng. Sau đây em xin trình bày báo cáo của em về đề tài : “Quy trình giao nhận
cho lô hàng dây thép hợp kim Silic-Mangan của công ty cổ phần Công Nghiệp Đại Trung
Tín”.
Nội dung của bản báo cáo bao gồm:
Chương 1: Cơ sở thực hiện
Chương 2: Giới về công ty Cổ Phần Công Nghiệp Đại Chung Tín

Chương 3: Quy trình làm thủ tục nhập khẩu và giao nhận cho lô hàng dây thép hợp
kim Silic-Mangan.
2
Sinh viên: Bùi Mỹ Linh
Lớp : KTN52-DH1

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ GVHD: TRẦN HẢI VIỆT
CHƯƠNG I: CƠ SỞ THỰC HIỆN
1.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Việc giao nhận hàng hoá XNK phải dựa trên cơ sở pháp lý như các quy phạm
pháp luật quốc tế, Việt nam
- Các Công ước về vận đơn, vận tải; Công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng
hoá
- Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt nam về giao nhận vận tải;
Các loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng xuất nhập khẩu.
- Nghị định 154/2005/NĐ – CP: quy định về kho ngoại quan, các dịch vụ thực hiện
trong kho ngoại quan, thuê kho ngoại quan và quản lý, lưu giữ, bảo quản hàng hóa gửi kho
ngoại quan.
- Nghị định 187/2013/NĐ – CP
- Thông tư 128/2013/TT – BTC: quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa
vào, đưa ra kho ngoại quan
- Thông tư 94/2014/TT – BTC: quy định về việc quản lý hải quan đối với hàng hóa
đưa vào, đưa ra kho ngoại quan.
1.1.1. Nghị định 154/2005/NĐ – CP
a. Kho ngoại quan
- Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được ngăn cách với khu vực xung quanh để
tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện các dịch vụ đối với hàng hoá từ nước ngoài hoặc từ
trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại
quan và chủ hàng.
- Kho ngoại quan được phép thành lập ở các khu vực sau:

3
Sinh viên: Bùi Mỹ Linh
Lớp : KTN52-DH1

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ GVHD: TRẦN HẢI VIỆT
+ Cảng biển quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cửa khẩu đường sắt và
đường bộ quốc tế là đầu mối giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam với nước ngoài, có điều kiện
thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt khác.
- Kho ngoại quan, hàng hoá, phương tiện vận tải ra, vào hoặc lưu giữ, bảo quản
trong kho ngoại quan phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải
quan.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thành lập kho ngoại quan.
b. Các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan
Chủ hàng hoá gửi kho ngoại quan trực tiếp thực hiện hoặc uỷ quyền cho chủ kho
ngoại quan thực hiện các dịch vụ sau đối với hàng hoá gửi kho ngoại quan:
- Gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; phân loại phẩm cấp hàng hoá, bảo dưỡng hàng
hoá.
- Làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa ra, đưa vào kho ngoại quan.
- Vận chuyển hàng hoá từ cửa khẩu vào kho ngoại quan, từ kho ngoại quan ra cửa
khẩu, từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác.
- Chuyển quyền sở hữu hàng hoá.
c. Thuê kho ngoại quan
Đối tượng được phép thuê kho ngoại quan:
+ Thương nhân Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành
phần kinh tế;
4
Sinh viên: Bùi Mỹ Linh
Lớp : KTN52-DH1


BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ GVHD: TRẦN HẢI VIỆT
+ Thương nhân nước ngoài;
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Hợp đồng thuê kho ngoại quan:do chủ kho ngoại quan và chủ hàng thoả thuận theo
quy định của pháp luật. Hợp đồng thuê kho ngoại quan phải quy định rõ tên hàng hoá, chủng
loại hàng hoá, khối lượng hàng hoá, chất lượng hàng hoá, thời hạn thuê kho, các dịch vụ,
trách nhiệm của các bên ký hợp đồng thuê kho ngoại quan.
d. Quản lý lưu giữ, bảo quản hàng hóa gửi kho ngoại quan
Hàng hoá sau đây không được gửi kho ngoại quan:
+ Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam;
+ Hàng hoá gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường;
+ Hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính
phủ cho phép.
Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan gồm:
+ Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp
ở Việt Nam;
+ Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị
trường trong nước, chưa phải nộp thuế nhập khẩu;
+ Hàng hóa từ nước ngoài quá cảnh, lưu kho tại Việt Nam để chờ xuất khẩu sang
nước thứ ba.
Hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào kho ngoại quan bao gồm:
5
Sinh viên: Bùi Mỹ Linh
Lớp : KTN52-DH1

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ GVHD: TRẦN HẢI VIỆT
+ Hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu;
+ Hàng hóa hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất;
+ Hàng hóa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc tái xuất khẩu.
1.1.2. Nghị định 187/2013/NĐ – CP

Nghị định 187/2013/NĐ-CP ban hành ngày 20/11/2013 quy định chi tiết thi hành
Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế, bao gồm các hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; các hoạt động ủy thác
và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công, và quá
cảnh hàng hóa với nước ngoài áp dụng cho đối tượng là: Thương nhân Việt Nam; các tổ
chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến hương mại quy định tại Luật Thương mại.
1.1.3. Thông tư 128/2013/TT – BTC
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nước ngoài hoặc từ các khu phi thuế quan vào
kho ngoại quan.
- Tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan: 02 bản chính.
- Hợp đồng thuê kho ngoại quan: 01 bản chụp (trừ trường hợp chủ hàng đồng thời là
chủ kho ngoại quan).
- Giấy uỷ quyền nhận hàng (nếu chưa được uỷ quyền trong hợp đồng thuê kho ngoại
quan): 01 bản chính;
- Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương hoặc tờ khai hàng
hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan đối với trường hợp hàng hóa đưa khu phi thuế
quan gửi kho ngoại quan: 01 bản chụp;
- Bản kê chi tiết hàng hoá (riêng ô tô, xe máy phải ghi rõ số khung và số máy): 01 bản
chụp.
- Các chứng từ khác theo yêu cầu quản lý của Bộ, ngành có liên quan.
- Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nội địa đưa vào kho ngoại quan
- Tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan: 02 bản chính;
6
Sinh viên: Bùi Mỹ Linh
Lớp : KTN52-DH1

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ GVHD: TRẦN HẢI VIỆT
- Hợp đồng thuê kho ngoại quan 01 bản chụp (trừ trường hợp chủ hàng đồng thời là
chủ kho ngoại quan).

- Giấy uỷ quyền gửi hàng (nếu chưa được uỷ quyền trong hợp đồng thuê kho ngoại
quan): 01 bản chính, nếu bản fax phải có ký xác nhận và đóng dấu của chủ kho ngoại quan;
- Tờ khai hàng hoá xuất khẩu theo từng loại hình tương ứng, kèm bản kê chi tiết
(nếu có): nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính (bản lưu người khai hải quan);
- Quyết định buộc tái xuất của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp buộc tái
xuất): 01 bản chụp.
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài, đưa vào
các khu phi thuế quan:
- Tờ khai hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan: nộp 01 bản chính;
- Tờ khai hàng hoá xuất khẩu (trừ hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan):
nộp 1 bản chụp.
- Giấy uỷ quyền xuất hàng (nếu không ghi trong hợp đồng thuê kho): 01 bản chính;
- Phiếu xuất kho: 01 bản chính.
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ kho ngoại quan nhập khẩu vào nội địa:
Hàng hoá từ nước ngoài gửi kho ngoại quan được chuyển quyền sở hữu, hàng hoá
gửi kho ngoại quan được Cục Hải quan thanh lý, nếu nhập khẩu vào thị trường Việt Nam
phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hoá nhập khẩu khác theo quy định.
1.1.4. Thông tư 94/2014/TT – BTC
Quản lý hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
Giám sát hải quan:
Hàng hóa gửi kho ngoại quan phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan
trong thời gian vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam và lưu giữ trong kho ngoại quan tại Việt
Nam.
7
Sinh viên: Bùi Mỹ Linh
Lớp : KTN52-DH1

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ GVHD: TRẦN HẢI VIỆT
Chủ hàng (chủ kho ngoại quan trong trường hợp được chủ hàng ủy quyền) chịu
trách nhiệm vận chuyển đúng tuyến đường, thời gian, cửa khẩu đã đăng ký với cơ quan hải

quan và bảo quản nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan; hệ thống camera phải lưu
giữ hình ảnh liên quan đến lô hàng khi vận chuyển đưa vào, đưa ra kho ngoại quan trong
thời hạn 6 tháng để cơ quan hải quan kiểm tra khi cần thiết; các dữ liệu hình ảnh có thể được
lưu giữ trong hệ thống hoặc ổ đĩa vi tính.
Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra cửa khẩu để xuất đi nước ngoài phải được thực
xuất khẩu trong vòng 15 ngày kể từ ngày xuất kho, trường hợp quá 15 ngày nhưng chưa thực
xuất khẩu nếu người khai hải quan có văn bản đề nghị, được lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa
khẩu xuất xác nhận và hàng hóa còn trong thời hạn gửi kho ngoại quan thì Chi cục Hải quan
cửa khẩu xuất có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan về tình
trạng hàng hóa gửi kho ngoại quan và giám sát hàng hóa cho đến khi thực xuất hết.
1.1.5. Thông tư 05/2014/TT – BCT
(Hàng thực phẩm đông lạnh thực hiện theo Thông tư 05/2014/TT – BCT). Chỉ
doanh nghiệp nào có mã số kinh doanh thực phẩm đông lạnh
- Doanh nghiệp kinh doanh hàng thực phẩm đông lạnh phải đáp ứng các điều kiện
sau:
+ Được thành lập tối thiểu là hai năm, đã có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc
tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
+ Có số tiền ký quỹ, đặt cọc là 10 tỷ VNĐ (mười tỷ đồng Việt Nam) nộp tại Kho
bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố nơi doanh
nghiệp có kho, bãi theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
+ Có kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh, cụ thể.
Kho, bãi có sức chứa tối thiểu là 100 (một trăm) công-ten-nơ lạnh loại 40 (bốn
mươi) feet, diện tích tối thiểu là 1.500 m² (một nghìn năm trăm mét vuông). Kho, bãi được
ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng, được xây dựng với chiều cao tối thiểu là 2,5m
8
Sinh viên: Bùi Mỹ Linh
Lớp : KTN52-DH1

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ GVHD: TRẦN HẢI VIỆT
(hai phẩy năm mét); có đường dành cho xe chở công-ten-nơ di chuyển ra vào kho, bãi; có

cổng ra vào và biển hiệu của doanh nghiệp sử dụng kho, bãi;
Kho, bãi có đủ nguồn điện (gồm điện lưới và máy phát điện dự phòng có công suất
tương đương) và các thiết bị chuyên dùng kèm theo để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo
sức chứa của kho, bãi;
Kho, bãi phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng
thuê với thời hạn thuê tối thiểu là 3 (ba) năm; phải nằm trong khu vực quy hoạch hệ thống
kho, bãi phục vụ kinh doanh
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2.1. Giao nhận
a. Khái niệm
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về dịch vụ giao nhận. Theo quy tắc thống
nhất về dịch vụ giao nhận vận tải của Liên đoàn quốc tế của các Hiệp hội các nhà giao nhận
vận tải (FIATA) thì giao nhận vận tải được định nghĩa như sau:
“Giao nhận vận tải là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu
kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có
liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải
quan hay tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm cho
hàng hóa và thu tiền ngay lập tức các chứng từ liên quan đến hàng hóa.”
Ngày 29/10/2004 FIATA đã phối hợp với Hiệp hội Châu Âu về các dịch vụ giao
nhận, vận tải, logistics và hải quan đã đi đến thống nhất khái niệm về dịch vụ giao nhận đó
là:
“ Giao nhận vận tải là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến chuyên chở, gom hàng, lưu
kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có
liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải
quan hay tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm cho
hàng hóa và thu tiền ngay lập tức các chứng từ liên quan đến hàng hóa. Dịch vụ giao nhận
9
Sinh viên: Bùi Mỹ Linh
Lớp : KTN52-DH1


BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ GVHD: TRẦN HẢI VIỆT
bao gồm cả dịch vụ logistics cùng với công nghệ thông tin hiện đại liên quan chặt chẽ đến
quá trình vận tải, xếp dỡ, hoặc lưu kho bãi, và quản lý chuỗi cung trên thực tế. Những dịch
vụ này có thể được cung cấp để đáp ứng với việc áp dụng linh hoạt các dịch vụ được cung
cấp.”
Tại Việt Nam, lần đầu tiên dịch vụ giao nhận được Luật thương mại năm 1997 đề
cập một cách rõ rang và cụ thể theo điều 163 với nội dung tương tự như khái niệm của
FIATA. Ngày nay giao nhận phát triển một bước tiến mới cung cấp dịch vụ hoàn hảo hơn và
có sự kết hợp chặt chẽ với các hoạt động khác phục vụ khách hàng được tốt hơn.
b.Vai trò của người giao nhận
- Nghiên cứu lập kế hoạch và lựa chọn tuyến vận chuyển, người chuyên chở, công ty
xếp dỡ để thương lượng ký kết hợp đồng, thỏa thuận giá cả một cách hợp lý nhất để đưa
hàng hóa đến tay người nhận hàng một cách nhan h chóng nhất. Thông tin, chỉ dẫn cho các
bên liên quan trong quá trình vận chuyển và bảo quản về bản chất của các loại hàng dễ hỏng,
hàng nguy hiểm cũng như thời gian vận chuyển và vấn đề an toàn đối với hàng hóa.
- Cung cấp hoặc sử dụng dịch vụ kho bãi của bên thứ ba để tổ chức lưu kho, phân
loại, đóng gói hàng hóa, in kẻ ký mã hiệu phù hợp với luật pháp cũng như thông lệ quốc gia
nơi hàng hóa được giao cho người nhận, phù hợp với điều kiện và phương tiện vận chuyển
trong phạm vi và điều kiện tài chính cho phép.
- Tổ chức gom hàng, thu xếp dịch vụ liên quan đến hàng như giám định, mua bảo
hiểm, thủ tục thông xuất, nhập khẩu, và các thủ tục khác theo quy định của các cơ quan quản
lý Nhà nước, lập chứng từ hoặc tư vấn cho khách hàng lập các chứng từ phù hợp với yêu cầu
của khách hàng nhằm mục đích thanh toán.
- Sử dụng công nghệ thông tin hoặc kết nối với hệ thống EDI để theo dõi hàng hóa,
phân tích, dự báo thị trường và các thông tin có liên quan đến khách hàng nhằm phối hợp
một cách hài hòa với các tổ chức nhằm thông tin và tư vấn kịp thời cho khách hàng đảm bảo
quá trình dịch chuyển hàng hóa là thông suốt với thời gian vận chuyển.
1.2.2. Chức năng thương mại của người giao nhận
a. Môi giới khai thuê hải quan
10

Sinh viên: Bùi Mỹ Linh
Lớp : KTN52-DH1

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ GVHD: TRẦN HẢI VIỆT
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mỗi nước đều có những
quy định và chính sách khác nhau qua mỗi thời kỳ, các nhà kinh doanh không phải bao giờ
cũng hiểu hết . Để giảm bớt những khó khăn này, người giao nhận sẽ thực hiện các yêu cầu
của chủ hàng, đây là chức năng truyền thống của người giao nhận là thực hiện các dịch vụ
khai báo hải quan ở phạm vị trong nước theo ủy quyền của khách hàng. Những hoạt động
của người giao nhận chủ yếu là khai báo hải quan đối với hàng nhập khẩu như là người mô
giới hải quan. Để thực hiện nghiệp vụ mô giới hải quan người giao nhận phải có giấy phép
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
b. Người giao nhận là đại lý
Người giao nhận thực hiện công việc với mục đích là cầu nối giữa chủ hàng và
người vận chuyển như là đại lý của chủ hàng hoặc đại lý của người vận chuyển. Trong nhiều
trường hợp, người giao nhận vừa là đại lý cho chủ hàng vừa là đại lý cho người chuyên chở
và như vậy họ có thể gây nên những phiền toái cho cả hai vì người giao nhận nhận nhiệm vụ
đối với cả hai. Người giao nhận hoặc đại lý của họ không phải chịu trách nhiệm vận chuyển,
mà người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm tìm kiếm bên thứ ba để thực hiện công việc này và
miễn là người giao nhận đã thực sự cẩn thận một cách hợp lý trong việc lựa chọn người thứ
ba thực hiện để thực hiện hợp đồng.
c. Chuyển tiếp hàng hóa (Transhipment and on – carriage)
Bất cứ khi nào hàng hóa được quá cảnh sang nước thứ ba thì người giao nhận sẽ hỗ
trợ và đảm nhận công việc chuyển tiếp hàng hóa từ phương tiện vận tải này sang phương
tiện vận tải khác. Điều này không chỉ liên quan đến việc thu xếp phương tiện để tiếp tục vận
chuyển mà con liên quan đến việc thu xếp và ký kết hợp đồng với các công ty xếp dỡ, lo liệu
các thủ tục cần thiết khác để đưa hàng hóa đến nơi nhận cuối cùng. Người giao nhận có thể
lo liệu việc chuyển tiếp hàng hóa đi nước thứ ba cho khách hàng bằng chính phương tiện của
họ. Trong trường hợp này, người giao nhận chịu trách nhiệm như là người chuyên chở,
nghĩa là họ phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa khi họ nhận cho đến khi họ giao cho

người nhận tại điểm đích, mối quan hệ của người giao nhận với khách hàng trong trường
hợp này được điều chỉnh bằng vận đơn của người giao nhận.
11
Sinh viên: Bùi Mỹ Linh
Lớp : KTN52-DH1

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ GVHD: TRẦN HẢI VIỆT
d Lưu kho bảo quản hàng hóa
Trong tình huống này người giao nhận có thể khai thác các trang thiết bị kho bãi của
mình hoặc họ hành động như một đại lý thuê kho bãi từ hợp đồng khác. Trong trường hợp
này, người giao nhận đã tiếp quản toàn bộ chức năng lưu kho bãi của khách hàng và thiết lập
một mạng lưới phân phối lưu thông cho riêng mình.
e. Các dịch vụ gắn liền với dịch vụ vận tải
Khi người giao nhận đang trong quá trình thực hiện các chức năng của mình, kiểm
soát và quản lý dòng hàng hóa, tự nhiên họ được đặt ở vị thế để thực hiện một số dịch vụ “ăn
theo” vận tải như
- Thu xếp mua bảo hiểm cho hàng hóa với chi phí do khách hàng chịu.
- Trợ giúp khách hàng lập hoặc lấy các chứng từ cần thiết cho xuất khẩu như vận
đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa phục
vụ cho thanh toán.
- Thu xếp việc đòi tiền và/hoặc thanh toán các chi phí vào lúc giao hàng
- Tư vấn khách hàng các vấn đề về vận tải và phân phối, những vấn đề có liên quan
đến thị trường, chính sách pháp luật của nước sở tại.
g. Gom hàng và thông báo biểu cước
Ngày nay, một trong những chức năng quan trọng của người giao nhận là tổ chức
gom hàng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người gửi hàng cũng như người chuyên chở. Để
thực hiện chức năng này, người giao nhận tiếp hành tập hợp các lô hàng nhỏ, lẻ nằm rải rác
tại nhiều nơi khác nhau tập trung vào một địa điểm thuận lợi nhất. Tại đây, người giao nhận
sẽ tổ chức, sắp xếp, phân loại và ghép các lô hàng có cùng điểm đích với nhau tạo một lô
hàng lớn hơn nhằm tận dụng tối đa năng lực vận chuyển của phương tiện vận tải. người giao

nhận sẽ ký hợp đồng với người vận chuyển đường bộ để đưa hàng tới cảng biển và vận
chuyển tới cảng đích theo yêu cầu của khách hàng. Trong trường hợp này, người giao nhận
sẽ đưa ra giá cước riêng cho mỗi dạng phương tiện vận chuyển thông thường là biểu cước đã
được thiết lập.
i. Là người chuyên chở (Carrier)
Trong vận tải liên hợp, người giao nhận có thể trở thành một người chuyên chở tức
là người giao nhận sẽ ký hợp đồng vận chuyển với khách hàng và chịu trách nhiệm như một
12
Sinh viên: Bùi Mỹ Linh
Lớp : KTN52-DH1

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ GVHD: TRẦN HẢI VIỆT
người vận tải thực. Để thực hiện chức năng này, người giao nhận có thể là người vận tải
công cộng không sở hữu tàu (NVOCC) hoặc là người kinh doanh vận tải đa phương thức
(MTO). Trong trường hợp này, người giao nhận chịu trách nhiệm với hàng hóa như người
chuyên chở thực sự kể từ khi nhận hàng đến khi hàng được giao cho người nhận tại điểm
đích.
1.2.3. Nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn của người giao nhận
a. Nghĩa vụ của người giao nhận
- Người giao nhận sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình với sự quan tâm một cách
thích đáng trong khoảng thời gian hợp lý, trừ khi có thỏa thuận riêng bằng văn bản, vì lợi ích
của khách hàng.
- Người giao nhận thực hiện tất cả các hướng dẫn của khách hàng, trường hợp
người giao nhận thấy có lý do hợp lý và lợi ích của khách hàng mà thực hiện khác với chỉ
dẫn của khách hàng thì người giao nhận không phải gánh chịu them bất kỳ trách nhiệm cũng
như chi phí nào khác do hậu quả của việc làm này gây nên.
b. Trách nghiệm của người giao nhận
Người giao nhận phải chịu trách nhiệm nếu người giao nhận đã không chăm chỉ và
sử dụng mọi biện pháp hợp lý trong việc thực hiện dịch vụ giao nhận vận tải, trong trường
hợp này, người giao nhận sẽ phải bồi thường cho khách hàng những mất mát, thiệt hại xảy ra

đối với hàng hóa cũng như cho các tổn thất tài chính trực tiếp do vi phạm nghĩa vụ cung cấp
dịch vụ và chăm sóc hàng hóa.
Người giao nhận không chịu trách nhiệm đối với hành vi và thiếu sót của bên thứ ba,
chẳng hạn như người chuyên chở, kho bãi, công ty xếp dỡ, chính quyền cảng và người giao
nhận hàng hóa khác, trừ khi anh ta không thực sự mẫn cán trong việc lựa chọn, hướng dẫn,
giám sát những bên thứ ba đó.
c. Quyền hạn của người giao nhận
- Người giao nhận được quyền đòi tiền công và các chi phí hợp lý phát sinh theo hợp
đồng vì quyền lợi của khách hàng theo giá cả và cách thức thanh toán mà hai bên đã thỏa
thuận.
- Người giao nhận có quyền cầm giữ hàng hóa và chứng từ liên quan đến hàng hóa
để đảm bảo cho các khoản nợ của khách hàng cho đến khi được thanh toán.
13
Sinh viên: Bùi Mỹ Linh
Lớp : KTN52-DH1

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ GVHD: TRẦN HẢI VIỆT
- Người giao nhận có quyền giữ lại hoặc đòi lại các khoản hoa hồng môi giới được
chia và các khoản thu nhập thông thường được giữ lại bởi hoặc được chia cho người giao
nhận vận tải.
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
2.1. Giới thiệu chung về công ty
- Tên công ty: Công ty cổ phần công nghiệp Đại Trung Tín
- Tên tiếng anh: DAI TRUNG TIN INDUSTRIAL JOINT STOCK COMPANY
- Trụ sở chính: Số 7/16 Lê Lai, Q. Ngô Quyền, Tp. Hải Phòng
- Điện thoại:(031) 0982241616
- Fax:(031) 3668358
- Email:
2.2. Lĩnh vực hoạt động
Công ty Cổ phần Công nghiệp Đại Trung Tín hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu,

sản xuất và phân phối các mặt hàng xây dựng và công nghiệp trong nước, chuyên kinh
doanh máy công cụ, thiết bị hàn-cắt kim loại cùng phụ kiện và phụ tùng tiêu hao phục vụ các
nghành công nghiệp tàu thuỷ, công nghiệp cơ khí, công nghiệp ô tô, kết cấu thép, xây dựng.
14
Sinh viên: Bùi Mỹ Linh
Lớp : KTN52-DH1

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ GVHD: TRẦN HẢI VIỆT
2.3. Sản phẩm và dịch vụ
Công ty là nhà cung cấp sản phẩm que hàn, dây hàn chất lượng cao
Sản phẩm chính:
- Dây hàn, que hàn, vật liệu hàn .
- Các loại lưới thép hàn với thanh thép cường độ cao dùng trong kết cấu bê tông cốt
thép .
- Các loại hàng rào lưới thép hàn: TT Dura, TT Arc, TT Roll, và TT Secu
- Các khung lưới thép lắp ghép đa năng TT Uni có thể sử dụng làm hàng rào sân
thượng, hàng rào trên đầu tường khuôn viên nhà, hàng rào di động ở các cây xăng, bãi giữ
xe, công trình xây dựng, lan can thép, chuồng trại chăn nuôi, khung kho, khung kệ thép,
- Các sản phẩm dân dụng đa dạng khác như : kệ thép, tủ lưới thép, các loại xe đẩy,
chuồng nuôi súc vật các loại, v v
2.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức
15
Sinh viên: Bùi Mỹ Linh
Lớp : KTN52-DH1

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ GVHD: TRẦN HẢI VIỆT
16
Sinh viên: Bùi Mỹ Linh
Lớp : KTN52-DH1


BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ GVHD: TRẦN HẢI VIỆT
- Tổng giám đốc:
Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm
trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mình.
Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng năm của công ty.
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty.
- Phó giám đốc: là người chịu trách nhiệm điều hành các phòng ban, thực thi các
quyết định của tổng giám đốc.
- Phòng kinh doanh:
Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát
triển của công ty.
Xây dựng trình giám đốc duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh từng
tháng và cả năm.
- Phòng kế hoạch XNK
Nghiên cứu các thị trường tốt để thu mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, tạo ra
những sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn. Cùng với đó là tìm kiếm khả năng tiêu
thụ, các thị trường tiềm năng để mang về nhiều lợi ích từ việc xuất khẩu các sản phẩm của
công ty mình.
Trực tiếp giải quyết các vướng mắc phát sinh cho khách hàng, các tranh chấp trên cơ
sở về pháp luật Hợp đồng kinh tế, pháp chế hàng hoá để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của
công ty.
Tổ chức, lên kế hoạch và phân công thực hiện các nhiệm vụ để hoàn thành quy trình
nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa một cách hiệu quả, giảm bớt chi phí, thực hiện chuyên
17
Sinh viên: Bùi Mỹ Linh
Lớp : KTN52-DH1

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ GVHD: TRẦN HẢI VIỆT
nghiệp. Vì công ty Cổ Phần Công Nghiệp Đại Trung Tín với loại hàng hóa thống nhất,

nguyên liệu nhập về ít phức tạp, các nhân viên là các anh chị trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
có sự am hiểu và kinh nghiệm nên trực tiếp đứng ra làm các thủ tục xuất nhập khẩu, giao
nhận hàng hóa.
- Phòng kinh doanh tổng hợp:
Lập các phương án kinh doanh, đa dạng các sản phẩm, phối hợp cùng phòng kế
hoạch XNK để thực hiện kinh doanh nhiều loại hình, đa dạng hóa
- Phòng kế toán tài chính:
Tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán phục vụ kinh doanh và đáp ứng nhu
cầu phát triển của công ty.
Quản lý theo dõi hoạt động, báo cáo kịp thời chính xác với giám đốc về tình hình tài
chính của công ty.
Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về công tác tài chính kế toán, về công nợ,
thu hồi công nợ.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước giám đốc công ty về công tác quản lý tài
chính trong toàn công ty.
2.5 Cơ cấu tổ chức nhân sự phòng kế hoạch XNK
18
Sinh viên: Bùi Mỹ Linh
Lớp : KTN52-DH1

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ GVHD: TRẦN HẢI VIỆT
19
Sinh viên: Bùi Mỹ Linh
Lớp : KTN52-DH1

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ GVHD: TRẦN HẢI VIỆT
2.5.1. Trưởng phòng:
Là người có nhiệm vụ bao quát hết toàn bộ công việc, trực tiếp chỉ đạo, ra quyết
định về các công việc liên quan đến mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo lập kế hoạch xuất
nhập khẩu, phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên trong phòng thực hiện, hoàn thành.

2.5.2. Nhân viên Sales
- Tìm kiếm nhà cung cấp, khách hàng
- Liên hệ nhà cung cấp để hỏi hàng (gửi Inquiry)
- Phân tích Báo giá nhận được, dự toán các chi phí nhập khẩu
- Soạn thảo Hợp đồng ngoại thương (Purchase Order)
- Chuẩn bị các chứng từ thanh toán ( mở L/C, chuyển tiền )
- Thực hiện các công việc cần thiết về vận tải
- Tiến hành Khai báo Hải quan
- Đưa hàng về nhập kho
2.5.3. Nhân viên chứng từ
Các nhân viên chứng từ có thể làm việc trong bộ phận chứng từ thuộc Phòng XNK
của 1 công ty lớn (chỉ chịu trách nhiệm soạn thảo chứng từ XNK). Đa số nhân viên chứng từ
làm việc trong các công ty forwarder, các công ty dịch vụ khai báo Hải quan (chịu trách
nhiệm chuẩn bị mọi chứng từ liên quan đến việc thông quan để nhân viên khác đi làm việc
với Hải quan).
2.5.4. Nhân viên XNK hiện trường
20
Sinh viên: Bùi Mỹ Linh
Lớp : KTN52-DH1

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ GVHD: TRẦN HẢI VIỆT
Đây là những người trực tiếp đi đến các kho bãi, cảng hàng không, cảng biển để làm
các thủ tục thông quan và nhận hàng từ các công ty vận tải.
2.6. Tình hình hoạt động của công ty
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI
ĐOẠN 2011-2013 (đơn vị:
ST
T
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
1 Tổng doanh thu 437.518 507.650 592.041

2 Tổng chi phí 357.861 380.652 398.765
3 Tổng lợi nhuận 79657 126998 193276
Trong những năm gần đây, do tình hình kinh tế phát triển của đất nước tăng cao dẫn
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lại càng được hỗ trự phát triển, chi phí sản
xuất do đầu tư kĩ thuật công nghệ, làm cho tốc độ tăng chi phí giảm, doanh thu – lợi nhuận
của công ty qua mỗi năm càng được gia tăng.
Năm Doanh thu Tăng giảm tuyệt đối Tỷ trọng so với kỳ gốc (%)
2011 437.518 - 100
2012 507.650 70.132 116.03
2013 592.041 154.523 135.31
2.7. Tình hình hoạt động kinh doanh của bộ phận XNK
Công ty Cổ phần công nghiệp Đại Trung Tín khi mới bắt đầu hoạt động sản xuất,
nhân lực còn yếu kém về trình độ chuyên môn trong việc tự đảm nhận công việc giao nhận
hàng hóa của Công ty. Chính vì vậy, mọi hoạt động trong giao nhận, hải quan đều được thuê
ngoài tại các đại lý giao nhận.
21
Sinh viên: Bùi Mỹ Linh
Lớp : KTN52-DH1

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ GVHD: TRẦN HẢI VIỆT
Song trong vài năm gần đây, do được tiếp xúc, trau dồi kinh nghiệm thực tế nên khả
năng làm việc của cán bộ nhân viên công ty ngày càng năng cao. Hiện nay, nhân viên công
ty có thể tự đảm nhiệm mọi công việc trong quá trình giao nhận hàng hóa mà không cần thuê
dịch vụ bên ngoài, giúp cho công ty tiết kiệm chi phí.
CHƯƠNG III: QUY TRÌNH GIAO NHẬN LÔ HÀNG LÔ HÀNG
DÂY THÉP HỢP KIM SILIC-MANGAN
3.1 Sơ đồ quy trình nhập khẩu
Trong thời gian tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đại Trung Tín, em đã hướng dẫn
thực tập về giao nhận một lô hàng nhập khẩu của công ty. Sau đây là một quy trình giao
nhận hàng nhập khẩu mà em được thực tập. Lô hàng là lô hàng nguyên vật liệu “dây thép

22
Sinh viên: Bùi Mỹ Linh
Lớp : KTN52-DH1

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ GVHD: TRẦN HẢI VIỆT
hợp kim silic-mangan” của công ty nhập về từ Trung Quốc, loại hàng rời, tàu chuyến với
quy trình nhập khẩu-giao nhận chung.
23
Sinh viên: Bùi Mỹ Linh
Lớp : KTN52-DH1

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ GVHD: TRẦN HẢI VIỆT
24
Sinh viên: Bùi Mỹ Linh
Lớp : KTN52-DH1

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ GVHD: TRẦN HẢI VIỆT
* Thông tin về lô hàng cụ thể:
- Shipper: XUANHUA IRON AND STEEL GROUP CORP.LTD NO 30
PAILOUDONG STREET, XUANHUA, HEBEI, CHINA
- Consignee: DAI TRUNG TIN INDUSTRIAL JOINT STOCK COMPANY 7/16
LELAI STR, NGO QUYEN WARD. HAIPHONG CITY, VIETNAM
- Tên hãng tàu: Heung-A.
- Loại hàng: Dây thép hợp kim silic-mangan
- Tổng giá trị hàng: 74,911.25 USD
- Phương thức thanh toán: T/T
- Vận tải: Lô hàng được vận chuyển trên tàu MV. MANDARIN PHOENIX/V số
1404.
3.2. Giải thích quy trình
3.2.1. Cảng nhận hàng từ tàu:

a. Ký hợp đồng ủy thác với cảng để cảng bốc xếp giao nhận hàng với tàu
- Sau khi có thông báo hàng đến của hàng tàu Công ty phải ký hợp đồng ủy thác với
cảng Hải Phòng để cảng bốc xếp, giao nhận hàng với tàu.
b. Giao bộ chứng từ vận tải cho cảng để cảng nhận hàng với tàu
- Trước khi dỡ hàng, đại lý tàu Super Carrier cung cấp cho chủ hàng là công ty Đại
Trung Tín 1 số chứng từ, nhân viên Sale của phòng XNK lập bộ chứng từ vận tải giao cho
cảng để nhận hàng với tàu gồm:
+ Bản lược khai hàng hoá (Cargo Manifest)
+ Sơ đồ hầm tàu (Cargo Plan) để cảng và các cơ quan chức năng khác như Hải quan,
Ðiều độ, cảng vụ tiến hành các thủ tục cần thiết và bố trí phương tiện làm hàng.
25
Sinh viên: Bùi Mỹ Linh
Lớp : KTN52-DH1

×