Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và đề xuất biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh tại công ty than đồng vông năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.82 KB, 35 trang )

THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
Lời nói đầu
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước, Đảng và nhà nước ta
luôn quan tâm đến sự phát triển của ngành Than. Bởi đây là một ngành công
nghiệp quan trọng cung cấp nguyên, nhiên liệu cho rất nhiều ngành công nghiệp
khác như: điện, hoá chất, xi măng, luyện kim Ngoài ra còn xuất khẩu đem lại
nguồn lợi ngoại tệ lớn cho đất nước. Than còn là nguồn chất đốt phục vụ đời sống
sinh hoạt của người dân.
Công ty than Đồng Vông là công ty con của Công ty than Uông Bí - TKV, là
một công ty khai thác hầm lò, chính vì vậy Ban lãnh đạo Công ty than Đồng Vông
đã xác định vai trò, trách nhiệm sản xuất của mình trong sản xuất kinh doanh là
không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ
thuật vào khai thác than để không ngừng làm tăng sản lượng, giảm giá thành sản
phẩm mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường và
nâng cao đời sống công nhân viên trong Công ty, hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch
Công ty than Uông Bí giao.
Như chúng ta đã biết, ngày nay các doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan
trọng trong nền kinh tế đất nước. Doanh nghiệp tạo ra mọi của cải vô tận đáp ứng
mọi nhu cầu đa dạng của xã hội. Để tồn tại và phát triển chủ doanh nghiệp phải lập
kế hoạch cho việc sản xuất kinh doanh của công ty mình nhằm mục đích sản phẩm
được sản xuất ra được thị trường chấp nhận và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nhận thức được vai trò công tác lập kế hoạch Công ty than Đồng Vông hàng
năm dựa vào kế hoạch Công ty than Uông bí giao cho mà xây dựng kế hoạch kinh
doanh cho mình một cách chu đáo, tỷ mỷ trên cơ sở phân tích các biến động của thị
trường và nguồn lực hiện có của Công ty nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, có tích
luỹ để vừa bảo toàn và phát triển vốn, mặt khác đáp ứng được yêu cầu chung của
sự phát triển kinh tế xã hội.
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7
1
THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trong bài thiết kế môn học này của mình, em xin xây dựng kế hoạch sản xuất


kinh doanh và đề xuất biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh tại Công ty than
Đồng Vông năm 2009.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Chương 2: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty than Đồng
Vông
Chương 3: Đề xuất biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh
Do nhận thức và kiến thức còn có nhiều hạn chế do đó việc lập kế hoạch và đè
xuất biện pháp không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự chỉ bảo
của thầy, cô để thiết kế môn học này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7
2
THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH
SẢN XUẤT KINH DOANH
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
1. Khái niệm lập kế hoạch
1.1. Khái niệm
Lập kế hoạch là quá trình xác định những mục tiêu của tổ chức và phương
thức tốt nhất để đạt được những mục tiêu đó. Hoạch định là quá trình nghiên cứu
quá khứ, quyết định hiện tại và xác định những việc phải làm trong tương lai, do đó
nó là công việc hết sức quan trọng của tổ chức, là một trong những chức năng đầu
tiên trong quản trị. Việc lập kế hoạch tốt thì thực hiện những công việc sau mới
hiệu quả.
Kế hoạch sản xuất tiêu thụ là bộ phận giữ vị trí quan trọng nhất trong số các kế
hoạch hàng năm của doanh nghiệp, được coi là mục tiêu của mọi hoạt động trong
doanh nghiệp và là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu của mọi bộ phận kế hoạch khác
trong doanh nghiệp. Kế hoạch này thể hiện khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,
khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường.

Kế hoạch giá thành nhằm dự đoán chi phí sản xuất kinh doanh một năm, tổng
giá thành sản lượng hàng hoá, giá thành đơn vị sản phẩm trên cơ sở khai thác và sử
dụng triệt để các nguồn lực tiềm tàng của doanh nghiệp về lao động, vật tư, tiền
vốn nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Kế hoạch này phản ánh khả năng
tiết kiệm các loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời
nói lên chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.
1.2. Vai trò của lập kế hoạch
- Lập kế hoạch là công cụ đắc lực trong việc phối hợp nỗ lực của các thành
viên trong một doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch có tác dụng là giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch giảm được sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí.
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7
3
THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
- Lập kế hoạch thiết lập nên những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm
tra.
1.3. Các loại lập kế hoạch
 Theo phạm vi hoạt động:
- Kế hoạch chiến lược: Là kế hoạch ở cấp độ toàn bộ doanh nghiệp, nó thiết
lập nên những mục tiêu chung của doanh nghiệp và vị trí của doanh nghiệp đối với
môi trường.
- Kế hoạch tác nghiệp: Là kế hoạch trình bày rõ và chi tiết cần phải làm như
thế nào để đạt được những mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch chiến lược. Có hai
loại kế hoạch tác nghiệp là kế hoạch sử dụng một lần và kế hoạch hiện hành.
Có 3 loại kế hoạch hiện hành:
• Các chính sách: Các chính sách là phương châm, những hướng dẫn chung
định hướng cho việc ra quyết định.
• Các thủ tục: các thủ tục là chuỗi những hoạt động cần thiết theo thứ tự thời
gian của công việc cụ thể nào đó thường được lặp đi lặp lại trong doanh nghiệp.
• Các quy tắc: là những quy định nói rõ cho các thành viên trong doanh nghiệp

biết hộ không được làm gì.
 Theo thời gian:
- Kế hoạch dài hạn
- Kế hoạch trung hạn
- Kế hoạch ngắn hạn
 Theo mức độ cụ thể:
- Kế hoạch cụ thể: Là những kế hoạch với những mục tiêu đã được xác định
rất rõ. Không có sự mập mờ và hiểu lầm trong kế hoạch này.
- Kế hoạch định hướng: Là kế hoạch có tính chất linh hoạt đưa ra những
hướng chỉ đạo chung.
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch
- Cấp quản lý.
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7
4
THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
- Các chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
- Độ bất ổn định của môi trường.
- Độ dài của những cam kết trong tuơng lai.
1.5. Những kỹ thuật và công cụ lập kế hoạch
- Nghiên cứu môi trường:
Một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất của nghiên cứu môi trường là
nghiên cứu trí tuệ của các đối thủ cạnh tranh – đó là hoạt động truy tìm thông tin cơ
bản về các đối thủ cạnh tranh: họ là những ai, họ đang làm gì tới doanh
nghiệp Những thông tin chính xác về cuộc cạnh tranh cho phép các nhà quản trị
thấy trước được những hành động của các đối thủ hơn chỉ là đơn thuần phản ứng lại
những hành động đó.
- Dự báo:
Dự báo là dự đoán những kết quả trong tương lai. Căn cứ cho dự báo chính là
những kết quả của nghiên cứu môi trường. Những yếu tố của môi trường chung và
môi trường riêng của doanh nghiệp đều được dự báo. Tuy vậy, có hai điều quan

trọng nhất mà doanh nghiệp phải dự báo là:
+ Dự báo doanh thu: doanh nghiệp thường dựa vào những số liệu trong những
năm qua, xu hướng thay đổi về kinh tế - xã hội, và những yếu tố khác trong môi
trường để tìm ra xu hướng biến đổi doanh thu của doanh nghiệp trong tương lai.
+ Dự báo công nghệ: đoán trước được những thay đổi trong công nghệ và thời
điểm kinh tế nhất cho doanh nghiệp áp dụng những công nghệ đó.
Những kỹ thuật dự báo có thể chia ra thành hai phạm trù: dự báo về lượng và
dự báo về chất.
+ Dự báo về lượng áp dụng các quy tắc toán học vào các dữ liệu đã có trong
quá khứ để dự đoán kết quả trong tương lai.
+ Dự đoán về chất sử dụng những phán đoán và những ý kiến của những
người uyên bác để dự đoán những kết quả trong tương lai.
*) Quy trình cơ bản của việc lập kế hoạch:
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7
5
THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
 Bước 1: Xác định mục tiêu:
Để đề ra các quyết định có hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu một
cách rõ ràng, từ đó phân phối tài nguyên hợp lý để hoàn thành các mục tiêu đó.Việc
xác định các mục tiêu bao gồm việc chỉ rõ các mục tiêu cần thực hiện và thiết lập
trình tự, thứ tự ưu tiên của các mục tiêu.
 Bước 2: Xác định tình thế hiện tại của tổ chức, doanh nghiệp:
Đó là việc nghiên cứu và phân tích tình hình về nội tại của doanh nghiệp để trả
lời một số câu hỏi như: Doanh nghiệp còn cách mục tiêu bao xa? Có những nguồn
hoặc tài nguyên nào tổ chức có thể huy động được? Trong giai đoạn này việc trao
đổi thông tin trong nội bộ tổ chức cũng như với bên ngoài là rất quan trọng, đây
cũng chính là giai đoạn đánh giá ưu nhược điểm của doanh nghiệp.
 Bước 3: Xác định môi trường tác động – môi trường bên ngoài:
Đây là việc doanh nghiệp đánh giá toàn bộ môi trường mà tổ chức đang vận
động để thấy được cơ hội và thách thức, phân tích tình hình để điều chỉnh lại mục

tiêu và mức độ đạt được mục tiêu.
 Bước 4: Xây dựng kế hoạch:
Đó là việc tìm ra các giải pháp hoạt động khác nhau để hoàn thành các mục
tiêu, sau đó đánh giá các giải pháp đó để lựa chọn giải pháp thích hợp nhất phù
hợp với tình thế của doanh nghiệp. Đây là giai đoạn quan trọng mà doanh nghiệp
phải làm để đưa ra các quyết định hoạt động trong tương lai, kết quả của quá trình
xây dựng kế hoạch là các quyết định.
 Bước 5: Thực hiện kế hoạch:
Đây là giai đoạn cuối cùng trong tiến trình hoạch định, là triển khai kế hoạch
đã xây dựng. Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch phải thiết lập hệ thống kiểm
tra kiểm soát để điều chỉnh quá trình hoạt động phù hợp với thực tiễn và mục tiêu
mà tổ chức đề ra.
2. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.1. Khái niệm
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7
6
THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn
bộ hao phí lao động sống, lao động vật hoá hợp lý và cần thiết để sản xuất ra một
khối lượng sản phẩm nhất định trong kỳ kinh doanh xác định.
2.2. Phân loại
Có nhiều loại chi phí khác nhau phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, về cơ bản có thể phân loại theo hai cách sau:
2.2.1. Phân loại theo khoản mục chi phí
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ các hao phí nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, công cụ dụng cụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho quá trình tạo
ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: là khoản thù lao phải trả cho các cán bộ và công
nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ như: lương chính, các khoản
phụ cấp, các khoản trích theo lương theo quy định của nhà nước(bảo hiểm xã hội,

bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) của cán bộ, công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: bao gồm chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng
trong phân xưởng, chi phí cho nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tài
sản cố định của phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phát
sinh trong phân xưởng. Các loại chi phí này đến cuối kỳ sẽ được tiến hành phân bổ
cho các loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra trong kỳ.
+ Chi phí vật liệu, công cụ dùng trong phân xưởng bao gồm: Chi phí vật liệu
bảo hộ lao động (ủng, gang tay, mũ, khẩu trang ); chi phí vật liệu dùng bảo dưỡng
máy móc, thiết bị (giẻ lau, dầu mỡ bôi trơn ); chi phí văn phòng phẩm phân
xưởng, chi phí công cụ lao động nhỏ thuộc tài sản lưu động (bàn, ghế, tủ, cốc,
chén ).
+ Nhân viên quản lý phân xưởng: là các cán bộ trong bộ máy quản lý phân
xưởng gồm: quản đốc, phó quản đốc, các nhân viên thống kê, kế toán, nhân viên kỹ
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7
7
THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
thuật giúp quản đốc. Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng gồm lương và các
khoản trích theo lương của họ.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng bao gồm: Khấu hao nhà xưởng công
trình kiến trúc thuộc phạm vi phân xưởng, khấu hao máy móc, thiết bị, vận tải,
dụng cụ đo lường thuộc phạm vi phân xưởng.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Điện, quạt, điện thoại, sửa chữa thuê ngoài
+ Chi phí bằng tiền: Trong phân xưởng là không lớn được tính định mức chi
bằng tiền (chè, thuốc, tiếp khách )
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm chi phí quản lý hành chính, chi phí
quản lý kinh doanh và các chi phí chung khác có liên quan toàn bộ hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp như: tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương của
ban giám đốc, nhân viên các phòng ban, chi phí sửa chữa và khấu hao tài sản sử
dụng cho toàn doanh nghiệp, chi phí vật liệu, văn phòng phẩm, chi phí thông tin
liên lạc, điện, nước, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp, thuế

và các lệ phí, các chi phí chung cho toàn doanh nghiệp, thuế và các lệ phí, các chi
phí chung cho toàn doanh nghiệp như lãi vay, chi phí kiểm toán, tiếp tân, tiếp
khách, công tác phí Các chi phí này cũng được phân bổ cho từng loại sản phẩm
vào cuối kỳ sản xuất.
- Chi phí bán hàng: Bao gồm chi phí vật liệu, công cụ dùng trong bán hàng
(văn phòng phẩm, vật liệu bao gói, quần áo chuyên dùng cho bộ phận bán hàng,
phương tiện cân đo đong đếm, vật rẻ tiền mau hỏng); chi phí cho nhân viên bán
hàng, chi phí khấu hao TSCĐ (Khấu hao nhà cửa, nhà kho, cửa hàng, phương tiện
vận tải hoặc các tài sản cố định có liên quan đến lĩnh vực bán hàng); chi phí dịch vụ
mua ngoài; chi phí bằng tiền khác. Chi phí này được phân bổ cho loại sản phẩm sản
xuất ra trong kỳ.
2.2.2. Phân loại theo yếu tố chi phí
- Tiền lương: có thể là lương theo thời gian hoặc lương theo sản phẩm.
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7
8
THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
- Bảo hiểm xã hội: bao gồm 15% do doanh nghiệp đóng góp, 5% do người lao
động đóng góp.
- Chi phí khấu hao cơ bản: Công ty than Đồng Vông áp dụng phương pháp
tính khấu hao theo đường thẳng.
- Chi phí sửa chữa: bao gồm bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa lớn theo kế
hoạch và theo tình trạng máy móc thiết bị.
- Chi phí nguyên vật liệu.
- Chi phí nhiên liệu.
- Chi phí vật rẻ, mau hỏng.
- Chi phí bảo hiểm tài sản.
- Chi phí đăng ký, đăng kiểm.
- Các khoản lệ phí như chi phí cầu đường, bến bãi, chi phí xếp dỡ, cảng
- Chi phí quản lý.
- Chi phí khác.

3. Giá thành và phân loại giá thành phẩm
3.1. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp bỏ
ra để hoàn thành việc sản xuất hoặc để sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất
định.
Giá thành đơn vị là toàn bộ hao phí lao động sống lao động vật hoá doanh
nghiệp bỏ ra để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm trong kỳ được phân bổ đều
cho mỗi đơn vị sản phẩm.
3.2. Phân loại
a. Theo phạm vi tính toán
Giá thành sản xuất = Chi phí sản xuất + Chênh lệch sản phẩm dở dang
Chi phí sản xuất = Chi phí vật tư trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi
phí sản xuất chung
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7
9
THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chênh lệch sản phẩm dở dang = Sản phẩm dở dang đầu kỳ - Sản phẩm dở
dang cuối kỳ
Giá vốn hàng bán = Chi phí sản xuất + Chênh lệch thành phẩm tồn kho
Chênh lệch thành phẩm tồn kho = Thành phẩm tồn kho đầu kỳ - Thành phẩm
tồn kho cuối kỳ
*)Trong hoạt động thương mại:
Giá vốn hàng bán = giá trị hàng hoá mua vào trong kỳ + Giá trị hàng hoá tồn
kho đầu kỳ - Giá trị hàng hoá tồn kho cuối kỳ
Giá thành công xưởng = Giá thành sản xuất + Chi phí quản lý doanh nghiệp
Giá thành toàn bộ = Giá thành công xưởng + Chi phí bán hàng
b. Theo giác độ kế hoạch hoá, giá thành của doanh nghiệp được phân biệt thành giá
thành kế hoạch và giá thành thực hiện
- Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở chi phí kế
hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch. Giá thành kế hoạch bao giờ cũng

được tính toán trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trong một thời kỳ. Giá thành sản phẩm kế hoạch là mục tiêu phấn đấu trong kỳ sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cũng là căn cứ để so sánh phân tích đánh giá
tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp.
- Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở số
liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng
sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính
toán được khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính toán cho
cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị.
c. Theo số lượng sản phẩm giá thành của doanh nghiệp chia thành giá thành sản
lượng và giá thành đơn vị sản phẩm.
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7
10
THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
II. NHỮNG YÊU CẦU CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ TÍNH CÁC
KHOẢN MỤC CHI PHÍ
1. Những yêu cầu cần thiết khi tính các khoản mục chi phí
Chi phí sản xuất kinh doanh phải được tính toán xác định trong từng thời kỳ
nhất định. Trên cơ sở chi phí sản xuất kinh doanh được tính theo từng tháng, quý,
năm. Trong điều kiện sản xuất hàng hoá, chi phí sản xuất phải được tính bằng tiền.
Có hai trường hợp:
Đối với quá trình sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là
từng sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng.
Đối với quá trình sản xuất hàng loạt thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
thường chọn theo đơn đặt hàng ( tuỳ vào từng đơn đặt hàng có thể áp dụng các cách
tính sao cho phù hợp).
Trong quá trình sản xuất kinh doanh chi phí chỉ là một mặt, thể hiện sự chi ra.
Để đánh giá chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí phải được xem xét
trong mối quan hệ với mặt thứ hai cũng cũng là mặt cơ bản của quá trình sản xuất.
Đó là kết quả sản xuất thu được. Quan hệ so sánh đó chính là chỉ tiêu giá thành.

2. Cơ sở pháp lý để tính các khoản mục chi phí.
Để thuận tiện cho các doanh nghiệp trong việc quản lý chi phí giá thành, Nhà
nước có những hướng dẫn bằng văn bản trong quy định những chi tiết cụ thể. Theo
quy định của Bộ tài chính tại thông tư số 76 TC/TCDN ngày 15 tháng 11 năm
2006, chi phí của doanh nghiệp gồm chi phí cho hoạt động kinh doanh và chi phí
hoạt động khác.
Cơ sở pháp lý để tính cá khoản mục chi phí đó dựa theo quy định của chế tài
chính kế toán hiện hành, phản ánh các chi phí phát sinh về nguyên vật liệu, chi phí
nhân công, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, nhà
xưởng Đồng thời phải tính toán, xác định giá thành thực tế của sản phẩm, dịch
vụ, lao vụ, hoàn thành vào thời điểm cuối mỗi kỳ sản xuất kinh doanh, thường là
tháng, quý, năm.
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7
11
THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT -
KINH DOANH Ở CÔNG TY THAN ĐỒNG VÔNG
I. SƠ LƯỢC VÀI NÉT VỀ CÔNG TY THAN ĐỒNG VÔNG
1. Giới thiệu về công ty
1.1. Sơ lược vài nét về công ty
Công ty than Đồng Vông - công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là công
ty con của công ty than Uông Bí. Ngành nghề kinh doanh của công ty là khai thác,
kinh doanh than.
Tên thường gọi: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên than Đồng Vông
Tên rút gọn: Công ty than Đồng Vông
Tên giao dịch quốc tế: VUBC Đồng Vông Coal Company Limited.
Trụ sở công ty: Công ty nằm cạnh quốc lộ 18 A, cách đường quốc lộ 150m về
phía Bắc, thuộc địa phận phường Thanh Sơn - Thị xã Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh.
Điện thoại: 033 3854845
Fax: 033 3854840

Khi thành lập số công nhân viên trong toàn công ty chỉ có 190 người, trải qua
11 năm xây dựng cho đến ngày 31/12/2008 số công nhân viên trong toàn Công ty
có trong danh sách là 1.460 người, ở trong độ tuổi từ 20 đến 55 tuổi, hầu hết công
nhân viên đều được qua bồi dưỡng đào tạo chuyên môn nghề nghiệp có thể đáp ứng
nhiệm vụ sản xuất than.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Công ty than Đồng Vông thành lập với chức năng nhiệm vụ chính là khai thác,
kinh doanh than cung cấp nguyên liệu cho ngành nhiệt điện và một số đơn vị kinh
doanh than khác.
1.3. Cơ cấu bộ máy:
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7
12
THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
Hiện nay Công ty than Đồng Vông có 2 cấp quản lý:
- Cấp quản lý Công ty: Bao gồm giám đốc và các phòng ban chức năng
Giám đốc Công ty được sự giúp đỡ của 2 phó giám đốc và các trưởng phòng
ban trực thuộc để có những quyết định đúng đắn trong công tác quản lý toàn bộ
Công ty. Theo cơ cấu này có sự thống nhất đề cao vai trò người lãnh đạo lại có vai
trò chuyên môn hoá chức năng vào công tác quản lý.
- Cấp quản lý phân xưởng: Bao gồm ban chỉ huy các phân xưởng trực tiếp sản
xuất trong toàn Công ty.
3 phân xưởng khai thác hầm lò: KT1, KT2, KT3
3 phân xưởng đào lò: K1, K2, K3
5 phân xưởng sản xuất phụ trợ
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7
13
Giám đốc
PGĐ. Điều hành PGĐ. Kỹ thuật
Phòng ĐHSX
Phòng đầu tư

P.địa chất trắc địa
P.Kỹ thuật CN
P. Kỹ thuật cơ
P.Kỹ thuật an toàn
P. y tế, đời sống
P. Tiêu thụ KCS
P.Kế hoạch vật tư
P.Tổ chức lao động
P.Kế toán, tài chính
Văn phòng giám đốc
P.Bảo vệ
Phân xưởng KT1
Phân xưởng KT2
Phân xưởng KT3
Phân xưởng K1
Phân xưởng K2
Phân xưởng K3
PX. vận tải lò
PX. Đo khí
PX. Cơ điện
PX. Cơ khí
PX. Cơ giới
THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
2. Năng lực sản xuất của công ty
Sản phẩm của công ty là than nguyên sơ khai cám 4 độ tro 20
÷
26%. Than là
một nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành công nghiệp trong nước như nhiệt
điện, luyện kim Mặt khác nó còn tham gia vào xuất khẩu đóng góp một phần
không nhỏ cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong nhiều năm qua Công ty

không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất và kinh doanh than, nó không chỉ
nâng cao chất lượng sống của cán bộ trong công ty mà góp phần tăng doanh thu
cho Công ty than Uông Bí. Tình hình sản xuất và tiêu thụ than một số năm được
thể hiện thông qua bảng sau đây:
Bảng 01: Tình hình sản xuất và tiêu thụ than một số năm gần đây
Nội dung Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1. Năng lực sản xuất Tấn 450.000 500.000 600.000
2. Than nguyên khai Tấn 311.473 389.977 478.323
3. Than tiêu thụ Tấn 316.268 410.214 488.241
4.Số lao động bình quân Người 1.106 1.348 1.404
5.Năng suất lao động Tấn/người 282 289 341
6. Lợi nhuận Triệu đ 1.059 1.875 2.365,5
( Số liệu trích từ phòng kế toán - tài chính)
Trong năm suốt các năm từ 2006, 2007, 2008 than khai thác trữ lượng đều
tăng. Số lượng than tồn cuối năm 2005 chuyển sang đầu năm 2006 là 34.950 tấn,
sản lượng khai thác trong các năm đều được tiêu thụ hết và tiêu thụ thêm lượng
than tồn kho của năm trước. Năng lực sản xuất của công ty cao hơn khả năng khai
thác ở mỗi năm nhưng mục đích của công ty là tiêu thụ hết lượng than tồn kho, đến
năm 2008 than nguyên khai và lượng than tồn kho đã được tiêu thụ hết.
3. Nhu cầu thị trường:
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7
14
THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
Khủng hoảng và lạm phát trong nhưng năm gần đây ảnh hưởng không nhỏ tới
năng lực sản xuất và khả năng tiêu thụ của công ty. Bên cạnh đó sự cạnh tranh gay
gắt của các đơn vị sản xuất kinh doanh than khác trong tập đoàn than và khoáng
sản Việt Nam là một đòi hỏi lớn cho Công ty, công ty Than Đồng Vông cần phải
đặc biệt quan tâm tới chất lượng than của mình thông qua việc sơ chế biến. Nhu
cầu thị trường là có hạn do đó kế hoạch sản xuất đưa ra vẫn phải thấp hơn năng lực
sản xuất đảm bảo cho sự quay vòng vốn và tái sản xuất kinh doanh. Trước tình hình

đó em xin xây dựng kế hoạch sản xuất của công ty than Đồng Vông như sau.
II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT Ở CÔNG TY THAN ĐỒNG VÔNG
NĂM 2009
*) Phương pháp xây dựng kế hoạch dưa trên phương pháp:
- Cân đối: xây dựng kế hoạch trên cơ sở cân đối các mặt của hoạt động sản
xuất kinh doanh. Các chỉ tiêu kế hoạch được xác định dựa vào phương pháp cân
đối như sản lượng kế hoạch được lập căn cứ vào cân đối giữa năng lực sản xuất với
nhu cầu thị trường, cân đối sản lượng kế hoạch với các nguồn dự trữ trong doanh
nghiệp như năng lực lao động, nguồn vốn.
1. Sản lượng kế hoạch năm 2009.
Qua phân tích năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường ở trên, kết hợp với sự
đánh giá tình hình sản xuất tiêu thụ một số năm gần đây em xin đề xuất kế hoạch
sản xuất năm 2009 với sản lượng khai thác than nguyên khai là 550.000 tấn.
Căn cứ vào tình hình khai thác than nguyên thực hiện năm 2008 cho từng
tháng ta có bảng kế hoạch dự kiến tình hình khai thác than cho từng tháng của năm
2009 như sau:
Bảng 02: Tình hình sản xuất than theo thời gian năm 2009
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7
15
THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
TT Tháng
Thực hiện
năm 2008
Kế hoạch
năm 2009
1 Tháng 1
25.320 35.000
2 Tháng 2 35.670 40.000
3 Tháng 3
47.389 50.000

4 Tháng 4 34.653 40.000
5 Tháng 5
32.324 45.000
6 Tháng 6 41.790 50.000
7 Tháng 7
29.657 35.000
8 Tháng 8 32.764 40.000
9 Tháng 9
42.768 45.000
10 Tháng 10 47.760 50.000
11 Tháng 11
52.891 55.000
12 Tháng 12 55.337 65.000
Tổng
478.323 550.000
2. Công nghệ sản xuất của công ty than Đồng Vông
3. Kế hoạch nhân sự
Năm 2009 dự tính tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 1.460 người.
Kế hoạch quỹ lương cho bộ phận sản xuất trực tiếp được tính theo công thức:
QL =

Q
* Đg
Trong đó: QL: quỹ lương cho bộ phận sản xuất trực tiếp
Q: khối lượng sản phẩm sản xuất ra
Đg: đơn giá lương sản phẩm do công ty xây dựng.
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7
16
Khoan lỗ,
nạp mìn,

thông
gió, đào

Chống
giữ, lắp
đặt đường
ray
Vận
chuyển
than ra
cửa lò
Vận chuyển than
bằng ôtô
Vận chuyển đất đá
bằng ôtô
Bãi đổ than
Bãi thải
THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
Quỹ lương của CNV quản lý phân xưởng, CBCNV quản lý doanh nghiệp,
CNV bán hàng cũng được xác định như quỹ lương bộ phận sản xuất. Tổng hợp lại
ta được quỹ lương của toàn bộ doanh nghiệp. Đơn giá tiền lương sản phẩm công ty
xây dựng như sau:
Đơn giá tiền lương sản phẩm = Tiền lương theo định mức công + Tiền lương
bổ sung.
Tiền lương định mức bổ sung được xây dựng dựa trên lương thời gian và định
mức công để tạo ra 1 tấn than.
Tiền lương định mức công = ( Hệ số lương * 650.000)/26 * Định mức công.
Ngành than là một ngành đặc biệt, có thêm phần lương bổ sung. Nhà nước quy
định tiền lương bổ sung tăng không quá 2 lần lương theo định mức. Mức tăng năm
2009 là 50%.

Tiền lương bổ sung = 50% * Tiền lương định mức công.
Áp dụng cách tính trên ta có bảng sau:
Bảng 03: Đơn giá tiền lương để sản xuất ra một tấn than
T
T
Danh mục
Hệ số
lương
BQ
Tiền
lương
TG(đ)
Định mức
(Công/Tấn)
Tiền
lương
theo ĐM
(đ)
Tiền
lương
bổ sung
(đ)
Tổng
tiền
lương
(đ)
1 CN trực tiêp SX:
75.90
0
37.950 113.850

- Thợ lò bậc 5/6 4,32 108.000 0,50
54.00
0
27.000 81.000

- Thợ cơ điện lò bậc
3/6
2,92 73.000 0,30
21.90
0
10.950 32.850
2 CNVQL P. Xưởng
24.72
0
12.360 37.080
- NV QL Phân xưởng 3,52 88.000 0,03
2.64
0
1.320 3.960
- Công nhân 2,76 69.000 0,32
22.08
0
11.040 33.120
3 CB,NV quản lý DN 4,2 105.000 0,09
9.45
0
4.725 14.175
4 CB,NV bán hàng 3,52 88.000 0,02
1.76
0

880 2.640
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7
17
THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đơn giá lương sản phẩm cho từng bộ phận đã xác định ở trên ta có bảng quỹ
lương như sau:
Bảng 04: Quỹ lương kế hoạch năm 2009
TT Chỉ tiêu
Khối lượng SX
năm 2009 (Tấn)
Đơn giá (đ/tấn)
Quỹ lương KH
năm 2009 (đ)
*
Tổng số 167.745 92.259.750.000
1 CN trực tiếp sản xuất 550.000
113.850 62.617.500.000
2 CNV quản lý phân xưởng 550.000
37.080 20.394.000.000
3 CB,NV quản lý doanh nghiệp 550.000
14.175 7.796.250.000
4 CB, NV bán hàng 550.000
2.640 1.452.000.000
4. Kế hoạch vật tư
Xây dựng kế hoạch vật tư được dựa trên mức tiêu dùng vật tư, mức tiêu dùng
một số loại vật tư thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 05: Định mức tiêu dùng vật tư năm 2009
TT Vật tư Đơn vị Định mức
1
Vì chống thuỷ lực Cột/m 4,0

2
Thép chống lò Kg/m 250,0
3
Thép ray lò Kg/m 36,0
4
Lưới thép Kg/1000tấn 461,0
5
Gỗ M
3
/1000tấn 17,2
6
Thuốc nổ Kg/1000tấn 195,0
7
Dầu thuỷ lực lít/1000tấn 27,0
8
Dầu DIEZEN lít/tấn 1,2
9
Xăng lít/tấn 0,12
10
Mũi khoan Cái/1000tấn 9,0
11
Đèn ắc quy lò Cái/1000tấn 1,5
12
Cầu máng cào Cái/1000tấn 1,5
13
Xích máng cào M/1000tấn 4,0
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7
18
THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
Theo kế hoạch sản lượng dự kiến sản xuất là 550.000 tấn than nguyên khai với

số mét đường lò sẽ là 10.028 mét. Căn cứ vào đó ta có dự toán nhu cầu vật tư trong
năm thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 06: Nhu cầu vật tư theo kế hoạch năm 2008
TT Vật tư Đơn vị Số lượng Đơn giá(đ) Thành tiền(đ)
1
Vì chống thuỷ lực Cột 40.832 350.000 14.291.200.000
2
Thép chống lò Kg 2.552.000 15.205 38.803.160.000
3
thép ray lò Kg 367.488 17.540 6.445.739.520
4
Lưới thép Kg 253.550 16.205 4.108.777.750
5
Gỗ m3 9.460 600.000 5.676.000.000
6
Thuốc nổ Kg 107.250 19.120 2.050.620.000
7
Dầu thuỷ lực lít 14.850 50.000 742.500.000
8
dầu DIEZEN lít 660.000 11.500 7.590.000.000
9
Xăng lít 66.000 15.500 1.023.000.000
10
Mũi khoan Cái 4.950 140.000 693.000.000
11
Đèn ắc quy lò Cái 825 1.076.000 887.700.000
12
Cầu máng cào Cái 825 1.292.000 1.065.900.000
13
Xích máng cào mét 2.200 380.000 836.000.000

14
Phụ tùng thay thế 5.013.000.000
15
Dầu mỡ bôi trơn 1.518.000.000
16
Vật tư khác 5.450.000.000
Tổng 96.194.597.270
5. Kế hoạch về chi phí
5.1. Kế hoạch chi phí
5.1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Ngành than là một ngành sản xuất đặc thù, sản phẩm của nó không giống như
các ngành khác, sản phẩm là tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy sản phẩm than không
có chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ cấu thành nên chúng nhưng
đối với ngành này người ta coi những chi phí trực tiếp tham gia vào sản xuất để có
than chính là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí đó bao gồm: Vì thuỷ lực,
thép chống lò, thép ray lò, lưới thép, gỗ chống lò, thuốc nổ, dầu thuỷ lực, mũi
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7
19
THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
khoan, đèn ắc quy lò, cầu máng cào, xích máng cào. Các chi này được tính ở bảng
số 05.
Điện dùng vận hành các máy móc khai thác than, đặc biệt dùng cho hệ thống
quạt thông gió. Mức giá điện là 1.700 đ/kwh. Để khai thác ra 1 tấn than cần 7,5
kwh. Như vậy nhu cầu tiền điện sẽ bằng:
1.700 * 7,5 * 550.000 = 7.012.500.000 đ.
Chi phí dầu mỡ bôi trơn sẽ bằng: 151.800.000đ.
Thiết bị phụ tùng thay thế dự tính là 501.300.000 đ, vật tư khác là
545.000.000đ.
Chi phí nguyên vật liệu được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 07: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế hoạch năm 2009.

TT Nguyên vật liệu trực tiếp Thành tiền
1
Vì chống thuỷ lực 14.291.200.000
2
Thép chống lò 38.803.160.000
3
Thép ray lò 6.445.739.520
4
Lưới thép 4.108.777.750
5
Gỗ 5.676.000.000
6
Thuốc nổ 2.050.620.000
7
Dầu thuỷ lực 742.500.000
8
Mũi khoan 693.000.000
9
Đèn ắc quy lò 887.700.000
10
Cầu máng cào 1.065.900.000
11
Xích máng cào 836.000.000
12
Điện sản xuất 7.012.500.000
13
Phụ tùng thay thế 501.300.000
14
Dầu mỡ bôi trơn 151.800.000
15

Vật tư khác 545.000.000
Tổng 83.811.197.270,0
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7
20
THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
5.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp
Theo quy định của bộ tài chính doanh nghiệp phải trích 15 % BHXH, 2%
BHYT, 2% kinh phí công đoàn. Tổng chi phí các khoản trích theo lương là 19%.
Theo bảng kế hoạch tiền lương thì tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất là:
62.617.500.000đ.
Các khoản trích theo lương: 62.617.500.000 * 19% = 11.897.325.000 đ.
Tổng chi phí nhân công trực tiếp:
62.617.500.000 + 11.897.325.000 = 74.514.825.000đ
5.1.3. Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung bao gồm:
- Vật liệu
 Dầu Diezen dự tính 6.072.000.000đ.
 Phụ tùng thay thế dự tính3.007.800.000đ.
 Dầu mỡ bôi trơn dự tính 910.800.000đ.
 Vật tư khác dự tính 3.270.000.000đ.
- Lương của CNVQLPX là 20.394.000.000đ.
Các khoản trích theo lương của CNVQLPX bằng:
20.394.000.000 * 19% = 3.874.860.000 Đ
- Khấu hao cho bộ phận quản lý phân xưởng
Nguyên giá tài sản cố định phục vụ sản xuất 407.347.650.000đ ước tính sử
dụng trong 10 năm. Doanh nghiệp áp dụng khấu hao theo đường thẳng do đó khấu
hao bộ phận sản xuất là: 407.347.650.000 : 10 = 40.734.765.000đ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài 2.345.760.000đ.
- Chi phí bằng tiền khác 450.000.000đ.
Từ những tính toán ở trên ta có bảng chi phí sản xuất chung như sau:

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7
21
THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
Bảng 08: Chi phí sản xuất chung kế hoạch năm 2009
TT Chi phí sản xuất chung Thành tiền
1 Vật tư 13.260.600.000
Dầu Diezen 6.072.000.000
Phụ tùng thay thế 3.007.800.000
Dầu mỡ bôi trơn 910.800.000
Vật tư khác 3.270.000.000
2 Lương và bảo hiểm CNVQLPX 24.268.860.000
3 Khấu hao TSCĐ 40.734.765.000
4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 2.345.760.000
5 Chi phí khác bằng tiền 450.000.000
Tổng 81.059.985.000
5.1.4. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng bao gồm:
- Vật liệu
 Phụ tùng thay thế 1.002.600.000 đ.
 Dầu mỡ bôi trơn 303.600.000đ.
 Vật tư khác 1.090.000.000đ.
 Xăng 971.850.000đ.
- Lương của CBNVQLDN là 7.796.250.000đ.
Các khoản trích theo lương CBNVQLDN bằng:
7.796.250.000 * 19% = 1.481.287.500đ.
- Khấu hao cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
Nguyên giá cho bộ phận quản lý doanh nghiệp 11.008.508.000đ, tài sản sử
dụng trong vòng 7 năm. Doanh nghiệp áp dụng khấu hao theo đường thẳng do đó
khấu hao bộ phận QLDN là: 11.008.508.000 : 7 = 1.572.644.000đ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài 514.118.000đ.

- Chi phí bằng tiền khác 15.590.589.000đ.
Tổng hợp lại ta có bảng chi phí quản lý doanh nghiệp sau:
Bảng 09: Chi phí quản lý doanh nghiệp kế hoạch năm 2009
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7
22
THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
TT Chi phí QLDN Tiền
1 Vật tư 3.368.050.000
- Phụ tùng thay thế 1.002.600.000
- Dầu mỡ bôi trơn 303.600.000
- Vật tư khác 1.090.000.000
- Xăng 971.850.000
2
Lương và các khoản trích theo lương của
CNVQLDN 9.277.537.500
3 Khấu hao TSCĐ 1.572.644.000
4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 514.118.000
5 Chi phí bằng tiền khác 15.590.589.000
Tổng 30.322.938.500
5.1.5. Chi phí bán hàng
Chi phí cho bộ phận bán hàng bao gồm:
- Vật liệu
- Lương và các khoản trích theo lương bộ phận bán hàng
Các khoản trích theo lương bộ phận bán hàng bằng:
1.452.000.000 * 19% = 275.880.000đ.
- Khấu hao TSCĐ
Nguyên giá cho bộ phận bán hàng 5.292.000.000đ, tài sản sử dụng trong vòng
7 năm. Doanh nghiệp áp dụng khấu hao theo đường thẳng do đó khấu hao bộ phận
bán hàng là: 5.292.000.000 : 7 = 756.000.000đ.
- Chi phí bằng tiền khác.

Tổng hợp chi phí bán hàng ta có bảng sau:
Bảng 10: Chi phí bán hàng kế hoạch năm 2009
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7
23
THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
TT Chi phí bán hàng Thành tiền (đ)
1 Vật tư 2.767.250.000
Phụ tùng thay thế
501.300.000
Dầu mỡ bôi trơn
151.800.000
Vật tư khác
545.000.000
Dầu Diezen
1.518.000.000
xăng
51.150.000
2 Lương và khoản trích theo lương của CNVBH 1.727.880.000
3 Khấu hao TSCĐ 756.000.000
4 Chi phí bằng tiền khác 150.000.000
Tổng 5.401.130.000
Tổng hợp các bảng chi phí ở trên chi phí ta có kế hoạch về chi phí như sau:
Bảng 11: Tổng hợp chi phí kế hoạch năm 2009
TT Khoản mục Thành tiền
1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 83.811.197.270
2 Chi phí nhân công trực tiếp 74.514.825.000
3 Chi phí sản xuất chung 81.059.985.000
4 Chi phí QLDN 30.322.938.500
5 Chi phí bán hàng 5.401.130.000
Tổng 275.110.075.770

5.2. Kế hoạch giá thành
Sản lượng dự kiến sản xuất trong năm 2009 là 550.000 tấn than. Dựa vào bảng
chi phí ở trên ta có bảng giá thành tính theo giá thành công xưởng và giá thành toàn
bộ như sau:
Bảng12: Giá thành kế hoạch năm 2009
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7
24
THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
TT Khoản mục chi phí Tổng(đ) Giá thành đơn vị
1 Chi phí nguyên vật liệu TT 83.811.197.270 152.384
2 Chi phí nhân công trực tiếp 74.514.825.000 135.482
3 Chi phí sản xuất chung 81.059.985.000 147.382
* Giá thành công xưởng 239.386.007.270 435.247
4 Chi phí QLDN 30.322.938.500 55.133
5 Chi phí bán hàng 5.401.130.000 9.820
* Giá thành toàn bộ 275.110.075.770 500.200
* Sản lượng than 550.000
III. KẾ HOẠCH TIÊU THỤ
1. Doanh thu bán hàng dự tính
Dự tính sẽ bán than với giá 518.000 đ/tấn. Doanh thu năm 2009 theo kế hoạch
là: 518.000 * 550.000 = 284.900.000.000 đ.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ:
284.900.000.000 - 239.386.007.270 = 45.513.992.730đ.
Dựa theo tình hình tiệu thụ thực tế năm 2008 và kế hoạch sản xuất năm 2009,
kế hoạch tiêu thụ của công ty năm 2009 là sẽ tiêu thụ hết lượng than khai thác trong
năm. Dự tính số lượng tiêu thụ trong các tháng trong năm như sau:
Bảng13: Tình hình tiêu thụ theo thời gian năm 2009
TT Tháng
Thực hiện
năm 2008

Kế hoạch
năm 2009
1 Tháng 1 24.120 35.000
2 Tháng 2 35.860 40.000
3 Tháng 3 48.549 50.000
4 Tháng 4 33.943 40.000
5 Tháng 5 33.984 45.000
6 Tháng 6 42.690 50.000
7 Tháng 7 29.876 35.000
8 Tháng 8 31.764 40.000
9 Tháng 9 44.768 45.000
10 Tháng 10 51.589 50.000
11 Tháng 11 51.761 55.000
12 Tháng 12 59.337 65.000
Tổng 488.241 550.000
2. Đánh giá thực trạng năm 2008.
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7
25

×