Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

thực trạng cơ cấu nguồn vốn và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh vận tải thịnh hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.33 KB, 42 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
Mục Lục
Sinh viên: Ngô Thị Thanh
Lớp: KTDN AK8
1
Chuyên đề tốt nghiệp
Lời mở đầu
Xã hội càng phát triển thì hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng giữ
vai trò quan trọng. Công tác nghiên cứu phân tích và đánh giá các mặt của hoạt
động sản xuất kinh doanh vì thế ngày càng được quan tâm trong các doanh
nghiệp. Một trong những thách thức to lớn đó là mức độ cạnh tranh trên thị
trường rất gay gắt và khốc liệt. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản
phẩm kinh doanh của mỗi doanh nghiệp thì vấn đề phân tích cơ cấu nguồn vốn
và hiệu quả của việc sử dụng vốn là rất quan trọng. Làm thế nào để huy động
nguồn ngân quỹ với chi phí thấp, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, sức
mạnh cạnh tranh trên thị trường và tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.
Qua thời gian khảo sát hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH vận tải
Thịnh Hưng em càng nhận thức rõ về tầm quan trọng của nguồn vốn và đảm bảo
vốn đối với sự tồn tại phát triển của mỗi doanh nghiệp. Muốn tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có tài sản và đối với công ty
TNHH vận tải Thịnh Hưng khối lượng tài sản rất lớn chủ yếu là xe ô tô. Vì vậy
doanh nghiệp phải tập hợp biện pháp tài chính cho việc huy động hình thành
nguồn tài trợ tài sản nên em đã chọn đề tài: “Phân tích cơ cấu nguồn vốn và thực
trạng đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH vận tải Thịnh
Hưng”. Do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên em chỉ nghiên cứu
về cơ cấu vốn và đảm bảo vốn trong 3 năm (2008 – 2010) từ đó cho thấy hiệu
quả sử dụng vốn của công ty. Để thấy được hiệu quả như thế nào, đề tài đặt ra
mục tiêu cần nghiên cứu sau:
- Cơ cấu vốn
- Thực trạng đảm bảo vốn
- Biện pháp đảm bảo vốn


Quá trình tiếp xúc tại công ty cho chúng ta cái nhìn tổng quát về công ty,
đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh, nghành nghề kinh doanh,
thấy được hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Nguồn vốn đó được huy động ra
Sinh viên: Ngô Thị Thanh
Lớp: KTDN AK8
2
Chuyên đề tốt nghiệp
sao, được sử dụng như thế nào trong những năm qua, có mang lại hiệu quả như
mong đợi hay không? Và hiệu quả mang lại cao hay thấp ? Từ đó đề ra một số
biện pháp đảm bảo vốn để đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn.
Để tiếp cận phân tích về cơ cấu nguồn vốn và tình hình đảm bảo vốn cho
hoạt động kinh doanh của Công ty em đã vận dụng phương pháp nghiên cứu của
các môn học: Phân tích báo cáo tài chính, Tài chính doanh nghiệp, Lý thuyết tài
chính…kết hợp phương pháp phân tích tổng hợp cùng những kiến thức đã học
làm phương pháp nghiên cứu cho đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của chuyên đề
gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về cơ cấu nguồn vốn và vấn đề đảm bảo vốn cho
hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH vận tải Thịnh Hưng
Chương 2: Thực trạng cơ cấu nguồn vốn và tình hình đảm bảo vốn cho
hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH vận tải Thịnh Hưng
Chương 3: Một số biện pháp nhằm đảm bảo vốn cho hoạt động kinh
doanh tại Công ty TNHH vận tải Thịnh Hưng
Sinh viên: Ngô Thị Thanh
Lớp: KTDN AK8
3
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương 1:
Tổng quan về cơ cấu nguồn vốn và vấn đề đảm bảo vốn cho
hoạt động kinh doanh

1.1. Những vấn đề chung về phân tích cơ cấu nguồn vốn.
1.1.1. Nguồn vốn của doanh nghiệp.
1.1.1.1. Khái niệm.
Nguồn vốn của doanh nghiệp là nguồn hình thành nên các tài sản của
doanh nghiệp, có thể quy về 2 nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả:
* Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp
ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh. Ngoài ra, thuộc vốn chủ sở
hữu còn bao gồm một số khoản khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh
doanh như: chênh lệch tỉ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhuận
sau thuế chưa phân phối, các quỹ doanh nghiệp…Đây là chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá mức độ tự chủ của doanh nghiệp trong hoạt động tài chính.
* Nợ phải trả phản ánh số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng trong quá
trình hoạt động kinh doanh; do vậy doanh nghiệp phải cam kết thanh toán và có
trách nhiệm thanh toán.
1.1.1.2. Nội dung.
1.1.1.2.1. Nợ phải trả
Theo thời hạn thanh toán các khoản nợ phải trả bao gồm:
- Nợ ngắn hạn: Là các khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải
thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh, bao gồm các khoản
như: vay ngắn hạn; phải trả cho người bán; người nhận thầu; các khoản thuế
phải nộp cho nhà nước và các khoản phải trả phải nộp khác….
- Nợ dài hạn: Là các khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải
thanh toán ngoài một năm hay một chu kỳ kinh doanh, bao gồm: vay dài hạn
cho đầu tư phát triển; nợ thuê mua tài sản cố định; phát hành trái phiếu….
1.1.1.2.2.Vốn chủ sở hữu
Sinh viên: Ngô Thị Thanh
Lớp: KTDN AK8
4
Chuyên đề tốt nghiệp
Các doanh nghiệp khác nhau thì có nguồn vốn chủ sở hữu khác nhau:

- Nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp: Là nguồn vốn Ngân sách nhà
nước cấp cho các doanh nghiệp nhà nước lúc mới thành lập. Nguồn vốn này có
xu hướng giảm cả về tỷ trọng và số lượng. Do vậy các doanh nghiệp nhà nước
phải chủ động bổ sung bằng các nguồn tài trợ khác.
- Nguồn vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra trong các doanh nghiệp tư nhân.
Nguồn gốc của nguồn vốn này là tiền để dành tích luỹ từ trước của các nhà đầu
tư tư nhân khi đứng ra thành lập doanh nghiệp.
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Là những nguồn đóng góp theo tỷ lệ
theo cam kết giữa các chủ đầu tư khi thành lập doanh nghiệp để cùng kinh
doanh và hưởng lợi nhuận.
- Nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu: Là nguồn vốn trong các công ty cổ
phần do các cổ đông đóng góp. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và
chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên trị giá cổ phần mà họ nắm giữ.
Ngoài ra, nguồn vốn chủ sở hữu còn được bổ sung từ một số nguồn khác
như lợi nhuận không chia, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự trữ tài chính…
1.1.2.Cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở. Cơ cấu nguồn vốn của
doanh nghiệp là các chỉ số phản ánh tình hình vốn của doanh nghiệp, căn cứ vào
đó để biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu.
Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thường phụ thuộc vào đặc điểm của
hoạt động kinh doanh, hình thức sở hữu vốn, cơ chế quản lý và phân cấp tài
chính trong các doanh nghiệp. Trong thực tế các doanh nghiệp khác nhau thì cơ
cấu nguồn vốn cũng khác nhau. Cơ cấu nguồn vốn tác động đến nội dung phân
tích hiệu quả nguồn vốn doanh nghiệp.
1.1.3. Ý nghĩa và phương pháp phân tích cơ cấu nguồn vốn
1.1.3.1. Ý nghĩa phân tích cơ cấu nguồn vốn
Thông qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn các nhà quản lý sẽ thấy được
những đặc trưng trong cơ cấu huy động vốn của doanh nghiệp, xác định được
Sinh viên: Ngô Thị Thanh
Lớp: KTDN AK8

5
Chuyên đề tốt nghiệp
tính hợp lý và an toàn của việc huy động vốn. Đồng thời thông qua bảng phân
tích cơ cấu nguồn vốn và sự biến động về cơ cấu nguồn vốn của nhiều kỳ kinh
doanh gắn với điều kiện kinh doanh cụ thể, các nhà quản lý sẽ có quyết định huy
động nguồn vốn nào với mức độ hợp lý và đạt được hiệu quả kinh doanh cao
nhất.
Đặc biệt qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn cho phép các nhà quản lý
đánh giá được năng lực tài chính cũng như mức độ độc lập về mặt tài chính của
doanh nghiệp.
Không chỉ vậy mà qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn các nhà phân tích
sẽ nắm được trị số và sự biến động của các chỉ tiêu như: Hệ số tài trợ, Hệ số nợ
so với vốn chủ sở hữu, Hệ số nợ so với tổng vốn …
1.1.3.2. Phương pháp phân tích cơ cấu nguồn vốn.
Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn được tiến hành tương tự như phân tích
cơ cấu tài sản. Trước hết, các nhà phân tích cần tính ra và so sánh tình hình biến
động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn
chiếm trong tổng số nguồn vốn. Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm
trong tổng số nguồn vốn được tính như sau:
=
Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn
chiếm trong tổng số nguồn vốn giữa kỳ gốc và kỳ phân tích dù cho phép các nhà
quản lý đánh giá được cơ cấu nguồn vốn huy động nhưng lại không cho biết các
nhân tố tác động đến sự thay đổi đó. Vì vậy, các nhà phân tích còn kết hợp cả
việc phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc
(cả về số tương đối và tuyệt đối) trên tổng số nguồn vốn cũng như theo từng loại
nguồn vốn.
Sinh viên: Ngô Thị Thanh
Lớp: KTDN AK8
6

Tỷ trọng của từng bộ
phận nguồn vốn chiếm
trong tổng số nguồn
vốn
Giá trị của từng bộ
phận nguồn vốn
Tổng số nguồn vốn
Chuyên đề tốt nghiệp
Bên cạnh đó, các nhà phân tích còn phải xem xét tỷ trọng từng loại nguồn
vốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng theo thời gian để
thấy được mức độ hợp lý và an ninh tài chính của doanh nghiệp trong việc huy
động vốn. Việc đánh giá phải dựa trên tình hình biến động của từng bộ phận huy
động vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Trong
điều kiện cho phép ta có thể xem xét, so sánh tỷ trọng của từng bộ phận nguồn
vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp qua nhiều năm và so với
cơ cấu chung của ngành để đánh giá.
1.1.4.Nội dung phân tích cơ cấu nguồn vốn
1.1.4.1.Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu Nợ phải trả
Khi phân tích sự biến động của nợ phải trả ta xem xét sự biến động của
hai khoản mục nợ ngắn hạn và nợ dài hạn:
+ Nợ ngắn hạn tăng cụ thể do doanh nghiệp đi vay ngân hàng, đi vay tín
dụng và vay không trả lãi như đi chiếm dụng, hoặc đó là các khoản phải trả công
nhân viên, nợ thuế, thanh toán tiền vay.
Tuy nhiên nếu vay ngắn hạn quá nhiều sẽ làm cho doanh nghiệp dư thừa
nguồn vốn, điều đó dễ dẫn đến tình trạng bị chiếm dụng, hoạt động kinh doanh
không có hiệu quả.
+ Ngược lại nợ ngắn hạn giảm: Các nguồn vốn vay hợp pháp như vay ngân
hàng có trả lãi, vay tín dụng giảm, các khoản phải trả công nhân viên, trả lãi
ngân hàng doanh nghiệp có khả năng thanh toán và đảm bảo được đúng kỳ,
điều đó thể hiện hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Tuy nhiên doanh nghiệp phải đảm bảo nguồn vốn sử dụng sao cho đạt cân
bằng tài chính là tốt nhất.
Và khi xem xét trường hợp các khoản phải trả người bán của doanh
nghiệp tăng có hai trường hợp xảy ra:
Tích cực: Người mua mua nhiều nên nợ nhiều điều này thể hiện doanh
nghiệp có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất, và doanh nghiệp có uy tín tốt.
Sinh viên: Ngô Thị Thanh
Lớp: KTDN AK8
7
Chuyên đề tốt nghiệp
Tiêu cực: Doanh nghiệp không chấp hành tốt kỷ luật thanh toán do hoạt
động kinh doanh không hiệu quả, không có tiền thanh toán do đó làm cho phải
trả người bán tăng, làm kết quả kinh doanh giảm; và doanh nghiệp cố tình
chiếm dụng vốn.
Phân tích nợ dài hạn tương tự như nợ ngắn hạn.
1.1.4.2. Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là một chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm nhất vì
thông qua hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu mà thấy được khả năng thu lợi
nhuận với số vốn nhà đầu tư bỏ ra.Vì vậy khi xem xét sự biến động của vốn chủ
sở hữu là rất quan trọng
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm:
+ Nếu tăng chứng tỏ trong quá trình hoat động kinh doanh ta thấy rằng
doanh nghiệp tăng cường huy động vốn của mình điều đó cho thấy doanh
nghiệp chủ động trong tình hình tài chính của mình, điều này rất có hiệu quả
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Ngược lại trong trường hợp vốn chủ sở hữu không đủ chi trả cho các
nhu cầu trong hoạt động kinh doanh dẫn tới tình trạng đi vay ngắn hạn và vay
dài hạn làm cho nợ phải trả tăng, không tự chủ tình hình tài chính không có khả
năng thanh toán không tạo được uý tín trong nền kinh tế hiện nay sẽ làm giảm
hiệu quả kinh doanh. Mà đó là diều mà không một doanh nghiệp nào muốn.

Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần huy động cho mình một nguôn vốn chủ sở
hữu hợp lý để có thể đạt cân bằng tài chính, kinh doanh có hiệu quả.
1.1.4.3.Mối liên hệ của các chỉ tiêu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thường phụ thuộc vào đặc điểm của
hoạt động kinh doanh, hình thức sở hữu vốn, cơ chế quản lý và phân cấp tài
chính trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên để có thể hiểu rõ được về cơ cấu
nguồn vốn của doanh nghiệp ta cần phải quan tâm tới mối liên hệ giữa hai chỉ
tiêu nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu:
Sinh viên: Ngô Thị Thanh
Lớp: KTDN AK8
8
Chuyên đề tốt nghiệp
- Trường hợp nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cùng tăng.Nếu nợ tăng chứng
tỏ doanh nghiệp cần vốn bên ngoài.Vốn chủ sở hữu còn nên doanh nghiệp
muốn sử dụng vốn bên trong doanh nghiệp.
Điều này còn thể hiện doanh nghiệp có sự độc lập về mặt tài chính.Doanh
nghiệp có thể đầu tư mở rộng quy mô sản xuất.
- So sánh tỷ trọng của nợ phải trả với vốn chủ sở hữu:
- Tỷ trọng của nợ phải trả < vốn chủ sở hữu: Thể hiện doanh nghiệp đang
đảm bảo tính độc lập tài chính.
- Tỷ trọng của nợ phải trả > vốn chủ sở hữu: Doanh nghiệp đang trong
trạng thái phụ thuộc tài chính, dễ rơi vào khủng hoảng tài chính.
- Một số hệ số thể hiện mối liên hệ giữa chỉ tiêu nợ phải trả và vốn chủ sở
hữu:
Khi xem xét cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, thường chú trọng đến
mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của doanh
nghiệp.Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu chủ
yếu sau:
Hệ số nợ =
Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong nguồn

vốn của doanh nghiệp hay trong tài sản của doanh nghiệp bao nhiêu phẩn trăm
được hình thành bằng nguồn vốn nợ phải trả.
Hệ số vốn chủ sở hữu =
Hệ số này phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng
nguồn vốn của doanh nghiệp. Ta có thể xác định :
Hệ số nợ = 1 - Hệ số vốn chủ sở hữu
Sinh viên: Ngô Thị Thanh
Lớp: KTDN AK8
9
Tổng số nợ
Tổng nguồn vốn(Hoặc tổng tài sản)
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Chuyên đề tốt nghiệp
Ngoài ra cơ cấu nguồn vốn còn được phản ánh qua hệ số nợ trên vốn chủ
sở hữu:
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
1.2. Nội dung đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm
Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh là việc xem
xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh
nghiệp. Mối quan hệ này phản ánh cân bằng tài chính của doanh nghiệp.
1.2.2. Ý nghĩa phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh về thực chất là
phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp nhưng nội dung phân tích tình
hình đảm bảo vốn này hẹp hơn nhưng nó mang ý nghĩa rất quan trọng. Vì việc
phân tích này giúp cho các nhà quản lý thấy được tình hình sử dụng vốn, và tình
hình huy động vốn của doanh nghiệp. Thông qua đó ta thấy được mối quan hệ
giữa tài sản và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp điều đó phản ánh được
chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp, và nhu cầu vốn cho hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp. Mặt khác việc hân tích này còn có quan hệ trực tiếp tới
tình hình an ninh tài chính, đến hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó tác động trực tiếp
tới hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.
Đồng thời việc phân tích tình hình đảm bảo vốn còn giúp cho các nhà
quản lý nắm bắt được tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản, biết
được nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính.
Những thông tin này sẽ là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý đưa ra các quyết
định điều chỉnh chính sách huy động vốn và sử dụng vốn của mình, bảo đảm
cho doanh nghiệp có một cấu trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả và tránh được
những rủi ro trong kinh doanh.
Sinh viên: Ngô Thị Thanh
Lớp: KTDN AK8
10
Tổng số nợ
Vốn chủ sở hữu
Chuyên đề tốt nghiệp
1.2.3.Các quan điểm về phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động
kinh doanh
1.2.3.1.Phân tích tình hình đảm bảo vốn theo quan điểm luân chuyển vốn
Xét theo quan điểm luân chuyển vốn ta có :
Vốn chủ sở hữu = Tài sản ngắn hạn ban đầu + Tài sản dài hạn ban
đầu.(1)
- Vốn chủ sở hữu: Phản ánh tổng số vốn chủ sở hữu hiện có tại DN.
- Tài sản ngắn hạn ban đầu: Phản ánh số tài sản ngắn hạn đầu tư ban đầu
bằng vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phải thu phát sinh trong thanh
toán.
- Tài sản dài hạn ban đầu: Phản ánh số tài sản dài hạn đầu tư ban đầu bằng
vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phương thức phát sinh trong thanh
toán
Xét theo đẳng thức trên ta có bảng cân đối giữa tài sản và vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu Tài sản
Vốn chủ sở hữu
I. Tài sản ngắn hạn ban đầu
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
3. Hàng tồn kho
4. Chi phí trả trước ngắn hạn
5. Tài sản ngắn hạn khác
II. Tài sản dài hạn ban đầu
1. Tài sản cố định
2. Bất động sản đầu tư
3. Các khoản đầu tư tài chính
4. Chi phí trả trước dài hạn
5. Tài sản dài hạn khác
Sự cân đối này chỉ mang tính lý thuyết, nghĩa là đối với nguồn vốn chủ sở
hữu, doanh nghiệp đủ trang trải các loại tài sản ban dầu trong thực tế thường xảy
ra hai trường hợp:
Sinh viên: Ngô Thị Thanh
Lớp: KTDN AK8
11
Chuyên đề tốt nghiệp
Vế trái > Vế phải: Đồng nghĩa với số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
lớn hơn số tài sản ban đầu. Do vậy số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dư thừa,
không sử dụng hết nên sẽ bị chiếm dụng
Vế trái < Vế phải: Số vốn chủ sở hữu nhỏ hơn số tài sản ban đầu. Do
vậy số tài sản ban đầu phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải
đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoài.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh khi vốn chủ sở hữu không đáp ứng
đầy đủ nhu cầu về vốn kinh doanh, doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung
vốn kinh doanh. Loại trừ các khoản vay quá hạn thì các khoản đi vay ngắn hạn,

trung hạn và dài hạn chưa dến hạn trả, dùng cho mục đích kinh doanh được coi
là nguồn vốn vay hợp pháp. Do vậy theo lý thuyết chúng ta có quan hệ cân đối:
Vốn chủ sở hữu + Vốn vay hợp pháp = Tài sản ngắn hạn ban đầu +
Tài sản dài hạn ban đầu.(2)
Trong đó, vốn vay hợp pháp bao gồm : Vay ngắn hạn, vay dài hạn.
Vốn chủ sở hữu và vốn
vay trong hạn
Tài sản
I. Vốn chủ sở hữu
II. Vốn vay trong hạn
1. Vay và nợ ngắn hạn
2. Vay và nợ dài hạn
I. Tài sản ngắn hạn ban đầu
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
3. Hàng tồn kho
4. Chi phí trả trước ngắn hạn
5. Tài sản ngắn hạn khác
II. Tài sản dài hạn ban đầu
1. Tài sản cố định
2. Bất động sản đầu tư
3. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
4. Chi phí trả trước dài hạn
5. Tài sản dài hạn khác
Sinh viên: Ngô Thị Thanh
Lớp: KTDN AK8
12
Chuyên đề tốt nghiệp
Tuy nhiên trường hợp này ít khi xảy ra mà thực tế thường xảy ra một
trong hai trường hợp ;

Vế trái > vế phải : Điều này có nghĩa là vốn chủ sở hữu và vốn vay hợp
pháp hiện có của doanh nghiệp lớn hơn số tài sản ban đầu.Tức là không sử dụng
hết vốn hiện có.Do đó số vốn dư thừa của doanh nghiệp đẽ dị chiếm dụng.
Vế trái < Vế phải: trong trường hợp này lượng tài sản ban đầu phục vụ
cho hoạt động kinh doanh lớn hơn số vốn chủ sở hữu và vốn vay.Vậy để có đủ
tài sản phục vụ cho kinh doanh doanh nghiệp buộc phải đi chiếm dụng trong
thanh toán (Chiếm dụng hợp pháp và bất hợp pháp)
Mặt khác do tính chất của bảng cân đối kế toán thì tổng tài sản và tổng
nguồn vốn luôn cân bằng nhau nên ta có cân đối thứ 3:
Vốn chủ sở hữu + Vốn vay hợp pháp + Nguồn vốn thanh toán = Tài
sản ngắn hạn ban đầu + Tài sản dài hạn ban đầu + Tài sản thanh toán.
Nguồn vốn thanh toán là toàn bộ vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng
của các đối tác bao gồm: Nguồn vốn thanh toán dài hạn và ngắn hạn
+ Nguồn vốn thanh toán ngắn hạn bao gồm:Vay và nợ ngắn hạn; Phải trả
người bán; Người mua trả tiền trước; Thuế và các khoản phải nộp nhà nước;
Phải trả người lao động; Chi phí phải trả; phải trả nội bộ; Phải trả theo tiến độ
hợp đồng lao động; Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác; Dự phòng phải
trả ngắn hạn.
+ Nguồn vốn thanh toán dài hạn (Thời hạn thanh toán trên một năm) bao
gồm: Phải trả người bán; Phải trả dài hạn nội bộ; phải trả dài hạn khác; vay và
nợ dài hạn; thuế thu nhập hoãn lại phải trả; Dự phòng trợ cấp mất việc làm; Dự
phòng phải trả dài hạn.
+ Tài sản thanh toán thực chất là số tài sản của doanh nghiệp nhưng bị đối
tác chiếm dụng, doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi.Tài sản thanh toán
phản ánh trên bảng cân đối kế toán bao gồm: Các khoản phải thu ngắn hạn;
Thuế GTGT được khấu trừ; thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước; Tài sản
thuế thu nhập hoãn lại;
Sinh viên: Ngô Thị Thanh
Lớp: KTDN AK8
13

Chuyên đề tốt nghiệp
Qua đó cho thấy số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng bằng số chênh
lệch giữa số phát sinh trong quá trình thanh toán với nguồn vốn chiếm dụng
trong thanh toán và ngược lại; số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng đúng
bằng số chênh lệch giữ nguồn vốn chiếm dụng trong thanh toán với số tài sản
phát sinh trong quá trình thanh toán.
1.2.3.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn theo tính ổn định của nguồn tài
trợ.
Xét dưới góc độ bảo đảm tính ổn định ta có cân bằng sau đây:
Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nguồn tài trợ thường xuyên +
Nguồn tài trợ tạm thời.
Phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp theo góc độ này cung cấp
cho nhà quản lý biết được sự ổn định, bền vững, cân đối và an toàn trong tài trợ
và sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến cân
bằng tài chính. Trước hết ta so sánh tổng nhu cầu về tài sản(TS ngắn hạn và TS
dài hạn) với nguồn tài trợ thường xuyên. Nếu tổng số nguồn tài trợ thường
xuyên có đủ hoặc lớn hơn tổng số nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần phải
sử dụng số thừa này một cách hợp lý tránh để bị chiếm dụng. Ngược lại nếu
không đáp ứng đủ nhu cầu tài sản thì doanh nghiệp phải có biện pháp huy động
sử dụng phù hợp(Giảm quy mô đầu tư hoặc huy động nguồn tài trợ tạm thời)
Tiếp theo tiến hành xem xét tình hình biến động của bản thân nguồn tài
trợ trên tổng số cũng như từng loại giữa cuối kỳ so với đầu năm. Dựa vào sự
biến động của bản thân từng nguồn tài trợ để rút ra nhận xét. Đối với các khoản
chiếm dụng bất hợp pháp thì trong bất kỳ trường hợp nào cho thấy hoạt động tài
chính của doanh nghiệp không bình thường.
Ta có thể khái quát: TS ngắn hạn - Nguồn tài trợ tạm thời = Nguồn tài
trợ thường xuyên - TS dài hạn.
Về thực chất thì nguồn tài trợ tạm thời cũng chính là số nợ ngắn hạn phải
trả.Do vậy vế trái của biểu thức trên cũng chính là chỉ tiêu “Vốn hoạt động
thuần(Hay “Vốn kinh doanh thuần”)”: Nó phản ánh số vốn tối thiểu của doanh

Sinh viên: Ngô Thị Thanh
Lớp: KTDN AK8
14
Chuyên đề tốt nghiệp
nghiệp được sử dụng để duy trì những hoạt động diễn ra thường xuyên tại doanh
nghiệp, với số vốn này doanh nghiệp có khả năng bảo đảm các khoan thu chi
mang tính chất thường xuyên mà không cần phải vay mượn hay chiếm dụng.
Từ cân bằng trên, vốn hoạt động thuần có thể tính theo 2 cách sau:
Vốn hoạt động thuần = TS ngắn hạn - Nợ ngắn hạn.(b1)
Và: Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ thường xuyên - Tài sản dài
hạn.(b2)
Cân đối (b1) và (b2) phản ánh cân bằng tài chính của doanh nghiệp trong
các trường hợp khác nhau cũng như tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn hoạt
động thuần. Cân đối (b1) vốn hoạt động thuần được tài trợ chủ yếu cho tài sản
ngắn hạn là những tài sản có tính thanh toán cao (Tiền và tương đương tiền,
hàng tồn kho…). Ngược lại, ở cân bằng (b2), vốn hoạt động thần lại phản ánh
quan hệ tài trợ giữa nguồn tài trợ thường xuyên, ổn định với tài sản dài hạn.
Với cách xác định trên, chỉ tiêu “Vốn hoạt động thuần ” có thề lớn hơn
hoặc nhỏ hơn 0.
+ Trường hợp < 0: Nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp không
đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn nên phần thiếu hụt doanh nghiệp phải sử dụng
một phần nợ ngắn hạn để bù đắp. Trường hợp này, doanh nghiệp phải chịu nhiều
áp lực nặng nề về thanh toán nợ ngắn hạn. Khi vốn hoạt động thuần càng nhỏ
hơn 0 doanh nghiệp càng khó khăn trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và
nguy cơ phá sản luôn rình rập.
+ Trường hợp = 0: Trường hợp này xảy ra khi số tài sản dài hạn bằng
nguồn tài trợ thường xuyên hay số ngắn hạn đúng bằng số tài sản ngắn hạn.Khi
đó số nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp vừa đủ để tài trợ cho tài sản
dài hạn.Vì vậy trường hợp này cân bằng tài chính của doanh nghiệp tương đối
bền vững tuy nhiên tính ổn định chưa cao, nguy cơ xảy ra “cân bằng xấu” vẫn có

. + Trường hợp < 0: Tường hợp này nguồn tài trợ thường xuyên không
những đáp ứng đủ tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản
ngắn hạn.Vì vậy trường hợp này được coi là “cân bằng tài chính tốt” ,Tuy nhiên
Sinh viên: Ngô Thị Thanh
Lớp: KTDN AK8
15
Chuyên đề tốt nghiệp
phải duy trì một mức vốn hoạt động hợp lý để thoả mãn việc thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn và dự trữ hàng tồn kho.Vốn hoạt động thuần của doanh
nghiệp càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao.
1.3.Nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn và tình hình đảm bảo vốn
1.3.1.Nhóm nhân tố khách quan
* Chính sách pháp luật và hành lang pháp lý của nhà nước:
* Ảnh hưởng của nhân tố giá cả trên thị trường
* Sự phát triển của khoa học kỹ thuật
1.3.2.Nhóm nhân tố chủ quan
* Mô hình quản lý doanh nghiệp
* Trình độ quản lý
* Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng ngành kinh doanh.
Chương 2:
Sinh viên: Ngô Thị Thanh
Lớp: KTDN AK8
16
Chuyên đề tốt nghiệp
Thực trạng cơ cấu nguồn vốn và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt
động kinh doanh tại công ty TNHH vận tải Thịnh Hưng
2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH vận tải Thịnh Hưng.
- Tên công ty: Công ty TNNH vận tải Thịnh Hưng.
- Tên giao dịch: Thinh Hung Transport Company Limeted
- Tên viết tắt: THINHHUNG TRANCO.LTD

- Trụ sở chính: Số 91 Quán Trữ - Lãm Hà – Kiến An – Hải Phòng.
- Đơn vị chủ quản: Sở giao thông công chính Hải Phòng.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH vận tải Thịnh Hưng đi vào hoạt động từ năm 2002, là một
trong những doanh nghiệp tư nhân trẻ tuổi nên còn gặp rất nhiều khó khăn trong
sản xuất kinh doanh cụ thể là: Vốn đầu tư còn hẹp do không được trợ giá vốn
của nhà nước cộng các phương tiện vận tải lưu hành trên các tuyến đường chưa
mở rộng, công ty gặp rất nhiều khó khăn. Đến quý IV/ 2007 công ty có bước
phát triển vượt bậc:
Công ty TNHH vận tải Thịnh Hưng do hai thành viên góp vốn sáng lập
lên ngày 11/7/2002 do Phòng đăng ký kinh doanh Sỏ kế hoạch và đầu tư thành
phố Hải Phòng cấp số 020200817.
Công ty TNHH vận tải Thịnh Hưng được thành lập và hoạt động theo luật
doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 12/6/1999.
Biểu tượng công ty TNHH vận tải Thịnh Hưng: vành tròn màu xanh chữ
bên trong màu đỏ
Địa bàn hoạt động: trong phạm vi toàn quốc.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH vận tải Thịnh Hưng
Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh
doanh về vận tải khách tuyến cố định, vận tải khách bằng xe buýt, kinh doanh
các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm cho người
Sinh viên: Ngô Thị Thanh
Lớp: KTDN AK8
17
Chuyên đề tốt nghiệp
lao động, thu hút vốn cho các thành viên, đóng góp ngân sách cho thành phố Hải
Phòng và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH vận tải Thịnh
Hưng.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
A/ Ban lãnh đạo
* 1 Giám đốc công ty
Quyền giám đốc công ty:
- Tổ chức thực hiện các quyết định.
- Quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty.
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty.
- Đình chỉ, kỷ luật, chuyển công tác, sa thải lao động vi phạm quy chế quản lý.
- Ký kết các hợp đồng nhân danh công ty.
- Lập phương án cơ cấu tổ chức công ty.
- Tuyển dụng lao động công ty.
Sinh viên: Ngô Thị Thanh
Lớp: KTDN AK8
Giám đốc
Tổ chức nhân sự Phó giám đốc Kế toán tài chính
Ban kiểm soát
Lữ
hành
du
lịch
Bảo
hiểm
Bảo
vệ
V.T.
X.D.
Đội
xe

Ban
thanh
tra
Tổ
ĐH
P.C
X.
S.
C.
18
Chuyên đề tốt nghiệp
Nghĩa vụ của giám đốc:
- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng,
tốt nhất nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp tối đa của công ty.
- Thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình do pháp luật và điều lệ công ty quy
định.
* 1 Phó giám đốc
- Phó giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty
theo sự ủy quyền của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Phó giám đốc là người trực tiếp xây dựng kế hoạch làm việc, tổ chức thực
hiện, quản lý giám sát các bộ phận
* Kế toán tài chính
Chức năng: Kế toán là một nội dung quan trọng trong tổ chức công tác
quản lý ở công ty. Với chức năng thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung
cấp thông tin kinh tế tài chính.
Nhiệm vụ: Làm sổ sách theo dõi chi tiết, lập báo cáo trung thực, rõ ràng.
B\ Các ban nghành
* Ban kiểm soát: là ban tham mưu, giúp việc cho giám đốc về công tác giám sát,
quản lý các hoạt động của các bộ phận trong công ty

* Tổ chức nhân sự: Là bộ phận tham mưu giúp việc cho giám đốc về công tác
nhân sự, chế độ với người lao động
* Các đội xe: Là đơn vị sản xuất trực tiếp của công ty bao gồm:
- Đội xe hoạt động các tuyến cố định liên tỉnh.
- Đội xe buýt số 03
- Đội xe buýt số 07
* Ban thanh tra: Là ban nghiệp vụ tham mưu, giúp việc cho giám đốc về công
tác quản lý mọi hoạt động của các đội xe.
* Tổ điều hành, thu ngân: Là bộ phận giúp việc cho giám đốc, trực tiếp tổ chức
điều hành các tuyến xe hoạt động phù hợp có hiệu quả.
Sinh viên: Ngô Thị Thanh
Lớp: KTDN AK8
19
Chuyên đề tốt nghiệp
* Bộ phận pháp chế: Là bộ phận tham mưu giúp việc cho giám đốc về giải quyết
các sự vụ liên quan đến pháp luật.
* Xưởng sửa chữa: Là bộ phận giúp việc cho giám đốc về nghiệp vụ chăm sóc
kỹ thuật phương tiện, phục vụ cho sản xuất công ty.
* Vật tư, xăng dầu: Là bộ phận giúp việc cho giám đốc về cung cấp vật tư, phụ
tùng thay thế, nhiên liệu, dầu mỡ.
* Lữ hành du lịch: Là bộ phận giúp việc cho giám đốc về phát triển dịch vụ du
lịch trong nước.
2.1.4.Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008-2010.
** Khái quát kết quả sản xuất kinh doanh:
Sinh viên: Ngô Thị Thanh
Lớp: KTDN AK8
20
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2008 - 2010
Chỉ tiêu ( ĐVT) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

So sánh 09/08 So sánh 10/09
Chênh lệch
Tỷ lệ
(%) Chênh lệch
Tỷ lệ
(%)
1.Doanh thu 10,610,613,327 15,020,249,372 25,450,325,594 4,409,636,045 42% 10,430,076,222 69%
2.Chi phí 5,727,834,473 6,722,745,003 25,472,247,001 994,910,530 17% 18,749,501,998 279%
3.Nộp ngân sách
68,651,19
8
76,517,186 161,410,528
7,865,988 11% 84,893,342 111%
4.Lao động bình
quân (người) 40 52 60 12 30% 8 15%
5.Lợi nhuận
143,900,93
1
235,764,797 318,645,850
91,863,866 64% 82,881,053 35%
6.Tổng thu nhập
bình quân (người/ tháng) 1,600,000 1,800,000 1,960,000 200,000 13% 160,000 9%
Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty.
Sinh viên: Ngô Thị Thanh
Lớp: KTDN AK8
22
Chuyên đề tốt nghiệp
Qua bảng phân tích trên cho thấy
Lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng so với năm 2008 là 91,863,866 tương ứng
64% là do:

- Tổng doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008 là 4,409,636,045 tương ứng
42% . Doanh thu năm 2009 tăng mạnh là do công ty mở rộng quy mô sản xuất.
Đây là yếu tố làm cho lợi nhuận sau thuế tăng. Điều này là do năm 2009 công ty
đã tiến hành mua thêm một số xe mới với chất lượng tốt đưa vào hoạt động cùng
với đội ngũ lao động chuyên nghiệp, lượng hành khách ngày càng tăng.
- Tổng chi phí và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước năm 2009 tăng so với
năm 2008 là 7,865,988(đ) tương ứng 11%. Tuy nhiên, mức độ tăng của các
khoản này vẫn không làm giảm lợi nhuận.
Do lợi nhuận sau thuế của công ty tăng kéo theo thu nhập của người lao động
cũng tăng lên, cụ thể năm 2008:1,600,000đ/người/tháng, năm 2009:
1,800,000đ/người/tháng. Từ đó làm cho số người lao động của công ty của công
ty tăng lên.
Như vậy, lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2009 tăng so với năm 2008 chủ
yếu là do doanh thu tăng, điều này chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu
quả.
2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và thực trạng đảm bảo vốn cho hoạt động
kinh doanh tại công ty TNHH vận tải Thịnh Hưng.
2.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn.
Để phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty trong giai đoạn (2008-2010)
và có cái nhìn tổng quát về cơ cấu nguồn vốn ta xem xét các yếu tố ảnh hưởng
đến cơ cấu nguồn vốn như sau thông qua bảng số liệu
Sinh viên: Ngô Thị Thanh
Lớp: KTDN AK8
23
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 2.4: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn
(Năm 2008 - năm 2010)
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 10/09
Số tiền

Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Tỷ lệ
A.Nợ phải trả 8,562,756,097 75,01 12,652,562,663 86,7 25,764,356,516 93,04 13,111,793,853 6,3 103,6
I.Nợ ngắn hạn 8,568,651,198 75,14 9,106,517,186 62,4 25,410,528,382 91,76 16,304,011,196 29,33 179
1.Vay và nợ NH 4,883,507,071 43 5,948,181,828 40,8 19,239,816,664 69,47 13,708,365,164 28,67 230,4
2.Phải trả người bán 880,737,899 7,72 455,529,644 3,12 1,444,877,935 5,21 989,348,291 2,1 217,2
II.Nợ dài hạn
B.Nguồn vốn CSH 2,840,699,400 25 1,933,335,705 13,25 1,927,321,823 7 (6,013,882) (6,25) 0,31
I.Nguồn vốn kinh
doanh
2,402,311,030 21 1.402,311,030 9,61
1,202,311,030 4,34
(200,000,000) (5,27) 14,26
II.Quỹ đầu tư phát
triển
386,501,878 3,4 386,501,878 2,65
386,501,878 1,4
0 0 0
Tổng số nguồn vốn 11,403,453,497 14,585,898,368 27,691,678,339 13,105,779,971 89,85


Nguồn: Bảng cân đối kế toán - Phòng kế toán tài chính
Sinh viên: Ngô Thị Thanh
Lớp: KTDN AK8
24
Chuyên đề tốt nghiệp
Nhận xét:
Giai đoạn: Năm 2008- năm 2009.
Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn(năm 2008- năm 2010), Ta thấy:
- Tổng nguồn vốn của công ty tăng 3,182,444,871 với tốc độ tăng là
28%.Nguyên nhân là do:
+ Nợ phải trả tăng: 4,089,806,566 với tốc độ tăng là 47,76%
+ Vốn chủ sở hữu giảm 907,363,695 với tốc độ gioảm 32 %
Qua đó ta thấy tổng nguồn vốn tăng nhẹ do cả hai nguyên nhân là nợ phải trả
tăng và vốn chủ sở hữu giảm nhưng chủ yếu là do nợ phải trả tăng cao chiếm
47,76%
Cụ thể:
+ Nợ phải trả tăng cả về tỷ trọng và tỷ lệ điều này chứng tỏ Công ty không sử
dụng vốn chủ sở hữu của bản thân Công ty mà chủ yếu sử dụng nguồn vốn bên
ngoài.
Trong đó nợ ngắn hạn có xu hướng giảm(12,74%).Nguyên nhân do yêu cầu
trong quá trình sản xuất kinh doanh đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế nước ta
có nhiều biến động như giai đoạn vừa qua việc sử dụng nguồn vốn bên ngoài là
chủ yếu của doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu nhưng một điều nữa là tỷ lệ
phải trả người bán tăng lên 48,28% chứng tỏ Công ty sử dụng nguồn vốn kinh
doanh có hiệu quả và tạo được uy tín cho bản thân Công ty.
+Về vốn chủ sở hữu: Về nguồn vốn chủ sở hữu tuy giảm về tỷ trọng là 5,32%
nhưng tỷ lệ lại tăng lên 0,31% chủ yếu tập trung vào nguồn vốn kinh doanh.
Mặc dù nguồn vốn chủ sử hữu chủ yếu là nguồn vốn đi vay nhưng Công ty vẫn
chưa tự chủ được nguồn tài chính của mình điều này thể hiện hệ số nợ tăng dần

từ: 62,43% lên 91,76% sở dĩ như vây là do hoạt động của Công ty chưa có hiệu
quả.
Giai đoạn: Năm 2009- năm 2010.
Tiếp tục phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2008- 2009 cho
đến 2008 thì Công ty có tổng nguồn vốn tăng lên khá cao: 13,105,779,971.
25
Chuyên đề tốt nghiệp
+Nợ phải cũng tăng lên cả về tỷ trọng và tỷ lệ. Công ty tiếp tục sử dụng nguồn
đi vay tín dụng tuy nhiên phải trả người bán tăng(2,1%) chứng tỏ trong giai
đoạn hoạt động kinh doanh vừa qua Công ty đã mở rộng được quy mô sản xuất
đáp ứng được cầu của thị trường mặc dù có ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới
đặc biệt là giá dầu thế giới luôn biến động như giai đoạn vừa qua.Công ty vẫn cố
gắng đảm bảo cơ cấu nguồn vốn của mình và tự chủ được nguồn vốn của bản
thân.
+Về vốn chủ sở hữu thì giai đoạn này giảm cả về tỷ lệ và tỷ trọng điều này nếu
kéo dài sẽ làm cho Công ty rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính, tuy nhiên
nhìn vào bảng phân tích và bảng phân tích khả năng thanh toán của Công ty ta
thấy điều đó do tập trung vào mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tập trung
nguồn vốn để đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh lâu dài.Công ty còn
có khả năng chi trả cho người bán rất cao thể hiện trong từng giai đoạn tăng lên
rất cao.
Kết luận: Trong giai đoạn (2008-2010) Cơ cấu nguồn vốn của Công ty chưa
được hợp lý dù nợ có xu hướng giảm song nhìn một cách tổng quát thì Công ty
hoạt động kinh doanh có hiệu quả
Tuy nhiên để thấy rõ được cơ cấu nguồn vốn của công ty ta phải xem xét về mối
quan hệ giữa Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu thông qua hệ số tài chính như sau:
26

×