Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Luận văn tốt nghiệp bệnh ung thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 115 trang )

GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: Trần Thị
Diệu
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
&
Ung thư là một bệnh khá phổ biến và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khoẻ con người. Nó tiềm ẩn trong cơ thể con người, khi phát bệnh sẽ là mối nguy
hiểm đến tính mạng người bệnh, đồng thời còn đem lại ảnh hưởng rất lớn cho gia
đình và xã hội. Cho đến nay, người ta đã biết hơn 200 loại ung thư khác nhau
[Chiêu, 1999]. Với con số như thế, nó sẽ là một trong những căn bệnh gây chết
người nhiều nhất trong thế kỷ 21 này. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (1984) gọi tắt là
WHO, trên thế giới mỗi năm ước tính có khoảng 5,9 triệu người bị ung thư [Ban,
2002]. Ở Việt Nam, mỗi năm có thêm khoảng 150.000 người mắc bệnh ung thư và
trên 60% số bệnh nhân này chết do ung thư [Đức, 1996]. Theo kết quả dự báo ở Việt
Nam, số ca ung thư hàng năm sẽ tăng 48% vào năm 2010 (dự báo của WHO là
30%). Nếu các yếu tố nguy cơ gia tăng như: ăn ít rau, ăn nhiều thịt, chất béo, muối
và các chất phụ gia thực phẩm thì số ca ung thư sẽ tăng đến 50% [Chiêu, 1999]. Cho
nên tìm một phương pháp có hiệu quả phòng trị ung thư là đề tài ngiên cứu quan
trọng trong lĩnh vực Y học toàn thế giới.
Cho đến nay, mặc dù Y học thế giới đã có nhiều thành tựu trong việc điều trị
bệnh ung thư, nhưng số người mắc bệnh và chết do bệnh này ngày càng tăng do
những yếu tố gây ung thư xuất hiện ngày càng nhiều và do thói quen ăn uống, sinh
hoạt, hút thuốc lá; ô nhiễm môi trường, khói công nghiệp,… Hơn nữa, việc điều trị
bằng Tây y rất tốn kém và mang lại cho người bệnh nhiều đau đớn sau khi điều trị
bằng hoá liệu, phóng liệu hay xạ trị. Gần đây, việc kết hợp Đông Tây y đã thực sự
phát huy tác dụng trong việc phòng và chữa trị ung thư. Việc điều trị theo Đông y có
nhiều ưu điểm như: ít tốn chi phí, dược liệu dễ tìm, khá hiệu quả và ít gây tác dụng
phụ cho người bệnh.
Nước ta là một nước nhiệt đới, thực vật rất đa dạng và phong phú, có nhiều
loài cây có khả năng phòng và trị ung thư khá hiệu quả. Vì thế, từ lâu việc sử dụng
hoa, quả và cây, lá để phòng và chữa ung thư đã được các thầy thuốc quan tâm, chú
ý như Đỗ Tất Lợi [1968 - 2003], Võ Văn Chi [1997]…


Luận văn Tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh
vật
23
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: Trần Thị
Diệu
Cùng với xu thế phát triển chung của tỉnh nhà, huyện Bình Minh đã có những
phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội. Những phát triển đó đã làm cho cuộc sống của
người dân ngày càng bận rộn, mức sống được nâng cao, nhưng môi trường ngày
càng bị ô nhiễm nặng nề, vì thế số bệnh nhân mắc bệnh ung thư cũng tăng lên. Hầu
hết những bệnh nhân này chưa biết rõ công dụng cũng như cách sử dụng những loài
thực vật xung quanh để phòng và trị bệnh này. Do đó, đề tài nghiên cứu “Đặc điểm
hình thái và dược dụng của một số loài cây phòng và chữa bệnh ung thư ở huyện
Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long” hy vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về đặc
điểm hình thái cũng như dược dụng của một số loài cây chữa bệnh ung thư có phổ
biến ở đây, giúp người dân có thể phân loại và sử dụng hợp lý các cây thuốc xung
quanh mình.
PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
&
1. KHÁI NIỆM VỀ UNG THƯ
1.1. Theo Tây y
1.1.1. Theo Đáy Duy Ban [1998]:
Ung thư là bệnh tế bào sinh sản không được kiểm tra.
Tế bào bình thường khi bị biến dị và trải qua nhiều giai đoạn để hình
thành tế bào ung thư, người ta gọi đó là lý thuyết nhiều giai đoạn sinh ung thư.
Sự biến dị này sẽ làm hoạt hóa các oncogen và làm ức chế các gen áp chế ung
thư hay còn gọi là ức chế các gen kháng oncogen.
Ung thư có 2 đặc trưng chính:
- Sinh sản tế bào vô hạn định.
- Xâm lấn, phá hoại các tổ chức chung quanh và có thể di căn đến nơi
khác.

1.1.2. Theo Phạm Thụy Liên [1999]:
Luận văn Tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh
vật
24
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: Trần Thị
Diệu
- Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích của các tác nhân
sinh ung thư tế bào tăng sinh một cách vô hạn định, vô tổ chức không tuân theo
các cơ chế kiểm soát về phát triển cơ thể.
Đa số bệnh ung thư hình thành các khối u khác với khối u lành tính chỉ
phát triển tại chổ thường rất chậm, các khối u ác tính (ung thư) xâm lấn các tổ
chức lành trong cơ thể hoặc giống như rễ cây lan trong đất. Các tế bào của khối
u ác tính có khả năng di căn tới các hạch bạch huyết hoặc các tạng ở xa hình
thành các khối u mới và cuối cùng dẫn tới tử vong.
1.1.3. Theo Trịnh Văn Quang [2002]:
- Ung thư là bệnh gây nên bởi sự tăng sản bất thường của tế bào và tổ
chức cơ thể.
1.2. Theo Đông y
1.2.1. Theo Trần Văn Kỳ [1994]:
Ung thư, trong Đông y là danh từ dùng để chỉ các loại ung nhọt, ung là
nhọt sưng nổi lên mặt da, đỏ đau hoặc có mũ thuộc dương chứng, thư là loại
nhọt ăn sâu vào da thịt gây lở loét thuộc âm chứng.
Một số sách Đông y xưa người ta dùng những từ như “thạch thư” để mô
tả ung thư xương, “thạch ung” mô tả tính chất cứng rắn có gốc liền với da như
ung thư hạch. Ngày nay người ta thường dùng chữ “Thũng lựu” để chỉ các loại
ung thư nói chung, riêng các loại ung thư ác tính thì dùng từ “Nham” (đá núi)
vì bờ của khối u nham nhở và cứng như đá. Ví dụ như: Nhủ nham (ung thư vú),
phế nham (ung thư phổi), tử cung nham (ung thư tử cung)….
1.2.2. Theo Đinh Công Bảy [2004]:
Ung thư là một loại bệnh mà cơ thể dưới tác dụng của các nhân tố ung

thư, các tổ chức tế bào cục bộ tăng nhanh một cách lạ thường, hình thành một
loại sinh thể mới. Tế bào ung thư là một loại tế bào tăng trưởng dị thường, cơ
thể không tự khống chế được và tăng trưởng một cách vô hạn.

Luận văn Tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh
vật
25
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: Trần Thị
Diệu
2. PHÂN LOẠI
2.1. Theo Lê Văn Thảo [1997]:
Ung thư bao gồm 200 loại và mỗi loại có nguyên nhân, tiến triển, tiên
lượng, chẩn đoán và điều trị khác nhau, cho nên việc xác định loại ung thư càng
chi tiết càng đem lại kết quả tốt nhất.
2.1.1. U lành: Có 2 loại:
- Tổ chức bao phủ gồm các u gai, u tuyến (papilloma, adenoma) ở da,
niêm mạc.
- Tổ chức liên kết (phần mềm) và xương: U mỡ, thần kinh, cơ, xương sụn.
2.1.2. Ung thư (Theo từng cơ quan): Có 2 loại:
- Tổ chức bao phủ da, niêm mạc gọi là ung thư biểu mô (Carcinoma) hay
ung thư biểu mô tuyến (Adenocarcinoa).
- Tổ chức liên kết hay phần mềm, xương gọi là sarcôm như: Ung thư mỡ,
ung thư thần kinh, cơ trơn, cơ vân, xương.
2.1.3. Ung thư hạch và máu (Toàn thân):
Ung thư máu là loại ung thư toàn thân còn ung thư hạch thì lúc đầu cũng
cư trú nhưng có xu hướng lan nhanh toàn thân. Những ung thư này cũng chia
thành nhiều nhóm nhỏ với các mức độ ác tính khác nhau.
2.1.4. Ung thư đặc biệt:
Loại này có thể lành, có thể ác tính hay ở trung gian như u gai, u thận ở
trẻ em.

2.2. Theo Đáy Duy Ban [1998]:
Vì là bệnh của tế bào nên ung thư có thể phát triển trên bất kỳ loại tế bào
nào. Do đó ung thư có nhiều loại:
- Có ung thư phát triển từ tế bào cơ và xương gọi là Sarcoma.
- Có ung thư phát triển từ tế bào biểu mô gọi là Carcinoma.
- Có ung thư lại xuất phát từ các tế bào máu gọi là ung thư máu hay bệnh
bạch cầu.
Luận văn Tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh
vật
26
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: Trần Thị
Diệu
2.3. Theo Đinh Công Bảy [2004]:
Có 3 loại ung thư: Ung thư tái phát, ung thư nguyên phát, ung thư di căn.
2.3.1. Ung thư nguyên phát:
Ung thư nguyên phát là các tế bào bình thường của các tổ chức hay cơ
quan, dưới tác dụng lâu dài của các nhân tố nội tại hay ngoại giới gây ung thư,
dần dần chuyển biến thành tế bào ung thư có hình dạng các khối u nên gọi là
“ung thư nguyên phát” hoặc gọi là “khối u lành tính biến thành ác tính”. Trong
cơ thể người, ngoài các móng tay, móng chân ra, hầu hết các bộ phận khác, tất
cả các cơ quan và tổ chức cơ thể đều có thể phát sinh ung thư nguyên phát.
2.3.2. Ung thư tái phát:
Ung thư tái phát là chỉ các bệnh ung thư nguyên phát sau khi đã trị khỏi
hoặc giảm bớt rồi, ở những chỗ đã phát sinh ung thư nguyên phát đó lại nổi lên
những khối u mới, những khối u mới này được gọi là “ ung thư tái phát”.

2.3.3. Ung thư di căn:
Ung thư di căn là các tế bào ung thư từ chỗ phát bệnh đầu tiên xâm nhập
và máu, tuyến lâm ba, vào xoang tuỷ và máu, cho đến những bộ phận xa là
các cơ quan nội tạng, hình thành loại ung thư giống hệt như loại ung thư

nguyên phát. Ung thư di căn cần 2 điều kiện:
- Vị trí phát sinh ung tư cách xa vị trí ung thư nguyên phát.
- Tính chất của ung thư đó phải giống hệt chứng ung thư nguyên phát.
Bảng 1: Bảng xếp loại ung thư theo các mô mà chúng bắt nguồn [Hùng, 1999].
Mô gốc Các loại ung thư chính
- Mô liên kết: Bắp thịt, xương và
sụn.
- Mô lót ngoài mặt: Da, lớp lót
mặt trong của ruột, miệng, tử
cung, phổi.
- Mô tạo máu: Tuỷ xương.
- Ung thư liên kết hay sarcôm
(sarcome, sarcoma).
- Ung thư biểu mô hay
carcinom (carcinome,
carcinoma).
- Ung thư máu (bệnh bạcg
cầu).
Luận văn Tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh
vật
27
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: Trần Thị
Diệu
- Mô bạch huyết. - Ung thư hạch (ung thư
limpho).
3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH UNG THƯ:
3.1. Theo Tây y [Ban, 1998]:
Quá trình hình thành ung thư có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:
Hình 1: Quá trình hình thành ung thư [Ban, 1998].
3.2. Theo Đông y [Chiêu, 1999]:

Do khí trệ, huyết ứ, đàm kết, tà độc, kinh lạc bế tắc, cơ năng tạng phủ
mất điều hòa và khí huyết hư tổn.
3.2.1. Khí trệ huyết ứ:
Khí huyết đóng vai trò công năng sinh lý chủ yếu của cơ thể, là cơ sở vật
chất quan trọng của con người. Do một nguyên nhân nào đó làm cho công năng
của khí mất điều hòa, dẫn đến tình trạng khí uất, khí trệ, khí tụ, lâu ngày làm
cho huyết ứ trệ, tích lại thành khối, dẫn đến ung thư.
3.2.2. Đàm kết:
Đàm là sản phẩm bất thường của tạng phủ gây nhiều bệnh tật. Tỳ chủ
thấp, do tỳ vị hư nhược, chất nước trong cơ thể không vận hoá ứ lại thành thấp
Luận văn Tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh
vật
28
Thay đổi bộ gen
của nhân tế bào
Ho t hóa các oncogenạ
c ch các gen Ứ ế
áp ch ung thế ư
Biểu hiện sản phẩm gen thay đổi
và mất sản phẩm gen điều hòa
Ung th ác tínhư
Các yếu tố
di truy nề
Các y u t môi tr ng tác ng ế ố ườ độ
g m:ồ
- Các tác nhân hóa h c.ọ
- Các tia v t lý.ậ
- Các virus gây u
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: Trần Thị
Diệu

độc, lan tràn sinh đàm, sinh lở nhọt, sinh nhiệt, sinh phong,… Đàm là vật hữu
hình theo khí mà đi, đâu đâu cũng tới gây ho, suyễn, trở ngại tiêu hoá, kinh lạc
bế tắc, trong con người đâu đâu cũng có đàm. Do vậy đàm cũng như ứ huyết,
trọc khí sinh ung thư.
3.2.3. Tà độc uất nhiệt:
Tà độc xâm nhập vào người lâu ngày thành nhiệt, thành hoả, nội thương
tình chí cũng có thể thành hoả thành nhiệt, hỏa nhiệt làm tổn thương khí, đốt
nóng tạng phủ, đó là tà nhiệt hỏa độc, tích lại bên trong lâu ngày thành khối,
tân dịch gặp hỏa thành đàm, khí huyết đàm trọc bế tắc ở kinh lạc, tạng phủ kết
thành ung thư.
3.2.4. Kinh lạc ứ trệ:
Kinh lạc thông khắp cơ thể nuôi khí huyết, thông âm dương cùng khí
huyết vận hành khắp chu thân, trong ngoài đều có. Do phong hàn nhiệt thấp tà
hoặc do đàm trệ huyết ứ, hoặc do độc tố, khí trệ trở ngại kinh lạc, do bệnh tà
uất kết lâu ngày thành ung thư.
3.2.5. Công năng tạng phủ mất đều hòa, khí huyết hư tổn:
Tà nhập vào cơ thể do chính khí hư, công năng tạng phủ mất đều hòa, tỳ
thận hư tổn dẫn đến khí trệ huyết ứ sinh đàm trọc, sinh nhiệt gây ung thư.
Tóm lại: Người khỏe mạnh, khí huyết thăng giáng tuần hoàn khắp cơ thể.
Do một nguyên nhân nào đó làm cho công năng tạng phủ mất đều hòa, sinh hiện
tượng khí trệ huyết ứ, tỳ vị không vận hóa, hoặc can thận hư tổn sinh hỏa đốt
cháy tân dịch thành đàm, ứ trệ lâu ngày thành khối dẫn đến ung thư.
4. QUÁ TRÌNH TIẾN TRIỂN TỰ NHIÊN CỦA UNG THƯ
Theo Trần Thị Hợp [1999]:
Quá trình tiến triển tự nhiên của ung thư trãi qua 6 giai đoạn:
4.1. Giai đoạn khởi phát:
Bắt đầu từ tế bào gốc, do tiếp xúc với chất sinh ung thư

gây đột biến


làm thay đổi không hồi phục của nhân tế bào.
Luận văn Tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh
vật
29
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: Trần Thị
Diệu
Quá trình này diễn rất nhanh và hoàn tất trong khoảng vài phần giây.
4.2. Giai đoạn tăng trưởng:
Giai đoạn tăng trưởng hay bành trướng chọn lọc dòng tế bào khởi phát có
thể tiếp theo giai đoạn khởi phát khi có những biến đổi của môi trường bình
thường.

4.3. Giai đoạn thúc đẩy:
Bao gồm sự thay đổi biểu hiện gen, sự bành trướng đơn dòng có chọn lọc
và sự tăng sinh tế bào khởi phát.
4.4. Giai đoạn chuyển biến:
Giai đoạn này hiện nay vẫn còn là giả thuyết. Chuyển biến là giai đoạn kế
tiếp của quá trình phát triển ung thư cho phép sự thâm nhập hay xuất hiện
những ổ tế bào ung thư nhỏ, có tính hồi phục bắt đầu đi vào tiến trình không
hồi phục về hướng ác tính lâm sàng.
4.5. Giai đoạn lan tràn:
Sau giai đoạn chuyển biến, ung thư vi thể trải qua giai đoạn lan tràn. Giai
đoạn này được đặc trưng bởi sự tăng trưởng nhóm tế bào cư trú ở một mô nào
đó đang bành trướng. Giai đoạn lan tràn có thể ngắn, chỉ kéo dài vài tháng,
nhưng cũng có thể trong nhiều năm. Trong giai đoạn này, khối lượng đang
bành trướng gia tăng từ 1.000 tế bào đến 1.000.000 tế bào, nhưng vẫn còn quá
nhỏ để có thể phát hiện bằng những phương pháp phân tích được.
4.6. Giai đoạn tiến triển, xâm lấn và di căn:
4.6.1. Giai đoạn tiến triển:
Giai đoạn này đặc trưng bằng sự tăng lên về kích thước của khối u do

tăng trưởng của nhóm tế bào ung thư cư trú ở một nơi nào đó.
- Giai đoạn tiền lâm sàng: Đây là giai đoạn đầu, có thể rất ngắn chỉ kéo
dài vài tháng hoặc có thể kéo dài nhiều năm.
Giai đoạn này thường kéo dài trung bình 15 – 20 năm, có khi tới 40 – 50
năm, chiếm tới 75% thời gian phát triển của bệnh và không có biểu hiện trên
Luận văn Tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh
vật
30
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: Trần Thị
Diệu
lâm sàng. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn này chủ yếu dựa vào các xét nghiệm
lâm sàng: xét nghiệm miễn dịch, xét nghiệm sinh hóa…
- Giai đoạn trên lâm sàng chỉ phát hiện khối u có kích thước 1cm
3
(1 tỉ tế
bào) cần phải 30 lần nhân đôi.
4.6.2. Giai đoạn xâm lấn và di căn:
- Giai đoạn xâm lấn:
+ Tổ chức ung thư xâm lấn nhờ có các đặc tính sau:
* Tính di động của các tế bào ác tính.
* Khả năng tiêu đạm ở cấu trúc nâng đỡ của mô và cơ quan
(chất collagen).
+ Mất sự ức chế tiếp xúc của các tế bào, sự lan rộng tại chổ của u có
thể bị hạn chế bởi xương, sụn và thanh mạc.
- Giai đoạn di căn [Ban, 1998]: Di căn là một hay nhiều tế bào ung thư di
chuyển từ vị trí nguyên phát đến vị trí mới và tiếp tục quá trình tăng trưởng tại
đó và cách vị trí nguyên phát một khoảng cách. Nó có thể di căn theo các con
đường sau:
+ Theo đường máu.
+ Theo đường bạch huyết.

+ Dao mổ, dụng cụ phẩu thuật có thể gây cứng tế bào ung thư ra
nơi khác trong phẩu thuật. Nếu mổ trực tiếp vào khối u.
- Cơ quan thường di căn: phổi, gan, não, xương.
- Cơ quan ít di căn: cơ, da, tuyến ức và lách.
5. NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ
5.1. Theo Tây y
Theo Đáy Duy Ban [1998]: Có 5 nguyên nhân gây ung thư:
- Nguyên nhân sinh học: Nhiễm ký sinh trùng; nhiễm khuẩn Helicobacter,
Pylori; nhiễm khuẩn mạn tính; nhiễm virus viêm gan B, virus Papiloma ở người,
virus Epstein Barr (EB), virus loại RNA – viêm gan C.
Luận văn Tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh
vật
31
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: Trần Thị
Diệu
- Nguyên nhân vật lý: Tia phóng xạ, tia cực tím, sóng có tần số radio và các
sóng có tần số cực thấp.
- Nguyên nhân hóa học: Thuốc lá, rượu, thức ăn được bảo quản muối
hoặc thức ăn ngâm muối, thức ăn có nấm phát triển, thức ăn mỡ, thức ăn thịt
đỏ, chế phẩm nội tiết tố, các dược phẩm điều trị một số bệnh, các chất sinh ra
từ nghề nghiệp và nhiễm bẩn, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, nước uống nhiễm bẩn.
- Nguyên nhân do lỗi gen di truyền.
- Nguyên nhân do suy giảm miễn dịch.
Theo Nguyễn Đại Bình [1999]:
- Nguyên nhân bên trong:
+ Yếu tố di truyền.
+ Yếu tố nội tiết tố.
- Nguyên nhân bên ngoài:
+ Vật lý: Chất phóng xạ, tia x, tia cực tím
+ Hóa học: Các loại aromatic amine, nitrosoamine, thạch tín, crom,

cadimi, niken, …
+ Sinh học: virus, siêu vi khuẩn.
5.2. Theo Đông y [Chiêu, 1999]:
5.2.1. Nguyên nhân thất tình:
Thất tình là bảy tình cảm bình thường của con người: mừng, giận, lo, sợ,
sầu bi, … Bị thất tình công kích đột ngột hoặc lâu ngày ảnh hưởng cơ năng sinh
lý tạng phủ dẫn đến phát sinh bệnh tật. Tư tưởng không thỏa mãn là nguyên
nhân chủ yếu sinh bệnh

“Bách bệnh sinh do khí …, uất ức tinh thần không
thư thái, can tỳ khí nghịch, kinh lạc bế tắc sinh ra. Dâm dục quá độ, tổn thương
thận khí làm cho thận hỏa uất kết, thận không được nuôi dưỡng, phát triển sinh
u ở thận cứng như đá không di chuyển … Thực nghiệm cho biết, lo sầu uất giận
kích thích làm cho tế bào cảnh sát trong cơ thể bị phá hoại, tế bào miễn dịch
của cơ thể bị tổn thất, khả năng phòng chống bệnh bị giảm sút, do đó bệnh,
chẳng những bệnh ung thư mà các bệnh tật khác dễ phát sinh.
Luận văn Tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh
vật
32
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: Trần Thị
Diệu
5.2.2. Nguyên nhân lục dâm:
Lục dâm là ảnh hưởng bên ngoài đối với cơ thể. Lục dâm là 6 khí: phong,
hàn, thư, thấp, táo, hỏa quá mức, ảnh hưởng đến cơ thể, gây bệnh tật. Ngoài ra
các chất hóa học, vật lý, sinh học cũng là lục dâm ảnh hưởng đến sức khỏe con
người. Hàn khí xâm nhập bên ngoài đánh nhau với vệ khí, khí không được nuôi
dưỡng, sinh khối u to không thông, huyết không được hóa lâu ngày tích chứa lại
to như cái chén, kinh nguyệt bế tắc

một dạng ung thư ở phụ nữ.

5.2.3. Nguyên nhân no, đói, mệt nhọc bất thường:
Nóng lạnh quá độ, mệt nhọc quá mức, no đói thất thường

công năng
tiêu hóa rối loạn

ung thư tràng vị, uống nhiều rượu, ăn những thức ăn xào
nướng quá béo bở, quá cay, quá nóng, quá lạnh

tổn thương tràng vị, lâu
ngày thành bệnh đầy trướng, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, nuốt chua, nghẹn,
ăn vào nôn ra, dần dần thành ung thư.
6. CÁC TRIỆU CHỨNG BÁO ĐỘNG UNG THƯ:
Theo Nguyễn Văn Hiếu [1999]: Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ cho rằng có 7 dấu
hiệu làm ta lưu ý đến ung thư:
- Ho dai dẳng hoặc khản tiếng.
- Ăn không tiêu hoặc khó nuốt.
- Chảy máu hoặc tiết dịch bất thường.
- Một chổ loét không chịu lành.
- Có chổ dày lên hoặc cục u nổi lên đâu đó.
- Có sự thay đổi thói quen của ruột hay bọng đái.
- Có sự thay đổi tính chất của một nốt ruồi.
Ngoài ra, còn một số dấu hiệu khác như:
- Sút cân nhiều (4 – 5 kg)
- Sốt nhưng không cao.
- Mệt mỏi cơ thể.
- Đau thường ở giai đoạn cuối.
7. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH UNG THƯ [BAN, 1998]
Luận văn Tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh
vật

33
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: Trần Thị
Diệu
7.1. Chẩn đoán lâm sàng:
- Lịch sử gia đình, xã hội, nghề nghiệp.
- Khám toàn diện, tuần tự, tỉ mỉ.
7.2. Chẩn đoán phi lâm sàng:
- Nội soi.
- Điện quang.
- Siêu âm.
- Đồng vị phóng xạ.
- Chụp cộng hưởng từ (IRM).
- Chất chỉ điểm ung thư…
8. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
8.1. Theo Tây y [Kỳ, 1994]
8.1.1. Phẫu thuật:
Là phương pháp mổ cắt bỏ khối ung thư nên chỉ có thể có giá trị triệt để
khi ung thư còn cư trú, nó sẽ không còn hiệu lực hoặc chỉ có hiệu lực tạm thời
khi ung thư đã di căn.
8.1.2. Xạ trị:
Xạ trị có thể tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách giết các tế bào đó và làm
tổn thương các mạch máu tới nuôi chúng. Tuy nhiên không được dùng xạ trị
khi ung thư đã lan ra toàn thân. Một số ung thư chống chỉ định của xạ trị như:
Ung thư bao tử, ung thư ruột, ung thư tụy, … Ngoài ra, biến chứng của xạ trị
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người bệnh, gây tổn thương các mô
lành, thậm chí có thể gây ung thư khác cho người bệnh. Ngày nay khoa học tiến
bộ, kỹ thuật chiếu tia được nâng cao mà sự nguy hiểm của xạ trị được giảm bớt
rất nhiều.
8.1.3. Hóa trị liệu:
Dùng hoá chất đưa vào cơ thể để trị các trường hợp ung thư mà phẫu trị

và xạ trị không trị được như ung thư đã lan tỏa toàn thân, ung thư máu, ung
Luận văn Tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh
vật
34
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: Trần Thị
Diệu
thư hạch và các limmpho. Tuy nhiên hoá trị vẫn còn nhiều hạn chế: thuốc quá
đắc, gây độc cho cơ thể, gây nhiều biến chứng khác cho người bệnh.
8.1.4. Miễn dịch trị liệu:
Là phương pháp nhằm tăng cường khả năng chống đỡ tự nhiên của cơ
thể đối với bệnh ung thư.
Ngoài ra, theo Trịnh Văn Quang [2002] có 5 phương pháp điều trị ung
thư:
- Tia xạ.
- Hóa chất.
- Hoocmon.
- Miễn dịch.
- Phối hợp tất cả các phương pháp lại với nhau.
8.2. Theo Đông y [Chiêu, 1999]
Để nâng cao sức khỏe của người bệnh do sự phá hoại của ung thư người
ta dùng những phương pháp như: bổ huyết, bổ khí, bổ âm, bổ dương, Và
nhằm hạn chế sự phát triển của ung thư, giảm đau cho người bệnh thì dùng các
phép tiêu đàm, tiêu u khối, hoạt huyết hóa ứ, mát huyết cầm máu,… Điều trị
bằng Đông y theo biện chứng luận trị tùy tình hình bệnh và sức khỏe của người
bệnh để có phương thuốc thích hợp hoặc uống trong hoặc bôi ngoài.
Có 7 phương pháp chữa ung thư theo Đông y:
8.2.1. Phương pháp thanh nhiệt giải độc:
8.2.1.1. Chỉ định:
Trường hợp bệnh nhân sốt cao người nóng, khát nước, khó chịu, mồm
đắng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sát… gặp trong ung thư máu, ung

thư cổ tử cung, ung thư ngoài da có kèm lở loét,…
8.2.1.2. Vị thuốc thường dùng:
Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis), Hoàng liên (Coptis
quinquesecta), Trúc diệp (Lophantherum gracile), Tri mẫu (Anemarrhena
aspheloides Bunge), Xuyên tâm liên (Androgeaphis paniculata (Burum.f.) Nees),
Luận văn Tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh
vật
35
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: Trần Thị
Diệu
Bồ công anh (Lactuca indica L.), Xạ can (Belamcada sinensis (L.) DC.), Ngư tinh
thảo (Houttuynia cotdata Thunb.), Liên kiều (Forsythia suspensa Vahl),…
8.2.2. Phương pháp lương huyết chỉ huyết:
8.2.2.1. Chỉ định:
Dùng trong trường hợp ung thư có nhiệt chứng, như sốt nóng, khát
nước, kèm theo các triệu chứng chảy máu.
8.2.2.2. Vị thuốc thường dùng:
Trắc bá diệp (Thuja orientalis L.), Liên phòng (Receptaculum
nelumbii), Hoè hoa (Sophora japonica L.), Ngẩu tiết (Nodus nelumbii), Thanh
hao (Baeckea frutescens L.), Huyền sâm (Scrophularia buergeriana Miq), …
8.2.3. Phương pháp tư âm thanh nhiệt:
8.2.3.1. Chỉ định:
Trường hợp ung thư kéo dài gây sốt âm ỉ, sốt tăng vào chiều và
đêm, người nóng khó ngủ, uống nhiều nước, tiểu vàng, tiêu bón, thân lưỡi thon,
rêu vàng khô, mạch trầm tế sác, vô lực.
8.2.3.2. Vị thuốc thường dùng:
Sinh địa (Rehmannia glutinosa (Geartn.), Cát căn (Pueraria
thompsoni Benth), Huyền sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), A giao (Colla
Asini), Hoàng bá (Phellodendrom amurense Rupr.), Hoàng cầm (Scutellaria
baicalensis Georg.), Bạch thược (Paeonia lactiflora Pall.),

8.2.4. Phương pháp hành khí hoạt huyết:
8.2.4.1. Chỉ định:
Dùng trong các bệnh ung thư có đau do khối u chèn ép, Đông y cho rằng do
khí trệ huyết ứ, với các triệu chứng đau cố định, đau như dao đâm, thường vào giai đoạn
khối u phát triển lớn, giai đoạn này bệnh nhân suy nhược cho nên phép hoạt huyết hoá ứ
thường kèm bổ khí huyết.
8.2.4.2. Vị thuốc thường dùng:
Xích thược (Radix Paeonae rubrae), Đào nhân (Prunus persica
Stokes.), Uất kim (Curcuma longa L.), Nga truật (Curcuma zedoaria Rosc.), Nhũ
hương (Pistacia lenticus), Hồng hoa (Carthamus tinctorius L.), Thanh bì
(Pericarpium Citri immaturi), Đàn hương (Santalum album L.), …
8.2.5. Phương pháp bổ khí huyết:
Luận văn Tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh
vật
36
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: Trần Thị
Diệu
8.2.5.1. Chỉ định:
Dùng trong trường hợp bệnh nhân bị ung thư kèm theo suy nhược
cơ thể, thiếu máu, ăn uống kém.
8.2.5.2. Vị thuốc thường dùng:
Nhân sâm (Panax pseudoginseng), Đảng sâm (Codonopsis pilosula),
Hoàng kỳ (Astragalus menbranaceus (Fish.) Bunge.), Bạch truật (Atractylodes
macrocephala Koidz.), Hoài sơn (Dioscorea persimilis Prain et Burk.), Mật ong
(mel.), Hà thủ ô trắng (Streptocolon juventas), Long nhãn (Euphoria longana
Lamk.), Câu kỷ (Lycium sinense Mill.), …
8.2.6. Phương pháp bổ dương:
8.2.6.1.Chỉ định:
Thường dùng phép ôn tì thận, ôn thận, trong trường hợp bệnh
nhân chân tay lạnh, tiêu chảy, ăn không tiêu, đầy bụng, phù, … thường gặp vào

giai đoạn cuối của bệnh, người suy kiệt, mạch chậm, huyết áp hạ.
8.2.6.2. Vị thuốc thường dùng:
Quế nhục (Cinnamomum cassia Blume.), Nhục thung dung (Herba
cistanches Caulis.), Phụ tử (Aconitum sinense Paxt.), Bổ cốt chỉ (Psoralea
corylifolia L.), Cáp giới (Gekko gekko L.), Ích trí nhân (Alpinia oxyphylla Miq.),
Lộc nhung (Cornu cervi parvum), …
8.2.7. Phương pháp hóa đàm nhuyễn kiên:
8.2.7.1. Chỉ định:
Dùng cho các loại ung thư có khối u và hạch sưng to, thường kết
hợp với phép hành khí hoạt huyết, tuỳ theo tình trạng bệnh mà kết hợp với các
phép khác như bổ khí, thanh nhiệt giải độc, …
8.2.7.2. Vị thuốc thường dùng:
Xuyên bối mẫu (Bullus Fritillariae cirrlosae), Qua lâu nhân
(Trichosanthes sp), Hổ tai (Laminaria japonica), Rong mơ (Sargassum sp.), Ngưu
hoàng (Arctium lappa L.), Tiền hồ (Peucedanum decursivum Maxim.), Cát cánh
(Platycodon grandiflorum A. DC.),…
Luận văn Tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh
vật
37
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: Trần Thị
Diệu
9. PHÒNG BỆNH UNG THƯ [BAN, 1998]
9.1. Phòng bệnh ung thư bởi tránh các tác nhân gây ung thư:
- Tránh tia mặt trời.
- Tránh tiếp xúc với các tia xạ.
- Không sử dụng và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các hóa chất, đặc biệt các chất
độc.
- Phải chạy chữa tích cực đối với các bệnh siêu vi trùng, phòng ung thư
gan bằng tiêm vaccin chống viêm gan B.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào.

- Không uống rượu…
9. 2. Phòng ung thư bằng sử dụng các chất có tác dụng chống ung thư:
- Hạn chế thức ăn có mỡ động vật.
- Ăn nhiều rau và hoa quả để cung cấp các vitamin và vi khoáng A, E,
C…
- Giảm bớt thức chiên, xào, nướng, ăn thịt đỏ vừa phải.
- Uống nước chè xanh giàu polyphenol trong phòng chống ung thư.
- Ăn thức ăn chứa chất allyl sullur có tác dụng kháng ung thư.
10. TÌNH HÌNH UNG THƯ Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
10.1. Tình hình ung thư ở Việt Nam
Hiện nay chưa có một thống kê nào chính xác về tỉ lệ bệnh ung thư ở Việt
Nam, do nhiều nguyên nhân như:
- Ít được quan tâm từ các nhà quản lý Y tế.
- Chất lượng của nguồn số liệu ban đầu còn nhiều vấn đề phải bàn.
- Dân cư và việc chia địa giới hành chính chưa ổn định.
- Thiếu số liệu về tình hình tử vong do bệnh ung thư gây ra, sự giống
nhau về tên họ của người Việt Nam, Gây cản trở trong việc tổ chức ghi nhận
số liệu bệnh ung thư ở Việt Nam, chỉ dựa vào thống kê ở một số bệnh viện.
Theo thống kê của bệnh viện K Hà Nội, số trường hợp ung thư xuất hiện trong cả
nước vào năm 2000 ước tính khoảng 36.024 trường hợp mắc bệnh ở nam giới (tính trên
100.000 người) và 32.786 trường hợp ở nữ giới (tính trên 100.000 người). Ở nam giới
Luận văn Tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh
vật
38
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: Trần Thị
Diệu
ung thư phổi đứng hàng đầu. Năm 2000, cứ khoảng 100.000 dân thì có khoảng 6.905
trường hợp ung thư phổi xuất hiện trong cả nước, kế đó là ung thư dạ dày (với khoảng
5.711 trường hợp trong 100.000 dân), ung thư gan, ung thư đại tràng, ung thư vòm họng.
Ở nữ giới, ung thư vú đứng hàng đầu, cứ trên 100.000 dân thì ước tính khoảng 5.538

trường hợp ung thư vú mới vào năm 2000, tiếp theo là ung thư cổ tử cung, ung thư dạ
dày, ung thư đại trực tràng, ung thư phổi
Nguồn: />
Hình 2: Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở nữ giới vào năm 2000 tại Việt Nam
(Bệnh viện K Hà Nội)
10.2. Tình hình ung thư trên thế giới
Theo tài liệu của tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1984, trên thế giới mỗi
năm ước tính có khoảng 5,9 triệu người bị ung thư, trong đó 3 triệu ở các nước
đang phát triển, và hơn 2 triệu ở các nước phát triển.
Các ung thư phổ biến theo thứ tự: dạ dày, phổi, vú, ruột, cổ tử cung,
miệng, hầu, thực quản, gan.
Các bệnh ung thư đang có xu hướng phát triển: phổi, dạ dày, gan ở nam
và vú ở nữ. Các bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật đang có xu hướng
giảm [Ban, 2001].
Luận văn Tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh
vật
39
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: Trần Thị
Diệu
Hàng năm, số người chết do bệnh ung thư trên toàn thế giới ước khoảng
4,3 triệu, trong đó 2 triệu ở các nước phát triển và 2,3 triệu ở các nước đang
phát triển [Kỳ, 1994].
Số tử vong do ung thư ước tính ở các Châu như sau [Kỳ, 1994]:
- Châu Á: 1.858.000
- Châu Âu: 1.398.000
- Châu Mỹ: 447.000
- Châu Phi: 291.000
- Châu Đại Dương: 32.000
Trung bình 1/10 trường hợp chết là do ung thư và ước tính đến
năm 2000, tổng số tử vong do ung thư trên toàn thế giới sẽ vào khoảng 8 triệu

mỗi năm [Kỳ, 1994].
11. NHỮNG HỢP CHẤT CHỨA TRONG THỰC VẬT CÓ KHẢ NĂNG
PHÒNG VÀ TRỊ UNG THƯ [Chiêu và Hải, 1999]
11.1. Vitamin A:
Carôten (tiền vitamin A) là hình thức tồn tại chủ yếu của vitamin A trong
hoa quả và rau tươi.
Các chứng cứ nghiên cứu chứng tỏ rằng, ít nhất vitamin A chống lại 8
loại ung thư: ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vòm miệng, ung thư kết
tràng, ung thư trực tràng, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt.
Ở Chicago chỉ ra rằng những người ăn nhiều rau quả chứa nhiều vitamin
A thì cứ 500 người có 2 người bị ung thư phổi. Đối với những người không
thường xuyên ăn rau quả thì tỉ lệ này tăng gấp 7 lần.
Ở Nhật Bản, số người ăn rau xanh chứa nhiều vitamin A, tỉ lệ mắc bệnh
ung thư phổi ít hơn 30% so với số người ăn ít rau xanh, tỉ lệ mắc bệnh ung thư
dạ dày cũng thấp.
Theo lý luận hiện đại, có thể khái quát khả năng phòng chống ung thư
của vitamin A do những cơ chế sau:
Luận văn Tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh
vật
40
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: Trần Thị
Diệu
- Khống chế phân hóa tế bào thượng bì, cản trở phát triển tế bào dạng
vảy, nghịch chuyển biến tế bào dạng vảy xúc tiến bình thường hóa thói quen
của tế bào thượng bì.
- Carôten cũng là chất chống oxy hóa, có thể loại bỏ gốc tự do của oxy,
ngăn ngừa xảy ra gốc phản ứng tự do kiểu mắc xích (ví dụ chất béo qua tác
dụng oxy hóa) cùng với oxy hóa tự thân loại xúc tác oxy hóa.
- Vitamin A cản trở sự kết hợp chặt chẽ chất gây ung thư với ADN.
- Vitamin A có thể tăng sức miễn dịch của cơ thể.

- Vitamin A có thể ức chế tế bào khối u đối với sự hợp thành E2 (PGE2)
của tuyến tiền liệt.
- Vitamin A có khả năng tăng cường sự thích nghi đối với môi trường, từ
đó mà tu chỉnh lại sự tổn thương của ADN, ngăn cản sinh trưởng khối u, thậm
chí làm khối u tiêu dần và tế bào trở lại bình thường.
- Vitamin A có thể hạn chế nhân tố phát triển của các chứng viêm: mụt
nhọt, mẩn ngứa, …
- Những thực vật chứa Caroten: Khoai lang (Ipomoea batatas), Cà rốt
(Daucus carota L.), Hẹ (Allium odorum L.), Bí đỏ (Cucurbita maxima Đ.), Ớt
(Capisicum frutescens), Hành (Allium fistulosum L.), Rau dền (lục) (Amaranthus
tricolor), Rau má (Centella asiatica L.), …
11.2. Vitamin C:
Viện nghiên cứu khoa học Mỹ (DNC) đã thu nhập nhiều chứng cứ về khả
năng chống ung thư của vitamin C và khuyến khích chúng ta mỗi ngày cần ăn
nhiều thức ăn chứa nhiều vitamin C. Trên thực tế hoa quả và rau là nguồn cung
cấp vitamin C tốt nhất.
Cơ chế chống ung thư của vitamin C:
- Vitamin C có thể cản trở hợp thành chất Nitrosamine trong cơ thể.
- Viatmin C có thể cản trở hoạt hóa chất Nitrosamine ngoại lai.
- Vitamin C có khả năng giải trừ độc tính ngoại lai gây ung thư.
- Vitamin C có khả năng nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể, trong
đó quan trọng nhất là gia tăng số lượng và hoạt lực của tế bào Limpha T, từ đó
mà chống lại hoặc tiêu diệt tế bào của ung thư.
Luận văn Tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh
vật
41
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: Trần Thị
Diệu
- Vitamin là loại chất oxy hóa, nhờ đó mà phát huy tác dụng chống ung
thư.

- Vitamin C có tác dụng chống bức xạ tia X, do đó bảo vệ được tế bào
bình thường.
- Vitamin C tăng cường “chất giữa” của tế bào, tăng khả năng bao vây và
tiêu diệt tế bào ung thư hoặc vô hiệu nó, làm cho tế bào ung thư phải nằm chết
trong tổ chức sẹo.
- Sản phẩm oxy hóa của Vitamin C có tác dụng chống ung thư rất đắc lực.
- Vitamin C thông qua thúc đẩy hợp thành chất gây nhiễu, chống lại tế
bào gây ung thư và bệnh độc gây ung thư.
11.3. Chất xơ:
- Cơ chế chống ung thư của chất xơ:
+ Hình thành thể tích rất lớn trong đường tiêu hóa, pha loãng các
chất gây ung thư trong đường ruột.
+ Chất xơ có khả năng tăng nhanh thời gian đi qua đường ruột, do
đó có thể giảm thiểu thời gian chất ung thư lưu lại trong đường tiêu hóa


hội phát sinh ung thư ruột, ung thư kết tràng càng nhỏ.
Nguồn chất xơ tốt nhất là ở trong các loại đậu, hoa quả và rau: Đậu trắng
(Vigna unguiculata L.), Đậu xanh [Vigna radiata (L.) N. Wilezek], Cà chua
(Lycopersicon esculentum Mill.), Bầu (Lagenaria riceraria Stande.), Mướp
(Luffa cylirica L.), Bí đao (Benicasa hispida Thunb.), Dứa (Ananas comosus L.),
Dưa chuột (Cucumis satims L.), Gạo lức (Oryza sativa L.),…
11.4. Selen (Se):
Selen là một khoáng chất kháng ung thư rất mạnh.
- Năm 1964, Baoman phát hiện Selen có tác dụng ức chế gan dự phát của
chuột trưởng thành từ 52% xuống 27%.
- Năm 1977, Zacareli cho Selen vào thức ăn uống của chuột trưởng thành
thì tỉ lệ ung thư gan dự phát từ 92% xuống 64%, rồi xuống 46%.
Cơ chế chống ung thư của Selen:
Luận văn Tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh

vật
42
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: Trần Thị
Diệu
- Selen kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể, tác dụng phòng trị ung
thư rất đắc lực.
- Selen là chất oxy hóa có khả năng giải trừ các sản phẩm, đó là các nhân
tố gây ung thư.
- Selen có tác dụng bảo vệ nguyên vẹn tế bào mô, tức là giữ cho kết cấu tế
bào mô không bị các chất oxy hóa gốc tự do xâm phạm.
- Selen có tác dụng bảo vệ công năng kết cấu của protit và phân tử ADN,
tránh sự phá hoại của các gốc tự do.
- Selen ức chế hoạt lực của các chất gây ung thư và tăng tốc độ giải độc.
- Selen còn tác dụng kháng độc thủy ngân, a sen, giúp cho con người
chống độc trong môi trường ô nhiễm.
- Selen có khả năng kích thích quá trình tích lũy AMP, chất này có tác
dụng ức chế sự hợp thành chất ung thư trong tế bào ADN, hạn chế tăng trưởng
tế bào ung thư ác tính thành tế bào lành tính. Do giải độc chất gây ung thư và
ức chế tế bào ung thư, tạo điều kiện cho tế bào ADN hồi phục, tức là xúc tiến
khôi phục phân tử ADN.
- Một số nghiên cứu khác cho biết Selen có tác dụng bảo vệ nhiễm sắc thể
(NST) tránh sự xâm hại của độc chất.
Trong thực vật lượng selen tương đối ít như ngũ cốc, tỏi, mè,…
11.5. Molipden (Mo)
Molipđen có liên quan đến ung thư thực quản. Mo là một bộ phận cấu
thành chất xúc tác có khả năng hoàn nguyên nitrô zamin có trong cây cỏ, chất
này biến nitrôzamin thành nitơ, từ đó giải trừ năng lực chất gây ung thư, ngăn
ngừa bệnh ung thư.
Những thực phẩm có nhiều molipđen như các loại đậu.
11.6. Mangan (Mn):

Theo y học hiện đại phát hiện ra rằng, tế bào ung thư thiếu hợp chất
dung môi oxy hoá MnSOD (Manganese superoxide dismutase), bất luận tự phát
hay không tự phát, khi phát bệnh ung thư chất MnSOD tế bào giảm thiểu. Chất
xúc tác này có khả năng trừ khử các gốc oxy hoá tự do trong cơ thể, như vậy nó
Luận văn Tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh
vật
43
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: Trần Thị
Diệu
là một chất chống oxy hóa. Do đó, Mangan là một khoáng chất có khả năng
chống ung thư.
11.7. Canxi (Ca):
Canxi có khả năng hạn chế tế bào ung thư tăng trưởng và kết hợp với axit
béo thành hợp chất không hòa tan bài tiết ra ngoài, từ đó nó có tác dụng kháng
chất béo và axit mật. Canxi có khả năng thay thế chất xúc tiến gây ung thư, do
đó hạn chế ung thư kết tràng, ung thư trực tràng.
12. PHÂN BIỆT KHỐI U ÁC TÍNH VÀ KHỐI U LÀNH TÍNH
[Bảy, 2004]
Bảng 2: Phân biệt khối u lành tính và khối u ác tính [ Bảy, 2004].
KHỐI U LÀNH TÍNH KHỐI U ÁC TÍNH
Luận văn Tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh
vật
44
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: Trần Thị
Diệu
Nhìn dưới
k
í
n
h

h
iể
n
vi
Hình thái tương tự như tổ
chức bình thường.
Tổ chức tế bào không theo qui tắc,
khác biệt rất nhiều với tế bào bình
thường, thường có dị hình hoặc hình
dạng ấu trĩ.
Cách thức
sinh trưởng
Sinh trưởng có tính bành
trướng rất to, giới hạn
thấy rõ.
Sinh trưởng có tính lan tràn, không
giới hạn.
Màng bao Hoàn chỉnh. Không có hoặc không hoàn chỉnh.
Tốc độ sinh
trưởng
Sinh trưởng chậm, có khi
sinh trưởng đến một mức
độ nào đó thì ngừng, hoặc
khối u tự tan mất.
Tốc độ sinh tưởng nhanh, trong một
thời gian ngắn đã to thấy rõ, thường
xuất hiện các mụn hoại tử, chảy
máu.
Di chuyển Không di chuyển.
Thường phát sinh cục bộ hoặc di

chuyển nhanh.
Tái phát
Sau khi mổ tận gốc không
tái phát.
Không dễ mổ tận gốc, rất dễ tái phát.
Hậu quả
v

s
a
u
Không có tai hại, không
ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Nhưng ở vị trí quan trọng
có thể uy hiếp tính mệnh.
Không tốt, về sau thường phát sinh
các bệnh nguy hiểm, đe dọa tính
mạng.
Thời gian
b

n
h
Dài. Ngắn hơn.
Luận văn Tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh
vật
45
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: Trần Thị
Diệu
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN

 & 
1. PHƯƠNG PHÁP
- Thảm khảo các tài liệu về Phân loại học Thực vật và Thực vật dược, các tài
liệu về ung thư và cách phòng trị bệnh ung thư.
- Thu thập kiến thức, kinh nghiệm từ các Lương y, Bác sĩ Đông y ở các Trạm
thuốc nam, Nhà thuốc dân tộc, Bệnh viện Y học dân tộc trong việc điều trị ung thư.
- Thu mẫu, chụp ảnh và làm bộ sưu tập về một số loài Thực vật phòng chống
ung thư có phổ biến ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
- Phân loại các mẫu cây thu được.
2. PHƯƠNG TIỆN
- Camera kỹ thuật số, hiệu Sony Cyber-shot DSC-ST80.
- Kính lúp, kính hiển vi quang học.
- Dụng cụ thu mẫu (kéo cắt cây, bọc nilông, ).
- Giấy, viết, tài liệu, sách báo có liên quan.
- Máy vi tính.
Luận văn Tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh
vật
46
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: Trần Thị
Diệu
PHẦN IV: KẾT QUẢ, THẢO LUẬN
&
Qua khảo sát thực tế ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, chúng tôi đã sưu
tầm được 68 loài cây thuộc 36 họ Thực vật có khả năng phòng và trị ung thư. Những
loài cây này đều thuộc ngành Thực vật hột kín (Angiospermatophyta).
1. NHỮNG CÂY THUỐC CHỮA BỆNH UNG THƯ DA, UNG THƯ
XƯƠNG, UNG THƯ MÁU, U CỐT NHỤC, LIMPHO
Trong 68 loài thực vật sưu tầm được ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long thì
có 19 loài thực vật thuộc 13 họ khác nhau với khoảng 66 bài thuốc có tác dụng chữa
bệnh ung thư da, ung thư xương, ung thư máu, u cốt nhục, limpho.

Bảng 4: Phân loại, bộ phận dùng của 18 loài thực vật có tác dụng chữa bệnh
ung thư da, ung thư xương, ung thư máu, u cốt nhục, limpho
TT Tên cây Tên khoa học Họ
Bộ phận
dùng
Phòng và
trị
1
Rau diếp

Houttuynia cordata
Thunb.
Saururaceae Toàn thân
Ung thư da
2 Cà rốt Daucus carota L Umbelliferea Củ, quả
3 Lúa Oryza sativa L. Poaceae Hạt, rễ
4 Đậu nành Glycine max (L.) Fabaceae Hạt
5 Tre nhà
Bambusa bambos (L.)
Voss.
Poaceae Lá, thân
6
Hoa hướng
dương
Helianthus annuus L. Assteraceae Hoa
7 Cà tím Solanum melongena L. Solanaceae Quả
8 Bí đỏ Cucurbita maxima Đ. Cucurbitaceae Quả, hạt
9 Đậu xanh Phaseolus ayreus Fabaceae Hạt
Luận văn Tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh
vật

47

×