Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
0
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
MAI THỊ LAN ANH
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI NGUYÊN
ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
MAI THỊ LAN ANH
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI NGUYÊN
ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TSKH. NGUYỄN VĂN HỘ
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
Lời cảm ơn
Em xin trân trọng cảm ơn:
- Ban Giám hiệu, các phòng ban chức năng, Khoa sau đại học, Khoa Tâm lý
Giáo dục trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ
em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
- Ban Giám hiệu các phòng ban chức năng, các thầy cô giáo và các bạn sinh
viên trƣờng Đại học Y Dƣợc - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện tốt nhất cho
tôi trong quá trình học tập, và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
- GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ - Ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và
giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
- Các thầy cô giáo trong khoa Tâm lý giáo dục trƣờng Đại học - Đại học Thái
Nguyên đã dạy bảo cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp của mình.
Và cuối cùng là lời cảm ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp và các bạn
học viên lớp Quản lý Giáo dục K17 đã luôn động viên, khích lệ tôi trong thời gian
vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011
Học viên
Mai Thị Lan Anh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ vii
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu: 2
4. Giả thuyết khoa học 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Phạm vi nghiên cứu 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận 3
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 3
8. Đóng góp mới của đề tài 4
9. Cấu trúc nội dung luận văn 4
Chƣơng l: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH
VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ 5
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 5
1.2 Một số khái niệm công cụ 7
1.2.1. Khái niệm tín chỉ 7
1.2.2 Đào tạo theo học chế tín chỉ 7
1.2.3. Khái niệm quản lý hoạt động học 9
1.3. Những vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động học tập của sinh viên ở trƣờng Đại
học Y Dƣợc 10
1.3.1 Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên và bản chất của quá trình dạy học ở
Đại học 10
1.3.2. Quản lý hoạt động học tập của sinh viên ở trƣờng Đại học Y – Dƣợc theo
học chế tín chỉ 17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động học tập của sinh viên 33
1.4.1. Yếu tố khách quan 33
1.4.2. Yếu tố chủ quan 34
Tiểu kết chƣơng 1 37
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI NGUYÊN 38
2.1. Vài nét khái quát về trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên 38
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 38
2.1.2. Về bộ máy tổ chức và quản lý nhà trƣờng 38
2.1.3. Quy mô và chất lƣợng đào tạo của Trƣờng 39
2.1.4. Đội ngũ giảng viên và cơ sở vật của Trƣờng 41
2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên ở Trƣờng Đại học
Y Dƣợc Thái Nguyên đào tạo theo HCTC 43
2.2.1. Thực trạng hoạt động học tập của sinh viên 43
2.2.2. Nhận định chung 50
2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên trƣờng Đại học Y
Dƣợc Thái Nguyên đào tạo theo HCTC 51
2.3.1. Thực trạng công tác hƣớng dẫn sinh viên xây dựng và thực hiện kế hoạch
học tập cá nhân 52
2.3.2. Thực trạng quản lý chƣơng trình học tập của sinh viên 53
2.3.3. Thực trạng quản lý nề nếp học tập của sinh viên 53
2.3.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học 54
2.3.5 Huy động nguồn lực để quản lý quá trình học tập của sinh viên 54
2.3.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 55
2.3.7 Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ quá trình học tập của sinh viên 55
Tiểu kết chƣơng 2 56
Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH
VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI NGUYÊN ĐÀO TẠO THEO HỌC
CHẾ TÍN CHỈ 57
3.1. Vài nét về mục tiêu chiến lƣợc phát triển trong bối cảnh mới của Trƣờng 57
3.1.1. Mục tiêu đến năm 2015 57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
3.1.2. Phƣơng hƣớng 58
3.2. Một số nguyên tắc lựa chọn biện pháp 60
3.2.1. Nguyên tắc tính hệ thống 61
3.2.2. Nguyên tắc tính thực tiễn 61
3.2.3. Nguyên tắc tính hiệu quả 62
3.3. Biện pháp 62
3.3.1. Biện pháp 1. Giáo dục động cơ, thái độ học tập đúng đắn và ý chí tự học
cho sinh viên 62
3.3.2. Biện pháp 2. Tăng cƣờng giúp đỡ sinh viên xây dựng kế hoạch học tập
bám sát vào sự đổi mới quy trình ĐT theo HCTC 65
3.3.3. Biện pháp 3. Tổ chức cho giảng viên có điều kiện thuận lợi thực hiện
hoạt động giảng dạy theo HCTC và hƣớng dẫn có hiệu quả cho SV trong hoạt
động học tập theo HCTC 68
3.3.4. Biện pháp 4. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các Khoa, phòng ban chức
năng, Thƣ viện trong Nhà trƣờng hỗ trợ cơ sở vật chất cho giảng viên hƣớng
dẫn sinh viên học tập đáp ứng yêu cầu đào tạo theo HCTC 71
3.3.5. Biện pháp 5. Kịp thời kiểm tra, đánh giá thúc đẩy hoạt động học tập của
sinh viên để thực hiện đào tạo theo HCTC 74
3.3.6. Biện pháp 6. Hoàn thiện công tác của phòng Đào tạo và các bộ phận liên
quan hƣớng vào việc nâng cao kết quả hoạt động học tập của sinh viên theo
HCTC 76
3.4. Thăm dò sự nhận thức về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 78
3.5. Mối liên hệ giữa các biện pháp 82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 83
1. Kết luận 83
2. Khuyến nghị 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐNCB
: Đội ngũ cán bộ
ĐT
: Đào tạo
GD
: Giáo dục
GV
: Giảng viên
HCTC
: Học chế tín chỉ
HĐDH
: Hoạt động dạy học
HĐGD
: Hoạt động giảng dạy
HĐHT
: Hoạt động học tập
HS
: Học sinh
NCKH
: NCKH
NLTH
: Năng lực tự học
NXb
: Nhà xuất bản
QLĐT
: Quản lý đào tạo
QLGD
: Quản lý giáo dục
QLHĐHT
: Quản lý hoạt động học tập
SV
: Sinh viên
TH
: Tự học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Danh mục bảng
Bảng 2.1. Kết quả tốt nghiệp của sinh viên hệ chính quy 40
Bảng 2.2. Kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên 41
Bảng 2.3. Nhận thức của sinh viên về hoạt động học 44
Bảng 2.4. Thói quan sinh viên dành cho hoạt động 45
Bảng 2.5. Vai trò hoạt động tự học của sinh viên 45
Bảng 2.6. Quan điểm của sinh viên về phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên 49
Bảng 3.l. Tổng hợp tính cần thiết của các biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt
động học tập của sinh viên 79
Bảng 3.2. Tổng hợp tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐHTcủa sinh viên 81
Danh mục biểu đồ.
Biểu đồ 3.l. Tổng hợp tính cần thiết của các biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả
hoạt động học tập học của sinh viên 80
Biểu đồ 3.2. Tổng hợp tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐHT của sinh viên 81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, Giáo dục và Đào
tạo đƣợc coi là quốc sách hàng đầu. Nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lƣợng
cao cho đất nƣớc, các trƣờng đại học cần phải đổi mới nội dung, chƣơng trình,
phƣơng pháp và phƣơng thức đào tạo. Thực hiện Nghị quyết số 37/2004/QH11
khóa XI, kỳ họp thứ 6 của Quốc hội về giáo dục, Chính phủ có Chƣơng trình hành
động kèm theo Quyết định số 73/2005/QĐ-TTg ngày 06/4/2005 của Thủ tƣớng
chính phủ. Chƣơng trình hành động của Chính phủ có đề cập đến vấn đề phát triển
giáo dục đại học trên cơ sở xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án đổi mới giáo dục
đại học theo hƣớng tập trung vào các vấn đề, trong đó có đề cập đến điều chỉnh, bổ
sung, hoàn thiện cơ chế chính sách, quy chế đào tạo, tuyển sinh theo hƣớng mở
rộng áp dụng học chế tín chỉ (HCTC) trong đào tạo đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các trƣờng đại học chuẩn bị mọi
điều kiện để có thể chuyển đổi đào tạo theo HCTC vào năm 2010. Đảng uỷ Đại học
Thái Nguyên ra nghị quyết các trƣờng phải chuyển đổi đào tạo theo HCTC từ năm
học 2008-2009.
Từ năm học 2009 – 2010 trở về trƣớc, phần lớn các trƣờng đại học ở Việt
Nam vẫn áp dụng hình thức đào tạo theo niên chế. Đây là phƣơng thức đào tạo đã
có từ rất lâu. Với phƣơng thức đào tạo này, hàng vạn kỹ sƣ, bác sĩ, cử nhân đại học
đã tốt nghiệp và đang phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất
nƣớc cũng nhƣ xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay. Tuy nhiên, đào tạo theo niên
chế đang bộc lộ một số nhƣợc điểm, đó là không mang tính mềm dẻo, chƣa có lợi
cho ngƣời học, ngƣời học thiếu chủ động trong việc tự lựa chọn hình thức và nội
dung học tập phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của riêng mình Trƣờng Đại học
Y Dƣợc Thái Nguyên bắt đầu thực hiện hình thức đào tạo theo HCTC từ năm học
2008 – 2009, hình thức đào tạo này đòi hỏi tính chủ động, sáng tạo của sinh viên rất
cao, tạo điều kiện tốt nhất cho ngƣời học phát huy cao độ năng lực của bản thân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Tuy nhiên, đào tạo theo HCTC đòi hỏi sinh viên phải nắm chắc Quy chế đào tạo và
đƣợc tƣ vấn đầy đủ, để lập đƣợc kế hoạch học tập thật phù hợp với điều kiện và
năng lực cụ thể của mình. Hơn nữa, sinh viên phải tiếp cận đƣợc với phƣơng pháp
học tập chủ động, lấy tự học và học tập theo nhóm làm chính, để đáp ứng đƣợc yêu
cầu của đào tạo và quan điểm học tập suốt đời của thời đại ngày nay.
Đào tạo theo HCTC là một hình thức đào tạo còn mới đối với đa số các
trƣờng Đại học và cao đẳng ở nƣớc ta nói chung và ở trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái
Nguyên nói riêng. Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Các
biện pháp quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên đào tạo theo học chế tín chỉ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận, thực thực trạng hoạt động học của sinh viên trƣờng Đại
học Y Dƣợc Thái Nguyên; đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động học của sinh
viên trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên theo học chế tín chỉ nhằm nâng cao chất
lƣợng đào tạo của nhà trƣờng để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu: Quản lý quá trình dạy học theo học chế tín chỉ ở
trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái nguyên.
Khách thể điều tra:
+ Sinh viên hệ chính quy năm thứ hai đang đƣợc học tập theo hình thức đào
tạo theo HCTC.
+ Giảng viên các khoa, bộ môn đang thực hiện giảng dạy theo hình thức đào
tạo theo HCTC.
+ Cán bộ quản lý nhà trƣờng.
Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động học tập của sinh
viên trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên. Theo học chế tín chỉ.
4. Giả thuyết khoa học
Chất lƣợng đào tạo cán bộ Y tế theo học chế tín chỉ ở trƣờng ĐH Y- Dƣợc
Thái Nguyên phụ thuộc và năng lực, tính tích cực tự học, tự nghiên cứu của sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
viên, nếu đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động học có căn cứ khoa học, có cơ
sở thực tiễn và khả thi sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo đội ngũ cán bộ y tế
đáp ứng yêu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động học tập của sinh viên đại
học Y Dƣợc theo học chế tín chỉ.
- Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên trƣờng Đại
học Y Dƣợc Thái Nguyên theo học chế tín chỉ.
- Đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động học tập của sinh viên trƣờng
Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên theo học chế tín chỉ.
- Tổ chức khảo nghiệm.
6. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện nghiên cứu có hạn, chúng tôi chỉ khảo sát thực trạng hoạt động
học của sinh viên chính quy năm thứ nhất, năm thứ hai hệ BSĐK, Dƣợc sĩ đại học,
Cử nhân điều dƣỡng và nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động học của nhà trƣờng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá các tài liệu
và các văn bản.
- Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử vấn đề, phát hiện và khai thác những khía
cạnh mà công trình trƣớc đây chƣa đề cập đến, làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp quan sát, điều tra bằng ankét về thực trạng hoạt động tự học và
quá trình quản lý hoạt động tự học của sinh viên trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên.
- Phƣơng pháp xin ý kiến chuyên gia góp ý về cách xử lý kết quả điều tra,
các biện pháp quản lý.
- Tổng kết kinh nghiệm trong quản lý hoạt động tự học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
8. Đóng góp mới của đề tài
- Chỉ ra đƣợc thực trạng quản lý hoạt động học của sinh viên trƣờng Đại học Y
Dƣợc Thái Nguyên trong đào tạo theo HCTC.
- Đề ra các biện pháp quản lý hoạt động học, các phƣơng pháp kiểm tra đánh
giá cho phù hợp với đối tƣợng đào tạo theo HCTC.
9. Cấu trúc nội dung luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động học tập của sinh viên Đại học
Y Dƣợc theo học chế tín chỉ.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên trƣờng Đại học
Y Dƣợc Thái Nguyên theo học chế tín chỉ.
Chƣơng 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động học tập của sinh viên trƣờng
Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên theo học chế tín chỉ.
Kết luận, kiến nghị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Chƣơng l
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trong tiến trình phát triển chung của nhân loại, tri thức có vai trò to lớn thúc
đẩy sự tiến bộ của xã hội. Sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia đều dựa trên
nền tảng tri thức và muốn có tri thức thì phải phát triển giáo dục (GD). Ý thức sâu
sắc về vai trò, tầm quan trọng của tri thức, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi GD - ĐT
là quốc sách hàng đầu. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang nỗ lực xây dựng
một xã hội học tập với phƣơng hƣớng, con đƣờng thực hiện là kết hợp đến trƣờng,
GD từ xa và tự học (TH). Trong đó TH để trƣởng thành là vô cùng quan trọng.
Một trong những đặc trƣng cơ bản quan trọng nhất trong xã hội học tập là tƣ
tƣởng TH tập suốt đời. Vì “Việc học không bao giờ là muộn" (Ngạn ngữ) hay “Bác
học không có nghĩa là ngừng học" (Đác-uyn). Quan niệm TH và học tập suốt đời
nổi lên trong thời đại ngày nay nhƣ một chìa khoá mở cửa đi vào thế kỷ 21 - thế
giới của nền kinh tế tri thức.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề GD, vấn đề học tập và rèn luyện.
Bác cho rằng học tập giúp con ngƣời tiến bộ, nâng cao phẩm chất, mở rộng hiểu biết,
làm thay đổi hiệu quả lao động. Đặc biệt, Bác rất nhấn mạnh đến tác dụng của TH. Tại
Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập khai mạc ngày 6
tháng 5 năm 1950, Bác đã khuyên học viên: “Không phải có thầy thì học, thầy không
đến thì đùa. Phải biết tự động học tập”. Ở tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (1947) [17,
Tr.57]. Nhƣ vậy, theo Bác việc TH giữ vai trò rất quan trọng, có tác dụng quyết định
cho kết quả học tập. Việc TH phải xuất phát từ động lực của chính bản thân ngƣời học,
nhƣng vẫn cần sự hỗ trợ, tác động từ môi trƣờng học tập, cần sự chỉ đạo hƣớng dẫn của
nhà trƣờng, của ngƣời thầy.
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh bàn về việc "lấy tự học làm gốc" đã đƣợc nhân dân ta
luôn coi trọng. Điều 5 của Luật Giáo dục 2005 quy định "Phương pháp giáo dục phải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng
cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn
lên"; "… đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh phát triển phong trào
tự học, tự đào tạo "; "… tạo ra năng lực tự học sáng tạo của mỗi học sinh" [9].
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện GD đại học
Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 nêu rõ: “Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển
sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích
luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp
theo ở trong nước và ở nước ngoài”[10]. Để đáp ứng yêu cầu ĐT nguồn nhân lực
cho đất nƣớc trong thời kỳ hội nhập quốc tế, trong đó, vấn đề đổi mới phƣơng thức
ĐT và QLĐT theo hƣớng hiện đại hoá đã và đang trở thành một yêu cầu cấp bách.
Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên đang trong cơ chế chuyển đổi từ phƣơng
thức ĐT theo niên chế học phần sang phƣơng thức ĐT theo học chế tín chỉ (HCTC),
điều này vừa đồng thời tạo ra vừa đòi hỏi một sự thay đổi lớn về công tác QLĐT
của Nhà trƣờng. Đối với phƣơng thức ĐT theo HCTC, việc TH, tự nghiên cứu của
sinh viên (SV) đƣợc coi là nhân tố quan trọng, quyết định việc đẩy mạnh chất lƣợng
ĐT của Trƣờng.
Chuyển sang phƣơng thức ĐT theo HCTC tạo ra sự thay đổi lớn về phƣơng
cách, thói quen dạy - học của ngƣời dạy lẫn ngƣời học. Đối với hình thức ĐT này
thì khối lƣợng giờ giảng trên lớp sẽ giảm đi, mà sẽ tăng thời gian tự học, tự nghiên
cứu của SV. Vì vậy, khi áp dụng ĐT theo HCTC, việc TH, tự nghiên cứu của SV có
vai trò hết sức quan trọng, mang tính quyết định hiệu quả chất lƣợng ĐT. Trƣờng
Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên cũng đang tổ chức thực hiện chuyển đổi hình thức
ĐT từ niên chế học phần sang hình thức ĐT theo HCTC. Có thể thấy, trong nhiều
tài liệu nghiên cứu về HĐTH, các nhà nghiên cứu đều khẳng định TH không phải là
một đề tài mới lạ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu HĐTH trong HCTC vẫn còn là vấn
đề mới. Vì vậy, trong luận văn này tác giả tập trung vào việc xây dựng các biện
pháp QLHĐTH của SV Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên nhằm nâng cao hiệu
quả HĐTH, nâng cao chất lƣợng ĐT của Nhà trƣờng theo HCTC.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
1.2 Một số khái niệm công cụ
1.2.1. Khái niệm tín chỉ
Hệ thống tín chỉ cho phép SV đạt đƣợc văn bằng qua việc tích luỹ các kiến
thức, kỹ năng khác nhau đƣợc đo lƣờng bằng một đơn vị xác định căn cứ trên khối
lƣợng lao động học tập trung bình của một SV, gọi là tín chỉ (credit).
Trong các Từ điển bách khoa, các tài liệu về GD đại học có nhiều định nghĩa
khác nhau về tín chỉ. Theo định nghĩa của James Quann (Đại học Quốc gia
Washington): Tín chỉ học tập là một đại lƣợng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của
một ngƣời học bình thƣờng để học một môn học cụ thể, bao gồm: (1). Thời gian lên
lớp; (2). Thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã
đƣợc quy định ở thời khoá biểu; (3). Thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải
quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài, ; đối với các môn học lý thuyết 1 tín chỉ là
một giờ học trên lớp (với 2 giờ chuẩn bị ở nhà) trong 1 tuần và kéo dài trong 1 học
kỳ 15 tuần; đối với các môn học ở studio hay phòng thí nghiệm - ít nhất là 2 giờ
trong 1 tuần (với 1 giờ chuẩn bị ở nhà); đối với việc tự nghiên cứu - ít nhất là 3 giờ
làm việc trong 1 tuần [14].
Quyết định 31/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ GD & ĐT về việc
thí điểm tổ chức ĐT, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ
chính quy theo HCTC thì xác định: Tín chỉ là đơn vị dùng để đo khối lượng kiến
thức đồng thời là đơn vị để đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa trên số
lượng tín chỉ đã tích luỹ được. Mỗi tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết.
Để tiếp thu được 1 tiết học lý thuyết sinh viên cần ít nhất 2 tiết chuẩn bị cá nhân.
Cứ 30 tiết thảo luận trên lớp bài tập thí nghiệm hoặc 45 - 60 tiết thực tập, kiến tập,
làm tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt nghiệp được tính tương đương 1 tín chỉ [3].
1.2.2 Đào tạo theo học chế tín chỉ
Triết lý cơ bản của HCTC là "Tôn trọng người học, xem người học là trung tâm
của quá trình đào tạo". Nói cách khác, ĐT theo HCTC là hình thức ĐT hƣớng về
ngƣời học, tất cả vì ngƣời học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
* Đặc điểm của học chế tín chỉ:
Kiến thức đƣợc cấu trúc thành các mô-đun (học phần).
- Quá trình học tập là sự tích luỹ kiến thức của ngƣời học theo từng học phần.
- Đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ, lớp học tổ chức theo từng học phần.
- Một năm học có thể gồm 2 học kỳ chính (15 tuần học và 3 tuần thi) và có thể
có một học kỳ hè (5 tuần học và 1 tuần thi), hay gồm 3 học kỳ (12 tuần học và 3
tuần thi) hoặc chia làm 4 học kỳ (10 tuần học và 2 tuần thi).
- Đánh giá thƣờng xuyên, thang điểm 4 bậc (A,B,C,D hay 4,3,2,l)
- Quy định khối lƣợng kiến thức phải tích luỹ cho từng văn bằng. Xếp năm học
của ngƣời học theo khối lƣợng tín chỉ đã tích luỹ.
- Có hệ thống cố vấn học tập để tƣ vấn cho ngƣời học tự thiết kế chƣơng trình
học tập của mình.
- Chƣơng trình ĐT mềm dẻo: cùng với các học phần bắt buộc còn có các học
phần tự chọn và tuỳ ý, cho phép SV dễ dàng điều chỉnh ngành nghề ĐT trong quá
trình học tập.
- Không có thi tốt nghiệp, không tổ chức bảo vệ khoá luận tốt nghiệp đối với
các chƣơng trình cao đẳng hoặc đại học.
- Ổn định và công khai hoá chƣơng trình ĐT cho mỗi khoá học.
- Phƣơng thức quản lý SV sẽ thay đổi (theo hệ thống cố vấn học tập, theo số
chứng chỉ đã tích luỹ).
- Thu học phí tỷ lệ với khối lƣợng các học phần đăng ký học.
Hệ thống HCTC sở dĩ đƣợc truyền bá nhanh và áp dụng rộng rãi ở các trƣờng
đại học trên thế giới do có nhiều ƣu điểm vƣợt trội hơn so với hệ thống ĐT theo
niên chế học phần. Theo GS. Lê Thạc Cán, nếu kế hoạch ĐT theo niên chế có thể ví
nhƣ một tuyến đƣờng đã đƣợc vạch sẵn cho tất cả SV (trong một khoá) đi theo
trong suốt một khóa ĐT thì kế hoạch ĐT theo HCTC là một bản đồ học tập của một
hệ thống các tri thức lý luận và thực tiễn theo các ngành, chuyên ngành trên đó SV
có thể chọn tuyến đi, cách đi, tốc độ đi tới mục đích của mình căn cứ vào mục đích,
sở thích, điểm mạnh, điểm yếu cụ thể. Lộ trình học tập này có thể giúp SV điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
chỉnh tuyến đi lúc mục đích học tập của SV thay đổi theo nguyện vọng cá nhân, nhu
cầu của thị trƣờng nhân lực hoặc phát triển của khoa học và công nghệ. Học chế này
cho phép SV có cơ hội linh hoạt chuyển đổi ngành học, tạo ra một "ngôn ngữ
chung" giữa các trƣờng Đại học, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi SV giữa các
trƣờng trong nƣớc và trên thế giới, rất thuận lợi trong các chƣơng trình ĐT liên kết.
1.2.3. Khái niệm quản lý hoạt động học
Theo Harold Koontz: "Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối
hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu
của mọi nhà quản lý là nhằn hình thành một môi trường mà trong đó con người có
thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn
cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ thuật, còn kiến
thức có thể tổ chức về quản lý là một khoa học" [30, tr.33].
Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống: “Quản lý là phương thức tác động có
chủ đích của chủ thể quản lý lên hệ thống bao gồm hệ các quy tắc ràng buộc về
hành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính trội hợp lý
của cơ cấu và đưa hệ thống sớm đạt tới mục tiêu” [29].
"Quản lý (cai trị) là công việc của các bậc đại nhân. Đó là biết tập hợp quanh
mình những người hiền" (Mặc Tử, Trung Hoa).
Theo H.Fayol (l841 - 1925), nhà tƣ tƣởng Pháp: "Quản lý tức là lập kế hoạch,
tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra".
F.W.Taylor (1856 - 1915), ngƣời đƣợc coi là "cha đẻ của thuyết quản lý khoa
học" đã nêu lên tƣ tƣởng cốt lõi trong quản lý là: "Mỗi loại công việc dù nhỏ nhất
đều phải chuyên môn hoá và phải quản lý chặt chẽ". Theo ông: "Quản lý là nghệ
thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương
pháp tốt nhất và rẻ nhất".
Khái niệm quản lý đƣợc hiểu ở nhiều gốc độ khác nhau, theo chúng tôi: “Quản
lý là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý tới đối tượng bị
quản lý và khách thể quản lý nhằm chỉ huy điều hành các đối tượng quản lý để thực
hiện các mục tiêu quản lý đề ra”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Quản lý gắn liền với hoạt động có mục đích có kế hoạch và có quan hệ giữa
chủ thể quản lý với đối tƣợng quản lý, khách thể quản lý cả hai yếu tố này đều
hƣớng tới mục tiêu chung là mục tiêu của tổ chức.
Theo chóng t«i: Qu¶n lý gi¸o dôc trong nhµ tr-êng lµ qu¸ tr×nh t¸c ®éng cã
môc ®Ých, cã kÕ ho¹ch cña nhµ qu¶n lý ®Õn tÊt c¶ c¸c ®èi t-îng, kh¸ch thÓ qu¶n lý
nh»m huy ®éng mét c¸ch tèi ®a nguån lùc gi¸o dôc trong vµ ngoµi nhµ tr-êng ®Ó
thùc hiÖn môc tiªu gi¸o dôc ®Ò ra.
Hoạt động dạy và hoạt động học là hai mặt của một quá trình dạy học vì vậy
quản lý hoạt động dạy học không thể tách rời với quản lý hoạt động dạy của giảng
viên trong quá trình đào tạo ở trƣờng đại học, vì vậy chúng tôi hiểu quản lý hoạt
động học của sinh viên nhƣ sau:
Quản lý hoạt động học của sinh viên là những tác động có mục đích, có kế
hoạch của nhà quản lý tới quá trình học tập, nghiên cứu của sinh viên dưới sự chỉ
dẫn của giảng viên nhằm huy động tối đa năng lực tự học của sinh viên vào việc
thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo đặt ra.
Chủ thể quản lý là Hiệu trƣởng, Phòng chức năng nhà trƣờng và BCN các
khoa, trợ lý học tập, trƣởng các bộ môn, nhƣng ngƣời chịu trách nhiệm cao nhất
đóng vai trò là ngƣời chỉ đạo, tổ chức là Hiệu trƣởng nhà trƣờng.
Khách thể và đối tƣợng quản lý là sinh viên, quá trình học tập, nghiên cứu của
sinh viên dƣới sự dẫn dắt của giảng viên trong nhà trƣờng, các quy chế đào tạo theo
học chế tín chỉ vv
1.3. Những vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động học của sinh viên ở trƣờng Đại
học Y Dƣợc
1.3.1 Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên và bản chất của quá trình dạy học
ở Đại học
1.3.1.1. Đặc điểm tâm lý của thanh niên sinh viên
Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt đang trong quá trình tích luỹ tri thức
nghề nghiệp để trở thành những chuyên gia giỏi, những ngƣời lao động có tay nghề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
cao đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nƣớc, có lứa tuổi
từ 18 - 24 tuổi.
* Về mặt sinh lý:
Đây là giai đoạn hoàn tất sự thay đổi của cơ thể các cơ quan đã phát triển hoàn
chỉnh và ở giai đoạn sung sức nhất của cuộc đời. Đầu thời kỳ này, con ngƣời đã đạt
tới 9/10 chiều cao và 2/3 trọng lƣợng cơ thể trƣởng thành. Não bộ đã đạt tới trọng
lƣợng tối đa và số tế bào thần kinh đã phát triển đầy đủ. Hoạt động thần kinh cao
cấp đã đạt tới mức trƣởng thành, làm cho trí tuệ SV vƣợt xa trí tuệ HS. Đặc điểm
quan trọng của thời kỳ này là tuổi dậy thì (Nguyễn Bính đã ví lúa thì con gái mƣợt
nhƣ nhung), các chức năng sinh sản phát triển đầy đủ. Nhiều yếu tố bẩm sinh di
truyền đƣợc phát triển dƣới điều kiện, môi trƣờng sống và môi trƣờng GD tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động nhận thức của SV. Chính vì thế Bác Hồ của chúng ta
đã nói: “Tuổi trẻ là mùa xuân của cuộc đời”.
* Về mặt tâm lý:
- Tự ý thức phát triển ở mức độ cao, thể hiện ở quá trình tự quan sát, tự phân
tích, tự kiểm tra, tự lập kế hoạch cho bản thân, tự đánh giá về hoạt động, …. tức là
khả năng tự tổ chức, điều khiển đánh giá để tìm ra con đƣờng cho riêng mình.
- Sự phát triển trí tuệ ở giai đoạn này đƣợc đặc trƣng bởi sự nâng cao năng lực
trí tuệ, phát triển tƣ duy sâu sắc, SV có khả năng giải quyết những nhiệm vụ trí tuệ
ngày một khó khăn, SV có tiến bộ rõ rệt trong lập luận logic, tƣởng tƣợng, khả năng
hình thành ý tƣởng trìu tƣợng, khả năng phán đoán, nhu cầu về hiểu biết nâng cao.
- Về tình cảm, thời kỳ này có nhiều xúc cảm nhiều tình huống mới nẩy sinh
đòi hỏi SV phải có những phán đoán, những quyết định đúng đắn.
- Sinh viên là những ngƣời có sức khoẻ, nhạy bén, năng động, nhanh tiếp thu
những cái mới tiến bộ, là những con ngƣời tiên phong của xã hội. Sống có lý tƣởng,
ở họ biết phấn đấu vƣơn tới những gì cho lý tƣởng, có định hƣớng rõ ràng về nghề
nghiệp và cuộc sống sau này. Có khát vọng vƣơn lên khẳng định mình, đƣợc cống
hiến hết mình cho tổ quốc cho nhân dân. Đây là lớp ngƣời cần đƣợc quan tâm đặc
biệt, là thế hệ cách mạng cho đời sau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
- Về mặt nhận thức: việc học tập của SV ngoài việc gắn liền với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tỏ quốc, học tập còn đƣợc đặt học trong mối quan hệ chặt chẽ với
vấn đề việc làm, thu nhập, sự phát triển và thành đạt của bản thân, học để nâng cao
chất lƣợng cuộc sống.
Nhƣ vậy, sinh viên là giai đoạn chuyển từ sự chín muồi về thể lực sang trưởng
thành về mặt phương diện xã hội, là giai đoạn ổn định tính cách, đặc biệt họ có vai
trò xã hội của người lớn. Sinh viên có kế hoạch riêng cho hoạt động của mình, xa
hơn nữa họ bắt đầu có con đường đi cho tương lai, cho cuộc đời phía trước của mình.
Xu hướng phát triển nhân cách của SV
Sự phát triển nhân cách của SV là một quá trình biện chứng của sự nảy sinh và
giải quyết các mâu thuẫn, là quá trình chuyển từ các yêu cầu bên ngoài thành yêu
cầu của bản thân SV, là quá trình tự vận động và hoạt động tích cực của chính bản
thân ngƣời SV: các mâu thuẫn chính là:
+ Mâu thuẫn giữa mơ ƣớc của SV với khả năng, điều kiện và kinh nghiệm để
thực hiện mơ ƣớc đó.
+ Mâu thuẫn giữa mong muốn học tập chuyên sâu chuyên ngành, những môn
học hợp sở thích với yêu cầu thực hiện toàn bộ chƣơng trình học tập.
+ Mâu thuẫn giữa khối lƣợng thông tin vô cùng phong phú với khả năng và
điều kiện xử lý thông tin.
* Sự phát triển nhân cách được diễn ra theo các hướng cơ bản sau:
- Niềm tin, xu hƣớng nghề nghiệp, năng lực cần thiết đƣợc củng cố và phát triển.
- Tình cảm, nghĩa vụ, tinh thần trách nhiệm, tính độc lập đƣợc nâng cao, cá
tính và lập trƣờng sống đƣợc bộc lộ rõ nét.
- Kỳ vọng đối với nghề nghiệp của SV đƣợc phát triển.
- Sự trƣởng thành về xã hội, tinh thần và đạo đức, những phẩm chất nghề
nghiệp ổn định và phát triển.
- Tính độc lập và sẵn sàng đối với hoạt động nghề nghiệp tƣơng lai đƣợc củng cố.
Tóm lại, lứa tuổi SV là giai đoạn đã phát triển các yếu tố về sinh lý, tâm lý xã
hội. Họ là ngƣời trƣởng thành cả về thể chất và tâm lý, có thể nói: “Sinh viên là lứa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
tuổi đạt đến trình độ sung mãn của đời người. Họ là lớp người giàu nghị lực, ước
mơ và hoài bão”.
1.3.1.2. Bản chất của quá trình dạy học ở đại học Y Dược
Quá trình dạy học ở đại học là một quá trình học tập và nghiên cứu của sinh
viên dƣới sự định hƣớng của giảng viên. Trong đó giảng viên đóng vai trò là ngƣời
tổ chức, hƣớng dẫn, chỉ đạo, sinh viên là ngƣời chủ động, tự giác, tích cực tự học, tự
nghiên cứu để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ dạy học đề ra: Đó là học tri thức cơ
sở, tri thức cơ bản, tri thức nghề thầy thuốc, phát triển kĩ năng nghề nghiệp và tƣ
duy nghề nghiệp, hình thành thái độ và phẩm chất đạo đức công dân và phẩm chất
đạo đức của ngƣời thầy thuốc.
Học là quá trình con ngƣời lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và những
phƣơng thức hành vi mới, do vậy, ta thấy học chính là hoạt động nhằm tạo ra sự thay
đổi kinh nghiệm của ngƣời học một cách bền vững. Để lĩnh hội đƣợc những kinh
nghiệm xã hội, con ngƣời có nhiều cách thức chiếm lĩnh khác nhau. Đó có thể là do
đƣợc ngƣời khác truyền thụ, do tự quan sát, đúc kết từ lao động, môi trƣờng sống,…
Học có thể diễn ra một cách ngẫu nhiên trong cuộc sống hàng ngày và nó diễn
ra ở mọi nơi, mọi lúc. Cách học này diễn ra khi tiến hành công việc qua lao động
sản xuất, hoạt động vui chơi, không có chủ định dẫn đến kết quả tri thức mà ngƣời
học nắm đƣợc sẽ rời rạc và không có hệ thống. Ở ngƣời học chỉ hình thành những
năng lực thực tiễn do kinh nghiệm mang lại.
Nhƣng thực tiễn để có thể tự cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con ngƣời thì
đòi hỏi con ngƣời phải nắm đƣợc các quy luật của tự nhiên, xã hội và quy luật về sự
hình thành, phát triển con ngƣời. Nói một cách khác, ngoài việc lĩnh hội những tri
thức mang tính kinh nghiệm ra, con ngƣời cần phải nắm bắt đƣợc những tri thức
khoa học, những năng lực thực tiễn mới mà cách học ngẫu nhiên không tạo ra đƣợc.
Để có đƣợc những năng lực đó, ngƣời ta tiến hành một hoạt động hƣớng vào để
thực hiện mục tiêu đó là hoạt động học (học có chủ định).
Để trở thành ngƣời thầy thuốc, sinh viên phải học tập một cách chủ động, tự
giác, tích cực, sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng nghề nghề nghiệp. Hay nói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
một cách khác là sinh viên phải có khả năng tự học, tự nghiên cứu dƣới sự dẫn dắt
của giảng viên.
Khái niệm tự học
Tự học (self-learning) là quá trình nỗ lực chiếm lĩnh tri thức của bản thân
ngƣời học bằng hành động của chính mình, hƣớng tới những mục đích nhất định.
Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử
dụng các năng lực trí tuệ và có cả cơ bắp cùng các phẩm chất của mình, cả động cơ
tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm một lĩnh vực hiểu biết nào đó của
nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình. Việc tự học sẽ được tiến hành
khi người học có nhu cầu muốn hiểu biết một kiến thức nào đó và bằng nỗ lực của
bản thân cố gắng chiếm lĩnh được kiến thức đó” [40, tr.59].
Nhƣ vậy, tự học là hình thức hoạt động nhận thức của ngƣời học nhằm chiếm
lĩnh tri thức, tự mình luyện tập các thao tác, hành động để hình thành kỹ năng, kỹ
xảo. Tự học giúp ngƣời học tự tìm ra tri thức mới, cách thức hành động mới bằng
chính nỗ lực của bản thân mình. Tự học hình thành nên những con ngƣời năng động,
sáng tạo.
Các đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ trong những năm gần đây thuộc ngành
QLGD cũng đã đề cập đến vấn đề TH, tự nghiên cứu của SV trong từng hoàn cảnh
nhà trƣờng cụ thể, của từng môi trƣờng ĐT ngành nghề chuyên biệt. Những luận
văn này đã đóng góp một phần tích cực trong các công tác quản lý của nhà trƣờng
với HĐTH nói riêng và của GD nói chung.
Vai trò của học tập
Hoạt động học tập của HS nói chung và SV nói riêng có vai trò rất quan trọng.
Khổng Tử đã từng nói: “Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi” học
mà không suy nghĩ thì chỉ là học vẹt, tốn công vô ích" (dẫn theo [28]). Ông gắn
hành động học tập với suy nghĩ tƣ duy (tự học).
Đây là hai yếu tố quan trọng quan hệ mật thiết với nhau. Hành động học là
trạng thái biểu hiện bên ngoài. Suy nghĩ là trạng thái bên trong. Học và TH phải có
cùng một định hƣớng nhằm giải quyết một vấn đề lý luận hoặc thực tiễn đặt ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Hoạt động học và suy nghĩ luôn gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên kết quả của
việc học. Tự học trực tiếp quyết định chất lƣợng, kết quả hoạt động của từng cá
nhân, góp phần nâng cao hiệu quả ĐT của nhà trƣờng.
Theo PGS Nguyễn Sinh Huy và PGS.TS Nguyễn Văn Lê khẳng định: Vai trò
chủ động, tích cực, năng động của HS trong quan hệ học tập có ý nghĩa quyết định
vì sự phát triển trí tuệ, lĩnh hội kiến thức và hoàn thiện nhân cách của bản thân với ý
nghĩa là chủ thể sáng tạo không thể thay thế [26, tr. 36].
Nhƣ thế chúng ta có thể thấy trong quan hệ học tập nếu ngƣời học không tích
cực, chịu khó suy nghĩ, tự nghiên cứu thì cho dù ngƣời thầy có phƣơng pháp dạy tốt
và kiến thức uyên bác đến đâu đi nữa cũng không thể có kết quả tốt đƣợc. Vì thế
ngƣời ta đã nói: “Tự học là phương thức tạo ra chất lượng thực sự lâu bền, là điều
kiện quyết định trực tiếp đến chất lượng học tập người học”.
Bởi vì trong bất kỳ hình thức nào, ngƣời học cũng phải tự buộc mình xử lý
thông tin để nắm bắt và chiếm lĩnh tri thức khoa học cần thiết cho bản thân.
Chỉ TH mới giúp cho HS thông hiểu, bổ sung, hoàn thiện vốn tri thức và vốn
kinh nghiệm của mình, giúp họ vững vàng hơn trong công tác và cuộc sống sau này.
Tự học còn giúp HS rèn luyện tính kiên trì, chịu khó, chịu khó khắc phục khó
khăn, khả năng tự lực trong công việc. Mặt khác ngƣời học phải tự lập kế hoạch, bố
trí phân phối thời gian một cách hợp lý, lựa chọn địa điểm thích hợp, tự huy động
năng lực cá nhân ở mức cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ học tập. “Tự học có kế
hoạch, nề nếp sẽ tạo thói quen trong cuộc sống và phong cách làm việc của từng cá
nhân” [29, tr.133].
Ngoài ra TH còn giúp ngƣời học khắc phục những nét tính cách không phù
hợp, giúp họ có thêm ý chí, nghị lực để giải quyết những nhiệm vụ khó khăn hơn.
Tự học góp phần bồi dƣỡng hứng thú học tập, giúp ngƣời học suy nghĩ sâu sắc, tinh tế.
* Các mức độ tự học của sinh viên
Hoạt động TH của SV diễn ra theo các mức độ từ thấp đến cao:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
- Ở giai đoạn đầu SV tiến hành HĐTH một cách thụ động miễn cƣỡng gò bó.
Sinh viên ít chủ động, chủ động tự giác tích cực tham gia vào hoạt động TH, ở giai
đoạn này SV chƣa có kỹ năng phƣơng pháp TH vì thế cho nên kết quả bị hạn chế.
- Đến giai đoạn nhất định SV đã tích luỹ đƣợc một khối lƣợng kiến thức, có
khả năng và phƣơng pháp, kỹ năng TH dần dần SV có hứng thú cao hơn, ý thức về
TH cao hơn, SV có niềm tin và say mê với môn học, SV tự giác chủ động học tập
không cần sự đôn đốc nhắc nhở.
Qua những vấn đề nêu trên ta thấy tự học có phạm vi rất rộng: Từ học trên lớp
đến học ngoài giờ lên lớp, tự học không có sự hướng dẫn của thầy từ học theo kiểu
mày mò tự tìm kiếm đến cách học với sách hướng dẫn. Nhưng đều đi đến một đích
chung duy nhất đó là: Khám phá và chinh phục, phát huy vốn tri thức của nhân loại.
1.3.1.3. Vai trò của hoạt động tự học đối với sự phát triển nhân cách sinh viên
Tự học có vai trò to lớn đối với sinh viên Y Dƣợc, là một hoạt động có ý nghĩa
quyết định đến kết quả học tập và tu dƣỡng của SV, đến đạo đức nghề nghiệp, kỹ
năng thực hành tay nghề của ngƣời cán bộ y tế khi tốt nghiệp ra trƣờng.
Những nghiên cứu tâm lý học cho thấy SV có kết quả học tập cao, thƣờng chủ
động tích cực trong việc tự GD, giao tiếp hƣớng vào bạn bè và đƣợc mở rộng,
hƣớng vào các nguyên tắc hoạt động, tìm tòi những thành tựu mới trong nhận thức,
có kế hoạch trong hoạt động trí tuệ. Còn những SV có kết quả học tập thấp thƣờng
tự đánh giá cao, bị động trong việc tự GD, nhu cầu giao tiếp mạnh mẽ hơn hoạt
động nhận thức, giao tiếp hƣớng về mối quan hệ với cha mẹ và CBGD. Trong nhận
thức những SV này thƣờng giải quyết nhiệm vụ theo khuôn mẫu và hƣớng vào sự
tuỳ tiện trong hoạt động trí tuệ.
Nhƣ vậy: hoạt động tự học có vai trò quyết định đến sự phát triển nhân cách
của người sinh viên bởi vì nhân cách của sinh viên chính là tri thức nghề nghiệp, kỹ
năng và phẩm chất đạo đức được hình thành trong quá trình học tập rèn luyện tại
trường đại học – cao đẳng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
1.3.2. Quản lý hoạt động học tập của sinh viên ở trường Đại học Y – Dược
theo học chế tín chỉ
1.3.2.1 Một số nét cơ bản về quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo
học chế tín chỉ ở trường Đại học Y Dược
Quản lý HĐHT là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy
luật của nhà quản lý đến tất cả các khâu của HĐHT trong nhà trƣờng giúp SV hoàn
thành nhiệm vụ học tập.
Quản lý hoạt động học tập là một nội dung quản lý rất quan trọng của hoạt
động quản lý nhà trƣờng. Bởi vì, nếu quản lý tốt HĐHT của SV sẽ nhân lên và tạo
ra những nguồn lực tiềm tàng bảo đảm chất lƣợng và ngƣợc lại nếu tổ chức quản lý
tồi sẽ làm suy yếu các nguồn lực và làm giảm chất lƣợng học tập của SV.
Với ý nghĩa đó, đề tài này quan tâm đến biện pháp quản lý hoạt động học tập
của SV trƣờng Đại học Y Dƣợc trong những điều kiện khác nhau, SV phải tự sắp
xếp qũy thời gian và điều kiện vật chất để tự ôn tập, củng cố, tự đào sâu những tri
thức theo yêu cầu của giáo viên, theo chƣơng trình ĐT của nhà trƣờng. Đặc biệt là
nhằm mục đích nâng cao tay nghề thực hành cho SV khi ra trƣờng chú trọng đến
quản lý việc học tập của SV tại phòng thí nghiệm, labo và hƣớng tới quản lý thực
hành tại bệnh viện, cơ sở y tế thực hành.
* Đặc điểm của công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên
Theo lý luận về quản lý thì với bất kỳ một hoạt động quản lý nào cũng bao
gồm: chủ thể quản lý và đối tƣợng bị quản lý.
Đây là đặc điểm đầu tiên, cơ bản của quản lý nói chung “Nếu chủ thể của quản
lý không có thì việc quản lý đặt ra là vô nghĩa. Nhưng nếu chủ thể quản lý chỉ tồn
tại trên danh nghĩa tức là bất lực về tiềm năng, về vật chất, về nhân cách, đặc biệt
về pháp lý … thì khái niệm quản lý chỉ là hình thức và phù phiếm” [11, tr.6].
Chủ thể quản lý trong HĐHT của SV là những bộ phận chịu trách nhiệm tác
động cùa quy trình TH của SV theo quy định của Bộ GD & ĐT.
Căn cứ quy định tổ chức của trƣờng đại học (Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện
Nhân đã ký Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg về việc ban hành "Điều lệ trường đại học)