Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.04 KB, 107 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
I. Tiếng Việt
TT Các chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 CN Chi nhánh
2 NHTM Ngân hàng thương mại
3 SGD Sở giao dịch
4 TTQT Thanh toán quốc tế
5 TMCP Thương mại cổ phẩn
II. Tiếng Anh
TT Các chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 ACB Asia Commercial Bank Ngân hàng Thương mại cổ phần Á
Châu
2 BIDV Bank for Investment and
Development of Viet Nam
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3 BANNER Khẩu hiệu
4 CIF Cost, insurance, freight Chi phí bảo hiểm, cước phí vận tải
5 CORE BANKING Hệ thống lõi ngân hàng
6 DP Document against
payment
Nhờ thu trả ngay
7 EXIMBANK Vietnam Export import
Commercial Joint Stock
Bank
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam
8 FOB Free on board Miễn trách nhiệm trên boong tàu
nơi đi


9 HO Head Office Hội sở chính
10 INCOTERMS International Commerce
terms
Các điều khoản thương mại quốc tế
11 IFC International Finance
Corporaton
Tập đoàn tài chính quốc tế
12 ISBP International Standard
banking practice for
Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn
quốc tế để kiểm tra chứng từ trong
documentary credit thư tín dụng
13 ISP International Standby
Practices
Quy tắc thực hành thư tín dụng dự
phòng quốc tế
14 LC Letter of Credit Thư tín dụng
15 R&D Research and
Development
Nghiên cứu và phát triển
16 URC Uniform Rules for
collection
Quy tắc thực hành phương thức
nhờ thu
17 SACOMBANK Saigon commercial Joint-
stock Bank
Ngân hàng Sài Gòn thương tín
18 TTR Telegraphic Transfer Chuyển tiền điện
19 TECHCOMBANK Vietnam Technological
and Commercial Joint-

stock Bank
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ
thương Việt Nam
20 UCP The uniform custom and
practice for documentary
credit
Bộ tập quán quốc tế điều chỉnh thư
tín dụng
21 URR Uniform Bank to bank
Reimbursement
Quy tắc hoàn trả giữa các ngân
hàng
22 VCB Bank foreign trade of
Vietnam
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam
23 VIETINBANK Viet Nam Bank For
Industry and Trade
Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam
24 VIP Very important person Người rất quan trọng
25 WTO World Trade Organisation Tổ chức thương mại thế giới
26 WB WORLD BANK Ngân hàng thế giới
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
CHƯƠNG 1: NỘI DUNG MỞ RỘNG DỊCH VỤ TÀI TRỢ NHẬP KHẨU
HÀNG HÓA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ KINH
NGHIỆM
1.1. Vai trò và đặc trưng của dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa
1.1.1.Khái niệm

Dịch vụ tài trợ nhập khẩu là một trong số các loại hình dịch vụ của NHTM hỗ
trợ doanh nghiệp nhập khẩu nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh. Sự hỗ
trợ được hiểu là hỗ trợ tài chính. Đó là các khoản cấp tín dụng của ngân hàng dành
cho doanh nghiệp nhập khẩu. Hơn nữa, ngân hàng còn hỗ trợ doanh nghiệp bằng
các dịch vụ thanh toán quốc tế đi kèm khác như: bán ngoại tệ thanh toán bộ chứng
từ nhập khẩu đến hạn; cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng hóa, vận tải, kho bãi, Ngân
hàng còn sử dụng uy tín để bảo lãnh thanh toán xuất khẩu, chịu trách nhiệm về tài
chính với nhà xuất khẩu khi nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán.
1.1.2.Vai trò mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu
Đối với các ngân hàng:
Việc mở rộng dịch vụ tài trợ của ngân hàng trong lĩnh vực nhập khẩu là hình
thức cho vay mang lại hiệu quả cao, an toàn, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích
và thời gian thu hồi vốn nhanh.
Mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu mang lại nguồn thu đáng kể từ các khoản
phí và lăi cho ngân hàng. Tại nhiều quốc gia, nghiệp vụ này đóng góp đến 70% tổng
doanh thu từ các dịch vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng.
Thông qua việc mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu, ngân hàng giúp khách
hàng duy trì, phát triển hoạt động kinh doanh, khi đó các hoạt động khác của ngân
hàng cũng phát triển như kinh doanh ngoại tệ, bảo hiểm, vận tải.
Mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu cũng như các nghiệp vụ kinh doanh đối
ngoại khác giúp ngân hàng duy trì mối quan hệ với các doanh nghiệp trong nước,
mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài từ đó gián tiếp nâng cao cơ hội
sinh lời.
Đối với doanh nghiệp nhập khẩu:
i
Thông qua việc mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu của ngân hàng, các doanh
nghiệp được cấp tín dụng để thực hiện hoạt động kinh doanh, đảm bảo được tiến độ,
nắm bắt thời cơ trong kinh doanh, có vốn đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại, mở
rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh quốc tế.
Hoạt động mở rộng tài trợ nhập khẩu của các ngân hàng là phương thức hiệu

quả giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro khi tham gia kinh doanh trên thị trường
quốc tế. Thông qua hoạt động tư vấn và các sản phẩm tài trợ khác, doanh nghiệp
còn tìm kiếm được thông tin bạn hàng cũng như các thông tin về kinh tế chính trị để
lựa chọn các sản phẩm tài trợ phù hợp góp phần hạn chế rủi ro.
Mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu góp phần nâng cao uy tín doanh nghiệp
trong kinh doanh và tạo dựng niềm tin với bạn hàng.
Đối với nền kinh tế:
Việc mở rộng hoạt động tài trợ nhập khẩu của các ngân hàng góp phần thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Hoạt động này tạo điều kiện cho hàng hóa được
lưu thông thuận lợi, góp phần tăng tính năng động của nền kinh tế, ổn định thị
trường. Từ đó các ngành nghề, lĩnh vực trong nền kinh tế có thể được đáp ứng nhu
cầu về các loại hàng hóa hay nguyên vật liệu. Sự giao thương mua bán này sẽ giúp
mỗi nền kinh tế tận dụng được lợi thế so sánh từ các nước khác, thúc đẩy nền kinh
tế phát triển toàn diện.
Mở rộng hoạt động tài trợ nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế, giúp đưa tiến bộ khoa học công nghệ đi đến
từng nền kinh tế tạo nên một nền kinh tế có cơ sở hạ tầng tiên tiến, bắt kịp tiến độ
khoa học công nghệ của thời đại.
1.1.3. Đặc trưng
Hoạt động tài trợ nhập khẩu luôn gắn liền với hoạt động nhập khẩu hàng hóa,
có tính cạnh tranh, tính đa dạng hóa cao, có độ rủi ro cao,thường có sự tham gia của
nhiều bên và có tính pháp lý rất chặt chẽ.
1.1.4. Các dịch vụ tài trợ nhập khẩu
Tài trợ phát hành thư tín dụng
Tài trợ bảo lãnh nhận hàng
ii
Xác nhận thư tín dụng
Tài trợ phát hành các loại thư tín dụng đặc biệt
Tài trợ thanh toán bộ chứng từ nhờ thu nhập khẩu kèm chứng từ
1.2. Nội dung mở rộng cung ứng dịch vụ tài trợ nhập khẩu

1.2.1. Khái niệm
Mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa là sự gia tăng về phạm vi, quy
mô, chất lượng các loại hình sản phẩm tài trợ nhập khẩu mới nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nói cách
khác, để mở rộng hoạt động tài trợ nhập khẩu hàng hóa, các ngân hàng cần phải gia
tăng cả về số lượng và chất lượng các hoạt động tài trợ nhập khẩu.
1.2.2. Nội dung mở rộng cung ứng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa
Phát triển doanh số tài trợ nhập khẩu hàng hóa
Doanh số nhập khẩu càng lớn càng thể hiện sự mở rộng, phát triển của dịch vụ
tài trợ nhập khẩu của mỗi NHTM. Đây là một trong những chỉ tiêu cơ bản đánh giá
mức độ mở rộng dịch vụ của NHTM
Gia tăng nguồn thu phí dịch vụ tài trợ nhập khẩu
Để đánh giá được kết quả mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu của ngân hàng có
hiệu quả hay không, phải căn cứ vào mức phí dịch vụ mà ngân hàng thu về. Đó chính
là cái đích mà mọi ngân hàng hướng tới và phải cố gắng đạt được. Phí dịch vụ càng cao
càng thể hiện hiệu quả của việc mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa.
Mở rộng khối khách hàng cả về số lượng và chất lượng
Về số lượng, khối khách hàng cần được chia nhỏ hơn, chi tiết hơn đảm bảo
không bỏ sót bất cứ đặc điểm riêng biệt nào của mỗi khách hàng.
Về chất lượng, NHTM cần nâng cao chất lượng chính sách khách hàng, nâng
cao chất lượng phục vụ đảm bảo việc mở rộng, phát triển đem lại nhiều lợi ích hơn
cho khách hàng, chú trọng đến đối tượng khách hàng VIP để có cơ chế chăm sóc
đặc biệt
Phát triển các phương thức cung ứng dịch vụ và kênh cung cấp
Các phương thức ở đây bao gồm: trực tiếp đến doanh nghiệp để marketing sản
phẩm, tổ chức các chương trình quảng bá hoành tráng để giới thiệu sản phẩm, tham
gia các hội nghị xúc tiến, tăng cường quảng cáo trên các website xuất nhập khẩu,
iii
trên truyền hình, tăng số lượng các tờ rơi áp phích để tạo ấn tượng với khách hàng
về sản phẩm dịch vụ.

Liên tục đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao
Trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển, việc phát
triển các sản phẩm dịch vụ mới được xem là nhân tố cốt lõi, quan trọng nhất đối với
tất cả các NHTM. Một sản phẩm vừa mới, vừa có giá trị gia tăng cao, vừa mang lại
nhiều tiện ích cho khách hàng chắc chắn sẽ được khách hàng đón nhận và sử dụng.
Phát triển mạng lưới, gia tăng số lượng chi nhánh
Để mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa, song song với việc đầu tư
phát triển sản phẩm mới, phát triển khối khách hàng, việc phát triển mạng lưới cũng
đóng vai trò quan trọng không kém. Để có thể làm cho sản phẩm của mình được
nhiều doanh nghiệp biết đến và sử dụng dịch vụ các ngân hàng cần đầu tư gia tăng
số lượng chi nhánh hoạt động để khuếch trương sản phẩm một cách triệt để, toàn
diện tới khách hàng.
Nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển đội ngũ nhân viên
Cơ sở hạ tầng phải hội tụ được đầy đủ các yếu tố như: đầy đủ tiện nghi, bàn
tiếp khách trang trí đẹp, không gian làm việc sang trọng, lịch sự tạo tính chuyên
nghiệp, các banner, áp phích giới thiệu sản phẩm dịch vụ luôn sẵng sàng chờ khách
hàng sử dụng.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, hiệu quả cao, thái độ, kỹ năng
hướng dẫn khách hàng tận tâm, tư vấn, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng đảm bảo
phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, sẵn sàng lắng nghe khách hàng để điều chỉnh
dịch vụ ngân hàng cho tốt hơn, hoàn thiện hơn.
1.3. Kinh nghiệm và bài học
1.3.1.Kinh nghiệm
Kinh nghiệm của ngân hàng WELLSFARGO- Mỹ:
Cung cấp dịch vụ tài trợ nhập khẩu trọn gói nhằm hỗ trợ một cách toàn diện
cho các doanh nghiệp nhập khẩu: từ khi mở thư tín dụng cho đến khi thanh toán,
nhận được hàng hóa. Đó là sự kết hợp của nhiều loại hình dịch vụ như: bảo hiểm,
giao nhận vận tải, kho bãi, khai thuế hải quan.
Phát triển các sản phẩm tài trợ nhập khẩu theo đặc thù của từng ngành hàng để
iv

có thể hỗ trợ doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Phát triển hoạt động marketing giới thiệu sản phẩm dịch vụ của mình như
slogan: “WELLSFARGO tiếp sức doanh nghiệp thủy sản”, hay “đồng hành cùng
ngành gỗ”.
Dịch vụ Trade X change- Import Services cho phép các doanh nghiệp nhập
khẩu có thể tự thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa như: phát hành, sửa đổi
thư tín dụng, nhờ thu trên internet giúp các doanh nghiệp rút ngắn được thời gian xử
lý chứng từ, đẩy nhanh tốc độ khả năng ra quyết định.
Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Vietcombank:
Đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, phát triển nâng cao kỹ năng nghiệp vụ
về các sản phẩm tài trợ nhập khẩu cho cán bộ với sự tham gia giảng dạy của nhiều
chuyên gia có uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực tài trợ thương mại tại nhiều ngân
hàng cũng như các tổ chức tài chính quốc tế lớn trên thế giới như: ICC, World
Bank, IFC.
Có sự đầu tư lớn vào công tác chăm sóc khách hàng. Đặc biệt là những
khách hàng kinh doanh nhập khẩu lớn, có uy tín trên thị trường, đã và đang sử dụng
dịch vụ Vietcombank cung cấp, mang lại nguồn lợi nhuận lớn từ dịch vụ tài trợ
nhập khẩu và có sự gắn bó lâu dài với ngân hàng
1.3.2. Bài học
BIDV có thể áp dụng một số cách thức, phương pháp của WELLSFARGO
như việc: nghiên cứu áp dụng dịch vụ hỗ trợ nhập khẩu trọn gói cho doanh nghiệp
các khâu trọn gói từ A-Z với sự kết hợp của nhiều loại hình dịch vụ như: bán
ngoại tệ thanh toán bộ chứng từ nhập khẩu, bảo hiểm, vận tải, kho bãi, hải quan,
xem xét, liên kết ký hợp đồng dịch vụ với các công ty giao nhận có uy tín trên thị
trường hiện nay
BIDV cũng cần quan tâm, chú trọng tới việc nghiên cứu các sản phẩm đặc thù
với khách hàng của mình để có thể hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp.
Ngân hàng BIDV cần đầu tư cho việc phát triển công nghệ ngân hàng để nâng
cao tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình trên thị trường thông qua việc triển khai
các dự án công nghệ gắn với hoạt động ngân hàng trên các mặt: đa dạng hoá sản

phẩm dịch vụ và kênh phân phối ngân hàng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG DỊCH VỤ TÀI TRỢ NHẬP KHẨU
v
HÀNG HÓA CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1. Tình hình hoạt động của BIDV trên địa bàn Hà Nội
Là một trong những ngân hàng hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, với
hơn 55 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, BIDV có những đóng góp quan
trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước nói chung và địa bàn thủ đô Hà Nội nói riêng.
2.2. Phân tích thực trạng mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa
2.2.1. Doanh số tài trợ nhập khẩu hàng hóa
Giai đoạn từ năm 2009- ước tính năm 2012, doanh số thanh toán quốc tế tài
trợ nhập khẩu của các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội liên tục có sự tăng trưởng
lớn.
Năm 2009, doanh số nhập khẩu hàng hóa của các chi nhánh BIDV trên địa
bàn Hà Nội đạt 1,603 tỷ USD. Những năm tiếp theo, doanh số nhập khẩu giảm nhẹ
4,08% xuống 1,524 tỷ USD vào năm 2010 do những bất ổn về kinh tế và thị trường
tài chính ngân hàng và đỉnh cao là năm 2011, doanh số đạt 1,674 tỷ USD, trong khi
doanh số toàn hệ thống đạt 3,663 tỷ USD. Năm 2012, trước những bất ổn khó lường
của nền kinh tế, doanh số nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2012 của địa bàn Hà Nội vẫn
ước đạt 1,011 tỷ USD chiếm 56,25% doanh số toàn hệ thống - đạt hơn 2,311 tỷ
USD. Theo ước tính, doanh số tài trợ nhập khẩu cả năm 2012 của toàn bộ các chi
nhánh trên địa bàn Hà Nội sẽ ước đạt khoảng 1,507 tỷ USD, chiếm 95% doanh số
của năm 2011.
2.2.2. Mức phí dịch vụ tài trợ nhập khẩu
Mức phí tài trợ thương mại của các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội có sự thay
đổi giữa các năm. Năm 2009, mức phí đạt 77.91 tỷ đồng. Năm 2010, mức phí giảm
nhẹ 12,07% xuống còn 68.54 tỷ đồng do những bất ổn khó khăn của nền kinh tế.
Trước sự nỗ lực, cố gắng của toàn bộ các chi nhánh, mức phí tăng 11,08% lên 77.08
tỷ đồng vào năm 2011, và tính cho đến 8 tháng đầu năm 2012, mức phí tài trợ

thương mại của địa bàn Hà Nội đạt 42.10 tỷ đồng. Theo dự tính, đến cuối năm
2012, mức phí dịch vụ tài trợ nhập khẩu sẽ ước đạt khoảng 68,05 tỷ đồng. Mức phí
vi
này giảm nhẹ xuống 9,03 tỷ đồng.
2.2.3.Mở rộng khối khách hàng cả về số lượng và chất lượng
Dành nguồn vốn lớn với lãi suất ưu đãi hỗ trợ hoạt động nhập khẩu cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn
Trong năm 2012, các chi nhánh trên địa bàn đã sử dụng một khoản tín dụng
lớn, 10.000 tỉ đồng, với lãi suất 9%/năm được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam (BIDV) bắt đầu giải ngân từ ngày 22-3.
Ngày 25/5/2012, các chi nhánh BIDV trên địa bàn Hà Nội tiếp tục đưa ra gói
hỗ trợ nhập khẩu “chương trình cho vay ưu đãi nhập khẩu 2012”, quy mô tài trợ đạt
5000 tỷ đồng.
Thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng với quy mô lớn
Đối với các khách hàng VIP, ngân hàng sẽ chấp nhận các hình thức như: hạch
toán các hợp đồng mua bán ngoại tệ, lệnh chuyển tiền qua bản fax
Các khách hàng nhập khẩu còn được khai thác theo ưu thế, thế mạnh của
khách hàng về mặt hàng nhập khẩu, thị trường nhập khẩu trên thế giới nhằm cung
cấp cho khách hàng các thông tin về tình hình kinh tế, pháp luật, bảng xếp hạng mới
nhất của các ngân hàng thông báo thư tín dụng để khách hàng luôn chủ động trong
công việc kinh doanh của mình.
Xây dựng chiến lược thu hút khách hàng:
Nhằm khảo sát, dự báo toàn diện nhu cầu thị trường, khách hàng và thu thập
đầy đủ thông tin về đối thủ cạnh tranh làm cơ sở hoạch định chiến lược phát triển,
nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng sức cạnh tranh của BIDV trên địa bàn, ngân hàng
đã ký kết hợp đồng dịch vụ với công ty kiểm toán hàng đầu thế giới
PriceWaterhouse Coopers nhằm tăng chất lượng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa.
2.2.4.Phát triển các phương thức cung ứng dịch vụ và kênh cung cấp
Dịch vụ homebanking
Đây là hình thức khách hàng yêu cầu ngân hàng thực hiện lệnh chi trích tiền từ

tài khoản khách hàng để chuyển đi nước ngoài thanh toán tiền hàng cho đối tác mà
vii
không cần phải trực tiếp đến ngân hàng, rút ngắn được thời gian xử lý giao dịch cho
khách hàng.
Trực tiếp đến gặp gỡ khách hàng cung ứng dịch vụ
Đối tượng ở đây thường là các khách hàng VIP
2.2.5.Liên tục đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao
Dịch vụ CAD
Thanh toán CAD (Cash Against Documents) là hình thức thanh toán giao
chứng từ, trả tiền ngay, theo đó, căn cứ Hợp đồng mua - bán hàng hóa, dịch vụ,
Ngân hàng: (i) mở 01 tài khoản tín thác (Trust account) mang tên Nhà nhập khẩu
cho Nhà xuất khẩu hưởng lợi và/hoặc phong tỏa đủ số tiền thanh toán theo Hợp
đồng trên tài khoản của Nhà nhập khẩu, và (ii) thực hiện thanh toán ngay cho Nhà
xuất khẩu sau khi nhận được đầy đủ chứng từ theo thỏa thuận.
Sản phẩm tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập
“Tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập”: Là việc BIDV thực hiện
nghiệp vụ mở thư tín dụng L/C, cho vay thanh toán chi phí nhập khẩu đối với lô
hàng nhập thanh toán qua BIDV theo các phương thức L/C trả ngay, D/P, T/T trả
sau và đảm bảo bằng việc thế chấp chính lô hàng nhập khẩu.
Tài trợ nhập khẩu bằng vốn vay nước ngoài theo hợp đồng khung tài trợ
nông sản nhập khẩu từ Mỹ GSM 102
BIDV triển khai chương trình tài trợ nhập khẩu nông sản từ Mỹ theo GSM
102 trên cơ sở hợp đồng khung đã ký giữa BIDV và Ngân hàng tài trợ nước ngoài
với những lợi thế ưu việt so với các sản phẩm tài trợ nhập khẩu trên thị trường hiện
nay.
2.2.6. Phát triển mạng lưới, gia tăng số lượng chi nhánh
Trong khoảng thời gian 2009-2012, các chi nhánh gấp rút chuẩn bị các
phương án gia tăng số lượng chi nhánh để mở rộng phạm vi hoạt động, khuếch
trương hoạt động dịch vụ tài trợ nhập khẩu
2.3. Đánh giá thực trạng mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa của ngân

viii
hàng BIDV trên địa bàn Hà Nội
2.3.1.Những thành tựu đạt được
Việc duy trì và phát triển khối khách hàng về cả số lượng và chất lượng, việc
phát triển các phương thức cung ứng dịch vụ và các kênh cung cấp đã mang lại cho
các chi nhánh BIDV trên địa bàn Hà Nội những thành công đáng kể trong công tác
mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa.
Liên tục đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao được xem là
nhân tố cốt lõi, quan trọng lôi kéo các doanh nghiệp nhập khẩu gia tăng sử dụng
dịch vụ của ngân hàng.
2.3.2. Hạn chế
Nhiều chi nhánh trên địa bàn Hà Nội chưa có sự quan tâm đúng mức tới công
tác phát triển dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa như: Ba Đình, Tây Hà Nội, Hà Nội
đặc biệt là trong công tác triển khai các sản phẩm tài trợ thương mại mới.
Trên thực tế, chưa có nhiều sản phẩm mang tính cạnh tranh cao như:
fortaiting, bao thanh toán, dịch vụ thanh toán quốc tế trực tuyến.
Cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ thanh toán quốc tế của một số chi nhánh
còn tâm lý e ngại, chần chừ khi triển khai sản phẩm mới, ngại phải nghiên cứu từ
đầu quy trình mới, rụt rè, sợ mất thời gian.
Công tác marketing, giới thiệu sản phẩm đến khách chưa được đầu tư một
cách thích đáng. Logo thương hiệu, biển quảng cáo, banner, áp phích còn chưa đồng
bộ, chưa tạo ra phong cách nhận diện thương hiệu mang màu sắc riêng của BIDV.
2.3.3.Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan:
Đa số các doanh nghiệp nhập khẩu hiện nay có quy mô vừa và nhỏ, kinh
nghiệm trên thương trường quốc tế cũng như trình độ ngoại ngữ hạn chế, vốn ít,
máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu. Năng lực cạnh tranh, uy tín của các doanh
nghiệp thấp
Công nghệ, khoa học kỹ thuật chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thực tế
Kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường làm cho giá cả một số mặt hàng

ix
nhập khẩu tăng đột biến, kinh tế trong nước lạm phát, giá cả leo thang đã trực tiếp
làm giảm nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp.
Chính sách hạn chế nhập khẩu của chính phủ
Nguyên nhân chủ quan:
Quy trình triển khai sản phẩm mới tại chi nhánh chưa được nhất quán. Cơ bản
các sản phẩm đều được tập trung triển khai với đơn vị đầu mối là Phòng quan hệ
khách hàng doanh nghiệp, phù hợp với mô hình tổ chức theo TA2.
Các chi nhánh thiếu quan tâm và “ngại” triển khai bởi tâm lý “sợ” thủ tục
phức tạp nên kết quả triển khai rất hạn chế.
Chưa đưa ra được nhiều sản phẩm đi kèm hỗ trợ rủi ro cho doanh nghiệp. Đặc biệt
là các chương trình mua bán ngoại tệ phái sinh chưa được triển khai một cách rộng rãi.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC MỞ RỘNG DỊCH
VỤ TÀI TRỢ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA NHTMCP BIDV TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020
3.1. Định hướng tiếp tục mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa của ngân
hàng TMCP BIDV trên địa bàn Hà Nội
Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện để triển khai các sản phẩm mới dành cho
các doanh nghiệp nhập khẩu với nhiều tính năng hấp dẫn, thiết kế sản phẩm đáp
ứng nhu cầu chuyên biệt của từng đối tượng khách hàng cụ thể
Tiếp tục rà soát, chuẩn hóa sản phẩm tài trợ theo ngành nhằm vừa gia tăng
hiệu quả vừa kiểm soát tốt rủi ro, ưu tiên các ngành sản xuất xương sống hoặc sản
xuất sản phẩm tiêu dùng thiết yếu.
Tăng cường phát triển sản phẩm theo gói, gắn với nhu cầu cần đơn giản hóa
thủ tục, gia tăng giá trị và sự thuận tiện cho khách hàng song vẫn đảm bảo yêu cầu
quản trị rủi ro.
Tập trung phát triển sản phẩm tài trợ theo chuỗi và sản phẩm chuyên biệt theo
nhóm khách hàng mục tiêu.
x
Nghiên cứu nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán của các khách hàng lớn, bổ

sung các tính năng tiện ích mới của chương trình phần mềm, xây dựng cơ chế
khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ
Phấn đầu phát triển để đáp ứng các chỉ tiêu là ngân hàng hàng đầu Việt Nam
về mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực tài trợ nhập khẩu hàng hóa với mạng lưới kênh
phân phối rộng khắp, mở rộng mạng lưới hoạt động, danh mục sản phẩm phong
phú, với muc tiêu không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao về dịch vụ.
3.2. Giải pháp tiếp tục mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa của BIDV
trên địa bàn Hà Nội.
3.2.1.Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tài trợ nhập khẩu
Triển khai các hình thức tín dụng mới như:
Tín dụng thuê mua
Mở rộng bảo lãnh quốc tế
Triển khai nghiệp vụ bao thanh toán
3.2.2.Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động marketing trong cung ứng dịch vụ tài trợ
nhập khẩu
Thực hiện chính sách thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ tài trợ nhập khẩu
bao gồm: tiến hành quảng cáo rộng rãi để các doanh nghiệp biết rõ hơn về sản phẩm
dịch vụ của ngân hàng, xây dựng chủ trương định hướng cụ thể với chính sách
khách hàng.
3.2.3.Tăng cường thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng
Việc thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng giúp chi nhánh có
thể đưa ra những biện pháp ứng phó kịp thời với những biến động bất thường của
khách hàng
3.2.4.Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
Các chi nhánh BIDV trên địa bàn Hà Nội cần lựa chọn giải pháp kỹ thuật,
trang thiết bị tiên tiến để rút ngắn khoảng cách về trình độ công nghệ so với các
ngân hàng khác trong hệ thống. Đồng thời, cần triển khai xây dựng các chương
trình phần mềm ứng dụng hợp lý, chuẩn mực quốc tế và phù hợp với điều kiện Việt
Nam có khả năng kết nối, mở rộng trong môi trường công nghệ cao và hội nhập

xi
kinh tế quốc tế.
3.2.5.Hoàn thiện các văn bản chế độ quản lý điều hành và hướng dẫn nghiệp vụ.
BIDV địa bàn Hà Nội cần phải thường xuyên cập nhật thông tin, có chế độ
hướng dẫn nghiệp vụ sát với thực tế tạo điều kiện cho khách hàng tránh được rủi ro
trong thanh toán quốc tế, công việc của cán bộ ngân hàng được thực hiện nhanh
chóng tránh ách tắc và qua nhiều khâu không cần thiết.
3.2.6.Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ
Việc mở rộng, đa dạng hóa nghiệp vụ này mang tính cấp thiết cao, phát triển
các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của khách hàng, góp phần
giảm thiểu rủi ro như: nghiệp vụ quyền chọn, hoán đổi, tương lai.
3.2.7.Phát triển dịch vụ giao nhận, vận tải, quản lý hàng hóa tại các kho nội địa
và kho ngoại quan cho khách hàng
Để phát triển dịch vụ này, BIDV địa bàn Hà Nội cần ký kết các hợp đồng dịch
vụ với các công ty giao nhận vận tải có uy tín lớn trên thị trường đảm bảo việc đơn
giản hóa các quy trình, thủ tục trong công tác hỗ trợ các khách hàng nhập khẩu
3.2.8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Liên tục mở các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở
trong và ngoài chi nhánh, mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài trợ
nhập khẩu về giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm hay xảy ra trong thực tế; đào tạo kỹ
năng bán hàng, xây dựng một chiến lược đào tạo trên cơ sở quy hoạch đã được xác
định, có kế hoạch cụ thể rõ, động viên khuyến khích trực tiếp đến cán bộ bán hàng
xuất sắc bán được nhiều sản phẩm, mang lại nguồn phí dịch vụ cao cho ngân hàng.
3.2.9.Tăng cường hoạt động kinh doanh đối ngoại
Một ngân hàng càng có quan hệ đại lý rộng khắp trên toàn cầu thì càng thu
được nhiều lợi ích, nâng cao sức cạnh tranh và uy tín của mình trên trường quốc tế.
Từ đó, sẽ ngày càng có nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu lựa chọn ngân
hàng với đối tác của mình trong các hợp đồng mua bán ngoại thương.
3.2.10. Nghiên cứu cơ chế phát triển sản phẩm mới
Thực hiện khảo sát, thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường/đối thủ cạnh

xii
tranh về danh mục sản phẩm, cơ chế sản phẩm, giá bán sản phẩm để có những cập
nhật, điều chỉnh phù hợp nhằm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.
3.3. Kiến nghị
3.3.1.Đối với chính phủ
Chính phủ cần xây dựng một chính sách kinh tế vĩ mô ổn định và hợp lý để
phát huy được những thế mạnh của Việt Nam trong quá trình hội nhập, khẩn trương
hoàn thiện hệ thống pháp luật đặc biệt là các quy định liên quan đến quản lý nhập
khẩu hàng hóa nhằm tạo nên một hành lang pháp lý ổn định, đồng bộ và hiệu quả,
đồng thời đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính.
Chính phủ cần dành nguồn vốn thích đáng để giúp ngân hàng khai thông quan
hệ tín dụng với doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng chính
sách thuế nhập khẩu hợp lý nhất là trong điều kiện Việt Nam hội nhập ngày càng
sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu, gia nhập vào các tổ chức kinh tế quốc tế .
3.3.2.Đối với Ngân hàng nhà nước
NHNN cần tiếp tục triển khai cho ra đời quy chế tín dụng riêng về tài trợ nhập
khẩu của các NHTM, điều hành chính sách tỷ giá một cách linh hoạt, mềm dẻo trên
cơ sở nghiên cứu tổng hợp các nhân tố trong nền kinh tế
NHNN cũng cần hoàn thiện hệ thống thanh tra, giám sát các ngân hàng thương
mại để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận, thất thoát gây ảnh
hưởng lớn đến toàn hệ thống.
3.3.3.Kiến nghị đối với các doanh nghiệp nhập khẩu
Luôn luôn đổi mới, nhạy bén trong kinh doanh để nắm bắt được những thay
đổi của thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh
Nghiên cứu tìm hiểu kỹ về đối tác nhập khẩu, thị trường nhập khẩu và mặt
hàng nhập khẩu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cần có thầm nhìn dài, đón
đầu được xu hướng thay đổi của nhu cầu thông tin khu vực và thế giới.
Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ làm công
cụ hữu hiệu tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cũng cần đầu tư kinh phí cho chính sách đào tạo nhân viên

đồng thời nâng cao trình độ ngoại ngữ.
xiii
3.3.4. Kiến nghị đối với BIDV
Đối với các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội
Quán triệt công tác bố trí nguồn nhân lực phù hợp cho công tác mở rộng dịch
vụ tài trợ nhập khẩu
Kết hợp hiệu quả giữa sản phẩm tài trợ nhập khẩu và phái sinh tài chính (hoán
đổi tiền tệ, lãi suất) nhằm nâng cao lợi ích cho khách hàng và chi nhánh.
Tập trung ưu tiên, hướng dần mở rộng dịch vụ sang đối tượng khách hàng là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, có kim ngạch nhập khẩu ổn định, nhập khẩu các mặt hàng
kinh doanh ít có biến động về giá trên thị trường thế giới như: giấy, vải sợi, da giày,
Đối với BIDV hội sở chính
Đẩy nhanh tiến độ ban hành các sản phẩm mới nhằm đón đầu mùa vụ nhập
khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp vào thời điểm cuối năm
Tiếp tục hỗ trợ chi nhánh đẩy mạnh khai thác các hợp đồng hợp tác toàn diện
với các tập đoàn, tổng công ty trong hoạt động tài trợ nhập khẩu nhằm khơi thông
quan hệ giao dịch.
Đẩy mạnh bán sản phẩm thanh toán quốc tế cho các định chế tài chính (Ngân
hàng, các công ty tài chính)
Hoàn thiện và ban hành các sản phẩm tiền tệ phái sinh tài
Tổ chức các buổi hội thảo có quy mô lớn về tài trợ nhập khẩu phối hợp với các
tổ chức nước ngoài nhằm quảng bá sản phẩm đến các doanh nghiệp nhập khẩu đồng
thời khuếch trương sản phẩm của BIDV ra thị trường
Tổ chức những buổi tọa đàm, đào tạo sản phẩm mới, trao đổi nghiệp vụ để
giúp chi nhánh nhanh chóng giải quyết được những vướng mắc trong quá trình bắt
đầu đi vào triển khai, giới thiệu sản phẩm cho khách hàng.
Thỏa thuận với công ty bảo hiểm BIC để có thể cung cấp cho các khách hàng
nhập khẩu mức phí bảo hiểm cạnh tranh hơn để hỗ trợ cho việc bán chéo các sản
phẩm tài trợ nhập khẩu
Cần phân định rõ mô hình mới phân tách trách nhiệm rõ ràng của hai bộ phận:

Thanh toán quốc tế và quan hệ khách hàng trong việc phát triển mở rộng dịch vụ tài
trợ nhập khẩu hàng hóa hiện nay là chưa rõ ràng.
xiv
Đề nghị trung tâm tác nghiệp và tài trợ thương mại cập nhật định kỳ theo
tháng tổng hợp các tình huống rủi ro xảy ra trong thanh toán quốc tế để các chi
nhánh được biết, học tập và rút kinh nghiệm và tư vấn cho khách hàng, tránh xảy ra
các rủi ro đáng tiếc, không chỉ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động của chính ngân hàng.
xv
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhập khẩu đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
trên thế giới. Nhập khẩu tạo ra hàng hóa bổ sung, thay thế hàng hóa trong nước
không sản xuất được đồng thời đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng, tạo sự ổn định
chung về cung cầu trong nền kinh tế.
Là một quốc gia đang trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa-
hiện đại hóa, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam hàng năm rất lớn. Đặc biệt
khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) vào năm 2007, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng mở rộng thị trường,
đa dạng hóa mặt hàng nhập khẩu từ khắp nơi trên thế giới nhằm đáp ứng tốt hơn
nhu cầu tiêu dùng sản xuất kinh doanh trong nước.Tuy nhiên, năng lực tài chính của
các doanh nghiệp hiện nay còn rất hạn chế vì đa phần các doanh nghiệp Việt Nam
có quy mô vừa và nhỏ, vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh thấp. Chính vì
vậy, nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa rất lớn.
Với 55 năm xây dựng và phát triển, ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam- BIDV đã trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt
Nam và trong khu vực. Cùng phương châm “chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”
BIDV luôn tiên phong trong việc áp dụng các sản phẩm dịch vụ mới, nỗ lực hết
mình trong công tác phục vụ khách hàng đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên, hiện nay BIDV đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường
tài chính Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài với quy mô, tiềm lực tài
chính khổng lồ, mạng lưới quan hệ đại lý thanh toán quốc tế rộng khắp toàn cầu.
Bên cạnh duy trì và phát triển các sản phẩm tài trợ nhập khẩu truyền thống, đồng
thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp nhập khẩu, việc
mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa của BIDV trong thời gian tới ngày càng
1
trở nên cấp thiết, đặc biệt là các chi nhánh hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Vì đây là
địa bàn có sự góp mặt của rất nhiều trụ sở chính các ngân hàng nước ngoài có thế
mạnh về các dịch vụ tài trợ nhập khẩu như: ANZ, HSBC, Standard Chartered Bank,
Bangkok Bank, Indovina Bank, Shinhanvina bank,….
Với những lý do trên, đề tài: “Mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa của
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên địa bàn Hà Nội” được lựa
chọn để nghiên cứu
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, đã có hai công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề tài trợ nhập
khẩu hàng hóa. Cụ thể như sau:
Luận văn Thạc sỹ của Đào Vân Trang (2007) “Phát triển dịch vụ tài trợ nhập
khẩu ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” đã đề cập đến vấn
đề tài trợ nhập khẩu, nhưng chưa chuyên sâu dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa,
phạm vi nghiên cứu là toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và thời
hạn nghiên cứu của luận văn chỉ cập nhật đến năm 2007.
Luận văn Thạc sỹ của Đặng Thùy Linh (2009) “Phát triển hoạt động tài trợ
nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần
Kỹ thương Việt Nam” đã đề cập đến vấn đề tài trợ nhập khẩu, nhưng nội dung
nghiên cứu chỉ xoay quanh phương thức tín dụng chứng từ, đối tượng nghiên cứu là
ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam và thời hạn nghiên cứu của
luận văn chỉ cập nhật đến năm 2009.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng

hóa của BIDV trên địa bàn Hà Nội, đề tài đề xuất định hướng và giải pháp tiếp tục mở
rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa của BIDV trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa của BIDV trên địa bàn Hà Nội
2
4.2. Phạm vi
Mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa của BIDV trên địa bàn Hà Nội
giai đoạn 2009-2012 và định hướng đến năm 2020
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để giải quyết vấn
đề đặt ra
Nguồn thông tin trong luận văn được lấy từ: tài liệu của ngân hàng Nhà nước,
Hiệp hội ngân hàng, báo cáo thường niên của BIDV giai đoạn 2009-2012, số liệu
điều tra thực tế tại các chi nhánh của BIDV trên địa bàn Hà Nội cùng nhiều sách tài
liệu chuyên khảo về tài trợ nhập khẩu hàng hóa của các tác giả trong và ngoài nước.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo,
danh mục sơ đồ, hình, bảng biểu, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Nội dung mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa của ngân
hàng thương mại và kinh nghiệm.
Chương 2: Thực trạng mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa của ngân
hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên địa bàn Hà Nội.
Chương 3: Định hướng và giải pháp tiếp tục mở rộng dịch vụ tài trợ nhập
khẩu hàng hóa của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020.
3
CHƯƠNG 1
NỘI DUNG MỞ RỘNG DỊCH VỤ TÀI TRỢ NHẬP KHẨU HÀNG
HÓA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ KINH NGHIỆM

1.1. Vai trò và đặc trưng của dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa
1.1.1. Khái niệm
Hiện nay, có khá nhiều cách hiểu về dịch vụ tài trợ nhập khẩu:
Theo cuốn cẩm nang tài trợ thương mại quốc tế của Anders Grath: “Dịch vụ
tài trợ nhập khẩu là một hình thức tín dụng của ngân hàng. Tài trợ nhập khẩu là
quan hệ tín dụng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng và một bên là doanh nghiệp
nhập khẩu, nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Theo
đó, ngân hàng sẽ tạm thời chuyển quyền sử dụng một số tiền nhất định cho doanh
nghiệp trong một khoảng thời gian theo nguyên tắc có lãi và hoàn trả”.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và thị trường tài chính
ngân hàng, dịch vụ tài trợ nhập khẩu hiện nay không chỉ đơn thuần là hoạt động tín
dụng. Trên thực tế, ngân hàng còn cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác hỗ trợ hoạt
động nhập khẩu của doanh nghiệp như: mua bán ngoại tệ, bảo hiểm, kho vận,…
Trong nhiều trường hợp ngân hàng chỉ cần dùng uy tín của mình để đảm bảo khả
năng tài chính của nhà nhập khẩu đối với nhà xuất khẩu mà không phải xuất một số
tiền thực sự cho nhà nhập khẩu sử dụng nhưng nhu cầu về dịch vụ của nhà nhập
khẩu vẫn được thỏa mãn.
Tóm lại, dịch vụ tài trợ nhập khẩu là một trong số các loại hình dịch vụ của
NHTM hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh
tranh. Sự hỗ trợ được hiểu là hỗ trợ tài chính. Đó là các khoản cấp tín dụng của
ngân hàng dành cho doanh nghiệp nhập khẩu. Hơn nữa, ngân hàng còn hỗ trợ
doanh nghiệp bằng các dịch vụ thanh toán quốc tế đi kèm khác như: bán ngoại tệ
thanh toán bộ chứng từ nhập khẩu đến hạn; cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng hóa,
vận tải, kho bãi, Ngân hàng còn sử dụng uy tín để bảo lãnh thanh toán xuất
khẩu, chịu trách nhiệm về tài chính với nhà xuất khẩu khi nhà nhập khẩu mất khả
năng thanh toán.
4
Hiện nay, các loại hình dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa của NHTM rất
phong phú và đa dạng bao gồm: phát hành thư tín dụng, ký hậu vận đơn, phát
hành bảo lãnh nhận hàng, xác nhận thư tín dụng, tài trợ phát hành các thư tín

dụng đặc biệt như: tín dụng tuần hoàn, tín dụng dự phòng, tài trợ thanh toán bộ
chứng từ nhập khẩu kèm chứng từ. (Chi tiết xem tại phụ lục)
1.1.2. Vai trò mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu
1.1.2.1. Đối với các NHTM
Dịch vụ tài trợ nhập khẩu là hình thức tài trợ thương mại, kỳ hạn gắn liền với
thời gian thực hiện thương vụ nhập khẩu, đối tượng tài trợ là các doanh nghiệp nhập
khẩu trực tiếp hoặc ủy thác. Giá trị của tài trợ thường ở mức vừa và lớn. Việc mở
rộng dịch vụ tài trợ của ngân hàng trong lĩnh vực nhập khẩu là hình thức cho vay
mang lại hiệu quả cao, an toàn, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và thời gian
thu hồi vốn nhanh. Nguyên nhân là do:
Thời gian tài trợ ngắn hạn do gắn liền với thời gian thực hiện các thương vụ.
Thời gian đối với nhà nhập khẩu là từ khi nhận hàng tại cảng đến cho đến khi bán
hết hàng và thu tiền về. Kỳ hạn tài trợ ngắn hạn phù hợp với kỳ hạn huy động vốn
ngắn hạn của các ngân hàng. Điều này giúp các ngân hàng tránh được rủi ro về
thanh khoản.
Khi thực hiện mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu, các khoản thu chi có liên quan
đến hàng hóa nhập khẩu phải được thực hiện thông qua tài khoản tại ngân hàng, do
vậy các ngân hàng dễ dàng kiểm soát được tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp
có đúng mục đích hay không và kịp thời xử lý thu hồi các khoản nợ khi doanh nghiệp
có nguồn thu, nhờ đó mà ngân hàng giảm thiểu được rủi ro tín dụng.
Mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu mang lại nguồn thu đáng kể từ các khoản
phí và lăi cho ngân hàng. Tại nhiều quốc gia, nghiệp vụ này đóng góp đến 70% tổng
doanh thu từ các dịch vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng. Các khoản thu từ lăi và
phí bao gồm: phí phát hành thư tín dụng, lăi cho vay thanh toán, lăi cho vay bắt
buộc, phí xác nhận thư tín dụng.
Thông qua việc mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu, ngân hàng giúp khách
5
hàng duy trì, phát triển hoạt động kinh doanh, khi đó các hoạt động khác của ngân
hàng cũng phát triển như kinh doanh ngoại tệ, bảo hiểm, vận tải.
Ngoài ra thông qua việc mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu cũng như các

nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại khác, ngân hàng duy trì mối quan hệ với các doanh
nghiệp trong nước, mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài từ đó gián
tiếp nâng cao cơ hội sinh lời của ngân hàng, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ,
uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên cả thị trường trong nước và thị
trường thế giới.
1.1.2.2. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu
Thông qua việc mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu của các ngân hàng, các
doanh nghiệp được cấp tín dụng để thực hiện hoạt động kinh doanh. Việc được cấp
tín dụng đúng lúc giúp các doanh nghiệp đảm bảo được tiến độ, nắm bắt thời cơ
trong kinh doanh. Bên cạnh đó việc tài trợ của các ngân hàng giúp doanh nghiệp có
vốn đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại, mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh
doanh và khả năng cạnh tranh quốc tế.
Hoạt động mở rộng tài trợ nhập khẩu của các ngân hàng là phương thức hiệu
quả giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro khi tham gia kinh doanh trên thị trường
quốc tế. Hoạt động kinh doanh quốc tế bao gồm nhiều rủi ro như rủi ro chính trị, rủi
ro lăi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro do không am hiểu thị trường cũng như bạn hàng.
Thông qua hoạt động tư vấn và các sản phẩm tài trợ khác, các ngân hàng giúp
doanh nghiệp tìm kiếm thông tin bạn hàng cũng như các thông tin về kinh tế chính
trị để lựa chọn các sản phẩm tài trợ phù hợp góp phần hạn chế rủi ro.
Mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu góp phần nâng cao uy tín doanh nghiệp
trong kinh doanh. Đặc biệt là kinh doanh quốc tế, uy tín là một điều vô cùng quan
trọng. Khi tìm kiếm đối tác, rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về uy tín, đặc biệt
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bằng các hình thức tài trợ, các ngân hàng giúp
doanh nghiệp tăng được uy tín và tạo dựng niềm tin với bạn hàng.
1.1.2.3. Đối với nền kinh tế
Nghiệp vụ tài trợ nhập khẩu có tác động qua lại và có mối quan hệ mật thiết
6

×