MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AD
: Alzheimer’s disease: Bệnh Alzheimer
Aβ
: Amyloid-β-protein
APP
: Amymloid precursor protein: Protein tiền thân amyloid
PS
: Presenilin
APOE
: Apolipoprotein E
ACE1
: Angiotensin 1- converting enzyme
CT
: Computed Tomography: Chụp cắt lớp vi tính
DNA
: Deoxyribonucleic acid: Phân tử nucleic acid
DSM-IV
: Diagnostic and Statistic Manual of Mental Disorders, 4th
edition
: Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần, xuất
bản lần thứ 4
ICD10
: International Classification of disease-10 : Bảng phân loại bệnh
quốc tế lần thứ 10
MRI
: Magnetic Resonance Imaging: Cộng hưởng từ
MMSE
: Mini-Mental Status Examination: Trắc nghiệm tâm thần tối
thiểu
NINCDS-ADRDA:
The
National
Institute
of
Neurological
and
Communicative Disorders and Stroke and the Alzheimer disease and Related
Disorders Association: Viện Hàn Lâm thần kinh-các rối loạn giao tiếp và đột
quỵ Hoa Kỳ-Hiệp hội bệnh Alzheimer và các rối loạn liên quan.
PET: Positron Emission Tomography : Chụp cắt lớp positron
PCR: Polymerase chain reaction: Phản ứng khuếch đại gen
SSTT: Sa sút trí tuệ
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
HÌNH
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................2
Bảng 3.11. Tỉ lệ kiểu gen ACE1 trên những bệnh nhân Alzheimer có
kiểu gen đồng hợp tử hoặc dị hợp tử APOE4..............................
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Alzheimer là một trong những bệnh sa sút trí tuệ hàng đầu được phát
hiện năm 1907. Bệnh được coi là hậu quả trực tiếp của q trình thối hóa
thần kinh với một loạt biểu hiện sa sút về nhận thức, trí nhớ, ngơn ngữ, thị
giác, tình cảm và cá tính và là nỗi sợ hãi lớn nhất của tuổi già [9]. Tổ chức
quốc tế về bệnh Alzheimer ước tỉnh khoảng 35 triệu người trên thế giới mắc
bệnh và có khoảng 4.6 triệu ca mắc mới mỗi năm [18]. Bệnh Alzheimer được
thấy ở 1-2% số người trong nhóm tuổi từ 60-65 và tỷ lệ này cứ sau 5 năm lại
tăng lên gấp đơi. Alzheimer được ước tính có tỷ lệ 12-15% trong quần thể
người trên 60 tuổi và được coi là bệnh dịch của tương lai [2].
Nguyên nhân của bệnh Alzheimer gần đây được các nhà khoa học xác
định nhờ kỹ thuật phân tích gen hiện đại. Đó là sự biến đổi cấu trúc các gen
như : Tiền protein amyloid (APP), presenilin 1 và 2 (PS1 và PS2),
apolipoprotein E (APOE) và angiotensin I- converting enzyme (ACE1). Đột
biến ba gen (APP, PS1, PS2) gây Alzheimer thể sớm (< 60 tuổi) với triệu
chứng điển hình (2-5%). Hai gen sau (ACE1 và APOE) thuộc nhóm các yếu
tố nguy cơ của bệnh [9].
Gen APOE được coi là yếu tố nguy cơ cao nhất trong cơ chế bệnh sinh
của Alzheimer [26]. Gen APOE là gen được xác định nằm trên nhiễm sắc thể
số 19, ở vị trí 19q13, gồm 4 exon và 3 intron. APOE gồm 3 dạng isozym là
APOE2, APOE3, APOE4. Gen APOE mã hố một loại protein đóng vai trị
trong q trình vận chuyển và chuyển hoá lipid, đặc biệt là vai trò vận
chuyển tàn dư của chylomycron (lipoprotein giàu triglycerid) về gan để phân
giải [19]. Ngoài ra nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh về vai trị quan
trọng của nó trong hoạt động thần kinh đặc biệt là APOE4. Nhiều nghiên cứu
chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa đồng hợp tử gen APOE4 với các bệnh nhân
Alzheimer thể muộn có tính chất gia đình [11], [17], [23]. Đồng hợp tử gen
APOE4 làm giảm tuổi bắt đầu xuất hiện bệnh của Alzheimer ở thể muộn và
2
cả Alzheimer thể sớm so với kiểu dị hợp tử hoặc khơng có alen ε4. Điều này
có nghĩa là nếu cả bố và mẹ bị bệnh có kiểu gen đồng hợp tử ε4/ε4 thì 100%
số con sinh ra sẽ có kiểu gen đồng hợp tử ε4/ε4 và nguy cơ bị bệnh sẽ cao
gấp 8 lần so với đứa con sinh ra khơng mang alen ε4 [17], [34]. Song song
với đó có rất nhiều nghiên cứu chứng minh đồng hợp tử gen APOE2 lại có tác
dụng bảo vệ Alzheimer thể muộn [30]. Nhiều nghiên cứu gần đây nhắc nhiều
đến vai trò của gen angiotensin 1- converting enzyme (ACE1) là yếu tố nguy
cơ phối hợp với APOE4 đối với Alzheimer. ACE được biết đến là một
enzyme then chốt trong hệ renin angiotensin có vai trị trong điều hịa huyết
áp và cân bằng điện giải. Những bệnh nhân di truyền alen ACE*I có nguy cơ
mắc bệnh Alzheimer cao. Sự phối hợp giữa ACE *I và APOE4 càng làm tăng
nguy cơ cao của người bệnh với Alzheimer [18], [25], [27].
Việc chẩn đoán xác định Alzheimer gặp nhiều khó khăn. Người bị bệnh
Alzheimer khơng chết vì bệnh mà vì các biến chứng của bệnh do sự suy giảm
về nhận thức dẫn đến hậu quả là mất hết khả năng tự chăm sóc bản thân ở giai
đoạn muộn. Vì vậy chẩn đốn sớm Alzheimer đóng vai trị rất quan trọng.
Mặc dù khơng thể đảo ngược được tình trạng bệnh nhưng có thể giúp cho
người bệnh quản lý tốt hơn và từng bước thích ứng với hồn cảnh mới. Có rất
nhiều cơng cụ giúp cho điều này. Trong đó việc chẩn đốn các yếu tố nguy cơ
của bệnh có thể là một gợi ý quan trọng trong q trình chẩn đốn sớm
Alzheimer cùng với biểu hiện lâm sàng phù hợp. Thêm nữa có thể giúp tư vấn
về khả năng di truyền yếu tố nguy cơ của bệnh cho thế hệ sau. Ở Việt Nam
cho tới nay có rất ít nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Vì vậy chúng tơi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu trạng thái kiểu gen Apolipoprotein E,
Angiotensin 1- converting enzym trên bệnh nhân Alzheimer tại Bệnh
Viện Lão Khoa Trung Ương” với các mục tiêu sau:
1. Hoàn thiện phương pháp phân tích kiểu gen Apolipoprotein E,
Angiotensin 1- converting enzym ở bệnh nhân Alzheimer.
2. Xác định trạng thái kiểu gen Apolipoprotein E, Angiotensin 1converting enzym trên bệnh nhân Alzheimer tại Bệnh Viện Lão Khoa
3
Trung Ương.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Những hiểu biết cơ bản về bệnh Alzheimer
1.1.1. Lịch sử
Bệnh được phát hiện bởi nhà tâm thần học người Đức Alois Alzheimer
vào năm 1907. Ca bệnh đầu tiên là một bệnh nhân nữ 51 tuổi, tử vong sau 5
năm khởi phát bệnh với các biểu hiện tâm thần của bệnh, đã được giải phẫu tử
thi và được Alzheimer mô tả trong một cuốn sách xuất bản vào cùng năm.
Lúc đó ơng vẫn cịn rất nhiều băn khoăn nhưng ông cho rằng ca bệnh này
không giống với bất cứ một bệnh đã được biết đến. Hai năm sau nhà khoa học
người Đức Perusini cũng nghiên cứu tiếp về ca bệnh của Alzheimer. Bài báo
của ơng có tên là “Những phát hiện về lâm sàng và mô học của một số bệnh
tâm thần của người già” cùng những băn khoăn của ông sau khi giải phẫu tử
thi 4 ca bệnh có sự xuất hiện của những tấm trong não của bệnh nhân. Sau đó
có rất nhiều những giả thuyết đưa ra về ca bệnh đầu tiên của Alzheimer nhưng
vẫn chưa có lời giải. Điều này chỉ kết thúc vào năm 1998 khi nhà tâm thần
học người Mexico Graeber và cộng sự đã đưa ra kết luận “Có một số lượng
lớn các mảng protein amyloid và bó sợi tơ thần kinh trong não của bệnh nhân
này”. Từ đó đến nay những hiểu biết về bệnh Alzheimer đã tương đối rõ ràng
và đầy đủ [22].
1.1.2. Tình hình mắc bệnh Alzheimer
Hiệp hội quốc tế về bệnh Alzheimer ước tính có khoảng 35 triệu người
mắc bệnh trên toàn thế giới và có 4.6 triệu ca mắc mới mỗi năm. Ở Mỹ hiện
có khoảng 4 triệu người mắc bệnh trong đó 8% ở độ tuổi 65 và 30% ở độ tuổi
hơn 90 tuổi. Số người mắc bệnh ở Mỹ được dự đoán sẽ lên tới 10 triệu người
vào năm 2050. Ở Mỹ Latin tỉ lệ mắc sa sút trí tuệ chiếm khoảng 2.6% đến
4
6.5% ở độ tuổi trên 65 tuổi. Năm 2005, ở Ecuador có 170 bệnh nhân sa sút trí
tuệ nhập viện thì 42% là Alzheimer [14].
Tại Việt Nam theo số liệu cơng bố của Nguyễn Kim Việt năm 2009 thì
số người mắc sa sút trí tuệ là 7.9% [2]. Nghiên cứu tỷ lệ mắc và một số yếu tố
liên quan đến SSTT ở người cao tuổi huyện Ba Vì, Hà Nội năm 2005-2006
cho thấy tỷ lệ người cao tuổi (≥ 60 tuổi) sống tại cộng đồng có SSTT là
4.63% [3].
1.1.3. Sinh lý bệnh học của bệnh Alzheimer
Các nghiên cứu đưa ra giả thuyết về “bậc thang amyloid” [9]. Đầu tiên là
sự tích tụ quá mức của amyloid β ở não trong một thời gian dài. Các mảng
amyloid β lắng đọng sẽ hoạt hóa các tế bào thần kinh đệm và các tế bào hình
sao tăng biểu hiện đặc tính thực bào hoặc đặc tính gây độc bằng việc tăng sản
xuất các gốc tự do gây độc cho tế bào. Các oligomer độc sẽ làm thay đổi cân
bằng nội môi trong tế bào thần kinh. Sự kết tụ các amyloid beta tạo thành các
mảng viêm thần kinh, hình thành các đám rối tơ thần kinh do các protein tau
phosphoryl hóa cao. Cuối cùng làm suy giảm chức năng của các tế bào thần
kinh và hậu quả cuối cùng là chết tế bào thần kinh [20]. Có vai trị của
apolipoprotein E4 thúc đẩy q trình polymer hóa của Aβ tạo thành các mảng
amyloid. Bệnh Alzheimer thể muộn là kết quả của quá trình đa hình thái của
gen kết hợp với các yếu tố mơi trường ngồi (chấn thương vùng đầu…)
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng của bệnh Alzheimer
1.1.4.1. Suy giảm trí nhớ
Giảm trí nhớ thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh.Giảm trí nhớ điển
hình khi khởi phát bao gồm khó học thơng tin mới nhưng thơng tin cũ ít bị
ảnh hưởng. Giảm trí nhớ trong bệnh Alzheimer thường được mô tả là giảm trí
nhớ gần. Trí nhớ gần bị suy giảm do thơng tin mới không được lưu trữ một
cách đầy đủ để sau đó có thể nhớ lại. Hậu quả là bệnh nhân lúc đầu khó nhớ
5
các sự kiện mới xảy ra. Có thể phát hiện giảm trí nhớ bằng các trắc nghiệm
thần kinh tâm lý ngay ở cả giai đoạn tiền lâm sàng. Suy giảm trí nhớ điển
hình thay đổi theo thời gian. Ở giai đoạn nhẹ và trung bình, khả năng nhớ lại
thơng tin học được học thường ít bị thay đổi. Trong giai đoạn muộn, bệnh
nhân không thể nhớ được các thông tin mà trước đó họ rất nhớ như tên người
thân [2], [5], [6].
1.4.1.2. Rối loạn định hướng
Định hướng về thời gian dễ bị tổn thương nhất trong bệnh Alzheimer
nhưng bệnh nhân thường phủ nhận điều này, họ thường viện cớ là không quan
tâm đến ngày tháng hoặc không xem tin tức. Các khái niệm tương đối về thời
gian cũng có thể bị rối loạn như bệnh nhân không biết hiện tại là mấy giờ
hoặc khơng biết mùa này là mùa gì.
Khi bệnh tiến triển, định hướng về địa điểm bị rối loạn nhiều hơn như
bệnh nhân có thể bị lạc ở những nơi quen thuộc khi lái xe hoặc đi bộ, hoặc
thậm chí có thể lạc ngay trong nhà mình.
1.4.1.3. Rối loạn ngôn ngữ
Giảm ngôn ngữ là triệu chứng nổi bật trong bệnh cảnh lâm sàng của
bệnh Alzheimer. Bệnh nhân thường khó tìm từ trong khi nói, sau đó gián
đoạn và nói khơng lưu lốt. Ngơn ngữ thường trở nên khơng rõ ràng , mất
chính xác do bệnh nhân thay các từ rõ nghĩa bằng các từ chung chung hoặc có
nghĩa rộng. Bệnh nhân cũng thường nói các câu sáo rỗng, dập khuôn, tự phát
khi diễn đạt thông tin chi tiết. Các kỹ năng đọc và hiểu lời kém đi khi bệnh
tiến triển. Trong giai đoạn muộn, thường mất ngôn ngữ tổng qt hoặc hồn
tồn khơng nói gì. Đây chính là khó khăn lớn cho mối quan hệ giữa bệnh
nhân và người chăm sóc.
1.1.4.4. Mất dùng động tác
Gần như tất cả bệnh nhân Alzheimer ở giai đoạn nặng đều có mất dùng
6
động tác . Hay gặp nhất là mất dùng động tác ý vận, bệnh nhân khơng có khả
năng chuyển một ý định thành động tác có định hướng khơng gian chính xác.
Điều này làm bệnh nhân khó thực hiện các động tác như cài khuy áo hay sử
dụng dụng cụ ăn uống. Một số bệnh nhân mất cả cơ sở khái niệm sử dụng
công cụ. Một số biểu hiện thường gặp khác của mất dùng động tác gặp ở giai
đoạn muộn là khơng có khả năng đặt các bộ phận cơ thể ở một vị trí trong
khơng gian.
1.1.4.5. Rối loạn chức năng thị giác cao cấp
Thường gặp rối loạn xử lý hình ảnh cao cấp. Các rối loạn về xử lý hình
ảnh chia làm ba loại chính: giảm nhận biết, giảm khả năng xử lý trong không
gian và giảm sự chú ý thị giác. Mất nhận biết là khơng có khả năng nhận biết
các vật quen thuộc. Điều này khác với mất định danh , bệnh nhân nhận biết
được đồ vật nhưng khơng thể nói tên vật đó. Các vấn đề về xử lý trong khơng
gian góp phần gây rối loạn định hướng khơng gian và bệnh nhân có thể lạc ở
những nơi quen thuộc. Khi các thiếu hụt về xử lý khơng gian và chú ý có định
hướng trở nên nặng sẽ dẫn đến rối loạn thị giác [2].
1.1.4.6. Rối loạn chức năng điều hành
Chức năng điều hành bao gồm khả năng suy luận, giải quyết vấn đề, lên
kế hoạch và tổng hợp ý nghĩ gặp ở đa số bệnh nhân trong giai đoạn sớm của
bệnh Alzheimer [32]. Suy giảm chức năng điều hành biểu hiện bằng khơng có
khả năng quản lý các nhiệm vụ phức tạp như chi tiêu trong gia đình hoặc
chuẩn bị bữa ăn. Sự xuất hiện của rối loạn chức năng dự đoán sự chuyển từ
suy giảm nhận thức lành tính do tuổi già sang giai đoạn sớm của sa sút trí tuệ.
1.1.4.7. Các triệu chứng về hành vi và triệu chứng ngoài nhận thức [6].
- Không thừa nhận bệnh: Là một vấn đề không thuộc nhận thức thường
gặp. Bệnh nhân thừa nhận mình hay quên nhưng không thừa nhận bất cứ hậu
quả chức năng nào của sự suy giảm này. Không chấp nhận bệnh là một trở
7
ngại chính cho việc chẩn đốn sớm và thực hiện một cách có hiệu quả các
chiến lược điều trị.
- Thờ ơ: Sự thờ ơ bao gồm triệu chứng như giảm sáng kiến, cảm xúc và
yêu thích. Xa lánh mọi người, thay đổi tính tình hoặc trầm cảm gặp ở hơn
70% bệnh nhân Alzheimer và thường xảy ra sớm, trung bình là hai năm trước
khi bệnh được chẩn đoán.
- Rối loạn tâm thần: Rối loạn tâm thần và kích động thường xảy ra trong
giai đoạn muộn của bệnh. Theo nghiên cứu của Basiony và Lyketsos 2003 tỷ
lệ hoang tưởng là khoảng 20% và ảo giác là 15%. Hoang tưởng thường là
kiểu paranoid và có thể dẫn đến buộc tội người khác ăn cắp, không chung
thủy, và ngược đãi bệnh nhân. Ảo giác trong bệnh Alzheimer thường là ảo
giác về thị giác, nhưng đơi khi cũng có ảo giác về thính giác, thường gặp là
nhìn thấy những người đã mất hoặc những người lạ. Kích động bao gồm kích
động về mặt thể lực, có hành vi đe dọa người khác, kích động về lời nói và
ành động khơng đe dọa người khác. Hành vi không đe dọa người khác bao
gồm đi lang thang hoặc lặp đi lặp lại các động tác không mục đích. Ngồi ra
trong giai đoạn nặng hay gặp hiện tượng hồng hơn [10].
1.1.5. Các biểu hiện cận lâm sàng của bệnh Alzheimer
- Chẩn đốn hình ảnh bao gồm chụp cắt lớp điện toán (CT Scan), cộng
hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp positron (PET). Chụp CT hoặc MRI hữu ích để
loại bỏ tổn thương cấu trúc có thể gây SSTT như nhồi máu não, u não… Hình
ảnh teo mặt trong thùy thái dương trên MRI là dấu hiệu đáng tin cậy nếu có
các biểu hiện lâm sàng phù hợp.
- Xét nghiệm máu được khuyến khích để loại bỏ các bệnh tồn thân có
thể gây sa sút trí tuệ do các nguyên nhân khác như các bệnh nhiễm trùng,
nguyên nhân nhiễm độc, suy giáp trạng, thiếu vitamin B12… Do đó các xét
nghiệm máu cơ bản được khuyến cáo trong sàng lọc SSTT bao gồm xét
8
nghiệm cơng thức máu, sinh hóa máu ( chức năng gan, thận, xét nghiệm chức
năng tuyến giáp, định lượng vitamin B12…) [1].
- Xét nghiệm dịch não tủy: xét nghiệm xác định nồng độ T-tau và P-tau
trong dịch não tủy hay nồng độ chất Aβ42. Xét nghiệm bước đầu mới chỉ
dừng ở nghiên cứu [10].
- Điện não đồ: Các biểu hiện bất thường trên điện não đồ gặp nhiều hơn
ở bệnh nhân Alzheimer so với các dạng sa sút trí tuệ khác [2].
1.1.6. Tiêu chuẩn chần đốn bệnh Alzheimer
Có ba hệ thống chẩn đoán Alzheimer đang được sử dụng phổ biến nhất
trên thế giới là Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm
thần và hành vi (ICD10- International Classification of diseases-10); Tiêu
chuẩn chẩn đoán của Học Viện Quốc Gia Mỹ về bệnh thần kinh và bệnh lây
truyền đột quỵ và hiệp hội bệnh Alzheimer và các rối loạn liên quan (NINDSADRDA -National Institue of Neurological and Commnicative Disoders and
Stroke-Alzheimer’s Disease and Related Disoders Association); Cẩm nang
chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần, xuất bản lần thứ 4 của Mỹ
(DSM-TR4 – Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disoders, Fourth
Edition Text Revision) [28], [29]. Hiện nay tại Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn
chẩn đoán bệnh theo DSM-TR4 kết hợp với các trắc nghiệm đánh giá về thần
kinh tâm thần bao gồm thang đánh giá tâm thần tối thiểu (MMSE- minimental state examination), bộ câu hỏi về trí nhớ, đánh giá chức năng thực
hiện, test vẽ đồng hồ, đánh giá mức độ ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày thơng
qua hỏi người chăm sóc bệnh nhân.
1.1.6.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD10 (Bảng phân loại bệnh quốc
tế lần thứ 10) [2].
- Bệnh xuất hiện sau tuổi 40
- Khởi phát các triệu chứng kín đáo, từ từ , tiến triển liên tục nặng dần
9
- Thường triệu chứng đầu tiên là suy giảm trí nhớ với các đặc trưng
+ Lúc đầu suy giảm trí nhớ gần, khó học các thơng tin mới , qn các sự
việc xảy ra trong ngày, vài ngày trước. Về sau, quên các sự việc đã xảy ra
trong quá khứ. Các kiến thức đã học từ nhỏ, các kỷ niệm cá thể từ thời thơ ấu
cịn được duy trì đến giai đoạn nặng của bệnh
+ Suy giảm trí nhớ lúc đầu luôn là triệu chứng hàng đầu nổi bật trong
bệnh cảnh lâm sàng so với triệu chứng khác.
- Có ít nhất một trong các triệu chứng sau:
+ Suy giảm tư duy trừu tượng
+ Suy giảm khả năng phán đoán nhận xét
+ Các rối loạn khác của chức năng thần kinh cao cấp
+ Biến đổi nhân cách
- Suy giảm quan hệ xã hội và nghề nghiệp các rối loạn về trí nhớ và trí
tuệ ở trên gây ra
+ Khơng xuất hiện trong bối cảnh mê sảng
+ Khơng có bằng chứng lâm sàng hoặc cận lâm sàng về một bệnh não
hoặc một bệnh nội nào khác có thể là nguyên nhân gây sa sút trí tuệ khác
+ Khơng có đột quỵ , khơng có các dấu hiệu thần kinh khu trú hay dấu
hiệu ngoại tháp xuất hiện rõ rệt xuất hiện từ giai đoạn sớm trong quá trình
bệnh lý
1.1.6.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM-TRIV (Cẩm nang chẩn
đoán và thống kê các rối loạn tâm thần, xuất bản lần thứ 4 của Mỹ) [6].
A. Suy giảm nhiều lĩnh vực nhận thức, biểu hiện bằng hai tiêu chí sau:
1. Giảm trí nhớ ( giảm khả năng học thông tin mới và nhớ lại các thơng
tin đã được học từ trước)
2. Có một (hoặc nhiều) rối loạn nhận thức sau đây:
a. Mất ngôn (rối loạn ngôn ngữ)
10
b. Mất dùng động tác (không thực hiện được các động tác mặc dù chức
năng vận động bình thường)
c. Mất nhận biết (khơng có khả năng nhận ra và xác định được đồ vật
mặc dù chức năng giác quan bình thường)
d. Rối loạn chức năng điều hành (ví dụ, lên kế hoạch, tổ chức, sắp xếp
các hành động theo thứ tự, trừu tượng hóa…)
B. Duy giảm nhận thức trong tiêu chuẩn A1 và A2 ảnh hưởng đáng kể
chức năng nghề nghiệp và xã hội và giảm rõ rệt so với trước
C. Suy giảm nhận thức khởi phát từ từ và nặng dần
D. Suy giảm nhận thức trong các tiểu chuẩn A1 và A2 không do các
bệnh sau:
1. Các bệnh thần kinh trung ương khác gây suy giảm dần trí nhớ và
nhận thức (ví dụ bệnh mạch não, bệnh Parkinson, bệnh Huntington, máu tụ
dưới màng cứng, não úng thủy áp lực bình thường, u não)
2. Các bệnh tồn thân gây SSTT (ví dụ suy giáp, thiếu vitamin B12
hoặc axit folic, thiếu niacin, tăng canxi máu, giang mai thần kinh, nhiễm HIV)
3. Tác dụng phụ của các thuốc
E. Những thiếu hụt này không xảy ra trong cơn sảng
F. Những rối loạn này khơng phù hợp với các chẩn đốn khác như trầm
cảm hay tâm thần phân liệt.
1.1.6.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo NINDS-ADRDA của Học Viện
Quốc Gia Mỹ về bệnh thần kinh và bệnh lây truyền đột quỵ và hiệp hội
bệnh Alzheimer và các rối loạn liên quan (National Institue of
Neurological and Commnicative Disoders and Stroke-Alzheimer’s Disease
and Related Disoders Association) [4].
AD có thể (Probable) Một tiêu chí A cộng với một hay nhiều hơn các
tiêu chí củng cố B, C, D, hay E.
11
1.1.7. Các giai đoạn của bệnh Alzheimer [5], [6].
Giai đoạn nhẹ:
-
Trí nhớ giảm, có thể khơng rõ với những người thường xuyên tiếp
xúc với bệnh nhân
-
Không thực hiện được các động tác phức tạp hơn ( ví dụ chuẩn bị
bữa ăn, chi tiêu)
-
Tự chăm sóc được bản thân
-
Tính tình trở nên thụ động
-
Ít hoặc khơng có các biểu hiện về hành vi
Giai đoạn trung bình
-
Trí nhớ giảm rõ
-
Khơng thực hiện được các hoạt động thơng thường (ví dụ sử dụng
bếp, gọi điện thoại)
-
Khơng tự chắm sóc được bản thân (tắm rửa)
-
Có rối loạn hành vi (hội chứng hồng hôn, paranoid)
-
Kỹ năng giao tiếp thay đổi
-
Cần người giám sát
Giai đoạn nặng
-
Trí nhớ giảm nhiều
- Khơng nhận biết được người thân
- Không thực hiện được mọi hoạt động phức tạp
- Giảm vận động
- Cần người giúp chăm sóc
1.2. Bệnh học phân tử của bệnh Alzheimer
Sau 30 năm tìm hiểu và nghiên cứu về đặc điểm di truyền gây bệnh
Alzheimer, 3 gen là thủ phạm gây bệnh Alzheimer thể sớm (2-5%) đã được
xác định (đột biến gen tổng hợp phân tử amyloid tiền thân và hai gen
12
presenilin PS1 và PS2). Các gen là yếu tố nguy cơ có liên quan đến khởi phát
bệnh Alzheimer thể muộn cũng đã được công bố [26].
1.2.1. Các gen gây bệnh Alzheimer thể sớm
1.2.1.1. Đột biến gen tổng hợp phân tử amyloid tiền thân (APP)
Gen tổng hợp phân tử amyloid tiền thân nằm trên nhiễm sắc thể số 21.
Quá trình phân giải APP liên quan đến ba loại enzyme là α-, β-, γ- secretase.
Đầu tiên APP bị cắt bởi α- sceretase hoặc β-secretase .Sản phẩm của lần phân
cắt đầu tiên tạo thành 1 phân đoạn protein hòa tan (APPsα hoặc APPsβ) và
phân đoạn C83 hoặc C99. C83 và C99 lại được γ-secreatase phân tách thành P3
và Aβ. Người ta phát hiện ra đột biến gen APP là thủ phạm gây Alzheimer thể
sớm ở những người có tiền sử gia đình. Đột biến đầu tiên được tìm thấy bởi
Alison Goate và John Hardy, sau đó là những người khác (Goat et al.1991;
Naruse et al.1991; Yoshioka et al. 1991…) xảy ra ở những vị trí tương tự nhau.
Đó là vị trí các acid amin cuối tại vị trí phân cắt của γ- secretase. Đột biến
được tìm thấy ở những người Thụy Sỹ là đột biến hai acid amin ngay trước vị
trí acid amin kết thúc của phân đoạn Aβ ( KM/NL) làm tăng tổng hợp Aβ [20].
Đến nay người ta tìm thấy rất nhiều đột biến gen gây bệnh Alzheimer thể sớm
đều nằm gần hoặc tại vị trí phân cắt APP của 3 enzym này [9], [22].
Hình 1.1. Quá trình phân cắt của phân tử amyloid tiền thân
13
1.2.1.2. Đột biến gen presenilin
Cho đến nay chức năng của các protein presenilin cũng chưa được biết
rõ mặc dù chúng có tính bảo tồn cao trong q trình tiến hóa. Gen PS1 nằm
trên nhiễm sắc thể số 14q24.3 mã hóa cho protein màng tế bào gồm 467 acid
amin với 8 vùng xuyên màng. Với các trường hợp bệnh Alzheimer thể sớm
mang tính gia đình, người ta tìm thấy có năm đột biến làm sai khung dịch mã
khác nhau trên gen PS1. Ngoài ra, các trường hợp bệnh lý này cũng liên quan
tới 140 đột biến khác nhau, di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường xuất hiện
ở những bệnh nhân có độ tuổi từ 35 đến 65 [8]. Gen PS2 trên nhiễm sắc thể số
1q31-42 mã hóa cho một protein xun màng gồm 448 acid amin có trình tự
tương đồng tới 67% với PS1. Một số trường hợp đột biến sai lệch khung dịch
mã trên đoạn gen này đã được phát hiện ở một số gia đình ở Châu Âu. Tới
nay đã tìm được 10 đột biến gây bệnh trên gen PS2. Nhiều nghiên cứu đã
khẳng định đột biến trên những gen presenilin làm tăng cường sự tổng hợp
Aβ hoặc Aβ42 có vai trị trong cơ chế bệnh sinh của bệnh [13], [26].
1.2.2. Các gen nguy cơ của bệnh Alzheimer thể muộn.
Gen là yếu tố nguy cơ được nhắc đến nhiều nhất là gen mã hóa phân tử
apolipoprotein E. Người ta chứng minh được sự liên quan giữa những cá thể
mang alen ε4 với những người mắc bệnh Alzheimer thể muộn. Các nghiên
cứu đều cho thấy những người đồng hợp tử ε4 sẽ có khả năng mắc bệnh
Alzheimer cao gấp 8 lần so với cá thể không mang alen ε4 [17]. Ngồi ra,
người ta cịn biết đến angiotensin converse enzyme-1 (ACE1) là yếu tố phối
hợp với APOE. Sự kết hợp giữa alen ACE *I và APOE4 làm tăng nguy cơ cao
đối với bệnh Alzheimer [18]. Một protein liên quan liên quan với thụ thể
lipoprotein (LRP) là một thành viên của nhóm các gen thụ thể lipoprotein tỷ
trọng thấp. Có nghiên cứu cho rằng sự giảm biểu hiện LRP liên quan với sự
tăng tính mẫn cảm bệnh Alzheimer và độ tuổi khởi phát bệnh trẻ hơn [26].
14
Công bố gần đây liên quan với bệnh là SORL1 là receptor liên quan đến
sortilin (SORLA hoặc LR11). SORLA cũng gắn với APOE và APP có nhiều
khả năng dẫn đến tăng mức biểu hiện Aβ trong não trong nghiên cứu của
Rogaeva [29].
1.3. Apolipoprotein E và Alzheimer
1.3.1. Vai trò của APOE trong chuyển hóa lipid
Aolipoprotein E là một trong số những apolipoprotein đã được biết đến,
cấu tạo nên lớp vỏ của phân tử lipoprotein. APOE là thành phần chính của hai
loại lipoprotein là VLDL (very low density lipoprotein) và
LDL (Low
density lipoprotein). APOE có vai trị trung gian trong q trình vận chuyển
lipid giữa các tế bào thong qua tương tác với receptor LDL trên bề mặt tế bào
gan hoặc tế bào ngoại vi. Trong con đường vận chuyển cholesterol ngoại sinh,
chylomicron sau khi được hình thành được tiết từ ruột vào máu, chylomicron
lấy APOE, APO CII từ HDL (High density lipoprotein), APO CII hoạt hóa
lipoprotein tại mơ mỡ, mơ tim, cơ xương giải phóng acid béo tự do cho mơ và
hình thành chylomicron tàn dư. Nhờ có APOE mà chylomicron tàn dư có thể
gắn vào được receptor của gan (LDLR). Vào gan chylomicron tàn dư sẽ được
enzyme thủy phân thành acid béo, cholesterol tự do và aminoacid.
1.3.2. Vai trò của APOE trong hoạt động của hệ thần kinh [35]
APOE là một phân tử protein gồm có 299 acid amin và trọng lượng phân
tử là 34.200. APOE gồm có 3 dạng tồn tại là apoE2, apoE3, apoE4 tương ứng
là 3 alen ε 2, ε 3, ε 4 nằm trên nhiễm sắc thể số 19. Trong quần thể , người ta
đã nghiên cứu thấy , ε 3 là dạng alen phổ biến nhất chiếm 70-80%, ε 4 chiếm
tỉ lệ từ 10-15% và alen ε 2 chiếm tỉ lệ ít nhất từ 5-10% . Từ 3 alen sẽ hình
thành nên 6 kiểu gen đó là ε 2 ε 2, ε 3 ε 3, ε 4 ε 4, ε 2 ε 3, ε 2 ε 4, ε 3 ε 4. 3 dạng
isozym APOE
này chỉ khác nhau ở hai vị trí acid aminh là 112 và 158.
Trong đó ApoE3 có cystein ở vị trí acid amin 112 và arginin 158 trong khi
ApoE2 đều là hai acid amin cysteine và ApoE4 là hai acid amin arginine.
15
APOE có vai trị quan trọng và đa dạng trong sinh học thần kinh.Não là
cơ quan đứng thứ hai sau gan về tổng lượng APOE. Thoạt đầu, người ta cho
rằng APOE ở não chỉ được tổng hợp và bài tiết chủ yếu bởi tế bào thần kinh
đệm là tế bào hình sao, tế bào đệm ít nhánh, vi bào đệm mà không phải ở tế
bào thần kinh. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu sau này đã chứng minh rằng cả tế
bào thần kinh cũng tiết APOE mặc dù với lượng ít hơn tế bào hình sao.Điều
này đã được chứng minh khi có tổn thương của hệ thần kinh trung ương thì
các neuron tiết APOE để tham gia vào bảo vệ neuron khơng bị tổn thương. Sự
biểu hiện APOE được điều hịa bởi các tác nhân điều hịa đặc hiệu mơ được
phân phối trên một vùng kéo dài khoảng 20kb ở vùng locus gen APOE và
APOC. Trong vùng này thì sự biểu hiện APOE do một vài tác nhân điều hòa
là dương tính và một vài tác nhân là âm tính. Cụ thể như tác nhân điều hòa là
ME-1 (multienhacer-1) và ME-2 (multienhancer-2) điều hòa biểu hiện APOE
ở tế bào đại thực bào, tế bào hình sao; BCR điều hịa sự biểu hiện của APOE
ở tế bào thần kinh vùng vỏ não và vùng hồi hải mã.
Hình 1.2. Cụm gen APOE và các yếu tố điều hòa biểu hiện gen
16
1.3.3. APOE và bệnh Alzheimer
Các dạng isozym APOE đóng vai trò khác nhau trong những hiểu biết
liên quan đến bệnh Alzheimer. APOE2 được biết đến liên quan đến rối loạn
chuyển hóa lipid, tăng lipoprotein máu typ III do sự giảm ái lực gắn của
APOE receptor trên bề mặt tế bào gan với lipoprotein. Bệnh do đột biến gen
lặn trên nhiễm sắc thể thường gây ra. Đồng thời APOE2 còn được chứng
minh có vai trị bảo vệ chống lại sự phát triển bệnh Alzheimer [30]. APOE4
liên quan đến sự tăng nguy cơ bệnh tim mạch và là một yếu tố nguy cơ chính
của Alzheimer khởi phát muộn và cả các ca bệnh Alzheimer đơn lẻ khác.
APOE4 làm gia tăng sự hình thành mảng thần kinh amyloid và đám rối tơ sợi
thần kinh đã được mô tả trong cơ chế bệnh sinh của Alzheimer. Thêm nữa, số
lượng alen APOE4 ảnh hưởng tới nguy cơ và độ tuổi khởi phát bệnh. Số
lượng alen APOE4 tăng từ 0 đến 2 tương đương với sự tăng nguy cơ của
bệnh, từ 20 đến 90% và độ tuổi khởi phát bệnh cũng giảm xuống từ 84 tuổi
xuống cịn 68 tuổi. Số lượng người mắc bệnh có mang alen ε 4 chiếm khoảng
95% số người mắc bệnh. Ở những cá thể có mang 2 alen ε 4 (chiếm khoảng
2% dân số) có từ 50-90% số người sẽ mắc bệnh ở độ tuổi 85, trong khi những
cá thể mang 1 alen ε 4 ( chiếm khoảng 15% dân số) ước tính có khoảng 45%
số người sẽ mắc bệnh [35]. Do đó, APOE4 đã được hiểu biết khá rõ ràng là
một tác nhận đóng góp vào cơ chế bệnh sinh của Alzheimer. Một giả thuyết
về sự liên quan giữa APOE4 và bệnh Alzheimer đã được Yadong Huang và
cộng sự đưa ra. Mơ hình được tiến hành trên chuột được chuyển gen biểu hiện
APOE cho thấy
sự liên quan giữa quá trình phân cắt APOE và bệnh
Alzheimer. Để đáp ứng với sự già hóa, stress oxy hóa, tổn thương não hay sự
lắng đọng Aβ trong bệnh Alzheimer, các tế bào thần kinh tăng tiết APOE để
sửa chữa hoặc bảo vệ các neuron. Tuy nhiên APOE do tế bào thần kinh tiết ra
lại trải qua quá trình phân cắt bởi các enzyme thủy phân protein và giải
17
phóng các phân đoạn APOE bị cắt xén trong đó APOE4 lại có tính nhạy cảm
hơn với enzym thủy phân so với APOE3. Những phân đoạn bị cắt xén của
APOE4 gây nên sự thay đổi cấu trúc tế bào như q trình phosphoryl hóa
protein tau, hình thành đám rối tơ sợi thần kinh dẫn đến chết tế bào thần kinh,
một hậu quả cuối cùng trong dòng thác bệnh học của Alzheimer.
Hình 1.3. Mơ hình về mối liên quan APOE4 và bệnh Alzheimer
1.3.4. Các phương pháp xác định kiểu gen APOE
1.3.4.1. Phương pháp ELISA
Để xác định trạng thái kiểu gen của APOE, người ta dùng phương pháp
Sandwich ELISA. Nghiên cứu định lượng APOE4 và định lượng APOE toàn
phần trong huyết thanh từ đó suy ra trạng thái kiểu gen dựa trên tỉ lệ
APOE4/APOE. Phương pháp này dùng hai cặp kháng thể (mỗi cặp kháng thể
có chung một kháng thể dùng trong pha rắn ,còn lại kháng thể thứ hai trong
cặp kháng thể 1 là kháng thể đặc hiệu cho APOE4 và kháng thể thứ hai trong
cặp kháng thể 2 là kháng thể đặc hiệu cho APOE). Theo lý thuyết thì nếu cá
thể mang kiểu gen đồng hợp tử ε 4 thì tỉ lệ APOE4/APOE =1, cá thể không
mang kiểu gen ε 4 nào thì tỉ lệ này sẽ bằng 0, nếu cá thể mang 1 alen ε 4 thì tỉ
18
lệ này sẽ dao động trong khoảng lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1. Phương pháp này
cung cấp một thông tin nhanh về trạng thái kiểu gen của cá thể đó là có hay
khơng mang alen ε 4 tuy nhiên trong kiểu gen dị hợp tử lại không đưa ra kiểu
gen chính xác của cá thể đó là gì
1.3.4.2. Phương pháp giải trình tự gen:
Phương pháp này là một phương pháp cho kết quả khá chính xác về kiểu
gen của cá thể mang kiểu gen APOE chỉ bằng việc sử dụng cặp mồi đặc hiệu
dùng để khuếch đại đoạn gen APOE có chứa trình tự khác biệt của 3 alen ở
hai vị trí acid amin là 112 và 158. Phương pháp này địi hỏi tốn kém vì cần
máy giải trình tự gen và cần có thời gian phân tích kết quả trên máy.
1.3.4.3. Phương pháp phân tích kiểu gen APOE bằng kỹ thuật RFLP
(Restriction Fragment Length Polymorphism)
Khái niệm
Kỹ thuật RFLP (Đa hình chiều dài đoạn cắt giới hạn) là kỹ thuật nghiên
cứu tính đa hình chiều dài của các phân đoạn DNA dựa trên điểm cắt của các
enzym cắt giới hạn. Khi ủ DNA với enzym cắt giới hạn ở dung dịch đệm
thích hợp, nhiệt độ thích hợp sẽ tạo ra những phân đoạn DNA với kích thước
khác nhau nhờ vì trí nhận biết đặc hiệu của enzym cắt
Kỹ thuật RFLP
Quy trình RFLP bao gồm các bước tách chiết, tinh sạch DNA, dùng
enzyme cắt giới hạn (Restriction enzyme- RE) phân cắt đoạn DNA, phân tách
trên gel và thực hiện lai Southern Blotting. Tuy nhiên việc sử dụng kỹ thuật
Southern Blotting khá phức tạp, nguy hiểm đối với sức khỏe người nghiên cứu.
Cùng với sự phát triển của PCR thì PCR- RFLP trở nên đơn giản hơn bằng
cách khuếch đại đoạn DNA cần cắt, sau đó đoạn DNA được khuếch đại được cắt
bằng RE, điện di trên gel polyacrylamide và phát hiện sản phẩm có mặt.
1.4. Gen Angiotensin 1- converting enzyme (ACE1) và bệnh
19
Alzheimer
1.4.1. Vai trò của ACE
ACE là dipeptidyl carboxypeptidase (DCP1) hay cịn gọi là bradykinase
II có tác dụng chuyển angiotensin 1 (decapeptid khơng có hoạt tính) thành
angiotensin II (octapepetid có hoạt tính) là chất có tác dụng co mạch và chống
thải trừ Na qua thận, làm mất hoạt tính của bradykinin (là chất gây giãn mạch
và tăng thải trừ Na qua thận). Sau khi được hình thành, angiotensin II sẽ tác
động trên các receptor riêng trong đó AT1 là biết rõ nhất có vai trị co mạch,
tăng giữ Na, tăng giải phóng aldosteron. ACE tồn tại ở hai dạng : dạng gắn
với màng tế bào nội mạc của thành mạch và dạng lưu thơng tự do trong máu.
Sự tăng hoạt tính của ACE ở một số vùng của não liên quan mật thiết với quá
trình sản xuất acetylcholine ở những bệnh nhân Alzheimer.
ACE nằm trên nhiễm sắc thể số 17q23, tồn tại dưới hai dạng phân tử
trong đó có thể thêm hoặc mất một phân đoạn gen Alu có chiều dài 287 bp ở
vị trí intron thứ 16. Các dạng phân tử của ACE liên quan với lượng ACE
trong huyết thanh và hoạt độ ACE ở mơ. Ở những người có một hoặc 2 alen
ACE*D sẽ có nồng độ ACE trong huyết thanh và hoạt độ ở mô cao hơn những
đồng hợp tử ACE*I [9], [33]. Và những người đồng hợp tử alen ACE *D sẽ có
nguy cơ cao của nhồi máu cơ tim và dày thất trái. Những cá thể mang alen I
có tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer [15]. Thêm nữa, có rất nhiều nghiên cứu
đã đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa ACE *I và APOE4 [15], [18], [24],
[25], [27], [28]. Sự phối hợp giữa ACE*I và APOE4 làm tăng nguy cơ mắc
bệnh Alzheimer. Theo nghiên cứu của Jianguo Hu trên quần thể người Nhật
đã kết luận tỉ lệ những người mắc bệnh Alzheimer có kiểu gen đồng hợp tử
ACE*I cao gấp 1.4 lần so với nhóm chứng trong khi những người có kiểu gen
đồng hợp tử ACE*D ở những người bệnh chỉ bằng 0.4 lần so với nhóm chứng
[25]. Cơ chế phân tử của mối liên quan giữa ACE và Alzheimer vẫn chưa
20
được biết rõ.
1.4.2. Phương pháp PCR phát hiện kiểu gen ACE
Kỹ thuật PCR là chữ viết tắt của cụm từ Polymerase Chain Reaction
(Phản ứng chuỗi trùng hợp- phản ứng khuếch đại gen). Đây là kỹ thuật sinh
học phân tử cho phép nhân bản một đoạn DNA mong muốn từ hệ gen DNA
của cơ thể sinh vật thành nhiều bản sao
Điều kiện của phản ứng PCR:
Đề thử nghiệm phản ứng PCR có thể chạy được gồm các thành phần sau:
- Nước : nước sử dụng cho phản ứng PCR phải thật tinh khiết, không
chứa bất cứ một thành phần nào.
- Dung dịch đệm: Dung dịch đệm là một thành phần quan trọng trong
phản ứng PCR. Thành phần bao gồm có 100 mM Tris HCl, 500 mM KCL,
1mg/ml gelatin, 0.1% Tween-20, 0.1% NP-40. Dung dịch đệm cần hấp vô
khuẩn trước khi thêm Tween-20 và NP-40. Trong thành phần dung dịch đệm
thì MgCl2 là một trong những thành phần quan tọng nhất của PCR do nồng độ
chất này có thể ảnh hưởng đến sự đặc hiệu và hiệu suất của phản ứng. Taq
DNA polymerase phụ thuộc vào nồng độ Mg 2+ và thường có hoạt độ tối ưu ở
nồng độ 1.2-1.3 mM Mg2+ tự do. Dung dịch đệm PCR chuẩn chứa 1.5 mM
MgCl2. Tuy nhiên nồng độ Mg2+ tự do lại bị ảnh hường bởi nồng độ dNTP. Ở
nồng độ cao MgCl2 sự xúc tác các enzyme này kém chính xác hơn so với
nồng độ thấp. Do vậy quy trình PCR chuẩn phải thăm dò đưa ra được nồng độ
MgCl 2 tối ưu.
- dNTP : Điều quan trọng đảm bảo cho phản ứng PCR là 4 dNTP này
phải có nồng độ bằng nhau.
- Mồi: là những đoạn DNA sợi đơn ngắn và cần thiết cho việc xúc tiến
phản ứng dây chuyền tổng hợp DNA. Chúng nhận ra phần DNA cần nhân lên
và bắt cặp bổ sung với một đầu DNA mẫu. Mồi là yếu tố quan trọng nhất,
21
quyết định tính đặc hiệu của phản ứng.
- Enzym DNA polymerase (Taq): là enzyme xúc tác quá trình kéo dài
đoạn DNA mới tổng hợp. DNA polymerase chịu nhiệt sử dụng cho phản ứng
PCR lần đầu tiên bán trên thị trường là Taq polymerase. Từ đó đến này có
một số DNA polymerase mới khác như : AmpliTaq, AmpliT Gold…
- DNA mẫu: là DNA mà chúng sẽ khuếch đại có thể là DNA hoặc RNA.
Chu kỳ của phản ứng PCR: gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: chuỗi xoắn kép DNA khn bị biến tính, tách khỏi nhau
thành hai chuỗi đơn.
- Giai đoạn 2: nhiệt độ được hạ xuống về nhiệt độ gắn mồi cho phép các
đoạn oligonucleotide gắn với sợi DNA khn. Trong q trình gắn mồi, DNA
polymerase bền với nhiệt sẽ được hoạt hóa và bắt đầu giai đoạn kéo dài mồi.
- Giai đoạn 3: nhiệt độ lại được nâng lên đến nhiệt độ tối ưu của enzyme
xúc tác q trình kéo dài.
Trong đó:
- 940C: để biến tính sợi DNA khuôn xoắn kép.
- 40-720C: thường là 550C để cho phép gắn mồi.
- 720C: là nhiệt độ tối ưu đối với DNA polymerase.
22
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
2.1.1. Mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành đồng thời ở hai nhóm:
- Nhóm bệnh: Bao gồm 30 bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định
Alzheimer theo DSM-TR4 (Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm
thần, xuất bản lần thứ 4 của Mỹ) đến khám và điều trị tại khoa Tâm thần kinh
Viện Lão Khoa Trung Ương.
- Nhóm chứng: Bao gồm 15 bệnh nhân đến khám tại Viện Lão Khoa
Trung Ương, khơng có bất kỳ triệu chứng nào về suy giảm nhận thức ở cùng
một độ tuổi, cùng giới với nhóm bệnh được kiểm tra bằng trắc nghiệm thần
kinh tâm lý
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Bệnh nhân phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán xác định
Alzheimer theo DSM-TR4 (Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm
thần, xuất bản lần thứ 4 của Mỹ)
A. Suy giảm nhiều lĩnh vực nhận thức, biểu hiện bằng hai tiêu chí sau:
1. Giảm trí nhớ ( giảm khả năng học thơng tin mới và nhớ lại các thông
tin đã được học từ trước)
2. Có một (hoặc nhiều) rối loạn nhận thức sau đây:
a. Mất ngôn (rối loạn ngôn ngữ)
b. Mất dùng động tác (không thực hiện được các động tác mặc dù chức
năng vận động bình thường)
c. Mất nhận biết (khơng có khả năng nhận ra và xác định được đồ vật
mặc dù chức năng giác quan bình thường)
d. Rối loạn chức năng điều hành (ví dụ, lên kế hoạch, tổ chức, sắp xếp