Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

nghiên cưú thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại thừa thiên huế giai đoạn 2000- 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 98 trang )

MỤC LỤC
3.2.4. Một số giải pháp khác
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
- Giải pháp về thị trường, marketing vi
- Giải pháp về chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch vii
- Giải pháp về ứng dụng khoa học và công nghệ vii
- Giải pháp về phát triển chất lượng đội ngũ nhân viên vii
* Giải pháp khác vii
* Giải pháp về thị trường, marketing 76
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thâm nhập và mở rộng thị trường, coi đây là
yếu tố quan trọng tăng cường năng lực cạnh tranh 76
- Gắn thị trường, marketing với phát triển sản phẩm du lịch 76
- Cung cấp thông điệp rõ ràng và minh bạch về sản phẩm và dịch vụ của doanh
nghiệp. Thực sự đây không chỉ là chính sách tốt nhất mà là cách nhanh chóng thu
lợi tốt nhất 76
- Phát triển chiều sâu các loại hình dịch vụ để thoả mãn khách du lịch bởi điều đó
làm cho họ trung thành và không tẩy chay sản phẩm và dịch vụ của doanh
nghiệp. Mở rộng thị trường du lịch quốc tế, khuyến khích các sản phẩm du lịch
có chất lượng cao, phù hợp thị hiếu của du lịch quốc tế và nội địa 76
- Biết linh hoạt trong việc cung cấp sản phẩm du lịch và dịch vụ cho khách du
lịch, biết lắng nghe khách du lịch, và biến đổi sản phẩm và dịch vụ phù hợp với
thị hiếu của nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Các doanh nghiệp tìm hiểu và
nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của từng thị trường khách khác nhau để có chiến
lược phát triển thu hút khách 77
- Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, kết hợp với việc liên
doanh, liên kết với các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước để tạo lập, mở
rộng tour, nối tuyến, thu hút khách và mở rộng, phát triển thị trường. Tham gia
các hội chợ, sự kiện du lịch ở các thị trường quốc tế mục tiêu để phát triển, mở
rộng thị trường 77
- Xây dựng chương trình marketing điểm đến cho thành phố Huế, chương trình
này cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp để có thể khai thác các thị


trường du lịch quốc tế và thị trường du lịch cao cấp trong nước đồng thời đảm
bảo tính thống nhất trong hình ảnh của du lịch thành phố Huế trên thị trường .77
* Giải pháp về chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch 77
* Giải pháp về ứng dụng khoa học và công nghệ 77
* Giải pháp về phát triển chất lượng đội ngũ nhân viên 78
3.2.4. Một số giải pháp khác
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Đồ thị 1.1: Số lượt khách du lịch đến Việt Nam (2000 -2009) Error: Reference
source not found
Đồ thị 1.2: Số lượt khách du lịch đến TTHuế giai đoạn 2000 – 2009 Error:
Reference source not found
Đồ thị 1.3: Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh phân theo khu vực kinh tế
năm 2008 Error: Reference source not found
Đồ thị 2.1: Cơ cấu khách du lịch quốc tế và nội địa đến TTHuế giai đoạn
2000 – 2009 Error: Reference source not found
Đồ thị 2.2: Số lượt khách du lịch quốc tế đến TTHuế giai đoạn 2000 - 2009
Error: Reference source not found
Đồ thị 2.3: Cơ cấu lượt khách quốc tế đến TTHuế Error: Reference source not
found
Đồ thị 2.4: Số lượt khách du lịch nội địa đến TTHuế giai đoạn 2000 - 2009
Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.1: Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch
đang được sử dụng tại TTHuế Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.2: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh
Du lịch tại TTHuế Error: Reference source not found
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GO Tổng giá trị sản xuất
KHTSCĐ Khấu hao Tài sản cố định
KL/TW Kết luận / Trung ương
M Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp

NĐ - CP Nghị định - Chính phủ
NVA Giá trị gia tăng thuần
QĐ Quyết định
QH Quốc hội
SWOT Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
TCDL Tổng Cục Du lịch
TSA Tài khoản vệ tinh du lịch
TTHuế Thừa thiên Huế
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc
USD Đồng Đôla Mỹ
V Thu nhập lần đầu của người lao động
VA Giá trị gia tăng
VH- TT và DL Văn hoá - Thể thao và Du lịch
VNĐ Việt nam đồng
UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thừa thiên Huế là một trong ít địa phương có tiềm năng du lịch tự nhiên và
nhân văn phong phú, với quần thể di tích cố đô và nhã nhạc cung đình Huế đã được
UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại.
Trong những năm qua, với nguồn tài nguyên du lịch và vị trí địa lý thuận lợi,
du lịch Thừa thiên Huế đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều kết
quả tích cực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thế mạnh
tiềm năng đã tạo điều kiện giúp Thừa thiên- Huế phát triển nhiều loại hình du lịch
văn hóa chất lượng cao kết hợp du lịch biển, du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm,
nghỉ dưỡng…, phát triển kinh doanh du lịch theo hướng bền vững, trên cơ sở giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, bảo vệ tốt môi trường và cảnh quan.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được của ngành du lịch Thừa thiên Huế vẫn chưa
thực sự tương xứng với tiềm năng sẵn có, hiệu quả kinh tế chưa cao. Để có những
luận cứ khoa học cho việc đề ra những giải pháp cụ thể nhằm phát triển hoạt động

kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế, việc nghiên cứu thống kê, đánh giá kết quả
hoạt động kinh doanh du lịch là hết sức cần thiết. Trong thời gian qua, đã có một
số tài liệu, công trình nghiên cứu về kết quả hoạt động kinh doanh du lịch, tuy
nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ về thống
kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch ở Thừa thiên Huế. Việc chọn đề tài “
Nghiên cưú thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế
giai đoạn 2000- 2009” nhằm góp phần giải quyết vấn đề đó.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở đánh giá khái quát hoạt động kinh
doanh du lịch tại Thừa thiên Huế; thực trạng công tác thống kê kết quả hoạt động
kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế giai đoạn 2000 – 2009; phân tích những hạn
chế và nguyên nhân trong lĩnh vực kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế hiện nay,
để từ đó đề xuất một số kiến nghị trong công tác thống kê kết quả hoạt động kinh
doanh du lịch và các giải pháp phát triển kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế
trong thời gian tới.
i
Để phù hợp với nội dung, yêu cầu và mục đích nghiên cứu đề tài đã đề ra, luận
văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học, bao gồm:
- Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua các số liệu thứ cấp từ các tài liệu,
báo cáo đã công bố như Niên Giám Thống Kê của Tổng Cục Thống Kê; Niên Giám
Thống Kê tỉnh Thừa thiên Huế, các báo cáo tổng kết của Sở Văn Hoá Thể Thao và
Du Lịch Thừa thiên Huế, Trung Tâm Bảo Tàng Di tích Cố đô Huế; các số liệu đã
được công bố của Tổng Cục Du Lịch và các tài liệu trên mạng internet ;
- Phương pháp phân tổ thống kê ứng dụng trong việc nghiên cứu cơ cấu khách
du lịch, cơ cấu ngày khách du lịch, doanh thu du lịch ;
- Phương pháp trình bày dữ liệu gồm các bảng và đồ thị thống kê;
- Phương pháp tính dãy số thời gian để nghiên cứu đặc điểm biến động của
khách du lịch; doanh thu du lịch, và số ngày khách du lịch;
- Phương pháp dự đoán thống kê trong việc dự đoán số lượt khách du lịch đến
Huế và doanh thu du lịch trong thời gian tới.
Trong quá trình thực hiện luận văn đã đạt một số kết quả sau:

Thứ nhất, đề tài đã đánh giá một cách khái quát về hoạt động kinh doanh du
lịch tại Thừa thiên Huế. Trong phần này đã nêu bật lên được những mặt thuận lợi về
vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng tại
Thừa thiên Huế cũng như hệ thống các cơ sở kinh doanh phục vụ du lịch tại Thừa
thiên Huế. Qua đó phần nào cho thấy Thừa thiên Huế có nhiều điều kiện thuận lợi
trong việc phát triển kinh doanh du lịch. Và đây cũng được coi là một trong những
thế mạnh trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Hoạt động du lịch
trong những năm qua đã và đang mang lại nhiều tác động tích cực đối với nền kinh
tế như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế và góp phần trong việc tăng GDP của địa
phương; khuyến khích và thu hút đầu tư trong và ngoài nước; góp phần tích cực
trong công tác bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống tại Thừa thiên Huế; tăng thêm
tầm hiểu biết chung về xã hội, về phong cách sống, ẩm thực, thẩm mỹ của người
dân. Luận văn cũng đã nêu lên được các yếu tố tác động đến sức cạnh tranh của du
lịch Thừa thiên Huế trong giai đoạn hiện nay. Để đánh giá chung về kết quả hoạt
ii
động kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế, luận văn sử dụng ma trận SWOT, phân
tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức trong phát triển kinh
doanh du lịch tại Thừa thiên Huế.
Thứ hai, qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng công tác thống kê kết quả
hoạt động kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế trong giai đoạn hiện nay thì thấy
rằng mặc dù đã thu được nhiều kết quả tích cực trong những năm qua, tuy nhiên hệ
thống chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh du lịch còn thể hiện một số
hạn chế như:
- Các chỉ tiêu trên chưa đảm bảo tính hệ thống, một số chỉ tiêu về số lượng
khách du lịch quốc tế không có mối quan hệ với nhau, khó cho việc so sánh,
phân tích.
- Các chỉ tiêu số lượng khách còn tính trùng hoặc bỏ sót. Đây là một việc hết
sức khó khăn không chỉ ở Việt Nam nhất là đối với chỉ tiêu số lượng khách du lịch
trong nước.
- Hệ thống chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh du lịch chủ yếu là qui mô

lượng khách du lịch, ngày khách du lịch, doanh thu du lịch còn thiếu các chỉ tiêu giá
trị khác như: giá trị tăng thêm (VA), giá trị gia tăng thuần (NVA),… nên bị hạn chế
ở phạm vi toàn ngành trong việc so sánh kết quả hoạt động kinh doanh du lịch với
các ngành khác một cách đầy đủ.
- Phạm vi tính toán của các chỉ tiêu trong hệ thống chưa thống nhất nên khó
khăn cho việc so sánh và tính các chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn, chỉ tiêu doanh thu
của Tổng cục du lịch là doanh thu của các đơn vị thuộc Tổng cục nhưng không phải
tất cả doanh thu đó đều thu được từ hoạt động phục vụ khách du lịch. Vì vậy, đứng
trên giác độ đánh giá doanh thu từ việc phục vụ khách du lịch là chưa chính xác và
cũng vì vậy mà không thể so sánh với số khách đã phục vụ để tính các chỉ tiêu phân
tích. Mặt khác khách du lịch có thể tiêu dùng loại hình dịch vụ nào đó không phải
từ các đơn vị thuộc ngành du lịch
- Kết cấu của các chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch
không giống nhau nên cũng khó khăn cho việc phân tích, so sánh.
iii
Do vậy, cần có một hệ thống chỉ tiêu đầy đủ và hoàn thiện hơn đáp yêu cầu
nghiên cứu, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh du lịch nhằm phục cho công tác
quản lý nói chung hoạt động du lịch. Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả
kinh doanh du lịch đang được sử dụng tại Thừa thiên Huế hiện nay, đề tài đề xuất
hướng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu trên cơ sở sử dụng các chỉ tiêu đã có và bổ sung
thêm một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh du lịch .
Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh du lịch đề xuất đưa
vào sử dụng bao gồm 3 nhóm: thứ nhất, nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô kết quả
hoạt động kinh doanh du lịch; thứ hai, nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kết quả hoạt
động kinh doanh du lịch; thứ ba, nhóm chỉ tiêu phản ánh quan hệ giữa các chỉ tiêu
kết quả hoạt động kinh doanh du lịch, nhằm phản ánh một cách đầy đủ hệ thống các
chỉ tiêu trong việc nghiên cứu kết quả kinh doanh du lịch, phù hợp với việc so sánh,
phân tích và hoạch định chiến lược của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân liên
quan đến lĩnh vực du lịch.
Thứ ba, trên cơ sở số liệu thu thập được, đề tài sử dụng một số phương pháp

thống kê trong việc nghiên cứu một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh
du lịch tại Thừa thiên Huế. Phân tích biến động về mặt thời gian của một số chỉ tiêu
phản ánh kết quả kinh doanh du lịch như: Số lượt khách quốc tế, số lượt khách nội
địa, tổng số ngày khách và doanh thu du lịch giai đoạn 2000 – 2009.
Đối với chỉ tiêu tổng lượt khách quốc tế, cũng như tổng lượt khách nội địa, đề
tài đã phân tích tính mùa vụ để thấy được qui luật biến động của khách du lịch quốc
tế và khách du lịch nội địa đối với các tháng trong năm và dự đoán lượt khách quốc
tế, khách nội địa đến 2012. Qua đó các tổ chức, đơn vị liên quan đến hoạt động kinh
doanh du lịch có thể chủ động trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của mình.
Riêng đối với chỉ tiêu khách quốc tế, trên cơ sở nguồn số liệu thu thập được,
đề tài cũng đã phân tích được một số thị trường truyền thống của du lịch Thừa thiên
Huế như Pháp, Thái lan, cũng như một số thị trường cần khai thác để thu hút hơn
nữa khách du lịch quốc tế đến Huế như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan
trong những năm tới.
iv
Trên cơ sở số liệu điều tra chi tiêu khách du lịch do Tổng Cục Thống kê tiến
hành năm 2005 và 2006, tác giả đã tính toán được doanh thu xã hội về du lịch. Số
liệu cho thấy chi tiêu bình quân 1 ngày khách quốc tế gấp 2, 78 lần so với khách nội
địa (số liệu 2006), do vậy doanh thu từ nguồn khách quốc tế chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng doanh thu xã hội từ du lịch (chiếm 65,69%).
Thứ tư, trên cơ sở phân tích thực trạng công tác thống kê kết quả kinh doanh
du lịch tại Thừa thiên Huế nói riêng và ở Việt nam nói chung, và để công tác thống
kê du lịch trở thành công cụ đắc lực cho công tác quản lý đề tài xin đề xuất, kiến
nghị một số vấn đề sau:
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Tổng Cục Thống Kê và Tổng Cục Du Lịch
(Cục Thống kê các tỉnh thành, và Sở văn Hoá Thể thao và Du lịch) trong việc hoàn
thiện phương pháp thu thập số liệu kết quả kinh doanh du lịch.
- Thống nhất việc thống kê và lưu trữ các thông tin về khách du lịch (bao gồm
cả khách nội địa và khách quốc tế) theo các tiêu thức khác nhau làm cơ sở cho việc
hoạch định chiến lược phát triển du lịch tron thời gian tiếp theo.

- Trong tương lai, cần đầu tư thêm cho việc nghiên cứu hoàn thiện phương
pháp suy rộng số liệu, cải tiến và hoàn thiện số liệu từ nguồn xuất nhập cảnh và các
vấn đề khác để có được những số liệu chính xác, chi tiết hơn nữa. Cụ thể:
+ Nghiên cứu và hoàn thiện thu thập số liệu về số lượng xuất nhập cảnh và
thời gian ở lại Việt Nam
+ Nghiên cứu và tổ chức điều tra thu thập số liệu về khách đến trong ngày
+ Nghiên cứu và tổ chức điều tra thu thập số liệu về một số điểm du lịch
quan trọng;
+ Nghiên cứu phương pháp tính chỉ tiêu xuất khẩu dịch vụ du lịch cho
địa phương;
+ Nghiên cứu, xây dựng và đề xuất lộ trình sử dụng tài khoản vệ tinh du lịch.
- Mặc dù chúng ta đã biết những lợi ích của việc xây dựng tài khoản vệ tinh du
lịch (TSA) là rất rõ, tuy nhiên trong điều kiện hiện tại của Việt nam là khó khăn về
nguồn lực, khả năng hiện tại của các Cục Thống kê địa phương về thu thập đầy đủ,
v
đúng phạm vi và các thông tin liên quan. Do vậy cần xác định rõ danh mục ưu tiên,
những công việc nào nên làm trước, những công việc nào làm sau.
Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du
lịch theo các chuẩn mực về phương pháp luận, tổ chức luồng thông tin, phát triển
điều tra thống kê trong lĩnh vực du lịch. Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng công
tác thống kê kết quả kinh doanh du lịch chúng ta thấy được sự cần thiết phải xây
dựng hệ thống thống kê với hướng dẫn cụ thể về phương pháp luận, phù hợp với
chuẩn mực quốc tế và phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt nam cũng như tổ chức
hệ thống trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thống kê nhà nước, các Bộ,
ngành, các tổ chức và doanh nghiệp.
Cuối cùng, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh
doanh du lịch tại Thừa thiên Huế bao gồm:
* Nhóm giải pháp cơ chế chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng và vật chất, quảng
bá và tiếp thị
- Tạo hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh

nghiệp kinh doanh du lịch
- Hoạch định chính sách và nâng cao năng lực bộ máy tổ chức
- Vấn đề môi trường và an toàn cho khách du lịch
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, hình thành các khu trung tâm mua sắm, trung tâm giải trí.
- Đổi mới chính sách đầu tư
- Quảng bá, tiếp thị
* Nhóm giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị về nguồn lực văn hóa – di sản,
nguồn lực tự nhiên và nguồn nhân lực
- Bảo tồn, phát huy nguồn văn hóa - di sản
- Phát huy giá trị nguồn tự nhiên sẵn có để phát triển du lịch nâng cao năng
lực cạnh tranh của thành phố như không được phá vỡ kiến trúc của Huế
- Đào tạo nguồn nhân lực
* Nhóm các giải pháp hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch
- Giải pháp về thị trường, marketing
vi
- Giải pháp về chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch
- Giải pháp về ứng dụng khoa học và công nghệ
- Giải pháp về phát triển chất lượng đội ngũ nhân viên
* Giải pháp khác
Các giải pháp tổng thể khác liên quan tới phát triển du lịch Thừa thiên Huế:
- Tranh thủ sự trợ giúp của các tổ chức của các tổ chức quốc tế, hiệp hội du
lịch Việt nam trong công tác xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững, quản
lý qui hoạch, nâng cao năng lực quản lý và hoạt động marketing, các hỗ trợ có thể
tập trung trong việc xây dựng kế hoạch, các chương trình hành động cụ thể cho các
hoạt động phát triển du lịch.
- Tăng cường thu hút sự tham gia của cộng đồng trong công tác xây dựng kế
hoạch, thực thi và giám sát công tác bảo tồn và phát triển.
- Xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong tỉnh trong
việc quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.
vii

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
TTHuế là một trong ít địa phương có tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn
phong phú, với quần thể di tích cố đô và nhã nhạc cung đình Huế đã được
UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại.
Trong những năm qua, với nguồn tài nguyên du lịch và vị trí địa lý thuận lợi,
du lịch TTHuế đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả tích
cực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thế mạnh tiềm năng
đã tạo điều kiện giúp Thừa thiên- Huế phát triển nhiều loại hình du lịch văn hóa
chất lượng cao kết hợp du lịch biển, du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm, nghỉ
dưỡng…, phát triển kinh doanh du lịch theo hướng bền vững, trên cơ sở giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, bảo vệ tốt môi trường và cảnh quan. Tuy
nhiên, những kết quả đạt được của ngành du lịch TTHuế vẫn chưa thực sự tương
xứng với tiềm năng sẵn có, hiệu quả kinh tế chưa cao. Để có những luận cứ khoa học
cho việc đề ra những giải pháp cụ thể nhằm phát triển kinh doanh du lịch tại TTHuế,
việc nghiên cứu thống kê, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh du lịch là hết sức
cần thiết. Trong thời gian qua, đã có một số tài liệu, công trình nghiên cứu về kết quả
kinh doanh du lịch, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ
thống và đầy đủ về thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch ở TTHuế. Việc
chọn đề tài “ Nghiên cưú thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại Thừa
thiên Huế giai đoạn 2000- 2009” nhằm góp phần giải quyết vấn đề đó.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh du lịch tại TTHuế; Thực trạng
công tác thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại TTHuế giai đoạn 2000 –
2009; Phân tích những hạn chế và nguyên nhân trong lĩnh vực kinh doanh du lịch
tại TTHuế hiện nay. Qua đó đề xuất một số kiến nghị trong công tác thống kê kết
quả hoạt động kinh doanh du lịch và các giải pháp phát triển kinh doanh du lịch tại
TTHuế trong thời gian tới.
1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động kinh doanh du
lịch trên địa bàn tỉnh TTHuế giai đoạn 2000 – 2009
4. Phương pháp nghiên cứu
Để phù hợp với nội dung, yêu cầu và mục đích nghiên cứu đề tài đã đề ra, luận
văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học, bao gồm:
- Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua các số liệu thứ cấp từ các tài liệu,
báo cáo đã công bố như Niên Giám Thống Kê của Tổng Cục Thống Kê; Niên Giám
Thống Kê tỉnh TTHuế, các báo cáo tổng kết của Sở Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch
TTHuế, Trung Tâm Bảo Tàng Di tích Cố đô Huế; các số liệu đã được công bố của
Tổng Cục Du Lịch và các tài liệu trên mạng internet ;
- Phương pháp phân tổ thống kê ứng dụng trong việc nghiên cứu cơ cấu khách
du lịch, cơ cấu ngày khách du lịch, doanh thu du lịch ;
- Phương pháp trình bày dữ liệu gồm các bảng và đồ thị thống kê;
- Phương pháp dãy số thời gian để nghiên cứu đặc điểm biến động của khách
du lịch; doanh thu du lịch, và số ngày khách du lịch;
- Phương pháp dự đoán thống kê trong việc dự đoán số lượt khách du lịch đến
Huế và doanh thu du lịch trong thời gian tới.
5. Những đóng góp của luận văn
- Giới thiệu khái quát du lịch TTHuế;
- Vận dụng một số phương pháp thống kê trong việc phân tích kết quả hoạt
động kinh doanh du lịch tại TTHuế giai đoạn 2000 -2009 ; Dự báo kết quả hoạt
động kinh doanh du lịch tại TTHuế đến 2012.
- Đánh giá thực trạng công tác thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch
tại TTHuế trong giai đoạn hiện nay; qua đó kiến nghị, đề xuất một số giải pháp đối
với công tác thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh du lịch đối
với tỉnh TTHuế.
2
Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo trong việc đánh giá,
phân tích, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đáp ứng

nhu cầu thông tin thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch cho các tổ chức,
doanh nghiệp và cá nhân liên quan đến lĩnh vực du lịch.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát Du lịch Thừa thiên Huế
Chương 2: Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch
tại Thừa thiên Huế giai đoạn 2000-2009
Chương 3: Mục tiêu phát triển du lịch Thừa thiên Huế và các giải pháp
3
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ
1.1. Giới thiệu khái quát tỉnh Thừa thiên Huế
1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh TTHuế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất liền và
phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. TTHuế được xác định một trong năm
tỉnh thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung, nằm trên trục giao
thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửa
ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước láng giềng. TTHuế có diện tích 1.329,54
km
2
với địa hình đa dạng, bao gồm: núi, đồi, đồng bằng, 23.000 ha đầm phá và bờ
biển dài 128 km. TTHuế có địa chất ổn định, nguồn tài nguyên đa dạng và phong
phú về khoáng sản, văn hóa, nhân lực, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, cấp điện,
cấp nước, bưu chính viễn thông tương đối hoàn thiện đảm bảo hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp trong các lĩnh vực.
Ngoài ra TTHuế còn nằm trên trục hành lang kinh tế Đông tây từ Myanma –
Đông Bắc Thái Lan – Lào - Quốc lộ 9 của Việt nam, cửa ra là Cảng Chân Mây và
Cảng Liên Chiểu – Đà Nẵng. Đây là một ví trí quan trọng đối với khách du lịch đến
Huế trong tương lai. Nằm ở khu vực kinh tế trọng điểm của miền Trung với các
trung tâm kinh tế lớn đang phát triển nhanh như Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô,

Thành phố Đà Nẵng, Khu kinh tế Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội; vị trí của TTHuế
còn là nơi tập trung nhiều di sản ở miền Trung Việt nam, hội tụ nhiều tinh hoa văn
hoá của nhân loại.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Toàn bộ lãnh thổ tỉnh TTHuế kéo dài theo phương Tây Bắc – Đông Nam, các
dãy núi và vùng đồng bằng đều chảy song song với bờ biển, vuông góc với hướng
gió mùa Đông Bắc trong mùa Đông và gió mùa Tây Nam trong mùa hè. Tác dụng
chắn gió của dãy Trường Sơn đã gây ra thời tiết khô nóng trong mùa hè và mưa lũ
lớn vào cuối mùa Thu và đầu mùa Đông.
4
Nằm ở giữa Việt Nam, TTHuế là vùng có khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu
miền Bắc và khí hậu miền Nam, từ đồng bằng ven biển đến vùng núi cao. Chế độ
khí hậu, thuỷ văn ở đây có đặc tính biến động lớn và hay xảy ra thiên tai bảo lũ. Đặc
điểm nổi bật của khí hậu TTHuế là lượng mưa lớn nhất so với cả nước, vùng đồng
bằng hẹp thường chịu nhiều lũ lụt.
Nhiệt độ trung bình khoảng 24 – 25
0
C
Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình của các tháng nóng từ
27 - 29
0
C, tháng nóng nhất là tháng 5 và tháng 6 có lúc lên tới 38 - 40
0
C.
Mùa lạnh: từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc
nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình mùa lạnh từ 20 - 22
0
C.
Độ ẩm trung bình trong năm là 85 – 86%.
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình khoảng 2.500mm/năm. Mùa mưa bắt đầu

từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới 30%
lượng mưa cả năm. Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ
Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa
lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở.
1.1.3. Phát triển kinh tế và du lịch
TTHuế là trung tâm văn hoá, kinh tế, xã hội của cả nước. Trong cơ cấu kinh
tế, du lịch chiếm một vai trò chủ đạo. Tầm quan trọng của kinh tế Huế nói chung và
du lịch nói riêng đã khẳng định và luật hoá trong các văn kiện, nghị quyết, chính
sách của Trung ương và địa phương.
Theo Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg: “Huế sẽ là trung tâm của vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung, trung tâm du lịch, dịch vụ, giao dịch quốc tế của cả nước
và khu vực; là thành phố Festival đặc trưng của Việt nam”.
Năm 2005, vị trí vai trò của du lịch TTHuế lại được nâng lên tại quyết định số
194/2005/QĐ-TTg về phê duyệt đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh và phát
triển du lịch khu vực Miền Trung – Tây Nguyên: “Phấn đấu từ năm 2010 trở đi, du
lịch giữ vai trò là một trong những ngành kinh tế chủ lực của các tỉnh Miền Trung –
Tây Nguyên và là động lực đẩy mạnh phát triển du lịch cả nước”.
5
Ngoài ra vị trí, vai trò của du lịch TTHuế còn được khẳng định qua nhiều văn
bản khác. Đặc biệt, tại kết luận số 48 KL/TW ngày 25/05/2009 của Bộ Chính trị về
xây dựng, phát triển tỉnh TTHuế và đô thị Huế đến 2020 đã khẳng định: “Thành phố
Huế là Cố đô của Việt nam, là đô thị loại I, thành phố di sản văn hoá thế giới, thành
phố Festival và theo qui hoạch, sẽ là 1 trong 5 đô thị cấp quốc gia”. Việc xây dựng,
phát triển Tỉnh TTHuế và đô thị Huế có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với tỉnh,
với miền Trung- Tây Nguyên và đối với cả nước.
Đặc biệt, trong phần phương hướng, nhiệm vụ thời kỳ 2006 – 2010 của văn
kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh TTHuế lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2005 – 2010 đã
xác định mục tiêu và phương hướng tổng quát:
- Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh, khai thác tốt mọi nguồn lực xã hội,
quyết tâm tạo bứt phá mạnh mẽ, toàn diện về tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ

cấu kinh tế: Dịch vụ - Công nghiêp – Nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá gắn liền đẩy nhanh quá trình đô thị hoá phát huy tốt vai trò của trung
tâm du lịch quốc gia.,,
- Phát huy lợi thế là Cố đô, di sản văn hoá thế giới để phát triển thành một
trung tâm lớn về du lịch và dịch vụ, xứng đáng là đô thị loại I, thành phố Festival
của Việt nam, xanh - sạch về môi trường, đẹp về văn hoá, giàu về kinh tế, góp phần
quan trọng thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá toàn tỉnh.
Ngoài ra, trong Điều chỉnh qui hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh TTHuế
đến 2015 và định hướng đến 2020, đã xác định mục tiêu: “Phát huy tối đa lợi thế so
sánh, tập trung xây dựng Huế trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả
nước”[15].
1.2. Đánh giá tài nguyên và các cơ sở kinh doanh phục vụ du lịch tại
Thừa thiên Huế
1.2.1. Tài nguyên du lịch Thừa thiên Huế
TTHuế là trung tâm du lịch ở Việt nam, với một tiềm năng du lịch phong phú,
bao gồm cả tài nguyên nhân văn và tự nhiên. Tỉnh TTHuế tự hào với 2 di sản văn
hoá Thế giới, một cảnh quan đặc sắc, một nền văn hoá - đời sống xã hội đậm đà bản
6
sắc Việt nam, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Các tài nguyên du lịch
được phân bố tập trung, có tính bền vững và tính liên kết cao, tạo điều kiện để phát
triển nhiều loại hình du lịch và nhiều tuyến du lịch. Hơn nữa, các tài nguyên du lịch
chủ yếu nằm tại các vị trí thuận lợi.
Thành phố Huế là tâm điểm của du lịch TTHuế. Nếu thành phố Huế nổi
trội với các tài nguyên du lịch văn hoá, cảnh quan thì các nơi khác trong Tỉnh
TTHuế lại tập trung các giá trị tài nguyên du lịch đa dạng hơn, bao gồm cả sinh
thái, nghỉ dưỡng, tắm biển như Bạch Mã, Lăng Cô, Cảnh Dương, Chân Mây
hay Khu Du Lịch Nước Nóng Thanh Tân…Điều này đem lại tiềm năng lớn phát
triển các sản phẩm du lịch, tạo điều kiện đa dạng, mở rộng các tuyến, các
chương trình du lịch trong đó có giá trị di sản ở thành phố làm trọng tâm.
Nằm ở giữa khu vực miền Trung, gần với di sản thiên nhiên Thế giới, Động

Phong Nha - Kẻ Bàng, Thánh Điạ Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, tiềm năng du lịch Huế
càng lớn với khả năng liên kết du lịch vùng.
Tài nguyên du lịch ở Huế bao gồm:
- Quần thể Di tích Cố đô Huế - Di sản Thế giới;
- Các di tích lịch sử cách mạng (Khu Di tích lịch sử Chín Hầm, Đền thờ Công
chúa Huyền Trân…);
- Các Bảo tàng (Bảo tàng lịch sử và Cách mạng TTHuế, Bảo tàng Cổ vật Cung
đình Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh);
- Các công trình kiến trúc tôn giáo (hệ thống chùa chiền ở Huế rất phong phú,
đa dạng );
- Làng nghề thủ công truyền thống;
- Nghệ thuật (Nhã nhạc, Múa Cung đình, Ca Huế, Mỹ thuật Huế…);
- Các lễ hội: Lễ hội cung đình, lễ hội cầu ngư, lễ hội Điện Hòn Chén…;
- Ẩm thực Huế;
- Nhà vườn cổ và phong tục tập quán của người Huế
Các giá trị tài nguyên du lịch nhân văn gắn với lịch sử trên 300 năm hình
thành và phát triển của một cố đô, một triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch
7
sử, một đô thị cổ với những bản sắc văn hoá không chỉ phản ánh một thời đại,
một vùng miền mà còn thể hiện lịch sử, truyền thống và văn hoá của cả dân tộc
Việt nam.
Bên cạnh các tài nguyên du lịch nhân văn, Huế còn nổi tiếng với các tài
nguyên du lịch tự nhiên đặc biệt là cảnh quan. Các tài nguyên du lịch chủ yếu, nổi
trội, có giá trị cao bao gồm:
- Sông Hương, Núi Ngự, Đồi Vọng cảnh, Đồi Thiên An
- Một số Bãi biển như Thuận An, Lăng Cô, Cảnh Dương, Vinh Hiền… đặc
biệt trong năm 2009 Lăng Cô được tổ chức Worldbays công nhận là một trong 10
vịnh đẹp nhất thế giới.
- Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai;
- Núi Bạch Mã;…

Đánh giá một cách tổng quát, các tài nguyên Du lịch TTHuế, đặc biệt là các tài
nguyên du lịch văn hoá rất đặc sắc, có giá trị cao trong nước và quốc tế, có nhiều
tiềm năng để phát triển nhiều loại hình du lịch.
1.2.2. Các loại hình du lịch chủ yếu của Thừa thiên Huế
- Du lịch văn hóa: Khai thác tiềm năng văn hoá đặc biệt là các giá trị văn
hoá vật thể và phi vật thể của di sản văn hoá cố đô Huế.
- Du lịch sinh thái: Vườn quốc gia Bạch Mã (Phú Lộc), thác Ka Giang
(Nam Đông), du lịch nước khoáng nóng Thanh Tân (Phong Điền); Chuỗi thác A
Nôr (xã Hồng Kim), suối nước nóng Tôm Trung, thác Pông Chất, hang động Kềnh
Crâm (xã A Roàng), hồ mặt nước ngầm A Co (xã Phú Vinh, Hồng Thượng), đèo
Pê Ke (xã Hồng Vân, Hồng Thuỷ), hầm A Roàng (xã A Roàng).
- Du lịch nghỉ dưỡng:Với lợi thế về vị trí địa lý và là bãi biển đẹp của thế
giới, Lăng Cô đang là nơi đã và đang được đầu tư trở thành khu nghĩ dưỡng thu
hút du khách lớn của Huế.
- Du lịch biển: Phát triển ở các khu vực dọc theo bờ biển phía Đông tại các
bãi tắm đẹp như Lăng Cô, Thuận An, Cảnh Dương với các sản phẩm
chính như tắm biển, thể thao trên biển như lặn biển, dù bay, xuồng máy
tốc độ cao.
8
- Du lịch nhà vườn: Là loại hình du lịch mà du khách đến Huế rất ưa
thích. Loại hình du lịch này ngày càng thu hút những loại du khách
hướng về làng quê, thích khám phá những nét văn hóa trong đời sống thật
của người dân.
1.2.3. Các cơ sở kinh doanh phục vụ du lịch
Các cơ sở kinh doanh phục vụ du lịch bao gồm cơ sở kinh doanh phục vụ lưu
trú, ăn uống, và vận chuyển, phục vụ vui chơi giải trí của khách du lịch và cả các
đơn vị kinh doanh lữ hành.
1.2.3.1. Cơ sở kinh doanh lưu trú
Tính đến 31/12/2009, trên địa bàn tỉnh có 304 cơ sở (trong đó có 154 khách sạn),
với tổng số phòng nghỉ là 6731 phòng, (trong đó nhà nghỉ có 1306 phòng, chiếm

16,25%), và tổng số giường là 12158 giường (trong đó nhà nghỉ có 1962 giường,
chiếm 16,14%). Tốc độ tăng bình quân về cơ sở lưu trú trên địa bàn từ 2005 – 2009 là
15,81%, tăng từ 169 từ năm 2005 lên 304 cơ sở lưu trú vào năm 2009 [14].
Bảng 1.1: Số cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn Tỉnh TTHuế
2005 2006 2007 2008 2009
1. Số cơ sở lưu trú 169 175 180 279 304
- Khách sạn 128 130 135 148 154
- Nhà nghỉ 41 45 45 131 150
2. Số phòng nghỉ 3.677 3.994 4.896 6.125 6.731
- Khách sạn 3.124 3.524 4.390 4.981 5.425
- Nhà nghỉ 433 470 506 1144 1306
3. Số giường 7.655 7.985 9.319 11.345 12.158
- Khách sạn 7.152 7.215 8.436 9.518 10.196
- Nhà nghỉ 503 770 883 1.827 1.962
Nguồn: Niên Giám Thống kê , 2009, Cục Thống kê TTHuế
Cơ cấu khách sạn phân theo cấp hạng trên địa bàn tỉnh năm 2008 như sau:
Khách sạn được xếp hạng (từ 1 đến 5 sao) chiếm 28,2% trong tổng số khách
sạn hiện có, khách sạn cao cấp (4 đến 5 sao) chiếm 7,6%, khách sạn chưa xếp hạng
còn chiếm tỷ lệ rất cao (gần 71%). Khách sạn có chất lượng trung bình (từ 1 đến 3
sao) chiếm 21,4%.
Bảng 1.2 : Số lượng và Cơ cấu khách sạn theo cấp hạng năm 2008
TT Loại Khách sạn
Số khách sạn Số phòng Số giường
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
9
lượng (%) lượng (%) lượng (%)
1 Khách sạn 5 sao 3 2,02 424 6,92 690 6,08
2 Khách sạn 4 sao 7 4,73 1017 16,60 1860 16,39
3 Khách sạn 3 sao 6 4,05 451 7,36 920 8,11
4 Khách sạn 2 sao 15 10,14 1248 20,38 2584 22,78

5 Khách sạn 1 sao 7 4,73 458 7,48 1267 11,17
6 Khách sạn chưa xếp hạng 110 74,32 2527 41,26 4024 35,47
Tổng 148 100 6.125 100 11.345 100
Nguồn: Sở VH – TT và DL TTHuế
Dịch vụ trong các cơ sở lưu trú khá đa dạng, bao gồm dịch vụ lưu trú, ăn
uống, tổ chức hội nghị, hội thảo, vật lý trị liệu, dịch vụ giải trí, bán hàng, đặt vé máy
bay… Tuy nhiên, mức độ phong phú của các loại dịch vụ tuỳ thuộc vào loại hình và
cấp hạng của cơ sở lưu trú.
Công suất sử dụng buồng, phòng năm 2009 là 70,4%, giảm 2,2% so với năm
2008, so với năm 2005 thì tỷ lệ này tăng 8,7%. Qua bảng tỷ lệ sử dụng phòng nghỉ
giai đoạn 2005 – 2009, ta thấy tỷ lệ sử dụng phòng nghỉ tại nhà nghỉ luôn cao hơn
tỷ lệ sử dụng phòng nghỉ tại các khách sạn.[14].
Bảng 1.3: Tỷ lệ sử dụng phòng nghỉ giai đoạn 2005 – 2009
2005 2006 2007 2008 2009
Tỷ lệ sử dụng phòng nghỉ 61,7 68,8 69,3 72,6 70,4
- Khách sạn 60,8 67,5 68,9 72,3 70,1
- Nhà nghỉ 76,6 74,7 72,6 74,5 70,8
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Niên Giám Thống kê , 2009, Cục Thống kê TTHuế
1.2.3.2. Cơ sở kinh doanh ăn uống
Cơ sở kinh doanh ăn uống phục vụ du lịch chủ yếu là các nhà hàng thuộc
khách sạn, nhà khách và một số nhà hàng truyền thống quản lý theo gia đình. Hiện
nay, tổng số nhà hàng có khả năng phục vụ khách du lịch trên địa bàn vào khoảng
150 cơ sở phục vụ nhiều loại thực đơn Âu, Á, mang sắc thái riêng, các nhà hàng tư
nhân đang có xu hướng phát triển mạnh [14]. Một số nhà hàng đã khai thác kiểu
kiến trúc nhà vườn, nhà rường và các món ăn đặc sắc Huế. Tuy nhiên số lượng nhà
hàng sang trọng, cao cấp chưa nhiều, theo số liệu điều tra của Sở Văn hoá Thể thao
và Du lịch TTHuế năm 2009, chỉ có 6 nhà hàng đạt chuẩn phục vụ du lịch. Qui mô
của các nhà hàng còn nhỏ, cơ sở vật chất chưa được đầu tư đúng mức, vệ sinh an
toàn thực phẩm chưa đảm bảo, trang trí chưa hấp dẫn,
10

1.2.3.3. Cơ sở kinh doanh vận chuyển du lịch
Các loại hình vận chuyển khách du lịch hiện nay từng bước rất đa dạng, đáp
ứng được nhu cầu của khách du lịch. Đến nay, số đầu xe trong các doanh nghiệp
du lịch khoảng hơn 140 xe chất lượng tốt, với khả năng vận chuyển 3500 chỗ.
Các phương tiện vận chuyển công cộng phát triển mạnh, chất lượng các loại hình
vận chuyển bằng xe thô sơ từng bước được nâng lên (trong đó nghiệp đoàn xích
lô du lịch Huế có khoảng hơn 300 thành viên). Ngoài ra số lượng thuyền du lịch
trên sông Hương tính đến thời điểm 30/06/2010 có khoảng 127 thuyền, trong đó
có 82 thuyền đôi, và 45 thuyền đơn.[14]
1.2.3.4. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hoá và vui chơi giải trí
Với mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá tri truyền thống, đồng thời thoã
mãn nhu cầu khám phá, thưởng thức của du khách, việc phục hồi các loại hình
văn hoá truyền thống đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ. Thông qua việc tổ
chức thành công các kỳ Festival, các nhà sáng tác, nghệ sỹ, nghệ nhân và học
sinh, sinh viên các Trường Đại học, đặc biệt Đại học Nghệ thuật Huế đã góp
phần lưu giữa và phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc, độc đáo của Di sản phi
vật thể Huế.
Nhiều điểm vui chơi giải trí, các công trình phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi thư
giãn cho người dân và du khách được xây dựng. Hệ thống nhà hàng trên địa bàn
tăng nhanh về chất và lượng; trong đó nhiều nhà hàng đầu tư lớn, đủ tiện nghi và
điều kiện phục vụ, đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách có thu nhập cao.
1.2.3.5. Các cơ sở kinh doanh lữ hành
Có 42 đơn vị kinh doanh lữ hành đóng trên địa bàn tỉnh, bao gồm 27 đơn vị lữ
hành của địa phương và 15 chi nhánh, trong đó có 23 đơn vị lữ hành quốc tế. Tổng
lượt khách (quốc tế và nội địa) do các đơn vị lữ hành địa phương khai thác ngày
càng tăng, năm 2005 chiếm 5%, năm 2008 tăng lên gần 10% .[14]
Hiện các đơn vị lữ hành đang khai thác các tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh, và
du lịch liên quốc gia.
1.3. Khái quát về du lịch Việt nam và du lịch tỉnh TTHuế
1.3.1. Khái quát về du lịch Việt nam

11
Nhu cầu du lịch quốc tế và nội địa đến Việt nam có xu hướng tăng rõ rệt từ
1990. Năm 1990, Việt nam chỉ đón 200.000 lượt khách quốc tế và 10 triêụ khách
nội địa. Đến 2008, số lượng khách quốc tế đạt gần 4,25 triệu lượt khách. Khách du
lịch nội địa đạt 20,5 triệu lượt khách vào 2008.[17]
Năm 2009, trong bối cảnh suy giảm chung của du lịch thế giới và khu vực, số
lượng khách quốc tế đến Việt nam chỉ đạt gần 3,8 triệu lượt khách. Tuy nhiên khách
nội địa tăng hơn 20% so với 2008, đạt gần 25 triệu lượt khách.
ĐVT: Triệu lượt người
Đồ thị 1.1: Số lượt khách du lịch đến Việt Nam giai đoạn 2000 -2009
Kết quả về điều tra chi tiêu về khách du lịch do Tổng Cục Thống kê tổ chức
cho thấy:
* Đánh giá về những ấn tượng tốt ở Việt Nam của du khách quốc tế
Những ấn tượng tốt ở Việt nam của du khách quốc tế được đánh giá thông
qua các tiêu chí: về phong cảnh đẹp, thái độ con người Việt nam và giá cả hàng hoá.
Bảng 1.4 : Tỉ lệ % khách du lịchquốc tế đánh giá những ấn tượng tốt ở Việt Nam
ĐVT: %
Tiêu chí
Tổng
khách
Châu
Á
Châu
Âu
Châu
Mỹ
Châu
Đại
dương
Về phong cảnh 52% 49,4% 57,7% 45,5% 54%

Về thái độ con người Việt nam (tốt) 32,4% 28% 32,2% 36,4% 65,5
12
Về giá cả hàng hoá (rẻ) 14,4% 14,2% 12,4% 15,4% 21,7%
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Kết quả Điều tra chi tiêu khách Du lịch 2006, TCTK)
Khách du lịch quốc tế đánh giá cao về tiêu chí phong cảnh ở Việt nam, có
52% tổng khách du lịch đồng ý với ý kiến này. Tuy nhiên khi đánh giá về thái độ
con người Việt nam, chỉ có 2.910 người (chiếm 32,4% khách du lịch) đánh giá tốt
về thái độ con người Việt nam. Về yếu tố giá cả hàng hoá, các tỷ lệ này không cao,
chứng tỏ rằng hàng hoá Việt nam trong con mắt du khách nước ngoài là chưa thực
sự phong phú và rẻ so với một số thị trường khác.
* Đánh giá về lý do để quyết định du lịch Việt nam của khách quốc tế:
Trong tổng số 8.971 khách du lịch, có 2.726 khách quyết định du lịch Việt
Nam là do bạn bè, người thân, chiếm 30,4%; 962 khách, chiếm 10,7% cho rằng do
các công ty du lịch giới thiệu quảng bá; có 1.255 khách, chiếm 14% tham khảo qua
sách báo, tạp chí; 380 người tìm hiểu qua tivi, chiếm 4,2%; số lượng khách tìm hiểu
qua internet khá lớn 1.298 khách, chiếm 14,5%.[10],[11].
13
Bảng1.5: Đánh giá về các tiêu chí tác động đến việc lựa chọn địa điểm du lịch
của khách quốc tế
(ĐVT : %)
Tiêu chí
Tổng
khách
Châu
Á
Châu
Âu
Châu
Mỹ
Về điểm du lịch 56% 51,3% 62,7% 56,1%

Về phương tiện đi lại 11,1% 14,1% 8,9% 7,9%
Về giá trị đồng tiền 12,5% 10,4% 12,4% 15,8%
Về thủ tục hải quan và nhập cảnh 7,3%. 8,5% 6,3% 6,2%
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Kết quả Điều tra chi tiêu khách Du lịch 2006, TCTK)
Như vậy, tiêu chí quan trọng nhất tác động đến việc lựa chọn điểm du lịch của
khách du lịch quốc tế là điểm du lịch phải có sức hấp dẫn. Muốn thu hút nhiều
khách du lịch hơn nữa ngành du lịch phải có kế hoạch, biện pháp trong việc nâng
cao sức hấp dẫn của du lịch nước ta, đây chính là điều kiện tiên quyết tác động đến
việc thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
Từ kết quả thăm dò ý kiến nhận xét, đánh giá về ấn tượng tốt đẹp của Việt
nam, lý do quyết định du lịch Việt nam và các tiêu chí tác động đến việc lựa chọn
điểm du lịch của khách quốc tế đã được trình bày, phân tích ở trên có thể thấy, du
khách quốc tế có cảm tình và nhận xét, đánh giá khá tốt về môi trường du lịch nước
ta. Điều này được khẳng định thêm qua số lượng khách quốc tế đến Việt nam liên
tục tăng lên với tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây. Có thể nói đây là một
kết quả bước đầu rất khả quan của những nổ lực đầu tư rất mạnh mẽ cho ngành du
lịch của các địa phương và trong cả nước để phát triển ngành du lịch thành một
ngành kinh tế mũi nhọn ở nước ta, phấn đấu trong thời gian không xa trở thành một
trong những trung tâm du lịch có tầm cỡ khu vực theo tinh thần Nghị quyết IX của
Đảng và mục tiêu chiến lược phát triển du lịch Việt nam đến năm 2020 của Chính
phủ đã và đang ngày càng trở thành hiện thực.
1.3.2. Khái quát về du lịch tỉnh Thừa thiên Huế
Hoạt động du lịch có mầm mồng tại Huế từ đầu thế kỷ XX với sự ra đời của
Khách sạn Morin, năm 1901. Trong giai đoạn 1931-1934, hơn 130 biệt thự nghỉ mát
đã được xây dựng tại đỉnh núi Bạch Mã, và bắt đầu có các tour du lịch được tổ chức
14

×