Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Hiện trạng môi trường tại khu công nghiệp đồng văn i, duy tiên, hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.68 KB, 85 trang )

MỤC LỤC
1
1
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Số lượng và tổng diện tích các KCN đã thành lập tính đến năm 2010 phân theo
vùng lãnh thổ [4]
Bảng 2: Phương pháp lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu môi trường không khí
Bảng 3: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường nước mặt
Bảng 4: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường nước thải
Bảng 5: Lượng mưa trong các tháng và năm (đơn vị mm)
Bảng 6 : Độ ẩm trong các tháng và năm (đơn vị %)
Bảng 7 : Nhiệt độ trong các tháng và năm (đơn vị
0
C)
Bảng 8 : Giờ nắng trong các tháng và năm (đơn vị: giờ)
Bảng 9: Phân nhóm các ngành nghề sản xuất ở KCN Đồng Văn I
Bảng 10: Lưu lượng nước thải của một số doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Đồng
Văn I
Bảng 11: Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí [5]
Bảng 12: Đặc điểm CTR công nghiệp tại KCN Đồng Văn I [5]
Bảng 13: Khối lượng chất thải rắn của một số doanh nghiệp trong
KCN Đồng Văn I (kg/tháng) [7]
Bảng 14 :Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh KCN Đồng
Văn I ( đợt 1: Tháng 7/2012)
Bảng 15 :Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh KCN Đồng
Văn I ( đợt 1: Tháng 11/2012)
Bảng 16: Chất lượng nước phát sinh tại các doanh nghiệp trong KCN Đồng Văn I
Bảng 17: Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu vào nhà máy xử lý nước thải tập
trung KCN Đồng Văn I
Bảng 18: Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu ra nhà máy xử lý nước thải tập
trung KCN Đồng Văn I


Bảng 19 : Kết quả phân tích chất lượng nước mặt KCN Đồng Văn I ( đợt 1 – Tháng
7/2012)
Bảng 20 : Kết quả phân tích chất lượng nước mặt KCN Đồng Văn I ( đợt 1 – Tháng
11/2012)
Bảng 21: Các biện pháp hạn chế ô nhiễm theo ngành nghề quy hoạch trong KCN Đồng
Văn I
2
2
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường Khu công
nghiệp
Hình 2: Tình hình phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam
Hình 3: Biểu đồ tỷ lệ các KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung
Hình 4: Diễn biến nồng độ khí CO
2
Hình 5: Diễn biến nồng độ khí SO
2
Hình 6: Diễn biến nồng độ khí NO
2
Hình 7: Diễn biến nồng độ bụi
Hình 8 : Diễn biến BOD
5
, COD, NH
4
+
trong nước thải đầu ra của nhà máy xử lý nước
thải KCN Đồng Văn I
Hình 9: Sơ đồ tổ chức thoát nước và xử lý nước thải KCN Đồng Văn I
Hình 10: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể phốt 3 ngăn
Hình 11: Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại của Chi nhánh Công ty cổ phần nước sạch

và môi trường Việt Nam – KCN Đồng Văn I
3
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ KHCN&MT : Bộ Khoa học công nghệ và môi trường
Bộ TN&MT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
BQL : Ban quản lý
BVMT : Bảo vệ môi trường
CTNH : Chất thải nguy hại
CTR : Chất thải rắn
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
KCN : Khu công nghiệp
UBND : Ủy ban nhân dân
VSMT : Vệ sinh môi trường
CTNH : Chất thải nguy hại
4
4
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Được hình thành và phát triển xuất phát từ chủ trương của Đảng và Chính phủ
trong việc quy hoạch các vùng tập trung phát triển công nghiệp nhằm tạo đột phá trong
phát triển công nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trải qua quá
trình xây dựng và phát triển, các khu công nghiệp (KCN) đã có những đóng góp tích cực
trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, giải quyết việc làm, góp phần
hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. KCN đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá trị lâu dài,
góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước; đóng góp không nhỏ vào
tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của
nền kinh tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, sự phát triển của các KCN đang đặt
ra những thách thức về môi trường ở hiện tại và trong tương lai. Lượng rác thải, nước
thải, khí thải thải ra môi trường tăng lên rất nhanh chóng. Trong khi đó, hệ thống quản lý
môi trường của nước ta chưa thực sự hiệu quả, thiếu đồng bộ, đặc biệt đa số các nhà máy
sản xuất công nghiệp chưa có hệ thống xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Vì
vậy, vấn đề về môi trường thực sự trở thành một bài toán khó còn bởi cơ chế quản lý môi
trường còn lỏng lẻo và quan trọng hơn cả là ý thức của người dân chỉ quan tâm tới lợi
nhuận trước mắt mà không để ý đến môi trường quanh mình đang ô nhiễm nghiêm trọng.
Hà Nam là một tỉnh có quy mô nhỏ, dân số khoảng 800 nghìn người. Trong đó,
hơn 90% dân số sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, sau hơn 6 năm tái lập, Hà Nam đã dành
được những thắng lợi tương đối toàn diện trên các lĩnh vực phát triển về kinh tế xã hội,
ngành công nghiệp cũng đã góp phần không nhỏ cho những thắng lợi của tỉnh. Với 04
KCN đã được xây dựng và đi vào hoạt động từ những năm 2003, 04 KCN đang được đầu
tư xây dựng cùng với những điều kiện thuận lợi về hệ thống giao thông, vị trí địa lý hàng
năm, các KCN của tỉnh đóng góp vào ngân sách Nhà nước trong đó có sự đóng góp
của KCN Đồng Văn I.
5
5
Nằm trên thị trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên, với diện tích 138ha, KCN Đồng Văn I
nằm liền kề với quốc lộ 1A, đường cao tốc Pháp Vân Ninh Bình, quốc lộ 38, đường sắt
Bắc – Nam, cách trung tâm Hà Nội 40 km, sân bay Nội Bài 70 km và cách cảng Hải
Phòng 90 km, KCN Đồng Văn I hàng năm đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung
của nền kinh tế tỉnh. Khu đô thị, khu dân cư tập trung trong khu vực KCN Đồng Văn I
ngày càng đông lên. Tuy nhiên, chất lượng môi trường nước, không khí và chất thải rắn
trong khu vực đã và đang có xu hướng suy giảm và tồn tại nhiều bất cập. Chính vì thế mà
việc quan tâm đến chất lượng môi trường ở đây đang rất cần thiết. Cần phải có những
đánh giá đúng về chất lượng môi trường để từ đó đưa ra giải pháp quản lý môi trường phù
hợp và có hiệu quả. Từ thực tế trên mà tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“ Hiện trạng môi trường tại Khu công nghiệp Đồng Văn I, Duy Tiên, Hà Nam”.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài

1.1.1.1 Mục đích
- Đánh giá thực trạng môi trường và quản lý môi trường tại KCN Đồng Văn I
- Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường Khu công nghiệp Đồng
Văn I
1.1.2 Yêu cầu
- Nắm được các thông tin, số liệu về hoạt động của KCN Đồng Văn I.
- Tìm ra được ưu nhược điểm trong công tác quản lý môi trường KCN Đồng Văn I
- Để xuất được biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường KCN Đồng Văn I
6
6
PHẦN II
TỔNG QUAN
2.1. Quản lý môi trường và các công cụ quản lý môi trường
2.1.1. Khái niệm KCN
Theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về thành lập, hoạt động,
chính sách và quản lý nhà nước đối với KCN, Khu chế xuất (KCX), Khu kinh tế (KKT),
KKT cửa khẩu thì KCN được định nghĩa như sau:
“Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ
cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện,
trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”.
Sự phát triển của các KCN sẽ đưa đến sự tăng trưởng của kinh tế, phát triển xã hội và
nâng cao mức sông của nhân dân. Tuy nhiên, quá trình này cũng sẽ gây áp lực mạnh mẽ
cho môi trường.
2.1.2. Định nghĩa quản lý môi trường
Quản lý môi trường là một hoạt động nhằm vào việc tổ chức thực hiện cũng như giám
sát các hoạt động bảo vệ, cải tạo và phát triển các điều kiện môi trường và khai thác sử
dụng tài nguyên một cách tối ưu. Theo một số tác giả, thuật ngữ về quản lý môi trường
gồm hai nội dung chính: quản lý Nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh
nghiệp, khu vực dân cư về môi trường. trong đó, nội dung thứ hai có mục tiêu chủ yếu là
tăng cường hiệu quả hệ thống sản xuất và bảo vế sức khỏe người lao động, dân cư sống

trong khu vực chịu ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất.
Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý môi trường, nhưng được sử
dụng nhiều nhất là hai định nghĩa của các tác giả Trần Thanh Lâm (2006) thì “Quản lý
môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý môi
trường lên cá nhân hoặc công đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ
thống môi trường và các khách thể quản lý môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi
tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với
pháp luật và thông lệ hiện hành”. Theo Lưu Đức Hải (2005), “Quản lý môi trường là một
hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội có tác dụng điều chỉnh các hoạt động của con
người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn
7
7
đề môi trường có liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới
sự phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên”.
Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp luật pháp chính
sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa giáo dục… Các biện pháp này có thể
đan xen, phối hợp tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra. Việc thực
hiện quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô: toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng,
tỉnh, huyện…[1]
2.1.3. Các công cụ quản lý môi trường
Công cụ quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp và phương tiện mà các nhà
quản lý sử dụng để thực hiện các nội dung của quản lý môi trường. [2]
* Đặc điểm
Công cụ quản lý là vũ khí hoạt động của Nhà nước trong việc thực hiện công tác
quản lý môi trường Quốc gia và rất đa dạng, không có một công cụ nào có giá trị tuyệt đối
trong việc quản lý môi trường. Mỗi công cụ có chức năng và phạm vi tác động nhất định,
chúng tạo ra một tập hợp các biện pháp hỗ trợ nhau. Việc nghiên cứu và hoàn thiện các
công cụ quản lý là điều bắt buộc phải làm thường xuyên ở các cơ quan quản lý nhà nước
về môi trường và là công tác trọng tâm của ngành môi trường.
* Phân loại công cụ quản lý môi trường và ưu nhược điểm của các công cụ quản


Việc phân loại công cụ quản lý môi trường theo chức năng và theo bản chất.
- Dựa theo chức năng, công cụ quản lý môi trường được phân ra thành 3 nhóm
công cụ:
+ Nhóm điều chỉnh vĩ mô: Phạm vi điều chỉnh rộng lớn, bao gồm luật pháp, chính
sách
+ Nhóm công cụ hành động: Phạm vi điều chỉnh trong lĩnh vực cụ thể, gồm các
công cụ hành chính, xử phạt vi phạm môi trường trong kinh tế, sinh hoạt; công cụ kinh tế,
có tác động trực tiếp tới lợi ích kinh tế - xã hội của cơ sở sản xuất kinh doanh.
+ Nhóm phụ trợ: Là các công cụ không có tác động điều chỉnh hoặc không tác
động trực tiếp tới hoạt động. Các công cụ này dùng để quan sát, giám sát các hoạt động
8
8
gây o nhiễm, giáo dục con người trong xã hội. Công cụ phụ trợ có thể là các công cụ kỹ
thuật như GIS, mô hình hóa…
- Dựa theo bản chất, công cụ quản lý môi trường được phân loại như sau:
+ Công cụ luật pháp – chính sách: Bao gồm các quy định pháp luật và chính sách
môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như các bộ luật về môi trường, nhà nước.
Các định hướng cơ bản của công cụ luật pháp – chính sách là xây dựng văn bản
pháp quy về Bảo vệ môi trường; chấn chỉnh, tăng cường công tác xây dựng, ban hành và
hướng dẫn tiêu chuẩn môi trường; tạo cơ chế, chính sách trong lĩnh vực môi trường.
Công cụ luật pháp mang tính chất cưỡng chế cao và phạm vi điều chỉnh rộng lớn,
có vai trò định hướng và điều chỉnh thực hiện đối với các loại công cụ khác nhau. Nhược
điểm của công cụ luật pháp là cứng nhắc và ít linh hoạt.
Công cụ chính sách gồm tổng thể các quan điểm, chuẩn mức, các biện pháp, thủ
thuật mà nhà nước sử dụng nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược của đất nước.
+ Công cụ kinh tế: Là những phương tiện, biện pháp có tác dụng làm thay đổi chi
phí và lợi ích của các hoạt động kinh tế, thường xuyên tác động đến môi trường nhằm
mục đích tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra sự hủy hoạt môi trường.
Công cụ kinh tế sử dụng sức mạnh thị trường để đưa ra các quy định nhằm đạt

được mục tiêu môi trường, từ đó có cách ứng xử hiệu quả chi phí bảo vệ môi trường.
Các công cụ kinh tế quan trọng bao gồm: Thuế tài nguyên và thuế môi trường, phí
và lệ phí moi trường, nhãn sinh thái và quỹ môi trường.
Ưu điểm: Công cụ kinh tế môi trường giúp duy trì sử hài hòa giữa tăng trưởng kinh
tế và bảo vệ môi trường; tạo điều kiện để các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất
phù hợp.
Nhược điểm: Tuy nhiên, để phát huy hiệu lực công cụ kinh tế cần có những điều
kiện sau: Nền kinh tế thị trường thực sự: Hàng hóa tự do trao đổi theo chất lượng và giá
trị; Chính sách và các quy định pháp luật chặt chẽ để có thể kiểm soát và điều chỉnh các
hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra ô nhiễm; Hiệu lực cao của các tổ chức quản lý môi
trường từ Trung ương đến địa phương; Thu nhập bình quân cao đủ để đảm bảo tài chính
cho vấn đề quản lý môi trường.
9
9
Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là một phần của chính sách môi
trường. Do đó, cần luôn được nghiên cứ để hoàn thiện, tránh sự phản ứng của nhà sản
xuất và người tiêu thụ. Công cụ kinh tế môi trường có tác động rất mạnh tới sự điều chỉnh
chính sách kinh tế và môi trường ở các nước phát triển. Do vậy, cần phải nghiên cứu áp
dụng chúng trong mọi hoạt động kinh tế xã hội ở quy mô lâu dài.
+ Công cụ kỹ thuật: Có tác động trực tiếp vào các hoạt động tạo ra o nhiễm hoặc
quản lý chất ô nhiễm trong quá trình hình thành và vận hành hoạt động sản xuất.
Các công cụ kỹ thuật quản lý gồm các công cụ đánh giá tác động môi tường, quan
trắc môi tường, kiểm toán môi trường, quy hoạch môi trường, công nghệ xử lý các chất
thải, tái chế và sử dụng. Các công cụ này có tác động mạnh tới việc hình thành và hành vi
phân bố chất ô nhiễm trong môi trường, có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ
một nền kinh tế phát triển nào.
+ Công cụ phụ trợ: Không tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất sinh ra chất ô
nhiễm hoặc điều chỉnh vĩ môi quá trình sản xuất này, có thể bao gồm: GIS, mô hình hóa
môi trường, giáo dục và truyền thông về môi trường.
2.2. Hệ thống quản lý nhà nước về quản lý môi trường khu công nghiệp

Theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, liên quan
đến quản lý môi trường KCN có các đơn vị sau: Bộ Tài nguyên & Môi trường (đối với
các KCN và các dự án trong KCN có quy mô lớn); Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh (đối
với các KCN và các dự án trong KCN có quy mô thuộc thẩm quyền phê duyệt của tỉnh);
UBND huyện (đối với một số dự án có quy mô nhỏ) và một số Bộ, ngành khác (đối với
một số dự án có tính đặc thù).
Bên cạnh đó, cũng theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị Định của Chính phủ,
liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý môi trường của các KCN còn có: Ban quản lý
(BQL) các KCN; chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN; các
cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN.
Thông tư 08/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quy định trách
nhiệm quyền hạn của các đơn vị và các vấn đề liên quan đến bảo vệ và quản lý môi
trường của các KCN như sau:
10
10
Hình 1: Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý
môi trường Khu công nghiệp
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2009)
- BQL các KCN thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường KCN theo ủy
quyền như tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường (ĐTM); chủ trì hoặc phối hợp thực hiện giám sát, kiểm tra các vi phạm về bảo vệ
môi trường đối với các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại KCN; phối hợp với Bộ Tài
nguyên và Môi trường , Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc thanh tra và xử lý vi
phạm về bảo vệ môi trường trong KCN.
- Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường,
chủ trì công tác thanh tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và các nội
dung của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM theo thẩm quyền; chủ trì hoặc phối hợp với
BQL các KCN tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong KCN; phối hợp giải
quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường KCN.
- Công ty phát triển hạ tầng KCN có chức năng xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng

KCN; quản lý và vận hành hệ thông xử ý nước thải tập trung, các công trình thu gom,
phân loại và xử lý chất thải rắn theo đúng kỹ thuật; theo dõi, giám sát hoạt động xả thải
của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đổ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của
KCN.[2]
11
11
2.3. Phát triển công nghiệp và các vấn đề môi trường
2.3.1. Tình hình phát triển KCN trên thế giới và tại Việt Nam
Phát triển kinh tế cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa toàn cầu kết hợp
với sự gia tăng dân số đã làm cho lượng chất thải tạo thành ngày càng tăng. Trong đó,
lượng chất thải được tạo ra nhiều nhất tại các nước phát triển, đặc biệt là chất thải tại các
khu công nghiệp.
KCN đã có một quá trình hình thành và phát triển hơn 100 năm nay. Anh là nước
công nghiệp đầu tiên và KCN đầu tiên được thành lập năm 1896 ở Manchester và sau đó
là vùng công nghiệp Chicago (Mỹ), KCN Napoli (ý) vào những năm đầu thập kỷ 40 của
thế kỷ trước. Đến những năm 50, 60 của thế kỷ XX, các vùng công nghiệp và các KCN
phát triển nhanh chóng và rộng khắp các nước công nghiệp như là một hiện tượng lan toả,
tác động và ảnh hưởng. Vào thời kỳ này, Mỹ có 452 vùng công nghiệp và gần 1.000
KCN, Pháp có 230 vùng công nghiệp, Canada có 21 vùng công nghiệp. Tiếp theo các
nước công nghiệp đi trước, vào năm 60, 70 của thế kỷ trước, hàng loạt các KCN và KCX
hình thành và phát triển nhanh chóng ở các nước công nghiệp hoá thế hệ sau như: Hàn
Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan… Cũng trong thời kỳ này, ở các nước
XHCN trước đây, Liên Xô, Đức, Tiệp Khắc đang tiến hành xây dựng các xí nghiệp liên
hợp, các cụm công nghiệp lớn, các trung tâm công nghiệp tập trung. Mặc dù có thể dưới
những tên gọi khác nhau gắn với tính đặc thù của ngành sản xuất, nhưng chúng đều có
những tính chất, đặc trưng chung của KCN.[3]
Trong những năm mới phát triển, khu công nghiệp được xem là một mô hình quy
hoạch công nghiệp. Sau chiến tranh Thế giới thứ hai, khu công nghiệp được sử dụng như
một công cụ phát triển kinh tế, và mục đích kinh tế này ngày càng được chú trọng, đặc
biệt là các nước đang phát triển. Hoạt động của các khu công nghiệp một mặt mang lại lợi

ích kinh tế, mặt khác lại phát sinh các tác hại môi trường do hoạt động công nghiệp đã
không được quan tâm đúng mức trong một thời gian dài. Tuy nhiên gần đây, nhận thức
được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường khu công nghiệp nhằm ngăn ngừa các
tác động xấu tới môi trường trước mắt cũng như lâu dài thì vấn đề quản lý chất thải đang
ngày được quan tâm.
12
12
Ở Việt Nam, tuy khu công nghiệp xuất hiện khá muộn nhưng lại phát triển khá
nhanh. Tính từ khi khu công nghiệp đầu tiên xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh thì đến
tháng 4/2003, trên địa bàn cả nước đã có 113 KCN đã được phê duyệt hoặc được chấp
nhận về chủ trương. Năm 2007 đã là 179 KCN và tính tới 3/2011 thì cả nước có 260 KCN
đã được thành lập với tổng diện tích hơn 71.000 ha, trong đó có 173 KCN đã đi vào hoạt
động, 87 KCN đang giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Trong đó, 105 KCN đã xây
dựng và đi vào vận hành công trình xử lý nước thải tập trung, chiếm 60% tổng số các
KCN đã đi vào hoạt động. Ngoài ra, còn 43 KCN đang xây dựng công trình xử lý nước
thải tập trung và dự kiến đưa vào vận hành trong thời gian tới [4]. Như vậy, cùng với sự
phát triển của nền kinh tế thì số lượng các KCN cũng tăng lên nhanh chóng và kéo theo
đó là tác động xấu tới môi trường của các loại chất thải.
Hình 2: Tình hình phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam
Bảng 1: Số lượng và tổng diện tích các KCN đã thành lập tính đến năm 2010
phân theo vùng lãnh thổ [4]
Vùng Số lượng khu công nghiệp Tổng diện tích (ha)
Đồng bằng Sông Hồng 66 15031
Trung du miền núi Bắc Bộ 16 2478
Miền Trung 39 9256
Tây Nguyên 8 1261
Đông Nam Bộ 88 33290
Đồng bằng sông Cửu Long 43 10078
13
13

Cả nước 260 71394
2.3.2. Áp lực môi trường từ hoạt động của các KCN
Xét về mặt môi trường, việc tập trung các cơ sở sản xuất trong KCN nhằm mục
đích sử dụng hợp lý tài nguyên và năng lượng, khoanh vùng sản xuất công nghiệp vào
một khu vực nhất định, tập trung nguồn thải, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên
nhiên và năng lượng, hiệu quả xử lý nguồn thải ô nhiễm và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng ô
nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất đối với cộng đồng sinh sống trong các khu
dân cư xung quanh. Việc tập trung các cơ sở sản xuất trong các KCN góp phần nâng cao
hiệu quả xử lý nước thải, chất thải rắn,… đồng thời, giảm chi phí đầu tư cho hệ thống xử
lý, giảm chi phí xử lý môi trường trên một đơn vị chất thải. Ngoài ra công tác quản lý môi
trường đối với các cơ sở sản xuất trong KCN cũng được thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế trên, KCN khi được xây dựng và đi vào hoạt
động đã bộc lộ những thách thức không nhỏ đối với môi trường.
Nước mặt bị tác động do nước thải công nghiệp. Sông suối, ao mương là nguồn tiếp
nhận và vận chuyển các chất ô nhiễm trong nước thải từ các KCN và các cơ sở sản xuất
kinh doanh. Trong khi khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận là có hạn thì sự gia tăng
nước thải từ các KCN trong những năm gần đây là rất lớn. Thành phần nước thải từ các
KCN phụ thuộc vào ngành nghề của các cơ sở sản xuất, chất lượng nước thải đầu ra phụ
thuộc nhiều vào việc nước thải có được xử lý hay không.
Tuy nhiên, đến tháng 9/2011, mới có 107 khu có trạm xử lý nước thải tập trung,
chiếm khoảng 62% số KCN đang hoạt động; 34 khu khác đang xây dựng trạm xử lý. Vẫn
còn nhiều khu công nghiệp xả thải thẳng vào môi trường không qua xử lý. Thực trạng trên
đã dẫn đến việc nguồn tiếp nhận và vận chuyển các chất ô nhiễm không còn khả năng
chịu tải, tự xử lý sẽ ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. Tại nhiều địa
phương, những nơi tiếp nhận nước thải của các KCN đã bị ô nhiễm nặng nề, nhiều nơi
nguồn nước không thể sử dụng được cho bất kỳ mục đích nào.
Hình 3: Biểu đồ tỷ lệ các KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung
Bên cạnh đó, tại không ít KCN, hệ thống xử lý khí thải của các cơ sở sản xuất còn
hạn chế, sơ sài, phần lớn chỉ mang tính hình thức đối phó. Khí thải không thể giải quyết
14

14
tập trung giống như nước thải mà cần xử lý ngay tại nguồn thải. Khí thải do các cơ sở sản
xuất thải ra môi trường chứa nhiều chất độc hại nếu không được quản ký, kiểm soát tốt tại
cơ sở sản xuất sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cộng đồng xung quanh.
Quá trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn đa phần do trực tiếp từng doanh
nghiệp trong KCN thực hiện. Còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc công
tác phân loại chất thải rắn. Chất thải rắn công nghiệp còn bị đổ lẫn với rác thải sinh hoạt,
chất thải nguy hại còn chưa được phân loại, lưu trữ và vận chuyển đúng quy định. Nhiều
KCN chưa có khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại từ các doanh nghiệp trong KCN
theo quy định.
Ngoài ra, quy hoạch hệ thống giao thông và cây xanh của nhiều KCN chưa được
quan tâm đúng mức. Cây xanh được trồng trong nhiều KCN vẫn mang tính đối phó, phần
nhiều là cỏ, cây cảnh,… chưa trồng được nhiều cây tạo bóng mát và sinh khối lớn có tác
dụng bảo vệ môi trường [4].
15
15
2.3.3. Công tác quản lý môi trường của các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Từ khi được ban hành và có hiệu lực, Luật bảo vệ môi trường và các văn bản
hướng dẫn thi hành đã thực sự đi vào cuộc sống, được người dân hết sức quan tâm và
bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đặc biệt là trong các KCN công tác bảo vệ
môi trường đã được quan tâm như: 100% doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng KCN đã
lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; có 01 KCN đã có khu xử lý nước thải tập
trung; khu xử lý nước và cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt trong KCN… Hệ thống
thoát nước mưa, nước thải trong các KCN được tách riêng. Bản thân mỗi cơ sở sản xuất
đều có các biện pháp bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, việc bảo vệ môi trường trong các KCN ở Hà Nam hiện nay chưa đáp
ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Cụ thể, mới chỉ
có 01 KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các KCN còn lại đang trong giai
đoạn đầu tư xây dựng.
Công tác quản lý nhà nước về môi trường trong các KCN hiện vẫn do ngành môi

trường quản lý trực tiếp, thực hiện việc phê duyệt, xác nhận báo cáo đánh giá tác động
môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp đầu tư trong KCN;
thanh kiểm tra công tác bảo vệ môi trường; cấp phép xả thải…
Ban Quản lý các khu công nghiệp Hà Nam vừa chủ động theo chức năng, nhiệm
vụ được giao, vừa phối hợp chặt chẽ với ngành Tài nguyên môi trường, Cảnh sát môi
trường trong việc kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện các quy định về bảo vệ
môi trường. Hiện nay, Ban quản lý đang cùng với các huyện có KCN tiến hành việc ủy
quyền xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường cho Ban quản lý thực hiện theo
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và chỉ đạo của UBND tỉnh.
2.4. Các mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp hiện nay
Sự tăng lên của các KCN đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tuy nhiên nó cũng
mang lại những tác động xấu tới môi trường. Trong lịch sử phát triển KCN, các tác động
gây ra do hoạt động công nghiệp đã không được quan tâm đúng mức trong một thời gian
dài. Tuy nhiên gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường khu
công nghiệp nhằm ngăn ngừa các hậu quả môi trường về lâu dài, các mô hình quản lý môi
trường khu công nghiệp đã và đang có chiều hướng phát triển.
16
16
Hiện nay trên thế giới có 3 mô hình quản lý môi trường KCN chính là: mô hình
quản lý KCN theo hướng xử lý chất thải, mô hình quản lý khu công nghiệp mô phỏng
theo hệ sinh thái tự nhiên và mô hình khu công nghiệp theo chuỗi sản xuất.
2.4.1. Mô hình quản lý KCN theo hướng xử lý chất thải
Theo mô hình này, tại mỗi KCN có ít nhất một hệ thống xử lý chất thải tập trung.
Các nhà máy nằm trong KCN phải xử lý chất thải sơ bộ trước khi đổ vào hệ thống xử lý
tập trung nếu chất thải có chất độc hại ảnh hưởng tới hệ thống xử lý tập trung. Chất thải
của từng nhà máy phải đạt tiêu chuẩn nhất định trước khi đổ vào hệ thống xử lý chung,
tiêu chuẩn này được định bởi cơ quan quản lý hệ thống xử lý chung, thông thường là cơ
quan quản lý môi trường KCN. Chất thải sau khi xử lý ở hệ thống xử lý chung phải đạt
tiêu chuẩn thải quy định bởi cơ quan chuyên trách môi trường, thông thường là Bộ Tài
nguyên Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường.

Nhà máy phải trả chi phí sử dụng tỷ lệ với thể tích và nồng độ chất thải cần xử lý.
Về phương diện không khí, giữa các nhà máy trong KCN có thể tiến hành chuyển nhượng
giấy phép ô nhiễm không khí. Qua đó, nhà máy nào có khả năng giảm thiểu ô nhiễm dưới
mức chấp nhận sẽ có quyền bán phần tiêu chuẩn còn lại cho các nhà máy gặp khó khăn
trong việc giảm thiểu ô nhiễm. Như vây, đôi bên đều có lợi và nhà quản lý môi trường
KCN cũng có lợi trong việc bảo đảm chất lượng môi trường không khí xuung quanh của
KCN ở mức cho phép.
Đa số các KCN ở các nước Đông Nam Á đều được quản lý theo mô hình này. Có
thể lấy KCN ở Thái Lan làm ví dụ điển hình. Các KCN ở Thái Lan được đặt dưới sự quản
lý của ban quan lý KCN Thái Lan. Ban quản lý chịu trách nhiệm chung về quản lý và phát
triển KCN, kiểm soát ô nhiễm, quan lý môi trương kể cả quan trắc chất lượng môi trường
KCN. Tất cả các KCN ở Thái Lan đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các nhà máy
đổ nước thải vào các hệ thống xử lý chung phải đạt tiêu chuẩn quy định bởi Ban quản lý,
nếu không các nhà máy phải xử lý sơ bộ. Các nhà máy sử dụng hệ thống xử lý chung phải
trả phí tương ứng với thể tích và nồng độ chất thải. Nước thải sau xử lý của hệ thống
chung phải đạt tiêu chuẩn của Bộ KHCN&MT.
Việc theo dõi, kiểm tra chất lượng nước thải, khí thải và tiếng ồn trong KCN được
thực hiện bởi các công ty ký hợp đồng với Ban quản lý KCN. Ban quản lý KCN Thái Lan
17
17
ký hợp đồng với công ty B.J.T Water Co. Ltd để phân tích chất lượng nước thải của từng
nhà máy trước khi đổ vào hệ thống xử lý chung, công ty này làm việc với sự theo dõi và
đôn đốc của nhân viên Ban quản lý. Để thực hiện kiểm chứng, các nhà máy có phòng thí
nghiệm riêng có thể phân tích nước thải của chính nhà máy mình. Các nhà máy không có
phòng thí nghiệm riêng có thể gửi mẫu tới các trung tâm dịch vụ môi trường để kiểm
chứng. Việc kiểm tra chất lượng không khí và tiếng ồn KCN do công ty S.G.S Thailand.
Ltd đảm nhiệm. Ban quản lý KCN Thái Lan có phòng thí nghiệm di động có thể lấy mẫu
và phân tích tại chỗ chất lượng không khí trong trường hợp khẩn cấp hay có khiếu nại [4].
2.4.2. Mô hình quản lý KCN mô phỏng theo hệ sinh thái tự nhiên
Mô hình quản lý KCN theo hướng xử lý chất thải giúp các doanh nghiệp nhỏ và

vừa không có đủ vốn và nhân lực để đầu tư vào hệ thống xử lý cục bộ có thể đạt được tiêu
chuẩn thải quy định bởi cơ quan chuyên trách môi trường, mặt khác giúp cải thiện chất
lượng môi trường chung của KCN. Tuy nhiên, đây chỉ là mô hình sơ khởi, có tính chất
đối phó với qui định và luật lệ môi trường. Khi giá nguyên liệu, năng lượng gia tăng; khi
tiêu chuẩn môi trường ngày càng khắt khe nghiêm ngặt, mô hình quản lý KCN theo
hướng xử lý chất thải không còn thích hợp. Giải pháp cho vấn đề sẽ là mô hình quản lý
KCN mô phỏng theo hệ sinh thái tự nhiên.
Theo mô hình này thì KCN sẽ được tổ chức sao cho nhu cầu nguyên liệu tiêu thụ
sẽ giảm tối đa đồng thời lượng chất thải cần được xử lý sẽ giảm đến mức tối thiểu. Để
thực hiện được việc giảm thiểu chất thải trong KCN, bản thân mỗi nhà máy phải áp dụng
quy trình ngăn ngừa chất thải của từng công đoạn sản xuất, tiết kiệm và tiêu thụ nước,
nguyên liệu một cách hợp lý và hiệu quả hơn. Công cụ kinh tế như phí ô nhiễm sẽ giúp
nhà máy thay đổi thái độ hành vi ứng xử, mục tiêu của nhà máy không còn là vấn đề xử lý
chất thải mà phải thay đổi quy trình công nghệ hay cách quản lý để có thể giảm thiểu chất
thải càng nhiều càng tốt, để phí ô nhiễm phải trả ở mức thấp nhất.
Nhà quản lý KCN có thể hỗ trợ cho các nhà máy bằng cách thu thập và truyền bá
thông tin về công nghệ sạch, thí dụ Ban quản lý KCN Thái Lan dự định sẽ thành lập một
trung tâm môi trường cho KCN cung cấp các thông tin cần thiết về biện pháp kiểm soát ô
nhiễm cho từng loại công nghệ, công nghệ sạch, hệ thống quản lý môi trường theo ISO,
các biện pháp an toàn lao động… Ban quản lý KCN Jebal Ali ở Dubai đã tổ chức cung
18
18
cấp thông tin về công nghệ sạch, các phương pháp tái sử dụng chất thải cho các nhà máy
trong KCN. Những hoạt động kể trên của Ban quản lý KCN Thái Lan và Dubai là ví dụ
điển hình cho công cụ truyền thông một chiều. Nếu như các KCN có thể thành lập được
quỹ môi trường dựa trên số tiền thu phí ô nhiễm, phí sản phẩm… nhà quản lý KCN có thể
sử dụng quĩ này phân phối cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp họ đầu tư vào công
nghệ sạch bằng hình thức tài trợ hay cho vay với lãi suất thấp. Ngoài ra, để giảm thiểu
đồng thời nguyên liệu tiêu thụ và chất thải, chất thải của nhà máy này sẽ được sử dụng
làm nguồn nguyên liệu cho nhà máy khác cùng nằm trong KCN.

Đã có những công trình nghiên cứu cho biết nước thải của nhà máy chế biến thực
phẩm có thể làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến thức ăn gia súc; dịch đen từ nước thải
nhà máy giấy có thể làm nguyên liệu cho nhà máy sản xuất bê tông; tương tự đối với chất
thải rắn và khí… Nếu các nhà máy có tiềm năng trao đổi chất thải cùng nằm trong địa bàn
KCN và có thể thực hiện được việc trao đổi chất thải như vậy, hoạt động sản xuất của
KCN sẽ đi theo một chu trình gần như kín và môi trường sẽ được cải thiện rất nhiều.
Mô hình này mô phỏng theo sự hoạt động của hệ sinh thái tự nhiên và dựa vào
khái niệm hệ sinh thái công nghiệp, hệ trao đổi chất công nghiệp và sinh thái công nghiêp.
KCN Kalundborg ở Đan Mạch là một trong những ví dụ nổi tiếng về tiếp cận các khái
niệm đã nêu, và là một trong những ví dụ của mô hình quản lý KCN mô phỏng theo hệ
sinh thái tự nhiên. Những nhà máy chủ yếu ở KCN Kalundborg là nhà máy điện, nhà máy
tinh luyện dầu, nhà máy sản xuất tấm thạch cao và công ty dược phẩm sinh học. Chất
thải được trao đổi giữa các nhà máy này bao gồm tro, sulphur, thạch cao, nước làm
nguội, hơi nước. Chất thải từ cac nhà máy này còn được tái sử dụng làm phân bón
trong nông nghiệp (bùn từ hệ thống xử lý nước của công ty dược phẩm), hơi nước
thặng dư từ nhà máy điện dẫn đến hệ thông sưởi ấm trong thành phố lân cận.
Viêc trao đổi chất thải, tái sử dụng chất thải KCN Kalundborg đã đưa đến lợi
nhuận bất ngờ cả về kinh tế lẫn môi trường. Về mặt môi trường, KCN này đã giảm 3700
tấn/năm hay 13% lượng khí thải SO
2
; giảm 600.000 m
3
/năm hay 20% lượng nước thải. Về
mặt kinh tế, các nhà máy tham gia vào dây chuyền trao đổi chất thải đã tiết kiệm được
129 triệu USD.
19
19
Hiện nay, ngoài Kalundborg, một số KCN ở Pháp, Thụy Điển, Canada, cũng được
xem là những ví dụ quản lý môi trường theo mô hình này.
Công cụ truyền thông hai hay đa chiều với hình thức thỏa hiệp tự nguyện sẽ tạo điều

kiện để các nhà máy trong KCN thảo luận phương pháp trao đổi chất thải, và nhà quản lý
môi trường KCN sẽ đóng vai trò khởi xướng và là chiếc cầu nối trong các cuộc thảo luận.
Nhà quản lý môi trường KCN phải lập chương trình kiểm soát chất thải, hỗ trợ các nghiên
cứu ứng dụng tiềm năng trao đổi chất thải giữa các nhà máy, liên lạc và thông tin cho các
nhà máy để thực hiện chương trình kiểm toán và tổ chức ứng dụng trao đổi chất thải.
2.4.3. Mô hình quản lý KCN theo chuỗi sản xuất
Mô hình quản lý KCN theo chuỗi sản xuất chỉ thực sự cần thiết khi có yêu cầu về
tiêu chuẩn sinh thái của thị trường thế giới hay nội địa, nhu cầu của người tiêu dùng về
sản phẩm sạch với nhãn hiệu sinh thái. Một sản phẩm sạch là sản phẩm được sản xuất
theo một quy trình không gây tác hại môi trường từ giai đoạn đầu cho tới khi thải bỏ, từ
quá trình khai thác nguyên liệu, chuyên chở nguyên liệu để tạo sản phẩm, quá trình sản
xuất sản phẩm, quá trình bảo quản, sử dụng và cho đến khi bị thải bỏ và toàn bộ các quá
trình này phải hạn chế đến mức tối thiểu những tác hại cho môi trường.
Để thực hiện được điều này cần có sự hợp tác chặt chẽ và tin cậy lẫn nhau giữa các
thành viên trong chuỗi sản xuất. Nhà quản lý môi trường KCN sẽ đóng vai trò cung cấp
thông tin về yêu cầu tiêu chuẩn sinh thái, tổ chức phối hợp với nguồn cung cấp nguyên
liệu, tìm thị trường hay đăng ký thị trường sản phẩm sạch. Nếu các nhà máy có liên hệ với
nhau trong chuỗi sản xuất cùng nằm trong một KCN thì đó là cơ hội tốt để tổ chức KCN
theo mô hình này. Công cụ truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc thông tin và
thảo luận các phương pháp cải tiến công nghệ; thay đổi công nghệ cho phù hợp với dây
chuyền sản xuất sạch; mối liên hệ giữa công ty cung cấp nguyên liệu, nhà máy sản xuất
sản phẩm và người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực hiện tổ chức mô hình này không phải dễ
dàng và cho đến nay có rất ít ví dụ minh họa triển khai mô hình này trên thực tế.
2.5. Tình hình thực thi pháp luật về môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam
và tỉnh Hà Nam
Theo số liệu của Bộ Công an, Cảnh sát môi trường, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm
2008, đã phát hiện gần 600 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với hơn 380 đối
20
20
tượng. Còn tính trong 6 tháng đầu năm 2010, đã phát hiện 3.012 vụ vi phạm pháp luật về

bảo vệ môi trường với hơn 1000 doanh nghiệp và hơn 2000 cá nhân có hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường. Từ số liệu trên cho thấy, tỷ lệ các vụ vi phạm về BVMT
đã tăng nhanh trong những năm gần đây, mà không chỉ những doanh nghiệp nhỏ mà ngay
cả nhiều công ty, tập đoàn kinh tế lớn cũng chưa coi trọng việc bảo vệ môi trường, còn
lỏng lẻo trong việc quản lý, xử lý chất thải độc hại. Tình trạng vi phạm phổ biến tại các
khu công nghiệp vẫn là không thực hiện đúng các yêu cầu báo cáo đánh giá tác động môi
trường, xả thải chưa qua xử lý và khai thác nguồn nước ngầm trái phép. Ngoài ra, việc xử
lý chất thải y tế; bảo vệ động vật hoang dã; khai thác khoáng sản trái phép vẫn nhức nhối,
phức tạp. Tuy nhiên, số vụ phát hiện, xử lý so với tình hình vi phạm thực tế còn quá ít.
Khi bị phát hiện thì hình thức xử phạt lại quá nhẹ, không mang tính răn đe khiến tình
trạng vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường ngày càng có chiều hướng gia tăng.
Các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nước ta có diễn biến phức tạp,
nhất là trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác tài nguyên, khu công nghiệp, khu
đô thị. Tình trạng các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp vi phạm quy định pháp luật về
môi trường ngày càng tăng gây bức xúc trong nhân dân.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó là:
Thứ nhất: Hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập
Thứ hai : Hiệu quả công tác đấu tranh, phòng ngừa và xử lý những vi phạm pháp
luật môi trường còn chưa cao.
Thứ ba: Doanh nghiệp chưa có ý thức bảo vệ môi trường.
Đối với các KCN tỉnh Hà Nam, với sự thường xuyên phổ biến, tuyên truyền nâng
nhận thức về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp; thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở
các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp bảo vệ môi trường đã cam kết,
đến nay đã có 81 doanh nghiệp đã thực hiện các thủ tục về môi trường trong tổng số 90
doanh nghiệp đã đi vào hoạt động.
Tuy nhiên, ý thức tự giác bảo vệ và giữ gìn môi trường trong KCN chưa trở thành
thói quen trong cách sống và sinh hoạt của cá nhân, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn
các KCN. Một số doanh nghiệp chưa thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường gây ảnh
hưởng đến môi trường cũng như doanh nghiệp khác trong KCN như: Công ty Thép Hưng
21

21
Thịnh, Công ty TNHH đồng kỹ thuật Korea Việt nam, Công ty TNHH Thanh Xuân,
Ban quản lý các KCN đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra,
hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các biện pháp khắc phục, đến nay các doanh nghiệp cơ
bản đã khắc phục được việc gây ô nhiễm môi trường.
22
22
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Hiện trạng môi trường KCN Đồng Văn I.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu hiện trạng môi trường nước (nước mặt, nước ngầm), không
khí và chất thải rắn của KCN Đồng Văn I.
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Duy Tiên
3.2.2 Khái quát về KCN Đồng Văn I
+ Quy mô, cơ sở hạ tầng KCN Đồng Văn I
+ Tình hình sản xuất trong KCN Đồng Văn I
+ Nguồn phát sinh các loại chất thải rắn, lỏng, khí
3.2.3 Hiện trạng môi trường KCN Đồng Văn I
- Môi trường không khí xung quanh: phân tích các chỉ tiêu môi trường khí như nhiệt
độ, độ ẩm, SO
2
, NO
2
, CO, bụi lơ lửng, tiếng ồn.
- Môi trường nước:

+ Môi trường nước thải: Phân tích các chỉ tiêu pH, BOD
5
, COD,
+ Môi trường nước mặt.
3.2.4 Tình hình quản lý môi trường ở KCN Đồng Văn I
- Tình hình thanh kiểm tra hoạt động quản lý môi trường ở các doanh nghiệp
- Các biện pháp quản lý nguồn thải ( về mặt văn bản pháp luật, tổ chức hành chính)
và đảm bảo an toàn lao động cho công nhân.
3.2.5 Đánh giá hoạt động quản lý môi trường ở khu công nghiệp Đồng Văn I
- Tình hình triển khai, thực hiện các văn bản pháp luật
- Đánh giá hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra
- Đánh giá hiệu quả của công tác quy hoạch trong KCN.
3.2.6 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho KCN
Đồng Văn I.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thu thập từ các nguồn sẵn có như sách, báo, internet, báo cáo, các nghiên
cứu, các số liệu, tài liệu từ Ban quản lý các KCN; Sở Tài nguyên và môi trường….
23
23
3.3.2 Phương pháp lấy mẫu, phân tích
Để đánh giá được hiện trạng môi trường KCN Đồng Văn I, người thực hiện có tiến
hành lấy mẫu giám sát môi trường không khí, môi trường nước mặt, nước ngầm, nước
thải để phân tích .
Đối với môi trường không khí, thực hiện lấy mẫu và phân tích theo các tiêu chuẩn
như sau:
Bảng 2: Phương pháp lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu môi trường không khí
TT Thông số Phương pháp lấy mẫu, phân tích
1.
SO

2
PP tetracloromercurat (TCM)/pararosanilin theo TCVN
5971-1995
2.
NO
2
PP Griess-Saltzman cải biên theo TCVN 6137-2009
3.
CO TCVN 52 TCN 352-1989
4. Bụi lơ lửng
(TSP)
PP khối lượng theo TCVN 5067-1995
5.
Tiếng ồn TCVN 7878-2:2010
Đối với nước mặt, phương pháp lấy mẫu được thực hiện theo TCVN 5994:1995
24
24
Bảng 3: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường nước mặt
TT Thông số Phương pháp phân tích
1. pH TCVN 6492-2011
2. DO TCVN 7325-2004
3. TDS Đo độ dẫn
4. SS TCVN 6625:2000
5. COD APHA 5220D
6. BOD
5
TCVN 6001-1-2008
7. NH
4
+

TCVN 5988-1995
8. NO
2
-
TCVN 6178-1996
9. NO
3
-
HACH 8039
10. PO
4
3-
TCVN 6202-2008
Đối với nước thải, phương pháp lấy mẫu được thực hiện theo TCVN 5999:1995
Bảng 4: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường nước thải
TT Thông số Phương pháp phân tích
1.
Nhiệt độ Đo nhanh
*
2.
pH TCVN 6492:2011
3.
Mùi Cảm quan
*
4.
Độ màu Hach 8025
*
5.
TSS TCVN 6625:2000
6.

BOD
5
TCVN 6001-1:2008
7.
COD APHA 5220D
8.
NH
4
+
TCVN 5988:1995
25
25

×