Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Đề tài: Diễn đạt nói và trình bày miệng trong giờ truyền thụ kiến thức lịch sử ở THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.46 KB, 21 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
" Giáo dục nào thì xã hội ấy" ! " Dân tộc nào muốn phát triển thì dân
tộc ấy phải coi Giáo dục Đào tạo- Khoa học công nghệ là động lực thúc đầy
sự phồn vinh của dân tộc mình!" . Sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá
đất nước đang đặt ra cho Giáo dục- Đào tạo Việt Nam nhiệm vụ tiếp tục đổi mới
nội dung chương trình và phương pháp dạy- học nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo
lớp người có đức, có tài , năng động, sáng tạo để đáp ứng xu thế "giao lưu
quốc tế " của thời đại.
Như ta biết: Dạy học là một hoạt động tổng hợp của nhiều kỹ năng nghiệp
vụ sư phạm và môn học Lịch sử, nó là bộ môn khoa học xã hội có một vị trí vô
cùng quan trọng trong giao lưu với văn hoá thế giới, nó có khả năng xác định vị
thế của mình trên trường quốc tế, nó là cơ sở để giáo dục tình cảm, đạo đức của
con người. Vì vậy, Bác Hồ đã từng dạy:
" Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"
Vậy, để chất lượng dạy học lịch sử THCS góp phần đáp ứng được mục
tiêu Giáo dục- Đào tạo, một trong những yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy
học được nhiều nhà trường quan tâm nghiên cứu và đề cập đến là vấn đề "
Diễn đạt nói". Bởi nó còn là vấn đề bấp cập trong dạy học hiện nay. Và đây
cũng chính là trăn trở trong tôi, khiến tôi viết lên đôi điều suy nghĩ về : "Diễn
đạt nói và trình bày miệng trong giờ truyền thụ kiến thức lịch sử ở THCS".
Ở bài viết này, tôi chỉ có một vài ý kiến đề cập đến "diễn đạt nói" không
nói đến " diễn đạt viết" - của dạy học lịch sử THCS và cũng chỉ dừng lại việc
sử dụng"diễn đạt nói trong truyền thụ kiến thức lịch sử " mà tôi đã cảm nhận
được qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn của mình, của đồng nghiệp nhiều năm
qua.
1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trình bày về " diễn đạt nói trong giờ truyền thụ kiến thức lịch sử THCS
"tôi xin bộc lộ ý kiến của mình qua ba ý cơ bản:
Thứ nhất: Vị trí, tầm quan trọng của "diễn đạt nói" trong truyền thụ


kiến thức lịch sử THCS.
Ta đều biết: Không có phương pháp, phương tiện dạy học nào được sử
dụng lại không kèm theo lời nói. Lời nói giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy
học. Trong đó có dạy học lịch sử THCS. Diễn đạt của thầy rõ ràng sẽ giúp cho
trò dễ tái hiện được thông tin, khôi phục được quá khứ như nó đã hiện ra, để trò
tìm tòi, suy nghĩ, rút ra kết luận, hình thành khái niệm, tác động đến tình cảm
của các em. Ngược lại, nếu thầy diễn đạt lủng củng, không đúng ngữ pháp thì
trò không hứng thú học tập, không hiểu bài. Vì thế "diễn đạt nói" của thầy có
tác dụng quan trọng đến hiệu quả dạy học của chúng ta.
Thứ hai: Tình hình"diễn đạt nói" trong dạy học lịch sử THCS hiện
nay.
Thực tế cuộc sống năng động, sáng tạo toàn diện của con người nói
chung và dạy học, dạy học lịch sử THCS nói riêng đã chứng minh" diễn đạt
nói" đang có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, nó cũng vẫn còn nhiều bất cập trong dạy
học của thầy trò nhiều nhà trường THCS.
Với dạy học lịch sử THCS, "diễn đạt nói" hay "trình bày miệng" của
thầy còn phạm nhiều khuyết tật như :nói ngọng, nói lắp, nói quá nhanh hay nói
quá chậm, ngắt nghỉ chưa chính xác, còn dùng nhiều từ thừa làm cho lời nói
trúc trắc, diễn đạt lủng củng, không rõ ràng, gây cho trò ít chú ý bài giảng, lĩnh
hội kiến thức kém, thậm chí có em còn phản ứng vô lễ, nhại lại lời nói của
thầy Mặt khác, lời nói của thầy không chuẩn còn ảnh hưởng xấu đến phát âm
của các em: em nói ngọng, nói lắp không được thầy sửa chữa, có nhiều em phát
âm chuẩn, đôi khi lại bị ảnh hưởng cách nói ngọng, nói lắp của thầy.
2
Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử THCS người
giáo viên lịch sử nhất thiết phải gia công rèn luyện diễn đạt, khắc phục các
khuyết tật thường gặp trong diễn đạt hiện nay, tạo cho diễn đạt nói đáp ứng được
vai trò to lớn của nó.
Thứ ba: Những nội dung cơ bản của " diễn đạt nói" trong dạy học lịch
sử THCS.

A/ NHỮNG YÊU CẦU CỦA KỸ NĂNG NÓI.
I/ THẦY PHẢI THƯỜNG XUYÊN KHẮC PHỤC CÁC KHUYẾT TẬT KHI
PHÁT ÂM.
1- Nói ngọng:
Âm "tr" trong "trâu" nói thành "t" trong "tâu", "l" trong " lo lắng" nói
thành kiểu ăn "no", trời "nắng", thầy nhất thiết phải nói đúng, sử dụng đúng các
thuật ngữ, các khái niệm lịch sử như:" chế độ chiếm hữu nô lệ" ," lệ nông" để
hiểu đúng lịch sử chứ không thể nói "chế độ chiếm hữu lô nệ" hay " nệ nông"
2- Nói lắp.
Là hiện tượng nói lặp đi lắp lại nhiều lần một từ, một ngữ hay câu nào đó
kiểu như "Chế, chế, chế độ ", "thế nghĩa là, thế nghĩa là " thầy cần tránh nói
lắp, phải diễn đạt phải trôi chảy để đảm bảo thời gian giờ học, tạo cho bài giảng
sinh động, hấp dẫn và đạt hiệu quả cao, các em cũng không phải khó chịu hoặc
buồn cười với lời giảng của thầy, cũng không phải chịu " tra tấn" trong học tập.
3- Việc phát âm gió không chuẩn.
Các âm :r, s do đọc quá nặng "r" thành "d", đọc "s" thành "x" làm
cho trò hiểu sai lệch bài học, gây ấn tượng không tốt đối với các em.
4- Việc diễn đạt đã:
- Dùng nhiều thổ ngữ ( ngôn ngữ địa phương ) làm cho trò lạ tai, khó hiểu
là không nên. Thầy phải dùng các thuật ngữ chuyên môn, phổ thông, quen thuộc
với các em để diễn đạt bài học.
3
- Thầy đã nói quá nhanh mà làm mất đi sự truyền cảm, trò không theo kịp
bài học, và ngược lại thầy không nên "nói nhát gừng", "nói ngắt quãng", không
dùng nhiều liên từ "rằng", "thì", " mà" gây ấn tượng không tốt với học sinh ,
làm giảm đi chất lượng bài học.
Như vậy: Diễn đạt nói trong dạy học lịch sử THCS đòi hỏi người giáo
viên cần thường xuyên và nhanh chóng khắc phục các khuyết tật trên để không
tạo ra "gương xấu" cho trò trong diễn đạt.
II/ VIỆC SỬ DỤNG " LỜI NÓI SINH ĐỘNG" LÀ ĐIỀU KIỆN QUAN TRỌNG

TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THCS.
Trong dạy học lịch sử THCS, ngôn ngữ hội thoại của thầy rất cần thiết, lời
nói của thầy giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học. Vì vậy:
1- Diễn đạt nói của thầy phải rõ ràng, mạch lạc:
Khi truyền đạt bài học lịch sử, nghĩa là thầy phải dùng từ ngữ phổ thông,
hợp với trình độ học sinh, không đưa ra từ ngữ nước ngoài, từ ngữ lạ tai mà các
em không biết. Khi trình bày khái niệm mới, thầy phải giải thích rõ ràng bằng
thuật ngữ, từ ngữ quen thuộc, không nên tỏ ra "mình hiểu biết rộng", "hơn
người", không giải thích mập mờ, trừu tượng, rắc rối mà cần diễn đạt cho chặt
chẽ, rõ ràng, không lặp đi lặp lại, mà cũng không quá sơ sài hình thức
2- Diễn đạt của thầy phải sinh động.
Để thu hút trò nghe, hiểu, nhớ và nhớ lâu bài học. Muốn diễn đạt sinh
động, với đặc trưng của dạy học là tái hiện sự kiện, làm sống lại quá khứ lịch
sử , lời diễn đạt của thầy cần chú ý:
a) Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh: Hình ảnh là sự phản ánh hiện thực tư
tưởng bằng hiện thực cụ thể của tự nhiên và xã hội, trong dạy học lịch sử THCS,
thông qua hình ảnh, sự vật hiện tượng miêu tả được hiện lên rõ ràng, để tác động
đến lý trí, tình cảm của học sinh hơn là dùng ngôn ngữ thông thường.
Ví dụ: Nói tới mối quan hệ giữa cách mạng vô sản chính quốc với cách
mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, giáo viên mượn hình ảnh Bác Hồ đã nói : "
4
Chủ nghĩa tư bản nó như con đỉa có hai cái vòi ". Như vậy, hình ảnh đó làm
các em dễ hiểu, nhớ lâu hơn là giải thích bằng lý luận suông.
b) Sử dụng từ ngữ cụ thể, gợi tả, chân thực: Với diễn đạt bài giảng bằng
ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, lưu loát, không tuỳ tiện dùng từ ngữ theo sở thích
kiểu: " ờ, ờ " hay nhiều liên từ làm cho trò khó tri giác, thậm chí tạo " trò đùa"
để các em " nhại lại".
c) Dùng lời nói của thầy vào bài giảng phải chú ý:
- Âm lượng không nói qúa to ( làm trò "trối tai") , cũng không nói quá
nhỏ ( trò không nghe được sẽ mất trật tự), mà phải nói rõ ràng, đủ để cả lớp "

vừa nghe".
- Ngữ điệu diễn đạt của thầy cần bộc lộ rõ sắc thái tình cảm thông qua
cách biểu đạt từng loại, thông báo, tường thuật, miêu tả, phân tích lịch sử cho
phù hợp với nội dung bài học lịch sử , trình bày không diễn đạt đều đều làm bài
học lịch sử khô khan, kém thu hút trò say sưa học tập.
- Nhịp điệu diễn đạt của thầy cần thật sự linh hoạt, phù hợp với cử chỉ,
điệu bộ và ăn khớp với nhịp độ tư duy của học sinh. Thầy nên chú ý diễn biến
trên nét mặt, cử chỉ các em để điều chỉnh ngữ điệu trên lớp của mình, biết sắp
xếp các trọng tâm cho phù hợp với bài học.
Như vậy: Để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử THCS nhằm đáp ứng
mục tiêu môn học, việc làm quan trọng đầu tiên là người thầy phải khắc phục
các khuyết tật ( như trên) đồng thời phải thường xuyên rèn luyện kỹ năng diễn
đạt của mình tạo cho bài giảng thêm sinh động.
Song, với đặc trưng của lịch sử THCS thì "diễn đạt nói" của bài dạy lịch
sử thường kết hợp sử dụng nhiều cách biểu hiện ngữ điệu, điều quan trọng là
mỗi người giáo viên chúng ta cần hiểu rõ đặc điểm cách diễn đạt đó như thế nào
để lựa chọn, vận dụng kết hợp với các phương tiện dạy học khác ( đồ dùng trực
quan: bản đồ, tranh ảnh , ghi bảng, đọc sách giáo khoa) cho phù hợp nội dung
bài học để chất lượng dạy học đạt hiệu quả cao. Sau đây tôi xin trình bày:
5
B/ CỤ THỂ HOÁ VIỆC SỬ DỤNG NGỮ ĐIỆU "DIỄN ĐẠT NÓI" TRONG
TRUYỀN THỤ KIẾN THỨC LỊCH SỬ THCS.
Trong dạy học, chức năng của lời nói rất phong phú, ngôn ngữ của thầy
dạy lịch sử mà trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh thì dễ giúp trò về với quá khứ
lịch sử, tạo biểu tượng cụ thể , rõ ràng để tìm tòi rút ra kết luận, hình thành khái
niệm, rút ra bản chất, quy luật lịch sử để tác động đến tư tưởng tình cảm của
học sinh. Song, muốn giúp trò tái tạo được lịch sử, đầu tiên là thầy phải thật sự
hiểu và cảm sâu sắc sự kiện lịch sử đó. Vì, ngôn ngữ bao giờ cũng gắn với tư
cách đạo đức, tư tưởng tình cảm của người đó. Chỉ khi nào thầy rung cảm trước
hành động dũng cảm của nhân dân ta trong chiến đấu thì thầy mới có được

nhiệt tình để ca ngợi về hành động đó, không thể giáo dục học sinh căm thù
quân xâm lược nếu thầy không thực sự căm thù chúng. Nhưng điều cần nói ở
đây là : từ rung cảm bài lịch sử của thầy, thầy cần biết lựa chọn phương thức
biểu hiện lời nói như thế nào trong bài giảng cho học sinh để lôi cuốn các em
hứng thú với bài học lịch sử đó!
Và đây chính là một số lý luận và vận dụng thực tế việc vận dụng các hình
thức diễn đạt nói cơ bản đối với truyền thụ kiến thực trong dạy học lịch sử
THCS.
I/ NGỮ ĐIỆU Ở NỘI DUNG THÔNG BÁO.
1- Thông báo là cách trình bày giới hạn: Nêu một cách chính xác những
sự kiện, niên đại, số liệu, tên đất, tên người nó cần thiết cho việc ghi nhớ bài
học, để hình thành khái niệm, rút ra kết luận.
2- Thông báo không tạo cho học sinh hình ảnh cụ thể về quá khứ, không
hấp dẫn, không gây được hứng thú học tập cho học sinh . Nó tiết kiệm được
thời gian để giáo viên truyền đạt được nhiều sự kiện lịch sử làm cơ sở cho việc
tiếp thu kiến thức. Song ngữ điệu thông báo thì ngắn gọn nên nội dung nghèo
nàn, diễn đạt khô khan.
Ví dụ: Lịch sử lớp 7: Bài 19 Nước Đại Việt thời Lê sơ ( 1428- 1527)
Ở § II- 3) Luật pháp : Trên cơ sở học sinh đã học trước ở nhà.
6
- Giáo viên thông báo một số điều khoản chính của bộ luật Hồng Đức
giáo viên đưa bảng thống kê trên lên bảng và nêu để các em khái quát nhận thức:
+ Tội phản nghịch bị chém đầu.
+ Trộm cắp, xâm phạm tài sản của người khác bị xử nặng.
+ Con gái được thừa kế như con trai.
+ Không có con trai thì con gái được hưởng tài sản khi bố mẹ mất.
+ Phải chăm sóc người mồ côi, tàn tật, goá chồng, goá vợ.
Như vậy nội dung của bộ luật đã bảo vệ quyền lợi cho ai? ( cho giai cấp
thống trị, cho nhân dân và đặc biệt và tiến bộ hơn bộ luật thời trước là : bảo vệ
quyền lợi cho người phụ nữ). Vì thế nó có tác dụng giúp cho nhà Nhà nước quản

lý xã hội được chặt chẽ.
II/ NGỮ ĐIỆU Ở NỘI DUNG TƯỜNG THUẬT.
1- Là cách trình bày- kể chuyện có chủ đề về một biến cố hay một quá
trình lịch sử với những hoạt động cụ thể của quần chúng nhân dân hay một nhân
vật lịch sử cụ thể trong sự phát triển.
2- Bài tường thuật trên lớp như một câu chuyện, vì thế ngữ điệu của thầy
phải lưu loát, rõ ràng, thể hiện được tình cảm của mình theo kịch tính câu
chuyện. Nhịp điệu của thầy không chậm nhưng phải chú ý từng phần cho phù
hợp :
+ Phần mở đầu: Nhịp điệu vừa phải, lời nói phải diễn cảm để thu hút ngay
từ đầu câu chuyện, gây chú ý cho học sinh .
Phần hai: Tình tiết các biến cố phải gợi tả, gợi cảm thể hiện âm thanh,
màu sắc, cử chỉ, động tác con người cụ thể. Ngữ điệu phải cao dần để trò xúc
động sâu sắc với những gì đã hình dung được như nó đang sống, đang tham gia.
ở đây thầy có thể phân tích để trò hiểu sâu nội dung, bản chất sự kiện.
Phần ba: Tình tiết phát triển căng thẳng, có thể đặt câu hỏi nêu vấn đề,
đưa trò vào tình huống xem xét, tự đặt mình trong hoàn cảnh đó sẽ giải quyết thế
7
nào? Lúc này thầy lên giọng, nhịp điệu vừa phải, nhấn từ ngữ có hình ảnh để
khắc sâu sự kiện, gây hồi hộp, chú ý cho học sinh .
+ Phần bốn: Khi tình huống giảm đi. Nhịp độ nói của thầy hơi nhanh, hạ
giọng để thể hiện sự ca ngợi, bộc lộ cách giải quyết mâu thuẫn câu chuyện
+ Phần năm: Kết thúc lời tường thuật: Nhịp độ thầy vừa phải, hạ giọng,
nhấn mạnh kết quả của chiến thắng để gây cho trò có ấn tượng sâu sắc.
3- Sử dụng ngữ điệu tường thuật khi:
- Trình bày biến cố lịch sử quan trọng, có ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng
lớn nhằm gây ấn tượng.
Ví dụ: Chiến thắng Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến chống xâm lược
Mông- Nguyên, chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa, chiến thắng Điện biên Phủ.
- Cần tái hiện cho trò biểu tượng chính xác, có nội dung phong phú về các

sự kiện tiêu biểu của một hiện tượng lớn của một thời kỳ, để trò tái tạo được sự
phát triển và đặc trưng các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp vố
sản ở Tây Âu thời cận đại, thầy đã tạo ra các biểu tượng chính xác, rõ ràng về
các sự kiện tiêu biểu ở mỗi giai đoạn lịch sử; Cuộc đấu tranh đập phá máy móc,
cuộc khởi nghĩa của công nhân thợ dệt, cuộc mít tinh tuần hành của những
người tham gia hiến chương, khởi nghĩa tháng 6/1848 của công nhân Pari, cuộc
bãi công của phu khuân vác bến tàu Luân Đôn năm 1889.
- Cần rút ra kết luận khái quát sự kiện lịch sử trên cơ sở của biểu tượng
lịch sử để phát triển tư duy cho các em.
Ví dụ: Thuật lại cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân trong phong
trào Xô viết Nghệ Tĩnh - lớp 9, từ đó rút ra kết luận về sự lãnh đạo của Đảng,
liên minh của công nông, tinh thần cách mạng của nhân dân.
4- Sự hấp dẫn của lời tường thuật ở đây là: Nó cung cấp sự kiện giúp trò
hiểu sâu, có ấn tượng mạnh với sự kiện lịch sử. Vì thế, nếu bản tường thuật chỉ
khô khan như lời thông báo, vắn tắt sự kiện thì nó làm mất đi hứng thú học tập
8
của các em. Vì thế, để xây dựng một bài tường thuật, giáo viên phải lựa chọn
đúng sự kiện để trình bày
Ví dụ: Lịch sử lớp 8 cũng bài: Công xã Pari ( như phần Thông báo)
- Giáo viên có thể kết hợp với lược đồ, sơ đồ để tường thuật:
Ngữ điệu tường thuật: Sáng tinh mơ ngày 18/3, Chi e cho quân lên đánh
úp đồi Mông Mác ở phía Bắc Pari để chiến trọng pháo của quân vệ quốc. Nhân
lúc tảng sáng, quân Chi e đã vượt được những phố vắng tiến tới Mông Mác. Chỉ
có một đơn vị nhỏ vệ quốc canh giữ trọng pháo nên không chống nổi quân chính
phủ. Trọng pháo đã lọt vào tay quân Chính phủ. Nhưng rồi họ không thể đem
ngay đi được mãi 8 giờ sáng ngựa kéo pháo mới tới.
Trong khi đó, lệnh báo động đã nổi lên, thế là công nhân, thợ thủ công và
quân vệ quốc đã hợp lại, theo sau là toán phụ nữ. Họ kéo cả lên gò Mông Mác.
Khi đoàn người tới gần, binh lính Chi e đã chĩa súng vào nhân dân.
Bắn ! tên tướng chỉ huy ra lệnh cho quân nổ súng. Nhưng lập tức một hạ

sĩ quan bước ra khỏi hàng ngũ và hô lên Quay lòng súng xuống đất.
Một giây nặng nề trôi đi. Những nòng súng của các binh sĩ hướng về
đâu? Theo lệnh tên tướng, bắn đám đông máu sẽ đổ hay làm trái lệnh chỉ huy?
Một lần nữa viên tướng lại gào lên: Bắn , trong giây phút căng thẳng đó, cái
thiện đã thắng cái ác trong mỗi người lính. Binh lính không chịu bắn vào nhân
dân, quay lại trói viên chỉ huy và đoàn kết với quân vệ quốc gò Mông Mác và
trọng pháo vẫn nguyên vẹn trong tay quân vệ quốc.
Theo đà thắng lợi, tới trưa, quân vệ quốc cùng quần chúng từ các xóm
thợ, ngoại ô tiến vào trung tâm Pari, Chi e thấy nguy, hấp tấp kéo đánh, nhưng
quân đội đã mất hết tinh thần, rút lui về Vecxai. Đến chiều, các cơ quan Chính
phủ đều lọt vào tay quân cách mạng. Cờ đỏ phấp phới bay trên nóc trụ sở Bộ
chiến tranh và toà thị chính Pari. Cuộc cách mạng vô sản thắng lợi đầu tiên
trên thế giới. Uỷ ban Trung ương vệ quốc trở thành Chính phủ vô sản lâm thời
".
9
Như vậy với hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về bức tranh quá khứ
đang học, bài tường thuật trên cơ sở nội dung sách giáo khoa tạo cho học sinh
hứng thú học tập lịch sử hơn.
III- NGỮ ĐIỆU VỀ MIÊU TẢ
1- Miêu tả là cách trình bày những đặc trưng của sự kiện lịch sử để nêu
nét bản chất chủ yếu, cấu tạo bên trong cũng như hình dáng bên ngoài của
chúng.
2- Khác với tường thuật, miêu tả không có chủ đề mà chỉ có đối tượng
Ví dụ: Miêu tả địa thế: Ba Đình, Bãi Sậy, Điện Biên Phủ, núi rừng Yên
Thế Công cụ lao động sản xuất, đồ dùng trong đời sống như: Trang bị, quân
lính thời Nguyễn, trống đồng Đông Sơn .
3- Có hai loại miêu tả là: Miêu tả tỉ mỉ toàn bộ và miêu tả khái quát có
phân tích:
- Miêu tả tỉ mỉ toàn cảnh là phác hoạ bức tranh trọn vẹn về đối tượng
trình bầy, khi miêu tả phải chọn nét tiêu biểu, bản chất nhất để dựng lại quá khứ

một cách khách quan, đúng đắn.
Ví dụ: Lớp 6, Bài 6 : Văn hoá cổ đại § 1( )
Giáo viên miêu tả Kim Tự Tháp Ai Cập Kim tự tháp cao 146,5m; gần
bằng toà nhà 50 tầng hiện đại, mỗi cạnh dài 230m, diện tích rộng hơn 52.900m
2
xây bằng 2 triệu 300 nghìn tảng đá, mỗi tảng nặng 2,5 tấn. Cửa vào Kim tự
tháp nằm ở phía Bắc, đi học theo hành lang hẹp, dẫn đến một phòng lớn (có
kích thước 10 x 5 x 5 m), trong đó để quan tài có xác ướp Pharaông. Trên tường
phía trong có khắc chữ ghi nhiều tri thức khoa học cho đến nay các nhà khảo cổ
vẫn chưa tìm hiểu hết bí ẩn của nó .
Nhờ miêu tả, học sinh có được biểu tượng về sự hùng vĩ của kim tự tháp ,
tài nghệ tuyệt vời của nhân dân xây dựng nên, uy quyền to lớn vô hạn độ của
Pha ra ông, và những thành tựu khoa học còn lưu lại.
10
Miêu tả có khái quát phân tích: Là không nhằm khôi phục toàn bức tranh
quá khứ mà tập trung vào một vài nét chủ yếu, qua đó đi sâu vào phân tích cơ
cấu bên trong của sự vật.
Ví dụ: lịch sử lớp 9 tập II bài 16 § II: Chiến dịch lịch sử Điện Biên
Phủ.
Khi miêu tả về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ Điện Biên Phủ là một
cánh đồng rộng lớn, nằm dọc theo sông Nậm Rốm, giữa vùng núi Tây Bắc, dài
trừng 18km, rộng từ 6- 8km, phía Bắc Điện Biên Phủ giáp Trung Quốc, phía
Tây giáp Lào. Với vị trí đó, Pháp và Mỹ coi Điện Biên Phủ là địa thế chiến
lượng hết sức quan trọng. Địch xây dựng ở đây 3 khu phòng thủ: Trung tâm,
Bắc và Nam với 49 cứ điểm và hai sân bay. Các đường hào chi chít nối các cứ
điểm lại với nhau. Toàn bộ các cơ quan chỉ huy, nơi đặt súng đạn, chỗ ngủ đều
nằm chìm dưới mặt đất. Mỗi cứ điểm đều được bao bọc bằng nhiều tuyến chiến
hào, những ụ súng chi chít, đất đắp dày trên 3m và một rừng dây thép gai xung
quanh lực lượng của địch ở đây lên tới 16.000 tên với đủ các loại binh chủng:
Bộ binh, pháo binh, công binh, thiết giáp, không quân. Với lực lượng vũ khí và

cách bố phòng như vậy, địch coi Con nhím khổng lồ Điện Biên Phủ là một pháo
đài không thể công phá
Ví dụ: Lớp 6 - Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng (năm 1940)
Mô tả ách thống trị của nhà Hán đối với Châu Giao Nhân dân Châu giao
ngoài việc phải nộp các loại thuế, nhất là thuế muối, thuế sắc hàng năm phải
lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc
trai, đồi mồi để cống nạp cho nhà Hán. Nhà Hán đã đưa người Hán sang ở các
quận Giao Chỉ, Cửu Châm và bắt dân ta phải theo phong tục của họ. Bọn quan
lại người Hán rất tham lan tàn bạo, nhất là Tô Đinh. Năm 34 Tô Đinh được cử
sang làm Thái thú quân Giao Chỉ, tên này ra sức đàn áp và vơ vét của cải của
dân ta, khiến cho dân ta càng thêm khổ cực.
4- Diễn đạt trong miêu tả phải rõ ràng, mạch lạc để thể hiện thái độ tình
cảm của mình với nhân vật miêu tả. Khi miêu tả sự vật phức tạp ngữ điệu phải
11
chậm hơn tường thuật, có chỗ cần ngắt giọng ngắn, thỉnh thoảng có thể đặt câu
hỏi tại sao ? (không nhất thiết trò phải trả lời) để trò suy nghĩ.
Ví dụ: Trình bày xong: " Pháp coi Điện Biên Phủ là một địa thế chiến
lược hết sức quan trọng giáo viên ngắt giọng và hỏi Chúng đã bố trí lực lượng
và công sự như thế nào mà dám công bố là pháo đài không thể công phá? . Sau
đó giáo viên trình bày tiếp cách bố phòng công sự, lực lượng địch ở Điện Biên
Phủ để cuối cùng rút ra kết luận cần giải đáp cho câu hỏi đó. Ở kết luận, thầy
cần nói chậm nhưng mạnh, hơi xuống giọng từ cuối để khắc sâu trí nhớ cho các
em. Có như vậy bài học mới không đơn điệu, không buồn tẻ, gợi sự tò mò hiểu
biết, gây hứng thú, tích cực học tập cho các em.
IV- NGỮ ĐIỆU GIẢI THÍCH
1- Được sử dụng để tìm hiểu bản chất, ý nghĩa của những hiện tượng phức
tạp, những khái niệm, các quy luật nhằm làm cho trò có quan điểm khoa học về
sự phát triển của xã hội loài người về mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng.
2- Với học sinh THCS, giải thích chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản để phù
hợp với trình độ học sinh sẽ góp phần nâng cao được tư duy cho học sinh. Vì

vậy, giáo viên phải lựa chọn vấn đề cần giải thích cho phù hợp học sinh THCS.
3- Giải thích trong dạy học THCS thường được sử dụng khi:
- Trình bầy sự kiện quan trọng: Khi thầy đã trình bầy cho học sinh những
nhận thức cần thiết rồi dừng lại phân tích sự kiện ấy hoặc hướng dẫn trò tự phân
tích để lý giải cho vấn đề cần giải thích đưa ra.
- Ở cuối mỗi bài, mỗi chương, muốn rút ra những luận điểm quan trọng
nhất mà trò cần ghi nhớ.
- Trong khi dạy, thầy có thể kết hợp giải thích từ, thuật ngữ hay khái niệm
mới và khó cho trò hoặc nâng cao sự hiểu biết cho trò về sự kiện cụ thể lên mức
lý luận, khái quát.
4- Khi giải thích, phải tích cực huy động hoạt động của nhận thức. Giải
thích luôn cần có vấn đề nên khi giải thích thường xen các câu hỏi để thu hút
12
chú ý của học sinh. Khi nêu lên câu hỏi, lời nói của thầy thường lên giọng, nhịp
độ chậm, rõ ràng để trò rõ nhận thấy vấn đề cần giải quyết.
Ví dụ: lịch sử lớp 6 - Bài 18 : Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược Hán.
Trong mục 1: Sau khi đã cho học sinh nhận thức được: Sau khi giành
được độc lập, Hai Bà Trưng đã bắt tay vào xây dựng Đất nước. Vua Hán chuẩn
bị sang đàn áp quân khởi nghĩa, Giáo viên dùng lý lẽ giải thích. Vì sao vua Hán
không tiến hành sang đàn áp ngay cuộc khởi nghĩa mà mới chỉ ra lệnh các quân
miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị ? (Lúc này ở Trung Quốc nhà Hán
còn phải lo đối phó với các cuộc đấu tranh của nông dân và thực hiện bành
trướng lãnh thổ về phía Tây và phía Bắc
Hay : Vì sao Mã Viện được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược nước
ta ? (Mã Viện là viên tướng lão luyện, nổi tiếng gian ác, lại lắm mưu nhiều kế,
quen chinh chiến ở phương Nam )
Ví dụ: Lớp 7 - Bài 19
II- TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT THỜI LÊ SƠ
Sau khi trình bầy nội dung cơ bản, ý nghĩa và tác dụng của luật pháp, giáo

viên giải thích rõ thêm vì sao luật pháp (Biểu hiện qua bộ luật Hồng Đức) đã tác
dụng cho việc quản lý Nhà nước (. Giữ gìn kỉ cương trong nước, bảo đảm trật
tự, an ninh xã hội, nhưng cũng để ràng buộc nhân dân vào chế độ phong kiến, để
triều đình quản lý chặt chẽ hơn .)
Ví dụ: Lớp 8 - Bài 26 - Tiết 2: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong
trào Cần Vương
Sau khi học xong 3 cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương giáo
viên hướng dẫn gợi ý cho các em.
Dựa trên cơ sở đặc điểm cụ thể của mội cuộc khởi nghĩa học sinh nhận
xét: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là tiểu biểu nhất trong phong trào Cần Vương
cuối thể kỷ XIX ? Em hãy giải thích vì sao ? (Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là
13
cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì lý do : Thứ nhất
nó diễn ra trên phạm vi không gian rộng khắp 4 tỉnh (Thanh Hoá - Nghệ An - Hà
Tĩnh- Quảng Bình) thời gian diễn ra dài nhất (10 năm) với tinh thần chiến đấu
của nghĩa quân dẻo dai, bền bỉ và gây cho địch thiệt hại nhiều nhất. Thứ hai là :
Hương Khê là cuộc khởi nghĩa có trình độ tổ chức chặt chẽ, quy củ nhất lại được
chuẩn bị một cách chu đáo nhất, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia
nhất.
Như vậy trình bày miệng - diễn đạt nói trong dạy học lịch sử THCS
chính là bài giảng của giáo viên trên lớp. Để bài giảng lịch sử có hiệu quả cao
bài giảng đó phải được linh hoạt vận dụng kết hợp nhiều hình thức ngữ điệu,
ngôn ngữ phù hợp với nội dung của sách giáo khoa đã định.
Và sau đây, một lần nữa tôi xin cụ thể hơn việc thực hiện lựa chọn các
hình thức sử dụng ngữ điệu diễn đạt nói trong một giờ lên lớp truyền đạt bài học
lịch sử cụ thể (đây không phải là trình bày giáo án)
Lớp 7 - bài 14 - tiết 26
III- Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Mông -
Nguyên (1287 - 1288)
1- Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt

- Giáo viên gợi ý để học sinh nhắc lại một số ý chính về cuộc xâm lược
lần thứ hai bị thất bại của quân Nguyên.
- Hỏi: Vì sao quân Nguyên đã hai lần thất bại nặng nề trong âm mưu xâm
lược Đại Việt mà chúng còn có ý đồ quyết tâm xâm lược nước ta lần thứ ba.
- Giáo viên thông báo: ý đồ của nhà Nguyên: Sau hai lần thất bại nặng nề
đến xâm lược Đại Việt, nhà Nguyên chưa từ bỏ ý đồ bành chướng xuống phía
Nam, chúng đã quyết tâm xâm lược nước ta lần ba.
- Hỏi tại sao nhà Nguyên lại xuống ý đồ như vậy ?
- Giáo viên thông báo : Vì chúng muốn trả thù, rửa nhục.
14
- Giáo viên gọi học sinh đọc sách giáo khoa (phần chữ in nghiêng)
- Hỏi: Nêu dẫn chứng việc nhà Nguyên chuẩn bị cho việc xâm lược nước
ta lần thứ ba (học sinh trao đổi)
- Hỏi: Nhận xét mức độ chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ ba của nhà
Nguyên (giáo viên thông báo kết luận “ Sự chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng,
thể hiện ý đồ quyết tâm thôn tính nước ta của chúng"
- Giáo viên đưa lược đồ (đã phóng to từ sách giáo khoa) treo lên bảng và
kết hợp lược đồ với thông báo hai ý : Vua Trần đã khẩn trương chuẩn bị đánh
giặc
( Giáo viên : Cử tổng chỉ huy là Trần Hưng Đạo và phó tướng là Trần
Khánh Dư)
Với tinh thần của nhà Trần là bình tĩnh, tự tin vào thắng lợi
* Tường thuật cuộc tiến quân vào nước ta của quân Nguyên :
" Từ cuối tháng 12/1887, 30 vạn quân Nguyên chia làm 2 cánh quân ồ ạt
kéo vào nước ta. Thoát Hoan chỉ huy cánh quân bộ vượt biên giới đánh vào
Lạng Sơn, Bắc Giang. Trần Quốc Tuấn sau nhiều lần chặn đánh giặc ở cửa ải
và vùng hiểm yếu đã cho quân rút lui khỏi Vạn Kiếp và một số nơi về vùng sông
Đuống, chặn giặc kéo vào Thăng Long. Ngày đầu năm, Thoát Hoan chỉ huy
quân về chiếm đóng Vạn Kiếp và ra sức xây dựng căn cứ tại nơi đây để đánh ta
lâu dài.

Cùng lúc đó, đoàn thuyền chiến do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển
tiến vào nước ta rồi ngược sông Bạch Đằng kéo về Vạn Kiếp hợp với quân của
Thoát Hoan".
Chuyển ý: Trên cơ sở khẩn trương chuẩn bị đánh giặc của vua Trần, quân
ta đã đánh địch ngay từ trận đầu tiên với thuỷ quân địch như thế nào?
2- Trận Vân Đồn, tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.
- Giáo viên : Đến cửa biển bạch Đằng :
15
- Hỏi: Đến cửa biển Bạch Đằng, nhiệm vụ của đoàn thuyền chiến là gì (Ô
Mã Nhi bảo vệ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ ).
- Học sinh đọc sách giáo khoa đoạn 1
- Hỏi: Em có nhận xét gì về việc làm của Ô Mã Nhi ( một việc làm sai
lầm, đẩy địch vào tình thế khó khăn)
- Hỏi : Nếu ta phá được đoàn thuyền lương của giặc sẽ có tác dụng gì?
- Học sinh xem sách giáo khoa.
Giáo viên thông báo: Giặc không có lương ăn, vũ khí, thuốc men sẽ rơi
vào tình cảnh khốn đốn.
- Giáo viên thuật lại diễn biến chiến thắng Vân Đồn trên bản đồ (nội dung
SGK đoạn 2), cho học sinh thuật lại.
- Giáo viên khẳng định: ý nghĩa chiến thắng Vân Đồn đã tạo thời cơ để
nhà Trần mở cuộc phản công tiêu diệt quân giặc.
Chuyển ý: Vậy trận quyết định của quân dân nhà Trân đã phản công giặc
ở đâu, kết quả như thế nào, chúng ta tìm hiểu tiếp.
3- Chiến thắng Bạch Đằng
- Giáo viên phân tích khái quát, tình thế của giặc ở trận Vân Đồn đó
chính là cơ sở để Trần Hưng Đạo xác định kế hoạch phản công (ta đánh thắng
đoàn thuyền lương, giặc lâm vào tình thế lúng túng, trận Vân Đồn thắng lợi).
- Giáo viên thông báo: Nhận thấy thời cơ tiêu diệt giặc, giải phóng đất
nước đã tới Trần Quốc Tuấn quyết định mở cuộc phản công và tiến hành bố trí
trận địa mai phục ở sông Bạch Đằng.

- Giáo viên đưa lược đồ treo lên bảng và:
+ Miêu tả sông Bạch Đằng (SGK)
+ Nhận đoán đường rút quân của giặc (SGK)
16
+ Cách bố trí trận chiến: "Tìm hiểu lịch con nước thuỷ triều lên xuống
hàng ngày, Trần Quốc Tuấn cho quân đem cọc gỗ đầu đã vót nhọn bịt sắt rồi
đóng xuống lòng sông Bạch Đằng, bố trí các đạo quân mai phục ".
+ Thuật lại diễn biến : "Đầu tháng 4/1288 bắt sống - SGK
Như vậy: Toàn cảnh quân thuỷ bị tiêu diệt, đội quân của Yết Kiêu đã trói
được Ô Mã Nhi dưới sông rồi dùng câu liêm móc nó lên bờ. Thoát Hoan càng
hoảng loạn (tường thuật tiếp SGK - trên bản đồ)
- Giáo viên : Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Mông - Nguyên ta
đã kết thúc thắng lợi vẻ vang, ý đồ xâm lược của nhà Nguyên thực sự bị đè bẹp.
Trong lúc đó, nhân dân ta khắp nơi ca khúc khải hoàn
Xã tắc hai phen chân ngựa đá
Giang Sơn nghìn thuở vững âu vàng
Sơ kết bài học:
- Để thôn tính Đại Việt nhà Nguyên đã chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng
(hơn cả lần 2 xâm lược - như đã học), nên trong cuộc kháng chiến lần thứ ba,
quân dân Đại Việt đã gặp nhiều khó khăn thử thách .
Mặc dù vậy, nhà Trần không hề giám sút ý chí kiên quyết lãnh đạo quân
dân chuẩn bị kháng chiến và đã chiến đấu dũng cảm, giành được thắng lợi vẻ
vang, đặc biệt chiến thắng Vân Đồn và chiến thắng Bạch Đằng lịch sử đã quét
sạch hơn 30 vạn quân xâm lược ra khỏi đất nước trong khoảng chưa đầy 4
tháng.
C- TÓM LẠI:
Việc vận dụng nội dung cơ bản của đề tài rèn luyện diễn đạt nói trong
dạy học lịch sử THCS của mình, của đơn vị mình 4 năm qua, chúng tôi nhận
thấy kết quả dạy học có sự chuyển biến rõ rệt.
Nội dung so sánh

Khi chưa vận
dụng đề tài
Thực hiện
đề tài
- Thầy phát âm chuẩn % từ ngữ % từ ngữ
17
- Trò phát âm chuẩn % từ ngữ % từ ngữ
- Thầy diễn đạt sinh động % %
- Trò biết trình bày miệng một vấn đề % %
- Học sinh nhớ lịch sử % %
- Học sinh hiểu lịch sử % %
- Học sinh hứng thú học lịch sử % %
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Như vậy sau 4 năm thực hiện chuyên đề rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói
trong truyền thụ kiến thức lịch sử THCS " ở nhà trường chúng tôi, chất lượng
dạy - học lịch sử của thầy trò chúng tôi có đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Việc
rèn luyện và tự tu dưỡng cách diễn đạt nói vẫn thường xuyên và ngày càng
được quan tâm thực hiện có nền nép trong nhà trường chúng tôi không chỉ với
dạy - học lịch sử mà được quan tâm tới cả các bộ môn học và ở mọi hoạt động
toàn diện trong nhà trường nên đã được thể hiện bằng hiệu quả dạy học thực tế
của đơn vị.
Nhìn lại quá trình thực hiện chuyên đề, chúng tôi nhận thấy:
Khi chưa thực hiện chuyên đề Đã thực hiện chuyên đề
*Với thầy:
- Chỉ dựa vào sách giáo khoa, - Phải đầu tư nhiều cho việc học tập
sách giáo viên để chuẩn bị và thực nghiên cứu để hiểu sâu, biết rộng
hiện bài giảng nên kiến thức ở giáo về lịch sử, gia công cho bài dạy kỹ
viên còn mơ hồ. lưỡng, có sổ tay tích luỹ kiến thức
và từ điển thuật ngữ lịch sử
(mỗi tuần 1 buổi tự học/gv, 100%

giáo viên thực hiện)
- Thầy thường dạy chay hay - Phải chủ động xây dựng bài nói
18
phát âm ngọng, hay dùng lặp từ hoặc có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ
tạo cho học sinh nói đế, nói đệm, diễn diễn đạt sinh động, trên cơ sở kết
đạt rời rạc, khô cứng. hợp với đồ dùng trực quan, với cử
chỉ điệu bộ, hợp với trình độ học
sinh, tạo cho các em hứng thú và dễ
cảm nhận bài học.
*Với trò:
- Diễn đạt và phát âm hay tuỳ - Luôn chú ý rèn luyện trong phát
tiện âm và diễn đạt .
- Ít chú ý đến phát âm đến chỉnh - Được thầy thường xuyên nhắc nhở
sửa lời diễn đạt, chưa để ý đến từ ngữ sửa chữa và rèn cho cách diễn đạt
diễn đạt câu cú nên diễn đạt ít sai hơn, phát âm hạn
chế lỗi hơn.
- Chỉ được nghe thuyết trình - Được huy động nhiều giác quan
đơn điệu làm cho không khí lớp học vào học tập tạo cho học sinh có khí
nặng nề, học sinh mệt mỏi với học tập thế nhẹ nhàng, thoả mái với giờ học
- Các em hiểu kiến thức hời hợt - Hiểu kiến thức sâu sắc và có bản chất
của lịch sử.
- Nhớ ít kiến thức, mau quên bài - Nhớ được nhiều và nhớ bài học được
học. lâu
- Ít hứng thú với học lịch sử - Hứng thù nhiều với môn lịch sử
phần lớn các em thích học tập
lịch sử thậm chí thích học lịch sử
hơn là học toán, học ngữ văn bởi
19
các em đã thật sự tự hào về lịch sử
và được học bô môn lịch sử .

Một trong cách thức dạy học để góp phần đổi mới nội dung phương pháp
dạy học của chúng tôi góp phần thực hiện mục tiêu chất lượng dạy - học của nhà
trường chúng tôi là rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói trong dạy học lịch sử như
trên tôi đã khái quát trình bầy. Nhờ đó đến nay, chất lượng dạy học lịch sử của
chúng tôi nâng lên rõ ràng; Chất lượng đại trà thường đạt % (khảo sát), Vậy bài
học rút ra từ việc thực hiện đề tài này là gì ? để chúng ta đã và tiếp tục cùng
nhau tham khảo thực hiện.
II- NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1- Việc vận dụng rèn luyện kỹ năng" diễn đạt nói trong truyền thụ kiến
thức lịch sử THCS "được nhà trường chúng tôi quan tâm và thường xuyên vận
dụng, tạo cho dạy học lịch sử thực sự có hứng thú trong dạy học nhiều năm qua.
Song để có được kết quả này, thầy trò cần phải:
a) Với thầy:
- Có ý thức tự rèn luyện kỹ năng nói, tự sửa hoặc nhờ đồng nghiệp thường
xuyên sửa sai khi có khuyết tật phát âm.
- Tạo ra nhiều hoạt động giao tiếp như thảo luận, tham gia ngoại khoá
chuyên đề, sinh hoạt tập thể để mỗi thầy, mỗi trò luôn được làm quen, không
rụt rè, mạnh dạn phát biểu trước tập thể, rèn kỹ năng diễn đạt, thái độ bình tĩnh,
mạnh bạo trước đông người.
- Thường xuyên suy nghĩ, tìm tòi tự rèn cách diễn đạt, có vốn từ phong
phú, kiến thức lịch sử sâu, rộng, vững vàng, có nhiệt huyết với dạy học lịch sử
( có sổ tu từ, từ điển thuật ngữ lịch sử , sổ tay tư liệu).
b)Với học sinh .
- Hoạt động học tập không chỉ giáo viên diễn đạt mà học sinh phải được
"diễn đạt bằng lời" vì vậy, thầy phải hướng dẫn các em rèn luyện diễn đạt nói.
20
- Biết trình bày một vấn đề, một mục trong bài rõ ràng, khúc chiết, dễ
hiểu( ví dụ : Dựa vào sách giáo khoa để trình bày về diễn biến chiến thắng Chi
Lăng- Xương Giang của thầy hướng dẫn trò từ cuối giờ học trước để trò dựa
vào sách giáo khoa, chuẩn bị trước bài ở nhà cho giờ học trên lớp ( thầy đã

chuẩn bị kỹ trước đó ).
- Học sinh được thảo luận trình bày miệng trên lớp tích cực theo sự hướng
dẫn của thầy trên cơ sở SGK, lược đồ, niên biểu, các em tự nhận xét trình bầy
của nhau, sửa cho nhau, thầy bổ khuyết, động viên tạo cho giờ sinh động, hấp
dẫn.
b- Tuy nhiên phần trình bày của chúng tôi trên đây cũng còn lúng túng.
Việc giảng dạy của giáo viên ở nhiều nhà trường trong huyện còn nhiều bất cập
(đào tạo chưa chu đáo, chuyên môn nặng nề) nên nhận thức lịch sử còn hạn chế,
đầu tư thời gian và ý thức đầu tư cho rèn luyện nói trong dạy học chưa cao, học
sinh vùng thôn quê chưa có điều kiện tập trung vào học tập Vì vậy chất lượng
dạy học, trong đó có chất lượng "diễn đạt nói" trong dạy học, chuyển biến chưa
nhiều.
21

×