PHẦN THỨ NHẤT : MỞ ĐẦU
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hình thành khái niệm lịch sử và nêu qui luật phát triển lịch sử là nhiệm vụ
quan trọng của việc dạy học lịch sử. Công việc này được tiến hành một cách
khoa học trên cơ sở nghiên cứu đi sâu vào bản chất của sự vật hiện tượng để rút
ra những qui luật chi phối nó và trên cơ sở đó giúp học sinh tiếp cận chân lí.
Nhưng thực tế hiện nay, một tồn tại lớn đang xảy ra trong việc giảng dạy lịch sử
ở trường phổ thông là giáo viên đã biến bài học lịch sử thành một bài học chính
trị khô khan với nhiều sự kiện lịch sử khó nhớ mà giáo viên đã thông báo cho
học sinh một cách thiếu sinh động, không thấy được logic phát triển theo qui
luật lịch sử hoặc giáo viên chỉ nêu các lý luận một cách chung chung không có
cơ sở từ sự kiện lịch sử làm cho học sinh nhàm chán rơi vào chủ nghĩa công
thức. Từ thực tiễn đó, trên cơ sở nghiên cứu phương pháp luận sử học, phương
pháp dạy học lịch sử, kinh nghiệm của bản thân qua thực tế giảng dạy, tôi đã tự
mình rút ra một số kinh nghiệm có thể gíup học sinh hình thành khái niệm lịch
sử và nêu quy luật lịch sử trong giảng dạy môn lịch sử lớp 8 bậc THCS.
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
I/THỰC TRẠNG BAN ĐẦU:
Trong cấu tạo chương trình lịch sử cấp THCS, lớp 6,7 học sinh tìm hiểu
về lịch sử dân tộc Việt Nam từ cội nguồn đến cuối thế kỷ XV của thời kỳ
nguyên thủy và phong kiến. Chuyển sang chương trình lịch sử lớp 8, ngay ở
họckỳ I học sinh phải tìm hiểu về lịch sử thế giới từ cách mạng tư sản Anh đến
cách mạng XHCN tháng Mười Nga . Đây là một sự chuyển đổi đột ngột về nhận
thức với học sinh : từ lịch sử dân tộc sang lịch sử thế giới xa lạ, từ xã hội
phong kiến sang xã hội tư bản, từ học 1 tiết/ tuần sang 2 tiết / tuần. Ngoài ra
dung lượng kiến thức lịch sử đựơc đưa vào chương trình quá nhiều sự kiện và
1
hiện tượng lịch sử đã làm cho giáo viên dành nhiều thời gian vào việc cung cấp
các sự kiện và hiện tượng này nên không còn thời gian đi sâu vào bản chất các
sự kiện, phân biệt các sự kiện cùng loại và sự kiện khác loại, phân biệt được cái
chung và cái riêng của từng sự kiện lịch sử . Hơn nữa trong cấu tạo chương trình
lịch sử 6,7,8 học sinh chỉ tìm hiểu lịch sử xã hội loài người từ thời nguyên thủy
đến thời kỳ phong kiến và chủ nghĩa tư bản đã bỏ qua thời kỳ lịch sử chiếm hữu
nô lệ của xã hội loài người. Kiến thức của giai đoạn này chỉ được nhắc đến trong
một tiết của bài mở đầu nên học sinh sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận với chương
trình lịch sử 8, trước yêu cầu nắm bắt qui luật phát triển của xã hội loài người.
Hình thành khái niệm lịch sử và nêu ra qui luật lich sử của xã hội loài người là
việc làm cần thiết song rất khó khăn và phức tạp. Bằng kinh nghiệm của bản
thân qua thực tế giảng dạy tôi xin được trình bày kinh nghiệm của mình trong
việc thực hiện nhiệm vụ trên.
II/BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1/Xác định các khái niệm và quy luật lịch sử trong chương trình lịch sử
8(tập 1):
-Có nhiều khái niệm lịch sử cần được hình thành trong chương trình cho học
sinh, ở đây chuyên đề chỉ tập trung vào 2 khái niệm lịch sử : đó là khái niệm
:cách mạng tư sản, cách mạng vô sản.
-Quy luật lịch sử : tập trung vào qui luật đấu tranh giai cấp và qui luật phát triển
của xã hội loài người đó là sự thay thế của xã hội tư bản chủ nghĩa với xã hộị
phong kiến và của xã hội xã hội chủ nghĩa với xã hội tư bản chủ nghĩa.
2/Các bước tiến hành:
2.1/Hình thành khái niệm lích sử :
a ./ Khái niệm cách mạng tư sản:
a.1:Hình thành khái niệm ban đầu:
Cách mạng xã hội là một phương tiện để tạo ra sự chuyển biến từ hình
thái kinh tế xã hội này sang một hình thái kinh tế xã hội khác mang tính qui luật
trong sự vận động của xã hội loài người, bằng những kiến thức đã học trong
2
phần lịch sử xã hội phong kiến lớp 6-7, học sinh đã hiểu được cuộc đấu tranh
giai cấp được hình thành từ mâu thuẫn giữa giai cấp bóc lột với giai cấp bị bóc
lột. Chính sách bóc lột nặng nề của giai cấp phong kiến đã bần cùng hóa đời
sống của người dân và kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế xã hội là nguyên
nhân của các cuộc khởi nghĩa của nông dân trong lòng xã hội phong kiến, nên
khi tìm hiểu về cách mạng tư sản giáo viên phải cho học sinh tìm hiểu về hoàn
cảnh kinh tế xã hội cụ thể của từng nước cụ thể để tìm ra mâu thuẫn chính dẫn
đến bùng nổ cuộc cách mạng, diễn biến của cách mạng và ý nghĩa của cách
mạng đó. Khái niệm cách mạng tư sản được hình thành ngay trong tiết 4:
Bài 1: NHỮNG THẮNG LỢI BƯỚC ĐẦU CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN
I/Cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII
Đây là bài đầu tiên hình thành khái niệm cách mạng tư sản cho học sinh,
nên gíáo viên phải cung cấp cho học sinh những đặc trưng cơ bản nêu lên bản
chất của khái niệm bằng cách liệt kê các bộ phận cấu thành nội dung của sự kiện
theo dàn ý sau:
1/ Nguyên nhân cách mạng:
-kinh tế:
-xã hội:
2/ Diễn biến cách mạng:
-Lãnh đạo cách mạng :
-Lực lượng cách mạng:
-Kết quả:
3/ Hình thức cách mạng:
4/ Tính chất cáchmạng:
Bằng hệ thống câu hỏi phát hiện, nêu vấn đề , câu hỏi suy luận như:
-Sự phát triển của các công trường thủ công và ngành ngoại thương ở miền
Đông Nam nước Anh là biểu hiện của nền kinh tế gì?
(sự ra đời của nền kinh tế tư bản trong lòng xã hội phong kiến Anh)
-Sự phát triển của nền kinh tế tư bản đã làm cho xã hội Anh có gì thay đổi?
3
(Tư sản Anh trở nên giàu có, xuất hiện quý tộc mới, nông dânAnh bị thất
nghiệp)
-Chính sách cai trị độc đoán, đặt thêm nhiều thuế mới, nắm độc quyền sản xuất
của chính quyền phong kiến đã tạo ra mâu thuẫn mới nào?
(Tạo ra mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến với tư sản và quý tộc mới)
-Vì sao có mâu thuẫn này?
(Chính quyền phong kiến đã cản trở sự phát triển của nền kinh tế tư bản)
Sự tham gia của giai cấp tư sản, một lực lượng xã hội làm chủ nền sản xuất tiến
bộ , và một bộ phận quý tộc mới thuộc giai cấp phong kiến bên cạnh giai cấp
nông dân đã bị bần cùng hóa đã làm cho mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc là
nguyên nhân dẫn đến việc phải lật đổ chế độ phong kiến để giải phóng lực
lượng sản xuất mới, đổi đời cho nông dân. Bức tranh lịch sử của nước Anh vào
thế kỷ XVII được tạo dựng nên với các đặc điểm:
1/Nguyên nhân của cách mạng:
- Kinh tế: nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ. Anh là một trung
tâm tài chính, công nghiệp, thương mại bậc nhất thế giới.
-Xã hội:Tư sản Anh trở nên giàu có.
Xuất hiện quý tộc mới có quyền lợi gắn liền với tư bản, làm cho
nông dân Anh thất nghiệp.
Giai cấp phong kiến cai trị độc đoán, tăng thuế mới, chiếm độc
quyền về sản xuất và buôn bán, cản trở sự phát triển nền kinh tế tư bản đã làm
xuất hiện mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến với giai cấp tư sản, quý tộc mới,
nông dân .
2/Diễn biến cách mạng:
Trên cơ sở phân tích nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng, học sinh sẽ
dễ dàng nhận biết lực lượng cách mạng, mục đích của cuộc cách mạng qua hệ
thống câu hỏi của giáo viên:
-Lực lượng cách mạng là ai? (giai cấp tư sản, quý tộc mới, nông dân)
4
-Giai cấp nào giữ vai trò lãnh đạo? Vì sao? (tư sản và quý tộc mới, đây là
giai cấp tiến bộ nhất gắn liền với nền sản xuất tiên tiến nhất)
-Mục đích cách mạng là gì? (lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế phản
động tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển)
Lãnh đạo cách mạng: giai cấp tư sản và qúy tộc mới.
Lực lượng cách mạng: giai cấp nông dân.
Kết quả:lật đổ chính quyền phong kiến, đưa tư sản và quý tộc mới lên nắm
chính quyền tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển, thành lập chế độ quân
chủ lập hiến.
3/Hình thức:đấu tranh giai cấp .
Để xác định hình thức của cuộc cách mạng, giáo viên sử dụng câu hỏi:
-So sánh nguyên nhân cuộc cách mạng tư sản với nguyên nhân cuộc khởi
nghĩa của nông dân có điểm gì giống nhau? (do chính sách áp bức bóc lột của
giai cấp này đối với giai cấp khác trong xã hội)
Chính điểm giống nhau này sẽ giúp học sinh nhận biết cách mạng tư sản về bản
chất chính là cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp bị bóc lột với giai cấp bóc lột.
4/Tính chất cách mạng:cách mạng tư sản chưa triệt để.
Tính chất của cuộc cách mạng phụ thuộc vào các yếu tố tạo thành cách
mạng như:nguyên nhân, diễn biến của cuộc cách mạng. Cũng bằng hệ thống câu
hỏi, giáo viên sẽ dẫn dắt học sinh hình thành khái niệm trên cơ sở nắm vững mối
quan hệ giữa các đặc trưng cơ bản.
Cách mạng do giai cấp nào lãnh đạo?
Lực lượng chính của cách mạng là giai cấp nào?
Kết quả của cuộc cách mạng?
Vậy cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo với lực lượng chính là nông
dân nhằm lật đổ chế độ phong kiến để đưa tư sản lên nắm chính quyền tạo
điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển gọi là cách mạng tư sản.
Ở nước Anh, sau khi cách mạng kết thúc có còn tàn tích của chế độ phong
kiến không ? (lập chế độ quân chủ lập hiến, quý tộc mới nắm chính quyền)
5
Những tàn tích còn sót lại của chế độ phong kiến đã làm cho cách mạng tư sản
Anh mang tính chất chưa triệt để .
a.2/Bước 2: đối chiếu, so sánh để củng cố khái niệm :
Sau bài cách mạng tư sản Anh, khi dạy đến tiết 5 mục II/ Chiến tranh
giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc My (bài 1) và tiết 6,7,8 bài 2:CÁCH
MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) giáo viên không giải thích nội dung khái
niệm mà qua phân tích các nội dung cơ bản của cuộc cách mạng (nguyên nhân,
diễn biến ) kết hợp với việc lập bảng thống kê so sánh, để học sinh tìm ra điểm
giống nhau, những nét chung và sự lặp lại của các sự kiện, qua các câu hỏi:
Tiết 5:
-Nguyên nhân cuộc cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập ở Bắc
Mỹ có những điểm gì giống nhau ?
-Kết quả của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ có điểm gì giống với
cách mạng tư sản Anh ?
-Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ còn mang tính chất cách mạng gì
nữa ?
Tiết 6,7,8:
-Tình hình kinh tế, xã hội nước Pháp có điểm gì giống với nước Anh ?
-Vì sao mâu thuẫn xã hội ở nước Pháp sâu sắc hơn ở nước Anh ?
-Kết quả của cách mạng Pháp có gì giống và khác với cách mạng tư sản Anh ?
Hệ thống câu hỏi đối chiếu, so sánh đã giúp học sinh hệ thống hóa được kiến
thức ở các bài học cùng loại và tự lập được bảng thống kê so sánh như sau:
(Những dòng in nghiêng trong nội dung các đề mục của bảng thống kê so sánh
thể hiện những điểm giống nhau của 3 cuộc cách mạng )
Đặc
điểm
Anh (1640) Bắc Mỹ(1775) Pháp(1789-1794)
6
NGU
YÊN
NHÂ
N
KINH
TẾ
XÃ HỘI
- kinh tế tư bản
phát triển.
-xuất hiện giai
cấp tư sản và quý
tộc mới có quyền
lợi gắn liền với
sản xuất tư bản.
Giai cấp phong
kiến bóc lột và
cản trở kinh tế tư
bản. Xuất hiện
mâu thuẫn giữa
giai cấp phong
kiến với tư sản,
quí tộc mới và
nông dân.
-kinh tế tư bản
phát triển.
-xuất hiện giai
cấp tư sản và chủ
nô có quyền lợi
gắn liền với sản
xuất tư bản.
Chính phủ Anh
cản trở sự phát
triển kinh tế tư
bản của thuộc địa
Xuất hiện mâu
thuẫn giữa thực
dân Anh với tư
sản, chủ nô, nông
dân ở Bắc Mỹ.
-kinh tế tư bản
phát triển.
-xuất hiện giai
cấp tư sản có
quyền lợi gắn liền
với sản xuất tư
sản. Giai cấp
phong kiến và
tăng lữ bóc lột và
cản trở sự phát
triển kinh tế tư
bản.Xuất hiện
mâu thuẫn giữa
phong kiến và
tăng lữ với tư
sản, nông dân.
DIỄN
BIẾN
LÃNH
ĐẠO
LỰC
LƯỢNG
CÁCH
MẠNG
KẾT
QUẢ
-tư sản và quý tộc
mới
-nông dân
-lật đổ giai cấp
phong kiến đưa
tư sản và quí tộc
mới lên nắm
-tư sản và chủ nô.
-nông dân, nô lệ,
dân tình nguyện
châu âu.
-đánh bại quân
Anh giành lại độc
lập, đưa tư sản và
chủ nô lên nắm
-tư sản.
-nông dân
-lật đổ giai cấp
phong kiến đưa
tư sản lên nắm
chính quyền tạo
7
chính quyền, tạo
điều kiện cho
kinh tế tư bản
phát triển, lập chế
độ quân chủ lập
hiến.
chính quyền,tạo
điều kiện cho
kinh tế tư bản
phát triển.
điều kiện cho
kinh tế tư bản
phát triển.
TÍNH
CHẤT
HÌNH
THỨC
TÍNH
CHẤT
Đấu tranh giai
cấp.
-Cách mạng tư
sản chưa triệt để.
Chiến tranh giành
độc lập.
-Chiến tranh giải
phóng dân tộc
đồng thời là một
cuộc cách mạng
tư sản.
Đấu tranh giai
cấp.
-Cách mạng tư
sản triệt để.
Trên cơ sở trình bày nội dung các cuộc cách mạng theo dàn ý liệt kê các
bộ phận cấu thành sự kiện và bảng thống kê so sánh đối chiếu các sự kiện cùng
loại phát hiện những nội dung giống nhau được lặp đi lặp lại qua 3 cuộc cách
mạng ở 3 nước khác nhau, có như vậy bản chất cuộc cách mạng, khái niệm cách
mạng tư sản mới được học sinh hiểu một cách cụ thể, vững chắc hơn.
Hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước có những điểm khác nhau đã làm cho
hình thức của các cuộc cách mạng có khác nhau .Nhưng dẫu cho từng cuộc cách
mạng có những điểm khác nhau về hình thức cũng đều phản ánh một nội dung
cơ bản đó là :
- Xóa bỏ sự cản trở trên con đường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa và xác lập
địa vị thống trị của giai cấp tư sản
-Lực lượng lãnh đạo cách mạng tư sản do chính giai cấp tư sản lãnh đạo ngoài ra
còn có một bộ phận quý tộc tư sản hóa, sự tham gia của bộ phận này vào cuộc
cách mạng đã để lại dấu ấn sâu đậm ở nước đó với sự hình thành của chế độ
quân chủ lập hiến thay vì hình thành chế độ cộng hòa.
8
-Lực lượng cơ bản của cuộc cách mạng là giai cấp nông dân. Nhờ có cùng
chung mâu thuẫn xã hội với giai cấp phong kiến nên tư sản đã liên minh
đượcvới giai cấp nông dân và hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình. Tuy nhiên,
sau thắng lợi của cách mạng, giai cấp tư sản lại áp đặt ách thống trị của mình đối
với quần chúng lao động , đây chính là cơ sơ làm xuất hiện mâu thuẫn sâu sắc
giữa nhân dân lao động với giai cấp tư sản và đó cũng chính là nguyên nhân dẫn
đến cuộc cách mạng vô sản thời cận đại.
Trên cơ sở phân tích, so sánh các cuộc cách mạng đã học để tìm ra những đặc
điểm giống nhau giữa các cuộc cách mạng như trên, khái niệm cách mạng tư sản
sẽ được củng cố trong học sinh là một cuộc cách mạng do tư sản lãnh đạo giai
cấp nông dân nhằm lật đổ chính quyền phong kiến đưa giai cấp tư sản lên nắm
chính quyền tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển, nông dân là động lực
cách mạng nhưng đối với họ, cách mạng chỉ là sự thay thế hình thức bóc
lột.Cách mạng xuất hiện do xã hội phong kiến xuất hiện mối quan hệ bóc lột
giữa giai cấp phong kiến với giai cấp tư sản và nông dân nên đã hình thành
mâu thuẫn xã hội sâu sắc, đấu tranh giai cấp là điều không thể tránh khỏi.
b/.Hình thành khái niệm cách mạng vô sản:
b.1/ Hình thành khái niệm ban đầu :
Cách mạng vô sản cũng là một khái niệm mang tính lý luận cao, nên giáo viên
cũng phải hình thành khái niệm này dựa trên dàn ý gồm các bộ phận chính:
Nguyên nhân cách mạng: - Kinh tế .
- Xã hội.
Diễn biến cách mạng : - giai cấp lãnh đạo.
- Lực lượng cách mạng.
- Kết quả.
Khái niệm này được hình thành trong tiết 16, bài CÔNG XÃ PA RI 1871
(I/ Sự thành lập công xã ).
1/Hoàn cảnh ra đời:
9
Nội dung trình bày ở sách giáo khoa quá nhiều sự kiện , đối với đối tượng
học sinh THCS giáo viên chỉ tập trung phân tích các sự kiện cơ bản thể hiện rõ
đặc trưng của khái niệm bằng hệ thống câu hỏi sau:
-giai cấp vô sản dưới thời đế chế thứ hai có gì khác trước? (đông về số lượng,
có ý thức giác ngộ cao)
-giai cấp tư sản Pháp đã làm gì để đối phó với phong trào công nhân đang phát
triển mạnh mẽ? (gây chiến tranh với Đức và tiến tới đầu hàng quân Đức để rảnh
tay đàn áp phong trào công nhân)
-Hành động đó thể hiện bản chất gì của tư sản Pháp ? (phản động, hy sinh
quyền lợi dân tộc để bảo vệ quyền lợi giai cấp)
Với sự dẫn dắt của giáo viên học sinh sẽ dễ dàng nhận ra nguyên nhân làm
cho mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản trở nên sâu sắc dưới thời đế chế thứ hai,
giai cấp vô sản muốn cứu nguy cho dân tộc không còn con đường nào khác phải
lật đổ chính quyền tư sản, đó cũng chính là nguyên nhân bùng nổ cách mạng.
Nội dung của đề mục1/Hoàn cảnh ra đời: được trình bày theo dàn ý sau để thể
hiện rõ tính giai cấp của cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới:
-Kinh tế: nền kinh tế đại công nghiệp phát triển mạnh mẽ.
-Xã hội:-giai cấp vô sản tăng nhanh số lượng và có ý thức giác ngộ cao.
-giai cấp tư sản tăng cường bóc lột giai cấp vô sản, gây chiến tranh
và đầu hàng quân Đức để đàn áp phong trào cách mạng trong nước, thể hiện
rõ bản chất phản động đã làm cho mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản trở nên sâu
sắc. Để bảo vệ tổ quốc, công nhân Pháp không còn con đường nào khác là phải
khởi nghĩa lật đổ chính quyền tư sản.
2/ Cuộc khởi nghĩa 18/3 / 1871. Công xã thành lập:
Với cách trình bày và dẫn dắt vấn đề như trên, học sinh sẽ dễ dàng nhận
biết được các nộidung của cách mạng về :
-Lực lượng khởi nghĩa?
-Mục đích cuộc khởi nghĩa?
-Hình thức cuộc khởi nghĩa?
10
Bởi các nội dung này có quan hệ với nguyên nhân bùng nổ cuộc cách mạng đã
phân tích ở phần 1. Mâu thuẫn giai cấp giữa tư sản và vô sản là nguyên nhân
bùng nổ của cuộc cách mạng thì lực lượng cách mạng sẽ là giai cấp vô sản, giai
cấp tư sản dùng quyền lực chính trị để bóc lột và bán nước thì giai cấp vô sản
muốn bảo vệ tổquốc phải tước bỏ quyền lực chính trị đó của tư sản.
Nội dung chính của mục 2 được trình bày theo dàn ý sau:
-Lãnh đạo cách mạng:giai cấp vô sản.
-Lực lượng cách mạng: công nhân, anh em binh lính.
-Kết quả:Giai cấp vô sản Pari lật đổ chính quyền tư sản thành lập chính
quyền vô sản(công xã Pa ri)
Sau khi phân tích những đặc trưng cơ bản về nguyên nhân, tường thuật diễn
biến và kết quả của cách mạng nổ ra ở Pa ri, vạch ra mối quan hệ giữa các sự
kiện giáo viên hướng dẫn học sinh đi đến khái quát khái niệm bằng cách nêu lên
bản chất tiêu biểu nhất cho nội dung của khái niệm cách mạng vô sản là một
cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo giai cấp vô sản lật đổ chính quyền
tư sản phản động bóc lột nhân dân để đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền
xóa bỏ mọi hình thức áp bức và chế độ người bóc lột người. Đây cũng chính là
một cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp bị bóc lột chống lại giai cấp bóc lột.
Khi nghiên cứu các sự kiện lịch sử cùng loại như các cuộc cách mạng tư sản, thì
giáo viên dùng phương pháp so sánh để tìm ra những nét chung về sự lặp lại của
các sự kiện để nắm vững khái niệm. Còn cuộc cách mạng vô sản là một tất yếu
lịch sử của xã hội tư bản có giai cấp, nên sau khi rút ra được bản chất của cách
mạng vô sản thì giáo viên cần so sánh với bản chất của cách mạng tư sản để
phân biệt sự khác nhau về nguyên tắc giữa cách mạng tư sản và cách mạng vô
sản. Bằng cách nêu câu hỏi:
-Cách mạng tư sản và cách mạng vô sản có gì khác nhau về: Nguyên nhân
cách mạng ? Lãnh đạo cách mạng ? Lực lượng cách mạng ? Kết quả cách mạng?
-Điểm giống nhau giữa cách mạng tư sản và cách mạng vô sản?
11
Trên cơ sở đó học sinh sẽ lập đựơc bảng thống kê so sánh như sau:( những dòng
chữ in nghiêng trong nội dung các đề mục của bảng thống kê là những điểm
khác nhau của hai cuộc cách mạng)
CÁCH MẠNG TƯ SẢN CÁCH MẠNG VÔ SẢN
Nguyên nhân Do mâu thuẫn bóc lột giữa
phong kiến với tư sản và
nông dân.
Do mâu thuẫn bóc lột giữa tư
sản với vô sản.
Diễn biến Lãnh đạo:giai cấp tư sản.
Lực lượng cách mạng:nông
dân.
Kết quả: lật đổ giai cấp
phong kiến,đưa giai cấp tư
sản lên nắm chính quyền.
Lãnh đạo:giai cấp vô sản.
Lực lượng cách mạng: công
nhân và nông dân.
Kết quả:lật đổ giai cấp tư sản
đưa giai cấp vô sản lên nắm
chính quyền.
Hình thức Đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp.
Bằng cách này học sinh sẽ nắm chắc được bản chất của cả hai khái niệm
cách mạng tư sản và cách mạng vô sản và tránh được sự nhầm lẫn khi vận dụng
khái niệm.
C/Qui luật phát triển của lịch sử:
c.1/Qui luật đấu tranh giai cấp:
Đấu tranh giai cấp là hiện tượng lịch sử xảy ra trong xã hội có giai cấp
bóc lột. Nêu qui luật đấu tranh giai cấp là việc làm có ý nghĩa trong việc học tập
lịch sử trong chương trình phổ thông bậc THCS ở lớp 8. Trên cơ sở những kiến
thức đã học về khởi nghĩa của nô lệ, khởi nghĩa của nông dân, cách mạng tư sản,
cách
mạng vô sản trong chương trình giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh lập bảng thống
kê so sánh để giúp học sinh tìm ra những nội dung giống nhau của các cuộc đấu
tranh giai cấp nầy:
Tiết/ bài Tiết 2/ bài mở
đầu
Tiết 3/ bài mở
đầu
Bài 1/ tiết 4,5
Bài 2/ tiết
6,7,8
Bài 6/ tiết 16
Bài 11/ tiết
28, 29
12
Thời kỳ lịch
sử
Cổ đại Trung đại Cận đại Hiện đại
Hình thức đấu
tranh
Khởi nghĩa nô
lệ
Khởi nghĩa
nông dân
Cách mạng tư
sản
Cách mạng vô
sản
Nguyên nhân
đấu tranh
Chủ nô
bóc lột nô lệ
G/ cấp phong
kiến bóc lột
nông dân
G/ cấp phong
kiến bóc lột tư
sản, nông dân
G/ cấp tư sản
bóc lột vô sản
Bằng phương pháp này học sinh sẽ dễ dàng nhận thấy quan hệ bóc lột
giữa giai cấp này với giai cấp kia là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh
giai câp của xã hội có giai cấp đối kháng. Sự lặp đi lặp lại các cuộc đấu tranh
giai cấp ở nhiều nước trên phạm vi thế giới, qua nhiều thời kỳ lịch sử xã hội từ
thời kỳ cổ đại đến thời kỳ trung đại, cận đại và hiện đại đã giúp học sinh hiểu
được rằng : đấu tranh giai cấp là qui luật của lịch sử xã hội có giai cấp bóc lột .
Đây cũng là việc làm mà giáo viên không chỉ thực hiện trong một tiết dạy mà
phải qua nhiều tiết ( Tiết 2, tiết 3, tiết 11, tiết 16, tiết 28,29/ Học kỳ I). nên nhất
thiết phải được giáo viên xác định ngay từ đầu năm học và đưa vào trong cấu
tạo chương trình bộ môn lịch sử khối 8 ở các tiết học cụ thể liên quan với yêu
cầu này.
-c.2/Quy luật phát triển của xã hội loài người:
Nêu quy luật phát triển lịch sử là việc làm có ý nghĩa trong việc học tập
lịch sử, trên cơ sở nghiên cứu những sự kiện lịch sử, nắm bắt được những mối
liên hệ khách quan, bên trong, cơ bản, lặp đi lặp lại giữa các hiện tượng lịch sử
và quá trình lịch sử mà các khái niệm lịch sử được hình thành rồi từ đó dẫn học
sinh đến hiểu tính quy luật của sự phát triển lịch sử. Chính hệ thống các khái
niệm lịch sử phản ánh sự phát triển theo quy luật của lịch sử xã hội loài người.
Quá trình chuyển biến từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản cũng
chính là quá trình chuyển biến từ phương thức sản xuất phong kiến sang phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, quá trình chuyển đổi này làm cho lịch sử các
nước thay đổi, lịch sử các nước thay đổi làm cho lịch sử loài người cũng luôn
thay đổi và phát triển theo hướng đi lên, thời kỳ lịch sử cận đại đã thay thế cho
13
thời kỳ trung đại, với sự thắng lợi và cầm quyền của giai cấp tư sản khoa học kỹ
thuật phát triển một cách mạnh mẽ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, rồi đến lượt
cách mạng vô sản, cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga đã lật đổ chủ
nghĩa tư bản hình thành một chế độ xã hội mới công bằng dân chủ, tiến bộ xã
hội không còn quan hệ người bóc lột người mở ra một thời kỳ mới : thời kỳ hiện
đại.Tất cả sự thay đổi đó đã phản ánh sự đi lên của xã hội loài người từ chế độ
xã hội này sang chế độ xã hội khác.
Mâu thuẫn xã hội là nguyên nhân của cách mạng, đấu tranh giai cấp là
động lực phát triển của xã hội có giai cấp và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội là
mang tính tất yếu. Để giúp học sinh rút ra được quy luật phát triển của xã hội
loài người, đây là một quá trình giảng dạy mang tính hệ thống, mà giáo viên
phải xây dựng cho mình một kế hoạch thực hiện trong từng bài của chương
trình. Bởi để rút ra được quy luật này, phải thông qua nhiều sự kiện lịch sử ở
nhiều bài học trong cả khóa trình lịch sử.
-Trong tiết 2, bài mở đầu:sau khi dạy xong phần mục II/ Xã hội chiếm hữu nô
lệ. Giáo viên nhất thiết phải để học sinh giải quyết vấn đề đặt ra là:
Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa chế độ chiếm hữu nô lệ với chế độ công
xã nguyên thủy? (có tổ chức nhà nước, sản xuất phát triển, có phân biệt giai cấp
và có đấu tranh giai cấp)
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác nhau cơ bản đó? (do sự phát triển của
sản xuất).
Sau khi dạy xong tiết 3, mục III/Chế độ phong kiến, sự nảy sinh và bước đầu
phát triển của chế độ phong kiến, giáo viên sẽ cho học sinh giải quyết vấn đề:
Chế độ phong kiến có điểm gì giống và khác nhau với chế độ chiếm hữu nô
lệ? (giống:có quan hệ bóc lột và đấu tranh giai cấp làm cho chế độ xã hội suy
yếu đi đến sụp đổ.
Khác:kỹ thuật sản xuất của phong kiến tiến bộ, xã hội phong kiến văn minh
hơn xã hội chiếm hữu nô lệ.
14
-Trong bài 3:Chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế giới. Giáo viên sẽ đặt
vấn đề để học sinh giải quyết là:
Chủ nghĩa tư bản có điểm gì giống và khác so với chế độ phong kiến?
(giống: có phân biệt giai cấp, quan hệ bóc lột và đấu tranh giai cấp.)
(Khác: sản xuất tư bản tiến bộ, văn minh hơn sản xuất phong kiến, quan hệ
bóc lột mở rộng phạm vi ở trong nước ra các nước thuộc địa).
Những vấn đề được giáo viên nêu ra trong các bài mở đầu (tiết1,2,3) và bài
3(tiết 9,10) là cơ sở để học sinh rút ra được quy luật phát triển của xã hội loài
người được Mác-ĂngGhen nêu ra trong nội dung bản tuyên ngôn của Đảng cộng
sản ở tiết 11 bài 4 qua hệ thống câu hỏi:
Bằng kiến thức đã học về lịch sử thế giới từ công xã nguyên thủy đến chủ
nghĩa tư bản ở thế kỷ XIX , em hãy cho biết nguyên nhân làm cho lịch sử xã hội
loài người chuyển từ chế độ xã hội này sang chế độ xã hội khác?
(Do sự phát triển của sản xuất và do đấu tranh giai cấp)
Hai yếu tố này là nguyên nhân làm cho lịch sử loài người thay đổi qua nhiều
chế độ xã hội, nó được lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt chiều dài lịch sử xã hội
loài người và trở thành một quy luật phát triển của xã hội loài người, bởi hiện
tượng cách mạng này không chỉ xảy ra ở một nước mà xảy ra ở nhiều nước trên
phạm vi thế giới, qua nhiều chế độ xã hội. Từ đó học sinh hiểu được rằng nếu
sự phát triển của sản xuất và đấu tranh giai cấp là một quy luật lịch sử, thì sự
thay thế của chế độ tư bản chủ nghĩa cho chế độ phong kiến suy yếu phản động
cũng là theo quy luật phát triển của lịch sử.
Bằng những kiến thức đã học về thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản, em
hãy cho biết chủ nghĩa tư bản trong tương lai sẽ như thế nào khi trong xã hội
này có quan hệ bóc lột và đấu tranh giai cấp?
( chủ nghĩa tư bản cũng sẽ bị sụp đổ).
Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản?
(Do cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản)
15
Bằng cách này, giáo viên đã dẫn dắt và cung cấp lý luận để học sinh hiểu tính
khoa học và thực tiễn của chủ nghĩa Mác trong tuyên ngôn của Đảng cộng sản :
-Lịch sử nhân loại là lịch sử phát triển của sản xuất và lịch sử đấu tranh của
các giai cấp đối kháng.Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của những xã
hội có giai cấp đối kháng.
-Chủ nghĩa tư bản tất yếu bị diệt vong, chủ nghĩa xã hội nhất định sẽ thắng lợi.
-Giai cấp vô sản sẽ lật đổ quyền thống trị của giai cấp tư sản, thiết lập chính
quyền vô sản, xóa bỏ chế độ tư hữu, thúc đẩy sản xuất phát triển, xây dựng chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Cách mạng tư sản đã lật đổ chế độ phong kiến, đưa tư sản lên nắm chính quyền
tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển làm cho xã hội loài người phát triển.
Tuy nhiên do phụ thuộc vào tính chất, quyền lợi của giai cấp thống trị mới, giai
cấp tư sản đã sử dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trở thành một công cụ thống
trị, bóc lột đây là một trong những tiền đề cơ sở làm cho mâu thuẫn giữa nhân
dân lao động với giai cấp tư sản ngày càng trở nên sâu sắc và đó cũng là một
trong những dấu hiệu của sự bùng nổ các cuộc đấu tranh cách mạng của nhân
dân lao động nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và chế độ tư bản chủ
nghĩa để thành lập chế độ xã hội chủ nghĩa (bài 11 tiết 28,29) . Chủ nghĩa tư bản
đã thay thế cho chế độ phong kiến và đến lượt nó sẽ nhường chỗ cho chủ nghĩa
xã hội theo quy luật phát triển của xã hội loài người.
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN
Hình thành khái niệm lịch sử và nêu quy luật lịch sử trong học tập lịch sử
không phải là nắm công thức mà phải thông qua các sự kiện lịch sử đang học,
thông qua sự vận động của lịch sử mà phân tích và rút ra bản chất của nó chứ
không phải nhìn thấy thông qua cái vỏ bề ngoài nên phải bắt đầu từ việc liệt kê
các bộ phận cấu thành nội dung sự kiện dưới hình thức dàn ý, bảng thống kê so
sánh đối chiếu để xác định các đặc trưng cơ bản của khái niệm và mối quan hệ
16
giữa các đặc trưng đó để rút ra khái niệm và sử dụng khái niệm đã học để hiểu
khái niệm mới và vận dụng vào thực tiễn.Việc nắm vững khái niệm lịch sử (cách
mạng tư sản, cách mạng vô sản ) quyết định đến việc dẫn dắt học sinh hiểu tính
quy luật của sự phát triển lịch sử xã hội. Mỗi thời kỳ lịch sử tương ứng với một
phương thức sản xuất nhất định, cách mạng tư sản đã tạo ra điều kiện thuận lợi
cho sự chuyển biến từ phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu, lỗi thời sang
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại, gắn liền với kỹ thuật tiến bô
nhưng vẫn còn quan hệ bóc lột giai cấp thì cách mạng xã hội chủ nghĩa lại xóa
bỏ chính quyền tư sản đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền xóa bỏ mọi áp
bức bóc lột, mở đầu thời kỳ mới cho lịch sử loài người. Đó là sự chuyển biến từ
thời kỳ trung đại sang thời kỳ cận đại và sang hiện đại theo quy luật vận động
của xã hội loài người.
Đề tài được xây dựng trên cơ sở rút ra từ kinh nghiệm áp dụng lý luận dạy
học vào thực tế giảng dạy và dựa vào đó mà qúa trình vận dụng ngày càng đạt
hiệu quả. Từ lý luận được kiểm nghiệm qua thực tế và từ thực tế để nâng cao lý
luận dạy học.
Đề tài gồm các bước:
1) Xác định khái niệm lịch sử và qui luật lịch sử:
- Khái niệm cách mạng tư sản và khái niệm cách mạng vô sản.
- Qui luật đấu tranh giai cấp và qui luật phát triển của xã hội loài người.
2) Các bước tiến hành:
2.1/ Hình thành khái niệm lịch sử:
a/ Khái niệm cách mạng tư sản:
a.1- Bước đầu hình thành khái niệm cách mạng theo dàn ý:
- Nguyên nhân: (kinh tế, xã hội)
- Diễn biến: (lãnh đạo, lực lượng, kết quả)
- Hình thức.
- Tính chất
17
a.2- Lập bảng thống kê, đối chiếu, so sánh các cuộc cách mạng tư sản để
tìm những điểm giống nhau nhằm củng cố khái niệm ban đầu.
Đặc điểm Anh Mỹ Pháp
Nguyên nhân
Diễn biến
tính chất
b/ Khái niệm cách mạng vô sản:
b.1- Hình thành khái niệm ban đầu theo dàn ý a1.
b.2- Lập bảng thống kê, đối chiếu, so sánh cách mạng vô sản với cách
mạng tư sản để tìm những điểm khác nhau cơ bản của hai cuộc cách mạng nhằm
khắc sâu khái niệm.
Cách mạng tư sản Cách mạng vô sản
Nguyên nhân
Diễn biến
2.2/ Qui luật lịch sử:
a/ Qui luật đấu tranh giai cấp: lập bảng thống kê so sánh để tìm những
điểm giống nhau của các cuộc đấu tranh giai cấp:
Tiết/ bài Tiết 2/ bài mở
đầu
tiết 3/ bài mở
đầu
Bài 1/ tiết 4,5
Bài 2/ tiết
6,7,8
Bài 6/ tiết 16
Bài 11/ tiết
28, 29
Thời kỳ lịch
sử
Cổ đại Trung đại Cận đại Hiện đại
Hình thức đấu
tranh
Khởi nghĩa nô
lệ
Khởi nghĩa
nông dân
Cách mạng tư
sản
Cách mạng vô
sản
Nguyên nhân
đấu tranh
Chủ nô
bóc lột nô lệ
G/ cấp phong
kiến bóc lột
nông dân
G/ cấp phong
kiến bóc lột tư
sản, nông dân
G/ cấp tư sản
bóc lột vô sản
b/ Qui luật phát triển của xã hội loài người:so sánh đặc điểm của các chế
độ xã hội.
Để học sinh có thể nêu được khái niệm lịch sử và nêu quy luật lịch sử là
nhiệm vụ quan trọng và khó khăn đối với giáo viên gỉang dạy ở bộ môn lịch sử
khối 8 bậc THCS. Nhưng nếu làm được nhiệm vụ này, ta đã giúp học sinh hiểu
18
được bản chất các sự kiện lịch sử, hiểu các mối quan hệ nhân quả và quy luật
phát triển của xã hội . Việc hiểu rõ các khái niệm lịch sử còn giúp học sinh hệ
thống hóa được kiến thức, khả năng phân biệt được các sự kiện trong quá trình
lịch sử dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác, góp phần bồi dưỡng thế giới quan
khoa học, tạo niềm tin cho học sinh, đặc biệt là trong giai đoạn hiện tại khi tình
hình thế giới có nhiều biến động về chính trị.
19