Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn sinh học lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.29 KB, 21 trang )

Phòng GDĐT Duy Tin
Đơn vị: Trường THCS Duy Minh
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHAI THÁC TRIỆT ĐỂ MÔ HÌNH ĐỂ
GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC LỚP 8
Đơn vị trường : THCS DUY MINH
Tổ KHTN
GV: ĐỖ THỊ THU HÀ
Năm học :
1

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Xã hội hiện nay là xã hội thông tin, kinh tế tri thức toàn cầu hóa lao động
con người hiện đại đòi hỏi phải thay đổi việc dạy học, lượng thông tin cứ
sau 10 năm lại phải tăng gấp đôi, giáo dục phổ thông không cung cấp một
lượng kiến thức đủ dùng cho người học suốt đời. Vì vậy nhiệm vụ Giáo dục
đào tạo là phải bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh là chủ yếu.
- Mục đích giáo dục hiện nay là phải đào tạo những con người có khả năng
đáp ứng, có kinh nghiệm, giao tiếp tốt, năng lực hợp tác, năng lực tự khẳng
định mình. Đó phải là những con người có nhu cầu và kỹ năng tự học để
thường xuyên đổi mới tri thức để bắt kịp những đổi mới của khoa học và
của xã hội.
Trong giảng dạy sinh học ngoài việc truyền thụ những kiến thức cơ bản,
đồng thời phải lồng ghép việc giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ cơ thể
khỏe, lành mạnh …. Trong các năm học qua để giáo dục học sinh có thức
tốt trong ý thức bảo vệ sức khỏe tôi luôn lồng ghép vấn đề này vào trong bài
dạy, và tôi nhận thấy đã đạt được một số hiệu quả nhất định và tôi tiếp tục
áp dụng phương pháp này vào trong năm học và trong những năm học tiếp
theo với hy vọng góp phần nâng cao được ý thức cho học sinh để bảo vệ cơ


thể mình từ đó có ý thức bảo vệ bản thân và gia đình thông qua môn
học.Học sinh là những người chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta
phải làm sao cho các thế hệ học sinh có ý thức và góp sức mình vào công
cuộc xây dưng đất nước
- Cũng chính vì vậy mà GDĐT phải liên tục đổi mới phương pháp dạy học.
Học sinh chủ động tìm tòi và sáng tạo. Để nâng cao tri thức, vì vậy học sinh
cần tìm hiểu thực tế, hình ảnh sống động hơn, thuyết phục hơn.
Đó là lý do tôi chọn đề tài này
MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHAI THÁC TRIỆT ĐỂ MÔ HÌNH ĐỂ
GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC LỚP 8
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Mục tiêu:
Tôi chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 8, thông qua giảng
dạy bộ môn sinh hoc lớp 8 để giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ sức
khỏe của mình. Bởi vì đây là lứa tuổi giao thời giữa thiếu niên và thanh
niên , do vậy các em có nhiều chuyển biến về nhận thức, các em mới vừa
ở cấp I chuyển lên nên hầu hết các em chăm học, vâng lời thầy cô giáo,
nên cần giáo dục cho các em có ý thức ngay từ đầu khi mới bước chân
vào trường trung học. Trong thực tế cho thấy đa số các em có ý thức tốt ,
nhưng bên cạnh đó vẫn có những em nhận thức sự việc còn thiên về
cảm tính, bắt chước, chưa có sự chọn lọc nhưng các em lại không nhận
thức được điều đó. Trong những trường hợp như vậy giáo viên và phụ
huynh cần có biện pháp giúp đỡ, chỉ bảo , giáo dục cho các em để các
em nhận thức được sự việc, sự tác hại của những trò, những việc làm, từ
đó các em có ý thức cao hơn trong mọi hành vi, việc làm của mình đối
với cơ thể mình.
Với biện pháp vừa truyền thụ tri thức, vừa giáo dục cho học sinh có ý thức
đối với bản thân, để hình thành nhân cách, ý thức cho học sinh, để các em
trở thành một con người vừa có tri thức vừa có đạo đức. Đạo đức có thể nói

là cái gốc của con người. Chính vì thế khi các em bước chân vào ghế nhà
trường ngoài việc truyền thụ kiến thức các thầy cô giáo cần phải dạy các em
những cái hay, cái đẹp cái tốt trong cuộc sống. Đối với bộ môn sinh học
trong trường trung học cơ sở góp phần cho học sinh có được những kiến
thức cơ bản và cung cấp những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo và
mọi hoạt động sống của con người. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp vệ
sinh, rèn luyện thân thể, bảo vệ và tăng cường sức khỏe.
-Dạy sinh học 8 nhằm hình thành ở học sinh những hiểu biết về đặc điểm
cấu tạo,các bộ phận và chức năng của cơ thể con người. Nhằm giúp học
sinh trong việc tìm hiểu cơ thể của con người ngừơi qua các bài học, đặc
biệt trên mô hình thưc tế. Từ đó có thể nhận biết các cơ quan , bộ phận trên
3
cơ thể mình, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu bộ môn, giáo dục cho học sinh
ý thức bảo vệ cơ thể,vệ sinh một cách hợp lý, đồng thời góp phần thực hiện
mục tiêu giáo dục trung học cơ sở.
2. Nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ trang bị tri thức, hình thành ở học sinh những kiến thức cơ bản
có hệ thống về các đặc điểm hình thái cấu tạo, chức năng của các cơ quan
cơ thể người.
- Nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện các kỹ năng, nhận thức
cảm tính, kỹ năng quan sát, chú ý ghi nhớ nhận thức lý tính,kỹ năng so
sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa trừu tượng hóa, cụ thể hóa,hệ thống
hóa. Đây là những kỹ năng cần thiết cho việc tự học và học tập liên tục sau
này.
- Nhiệm vụ giáo dục: Dạy học sinh 8 góp phần:
+Giaó dục giới tính cho lứa tuổi học sinh lớp 8 để phòng được môt số vấn
đè nhạy cảm của lứa tuổi này.
+ Giáo dục thế giới quan khoa học, vạch rõ mối quan hệ giữa các cơ quan
trong cơ thể.
+ Giáo dục tình cảm, đạo đức cho học sinh, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ vẻ

đẹp là góp phần giáo dục thẩm mỹ.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Mục tiêu
Mục đích chung của môn Cơ thể người và vệ sinh ở THCS là cung
cấp những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt động sống
của con người. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân
thể, bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao năng suất, hiệu quả trong học
tập,góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo những con người lao động linh
hoạt, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất
nước.
4
Những hiểu biết về cơ thể người giúp học sinh hiểu rõ cơ sở khoa học
của các biện pháp vệ sinh, phòng bệnh, cách sử lý các tình huống gặp phải
trong đời sống và sức khỏe của con người,trong đó có sức khỏe sinh sản.
Qua các phương pháp dạy mà hình thành cho học sinh phương pháp học
tập bộ môn nói riêng và phương pháp học tập tích cực và tự lực nói chung,tạo
cho các em có cách nhìn một cách có hệ thống về sự tiến bộ khoa học và công
nghệ của xã hội mới đối với người lao động.
II. Hệ thống các phương pháp giáo dục:
1. Khái niệm về phương pháp giáo dục:
+ Là cách thức hành động phối hợp thống nhất giữa người dạy và người
học. Đó là sự kết hợp hữu cơ và thống nhất biện chứng giưã hoạt động dạy
và học trong quá trình dạy học
+ Phương pháp dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động của giáo viên và
của học sinh trong quá trình dạy học. Được tiến hành dưới vai trò chủ đạo
của giáo viên và sự hoạt động tích cực, tự giác của học sinh nhằm thực hiện
tốt các nhiệm vụ dạy học theo hướng của mục tiêu đề ra
2. Chức năng của phương pháp:
- Phương pháp dạy học có chức năng nhận thức, chức năng phát triển
năng lực hoạt động trí tuệ và chức năng giáo dục.

Thật vậy, trong quá trình dạy học nhờ có sự lựa chọn, vận dụng hợp lý
các phương pháp dạy học, người học nắm vững hệ thống trí thức, kỹ năng,
kỹ xảo ở mức độ từ thấp đến cao.
- Mức độ nhận biết: Người học nhận biết được các đối tượng đã được
học tập và phân biệt được chúng với hàng loạt các đối tượng khác.
-Mức độ tái hiện: Người học nhớ lại những điều kiện đã họcvà có thể
nhớ lại chúng 1 cách đầy đủ, chính xác :
-Mức độ kỹ năng: Người học có thể vận dụng trí thức mà mình đã
họcvào các tình huống quen thuộc tương tự như các tình huống đã học trước
đó.
5
-Mức độ biến hoá (sáng tạo): Trên cơ sở nắm vững trí thức, kỹ năng; kỹ
xảo họ có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong các tình huống.
- Mặt khác phương pháp dạy học còn tạo khả năng hình thành, phát
triển những phẩm chất tốt đẹp cho người học.
3.Ưu điểm của nhóm phương pháp dạy học trực quan( quan sát-mô tả).
Nói chung các phương pháp dạy học rất phong phú và đa dạng có hàng
trăm phương pháp đã được mô tả và hàng chục cách phân loại khác
nhau, nhưng trong chương trình sinh học 8, nhóm phương pháp dạy học
quan sát-mô tả đóng vai trò rất quan trọng.
Nhờ có phương pháp dạy học trực quan( quan sát và mô tả) mà người
giáo viên hướng dẫn học sinh lĩnh hội được những trí thức quí báu về trí
thức sinh học, về kỹ năng, kỹ xão nắm lý thuyết . Từ đó đúc kết những kinh
nghiêm của bản thân. Ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc.
Tùy từng bài mà giáo viên lựa chọn những phương pháp cho phù
hợp,thể hiện tính đặc trưng của bô môn cũng như phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý của các em . Để giúp các em khám phá về cơ thể mình, ứng dụng trong
cuộc sống,nhất là khi kinh nghiệm sống còn hạn chế, vốn hiểu biết còn nghèo
nàn, các biểu tượng tích lũy còn hạn chế, các em còn nặng về tư duy hình
rượng cụ thể, tư duy thực nghiệm thì việc xây dựng các khái niệm đòi hỏi phải

lấy “trực quan” làm điểm tựa.
Việc lựa chọn đúng đắn và sự kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học
nhằm đạt hiệu quả phụ thuộc nhiều vào trình độ, nghệ thuật sư phạm và lòng
nhiệt tình, tất cả mọi khó khăn sẽ vượt qua, nếu có lòng nhiệt tình và ý thức
trách nhiệm cao đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai cho đất nước.
III. Phương pháp thực hiện và biện pháp thực hiện :
1. Phương pháp thực hiện:
- Gv chuẩn bị những phương tiện dạy học sinh học 8 được sinh động hơn
đặc biệt là các mô hình liên quan đến bài học giúp cho học sinh có hứng thú
trong việc tiếp thu kiến thức mới đồng thời dễ hiểu hơn trong khi học và có
hiệu quả.
6
- Giúp cho học sinh cả lớp có thể tham gia củng cố, tóm tắt những điều cần
ghi nhớ của tiết học, giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi hướng vào điều
quan trọng của bài và hướng dẫn các em thảo luận các câu hỏi mà giáo viên
đề xuất.
- Hình thành niềm tin khoa học vào những kiến thức đã học để giải thích xử
lý, giải quyết những vấn đề tương tự với những đã học một cách tự tin và
sáng tạo.
- Xây dựng được tình cảm đối với thiên nhiên, xây dựng được niềm vui,
hứng thú trong học tập.
- Đặc biệt có ý thức trong việc bảo vệ các bộ phận cơ thể, chăm sóc bản
thân và mọi người khi bị thương, tai nạn
2. Biện pháp:
- Học sinh cần có kỹ năng học tập : quan sát trên vật sống, mãu ngâm, mô
hình, hình vẽ các hình tượng sinh học, từ đó phát hiện ra những thông tin
cần thiết cho việc xây dựng kiến thức mới.
- Kỹ năng xử lý các thông tin phát hiện được, kết hợp với kiến thức đã có
vốn kinh nghiệm của bản thân, bằng những thao tác tư duy (phân tích, đối
chiếu so sánh, tổng hợp…)

- Kỹ năng làm bộ sưu tầm, làm bộ sưu tập nhỏ, biết cách hợp tác trong học
tập, biết tự đánh giá những kiến thức tiếp thu. Có thể vận dụng các kiến
thức đã học để giải quyết một số vấn đề đơn giản do thực tiễn đặt ra.
3. Các hình thức sử dụng mô hình:
Những bài học cơ bản của các bài học về cơ thể người và vệ sinh thân
thể.
Về kiến thức :
Nắm vững cấu tạo tế bào, mô, về hoạt động sống. Vị trí cấu tạo các cơ
quan, hệ cơ quan trong cơ thể liên quan đến chức năng sinh lí.
Hiểu cơ chế , quy luật của quá trình sinh lí xảy ra của cơ thể trongquá trình
sống, sự trao chất, sự điều khiển của hệ thần kinh.
Về kỹ năng :
7
Biết quan sát, vẽ hình, lập sơ đồ, theo dõi các thí nghiệm và làm các báo
cáo nhỏ
Biết tiến hành các thí nghiệm đơn giản.
Có kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, rút ra những kết luận khái quát
- Dạng bài: chủ yếu là các bài : Cấu tạo ngoài, cấu tạo trong
- Hình thức: GV có thể: sử dụng để hình thành kiến thức mới, củng cố kiến
thức nhận biết các bộ phận trên cơ thể người.
-Cho học sinh quan sát mô hình nhằm tăng cường bồi dưỡng kỹ năng kỹ
xảo trong khi lĩnh hội kiến thức mới, khám phá khoa học.
* Tổ chức tiết học:
- Học sinh quan sát hình, thông tin SGK đặc biệt mô hình để xác định vị trí
các bộ phân trên cơ thể mình.
- Học sinh thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời
- Làm phiếu học tập để ghi lại nội dung (nếu có)
4.Nội dung
Cơ thể người là một thể thống nhất, và thống nhất với môi trường sống có khả
năng trao đổi vât chât với môi trường chung quanh,phát triển và sinh sản.Cơ

thể được cấu tạo bởi các loại mô và các cơ quan : mô và cơ quan liên kết
thành moat khối thống nhát.các cơ quan họp thành những hệ cơ quan và bộ
máy.
Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng được tháy rõ trong các cơ quan, hệ
cơ quan cũng như trong bộ máy.Thành ống tiêu hóa có cấu tạo chung gióng
nhau, nhưng mỗi đoạn của ống tiêu hóa có những đạc điểm riêng để phù hợp
với chức năng mỗi đoạn. Tương tự đối với bộ máy tuần hoàn, ngoài những
đặc điểm cấu tạo chung, mỗi loại mạch với chức năng riêng biệt đã có sự biến
đổi phù hợp, tìm được xem như là một mạch máu lớn, đã có những biến đổi
thích nghi với chức năng mà nó đảm nhận.
Như vậy sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng không thể hiện trong phạm
vi một cơ quan, mà còn thể hiện sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong
cùng một bộ máy để thực hiện một chức năng chung.Trong phạm vi toàn cơ
8
thể thì cũng có sự thống nhất hoạt động giữa các cơ quan và bô máy để bảo
đảm hoạt động bình thường của cơ thể.
A- phương pháp giảng dạy :
1) Phương pháp chung :
Như ta đã biết phần cơ thể người là phần học thực nghiệm. lấy
quan sát thí nghiệm làm các phương pháp nghiên cứu chủ yếu và là
phương pháp đặc thù. Quan sát mẫu vật, tranh vẽ, mô hình và các thí
nghiệm là công việc thường xuyên không thể thiếu trong quá trình dạy
các kiến thức về cơ thể người, người giáo viên và học sinh nhất thiết
phải biết sử dụng thành thạo và có hiệu quả, tránh tình trạng cho học
sinh quan sát lấy lệ, giáo viên trình bày chung chung, dẫn đến học sinh
lĩnh hội mơ hồ.
2) Biện pháp cụ thể :
+ Cần nắm chắc kiến thức cơ bản từng bài dạy, từng chương chú ý giải
thích các khái niệm mới, khó qua từng bài.
+ Những nội dung cơ bản có tính chất khái quát như tiến hóa, trao đổi

chất, hoạt động thần kinh Cần hệ thống hóa khi giảng dạy để học sinh
nắm
+ Trong lúc chuẩn bị bài giảng, giáo viên cân nhắc, lựa chọn loại
phương tiện trực quan nào có giá trị sư phạm để sử dụng, tránh làm mất
thời gian và đỡ lúng túng khi lên lớp. Ngoài việc khai thác các kiến thức
ở SGK, giáo viên cần nêu thêm một số câu hỏi từ thực tế tạo sự hưng
phấn , thích thú cho các em khi học.
* CÁCH THIẾT KẾ BÀI HỌC :
- Đổi mới phương pháp dạy học, khâu đầu tiên là giáo viên vận dụng
được những nhận thức về đổi mới phương pháp, sử dụng các phương
pháp một cách tích cực và vận dụng trong thiết kế bài giảng.
- Do đó soạn bài giảng chuẩn bị lên lớp đóng vai trò đầu tiên có tính
chất quyết định.
9
- Xác định bài học để chọn phương pháp và phương tiện dạy học cho
phù hợp.
QUY TRÌNH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG :
• Bước 1 : Xác định mục tiêu của bài.
- Mục tiêu của bài đặt ra cho học sinh cần đạt được sau khi đọc bài đó.
- Mục tiêu của bài học chỉ đạo toàn bộ nội dung , phương pháp dạy
học, nội dung và phương pháp đánh giá ( hệ thống câu hỏi và bài
tập).
- Trong mục tiêu nêu rõ sau khi học phần đó học sinh cần tiến hành
các hoạt động để có được kiến thức mới nào? Có thái độ tích cực
nào?
- Các bài soạn thuộc mỗi dạng có thể có những mục tiêu chung giống
nhau, chỉ khác nhau ở đối tượng cụ thể.
• Bước 2 : Xác định phương pháp dạy học chủ yếu :
Việc xác định phương pháp sao cho đơn giản phù hợp giúp học sinh tự
lực ở mức độ cao nhất để tìm tòi phát hiện kiến thức mới, đồng thời phù

hợp với đối tượng học sinh, việc lựa chọn phương pháp căn cứ vào mục tiêu
cụ thể, nội dung cụ thể và đặc điểm của mỗi phương pháp và sự phối hợp
giữa chúng.
* Thí dụ :
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Sử dụng câu hỏi và nội dung bài tập để hình thành nội dung bài học.
- Sử dụng tranh vẽ trong khi giảng dạy.
- Phương pháp học tập theo nhóm.
- Thảo luận, tổng kết.
• Bước 3 : Chuẩn bị đồ dùng dạy học :
- Trên cơ sở xác định nội dung, phương pháp dạy học chủ yếu, giáo
viên xác định đồ dùng cần thiết cho bài học.
- Đồ dùng dạy học cần cho giáo viên và học sinh theo nhóm hoặc cá
nhân.
10
- Giáo viên có thể chuẩn bị hoặc giao cho nhóm học sinh thực hiện
chuẩn bị đồ dùng dạy học cần thiết cho tiết dạy như : Đồ dùng dạy
học các bảng phụ hoặc phiếu học tập có ghi các bài tập, các câu hỏi
hoặc các nhiệm vụ yêu cầu học sinh thực hiện để tìm tòi kiến thức
mới, số lượng các đồ dùng dạy học cần có và thứ tự sử dụng hoặc
thực hiện nó, cần chỉ rõ nhiệm vụ của giáo viên, nhiệm vụ của từng
cá nhân hoặc nhóm học sinh trong việc chuẩn bị này.
• Bước 4 : Thiết kế các hoạt động của giáo viên và học sinh ở trên lớp có
thể chia quá trình dạy học trên lớp ra một số hoạt động nhất định nối tiếp
nhau. Mỗi hoạt động nhằm thực hiện nội dung cụ thể của bài học. Trong
mỗi hoạt động đó có thể gồm các hoạt động khác nhau để thực hiện mục
tiêu đề ra. Các hoạt động này sắp xếp theo thứ tự và logic hợp lí, và dự
kiến thời gian cụ thể.
Hoạt động của giáo viên và học sinh trong 1 tiết học được chia theo
quá trình của tiết học có thể phân thành :

- Hoạt động kế hoạch khởi động.
- Hoạt động để chiếm lĩnh kiên thức mới.
- Hoạt động củng cố.
- Hoạt động để hình thành kĩ năng.
- Hoạt động kết thúc bài học bao gồm : hoạt động đánh giá, ra bài tập
và dặn dò chuẩn bị cho bài sau.
Khai thác các mô hình có ở phòng thiết bị dạy học ở trường THCS
1. MÔ HÌNH NỮA CƠ THỂ NGƯỜI
2. MÔ HÌNH BỘ XƯƠNG
3. MÔ HÌNH MỘT ĐOẠN TỦY SỐNG
4. MÔ HÌNH BỘ NÃO
5. MÔ HÌNH CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC
6. MÔ HÌNH CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
A.MÔ HÌNH NỮA CƠ THỂ NGƯỜI
11
-Mô hình nữa cơ thể người là mô hình tổng hợp toàn bộ cơ thể con người
giúp học sinh hiểu rõ được về vị trí,cấu tạo các cơ quan bộ phận của cơ thể
. Học sinh có thể nhìn thấy ,sờ,hình dung được các bộ phận trong cơ thể
người như thế nào. Từ đó xác định được các cơ quan trên cơ thể mình một
cách chính xác,và biết quí trọng bản thân, bảo vệ cơ thể mình khỏi bị
thương,giữ gìn sức khỏe của mình. Giáo viên định hướng cho học sinh tìm
hiểu chi tiết về các bộ phận,áp dụng cho từng tiết học, bài học.Một mô
hình có thể sử dụng cho nhiều bài học
-Sử dụng cho các bài dạy cụ thể:
Bài 2: Cấu tạo cơ thể người
Bài 17: Tim và mạch máu
Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp
Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
Bài 43 : Giới thiệu chung hệ thần kinh
Chi tiết:

Bài 2: Cấu tạo cơ thể người
GV Giới thiệu mô hình nữa cơ thể người
HS quan sát hình 2.2/8 SGK Các cơ quan của cơ thể người
Đối chiếu với mô hình cơ thể người ,
1.Từ đó xác định các bộ phận của cơ thể người ?
-Các phần cơ thể người: đầu, thân, các chi (Trên, dưới)
2.Xác định vị trí cơ hoành : ngăn khoang ngực và khoang bụng
3.Các bộ phận ở khoang ngực: tim ,phổi
-Các bộ phận ở khoang bụng: gan, dạ dày, ruột non,ruột già…
*Nếu có thể gở ra từng bộ phận cho học sinh quan sát,xác định các bộ
phận của các cơ quan, sau khi học sinh thảo luận, GV cho học sinh xác
định trên các cơ quan trên mô hình.
-Hệ vận động: Cơ,xương
-Hệ tiêu hóa: Ong tiêu hóa: miệng hầu thực quản  dạ dày ruột 
hậu môn.
12
-Hệ tuần hoàn: tim và mạch máu
-Hệ hô hấp: miệng mũi khí quản  phế quản  phế nang  phổi (2
lá phổi)
-Hệ bài tiết: thận ,bóng đái, ống dẫn nước tiểu
-Hệ thần kinh: não, tủy sống, dây thần kinh
Bài 17: Tim và mạch máu
Khi học chương hệ tuần hoàn : Ngoài nắm vững mục tiêu của chương cần
nêu một số câu hỏi:
+Trước khi truyền máu các bác sĩ tiến hành thử máu, tại sao như vậy?
Nêu nguyên tắc truyền máu.
+Vì sao công nhân khi làm việc dưới mỏ sâu hay môi trường có nhiều
khí
CO thì hay bị ngộ độc? Biện pháp xử lí như thế nào ?.
+Vì sao tim hoạt động cả đời mà không bị mệt?

+Vì sao khi hổ thẹn mặt lại đỏ bừng?
Ví dụ: Qua quan sát mẫu tim tươi (tim lợn) bằng sự sờ nắn các thành
cơ tim học sinh có thể thấy được sự dày mỏng khác nhau của thành tâm
thất so với thành tâm nhĩ. Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất
phải.
Nhưng không phải lúc nào cũng kiếm được mẫu tươi, có thể dùng
các mô hình thay thế.
Trong thực tế giảng dạy không phải lúc nào vật thật đều đáp ứng yêu
cầu sư phạm của một đồ dùng dạy học. Có những vật quá nhỏ, khó
quan sát thì phải kết hợp sử dụng các mô hình hoặc tranh vẽ, đặc biệt là
loại tranh cho phép đi sâu vào các mức độ khác nhau, cấu trúc của các
cơ quan hay đi sâu vào các chi tiết của từng bộ phận quan trọng, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu chức năng .
13
Mô hình của giáo viên cũng là một phương tiện trực quan có giá trị
sư phạm cao (nếu giáo viên vẽ đẹp và nhanh) được kết hợp trong lúc
mô tả, thuyết trình giúp các em theo dõi bài giảng một cách rõ ràng.
1.Cấu tạo tim:
-Xác định vị trí của tim nằm trong lồng ngực
-Lấy phần tim để cho học sinh quan sát, xác định các phần của tim
+ 2 Tâm nhĩ , 2 tâm thất
+ Tâm thất quay xuống,tâm nhĩ ở trên
GV gỡ tim ra để học sinh thấy được:
+ Thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ, và các van tim.
2.Mạch máu:
+Xác định vị trí của động mạch vành phải ,động mạch vành trái,động
mạch phổi,tĩnh mạch chủ trên ,tĩnh mạch chủ dưới,cung động mạch chủ.
+ Thấy được sự phân bổ các mạch máu động mạch và tĩnh mạch
14
Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh

Khi học chương hệ thần kinh và giác quan : ngoài những câu hỏi để làm
nổi bật trọng tâm của bài, của chương cần nêu thêm một số câu hỏi gợi sự
tò mò, hiểu sâu hơn để các em tự giải thích một số hiện tượng xảy ra trong
đời sống hằng ngày, tạo hứng thú khi học như sau:
+Vì sao khi ăn nhiều và ngon miệng thì sau đó lười làm việc và buồn
ngủ?
+Vì sao bộ não và tủy sống lại nằm trong hộp sọ và trụ sống?
+Vì sao khi bị tổn thương ở vùng đầu thì nguy hiểm hơn các vùng khác
trong cơ thể?
+Vì sao khi bị cảm cúm, viêm họng dẫn đến viêm tai giữa?
Học sinh xác định vị trí các bộ phận của hệ thần kinh trên mô hình nữa cơ thể
người:
+ Bộ não nằm trên đầu
+ Tủy sống nằm trong cột sống
+ Các dây thần kinh phân bố khắp cơ thể
B. MÔ HÌNH BỘ XƯƠNG
Khi học chương vận động : Để làm nổi bậc kiến thức trong chương, giáo
viên cần nêu lên một số câu hỏi, các em tự đề ra biện pháp vệ sinh, tự giải
thích được một số hiện tượng thực tế, tạo sự hứng thú khi học và biết vận
dụng kiến thức đã học vào thực tế:
+ Vì sao khi bị ngã, trẻ em ít bị gãy xương hơn người lớn?
+Khi ngồi học không đúng tư thế sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?
+Khi bạn em bị ngã gãy xương, em cấp cứu như thế nào?
+Nhờ đâu mà ta cử động, vận động được?
Mô hình bộ xương giúp học sinh quan sát chi tiết ,vị trí các loại xương và
phân biệt được các loại xương,khớp xương trên mô hình,từ đó học sinh có thể
xác định trên cơ thể của mình.
15
Bài 7: Bộ xương
Giáo viên giới thiệu vào bài mới ,đưa mô hình bộ xương cho học sinh quan

sát và giới thiệu về bộ xương người gồm 3 phần cơ bản: xương đầu, xương
thân, xương các chi.
Giáo niên giáo dục cho học sinh ngồi học đúng tư thế,nếu không sẽ bị cong
vẹo cột sống,một số loại xương dễ bị gãy,rạn nứt khi bị ngã, té xe.Đối với
người già xương dẽ bị vở
Học sinh quan sát mô hình của bộ xương
1.Nêu vai trò của bộ xương
-Tạo khung cơ thể, hình dáng nhất định
-Nâng đỡ cơ thể
-Bảo vệ các nội quan
2. Xác định các phần của bộ xương
-3 phần : Xương đầu, xương thân, xương chi
+Xương đầu: gồm xương hộp sọ
Xương mặt : xương hàm, xương lồi cằm
+xương thân : gồm xương lồng ngực: xương ức, xương sườn
Xương cột sống: nhiều đốt sống, 4 chỗ cong
(7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5đốt sống cùng)
16
+ Xương chi : gồm
-Xương chi trên: xương bả vai, xương cánh tay, xương trụ, xương quay,
xương cổ tay. Xương bàn tay, xương ngón tay.
-Xương chi dưới: xương đai hông,xương đùi, xương bánh chè(đầu gối),xương
chày lớn, xương mác nhỏ, xương bàn chân, xương cổ chân, xương ngón chân.
3.Các loại xương
Học sinh xác định trên mô hình bộ xương các loại xương:
+ Xương ngắn
+ Xương dài
+ Xương dẹt
Học sinh nêu tên các loại xương
-Xương dài: xương cánh tay, xương ống tay, xương đùi, xương ống chân.

-Xương ngắn: xương đốt sống, đốt ngón tay, đốt ngón chân
-Xương dẹt: xương đai vai, xương đai hông, xương hộp sọ
4. Các loại khớp:
Học sinh xác định trên mô hình các loại khớp
+ Khớp động
+ Khớp bán động
+ Khớp bất động
Học sinh nêu tên một số loại khớp
-Khớp động: Khớp bả vai, khớp cùi chỏ, cổ tay, khớp háng, đầu gối, cổ chân,
cổ.
-Khớp bán động: xương cột sống
- Khớp bất động
KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
I.KẾT QUẢ
Sau một thời gian dài, vận dụng những giải pháp trên,tôi nhận thấy kết
quả học tập của học sinh về môn sinh hoc có những kết quả đáng khích lệ,
17
các học sinh đã hứng thú trong khi học môn sinh học,thích tìm tòi khám phá
khoa học .
Kết quả đánh giá qua các bài kiểm tra của 3 lớp học sinh trong trường
THCS mà tôi đã dạy học ở các năm trước, các em đạt trung bình trở lên
chiếm 90% kết quả cuối năm học.
Thông qua các tiết học,các em có ý thức hơn trong việc học,nắm vững
lý thuyết,quan sát tranh ảnh,mô hình,thực tế để có kiến thức hơn trong quá
trình làm thí nghiệm,tập vẽ lại theo hình.
Học sinh có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình,gia đình và
cộng đồng. Đăc biệt biết yêu bản thân hơn, tự chăm sóc cơ thể khỏi bị
trầy xước,bị ngã,tôn trọng luật giao thông tránh bị tai nạn,gãy xương,
làm tổn thương một số cơ quan khác.
II.BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Đối với giáo viên dạy các môn không nên xem thường môn học nào,
vì trong chương trình có sự móc nối,liên kết bổ sung cho nhau,tạo cho học
sinh nhận thức phong phú hơn.Giáo viên dạy sinh học cần phải liên hệ thực
tế cuộc sống, làm cho kiến thức phong phú hơn.Giáo dục cho học sinh lòng
yêu khoa học,biết bảo vệ cái đẹp,bảo vệ động vật hoang dã,thiên nhiên, môi
trường sống của loài động vật nói riêng của thế giới nói chung.
Đối với học sinh phải chủ động linh hoạt kiến thức,coi việc học là tự
nguyện,không bị gò ép.Học sinh phải thích học mới là vấn đề cơ bản của
việc dạy học,học sinh tích cực học tập,lắng nghe,hăng hái trả lời các câu hỏi
của giáo viên.Đây chính là mầm móng của sáng tạo là một trong những sản
phẩm cần có trong tương lai.
Đối với phụ huynh cần có sự quan tâm đến học sinh đây cũng là một phàn
tất yếu không thể thiếu được cần cung cấp vật liệu cho học sinh thạt chu
đáo.Về mẫu vật ,bút chì,tranh ảnh, sách báo…… để tạo cho học sinh đủ
điều kiện sáng tạo,lĩnh hội kiến thức vững vàng.Cho nên việc quan tâm của
mỗi gia đình là việc cần thiết cho mỗi học sinh giúp các em học tốt bộ môn
sinh học.
18
III.KẾT LUẬN
Từ những việc là và kết quả trên ,trong bất kỳ tiết dạy nào,giáo viên cũng
phải tạo điều kiện tốt cho học sinh có hứng thú trong khi học,cảm xúc thật
sự.Giáo viên dạy tốt thì học sinh học tốt,giáo viên luôn luôn có trách nhiệm
trong khi giảng dạy,tự học tự tìm hiểu nghiên cứu để nâng cao tay nghề
trong chuyên môn.
Từ góc độ cảm nhận của những giờ lên lớp đạt yêu cầu,đã đem lại những kết
quả đáng khích lệ trong quá trình tìm tòi đổi mới vận dụng phương pháp giảng
dạy để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và hiệu quả giáo dục hiện
nay.
Tóm lại, muốn các em học tốt, ta cần phải đặt vấn đề dạy tốt ở từng
tiết dạy của mình. Phương pháp dạy - học bao giờ cũng phản ảnh tình cảm

giảng dạy. Chính cái tình cảm này tạo cho người Thầy thể hiện thiên chức
của mình : “ Dạy chữ và dạy người, càng yêu người bao nhiêu, càng yêu
nghề bấy nhiêu” là vậy. Dạy cho các em những bài học về cơ thể người để
các em nắm vững kiến thức khoa học về con người, đồng thời biết giữ gìn
sự tồn tại của mỗi con người trong mối quan hệ chung và sự tồn tại của
nhân loại.
Với một số ý từ thực tiễn của dạy bộ môn, đặc biệt với chương trình
thay sách giáo khoa lớp 8 vừa mới lại vừa khó, hy vọng những điều trình
bày trên sẽ đặt cho bản thân những định hướng cụ thể để hoàn thành nhiệm
vụ giảng dạy phần chương trình học về cơ thể người.
D. CÁC ĐỀ XUẤT KHẮC PHỤC
2. Về phía các cấp quản lí giáo dục:
19
- Cần trang bị cho các trường học đầy đủ cơ sở vật chất và đạt tiêu
chuẩn
- Cần cung cấp đầy đủ dụng cụ, thiết bị dạy học ở tất cả các môn
- Xy dựng thm một số phịng thực hnh, phịng chức năng, thư viện,
hội trường để GV dễ dàng tổ chức các buổi thực hành, buổi tọa
đàm đúc rút kinh nghiệm để đề ra biện pháp kịp thời cho các em
- Tăng cường công tác tài chính để hổ trợ cho giáo trong các tiết dạy
3. Về phía gia đình
- Cần tạo điều kiện để con em mình cĩ đủ thời gian nghiên cứu và
chuẩn bị bài
- Thường xuyên quan tâm động viên con trong học tập, uốn nắn kịp
thời những lệch lạc do bạn bè hoặc do lứa tuổi mang lại
- Trang bị thêm cho con những đồ dùng cần thiết để phục vụ cho
công việc học tập
- Tạo cho con một góc học tập đảm bảo không gian và khoa học
- Thường xuyên kết hợp với giáo viên để nắm bắt kịp thời tình hình
học tập của con mình.

4. Về phía địa phương
- Cần quan tâm giúp đỡ những gia đình cĩ hồn cảnh khĩ khăn, tạo
điều kliện thuận lợi để cho con cái của những gia đình đó đến
trường.
- Quản lí chặt chẽ các điểm kinh doanh internet, bida để tránh
tình trạng HS chơi bời, nghiện ngập ảnh hưởng đến việc học của
các em.
- Đầu tư cơ sở vật chất cho trường học kịp thời
20
- Quy hoạch đất để xây các trường học phải đảm bảo cảnh quan sư
phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi lại.
- Cần kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục học sinh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kinh nghiệm dạy Sinh và học sinh THCS – NXB Giáo dục
2. SGK và SGV lớp 8 – NXB Giáo dục
3. Phương pháp dạy học môn Sinh (sách CĐSP) – NXB Giáo
dục
5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV chu kì III (2004 –
2007) – NXB Gio dục

21

×