Tải bản đầy đủ (.doc) (176 trang)

Nghiên cứu các giải pháp marketing áp dụng vào công tác vận tải hành khách trên đường sắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.39 KB, 176 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
LÊ TIẾN DŨNG
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP MARKETING
ÁP DỤNG VÀO CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN
HÀNH KHÁCH TRÊN ĐƯỜNG SẮT
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
LÊ TIẾN DŨNG
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP MARKETING
ÁP DỤNG VÀO CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN
HÀNH KHÁCH TRÊN ĐƯỜNG SẮT
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI
MÃ SỐ:62.84.01.03.02
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TSKH NGUYỄN HỮU HÀ
HÀ NỘI - 2014

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận án xin cam đoan bản luận án này là công trình khoa học
độc lập của cá nhân tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN 3


MỤC LỤC 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC CÁC BẢNG 8
DANH MỤC CÁC HÌNH 11
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1 8
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM 8
CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH 8
TRÊN ĐƯỜNG SẮT 8
1.1. Khái quát về tổng công ty đường sắt Việt Nam 8
Mô hình tổ chức của Tổng công ty ĐSVN hiện nay như sau: 9
1.1.1 Mô hình tổ chức của Tổng công ty ĐSVN hiện nay 9
1.1.2 Mạng lưới ĐSVN và hiện trạng cơ sở vật chất kĩ thuật 10
1.2. Công tác vận chuyển hành khách trên đường sắt 14
1.2.1 Công tác vận chuyển hành khách 14
1.2.2 Các loại tàu khách trên các tuyến 15
1.2.3 Đặc điểm của ngành đường sắt Việt Nam 21
1.2.4 Đặc điểm của các loại luồng hành khách Việt Nam 22
1.3 Công tác marketing trong Tổng công ty Đường sắt Việt Nam 23
1.3.1 Hiện trạng công tác marketing của ngành vận tải đường sắt 23
1.3.2 Thị trường vận tải đường sắt 24
1.3.3. Sản phẩm vận tải đường sắt 26
1.3.4 Tình hình phân phối sản phẩm 26
1.3.5. Môi trường vĩ mô 27
Chương 2 28
CƠ SỞ LÝ LUẬN ÁP DỤNG MARKETING 28
VÀO CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH
TRÊN ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM 28
2.1.Khái niệm chung về marketing, marketing vận tải 28
2.1.1. Khái niệm chung về marketing 28

2.1.2. Quan điểm của marketing dưới góc độ vận tải 35
2.1.3. Phân tích những biến động của môi trường SXKD vận tải 37
2.2. Nghiên cứu thị trường và các nhu cầu của người tiêu dùng dịch vụ vận tải hành khách 40
2.2.1.Thị trường vận tải và các đặc điểm của thị trường 40
2.2.2. Nhu cầu vận tải trên thị trường 46
2.2.3. Thị phần vận tải hành khách 47

2.2.4 Thị phần vận tải đường sắt 49
2.2.5. Khái quát về các ngành vận tải và sự cạnh tranh giữa các ngành vận tải 55
2.3 Quy trình đi lại của hành khách và nhu cầu của hành khách 59
2.3.1 Quy trình đi lại của hành khách 59
2.3.2 Nhu cầu của hành khách trong công tác vận tải 61
Nhu cầu của hành khách đi tàu 62
2.3.3. Khái quát hoạt động tâm lý đi tàu của hành khách 64
2.3.4. Phân loại hành khách 69
2.3.5. Điều tra ý kiến hành khách 73
2.3.6. Tổng hợp các ý kiến của hành khách 80
2.4. Những đặc điểm của công tác nghiên cứu và ứng dụng Marketing trong ngành vận tải 84
2.5. Xác định khung chính sách marketing MIX cho vận chuyển hành khách đường sắt 85
2.6. Các nguyên tắc lựa chọn biện pháp Marketing ứng dụng vào ngành vận tải 89
2.6. Mô hình bài toán lựa chọn hành trình của hành khách 91
2.7 Xây dựng phương pháp hành vi người tiêu dùng dịch vụ vận tải hành khách 96
2.8. Marketing với việc nghiên cứu sản phẩm mới của dịch vụ vận tải đường sắt 100
2.8.1. Các giai đoạn của quá trình thiết kế sản phẩm mới 100
2.8.2. Các sản phẩm mới 104
Chương 3 106
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP MARKETING 106
VÀO CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH TRÊN ĐƯỜNG SẮT 106
3.1. Marketing trong công tác kế hoạch 106
3.1.1. Điều tra về hành khách 106

3.1.2. Nghiên cứu kinh tế các vùng thu hút và dự báo nhu cầu vận chuyển. 111
3.2. Tổ chức bộ máy làm công tác marketing tại Tổng công ty đường sắt 113
3.3. Xây dựng hệ thống thông tin marketing trong doanh nghiệp vận tải đường sắt 115
3.3.1. Hệ thống thông tin marketing trong doanh nghiệp vận tải đường sắt 115
3.3.2. Trình tự xây dựng hệ thống thông tin trong doanh nghiệp vận tải đường sắt 117
3.4. Thiết kế sản phẩm mới 120
3.4.1. Tổ chức dịch vụ trọn gói cho hành khách liên tuyến 120
3.4.2. Tổ chức vận chuyển hành khách từ "cửa" đến "cửa" đáp ứng những đòi hỏi của thị trường. 123
3.4.3. Ứng dụng marketing vào công tác nhà ga của ngành vận tải đường sắt 126
3.4.4. Cung ứng chỗ nằm ngồi theo yêu cầu của hành khách 130
3.5. Chính sách giá và phân phối sản phẩm 137
3.5.1. Phân phối sản phẩm dịch vụ vận tải hành khách 137
3.5.2. Xây dựng chính sách giá vé hợp lý 139
3.6. Công tác marketing tiếp thị 140
3.6.1. Công tác tiếp thị 140
3.6.2. Xây dựng thương hiệu và quảng cáo sản phẩm 142
3.7. Các biện pháp khác 144
3.7.1. Ứng dụng công nghệ thông tin,truyền thông vào trong công tác Marketing 144

3.7.2. Chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 145
3.7.3 Chính sách an toàn cho vận chuyển hành khách 148
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 151
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 155
TÀI LIỆU THAM KHẢO 156
PHỤ LỤC 158
Phụ lục 1: 159
Phụ lục 2: 163
Phụ lục 3: 164
Phụ lục 4: 164


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tõ viÕt t¾t Nguyªn nghÜa
A Toa ngồi mềm (64 ghế)
An Toa nằm mềm (28 hoặc 24 giường)
B Toa ngồi cứng (64 hoặc 80 ghế)
Bn Toa nằm cứng (42 hoặc 48 giường)
C Toa ngồi ghế dọc + Hành lí
CTVTHH Công ty vận tải hàng hóa
CTVTHK Công ty vận tải hành khách
CV-PĐ Toa Công vụ phát điện
ĐHVTĐS Điều hành vận tải đường sắt
ĐM Đầu máy
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
ĐSVN Đường sắt Việt Nam
HC Toa Hàng Cơm
HH Hàng hóa
HK Hành khách
HL Toa Hành lý
KDSX Kinh doanh sản xuất
LH-ĐSVN Liên hiệp đường sắt Việt Nam
LHVTĐS Liên hợp vận tải đường sắt
LVQT Liên vận quốc tế
TCT Tổng công ty
TNHH1TV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TTƯPSCTT&CNĐS Trung tâm ứng phó sự cố thiên tai và
cứu nạn đường sắt
TX Toa xe
VT Vận tải
VT ĐS Vận tải đường sắt

VTHH Vận tải hàng hóa
VTHK Vận tải hành khách
YTĐS Y tế đường sắt

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang
Bảng 1.1: Mạng lưới đường sắt Việt Nam 11
Bảng 1.2: Số lượng và chủng loại toa xe khách 12
Bảng 1.3: Số luợng và chủng loại đầu máy 13
Bảng 1.4: Vận chuyển hàng hoá, hành khách, hành lý 14
1 14
2 14
3 14
4 15
5 15
6 15
7 15
Bảng 1.5. Các đoàn tàu khách tuyến thống nhất 16
Bảng 1.6: Các đoàn tàu khách chạy khu đoạn trên tuyến thống nhất 17
Bảng 1.7: Các đoàn tàu khách tuyến Hà Nội – Lào Cai 17
Bảng 1.8: Các đoàn tàu khách tuyến Hà Nội – Hải Phòng, Đồng Đăng, Quán
Triều, Yên viên – Hạ Long 20
Bảng 1.9. Tỷ lệ đảm nhận của các phương thức trong tổng số khối lượng
vận chuyển quốc gia theo hành khách – km 25
Phương thức vận tải 25
Thị phần(%) 25
2000 25
2010 25
Đường bộ 25
4 25

15 25
Xe bus 25
87 25
66 25
5 25
7 25
4 25
12 25
100 25
100 25

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng 43
Bảng 2.2: Hệ số đi tàu khách đường sắt 51
Bảng 2.3. Khối lượng hành khách vận chuyển của các phương thức vận tải 53
Bảng 2.4. Khối lượng hành khách luân chuyển của các phương thức vận tải 53
Bảng 2.5.a. Mua vé 78
Bảng 2.5.b. Dưới ga 79
Bảng 2.5.c. Trên tàu 80
Bảng 2.6. Đặc trưng của các phương án hành trình 92
TT 93
Đặc trưng 93
PA1 93
PA2 93
PA3 93
PA4 93
PA5 93
PA6 93
PA7 93
1 93
2 93

2 93
4 93
3 93
32 93
4 93
2,1 93
5 93
0,2 93
6 93
Tiền ăn đường (tr.đ) 93
0, 2 93
0, 2 93
0, 2 93
0, 2 93
0, 2 93
0, 2 93
0,2 93

Bảng 2.7 Chủ thể T1 cho điểm các phương án hành trình 95
Bảng 2.8. Chủ thể T11 cho điểm các phương án hành trình 96
Bảng 3.1. Bảng giờ tàu các tuyến về Hà nội chuyển tiếp đi Sài gòn 121
Bảng 3.2. Bảng giờ tàu Sài gòn về Hà nội chuyển tiếp đi các tuyến 121
Bảng 3.3. Cung ứng dịch vụ cho từng công đoạn của quá trình phục vụ 123
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả thông qua ý kiến hành khách 133
Bảng 3.5. Thành phần đoàn tàu SP1/2 ; SP3/4 LC5/6, LC1/2, 3/4 134
Bảng 3.6 Bố trí toa xe trong thành phần đoàn tàu trong phương án 1 134
Bảng 3.7. Bố trí toa xe trong thành phần đoàn tàu trong phương án 2 135
Bảng 3.8. Tổng số toa xe trong thành phần
đoàn tàu SP1/2, SP3/4, LC5/6, LC1/2, 3/4 theo biểu đồ chạy tàu 135
Bảng 3.9. Tổng số toa xe sau khi bố trí lại theo phương án 1 135

Bảng 3.10. Tổng số toa xe sau khi bố trí lại theo phương án 2 136

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT Tên hình Trang
Hình 1.1: Mô hình tổ chức của TCT ĐSVN 9
Hình 1.2: Tỷ lệ đảm nhiệm của các loại hình vận tải 25
Hình 2.1: Quy trình công nghệ vận tải hành khách 32
Hình 2.2: Vận chuyển khách năm 2000 54
Hình 2.3: Vận chuyển khách năm 2010 54
Hình 2.4. Quy trình đi lại của hành khách 60
Hình 2.5. Quy trình vận dụng lý thuyếtMarketing cho công tác vận tải đường sắt
Việt nam 84
Hình 2.6. Khung marketing – MIX (7P) 86
Hình 2.7. Khung Marketing MIX 7P+S 88
Hình 2.8. Các phương án hành trình chủ yếu HP-ĐL 92
Hình 2.9. Mô hình khái quát hành vi của hành khách
trong lựa chọn các dịch vụ vận tải 97
Hình.2.10. Mô hình chi tiết hành vi của hành khách 98
Hình 2.11. Sơ đồ di chuyển của hành khách theo các phương án lựa chọn 98
Hình 2.12. Các giai đoạn chính của quá trình thiết kế sản phẩm mới
của dịch vụ vận tải đường sắt 102
Hình 3.1. Hình thức phục vụ kiểu bao cấp 106
Hình 3.2. Lập kế hoạch hướng tới người tiêu dùng 107
Hình 3.3 Các hoạt động Marketing 114
Hình 3.4. Sơ đồ tổ chức hệ thống Marketing của ngành đường sắt 114
Hình 3.5. Sơ đồ hệ thống thông tin Marketing 116
Hình 3.6. Trình tự xây dựng hệ thống thông tin cho doanh nghiệp VTĐS 118

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Trong xã hội bất kỳ ngành sản xuất vật chất nào cũng cần có các yếu
tố: con người, công cụ lao động và đối tượng lao động. Ngành vận tải có một
vị trí rất quan trọng trong quá trình sản xuất của xã hội. Vận tải tốt sẽ kích
thích sản xuất phát triển, sản xuất tốt sẽ đòi hỏi vận tải cao hơn và làm cho
vận tải phát triển. Vận tải còn thúc đẩy quá trình lưu thông sản phẩm xã hội
là phương tiện vận tải phục vụ các nhu cầu văn hoá chính trị xã hội. Trong đó,
vận tải hành khách luôn là cơ sở cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, an ninh,
chính trị và quốc phòng của một quốc gia.
Hiện nay, dưới tác dụng của nền kinh tế thị trường, các phương tiện
vận tải hành khách đang cạnh tranh với nhau gay gắt. Vì vậy, giữ vững và
từng bước nâng cao thị phần là vấn đề sống còn đối với bất kỳ loại phương
tiện vận tải nào.
Marketing ngày nay đã là môn khoa học quan trọng được giảng dạy
trong trường nhưng việc nghiên cứu, ứng dụng Marketing vào thực tế ở nước
ta và trên thế giới đã phát triển sâu rộng. Các tài liệu chủ yếu vẫn là sách dịch
từ nước ngoài, là những nước có những điều kiện hoàn cảnh khác biệt nhiều
so với Việt Nam.
Ngành vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt: các sản phẩm
đặc biệt (di chuyển hàng hóa, hành khách ). Lý luận về Marketing rất
phong phú và việc vận dụng Marketing vào các điều kiện sản xuất kinh doanh
cụ thể của các doanh nghiệp vận tải Việt Nam khá phức tạp nên áp dụng
marketing vào công tác sản xuất kinh doanh vẫn còn xa lạ với các doanh
nghiệp vận tải. Qua các kết quả nghiên cứu điều tra thì hầu hết các doanh
nghiệp vận tải hiện nay tại Việt Nam thậm chí cả những doanh nghiệp lớn
như Tổng công ty đường sắt, đường biển… cũng chưa thực sự chú ý đến công
tác marketing.
Tình trạng trên đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cũng như tương lai
phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi các đối thủ

1

cạnh tranh, những doanh nghiệp nước ngoài đều có những tính toán tỷ mỉ cho
từng bước tiến và có các chương trình marketing rất rõ ràng thì nhiều doanh
nghiệp vận tải Việt Nam vẫn còn mơ hồ về marketing và rõ ràng lợi thế cạnh
tranh không thuộc về phía họ. Chính vì vậy nghiên cứu áp dụng marketing
vào công tác sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải Việt Nam đặc biệt
“Nghiên cứu các giải pháp marketing áp dụng vào công tác vận tải hành
khách trên đường sắt” là vấn đề có tính thời sự, cấp bách, có ý nghĩa về lý
luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự phát triển của ngành vận tải đường sắt.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án.
Luận án này nhằm hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về marketing
những kinh nghiệm và những bài học thực tế khi vận dụng marketing vào
công tác sản xuất kinh doanh của ngành vận tải.
Nghiên cứu những đặc điểm của công tác vận tải hành khách trên
đường sắt dẫn đến sự chi phối tới việc sử dụng các giải pháp marketing khác
với những ngành khác đó là sở hữu nhà nước về công cụ sản xuất,sản phẩm
đặc biệt: vô hình và không thể dự trữ,hành vi của cả khách hàng và hành
khách có những khác biệt.Từ đó bổ xung cơ sở lý luận và hoàn thiện những
bài bản để áp dụng marketing vào trong ngành đường sắt.
Nghiên cứu áp dụng cơ sở lý luận marketing và đưa ra các giải pháp
Marketing để áp dụng vào công tác vận chuyển hành khách trên đường sắt
Việt nam.
3. Đối tượng nghiên cứu của luận án.
Nghiên cứu các giải pháp marketing phục vụ cho sản xuất kinh doanh
vận tải hành khách trên đường sắt Việt Nam đạt hiệu quả cao hơn.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận án.
Vì quy mô hoạt động của ngành Vận tải đường sắt rất rộng lớn trên
nhiều lĩnh vực nên tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu những nội dung chủ
yếu của công tác marketting trong sản xuất kinh doanh vận tải hành khách
đường sắt, các chủ trương chính sách của các cấp liên quan đến công tác sản
xuất kinh doanh vận tải đường sắt và những đặc điểm của vận tải hành khách

trên đường sắt Việt Nam.

2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn luận án.
Những vấn đề nghiên cứu trong luận án là những vấn đề đang đặt ra đối
với thực tế sản xuất của ngành đường sắt đang cần có các lời giải.
Tuy có nhiều đề tài nghiên cứu về mô hình tổ chức, công tác tổ chức
sản xuất kinh doanh ngành vận tải đường sắt nhưng việc nghiên cứu các giải
pháp marketing áp dụng vào công tác vận tải hành khách trên đường sắt là
vấn đề còn mới có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, chưa được đề cập. Luận án
đã giải quyết một số vấn đề cơ bản về lý luận như khung chính sách
marketing Mix, quy trình nghiên cứu marketing… Trên cơ sở đó, đề xuất các
giải pháp áp dụng marketing vào công tác vận chuyển hành khách của ngành
đường sắt.
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.Để áp dụng marketing vào công tác vận chuyển hành khách một cách
bài bản và khoa học nghiên cứu phải đặt ra các nhiệm vụ cơ bản sau:
+ Phải nắm vững cơ sơ lý luận về Marketing trong vận chuyển hành
khách. Lý luận chung về Marketing đã có nhiều nhưng chưa được cụ thể hóa
trong lĩnh vực vận tải. Những khái niệm cơ bản như năng lực dự trữ thị
trường vận tải, thị phần vận tải, dịch vụ trong vận chuyển hành khách còn là
những vấn đề tranh cãi chưa được thống nhất giữa các tài liệu trong nước.
Luận án cần phải làm rõ các khái niệm này.
+Phải nắm được thực tế công tác vận chuyển hành khách trên đường
sắt. Những đặc điểm của công tác vận chuyển hành khách sẽ ảnh hưởng đến
cách thức vận dụng kiến thức Markeitng để giải quyết các vấn đề đang đặt ra.
Luận án đã thừa hưởng những kiến thức về Markting đã được nghiên cứu
ở trong và ngoài nước, các công trình nghiên cứu trước đây đã làm rõ những
kiến thức cơ bản vể Marketing. Những vấn đề cụ thể mà các tài liệu trên chưa
nói đến chính là những vấn đề cần nghiên cứu tiếp trong luận án này.

- Phân tích đánh giá các công trình nghiên cứu marketing của nước ngoài
Với tài liệu bằng tiếng Anh(phần tài liệu tham khảo) cho thấy:
+ Marketing là một cách đặc biệt để quản lý sản xuất và bán các hàng
hóa và dịch vụ xuất hiện từ đầu thế kỷ XX trong các nước có kinh tế phát
triển. Ở các nước này hình thành nền sản xuất có quy mô lớn và có sự cạnh

3
tranh kinh tế. Ban đầu Marketing được hiểu như là một nghiệp vụ kinh doanh
để quản lý sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa người sản xuất với người tiêu
dùng. Cùng với sự phát triển của sản xuất và xã hội, Marketing ngày nay đã
trở thành môn khoa học quan trọng trong kiến thức của loài người. Vì là môn
khoa học mới đang phát triển nên xung quanh các vấn đề về Marketing còn
nhiều quan niệm ý kiến khác nhau.Các tài liệu trên nêu lý thuyết marketing
của kinh tế thị trường. Những lý thuyết này không phải lúc nào cũng phù hợp
với nền kinh tế còn chưa chuyển hẳn sang kinh tế thị trường và còn nhiều biến
động của Việt Nam.
+ Các công trình nghiên cứu [20], [21], và các tài liệu hiện có tại
Việt Nam bằng tiếng nước ngoài chỉ nghiên cứu về marketing nói chung trừ
một giáo trình được viết bằng tiếng Nga của tác giảTrikhunkov(2001)
Marketing giao thông vận tải[19]. Trong công trình [19] nhiều khái
niệm quan trọng về marketing như thị trường, nhu cầu vận tải, giao dịch sản
phẩm vận tải đã được làm rõ nhưng phần ứng dụng marketing vào công tác
vận tải hành khách thì cũng đang còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Để
nghiên cứu áp dụng marketing vào công tác vận tải hành khách đường sắt
trước hết phải thống nhất được một số luận điểm và cách hiểu của bản thân
tác giả từ những khái niệm đơn giản nhất như thị trường vận tải, người bán
người mua trong lĩnh vực đặc thù vận tải.
- Phân tích đánh giá các công trình nghiên cứu Marketing trong nước
Về các nghiên cứu sâu hơn về marketing trong lĩnh vực vận tải có thể
điểm qua các công trình chính sau đây:

+ Các công trình Marketing với doanh nghiệp vận tải [5], là các cố
gắng đầu tiên để đưa marketing vào chương trình giảng dạy của ngành kinh tế
Trường đại học giao thông vận tải. Trong các công trình này nhiều khái niệm,
luận điểm đặc thù cho ngành giao thông vận tải đã được đưa ra. Phương
hướng nghiên cứu marketing cho các lĩnh vực riêng của ngành giao thông
vận tải đã được vạch ra tương đối chuẩn xác làm cơ sở cho các nghiên cứu về
marketing.

4
+ Các công trình [3]; [6]; có sự phối hợp chặt chẽ của ngành đường
sắt đã nghiên cứu khá sâu về đưa marketing vào công tác sản xuất kinh doanh
của ngành đường sắt. Các phương pháp điều tra, mẫu phiếu, xử lý thông tin
đã được giải quyết khá hoàn chỉnh.
+ Công trình[18]: đã đi sâu vào khía cạnh tổ chức công tác marketing như
đề xuất mô hình bộ máy, nhân sự cho marketing Một phần của các đề xuất này
đã được ĐSVN áp dụng vào thực tế. Trong công trình [18], các biện pháp
marketing đã được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công
tác sản xuất kinh doanh vận tải đường sắt. Công trình này nghiên cứu chung cho
cả vận chuyển hàng hóa và hành khách. Lần đầu tiên các công việc về marketing
cho các cấp từ trên xuống dưới đã được xây dựng. Những đề xuất trong công
trình [18] vẫn còn có giá trị cho đến ngày nay. Tuy nhiên công trình [18] đưa
vào thực hiện trong một cơ chế kinh tế khác so với hiện nay. Đó là vào thời kỳ
ĐSVN được tổ chức dưới dạng Liên hiệp-ĐSVN và các Xí nghiệp Liên
hợpVTĐS khu vực. Ngày nay tình hình đã khác và cơ cấu tổ chức sản xuất, cơ
chế kinh tế đã thay đổi chúng ta chỉ có thể tham khảo. Nhưng những ảnh hưởng
đóng góp của các công trình trước đây là rất lớn cần được ghi nhận.
Tuy nhiên các công trình trên vẫn chưa thống nhất hoàn toàn được với
nhau về lý luận phát triển marketing trong ngành đường sắt.Thí dụ cách tổ
chức bộ máy làm công tác marketing,cách quản lý marketing…còn nhiều
tranh cãi.Các giải pháp marketing vẫn chưa thực sự có hiệu quả. Việc áp dụng

marketing trong vận tải hành khách của ngành đường sắt vẫn còn nhiều
khoảng trống chưa được giải quyết về măt lý luận.Những khái niệm cơ bản
như sản phẩm,thị phần,nội dung của một chiến lược marketing,cách tổ chức
bộ máy marketing từ trên xuống dưới,cách tổ chức hệ thống thông tin
marketing trong lĩnh vực vận tải hành khách còn chưa được rõ ràng.Hoàn
thiện cơ sở lý luận về marketing trong vận chuyển hành khách để đưa ra một
bải bản cụ thể và áp dụng marketing vào công tác vận chuyển hành khách trên
đường sắt còn chưa có. Nói chung các công trình trước đây chỉ sử dụng khung
Marketing Mix 4p,nhiều yếu tố của khung chính sách chưa được đề cập đến sẽ
được phân tích trong phần tiếp theo của luận án. Làm thế nào để việc áp dụng

5
marketing đem lại hiệu quả thực sự cho sản xuất kinh doanh ? Đó chính là
các vấn đề được đặt ra cho nội dung nghiên cứu tiếp tục trong luận án.
2. Mục tiêu của luận án
Hoàn thiện cơ sở lý luận về marketing trong vận chuyển hành khách.
Cụ thể hóa các khái niệm liên quan đến marketing vận tải, làm chính xác một
số thuật ngữ trong marketing vận tải hành khách.
- Xây dựng bài bản, phương hướng để giải quyết vấn đề marketing.
Xác định khung lý thuyết để giải quyết vấn đề marketing.
- Xác định các yếu tố của khung marketing Mix và hoàn thiện khung
marketing Mix cho vận chuyển hành khách trên đường sắt.
- Xây dựng các quy trình nghiên cứu marketing, các nguyên tắc áp
dụng marketing.
- Đề xuất các giải pháp để áp dụng marketing vào công tác vận chyển
hành khách của đường sắt.
3. Những đóng góp của luận án
- Phân tích môi trường sản xuất kinh doanh vận tải đường sắt từ khi
chuyển từ cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang kinh tế
thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Chứng minh

được sự tất yếu phải đổi mới công tác sản xuất kinh doanh vận tải đường sắt
đặc biệt trong công tác vận tải hành khách theo hướng gắn với kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế.
- Từ những nghiên cứu thực tế công tác vận tải hành khách, Marketing
trên đường sắt đã vận dụng sáng tạo các quy luật phát triển vận tải đường sắt
trong kinh tế thị trường, với các đặc điểm: sở hữu nhà nước về công cụ sản
xuất, tính công ích,vốn đầu tư lớn, khối lượng vận chuyển chưa cao, công
nghệ còn lạc hậu, trình độ chuyên môn thấp.
- Xây dựng cơ sở lý luận cho việc đổi mới áp dụng marketing vào công
tác vận tải hành khách trên đường sắt theo hướng gắn với thị trường. Đã đưa
ra phương hướng và nguyên tắc đổi mới công tác vận tải hành khách theo
hướng gắn với thị trường.
- Trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm của dịch vụ vận tải và các điều
kiện khai thác kỹ thuật cụ thể của đường sắt luận án đã đề xuất khung chính

6
sách marketing mới là 7P+S. Đây là hướng cơ bản để giải quyết các vấn đề
liên quan đến marketing vận tải đường sắt.
- Đề xuất các biện pháp đổi mới công tác vận tải đường sắt.
- Xây dựng các giải pháp ứng dụng Marketing vào công tác vận tải
hành khách trên đường sắt như: Giải pháp nâng cao thị phần vận tải, xây dựng
quy trình đi lại và xác định các nhu cầu của hành khách.
-Xây dựng phương pháp phân tích hành vi người tiêu dùng sản phẩm
vận tải hành khách, tổ chức bộ máy làm công tác marketing trong Tổng công
ty Đường sắt.
- Xây dựng hệ thống thông tin marketing, thiết kế sản phẩm mới cho
dịch vụ vận tải hành khách,tổ chức dịch vụ trọn gói cho hành khách liên
tuyến, xây dựng chính sách giá cước, phân phối sản phẩm, các biện pháp cải
tiến công tác bán vé, xây dựng thương hiệu và quảng cáo sản phẩm …Ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông,đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

3. Phương pháp nghiên cứu của luận án.
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án là phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, trên cơ sở của các phương pháp này tác giả đã sử
dụng tổng hợp một số phương pháp như: Phương pháp điều tra ; phương pháp
thống kê; phương pháp phân tích; phương pháp hệ thống hóa; phương pháp
logic kiến thức cạnh tranh, về tâm lý xã hội học ; phương pháp đánh giá chuyên
gia; phương pháp dự báo; phương pháp tối ưu hóa…. để nghiên cứu thực trạng
công tác marketing hiện nay trong ngành vận tải. Qua đó đưa ra các giải pháp áp
dụng marketing vào công tác vận chuyển hành khách trên đường sắt.
4. Nội dung của luận án.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị nội dung chính của
luận án bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Tổng công ty đường sắt Việt Nam công tác
vận chuyển hành khách trên đường sắt.
Chương 2: Cơ sở lý luận áp dụng marketing vào công tác vận chuyển
hành khách trên đường sắt Việt Nam.
Chương 3: Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp marketing vào công
tác vận chuyển hành khách trên đường sắt.

7
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH
TRÊN ĐƯỜNG SẮT
1.1. Khái quát về tổng công ty đường sắt Việt Nam.
Lịch sử đường sắt Việt Nam bắt đầu từ năm 1881 với việc khởi công
xây dựng tuyến đường sắt giữa Sài Gòn - Mỹ Tho. Sau 4 năm, chuyến tàu đầu
tiên bắt đầu khởi hành từ Sài Gòn đi Mỹ Tho ngày 20/7/1885.
Trong giai đoạn giữa năm 1882 và 1936 các tuyến đuờng chính đã
được xây dựng theo công nghệ của Pháp theo loại khổ đường 1m.

Trong thời kỳ kháng chiến và cho tới khi thống nhất đất nước,
đường sắt Việt Nam bị chiến tranh làm thiệt hại nặng nề. Sau khi đất nước
thống nhất, kể từ năm 1976 đường sắt được nhà nước ưu tiên khôi phục,
đặc biệt là tuyến đường sắt Thống nhất Bắc Nam. Cho nên, đường sắt phát
huy tối đa trong công tác vận chuyển hành khách. Tuy nhiên, do tình trạng
thiếu vốn nên việc phục hồi hoàn toàn vẫn chưa thực hiện được. Sau khi
chuyển đổi cơ cấu và chuyển sang cơ chế thị trường năm 1989, đường sắt
Việt Nam bắt tay vào chương trình khôi phục và hiện đại hoá đường sắt để
ngành đường sắt trở thành một ngành vận tải hàng đầu của Việt Nam, đóng
góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước và hoà nhập với các
đường sắt Quốc tế.
Trước năm 1989, toàn bộ hệ thống đường sắt do một cơ quan Trung
ương chi phối, lúc đó được gọi là Tổng cục Đường sắt với trụ sở tại Hà Nội.
Từ năm 1989 đến ngày 04-3-2003, ngành đường sắt được cơ cấu lại thành
một doanh nghiệp nhà nước với tên là Liên hiệp Đường sắt Việt Nam, hoạt
động trên nguyên tắc thị trường mở.
Thực hiện Quyết định 34/QĐ-TTg ngày 4-3-2003 về việc thành lập
Tổng Công ty đường sắt Việt Nam [12], ngày 13-6-2003, tại Trụ sở Liên hiệp
đường sắt Việt Nam đã triển khai các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và
Bộ trưởng Bộ GTVT bổ nhiệm các ủy viên Hội đồng Quản trị, Tổng Giám
đốc Tổng Công ty ĐSVN.
Từ ngày 7-7-2003 đường sắt Việt Nam chính thức đi vào hoạt động
theo mô hình Tổng Công ty đường sắt, trong đó khối vận tải bao gồm 4 đơn vị

8
chính là Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội, Công ty vận tải hành
khách đường sắt Sài Gòn, Công ty vận tải hàng hóa đường sắt và Trung tâm
điều hành vận tải đường sắt.
Ngày 13-11-2009 Thủ tướng chính phủ Việt Nam có Quyết định
1883/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ- Tổng công ty ĐSVN. Tiếp đó

ngày 25-6-2010 Thủ tướng chính phủ Việt Nam có Quyết định 973/QĐ-TTg
chuyển Công ty mẹ là Tổng công ty ĐSVN thành công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên (TNHHMTV) do nhà nước làm chủ sở hữu.
Cơ quan của Tổng công ty đường sắt Việt Nam đóng trụ sở tại 118
đường Lê Duẩn, Hà Nội, là một tổ chức tham mưu cho Lãnh đạo Tổng
công ty và có nhiệm vụ giám sát và cộng tác với các Công ty và Trung tâm
điều hành vận tải cũng như các đơn vị trực thuộc trong các lĩnh vực liên
quan đến Đường sắt. Cơ quan này cũng chịu trách nhiệm về chiến lược
phát triển Đường sắt và các dự án đầu tư nước ngoài cũng như chương
trình hiện đại hoá Đường sắt.
Mô hình tổ chức của Tổng công ty ĐSVN hiện nay như sau:
1.1.1 Mô hình tổ chức của Tổng công ty ĐSVN hiện nay.
Hình 1.1: Mô hình tổ chức của TCT ĐSVN

9
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ
CÁC PHÓ TỔNG
CÁC ĐƠN VỊ HẠCH
TOÁN PHỤ THUỘC:
- HAI CÔNG TY VẬN
TẢI HÀNH KHÁCH ĐS
HÀ NỘI, SÀI GÒN;
TRUNG TÂM
YTĐS
- BÁO ĐS.
-TRUNG TÂM ĐHVTĐS
- TRUNG TÂM
UPSCTT$CNĐS

CÁC CÔNG TY NHÀ
NƯỚC HẠCH TOÁN
ĐỘC LẬP:
- CÔNG TY TNHH1TV
XE LỬA DI AN.
CÁC CÔNG TY
CÔNG ÍCH HẠCH
TOÁN ĐỘC LẬP
- 15 CÔNG TY
TNHH 1 TV QUẢN
LÝ ĐƯỜNG SẮT.
- 05 CÔNG TY
TNHH 1 TV
THÔNG TIN TÍN
HIỆU ĐƯỜNG SẮT
CÁC CÔNG TY CỔ
PHẦN

- 11 CÔNG TY DỊCH
VỤ VÀ VẬT TƯ
-2 CÔNG TYCỔPHẦN
IN ĐS
- 15 CÔNG TY XÂY
DỰNG VÀ CÔNG
TRÌNH
- 3CÔNG TY CƠ KHÍ
CÁC ĐƠN VỊ
QUẢN LÝ KHÔNG
SẢN XUẤT
- 6BAN QUẢN LÝ

DỰ ÁN
- TRƯỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ ĐS.
CÁC BAN CHUYÊN MÔN,
NGHIỆP VỤ
VĂN PHÒNG TCT
Tổng công ty ĐSVN là loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, có tư cách pháp nhân, con
dấu, điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và
ngoại tệ tại kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy
định của pháp luật; trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu
tư vốn vào các doanh nghiệp khác; có trách nhiệm thừa kế các quyền và nghĩa
vụ pháp lý của Tổng công ty ĐSVN theo quy định của pháp luật.
Tổng công ty ĐSVN có vốn và tài sản riêng, tự chịu trách nhiệm đối
với các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản của mình theo quy định của pháp luật.
- Ngành nghề kinh doanh của ĐSVN bao gồm:
+ Kinh doanh vận tải ĐS, vận tải đa phương thức trong nước và liên
vận quốc tế;
+ Quản lý, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống kết cấu hạ tầng
ĐS quốc gia;
+ Kinh doanh hệ thống kết cấu hạ tầng ĐS;
+ Điều hành giao thông vận tải ĐS;
+ Tư vấn, khảo sát, thiết kế, chế tạo, đóng mới và sửa chữa các phương
tiện, thiết bị, phụ tùng chuyên ngành ĐS và các sản phẩm cơ khí.
+ Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, thực
phẩm, đồ uống;
+ Kinh doanh du lịch, khách sạn, xuất nhập khẩu hàng hóa;
+ Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây dựng các công trình giao thông, thủy
lợi, công nghiệp và dân dụng;
+ Dịch vụ viễn thông và tin học;

+ Kinh doanh xăng, dầu, mỡ bôi trơn của ngành ĐS; In ấn.
- Ngành nghề kinh doanh khác:
+ Kinh doanh bất động sản; Xuất khẩu lao động.
1.1.2 Mạng lưới ĐSVN và hiện trạng cơ sở vật chất kĩ thuật
Kết cấu hạ tầng đường sắt
Tổng chiều dài của mạng lưới ĐS là 3.142,69 km gồm 2.632 km đường
sắt chính tuyến, 402,69 km đường ga, 107,95 km đường nhánh (không tính
hơn 300 km đang do các ngành ngoài đường sắt khai thác: Công ty Apatít Lào
Cai, Tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty xi măng Việt Nam
– Vicem, )

10
- Phân bố mạng lưới đường sắt:
+ Mạng lưới đường sắt tập trung chủ yếu ở phía Bắc 1.120 km (từ Tây -
Đông) và chạy dọc đất nước theo hướng Bắc – Nam chiều dài cả tuyến nhánh
khoảng 2.010 km từ Hà Nội – TP Hồ Chí Minh.
+ Mạng lưới đường sắt đi qua 35 trong số 63 tỉnh thành phố và các
thành phố lớn trên nhiều tuyến đường (Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Thái
Nguyên, Việt Trì, Yên Bái, Lào Cai Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, TP Hồ
Chí Minh, Đà Lạt, ).
+ Mạng lưới ĐS đi qua các vùng dân cư, khu kinh tế, các trung tâm
văn hoá, chiếm 57% tổng dân cư, 47% về tổng diện tích đất, 60% về GDP
của cả nước.
- Khổ đường: Mạng lưới ĐS gồm 3 loại khổ đường:
+ Khổ đường 1000mm dài 2.622, 47 km chiếm 83, 4% so tổng số.
+ Khổ đường 1435mmm dài 209, 17 km chiếm 6, 65% so tổng số.
+ Khổ đường lồng (vừa 1000mm và 1435mm) dài 311, 05 km chiếm 9,
95% so tổng số.
Bảng 1.1: Mạng lưới đường sắt Việt Nam
Đơn vị: km

Tuyến chính Chiều dài Khổ đường
Chiếm tỷ lệ
(%)
Hà Nội - TP Hồ Chí Minh 1.726 1.000 mm 69,3
Gia Lâm - Hải Phòng 97 1.000 mm 3,9
Yên Viên - Lào Cai 285 1.000 mm 11,4
Hà Nội - Đồng Đăng 164
Đường lồng (1.435
&1.000 mm)
6,6
Đông Anh - Quán Triều 55
Đường lồng (1.435
&1.000 mm)
2,2
Kép - Uông Bí - Hạ Long 106 1.435 mm 4,3
Kép - Lưu Xá 56 1.435 mm 2,3
Tổng cộng 2489 100
(Nguồn Ban cơ sở hạ tầng – Tổng công ty ĐSVN)
Phương tiện đầu máy – toa xe
- Về toa xe

11
Toa xe khách: Tổng Công ty ĐSVN hiện đang quản lý và khai thác trên
1000 toa xe khách các loại, bao gồm khổ đường 1000mm, 1435mm và đường
lồng, toa xe khách chất lượng cao (thế hệ 2) và toa xe khách thế hệ 1.
Bảng 1.2: Số lượng và chủng loại toa xe khách
TT Loại toa xe
Tổng số
(xe)
Dùng

được (xe)
Năng lực chuyên chở
(Chỗ) (Tấn)
Tổng số (I + II) 1.042 1.042
I Toa xe 1.000 mm 1.034 1.034
1 Xe giường mềm An 188 188 5.264
2 Xe giường cứng Bn 159 159 6.678
3 Xe ngồi mềm A 155 155 10.695
4 Xe ngồi cứng B80 256 256 20.480
5 Xe ngồi cứng B64 58 58 3.712
6 Xe ghế dọc C 50 50 3.200
7 Xe hàng cơm HC 61 61 1.830
8 Xe công vụ- phát điện 72 72 1.152
9 Xe hành lý HL 31 31 248
10 Xe 2 trục 4 4
II Toa xe 1.435 mm 8 8
1 Xe ngồi mềm Br 2 2 240 -
2 Xe ghế dọc Cr 5 5 420 -
3 Xe hành lý HLr 1 1 - 40
(Nguồn niêm giám thống kê ĐSVN năm 2012)
Đặc điểm của toa xe khách:
- Toa xe đường 1000mm là chủ yếu (toa xe đường 1435mm chiếm tỷ lệ
thấp chỉ có 8 xe còn vận dụng được 8 xe). Nên tổng số xe hiện có là 1042 xe
- Toa xe chở khách đường 1000mm là 1034 toa xe chiếm 99%, toa xe
phục vụ hành khách đường 1435 chiếm 1%.
- 382 xe lắp điều hoà không khí.
- 80 xe lắp giá chuyển hướng cao cấp lò so không khí.
- Trong số các toa xe tiện nghi trung bình (gọi tắt là thế hệ 1) có 30%
đã sử dụng trên 30 năm.
Với số toa xe khách hiện có, ĐSVN chỉ đáp ứng được nhu cầu đi lại

bình thường của nhân dân, nghĩa là với biểu đồ chạy tàu hiện tại chúng ta đảm
bảo đủ số toa xe chất lượng tốt cho các đoàn tàu, song vào những dịp hè, Tết

12
hàng năm thì số lượng toa xe như hiện nay không đủ.Thường khi dịp hè, Tết
ngành đã phải huy động hầu hết số toa xe ra vận dụng thậm chí có khi huy
động tới 100% số toa xe khách hiện có vào chạy tàu. Do không đủ toa xe nên
thành phần đoàn tàu không thống nhất gây khó nhất định cho công tác bán vé
và công tác quản lý, vận dụng hàng ngày. Điều đó làm ảnh hưởng đến chất
lượng phục vụ vận tải của ngành.
- Về đầu máy:
Bảng 1.3: Số luợng và chủng loại đầu máy
TT Loại đầu máy Ký hiệu
Tổng cộng Máy dùng được
Số lượng
(máy)
Tổng
công suất
(mã lực)
Số lượng
(máy)
Tổng
công suất
(mã lực)
1 Đức D20E 16 32.000 16 32.000
2 Đổi mới D19E 60 114.000 60 114.000
3 Hữu nghị D19R 5 9.500 5 9.500
4 Bỉ D28E 16 28.800 16 28.800
5 JMD 1.435 D14ER 5 7.000 5 7.000
6 Ấn Độ D13E 23 29.900 23 29.900

7 Tiệp D12E 40 48.000 40 48.000
8 Rumani D11H 23 25.300 23 25.300
9 DFH – 21 D10H 30 31.500 30 31.500
10 GE D9E 33 29.700 33 29.700
11 Kéo đẩy D8E 2 1.600 2 1.600
12 Ểc D5H 13 6.500 13 6.500
13 TY D4H 26 10.400 23 9.600
14 Ty 1.435 D4HR 3 1.200 3 1.200
Tổng số: 295 375.400 292 374.200
(Nguồn niêm giám thống kê ĐSVN năm 2012)
Ngoài ra còn có 9 đầu máy hơi nước do XNĐM Hà Nội quản lý. Với số
đầu máy hiện có chỉ đáp ứng khối lượng vận tải bình ổn hiện nay. Trong các
trường hợp bất lợi như: Sự gia tăng khối lượng vận tải bất thường vào những
dịp cao điểm hoặc các lý do khách quan bất thường khác (thiên tai, tai nạn, sự
cố bất thường…) thì việc cân đối sức kéo sẽ gặp nhiều khó khăn, bị động
trong sản xuất kinh doanh.

13
1.2. Công tác vận chuyển hành khách trên đường sắt
1.2.1 Công tác vận chuyển hành khách
Ngành vận tải có một vị trí rất quan trọng trong quá trình sản xuất của
xã hội. Vận tải tốt sẽ kích thích sản xuất phát triển, sản xuất tốt sẽ đòi hỏi vận
tải cao hơn làm cho vận tải phát triển. Vận tải còn thúc đẩy quá trình lưu
thông sản phẩm xã hội là phương tiện vận tải phục vụ các nhu cầu văn hoá
chính trị xã hội. Trong các loại hình vận tải, vận tải hành khách luôn là cơ sở
cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, an ninh, chính trị và quốc phòng của một
quốc gia. Mức độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng cao thì mức độ quan
trọng ngày càng nổi trội. Ở Việt Nam, lượng luân chuyển hành khách chiếm
tỷ lệ tương đối cao so với lượng luân chuyển hàng hoá trong tổng km tính đổi
của toàn ngành. Hiện nay, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, các ngành

vận tải hành khách đang cạnh tranh với nhau rất quyết liệt. Vì vậy để giữ
vững và từng bước nâng cao thị phần là vấn đề sống còn đối với bất kỳ loại
phương tiện vận tải nào. Thị phần có ảnh hưởng rất lớn đến các đơn vị kinh tế
trong việc lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức kinh doanh. Vận
dụng cơ chế thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của nhà
nước và xác lập đầy đủ chế độ tự chủ của các đơn vị sản xuất kinh doanh
nhằm phát huy tác động tích cực to lớn đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc
phục những mặt tiêu cực của thị trường. Quan điểm trên cho thấy, thông tin
về sự thay đổi của nhu cầu vận tải hành khách theo thời gian trong khu vực
nghiên cứu là căn cứ để lập kế hoạch vận tải hành khách.
Dưới đây là một số chỉ tiêu về vận tải hành khách ba năm qua.
Bảng 1.4: Vận chuyển hàng hoá, hành khách, hành lý
TT Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Hành khách đi tầu (kh) 11.981.849 12.217.644 12.129.485
2
Lượng luân chuyển
hành khách (kh.km)
4.571.080.04
3
4558.960.000 4.416.567.000
3 Doanh thu hành khách 2.360.291.957 2.682.723.67 2.921.801.720

14

×