Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất tại học viện ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.62 KB, 94 trang )

Số phân loại: __________ Ký mã hiệu trường học: 10585
Mật cấp: ______________ Học
hiệu:105852008400017
Luận văn học vị thạc sỹ Học viện Thể dục thể thao
Quảng Châu
Đề tài luận văn
PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Nghiên cứu sinh : Nguyễn Thanh Nam
Giáo viên hướng dẫn (Trung Quốc) : Giáo sư Lương Lợi Dân
Giáo viên hướng dẫn (Việt Nam) : Giáo sư Nguyễn Đại Dương
Tháng 5 năm 2010
Dissertation Submitted to Guangzhou Sport University
for Master Degree
Methods of Improving Physical Education
Quality in Banking Institute
Master Candidate: Ruan Qing-nan
Chinese Supervisor: Liang Li-min
Viet Nam Supervisor: Ruan Dai-yang
May, 2010
Tuyên thệ ủy quyền sử dụng luận văn
Học viện Thể dục thể thao Quảng Châu- Trung Quốc
Tôi hoàn toàn hiểu rõ những quy định có liên quan đến việc sử dụng và
lưu giữ luận văn của Học viện như sau:
Các tài liệu kiến thức được nghiên cứu sinh sử dụng trong quá trình làm
luận văn tại Học viện thuộc quyền sở hữu của Học viện Thể dục Thể thao
Quảng Châu. Trong phạm vi quy định của pháp quyền, Học viện Thể dục Thể
thao Quảng Châu có quyền sử dụng luận đó văn như sau:
1. Các nghiên cứu sinh sau khi nhận được học hàm thạc sỹ bắt buộc phải
nộp luận văn theo quy định của Học viện. Học viện có thể dùng các biện pháp


như: in màu, in thu nhỏ hoặc các hình thức phô tô khác để lưu trữ luận văn mà
các nghiên cứu sinh đã nộp.
2. Vì mục đích giảng dạy và nghiên cứu, Học viện có thể công khai trưng
bày luận văn của nghiên cứu sinh tại thư viện, phòng tài liệu, v.v hoặc được
đưa lên trang web của nhà trường để giáo viên và học sinh cùng nghiên cứu,
tham khảo.
3.Học viện có quyền gửi tặng bản luận văn điện tử hoặc bản luận văn
giấy cho các đơn vị chủ quản nhà nước hoặc các cơ quan được nhà nước chỉ
định, cho phép luận văn bị kiểm tố, kiểm tra và mượn đọc.
Tôi đảm bảo tuân thủ các quy định trên.
(Tuân thủ quy định này sau khi luận văn được công khai).
Người tuyên thệ ký tên: Giáo viên hướng dẫn ký tên:
Ngày tháng năm: Ngày tháng năm:
Tuyên thệ luận văn
Học viện Thể dục Thể thao Quảng Châu- Trung Quốc
Tôi long trọng tuyên thệ: Bản luận văn “Phương pháp nâng cao chất
lượng giáo dục thể chất trong Học viện Ngân hàng” là kết quả đạt được bằng
công tác nghiên cứu độc lập dưới sự chỉ dẫn của Giáo viên hướng dẫn. Ngoài
các phần nội dung được thêm vào với mục đích chú thích, bản luận văn này
không mượn nội dung của tác phẩm hoặc bài diễn văn của bất kỳ một cá nhân
hay tập thể nào. Các nội dung được mượn của tập thể hay cá nhân khác có ý
nghĩa quan trọng đối với bản luận văn này đều đã được chú thích rất rõ và có
kèm lời cảm ơn. Tôi hoàn toàn ý thức được tính nghiêm trọng của tuyên thệ
và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật với lời tuyên thệ của mình.

Người tuyên thệ ký tên: Giáo viên hướng dẫn ký tên:
Ngày tháng năm: Ngày tháng năm:
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên xin cảm tạ Học viện TDTT Quảng Châu- Trung Quốc, ĐH
TDTT Bắc Ninh- Việt Nam đã bồi dưỡng giáo dục tôi. Bày tỏ lòng cảm ơn

sâu sắc tới thầy chỉ đạo, GS Lương Lợi Dân (Lieng Li Min)
Giáo sư Lieng Li Min có thái độ làm việc nghiêm khắc, tác phong công
việc nghiêm túc đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn thật
không giám phụ công thầy. Gần 2 năm qua GS Lương Lợi Dân (Lieng Li
Min) đã dành nhiều thời gian, tâm huyết chỉ đạo tôi học tập và nghiên cứu,
không chỉ nâng cao điều kiện học tập nghiên cứu mà quan trọng hơn là học
được nhưng tư duy trong khoa học kiến tôi phải khắc cốt ghi tâm.
Với lòng nhiệt tình và đạo đức nghề nghiệp Giáo sư Lương Lợi Dân
(Lieng Li Min) đã chỉ đạo dạy bảo tôi trong suốt quá trình học tập, quan tâm
và giúp đỡ tôi trong cuộc sống giúp cho tôi đạt được rất nhiều điều bổ ích.
Tác phong nghiên cứu và chỉ đạo của hai thầy tôi sẽ không bao giờ quên.
Nhân đây tôi muốn được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sức tới hai thầy.
Tôi rất biết ơn các thầy cô ở Học viện TDTT Quảng Châu- Trung Quốc,
ĐH TDTT Bắc Ninh- Việt Nam cùng toàn thể các quý thầy cô, bạn học đã
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi cảm ơn gia đình, bạn bè người thân đã luôn bên cạnh động
viên quan tâm tôi trong thời gian qua.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
KẾT QUẢ 45
Các mức độ 49
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt Xin đọc là
ĐTB Điểm trung bình
ĐLC Độ lệch chuẩn
GDTC Giáo dục thể chất
NTN Nhóm thực nghiệm
NĐC Nhóm đối chứng
TDTT Thể dục thể thao

SV Sinh viên
HVNH Học viện Ngân hàng
GD-ĐT Giáo dục và Đào tạo
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
KẾT QUẢ 45
Nội dung 49
Các mức độ 49
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
GDTC trong trường Đại học là một mặt giáo dục quan trọng không thể
thiếu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu:
"Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài" cho đất nước, cũng
như để mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện "Phát triển cao về trí tuệ,
cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức" để
đáp ứng nhu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng công tác
GDTC và hoạt động TDTT trong trường học các cấp. Hiến pháp nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 quy định: "Việc dạy và học thể dục là
bắt buộc trong nhà trường".Chỉ thị 36 CT của Ban bí thư Trung ương Đảng về
công tác TDTT trong giai đoạn mới đã nêu: "Thực hiện giáo dục thể chất
trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện thể dục thể thao trở thành
nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên"."Thực hiện các nhiệm vụ
xây dựng con người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, có trình độ làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại,
có tư duy sáng tạo và có sức khoẻ". "Cần coi trọng nâng cao chất lượng giáo
dục thể chất trong trường học"
Trong sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, lực lượng tri thức
và cán bộ khoa học kỹ thuật có vai trò là động lực thúc đẩy. Để đảm đương
được vai trò to lớn đó, đòi hỏi người cán bộ kỹ thuật không những có trình độ

giác ngộ chính trị cao, trình độ chuyên môn vững vàng, mà phải có thể chất
phát triển. GDTC trong trường học là thực hiện mục tiêu phát triển thể chất
cho học sinh, sinh viên góp phần vào việc đào tạo con người phát triển toàn
diện.
Song, thực trạng GDTC trong các trường Đại học còn bộc lộ nhiều khó
khăn và tồn tại. Mặc dù GDTC từ lâu đã trở thành môn học chính thức, bắt
buộc trong chương trình các cấp học, ngành học, nhưng cho đến nay vẫn còn
bị coi nhẹ. Nội dung, chương trình môn học chưa hợp lý, chưa phù hợp và
đáp ứng yêu cầu của tuổi trẻ học đường, cơ sở vật chất, dụng cụ và sân bãi
còn nghèo nàn và thiếu thốn, đội ngũ cán bộ giáo viên còn thiếu về số lượng
và yếu về chất lượng.
Nâng cao chất lượng GDTC trong trường học là một trong những hoạt
động đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao sức khỏe và thể lực, bồi dưỡng phẩm
chất đạo đức, ý chí, giáo dục nhân cách cho sinh viên góp phần đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. TDTT trường học là môi trường
thuận lợi và giàu tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho
đất nước. Phát triển giáo dục TDTT trường học theo hướng đổi mới và nâng
cao chất lượng giờ học thể dục nội khóa, đa dạng hóa các hình thức hoạt động
1
ngoại khóa, đồng thời tổ chức chặt chẽ việc kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân
thể đối với người học.
Học viện Ngân hàng tiền thân là trường Cao đẳng Ngân hàng, sau đó
chuyển thành trường Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng chuyên đào tạo nghiệp vụ
cho các cán bộ đang công tác trong ngành ngân hàng. Bộ môn Giáo dục thể
chất truớc đây đã giải thể, sân bãi dụng cụ bỏ hoang, không sử dụng được.
Năm 1998 Bộ giáo dục và Đào tạo kí quyết định trở thành Học viện Ngân
hàng, tuyển sinh và đào tạo từ hệ trung cấp đến cao học trên toàn quốc. Từ đó
đến nay quy mô tuyển sinh và đào tạo không ngừng đuợc nâng cao, trong khi
cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên không phát triển kịp. Vì vậy, công tác giảng
dạy các môn học nói chung và môn GDTC nói riêng tại HVNH gặp rất nhiều

khó khăn về điều kiện phục vụ cho việc giảng dạy - học tập. Các điều kiện
này thực sự chưa đảm bảo đáp ứng được quy mô đào tạo hiện nay của nhà
trường cũng như mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực phát triển toàn diện và đảm
bảo chất lượng cao.
Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất
tại Học viện Ngân hàng”.
Mong muốn qua đó đánh giá thực trạng của công tác GDTC trong
HVNH, đưa ra và áp dụng những biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy GDTC trong trường học, thúc đẩy sự phát triển hoạt động
TDTT tại HVNH nói riêng và phong trào TDTT nói chung, góp phần đẩy lùi
các hiện tượng tiêu cực và các tệ nạn xã hội.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng công tác GDTC tại HVNH và nguyên nhân của
thực trạng đó. Trên cơ sở kết quả thu được, đề xuất và tiến hành thực nghiệm
một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên HVNH.
3. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp nâng cao chất lượng GDTC tại HVNH
4. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể điều tra:
+ 300 sinh viên khóa 9 và khóa 10 tại HVNH
+ Toàn bộ giáo viên Bộ môn Giáo dục thể chất và Quốc phòng đang
trực tiếp giảng dạy tại HVNH
- Khách thể thực nghiệm:
+ 70 sinh viên lớp QTDN A - K10 khoa Quản trị Kinh doanh - HVNH
- Khách thể đối chứng:
+ 70 sinh viên lớp NH A - K10, Khoa Ngân hàng - HVNH
- Khách thể phỏng vấn:
+ Giáo viên và sinh viên đang giảng dạy, học tập tại HVNH
5. Giả thuyết nghiên cứu

2
- Công tác GDTC tại Học viện Ngân hàng còn nhiều hạn chế là do một
số nguyên nhân chủ quan và khách quan mang lại.
- Có thể nâng cao chất lượng GDTC tại HVNH thông qua một số biện
pháp tác động tích cực như đổi mới phương pháp giảng dạy, nhận thức, thái
độ, động cơ học tập của sinh viên và trang bị điều kiện giảng dạy, tập luyện
phù hợp.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận, xác định những khái niệm công cụ liên quan
đến vấn đề nghiên cứu như: chất lượng, giáo dục, GDTC, chất lượng GDTC.
- Xác định thực trạng GDTC tại HVNH
- Đề xuất và làm rõ tính khả thi của một số biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng GDTC cho sinh viên HVNH
7. Giới hạn nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu này, đề tài tập chung làm rõ một số nội dung
cơ bản sau:
+ Khảo sát thực trạng công tác GDTC tại HVNH trên các mặt: Phương
pháp giảng dạy của giảng viên; nhận thức, thái độ, động cơ học tập của sinh
viên và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho môn học TDTT.
+ Xác định nguyên nhân của thực trạng trên
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDTC tại
HVNH trong thời gian tới.
- Về địa bàn nghiên cứu
+ Nghiên cứu công tác GDTC tại HVNH
- Về khách thể nghiên cứu
+ 272 sinh viên đang học GDTC tại HVNH
+ Toàn thể giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại Bộ môn giáo dục thể
chất - HVNH.
8. Phương pháp nghiên cứu

8.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
8.2. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
8.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
8.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
8.5. Phương pháp quan sát
8.6. Phương pháp kiểm tra sư phạm
8.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
8.8. Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu.
Trong đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu
khác nhau nhằm thu thập các số liệu khách quan về vấn đề nghiên cứu. Tuy
nhiên, chúng tôi sử dụng chủ yếu 2 phương pháp sau: Phương pháp điều tra
bằng bảng hỏi và phương pháp tác động thực nghiệm.
3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Sơ lược nghiên cứu chất lượng giáo dục thể chất ở nước ngoài
- 1873: Thuật ngữ GDTC xuất hiện ở Nhật bản, họ nhận thức được sự cần
thiết cho sức khỏe thể chất, và tập thể dục cho thư giãn và vệ sinh. [29, tr 421]
- 1876 đại diện là Park Younghyo, nhà khoa học tại Hàn Quốc chứng
minh được tầm quan trọng của việc rèn luyện sức khỏe trong cuộc sống và
thuật ngữ GDTC bắt đầu được thừa nhận[29, tr 421]
- 1879 khái niệm đầu tiên của ngành GDTC tại Hàn Quốc đã được coi
là giáo dục đào tạo vật lý thông qua tập thể dục [29, tr.424].
- Từ 1960-1963 tại Mỹ các tác giả: Duncan, Watson (1960), Shepard
(1960) và Cowell và Pháp (l963) có nhiều công trình nghiên cứu về chất
lượng GDTC và chỉ ra ý nghĩa của sức khỏe thể chất cũng như mối quan hệ
của nó với kết quả hoạt động của mỗi cá nhân [30, tr.67]
- Trong giai đoạn 1964-1970, một số tác giả đưa ra khái niệm mới về
GDTC như là “nghệ thuật và khoa học của các chuyển động của con người” đã

được đề xuất bởi các học giả như: Felshin (1967) và Zeigler (1968) [30, tr.69].
- Trong những năm 70 của các học được đại diện bởi: Felshin (1972),
Seidel và Resick (1972), Siedentop (1972), Vanderzwaag (1972), Nixon và
Jewett (1974), Zeigler (1975) nghiên cứu GDTC và coi đó như hoạt động
chuyển động của con người. Thực tế là “chuyển động của con người” là một
cụm từ quan trọng trong định nghĩa của GDTC có thể được giải thích bởi các
trường hợp cụ thể, trong đó GDTC đã có để xác nhận tình trạng của nó như
là một ngành học quan trọng ở Mỹ[30,tr 68].
- Những năm 80 trở lại đây, việc nghiên cứu GDTC ở nước ngoài chủ
yếu tập trung vào việc nâng cao chất lượng GDTC trong trường học và các
nhà khoa học cố gắng tìm các giải pháp nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy
các môn học này cũng như xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng GDTC
cho phù hợp với hoạt động giảng dạy GDTC trong các trường Đại học như:
Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp
1.1.2. Nghiên cứu chất lượng giáo dục thể chất ở trong nước
Trong nền kinh tế hội nhập, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao, phát triển toàn diện đáp ứng đòi hỏi của xã hội được rất nhiều nhà khoa
học giáo dục quan tâm, nghiên cứu. Vĩ lẽ đó, nghiên cứu và đưa ra các giải
pháp nâng cao chất lượng GDTC ở Việt Nam cũng thu hút được rất nhiều nhà
khoa học, nhà giáo dục học nghiên cứu. Tuy nhiên, mỗi tác giả nghiên cứu và
đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng GDTC trên những bình diện khác nhau
và khác nhau về khách thể nghiên cứu.
Với đặc thù rất khác biệt của môn học GDTC, cho nên, mỗi giải pháp
của một nhà nghiên cứu chỉ phù hợp với đặc điểm của khách thể nghiên cứu
4
mà thôi. Vì thế, đề tài nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng GDTC tại
HVNH không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các đề tài trước. Hiện nay,
cũng chưa có công trình nào nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng GDTC tại HVNH.
1.1.2.1.Quan điểm của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục- Đào tạo về công

tác giáo dục thể chất trong trường học
Nhận thấy rõ tác dụng của việc rèn luyện và tập thể dục, Bác Hồ ra lời
kêu gọi toàn dân tập thể dục: "giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, xây dựng
đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công, mỗi một người
dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân mạnh khoẻ
tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ. vậy, rèn luyện tập thể dục, bồi bổ
sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước" [26]. Bác rất quan tâm
đến sự nghiệp phát triển TDTT, Bác kêu gọi toàn dân thường xuyên rèn luyện
thân thể nhằm giữ gìn sức khoẻ, nâng cao thể lực cho mọi người. Bác Hồ rất
tin yêu thế hệ trẻ, Người quan tâm và săn sóc đến sự phát triển thể chất của
thế hệ trẻ. ngày về thăm trường Đại học TDTT Bắc Ninh Bác đã căn dặn:
"các cháu học TDTT ở đây không phải để đạt ông kiện tướng này, bà kiện
tướng nọ. cái chính là, là người cán bộ phục vụ đắc lực cho nhân dân, đem
hiểu biết của mình ra hướng dẫn mọi người cùng tập luyện để nâng cao sức
khoẻ đẩy lùi bệnh tật" [34]. Bác cũng căn dặn:"công tác TDTT cần coi trọng,
nâng cao chất lượng giáo dục trong trường học, tổ chức hướng dẫn và vận
động đông đảo nhân dân rèn luyện thân thể hàng ngày". [34]
Trong chỉ thị 36 CT/TƯ của Ban Bí thư trung ương Đảng đã nêu: "mục
tiêu cơ bản, lâu dài của công tác TDTT là hình thành nền TDTT phát triển và
tiến bộ, góp phần nâng cao sức khoẻ thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh
thần của nhân dân thực hiện GDTC trong tất cả các trường học, làm cho
việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh
viên". để GDTC và thể thao học đường thực sự có vị trí quan trọng trong việc
góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí
tuệ và thể chất sức khoẻ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng. đồng thời xây dựng nhà
trường thành những cơ sở phong trào TDTT quần chúng của học sinh, sinh
viên. quán triệt sâu sắc nội dung của các nghị quyết, chỉ thị của Đảng hiến
pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1992 và các văn bản
pháp lệnh của chính phủ về công tác TDTT trong tình hình mới. đồng thời, để

khắc phục thực trạng giảm sút sức khoẻ thể lực của học sinh, sinh viên hiện
nay, hai ngành GD-ĐT và TDTT đã thống nhất những nội dung, biện pháp và
hợp đồng trách nhiệm chỉ đạo nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng GDTC
của học sinh, sinh viên: "hai ngành nhất trí xây dựng chương trình mục tiêu,
cải tiến nâng cao chất lượng GDTC, sức khoẻ, bồi dưỡng năng khiếu thể thao
5
học sinh, sinh viên kiến nghị với nhà nước phê duyệt thành chương trình
quốc gia và được đầu tư kinh phí thích đáng". [49]
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về việc nâng cao chất lượng giáo dục
thể chất
Nâng cao chất luợng GDTC trong trường học là một trong những vấn
đề được nhiều tác giả trong nước quan tâm. Dưới đây, chúng tôi xin trình bày
theo các hướng nghiên cứu sau:
* Hướng nghiên cứu nhằm xây dựng nội dung, chương trình, giáo trình
tài liệu giảng dạy và nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất
Một số tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng việc giảng dạy GDTC trong
trường học như: Lê văn Lẫm (1997), Ngô văn Tôn (2000), Nguyễn Trọng
Vượng (2001), Phan Sinh (2003), Hồ Thị Thái (2005) Các tác giả cũng chỉ
rõ, muốn nâng cao chất lượng GDTC trong trường học đòi hỏi được sự quan
tâm của các cấp liên quan, từ việc kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện đến
việc hoàn thiện nội dung chương trình giảng dạy, điều kiện cơ sở vật chất cho
sinh viện học tập và luyện tập các giờ ngoại khóa.
* Hướng nghiên cứu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giáo dục
thể chất
Nghị quyết của hội nghị lần thứ tư ban chấp hành Trung ương Đảng đã
chỉ rõ: “Để đảm bảo chất lượng của GD-ĐT, phải giải quyết tốt vấn đề thầy
giáo, kế thừa và phát triển truyền thống sư phạm, đào tạo và đào tạo mới một
đội ngũ giáo viên giỏi, có trách nhiệm, lương tâm, có lòng tự hào về nghề
nghiệp. Đó là điều quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục” [18].
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII cũng xác định: “Khâu then

chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo, đào tạo,
bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như các cán bộ quản lý giáo
dục cả về chính trị tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ [19].
Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn Quốc lần thứ X cũng chỉ rõ: “Ưu tiên
hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội
dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên [ 21,
tr.207].
Có thể nhận thấy, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm coi giáo viên là
nhân tố quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục nói chung và
GDTC nói riêng. Theo đó, chính phủ cũng đề xuất các biện pháp khuyến
khích, động viên kịp thời đội ngũ người thầy. Hiện nay, đội ngũ cán bộ giáo
viên, huấn luyện viên TDTT đang được hưởng chế độ bồi dưỡng và phụ cấp
trang phục thể thao theo quy định tại Thông tư liên bộ 01/TT - LB (Giáo dục -
tài chính - Lao động và thương binh xã hội) ngày 10/1/1990. Điều này cho
thấy Đảng và Nhà nước ta đã coi trọng và đánh giá đúng vai trò, công sức của
đội ngũ cán bộ giáo viên, huấn luyện viên đối với sự nghiệp rèn luyện sức
khỏe và phát triển sự nghiệp TDTT nước nhà.
6
Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT của Bộ GD0- ĐT đi đến
kết luận: “Trong các trường Đại học, Cao đẳng có 450 giáo viên chiếm tỷ lệ
1gv/304 sinh viên (Quy định của Bộ GD- ĐT là 1gv/200sv). Trong đó có 75%
giáo viên TDTT đạt trình độ Đại học, 15% trình độ Cao đẳng và 10 % là đào
tạo ngắn hạn về TDTT, 5% có trình độ sau đại học. Các bộ môn TDTT là môn
có trình độ đào tạo thấp nhất so với các bộ môn khác”. Kết quả nghiên cứu này
cho thấy thực trạng cần thiết phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho
đội ngũ giáo viên TDTT trong trường học [56].
Hiện nay, ngành GD- ĐT cùng với ngành TDTT rất coi trọng công tác
nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất lượng GDTC và các đề xuất, kiến nghị
nâng cao chất lượng GDTC trong trường học nhằm nhanh chóng đưa chủ
trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn giáo dục, từng bước nâng cao chất

lượng GDTC ở các cấp học. Các tác giả Nguyễn Kỳ Anh, Vũ Đức Thu và các
cộng sự (1993) đã tiến hành nghiên cứu “Cải tiến công tác GDTC trong nhà
trường các cấp đến năm 2000”[39, tr. 4- 7]. Các tác giả đã xác định được cơ
sở lý luận, quan điểm chỉ đạo và mục tiêu chủ yếu của công tác GDTC trong
nhà trường các cấp cũng như chỉ ra mục tiêu quan trọng cần nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo trong các trường học ở các cấp học.
Các tác giả: Đặng Đức Thao, Nguyễn Trương Tuấn, Phan Đức Phú
nghiên cứu “Một số nét về công tác đào tạo giáo viên thể dục ngành giáo dục
từ 1956 đến nay”. Công trình nghiên cứu khá quy mô, tổng kết, đánh giá quá
trình đào tạo giáo viên của ngành TDTT cũng như dự báo nhu cầu đào tạo và
sử dụng giáo viên TDTT từ 1993 - 2000[23].
Nguyễn Kỳ Anh, Vũ Đức Thu “Nghiên cứu xác định cơ chế chính sách
và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện quy hoạch công tác TDTT ngành giáo
dục và đào tạo từ năm 1998 - 2000 và định hướng đến năm 2005”[39]. Các
tác giả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp củng cố và phát triển các tổ
chức sự nghiệp về GDTC, biện pháp nâng cao trình độ quản lý, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, ý chí của đội ngũ cán bộ giáo
viên TDTT trong trường học.
Vũ Đức Thu và cộng sự “Nghiên cứu định hướng và giải pháp đào tạo
bồi dường đội ngũ cán bô, giáo viên TDTT trường học”. Đây là đề tài có quy
mô rất lớn khảo sát thực trạng nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng giáo viên TDTT
tại 21.000 trường phổ thông các cấp, 53 Sở GD- ĐT các tỉnh thành, 532/596
trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong cả nước. Kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra một số nguyên nhân yếu kém của đội ngũ giáo viên
TDTT. Trên cơ sở đó, các tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm xây
dựng định biên, định chuẩn giáo viên, quy hoạch hệ thống các cơ sở đào tạo
giáo viên TDTT, nghiên cứu công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo viên
TDTT trong nhà trường các cấp[39].
7
Nghiên cứu về đội ngũ giáo viên giảng dạy TDTT còn có rất nhiều tác giả

như: Nguyễn Đình Cường (1998), Nguyễn Văn Quảng (1998), Trần Bá Hoành
(2001), Ngô Đăng Duyên (1998), Vũ Đức Văn (2001), Nguyễn Kim Pha (2004)…
Nhìn chung, các tác giả đều đánh giá thực trạng và chỉ ra các nguyên
nhân dẫn đến hạn chế trong chất lượng giảng dạy GDTC của đội ngũ giáo
viên và đưa ra một số giải pháp phù hợp với khách thể nghiên cứu.
* Hướng nghiên cứu nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm
bảo cho quá trình giảng dạy GDTC trong trường học:
Cùng với việc đưa ra các giải pháp trong quá trình thiết kế, xây dựng
nội dung, chương trình phù hợp, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng
dạy TDTT thì nghiên cứu nâng cao chất lượng điều kiện cơ sở vật chất, kỹ
thuật phục vụ công tác giảng dạy GDTC trong trường học cũng được một số
tác giả quan tâm nghiên cứu.
Các tác giả Phùng Thị Hòa, Vũ Đức Thu (1998) “Nghiên cứu thực
trạng và quy hoạch phát triển cơ sở vật chất TDTT trường học đến năm 2000
và định hướng đến 2025”. Đây là công trình nghiên cứu có quy mô lớn được
tiến hành trên phạm vi cả nước, từ các cấp học phổ thông đến đại học. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, diện tích đất dành cho hoạt động học tập TDTT của
học sinh, sinh viên rất thấp, trung bình chỉ có 0,6m/học sinh, trong khi chuẩn
quy định từ 3,5 - 4m/1 học sinh. [54, tr.74-80]
Nhìn chung, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc
giảng dạy và học tập của sinh viên trong các trường đại học và cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp còn rất nhiều hạn chế. Nhất là các trường đại học,
cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp được xây dựng ở các thành phố lớn
như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh Thực trạng cho thấy, tình trạng các
trường đại học Dân lập chưa được cấp đất xây dựng trường học, phải đi thuê
mướn địa điểm học cho sinh viên thì tình trạng không xây dựng sân bãi luyện
tập TDTT cho sinh viên là điều tất yếu, đó là chưa kể đến những lớp học liên
kết giữa các trường
* Hướng nghiên cứu đổi mới tài liệu tham khảo các môn GDTC
Các tác giả Dương Nghiệp Chí (1991); Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn

(2006); Nguyễn Hạc Thúy (1997); Nguyễn Hạc Thúy, Nguyễn Qúy Bình
(2000); Nguyễn Toán (2002); Trần Văn Vinh (2002); Quang Hưng
(2004) tập trung nghiên cứu các giáo trình về đo lường thể thao; Lý luận và
phương pháp TDTT; Huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật Cầu lông hiện đại; Cẩm
nang tư vấn tâm lý thể thao; Phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài cầu lông;
Bài tập chuyên môn trong điền kinh Hầu hết các tác giả đều cố gắng đưa ra các
phương pháp luyện tập các môn TDTT với mục đích giúp người dạy và người
học nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn GDTC.
* Hướng nghiên cứu đánh giá chung thực trạng công tác GDTC trong
trường học và đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng GDTC
8
Các tác giả: Nguyễn Thị Đào (2002), Nguyễn Thị Thu Phương (2006),
Nguyễn Văn Thảo (2006), Đỗ Hải Phong (2007), Vũ Văn Đức (2007), Trần
Minh Hằng (2009) nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng GDTC trong trường học ở các địa bàn nghiên cứu khác nhau như: Phú
Thọ, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nội Các công trình nghiên cứu
kể trên đều nghiên cứu thực trạng từ các cơ sở đào tạo và đánh giá thực trạng
hoạt động giảng dạy GDTC của các trường cũng như chỉ ra một số yếu tố ảnh
hưởng đến thực trạng trên. Phần lớn các tác giả chỉ ra các hạn chế rất dễ nhận
thấy đó là: Tính bất cập của nội dung, chương trình GDTC; Điều kiện cơ sở
vật chất chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo; số lượng và trình độ giáo viên chuyên
trách giảng dạy GDTC; tính bất hợp lý của hoạt động luyện tập thể thao ngoại
khóa Trên cơ sở đó, các tác giả cũng đề xuất các giải pháp phù hợp với
khách thể nghiên cứu.
Đặc biệt phải kể đến công trình nghiên cứu “Thực trạng thể chất người
Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi” do Viện Khoa học TDTT chủ trì. Đây cũng là một
trong những công trình có quy mô lớn tiến hành điều tra thể chất người Việt
Nam từ 6 đến 20 tuổi. Mẫu nghiên cứu được thực hiện ở 16 tỉnh thành với
44,400 người tham dự điều tra. Kết quả nghiên cứu phản ánh thực trạng thể
chất người Việt Nam độ tuổi từ 6 đến 20 trong thời điểm đề tài nghiên cứu.

Đây là những kết luận khoa học rất có ý nghĩa phục vụ cho công tác xây dựng
chương trình, nội dung, phương pháp GDTC trong trường học phù hợp với
sự phát triển thể chất của người Việt.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu kể trên chưa đề cập đến nội dung
quan trọng liên quan đến chất lượng GDTC trong trường học đó là việc nâng
cao nhận thức của người học về ý nghĩa quan trọng của GDTC trong khi
GDTC ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp khối không chuyên chỉ là
môn học “phụ” (theo quan niệm và cách hiểu của phần lớn sinh viên và một
bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý). Trên cơ sở đó, tìm hiểu thực trạng học
tập các môn GDTC của sinh viên cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng học tập TDTT trong trường đại học.
1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm chất lượng
“Chất lượng” là thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều, nhưng có thể thấy
khó có thể đưa ra một định nghĩa phù hợp với tất cả các lĩnh vực bởi mỗi nhà
khoa học nghiên cứu “chất lượng” trên những bình diện khác nhau.
* Quan điểm coi chất lượng là thuộc tính bản chất vốn có của sự vật, hiện
tượng, là cái để phân biệt nó với sự vật hiện tượng khác.
Theo từ điển Tiếng Việt, “chất lượng” được hiểu là “cái làm nên phẩm
chất, giá trị của sự vật” và là “cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này
khác sự vật kia”[40, tr.196]. Như vậy, với quan điểm này, chất lượng chính là
cơ sở, nền tảng để tạo nên bản chất của sự vật và tạo ra sự khác biệt giữa sự
9
vật này với sự vật khác trong thế giới khách quan.
*Quan điểm coi chất lượng như là giá trị, mức độ thể hiện của sản phẩm với
những chỉ tiêu, quy chuẩn đã định, là sự thỏa mãn nhu cầu người sử dụng
Theo Oxford Pocket Dictionary: “Chất lượng là mức hoàn thiện, là đặc
trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các
thông số cơ bản”[33, tr.14].
Theo tiêu chuẩn Pháp NFX 50 - 109: “Chất lượng là tiềm năng của một

sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng”[33, tr.14].
Quan niệm xuất phát từ sản phẩm cho rằng chất lượng sản phẩm được
phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó[35]. Quan niệm này
đã đồng nghĩa chất lượng sản phẩm với số lượng các thuộc tính hữu ích của
sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm có nhiều thuộc tính hữu ích chưa chắc đã
được người tiêu dùng đánh giá cao (ví dụ quạt tích điện của Trung Quốc có 3
chức năng quạt, đèn, rađio )
Quan niệm của các nhà sản xuất thì: “Chất lượng sản phẩm là tổng
hợp những tính chất đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn các
yêu cầu định trước cho nó trong điều kiện kinh tế, xã hội nhất định”[35]. Như
vậy, theo quan niệm này thì chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một
sản phẩm hoặc một dịch vụ nào đó với một tập hợp các yêu cầu, tiêu chuẩn,
quy cách đã được xác định trước.
Theo tính cạnh tranh của sản phẩm: là thuộc tính mang lại lợi thế
cạnh tranh của sản phẩm đó, giúp phân biệt sản phẩm đó với các sản phẩm
cùng loại khác[35]
Như vậy, có thể thấy có nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản
phẩm tuỳ theo góc độ tiếp cận, chính vì vậy để giúp cho hoạt động quản lý
chất lượng trong các doanh nghiệp được thống nhất, dễ dàng, tổ chức quốc tế
về tiêu chuẩn hoá (ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã đưa ra khái niệm
chất lượng:
“ Chất lượng là mức độ thoả mãn của một tập hợp các thuộc tính (đặc tính)
đối với các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”. Theo cỏch hiểu
này, một sản phẩm (dịch vụ) có chất lượng khi sản phẩm (dịch vụ) đó có các
thuộc tính thoả mãn được các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên
quan.
* Quan điểm coi chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu
Theo International Network for Quanlity Assurance Agencies: “Chất
lượng là sự phù hợp với mục đích” (Quality as Fitness for Purpose)[33, tr.15].
Quan điểm này đã chỉ rõ, bất cứ một sản phẩm, dịch vụ nào được coi là có

chất lượng khi sản phẩm, dịch vụ đó làm thỏa mãn mục tiêu, mục đích của
nhà sản xuất. Trong giáo dục, “sản phẩm” của giáo dục muốn đạt chất lượng
buộc “nhà sản xuất” cần xác định rõ mục đích của giáo dục và xây dựng các
tiêu chí cụ thể để “kiểm định” “chất lượng” của ‘sản phẩm” sau đào tạo.
10
Tác giả Nguyễn Văn Đản lại khẳng định rằng: “Mức độ kết quả học tập
đạt được so với mục tiêu cá nhân (do Bộ GD- ĐT ban hành) được gọi là chất
lượng giáo dục ở cấp độ nhân cách. Nguồn nhân lực được đào tạo bao gồm
các cá nhân được đào tạo. Mức độ kết quả đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng
các yêu cầu xã hội đặt ra cho giáo dục là chất lượng giáo dục ở cấp độ xã
hội”. Quan điểm này chia chất lượng giáo dục thành các cấp độ khác nhau.
Tuy nhiên xem xét chất lượng giáo dục dù ở cấp độ nào chăng nữa cũng rất
cần xác định các chuẩn để biết “chất” thực của “sản phẩm” đào tạo [44].
Như vậy, có thể thấy các quan niệm về chất lượng như đã trình bày ở
trên tuy có khác nhau nhưng đều có chúng một ý tưởng: Chất lượng chính là
sự thỏa mãn một yêu cầu nào đó. Thực vậy, chúng tôi cho rằng: Nếu trong
sản xuất và kinh doanh “chất lượng” của một sản phẩm được đánh giá qua
mức độ đạt các tiêu chuẩn, chất lượng đã đề ra của sản phẩm đó thì “chất
lượng” trong GD- ĐT được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo
đã đề ra đối với một chương trình đào tạo nhất định trong một giai đoạn phát
triển của lịch sử xã hội.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đồng ý với quan điểm
cho rằng “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” và theo đó “chất lượng
giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục”. Chúng tôi lấy quan điểm này
làm cơ cở trong quá trình nghiên cứu.
1.2.2. Khái niệm giáo dục
“Giáo dục” tiếng Anh - “Education” - vốn có gốc từ tiếng La tinh
“Educare” có nghĩa là “làm bộc lộ ra”. Có thể hiểu "giáo dục là quá trình,
cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục".
Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi

hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người
học

theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người
học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu
cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại. Giáo dục
bao gồm việc dạy

và học

, và đôi khi nó cũng mang ý nghĩa như là quá trình
truyền thụ, phổ biến tri thức

, truyền thụ sự suy luận đúng đắn, truyền thụ sự
hiểu biết. Giáo dục là nền tảng cho việc truyền thụ, phổ biến văn hóa

từ thế
hệ này đến thế hệ khác. Giáo dục là phương tiện để đánh thức và nhận ra
khả năng, năng lực tiềm ẩn của chính mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của
mỗi người. Nó ứng dụng phương pháp giáo dục

, một phương pháp nghiên
cứu mối quan hệ giữa dạy và học để đưa đến những rèn luyện về tinh thần,
làm chủ được các mặt như: Ngôn ngữ

, tâm lý

, tình cảm

, tâm thần


, cách ứng
xử

trong xã hội.
Dạy học là một hình thức giáo dục đặc biệt quan trọng và cần thiết cho
sự phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách học sinh. Quá trình dạy học nói
riêng và quá trình giáo dục nói chung luôn gồm các thành tố có liên hệ mang
11
tính hệ thống với nhau: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp
giáo dục, phương tiện giáo dục, hình thức tổ chức và chỉ tiêu đánh giá. Sự
giáo dục của mỗi con người bắt đầu từ khi sinh ra và tiếp tục trong suốt cuộc
đời. Trong thực tế, quá trình đấu tranh giành giật sự sống, giành giật sự thắng
lợi trong cuộc sống cung cấp kiến thức nhiều hơn cả sự truyền thụ kiến thức ở
các trường học. Các cá nhân trong gia đình có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
giáo dục, thường có ảnh hưởng nhiều hơn, mặc dù việc dạy dỗ trong gia đình
có thể không mang tính chính thức, chỉ có chức năng giáo dục rất thông
thường. Giáo dục còn là quá trình khơi gợi các tiềm năng sẵn có trong mỗi
con người, góp phần nâng cao các năng lực và phẩm chất cá nhân của cả thầy
và trò theo hướng hoàn thiện hơn, đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển
trong xã hội loài người đương đại.
Từ nhận định trên cho thấy, khái niệm giáo dục thể hiện ở:
Bản chất của giáo dục là quá trình người thầy khơi gợi (giúp người học
phát hiện, đánh thức các tiềm năng sẵn có trong mỗi con người và là quá trình
làm thay đổi (hoặc biến đổi) các phẩm chất ấy.
Giác dục, ngay tự thân nó đã có tác động đến cả 2 đối tượng: thầy và
trò. Chính trong quá trình lao động nghiêm túc, người thầy cũng "học hỏi"
được rất nhiều điều từ học trò của mình. Do đó mới có thành ngữ "Dạy - tức
là học hai lần"! Tác dụng và vai trò của “giáo dục” đối với con người (cả thầy
và trò), khi tiếp cận đến những quá trình lao động dạy và học ấy.

Từ những phân tích trên, chúng tôi xin đề xuất khái niệm “giáo dục” như sau:
Giáo dục là quá trình tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích nhằm
khơi gợi và biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và
người học theo hướng tích cực, đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển.
1.2.3. Khái niệm giáo dục thể chất
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới: GDTC là việc hướng dẫn
thực hành các động tác nhằm phát triển và duy trì sức khỏe thể chất và sức
khỏe toàn diện. Điều này có được nhờ việc rèn luyện các động tác thể dục.
Tập luyện thường xuyên là yếu tố rất quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh tật,
ngăn ngừa các "bệnh người giàu" như ung thư, bệnh tim, bệnh mạch vành,
tiểu đường…
Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã
hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật.
Có một sức khỏe tốt nhất là một trong những quyền cơ bản con người dù
thuộc bất kỳ chủng tộc, tôn giáo, chính kiến chính trị hay điều kiện kinh tế -
xã hội nào. Sức khỏe bao gồm sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Để có
sức khỏe thể chất cần tập luyện và chế độ dinh dưỡng tốt.
Một số quan điểm cho rằng GDTC chính là giáo dục sức khỏe (Health
Education): Giáo dục sức khỏe cũng giống như GDTC đó là quá trình tác
động nhằm thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành của con người. Phát triển
12
những thực hành lành mạnh mang lại tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được
cho con người.
Như vậy, theo cách hiểu này GDTC là cung cấp các kiến thức mới làm
cho đối tượng được giáo dục hiểu biết rõ hơn các vấn đề sức khỏe bệnh tật, từ
đó họ có thể nhận ra các vấn đề sức khỏe bệnh tật liên quan đến bản thân, gia
đình, cộng đồng nơi họ đang sinh sống, nhằm hay đổi tích cực giải quyết các
vấn đề bệnh tật sức khỏe. Có thể nhận thấy rằng định nghĩa này nhấn mạnh
đến 3 lĩnh vực của giáo dục sức khỏe là:
Kiến thức của con người về sức khỏe

Thái độ của con người về sức khỏe
Thực hành của con người về sức khỏe
Cũng từ định nghĩa trên cho thấy GDTC là một quá trình nên cần tiến hành
thường xuyên, liên tục, lâu dài bằng nhiều biện pháp khác nhau. Vì vậy, để
thực hiện công tác GDTC chúng ta phải có sự đầu tư thích đáng, hết sức kiên
trì thì mới đem lại hiệu quả cao.
GDTC là “thuật ngữ” được đặt ra trong thế kỷ XIX và khái niệm chung
của GDTC thành lập chính ở Mỹ từ cuối thế kỷ này khi nó được định nghĩa
là “thông qua GDTC”. Nhưng khi kết quả của việc mở rộng của thuật ngữ
GDTC, cùng với thời gian, định nghĩa trên bị chỉ trích là quá trừu tượng.
GDTC không chỉ nhằm mục đích phát triển cơ thể, nhưng cũng có liên quan
với giáo dục con người toàn bộ thông qua các hoạt động thể chất.
Barrow lại khẳng định: GDTC được định nghĩa như là một nền giáo
dục của con người và thông qua các phong trào mà nhiều người trong mục
tiêu giáo dục được thực hiện bằng phương tiện cơ bắp liên quan đến các hoạt
động thể dục thể thao, (trò chơi, khiêu vũ và tập thể dục)[60].
Theo giáo dục thể chất điển: Webster's là một phần của GDTC, trong
sự phát triển và chăm sóc của các cơ quan từ bài tập đơn giản đến một khóa
học cung cấp đào tạo về vệ sinh, thể dục dụng cụ, hiệu suất và quản lý các
hoạt động vận động [60].
Jackson R. Sharman chỉ ra rằng: GDTC là một phần của giáo dục trong
đó diễn ra thông qua các hoạt động, mà liên quan đến cơ chế hoạt động cơ bắp
của cơ thể con người mà kết quả của một cá nhân xây dựng mô hình ứng
xử[60].
Charles A. Bucher định nghĩa: GDTC - một phần của quá trình giáo
dục tổng thể, là một lĩnh vực mà đã là nỗ lực nhằm mục đích của nó phát triển
về thể chất, tinh thần, tình cảm và xã hội phù hợp với người dân thông qua
các phương tiện của các hoạt động thể chất đã được chọn với một mục đich
nhằm đạt được các kết quả [60].
Trung ương Hội đồng Tư vấn Giáo dục thể chất và tâm trí định nghĩa:

GDTC như là một nền giáo dục thông qua các hoạt động thể chất cho sự phát
triển con người và hoàn thiện cơ thể, tâm trí và tinh thần [60].
13
Từ những phân tích trên, chúng tôi xác định khái niệm GDTC như sau:
Giáo dục thể chất là quá trình tổ chức có ý thức nhằm biến đổi nhận
thức, năng lực thể chất, tình cảm, thái độ, nhân cách của người học theo
hướng tích cực, đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển.
1.2.4. Chất lượng giáo dục thể chất
Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học trên thế giới thể
hiện qua hệ thống quốc tế của các cơ quan bảo đảm chất lượng giáo dục đại
học (INQAAHE) được thành lập năm 1991 đồng ý rằng một trường đại học
chỉ có chất lượng khi mọi hoạt động trong trường đều đạt tiêu chuẩn, nghĩa là
từ mọi cấp quản lý trong trường, mọi hệ đào tạo (chính quy, tại chức, chuyên
tu ), mọi chương trình đào tạo (ngoại ngữ, các lớp ngắn hạn, cao đẳng, đại
học, trên đại học), mọi loại thu chi, mọi chương trình nghiên cứu và phát triển
(cấp trường, cấp bộ, cấp quốc gia, cấp quốc tế), đến các dịch vụ sinh viên,
dịch vụ cộng đồng, các hợp đồng tư vấn…đều đạt tiêu chuẩn về chất lượng.
Nếu hiểu về chất lượng như thế thì Việt Nam chưa có trường đại học nào có
thể nói là đã đạt được chất lượng.
Chất lượng GDTC không nằm ngoài quy luật trên, luôn là một trong
những vấn đề quan trọng được xã hội quan tâm bởi lẽ nó phản ánh giá trị thực
của một nền giáo dục toàn diện. Khi nước ta bước vào đổi mới, Đảng đã đề ra
mục tiêu xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, cùng với thế giới, chúng ta đang từng bước xây dựng một nền kinh
tế tri thức tuân theo sự điều tiết bởi cơ chế thị trường. Đào tạo đại học trở
thành một ngành sản xuất đặc biệt - “sản xuất nguồn nhân lực” và cũng phải
tuân theo quy luật cạnh tranh của kinh tế thị trường. Do đó giáo dục đại học
không chỉ cần có chất lượng cao, cung cấp kiến thức nghiệp vụ mà còn phải
có hiệu quả và hiệu suất cao trên mọi mặt, GDTC không nằm ngoài quy luật
cạnh tranh đó. Giáo dục đại học là một loại hình sản xuất đặc biệt vì sản xuất

ra tri thức mới và nguồn nhân lực hàm chứa tri thức cao. “Sản phẩm” của giáo
dục là “sản phẩm” đặc biệt vì phẩm chất của sản phẩm không cố định sau đào
tạo mà tiếp tục phát triển tùy theo môi trường, sức khỏe và động cơ phát triển
của “sản phẩm”. Điều này cho thấy, nếu có môi trường thuận lợi cộng với
động lực phát triển cũng chưa đủ để “sản phẩm” của giáo dục phát triển một
cách toàn diện mà “sản phẩm” ấy rất cần có thể lực, sức khỏe tốt đủ để tạo đà
cho việc thay đổi “chất” của “sản phẩm” sau đào tạo[57]. Vì thế, “sản phẩm”
chính của giáo dục đại học là sinh viên tốt nghiệp với trình độ chuyên môn
cao. Đây cũng là những tiêu chuẩn khó định lượng chính xác vì các chuyên
gia vẫn chưa thống nhất được cách đánh giá. Tuy nhiên, người ta ghi nhận
rằng danh tiếng (phản ánh gián tiếp chất lượng giáo dục) của một trường đại
học thường gắn liền sự sự thành đạt của sinh tốt nghiệp từ trường đó. Các đại
học như Harvard, Yale, Princeton, v.v… sở dĩ có tiếng trên thế giới là vì
những sinh viên tốt nghiệp từ các trường này thường giữ những chức vụ quan
14
trọng trong guồng máy kinh tế hay Nhà nước. Do đó, các tiêu chuẩn trong
phần “đầu ra” cụ thể là tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp, có việc làm, sự hài lòng của
doanh nghiệp hay cơ quan tuyển dụng, sinh viên quay lại theo học tiếp cấp
thạc sĩ hay tiến sĩ, v.v…
Chất lượng GDTC được thể hiện qua năng lực của sinh viên được đào
tạo sau khi hoàn thành chương trình khóa học. Căn cứ vào quá trình nghiên
cứu đề tài này, chúng tôi xin đề xuất khái niệm chất lượng GDTC như sau:
Chất lượng giáo dục thể chất là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục thể
chất đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển.
Trong khái niệm này, bao hàm các đặc trưng cơ bản sau:
+ Khối lượng kiến thức về GDTC phù hợp mục tiêu đào tạo
+ Chương trình phù hợp với trình độ nhận thức và thể lực của sinh viên
+ Năng lực nhận thức, năng lực tự rèn luyện của sinh viên được tăng lên
+ Phẩm chất nhân văn được đào tạo
1.3. Một số vấn đề lý luận về đánh giá chất lượng giáo dục thể chất trong

trường học
1.3.1. Quan điểm về đánh giá chất lượng giáo dục thể chất
Theo Đặng Bá Lẫm và cộng sự: "Đánh giá chất lượng giáo dục là một
công việc được tiến hành có hệ thống để xác định mức độ đạt được của người
học đối với các mục tiêu dạy học hay đào tạo đã đặt ra. Nó có thể bao gồm sự
mô tả liệt kê định lượng hay định tính các kết quả đó kèm theo nhận xét khi
đem đối chiếu, so sánh chúng với mong muốn đã đặt ra"[16].
Các tác giả Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc (1995) cũng chỉ ra
rằng: “Đánh giá chất lượng và hiệu quả dạy học là quá trình thu thập và xử lý
thông tin nhằm mục đích tạo cơ sở cho những quyết định về mục tiêu, chương
trình, phương pháp dạy học, về những hoạt động khác có liên quan của trường
và của ngành giáo dục”. Quan điểm này nghiêng về ý nghĩa của quá trình
đánh giá chất lượng và hiệu quả dạy học nhằm hướng đến mục tiêu hoàn thiện
chương trình, phương pháp của trường và của ngành. Trong quá trình nghiên
cứu, các tác giả cũng phân biệt hai khái niệm “đánh giá chất lượng và hiệu
quả dạy học” và “đánh giá kết quả học tập”. Theo đó, “đánh giá kết quả học
tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện
mục tiêu học tập của học sinh, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó
nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường,
cho bản thân học sinh để học tập ngày một tiến bộ hơn” [28, tr.14].
GDTC đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục sinh viên phát
triển toàn diện. Giống như các môn học khác, đánh giá GDTC là dựa trên
những tiêu chuẩn khắt khe, xác định kết quả của sự tham gia tích cực trong
hoạt động học của sinh viên. GDTC là chương trình duy nhất cung cấp cho
sinh viên có cơ hội để tìm hiểu kỹ năng vận động, phát triển thể lực và đạt
được sự hiểu biết về tầm quan trọng của hoạt động thể chất. Sinh viên sẽ được
15
cung cấp một chương trình giảng dạy với kiến thức các môn học phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lý và sức khỏe lứa tuổi. Bên cạnh đó, các em sẽ tự tin hơn,
có kỹ năng và động lực cần thiết để có lối sống lành mạnh. GDTC cũng có thể

ảnh hưởng đến kết quả học tập kiến thức chuyên ngành của mỗi sinh viên.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Tập thể dục thường xuyên sẽ sản sinh ra một
số chất dịch trong các mao mạch của não làm cho sự trao đổi chất dinh dưỡng
và các sản phẩm chất thải diễn ra tốt hơn. Điều này sẽ tối ưu hóa oxy và vận
chuyển đến não có thể giúp cải thiện hiệu suất làm việc của não Mục tiêu
cuối cùng của GDTC sẽ giúp cá nhân có sức khỏe, tăng cường hoạt động thể
chất cho cuộc sống của họ.
Ở một số nước phát triển, việc đánh giá chất lượng GDTC phải căn cứ
vào tiêu chuẩn quốc gia về GDTC. Tại Maryland, GDTC với nội dung tiêu
chuẩn đã được thiết kế để phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia NASPE cho ngành
GDTC, ở đó, yêu cầu học sinh sử dụng những kỹ năng và kiến thức trong hoạt
động, học tập kinh nghiệm tập trung vào giải quyết vấn đề, quyết định, và
điều tra các vấn đề về sức khỏe, năng lực thể chất. Các chuyên gia tiểu bang
Maryland đã xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về GDTC bao gồm:
Tiêu chuẩn 1: có năng lực kỹ năng vận động và các kỹ thuật cơ bản để
thực hiện các hoạt động thể chất.
Tiêu chuẩn 2: có sự hiểu biết về các khái niệm vận động, nguyên tắc,
chiến lược, và chiến thuật khi họ áp dụng cho việc luyện tập các hoạt động thể
chất.
Tiêu chuẩn 3: tham gia thường xuyên trong hoạt động thể chất.
Tiêu chuẩn 4: có một sức khỏe nhất định, duy trì và tăng cường sức khỏe.
Tiêu chuẩn 5: Exhibits chịu trách nhiệm với cá nhân và xã hội, hành vi
của mình và tôn trọng những người khác trong các hoạt động thể chất.
Tiêu chuẩn 6: Giá trị hoạt động thể chất cho y tế, hưởng thụ, thách
thức, tự biểu hiện và tương tác xã hội.
Ở Trung Quốc, biện pháp đánh giá thành tích môn học theo phương
pháp cho điểm tổng hợp, trên cơ sở cho điểm bốn mặt sau:
- Tính chuyên cần và tính tích cực ở trên lớp với nội dung là xem xét sự
chuyên cần lên lớp, thái độ học tập, tính kỷ luật và tác phong lên lớp.
- Hiểu biết về TDTT

- Tố chất thể lực và năng lực vận động
- Kiểm tra bằng kỹ năng vận động và nhào lộn[57]
Căn cứ vào những cơ sở lý luận đánh giá chất lượng giáo dục và mục
đích, yêu cầu của chương trình GDTC theo quyết định 203/QĐ TDTT ngày
23/1/1989 của Bộ giáo dục và Đào tạo, việc đánh giá chất lượng GDTC của
sinh viên được tiến hành theo các nội dung sau:
- Kiến thức lý luận về GDTC được quy định theo chương trình
- Kỹ năng thực hiện kỹ thuật các môn thể thao
16
- Thực hiện các chỉ tiêu thể dục theo nội dung, tiêu chuẩn rèn luyện
thân thể.
- Tính chuyên cần và hứng thú tập luyện, thi đấu thể thao [14].
Tóm lại, trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi cho rằng:
Đánh giá chất lượng GDTC là một quá trình được tiến hành trên các
mặt của hoạt động dạy - học và điều kiện học tập. Trên cơ sở kết quả học tập
của sinh viên, tìm ra những nguyên nhân của thực trạng đó và đề xuất các giải
pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng GDTC tại HVNH trong thời gian
tới.
1.3.2. Mục đích của đánh giá chất lượng giáo dục thể chất
Đánh giá chất lượng GDTC luôn gắn liền với mục tiêu GDTC là hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của sinh viên, góp phần
đào tạo người lao động chất lượng cao, phát triển toàn diện, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức, có sức khỏe học vấn
và nghề nghiệp, có ý thức cộng đồng, năng động, sáng tạo, có ý thức giữ gìn,
phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu đặt ra của thời kỳ hội
nhập kinh tế Quốc tế.
Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các cơ sở
giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (Ban hành
kèm theo Quyết định số 60 /2007/QĐ-BGDĐT ngày16 tháng 10 năm 2007
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã chỉ rõ mục đích việc đánh giá kết

quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các trường nhằm: “Góp phần thực hiện
mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo
đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Đưa ra được những định hướng, nội dung rèn
luyện cụ thể, phù hợp với từng trường, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên
có môi trường rèn luyện”.
Rõ ràng là, đánh giá chất lượng đào tạo sinh viên trong giai đoạn hiện
nay không phải chỉ căn cứ vào chất lượng đào tạo kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ mà cần phải đánh giá sinh viên một cách toàn diện cả về sức khỏe,
thẩm mỹ, phẩm chất đạo đức, lối sống…Đánh giá chất lượng GDTC là một
quá trình khoa học diễn ra dưới nhiều hình thức và bằng nhiều cách thức khác
nhau và đi kèm với nó là các quy trình đánh giá khác nhau. Tùy theo mục
đích đánh giá để xây dựng quy trình đánh giá cụ thể và phù hợp với mục tiêu
nghiên cứu. Tuy nhiên, dù thiết kế hay dựa trên tiêu chuẩn đánh giá nào chăng
nữa thì việc đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên là việc làm
thường xuyên và quá trình đánh giá phải đảm bảo chính xác, công bằng, công
khai và dân chủ.
Có thể nhận thấy, đánh giá chất lượng GDTC tại HVNH nhằm:
- Phát triển các tố chất thể lực và kỹ năng vận động của sinh viên
- Nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của môn học
17

×